Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Chuẩn nghèo Việt Nam giai đoạn 2016 - 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (115.25 KB, 5 trang )

Nghèo đói là vấn đề luôn tồn tại trong bất kì mô ôt xã hô ôi nào, từ những nước
nghèo với nền kinh tế lạc hâ ôu cho đến những nền kinh tế phát triển vào loại bâ cô nhất trên
thế giới. Ở Viê ôt Nam từ khi đổi mới và tiến hành cải cách kinh tế năm 1986, đã có những
thành tựu kinh tế – xã hô ôi ấn tượng, tăng trưởng kinh tế ổn định và đạt được mô ôt số mục
tiêu quan trọng: Nâng cao mức sống của người dân; Giải quyết viê ôc làm; Xóa đói giảm
nghèo… Tuy vâ ôy, tỉ lê ô nghèo Viê ôt Nam hiê ôn vẫn ở mức cao. Thêm vào đó, khoảng cách
chênh lê ôch giàu nghèo giữa đô thị với nông thôn và ngay cả trong các vùng quê ngày
càng lớn. Mă cô dù đã có nhiều nỗ lực nhưng chính sách dành cho người nghèo vẫn còn
không ít bất câ ôp, tỉ lê ô câ ôn nghèo và nguy cơ tái nghèo cao. Vì thế, viê ôc nghiên cứu để
hoàn thiê ôn những chính sách vì người nghèo ở Viê ôt Nam là vấn đề cần thiết, có ý nghĩa
về mă ôt thực tiễn.
Việt Nam là một nước nghèo. Cả nước còn có 81 huyện thuộc 25 tỉnh có tỷ lệ hộ
nghèo trên 50%, trong đó bao gồm 54 huyện nghèo theo Nghị quyết 30a của Chính phủ.
Hiện có nhiều ý kiến khác nhau xung quanh khái niệm nghèo đói, song ý kiến chung nhất
cho rằng: Ở Việt Nam thì tách riêng đói và nghèo thành 2 khái niệm riêng biệt.
– Nghèo: là tình trạng một bộ phận dân cư chỉ có điều kiện thoả mãn một phần
những nhu cầu tối thiểu cơ bản của cuộc sống và có mức sống thấp hơn mức sống trung
bình của cộng đồng xét trên mọi phương diện.
– Đói: là tình trạng một bộ phận dân cư nghèo có mức sống dưới mức tối thiểu và
thu nhập không đủ đảm bảo nhu cầu vật chất để duy trì cuộc sống. Đó là các hộ dân cư
hàng năm thiếu ăn, đứt bữa từ 1 đến 3 tháng, thường vay mượn cộng đồng và thiếu khả
năng chi trả. Giá trị đồ dùng trong nhà không đáng kể, nhà ở dột nát, con thất học, bình
quân thu nhập dưới 13kg gạo/người/tháng (tương đương 45.000VND).
Qua các đánh giá trên, ta có thể đưa ra định nghĩa chung về nghèo đói: Đói nghèo
là tình trạng một bộ phận dân cư không có những điều kiện cơ bản về cuộc sống như
ăn, mặc, ở… Nâng cao sự hiểu biêt về các nguyên nhân gây ra nghèo đói nhằm có những
phương hướng và cách thức hành động đúng đắn để tấn công đẩy lùi nghèo đói, làm cho
chất lượng cuộc sống của người dân ngày càng tốt đẹp hơn.
Chuẩn nghèo là công cụ để đo tỷ lệ nghèo trong xã hội – một chỉ số quan trọng
phản ánh mức sống của xã hội về mặt thu nhập cá nhân. Tỷ lệ nghèo là tỷ lệ số hộ có thu
nhập dưới hoặc bằng chuẩn nghèo đối với toàn bộ số hộ trong quốc gia. Các cải cách


kinh tế - xã hội như phúc lợi xã hội và bảo hiểm thất nghiệp được tiến hành dựa trên
những phản ánh của các chỉ số như chuẩn nghèo và tỷ lệ nghèo.
Chuẩn nghèo Việt Nam là một tiêu chuẩn để đo lường mức độ nghèo của các hộ
dân tại Việt Nam. Chuẩn này khác với chuẩn nghèo bình quân trên thế giới.
Kết thúc một giai đoạn đánh giá tốc độ phát triển kinh tế - xã hội từ 2010 –
2015, Thủ tướng chính phủ đã có dự thảo Quyết định về việc ban hành tiêu chí và
mức chuẩn nghèo theo phương pháp tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016 –
2020.
Cụ thể, dựa vào các tiêu chí sau để xác định mức chuẩn nghèo:


1. Tiêu chí về thu nhập:
– Chuẩn mức sống tối thiểu: từ 1.3 triệu đồng/người/tháng trở xuống ở thành thị
và 1 triệu đồng/người/ tháng tại nông thôn.
– Chuẩn nghèo chính sách: từ 1 triệu đồng/người/tháng trở xuống tại thành thị và
800.000 đồng/người/ tháng tại nông thôn.
– Chuẩn mức sống trung bình: từ 1.95 triệu đồng/người/tháng trở xuống và 1.5
triệu đồng/người/tháng ở nông thôn.
2. Tiêu chí mức độ thiếu hụt tiếp cận dịch vụ xã hội cơ bản:
– Tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản về y tế, giáo dục, nhà ở, nước sạch và vệ
sinh, tiếp cận thông tin.
– Các chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt bao gồm: trình độ giáo dục của người lớn;
tình trạng đi học của trẻ em; tiếp cận các dịch vụ y tế; bảo hiểm y tế; chất lượng nhà ở;
diện tích nhà ở bình quân đầu người; nguồn nước sinh hoạt; hố xí/nhà tiêu hợp vệ sinh;
sử dụng dịch vụ viễn thông; tài sản phục vụ tiếp cận thông tin. Ngưỡng thiếu hụt đa chiều
đối với một hộ gia đình là từ 1/3 tổng điểm thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản
trở lên.
Dựa vào 2 tiêu chí trên để xác định mức chuẩn nghèo:
– Hộ nghèo: là hộ đáp ứng 1 trong 2 tiêu chí sau:
+ Có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ chuẩn nghèo chính sách trở xuống.

+ Có thu nhập bình quân đầu người/tháng cao hơn chuẩn nghèo chính sách đến
chuẩn mức sống tối thiểu và từ 1/3 tổng số điểm thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ
bản trở lên.
– Hộ cận nghèo: là hộ có thu nhập bình quân đầu người/tháng cao hơn chuẩn
nghèo chính sách đến chuẩn mức sống tối thiểu, và dưới 1/3 tổng số điểm thiếu hụt tiếp
cận các dịch vụ xã hội cơ bản.
– Hộ chưa tiếp cận đầy đủ các dịch vụ xã hội cơ bản: là hộ có thu nhập bình quân
đầu người/tháng cao hơn chuẩn mức sống tối thiểu và từ 1/3 tổng điểm thiếu hụt các dịch
vụ xã hội cơ bản trở lên.
– Hộ có mức sống dưới trung bình: là hộ có thu nhập bình quân đầu người/tháng
từ dưới chuẩn mức sống trung bình và cao hơn chuẩn mức sống tối thiểu.
Xác định mức chuẩn nghèo trên để thực hiện các chính sách giảm nghèo và an
sinh xã hội, làm cơ sở hoạch định các chính sách kinh tế - xã hội trong giai đoạn 2016 –
2020.
Đói nghèo là thực trạng phổ biến ở nông thôn Việt Nam. Xét về mặt kinh tế - xã
hội, hoạt động chủ yếu của cư dân nông thôn là làm nông nghiệp và thu nhập chính là từ
nông nghiệp. Cơ sở hạ tầng kinh tế và hạ tầng xã hội ở nông thôn thường có diện mạo
khác hơn và trình độ phát triển thấp hơn so với đô thị. Trình độ phát triển về dân trí, về tư
duy sản xuất hàng hóa và kinh tế thị trường của người dân nông thôn cũng thường thấp
kém hơn. Ngoài ra, những di sản văn hóa truyền thống, những phong tục tập quán cổ
truyền ở nông thôn rất phong phú thể hiện rõ ràng cách sống, lối sống riêng có của người
dân nông thôn so với đô thị. Những lối sống, cách sống và hoạt động sống của mỗi cộng
đồng dân cư khác nhau ở những vùng nông thôn khác nhau ít nhiều có sự khác nhau. Từ


đó, có thể hiểu nông thôn là khu vực không gian lãnh thổ mà ở đó cộng đồng cư dân
lấy sản xuất nông nghiệp làm hoạt động kinh tế chủ yếu, và sống chủ yếu dựa vào
nghề nông (nông, lâm, ngư nghiệp); có mật độ cư dân thấp và quần cư theo loại hình
làng xã, có cơ sở hạ tầng kém phát triển; trình độ dân trí, trình độ khoa học kĩ thuật
cũng như tư duy sản xuất hàng hóa và kinh tế thị trường là thấp kém hơn so với đô

thị, có những mối quan hệ bền chặt giữa các cư dân dựa trên bản sắc văn hóa, phong
tục tập quán cổ truyền, tín ngưỡng, tôn giáo...
Người ta phân biệt nông thôn với đô thị dựa trên nhiều tiêu chí khác nhau. Việc
này nhằm giúp cho việc hoạch định chiến lược phát triển nông thôn của nước ta. Ba
tiêu chí đặc biệt được chú ý đó là: quy mô, mật độ dân số và cơ cấu lao động theo
ngành. Việc phân biệt nông thôn và đô thị theo những tiêu chí nêu trên là mang tính
tương đối. Bởi vì giữa nông thôn và đô thị trong nhiều trường hợp không hoàn toàn tách
biệt nhau mà có sự xen ghép, nối tiếp nhau, chồng gối nhau về mặt không gian lãnh thổ,
đất đai, về địa bàn dân cư và về các hoạt động kinh tế - xã hội. Có các dạng nông thôn:
– Nông thôn cổ truyền: Bao gồm các làng xã, bản, buôn, sóc, chủ yếu mang tính
chất thuần nông, dân cư làm nghề nông là chủ yếu, hoạt động công nghiệp dịch vụ không
đáng kể; dân cư phân bố rải rác, phân tán.
– Nông thôn - đô thị: Trong vùng nông thôn có những đô thị nhỏ, thị trấn, các tụ
điểm dân cư tương đối tập trung. Ngoài hoạt động nông nghiệp còn có các hoạt động
công nghiệp dịch vụ dưới dạng các làng nghề, các cụm công nghiệp nhỏ và vừa.
Nguyên nhân nghèo ở Việt Nam: Có nhiều quan điểm về nguyên nhân gây ra
nghèo đói ở Việt Nam nhưng nói chung nghèo đói ở Việt Nam có nhiều nguyên nhân
khách quan và chủ quan như sau:
– Nguyên nhân lịch sử, khách quan:
+ Việt Nam là một nước nông nghiệp lạc hậu vừa trải qua một cuộc chiến tranh
lâu dài và gian khổ, cơ sở hạ tầng bị tàn phá, ruộng đồng bị bỏ hoang, bom mìn, nguồn
nhân lực chính của các hộ gia đình bị sút giảm do mất mát trong chiến tranh, thương tật,
hoặc phải xa gia đình để tham gia chiến tranh, học tập cải tạo trong một thời gian dài.
+ Chính sách nhà nước thất bại: Sau khi thống nhất đất nước việc áp dụng chính
sách tập thể hóa nông nghiệp, cải tạo công thương nghiệp và chính sách giá - lương - tiền
đã đem lại kết quả xấu cho nền kinh tế vốn đã ốm yếu của Việt Nam, làm suy kiệt toàn bộ
nguồn lực của đất nước và hộ gia đình ở nông thôn cũng như thành thị, lạm phát tăng cao
có lúc lên đến 700% năm.
+ Việc áp dụng chế độ sở hữu toàn dân, sở hữu nhà nước và tập thể các tư liệu sản
xuất chủ yếu trong một thời gian dài đã làm thui chột động lực sản xuất.

+ Việc huy động nguồn lực nông dân quá mức, ngăn sông cấm chợ đã làm cắt rời
sản xuất với thị trường, sản xuất nông nghiệp đơn điệu, công nghiệp thiếu hiệu quả,
thương nghiệp tư nhân lụi tàn, thương nghiệp quốc doanh thiếu hàng hóa làm thu nhập đa
số bộ phận giảm sút trong khi dân số tăng cao.
+ Lao động dư thừa ở nông thôn không được khuyến khích ra thành thị lao động,
không được đào tạo để chuyển sang khu vực công nghiệp, chính sách quản lý bằng hộ
khẩu đã dùng biện pháp hành chính để ngăn cản người nông dân di cư, nhập cư vào thành
phố: Theo quy định của Chính phủ, nhập cư bất hợp pháp sẽ không được đăng kí hộ
khẩu, do đó bị hạn chế trong việc tiếp cận đến các nguồn lực, các dịch vụ công cộng hay


hệ thống phúc lợi xã hội của địa phương nơi họ nhập cư, chẳng hạn như nhà ở cho người
nghèo hoặc người thu nhập thấp, vay vốn tín dụng để xóa đói giảm nghèo, con cái đi học
sẽ phải đóng tiền trái tuyến – một số tiền vượt qua khả năng chi trả của họ, dẫn đến con
cái những người này thường không được đến trường hay phải bỏ học sớm vì không có
tiền chi trả học phí. Mặt khác vì không có sổ hộ khẩu nên không thể đăng kí kinh doanh,
buôn bán. Để tồn tại buộc họ phải làm nhiều công việc khác nhau, thường là những công
việc nặng nhọc, không ổn định và tiền công thấp… Và hệ quả là một nhóm nghèo mới
được hình thành – nhóm những người nhập cư không được đăng kí hộ khẩu.
+ Thất nghiệp tăng cao trong một thời gian dài trước thời kỳ đổi mới do nguồn
vốn đầu tư thấp và thiếu hiệu quả vào các công trình thâm dụng vốn của Nhà nước.
– Nguyên nhân chủ quan: Sau hơn 30 năm đổi mới nền kinh tế đã đạt được một
số thành tựu nhưng số lượng người nghèo vẫn còn đông do các nguyên nhân khác như:
+ Sai lệch thống kê: do điều chỉnh chuẩn nghèo của Chính phủ lên cho gần với
chuẩn nghèo của thế giới (1USD/ngày) cho các nước đang phát triển làm tỷ lệ nghèo tăng
lên.
+ Việt Nam là nước nông nghiệp đến năm 2004 vẫn còn 74,1% dân sống ở nông
thôn trong khi tỷ lệ đóng góp của nông nghiệp trong tổng sản phẩm quốc gia thấp.
+ Người dân còn chịu nhiều rủi ro trong cuộc sống, sản xuất vẫn chưa có các thiết
chế phòng ngừa hữu hiệu, dễ tái nghèo trở lại như: thiên tai, dịch bệnh, sâu hại, tai nạn

lao động, tai nạn giao thông, thất nghiệp, rủi ro về giá sản phẩm đầu vào và đầu ra do
biến động của thị trường thế giới và khu vực như khủng hoảng về dầu mỏ làm tăng giá
đầu vào, rủi ro về chính sách thay đổi không lường trước được, rủi ro do hệ thống hành
chính kém minh bạch, quan liêu, tham nhũng.
+ Nền kinh tế phát triển không bền vững, tăng trưởng tuy khá nhưng chủ yếu là
do nguồn vốn đầu tư trực tiếp, vốn ODA, kiều hối, thu nhập từ dầu mỏ trong khi nguồn
vốn đầu tư trong nước còn thấp. Tín dụng chưa thay đổi kịp thời, vẫn còn ưu tiên cho vay
các doanh nghiệp nhà nước có hiệu quả thấp, không thế chấp, môi trường sớm bị hủy
hoại, đầu tư vào con người ở mức cao nhưng hiệu quả còn hạn chế, số lượng lao động
được đào tạo đáp ứng nhu cầu thị trường còn thấp, nông dân khó tiếp cận tín dụng ngân
hàng nhà nước.
+ Ở Việt Nam, sự nghèo đói và HIV/AIDS tiếp tục phá hủy tuổi thơ của trẻ em.
Các em không được thừa hưởng quyền có một tuổi thơ được thương yêu, chăm sóc và
bảo vệ trong mái ấm gia đình hoặc được khích lệ phát triển hết khả năng của mình. Khi
trưởng thành và trở thành cha mẹ, đến lượt con cái các em có nguy cơ bị tước đoạt các
quyền đó vì các hiểm họa đối với tuổi thơ lặp lại từ thế hệ này sang thế hệ khác.
+ Môi trường sớm bị hủy hoại trong khi đa số người nghèo lại sống nhờ vào nông
nghiệp.
+ Hiệu năng quản lý chính phủ thấp.
+ Đặc điểm cố hữu của người Việt: Lười nhác, trông chờ, tư duy nông nghiệp lạc
hậu, hạn hẹp, tầm nhìn ngắn, suy nghĩ phó thác, cầu may, tỵ nạnh, thờ ơ, làm việc thiếu
hiệu quả, năng suất lao động thấp, quản lý kém, không có tư duy kinh doanh, bạc nhược,
thiếu ý chí vươn lên, thiếu tự tin, thiếu bản lĩnh làm giàu, ham mê cờ bạc, rượu chè, say
xỉn và các thú vui khác...
+ Sự chênh lệch lớn giữa các vùng miền, thành thị và nông thôn, giữa các dân tộc
ở mức cao.


Một số đặc điểm của vùng nghèo đói:
– Nghèo đói phổ biến trong những hộ có thu nhập thấp và bấp bênh

– Nghèo đói tập trung ở các vùng có điều kiện sống khó khăn: Đa số người
nghèo sinh sống trong các vùng tài nguyên thiên nhiên rất nghèo nàn, điều kiện tự
nhiên khắc nghiệt như ở vùng núi, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc ít người
sinh sống. Do sự biến động của thời tiết (bão, lụt, hạn hán...) khiến cho các điều kiện
sinh sống và sản xuất của người dân càng thêm khó khăn. Đặc biệt, sự kém phát triển về
hạ tầng cơ sở của các vùng nghèo đã làm cho các vùng này càng bị tách biệt với các vùng
khác. Có tới 64% số người nghèo tập trung tại các vùng miền núi phía Bắc, Bắc Trung
Bộ, Tây Nguyên và Duyên hải miền Trung. Đói nghèo mang tính chất vùng rất rõ rệt.
Mặc dù dân số dân tộc ít người chỉ chiếm khoảng 14% tổng số dân cư song lại
chiếm tới 50% tổng số hộ nghèo cả nước; thu nhập bình quân của các hộ dân tộc
thiểu số chỉ bằng 1/6 thu nhập bình quân cả nước. Đa số người dân tộc ít người sinh
sống trong các vùng sâu, vùng xa, bị cô lập về mặt địa lý, văn hoá, thiếu điều kiện phát
triển về hạ tầng cơ sở và các dịch vụ xã hội cơ bản. Hàng năm số hộ tái đói nghèo trong
tổng số hộ vừa thoát khỏi nghèo vẫn còn lớn.
– Tốc độ giảm nghèo không đồng đều giữa các vùng và có xu hướng chậm lại.
Các vùng Tây Bắc, Bắc Trung Bộ và Tây Nguyên có tốc độ giảm nghèo nhanh nhất, song
đây cũng là những vùng có tỷ lệ hộ nghèo cao nhất.
– Ngoài ra, xuất hiện một số đối tượng nghèo mới ở những vùng đang đô thị hóa
và nhóm lao động nhập cư vào đô thị, họ thường gặp nhiều khó khăn hơn và phải chấp
nhận mức thu nhập thấp hơn lao động sở tại. Đây là những điều kiện cơ bản làm gia
tăng yếu tố tái nghèo và tạo ra sự không đồng đều trong tốc độ giảm nghèo giữa các
vùng.
Trong khi các vùng đô thị được hưởng lợi nhiều nhất từ các chính sách cải cách
và tăng trưởng kinh tế, thì tình trạng nghèo vẫn tồn tại dai dẳng ở nhiều vùng nông thôn
của Việt Nam và ở mức độ rất cao ở các vùng dân tộc thiểu số.
Nghèo không chỉ đơn giản là mức thu nhập thấp mà còn thiếu thốn trong việc tiếp
cận dịch vụ, như giáo dục, văn hóa, thuốc men, không chỉ thiếu tiền mặt, thiếu những
điều kiện tốt hơn cho cuộc sống mà còn thiếu thể chế kinh tế thị trường hiệu quả, trong
đó có các thị trường đất đai, vốn và lao động cũng như các thể chế nhà nước được cải
thiện có trách nhiệm giải trình và vận hành trong khuôn khổ pháp lý minh bạch cũng như

một môi trường kinh doanh thuận lợi. Mức nghèo còn là tình trạng đe dọa bị mất
những phẩm chất quý giá, đó là lòng tin và lòng tự trọng.
Trong thập kỷ tới đây nỗ lực của Việt Nam trong việc hội nhập với nền kinh tế
toàn cầu sẽ tạo ra nhiều cơ hội cho sự tăng trưởng, nhưng cũng đặt ra nhiều thách thức
đối với sự nghiệp giảm nghèo.



×