Tải bản đầy đủ (.doc) (92 trang)

Luan van Cao hoc Báo in với vấn đề chăm sóc người cao tuổi hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (393.17 KB, 92 trang )

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT

CSSKNCT: Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi
CSSKBĐ : Chăm sóc sức khỏe ban đầu
TYT

: Trạm y tế

NCT

: Người cao tuổi

TNV

: Tình nguyện viên

KCB

: Khám chữa bệnh

THA

: Tăng huyết áp

DVYT

: Dịch vụ y tế


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU


CHƯƠNG I:CƠ SỞ LÝ LUẬN – THỰC TIỄN CỦA BÁO CHÍ THAM GIA
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ CHĂM SÓC NGƯỜI CAO TUỔI
1.1.

NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1.1.

Người cao tuổi

1.1.2.

Sức khỏe người cao tuổi

1.1.3.

Cuộc sống người cao tuổi

1.1.4.

Chăm sóc người cao tuổi

1.1.5.

Vai trò báo chí trong chăm sóc sức khỏe người cao tuổi

1.2. CƠ SỞ PHÁP LÝ VÀ ĐẠO ĐỨC CỦA VẤN ĐỀ CHĂM SÓC NGƯỜI
CAO TUỔI
1.2.1. Cơ sở pháp lý của vấn đề chăm sóc người cao tuổi
1.2.2. Cơ sở đạo lý của vấn đề chăm sóc sức khỏe người cao tuổi

1.2.3. Vấn đề huy động nguồn lực và các hình thức chăm sóc người cao tuổi
1.3. VẤN ĐỀ THỰC TIỄN ĐẶT RA TRONG CHĂM SÓC NGƯỜI CAO
TUỔI
1.3.1. Chăm sóc sức khỏe về mặt tinh thần
1.3.2. Chăm sóc sức khỏe về mặt dinh dưỡng hàng ngày
1.3.3. Chăm sóc sức khỏe về thể dục – thể thao
1.3.4. Chăm sóc sức khỏe về du lịch – an dưỡng
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG BÁO CHÍ THAM GIA VẤN ĐỀCHĂM
SÓC NGƯỜI CAO TUỔI HIỆN NAY
2.1. GIỚI THIỆU CÁC TỜ BÁO THUỘC DIỆN KHẢO SÁT
2.1.1. Báo Sức khỏe & Đời sống
2.1.2. Báo Hà Nội mới
2.1.3. Báo Sài Gòn giải phóng
2.1.4. Báo Lao Động


2.2. NỘI DUNG BÁO CHÍ ĐỀ CẬP VỀ CHĂM SÓC NGƯỜI CAO
TUỔI
2.2.1. Báo chí đối đề cập đến vấn đề chăm sóc sức khỏe về mặt tinh thần cho
người cao tuổi
2.2.2. Báo chí đối đề cập đến vấn đề chăm sóc sức khỏe về mặt dinh dưỡng hàng
ngày cho người cao tuổi
2.2.3. Báo chí đối đề cập đến vấn đề chăm sóc sức khỏe về thể dục – thể thao
cho người cao tuổi
2.2.4. Báo chí đối đề cập đến vấn đề chăm sóc sức khỏe về du lịch – an dưỡng
cho người cao tuổi
2.2.4. Báo chí đối đề cập đến vấn đề sự bền vững của hệ thống an sinh xã hội
cho người cao tuổi
2.3. PHƯƠNG THỨC THÔNG TIN

2.3.1. Báo chí trong ngày quốc tế người cao tuổi trên thế giới
3.3.1. Báo chí trong ngày quốc tế người cao tuổi ở Việt Nam
2.3.2. Báo chí tuyên truyền sức khỏe của người cao tuổi Việt Nam
2.3.3. Báo chí tuyên truyền nhận thức của giới trẻ đối với chăm sóc người cao
tuổi Việt Nam
2.3.4. Báo chí thông tin chính sách hỗ trợ của Đảng và Nhà nước đến với người
cao tuổi Việt Nam
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
CHƯƠNG III:VẤN ĐỀ VÀ KHUYẾN NGHỊ KHOA HỌC NHẰM NÂNG
CAOCHẤT LƯỢNG BÁO CHÍ THAM GIA VẤN ĐỀ CHĂM SÓC
NGƯỜI CAO TUỔI HIỆN NAY
3.1. NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA VÀ PHƯƠNG HƯỚNG NÂNG CAO
CHẤT LƯỢNG BÁO CHÍ THAM GIA VẤN ĐỀ CHĂM SÓC NGƯỜI
CAO TUỔI HIỆN NAY
3.1.1. Quan điểm của Nhà nước về chăm sóc người cao tuổi hiện nay


3.1.2. Phương hướng nâng cao chất lượng chăm sóc người cao tuổi trên
báo chí hiện nay
3.2. MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG BÁO CHÍ
THAM GIA VẤN ĐỀ CHĂM SÓC NGƯỜI CAO TUỔI
3.2.1. Nhóm giải pháp về đẩy mạnh truyền thông nhằm chuyển đổi nhận
thức, thái độ chăm sóc người cao tuổi trên báo chí hiện nay
3.2.2. Nhóm giải pháp về hoàn thiện chính sách và chăm sóc người cao
tuổi trên báo chí hiện nay
3.2.3. Nhóm giải pháp nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe người cao
tuổi trên báo chí hiện nay
3.2.4. Nhóm giải pháp nâng cao chất lượng chăm sóc vật chất người cao
tuổi trên báo chí hiện nay
3.2.5. Nhóm giải pháp nâng cao chất lượng chăm sóc đời sống tinh thần

và phát huy vai trò người cao tuổi trên báo chí hiện nay
3.2.6. Đa dạng hóa các loại hình dịch vụ hỗ trợ NCT, đẩy mạnh phát triển
các mô hình chăm sóc NCT tại cộng đồng trên báo chí hiện nay
3.2.7. Triển khai các nghiên cứu cơ bản cũng như nghiên cứu tác nghiệp
về người cao tuổi ở Việt Nam trên báo chí hiện nay
3.3. Về điều kiện thực hiện
KẾT LUẬN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


MỞ ĐẦU
1.Lý do chọn đề tài
Việt Nam có khoảng 10% người cao tuổi (từ 60 tuổi trở lên) so với dân số
cả nước khoảng 90 triệu người, đứng hàng thứ 14 về quy mô dân số, đứng thứ 8
tại châu Á và thứ 3 ở Đông Nam Á.
Theo số liệu mới công bố thì bình quân trong đời người có khoảng trên 10
năm ốm đau. Bệnh tật thường phát sinh từ tuổi già. Nhưng không phải già là
bệnh tật, tuổi cao là điều kiện để bệnh phát sinh, phát triển. Già hóa dân số cũng
là vấn đề đặt ra ở một số quốc gia, là xu hướng chung của các nước phát triển và
đang phát triển. Việt Nam hiện nay đang ở ngưỡng cửa bước vào giai đoạn già
hóa dân số, già hóa dân số phải được gắn liền với các chính sách đối với NCT
đó là các vấn đề an sinh xã hội phù hợp với khả năng và nhu cầu của từng quốc
gia để góp phần nâng cao chất lượng sống nói chung trong đó có việc chăm sóc
sức khỏe, phát huy vai trò vị trí của NCT đối với cộng đồng. Luật NCT có hiệu
lực từ ngày 1/7/2010 đã nói lên tất cả sự quan tâm của Đảng, nhà nước đối với
lớp NCT, đánh giá đúng mức, biết ơn với công lao đóng góp cho gia đình và xã
hội của lớp người này trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước
đồng thời cũng đặt ra nhiệm vụ của lớp người đi trước đối với thế hệ trẻ.
Chăm sóc phụng dưỡng NCT nói chung, CSSK NCT nói riêng có nhiều
nội dung mà xã hội lâu nay đang thực hiện. Nhưng một trong những nội dung

quan trọng được đặt lên hàng đầu đó là việc chăm sóc sức khỏe (CSSK). Nhìn
chung cần có nhận thức quĩ thời gian của NCT không còn nhiều, từ đó việc tự
chăm sóc sức khỏe, phòng ngừa bệnh tật “chung sống hòa bình” với một số bệnh
mãn tính của NCT cần được đặt ra đúng mức không những đối với bản thân
NCT mà còn là việc của gia đình và xã hội. Chỉ có khoảng 25% người già có thể
tự nuôi sống bản thân bằng các nguồn thu nhập như lương hưu, trợ cấp, còn lại
phụ thuộc vào người thân hoặc các tổ chức xã hội. Có 18% NCT sống trong các
hộ gia đình nghèo, khó khăn. 95% trong số họ có bệnh mãn tính, thậm chí có
bệnh kép.
1


CSSKNCT tại cộng đồng mục đích là phổ biến những kiến thức cơ bản về
y học dự phòng để tự chăm sóc sức khỏe hàng ngày, bồi dưỡng một số kỹ năng
thực hành để tự chăm sóc bản thân, đồng thời đào tạo một đội ngũ tình nguyện
viên (TNV) chăm sóc NCT yếu thế tại nhà (già yếu, neo đơn, nghèo, bệnh tật
kéo dài, suy kiệt...). Tâm lý chung là khi về già, con người càng hết sức quan
tâm đến sức khỏe của mình, sức khỏe là tài sản vô giá, sức khỏe quí hơn vàng.
Do đó cần nắm vững diễn biến tâm lý và tạo điều kiện cho NCT sống vui, sống
khỏe, sống hữu ích và sống thọ, đây là mục tiêu phấn đấu của chúng ta đối với
thế hệ cha ông để tỏ lòng biết ơn đối với lớp người này, làm cho NCT không
mặc cảm, luôn được sống trong tình cảm quí trọng của gia đình và xã hội, NCT
tự biết chăm sóc sinh hoạt, tập thể dục hàng ngày, đề phòng một số tai nạn
thường gặp như tai nạn giao thông, ngã, bệnh tim mạch, cao huyết áp, tiểu
đường, xương, khớp, cột sống, u xơ tiền liệt tuyến (nam), giảm trí nhớ... nếu đã
mắc một số bệnh mãn tính thì cần biết cách điều trị, đề phòng biến chứng. Mặt
khác đội ngũ tình nguyện viên đã được đào tạo kỹ năng thực hành sẽ đến tận nhà
để trợ giúp cho NCT theo định kỳ được phân công hàng tuần và có sổ ghi chép
theo dõi sức khỏe. Chính vì vậy đòi hỏi cần có sự nghiên cứu sâu sắc hơn những
vấn đề lý luận và thực tiễn giữa báo chí với vấn đề chăm sóc sức khỏe người cao

tuổi hiện nay với mục tiêu đưa ra những giải pháp nâng cao hiệu quả thông tin
về vấn đề chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi đáp ứng nhu cầu của thực tiễn.
Với những lý do trên, em xin chọn đề tài: “Báo in với vấn đề chăm sóc
người cao tuổi hiện nay” làm luận văn tốt nghiệp lớp Cao học Báo chí
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Hiện nay với đề tài chăm sóc sức khỏe cho NCT không phải là mới, đã có
rất nhiều công trình khoa học, hội thảo trong nước, quốc tế về vấn đề chăm sóc
sức khỏe cho người già. Ngoài ra còn có nhiều bài báo cũng như luận văn, khóa
luận đã nghiên cứu vấn đề này trong nhiều năm qua như:
- Hội bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (2013), Hội thảo Phổ biến luật
bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và chăm sóc sức khỏe người cao tuổi.
2


- Tư vấn Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi tại Hà Nội
- Chương trình Vinamilk Hội thảo "Sống khỏe - Sống lâu" sẽ được tổ
chức trang trạng tại "Hội trường trụ sở hội CCB thành phố Hà Nội" - 35 Đường
hồ Mễ Trì - Quận Thanh Xuân - Hà Nội.
- Phạm Kiều Nga (2012) “Trung tâm chăm sóc sức khỏe người cao tuổi
An Bình” Trường đại học kinh tế - Luật, Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh.
- Lâm Hồng Quang (2011), Thực trạng người cao tuổi và giải pháp chăm
sóc cho người cao tuổi ở Việt Nam, Đại học Y Hà Nội
- Nguyễn Liên Hương (2010) Khảo sát nhu cầu chăm sóc sức khỏe người
cao tuổi tại phường Phú Nhuận thành phố Huế.
Đến nay vẫn chưa có công trình nghiên cứu cụ thể nào nói đến vấn đề báo
chí đối với chăm sóc sức khỏe người cao tuổi đặc biệt lại là khảo sát trên Báo
Sức khỏe &Đời sống, Báo Hà Nội mới, Báo Sài Gòn giải phóng, Báo Lao động.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Luận văn làm rõ vai trò của báo chí (trước hết và chủ yếu là báo in) đến

vấn đề chăm sóc sức khỏe người cao tuổi thông qua khảo sát các Báo Sức khỏe
&Đời sống, Báo Hà Nội mới, Báo Sài gòn giải phóng, Báo Lao động; từ đó đề
xuất giải pháp nâng cao chất lượng báo chí tham gia vấn đề chăm sóc người
cao tuổi hiện nay.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hình thành nhận thức lý luận về vai trò của báo chí trong quá trình
tham gia vấn đề chăm sóc người cao tuổi ở nước ta hiện nay.
- Khảo sát thực tế vấn đề báo chí tham gia chăm sóc sức khỏe người cao
tuổi (Báo Sức khỏe &Đời sống, Báo Hà Nội mới, Báo Sài Gòn giải phóng, Báo
Lao động) năm 2014, đưa ra tổng hợp các bài báo viết về vấn đề chăm sóc sức
khỏe cho người cao tuổi hiện nay.
Phân tích đánh giá về các bài báo, nêu ý nghĩa đẩy mạnh chương trình
chăm sóc sức khỏe người cao tuổi trên báo chí.
3


Nhiệm vụ cụ thể:
Thứ nhất, Hình thành khung lý thuyết về quan niệm, vai trò của báo chí,
trước nhất là báo in trong quá trình tham gia vấn đề chăm sóc sức khỏe người
cao tuổi;
Thứ hai, trên cơ sở quan niệm, nhận thức vai trò của báo in trong vấn đề
chăm sóc sức khỏe người cao tuổi, luận văn khảo sát thực trạng báo chí in ấn
tham gia vấn đề này như thế nào;
Thứ ba, qua khảo sát, có thê nhìn nhận, nêu ra những vấn đề đặt ra trong
việc báo chí tham gia giải quyết vấn đề sức khỏe người cao tuổi; từ đó đề xuất
những giải pháp nhằm nâng cao năng lực và sức tác động của báo chí in ấn trong
vấn đề này.
4. Đối tượng và phạm vi đề tài
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Là vai trò báo chí in ấn trong việc tham gia giải quyết vấn đề sức khỏe

người cao tuổi hiện nay.
4.2. Phạm vi nghiên cứu, khảo sát
Phạm vi nghiên cứu khảo sát chủ yếu trên báo in; phạm vi khảo sát các
bài viết về chuyên mục chăm sóc sức khỏe của Báo Sức khỏe& Đời sống, Báo
Hà Nội mới, Báo Sài Gòn giải phóng, Báo Lao động, trong năm 2014
5. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận, thực tiễn
Làm rõ lý luận về chăm sóc người cao tuổi, đặc điểm chăm sóc người cao
tuổi cũng như quan điểm lý luận về việc đề xuất các biện pháp tâm lý tăng
cường sức khỏe cho người cao tuổi hiện nay đặc biệt trên báo chí hiện nay.
Đã xác định được rõ đặc điểm chăm sóc người cao tuổi của người nghỉ hưu,
người già trên 65 tuổi, đối tượng chăm sóc người cao tuổi chủ yếu là người thân
trong gia đình và bạn bè là những người quen biết cũ chủ yếu về vấn đề sức khỏe
Nghiên cứu đã đề xuất một số biện pháp tâm lý tăng cường chăm sóc
người cao tuổi thông qua nhận thức, cải thiện mối quan hệ trong GĐ, nâng cao
4


hiệu quả hoạt động của tổ chức XH dành cho người nghỉ hưu ở cụm dân cư qua
các tờ báo được khảo sát
Những kết quả lý luận và thực tiễn của đề tài có thể sử dụng làm tài liệu
tham khảo cho các nhà hoạch định chính sách xã hội ở Việt Nam (đặc biệt là
những chính sách về an sinh xã hội và những chính sách về người nghỉ hưu)
cũng như việc chăm sóc người cao tuổi ở nước ta hiện nay.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Các phương pháp nghiên cứu cụ thể
Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý luận
Phương pháp nghiên cứu văn bản, tài liệu
Phương pháp chuyên gia
Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn

Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
Phương pháp phỏng vấn sâu
Phương pháp nghiên cứu trường hợp
6. Đóng góp mới của đề tài
Luận văn góp phần vào quá trình nâng cao hiểu biết về chăm sóc sức
khỏe cho người cao tuổi, cũng như tài liệu quý giúp các nhà báo viết về vấn đề
chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi, góp phần giúp sinh viên báo chí sắp ra
trường viết về đề tài sức khỏe, đặc biệt đối với việc CSSK người cao tuổi ở
nước ta hiện nay.
7. Ý nghĩa và giá trị thực tiễn của luận văn
7.1. Ý nghĩa lý luận của đề tài
Việt Nam cần quá trình tổng thể để nâng cao chất lượng chăm sóc người
cao tuổi đáp ứng nhu cầu người cao tuổi, với vấn đề chăm sóc sức khỏe trên báo
chí hiện nay
7.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
5


- Tăng cường sự giám sát của các bộ ngành trong quá trình triển khai
chương trình, chính sách chăm sóc người cao tuổi. Đẩy mạnh sự tham gia của
Hội người cao tuổi tại địa phương trong quá trình giám sát thực hiện Luật người
cao tuổi.
- Đổi mới phương thức tuyên truyền nâng cao chất lượng chăm sóc người
cao tuổi từ phương thức truyền thông giáo dục sang phương thức truyền thông
chuyển đổi hành vi theo nhóm đối tượng đích và hành vi cụ thể.
- Khi hệ thống an sinh xã hội mới tập trung hỗ trợ cho một bộ phận người
cao tuổi qua bảo hiểm xã hội và trợ giúp xã hội, bên cạnh việc cải cách bảo hiểm
xã hội và đầu tư có hiệu quả Quỹ bảo hiểm xã hội, tổ chức ”Qũy tiết kiệm cho
tuổi già” trên đóng góp bắt buộc của mỗi công dân sẽ tăng cường trách nhiệm cá
nhân, đảm bảo an sinh xã hội và nâng cao chất lượng chăm sóc người cao tuổi.

- Tổ chức triển khai mô hình “Trung tâm chăm sóc người cao tuổi ban
ngày” tại cộng đồng đặc biệt tại các thành phố lớn, khuyến khích hình thức
chăm sóc người cao tuổi hỗn hợp kết hợp giữa chăm sóc lâu dài tại nhà và chăm
sóc ngắn hạn tại các mô hình chăm sóc người cao tuổi tại cộng đồng.
- Đề xuất hệ thống tiêu chí đánh giá chất lượng chăm sóc người cao tuổi
trong mô hình chăm sóc người cao tuổi tại cộng đồng nhằm xác định chuẩn mực
về dịch vụ cung cấp.
8. Kết cấu của luận văn
Luận văn ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, và
những nội dung chính được bố trí trong 3 chương với những nội dung chính
như sau:
Chương I:
Chương II:
Chương III:

6


CHƯƠNG I
CƠ SỞ LÝ LUẬN – THỰC TIỄN CỦA BÁO CHÍ THAM GIA GIẢI
QUYẾT VẤN ĐỀ CHĂM SÓC NGƯỜI CAO TUỔI
1.2. Những khái niệm cơ bản của vấn đề nghiên cứu
Báo chí tham gia giải quyết vấn đề chăm sóc sức khỏe người cao tuổi:
Người cao tuổi là một khái niệm lịch sử, gây nhiều tranh cãi trên bình diện tiếp
cận của các khoa học, trình độ phát triển của xã hội và các nền văn hóa. Trong
cuốn Bách khoa quốc tế về xã hội học (International encyclopedia of sociology)
phần Người cao tuổi và sự quan tâm của các tổ chức xã hội khi đưa ra khái niệm
về người cao tuổi các tác giả phân chia theo độ tuổi như sau: + 65 – 74: người
cao tuổi trẻ; 75 – 84: trung cao tuổi; > 84: nhóm già. Tổ chức Y tế thế giới
(WHO) lại phân chia các lứa tuổi của người già: + 60 - 74: người cao tuổi; 75 90: người già; > 90: người già sống lâu. Về mặt Pháp luật chung, theo Điều 2

trong Luật Người cao tuổi (11/2009) qui định người cao tuổi là “Công dân Việt
Nam từ đủ 60 tuổi trở lên”. Gần đây ở Việt Nam, khái niệm người cao tuổi được
sử dụng phổ biến, tuy nhiên, về khoa học thì người già hay người cao tuổi đều
được dùng với ý nghĩa như nhau. Tổng điều tra Dân số năm 2009 cho thấy có
72,9% NCT sống ở nông thôn. Trong số NCT, chỉ có khoảng 16 - 17% được
hưởng lương hưu hoặc mất sức, hơn 10% hưởng trợ cấp người có công với
nước. Như vậy, còn trên 70% NCT hiện nay sống bằng lao động của mình, bằng
nguồn hỗ trợ của con cháu và gia đình. Trong khi đó, ở nông thôn ruộng đất ít,
năng suất, thu nhập thấp, ít có tiết kiệm phòng khi bất trắc tuổi già. Thực tế này
đòi hỏi chính sách đối với NCT cần hướng đến nông thôn, cần xây dựng và triển
khai chính sách bảo hiểm xã hội cho nông dân, đẩy mạnh nghiên cứu các hình
thức hoạt động phù hợp cho NCT ở nông thôn, đặc biệt NCT cô đơn, không nơi
nương tựa, người cao tuổi có hoàn cảnh khó khăn… Xét theo vùng kinh tế - xã
hội, người cao tuổi nước ta phân bố không đồng đều, tập trung ở 3 vùng có đông
dân cư nhất trong cả nước là đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long
7


và Bắc Trung bộ. Đồng bằng sông Hồng có số lượng người cao tuổi cao nhất
trong cả nước (chiếm 25,41% số NCT), tiếp đến là đồng bằng sông Cửu Long
(chiếm 20,95%) và Bắc Trung bộ 15,2% . Sự gia tăng dân số NCT sẽ dẫn đến
nhiều hệ luỵ, điều đó đang là một thách thức lớn đặt ra cho gia đình và toàn xã
hội. Vì vậy, cần phải đẩy mạnh hơn nữa việc nghiên cứu quá trình già hóa từ đó
tiên lượng tình trạng và chủ động nghiên cứu kinh nghiệm của các nước nhằm
nâng cao chất lượng sống cho NCT ở Việt Nam. Các bệnh thường gặp ở người
cao tuổi thách thức lớn nhất đối với việc chăm sóc sức khỏe người cao tuổi hiện
nay là mô hình và nguyên nhân bệnh tật của NCT đang thay đổi nhanh chóng
khiến cho gánh nặng “bệnh tật kép” ngày càng rõ. Một mặt, NCT đang phải chịu
nhiều bệnh do lão hóa gây ra; mặt khác, NCT cũng phải chịu các bệnh phát sinh
do thay đổi lối sống dưới tác động của quá trình tăng trưởng và phát triển kinh

tế. Những bệnh thường gặp ở người cao tuổi là các bệnh mạn tính như: bệnh
mạch vành, tăng huyết áp (THA), đột quỵ, đái tháo đường, các bệnh này là
nguyên nhân chính gây giảm sút sức khoẻ ở người cao tuổi. Nghiên cứu về mô
hình bệnh tật của NCT Việt Nam thì mô hình chuyển từ bệnh lây nhiễm sang
bệnh mạn tính, không lây nhiễm. Đây đang là một thách thức lớn vì các bệnh
không lây nhiễm thường có thời gian tiềm tàng kéo dài với các tình trạng tiền
bệnh như thừa cân, béo phì, tăng huyết áp, rối loạn glucose máu và một số rối
loạn chuyển hóa khác. Tổng Điều tra Dân số và Nhà ở năm 2009 cho thấy tỷ lệ
khuyết tật của người cao tuổi tăng lên khi tuổi cao hơn. Tổng Điều tra Dân số và
Nhà ở năm 2009 Nghiên cứu của Đàm Hữu Đắc và cộng sự (2010) cho thấy
95% người cao tuổi có bệnh và chủ yếu là các bệnh như: xương khớp (40,62%);
tim mạch và huyết áp (45,6%); tiền liệt tuyến (63,8%); rối loạn tiểu tiện (35,7%)
và phổi phế quản tắc nghẽn mãn tính (12,6%). Những bệnh tật phát sinh do thay
đổi lối sống như sa sút tâm thần và trầm cảm lại có xu hướng tăng và tỷ lệ người
cao tuổi mắc các bệnh này tăng lên khi tuổi cao.
1.2.1. Người cao tuổi
8


Người cao tuổi hay người cao niên hay người già là những người lớn tuổi,
thường có độ tuổi khoảng từ 60 trở lên. Pháp lệnh người cao tuổi ở Việt Nam (số
23/2000/PL-UBTVQH, ra ngày 28/04/2000) nhận định: "người cao tuổi có công
sinh thành, nuôi dưỡng, giáo dục con cháu về nhân cách và vai trò quan trọng
trong gia đình và xã hội".
1.2.2. Sức khỏe người cao tuổi
Sử dụng dịch vụ chăm sóc sức khỏe là khả năng và mức độ được cơ sở y tế
(CSYT) cung ứng các dịch vụ chăm sóc, phát hiện và điều trị bệnh khác nhau
theo nhu cầu và mức độ bệnh của mỗi người dân khi ốm đau. Điều này không
chỉ phụ thuộc vào ý muốn chủ quan mà còn phụ thuộc khá nhiều vào chất lượng,
giá thành, mức độ bệnh, khoảng cách và khả năng tiếp cận của người dân. Các

yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến sử dụng dịch vụ CSSK là kinh tế, người sử dụng
dịch vụ và người cung cấp dịch vụ. - Kinh tế: Đây là yếu tố đóng vai trò quyết
định nhất đối với người có thu nhập thấp. Kết quả nghiên cứu tại Nam Sách (Hải
Dương), các nhà xã hội học đã cho thấy 95,7% số người già có nhu cầu KCB,
song 76,6% số NCT trả lời không có đủ tiền để đi khám chữa bệnh; chủ yếu
người bệnh tự mua thuốc về điều trị hoặc tìm đến các thầy thuốc gần nhà (chiếm
tỷ lệ 50- 65%). Số lượng người giàu đến bệnh viện KCB gấp 1,75 lần người
nghèo. Tình hình sử dụng dịch vụ chăm sóc sức khỏe ở người cao tuổi, theo
nghiên cứu nhu cầu chăm sóc sức khỏe và tình hình sử dụng DVYT, những yếu
tố tác động đến việc lựa chọn dịch vụ của NCT, giúp cho việc tổ chức hệ thống
cung ứng DVYT phù hợp hơn và đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của người
dân. Một điều rất quan trọng là người sử dụng DVYT sẽ có tác động đến hoạt
động của hệ thống cung ứng DVYT, chứ không phải do những người cung ứng
DVYT quyết định. Tự điều trị và đến cơ sở y tế tư nhân là hình thức sử dụng
DVYT phổ biến trong xử trí ban đầu của NCT khi bị ốm. Kết quả này có sự dao
động lớn giữa các cuộc điều tra. Người cao tuổi có triệu chứng bệnh/ốm không
chữa gì và tự chữa (44,69%), đến TYT xã (17,67%), đi khám tư nhân (16,74%)
và đến bệnh viện (15,59%). Các lý do lựa chọn dịch vụ CSSK là đến y tế xã chủ
9


yếu do gần nhà (35,95%), do quen biết (30,07%), chọn bệnh viện là do chuyên
môn tốt (50,37%), do bệnh nặng (36,3%). Lý do ở nhà chưa có sự khác biệt rõ
giữa người nghèo và người giàu, chủ yếu cũng do suy nghĩ là bệnh nhẹ, không
cần chữa trị; nhưng nhóm nghèo nhất có xu hướng mua thuốc tự chữa (35,8%)
cao hơn nhóm giàu nhất (28,6%). Tình hình sử dụng trạm y tế xã trong KCB,
CSSKBĐ có sự khác nhau giữa các địa bàn nghiên cứu và phụ thuộc nhiều vào
tình trạng có BHYT của NCT. Về tình hình sử dụng DVYT tư nhân, nghiên cứu
của Viện Chiến lược và Chính sách y tế (2006) cho thấy có 34% NCT đến KCB
tại các cơ sở y tế tư nhân. Tỷ lệ này thấp hơn trong Điều tra y tế quốc gia là

63,7% ở khu vực nông thôn và 66,2% ở khu vực thành thị. Lý do chủ yếu NCT
lựa chọn cơ sở y tế tư nhân là do thuận tiện, gần nhà hoặc có thể trực tiếp mời
thầy thuốc tư đến thăm khám tại nhà cho người cao tuổi. Một lý do khác giải
thích cho việc NCT có xu hướng tự điều trị hoặc sử dụng y tế tư nhân nhiều hơn
là do bệnh nhẹ (25,3%) hoặc là triệu chứng đã bị mắc nhiều lần (21,7%). Mô
hình sử dụng DVYT có sự khác biệt tương đối giữa nam và nữ. Phụ nữ cao tuổi
khi bị ốm có xu hướng tự điều trị và sử dụng DVYT tư nhân cao hơn nam giới
(43% so với 32,2%); có 27,3% NCT nữ đến KCB ở các cơ sở y tế tư nhân, trong
khi tỷ lệ này ở NCT nam là 19,3%. Bên cạnh đó, xu hướng lựa chọn cơ sở KCB
là bệnh viện cũng không giống nhau ở các nhóm tuổi khác nhau. Tuổi càng cao
xu hướng KCB tại bệnh viện ít hơn. Những người trên 85 tuổi có tỷ lệ KCB tại
bệnh viện thấp hơn nhóm tuổi 60-64 tuổi hơn 2 lần. Qua các nghiên cứu trên ta
thấy số lượng NCT được KCB, sử dụng các DVYT chưa nhiều. Mức độ sử dụng
DVYT không đồng đều giữa các khu vực, vùng, miền và đặc điểm kinh tế nên
chưa đáp ứng được yêu cầu về sự công bằng trong CSSK NCT. Vì vậy, vấn đề
quan trọng là cần phải tìm ra giải pháp nhằm nâng cao sức khỏe cho NCT, nhất
là người cao tuổi sống ở vùng nông thôn, vùng xa trung tâm, miền núi, NCT cô
đơn không nơi nương tựa. Khả năng đáp ứng dịch vụ chăm sóc sức khoẻ người
cao tuổi của trạm y tế Khả năng đáp ứng dịch vụ chăm sóc sức khỏe là tổng hợp
các điều kiện, nguồn lực sẵn có của các cơ sở y tế tạo nên các DVYT nhằm thỏa
10


mãn nhu cầu CSSK của nhân dân. Khả năng đáp ứng nhu cầu CSSK của các cơ
sở y tế bao gồm các yếu tố: Nhân lực y tế (cán bộ y tế, nhân viên y tế) về cả số
lượng và chất lượng; các điều kiện đảm bảo DVYT (cơ sở vật chất, hạ tầng…);
trang thiết bị y tế (thuốc, hóa chất, dụng cụ…); ngân sách y tế (bao gồm ngân
sách của nhà nước, địa phương và nguồn ngân sách xã hội hóa…); cơ chế, chính
sách. Ở Việt Nam, hệ thống y tế được chia thành 4 tuyến: Trung ương, tỉnh,
huyện, xã, trong tuyến xã có trạm y tế xã và y tế thôn bản với các chức năng

nhiệm vụ khác nhau nhưng chưa đề cập đến nhiệm vụ CSSK người cao tuổi....
Như vậy, hệ thống chăm sóc Lão khoa ở nước ta hiện nay vẫn chưa được tổ chức
thành mạng lưới từ Trung ương đến cơ sở như những lĩnh vực khác. Mặt khác,
nhiệm vụ CSSK cho người cao tuổi là một yêu cầu bắt buộc cần có để đạt Chuẩn
y tế quốc gia theo bộ tiêu chí mới được ban hành. Trong định hướng chiến lược
chăm sóc bảo vệ sức khoẻ nhân dân đến năm 2020 nêu rõ: "Ứng dụng các kỹ
thuật thích hợp có thể phổ cập ở các tuyến tỉnh, huyện, xã để nâng cao chất
lượng khám chữa bệnh. Tăng cường chăm sóc sức khoẻ tại cộng đồng và tại gia
đình", "Đổi mới công tác y tế để đáp ứng tốt CSSK nhân dân", "Cung ứng thuốc
thiết yếu cho đối tượng chính sách, người nghèo". Cùng với sự hỗ trợ ngân sách
của Nhà nước, các TYT xã/phường về cơ bản đã đi vào hoạt động ổn định, thực
hiện được các nhiệm vụ dự phòng, điều trị, cấp cứu ban đầu và phục hồi chức
năng. Khi cơ cấu kinh tế chuyển sang cơ chế thị trường theo định hướng xã hội
chủ nghĩa, việc CSSK được thực hiện theo phương châm "Nhà nước và nhân
dân cùng làm". Thực hiện xã hội hoá công tác y tế và đa dạng hoá các loại hình
dịch vụ CSSK, nhà nước cho phép thu một phần viện phí (từ năm 1989), bảo
hiểm y tế (từ năm 1992), các DVYT tư nhân được hoạt động và người dân có
quyền lựa chọn cơ sở DVYT nào phù hợp, đáp ứng được nhu cầu trong chăm
sóc sức khỏe của họ.
1.2.3. Cuộc sống người cao tuổi

11


Người Việt Nam có truyền thống hiếu thảo đối với ông bà cha mẹ. Người
Việt nào cũng xem mình có bổn phận đền đáp công lao sinh thành dưỡng dục
của cha mẹ .
“Công cha như núi Thái Sơn,
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”,
Do truyền thống tốt đẹp đó mà gia đình trở thành đơn vị gốc của xã hội.

Người già có một chỗ dựa nào đó trong cái đơn vị gốc này. Những người thiếu
may mắn, không con cái, thì vẫn có thể nhờ vả bà con nội ngoại.
Cũng do truyền thống tốt đẹp của dân tộc mà cuộc sống chung giữa người
già và người trẻ dưới mái ấm của gia đình thường rất hài hòa, ổn định. Trong xã
hội Tây phương sự sống chung này không nhiều vì mỗi bên đều muốn có sự
riêng tư. Khi cả hai vợ chồng đều đi làm thì các cụ trở thành quản gia cho họ.
Khi họ có con nhỏ, các cụ kiêm luôn việc giữ trẻ, đôi khi phụ trách cả công việc
bếp núc. Các cụ vui vẻ làm những công việc đó cho con cái, không than phiền.
Sự xung khắc do khoảng cách tuổi tác ít khi xẩy ra, chỉ trừ một số rất nhỏ trong
đó hoặc dâu, rể đã tiêm nhiễm nặng chủ nghĩa cá nhân Âu Mỹ.
Trong trường hợp này, các cụ tuy bị khổ tâm không ít, nhưng vì thương
cháu nên không nỡ đoạn tuyệt với dâu rể. Sự khổ tâm, chịu đựng này có thể đưa
đến những hậu quả tâm thần trầm trọng. Một số các cụ cảm thấy cô đơn vì
không có bạn đồng trang lứa để hàn huyên, trao đổi. Các cụ không thích đến các
trung tâm cao niên để giải trí như người địa phương, đôi khi vì thiếu phương tiện
di chuyển. Mà các trung tâm này cũng chỉ có ở các thành phố có đông người
mình định cư, và số người tham dự vẫn ít oi. Nói tóm lại, môi trường thích hợp
nhất đối với các cụ vẫn là gia đình trong đó các cụ sống thoải mái giữa đông đảo
con cháu. Tâm lý chung là các cụ thường chọn ở với con trai vì theo quan niệm
Đông phương, dâu là con mà rể là khách, các cụ thà nhờ vả nương tựa con trai
và con dâu hơn.Quan niệm này khác với quan niệm Tây phương, đặc biệt là
người Mỹ. Họ cho rằng con trai chỉ là con cho tới khi nó lấy vợ, còn con gái thì
là con của họ suốt đời (A son is a son until he gets a wife, a daughter is a
12


daughter all her life ). Quả thật khi người con trai Mỹ lấy vợ thì đương sự đặt
trọng tâm sinh hoạt vào nhà vợ, tách khỏi cha mẹ trong nhiều khía cạnh của
cuộc sống.
Sống dưới mái ấm đại gia đình, các cụ ta hưởng được sự chăm sóc cả vật

chất lẫn tinh thần. Trong các gia đình Việt Nam còn giữ được nền nếp cổ truyền,
các cụ do tuổi tác được con cháu trọng nể, đương nhiên trở thành những nhân
vật tiêu biểu cho trật tự và tình đoàn kết của các thành phần trong gia đình. Các
cụ giữ vai trò xúc tác cho mọi hoạt động của các con cháu nhằm thăng tiến,
hướng thượng và xây dựng hạnh phúc cho mọi người. Vai trò của các cụ trong
việc tiếp tay giáo dục trẻ con không bị hạn chế, chống đối như các cụ già trong
xã hội Âu Mỹ.
1.2.4. Chăm sóc người cao tuổi
Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi là trách nhiệm của mỗi cá nhân, gia
đình, cộng đồng và xã hội. Hiện, nhà nước đã có những chính sách ưu đãi về
khám chữa bệnh cho nhóm người này. Nhưng, về tổng thể chúng ta vẫn chưa
đáp ứng được nhu cầu được chăm sóc một cách toàn diện bởi lối sống hiện đại
và sự ô nhiễm môi trường, gánh nặng bệnh tật của người dân nói chung, đặc
biệt là NCT nói riêng đang có sự thay đổi một cách mạnh mẽ. Theo một nghiên
cứu gần đây của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), những người cao niên bị mắc
bệnh nan y như tim mạch, đột quỵ và bệnh phổi ở những nước có thu nhập
trung bình và thấp sẽ bị thiệt thòi, giảm tuổi thọ 3 lần so với người già ở những
quốc gia phát triển. Ngoài ra nhóm người già ở những nước nghèo còn phát
sinh thêm các bệnh về mắt và tai do chi phí y tế thấp, thiếu thuốc men và chất
lượng thuốc kém…
Trước thực tế, số lượng người già tăng, tuổi thọ kéo dài và các bệnh nan y
mãn tính ngày càng gia tăng đòi hỏi chúng ta phải có một chính sách hợp lý và
hữu hiệu để cải thiện và nâng cao sức khỏe cho NCT. Đặc biệt, công tác khám,
chữa bệnh cho NCT vẫn chưa được quan tâm một cách đúng mức. Mặc dù, các
trung tâm chăm sóc sức khỏe NCT được xây dựng khá nhiều, song tình trạng
13


thiếu hụt nhân lực chăm sóc NCT ở các trung tâm này là một vấn đề đáng quan
tâm, xuất phát từ quan niệm cho rằng việc chăm sóc NCT ở nước ta chưa phải là

một nghề, do đó người điều dưỡng chưa được trang bị đầy đủ về tâm lý, kỹ năng
tiếp cận cũng như chăm sóc người già. Và vì nhiều lý do khác nhau, tình trạng
các cụ phải tự bỏ tiền để khám chữa bệnh vẫn còn phổ biến, do vậy chi phí khám
chữa bệnh đã, đang là một gánh nặng cho người cao tuổi và gia đình. Không chỉ
có vậy, Hội Xã hội học Việt Nam, cho đến nay ở phạm vi quốc tế cũng như ở
nước ta tuy đã có nhiều công trình nghiên cứu về sức khỏe của NCT. Tuy nhiên
các nghiên cứu đó thường chỉ tập trung vào việc nghiên cứu bệnh tật của NCT
(rất nhiều nghiên cứu về bệnh tim mạch, về dinh dưỡng, về các bệnh mà NCT
thường gặp phải). Hiện nay còn rất thiếu vắng những nghiên cứu xã hội học một
cách toàn diện về nhóm NCT, bản thân ông cũng đã tiến hành vài chục công
trình nghiên cứu khoa học về các nhóm xã hội khác nhau như nghiên cứu về
công nhân, nông dân, phụ nữ, trí thức, thanh niên, thiếu niên, trẻ em … nhưng
chưa có công trình nghiên cứu nào về nhóm xã hội đặc thù này. Một trong
những lý do dẫn đến việc có ít công trình nghiên cứu toàn diện về trước hết về
mặt nhận thức, vai trò to lớn của NCT trong xã hội đã không được nhìn nhận
đúng mức. Hầu như sự đầu tư của nhà nước, của các tổ chức xã hội và hỗ trợ
quốc tế cho nghiên cứu khoa học về NCT rất ít. Cũng chính vì vậy mà hoạt động
hỗ trợ, chăm sóc và phát huy vai trò của NCT đã không được chú trọng. Cũng
theo nhận xét của TS. Chung Á, tuy Hội NCT đã được thành lập từ lâu và phát
triển thành hệ thống từ Trung ương đến cơ sở, nhưng nội dung và hình thức hoạt
động còn rất nghèo nàn, chủ yếu là một số hoạt động câu lạc bộ, là chăm lo thăm
hỏi ốm đau và tang lễ cho những NCT qua đời…
Vai trò báo chí trong chăm sóc sức khỏe người cao tuổi
Năm 1982, lần đầu tiên Liên Hợp Quốc triệu tập Đại hội thế giới về người
cao tuổi họp tại Vienna (Thủ đô nước Cộng hòa Áo) đã đưa ra “Chương trình
hành động quốc tế về người cao tuổi” trong 50 năm. Chương trình hành động đã
thống nhất đưa ra 50 điều khuyến cáo, bao quát 6 mục tiêu lớn về người cao tuổi
14



trong đó mục tiêu về sức khỏe và dinh dưỡng của NCT được đề cập đầu tiên.
Văn kiện này đã định hướng cho tư duy và hành động về NCT với nhiều chính
sách và sáng kiến quan trọng. Ngày 14/12/1990, Đại hội đồng Liên Hợp Quốc
đã bỏ phiếu tán thành việc lấy ngày 01/10 hàng năm là Ngày quốc tế NCT (Nghị
quyết số 45/106). Ngày quốc tế NCT được tổ chức để nâng cao nhận thức về các
vấn đề ảnh hưởng đến NCT. Trên cơ sở rà soát những kết quả đạt được, Liên
Hợp Quốc tiếp tục thông qua “Nguyên tắc đạo lý của Liên Hợp Quốc đối với
người cao tuổi” (Nghị quyết số 45/91) bao gồm 5 nguyên tắc về đảm bảo các
quyền của NCT trong đó quyền được chăm sóc khi cần thiết cũng được đề cập
đến. Năm 1992, Liên Hợp Quốc tiếp tục thông qua Nghị quyết số 4/86 nêu lên
những mục tiêu toàn cầu về NCT trong giai đoạn 1997-2001. Tuyên ngôn
Brasillia của TCYTTG (năm 1996) cũng chỉ rõ CSSK cho NCT là công việc của
mọi cấp, mọi ngành “Tuổi già khỏe mạnh là nguồn lực của gia đình, của cộng
đồng và toàn xã hội”. TCYTTG cho rằng già hóa dân số không tác động xấu tới
sự phát triển của một quốc gia nếu chính phủ và các tổ chức quốc tế có chính
sách và chương trình “Già hóa tích cực” nhằm tăng cường sức khỏe, đảm bảo
tham gia xã hội và an ninh cho các công dân cao tuổi. Năm 2002, Đại hội đồng
Liên Hợp Quốc đã tổ chức Hội nghị thế giới lần thứ 2 về NCT tại Madrid (Tây
Ban Nha) thông qua văn kiện chiến lược mới (Chương trình hành động) nhằm
hướng dẫn các hoạt động chính sách về người cao tuổi trong thế kỷ 21. Mục tiêu
của chương trình hành động bao gồm: (1) nhận thức đầy đủ về nhân quyền và
các quyền tự do cơ bản của NCT, tạo điều kiện để NCT có thể tham gia một
cách đầy đủ và hiệu quả vào đời sống kinh tế, chính trị, xã hội, kể cả các hoạt
động có thu nhập hoặc tình nguyện; (2) nhận thức được tầm quan trọng của gia
đình, sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các thế hệ, sự đoàn kết và tương trợ vì sự phát
triển xã hội, cung cấp việc chăm sóc sức khỏe, hỗ trợ và bảo trợ xã hội cho NCT
kể cả y tế dự phòng và phục hồi chức năng; (3) tăng cường và bảo vệ quyền con
người, tự do ở bản thân và bảo vệ nhân phẩm là yếu tố cơ bản đảm bảo sự tôn
trọng và NCT đáng được hưởng. Đây là một văn kiện quan trọng của Liên Hợp
15



Quốc giúp cho việc hoạch định các chính sách cho NCT. Chính sách chăm sóc
người cao tuổi ở Việt Nam hiện nay đang là một thách thức không nhỏ đối với
toàn nhân loại trong thế kỷ XXI. Đó là vấn đề chăm sóc sức khỏe cho một số
lượng lớn người cao tuổi trong cộng đồng. Nhận thức rõ được ý nghĩa và tầm
quan trọng của công tác CSSK NCT, phát huy truyền thống tốt đẹp của nhân dân
ta, Đảng và Nhà nước coi việc quan tâm, chăm sóc đời sống vật chất, tinh thần
của NCT trong đó có chăm sóc sức khỏe là đạo lý của dân tộc, là trách nhiệm
của toàn Đảng, toàn dân và các cấp chính quyền. Điều này đã được thể hiện qua
việc ban hành nhiều văn bản chính sách của Nhà nước trong công tác chăm sóc
người cao tuổi. Từ năm 1946, Điều 14 của Hiến pháp nước Việt Nam Dân chủ
Cộng hòa đã khẳng định “Những công dân già cả hoặc tàn tật không làm được
việc thì được giúp đỡ”. Qua các lần sửa đổi, bổ sung, các bản Hiến pháp vẫn kế
thừa và phát triển những quy định đó. Điều 64, Hiến pháp năm 1992 quy định
“Con cháu có bổn phận kính trọng và chăm sóc ông bà, cha mẹ”. Điều 67 cũng
ghi rõ: “Người già, người tàn tật, trẻ mồ côi không nơi nương tựa được Nhà
nước và xã hội giúp đỡ”. Năm 1989, Quốc hội thông qua Luật Chăm sóc và bảo
vệ sức khỏe nhân dân trong đó tại Chương VII đề cập đến vấn đề bảo vệ sức
khỏe NCT, tại điều Điều 41 ghi rõ: “NCT được ưu tiên trong khám bệnh, chữa
bệnh, được tạo điều kiện thuận lợi để đóng góp cho xã hội phù hợp với sức khỏe
của mình”. Ngay sau khi nhận được Nghị quyết 45/106 ngày 26/8/1991 về việc
lấy ngày 01 tháng 10 hàng năm là ngày quốc tế NCT của Đại hội đồng Liên Hợp
Quốc, ngày 01/10/1991. Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Việt Nam (nay là Chủ tịch
nước) đã ra lời kêu gọi các cụ phụ lão cũng như đồng bào cả nước nhiệt liệt
hưởng ứng quyết định của Liên Hợp Quốc. Lời kêu gọi đã khẳng định “Chăm
sóc sức khỏe người cao tuổi là một chính sách rất quan trọng và nhất quán của
Đảng và nhà nước ta”. Chỉ thị số 59–CT/TW ngày 27/9/1995 của Ban Chấp
hành Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam về chăm sóc NCT yêu cầu các cấp,
các ngành: “Việc chăm sóc đời sống vật chất và tinh thần của người cao tuổi là

trách nhiệm của Đảng, Nhà nước và toàn xã hội”; “Nhà nước cần dành ngân
16


sách để giải quyết các vấn đề xã hội, trong đó có vấn đề chăm sóc người cao
tuổi”. Pháp lệnh về NCT số 23/2000 PL-UBTVQH ngày 28/04/2000 của Ủy
ban thường vụ Quốc hội khẳng định rằng “Việc phụng dưỡng người cao tuổi là
trách nhiệm chủ yếu của gia đình có người cao tuổi, người cao tuổi cô đơn,
không nơi lương tựa, không có nguồn thu nhập được Nhà nước và xã hội trợ
giúp”. Pháp lệnh là cơ sở pháp lý cho các hoạt động xã hội về NCT. Nghị định
số 67/2007/NĐ-CP ngày 13/4/2007 của Thủ tướng chính phủ về chính sách trợ
giúp các đối tượng bảo trợ xã hội và Nghị định số 13/2010/NĐ-CP, ngày
27/02/2010 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 67/2007/NĐ-CP.
Các chính sách này quy định rõ các hình thức hỗ trợ cho NCT cô đơn, thuộc hộ
gia đình nghèo; NCT còn vợ hoặc chồng nhưng già yếu, không có con, cháu,
người thân thích để nương tựa, thuộc hộ gia đình nghèo và đặc biệt là người từ
85 tuổi trở lên không có lương hưu hoặc trợ cấp bảo hiểm xã hội. Luật NCT (số
39/2010/QH12) được Quốc hội ban hành có hiệu lực từ ngày 01/07/2010 . Luật
quy định NCT là công dân Việt Nam từ 60 tuổi trở lên. Luật NCT đã thể hiện rất
rõ nét tính ưu việt cũng như truyền thống "uống nước nhớ nguồn" của xã hội ta.
Ngoài việc được Nhà nước, các tổ chức, đoàn thể chúc thọ, mừng thọ theo quy
định, NCT sẽ được chăm sóc sức khỏe thông qua việc định kì khám, chữa bệnh
tại các cơ sở y tế, đặc biệt ưu tiên cho người đủ 80 tuổi trở lên. Các bệnh viện sẽ
thành lập các khoa lão khoa hoặc dành một số giường để điều trị người bệnh cao
tuổi. Người cao tuổi được chăm sóc đầy đủ hơn về đời sống tinh thần trong hoạt
động văn hóa, giáo dục, thể dục, thể thao, giải trí, du lịch, hưởng phúc lợi từ các
công trình công cộng và giao thông công cộng do Nhà nước và xã hội đầu tư.
Không chỉ có Luật NCT quy định về chăm sóc và phát huy vai trò người cao
tuổi, Việt Nam còn có Luật Bảo vệ sức khoẻ nhân dân, Luật Hôn nhân và Gia
đình, Bộ luật Lao động, Bộ luật Dân sự, Bộ luật Hình sự, Luật Phòng chống bạo

lực gia đình… đều có các quy định nhằm đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp
của người cao tuổi. Việc chăm sóc đời sống vật chất, tinh thần và tiếp tục phát
huy vai trò của NCT vừa là nghĩa vụ và là trách nhiệm của toàn xã hội. Cùng với
17


sự phát triển của kinh tế - xã hội, mặc dù chưa thực sự được toàn diện nhưng
những văn bản, chính sách trên cũng đã thể hiện sự quan tâm sâu sắc của Đảng,
Nhà nước đối với lớp người đã có đóng góp hết sức to lớn trong suốt chiều dài
dựng nước và giữ nước của dân tộc. Và chính nội dung của những chính sách,
Nghị định, Thông tư, Pháp lệnh của Nhà nước, của công tác xã hội đã tạo nên
một môi trường pháp lý hành chính bắt đầu cho sự nghiệp chăm sóc người cao
tuổi. Từ khi đất nước đổi mới đến nay, Đảng và Nhà nước ta cũng đã quan tâm,
tạo điều kiện, mở ra nhiều mô hình quản lý và CSSK cho NCT hiệu quả, phù
hợp với đối tượng và từng vùng miền. Để phát huy lâu dài, bền vững và hiệu
quả các mô hình chăm sóc người cao tuổi, cần phải có sự quan tâm tham gia của
tất cả các ban, ngành, đoàn thể và toàn thể cộng đồng.
Mô hình chăm sóc người cao tuổi tại gia đình khác với mô hình con cháu,
người thân trong gia đình chăm sóc NCT trong xã hội truyền thống, ngày nay
với sự phát triển của kinh tế thị trường chăm sóc tại gia đình được hiểu là các
mô hình chăm sóc lưu động mang chất lượng của các gói dịch vụ nhỏ đến với
NCT ngay tại gia đình họ. Loại hình chăm sóc này ngày càng được áp dụng
nhiều trong cuộc sống hàng ngày bởi tính thiết thực của nó và ngày càng hoàn
thiện hơn, thu hút được sự cổ vũ, ủng hộ tích cực từ phía dư luận xã hội. Mỹ là
một trong những quốc gia hàng đầu về phát triển y học gia đình. Ở đây y học gia
đình được tập trung vào người bệnh với 6 nguyên tắc: liên tục, toàn diện, phối
hợp, cộng đồng, phòng bệnh và gia đình. Những nguyên tắc này tạo nên sức
mạnh giúp các thành viên trong gia đình dự phòng, điều trị CSSK ở bất kỳ lứa
tuổi nào. Khi NCT có vấn đề về sức khỏe có thể gọi điện đến các phòng khám
và được các bác sĩ chuyên khoa theo yêu cầu đến khám, cung cấp thuốc và điều

trị tại chỗ. Nếu NCT có nhu cầu theo dõi bệnh hàng ngày hoặc điều trị bệnh
thường xuyên như truyền, tiêm thuốc, châm cứu, hướng dẫn tập luyện... các bác
sỹ sẽ lập sổ sách theo dõi, lên phác đồ điều trị và thăm khám bệnh định kỳ. Đây
là mô hình CSSK tin cậy nhất không chỉ phù hợp với NCT mà còn thích hợp với
cả trẻ em, phụ nữ mang thai và đối tượng khác, hạn chế được quá trình tiến triển
18


hoặc biến chứng của bệnh khi người bệnh di chuyển hoặc do bệnh tật và thời tiết
mang lại. Tính ưu việt của mô hình này còn thích hợp với NCT khi tránh hoặc
rút ngắn thời gian nằm viện của họ. Đây còn là mô hình KCB và tư vấn hiệu quả
cho NCT trong gia đình qua điện thoại hoặc trực tiếp. Song, mô hình này cũng
có những hạn chế nhất định như giá của dịch vụ dao động khá nhiều, phụ thuộc
vào nhu cầu và đi hỏi cung cấp dịch vụ từ phía gia đình, chỉ sử dụng và tiếp cận
được đối với những gia đình có kinh tế khá giả. Cách tiếp cận này không phù
hợp với NCT ở vùng sâu, vùng xa, nơi biên giới, hải đảo, đối tượng người
nghèo. Một số giải pháp định hướng chăm sóc sức khỏe người cao tuổi ở nước
ta là lớp người đã có nhiều đóng góp to lớn trong suốt chiều dài lịch sử dựng
nước và giữ nước của dân tộc. Bề dày kinh nghiệm, chiều sâu trí tuệ, bản lĩnh
cách mạng kiên cường, nhân hậu và sự khao khát đóng góp vào sự nghiệp đổi
mới của đất nước là những phẩm chất cao quí để lớp NCT trở thành chỗ dựa tin
cậy cho Đảng, Nhà nước và nhân dân ta. Chăm sóc đời sống vật chất, tinh thần
và tiếp tục phát huy vai trò của NCT là tình cảm, nghĩa vụ và trách nhiệm của
toàn xã hội. Hiện nay, công tác CSSK cho NCT chủ yếu vẫn từ phía gia đình, vai
trò của cộng đồng và xã hội vẫn còn khá khiêm tốn. Việc phát huy và ứng dụng
có hiệu quả các mô hình quản lý và chăm sóc NCT ở Việt Nam trong tình hình
mới là một thách thức không nhỏ, đi hỏi sự tham gia, vào cuộc mạnh mẽ của các
cấp ủy đảng, chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể xã hội trong chăm sóc NCT.
Mục đích cuối cùng là làm cho người cao tuổi được sống vui, sống khỏe và sống
có ích. Bên cạnh những việc đã làm được cho NCT về cả phương diện vật chất

lẫn tinh thần, công tác CSSK NCT vẫn còn tồn tại những khó khăn, bất cập,
trong quá trình triển khai, tổ chức thực hiện, làm ảnh hưởng không nhỏ tới hiệu
quả công tác chăm sóc NCT Việt Nam trong thời gian qua. Vì vậy, để công tác
CSSK cho NCT được tốt hơn, chúng ta cần thực hiện một số giải pháp và định
hướng sau: - Tăng cường sức khỏe và CSSK người cao tuổi, phòng bệnh bao
gồm ngăn ngừa và quản lý các loại bệnh thường xảy ra khi tuổi cao: + Đẩy
mạnh các hoạt động “truyền thông giáo dục sức khỏe” để nâng cao kiến thức
19


cho NCT trong việc phòng, chống các bệnh thường gặp ở NCT cũng như hướng
dẫn cách tự tăng cường và chăm sóc sức khỏe. + Tăng cường quản lý và kiểm
soát các bệnh mạn tính; ứng dụng các kỹ thuật mới, hiện đại trong chẩn đoán và
điều trị sớm, điều trị lâu dài các bệnh mạn tính ở NCT như: tim mạch, cao huyết
áp, thoái hóa khớp, tiểu đường, ung thư. Tăng cường hỗ trợ NCT trong việc sử
dụng các dụng cụ hỗ trợ. - Đảm bảo cho mọi người có thể tiếp cận một cách
bình đẳng với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe: + Phân bố bình đẳng các nguồn
lực về y tế và phục hồi chức năng cho NCT, đặc biệt là những NCT nghèo, cô
đơn, NCT ở các khu vực nông thôn, miền núi, vùng sâu vùng xa. Bảo đảm sự
tiếp cận bình đẳng đối với hệ thống chăm sóc chính thức qua các dịch vụ y tế và
xã hội. + Khẩn trương xây dựng và củng cố mạng lưới y tế CSSK người cao
tuổi, đặc biệt là mạng lưới kiểm soát các bệnh mạn tính ở người cao tuổi. - Tăng
cường năng lực Quốc gia về chăm sóc sức khỏe người cao tuổi: + Ưu tiên đầu tư
phát triển Viện Lão khoa Quốc gia để chỉ đạo về chuyên môn, kỹ thuật cho toàn
bộ hệ thống lão khoa trên phạm vi cả nước. Thiết lập mạng lưới lão khoa trên
phạm vi toàn quốc. + Đưa nhiệm vụ kiểm soát bệnh không lây truyền, mạn tính
vào nội dung CSSK nhân dân tại tuyển cơ sở, gắn với các nhiệm vụ của công tác
y tế dự phòng, dân số và kế hoạch hóa gia đình. + Xây dựng các mô hình chuẩn
“Chăm sóc cho NCT dựa vào cộng đồng”; từng bước phát triển mạng lưới và
nâng cao năng lực chăm sóc NCT tại nhà. Từng bước xây dựng và quản lý thống

nhất mạng lưới Trung tâm điều dưỡng người cao tuổi trên cơ sở nhu cầu thực tế
và điều kiện của từng địa phương. - Tăng cường công tác đào tạo và nghiên cứu
liên quan đến sức khỏe người cao tuổi: + Thành lập bộ môn Lão khoa tại các cơ
sở đào tạo y khoa. Xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình đào tạo
“Điều dưỡng Lão khoa” phù hợp với nhu cầu nguồn nhân lực của mạng lưới
chăm sóc người cao tuổi và điều kiện thực tế của vùng miền trong từng giai
đoạn. + Cung cấp thông tin và nội dung giáo dục về “Già hóa tích cực” vào các
chương trình đào tạo, tập huấn cho NVYT. Xây dựng và tổ chức thực hiện các
chương trình đào tạo “Người chăm sóc không chính thức”; cung cấp thông 39
20


tin, tập huấn về cách thức chăm sóc NCT cho các thành viên gia đình, bạn bè
đồng niên và những người chăm sóc không chính thức khác. + Tăng cường
nghiên cứu, giám sát thực hiện các chính sách để có những điều chỉnh thích hợp,
đồng thời đẩy mạnh nghiên cứu, thực hiện chuyển giao công nghệ quản lý và
CSSK người cao tuổi. - Xây dựng chính sách thích ứng với xã hội già: + Cải
cách khu vực công sẽ tập trung vào CSSK, lương hưu và an sinh xã hội; triển
khai các cơ chế chia sẻ trách nhiệm, hỗ trợ tài chính cho NCT. + Xác định và
chuẩn hóa tốt hơn các công cụ đánh giá chức năng và mức độ tàn phế làm cơ sở
để hoạch định chính sách và lập kế hoạch can thiệp trong y học và y tế. + Xây
dựng và tổ chức thực hiện các chính sách, chương trình, hợp tác quốc tế để có
thể đương đầu với sự bùng nổ của các bệnh không lây truyền, mạn tính. Xây
dựng và thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia về CSSK NCT; xác định một
số mục tiêu lượng hóa được, đặc trưng cho từng giới. + Tập trung nỗ lực, huy
động sự tham gia của cộng đồng và xã hội trong các chương trình, dự án tăng
cường sức khỏe, phòng bệnh, kiểm soát gánh nặng bệnh gắn với các hoạt động
phát triển cộng đồng. + Xây dựng và tổ chức thực hiện các chính sách khuyến
khích các thành phần kinh tế, cộng đồng, gia đình và cá nhân chăm sóc người
cao tuổi, tham gia dịch vụ bảo hiểm nhân thọ. - Xây dựng một xã hội hài hòa

cho mọi lứa tuổi: + Tạo dựng môi trường thân thiện với người cao tuổi. + Củng
cố hình ảnh của NCT trong xã hội hiện đại. + Tăng cường tuyên truyền, phổ
biến, giáo dục, thực hiện nghiêm pháp luật và các quy định bảo vệ và chăm sóc
người cao tuổi.
1.2.2. Cơ sở đạo lý của vấn đề chăm sóc sức khỏe người cao tuổi
Chăm sóc sức khỏe cho NCT là phòng, chống sự già hóa quá sớm, để
phòng và chữa trị các bệnh tuổi già sinh ra bằng nhiều biện pháp khác nhau qua
đó nhằm cải thiện tình trạng sức khỏe (về cả thể xác lẫn tinh thần), giảm thiểu
các bệnh mạn tính, tàn phế và tử vong khi bước vào tuổi già. Nhu cầu CSSK ở
NCT khác với những nhóm tuổi khác. Các nhu cầu chăm sóc của NCT gồm:
CSSK tâm thần, tâm lý, phục hồi về thính lực và thị lực, chăm sóc vệ sinh răng
21


×