Nghiên cứu địa lý phát sinh và thoái hóa
đất phục vụ phát triển cây chè khu vực Bảo
Lộc - Di Linh, tỉnh Lâm Đồng
Hoàng Thị Huyền Ngọc
Trường Đại học Khoa học Tự nhiên
Luận văn Thạc sĩ ngành: Sử dụng và bảo vệ tài nguyên môi trường
Mã số: 60 85 15
Người hướng dẫn: TS. NCVCC. Nguyễn Đình Kỳ
Năm bảo vệ: 2012
Abstract: Tổng quan về cơ sở lý luận nghiên cứu địa lý phát sinh và thoái hóa đất,
đánh giá đất đai. Nghiên cứu, phân tích đặc điểm địa lý phát sinh, các quá trình hình
thành và thoái hóa đất khu vực Bảo Lộc - Di Linh kết hợp khảo sát thực địa. Nghiên
cứu đặc điểm sinh thái của cây chè và đánh giá mức độ thích hợp đất đai đối với cây
chè khu vực nghiên cứu. Đề xuất các định hướng, giải pháp cho việc phát triển bền
vững đất trồng chè huyện Di Linh, Bảo Lâm, thành phố Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng.
Keywords: Địa lý phát sinh; Cây chè; Lâm Đồng; Tài nguyên môi trường; Thoái hóa
đất
Content
MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT
Nước ta một nước nông nghiệp truyền thống có thế mạnh về hàng nông sản xuất khẩu.
Từ những ngày đầu của công cuộc đổi mới, xuất khẩu nông sản đã được nhà nước quan tâm
chú trọng phát triển. Cây công nghiệp dài ngày như: cà phê, cao su, hồ tiêu, chè… đã và đang
tỏ rõ ưu thế của mình trên thị trường thế giới, góp phần nâng cao vị thế của Việt Nam. Cây
chè (Camellia sinensis) là một loại cây trồng mang lại nhiều lợi ích kinh tế. Cây chè (tea) đã
trở thành một trong những cây công nghiệp có giá trị xuất khẩu cao, mở ra một tương lai đầy
hứa hẹn với ngành thương mại chè. Chè Việt Nam hiện đang đứng hàng thứ 5 trên thế giới về
sản lượng và xuất khẩu.
Lâm Đồng là một trong năm tỉnh Tây Nguyên có vùng chuyên canh chè rộng lớn,
trong đó tập trung chủ yếu ở khu vực Bảo Lộc, Bảo Lâm và Di Linh. Với lịch sử phát triển
gần 100 năm, vào Tây Nguyên cây chè đã ăn sâu bén rễ và tạo nên thương hiệu cho vùng đất
này. Lâm Đồng có diện tích chè lớn nhất cả nước với khoảng 23.557 ha. Ở Việt Nam nói
chung và Lâm Đồng nói riêng, mặc dù sản lượng cũng như kim ngạch xuất khẩu chè trong
những năm qua không ngừng tăng, song cây chè vẫn chưa thực sự đạt giá trị tương xứng với
tiềm năng của nó. Nguyên nhân do tình hình canh tác còn tự phát, hiệu quả sản xuất chè bấp
2
bênh, chất lượng chè chưa ổn định… Để giải quyết triệt để vấn đề trên, cần xác định những
vùng đủ điều kiện sản xuất chè tập trung, đưa ra các phương án quy hoạch vùng chè chất
lượng cao. Do vậy nghiên cứu cơ sở khoa học cho phát triển bền vững vùng nguyên liệu chè
và chế biến chè là hết sức cần thiết.
Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn đó, chúng tôi lựa chọn đề tài luận văn: “Nghiên cứu
địa lý phát sinh và thoái hóa đất phục vụ phát triển cây chè khu vực Bảo Lộc - Di Linh,
tỉnh Lâm Đồng”.
2. MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
- Mục tiêu: Nghiên cứu đặc trưng địa lý phát sinh học đất, đặc điểm thoái hóa đất trên
khu vực Bảo Lộc - Di Linh, tỉnh Lâm Đồng. Đánh giá mức độ thích hợp đất đai cho cây chè
làm cơ sở khoa học đề xuất giải pháp phát triển bền vững chè ở khu vực nghiên cứu.
Để thực hiện mục tiêu trên, nhiệm vụ cần nghiên cứu của đề tài bao gồm:
- Tổng quan về cơ sở lý luận nghiên cứu địa lý phát sinh và thoái hóa đất, đánh giá đất
đai;
- Nghiên cứu, phân tích đặc điểm địa lý phát sinh, các quá trình hình thành và thoái
hóa đất khu vực Bảo Lộc - Di Linh kết hợp khảo sát thực địa;
- Nghiên cứu đặc điểm sinh thái của cây chè và đánh giá mức độ thích hợp đất đai đối
với cây chè khu vực nghiên cứu;
- Đề xuất các định hướng, giải pháp cho việc phát triển bền vững đất trồng chè huyện
Di Linh, Bảo Lâm, thành phố Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng.
3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Phạm vi lãnh thổ: Lãnh thổ nghiên cứu được giới hạn trong vị trí địa lý và ranh giới
hành chính của thành phố Bảo Lộc, huyện Di Linh và huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng, gọi tắt
là Bảo Lộc - Di Linh.
- Phạm vi khoa học: Địa lý phát sinh và thoái hóa đất, đánh giá mức độ thích hợp đất
đai về mặt tự nhiên đối với cây chè.
4. KẾT QUẢ VÀ Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI
a. Kết quả dự kiến
- Làm rõ các đặc trưng phát sinh và thoái hóa đất khu vực nghiên cứu;
- Đánh giá mức độ thích hợp đất đai và phân vùng thích hợp đối với cây chè khu vực
Bảo Lộc - Di Linh, tỉnh Lâm Đồng;
- Đề xuất một số giải pháp phục vụ định hướng phát triển bền vững cây chè khu vực
nghiên cứu.
b. Ý nghĩa khoa học, thực tiễn
- Ý nghĩa khoa học: Góp phần củng cố phương pháp luận trong nghiên cứu địa lý phát
sinh và thoái hóa đất, đồng thời ứng dụng đánh giá thích hợp đất đai trong định hướng phát
triển bền vững đất trồng chè.
- Ý nghĩa thực tiễn: Cung cấp cơ sở khoa học và thực tiễn trợ giúp cho các nhà quản lý
địa phương trong việc hoạch định không gian phát triển cây chè theo hướng bền vững và bảo
vệ môi trường.
5. CẤU TRÚC CỦA ĐỀ TÀI
Cấu trúc của đề tài ngoài phần mở đầu và kết luận gồm 3 chương chính:
3
- Chương 1: Cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu phát sinh và thoái
hóa đất phục vụ phát triển bền vững đất trồng chè;
- Chương 2: Đặc điểm phát sinh và thoái hóa đất khu vực Bảo Lộc - Di Linh;
- Chương 3: Đánh giá thích hợp đất đai và đề xuất một số giải pháp phát triển bền
vững đất trồng chè ở Bảo Lộc - Di Linh
Chƣơng 1 - CƠ SỞ PHƢƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
PHÁT SINH VÀ THOÁI HÓA ĐẤT PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG ĐẤT
TRỒNG CHÈ
1.1. Tổng quan về các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài
1.1.1. Vai trò và giá trị kinh tế của cây chè trên thế giới và Việt Nam
Ngày nay, cây chè được trồng rộng rãi trên thế giới với lịch sử có từ rất lâu đời,
khoảng hơn 4.000 năm. Cho đến nay, chè được sản xuất ở 58 quốc gia với quy mô khác nhau,
phân bố khắp 5 châu lục. Châu Á chiếm vị trí chủ đạo về diện tích trồng và sản lượng chè sau
đó là Châu Phi, ít nhất là Châu Đại Đương. Châu Á có 17 nước và Châu Phi có 15 nước trồng
chè.
Việt Nam là một trong 10 quốc gia đứng đầu thế giới về diện tích, sản lượng chè, đứng
thứ 8 về xuất khẩu chè. Diễn biến về diện tích, sản lượng, kim ngạch xuất khẩu chè của nước
ta nhưng năm gần đây được thống kê theo bảng 1.3.
Bảng 1.1. Diễn biến diện tích, sản lƣợng sản xuất - chế biến chè của Việt Nam
Năm
Diện tích
(1.000 ha)
Sản lƣợng
(1.000 tấn)
Xuất khẩu
(1.000 tấn)
Kim ngạch
(triệu USD)
Giá XK bình quân
(USD/tấn)
1996
74,80
46,80
20,80
31,2
1.500
2000
87,70
63,70
55,66
69,6
1.250
2005
123,74
133,35
87,92
96,9
1.102
2006
125,57
142,50
105,12
111,6
1.062
2007
127,30
150,82
112,00
130,0
1.161
2008
129,60
158,00
104,36
146,9
1.408
2009
131,00
159,00
134,00
179,5
1.340
2010
131,90
185,00
132,00
194,0
1.470
Nguồn: Hiệp hội chè Việt Nam
4
1.1.2. Quá trình nghiên cứu và đánh giá đất trồng chè
Một số nước trên thế giới có diện tích chè tập trung và rộng lớn, chủng loại chè rất đa
dạng và phong phú. Chất lượng đất cùng hàm lượng các chất dinh dưỡng trong mỗi loại đất
của từng khu vực có địa hình, khí hậu, đá mẹ khác nhau là rất khác nhau. Do đó các nghiên
cứu trên đất trồng chè như: đặc tính lý hóa, chế độ phân bón, xói mòn trên đất chè hoàn toàn
phụ thuộc vào điều kiện cụ thể ở mỗi quốc gia.
Ở Việt Nam, một số các công trình nghiên cứu đi sâu vào phân tích tính chất vật lý,
hóa học của đất trồng chè từ đó đưa ra các biện pháp cải tạo, bón phân cho đất nhằm nâng cao
chất lượng búp chè. Trong đó miền Bắc vốn là vùng chè lớn của nước ta với các tỉnh có
truyền thống sản xuất chế biến chè có tiếng như: Thái Nguyên, Yên Bái, Phú Thọ… Vì vậy có
rất nhiều các nghiên cứu về đất trồng chè tập trung ở khu vực này. Còn lại khác vùng trồng
chè khác, số lượng nghiên cứu rất hạn chế
1.2. Cơ sở khoa học nghiên cứu phát sinh, thoái hóa đất
1.2.1. Lịch sử nghiên cứu địa lý phát sinh và thoái hóa đất
“Đất (soil) là lớp mỏng trên cùng của bề mặt lớp vỏ Trái Đất (từ hàng chục centimet
đến 1,5 – 2 mét) phần lớn được phủ bởi một kiểu thảm thực vật và có thuộc tính về độ phì tự
nhiên được hình thành bởi sự phát triển trong quá trình thành tạo từ lớp vỏ phong hóa dưới
sự tác động đồng bộ và tổng hợp của không khí (khí quyển và khí trong vỏ phong hóa), khí
hậu ( Đại, Trung và Tiểu khí hậu), nước (nước mặt, nước ngầm và độ ẩm đất) và sinh vật.
Ngoài việc tạo thành từ các nguồn vật chất: rắn, lỏng và khí, thành phần sinh học giữ một vai
trò quan trọng đối với thuộc tính hữu cơ và độ phì của đất.” (A. Ph. Triosnhicôp, 1988. Bách
khoa toàn thư Địa lý, tr.239).
V.V. Docutraev(1879) - nhà thổ nhưỡng học người Nga là người đầu tiên nghiên cứu
về đất trong mối quan hệ với những quy luật phát sinh và hình thành đất cho rằng: “Đất là
một thể của tự nhiên có lịch sử riêng biệt và độc lập, được hình thành dưới tác động tương hỗ
của các nhân tố như địa chất, địa hình, khí hậu, thủy văn, chất hữu cơ động thực vật, con
người và thời gian”.
Định nghĩa đầy đủ về đất có thể biểu thị ở dạng hàm toán học, chỉ ra tính phụ thuộc
hàm số của đất và các nhân tố hình thành đất theo thời gian như sau:
Đ = f [(Đa,Đh) (Kh,Tv) (Sv,Cn)]t
Trong đó: Đ: Độ phì Đa: Đá mẹ - mẫu chất
Đh: Địa hình Kh : Khí hậu
Tv: Thủy văn Sv: Sinh vật
Đh: Địa hình Cn: Con người
t: Thời gian
Năm 2002, FAO đã đưa ra khái niệm thoái hóa đất như sau: “Thoái hóa đất là sự suy
giảm tạm thời hoặc vĩnh viễn khả năng sản xuất của đất”.
Ở Việt Nam, theo tác giả Nguyễn Đình Kỳ: Thoái hoá tiềm năng là khả năng suy giảm
độ phì tự nhiên của đất do các quá trình tự nhiên gắn với qui luật địa đới và phi địa đới. Thoái
hoá tiềm năng được tổng hợp từ các yếu tố địa hình như độ dốc, chiều dài sườn, mẫu chất
thành tạo đất, yếu tố khí hậu thổ nhưỡng chi phối các quá trình thoái hóa tự nhiên của đất đai.
5
Thoái hoá nhân tác (thoái hoá hiện tại) là mức độ suy thoái độ phì hiện tại của phẫu
diện đất so với độ phì tự nhiên do quá trình khai thác, sử dụng của con người. Thoái hoá hiện
tại thể hiện ở một tập hợp dấu hiệu hay một dấu hiệu như: Phẫu diện bị xáo trộn, xói mòn mất
tầng A hay B, độ đá lẫn, đá lộ đầu tăng, cấu trúc đất bị phá vỡ, xuất hiện mặt chắn địa hoá,
hàm lượng mùn suy giảm, các chất dinh dưỡng (N, P, K, Ca, Mg ) cũng giảm xuống qua giới
hạn nghèo kiệt hoặc môi trường đất bị ô nhiễm.
Hiện nay nghiên cứu thoái hóa đất đã và đang trở thành một trường phái nghiên cứu
được nhiều nhà Địa lý chú trọng, đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam đang đứng trước nguy cơ
hoang mạc hóa rất lớn mà thoái hóa đất là một trong những nguyên nhân chính gây ra hiện
tượng trên. Cụ thể hơn, các công trình thời kỳ này đã đi vào nghiên cứu theo chiều sâu với
những vùng lãnh thổ đặc thù, từ đó làm cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp sử dụng đất bền
vững và cảnh báo.
1.2.2. Khái quát các quan điểm nghiên cứu
- Quan điểm phát sinh học đất: Sự tác động tổng hợp của các yếu tố của cả tự nhiên
như đá mẹ, địa hình, khí hậu, thủy văn, động thực vật và con người sẽ quyết định các quá
trình hình thành các loại đất chính. Mỗi vùng địa lý tự nhiên sẽ có quá trình hình thành đất
khác nhau trên cơ sở của sự tác động tương hỗ giữa các nhân tố hình thành đất có tính đặc
trưng riêng.
- Quan điểm hệ thống và tổng hợp: Khi nghiên cứu đặc điểm phát sinh đất cần phải
xem xét đất trong một hệ thống tổng hợp có cấu trúc và chức năng trong mối tác động tương
hỗ giữa các nhân tố hình thành đất. Khi nghiên cứu địa lý phát sinh đất cần phải hiểu rõ các
mối quan hệ đó mới đi đến các kết luận về tính chất và sự phân bố đất. Để nhận thức đúng đắn
bản chất của thoái hóa đất, hướng tới dự báo, kiểm soát quá trình thoái hóa cần thiết phải
nghiên cứu trên quan điểm địa lý tổng hợp.
- Quan điểm lịch sử: Theo quan điểm lịch sử, khi nghiên cứu và đánh giá tài nguyên
đất cần xem xét diễn biến các quá trình đã xảy ra trong quá khứ có tầm quan trọng đặc biệt.
Đất là một thể thống nhất và tổng hòa các mối quan hệ tương tác giữa con người và tự nhiên
mà hiên trạng sử dụng đất và mô hình sản xuất ở hiện tại và trong quá khứ là tấm gương phản
ánh lịch sử hình thành đất.
- Quan điểm sử dụng đất bền vững: Sử dụng đất bền vững chính là quá trình sử dụng
đất đạt được hiệu quả kinh tế cao, mặt khác giảm thiểu ảnh hưởng đến môi trường sinh thái
đất trong tương lai. Theo quan điểm này khi phát triển cây chè ở khu vực nghiên cứu cần kết
hợp đồng bộ và hiệu quả các tiềm năng, các nguồn tài nguyên, phục vụ phát triển bền vững và
góp phần bảo vệ môi trường.
1.2.3. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu tổng hợp địa lý phát sinh và thoái hóa đất
* Phân tích tổng hợp dữ liệu: giúp tránh trùng lặp trong nghiên cứu, thừa kế các kết
quả nghiên cứu trước đó theo hướng nghiên cứu của đề tài.
* So sánh phẫu diện: Dấu hiệu thoái hóa đất trước hết thể hiện ở hình thái phẫu diện
đất - kết quả của quá trình thành tạo đất.
* Chỉ thị thực vật cho thoái hóa đất: Phân tích mối tương quan giữa thoái hóa với kiểu
quần xã, độ che phủ, thành phần loài để xác định mức độ thoái hóa đất
6
* Đánh giá tổng hợp thoái hóa đất dựa trên ma trận tương quan giữa thoái hoá tiềm
năng (T) và thoái hóa hiện tại (H)
- Phương pháp khảo sát điều tra tổng hợp: Đề tài tiến hành khảo sát dọc theo tuyến
giao thông trung tâm nối giữa Bảo Lâm, Bảo Lộc và Di Linh, khảo sát 03 điểm chìa khóa.
Trong đó, tiến hành mô tả và lấy mẫu trên các vùng trồng chè khác nhau của Bảo Lộc - Di
Linh, đồng thời thu thập các phẫu diện của các loại đất khác nhau.
- Phương pháp tích hợp ALES - GIS trong đánh giá đất theo FAO: Tác giả đã tích hợp
ALES - GIS để đánh giá thích hợp đất đai cho cây chè. Cấu trúc mô hình đánh giá thích hợp
trên nền ALES - GIS bao gồm ba bộ phận: Thứ nhất là nhu cầu sinh thái cây chè và bản đồ
đơn vị đất đai của khu vực Bảo Lộc - Di Linh. Thứ hai là nhập, xử lý và đánh giá, xuất dữ liệu
nhờ ALES - GIS . Thứ ba là dữ liệu đầu ra là ma trận thích hợp liên kết với bản đồ đánh giá
thích hợp của cây chè ở Bảo Lộc - Di Linh.
- Phương pháp viễn thám, bản đồ và hệ thông tin địa lý: Tác giả đã sử dụng các phần
mềm GIS và phần mềm bản đồ như MapInfo 10.5 để biên tập các bản đồ thành phần, ArcGIS
9.3 để chồng xếp, nắn chỉnh các bản đồ trong quá trình thành lập bản đồ thoái hóa đất tiềm
năng, thoái hóa đất hiện tại và tổng hợp thoái hóa đất.
- Phương pháp chuyên gia: Là phương pháp được thực hiện thông qua các cuộc trao
đổi trực tiếp với các chuyên gia có kinh nghiệm trong lĩnh vực nghiên cứu.
- Phương pháp phân tích đặc tính lý hóa đất trong phòng thí nghiệm: Các mẫu đất thu
thập được phân tích các chỉ tiêu hóa lý đất để xác định hàm lượng các chất: N, P, K, độ pH,
thành phần cơ giới… theo các phương pháp khác nhau. Trên cơ sở kết quả phân tích có thể
xác định tính chất lý hóa và hàm lượng dinh dưỡng của từng loại đất, từ đó đưa ra những nhận
xét đánh giá mức độ thoái hóa đất.
Chƣơng 2 - ĐẶC ĐIỂM ĐỊA LÝ PHÁT SINH VÀ THOÁI HÓA ĐẤT KHU VỰC BẢO
LỘC DI LINH – TỈNH LÂM ĐỒNG
2.1. Đặc điểm hình thành và thoái hóa đất
2.1.1. Vị trí địa lý
Khu vực nghiên cứu bao gồm huyện Bảo Lâm, thành phố Bảo Lộc và huyện Di Linh
(gọi là Bảo Lộc - Di Linh) với tổng diện tích 331.063 ha, có tọa độ địa lý:
- Từ 11
0
12’57” đến 11
0
55’30” vĩ độ Bắc;
- Từ 107
0
29’34’’ đến 108
0
18’46” kinh độ Đông.
Khu vực nghiên cứu có phía Bắc giáp các huyện Đắk Nia, Đắk R’lấp, Quảng Khê của
tỉnh Đắk Nông; phía Nam giáp huyện Tánh Linh, Hàm Thuận Bắc, Bắc Bình tỉnh Bình
Thuận. Phía Đông giáp các huyện Đa Huoai, Đạ Tẻh, Cát Tiên và phía Tây giáp huyện Lâm
Hà, Đức Trọng đều thuộc tỉnh Lâm Đồng.
2.1.2. Quan hệ địa chất, địa mạo - thổ nhưỡng
2.1.2.1. Địa chất
Trong mối quan hệ phát sinh đất, theo nguồn gốc thành tạo và thành phần cơ bản của
đá mẹ có thể chia các mẫu chất vừa mô tả trên thành các nhóm:
Nhóm 1: Các đá phiến sét và phiến sa là trầm tích của hệ tầng La Ngà có thành phần
bột sét đến bột cát.
7
Nhóm 2: Các đá mác ma axít là các đá thuộc hệ tầng Định Quán có thành phần thạch
học như: granit, granit biotit,…
Nhóm 3: Các đá macma trung tính đến axít yếu là các thành tạo núi lửa của hệ tầng
Đèo Bảo Lộc gồm các đá phun trào trung tính đến axít yếu, có màu đỏ như: andesit, ryolit,
andesitobazan…
Nhóm 4: Đá bazan bao gồm các phun trào núi lửa của hệ tầng Đại Nga, Tân Phát có
đặc điểm giàu nhôm và magiê, ít silic. Vỏ phong hóa bazan này thường chứa lớp bôxít - laterit
có giá trị lớn.
Nhóm 5: Mẫu chất phù sa và dốc tụ thuộc trầm tích Holocene và trầm tích hệ Đệ tứ
không phân chia.
2.1.2. Địa hình, địa mạo
Địa hình của Bảo Lộc - Di Linh rất phong phú và đa dạng từ dải đồng bằng đáy thung
lũng nhỏ hẹp đến các dãy đồi rìa chân núi, cao nguyên, bề mặt các cao nguyên đến hình thái
dãy núi trung bình, khối núi sót bóc mòn được chia làm 5 nhóm địa hình, 12 kiểu địa hình,
trong đó địa hình cao nguyên là hình thái đặc trưng.
- Đồng bằng đáy trũng giữa núi xâm thực - bóc mòn, bề mặt nghiêng, lượn sóng, bị
phân cắt, bị phủ bởi vật liệu aluvi, coluvi và vỏ phong hóa dày.
- Đồng bằng đáy thung lũng xâm thực - tích tụ trên bề mặt cao nguyên với bề mặt
nghiêng thoải, lượn sóng, vỏ phong hóa dày, đôi chỗ được phủ bởi vật liệu aluvi.
- Đồi và dãy đồi rìa cao nguyên sườn thoải, bị chia cắt mạnh, cấu tạo bởi đá trầm tích
lục nguyên vỏ phong hóa mỏng.
- Đồi và dãy đồi chân núi sườn thoải, bị chia cắt mạnh, cấu tạo bởi đá trầm tích lục
nguyên, vỏ phong hóa mỏng.
- Cao nguyên bazan, dạng vòm phủ chia cắt yếu với bề mặt lượn sóng mềm mại. Vỏ
phong hóa dày có kết von laterit - bôxít, cao < 900 m.
- Cao nguyên bazan, dạng vòm phủ chia cắt yếu với bề mặt lượn sóng mềm mại. Vỏ
phong hóa dày có kết von laterit - bôxít, cao > 1.000 m.
- Cao nguyên bóc mòn cao < 900 m, cấu tạo chủ yếu bởi trầm tích lục nguyên, bề mặt
dạng đồi với đáy thung lũng hẹp, sườn dốc.
- Cao nguyên bóc mòn cao > 1.000 m, cấu tạo bởi đá granođiorit, granit xen trầm tích
lục nguyên, bề mặt dãy đồi với đáy thung lũng rộng, sườn thoải đỉnh bằng.
- Khối núi trung bình (1.000 - 1.500 m) sót bóc mòn chọn lọc, sườn dốc lồi, cấu tạo
bởi granit. Lớp vỏ phong hóa trung bình lẫn nhiều tảng lăn.
- Dãy núi trung bình (1.000 - 1.500 m) bị chia cắt mạnh, sườn dốc thẳng, cấu tạo chủ
yếu bởi đá macma xâm nhập và các thành tạo trầm tích, phun trào bị biến chất bao quanh.
- Khối núi sót cao (<1.500 m), bóc mòn cấu tạo bởi đá Đaxit, riolit - đaxit, xen trầm
tích lục nguyên, vỏ phong hóa dày, sườn lồi dốc thoải. Kiểu địa hình phân bố chủ yếu ở phía
Đông Nam huyện Di Linh, thuộc xã Hòa Bắc, Hòa Trung, Bảo Thuận.
2.1.3. Quan hệ khí hậu, thủy văn - thổ nhưỡng
2.1.3.1. Khí hậu
Lượng bức xạ tổng cộng cả năm ở điều kiện thực tế là 128 KCal/cm
2
.năm. Trung bình
mỗi năm có khoảng 2.000 – 2.040 giờ nắng. Trong mùa khô, tác động của tín phong và gió
8
mùa Đông Bắc vẫn cho khu vực một lượng mưa mùa khô lớn nhất Tây Nguyên. Trong mùa
mưa, chịu tác động của hai luồng không khí đối nghịch hướng là hoàn lưu tín phong và gió
mùa Tây Nam.
Nhiệt độ trung bình năm thấp 22,8
o
C, ôn hòa, ít biến động theo mùa, mức độ chênh
lệch giữa tháng nóng nhất và tháng lạnh nhất ở khoảng 3 - 4
o
C, biên độ dao động nhiệt giữa
ngày và đêm khá lớn.
Lượng mưa trung bình năm 2.295 mm. Mùa mưa bắt đầu từ tháng IV và kết thúc vào
tháng XI. Mùa khô ngắn bắt đầu từ tháng XI đến tháng IV năm sau. Lượng mưa phân bố
không đồng đều giữa các tháng trong năm, chủ yếu tập trung vào mùa mưa. Độ ẩm tương đối
trung bình năm ở khu vực nghiên cứu cao, đạt 85,5%.
2.1.3.2. Thủy văn
Có thể thấy, các sông suối trong khu vực nghiên cứu có lòng sông hẹp, dốc, khả năng
bồi đắp phù sa kém vì vậy chỉ xuất hiện những dải đất phù sa hẹp chạy dọc theo các triền
sông. Lượng nước khá dồi dào và chia làm hai mùa: mùa lũ chiếm trên 80% lượng nước cả
năm, mùa kiệt chỉ khoảng 15-20%, nên thường gây lũ lụt trong mùa lũ và thiếu nước trong
mùa khô. Khu vực nghiên cứu nằm trong hệ thống lưu vực của 2 sông lớn: Sông La Ngà và
sông Đồng Nai.
2.1.4. Đặc điểm thảm thực vật
Do phân bố trên các đai cao khác nhau nên hình thành nhiều kiểu thảm thực vật rừng
khác nhau, đặc biệt các khu rừng đặc dụng thể hiện khá đầy đủ những hệ sinh thái rừng tiêu
biểu của khu vực Bảo Lộc - Di Linh với 6 kiểu rừng chính là: Rừng lá rộng thường xanh,
rừng rụng lá, rừng tre nứa, rừng hỗn giao gỗ tre nứa, rừng lá kim, rừng hỗn giao lá rộng lá
kim và thảm thực vật nhân tác gồm rừng trồng, quần hệ cây trồng lâu năm, quần hệ cây trồng
hàng năm.
2.1.5. Con người và các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội
Theo kết quả tổng điều tra dân số năm 2010, tổng dân số của khu vực Bảo Lộc – Di
Linh là 416.851 người, trong đó Di Linh là huyện có quy mô dân số lớn nhất với 154.786
người, thành phố Bảo Lộc có quy mô dân số lên đến 148.654 người thì dân số huyện Bảo
Lâm là 109.343 người. Mật độ dân số trung bình là 126 người/km
2
. Thành phố Bảo Lộc tập
trung đông dân cư nhất, với mật độ lên đến 646 người/km
2
. Trong khi đó, mật độ dân số Di
Linh và Bảo Lâm thấp hơn rất nhiều, đều dưới 100 người/km
2
.
Nhìn chung, ngoài Bảo Lộc, nền kinh tế của Bảo Lâm và Di Linh vẫn phụ thuộc nhiều
vào nông nghiệp, tốc độ tăng trưởng kinh tế phụ thuộc nhiều vào giá cả nông sản. Cơ cấu kinh
tế về cơ bản vẫn là nông nghiệp - dịch vụ - công nghiệp, trong đó công nghiệp vẫn là ngành
chiếm tỷ trọng nhỏ. Trong khi đó, thành phố Bảo Lộc là khu vực có ngành công nghiệp - xây
dựng phát triển nổi bật, chiếm tới gần 45% tổng giá trị sản xuất. Năm 2010 GDP bình quân
đầu người của Thành phố Bảo Lộc cao nhất, đạt 21,97 triệu đồng/người/năm; sau đó là Bảo
Lâm với 18,81 triệu đồng/người, Di Linh là 18,50 triệu đồng/người.
9
2.2. Hiện trạng sử dụng đất và canh tác chè ở khu vực nghiên cứu
2.2.1. Hiện trạng sử dụng đất
Trong nhóm đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp chiếm diện tích lớn 175.879 ha, đất sản
xuất nông nghiệp chiếm khoảng 42%, đất nuôi trồng thủy sản 614 ha, đất nông nghiệp khác
29 ha.
Đất phi nông nghiệp chiếm 5,74% tổng diện tích tự nhiên toàn khu vực. Đất phi nông
nghiệp chiếm tỷ lệ cao ở các khu vực có tốc độ đô thị hóa mạnh như: trung tâm thành phố Bảo
Lộc, thị trấn Lộc Thắng, thị trấn Di Linh, xã Lộc An, xã Hòa Ninh…
Diện tích đất chưa sử dụng chiếm 1,84% trong tổng diện tích tự nhiên, trong đó chủ
yếu là đất đồi núi chưa sử dụng, tập trung ở huyện Di Linh hơn 3.300 ha, đất bằng chưa sử
dụng phân bố rải rác. Đây có thể coi là “đất trống, đồi núi trọc”.
2.2.2. Hiện trạng canh tác chè
Nếu như những năm 2000 trở về trước, chè được trồng chủ yếu ở Bảo Lộc, Bảo Lâm
thì đến nay diện tích chè đã mở rộng ra các xã Lộc Thành, Lộc Tân, giảm ở Lộc Quảng, Lộc
Bắc của Bảo Lâm. Tại thành phố Bảo Lộc, chè được phát triển thêm ở Đạ M’bri, Lộc Sơn,
phường 2. Giai đoạn 2005 - 2007 diện tích chè ở Di Linh tăng nhanh, chè được mở rộng thêm
ở các xã Tân Châu, Liên Đầm, Hòa Ninh, Hòa Nam…[22].
Bảng 2.1. Diên tích trồng chè ở Bảo Lộc - Di Linh (giai đoạn 2005 - 2011)
Đơn vị: ha
2005
2006
2008
2009
2010
2011
Kế hoạch
2012
Tổng số
25.535
26.553
24.083
23.900
23.557
23.529
23.911
1. Huyện Bảo Lâm
12.341
13.478
13.188
13.255
13.246
13.350
13.350
2. TP. Bảo Lộc
9.661
9.544
8.713
8.475
8.208
8.050
8.250
3. Huyện Di Linh
2.015
2.015
1.019
983
886
886
950
Các huyện khác
1.518
1.516
1.163
1.187
1.217
1.243
1.361
Nguồn: Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Lâm Đồng
Trong những năm gần đây, địa phương đã tích cực chuyển đổi giống chè, nhiều giống
chè mới có năng suất và chất lượng cao như: Ôlong, Kim Tuyến, Thúy Ngọc, Tứ quý xuân…
giống chè cao sản như: TB14, LD97, LDP1, LDP2
Bảng 2.2. Sản lƣợng chè búp tƣơi khu vực Bảo Lộc – Di Linh giai đoạn 2005-2011
Đơn vị: tấn
2005
2006
2008
2009
2010
2011
Kế hoạch
2012
Tổng số
161.938
170.543
178.979
171.683
204.031
209.016
212.948
1. Huyện Bảo Lâm
80.735
80.500
92.340
97.340
117.761
123.657
122.200
2. TP. Bảo Lộc
63.982
70.696
74.446
60.773
72.707
68.817
72.900
3. Huyện Di Linh
10.350
11.480
6.499
6.615
5.640
7.656
7.920
Các huyện khác
6871
7867
5694
6955
7923
8886
9928
Nguồn: Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Lâm Đồng
10
Các vùng chuyên canh chè tập trung đã ứng dụng công nghệ tưới phun, tưới nhỏ giọt,
sử dụng các loại hóa chất và phân bón không có hại cho môi trường. Đồng thời, người trồng
chè cũng sử dụng các biện pháp thâm canh phù hợp để đảm bảo diện tích trồng giống mới cho
năng suất cao, chất lượng nguyên liệu tốt.
2.3. Các quá trình phát sinh và thoái hóa đất
Các quá trình phát sinh và thoái hóa đất chủ yếu là quá trình mùn hóa, khoáng hóa;
quá trình feralit hình thành đất đỏ vàng, quá trình laterit - đá ong hóa, quá trình bồi tụ hình
thành đất phù sa, quá trình glây, quá trình xói mòn rửa trôi bề mặt và quá trình nhân tác
2.4. Đặc điểm lớp phủ thổ nhưỡng
2.4.1. Hệ thống phân loại đất khu vực Bảo Lộc – Di Linh
Theo phân loại theo phát sinh học đất, hệ thống phân loại đất khu vực Bảo Lộc - Di
Linh bao gồm 10 đơn vị đất, thuộc 5 nhóm đất. Sự phân bố không gian của các đơn vị đất
được thể hiện trên bản đồ đất khu vực Bảo Lộc - Di Linh tỷ lệ 1: 50.000.
Bảng 2.3. Hệ thống phân loại đất khu vực Bảo Lộc - Di Linh tỷ lệ 1: 50.000
TT
KÝ
HIỆU
TÊN ĐẤT
TÊN THEO
FAO-UNESCO
DIỆN
TÍCH
(ha)
TỶ
LỆ
(%)
I
P
Nhóm đất phù sa
Fluvisols
7.629,24
2,30
1
Py
Đất phù sa ngòi suối
Dystric Fluvisols
4.741,17
1,43
2
Pg
Đất phù sa glây
Gleyic Fluvisols
2.888,08
0,87
II
R
Nhóm đất đen
Luvisols
2.893,42
0,87
3
Ru
Đất nâu thẫm trên bazan
Humic Luvisols
2.893,42
0,87
III
Fđ
Nhóm đất đỏ vàng
Ferralsols/ Acrisols
305.468,06
92,27
4
Fk
Đất nâu đỏ trên đá bazan
Humic Ferralsols
35.864,35
10,83
5
Fu
Đất nâu vàng trên đá bazan
Xanthic Ferralsol
82.970,53
25,06
6
Fd
Đất đỏ vàng trên đá mac ma
trung tính và axit yếu
Rhodi- Skeletic
Acrisols
14.371,05
4,34
7
Fs
Đất đỏ vàng trên đá phiến sét
Ferralic Acrisols
63.500,13
19,18
8
Fa
Đất vàng đỏ trên đá mac ma axít
Ferralic Acrisols
108.762,00
32,85
IV
H
Đất mùn vàng đỏ trên núi
Alisols
1.132,25
0,34
9
Ha
Đất mùn vàng đỏ trên đá mac ma
axít
Humic Alisols
1.132,25
0,34
V
Nhóm đất thung lũng do sản
phẩm dốc tụ
Gleysols
7.100,03
2,14
10
D
Đất thung lũng do sản phẩm dốc
tụ
Dystric Gleysols
7.100,03
2,14
Tổng diện tích
324.223
97,93
Sông suối, mặt nước
6.777
2,05
Núi đá
63
0,02
11
Tổng diện tích
331.063
100,00
Trong khu vực xã Bảo Lộc - Di Linh, nhóm đất đỏ vàng chiếm ưu thế với 92,77%
DTTN với 305.468,06 ha. Nhóm đất mùn đỏ vàng trên núi có diện tích nhỏ nhất 1.132,25
(0,42 % DTTN). Trong 10 đơn vị đất, đất vàng đỏ trên đá mác ma axít (Fa) có diện tích lớn
nhất 108.762,00 ha, tương đương 32,85% DTTN, nhỏ nhất là đất mùn vàng đỏ trên đá mác
ma axít (Ha).
2.4.2. Thoái hóa đất tiềm năng và thoái hóa đất hiện tại khu vực nghiên cứu
* Thoái hóa tiềm năng:
Nguyên nhân của thoái hóa trước tiên bắt nguồn từ cấu trúc lớp phủ thổ nhưỡng kém
bền vững như: đất núi dốc phân cắt, thành phần cơ giới của đất thô, độ bền gắn kết cấu trúc
thấp do phong hóa hóa học triệt để… Đồng thời, điều kiện phát sinh đất có nhiều cực đoan
như chế độ mưa mùa tập trung, quá trình laterit phát triển, các hiện tượng xói lở, trượt đất
Như vậy, mỗi yếu tố địa lý phát sinh đất thể hiện một khả năng dẫn đến thoái hóa được phân
cấp như sau:
Bảng 2.4. Tiêu chí đánh giá thoái hóa đất tiềm năng khu vực nghiên cứu
TT
Tiêu chí đánh giá
Mức độ
thoái hóa
Điểm
I
Nhóm loại đá mẹ/mẫu chất
1
Nhóm phù sa, dốc tụ
Yếu
1
2
Nhóm đá bazan
3
Nhóm đá phiến sét, phiến sa
Trung bình
2
4
Nhóm đá macma axít và biến chất
Mạnh
3
II
Hình thái địa hình
5
Đồng bằng đáy trũng giữa núi xâm thực – bóc mòn
Yếu
1
6
Đồng bằng đáy thung lũng xâm thực – tích tụ
7
Đồi và dãy đồi rìa cao nguyên sườn thoải, bị chia cắt mạnh
Trung bình
2
8
Đồi và dãy đồi chân núi sườn thoải, bị chia cắt mạnh
9
Cao nguyên bazan, dạng vòm phủ, chia cắt yếu. Vỏ phong hóa
dày có kết von laterit – bôxít
Yếu
1
10
Cao nguyên bóc mòn, bề mặt dạng đồi với đáy thung lũng
hẹp, sườn dốc.
Mạnh
3
11
Cao nguyên bóc mòn, bề mặt dãy đồi với đáy thung lũng rộng,
sườn thoải đỉnh bằng.
Trung bình
2
12
Khối núi sót trung bình, bóc mòn chọn lọc, sườn dốc lồi, cấu
tạo bởi granit
Mạnh
3
13
Dãy núi trung bình bị chia cắt mạnh, sườn dốc thẳng
14
Khối núi sót cao bóc mòn, cấu tạo bởi đá macma axit
III
Độ dốc
15
Độ dốc phổ biến < 3
0
Yếu
1
16
Độ dốc phổ biến 3 - 8
0
17
Độ dốc phổ biến 8 - 15
0
Trung bình
2
18
Độ dốc phổ biến > 25
0
Mạnh
3
IV
Độ cao
19
Độ cao dưới 600 m
Yếu
1
20
Độ cao 600 - 1.000 m
Trung bình
2
12
21
Độ cao 1.000 - 1.600 m
Mạnh
3
22
Độ cao trên 1.600 m
IV
Tầng dày
23
> 100 cm
Yếu
1
24
70 - 100 cm
Trung bình
2
25
< 70 cm
Mạnh
3
VII
Kiểu sinh khí hậu
26
Khu vực có mưa nhiều đến rất nhiều và mùa khô ngắn
(IIB0a, IIA0a,IIIA1a)
Yếu
1
27
Khu vực mưa vừa và mùa khô trung bình (IIC0b, IIIC1b)
Trung bình
2
28
Mưa ít, mùa khô trung bình (IID0b)
29
Khu vực có mưa nhiều đến rất nhiều và mùa khô trung bình
(IA0b, IIA0b, IB0b, IIB0b)
Mạnh
3
30
Khu vực mưa ít và mùa khô dài (ID0c)
Việc đánh giá mức độ thoái hóa thông qua việc phân tích và tổ hợp các bản đồ thành
phần, tích hợp theo ma trận tương quan các tiêu chí đánh giá cho phép phân chia tiềm năng
thoái hóa đất khu vực Bảo Lộc – Di Linh thành 3 cấp như sau:
T1: Tiềm năng thoái hóa yếu
T2: Tiềm năng thoái hóa trung bình
T3: Tiềm năng thoái hóa mạnh đến rất mạnh.
- Tiềm năng thoái hóa yếu (T1): Chiếm diện tích tương đối lớn 100.090,83 ha tương
ứng 30,23% DTTN. Loại thoái hoá này phân bố chủ yếu ở bề mặt cao nguyên bazan Di Linh -
Bảo Lộc và các khu vực đồng bằng dọc theo các thung lũng sông. Các khu vực này là nơi tập
trung dân cư, canh tác hoa màu và cây lâu năm quy mô vườn tạp hộ gia đình.
- Tiềm năng thoái hóa trung bình (T2): Xuất hiện ở vùng chuyển tiếp giữa các kiểu
cao nguyên và địa hình núi với quy mô 81.105,77 ha, chiếm 24,50% tổng DTTN. Trên bản đồ
thoái hóa đất tiềm năng cho thấy sự phân bố tập trung của loại thoái hóa này các xã Lộc Bắc,
Lộc Bảo, Lộc Lâm của Bảo Lâm; Gung Ré, Hòa Trung, Bảo Thuận, Tam Bố của Di Linh.
Diện tích còn lại phân bố phổ biến ở các xã Lộc Quảng, Lộc Phú, Lộc Tân - Bảo Lâm; Lộc
Châu - Bảo Lộc; Đinh Trang Thượng, Sơn Điền, Lộc Thành - Di Linh.
Bảng 2.5. Quy mô thoái hóa đất tiềm năng khu vực Bảo Lộc – Di Linh
Cấp thoái hóa
Bảo Lâm
Bảo Lộc
Di Linh
Tổng diện tích
các cấp thoái hóa
Tỷ lệ
T1
41.796,62
16.218,59
42.075,62
100.090,83
30,23
T2
43.843,79
1.557,35
35.704,64
81.105,77
24,50
T3
58.929,59
4.725,06
79.371,74
143.026,40
43,20
Tổng diện tích đất
144.570,00
22.501,00
157.152,00
324.223,00
97,93
Sông suối
1.771,00
755,00
4.251,00
6.777,00
2,05
Núi đá
2,00
0,00
61,00
63,00
0,02
Tổng diện tích
146.343,00
23.256,00
161.464,00
331.063,00
100,00
Nguồn: Kết quả tính toán của đề tài
13
- Tiềm năng thoái hóa mạnh (T3) trong khu vực nghiên cứu là rất lớn, chiếm 43,20%
tổng diện tích. Với 143.026,40 ha, đất có tiềm năng thoái hóa mạnh đến rất mạnh phân bố
thành một dải rộng từ Lộc Phú, Lộc Lâm đến Lộc Bảo, xuống đến Lộc Tân của huyện Bảo
Lâm, phần lớn diện tích thuộc thị trấn Di Linh, các xã Bảo Thuận, Tam Bố, Gung Ré của
huyện Di Linh. Đối với thành phố Bảo Lộc, tiềm năng thoái hóa mạnh chỉ tập trung ở xã Lộc
Châu.
- Thoái hóa đất hiện tại:
Bảng 2.6. Mức độ thoái hóa đất qua hiện trạng thảm thực vật và hiện trạng sử dụng đất
TT
Hiện trạng thảm thực vật hoặc loại hình
sử dụng đất
Mức độ
thoái hoá đất
Trên các loại
đất chủ yếu
1
Rừng cây lá rộng thường xanh
Không hoặc nhẹ
Fa, Fs
2
Rừng lá kim, rừng hỗn giao lá rộng lá kim
Không hoặc nhẹ
Ha, Fa, Fs, Ru
3
Rừng tre nứa, rừng hỗn giao gỗ tre nứa
Trung bình
Fa, Fs
4
Rừng rụng lá
Mạnh
Fa, Fs
5
Rừng trồng
Trung bình
Fu, Fk
6
Đất chuyên trồng lúa nước
Không hoặc nhẹ
Pg, Py, D
7
Đất trồng cây công nghiệp lâu năm
Không hoặc nhẹ
Fk, Fu, Fd
8
Đất trồng cây hàng năm
Trung bình
Pg, Py, D
9
Đất chuyên dùng (khu dân cư, khai thác
khoáng sản, vật liệu xây dựng…)
Mạnh
Fk, Fu, Fd, Fa
10
Đất đồi núi chưa sử dụng, đất bằng chưa sử
dụng
Mạnh
Fa, Fs, Núi đá
Cơ sở để thành lập bản đồ thoái hoá đất hiện tại là các tính chất của đất thoái hoá và
được thể hiện trên các loại hình sử dụng đất. Có thể nói thoái hoá tiềm năng là thoái hoá tự
nhiên, còn thoái hoá hiện tại là thoái hoá nhân tác.
Bản đồ được phân hạng khái quát theo mức độ thoái hoá, với 3 cấp:
H1: Không thoái hóa hoặc thoái hóa nhẹ;
H2: Thoái hóa trung bình;
H3: Thoái hóa nặng.
Bảng 2.7. Quy mô thoái hóa đất hiện tại khu vực Bảo Lộc – Di Linh
Cấp thoái hóa
Bảo Lâm
Bảo Lộc
Di Linh
Tổng diện tích
Tỷ lệ
H1
87.167,78
15.815,48
85.610,81
188.594,07
56,97
H2
33.135,96
1.084,73
42.554,71
76.775,40
23,19
H3
24.266,26
5.600,79
28.986,48
58.853,53
17,78
Tổng diện tích đất
144.570,00
22.501,00
157.152,00
324.223,00
97,93
Sông suối
1.771,00
755,00
4.251,00
6.777,00
2,05
Núi đá
2,00
0,00
61,00
63,00
0,02
Tổng diện tích
146.343,00
23.256,00
161.464,00
331.063,00
100,00
Nguồn: Kết quả tính toán của đề tài
14
Diện tích đất thoái hóa nhẹ H1 trong khu vực nghiên cứu chiếm ưu thế với tỷ lệ
56,97% DTTN, tương ứng 188.594,07 ha. Đất có mức độ thoái hóa nhẹ phân bố chủ yếu ở
các xã Lộc Tân, Lộc An, phía Đông xã Lộc Bảo, Lộc Bắc của Bảo Lâm; Tân Châu, thị trấn Di
Linh, phía Bắc xã Bảo Thuận của huyện Di Linh, Lộc Châu của thành phố Bảo Lộc.
- Đất thoái hóa trung bình (H2): trong khu vực Bảo Lộc - Di Linh có phần lớn diện
tích phân bố tập trung ở phía Bắc - Đông Bắc huyện Bảo Lâm và các xã phía Nam huyện Di
Linh như Hòa Bắc, Gung Ré, Hòa Trung, Tam Bố. Diện tích còn lại phân bố rải rác chủ yếu
xen giữa đất có mức độ thoái hóa nhẹ H1 như ở Lộc Bắc, Lộc Quảng (Bảo Lâm); Liên Đầm,
thị trấn Di Linh (Di Linh). Quy mô thoái hóa đất trung bình của khu vực nghiên cứu là
76.775,40 ha, chiếm 23,19% DTTN.
- Đất thoái hóa nặng (H3): Là đất suy giảm độ phì nhiêu đến mức kiệt quệ làm biến
đổi hoàn toàn đặc tính phát sinh đất, khả năng phục hồi chúng rất khó khăn và sử dụng phải
đầu tư tốn kém. Đất thoái hóa nặng trong khu vực nghiên cứu có quy mô không nhiều. Với
58.853,53 ha, chiếm 17,78% DTTN, mức độ thoái hóa này phân bố trên bảng đồ dạng da báo
ở hầu hết các xã của Di Linh, Bảo Lâm và Bảo Lộc.
2.4.3. Tổng hợp thoái hóa đất khu vực Bảo Lộc – Di Linh
Đánh giá tổng hợp thoái hóa đất khu vực Bảo Lộc – Di Linh trên cơ sở lập ma trận
tương quan giữa thoái hoá đất tiềm năng (T) và thoái hoá đất hiện tại (H). Như vậy, thoái hoá
đất tổng hợp ở Bảo Lộc – Di Linh được phân thành các cấp sau:
- BL1: Đất thoái hoá nhẹ (được tập hợp từ các mức độ không thoái hóa đến thoái hóa
nhẹ: T1H1, T2H1, T1H2);
- BL2: Đất thoái hoá trung bình (được tập hợp từ các mức độ thoái hóa trung bình nhẹ
đến thoái hóa ít mạnh : T2H2, T1H3, T3H1);
- BL3: Đất thoái hoá mạnh (được tập hợp từ các tổ hợp thoái hóa mạnh đến rất mạnh:
T2H3, T3H2 và T3H3).
Bảng 2.8. Quy mô thoái hóa đất tổng hợp khu vực Bảo Lộc – Di Linh
Đơn vị tính: ha
Cấp thoái hóa
Bảo Lâm
Bảo Lộc
Di Linh
Tổng diện tích
Tỷ lệ (%)
BL1
51.872,31
13.032,57
43.561,09
108.465,98
32,76
BL2
65.128,67
7.967,13
68.676,85
141.772,65
42,82
BL3
27.569,02
1.501,30
44.914,06
73.984,37
22,35
Tổng diện tích đất
144.570,00
22.501,00
157.152,00
324.223,00
97,93
Sông suối
1.771,00
755,00
4.251,00
6.777,00
2,05
Núi đá
2,00
0,00
61,00
63,00
0,02
Tổng diện tích
146.343,00
23.256,00
161.464,00
331.063,00
100,00
Nguồn: Kết quả tính toán của đề tài
2.4.4. Một số vấn đề thoái hóa đất trồng chè
- Thoái hóa vật lý: Quá trình dẫm đạp của con người để chăm sóc, thu hoạch chè trong
thời gian dài khiến bề mặt đất trở nên chặt cứng, chai lì, khả năng thấm nước kém đi. Tỷ lệ sét
lớp đất mặt trung bình của các mẫu đất trồng chè trong khu vực nghiên cứu là 26,3 - 39,20%
và có thành phần cơ giới phổ biến là thịt trung bình, hàm lượng sét tăng dần theo chiều sâu
phẫu diện Quá trình khai thác đất canh tác chè nhiều năm đã tạo điều kiện thúc đẩy quá
15
trình rửa trôi các cấp hạt sét ở tầng đất mặt đều giảm mạnh. Các biểu hiện suy giảm về thành
phần cơ giới, kết cấu đất trong hình thái phẫu diện là những biểu hiện rõ rệt của các dấu hiệu
thoái hóa về tính chất vật lý.
- Thoái hóa hóa học: Số liệu kết quả phân tích một số mẫu đất trồng chè đại diện tại
khu vực nghiên cứu cho thấy đất có phản ứng chua đến rất chua, mặc dù đặc điểm của cây chè
là ưa chua, nhưng với độ pH thấp như trên cũng thể hiện phần nào đó mức độ suy thoái đất.
Hàm lượng mùn tầng mặt khá do được bón phân thường xuyên nhưng giảm mạnh ở những
tầng dưới, hàm lượng đạm, lân, kali tổng số tầng đất mặt khá đến giàu, kali dễ tiêu rất nghèo
đến nghèo. Tình hình sử dụng phân bón cho cây chè của nông dân trồng chè không theo các
quy trình kỹ thuật đã được ban hành; bón phân cho cây chè chủ yếu theo kinh nghiệm. Lượng
phân bón các loại hàng năm bón cho cây chè chưa hợp lý và không cân đối, không hoặc rất ít
sử dụng phân bón hữu cơ vi sinh, lượng bón phân hữu cơ quá thấp, bón quá dư thừa phân vô
cơ, đặc biệt là lượng phân lân. Kỹ thuật bón phân không đảm bảo, bón rải trên mặt đất là chủ
đạo. Việc sử dụng phân bón không cân đối không những gây ảnh hưởng xấu đến đất đai, làm
kết cấu đất bị phá vỡ, giảm sút khả năng giữ nước, giữ phân, gia tăng dịch bệnh. Bón phân
không hợp lý, chất hữu cơ trong đất nghèo thường làm cho cấu trúc đất bị thoái hóa, dung
trọng đất tăng, giảm độ xốp làm đất trở nên chặt, rễ cây khó phát triển.
Chƣơng 3 - ĐÁNH GIÁ THÍCH HỢP ĐẤT ĐAI VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP
PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG ĐẤT TRỒNG CHÈ Ở BẢO LỘC – DI LINH, TỈNH LÂM
ĐỒNG
3.1. Đặc điểm sinh thái của cây chè
3.1.1. Yêu cầu về nhiệt độ, ánh sáng và gió
Độ nhiệt bình quân hàng năm để cây chè sinh trưởng tốt trong phạm vi 22 - 28
o
C. Búp
chè sinh trưởng chậm ở 15-18
o
C, dưới 10
o
C hoặc trên 30
o
C chè mọc rất chậm. Độ nhiệt quá
thấp hoặc quá cao đều giảm thấp việc tích lũy tannin. Điều kiện nhiệt độ trên 40
o
C chè bị khô
xém nắng lá non. Chè yêu cầu lượng tích nhiệt hàng năm 3.500 - 4.000
o
C. Gió nhẹ và có mưa
có lợi cho sự sinh trưởng của chè vỡ nụ có tác dụng cân bằng nước của cây.
3.1.2. Yêu cầu về nước và chế độ ẩm
Chè là loại cây ưa ẩm, là cây thu hoạch búp, lá non nên cần nhiều nước. Tổng lượng
nước mưa bình quân trong một năm đối với cây chè khoảng 1.500 – 2.000 mm và mưa phân
bố đều trong các tháng. Bình quân lượng mưa của các tháng trong thời kỳ chè sinh trưởng
phải lớn hơn hoặc bằng 100 mm. Chè yêu cầu độ ẩm không khí cao, thời kỳ sinh trưởng của
chè độ ẩm thích hợp khoảng 80 - 85%.
3.1.3. Yêu cầu về đất đai
So với một số cây trồng khác, chè yêu cầu về đất không nghiêm khắc lắm. Song để
cây chè sinh trưởng tốt, năng suất cao và ổn định thì đất trồng chè phải đạt những yêu cầu sau:
nhiều mùn, chua và thoát nước. Độ pH thích hợp cho chè phát triển là 4,5 - 6,0. Đất trồng phải
có độ sâu ít nhất là 80 cm, mực nước ngầm phải dưới 1 m.
3.2. Bản đồ đơn vị đất đai khu vực Bảo Lộc – Di Linh
3.2.1. Lựa chọn và phân cấp chỉ tiêu xây dựng bản đồ đơn vị đất đai
* Phân cấp về loại đất:
16
- G1: Nhóm đất phù sa và dốc tụ
- G2: Nhóm đất đen
- G3: Nhóm đất nâu đỏ và nâu vàng trên đá bazan
- G4: Nhóm đất đỏ vàng
- G5: Nhóm đất vàng đỏ
- G6: Nhóm đất mùn vàng đỏ
* Phân cấp độ dốc:
- SL1: Đất có độ dốc dưới 3
0
- SL2: Đất có độ dốc từ 3 - 8
0
- SL3: Đất có độ dốc từ 8 - 15
0
- SL4: Đất có độ dốc trên 15
0
* Phân cấp tầng dày:
- D1: Đất có tầng dày từ 100 cm trở lên
- D2: Đất có tầng dày từ 70 - 100 cm
- D3: Đất có tầng dày dưới 70 cm
* Phân cấp thành phần cơ giới:
- C1: Đất có thành phần cơ giới cát pha
- C2: Đất có thành phần cơ giới thịt nhẹ
- C3: Đất có thành phần cơ giới thịt trung bình đến nặng
* Phân cấp độ cao:
- H1: Đất ở độ cao dưới 600 m
- H2: Đất ở độ cao từ 600 - 1.000 m
- H3: Đất ở độ cao từ 1.000 - 1.600 m
- H4: Đất ở độ cao trên 1.600 m
* Phân cấp sinh khí hậu:
- CL1: Khu vực mưa rất nhiều và có mùa khô ngắn (IIA0a, IIIA1a)
- CL2: Khu vực mưa rất nhiều và có mùa khô trung bình (IA0b, IIA0b)
- CL3: Khu vực mưa nhiều và có mùa khô ngắn (IIB0a)
- CL4: Khu vực mưa nhiều và mùa khô trung bình (IB0b, IIB0b)
- CL5: Khu vực mưa vừa và có mùa khô trung bình (IIC0b, IIIC1b)
- CL6: Khu vực mưa ít và có mùa khô trung bình đến dài (ID0c, IID0b)
3.2.2. Kết quả xây dựng bản đồ đơn vị đất đai
Kết quả tổng hợp đã xác định được 127 đơn vị đất đai, trong đó LMU có diện tích lớn
nhất là LMU số107 với diện tích 20.275,2 ha, LMU có diện tích nhỏ nhất là LMU số 66 với
diện tích 8,1 ha. Đặc tính và tính chất của từng đơn vị đất đai (LMU) thuộc khu vực nghiên
cứu được mô tả theo từng loại đất như sau:
- Nhóm đất phù sa và dốc tụ - G1 có 14.731,9 ha, bao gồm 9 LMU;
- Nhóm đất đen - G2 có diện tích 2.893,42 ha của 5 LMU;
- Nhóm đất nâu đỏ và nâu vàng trên đá bazan - G3 chiếm ưu thế với 49 LMU có tổng
diên tích 118.853,8 ha;
- Nhóm đất đỏ vàng - G4 có 77.851,5 ha, gồm 33 LMU;
- Nhóm đất vàng đỏ - G5 có 25 LMU với 108.762 ha;
17
- Nhóm đất mùn vàng đỏ - G6 chỉ có 3 LMU với 1.132,25 ha.
3.3. Đánh giá mức độ thích hợp đất đai cho cây chè
3.3.1. Lựa chọn các chỉ tiêu đánh giá
Trên cơ sở các yêu cầu sử dụng đất trồng chè, các yếu tố thuận lợi và hạn chế đã được
đưa ra phân tích, từ đó phân cấp các yếu tố đánh giá thích hợp trồng chè.
Bảng 3.1. Phân cấp các yếu tố đánh giá thích hợp đất trồng chè
Chỉ tiêu
Mức độ thích hợp
S1
S2
S3
N
1. Loại đất
Nhóm đất trên bazan
Nhóm đất đỏ vàng
Nhóm đất mùn
vàng đỏ
Nhóm đất vàng đỏ
Nhóm đất đen
Nhóm đất phù
sa và dốc tụ
2. Độ dốc
3
o
- 8
o
, 8
o
- 15
o
< 3
o
> 15
o
-
3. Tầng dày
>100 cm
70 - 100
-
< 70 cm
4. TPCG
Thịt trung bình -
nặng
Thịt nhẹ
Cát pha
-
5. Độ cao
600 - 1.000 m
1.000 - 1.600 m
> 1.600 m
< 600 m
-
6. Sinh khí hậu
IIA0a, IIIA1a
IIB0a
IB0b, IIB0b
IA0b, IIA0b
IIC0b, IIIC1b
ID0c, IID0b
3.3.2. Đánh giá phân hạng thích hợp đất trồng chè
Tiềm năng đất đai của khu vực Bảo Lộc - Di Linh được đánh giá dựa trên kết quả xây
dựng bản đồ phân hạng thích hợp đất đai và thể hiện tổng hợp mức độ thích hợp đất đai của
các đơn vị đất đối với cây chè. Bậc thích hợp của đất đai cho cây chè được phân thành 4 hạng:
Rất thích hợp (S1), thích hợp trung bình (S2), ít thích hợp (S3) và không thích hợp (N).
Qua đánh giá thích hợp cho cây chè trên địa bàn huyện Bảo Lâm, huyện Di Linh, thành
phố Bảo Lộc, có thể thấy rằng đây là vùng đất rất thích hợp cho việc trồng các giống chè có
hiệu quả kinh tế cao. Tổng diện tích cấp rất thích hợp là 81.888,79 ha, chiếm 24,74 % tổng diện
tích các cấp thích hợp. Cấp thích hợp trung bình chiếm 14,76 %, tập trung ở các xã Sơn Điền,
Tân Châu, Đinh Lạc của huyện Di Linh; Lộc Phú, Lộc Lâm huyện Bảo Lâm; Lộc Châu, thành
phố Bảo Lộc.
Bảng 3.2. Kết quả đánh giá thích hợp đất đai cho cây chè khu vực nghiên cứu
Đơn vị tính: ha
Cấp thích hợp
Bảo Lâm
Bảo Lộc
Di Linh
Tổng diện tích
Tỷ lệ
(%)
S1
48.587,89
14.190,47
19.110,44
81.888,79
24,74
S2
22.073,74
3.172,27
23.628,26
48.874,27
14,76
S3
51.290,46
19,59
43.735,24
95.045,29
28,71
N
22.619,90
5.118,67
70.739,07
98.477,64
29,75
Tổng diện tích đất
144.572,00
22.501,00
157.213,00
324.286,00
97,95
Sông suối
1.771,00
755,00
4.251,00
6.777,00
2,05
18
Tổng diện tích
146.343,00
23.256,00
161.464,00
331.063,00
100,00
Nguồn: Kết quả tính toán của đề tài
Cấp ít thích hợp có 95.045,29 ha chiếm 28,71% tổng diện tích các cấp thích hợp, là
khu vực các xã Hòa Bắc, Liên Đầm, thị trấn Di Linh thuộc huyện Di Linh- Lộc Bắc, Lộc Bảo
huyện Bảo Lâm. Các yếu tố gây hạn chế ở cấp này chủ yếu là độ cao địa hình (< 600 m) ảnh
hưởng đến chất lượng búp chè, độ dốc (15-25
o
) và điều kiện khí hậu (mùa khô 3-4 tháng) khó
khăn đến tưới tiêu cho cây chè.
Khu vực không thích hợp trồng chè chủ yếu là vùng phía Đông và Đông Nam huyện
Di Linh do điều kiện tới hạn của khí hậu (mưa ít, mùa khô dài). Diện tích còn lại không phù
hợp khu vực phân bố nhóm đất phù sa và dốc tụ. Tổng diện tích không phù hợp để trồng chè
trong khu vực nghiên cứu là 98.477,64 ha, chiếm 29,75%.
3.4. Đề xuất một số giải pháp sử dụng bền vững đất trồng chè
3.4.1. Cơ sở xác định vùng chuyên canh chè
Lựa chọn vùng phát triển chuyên canh chè căn cứ vào các yêu cầu sau:
1. Phương án quy hoạch: Hiện nay, kế hoạch phát triển KT-XH giai đoạn 2011 - 2015
của tỉnh Lâm Đồng đã xác định đến năm 2015 quy hoạch và ổn định diện tích trồng chè trên
địa bàn tỉnh là 26.000 ha.
2. Vùng thích hợp: Trên cơ sở kết quả đánh giá thích hợp đất đai cho phép lựa chọn
các vùng chuyên canh ưu tiên theo thứ tự như sau: Vùng có các đơn vị đất đai ở mức rất thích
hợp; vùng có các đơn vị đất đai ở mức thích hợp trung bình; vùng có các đơn vị đất đai ở mức
ít thích hợp.
3. Yêu cầu về lao động và qui mô:
- Canh tác chè ở khu vực Bảo Lộc - Di Linh chủ yếu nhờ nước trời đồng thời chè sau
khi thu hái cần được đưa vào xử lý và chế biến ngay nên phát triển ở những vùng đông dân cư
và lao động, trình độ dân trí cao, biết đầu tư thâm canh, áp dụng các tiến bộ khoa học tiên
tiến. Vùng bố trí sản xuất chè yêu cầu đường giao thông thuận lợi để tiện cho công tác chỉ
đạo, thu mua chế biến, nâng cao chất lượng sản phẩm.
4. Yêu cầu về hiệu quả KT-XH và môi trường:
- Phát triển vùng chuyên canh chè trên diện tích đất nông nghiệp. Các mục đích sử
dụng đất khác là: đất lâm nghiệp có rừng, đất chuyên dùng, đất ở, đất chuyên lúa nước không
phát triển chè.
- Trên đất nông nghiệp ưu tiên phát triển vùng trồng chè trên những hệ thống sử dụng
đất sau: Trên các loại đất trồng cây công nghiệp lâu năm như : cà phê, dâu tằm, điều… trồng
xen trên đất cà phê, cây ăn quả, trồng thay thế những hệ thống sử dụng đất trồng cây hàng
năm có hiệu quả KT-XH thấp hơn cây chè.
3.4.2. Hiệu quả kinh tế, tính bền vững xã hội và môi trường của canh tác chè trong khu
vực nghiên cứu
* Hiệu quả kinh tế của trồng chè
Theo thống kê từ kết quả phỏng vấn thì trung bình thu nhập của hộ gia đình và người
lao động trồng chè bình quân như sau :
19
a. Khối thu nhập thấp trồng chè trung du, chè hạt, năng suất thấp 6,5 tấn/ha. Thu
nhập từ 320.000 - 400.000 đồng/người/tháng. Tuy nhiên, số hộ trồng các giống chè này không
nhiều.
b. Khối thu nhập trung bình: Là những hộ trồng chè giống mới, lai: LDP2, PH1, PH8,
chè Shan công nghiệp và chè nhập nội có năng suất gấp 1,5-2 lần giống chè hạt, chè trung du,
có thu nhập khá từ : 1.200.000 - 2.000.000 đồng/người/ tháng.
c. Khối thu nhập cao (có thể làm giàu lên từ cây chè) trồng chè nhập nội như Kim
Tuyên, Tứ Quí Xuân, Ôlong Thanh Tâm để làm chè Ôlong và chè cao cấp có thu nhập từ
4.000.000 - 5.000.000 triệu đồng/người/ tháng
* Hiệu quả xã hội và môi trường
Chè là cây công nghiệp lâu năm có khả năng xóa đói giảm nghèo cùng với các cây
công nghiệp khác như: cà phê, cao su, mía. Thực tế trồng chè đầu tư không cao, cho thu
hoạch nhanh và ổn định trong nhiều năm. Trồng chè cần nhiều sức lao động, tạo nhiều việc
làm vì thời vụ thu hái kéo dài, hầu như quanh năm, đảm bảo thu nhập đều đặn cho người sản
xuất. Phát triển chè sẽ thu hút được một số lao động đáng kể, không những chỉ trong khâu sản
xuất nguyên liệu mà cả khâu chế biến và tiêu thụ chè.
Chè là cây không đòi hỏi đất thật tốt như cà phê, mặt khác, chè là cây thu hoạch lá,
năng suất tương đối ổn định, biến động hàng năm không lớn ngay cả những năm nhiều thiên
tai hạn hán cũng không mất trắng hoàn toàn như cây ăn quả, cà phê. Thực tế cho thấy trồng
chè có tác dụng bảo vệ đất, chống xói mòn tích cực hơn cà phê. Cây chè vẫn có thể phát triển
tốt và cho hiệu quả kinh tế khá cao trên vùng đất dốc 20 -25 độ. Vì vậy, trồng chè trên đất dốc
góp phần nâng cao hệ số che phủ cho đất.
3.4.3. Định hướng phát triển vùng trồng chè
Trên cơ sở lựa chọn xác định các vùng chuyên canh chè đã được phân tích ở trên, loại
trừ khu vực không thích hợp trồng chè mà một số loại hình sử dụng đất như: đất khu dân cư,
đất lâm nghiệp, đất trồng lúa… diện tích các vùng thích hợp với trồng chè trong khu vực
nghiên cứu như bảng. Đồng thời, đề tài cũng đề xuất diện tích mở rộng vùng chè theo 2
phương án.
Bảng 3.3. Diện tích đề xuất vùng chè ở khu vực nghiên cứu
Đơn vị tính: ha
Diện tích vùng thích hợp
Bảo Lâm
Bảo Lộc
Di Linh
Rất thích hợp
25.795,42
10.130,78
12.809,08
Thích hợp trung bình
3.201,83
2.373,90
15.341,79
Ít thích hợp
3.913,09
19,53
13.543,61
Hiện trạng canh tác
13.246,00
8.208,00
886,00
Phương án mở
rộng
1
12.549,42
1.922,78
11.923,08
2
19.664,34
4.316,22
40.808,48
20
Nguồn: Kết quả tính toán của đề tài
Phương án 1: Đây là diện tích ưu tiên hàng đầu để phát triển chè trên vùng được đánh
giá có hầu hết điều kiện thuận lợi, đáp ứng được đặc điểm sinh trưởng của cây chè. Đồng thời,
với định hướng quy hoạch khoảng 26.000 ha đất trồng chè của tỉnh Lâm Đồng hoàn toàn đáp
ứng được yêu cầu này với điều kiện đất đai tốt nhất. Có thể lựa chọn các vùng trồng chè ở
Bảo Lâm với 12.549,42 ha, ở Bảo Lộc là 1.922,78 ha, hay 11.923,08 ha ở Di Linh.
Phương án 2: thể hiện toàn bộ tiềm năng có thể mở rộng diện tích trồng chè chè trên
cơ sở tổng hợp cả ba vùng có cấp độ thích hợp khác nhau. Trong đó, hình thành khu vực trọng
điểm trồng chè, khu vực vệ tinh và khu vực dự phòng. Vùng ít thích hợp là diện tích dự phòng
được ưu tiên cuối cùng trong việc quy hoạch vùng chè, hoặc cải tạo dần để sử dụng trong
tương lai.
3.4.4. Một số giải pháp sử dụng bền vững đất trồng chè
Trên cơ sở phân tích thoái hóa đất trồng chè và đánh giá thích hợp đất đai cho cây chè
ở trên, cho thấy sản xuất chè có 5 mục tiêu chính cần đạt được là: sản lượng nhiều, năng suất
cao, chất lượng tốt, chè an toàn, đất trồng chè bền vững. Để đạt được mục tiêu trên, thâm canh
vườn chè hiện có, cải tạo vườn chè cũ, trồng chè mới là 3 nội dung cần tiến hành đồng thời.
3.4.3.1. Giải pháp cho các vùng trồng chè
- Vùng rất thích hợp với cây chè nên xây dựng thành vùng trọng điểm thâm canh chè,
đầu tư các giống chè chất lượng cao. Nơi có độ dốc phổ bình quân dưới 8
o
thiết kế trồng chè
thành hàng thẳng theo đường bình độ chính. Đối chiếu với các cấp thoái hóa đất để có kế
hoạch duy trì chất lượng đất trồng chè trên các khu vực thoái hóa đất yếu, cải tạo đất và ngăn
ngừa suy thoái đất trên các khu vực thoái hóa đất trung bình và thoái hóa mạnh.
- Vùng thích hợp trung bình hình thành khu vực trồng chè vệ tinh xung quanh vùng
trọng điểm. Khu vực này tập trung phát triển các giống chè cành trồng đại trà, trồng xen các
loại cây phù hợp trong các thời kỳ sinh trưởng khác nhau của chè để gia tăng hiệu quả kinh tế,
tận dụng diện tích đất canh tác.
- Vùng ít thích hợp vẫn nên duy trì một diện tích chè nhất định ở quy mô vườn trong
các hộ gia đình, xen canh với cà phê và một số loại cây khác.
Đặc biệt, đối với vùng ít thích hợp và vùng thích hợp trung bình trên thoái hóa đất tổng
hợp mạnh nên chuyển đổi cơ cấu cây trồng sang rừng sản xuất hoặc cây ăn quả để cải tạo đất
lâu dài.
- Đối với các vùng trồng chè cũ cần xác định vùng nào cần cải tạo nâng cấp, vùng nào
cần phát bỏ để luân canh cây trồng khác. Những đồi chè giống tốt nhưng già cỗi, đã khai thác
lâu năm, không đầu tư thâm canh ngay từ đầu, không nên phá bỏ nên tái đầu tư để cải tạo vì
chi phí ít mà sản lượng tăng nhanh hơn đầu tư vào các vườn chè đã có năng suất cao.
3.4.3.2. Xây dựng các mô hình trồng chè
* Cách thức bố trí các hàng trồng chè ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất và tuổi thọ của
nương chè, phương pháp bố trí tùy thuộc vào độ dốc của đồi chè.
- Độ dốc dưới 8
o
bố trí hàng chè thẳng;
- Độ dốc từ 8 - 15
o
bố trí hàng chè theo đường đồng mức;
- Trồng chè trên ruộng bậc thang đối với những khu vực có độ dốc trên 15
o
.
21
* Nông lâm kết hợp là mô hình trồng chè xen với một số loài cây khác với cấu trúc
nhiều tầng như sau:
Chè trồng xen cây phân xanh: trồng muồng hoa vàng làm cây che bóng trên cao tạm
thời, trồng các cây họ đậu như lạc, đỗ tương, đỗ xanh… che phủ đất.
Đai chắn gió: các loại muồng đen, keo lá chàm, keo tai tượng… được trồng với vai trò
chắn gió xung quanh vùng chè.
Chè trồng xen các cây thân gỗ che bóng ngắn và dài ngày có sức sinh trưởng mạnh,
không cùng đối tượng sâu bệnh như: keo dậu, keo tây, muồng đen, hoa hòe…
3.4.3.3. Giải pháp về giống, phân bón và thuốc trừ sâu
Quy hoạch trồng thay thế giống chè trung du, chè hạt cho năng suất thấp, thu nhập
thấp bằng các giống chè chất lượng cao như: BP14, LDP2, PH1, PH8… chè Shan đầu dòng
và các giống nhập nội theo từng vùng tập trung ít nhất từ 30 ha trở lên. Đối với các khu vực
có độ cao trên 800 m có thể sản xuất các loại chè xanh chất lượng cao như Kim Tuyên, Tứ
quý xuân, Thanh Tâm…, chè Ôlong.
Sử dụng phân bón hợp lý phải tuân thủ 4 nguyên tắc. Một là bón đúng liều lượng và tỷ
lệ phân, đồng nghĩa với số kg/đơn vị diện tích, tỷ lệ N:P:K. Hai là, đúng loại phân quy định.
Ba là bón đúng lúc, đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng theo từng thời kỳ của cây trồng. Bốn là bón
đúng cách, đúng kỹ thuật.
Để xử lý sâu bệnh trên cây chè có thể sử dụng một số giải pháp sinh học như sau: Bảo
vệ và phát triển quần thể thiên địch tự nhiên có sẵn trên nương chè và tăng cường sử dụng các
chế phẩm sinh học và thảo mộc.
3.4.5. Một số kiến nghị
Chúng tôi nhận thấy cần có những công trình nghiên cứu tiếp theo về xây dựng bản đồ
hiện trạng trồng chè. Trong đó thành lập bản đồ hiện trạng trồng chè sử dụng công nghệ viễn
thám - GIS để phân loại, điều tra khảo thực địa kiểm chứng và đưa vào những vùng trồng chè
lâu đời đã bị chặt phá để khôi phục.
Từ bản đồ hiện trạng trồng chè xác định một cách chi tiết diện phân bố chè ở các khu
vực, cụ thể các giống chè hiện có từ đó làm cơ sở dự đoán sản lượng chè trong những năm
tiếp theo để có kế hoạch chế biến và cân đối thị trường tiêu thụ.
Bảo Lộc - Di Linh là một trong những vùng chè lớn, chất lượng tốt của Lâm Đồng
cũng như cả nước, hiện nay diện tích chè luôn luôn biến động do tình hình giá cả thị trường
của ngành hàng chè và một số mặt hàng nông sản cạnh tranh điển hình là cà phê. Vì vậy cần
có những điều chỉnh diện tích canh tác chè một cách kịp thời mang tính định hướng lâu dài
của Nhà nước và cấp chính quyển địa phương dựa trên các kết quả nghiên cứu gắn với thực
tiễn. Sau khi ổn định diện tích chè, tiếp tục đầu tư theo chiều sâu từ khâu canh tác đến chế
biến để nâng cao chất lượng chè thành phẩm, duy trì và phát huy thương hiệu chè Bảo Lộc -
Di Linh.
KẾT LUẬN
1. Khu vực Bảo Lộc - Di Linh với diện tích 331.063 ha, bao gồm thành phố Bảo Lộc,
2 huyện Bảo Lâm và Di Linh là trung tâm phía Nam của tỉnh Lâm Đồng, đồng thời là vùng
22
chè lớn đã phát triển lâu đời. Điều kiện tự nhiên của khu vực có những đặc trưng riêng về nền
tảng nhiệt - ẩm, mẫu chất đá mẹ và điều kiện địa hình. Sự phân hóa về nhiệt ẩm kết hợp với
đặc điểm dinh dưỡng của nền vật chất rắn và hoạt động khai thác của con người đã tạo nên
các quá trình hình thành và thoái hóa đất điển hình, từ đó đặt dấu ấn nên lớp vỏ thổ nhưỡng.
Theo phát sinh học đất, hệ thống phân loại đất khu vực Bảo Lộc - Di Linh ở tỷ lệ 1: 50.000
gồm 10 đơn vị đất, thuộc 5 nhóm. Trong đó nhóm đất đỏ vàng chiếm ưu thế với 305.468,06
ha, tương đương 92,27% DTTN; nhóm đất phù sa 7.629,24 ha (2,3%); nhóm đất thung lũng
do sản phẩm dốc tụ 7.100,03 ha (2,14%), nhóm đất đen 2.893,42 ha, nhỏ nhất là nhóm đất
mùn vàng đỏ trên núi 1.132,25 ha (0,34%). Cây chè được trồng chủ yếu trên bề mặt cao
nguyên dốc thoải từ 3 -15
o
, phát triển trên đất hình thành từ sản phẩm phong hóa của đá mẹ
bazan trong điều kiện ánh sáng dồi dào, lượng mưa phong phú, mùa mưa dài.
Các quá trình phát sinh và thoái hóa đất chủ yếu là quá trình mùn hóa, khoáng hóa;
quá trình feralit hình thành đất đỏ vàng, quá trình laterit - đá ong hóa, quá trình bồi tụ hình
thành đất phù sa, quá trình glây, quá trình xói mòn rửa trôi bề mặt và quá trình nhân tác.
2. Việc lựa chọn phân cấp các tiêu chí đánh giá như: đá mẹ, hình thái địa hình, độ dốc,
sinh khí hậu,… cho phép thành lập bản đồ thoái hóa đất tiềm năng tỷ lệ 1: 50.000 với
143.026,40 ha đất có tiềm năng thoái hóa mạnh (T3), chiếm 43,20% DTTN; tiềm năng thoái
hóa trung bình (T2) có 81.105,77 ha (24,50% DTTN); tiềm năng thoái hóa yếu (T1) tương đối
lớn 100.090,83 ha (30,23% DTTN).
Thoái hóa đất hiện tại phản ánh hoạt động của con người thông qua hiện trạng thảm
thực vật, các loại hình sử dụng đất là cơ sở xây dựng bản đồ thoái hóa đất hiện tại tỷ lệ 1:
50.000. Kết quả là diện tích đất bị thoái hóa mạnh (H3) chiếm 17,78% DTTN ứng với
58.853,53 ha, thoái hóa trung bình (H2) có 76.775,40 ha (23,19% DTTN), thoái hóa yếu có
diện tích lớn nhất 188.594,07 ha (56,97% DTTN).
Đánh giá tổng hợp thoái hóa đất khu vực Bảo Lộc - Di Linh theo ma trận tương quan
giữa thoái hóa tiềm năng và thoái hóa hiện tại đã xác định các mức độ thoái hóa đất tổng hợp
như sau: 73.984,37 ha đất thoái hóa mạnh (BL3) ứng với 22,35% DTTN, 141.772,65 ha đất
thoái hóa trung bình (BL2) tương đương 42,82% DTTN, 108.465,98 ha đất thoái hóa nhẹ
(BL1) chiếm 32,76% DTTN.
4. Dựa trên phân tích yêu cầu sinh thái của cây chè và đặc điểm của 127 đơn vị đất đai
thể hiện trên bản đồ đơn vị đất đai khu vực Bảo Lộc - Di Linh, lựa chọn các chỉ tiêu cho phép
đánh giá định lượng ảnh hưởng của các đơn vị đất đai đến cây chè. Kết quả đánh giá bằng
phương pháp tích hợp ALES - GIS cho thấy các cấp thích hợp của cây chè ở Bảo Lộc - Di
Linh bao gồm 4 cấp: rất thích hợp (S1) có 81.888,79 ha chiếm 24,74% DTTN, thích hợp
trung bình (S2) là 48.874,27 ha với 14,76% DTTN, ít thích hợp (S3) có 95.045,29 ha (28,71%
DTTN) , và 29,75% DTTN không thích hợp (N) - 98.477,64 ha.
5. Trên nền tảng cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu thoái hóa đất, đánh giá
thoái hóa đất, đánh giá thích hợp đất đai cho cây chè, đề tài đề xuất một số biện pháp và kiến
nghị sử dụng bền vững đất trồng chè. Trong đó, đề tài đã xác định diện tích có thể mở rộng
phục vụ phát triển vùng trồng chè, giải pháp cho các vùng trồng chè trên những khu vực có
mức độ thoái hóa đất và mức độ thích hợp khác nhau, một số mô hình trồng chè, giải pháp về
giống và phân bón.
23
6. Nghiên cứu địa lý phát sinh và thoái hóa đất là một trong những hướng nghiên cứu
tổng hợp giúp ích cho việc hoạch định không gian phát triển đặc biệt là không gian sản xuất
nông - lâm nghiệp, dự báo những tác hại, rủi ro của thoái hóa đất do tự nhiên cũng như do
nhân tác, đáp ứng nhu cầu sử dụng đất bền vững của nước ta nói chung và các địa phương nói
riêng.
7. Định hướng sự dụng tài nguyên đất không thể tách rời khỏi công tác khảo sát điều
tra thực địa, song nghiên cứu thoái hóa đất phải đánh giá theo ma trận tổng hợp trên quan
điểm hệ thống và tổng hợp hướng tới sử dụng đất bền vững đối với mỗi loại cây trồng như
chè, cà phê, cao su.
8. Thông qua tích hợp phương pháp nghiên cứu tổng hợp thoái hóa đất và đánh giá đất
đai bằng ALES - GIS để tìm ra những khu vực thích hợp trồng chè đã đóng góp cơ sở vào xây
dựng quy trình quy hoạch vùng chè không chỉ ở Lâm Đồng mà còn ở các lãnh thổ khác.