Tải bản đầy đủ (.pdf) (71 trang)

HỆ THỐNG CƠ SỞ DỮ LIỆU HỒ SƠ ĐỊA CHÍNH THEO DỮ LIỆU KÊ KHAI NĂM 1999 ĐỐI SÁNH BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH CHÍNH QUY NĂM 2005 TRÊN ĐỊA BÀN PHƯỜNG TÂN THỚI HÒA QUẬN TÂN PHÚ TP. HỒ CHÍ MINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.26 MB, 71 trang )

BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH

KHOA QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI & BẤT ĐỘNG SẢN

BÁO CÁO TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:

HỆ THỐNG CƠ SỞ DỮ LIỆU HỒ SƠ ĐỊA CHÍNH
THEO DỮ LIỆU KÊ KHAI NĂM 1999 ĐỐI SÁNH
BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH CHÍNH QUY NĂM 2005
TRÊN ĐỊA BÀN PHƯỜNG TÂN THỚI HÒA
QUẬN TÂN PHÚ TP. HỒ CHÍ MINH
Sinh viên thực hiện: Hồ Nguyễn Như Huỳnh
Mã số sinh viên: 05124042
Lớp: DH05QL
Ngành: Quản Lý Đất Đai

-TP. HCM, Tháng 7 năm 2009-


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NƠNG LÂM TP.HCM

⎯⎯⎯ [ — \ ⎯⎯⎯

SVTH: HỒ NGUYỄN NHƯ HUỲNH

ĐỀ TÀI:

HỆ THỐNG CƠ SỞ DỮ LIỆU HỒ SƠ ĐỊA CHÍNH


THEO DỮ LIỆU KÊ KHAI NĂM 1999 ĐỐI SÁNH
BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH CHÍNH QUY NĂM 2005
TRÊN ĐỊA BÀN PHƯỜNG TÂN THỚI HÒA
QUẬN TÂN PHÚ TP. HỒ CHÍ MINH

Giáo viên hướng dẫn: ThS. BÙI VĂN HẢI
(Địa chỉ cơ quan: Trường Đại Học Nơng Lâm TP. Hồ Chí Minh)

(Ký tên: ………………………………………)

TP. HCM, Tháng 7 Năm 2009


LỜI CẢM ƠN
Sau quá trình học tập và nghiên cứ tại trường, em xin chân thanh cảm
ơn Ban giám hiệu, Quý Thầy Cô Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh
đã tận tình truyền đạt những kiến thức và kinh nghiệm quý báu giúp em đạt
được những thanh công như ngày hôm nay.
Đặc biệt em chân thanh biết ơn Ban chủ nhiệm Khoa, quý Thầy Cô
Khoa Quản Lý Đất Đai và Bất động sản Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí
Minh; đặc biệt nhất là thầy Bùi Văn Hải, người đã trực tiếp hướng dẫn em hoàn
thành luận văn này với cả tinh thần, trách nhiệm và lòng nhiệt thành.
Xin chân thành cảm ơn các cô chú, anh chị, cán bộ công nhân viên
Phòng Tài nguyên và Môi trường Quận Tân Phú đã giúp đỡ, hỗ trợ và tạo điều
kiện thuận lợi cho em trong việc thu thập tài liệu, dữ liệu có liên quan cũng như
kinh nghiệm thực tế.
Và trên tất cả, con xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với gia đình. Cảm
ơn ba mẹ và gia đình đã luôn bênh cạnh hổ trợ và động viên con, cho con niềm
tin và kinh nghiệm sống.
Sau cùng, xin cảm ơn các anh chị khóa trước và cảm ơn tất cả bạn bè

và tập thể lớp Quản lý đất đai Khóa 31 đã giúp đỡ và động viên tôi trong quá
trình học tập cũng như trong khi thực hiện luận văn này.
Đại học Nông lâm TP. Hồ Chí Minh, ngày 25 tháng 7 năm 2009
Hồ Nguyễn Như Huỳnh


TÓM TẮT
Sinh viên: Hồ Nguyễn Như Huỳnh, lớp DH05QL, Khoa Quản lý đất đai & Bất
động sản, trường Đại học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh.
Đề tài: “Hệ thống cơ sở dữ liệu hồ sơ địa chính theo dữ liệu kê khai năm
1999 đối sánh bàn đồ địa chính chính quy năm 2005 trên địa bàn phường
Tân Thới Hòa quận Tân Phú thành phố Hồ Chí Minh”.
Giáo viên hướng dẫn: ThS. Bùi Văn Hải – Bộ môn Quy hoạch sử dụng đất,
Khoa Quản lý đất đai & Bất động sản, trường Đại học Nông Lâm Tp. Hồ Chí
Minh.
Trong quá trình hội nhập và đổi mới, nền kinh tế xã hội của đất nước ngày càng
đi lên, việc phát triển và ứng dụng khoa học – công nghệ trong mọi lĩnh vực của
cuộc sống, xã hội coi là con đường nhanh nhất để rút ngắn thời gian thực hiện
sự nghiệp công nghệ hoá, hiện đại hoá đất nước. Chính vì vậy đề tài “Hệ thống
cơ sở dữ liệu hồ sơ địa chính theo dữ liệu kê khai năm 1999 đối sánh bàn
đồ địa chính chính quy năm 2005 trên địa bàn phường Tân Thới Hòa quận
Tân Phú thành phố Hồ Chí Minh” được thực hiện với mục đích phân tích
tình hình quản lý và sử dụng đất tại phường Tân Thới Hòa, từ đó tìm ra những
vướng mắc, khó khăn trong công tác quản lý và sử dụng đất của địa phương
đồng thời đưa ra các giải pháp khắc phục để giải quyết khó khăn.
Một số căn cứ để thực hiện đề tài: Hiến pháp nước Cộng Hòa Xã Hội
Chủ Nghĩa Việt Nam năm 1992. Luật Đất đai năm 2003 ngày 26/11/2003. Nghị
định số 181/2004/NĐ- CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về thi hành Luật Đất
đai…và vận dụng một số phương pháp như thống kê, so sánh, phân tích, kế
thừa ….

Đề tài được thực hiện từ 16/3/2009 đến 30/6/2009 tại Phòng Tài nguyên và
Môi trường với nội dung chủ yếu: Hệ thống hóa lại kê khai năm 1999 và đối
sánh với bản đồ địa chính chính quy năm 2005, thống kê kiểm kê lại diện tích
các loại đất, hệ thống lại việc cấp giấy chứng nhận cho người sử dụng đất, cập
nhật biến động về thửa đất trên bản đồ địa chính, tìm hiểu một vài nội dung
trong công tác quản lý đất đai và việc sử dụng đất, trên cơ sở đó phân tích tình
hình quản lý đất đai.
Công tác quản lý và sử dụng đất đai trên địa bàn nghiên cứu đã được sự quan
tâm của các cấp lãnh đạo. Do địa phương có không ít khó khăn trong công tác
quản lý và sử dụng đất nên chính quyền và nhân dân đã phối hợp với nhau đẩy
mạnh công tác quản lý nhà nước về đất đai và nâng cao hiệu quả sử dụng đất.
Với công tác quản lý trên đã đạt công tác giải quyết hồ sơ hành chính (tính đến
ngày 30/6/2009): đã giải quyết : 24.522 hồ sơ và lập ra nhiều dự án mới giúp
đẩy mạnh việc phát triển kinh tế xã hội của phường ngày càng đi lên, giúp cho
việc quản lý đất đai chặt chẽ và sử dụng đúng mục đích.


Phụ lục
Bảng
Bảng 1: Biến động dân số năm 2009…………………………………………10
Bảng 2. Diện tích, cơ cấu các loại đất chính trước và sau quy hoạch................34
Bảng 3: Cơ cấu sử dụng đất năm 2009 Phường Tân Thới Hòa……………….37
Bảng 4: Kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2006 – 2010)………………………….55
Bảng 5: DANH MỤC CÁC KHU VỰC ĐẤT KHOANH ĐỊNH THEO CHỨC
NĂNG, MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG TRONG KỲ QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT
CỦA PHƯỜNG TÂN THỚI HÒA……………………………………………57

Hình
Hinh1: Vị trí………………………………………………………………….....5
Hình 2: Quản lý kê khai nhà đất năm 1999........................................................43

Hình 3: Danh sách kê khai theo bản đồ địa chính năm 2005.............................44
Hình 4: Bản đồ địa chính 2005...........................................................................44
Hình 5: Bản đồ địa chính 2005 có ghép bản đồ 299..........................................45
Hình 6: Tờ 10 được mở bằng MicroSttion.........................................................45
Hình 7: Tờ 10 được mở bằng AutoCad..............................................................46
Hinh8: Trường hợp cập nhật biến động trên bản đồ năm 2005..........................47
Hình 9: Thống kê, kiểm kê diện tích đất phi ngông nghiệp...............................61
Hình 10: Bảng biểu sau khi thống kê, kiểm kê đất phi nông nghiệp...........................62

Hình 11: Thống kê biến động diện tích đất theo mục dích sử dụng...................63


ĐẶT VẤN ĐỀ…………………………………………………………....1
PHẦN I: TỔNG QUAN………………………………………………...3
I.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU……………………..3
I.1.1. Cơ sở khoa học………………………………………………………….3
1. Địa chính…………………………………………………………………….3
2. Bản đồ địa chính……………………………………………………………3
3. Đăng ký đất đai……………………………………………………………..3
4. Thống kê đất đai……………………………………………………………3
5. Cơ sở dữ liệu………………………………………………………………..4
6. Nguyên tắc quản lý địa chính……………………………………………...4
I.1.2. Cơ sở pháp lý……………………………………………………………4
I.1.3. Cơ sở thực tiễn………………………………………………………….4
I.2. KHÁI QUÁT ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU………………………………..4
I.2.1.Điều kiện tự nhiên – Tài nguyên thiên nhiên…………………………..4
1. Điều kiện tự nhiên…………………………………………………………..4
2. Tài nguyên thiên nhiên……………………………………………………..7
3. Thực trạng môi trường……………………………………………………..8
I.2.2. Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội…………………………………8

1. Tăng trưởng kinh tế………………………………………………………...8
2. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế………………………………….9
3. Thực trạng phát triển các khu dân cư…………………………………...11
4. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội………….12
I.3. Nội dung nghiên cứu…………………………………………………….19
I.4. Phương pháp nghiên cứu………………………………………………..19
1. Phương pháp thống kê……………………………………………………19
2. Phương pháp thu thập số liệu, tài liệu…………………………………...20
3. Phương pháp chuyên gia………………………………………………….20
4. Phương pháp bản đồ………………………………………………………20
5. Yêu cầu trang thiết bị khi sử dụng……………………………………….20
I.5. Sử dụng các phần mềm trong quy trình thực hiện……………………20
1. Ứng dụng phần mềm TK05 phiên bản 2.0………………………………20
2. Ứng dụng phần mềm AutoCad…………………………………………...21
3. Ứng dụng phần mềm MicroStation………………………………………22
4. Ứng dụng phần mềm MicroSoft Office………………………………….23
5. Ứng dụng phần mềm Vilis:.........................................................................23
I.2. QUY TRÌNH CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN............................................24
1. Cấp đổi giấy chứng nhận.............................................................................25


2. Cấp lại GCN quyền sử dụng đất................................................................27
3. Cấp mới giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ..........................................28
I.3. TÁCH THỬA – NHẬP THỬA................................................................29
I.4. TRƯỜNG HỢP BIẾN ĐỘNG..................................................................30
1. Đối với hồ sơ đăng ký biến động do chuyển nhượng, mua bán, thừa kế,
tặng cho. ..... ….................................................................................................30
2. Đối với hồ sơ đăng ký biến động do tăng diện tích xây dựng (hoàn
công)..................................................................................................................31
PHẦN II: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.......................................................33

II.1.1. TÌNH HÌNH QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI.....................................................33
1. Việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất
và tổ chức thực hiện.........................................................................................33
2. Địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản đồ
hành chính........................................................................................................33
3. Công tác đo đạc và thành lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử
dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất...................................................34
4. Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.................................................34
5. Quản lý việc giao đất, cho thuê đất và thu hồi đất, chuyển mục đích sử
dụng đất............................................................................................................35
6. Đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất......................................................................35
7. Thống kê, kiểm kê đất đai...........................................................................36
8. Quản lý tài chính về đất đai………………………………………………36
9. Việc quản lý và phát triển thị trường quyền sử dụng đất trong thị trường
bất động sản………………………………………………………….36
10. Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng
đất……………………………………………………………………………..36
11. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất
đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai…………………………………..36
12. Giải quyết tranh chấp về đất đai; giải quyết khiếu nại, tố cáo các vi
phạm trong quản lý và sử dụng đất đai…………………………………….36
13. Quản lý các hoạt động dịch vụ công về đất đai………………………...37
II.1.2. HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT……………………………………..37
1. Hiện trạng sử dụng đất……………………………………………………37
2. Đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội, môi trường của việc sử dụng đất; tính
hợp lý của việc sử dụng đất; những tồn tại trong việc sử dụng
đất……………………......................................................................................38
3. Biến động đất đai………………………………………………………….40
4. Định hướng sử dụng các loại đất ………………………………………...40

II.2. QUY TRÌNH TỔNG QUÁT THỰC HIỆN VÀ KẾT QUẢ ................42


1. Thống kê – Kiểm kê đất đai........................................................................42
2. Thông tin kê khai.........................................................................................43
3. Cập nhật dữ liệu của thửa đất trên bản đồ...............................................44
4. Cập nhật trên bản đồ mở bằng phần mềm MicroStation........................47
5. Cập nhật qua Vilis.......................................................................................49
II.3. CÔNG TÁC CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN VÀ CẬP NHẬT BIẾN
ĐỘNG NHÀ – ĐẤT........................................................................................52
1. GCNQSHNỞ và QSDĐỞ (có nhà) ............................................................52
2. Cấp GCN QSDĐ (đất trống) ......................................................................52
3. Cấp mới GCN (tách thửa).........................................................................52

KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ..................................................................53
1. Kết luận ......................................................................................................53
2. Kiến nghị .....................................................................................................53

Phụ Lục.....................................................................................55


ĐẶT VẤN ĐỀ
Đất đai là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc
biệt, là nguồn nội lực, nguồn vốn to lớn của đất nước. Đất đai có ý nghĩa kinh tế
chính trị xã hội sâu sắc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Hiện nay
trong quá trình hội nhập và đổi mới, nền kinh tế xã hội của đất nước ngày càng
đi lên, việc phát triển và ứng dụng khoa học – công nghệ trong mọi lĩnh vực của
cuộc sống, xã hội coi là con đường nhanh nhất để rút ngắn thời gian thực hiện
sự nghiệp công nghệ hoá, hiện đại hoá đất nước. Đây cũng chính là vấn đề đang
được toàn Đảng, toàn dân hết sức quan tâm, khi khoa học – công nghệ đang

từng ngày mở rộng với sự phát triển của nền kinh tế trí thức trong thời đại mới,
thời kỳ hội nhập.
Bản đồ địa chính là một loại bản đồ chuyên môn, phục vụ cho ngành địa
chính và quản lý đất đai. Bản đồ địa chính được xây dựng trên cơ sở: các tiêu
chuẩn ngành, các văn bản, quy phạm, quy định hiện hành của Tổng cục Địa
chính (nay là Bộ Tài nguyên và Môi trường) và dựa trên kết quả của công tác
điều tra khảo sát tại thực địa và các trang thiết bị kỹ thuật, công nghệ đo đạc
tiên tiến hiện nay nhằm đáp ứng các mục đích sau:
Xác nhận hiện trạng và thể hiện biến động về ranh thửa, địa giới hành
chính.
Là tài liệu cơ bản phục vụ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các
đối tượng sử dụng đất.
Làm cở sở quy hoạch sử dụng đất; Quy hoạch xây dựng và phát triển nhà;
Quy hoạch các công trình giao thông, thông tin, thuỷ lợi…
Dựa vào bản đồ địa chính xác định hiện trạng và theo dõi biến động
quyền sử dụng đất, mục đích sử dụng đất, làm nền cho việc lập quy hoạch – kế
hoạch sử dụng đất. Hệ thống các thông tin trên bản đồ địa chính để quản lý
thông tin, xác định vị trí, hình thể thửa đất, mục đích sử dụng,…Bản đồ địa
chính có vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế xã hội, đáp ứng yêu cầu quản
lý đất đai, lãnh thổ của cả nước. Mặt khác, ngành địa chính đang đối mặt với sự
phát triển không ngừng của khoa học và công nghệ. Những khái niệm mới, hệ
thống, kỹ thuật mới đã xuất hiện, cùng với phát triển và xâm nhập mạnh mẽ của
công nghệ thông tin trong nhiều lĩnh vực khoa học đời sống, trong đó có khoa
học công nghệ về số hoá, biên tập bản đồ và quản lý đất đai của ngành địa
chính.
Trong thời gian đầu của công tác tự động hoá xử lý dữ liệu, người ta sử
dụng các tập tin là nơi chứa thông tin và dung chương trình để tìm kiếm, thao
tác trên các dữ liệu của tệp đó. Hiện nay, cơ sở dữ liệu là công cụ và phương
pháp duy nhất để lưu trữ, quản lý và khai thác dữ liệu một cách khoa học và có
hiệu quả. Do đó để tin học hoá một hệ thống, tổ chức hay một công việc nào đó


1


trước tiên cần tổ chức và lưu trữ toàn bộ dữ liệu có liên quan sao cho khi cần có
thể truy xuất nhanh chóng và chính xác. Hệ thống hoá dữ liệu hồ sơ địa chính
hiện nay cũng là một vấn đề nan giải. Xuất phát từ vấn đề trên, được sự phân
công chủa khoa Quản lý đất đai & Bất động sản nên tôi thực hiện đề tài: “Hệ
thống cơ sở dữ liệu hồ sơ địa chính theo dữ liệu kê khai nhà đất năm 1999
đối sánh bản đồ địa chính chính quy năm 2005 trên địa bàn phường Tân
Thới Hoà, quận Tân Phú, Thành phố Hồ Chí Minh”.
™ Mục tiêu nghiên cứu của đề tài:
- Thống kê lại toàn bộ quỹ đất đang sử dụng và quỹ đất chưa sử dụng theo
liệu kê khai nhà đất năm 1999 với bản đồ địa chính chính quy năm 2005 làm cơ
sở dữ định kỳ hàng năm; giúp Uỷ ban nhân dân nắm chắc tình hình sử dụng đất
của địa phương mình, đánh giá được thực trạng sử dụng đất và tình hình biến
động đất đai.
- Đối soát dữ liệu căn cứ cho công tác quản lý Nhà nước về đất đai ở địa
phương.
- Cập nhật và khai thác đầy đủ các thông tin của từng thửa đất
- Đảm bảo tính pháp lý và khoa học cao.
- Hệ thống hoá dữ liệu giúp cho việc quản lý thông tin cũ và mới về thửa
đất, giúp cho cán bộ địa chính trả lời thông tin về thửa đất một cách dễ dàng và
nhanh chóng.
™ Đối tượng nghiên cứu:
- Các đối tượng Tự nhiên – Kinh tế - Xã hội.
- Đối tượng nghiên cứu là các dữ liệu kê khai nhà đất năm 1999 và sơ đồ
nền, bản đồ địa chính năm 2005.
™ Phạm vị nghiên cứu:
Cơ sở dữ liệu hồ sơ địa chính phường Tân Thới Hoà, quận Tân Phú, Thành

phố Hồ Chí Minh.

2


PHẦN I: TỔNG QUAN
I.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
I.1.1. Cơ sở khoa học
1. Địa chính
Địa chính có nguồn gốc từ xa xưa khi con người đã biết khai thác sử dụng
tài nguyên đất. Quy trình phát triển xã hội loài người dẫn đến quá trình của địa
chính phát triển. Địa chính được xác định bởi những đường nét hình học
nghiêm ngặt và chính xác là công cụ tích cực giúp cho việc quy hoạch lãnh thổ
và vận dụng như một công cụ đa năng trong việc quản lý đất đai bởi những
thông tin về diện tích, về kích thước, về loại đất sử dụng …của chủ sử dụng.
Theo truyền thống địa chính được xem như: “Trạng thái hộ tịch của quyền
sở hữu đất đai”.
Hiện nay, địa chính được hiểu là tổng hợp các tư liệu và văn bản, xác định
rõ vị trí, ranh giới, phân loại, số lượng chất lượng đất đai, quyền sở hữu, quyền
sử dụng đất và những vật kiến trúc phụ thuộc kèm theo.
2. Bản đồ địa chính
Bản đồ địa chính là tên gọi cho bản đồ được biên tập, biên vẽ từ bản đồ địa
chính cơ sở theo từng đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn; được đo vẽ bổ
sung để vẽ trọn các thửa đất, xác định loại dất của mỗi thửa theo chỉ tiêu thống
kê của từng chủ sử dụng trong mỗi mảnh bản dồ và được hoàn chỉnh phù hợp
với các số liệu trong hồ sơ địa chính.
Bản đồ địa chính được lập cho từng đơn vị hành chính cấp xã, là tài liệu
quan trọng của hồ sơ địa chính; trên bản đồ phải thể hiện vị trí, hình thể, diện
tích, số thửa và loại đấy của từng thửa theo từng chủ hoặc đồng chủ sử dụng;
đáp ứng được yêu cầu quản lý đất đai của nhà nước ở tất cả các cấp huyện, tỉnh

và trung ương.
Bản đồ địa chính là sự thể hiện bằng số hoặc trên các vật liệu như giấy,
diamat; hệ thống các thửa đất của từng chủ sử dụng và các yếu tố khác được
quy định cụ thể theo hệ thống không gian, thời gian nhất định và theo sự chi
phối của pháp luật.
3. Đăng ký đất đai
Đăng ký đất đai là một thủ tục hành chính thiết lập hồ sơ địa chính đầy đủ
và cấp giấy chứng nhận cho người sử dụng đất hợp pháp nhằm xác lập mối
quan hệ pháp lý đầy đủ giữa Nhà nước với người sử dụng đất, làm cơ sở để Nhà
nước quản lý chặt chẽ đất đai theo pháp luật và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của
người sử dụng đất.
4. Thống kê đất đai

3


Thống kê đất đai là một môn khoa học xã hội nghiên cứu mặt lượng trong
mối liên hệ mật thiết với mặt chất của hiện tượng (tự nhiên, kinh tế - xã hội) số
lớn trong điều kiện thời gian và địa điểm nhất định.
5. Cơ sở dữ liệu
Các đối tượng có một mối quan hệ nhất định theo một quy trình nào đó được
gọi là cơ sở dữ liệu.
Một cơ sở dữ liệu là một tập hợp có cấu trúc dữ liệu được lưu trữ trong máy
tính sao cho có thể cung cấp thông tin cho người sử dụng.
6. Nguyên tắc quản lý địa chính
Phải đảm bảo tính thống nhất từ Trung ương đến địa phương.
Hệ thống tư liệu địa chính phải đồng bộ nhất quán liên tục và có hệ thống.
Hệ thống hồ sơ quản lý địa chính phải đảm bảo độ chính xác và độ tin cậy,
đồng thời phải đảm bảo tính pháp lý.
Đảm bảo tính hoàn chỉnh và tính khái quát

I.1.2. Cơ sở pháp lý
- Luật đất đai 2003.
- Nghị định 181/2004/NĐ-CP của Chính phủ ngày 29/10/2004 hướng dẫn về
thi hành Luật đất đai.
- Thông tư 01/2005/TT-BTNMT ngày 13/4/2005 của Bộ Tài nguyên & Môi
trường về hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định
số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai.
- Quyết định số 24/2004/QĐ-BTNMT ngày 01/11/2004 ban hành quy định
về giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
- Thông tư số 28/2004/TT-BTNMT ngày 01/11/2004/về việc hướng dẫn
thực hiện thống kê, kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất.
- Thông tư số 29/2004/TT-BTNMT ngày 01/11/2004 về việc hướng dẫn lập,
chỉnh lý, quản lý hồ sơ địa chính.
- Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25/05/2007 về việc cấp Giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự, thủ
tục bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu
nại về đất đai.
- Bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2005 của Phường Tân Thới Hòa.
I.1.3. Cơ sở thực tiễn
Ngày nay, công nghệ thông tin đã và đang phát triển mạnh mẽ, thâm nhập
sâu vào hầu hết các ngành khoa học, các hoạt động thực tiễn và quản lý. Do đó,
việc hệ thống lại cơ sở dữ liệu kê khai về thông tin đất đai là điều cấp thiết và
cấp bách.
Thống kê đất đai nhằm phục vụ cho mục tiêu quản lý Nhà nước đối với đất
đai.
Cung cấp những thông tin chính xác về đất đai.

4



I.2. KHÁI QUÁT ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
I.2.1.Điều kiện tự nhiên – Tài nguyên thiên nhiên
1. Điều kiện tự nhiên
a. Vị trí địa lý

5


Hình 1: Vị trí phường Tân Thới Hòa
Phường Tân Thới Hòa là một phường của quận Tân Phú, có diện tích tự
nhiên là 114,78 ha. Dân số là 25.464 người với 3.194 hộ, mật độ dân số là 214
người/ha.
*Ranh giới phường được xác định như sau:
- Phía Đông giáp phường 03, quận 11.
- Phía Tây giáp phường Bình Trị Đông, quận Bình Tân.
- Phía Nam giáp phường 14, quận 6.
- Phía Bắc giáp phường Hiệp Tân và phường Hòa Thạnh, quận Tân Phú.
b. Địa hình
Diện mạo nguyên thủy của quận Tân Phú khác xa với thực trạng ngày nay vì
quá trình đô thị hóa diễn biến quá nhanh, nhất là từ sau ngày miền Nam hoàn
toàn giải phóng. Trước kia mặt bằng quận Tân Phú không được bằng phẳng như
ngày nay, mà hầu hết là rừng, ao đầm, mương rạch và ruộng.
Ngày nay, phường Tân Thới Hoà, quận Tân Phú có địa hình tương đối bằng
phẳng, hướng dốc từ khu vực trung tâm về 3 phía Tây – Nam và Tây – Bắc. Độ
dốc trung bình 0.5%. Địa hình phường Tân Thới Hòa tương đối bằng phẳng
nhưng thấp dẫn đến ngập úng thường xuyên do ảnh hưởng của thủy triều gây ô
nhiễm môi trường, làm thiệt hại cho đời sống dân sinh.
c. Khí hậu
Phường Tân Thới Hòa, quận Tân Phú là một bộ phận của TP. Hồ Chí Minh
nên nằm trong vùng khí hậu của thành phố, mang đặc trưng của khí hậu Nam

Bộ, chịu ảnh hưởng tính chất khí hậu nhiệt đới rõ rệt. Thời tiết chia làm hai
mùa: mùa mưa và mùa khô.
- Nhiệt độ: Vì thuộc vùng nhiệt đới nên khí hậu phường quanh năm nóng,
kể cả trong mùa mưa. Nhiệt độ trung bình năm là 28oC, cao nhất năm là 30,0oC
(tháng 5) và thấp nhất năm là 21,0oC (tháng 12); nhiệt độ tuyệt đối (13,8o –
40oC) nhìn chung tương đối điều hòa trong năm.
- Ẩm độ: Bình quân năm 79,5%
- Mây mù và sương: Ít mây, sương có quanh năm, sương mù hầu như
không có.
- Mưa:
+ Mùa mưa tập trung từ tháng 6 đến tháng 11, các tháng khác hầu như
không có mưa.
+ Lượng mưa trung bình hàng năm: 1.900 mm (2.318 mm – 1.39 mm).
+ Ngày mưa bình quân: 159 ngày.
+ Mức vũ lượng trung bình là 333 mm vào tháng 9. Mùa nắng vào tháng 2,
vũ lượng trung bình 5mm
- Gió: Hướng gió thay đổi nhiều trong năm, chủ yếu là gió Tây Nam và
Đông – Đông Nam. Tốc độ gió trung bình là 3 m/s, mạnh nhất là 22,6 m/s. Bão

6


ít xảy ra (nếu có chỉ có gió cấp thấp do ảnh hưởng bão từ nơi khác đến).
d. Thủy văn
- Trong khu vực có kênh Tân Hóa – Bàu Cát, rạch Bến Trâu là kênh thoát
nước chính của khu vực, cho cả 2 phường Phú Trung và Tân Thới Hòa.
- Kênh Tân Hóa – Bàu Cát, rạch Bến Trâu hiện nay có mức độ ô nhiễm cao,
do ven kênh tập trung rất nhiều nhà xưởng, cơ sở sản xuất thải nước thẳng ra
kênh. Bên cạnh đó lòng kênh bị thu hẹp do việc xây dựng lấn chiếm trước đây,
hiện nay nơi rộng nhất khoảng 11m, nơi hẹp nhất khoảng 5m.

2. Tài nguyên thiên nhiên
a. Tài nguyên đất
Tổng diện tích đất tự nhiên của Phường là 114,78 ha, chiếm phần diện tích
khiếm tốn là 7,14 % tổng diện tích tự nhiên của Quận Tân Phú, có thể phân biệt
các loại đất sau đây:
- Đất sét: Loại đất này màu vàng nhạt, rất dẻo, ít pha tạp nên không thấm
nước, khi nung lên có màu đỏ tươi hay màu đỏ mỡ gà.
- Đất xám: Loại đất này có màu xám tro hoặc màu xám than, là kết quả
của sự phân hóa các loại thực vật trầm tích lâu ngày. Loại đất này có nhiều ở
Phường 1, mặt bằng thấp xưa kia khi chưa có con người sinh sống là vùng phát
triển của loại rừng sát bạt ngàn. Loại đất này cũng pha đất sét, nếu bị phơi nắng
khô thì nứt nẻ từng mảng lớn. Nếu giải quyết được đủ nước ngọt thì đất này rất
thích hợp cho việc trồng trọt nhưng ngày nay ngày nay đã biến thành đất thổ cư.
- Đất phèn: Vùng sát các kênh rạch, quanh năm bị nước mặn xâm nhập
do thủy triều dâng lên cao mỗi ngày 2 lần, do đó khi thủy triều xuống, nước
phải rút trên một quãng đường dài, nên vùng phường 1 bị nước mặn ngâm rất
lâu, thấm vào đất làm cho đất trở nên chua mặn, rất “xót” không cây gì sống nổi
trừ cây năng, cây lác và dừa nước.
b. Tài nguyên nước
- Nguồn nước mặt: Phụ thuộc chủ yếu vào lượng nước mưa tự nhiên và lưu
lượng của các sông Sài Gòn, Nhà Bè - Soài Rạp, Vàm Cỏ Đông. Tuy nhiên do
chịu ảnh hưởng nước thải của thành phố theo kênh Tàu Hũ, rạch Hàng Bàng…
đổ về cũng như nước thải từ các cụm công nghiệp, khu dân cư trên địa bàn
phường đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng nước mặt, gây ô nhiễm,
tác động xấu đến đời sống người dân.
- Nguồn nước ngầm: Mực nước ngầm cách mặt đất từ 2-5 m. Tuy chịu ảnh
hưởng của nước mặn thủy triều nhưng trên địa bàn phường lại có trữ lượng
nước ngầm ngọt khá lớn, được phân bố rộng khắp. Vì nước máy hiện nay cung
cấp không đầy đủ nên nhiều gia đình hay các cơ sở sản xuất trên địa bàn
Phường Tân Thới Hòa đã khai thác, khoan giếng nước ngầm để dùng rất phổ

biến.
- Kênh rạch: Địa bàn phường có kênh Tân Hóa – Bàu Cát, là hệ thống tiêu
thoát nước mưa và nước thải gồm một mạng lưới kênh hở và hệ thống cống
ngầm thu gom, vận chuyển nước thải và nước mưa.

7


c. Tài nguyên nhân văn
- Dân số Phường Tân Thới Hòa có 25.464 người chiếm 7,27% tổng số dân
toàn quận Tân Phú với 3.194 hộ, gồm các dân tộc Kinh, Hoa…. Cộng đồng các
dân tộc khác nhau với những tập quán, phong tục, truyền thống, bản sắc khác
nhau sống trên cùng địa bàn đã hình thành nên sự phong phú, đa dạng của nền
văn hoá. Sự độc đáo của kho tàng văn hoá dân gian trên địa bàn còn được bảo
tồn lưu truyền cho đến ngày nay như các lễ hội, tết cổ truyền các dân tộc, các
trò chơi dân gian... Trải qua chiều dài lịch sử đấu tranh xây dựng và phát triển
các dân tộc trong Phường luôn đoàn kết đấu tranh với thiên nhiên và giặc ngoại
xâm, đóng góp nhiều công sức cùng nhân dân cả nước giành được thắng lợi vẻ
vang trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ.
- Ngày nay trong trong công cuộc đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, dưới
sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân Phường Tân Thới Hòa luôn thể hiện tinh thần
đoàn kết, tương thân tương ái, cần cù, sáng tạo trong lao động, sản xuất. Đã đạt
được những thành tựu quan trọng trên tất cả các mặt kinh tế - văn hoá - xã hội.
Kế thừa những thành quả đã đạt được, tranh thủ thời cơ, phát huy truyền thống
vốn có, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Phường đang vững bước tiến vào
thế kỷ XXI, cùng với Quận Tân Phú, thành phố Hồ Chí Minh vượt qua những
khó khăn thách thức thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại
hóa, xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp.
3. Thực trạng môi trường
Trong những năm qua, quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa đã tác động

mạnh mẽ đến môi trường của Phường, gây ô nhiễm môi trường không khí, đất,
nước ở các mức độ khác nhau. Ngoài những nguyên nhân khách quan (như vị
trí địa lý, điều kiện tự nhiên), nguyên nhân chủ quan là do sự gia tăng của các
hoạt động kinh tế - xã hội, thiếu quy hoạch không gian lãnh thổ và công nghệ,
thiết bị lạc hậu, chưa đủ điều kiện và thiếu đồng bộ của các hệ thống xử lý chất
thải. Điều này đã tác động rất lớn đến môi trường trên địa bàn phường, được thể
hiện thông qua một số vấn đề sau:
- Ô nhiễm môi trường không khí.
- Ô nhiễm môi trường nước.
- Suy thoái môi trường nước.
- Chất thải rắn sinh hoạt.
I.2.2. Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội
1. Tăng trưởng kinh tế
Trong những năm qua Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Phường không
ngừng nỗ lực phấn đấu vượt qua nhiều khó khăn và thử thách đã có những tiến
bộ quan trọng. Nhiều ngành, nhiều lĩnh vực xuất hiện nhiều nhân tố mới, những
mô hình tốt tạo đà cho đổi mới phát triển trong giai đoạn tới.
Thực hiện công cuộc đổi mới toàn diện đất nước, Đảng và Nhà nước đã có
những chủ trương, định hướng và chính sách phù hợp nhằm phát huy nội lực,

8


kêu gọi đầu tư, đây mạnh sự nghiệp CNH-HĐH đất nước, hội nhập kinh tế khu
vực, thúc đẩy phát triển đa dạng hóa các thành phần kinh tế trong nước,… chính
là những yếu tố quan trọng và thuận lợi rất lớn để Đảng bộ và nhân dân phường
Tân Thới Hòa thực hiện tình hình thắng lợi trong quá trình phát triển kinh tế xã hội tại địa phương và là tiền đề tạo đà trong thực hiện nhiệm vụ xây dựng và
phát triển trong thời gian tới.
Bên cạnh những thuận lợi, Phường còn gặp một số khó khăn như cơ sở hạ
tầng chưa hoàn chỉnh, mặt bằng dân trí thấp so với mặt bằng chung, chưa xây

dựng được mô hình phát triển mang tính đột phá, thể hiện ngành kinh tế mũi
nhọn chiếm ưu thế tại Phường.
Trên cơ sở quán triệt và nắm bắt những thuận lợi - khó khăn, những ưu điểm
cần phát huy; tập trung khắc phục những thiếu xót, hạn chế; với quyết tâm cao
của tập thể Đảng bộ, chính quyền và nhân dân phường Tân Thới Hòa đã không
ngừng nỗ lực phấn đấu, hoàn thành tốt các nhiệm vụ kinh tế - xã hội, an ninh –
quốc phòng.
* Chuyển dịch cơ cấu kinh tế:
Cơ cấu kinh tế của Phường theo định hướng của Quận là “dịch vụ, thương
mại, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp” đã có sự chuyển dịch tích cực, tăng
nhanh tỷ trọng thương mại - dịch vụ, giảm tỷ trọng công nghiệp – tiểu thủ công
nghiệp.
Thực hiện theo Quyết định 214/QĐ-UB ngày 14/01/2003 của Ủy ban nhân
dân thành phố về di dời các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường vào các khu
công nghiệp tập trung và vùng phụ cận, phường đã thực hiện nghiêm túc và đạt
được nhiều kết quả đáng chú ý.
Năm 2005 là năm đầu tiên theo chủ trương chung của Quận về chuyển dịch
cơ cấu kinh tế. Với đặc thù là phường có thế mạnh về công nghiệp, tiểu thủ
công nghiệp nhưng hiện nay có nhiều đơn vị cơ sở phải di dời do ô nhiễm môi
trường, các khu vực trung tâm thương mại – dịch vụ của phường chưa phát triển
mạnh nên tình hình phát triển kinh tế của phường còn thấp.
Nhìn chung, hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong những năm qua trên
địa bàn Phường đã phát huy tiềm năng, tay nghề, giải quyết việc làm cho người
lao động, đáp ứng nhu cầu thương mại, dịch vụ phục vụ đời sống nhân dân, tốc
độ phát triển ổn định, năm sau cao hơn năm trước, thực hiện tốt việc xử lý và hỗ
trợ khắc phục di dời cơ sở sản xuất gây ô nhiễm, bảo vệ môi trường theo chủ
trương của thành phố, đảm bảo tăng trưởng kinh tế với phát triển xã hội.
2. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế
a. Khu vực kinh tế công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp
Hiện phường có 394 cơ sở sản xuất, 309 hộ kinh doanh hoạt động theo Nghị

định 02/CP ngày 03 tháng 02 năm 2000 của chính phủ và 265 đơn vị hoạt
động theo Luật doanh nghiệp.Trong đó có 05 Cô ng ty Cổ phần và 117 Công ty
TNHH, 54 Doanh Nghiệp Tư Nhân và 68 là Văn Phòng chinh nhánh, 05 Công
ty nước ngoài,đạt 194 tỷ đồng, đạt 84,3% so với kế hoạch năm 2005, tăng 25%
so với năm 2004, doanh thu tăng bình quân hằng năm là 19%. Ngành hàng chủ

9


lực là cơ khí, giá trị tổng sản lượng đạt 101% kế hoạch Quận giao, giá trị xuất
khẩu đạt 3,7 tỷ đồng. Có 40 cơ sở sản xuất sử dụng thiết bị gây ô nhiễm môi
trường, phường đã có giải pháp vận động các cơ sở chuyển đổi ngành nghề và
di dời ra khu công nghiệp còn 12 cơ sở phường đang phối hợp với các ngành
chức năng để rà soát và có hướng giải quyết phù hợp với chủ trương của quận
và thành phố.
Nhiều doanh nghiệp, cơ sở sản xuất phát huy tay nghề mặt hàng truyền
thống đã đầu tư máy móc, công nghệ mới, đa dạng hóa và nâng cao chất lượng
sản phẩm, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và xuất khẩu.
b. Khu vực kinh tế thương mại - Dịch vụ
Về thương mại - dịch vụ có những bước phát triển khá, doanh thu năm 2005
là 217 tỷ đồng, đạt 116% so với kế hoạch năm 2005, tăng 25% so với năm
2004. Hiện trên địa bàn Phường có 887 đơn vị hoạt động buôn bán, kinh doanh
thương mại nhỏ, mang tính chất kinh doanh hộ gia đình, các khu vực trung tâm
thương mại – dịch vụ của Phường còn thấp.
Phường đã tập trung tuyên truyền, quản lý hoạt động thương mại-dịch vụ
đúng quy định, không buôn bán hàng gian, hàng giả, ngành nghề phát sinh tệ
nạn xã hội, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, không buôn bán lấn chiếm lòng
lề đường. Dịch vụ văn hóa được chú trọng và phân bố theo một sồ tuyến đường
lớn.
Tổng giá trị doanh thu thương mại - dịch vụ hàng năm tăng đã góp phần

phục vụ đời sống sinh hoạt hàng ngày của nhân dân, cải thiện đời sống của các
hộ diện xóa đói, giảm nghèo và vay vốn tín dụng của các đoàn thể để kinh
doanh buôn bán nhỏ và đa dạng hóa đời sống kinh tế của địa phương.
c. Thực trạng về xã hội
- Dân số
Theo điều tra dân số năm 2005 dân số của Phường có 25.464 người (trong đó
nữ chiếm 53,55%, nam chiếm 46,45%) với 3.197 hộ, mật độ dân số là 22.185
người/km2; thấp hơn mật độ dân số của quận là 33.927 người/km2. Tỷ lệ dân số
năm 2005 là 2,01%, tăng 1,14%.
Bảng 1: Biến động dân số năm 2009
Stt

Chỉ tiêu

Đơn vị tính

Năm 2009

1

Tổng nhân khẩu

người

2

Tỷ lệ tăng dân số

%


0,29

%

1,00

2.1 Tỷ lệ tăng tự nhiên

25.464,00

Số sinh

Người

229,00

Số tử

người

70,00

%

0,29

2.2 Tỷ lệ tăng cơ học

10



Số đến

người

1.137,00

Số đi

người

360,00

( Nguồn Tài nguyên và Môi trường)
Trong năm 2009, tốc độ gia tăng dân số của phường Tân Thới Hòa khá
chậm. Dân số giảm từ 1,06% vào năm 2004 xuống đến 1,00% vào năm 2005.
Nguyên nhân là do yếu tố tăng dân số cả về tự nhiên lẫn cơ học.
Nhìn chung, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên của Phường Tân Thới Hòa tương
đối ổn định và những biến động về dân số của Phường Hòa Tân Thới Hòa
những năm qua bị tác động chủ yếu bởi số dân nhập cư và di cư.
Về thành phần dân tộc: Dân số chủ yếu là đồng bào người Kinh, dân tộc
Kinh chiếm 91%, dân tộc Hoa chiếm 8,99%, còn lại là các dân tộc khác (Khơ
me, Hoa, Chăm) chiếm 0,01%.
Về tôn giáo: chủ yếu tập trung 2 thành phần tôn giáo là Phật giáo và Công
giáo, hiện có tổng cộng 2 công trình gồm 1 đình và 2 chùa.
- Lao động
Năm 2009, lực lượng trong độ tuổi lao động bình quân của Phường là
18.012 người, chiếm 79,24% dân số của Phường, trong đó có 9.487 lao động
nữ chiếm 52,67%.
Trong năm 2009, công tác trợ vốn sản xuất kinh doanh từ nguồn vốn “Quỹ

xóa đói giảm nghèo”với tổng nguồn quỹ hiện có 104.435.943 đồng, đã trợ vốn
cho 44 hộ vay với số tiền 82.770.000 đồng. Bên cạnh đó, Phuong72 còn đề xuất
cho 60 hộ vay từ nguồn vốn Ngân hang Chính sách xã hội với tổng số tiền là
420.000.000 đồng để các hộ làm ăn buôn bán, ổn định cuộc sống; lập dự án cho
1 cơ sở vay với số tiền 100.000.000 đồng, qua đó giới thiệu 10 đối tượng trong
diện xóa đói giảm nghèo vào làm việc tại cơ sở. Điều này đã giúp cho các hộ
dân vượt qua khó khăn, sản xuất kinh doanh nhằm cải thiện đời sống kinh tế gia
đình đồng thời cũng làm cải thiện nền kinh tế của toàn phường Tân Thới Hòa.
3. Thực trạng phát triển các khu dân cư
Trong những năm gần đây Phường có nhiều thay đổi. Các công trình xây
dựng như trụ sở làm việc của các cơ quan, công trình phúc lợi xã hội, mạng lưới
điện chiếu sáng đô thị, mạng lưới thông tin, bưu điện, phát thanh truyền hình,
dịch vụ ngân hàng, thương mại, du lịch… nhà ở đang được cải tạo, nâng cấp
với kiến trúc khang trang. Các khu dân cư hình thành, phát triển qua nhiều thế
hệ với hình thái phân bố mang đậm nét đặc trưng của thành phố Hồ Chí Minh,
tuy nhiên phân bố tập trung với mật độ khá cao so với các phường trong Quận.
Dân cư của Phường được phân bố ở 4 khu phố, 60 tổ dân phố. Diện tích đất ở
hiện nay của Phường là: 50,35 ha chiếm 44,44% tổng diện tích tự nhiên. Bình
quân diện tích đất ở/người là 19,77 m2, cao hơn so với tiêu chuẩn đất ở đô thị
(16 - 18m2/người) và so với bình quân chung của Quận (bình quân chung của
Quận là 16m2/người). Nhìn chung dân cư sống quần tụ, hạ tầng cơ sở tạm đáp
ứng nhu cầu sử dụng của nhân dân địa phương.

11


Phường Tân Thới Hòa quận Tân Phú đã hình thành những khu dân cư ổn
định lâu đời nên nhà ở trên địa bàn tương đối ổn định song đa số có diện tích
nhỏ, xây dựng bán kiên cố, vừa làm nơi ở vừa sản xuất quy mô gia đình. Phần
lớn nhà ở là nhà cấp 3, chiếm 70% tổng số căn hộ của Phường. Từ năm 2004,

phường đã triển khai xây dựng khu nhà chung cư Khang Gia và khu nhà tái bố
trí kế trạm y tế phường tại khu vực đường Huỳnh Thiện Lộc. Khu trung tâm
Phường đang được điều chỉnh quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/2000 để trở thành trung
tâm hành chính, kinh tế, thương mại đô thị tập trung của Quận Tân Phú.
Công tác cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở
được triển khai thực hiện hàng năm, đều đạt kế hoạch Quận giao. Năm qua đã
giải quyết được 126 hồ sơ xin hợp thức hóa, 119 hồ sơ mua bán nhà, 33 hồ sơ
xin cấp số nhà, 295 hồ sơ xin thế chấp, cam kết bảo lãnh 212 hồ sơ, xin phép
xây dựng 49 hồ sơ.
Công tác cập nhật, gắn biển số nhà hiện nay đã hoàn tất ở 4 khu phố. Quận
đã duyệt danh sách số nhà khu phố 1, đang triển khai hợp đồng để gắn biển số
nhà. Hiện khu phố 2, 3, 4 đang trình quận duyệt.
Hệ thống thoát nước và một số công trình công cộng nói chung tuy có được
cải tạo, nâng cấp nhưng việc ngập úng kéo dài trên địa bàn, nhất là các khu quy
hoạch. Trong những năm qua, trên địa bàn Phường cũng đã triển khai, thực hiện
các dự án có liên quan khá lớn đến đời sống của nhân dân địa phương. Hiện
phường đang triển khai thực hiện nâng cấp theo dự án 415 của thành phố gồm 4
tuyến TB02, TN03, TB7, TB08. Hiện các tuyến TB02, TN03, TB7 đã thi công
xong phần cống, bào mặt đường, lắp đặt hệ thống nước sạch phục vụ sinh hoạt
của nhân dân, hiện chuẩn bị thảm nhựa. Trong năm 2005, phường đã thực hiện
được 4 công trình nâng cấp cơ sở hạ tầng: tuyến hẻm tổ 33, hẻm 1025 Thoại
Ngọc Hầu, hẻm tổ 75, 77, hẻm tổ 30; đang triển khai thực hiện nâng cấp hẻm
301, nhánh hẻm 1025 Thoại Ngọc Hầu, hẻm 1033 Huỳnh Thiện Lộc…
Công tác quản lý và xử lý vi phạm xây dựng tuy có nhiều cố gắng nhưng do
địa bàn rộng, nhiều khu quy hoạch mới, chưa nắm bắt những phát sinh, biến
động trên lĩnh vực xây dựng nên chưa có biện pháp xử lý kịp thời.
Trong xu thế phát triển của nền kinh tế thị trường, việc đầu tư phát triển cơ
sở hạ tầng kỹ thuật đô thị còn chậm. Các công trình xây dựng cơ bản, sửa chữa
thường mang tính cải tạo, nâng cấp, chưa có những chương trình, dự án đầu tư
lớn về cơ sở hạ tầng, tạo điều kiện thuận lợi trong việc đầu tư phát triển kinh tếxã hội. Trong điều kiện nguồn vốn chưa đáp ứng được yêu cầu đầu tư xây dựng

phát triển, nhìn chung Quận và Phường đã tập trung giải quyết những công trình
trọng điểm nhằm chỉnh trang đô thị, giải quyết ách tắc giao thông, cải thiện môi
sinh, môi trường; xây dựng cải tạo nâng cấp trường, lớp theo quy hoạch khu
vực; nhân dân có chuyển biến rõ nét trong chấp hành qui định của pháp luật
trên lĩnh vực xây dựng, sửa chữa nhà ở.
4. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội
a. Giao thông

12


Hiện trạng diện tích đất giao thông của phường là 14,25 ha. Trong khu vực
của Phường có 4 tuyến giao thông đối ngoại:
- Đường Lũy Bán Bích: hiện trạng là đường trải nhựa, chiều dài khoảng
1.975,55 m, bề rộng hiện hữu lớn nhất khoảng 30 m (đoạn trung tâm Hành chính
quận Tân Phú) và nhỏ nhất khoảng 15 m.
- Đường Phan Anh: hiện trạng là đường trải nhựa, đã bị hư hỏng nhiều.
- Đường Lý Thánh Tông hiện trạng là đường trải nhựa.
- Hành lang bảo vệ kênh Tân Hóa – Bàu Cát, rạch Bến Trâu: hiện trạng là
đường đất, chiều dài khoảng 3.100 m, bề rộng hiện hữu lớn nhất khoảng 15 m và
nhỏ nhất khoảng 4 m.
Các tuyến giao thông khu vực gồm:
- Đường Tô Hiệu: hiện trạng là đường trải nhựa, chiều dài khoảng 824 m, bề
rộng hiện hữu lớn nhất khoảng 25 m và nhỏ nhất khoảng 12m
- Đường Lương Thế Vinh hiện là đường nhựa.
- Ngoài ra, trên địa bàn Phường còn có các con hẻm nội bộ. Với phương
châm Nhà nước và nhân dân cùng làm, Phường đã vận động nhân dân đóng góp
để sửa chữa, duy tu cống, hẻm. Hầu hết là trục lộ giao thông chính có lưu lượng
xe rất cao, phần nào trở nên chật hẹp so với yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội
ngày càng nhanh.

Nhìn chung, mạng lưới giao thông vận tải trong những năm qua đã xuống
cấp đáng lo ngại do thiếu vốn để duy tu, bảo dưỡng thường xuyên và đồng bộ.
Mặt khác, dân số gia tăng dẫn đến nhu cầu đi lại ngày càng nhiều, phương tiện
cá nhân được sử dụng tăng nhanh dẫn đến lưu lượng xe cộ ngày càng dày đặc;
một số công trình đã lên kế hoạch nhưng tiến độ triển khai chậm, một số hẻm
vẫn còn ngập nước do triều cường, gây khó khăn trong sinh hoạt đi lại của nhân
dân.
b. Thủy lợi
Việc sử dụng nước trên địa bàn Phường được cung cấp từ một số tuyến cấp
nước của thành phố, phần lớn các hộ dân còn lại vẫn phải dùng nước giếng
khoan, không đảm bảo các yêu cầu lý hóa của nước uống và nước sinh hoạt.
Mặt khác, nguồn nước ngầm rất khó khai thác và tốn kém trong quá trình xử lý
phục vụ cho sinh hoạt và ăn uống.
* Tình hình phân phối nước và sử dụng nước:
Trên địa bàn Phường, trung bình lượng nước tiêu thụ khoảng 83
lít/người/ngày đêm, nếu tính cả nước sản xuất và sinh hoạt là 110 lít/người/ngày
đêm. Vì quận Tân Phú nằm ở cuối mạng lưới cấp thoát nước, trong khi lực
nước từ đầu và cuối mạng rất chênh lệch, do đó nguồn nước cấp cho Phường rất
yếu. Mạng lưới ống trên địa bàn đã cũ kỹ, một số đoạn bị mục cần thay thế và
phục hồi hoặc đặt mới ở những vùng thiếu nước trầm trọng.

* Mạng lưới cấp nước:

13


Mạng cấp 1 có đường kính 699 mm, mạng lưới cấp 2 từ 200 – 550 mm,
mạng lưới cấp 3 ống phân phối nước từ mạng cấp 2 đến các hồ tiêu thụ nước
với đường kính từ 80 – 200 mm.
* Mạng lưới thoát nước:

Mạng lưới cống thoát nước của Phường dùng chung cho tất cả các loại nước
thải công nghiệp, nước thải sinh hoạt và nước mưa. Đa số cống có đường kính
từ 400 – 1.000 mm.
Các tuyến giao thông nội bộ trong các khu nhà ở hầu hết chưa có hệ thống
thoát nước. Do đó, nước mưa thoát theo dạng tự chảy, nước bẩn thoát theo dạng
tự thấm và hướng thoát ra kênh Tân Hóa – Bàu Cát, rạch Bến Trâu.
Nhìn chung, mạng lưới cống không đáp ứng được yêu cầu, một số khu vực
bị sụt lở gây tắc nghẽn. Mặt khác, do địa bàn Quận nằm trong vùng trũng nên bị
ngập khi triều cường và vào mùa mưa ở một số khu vực.
* Mạng lưới kênh rạch:
Ngoài mạng lưới cống, quận Tân Phú còn có mạng lưới kênh rạch dùng tiêu
thoát nước ra sông. Tuy nhiên, do sự phát triển đô thị các kênh rạch thoát nước
đã bị lấp dần nên thoát nước rất chậm.
c. Giáo dục – đào tạo
Giáo dục - đào tạo trong những năm qua có nhiều tiến bộ, chất lượng dạy và
học được nâng cao, đội ngũ giáo viên được bồi dưỡng nâng cao trình độ chính
trị và chuyên môn nghiệp vụ, chất lượng và hiệu quả giáo dục được nâng lên
từng năm đã góp phần nâng cao mặt bằng dân trí của Phường đề ra và yêu cầu
phát triển của xã hội.
Hiện trạng diện tích đất giáo dục - đào tạo của Phường là 0,76 ha.Để ngày
hội toàn dân đưa trẻ đến trường trong năm học 2005 - 2006 đạt kết quả tốt, ngay
từ đầu năm 2005 Ủy ban nhân dân Phường đã triển khai công tác lập danh sách
các em sinh năn 1999 để chuẩn bị gọi trẻ đến trường. Đến nay đã có 231 em
được phân bổ ra trường Huỳnh Văn Chính, Phú Thọ Hòa theo kế hoạch của
Quận.
Ngoài ra. Phường còn vận động lực lượng đoàn viên, hội viên tham gia tốt
chiến dịch ánh sáng văn hóa hè năm 2005, đã xóa mù chữ cho 30 người trên địa
bàn Phường, đạt 100% chỉ tiêu.
Qua 5 năm thực hiện nhiệm vụ công tác giáo dục với nhiều giải pháp và tập
trung cao đã có những chuyển biến rõ nét như tiếp tục duy trì đạt chuẩn quốc

gia chống mù chữ và phổ cập giáo dục trung học cơ sở. Tỷ lệ học sinh lên lớp
và thi chuyển cấp năm sau cao hơn năm trước và nâng dần qua các năm.
Phường đã duy trì và giữ vững trong nhiều năm qua tỷ lệ huy động các em học
sinh vào lớp 1 và lớp 6 đạt 100%. Tỷ lệ tốt nghiệp tiểu học và trung học cơ sở
được duy trì và giữ vững qua nhiều năm, từ 95 - 98%.
Đối với công tác phổ cập giáo dục, tỷ lệ xóa mù chữ luôn được quan tâm.
Các tiêu chuẩn về duy trì, hiệu quả và huy động trẻ vào các cấp học hàng năm
đều đạt 100% chỉ tiêu, được Quận và Thành phố công nhận đạt phổ cập giáo
dục bậc trung học cơ sở năm 1997, là 1 trong 2 phường đầu tiên của quận Tân

14


Phú đạt phổ cập giáo dục bậc trung học vào năm 2003. Với các chương trình
hành động, cộng với việc xã hội hóa giáo dục như thành lập Hội đồng giáo dục,
Hội khuyến học, chương trình cấp học bổng (Nguyễn Hữu Thọ, Nguyễn Thị
Minh Khai, Nhân Ái…), giảm học phí cho trẻ em nghèo trợ cấp từ 50% đến
100% học phí cho các em lớp phổ cập, các lớp dạy nghề cho trẻ trong độ tuổi
phổ cập đã phần nào giúp đỡ các em được đến trường.
Tuy nhiên, hiện nay cơ sở vật chất cho công tác giáo dục còn hạn chế,
trường lớp chưa được khang trang, không đáp đủ nhu cầu học tập của học sinh.
d. Y tế
Hiện trạng diện tích đất Trạm y tế của phường là 0,13 ha. Cùng với sự hố trợ
của trung tâm y tế Quận, sự nỗ lực vượt bậc của đội ngũ cán bộ y tế năm qua,
ngành y tế Phường đã làm tốt công tác chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho nhân
dân và thực hiện các chương trình y tế quốc gia tập trung 3 chương trình lớn:
Chăm sóc sức khỏe ban đầu; dân số, kế hoạch hóa gia đình; tiêm chủng mở
rộng phòng ngừa bảy bệnh nguy hiểm cho trẻ em, chương trình xã hội như:
phòng chống và chăm sóc bệnh Lao, tâm thần, HIV, nạn nhân chất độc da cam.
Phòng chống ô nhiễm môi sinh, môi trường, sốt xuất huyết, đã góp phần phòng

ngừa dịch bệnh và giảm tỷ lệ mắc bệnh trong nhân dân, không phát sinh dịch
bệnh, ngộ độc thực phẩm, công tác hiến máu nhân đạo có 667 lượt hiến máu đạt
và vượt chỉ tiêu hàng năm. Các chương trình y tế cộng đồng được triển khai
rộng khắp trong nhân dân. Tiêm chủng mở rộng miễn dịch cơ bản cho trẻ đạt
100%.
Trạm y tế Phường đã thực hiện tốt vai trò tuyến y tế cơ sở, phát huy tốt trang
thiết bị, chuyên môn của trạm y tế Phường trong việc khám và điều trị bệnh, số
lượt bệnh nhân tới khám chữa bệnh là 20.589 lượt người, tổ chức tiêm chủng
mở rộng, phòng các bệnh nguy hiểm cho 255 trẻ, cho 670 trẻ uống Vitamin A,
chăm sóc trẻ bị mắc bệnh quai bị và tiến hành tổ chức phun thuốc sát trùng để
tránh lây lan tại trường tiểu học Huỳnh Văn Chí và trường Đức Trí.
Các hoạt động xã hội nhân đạo, từ thiện, giúp đỡ nhau trong cộng đồng dân
cư được thực hiện tốt. Trạm Y tế cùng phối hợp với Hội Chữ thập đỏ tổ chức
khám chữa bệnh miễn phí cho gia đình chính sách, người cao tuổi, gia đình
nghèo,… cho gần 753 lượt người nhân ngày 30/4, 27/7. Bên cạnh đó, Hội Chữ
thập đỏ hỗ trợ chống dột 4 căn nhà trị giá 12.000.000 đồng, thăm và tặng quà
cho 2 gia đình chính sách, trợ cấp thường xuyên cho 3 trường hợp, trợ cấp đột
xuất cho 55 trường hợp với số tiền 2.750.000 đồng, vận động nuôi heo đất được
18.855.000 đồng. Công tác hiến máu nhân đạo hàng năm đều đạt và vượt chỉ
tiêu trên giao, năm 2005 vận động được 94 ca, đạt 110% kế hoạch.
e. Văn hóa, thể dục thể thao
Hoạt động văn hoá, thông tin - truyền thanh được tăng cường tuyên truyền kịp
thời các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và nhiệm vụ
kinh tế - xã hội của Phường đến người dân.
Phong trào thể dục - thể thao phát triển cả bề rộng và chiều sâu, thu hút
nhiều đối tượng, lứa tuổi tham gia tập luyện.Trên địa bàn hiện có câu lạc bộ
TDTT. Công tác TDTT được duy trì tốt, phong trào toàn dân tham gia rèn luyện

15



thân thể được triển khai rộng khắp trong mọi tầng lớp nhân dân, các câu lạc bộ
được hình thành và duy trì tốt, có hiệu quả, thu hút các tầng lớp tham gia
thường xuyên tập TDTT đạt 30% dân số trên địa bàn Phường. Phường duy trì
hoạt động khu TDTT gồm 2 sân quần vợt, 1 nhà thi đấu, tổ chức các lớp học thể
dục nhịp điệu, lớp võ thuật, bóng bàn, cầu lông,… cho các em thiếu nhi
Phường; tạo một sân bãi cho 1 câu lạc bộ dưỡng sinh sinh hoạt mỗi buổi sang
tại khu thể thao.
Phối hợp với các ban ngành đoàn thể vận động nhân dân chấp hành các chủ
trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, tuyên truyền cổ động trực quan tại các
khu phố thông qua băng rôn, panô và khẩu hiệu về các nội dung trọng tâm trong
từng đợt hoạt động, vận động nhân dân treo cờ nhân các ngày lễ lớn, ngày Tết
cổ truyền dân tộc. Tổ chức đêm văn nghệ quần chúng nhân kỷ niệm 75 năm
ngày thành lập Đảng CSVN tại khu phố 3, thu hút 700 lượt người dự.
Tiếp tục quán triệt ý nghĩa, tầm quan trọng và phát huy những kết quả đạt
được trong thực hiện cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn
hóa”, Phường đã tập trung nâng cao chất lượng xây dựng hộ gia đình văn hóa,
đơn vị Văn minh – Sạch đẹp – An toàn và môi trường xanh, xây dựng Phường
không có tệ nạn mại dâm, ma túy tiến tới đăng ký xây dựng Phường đạt chuẩn
Phường văn hóa. Qua những năm thực hiện phong trào đã phát triển sâu rộng
đến từng khu phố, tổ dân phố và từng hộ dân. Kết quả đến nay đã có 4/4 khu
phố đăng ký xây dựng gia đình văn hóa; trong đó có 2/4 khu phố đăng ký Khu
phố xuất sắc và 2/4 khu phố đăng ký Khu phố văn hóa.
Bên cạnh đó, Phường đã thường xuyên lãnh đạo việc thực hiện công tác
kiểm tra, xử lý các hộ kinh doanh dịch vụ - văn hóa và bài trừ một số tệ nạn xã
hội, tiến hành kiểm tra, xử lý các trường hợp vi phạm. Trong năm 2005, Tổ
kiểm tra liên ngành 814 đã kiểm tra 70 lượt các dịch vụ ăn uống, các điểm buôn
bán băng đĩa nhạc, các dịch vụ trò chơi điện tử, massage,… Qua đó nhắc nhở
24 trường hợp, lập biên bản vi phạm hành chính 46 vụ, chuyển phòng VHTT
Quận xử phạt 24 vụ (gồm 12 quán café, 5 điện tử, 1 điểm internet, 5 điểm cho

thuê trò chơi điện tử), Phường ra 22 quyết định xử phạt vi phạm hành chính
(quán café, bida, hớt tóc, karaoke, quán ăn,…).
Hoạt động văn hóa thông tin được tập trung bằng nhiều cách nhằm tuyên
truyền các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, nhiệm vụ
chính trị địa phương cho nhân dân trên hệ thống loa cố định, xây dựng được nội
dung phát thanh phong phú.
Nhìn chung ý thức xây dựng đời sống văn hóa trong nhân dân đã có nhiều
chuyển biến rõ nét, môi trường văn hóa, xã hội địa phương ngày càng lành
mạnh, tệ nạn xã hội được đẩy lùi, phát huy tốt tinh thần đoàn kết gắn bó, tương
thân thương trợ trong nhân dân được phát huy.
f. Năng lượng
Phường Tân Thới Hòa được cung cấp điện từ lưới điện chung của thành
phố. Suất tiêu thụ bình quân đầu người thắp sáng khoảng 80 KWh/người/ngày,
trong đó lượng điện dành cho sinh hoạt dân dụng khoảng 130-140
KWh/người/năm. Số hộ được đặt công tơ điện chiếm 100% số hộ trong

16


phường.
Phường Tân Thới Hòa chủ yếu sử dụng nguồn điện từ trạm 110/15KV Chợ
Lớn, tận dụng được 5 trạm biến áp 15/0,4KV. Hiện có, đang tăng cường thêm
một số trạm biến áp mới để đáp ứng yêu cầu phụ tải.
Mật độ phân bố các trạm hạ thế khá dày đặc, hầu hết là trạm ngoài trời,
dùng máy 1 pha, công suất nhỏ. Lưới hạ áp thường bị câu móc, kém mỹ quan
và vi phạm hành lang an toàn. Ở các hẻm thường câu móc qua mái nhà sẽ đe
dọa tới sức khỏe và tính mạng của người dân.
g. Bưu chính viển thông
Trên địa bàn Phường có tổng số máy điện thoại khoảng 2.717 máy, 85% hộ
gia đình có đường dây điện thoại. Tuy nhiên mạng lưới bưu cục còn thưa chưa

đáp ứng cho nhu cầu chung của dân cư. Toàn phường chỉ có 7 trạm bưu điện.
Mạng lưới đường thư đã được mở rộng thêm nhiều, và có xe chuyên dùng,
mạng lưới phát hành báo chí cũng được phát triển với số lượng ngày càng tăng.
Những năm qua, hệ thống bưu điện Quận Tân Phú đã có sự đầu tư nhiều vào
cơ sở hạ tầng và các phương tiện kỹ thuật ngành, góp phần vào việc đảm bảo
thông tin liên lạc được thông suốt từ thành phố xuống đến Quận, phường, giúp
cho các hoạt động hành chính của phường cũng như sản xuất kinh doanh của
các nhà đầu tư một cách nhanh chóng, hiệu quả
h. Quốc phòng – An ninh
Triển khai thực hiện chương trình quốc gia phòng chống tội phạm, chương
trình mục tiêu 3 giảm (hình sự, ma túy, mại dâm) nhằm kép giảm phạm pháp
hình sự, lập lại trận tự đô thị- trật tự an toàn giao thông, phòng chống cháy nổ,
phát động và nâng cao chất lượng phòng trào Quần chúng bảo vệ an ninh tổ
quốc, toàn dân tham gia phát hiện, tố giác tội phạm.
Qua tập trung đồng bộ các biện pháp cùng với sự phối hợp giữa các đơn vị,
các ngành và sự tham gia tích cực của nhân dân trên địa bàn, kết quả thực hiện
công tác an ninh, quốc phòng trong những năm qua trên địa bàn Phường đã có
nhiều chuyển biến tích cực:
- Không còn đối tượng nghiện ma túy, chưa phát hiện đối tượng nghiện phát
sinh, đã thu gom 4 đối tượng nghiện sống lang thang giao cho trung tâm Bình
Triệu;
- Không có tụ điểm ăn chơi, sử dụng thuốc lắc;
- Kiểm tra, xử lý kiên quyết đối với các trường hợp vi phạm, không để phát
sinh tệ nạn xã hội ở các cơ sở kinh doanh dịch vụ;
- Số vụ vi phạm pháp luật hình sự giảm (năm 2004: 25 vụ, năm 2005: 21
vụ); tỷ lệ phá án đạt khá cao: khám phá 11 vụ trong đó có 10 vụ trộm xe, khám
phá 2 vụ - bắt 2 đối tượng, cướp giật tài sản 8 vụ, khám phá 7 vụ - bắt 9 đối
tượng; cưới tài sản 1 vụ khám phá 1 vụ, lừa đảo chiếm tài sản 1 vụ khám phá 1
vụ bắt 1 đối tượng.
Công tác hòa giải trong dân được củng cố thông qua xây dựng các tổ hòa

giải ở tổ dân phố, các trường hợp tranh chấp trong nhân dân đều được hòa giải,
không để tồn đọng kéo dài dẫn đến khiếu kiện phức tạp.

17


×