Tải bản đầy đủ (.pdf) (206 trang)

Nghiên cứu đánh giá đất phục vụ phát triển cam theo hướng hàng hoá vùng Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang (Luận án tiến sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.65 MB, 206 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

ĐẶNG MINH TƠN

NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ ĐẤT PHỤC VỤ
PHÁT TRIỂN CAM THEO HƯỚNG HÀNG HÓA
VÙNG HÀM YÊN, TỈNH TUYÊN QUANG

LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI

THÁI NGUYÊN - 2018


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

ĐẶNG MINH TƠN

NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ ĐẤT PHỤC VỤ
PHÁT TRIỂN CAM THEO HƯỚNG HÀNG HÓA
VÙNG HÀM YÊN, TỈNH TUYÊN QUANG
Ngành: Quản lý đất đai
Mã số: 9.85.01.03

LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI

Người hướng dẫn khoa học:

1. TS NGUYỄN VĂN TOÀN
2. GS.TS. ĐẶNG VĂN MINH



THÁI NGUYÊN - 2018


i
LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả
nghiên cứu đã được trình bày trong luận án là trung thực, khách quan và chưa từng
được ai công bố trên bất kỳ một Tạp chí khoa học nào ở trong và ngoài nước hoặc
đã sử dụng trong các luận văn, luận án để bảo vệ và nhận học vị.
Tôi cũng xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận án đã
được cám ơn, các thông tin trích dẫn trong luận án này đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Thái Nguyên, tháng 5 năm 2018
Tác giả luận án

Đặng Minh Tơn


ii
LỜI CẢM ƠN
Hoàn thành luận án này ngoài sự cố gắng của bản thân, tôi đã nhận được sự
quan tâm, giúp đỡ và động viên của nhiều tập thể, các nhà khoa học, đồng nghiệp và
bạn bè. Nhân dịp này tôi xin được bày tỏ lời cảm ơn đến tập thể các Thầy, Cô giáo
Khoa Quản lý Tài nguyên, Bộ phận đào tạo sau Đại học Phòng Quản lý đào tạo,
Ban Giám hiệu trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, Đại học Thái Nguyên đã
tạo mọi thuận lợi và tận tình giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và
hoàn thành luận án này.
Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Nguyễn Văn Toàn Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quy hoạch Nông nghiệp, Nông thôn và GS.TS.
Đặng Văn Minh - Phó Giám đốc Đại học Thái Nguyên, là những Thầy hướng dẫn

khoa học cho đề tài luận án, đã có định hướng về nội dung, phương pháp giải
quyết vấn đề trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành luận án này.
Tôi cũng xin được bày tỏ lời cảm ơn chân thành đến Ban giám đốc Sở Tài
Nguyên và Môi trường, Chi cục Quản lý Đất đai tỉnh Tuyên Quang đã tạo điều kiện
về thời gian để tôi hoàn thành luận án, Cảm ơn Uỷ ban nhân dân huyện Hàm Yên, Uỷ
ban nhân dân huyện Chiêm Hoá, các Phòng Ban chuyên môn của 2 huyện và các xã
nằm trong vùng cam Hàm Yên đã tạo thuận lợi cho tôi trong quá trình điều tra, thu
thập số liệu, tài liệu và thực hiện các nghiên cứu mô hình điểm của đề tài luận án.
Cuối cùng tôi xin cảm ơn bạn bè và những người thân đã luôn động viên,
khích lệ và tạo mọi điều kiện cả về vật chất để tôi hoàn thành luận án này.
Thái Nguyên, tháng 5 năm 2018
Tác giả luận án

Đặng Minh Tơn


iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................ i
LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................ii
MỤC LỤC ................................................................................................................. iii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ..................................................................................... vi
DANH MỤC BẢNG ............................................................................................... viii
DANH MỤC HÌNH ..................................................................................................xii
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài .......................................................................................... 1
2. Mục tiêu................................................................................................................... 2
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu .............................................................................. 3
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn................................................................................. 3
5. Đóng góp mới của Luận án ..................................................................................... 3

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU ....................................... 4
1.1.

Cơ sở lý luận về đánh giá đất đai, sử dụng đất nông nghiệp hiệu quả và
sản xuất nông sản hàng hoá .............................................................................. 4

1.1.1. Một số khái niệm về đất, đất đai, đánh giá đất ................................................. 4
1.1.2. Các phương pháp đánh giá, phân hạng đất đai trên thế giới và trong nước ........... 5
1.1.3. Một số vấn đề lý luận về sử dụng đất nông nghiệp hiệu quả bền vững và
tiêu chí đánh giá tính hiệu quả bền vững của sử dụng đất nông nghiệp
trên thế giới và Việt Nam ............................................................................... 11
1.1.4. Một số lý luận về sản xuất nông sản hàng hoá ở trong và ngoài nước ........... 15
1.2.

Hiện trạng sử dụng đất trồng cam và yêu cầu về đất đai của cây cam
trên thế giới và Việt Nam ............................................................................... 19

1.2.1. Hiện trạng sử dụng đất trồng cam trên thế giới và Việt Nam ........................ 19
1.2.2. Hiện trạng sử dụng đất trồng cam ở Việt Nam ............................................... 21
1.2.3. Những nghiên cứu về yêu cầu đất đai của cây cam trên thế giới và Việt Nam ....... 23
1.3.

Những nghiên cứu ứng dụng phương pháp đánh giá đất của FAO phục
vụ sản xuất cam theo hướng hàng hoá tại Việt Nam ..................................... 26

1.4.

Những nghiên cứu về đất và đánh giá đất phục vụ phát triển sản xuất
cam hàng hoá trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang................................................ 32



iv
1.5.

Những nhận xét rút ra từ tổng quan các vấn đề nghiên cứu đã có và vấn
đề cần nghiên cứu ........................................................................................... 35

CHƯƠNG 2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................... 37
2.1.

Nội dung nghiên cứu ...................................................................................... 37

2.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội có liên quan đến sử dụng đất trồng
cam theo hướng sản xuất hàng hoá trên địa bàn huyện Hàm Yên ................. 37
2.1.2. Đánh giá hiện trạng và hiệu quả sử dụng đất trồng cam, các loại sử
dụng đất có khả năng chuyển đổi sang trồng cam ......................................... 37
2.1.3. Đánh giá khả năng thích hợp của đất đai với cây cam trên địa bàn vùng
Hàm Yên ........................................................................................................ 37
2.1.4. Kết quả đánh giá mô hình sử dụng đất trồng cam có mức độ thích hợp
đất đai khác nhau tại vùng Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang .............................. 37
2.1.5. Đề xuất phát triển cam theo hướng hàng hoá đến năm 2030 và giải
pháp phát triển trên địa bàn vùng Hàm Yên .................................................. 38
2.2.

Phương pháp nghiên cứu ................................................................................ 38

2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu, tài liệu thứ cấp ............................................... 38
2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp .............................................................. 38
2.2.3. Phương pháp đánh giá hiệu quả sử dụng đất.................................................. 39
2.2.4. Phương pháp xây dựng các bản đồ đơn tính phục vụ xây dựng bản đồ

đơn vị đất đai và phân hạng mức độ thích hợp của đất đai với cây cam ....... 43
2.2.5. Phương pháp theo dõi mô hình ...................................................................... 46
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .............................. 47
3.1.

Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội có liên quan đến sử dụng đất trồng
cam theo hướng sản xuất hàng hoá trên địa bàn huyện Hàm Yên ................. 47

3.1.1. Điều kiện tự nhiên .......................................................................................... 47
3.1.2. Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội ............................................................. 53
3.1.3. Nhận xét chung............................................................................................... 60
3.2.

Đánh giá hiện trạng và hiệu quả sử dụng đất trồng cam, các loại sử
dụng đất có khả năng chuyển đổi sang trồng cam ......................................... 61

3.2.1. Hiện trạng sử dụng đất trồng cam và các loại sử dụng đất có khả năng
chuyển đổi sang trồng cam ............................................................................. 61
3.2.2. Hiệu quả của sử dụng đất trồng cam và các LUT có khả năng chuyển
đổi sang trồng cam ......................................................................................... 66


v
3.2.3. Một số tồn tại và khó khăn trong sản xuất cam theo hướng hàng hoá
trên địa bàn vùng Hàm Yên............................................................................ 85
3.2.4. Nhận xét chung............................................................................................... 97
3.3.

Đánh giá khả năng thích hợp của đất đai với cây cam trên địa bàn
vùng Hàm Yên ............................................................................................... 98


3.3.1. Các nhóm đất, loại đất chính, phân bố và tính chất ....................................... 98
3.3.2. Xây dựng bản đồ đơn vị đất đai ................................................................... 104
3.3.3. Phân hạng khả năng thích hợp của đất đai với trồng cam trên địa bàn
vùng Hàm Yên ............................................................................................. 113
3.3.4. Nhận xét chung ............................................................................................. 119
3.4.

Kết quả đánh giá mô hình sử dụng đất trồng cam có mức độ thích hợp
đất đai khác nhau tại vùng Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang ............................ 120

3.4.1. Mô hình trồng cam trên đất rất thích hợp của nhà ông Lộc Văn Nhém,
thôn 2 Thuốc Thượng, xã Tân Thành, huyện Hàm Yên .............................. 120
3.4.2. Mô hình trồng cam trên đất thích hợp nhà ông Vũ Văn Thành thôn 4
xã Bằng Cốc, huyện Hàm Yên................................................................... 123
3.4.3. Mô hình trồng cam trên đất ít thích hợp của ông Bàn Thái Dương, xã
Minh Hương, Hàm Yên................................................................................ 127
3.4.4. Nhận xét chung ............................................................................................. 130
3.5.

Đề xuất phát triển cam theo hướng hàng hoá đến năm 2030 và giải pháp
phát triển trên địa bàn vùng Hàm Yên ......................................................... 130

3.5.1. Đề xuất phát triển cam theo hướng hàng hoá đến năm 2030 ........................ 130
3.5.2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất trồng cam theo hướng
sản xuất hàng hoá ......................................................................................... 135
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .............................................................................. 144
1. Kết luận ............................................................................................................... 144
2. Kiến nghị ............................................................................................................. 146
DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN

LUẬN ÁN .................................................................................................... 147
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 148
PHỤ LỤC


vi
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
AHP

Analytic hierarchy process - Phương pháp phân tích thứ bậc

BTNMT

Bộ Tài nguyên và Môi trường

BVTV

Bảo vệ thực vật

CHN

Đất cây hàng năm

CLĐ

Công lao động

CLN

Đất cây lâu năm


CPTG

Chi phí trung gian

ĐBSCL

Đồng bằng sông Cửu Long

ĐBSH

Đồng bằng sông Hồng

DTĐ

Diện tích đất

DTTN

Diện tích tự nhiên

ĐVĐĐ

Đơn vị đất đai

DVP

Dịch vụ phí

FAO


Tổ chức lương thực và nông nghiệp Liên hiệp quốc

GCNQSD

Giấy chứng nhận quyền sử dụng

GIS

Hệ thống thôn tin địa lý

GTGT

Giá trị gia tăng

GTGT

Giá trị gia tăng

GTNC

Giá trị ngày công

GTSP

Giá trị sản phẩm

GTSX

Giá trị sản xuất


HQĐV

Hiệu quả đồng vốn

HQKT

Hiệu quả kinh tế

HQMT

Hiệu quả môi trường

HQTH

Hiệu quả tổng hợp

HQXH

Hiệu quả xã hội

HTX

Hợp tác xã

KC

Khuyến cáo

KTCB


Kiến thiết cơ bản


vii


Lao động

MCE

Multi Criteria Evaluation - Phương pháp đánh giá đa chỉ tiêu

NKH

Đất nông nghiệp khác

NN

Nông nghiệp

NN&PTNT

Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

QCVN

Quy chuẩn Việt Nam

RSX


Đất rừng sản xuất

SXNN

Sản xuất nông nghiệp

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

TDMNBB

Trung du miền núi Bắc bộ

TKNN

Thiết kế nông nghiệp

TNHH

Thu nhập hỗn hợp

TPHCM

Thành phố Hồ Chí Minh

UBND

Ủy ban nhân dân


VC

Chi phí vật chất


viii
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1.

Diện tích đất sử dụng đất và kết quả sản xuất cam của thế giới và
châu lục giai đoạn 2005-2013 ............................................................... 20

Bảng 1.2.

Khối lượng, Kim ngạch xuất khẩu cam của thế giới và các châu
lục giai đoạn 2005-2013 ........................................................................ 21

Bảng 1.3.

Thống kê diện tích đất trồng cam, quýt, năng suất, sản lượng ở Việt
Nam giai đoạn 2010 - 2015 .............................................................................. 22

Bảng 1.4.

Yêu cầu về khí hậu và ngưỡng phân cấp theo mức độ thích hợp của
cây cam............................................................................................................... 24

Bảng 1.5.


Yêu cầu về đặc tính vật lý, mảnh vụn thô, độ sâu tầng đất và độ
phì theo mức độ thích hợp của cây cam ................................................ 25

Bảng 2.1.

Phân cấp đánh giá chỉ tiêu hiệu quả kinh tế của các kiểu sử dụng
đất trên địa bàn vùng cam Hàm Yên ..................................................... 40

Bảng 2.2.

Phân cấp đánh giá hiệu quả xã hội của sản xuất cam vùng cam huyện
Hàm Yên ............................................................................................................ 41

Bảng 2.3.

Phân cấp đánh giá hiệu quả môi trường trồng cam vùng Hàm Yên ........... 42

Bảng 3.1.

Tình hình biến động dân số qua một số năm ......................................... 56

Bảng 3.2.

Một số chỉ tiêu so sánh về dân số của vùng cam Hàm Yên .................. 57

Bảng 3.3.

Tình hình lao động, việc làm và thu nhập và việc làm tại vùng
nghiên cứu ......................................................................................................... 58


Bảng 3.4.

Hiện trạng sử dụng đất vùng cam Hàm Yên ......................................... 61

Bảng 3.5.

Hiện trạng, biến động sử dụng đất trồng cam và kết quả sản xuất
giai đoạn 2005- 2015 ............................................................................. 62

Bảng 3.6.

Hiện trạng sử dụng đất trồng cam và các loại, kiểu sử dụng đất
có khả năng chuyển đổi sang trồng cam trên địa bàn vùng Hàm
Yên năm 2015........................................................................................ 65

Bảng 3.7.

Kết quả tổng hợp ý kiến của chuyên gia đánh giá mức độ quan
trọng của từng chỉ tiêu trong nhóm tiêu chí hiệu quả kinh tế ................ 67

Bảng 3.8.

Ma trận so sánh tổng hợp đối với các chỉ tiêu về hiệu quả kinh tế
và trọng số của các chỉ tiêu.................................................................... 67


ix
Bảng 3.9.

Phân cấp hiệu quả kinh tế của trồng cam và các loại sử dụng,

kiểu sử dụng đất có khả năng chuyển đổi sang trồng cam vùng
Hàm Yên ................................................................................................ 68

Bảng 3.10. Kết quả tổng hợp ý kiến của chuyên gia đánh giá mức độ quan
trọng của từng chỉ tiêu trong tiêu chí xã hội .......................................... 71
Bảng 3.11. Ma trận so sánh tổng hợp đối với các chỉ tiêu về hiệu quả xã hội
và trọng số của các chỉ tiêu.................................................................... 71
Bảng 3.12. Phân cấp hiệu quả xã hội của trồng cam và các loại sử dụng gắn
với kiểu sử dụng đất có khả năng chuyển đổi sang trồng cam
vùng Hàm Yên ....................................................................................... 72
Bảng 3.13. Tổng hợp kết quả điều tra về tỷ lệ thời gian che phủ của các loại
sử dụng, kiểu sử dụng đất vùng Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang ............. 74
Bảng 3.14. Hiện trạng một số tính chất hoá học của các loại đất dưới các
loại sử dụng đất khác nhau tại vùng Hàm Yên ...................................... 76
Bảng 3.15. Phân cấp đánh giá một số tính chất của đất dưới các loại sử dụng
đất tại vùng Hàm Yên ............................................................................ 78
Bảng 3.16. Lượng phân bón thực tế sử dụng cho cây trồng so với khuyến
cáo trên địa bàn vùng Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang ............................. 79
Bảng 3.17. Lượng thuốc bảo vệ thực vật thực tế sử dụng so với khuyến cáo
vùng Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang ....................................................... 80
Bảng 3.18. Kết quả tổng hợp ý kiến của chuyên gia đánh giá mức độ quan
trọng của từng chỉ tiêu trong nhóm tiêu chí hiệu quả môi trường ......... 81
Bảng 3.19. Ma trận so sánh tổng hợp đối với các chỉ tiêu về hiệu quả môi
trường và trọng số của các chỉ tiêu ........................................................ 81
Bảng 3.20. Phân cấp hiệu quả môi trường của sử dụng đất trồng cam và các loại
sử dụng đất, kiểu sử dụng đất có khả năng chuyển đổi sang trồng
cam vùng Hàm Yên ................................................................................ 82
Bảng 3.21. Kết quả điều tra lấy ý kiến chuyên gia về tầm quan trọng của các tiêu
chí trong phát triển bền vững của các loại sử dụng, kiểu sử dụng đất
vùng Hàm Yên ........................................................................................ 83



x
Bảng 3.22. Ma trận so sánh tổng hợp đối với các tiêu chí tính bền vững của
các kiểu sử dụng đất vùng Hàm Yên ..................................................... 84
Bảng 3.23. Tính bền vững của trồng cam so với các LUT và kiểu sử dụng
đất có khả năng chuyển sang trồng cam hoặc cạnh tranh về đất
vùng Hàm Yên ....................................................................................... 84
Bảng 3.24. Tình trạng chặt phá rừng để trồng cam và các mục đích khác .............. 86
Bảng 3.25. Kết quả điều tra về hiện trạng áp dụng các biện pháp kỹ thuật
trong sản xuất cam ................................................................................. 87
Bảng 3.26. Hiện trạng sử dụng phân bón cho 1 ha cam thời kỳ kinh doanh
tại vùng cam Hàm Yên .......................................................................... 89
Bảng 3.27. Liều lượng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất cam tại
vùng cam Hàm Yên ............................................................................... 90
Bảng 3.28. Các loại sâu hại cam và biện pháp phòng trừ tại vùng Hàm Yên ......... 91
Bảng 3.29. Các loại bệnh hại cam và biện pháp phòng trừ tại vùng Hàm Yên ....... 92
Bảng 3.30. Thời điểm bán cam và lý do chọn thời điểm bán cam .......................... 94
Bảng 3.31. Kết quả điều tra về điều kiện giao thông đến vườn cam ....................... 95
Bảng 3.32. Nhu cầu vay vốn của người dân ............................................................ 96
Bảng 3.33. Thực trạng nguồn nhân lực sản xuất cam vùng nghiên cứu .................. 96
Bảng 3.34. Nhu cầu về tập huấn kỹ thuật trồng và chăm sóc cam .......................... 97
Bảng 3.35. Tổng hợp diện tích nhóm đất, loại đất trên địa bàn vùng Hàm Yên ......... 99
Bảng 3.36. Diện tích và đặc tính của các đơn vị đất đai vùng Hàm Yên .............. 112
Bảng 3.37. Yêu cầu sử dụng đất đai của cây cam sành ......................................... 114
Bảng 3.38. Kết quả phân hạng mức độ thích hợp của đất đai với cây cam
theo xã, huyện của vùng Hàm Yên ...................................................... 114
Bảng 3.39. Khả năng thích hợp của đất đai theo hiện trạng đã trồng cam ............ 116
Bảng 3.40. Hiệu quả kinh tế mô hình trồng cam trên đất thích hơp tại nhà
ông Lộc Văn Nhém ............................................................................. 121

Bảng 3.41. Hiệu quả xã hội mô hình trên đất rất thích hơp trồng cam tại nhà
ông Lộc Văn Nhém ............................................................................. 122


xi
Bảng 3.42. Một số tính chất hoá học và kim loại nặng của đất trồng cam trong
mô hình tại thời điểm tháng 1 năm 2015 và tháng 1 năm 2017 ............... 123
Bảng 3.43. Hiệu quả kinh tế mô hình trồng cam trên đất thích hợp nhà ông
Vũ Văn Thành, xã Bằng Cốc, huyện Hàm Yên .................................. 125
Bảng 3.44. Hiệu quả xã hội mô hình cam trên đất thích hợp tại nhà ông Vũ
Văn Thành xã Bằng Cốc...................................................................... 125
Bảng 3.45. Một số tính chất hoá học và kim loại nặng của đất trồng cam trong
mô hình tại thời điểm tháng 1 năm 2015 và tháng 1 năm 2017 ............... 126
Bảng 3.46. Hiệu quả kinh tế mô hình trồng cam trên đất ít thích hợp nhà ông
Bàn Thái Dương, xã Minh Hương ...................................................... 128
Bảng 3.47. Hiệu quả xã hội mô hình cam trên đất ít thích hợp tại nhà ông
Bàn Thái Dương xã Minh Hương, Hàm Yên ...................................... 128
Bảng 3.48. Kết quả theo dõi một số tính chất trước hoá học và kim loại nặng của
đất ít thích hợp trồng cam tại mô hình nhà ông Bàn Thái Dương ............ 129
Bảng 3.49. Đề xuất diện tích đất trồng cam theo hiện trạng đến năm 2030
từng xã, huyện và toàn vùng Hàm Yên ............................................... 133
Bảng 3.50. Đề xuất diện tích mở rộng trồng cam theo mức độ thích hợp đến
từng xã, huyện và toàn vùng Hàm Yên ............................................... 134


xii
DANH MỤC HÌNH

Hình 3.1.


Sơ đồ hành chính vùng cam Hàm Yên .................................................. 47

Hình 3.2.

Biểu đồ nhiệt độ trung bình tháng từ năm 2005-2015 tại Trạm khí
tượng Hàm Yên và Trạm Khí tượng Chiêm Hóa .................................. 49

Hình 3.3.

Biểu đồ lượng mưa trung bình theo tháng từ năm 2005-2015 tại
trạm Hàm Yên và Trạm khí tượng Chiêm Hóa ..................................... 50

Hình 3.4.

Biểu đồ cơ cấu kinh tế vùng Hàm Yên năm 2010 và 2015 ................... 53

Hình 3.5.

Kênh tiêu thụ cam trên địa bàn vùng cam Hàm Yên ............................ 93

Hình 3.6.

Hình ảnh mô hình trồng cam của ông Lộc Văn Nhém........................ 120

Hình 3.7.

Hình ảnh mô hình trồng cam của ông Vũ Văn Thành ........................ 124

Hình 3.8.


Hình ảnh mô hình trồng cam của ông Bàn Thái Dương ..................... 127


1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam là một trong những nước có khí hậu đa dạng bao gồm cả khí
hậu nhiệt đới, á nhiệt đới nên thích hợp với phát triển cây ăn quả nói chung và
cây cam nói riêng. Do vậy sản xuất cam đã có những bước tiến rõ rệt, ngoài việc
cung cấp loại quả có giá trị dinh dưỡng cho nhu cầu tiêu dùng trong nước còn
tham gia tích cực và có hiệu quả vào thị trường xuất khẩu, kim ngạch xuất khẩu
rau quả, trong đó quả là sản phẩm chủ yếu trong 3 năm gần đây đều đạt trên một
tỷ đô la Mỹ, riêng 6 tháng đầu năm 2016, giá trị xuất khẩu quả đạt mức kỷ lục,
trên dưới 1,2 tỷ đô la, được liệt vào nhóm 10 loại sản phẩm nông nghiệp có vị trí
xuất khẩu hàng đầu của Việt Nam.
Theo thống kê năm 2015 diện tích trồng cam của cả nước có 67,9 nghìn ha,
năng suất trung bình đạt 12,52 tấn/ha và sản lượng đạt 579,5 nghìn tấn. Cùng với
nhiều loại nông sản khác, cam đã được trồng thành những vùng chuyên canh lớn,
tập trung mang tính hàng hoá như vùng cam Hà Giang, Cao Phong, Hoà Bình, cam
Vinh tỉnh Nghệ An ở phía Bắc và tại phía Nam, cam được trồng nhiều ở Vĩnh Long,
Tiền giang, Bến Tre thuộc ĐBSCL [48]. Sự phát triển của các vùng cam nói chung
và cam sành nói riêng đã gắn liền với địa danh của làng, bản hoặc huyện hay tỉnh.
Chính những điều kiện địa lý đặc trưng bao gồm cả thổ nhưỡng, khí hậu và tập quán
canh tác tạo cho cam có đặc tính chất lượng riêng biệt của vùng đất ấy, cho giá trị
sản phẩm cao hơn so với cùng loại nên đã góp phần vào việc phát triển kinh tế, xã
hội của từng địa phương nói riêng và cả nước nói chung. Tuy nhiên sản xuất cam
vẫn còn hạn chế, chưa khai thác hết quỹ đất nên quy mô còn nhỏ, manh mún, hiệu
quả sản xuất còn thấp chưa tương xứng với tiềm năng.
Vùng cam sành ở Hàm Yên cũng đã được nhiều người biết đến với thương hiệu
“cam sành Hàm Yên” là một trong 10 loại quả nổi tiếng ở Việt Nam. Đây là vùng có

điều kiện sinh thái phù hợp với trồng cam và đã được xác định ở 20 xã, trong đó có 18
xã thuộc huyện Hàm Yên và 2 xã thuộc huyện Chiêm Hoá. Diện tích tự nhiên toàn
vùng có 108.123,48 ha. Trong đó đất nông nghiệp có 100.213,90 ha, chiếm 92,68%
tổng diện tích đất tự nhiên. Trong đất nông nghiệp thì đất sản xuất nông nghiệp có


2
18.660,02 ha; đất lâm nghiệp 80.784,47 ha còn lại là các loại đất khác. Mặc dù cây cam
đã được xác định là cây trồng chủ lực, cây làm giàu cho nhiều hộ gia đình, mỗi năm
thu nhập trên dưới 500 triệu đồng nhưng đến nay mới chỉ giới hạn ở 17 xã, trong đó
15/18 xã ở huyện Hàm Yên và 2 xã thuộc huyện Chiêm Hoá. So với cả nước, vùng
cam Hàm Yên có diện tích lớn thứ 3 nhưng năng suất thấp hơn năng suất trung bình
của cả nước và sản lượng chỉ đứng thứ 14. Diện tích cam tuy lớn nhưng manh mún
chưa hình thành vùng sản xuất hàng hoá lớn, và chất lượng của các vườn cam khác
nhau nên giá tiêu thụ cũng có sự khác biệt đáng kể. Nguyên nhân của tình trạng nói
trên là do sự hình thành vùng cam hoàn toàn tự phát dựa trên những kinh nghiệm của
người dân. Chính vì vậy năm 2014, Uỷ ban nhân tỉnh Tuyên Quang đã có Quyết định
số 388/QĐ-UB Phê duyệt Đề án phát triển vùng cam sành tỉnh Tuyên Quang giai đoạn
2014 đến năm 2020” [37] với mục tiêu đến năm 2020 sẽ hình thành được vùng cam
cam sành với quy mô 5000 ha nhưng chỉ dựa vào kết quả điều tra, phân loại và lập bản
đồ đất do Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp tiến hành năm 2012 mà chưa tính
đến các điều kiện về khí hậu và điều kiện nước tưới, trong khi đó đây là vùng có điều
kiện sinh thái rất đa dạng, chưa xác định dược khả năng thích hợp của đất đai với trồng
cam. Do vậy nhiều vấn đề đặt ra là quy mô diện tích đất trồng cam có mức thích hợp
của cả vùng là bao nhiêu, trồng ở những xã nào và quy mô diện tích có mức thích hợp
tối đa có thể phát triển? Mặt khác để phát triển cam theo hướng hàng hóa cần những
giải pháp gì? Để giải quyết những vấn đề nêu trên, đề tài: “Nghiên cứu đánh giá đất
phục vụ phát triển cam theo hướng hàng hoá vùng Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang”
đã được lựa chọn để thực hiện.
2. Mục tiêu

2.1. Mục tiêu chung
Đánh giá được mức độ thích hợp của đất đai và đề xuất sử dụng đất trồng
cam theo hướng sản xuất hàng hoá gắn với các giải pháp thực hiện tại vùng Hàm
Yên đến năm 2030.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá được hiện trạng và hiệu quả sử dụng đất trồng cam, các loại sử dụng
đất nông nghiệp có khả năng chuyển đổi sang trồng cam trên địa bàn vùng Hàm Yên;


3
- Đánh giá được mức độ thích hợp của đất đai với trồng cam trên địa bàn
vùng Hàm Yên;
- Đề xuất sử dụng đất cho trồng cam theo hướng sản xuất hàng hóa đến năm
2030 và các giải pháp thực hiện.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đất trồng cam, các loại đất có khả năng chuyển đổi sang đất trồng cam và
những vấn đề có liên quan đến sản xuất cam theo hướng hàng hoá.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: Các xã thuộc huyện Hàm Yên và 2 xã thuộc huyện
Chiêm Hoá là Trung Hà và Hà Lang (gọi tắt là vùng Hàm Yên).
- Phạm vi thời gian: Các số liệu thu thập về sản xuất cam từ 2005 đến 2015.
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
- Ý nghĩa khoa học: Hoàn thiện cơ sở khoa học lựa chọn chỉ tiêu đánh giá đất
cho cây cam trên bản đồ tỉ lệ 1/25.000.
- Ý nghĩa thực tiễn: Cung cấp bộ dữ liệu cho việc lập quy hoạch sử dụng đất
phát triển cam theo hướng sản xuất hàng hóa.
- Những đề nghị sử dụng kết quả nghiên cứu của luận án: Các kết quả nghiên cứu
của luận án phục vụ đề xuất sử dụng đất trồng cam theo hướng hàng hoá tại vùng Hàm
Yên và các vùng có điều kiện sinh thái tương tự tại vùng Trung du miền núi Bắc Bộ.

5. Đóng góp mới của Luận án
- Đã xác định rõ diện tích đất thích hợp trồng cam theo hướng hàng hóa và
những giải pháp cho phát triển cam vùng Hàm Yên tỉnh Tuyên Quang.
- Xây dựng được bộ dữ liệu về đất đai bao gồm cả dữ liệu không gian và dữ
liệu thuộc tính phục vụ công tác quản lý chất lượng đất và chỉ đạo sản xuất cam
theo hướng hàng hóa.


4
Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
1.1. Cơ sở lý luận về đánh giá đất đai, sử dụng đất nông nghiệp hiệu quả và sản
xuất nông sản hàng hoá
1.1.1. Một số khái niệm về đất, đất đai, đánh giá đất
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2009) [11], Nguyễn Thế
Đặng, Đặng Văn Minh (2014) [18] đất (Soils) hay “lớp phủ thổ nhưỡng” là phần
trên cùng của vỏ phong hoá trái đất, là thể tự nhiên đặc biệt được hình thành do tác
động tổng hợp của 5 yếu tố gồm sinh vật, khí hậu, đá mẹ, địa hình và thời gian (tuổi
tương đối). Những đất đã sử dụng có tác động của con người nên được xếp yếu tố
thứ 6. Đất có ý nghĩa vô cùng quan trọng không chỉ đối với sản xuất nông nghiệp
mà còn đối với toàn bộ hoạt động của các ngành như xây dựng, giao thông, ngư
nghiệp, diêm nghiệp…
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2009) [11], Bộ Khoa học và
Công nghệ (2012) [5], Nguyễn Ngọc Nông và cs (2014) [31], Đất đai được định
nghĩa là một vùng đất có ranh giới, vị trí, diện tích cụ thể có các thuộc tính tương
đối ổn định hoặc thay đổi nhưng có tính chu kỳ, có thể dự đoán được, có thể ảnh
hưởng tới việc sử dụng đất trong hiện tại và tương lai của các yếu tố tự nhiên, kinh
tế, xã hội như: thổ nhưỡng, khí hậu, địa hình, địa mạo, địa chất, thuỷ văn, thực vật,
động vật cư trú và hoạt động sản xuất của con người.
Đánh giá đất đai được Dent.D, Yuong.A (1987) [66] định nghĩa “Đánh giá

đất đai là quá trình đoán định tiềm năng của đấtđai cho một hoặc một số loại sử
dụng đất đai đã được lựa chọn. FAO, 1976 [67], Đào Châu Thu, Nguyễn Khang
(1998) [51], Bộ khoa học và Công Nghệ (2012) [5], Nguyễn Ngọc Nông và cs
(2014) [31] cũng thống nhất với định nghĩa trên nhưng nêu cụ thể hơn “Đánh giá
đất đai là quá trình so sánh, đối chiếu những tính chất vốn có của vạt đất cần đánh
giá với những tính chất đất đai theo yêu cầu của đối tượng sử dụng”.
Theo học thuyết sinh thái học cảnh quan (Landscape Ecology) thì coi đất đai
là vật mang (Carreer) của hệ sinh thái (EcoSystems). Trên quan điểm này,
Brinkman.R and Smyth A.J (1973) [64] định nghĩa đánh giá phân hạng đất đai như


5
sau: “Một vạt đất xác định về mặt địa lý là một diện tích bề mặt của trái đất với
những thuộc tính tương đối ổn định hoặc thay đổi có tính chất chu kỳ có thể dự
đoán được của sinh quyển bên trên, bên trong và bên dưới nó như là: không khí, đất
(Soils), điều kiện địa chất, thủy văn, thực vật và động vật cư trú, những hoạt động
hiện nay và trước đây của con người, ở chừng mực mà những thuộc tính này có ảnh
hưởng có ý nghĩa tới việc sử dụng vạt đất đó của con người hiện tại và trong tương
lai”. Như vậy đánh giá, phân hạng đất đai phải được xem xét trên phạm vi rất rộng,
bao gồm cả không gian, thời gian, tự nhiên, kinh tế và xã hội. Đặc điểm của đất đai
được sử dụng trong đánh giá phân hạng đất là những tính chất của đất đai có thể đo
lường hoặc ước lượng được. Tuy có rất nhiều đặc điểm nhưng chỉ lựa chọn ra
những đặc điểm chính có tác động trực tiếp và có ý nghĩa tới đất đai của vùng
nghiên cứu. Trong đánh giá, phân hạng đất, thổ nhưỡng (Soils) là thành phần đặc
biệt quan trọng, nhưng còn bao hàm cả các lĩnh vực tự nhiên, kinh tế xã hội khác.
Vì vậy cần phải có sự kết hợp liên ngành.
Từ những bước sơ khai, ngành khoa học đánh giá đất đai đã dần dần trưởng
thành và hoàn thiện cả về lý luận và thực tiễn. Từ năm 1978, công tác đánh giá đất
đai đã được biên chế thành một tổ thuộc Hội đồng chuyên ngành: Công nghệ về đất
của Hội đồng khoa học đất quốc tế (Trần Kông Tấu và cs 1991) [40].

1.1.2. Các phương pháp đánh giá, phân hạng đất đai trên thế giới và trong nước
Theo Viện Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp (1980) [55] cho thấy, việc
đánh giá đất đai tùy theo mục đích và điều kiện cụ thể, mỗi nước đã đề ra nội dung,
phương pháp đánh giá đất riêng cho quốc gia mình nhưng tựu chung có hai khuynh
hướng chính gồm: Đánh giá đất theo điều kiện tự nhiên có xem xét đến những điều
kiện kinh tế xã hội và đánh giá kinh tế đất có xem xét đến những điều kiện tự nhiên.
Tuy nhiên dù áp dụng phương pháp nào thì cũng cần phải lấy đất làm nền hay cơ sở
và loại sử dụng đất đai cụ thể để đánh giá, phân hạng. Kết quả được thể hiện bằng
các bản đồ, báo cáo và các số liệu thống kê.
Theo Tổng cục quản lý ruộng đất (1981) [47] tại Liên Xô cũ, theo quyết định
của Chính phủ, công tác đánh giá đất đai được tiến hành trên toàn liên bang và do
Bộ nông nghiệp chủ trì (Bộ nông nghiệp Liên Xô -1980) [9]. Mục đích chính của


6
đánh giá đất đai là: (1) Xác định hiệu quả kinh tế sử dụng đất đai; (2) Đánh giá và
so sánh hoạt động kinh doanh của các xí nghiệp nông nghiệp; (3) Dự kiến số lượng
sản phẩm thu được, sản phẩm cần giao nộp và giá thành sản phẩm, giá thu mua,
đảm bảo sự công bằng giữa các xí nghiệp và mục đích cuối cùng là để hoàn thiện kế
hoạch sản xuất và xây dựng các đồ án quy hoạch. Đánh giá đất đai được thực hiện
theo hai hướng gồm Đánh giá chung và đánh giá riêng (theo hiệu quả của từng loại
cây trồng). Chỉ tiêu đánh giá là: năng suất và giá thành sản phẩm tính bằng
Rúp/ha; mức hoàn vốn; địa tô cấp sai (phần lãi thuần). Cây trồng lấy làm gốc để
đánh giá nhất thiết phải là cây ngũ cốc và cây họ đậu. Đơn vị đánh giá là các
chủng đất.
Quá trình đánh giá đất ở Liên Xô được thực hiện qua 7 bước:
- Chuẩn bị.
- Tổng hợp tài liệu.
- Phân vùng đánh giá đất đai.
- Xác định đơn vị đánh giá đất đai.

- Xác định các thông số cơ bản cho từng nhóm chủng đất.
- Xây dựng thang đánh giá đất đai.
- Xác định các tiêu chuẩn đánh giá đất đai cho từng cơ sở sản xuất.
Ngoài ra còn có những quy định đánh giá cụ thể cho: Đất có tưới, đất được
tiêu úng, đất trồng cây lâu năm, đất trồng cỏ cắt và đồng cỏ chăn thả…
Cũng theo Tổng cục Quản lý ruộng đất (1981) [47] thì tại Hoa Kỳ, phân
hạng đất đai được ứng dụng rộng rãi theo hai phương pháp gồm:
- Phương pháp tổng hợp: Lấy năng suất cây trồng trong nhiều năm làm tiêu
chuẩn và chú ý đi vào phân hạng đất đai cho từng loại cây trồng (chọn cây lúa mì là
đối tượng chính).
- Phương pháp yếu tố: Bằng cách thống kê các yếu tố tự nhiên và kinh tế
để so sánh, lấy lợi nhuận tối đa là 100 điểm hoặc 100% để làm mốc so sánh với
các đất khác.
Tại Hoa Kỳ đã phân hạng đất đai bằng phương pháp quy nhóm đất phục vụ
sản xuất nông - lâm nghiệp. Toàn bộ đất đai của Hoa Kỳ được phân thành 8 nhóm,


7
trong đó có 4 nhóm có khả năng sản xuất nông nghiệp (từ mức thích hợp cao đến
thấp), có 2 nhóm có khả năng lâm nghiệp, còn 2 nhóm hiện tại không có khả năng
sử dụng.
Nhiều nước châu Âu thực hiện theo cả 2 hướng: Nghiên cứu các yếu tố tự
nhiên, xác định tiềm năng sản xuất của đất đai (phân hạng định tính) và nghiên cứu
các yếu tố kinh tế, xác định sức sản xuất thực tế của đất đai (phân hạng định lượng).
Thông thường áp dụng phương pháp so sánh bằng tính điểm hoặc tính theo giá trị
tương đối là%. Điển hình trong số các nước này là Bungari. Nội dung, phương pháp
phân hạng tóm tắt như sau:
Các yếu tố đất đai được chọn để đánh giá là các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp
đến độ phì nhiêu và sự sinh trưởng phát triển của cây trồng như thành phần cơ
giới, hàm lượng hữu cơ, độ dày tầng đất mịn, hệ số cấu trúc đoàn lạp, pH, độ sâu

mạch nước ngầm… Mỗi yếu tố đều được phân cấp và cho điểm cụ thể theo mức
độ thích hợp. Ví dụ: Độ dày tầng mùn dưới 20cm: 40 điểm; 20-40cm: 80 điểm; và
trên 40cm: 100 điểm.
Phân hạng đất được tiến hành theo từng loại cây trồng nên mỗi cây trồng đã
được xác định một hệ thống chỉ tiêu cụ thể gắn với điểm tương ứng như nếu đất sét
nặng trên 75% sét với lúa mì là 80 điểm, với ngô là 50 điểm. Từ đó hệ thống nhóm
và hạng đất được phân cấp rất chi tiết thành 10 hạng (với mức chênh lệch 10 điểm)
thuộc 5 nhóm: Rất tốt, tốt, trung bình, xấu và không sử dụng được.
Tại Ấn Độ, các nước tại vùng nhiệt đới ẩm, châu Phi thường áp dụng phương
pháp tham biến biểu thị mối quan hệ của các yếu tố dưới dạng phương trình toán
học. Kết quả phân hạng cũng được thể hiện dưới dạng% hoặc điểm.
Do tầm quan trọng đặc biệt của công tác đánh giá, phân hạng đất đối với quy
hoạch sử dụng đất đai, Tổ chức Nông - Lương của Liên hợp quốc (FAO) đã chủ trì
với sự tham gia của các chuyên gia đầu ngành trong các lĩnh vực đã tổng kết kinh
nghiệm của nhiều nước xây dựng thành công bản: Đề cương đánh giá đất đai (FAO,
1976) [67]. Đây là tài liệu được cả thế giới quan tâm thử nghiệm, vận dụng và chấp
nhận là phương tiện tốt nhất để đánh giá tiềm năng đất đai. Tiếp theo đó, hàng loạt
các tài liệu hướng dẫn đã được xuất bản như: Đánh giá đất cho nông nghiệp nhờ


8
nước trời (FAO,1983) [68]; cho các vùng nông nghiệp được tưới (FAO,1985) [69];
cho đất rừng (FAO,1985) [70]; cho đồng cỏ (FAO,1989) [71]; đánh giá đất và phân
tích hệ thống canh tác cho việc quy hoạch sử dụng đất (FAO,1994) [72] và hướng
dẫn Quy hoạch sử dụng đất đai (FAO,1998) [73];…
Trước hết cần xác định: Hướng dẫn của FAO chỉ mang tính khái quát toàn
bộ những nội dung, các bước tiến hành, những gợi ý, ví dụ nêu ra để minh họa và
tham khảo. Trên cơ sở đó, tùy điều kiện cụ thể của từng nước mà vận dụng cho sát
đúng và phù hợp. Đề cương đã đề ra những nguyên tắc đánh giá đất như sau:
- Mức độ thích hợp của đất đai được đánh giá, phân hạng cho các loại sử

dụng đất hoặc kiểu sử dụng đất cụ thể chứ không chung chung.
- Đánh giá đất phải dựa trên việc so sánh giữa lợi nhuận thu được và đầu tư
cần thiết trên các loại đất khác nhau và giữa các loại sử dụng đất với nhau.
- Trong đánh giá đất phải có quan điểm hệ thống.
- Các yếu tố chỉ tiêu sử dụng trong đánh giá phải phù hợp với điều kiện tự
nhiên, kinh tế xã hội của vùng nghiên cứu.
- Các loại sử dụng đất và kiểu sử dụng đất có khả năng thích hợp được lựa
chọn để đưa vào sử dụng phải đáp ứng được tiêu chí bền vững.
Đề cương cũng đã giới thiệu 3 mức độ đánh giá: Sơ lược, bán chi tiết và chi
tiết; hai phương pháp đánh giá gồm: phương pháp hai bước và phương pháp song
song tùy theo điều kiện cụ thể mà vận dụng. Phân hạng đất được chia ra các kiểu:
- Phân hạng định tính và phân hạng định lượng.
- Phân hạng thích hợp hiện tại và tiềm năng.
Cấu trúc phân hạng gồm 4 cấp: Bậc (Orders), hạng (Classes), hạng phụ
(Subclasses) và đơn vị đất thích hợp (Units). Có 2 bậc:
- Bậc thích hợp (Suitability orders)
- Bậc không thích hợp (Not suitability orders) và một pha thích hợp có điều
kiện (Conditionally suitable)
Trong bậc thích hợp được chia làm 3 hạng:
- Thích hợp cao (Highly suitable)
- Thích hợp trung bình (Moderately suitable)


9
- Kém thích hợp (Marginally suitable)
Bậc không thích hợp được chia làm 2 hạng:
- Không thích hợp hiện tại (Currently not suitable)
- Không thích hợp vĩnh viễn (Permanently not suitable)
Từ lớp thích hợp trung bình và kém được chia ra nhiều hạng phụ để chỉ rõ
bản chất của các yếu tố giới hạn. Để chỉ rõ những yêu cầu chi tiết hơn về quản lí, sử

dụng đất đai, từ hạng phụ chia nhỏ ra các đơn vị đất thích hợp. Ngoài ra, các hướng
dẫn cụ thể khác như: Xác định loại sử dụng đất đai, xác định đơn vị đất đai, phân
hạng mức độ thích hợp. Tuy nhiên có thể nhận thấy, đề cương, hướng dẫn của FAO
rất đầy đủ, chặt chẽ và dễ dàng vận dụng trong mọi hoàn cảnh.
Tại Việt Nam, khái niệm đánh giá, phân hạng đất đai đã có từ lâu qua việc phân
chia “Từ hạng điền, Lục hạng thổ” để thu thuế. Đặc biệt từ năm 1970, Bùi Quang Toản
và nhiều nhà khoa học của Viện Thổ nhưỡng nông hóa như: Vũ Cao Thái, Nguyễn Cao
Thân… đã nghiên cứu và thực hiện công tác đánh giá, phân hạng đất đai ở 23 huyện,
286 hợp tác xã. Kết quả nghiên cứu đã góp phần thiết thực phục vụ cho công tác tổ
chức lại sản xuất và xây dựng cấp huyện. Từ kết quả nghiên cứu và kiểm nghiệm trên
thực tiễn, Bùi Quang Toản đã đề xuất: Quy trình kỹ thuật phân hạng đất đai áp dụng
cho HTX và các vùng chuyên canh. Nội dung quy trình gồm 4 bước:
- Thu thập tài liệu.
- Vạch khoảng đất (với HTX) hoặc khoanh đất (với vùng chuyên canh).
- Đánh giá và phân hạng chất lượng đất.
- Xây dựng bản đồ phân hạng đất.
Các yếu tố tham gia trong đánh giá, phân hạng đất đai vùng đồng bằng gồm
có: Loại đất, độ dày tầng đất, mức độ chặt, xốp, hạn, úng, mưa, mặn, chua… Các
yếu tố được chia thành 4 mức độ thích hợp theo chiều thuận và ngược lại, mức độ
hạn chế theo chiều nghịch gồm: Rất tốt; Tốt; Trung bình và mức độ IV: Kém.
Đất được phân thành 4 hạng theo các tiêu chuẩn sau:
Hạng I: Gồm các khoanh đất có 50% yếu tố thuận lợi ở mức độ I và 20% yếu
tố nghịch ở mức độ IV.
Hạng II: Gồm các khoanh đất có 30% yếu tố thuận ở mức độ I và 20-30%
yếu tố nghịch ở mức độ IV.


10
Hạng IV: Gồm các khoanh đất có 50% yếu tố nghịch ở mức độ IV và chỉ có
20% yếu tố nghịch ở mức độ I và II.

Hạng III: Gồm các khoanh đất còn lại, tức là có tiêu chuẩn giữa hạng II và hạng IV.
Quy trình này đã được áp dụng trong một thời gian dài. Hạn chế của quy
trình là không đề cập đến các chỉ tiêu về kinh tế xã hội và môi trường.
Để thực hiện chỉ thị 299/TTg, Tổng cục Quản lý Ruộng đất (1981) [47]. đã
ban hành dự thảo phương pháp phân hạng đất với 5 nguyên tắc cơ bản gồm:
- Phân hạng đất phải dựa vào vùng địa lý thổ nhưỡng
- Phân hạng đất tùy thuộc vào loại, nhóm cây trồng
- Phân hạng đất phải mang đặc thù của địa phương
- Phân hạng đất tùy thuộc vào trình độ thâm canh
- Phân hạng đất và năng suất cây trồng có tương quan chặt chẽ.
Quy trình đã hướng dẫn trình tự tiến hành phân hạng đất lúa nước ở cấp
huyện gồm 4 bước:
- Chuẩn bị ban đầu ở huyện
- Điều tra nghiên cứu điểm trên địa bàn thực tế của huyện
- Điều tra toàn bộ đất trồng cây lương thực trong huyện
- Tổng hợp, xây dựng tài liệu phân hạng đất phạm vi huyện.
Đây là tài liệu hướng dẫn vừa mang tính khoa học vừa mang tính thực tiễn,
có thể áp dụng trên diện rộng nhưng không tránh khỏi tính chủ quan.
Phương pháp đánh giá đất của FAO chính thức được áp dụng vào Việt Nam
năm 1986 và đã được triển khai nghiên cứu ứng dụng. Theo đó năm 1998, Bộ Nông
nghiệp và Phát triển Nông thôn đã ban hành tiêu chuẩn ngành 10TCN 343-98 về
quy trình đánh giá đất phục vụ nông nghiệp [10]. Quy trình được xây dựng trên cơ
sở vận dụng nội dung, phương pháp đánh giá đất thích hợp của FAO trong điều kiện
và tiêu chuẩn cụ thể của Việt Nam. Quy trình này đã được ứng dụng rộng rãi trên
nhiều quy mô và tỉ lệ bản đồ khác nhau. Năm 2010, Quy trình này lại được bổ sung
hoàn thiện và được ban hành theo tiêu chuẩn Việt Nam và chính thức trở thành Tiêu
chuẩn Việt Nam: TCVN 8409:2010[4], năm 2012 lại được bổ sung và được ban
hành lại TCVN 8409-2012[5]. Đây được coi là cẩm nang trong đánh giá đất sản



11
xuất nông nghiệp phục vụ quy hoạch sử dụng đất cấp huyện. Tuy nhiên đây cũng
chỉ là khung cơ bản để hướng dẫn thống nhất nội dung, trình tự đánh giá đất và gợi
ý các nhóm yếu tố gắn với chỉ tiêu cần lựa chọn, riêng chỉ tiêu cụ thể sử dụng để
phân hạng đất phải tùy thuộc từng địa phương, từng vùng, khả năng bổ sung và
nguồn tài liệu thứ cấp sẵn có tại địa phương có thể kế thừa.
1.1.3. Một số vấn đề lý luận về sử dụng đất nông nghiệp hiệu quả bền vững và
tiêu chí đánh giá tính hiệu quả bền vững của sử dụng đất nông nghiệp trên thế
giới và Việt Nam
Theo Hiệp hội Bảo tồn thiên nhiên và Tài nguyên thiên nhiên quốc tế (IUCN,
2003) [76] thì “Phát triển bền vững” xuất hiện đầu tiên vào năm 1980 trong ấn
phẩm Chiến lược bảo tồn thế giới cho rằng “Sự phát triển của nhân loại không chỉ
chú trọng tới phát triển kinh tế mà còn phải tôn trọng những nhu cầu tất yếu của xã
hội và sự tác động của nó đến môi trường sinh thái học”. Tiếp theo Ủy ban môi
trường và phát triển của Ngân hàng Thế giới, 1987 chỉ ra rằng “Phát triển bền vững
là sự phát triển có thể đáp ứng được nhu cầu hiện tại mà không ảnh hưởng, tổn hại
đến những khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai”. Khái niệm “Nông
nghiệp bền vững” được Tổ chức về môi trường sinh thái thế giới (WOED): Nông
nghiệp bền vững là nền nông nghiệp thỏa mãn được các nhu cầu của thế hệ hiện nay
mà không làm giảm khả năng ấy đối với các thế hệ mai sau. Và dĩ nhiên để sản xuất
nông nghiệp bền vững thì cần phải bào tồn quỹ đất cả về số lượng và chất lượng. Điều
này đã được Smyth. A.J and Dumanski J, (1993) [84] thì nền tảng của một nền nông
nghiệp bền vững là duy trì tiềm năng sản xuất sinh học, đặc biệt là duy trì chất lượng
đất, nước và tính đa dạng sinh học. Nền nông nghiệp bền vững phải đảm bảo được 3
yêu cầu: (1) Quản lý đất bền vững; (2) Cải tiến công nghệ; (3) Nâng cao hiệu quả
kinh tế. Trong đó quản lý đất bền vững được đặt lên hàng đầu. Sự phát triển bền
vững trong lĩnh vực nông nghiệp chính là sự bảo tồn đất, nước, các nguồn động,
thực vật để không bị suy thoái môi trường, sử dụng kỹ thuật thích hợp, tạo sinh lợi
về kinh tế và chấp nhận được về mặt xã hội (Mankin, 1998) [77]. Tại cuộc họp
thượng đỉnh tháng 11 năm 1996, Tổ chức FAO đã đề xuất một số tiêu chí cho nông

nghiệp bền vững bao gồm:


×