Tải bản đầy đủ (.doc) (43 trang)

Sản xuất và tiêu thụ sắn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (280.65 KB, 43 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN
KHOA KINH TẾ

TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ SẮN
CỦA NÔNG HỘ TẠI HUYỆN KRÔNG BÔNG
TỈNH ĐẮK LẮK

Hướng dẫn khoa học: PGS.TS LÊ ĐỨC NIÊM
Nhóm học viên thực hiện: NGUYỄN THANH HÙNG
VŨ THỊ HIỀN

Đắk Lắk, 07/2018


PHẦN MỘT: ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. Lý do chọn đề tài
Cây sắn là cây lương thực quan trọng thứ ba sau lúa và ngô, đang có xu
hướng tăng ở vùng Đông Nam Bộ, Tây Nguyên, vùng núi và trung du Bắc Bộ do
đặc tính đa năng của nó. Theo Bộ NN&PTNT, diện tích trồng sắn toàn quốc đạt trên
551,30 ngàn, ước tính sản lượng sắn cả nước năm 2015 đạt 10,7 triệu tấn củ tươi,
tăng 4,64% so với năm 2014. Trong số sản lượng sắn này, có trên 4 triệu tấn dùng
để cung cấp cho các nhà máy sản xuất tinh bột; số còn lại được chế biến thành sắn
lát khô (đạt khoảng 2,5 - 3,0 triệu tấn sắn khô/năm) phục vụ xuất khẩu, chế biến
thức ăn gia súc, nguyên liệu thực phẩm, nguyên liệu cho sản xuất cồn...
Vùng Tây Nguyên là vùng có diện tích sắn lớn nhất nước trong đó có tỉnh
Đăk Lăk. Krông Bông là một huyện của tỉnh Đắk Lắk có đặc điểm tự nhiên khí hậu
đất đai và điều kiện kinh tế xã hội thuận lợi cho sự phát triển của cây sắn. Thực tế
cho thấy, sắn là cây dễ trồng, ít kén đất, vốn đầu tư ít, phù hợp với nhiều vùng sinh
thái khác nhau và điều kiện kinh tế nông hộ, mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho
người dân vùng khó khăn. Tuy nhiên, sắn hiện vẫn được trồng theo quảng canh,
năng suất sắn có xu hướng giảm dần theo từng năm, năm 2014 năng suất sắn bình


của huyện Krông Bông là 21,5 tấn/ha và đến năm 2015 chỉ còn 20,8 tấn/ha. Vậy là
sau mỗi năm canh tác, năng suất sắn giảm 0,7 tấn/ha, nên cây sắn nếu không có cải
tiến sẽ khó tồn tại.
Việc nông dân mở rộng diện tích trồng sắn một cách tự phát đã làm sản
lượng sắn tăng đột biến, sản phẩm nhiều lúc tiêu thụ không hết dẫn tới sắn bị ứ
đọng, bị ép giá. Trong công nghiệp chế biến, vẫn còn xuất thô lớn và phụ thuộc quá
lớn vào một thị trường và có nhiều rủi do; tiêu thụ ngay tại trong nước vẫn còn
nhiều khó khăn, hạn chế. Hơn nữa sản xuất của nông dân còn mang tính phong trào,
chạy theo thị trường, vì vậy các hợp đồng liên kết thiếu tính ổn định gây thiệt hại
cho người sản xuất và các nhà máy chế biến. Do đó để tìm hiểu rõ về những mặt
thuận lợi cũng như khó khăn trong việc sản xuất và tiêu thụ sắn của các nông hộ tại
huyện Krông Bông, tỉnh Đắk Lắk chúng tôi quyết định chọn đề tài: Sản xuất và
tiêu thụ sắn của nông hộ tại huyện Krông Bông, tỉnh Đắk Lắk.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
- Thực trạng sản xuất sắn của nông hộ ở huyện Krông Bông, tỉnh Đắk Lắk.
1


- Tình hình tiêu thụ sắn của nông hộ ở huyện Krông Bông, tỉnh Đắk Lắk.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển sản xuất và tiêu thụ sắn ở huyện
Krông Bông, tỉnh Đắk Lắk.
PHẦN HAI: TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
2.1. Cơ sở lý luận
2.1.1. Lý thuyết về sản xuất sắn
2.1.1.1. Khái niệm về sản xuất nông nghiệp
Sản xuất là một quá trình sử dụng lao động và máy móc thiết bị để chuyển
những chi phí là vật chất và dịch vụ thành sản phẩm là vật chất và dịch vụ khác. Tất
cả những hàng hóa và dịch vụ được sản xuất ra phải có khả năng bán trên thị trường
có thu tiền hoặc không thu tiền.
2.1.1.2. Đặc điểm của sản xuất nông nghiệp

- Sản xuất nông nghiệp được tiến hành trên địa bàn rộng lớn, phức tạp: Ở đâu
có đất và lao động thì ở đó có thể tiến hành sản xuất. Điều kiện thời tiết khí hậu và
lượng mưa, nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng… Trên từng địa bàn gắn rất chặt chẽ với điều
kiện hình thành và sử dụng đất. (Vũ Đình Thắng, 2005)
- Trong sản xuất nông nghiệp, ruộng đất là tư liệu sản xuất chủ yếu: Đất đai
là điều kiện cần thiết cho tất cả các ngành sản xuất có nội dung kinh tế khác nhau,
nó là tư liệu sản xuất chủ yếu không thể thay thế được.
- Đối tượng của sản xuất nông nghiệp là cơ thể sống: Các loại cây trồng phát
triển theo quy luật sinh học nhất định (sinh trưởng, phát triển và diệt vong). Chúng
rất nhạy cảm với các yếu tố ngoại cảnh, mọi sự thay đổi về điều kiện thời tiết, khí
hậu đều tác động trực tiếp đến phát triển và diệt vong.
- Sản xuất nông nghiệp mang tính thời vụ cao: Đó là nét đặc thù điển hình
nhất của sản xuất nông nghiệp, bởi vì quá trình sản xuất nông nghiệp là quá trình
sản xuất kinh tế xoắn xuýt với quá trình tái sản xuất tự nhiên, thời gian hoạt động và
thời gian sản xuất xen kẽ vào nhau, xong lại không hoàn toàn trùn hợp nhau, sinh ra
tính thời vụ trong nông nghiệp. Tính thời vụ trong nông nghiệp là vĩnh cửu không
thể xóa bỏ được, trong sản xuất nông nghiệp chỉ có thể tìm cách hạn chế nó.
2.1.1.3. Đặc điểm sản xuất sắn

2


Sắn là một loại cây công nghiệp ngắn ngày, thời gian sinh trưởng 6 đến 12 tháng,
có nơi tới 18 tháng, tùy thuộc giống, vụ trồng, địa bàn trồng và mục đích sử dụng, sắn là
một thực thể sinh vật học nên chịu nhiều ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên.
+ Sản xuất sắn mang tính thời vụ.
+ Đất đai là tư liệu sản xuất chủ yếu không thể thiếu, người sản xuất cần có
một kế hoạch sử dụng ruộng đất hợp lý và có hiệu quả, không ngừng nâng cao chất
lượng của đất đai, nhằm tăng năng suất, và chất lượng cây trồng.
+ Có chu kỳ sản xuất ngắn và được tiến hành ngoài trời. Do đó phụ thuộc

vào điều kiện tư nhiên là chủ yếu.
+ Sản xuất sắn tác động và ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên, đặc biệt là điều
kiện về đất đai, khí hậu, nguồn nước,... Do vậy trong quá trình sản xuất doanh
nghiệp cần tính đến sự rủi ro có thể xảy ra và phải có kế hoạch dự phòng.
- Nhiệt độ: Cây sắn là loại cây trồng có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới. Có khả
năng thích ứng với biên độ rộng của nhiệt độ từ 10-35oC.
- Độ ẩm: Sắn là cây trồng thích nghi với điều kiện bán khô hạn, sắn cần độ
ẩm của đất đầy đủ chủ yếu trong quá trình trồng, sau khi đã nảy mầm có thể chịu
được nhiều tháng khô hạn.
- Ánh sáng: Cây sắn cũng như các cây trồng nhiệt đới khác, trong quá trình
sinh trưởng và phát triển yêu cầu ánh sáng mạnh, trồng trong điều kiện được chiếu
sáng đầy đủ sắn sẽ cho năng suất cao.
- Nước: Sắn là cây có khả năng chịu hạn, nhưng trong quá trình sinh trưởng
và phát triển sắn cũng có yêu cầu một lượng nước nhất định, nhất là ở giai đoạn đầu
(thời kỳ mọc mầm và cây con). Nếu thiếu nước cây sinh trưởng phát triển kém.
- Đất đai: Cây sắn có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau, tuy nhiên để
sắn đạt được năng suất cao cần chọn loại đất có tiêu chuẩn là: Tầng canh tác dày,
không bị ngập úng, tơi xốp, giàu chất dinh dưỡng, độ pH: 6-7, có độ dốc <15o.
- Kỹ thuật chăm sóc: Là yếu tố rất quan trọng trong sản xuất sắn, đòi hỏi người
trồng có sự hiểu biết về quy trình và kỹ thuật chăm sóc thì mới có thể trồng và cho hiệu
quả cao. Việc chăm sóc sắn có rất nhiều công đoạn như: Làm đất tơi xốp, đảm bảo
giống không bị trầy - xước trong quá trình vận chuyển, xử lý cỏ dại, bón phân, tưới
nước… Nếu làm tốt các công đoạn này cây sắn sẽ cho năng suất khá cao.
2.1.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất sắn
3


a) Yếu tố bên trong
- Đất đai: Đất rừng mới được khai thác, đất luân - xen canh với các loại cây
công nghiệp, cây thực phẩm (cây họ đậu, lúa) và đất hoang hóa. Do nhu cầu để hình

thành và phát triển rễ củ, cây sắn cần đất tơi xốp thông thoáng và không bị ngập úng.
- Lao động: Công tác trồng và chăm sóc sắn đòi hỏi cần phải có nhiều lao
động làm ở các giai đoạn khác nhau như: Làm đất, trồng cây, làm cỏ tưới nước … .
Ngoài ra, cần phải có kiến thứcđể phòng trừ dịch bệnh làm sao cho cây phát triển tốt
nhất và mang lại hiệu quả cao nhất trong suốt quá trình sản xuất sắn.
- Vốn đầu tư: Để nâng cao hiệu quả sản xuất sắn thì phải có vốn đầu tư, cây
sắn là loại cây công nghiệp có thời kỳ kiến thiết ngắn nhưng chi phí đầu tư ban đầu
cũng cao nên để sản xuất được cần phải có số vốn nhất định. Khi sắn vào thời kỳ
kinh doanh cũng cần có sự đầu tư nhiều như: Nước tưới, phân bón, thuốc bảo vệ
thực vật thì cây mới cho năng suất cao và ổn định.
- Việc áp dụng tiến bộ kỹ thuật và công nghệ: Là nhân tố tác động mạnh đến
năng suất sắn. Hiện nay, ở Việt Nam, một số giống sắn mới đã được dày công
nghiên cứu và đưa vào trồng trọt có năng suất và chất lượng tốt, hàm lượng tinh bột
cao như: KM419, KM444, KM140 phù hợp với điều kiện sinh thái Đắk Lắk.
b) Yếu tố bên ngoài
- Khí hậu: Khí hậu là một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến
năng suất và sản lượng sắn. Các yếu tố như nhiệt độ, ẩm độ, lượng mưa… Nếu
không phù hợp cho năng suất thấp.
- Dịch bệnh: Sâu bệnh ảnh hưởng rất lớn đến kết quả trồng sắn. Trong những
năm gần đây, do thói quen sử dụng giống sắn liên tục trong nhiều năm, cũng với sự
biến đổi phức tạp của khí hậu, trên cây sắn đã xuất hiện nhiều loại sâu bệnh hại
nguy hiểm như: Bệnh chổi rồng trên cây sắn, bệnh rệp sáp bột hồng hại sắn, bệnh
sùng trắng, mối và sâu cuốn lá…. Vì vậy, cần phải phòng ngừa thật tốt để tránh làm
ảnh hưởng đến tình hình sản xuất sắn của nông hộ.
- Thị trường: Giá cả trong nền kinh tế thị trường biến động thất thường khó
có thể dự báo một cách chính xác, do đó mà ứng xử của người sản xuất để thay đổi
theo kịp với biến động của thị trường là rất khó. Cây sắn là một thực thể sinh học
cần phải có thời gian sinh trưởng và phát triển, để chờ được đến khi thu hoạch được
thì giá cả đã biến động vì vậy mà ảnh hưởng đến người sản xuất.
4



- Hệ thống chính sách của Nhà nước: Đây là nhân tố quan trọng ảnh hưởng
đến quá trình sản xuất sắn. Đó là hệ thống các chính sách đầu vào (chính sách tín
dụng, chính sách thuế…) và chính sách đầu ra trong sản xuất nông nghiệp (chính
sách giá trần giá sàn, trợ giá sản phẩm,…) nhằm giúp đỡ và thúc đẩy nông dân sản
xuất.
2.1.1.5. Vai trò của cây sắn
Sắn là cây trồng có nhiều công dụng trong chế biến công nghiệp, thức ăn gia
súc và lương thực thực phẩm. Củ sắn được dùng để chế biến tinh bột, sắn lát khô,
bột sắn nghiền hoặc dùng để ăn tươi. Từ sắn củ tươi hoặc từ các sản phẩm sắn sơ
chế tạo thành hàng loạt các sản phẩm công nghiệp như bột ngọt, rượu cồn, mì ăn
liền, gluco, xiro, bánh kẹo, mạch nha, kỹ nghệ chất dính (hồ vải, dán gỗ), bún,
miến, mì ống, mì sợi, bột khoai, bánh tráng, hạt trân châu (tapioca), phụ gia thực
phẩm, phụ gia dược phẩm. Thân sắn dùng để làm giống, nguyên liệu cho công
nghiệp xenlulô, làm nấm, làm củi đun. Lá sắn non dùng làm rau xanh giàu đạm. Lá
sắn dùng trực tiếp để nuôi tằm, nuôi cá. Bột lá sắn hoặc lá sắn ủ chua dùng để nuôi
lợn, gà, trâu bò, dê,… Hiện tại, sản phẩm sắn ngày càng thông dụng trong buôn bán,
trao đổi thương mại quốc tế.
Thành phần dinh dưỡng. Củ sắn tươi có tỷ lệ chất khô 38-40%, tinh bột 1632%, giàu vitamin C, calcium, vitamin B và các chất khoáng, nghèo chất béo, muối
khoáng, vitamin và nghèo đạm. Trong củ sắn, hàm lượng các acid amin không đươc
cân đối, thừa arginin nhưng lại thiếu các acid amin chứa lưu huỳnh. Lá sắn có hàm
lượng đạm khá cao, nhiều chất bột, chất khoáng và vitamin. Chất đạm của lá sắn có
khá đầy đủ các acid amin cần thiết, giàu lysin nhưng thiếu methionin.
Sản xuất sắn đóng vai trò quan trọng trong sản xuất nông nghiệp, sản phẩm
từ sắn đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của con người, nguồn thức ăn cho chăn
nuôi. Sản phẩm từ sắn là nguyên liệu đầu vào cho các ngành công nghiệp khác và là
nguồn hàng xuất khẩu quan trọng mang lại nguồn thu ngoại tệ quan trọng cho đất
nước.
2.1.2. Lý thuyết về tiêu thụ sắn

2.1.2.1. Khái niệm tiêu thụ nông sản
Tiêu thụ nông sản là một quá trình kinh tế bao gồm nhiều khâu từ việc
nghiên cứu tìm hiểu thị trường, xác định nhu cầu khách hàng đặt hàng và tổ chức
5


sản xuất, thực hiện các nghiệp vụ tiêu thụ, xúc tiến bán hàng… Nhằm đạt mục đích
hiệu quả cao nhất. Quá trình tiêu thụ sản phẩm gắn liền với sự thanh toán giữa
người mua - người bán và sự chuyển quyền sở hữu hàng hóa.
Đối với các nông hộ, tiêu thụ nông sản là sự thanh toán giữa người mua nông
sản và nông hộ, ở đây đã diễn ra quá trình chuyển quyền sở hữu nông sản. Đó là quá
trình thực hiện giá trị của hàng hóa, quá trình chuyển hóa hình thái giá trị của hàng
hóa từ hàng hóa sang tiền. Sản phẩm được coi là tiêu thụ khi được khách hàng thanh
toán tiền hàng. Tiêu thụ sản phẩm là giai đoạn cuối cùng của quá trình sản xuất kinh
doanh, là yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển của sản xuất. Tiêu thụ sản phẩm
nhằm thực hiện mục đích của sản xuất hàng hóa là sản phẩm sản xuất để bán và thu
lợi nhuận.
2.1.2.2. Đặc điểm của tiêu thụ nông sản
- Giá cả dễ biến động trong thời gian ngắn: Đặc điểm chung của nông sản là
tươi sống khó bảo quản nên giá thay đổi theo từng thời điểm.
- Tính mùa vụ: Nông sản là sản phẩm của các cơ thể sống nên có chu kỳ sinh
học nhất định, do đó sản phẩm sẽ tập trung vào một mùa nhất định.
- Rủi ro cao: Đối tượng của sản xuất nông nghiệp là những sinh vật sống nên
chịu nhiều ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên, do đó chịu rủi ro trong sản xuất là rất
cao như thiên tai, dịch bệnh…
- Chi phí giao dịch và marketing cao: Sản phẩm nông dân sản xuất ra có giá
thấp nhưng đến khi đến tay người tiêu dùng thì chi phí trung gian quá cao làm cho
giá sản phẩm rất cao.
- Thông tin không đầy đủ: Tình trạng thiếu thông tin đó là tình trạng chung
cho cả đối tượng là nông dân, thương nhân và nhà chế biến; làm cho giá cả và chất

lượng sản phẩm không đúng với thực tế.
- Tính chất mùa vụ của sản phẩm nông nghiệp có tác động mạnh mẽ đến
cung – cầu của thị trường nông sản và giá cả nông sản, sự khan hiếm dẫn đến giá cả
cao vào đầu vụ, cuối vụ và sự dư thừa làm cho giá cả giảm vào chính vụ là một biểu
hiện của đặc điểm này. Việc chế biến, bảo quản và dự trữ sản phẩm để đảm bảo
cung cầu tương đối ổn định là một yêu cầu cần được chú ý trong quá trình tổ chức
tiêu thụ sản phẩm.

6


2.1.2.3. Kênh tiêu thụ sắn
Kênh tiêu thụ sắn: Là tất cả các tác nhân hoặc thành viên tham gia vào quá
trình sản xuất và tiêu thụ sắn.
Kênh tiêu thụ sắn bao gồm:
Sắn sau khi được nông dân sản xuất ra thì hầu hết người dân bán trực tiếp
cho nhà máy tinh bột sắn, một phần là tiêu thụ gián tiếp từ người thu gom và tư
thương mua lại và chuyển sang cho các nhà máy tinh bột sắn hoặc bán cho các công
ty, các nhà máy chế biến khác.
- Nông dân sản xuất: Là người trực tiếp sản xuất ra sắn và đem bán cho các
đối tượng thu mua (người thu gom hoặc các tư thương) trong và ngoài vùng.
- Người thu gom: Đóng vai trò là người trung gian, khi vào mùa vụ, họ trực
tiếp đi đến từng hộ dân để thu mua thu mua sắn từ các nông hộ rồi đem bán cho nhà
máy sắn hoặc cho tư thương khác.
- Tư thương: Là các cá nhân kinh doanh hàng hóa nông sản thu mua lại từ
các người thu gom hoặc nông hộ đem bán trực tiếp.
- Các cơ sở chế biến: Là các cá nhân hay các công ty tham gia vào sự biến
đổi các ngành hàng nông nghiệp, có nhiều loại cơ sở chế biến như: Hộ gia đình nhỏ,
công ty, nhà máy…
2.1.2.4. Các yếu tố ảnh hưởng tiêu thụ sắn

- Đối tượng tiêu thụ: Là những cá nhân hoặc tập thể tham gia vào quá trình
tiêu thụ sắn, bao gồm người thu gom, tư thương, các cơ sở chế biến… Những đối
tượng này một số thu mua sắn tiêu thụ trực tiếp như Nhà máy tinh bột sắn, còn một
số tiêu thụ gián tiếp bằng cách thu mua và vận chuyển đến cơ sở chế biến.
- Giá cả hàng hoá: Giá cả hàng hoá là một trong những nhân tố hết sức nhạy
bén và chủ yếu tác động đến tiêu thụ nông sản. Giá cả có thể hạn chế hay kích thích
cung cầu và ảnh hưởng tới tiêu thụ.
- Chất lượng sắn: Sắn là loại củ khó bảo quản vì dễ bị biến chất dễ hư hỏng.
Sắn có hàm lượng nước cao rất dễ bị các loại men phân li các hợp chất hữu cơ
thông thường người ta gọi là chạy nhựa làm cho củ khoai mì biến thành xơ, có khi
cứng như gỗ. Sắn sau khi thu hoạch cần được tiêu thụ ngay, nếu để lại phải có cách
bảo quản phù hợp để giảm lượng sắn bị hư hỏng. Đối với sắn sơ chế rũi ro cao hơn,

7


cần có ánh nắng mặt trời để phơi khô, nếu gặp phải trời mưa sắn sẽ bị mốc, thối rữa
và không thể tiêu thụ, gây khó khăn cho quá trình tiêu thụ.
- Mạng lưới tiêu thụ: Là toàn bộ quá trình tiêu thụ sản phẩm, trải qua nhiều
giai đoạn với nhiều khâu tiêu thụ khác nhau, mạng lưới tiêu thụ được tổ chức một
cách hợp lý khoa học giúp tăng tốc độ tiêu thụ sản phẩm.
- Cơ sở hạ tầng: Đảm bảo được các điều kiện cần thiết cho việc lưu thông
hàng hóa như thông tin liên lạc, hệ thống maketing nông sản…Thì quá trình tiêu thụ
sẽ diễn ra thuận tiện và nhanh hơn, hàng hóa không bị ứ đọng, làm giảm chất lượng
sản phẩm.
2.2. Cơ sở thực tiễn
2.2.1. Tình hình sản xuất và xuất khẩu sắn trên thế giới
Tình hình sản xuất sắn ở một số nước, theo số liệu từ hệ thống thông tin an
ninh lương thực Đông Nam Á (ASIS) thì sản lượng sắn của Campuchia niên vụ
2015-2016 tiếp tục tăng mạnh, đạt trên 13,2 triệu tấn, cao hơn sản lượng sắn tại Việt

Nam và đứng thứ 3 trong khu vực sau Thái Lan và Indonesia, Campuchia đã xuất
khẩu 722.250 tấn sắn khô và tươi, đạt giá trị 38 triệu USD. Ấn Độ là một trong 10
quốc gia sản xuất sắn lớn nhất thế giới (khoảng 17 triệu tấn/năm), nước này hàng
năm vẫn phải nhập khẩu tinh bột sắn và các sản phẩm từ sắn khác. Trong 9 tháng
năm 2014, nước này đã nhập 3 triệu USD tinh bột sắn từ Việt Nam.
Thái lan và Indonesia, lượng sắn củ tươi trong niên vụ 2015-2016 được ước
đoán là tương đương hoặc tăng nhẹ so với niên vụ trước. Theo số liệu thống kê của hải
quan của Hải quan Thái Lan, trong tháng 10 nước này đã xuất khẩu được 559,8 nghìn
tấn, tăng 120,9% so với tháng trước và 15,5% so với cùng kì năm trước.
Theo Viện Nghiên cứu Chính sách lương thực thế giới (IFPRI), đã tính toán
nhiều mặt và dự báo tình hình sản xuất và tiêu thụ sắn toàn cầu với tầm nhìn đến
năm 2020. Năm 2020 sản lượng sắn toàn cầu ước đạt 275,10 triệu tấn, trong đó sản
xuất sắn chủ yếu ở các nước đang phát triển là 274,7 triệu tấn, các nước đã phát
triển khoảng 0,40 triệu tấn. Mức tiêu thụ sắn ở các nước đang phát triển dự báo đạt
254,60 triệu tấn so với các nước đã phát triển là 20,5 triệu tấn. Khối lượng sản phẩm
sắn toàn cầu sử dụng làm lương thực thực phẩm dự báo nhu cầu là 176,3 triệu tấn
và thức ăn gia súc 53,4 triệu tấn.

8


Tốc độ tăng hàng năm của nhu cầu sử dụng sản phẩm sắn làm lương thực,
thực phẩm và thức ăn gia súc đạt tương ứng là 1,98% và 0,95%. Châu Phi vẫn là
khu vực dẫn đầu sản lượng sắn toàn cầu với dự báo sản lượng năm 2020 sẽ đạt
168,6 triệu tấn. Trong đó, khối lượng sản phẩm sử dụng làm lương thực thực phẩm
là 77,2%, làm thức ăn gia súc là 4,4%. Châu Mỹ La tinh giai đoạn 1993-2020, ước
tốc độ tiêu thụ sản phẩm sắn tăng hàng năm là 1,3%, so với châu Phi là 2,44% và
châu Á là 0,84 - 0,96%. Cây sắn tiếp tục giữ vai trò quan trọng trong nhiều nước
châu Á, đặc biệt là các nước vùng Đông Nam Á nơi cây sắn có tổng diện tích đứng
thứ ba sau lúa và ngô và tổng sản lượng đứng thứ ba sau lúa và mía.

2.2.2. Tình hình sản xuất và xuất khẩu sắn ở Việt Nam
Việt Nam có thế mạnh về sản xuất sắn, diện tích trồng sắn đứng thứ 3 sau lúa
và ngô.Vai trò của cây sắn đã và đang chuyển đổi nhanh chóng từ chỗ là cây lương
thực trở thành cây công nghiệp và là cây nguyên liệu cho sản xuất nhiên liệu sinh
học, đặc biệt là đầu tư nhà máy chế biến bio-etanol là một hướng lớn triển vọng…
Tinh bột sắn và sắn lát Việt Nam đã trở thành 1 trong 7 mặt hàng xuất khẩu có triển
vọng. Toàn quốc hiện có trên 60 nhà máy chế biến tinh bột sắn với tổng công suất
khoảng 3,8 triệu tấn củ tươi/năm và nhiều cơ sở chế biến sắn thủ công rãi rác tại hầu
hết các tỉnh trồng sắn. Việt Nam sản xuất mỗi năm khoảng 800.000 – 1.200.000 tấn
tinh bột sắn, trong đó trên 70% xuất khẩu và gần 30% tiêu thụ trong nước.
Diện tích sắn cả nước theo số liệu công bố của Bộ NN và PTNT tính đến
ngày 15/11/2015 đạt trên 512 nghìn ha tăng 4,9% so với tháng trước (tương đương
14.000 ha), trong đó diện tích tăng thêm là diện tích thuộc khu vực phía Nam. So
với cùng kỳ năm trước, diện tích gieo trồng sắn cả nước tính đến ngày 15/11 tăng
nhẹ 2,3%.
Trong 10 tháng đầu năm 2015, xuất khẩu sắn và sản phẩm của sắn đạt 3,451
triệu tấn với kim ngạch 1,109 tỷ USD, tăng 23,5% về lượng và tăng 20,2% về giá trị
so cùng kỳ năm 2014. Dự kiến năm 2015 xuất khẩu sắn và sản phẩm của sắn sẽ đạt
khoảng 1,5 tỷ USD. Sản phẩm sắn xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu là tinh bột, sắn
lát và bột sắn. Thị trường chính là Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Singapo, Hàn
Quốc trong đó Trung Quốc vẫn là thị trường tiêu thụ tinh bột sắn lớn nhất của Việt
Nam với 89,5% tổng lượng xuất khẩu tinh bột sắn năm 2015.

9


Biểu đồ 2.1: Thị phần xuất khẩu tinh bột sắn của Việt Nam
năm 2015 (%)

Nguồn: Bộ NN và PTNN


Giá xuất khẩu tinh bột sắn năm 2015 đạt khoảng 420 - 430 USD/tấn, giá sắn
lát ở mức 225 - 232 USD/tấn. Giá xuất khẩu biên mậu qua cửa khẩu Móng Cái
(Quảng Ninh) dao động từ 2.730 - 2.750 nhân dân tệ/tấn cho tinh bột sắn loại 1.
Tình hình xuất khẩu các sản phẩm sắn và tinh bột sắn của Việt Nam sang một số thị
trường chính khu vực châu Phi, Tây Á, Nam Á 9 tháng/2014.
Bảng 2.1: Tình hình xuất khẩu sản phẩm sắn và tinh bột
sắn của Việt Nam
Đơn vị tính: Tấn

United Arab Emirates (UAE)
Ấn Độ
Bangladesh
Nam Phi
Qatar
Pakistan
Kuwait

9T/2014
3.151.448
3.001.423
2.235.167
1.629.524
1.182.388
1.053.124
1.001.174

9T/2013 Tăng/Giảm (%)
1.847.777
70,55

3.698.097
-18,84
1.973.162
13,28
1.481.759
9,97
246.335
327,52
220.800
353,43
Nguồn: Tổng Cục Hải quan

2.2.3. Tình hình sản xuất và tiêu thụ sắn ở Tây Nguyên
Tây Nguyên là vùng trọng điểm sản xuất sắn, hiện nay các tỉnh Tây Nguyên
có gần 151.000 ha sắn, với sản lượng trên 2,6 triệu tấn củ, chiếm khoảng 26,2% sản
lượng sắn cả nước. Hầu hết các tỉnh Tây Nguyên đều có diện tích sắn trồng vượt
quy hoạch, trong đó có Đắk Lắk, năm 2003 toàn tỉnh chỉ có 9.007 ha nhưng đến
năm 2014, diện tích sắn của tỉnh đã lên đến trên 30.000 ha, sản lượng trên 588.000
10


tấn trong khi quy hoạch chỉ có 15.000 ha. Trong đó, tỉnh Gia Lai là địa phương có
diện tích, sản lượng sắn nhiều nhất so với các tỉnh Tây Nguyên với gần 62.000 ha
và sản lượng mỗi năm đạt trên 1,1 triệu tấn. Tại Đắk Nông, diện tích quy hoạch phát
triển sắn tối đa là 10.000 ha, nhưng thực tế diện tích này hiện tại lớn hơn 2 lần so
với diện tích đề ra theo kế hoạch là 21.000 - 22.000 ha. Tương tự tại Kon Tum, diện
tích sắn tăng liên tục và nằm ngoài sự kiểm soát của chính quyền địa phương. Cụ
thể, diện tích sắn hiện tại cao hơn khoảng 11.000 ha so với kế hoạch đề ra. Còn ở
các huyện thì diện tích sắn cũng tăng lên nhanh chóng như ở huyện Ea Súp, quy
hoạch cho cây sắn chỉ 1.500 ha, nhưng năm nào cũng được trồng trên 3.000 ha. Hay

ở huyện Ea Kar, nếu năm 2010 diện tích sắn chỉ có 4.300 ha thì đến năm 2014 đã
tăng lên gần 5.400 ha. Hiện năng suất sắn trồng trên cùng diện tích có xu hướng
giảm dần theo từng năm, năm 2008 năng suất sắn bình quân của tỉnh Đắk Nông
khoảng 25,5 tấn/ha, nhưng đến năm 2010 đã xuống còn 20,3 tấn/ha và đến năm
2014 chỉ còn 16,4 tấn/ha. Vậy là sau mỗi năm canh tác, năng suất sắn giảm 1 tấn/ha,
nên cây sắn nếu không có cải tiến sẽ khó tồn tại.
Việc nông dân mở rộng diện tích trồng sắn một cách tự phát đã làm sản
lượng sắn tăng đột biến, sản phẩm nhiều lúc bị ứ đọng, bị ép giá. Tỉnh Ðắk Lắk có
bốn nhà máy chế biến tinh bột sắn, gồm: Nhà máy sắn Thành Vũ, Nhà máy sắn
Buôn Ja Wầm và hai nhà máy của Công ty Lương thực - Vật tư nông nghiệp ĐắK
LắK. Bốn nhà máy này có tổng công suất 80.000 tấn tinh bột sắn/năm (tương đương
300.000 tấn củ tươi/năm) nhưng nhiều lúc không thể tiêu thụ hết lượng sắn của
nông dân. Trong những năm gần đây đến mức địa phương và ngành không kiểm
soát nổi và dẫn đến nhiều hệ lụy là: Phá vỡ quy hoạch chung của ngành nông, lâm
nghiệp ở địa phương; ảnh hưởng nghiêm trọng đến tài nguyên rừng...

11


PHẦN BA: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu
Tình hình sản xuất và tiêu thụ sắn của các nông hộ ở huyện Krông Bông, tỉnh
Đắk Lắk.
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu
3.1.2.1. Phạm vi không gian
Đề tài nghiên cứu ở Huyện Krông Bông, tỉnh Đắk Lắk.
3.1.2.2. Phạm vi thời gian
- Số liệu thứ cấp sử dụng trong đề tài được thu thập trong ba năm 2013, 2014
và năm 2015.

- Số liệu sơ cấp được thu thập trong năm 2015.
- Thời gian nghiên cứu: Từ ngày đến 10/3/2016 ngày 10/6/2016
3.1.2.3. Phạm vi nội dung
- Thực trạng sản xuất sắn của nông hộ ở huyện Krông Bông, tỉnh Đắk Lắk.
- Tình hình tiêu thụ sắn của nông hộ ở huyện Krông Bông, tỉnh Đắk Lắk.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển sản xuất và tiêu thụ sắn của nông
hộ ở huyện Krông Bông, tỉnh Đắk Lắk.
3.2.3. Điều kiện kinh tế - xã hội
3.2.3.1. Tình hình dân số
Về dân số: Theo kết quả thống kê, năm 2015 dân số trung bình của huyện
Krông Bông có 93.291 người, tăng 1,106 lần so với năm 2010, bình quân tăng
1,16%/năm. Trong đó: Nội thị dân số 6.805 người (chiếm 7,3%), nông thôn dân số
86.486 người (chiếm 92,7%). Số lao động được đào tạo trong 5 năm là 6.840 lao
động, giải quyết việc làm cho 7.732 lao động.
3.2.3.2. Lao động và việc làm
Tổng lao động xã hội trong độ tuổi lao động năm 2015 là 46.870 người,
chiếm khoảng 50,2% dân số toàn huyện, trong đó: Lao động đang làm việc trong
các ngành kinh tế 38.491 người, chiếm khoảng 41,2% tổng lao động xã hội. Cơ cấu
sử dụng lao động của huyện trong những năm qua có sự chuyển dịch theo hướng
tích cực nhưng còn chậm. Tỉ trọng lao động ngành nông - lâm - ngư nghiệp giảm và
tỉ trọng lao động ngành công nghiệp - xây dựng tăng.

12


3.2.4. Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội của huyện Krông Bông
3.2.4.1. Về kinh tế
a) Thực trạng sản xuất nông nghiệp
Trong sản xuất nông nghiệp: Cơ cấu cây trồng, vật nuôi trong 5 năm qua đều
có những chuyển đổi theo hướng tích cực, phù hợp với điều kiện sinh thái và thổ

nhưỡng; việc đầu tư thâm canh tăng vụ, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật
được chú trọng nên năng suất các loại cây trồng và vật nuôi tăng cao, đặc biệt về
tổng diện tích các loại cây trồng ngày càng tăng tập trung chủ yếu vào chủ lực như:
Giống lúa địa phương thay thế bằng giống lúa lai, lúa nhị hưu, ML48, cây ngô lai
diện tích, sản lượng ngày càng tăng, cây sắn cao sản tăng về năng suất kể cả diện
tích. Sản xuất trồng trọt có nhiều thuận lợi, tổng diện tích gieo trồng và sản lượng
lương thực hàng năm đều tăng, năm sau cao hơn năm trước. Năm 2015 tổng diện
tích gieo trồng là 32,634 ha, trong đó diện tích trồng cây hàng năm là 27.583 ha và
diện tích trồng cây lâu năm là 5.051 ha.
b) Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp
- Về Công nghiệp: Giá trị sản xuất năm 2015 ước tính đạt 84,5 tỷ đồng (giá
so sánh năm 94), tăng 4,56 lần so với năm 2010, tăng bình quân hàng năm 35,5%.
Nhà máy chế biến tinh bột sắn, Nhà máy thuốc lá vàng sấy đã đi vào hoạt đông có
hiệu quả, giải quyết được công ăn việc làm và thu nhập cho nhân dân địa phương.
- Về tiểu thủ công nghiệp: Nhìn chung trong sản xuất tiểu thủ công nghiệp,
huyện đã hết sức chú trọng khuyến khích nhiều thành phần kinh tế tham gia phát
triển. Tuy ở mức độ còn nhỏ bé, non yếu, sản phẩm làm ra chưa đáp ứng được nhu
cầu trên địa bàn. Nhưng ngành tiểu thủ công nghiệp đã mở mang được nhiều ngành
nghề mới, giải quyết được việc làm và lao động nhàn rỗi trong nông nghiệp.
c) Dịch vụ
Các ngành dịch vụ từng bước được mở rộng lĩnh vực hoạt động và chất
lượng phục vụ được nâng cao. Tổng mức hàng hóa bán lẻ trên địa bàn ước năm
2015 là 475 tỷ đồng, tăng 2,31 lần so với năm 2010, mức tăng bình quân hàng năm
18,3%. Các lĩnh vực về vận tải, bưu điện ngày càng được mở rộng về quy mô và
nâng cao chất lượng phục vụ.
3.2.4.2. Về cơ sở hạ tầng
a) Giao thông
13



+ Quốc lộ: Tuyến quốc lộ 27 là tuyến đường trục quan trọng của tỉnh Đắk
Lắk, nối Đắk Lắk với tỉnh Lâm Đồng và các tỉnh Duyên Hải Miền Trung. Chiều dài
đoạn chạy qua địa phận Huyện 10,5 km. Tuyến đường này được nâng cấp, trải nhựa
đạt tiêu chuẩn cấp III miền núi. Chất lượng lưu thông tốt.
+ Đường tỉnh: Có 2 tuyến tỉnh lộ quan trọng là Tỉnh lộ 9 và tuyến Tỉnh lộ 12.
Các tuyến đường này chạy xuyên suốt, nối liền các xã và tạo thành trục giao thông
huyết mạch trong huyện.
b) Thủy lợi
Với những đặc thù về địa hình, nguồn nước mặt, Krông Bông có những
thuận lợi để xây dựng các công trình thủy lợi. Hiện tại trên địa bàn huyện có 21
công trình thủy lợi, trong đó có khoảng 8 công trình thủy nông và 13 công trình tiểu
thủy nông, chủ yếu tưới tiêu cho cây hàng năm (lúa màu). Tổng công suất thiết kế
các công trình tưới tiêu cho khoảng 1,400 ha lúa màu, nhưng thực tưới chỉ khoảng
gần 1.000 ha.
e) Hệ thống mạng lưới điện
Hệ thống điện lưới quốc gia được chú trọng đầu tư, đến nay 13/13 xã đã có
hệ thống điện lưới quốc gia đến trung tâm xã và một số thôn. Nâng số hộ sử dụng
điện lưới quốc gia của toàn huyện từ 41% năm 2010 lên 100% năm 2015. Hiện nay,
huyện đang sử dụng điện từ nguồn lưới điện quốc gia thông qua trạm biến áp 15KV
Krông Bông với công suất 6.300KVA. Tính đến năm 2015, mạng lưới điện quốc gia
đã đến được trung tâm của 13/13 xã, thị trấn qua 17 trạm hạ áp thế với tổng công
suất 3.630KVA.
3.2.5. Tình hình sử dụng đất của huyện Krông Bông
Huyện Krông Bông có tổng diện tích đất là 125.749 ha, đến nay thì hầu hết
diện tích đất đã được sử dụng cho các mục đích khác nhau. Thông qua bảng 3.5 về
tình hình sử dụng đất đai của huyện trong năm 2015, ta có thể thấy: Tỷ lệ đất sử
dụng cho nông nghiệp chiếm một tỷ lệ khá cao khoản 86%. Diện tích đất phi nông
nghiệp chỉ chiếm 3,65% diện tích đất của huyện. Từ đó, ta có thể thấy đất đai trong
huyện chủ yếu là sử dụng cho sản xuất nông nghiệp là chính.
3.2.6. Đánh giá tổng quan về đặc điểm của địa bàn nghiên cứu

3.2.6.1. Thuận lợi

14


- Huyện Krông Bông nằm ở phía Đông Nam của tỉnh Đắk Lắk, trung tâm
huyện lỵ cách thành phố Buôn Ma Thuột khoảng 55 km về phía Tây - Bắc. Huyện
có quốc lộ 27 đi qua, là trục giao thông huyết mạch của tỉnh Đắk Lắk với tỉnh Lâm
Đồng; có tỉnh lộ 12 chạy từ Thị trấn Krông Kmar đi các xã phía Đông; tỉnh lộ 9 nối
huyện với các huyện Ea Kar, Krông Pắc… Tạo điều kiện thuận lợi cho giao lưu
kinh tế - xã hội với các địa phương trong khu vực.
- Điều kiện khí hậu, thời tiết thuận lợi cho phát triển nghành nông nghiệp,
đặc biệt là ngành trồng trọt với những cây trồng hằng năm như lúa, ngô, sắn…
Và cây công nghiệp ngắn ngày như bông, thuốc lá…
- Lao động trong độ tuổi lao động năm 2015 là 44.310 người, chiếm khoảng
50,11% dân số toàn huyện đã đáp ứng được nhu cầu lao động nông nghiệp của xã.
- Có những sách phát triển kinh tế xã hội hợp lý, với sự quan tâm của các cơ
quan và ủy ban nhân dân xã đã tạo điều kiện cho sự phát triển kinh tế xã hội của xã.
- Trên địa bàn huyện có: Nhà máy chế biến tinh bột sắn tại xã Dang Kang thu
mua sắn của toàn huyện Krông Bông, đồng thời tích cực hỗ trợ bà con về vốn đầu
tư, về giống, kỹ thuật canh tác để tăng năng suất.
3.2.6.2. Khó khăn
- Chế độ khí hậu theo mùa đã ảnh hưởng không nhỏ đối với đời sống sản xuất
của nhân dân trong xã. Mùa mưa lượng mưa lớn gây ngập úng một số diện tích đất
nông nghiệp, mùa khô lượng mưa ít gây ra tình trạng hạn hán, nước ở các hồ, đập
chứa nước không đủ để đáp ứng nhu cầu tưới của người dân.
- Lao động trong độ tuổi có trình độ văn hóa, nhận thức còn thấp chưa đáp ứng
kịp những tiến bộ về khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển, chỉ có thể lao động
phổ thông nghĩa là lao động không có kỹ thuật, không có nghề chuyên môn công
việc đơn thuần chỉ cần dùng đến tay chân mà thôi, vì vậy việc áp dụng khoa học kỹ

thuật vào sản xuất còn gặp nhiều khó khăn.
- Tuy nhiên, sắn vẫn được trồng theo quảng canh, năng suất thấp. Trong công
nghiệp chế biến, vẫn còn xuất thô lớn và phụ thuộc quá lớn vào một thị trường và
có nhiều rủi do; tiêu thụ ngay tại trong nước vẫn còn nhiều khó khăn, hạn chế. Hệ
thống thương mại dịch vụ kém phát triển, hàng hóa sản xuất ra vẫn còn ép giá.
- Vẫn còn một số tuyến giao thông nội đồng là đường đất, hẹp gặp khó khăn
trong việc đi lại, vận chuyển nông sản, hàng hóa nhất là vào mùa mưa.
15


3.3. Phương pháp nghiên cứu
3.3.1. Phương pháp chọn địa điểm nghiên cứu
Nghiên cứu này tiến hành tại huyện Krông Bông, tỉnh Đắk Lắk, toàn huyện
có 1 thị trấn và 12 xã: Thị trấn Krông Kmar, các xã Yang Reh, Ea Trul, Hòa Sơn,
Khuê Ngọc Điền, Hòa Tân, Cư Kty, Hòa Thành, Dang Kang, Hòa Lễ, Hòa Phong,
Cư Pui, Cư Đrăm, Yang Mao. Trong đó chọn 2 xã Dang Kang và Hòa Phong làm
đại diện làm địa điểm thu thập số liệu phục vụ cho đề tài vì đây hai xã có diện tích
trồng sắn lớn, tổng diện tích sắn là 1.377 ha chiếm 22% diện tích sắn của toàn
huyện và đây cũng là hai xã có sản xuất sắn theo hợp đồng với Nhà máy chế biến
tinh bột sắn.
3.3.2. Phương pháp thu thập số liệu và thông tin
3.3.2.1. Đối với số liệu thứ cấp
Là những tài liệu sẵn có liên quan đến cơ sở lý luận, thực tiễn của đề tài,
thông qua báo cáo luận văn, tài liệu tham khảo, các sách báo tạp chí, các kết quả
nghiên cứu trước đây… Trong các thư viện, internet, tư liệu khoa học.
Số liệu thu thập từ các bảng báo cáo tổng kết, phương hướng nhiệm vụ kế
hoạch và các tài liệu liên quan của phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
huyện Krông Bông và các số liệu chung về tình hình phát triển kinh tế xã hội qua 3
năm 2014.
3.3.2.2. Đối với số liệu sơ cấp

Thông tin sơ cấp: Được thu thập từ phỏng vấn trực tiếp các hộ nông dân tại
huyện Krông Bông, tỉnh Đắk Lắk thông qua phiếu điều tra.
Phương pháp chọn hộ điều tra: Hộ điều tra với tiêu chí được chọn là các hộ
có trồng sắn có diện tích lớn hơn 0.4 ha đã đi vào thời kỳ kinh doanh. Căn cứ vào
tiêu chí: Hai xã Hòa Phong và xã Dang Kang ở huyện Krông Bông có 1.148 hộ
trồng sắn, đồng thời đây là hai xã có sản xuất sắn theo hợp đồng với Nhà máy tinh
bột sắn Dang Kang.
Xác định dung lượng mẫu căn cứ vào công thức:
N
n
2
1  N (e)

Trong đó

(Taro Yamane, 1967)

n : Số lượng mẫu cần xác định
N : Tổng thể mẫu
16


e : Chọn độ tin cậy 90% (tương ứng e = 0,1s).
N = 1.148 hộ, e2 = 0.01 và căn cứ vào công thức trên ta xác định được kết quả n=92
Tổng số hộ trồng sắn ở 2 xã điều tra là 1.148 hộ, trong đó xã Hòa Phong có
208 hộ và xã Dang Kang có 940 hộ. Dựa theo công thức trên xát định được n=92,
tức là điều tra 92 hộ của hai xã, và mỗi xã là 42 hộ để phục vụ cho đề tài nghiên
cứu. Kết quả các hộ điều tra được thống kê ở bảng 3.6.
Bảng 3.1: Kết quả phân tổ theo địa bàn nghiên cứu
Chỉ tiêu

Xã Hòa Phong (I)
Xã Dang Kang (II)
Tổng

Số hộ trồng sắn
208
940
1.148

Số hộ điều tra
46
46
92

Tỷ lệ %
50%
50%
100%

Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra

3.3.3. Phương pháp xử lý số liệu và thông tin
Các số liệu, thông tin thu thập được tổng hợp và xử lý bằng phần mềm Excel
2010 theo các chỉ tiêu cụ thể, sàng lọc, lựa chọn các thông tin thích hợp làm số liệu
phân tích trong đề tài.
3.3.4. Phương pháp phân tích
3.3.4.1. Phương pháp phân tích thống kê mô tả
Phương pháp này dùng để mô tả thực trạng sản xuất và tình hình tiêu thụ sắn
theo địa bàn nghiên cứu của các nhóm hộ tại huyện Krông Bông, tỉnh Đắk Lắk.
3.3.4.2. Phương pháp thống kê so sánh

Phương pháp này dùng để so sánh diện tích, năng suất, sản lượng, kết quả và
hiệu quả kinh tế trồng sắn theo địa bàn nghiên cứu của các nhóm hộ tại huyện
Krông Bông, tỉnh Đắk Lắk.
3.3.4.3. Phương pháp phân tích SWOT
Phương pháp này được sử dụng để phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và
thách thức của việc sản xuất và tiêu thụ sắn.
Đây là cơ sở để đề xuất các giải pháp phù hợp với điều kiện thực tế nhằm phát
triển sản xuất và tiêu thụ sắn của nông hộ ở huyện Krông Bông.
Phương pháp có dạng:
Điểm mạnh - Strength

Điểm yếu - Weaknesses

Cơ hội - Opportunities

Thách thức - Threats

17


3.3.5. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu
3.3.5.1. Nhóm chỉ tiêu phản ánh thực trạng sản xuất sắn
a) Chỉ tiêu phản ánh thực trạng sản xuất sắn
- Diện tích đất trồng: Là diện tích đất mà trong đó trồng một loại cây trồng
nào đó trong một thời kỳ. Đối với cây trồng hàng năm là một vụ hay một năm, cây
trồng lâu năm là nhiều năm. Diện tích trồng trọt là chỉ tiêu gián tiếp biểu hiện quy
mô sản xuất của hộ gia đình. Nó là căn cứ để xác định nhu cầu các đầu vào cho sản
xuất. Cơ cấu diện tích gieo trồng là chỉ tiêu biểu hiện phương hướng sản xuất và
trình độ chuyên môn hóa sản xuất của hộ gia đình.
- Năng suất cây trồng: Là lượng sản phẩm chính của một loại cây trồng thu

hoạch được trên một đơn vị diện tích trong một thời kỳ, biểu hiện kết quả sản xuất,
thâm canh của nông hộ.
Năng suất cây trồng = Sản lượng cây trồng/diện tích gieo trồng
- Sản lượng cây trồng: Là toàn bộ khối lượng sản phẩm chính thu được từ
cây trồng trong một chu kỳ sản xuất.
b) Chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất sắn
- Giá trị sản xuất (GO): Là toàn bộ giá trị của cải vật chất và dịch vụ do lao
động nông nghiệp tạo ra trong một thời kỳ nhất định, thường là một vụ hoặc một
năm.
GO = Q x P
Trong đó:

Q là sản lượng/khối lượng
P là giá bán

- Giá trị gia tăng (VA): Là một trong những chỉ tiêu quan trọng phản ánh kết
quả cuối cùng của hoạt động sản xuất ngành nông nghiệp. Giá trị tăng là chênh lệch
giữa giá trị sản xuất và chi phí trung gian ngành nông nghiệp.
VA = GO – IC
Trong đó: IC là Chi phí trung gian là toàn bộ chi phí vật chất và dịch vụ thực tế đã
chi ra cho sản xuất sản phẩm nông nghiệp. Chi phí trung gian của các nông hộ sản
xuất trồng trọt bao gồm các chi phí về phân bón, thuốc BVTV, chi phí máy móc.
Đây là cơ sở để tính toán giá trị gia tăng, từ đó đánh giá kết quả sản xuất trồng trọt
của nông hộ.
Công thức:
18


IC = ΣIiCi
Trong đó:


Ii: Đầu vào thứ i được sử dụng
Ci: Đơn giá thứ i

c) Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sản xuất sắn
Hiệu quả sử dụng vốn
Tỉ suất giá trị sản xuất theo chi phí (GO/IC): Là tỉ số giữa giá trị sản xuất thu
được tính bình quân trên một đơn vị sản xuất với chi phí trung gian của một chu kỳ
sản xuất. Chỉ tiêu này cho biết cứ một đơn vị chi phí trung gian bỏ ra thì thu được
bao nhiêu đơn vị giá trị sản xuất.
Tỉ suất giá trị tăng thêm theo chi phí (VA/IC): Xác định bằng giá trị tăng thêm
tính bình quân trên một đơn vị chi phí bỏ ra trong sản xuất. Chỉ tiêu này cho biết cứ
một đơn vị chi phí trung gian bỏ ra thì thu được bao nhiêu đơn vị giá trị gia tăng.
Hiệu quả sử dụng lao động
GO/LĐ: Tổng giá trị sản xuất nông nghiệp trên tổng số ngày công lao động
của một đơn vị diện tích. Cho biết một ngày công lao động tạo ra bao nhiêu giá trị
sản xuất.
VA/LĐ: Giá trị gia tăng trên tổng số ngày công lao động của một đơn vị diện
tích phản ánh một ngày công lao động tạo ra bao nhiêu giá trị gia tăng.
Hiệu quả sử dụng đất đai
Giá trị sản xuất tính cho 1 đơn vị diện tích (GO/ha): Chỉ tiêu này cho biết
trên mỗi 1 đơn vị diện tích tạo ra được bao nhiêu đơn vị giá trị sản xuất.
Giá trị gia tăng tính cho 1 đơn vị diện tích (VA/ha): Chỉ tiêu này cho biết trên
mỗi 1 đơn vị diện tích tạo ra được bao nhiêu đơn vị giá trị gia tăng.
3.3.5.2. Nhóm chỉ tiêu phản ánh tình hình tiêu thụ
- Hệ số tiêu thụ sản phẩm: Là chỉ số thể hiện số lượng sản phẩm tiêu thụ
trong tổng số hàng hóa được sản xuất ra.

H
Trong đó:


Qtt
Qsx

H : Là hệ số tiêu thụ hàng hóa
Qtt : Lượng sản phẩm tiêu thụ
Qsx: Tổng sản lượng sản xuất ra

- Địa điểm tiêu thụ (tại công ty, tại nhà…)
19


- Hình thức tiêu thụ (sắn tươi, sắn khô…)
- Phương thức sản xuất và tiêu thụ (có hợp đồng, không có hợp đồng…)

20


PHẦN BỐN: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1. Thực trạng sản xuất sắn của nông hộ ở huyện Krông Bông
4.1.1. Tình hình sản xuất sắn của huyện Krông Bông
4.1.1.1. Diện tích sắn phân theo đơn vị hành chính của huyện Krông Bông
Sắn được trồng rộng rãi trong toàn huyện nhưng lại phân bố không đồng đều.
Sắn là loại cây trồng dễ tính, có thể sinh trưởng tốt ở những khu vực có điều kiện
thổ nhưỡng khắc nghiệt mà các loại cây trồng khác không phát triển được, đó cũng
là nguyên nhân tại sao trong những năm gần đây diện tích sắn có sự thay đổi. Năm
2014 diện tích trồng sắn ở các xã đa số là tăng nhanh. Đến năm 2015 diện tích trồng
sắn ở các xã đa số là giảm, nhưng trong đó có một số xã diện tích lại tăng như xã
Hòa Phong diện tích lại tăng 271 ha, xã Cư Pui tăng 127 ha.
Như chúng ta thấy diện tích sắn của toàn huyện năm 2013 là 5.908 ha, nhưng

năm 2014 diện tích có sự tăng mạnh đạt 6.450 ha như vậy là tăng 542 ha, do chi phí
đầu tư trồng sắn thấp nhưng thu lại lãi, đặt biệt ở những vùng đất xám bạc màu
không trồng được các loại cây như cà phê, tiêu… Người dân chuyển sang trồng sắn
làm cho diện tích sắn tăng lên. Đến năm 2015 diện tích sắn giảm xuống còn 6.281
ha như vậy là đã giảm đi 169 ha.
4.1.1.2. Sản lượng sắn phân theo đơn vị hành chính của huyện Krông Bông
Mặc dầu diện tích sắn năm 2015 giảm đi nhưng sản lượng sắn lại tăng, do
trong những năm gần đây nông hộ trồng loại sắn mới cho sản lượng cao như giống
sắn: KM419, KM444, KM140…Năm 2014 sản lượng của toàn xã đạt 138.924 tấn,
so với năm 2013 thì sản lượng tăng 13,254 tấn, nhưng năm 2015 sản lượng giảm
còn 130.785 tấn như vậy là đã giảm đi 8.139 tấn. Sản lượng các xã thì có sự khác
biệt lớn, hầu hết sản lượng sắn của các xã năm 2015 giảm mạnh như xã Cư Pui năm
2014 sản lượng đạt 35.550 tấn nhưng năm 2015 lại giảm xuống còn 34.140 tấn như
vậy là đã giảm đi 1.410 tấn. Trong khi đó xã Hòa Phong và xã Yang Reh sản lượng
lại tăng, cụ thể xã Hòa Phong tăng 5.571tấn và xã Yang Reh tăng 305 tấn.
4.1.1.3. Năng suất sắn phân theo đơn vị hành chính của huyện Krông Bông
Qua thực tế ta thấy năng suất của huyện khá thấp giao động từ 190 đến 218
tạ/ha, trong khi thực tế sản lượng sắn có thể đạt tối đa giao động từ 250- 400 tạ/ ha.
Và nhìn vào sản lượng tổng thể qua 3 năm thì năng suất sắn có vẻ giảm đi, năm
2013 năng suất đạt 212 tạ/ha nhưng đến năm 2014 là 215 như vậy là tăng 3 tạ/ha,
21


năm 2015 lại giảm đi 7 tạ/ha và chỉ còn 208 tạ/ha. Do sắn là loại cây dễ trồng, trồng
chủ yếu trên đất dốc, đất nghèo chất dinh dưỡng đã và đang xói mòn và thoái hóa
rất nghiêm trọng, đầu tư thâm canh thấp, ít đầu tư về phân bón, do đó làm cho đất
trồng sắn đã nghèo lại càng cạn kiệt dinh dưỡng hơn. Đó là nguyên nhân tại sao
năng suất sắn ngày càng giảm đi và giảm với tốc độ nhanh chóng.
4.1.2. Tình hình sản xuất sắn của các nông hộ ở huyện Krông Bông
4.1.2.1. Tình hình chung của nông hộ trồng sắn ở huyện Krông Bông

a) Nhân khẩu và lao động của các hộ trồng sắn
Trong sản xuất sắn nói riêng và sản xuất nông nghiệp nói riêng thì lao động
là yếu tố đầu vào không thể thiếu được trong quá trình sản xuất, lao động đóng vai
trò trực tiếp tạo ra lương thực – thực phẩm. Để biết rõ hơn về nguồn lao động của
các hộ nông dân chúng ta phân tích bảng số liệu về nhân khẩu và lao động của 92
hộ, của hai xã ở huyện Krông Bông.
Bảng 4.1: Nhân khẩu và lao động của các hộ trồng sắn
STT
1
2

Nhóm hộ

Chỉ tiêu

Đvt

Tổng nhân khẩu
Nhân khẩu BQ/hộ
Tổng lao động
Lao động BQ/hộ

Người
Người/hộ
Người
Người/hộ

I

II

217
4,72
130
2,83

235
5,11
143
3,11

Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra

Qua thực tế điều tra được các chủ hộ cung cấp cho thấy tổng nhân khẩu ở
nhóm hộ II nhiều hơn ở tổng nhân khẩu ở nhóm hộ I, cụ thể là tổng nhân khẩu ở
nhóm hộ II là 235 người và ở nhóm hộ I là 217 người, do đó nhân khẩu trung bình
của nhóm hộ II là 5,11 người/hộ, còn của nhóm hộ I là 4,72 người/ hộ, còn các
thành viên khác là những người phụ thuộc như người lớn tuổi, trẻ em trong độ tuổi
đi học, đi làm ở nơi khác hoặc hoạt động trong lĩnh vực khác. Số lượng lao động
của nhóm hộ I là 130 người ít hơn nhóm hộ II là 13 người, đồng thời lao động bình
quân của hộ thì nhóm hộ II cũng cao hơn nhóm hộ I.
b) Trình độ học vấn của chủ hộ trồng sắn
Hầu hết các hộ đều sản xuất nông nghiệp và chủ hộ là người trụ cột trong gia
đình, quyết định mọi việc trong gia đình vì thế độ tuổi của chủ hộ sẽ tác động đến
quá trình sản xuất nông nghiệp. Trình độ học vấn của chủ hộ giúp cho chủ hộ nắm
bắt được những kiến thức mới, nó còn là một công cụ giúp người lao động tiếp cận
22


được những tri thức mới, nâng cao khả năng tư duy sáng tạo của người lao động,
khả năng học hỏi và áp dụng kỹ thuật – công nghệ cũng là yếu tố cũng khá quan

trọng.
Bảng 4.2: Trình độ học vấn của chủ hộ trồng sắn
Nhóm hộ
STT
1
2
3
4

Chỉ tiêu
Không biết chữ
Tiểu học
THCS
THPT
Tổng

I
Số lượng
(Người)
2
21
16
7
46

II
Tỷ lệ (%)

Số lượng
(Người)


2,17
22,83
17,39
7,61
50,00

Tỷ lệ (%)

4
25
12
5
46

4,35
27,17
13,04
5,43
50,00

Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra

Và trên thực tế điều tra cũng cho thấy cho thấy đa số hộ nông dân có trình độ
văn hóa ở bậc tiểu học chiếm tỉ cao (chiếm 50%) trong tổng 92 hộ, trong đố nhóm
hộ II trình độ bậc tiểu học chiếm 27,17% cao hơn nhóm hộ I. Trình độ bậc trung
học cơ sở thì nhóm I chiếm tỷ lệ là 17,39% cao hơn nhóm hộ II là 14,35%. Trong
tổng 92 hộ điều tra thì có 6,52% là mù chữ, trong đó nhóm I là 2,17% và nhóm hộ II
là 4,35%. Nhìn chung, trình độ học vấn của nông hộ tại địa bàn nghiên cứu còn
thấp, với trình độ văn hóa bậc tiểu học thì nông dân khó có thể tìm tòi, học hỏi, tiếp

cận khoa học kỹ thuật gây khó khăn cho quá trình sản xuất.
4.1.2.2. Diện tích, sản lượng, năng suất sắn của các nông hộ trồng sắn
Năng suất và sản lượng của cây trồng là yếu tố phản ánh hiệu quả, kết quả của
quá trình sản suất của nông hộ. Vì vậy, trong sản xuất việc nâng cao năng suất và
sản lượng cây trồng là vấn đề quan tâm thường xuyên của các nông hộ. Năng suất
và sản lượng cao chứng tỏ người sản xuất đã có những phương thức canh tác tốt, có
cách chăm sóc hiệu quả. Để thấy được năng suất, sản lượng của các nông hộ trên
địa bàn huyện Krông Bông ta xét bảng số liệu sau:

Có thể thấy các chỉ tiêu diện tích, sản lượng và năng suất đều có sự chênh lệch
nhẹ giữa 2 nhóm hộ. Đối với nhóm hộ I bình quân 1 nông hộ trồng 1,68 ha sắn, sản
lượng thu được là 37,36 tấn với năng suất là 21,24 tấn/ha. Trong khi đó nhóm hộ II
diện tích bình quân 1 hộ là 1,14 ha/hộ thì sản lượng đạt là 22,86 tấn và năng suất là
20,16 tấn/ha.
23


Nhìn chung về diện tích, sản lượng và năng suất giữa hai nhóm hộ chênh
lệch nhau không đáng kể, nguyên nhân dẫn đến sự chênh lệch đó là nhóm hộ I nông
hộ là đa số là kinh còn nhóm hộ hai đa số là người đồng bào, do đó nhóm hộ I họ
mở rộng được quy mô diện tích trồng sắn, dẫn đến sản lượng cũng nhiều hơn nhóm
hộ II. Đồng thời họ học hỏi kinh nghiệm và kiến thức, vận dụng được khoa học
công nghệ vào sản xuất nên năng suất sắn cũng cao hơn.
4.1.2.3. Chi phí sản xuất sắn của các nông hộ trồng sắn
Để có được lợi nhuận cao từ sắn thì các nông hộ phải bỏ ra các chi phí đầu tư
chăm sóc sắn trong suốt thời kỳ sinh trưởng của chúng, nó tác động không nhỏ đến
việc đạt được kết quả và hiệu quả kinh tế. Trong sản xuất sắn hay bất kỳ loại cây
trồng nào, để đạt được hiệu quả cao bên cạnh yêu cầu về điều kiện khí hậu, đất đai
thuận lợi, một yếu tố quan trọng không thể thiếu được là sự đầu tư chăm sóc của
người trồng. Dưới đây là bảng số liệu thể hiện chi phí của các hộ trồng sắn:

Bảng 4.3: Chi phí sản xuất sắn của các nông hộ trồng sắn
Đơn vị tính: Triệu đồng/ha

Diễn giải chi tiết
CP giống cây
CP mua phân bón
CP thuê lao động
CP thuốc BVTV
Chi phí khác

Nhóm hộ
I
0,33
6,16
10,25
0,48
1,15

II
0,43
5,14
9,33
0,46
1,05

BQC
0,37
5,75
9,88
0,47

1,11

So sánh (Lần)
I/BQC
II/BQC
0,88
1,17
1,07
0,89
1,04
0,94
1,01
0,98
1,04
0,95

Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra

Qua bảng chi phí trồng và chăm sóc sắn thì có sự chênh lệch nhỏ giữa các
nhóm hộ, về chi phí giống cây thì nhóm hộ I là 0,33 triệu đồng/ha thấp hơn nhóm
hộ hai, nguyên nhân là vì nhóm hộ I hầu hết là sử dụng giống mới trồng và nhân
giống ra quy mô lớn do đó chi phí mua giống thấp hơn, nhưng chi phí phân bón thì
nhóm hộ I là 6,16 triệu đồng/ha lại cao hơn nhóm hộ II. Chi phí về lao động, chi phí
thuốc BVTV và những chi phí khác thì nhóm hộ I vẫn cao hơn nhóm hộ II, n guyên
nhân dẫn đến sự chênh lệch này là do nhóm hộ I tham gia lớp tập huấn trồng và
chăm sóc sắn, họ vận dụng vào thực tế những quy định kỹ thuật trồng sắn, đồng
thời họ phân bổ chi phí hợp lý, nhằm thu lại kết quả cao trong sản xuất sắn.
4.1.2.4. Kết quả sản xuất sắn của nông hộ trồng sắn huyện Krông Bông
a) Kết quả sản xuất sắn của các nông hộ trồng sắn ở huyện Krông Bông


24


×