Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

Tiểu luận: Hoạt động mua bán nợ trong quá trình xử lý nợ có vấn đề tại Việt Nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (360.76 KB, 26 trang )

1










Tiểu luận


Hoạt động mua bán nợ trong quá trình xử lý
nợ có vấn đề tại Việt Nam hiện nay
2

MỤC LỤC
MỤC LỤC 1
LỜI MỞ ĐẦU 3
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN 4
1.1. Khái niệm 4
1.2. Bản chất 4
1.3. C ác chủ thể tham gia: 5
1.4. Phạm vi và nguyên tắc hoạt động mua, bán nợ 5
1.5. Nghiệp vụ mua bán nợ 6
II.HOẠT ĐỘNG MUA BÁN NỢ TẠI VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY 7
2.1. C ác loại hình công ty m ua bán nợ và khai thác tài sản ở Việt Nam hiện nay: 8
2.2. Nguyên nhân của sự kém hiệu quả trong hoạt động của các công ty mua bán nợ
hiện nay. 13


a. Về m ôi trường pháp lý: 13
b. Về phía cơ quan quản lý của nhà nước: 14
c. Về thị trường: 16
III. Một số kiến nghị nhằm nâng cao tính hiệu quả của nghiệp vụ mua bán nợ trong quá
trình xử lý nợ có vấn đề: 17
3.1. Những thuận lợi, khó khăn trong hoạt động mua bán nợ ở Việt nam hiện nay: 17
3.1.1. Những thuận lợi: 17
3.1.2. Những khó khăn: 18
3.2. Một số kiến nghị đối với các ngân hàng thương mại và các công ty m ua bán nợ 20
3.2.1. Đối với các Ngân hàng thương mại: 20
3.2.2. Đối với các Công ty m ua bán nợ 20
3.3. Những kiến nghị đối với nhà nước và cơ quan hữu quan 22









3

LỜ I MỞ ĐẦU
Một trong những đặc trưng quan trọng nhất trong hoạt động kinh doanh của các
Ngân hàng thương mại là tính rủi ro rất cao, đặc biệt là rủi ro tín dụng. Thực tế cho thấy,
rủi ro tín dụng của các NHTM Việt Nam gần đây có chiều hướng tăng lên thông qua tỷ
trọng nợ có vấn đề trên tổng dư nợ. Giải quyết nợ có vấn đề, làm lành mạnh tình hình tài
chính của các NHTM từ lâu vẫn được Chính phủ, ngành N gân hàng cũng như các đơn vị
hữu quan xem là một trọng tâm lớn trong tiến trình tái cơ cấu hệ thống N gân hàng. Bởi vì

sự yếu kém của hệ thống NHTM sẽ có tác dụng tiêu cực tới các lĩnh vực khác trong nền
kinh tế trong thời gian tới, nhất là khi nước ta đang trong lộ trình hội nhập quốc tế.
Hiện nay các ngân hàng đều có bộ phận xử lý rủi ro riêng tại các chi nhánh. Tuy
nhiên hoạt động xử lý nợ hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế. Một giải pháp tích cực mang
lại hiệu quả cao là thành lập các Công ty Mua bán nợ đã được các quốc gia trên thế giới
áp dụng rất thành công. Tuy nhiên, ở Việt N am sau một thời gian hoạt động cho thấy
hoạt động Mua bán nợ, xử lý các khoản nợ có vấn đề của các Công ty M ua bán nợ chưa
đạt hiệu quả mong muốn. Chính vì vậy, nhóm chọn đề tài “ Hoạt động mua bán nợ trong
quá trình xử lý nợ có vấn đề tại Việt Nam hiện nay”. Mục đích cuối cùng của đề tài thông
qua quá trình phân tích thực trạng hoạt động mua bán nợ ở Việt Nam hiện nay, lý giải
những nguyên nhân và từ đó, đề xuất những giải pháp đẩy mạnh hoạt động mua bán nợ
một cách có hiệu quả, góp phần làm cho bức tranh tài chính của nền kinh tế Việt Nam trở
nên sáng sủa hơn.












4

I. CƠ SỞ LÝ LUẬN
Một trong những hoạt động chính để xử lý các khoản nợ có vấn đề của mô hình tập
trung nói chung là mua bán các khoản nợ, vì vậy dù tồn tại dưới hình thức nào đi nữa với

tên gọi khác nhau nhưng bản chất chung là loại hình công ty mua bán nợ. Việc thành lập
các công ty mua bán nợ này là một trong những giải pháp để xử lý các khoản nợ có vấn
đề. Khác với bộ phận xử lý rủi ro tại chính ngân hàng xử lý bằng các biện pháp như phát
mại t ài sản đảm bảo hay thanh lý khởi kiện ra tòa, hoạt động của công ty mua bán nợ có
tính chuyên nghiệp hơn, mua các khoản nợ t ổ chức xử lý bằng nhiều phương pháp sau đó
bán lại khoản nợ để thu lợi nhuận. Như vậy, có thể thấy hoạt động mua bán nợ mang lại
hiệu quả cao trong tiến trình xử lý nợ có vấn đề hiện nay, bằng chứng là sự thành công
của các quốc gia đi trước.
1.1. Khái niệm
Mua bán nợ là việc chuyển nhượng khoản nợ, do bên bán nợ chuyển giao quyền chủ
nợ của khoản nợ cho bên mua nợ và nhận thanh toán từ bên mua nợ. Khoản nợ được mua,
bán là khoản nợ được tổ chức tín dụng thành lập và hoạt động theo Luật các tổ chức tín
dụng, tổ chức tín dụng nước ngoài cho khách hàng vay (kể cả khoản trả thay trong bảo
lãnh) hiện đang còn dư nợ hoặc đang được theo dõi ngoại bảng.
Nói cách khác mua bán nợ là một sự dàn xếp tài chính, qua đó một công ty mua bán nợ
mua lại các khoản nợ của một công ty với số tiền ít hơn giá trị của khoản nợ đó. Lợi
nhuận phát sinh từ sự chênh lệch giữa tiền thu được của số nợ đã mua và giá mua thực tế
của món nợ đó. Lợi ích của công ty bán nợ là nhận được tiền ngay thay vì phải chờ đến
lúc con nợ trả nợ, hơn nữa lại tránh được những phiền toái và các chi phí trong việc theo
đuổi các con nợ chậm trả. Đứng ở góc độ N gân hàng, việc bán khoản nợ khó đòi cho
công ty mua bán nợ sẽ giúp Ngân hàng tập trung vào hoạt động , hạn chế những vướng
mắc trong quá trình xử lý nợ tại các bộ phận xử lý rủi ro của ngân hàng.
1.2. Bản chất
Rủi ro tín dụng xảy ra khi khách hàng vi phạm hợp đồng tín dụng, cụ thể khi đến
hạn khách hàng không thanh toán khoản nợ cho Ngân hàng. Lúc này, ngân hàng sẽ
chuyển giao khoản nợ trên cho công ty mua bán nợ. Trước đây, mọi người quan điểm
rằng công ty mua bán nợ hoạt động như một tổ chức chuyên đòi nợ thuê, khi nhận được
khoản nợ từ N gân hàng sẽ tổ chức xử lý đòi nợ thay cho Ngân hàng. Nhưng thực chất,
Ngân hàng thay vì thực hiện quyền đòi nợ đã bán quyền sở hữu khoản nợ, bao gồm
5


quyền đòi nợ và các quy ền liên quan của mình cho công ty mua bán nợ. Như vậy, bản
chất của hoạt động mua bán nợ chính là mua quyền đòi nợ từ N gân hàng, sau đó xử lý
bằng các nghiệp vụ chuyên môn, và tiến hành kinh doanh thu lợi nhuận trên khoản nợ đó.
1.3. Các chủ thể tham gia:
Bên bán nợ là các Tổ chức tín dụng thành lập và hoạt động theo Luật Các tổ chức
tín dụng, tổ chức có nhiệm vụ t hực hiện việc mua, bán nợ trực thuộc tổ chức tín dụng, tổ
chức tín dụng nước ngoài sở hữu khoản nợ và bên mua nợ là các tổ chức và cá nhân trong
nước và nước ngoài có nhu cầu mua khoản nợ từ bên bán nợ, để trở thành chủ sở hữu
mới của khoản nợ.
Bên mua nợ là các tổ chức và cá nhân trong nước và nước ngoài có nhu cầu mua
khoản nợ từ bên bán nợ, để trở thành chủ sở hữu mới của khoản nợ.
Bên môi giới là các tổ chức kinh tế, tổ chức tín dụng làm chức năng trung gian, dàn
xếp việc mua, bán nợ giữa các bên mua, bán nợ và được hưởng phí dịch vụ môi giới theo
thỏa thuận.
Bên nợ là các tổ chức, cá nhân vay nợ tổ chức tín dụng.
1.4. Phạm vi và nguyên tắc hoạt động mua, bán nợ
a. Phạm vi mua, bán nợ
Các khoản nợ được mua, bán bao gồm:
- Các khoản nợ mà tổ chức tín dụng cho khách hàng vay (kể cả khoản nợ cho vay
đối với các tổ chức tín dụng khác) đang hạch toán nội bảng.
- Các khoản nợ đã được tổ chức tín dụng xử lý bằng dự phòng rủi ro hoặc bằng
nguồn vốn khác hiện đang được hạch toán theo dõi ngoại bảng.
Một khoản nợ có thể được mua, bán một phần hay toàn bộ do các bên mua, bán nợ
thỏa thuận.
Các bên không thực hiện mua, bán đối với các khoản nợ đã có thỏa thuận không
được mua, bán.
b. Nguyên tắc thực hiện mua, bán nợ
Đảm bảo an toàn hoạt động của tổ chức tín dụng, phù hợp với quy định của pháp
luật Việt Nam và thông lệ quốc tế. Trong trường hợp điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa

xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định khác với quy định tại Quy
chế này, thì áp dụng các điều ước quốc tế đó.
6

Việc mua, bán nợ được thực hiện trên cơ sở thỏa thuận giữa bên mua nợ và bên bán
nợ, đảm bảo các quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tham gia mua, bán nợ.
Việc chuyển giao khoản nợ được mua, bán được tiến hành đồng thời với việc
chuyển giao các nghĩa vụ của bên nợ và các bên có liên quan đến khoản nợ (kể cả các
quyền gắn liền với các bảo đảm cho khoản nợ) từ bên bán nợ sang bên mua nợ.
Việc mua, bán nợ có liên quan tới các tổ chức, cá nhân nước ngoài và thanh toán
bằng ngoại tệ, các bên mua, bán nợ phải chấp hành các quy định của pháp luật hiện hành
về quản lý ngoại hối và các quy định liên quan khác của pháp luật Việt Nam.
Một khoản nợ có thể được bán một phần hoặc toàn bộ, bán cho nhiều bên mua nợ và
có thể được mua, bán nhiều lần.
c. Phương thức mua, bán nợ
Các bên tham gia mua, bán nợ được lựa chọn một trong hai phương t hức sau:
- Phương thức mua, bán nợ thông qua đấu giá các khoản nợ thực hiện theo quy
định của pháp luật về bán đấu giá tài sản.
- Phương thức mua, bán nợ thông qua đàm phán trực tiếp giữa bên bán nợ và bên
mua nợ hoặc thông qua môi giới.
Trong việc mua, bán này, giá mua, bán nợ là do các bên thỏa thuận trực t iếp hoặc
thông qua bên môi giới. Riêng đối với các khoản nợ thuôc Nhóm 1 theo quy định hiện
hành của N gân hàng Nhà nước về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý
rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của các t ổ chức tín dụng, thì giá mua, bán nợ
không được thấp hơn giá trị khoản nợ được mua, bán. Đồng thời, giá mua bán nợ là giá
mua cao nhất trong trường hợp khoản nợ được bán theo phương thức đấu giá.
1.5. Nghiệp vụ mua bán nợ
Mục tiêu của hoạt động mua bán nợ là tối thiểu hóa tổn thất rủi ro do các khoản nợ
quá hạn mang lại, kinh doanh thu lợi nhuận và đồng thời thực hiện các mục tiêu xã hội.
Vì vậy mà các nghiệp vụ của nó mang tính chuyên nghiệp hơn so với bộ phận xử lý rủi ro

tài chính các ngân hàng. Các nghiệp vụ mua bán nợ thông qua ba giai đoạn sau:
Nghiệp vụ mua nợ:
- Hàng hóa của các công ty mua bán nợ chủ yếu là các khoản nợ có vấn đề của các
NHTM và tài sản tồn đọng của doanh nghiệp bao gồm cả tài sản và quyền sử dụng đất
được sử dụng để bảo đảm cho các khoản nợ. Tiếp nhận để xử lý các khoản nợ và tài sản
7

đã loại trừ không tính vào giá trị doanh nghiệp khi thực hiện chuyển đổi sở hữu doanh
nghiệp nhà nước.
- Định giá khoản nợ: dựa trên sự điều tra, phân loại nợ, từ đó xác định mức gia mua
hợp lý bằng các hình thức: thỏa thuận trực tiếp, đấu thầu, đấu giá hoặc theo chỉ định của
Thủ tướng Chính phủ.
Nghiệp vụ xử lý:
Xử lý các khoản nợ đã mua bằng nhiều cách:
- Đối với những khoản nợ có nguy cơ phá sản, hoạt động kinh doanh quá yếu kém
không còn khả năng phục hồi thì đề nghị cho phá sản, thanh lý tài sản.
- Đối với những khoản nợ có khả năng phục hồi tình hình kinh doanh trong tương
lai đang gặp khó khăn nhất thời thì có thể can thiệp điều hành vào hoạt động, tư
vấn cho doanh nghiệp.
- Đối với những khoản nợ gặp khó khăn nhất thời về tài chính nhưng có tiềm năng
phát triển, công ty có thể chuyển nợ thành vốn góp, đầu tư thêm vốn vào doanh
nghiệp.
Xử lý tài sản đã mua, tiếp nhận: Bảo quản, sửa chữa, nâng cấp tài sản để bán, cho
thuê, đầu tư, tổ chức sản xuất kinh doanh, liên doanh khai thác tài sản.
Nghiệp vụ bán nợ:
Sau khi tổ chức xử lý, khai thác, công ty mua bán nợ sẽ thu hồi vốn và lợi nhuận
bằng cách bán ra các khoản nợ và tài sản bằng các hình thức như thỏa thuận trực tiếp, đấu
thầu, đấu giá hay bán qua thị trường chứng khoán.
Ngoài ra, còn thực hiện các nghiệp vụ như: Tư vấn, môi giới xử lý nợ và tài sản tồn
đọng. Huy động vốn bằng hình thức phát hành trái phiếu mua nợ để mua một khoản nợ

nhất định có giá trị lớn, có t ài sản bảo đảm.
II. HOẠT ĐỘNG MUA BÁN NỢ TẠI VIỆT NAM TRON G NHỮNG NĂM
GẦN ĐÂY
Bức tranh nợ xấu trong nền kinh tế Việt Nam đặt biệt là nợ xấu của các doanh
nghiệp Nhà Nước là đáng báo động. Tại các bộ phận xử lý rủi ro của Ngân hàng, việc xử
lý nợ gặp nhiều hạn chế với nhiều nguyên nhân khác nhau. Vì vậy, một giải pháp tích cực,
hạn chế được những vướng mắc đã được các quốc gia trên thế giới áp dụng rất thành
công là việc thành lập các công ty mua bán nợ. Việc bán nợ cho các công ty này sẽ giúp
Ngân hàng tránh được những rắc rối tập trung vào hoạt động của mình. Tuy nhiên, sau
8

một thời gian hoạt động cho thấy, hoạt động mua bán nợ, xử lý các khoản nợ xấu của các
công ty mua bán nợ ở Việt Nam chưa đạt hiệu quả mong muốn.
Mua bán nợ là việc các tổ chức tín dụng có các khoản nợ quá hạn, tồn đọng lâu ngày
bằng nhiều biện pháp quy ết liệt để thu hồi nhưng vẫn không thu được cần phải xử lý bán
nợ. Đây là những khoản vốn đầu tư không hiệu quả, vốn bị “nằm chết” không quay vòng,
không có khả năng thu hồi kéo dài trong nhiều năm; tổ chức tín dụng không có vốn để
đầu tư vào những chu kỳ kinh doanh tiếp theo. Việc bán các khoản nợ này là điều rất cần
thiết trong quá trình sắp xếp, cơ cấu lại doanh nghiệp.
2.1. Các loại hình công ty mua bán nợ và khai thác tài sản ở Việt Nam hiện nay:
Công ty quản lý và khai thác tài sản trực thuộc các NHTM
Là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, trực thuộc NHTM thành lập ra
công ty đó. Vốn điều lệ của công ty quản lý và khai thác tài sản thuộc NHTM Nhà nước
là 30 tỷ đồng. Vốn điều lệ của các công ty quản lý và khai thác tài sản thuộc NHTM cổ
phần là 5 tỷ đồng.
Phạm vi hoạt động của loại hình công ty này là:
 Tiếp nhận, quản lý các khoản nợ có vấn đề, nợ tồn đọng (bao gồm nợ có tài sản
đảm bảo hoặc không có tài sản đảm bảo) và các tài sản bảo đảm nợ vay khác liên
quan đến khoản nợ từ ngân hàng mẹ để xử lý bằng các biện pháp.
 Trực tiếp thực hiện các hoạt động mua bán nợ tồn đọng của các tổ chức tín dụng

và của các công ty quản lý nợ và khai thác tài sản khác.
Ngân hàng Công thương Việt Nam là một trong những ngân hàng đầu tiên thành
lập công ty quản lý nợ và khai thác tài sản thế chấp ngay sau khi Quyết định
149/2001/QĐ-TTg ra đời. Về thực chất, công ty này chỉ là một phòng tổ chức được thành
lập với mục tiêu giải quy ết vụ án Công ty Minh Phụng – Epco với tổng giá trị tài sản trên
1.270 tỷ đồng thông qua việc bán, khai thác, cho thuê tài sản để thu hồi nợ. Sau bốn Ngân
hàng thương mại nhà nước (Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Ngân hàng Ngoại
thương Việt Nam, N gân hàng Công thương, Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển
Nông Thôn Việt Nam), nhiều ngân hàng khác cũng thành lập công ty quản lý nợ và khai
thác tài sản thế chấp nhằm thu hồi nợ vay, giảm rủi ro tín dụng. Như NHTM Cổ phần Á
Châu, Sài Gòn Thương Tín, NHTM Cổ phần Quân Đội, N gân hàng Bưu Điện Liên
Việt… cũng đã thành lập công ty quản lý nợ và khai thác tài sản, để chuyên lo xử lý nợ
xấu của ngân hàng. Hoạt động của những công ty này đã góp phần giải quyết một phần
9

nợ tồn đọng, nhưng nhìn chung, việc triển khai hoạt động của các công ty này còn gặp
nhiều khó khăn và tốc độ xử lý nợ còn chậm, chưa đạt kế hoạch đăt ra. Tuy gọi là công ty
mua bán nợ, nhưng hoạt động của các công ty này, chưa thể gọi là “mua” và “bán”. Thực
tế các công ty theo sự ủy thác của các NHTM và các tổ chức tín dụng thực hiện tiếp nhận,
quản lý các khoản nợ của NHTM hoặc tiếp nhận tài sản thế chấp của NHTM và của các
TCTD khác để cải tạo nâng cấp, sữa chữa để khai thác, bán, cho thuê.
Như vậy, hoạt động chủ yếu của các công ty quản lý và khai thác tài sản thuộc các
NHTM hiện nay chủ yếu là tiếp nhận các khoản nợ xấu để làm sạch bảng cân đối kế toán
của ngân hàng mẹ. Hoạt động chủ yếu là bán tài sản hoặc khai thác tài sản từ các khoản
nợ để tận thu giá trị tài sản thế chấp của các khoản nợ, hạn chế tổn thất. Phần lớn các
công ty quản lý và khai thác tài sản trực thuộc các NHTM hiện nay hoạt động chưa theo
tín hiệu thị trường, chỉ tập trung vào xử lý các khoản nợ thuộc nhóm nợ xấu hiện không
có chủ nợ và không có tài sản đảm bảo bằng việc thực hiện giải pháp xóa nợ.
Công ty mua bán nợ và tài sản tồn đọng thuộc Bộ Tài Chính (DATC)
Công ty mua bán nợ và tài sản tồn đọng thuộc Bộ Tài Chính (DATC) được thành

lập vào năm 2003 với vốn điều lệ là 2.000 tỷ đồng. DATC là một công ty chuyên xử lý
nợ quốc gia, nhằm giúp DNNN giải quyết nhanh các khoản nợ xấu, minh bạch hóa tài
chính trước khi bước vào cổ phần hóa.
Phạm vi hoạt động của DATC là:
 Mua các khoản nợ và t ài sản tồn đọng của doanh nghiệp (bao gồm cả tài sản và
quyền sử dụng đất được sử dụng để bảo đảm cho các khoản nợ) bằng các hình
thức: Thỏa thuận trực tiếp, đấu thầu, đấu giá, hoặc theo chỉ định của Thủ Tướng
Chính Phủ; tiếp nhận để xử lý các khoản nợ và tài sản đã loại trừ không tính vào
giá trị của doanh nghiệp khi thực hiện chuyển đổi sỏ hữu DNNN.
 Xử lý các khoản nợ và tài sản đã mua, tiếp nhận: Huy động vốn bằng hình thức
phát hành trái phiếu mua nợ để mua một khoản nợ nhất định có giá trị lớn, có tài
sản đảm bảo.
 Tư vấn, môi giới xử lý nợ và tài sản tồn đọng.
 Kinh doanh những ngành nghề khác theo quy định của pháp luật.
Trong khi các công ty quản lý nợ và khai t hác tài sản của các NHTM đã thành lập
trước đây chỉ có chức năng thực hiện xử lý các khoản nợ tồn đọng phải thu và các tài sản
thế chấp của ngân hàng mình, trong đó có giải pháp bán nợ, chứ không có chức năng mua
10

nợ phải thu của doanh nghiệp, thì Công ty mua bán nợ có nhiệm vụ chính là mua lại để
xử lý nợ phải thu tồn đọng của các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, bao gồm
cả các NHTM. Ngoài ra, Công ty mua bán nợ còn thực hiện việc tiếp nhận toàn bộ nợ
phải thu khó đòi và tài sản tồn đọng không cần dùng, chờ thanh lý, vật tư kém, mất phẩm
chất loại ra không tính vào giá trị doanh nghiệp của các công ty cổ phần hóa. Như vậy, so
với các công ty quản lý nợ của các NHTM , phạm vi và đối tượng hoạt động của Công ty
mua bán nợ rộng hơn rất nhiều, có ảnh hưởng tới toàn bộ nền kinh tế.
Các hoạt động cụ thể:
Trong hoạt động mua bán nợ và tài sản tồn đọng, DATC đã ký được 20 hợp đồng
mua nợ, giá trị sổ sách của khoản nợ là 1.094,9 tỷ đồng. Lũy kế từ năm 2004 đến
31/12/2011, DATC đã thực hiện 6 phương án mua bán nợ theo chỉ định của Thủ tướng

Chính phủ và 112 phương án theo phương thức thỏa thuận để tái cơ cấu doanh nghiệp và
thu hồi nợ. Giá trị sổ sách của các khoản nợ là 7.427,9 tỷ đồng, đã xử lý thu hồi được
2.323,6 tỷ đồng (bao gồm cả chuyển nợ thành vốn góp cổ phần là 453,9 tỷ đồng), tỷ lệ
thu hồi đạt 99,4 % giá vốn.
Trong hoạt động mua nợ, xử lý thu hồi nợ thông qua tái cơ cấu doanh nghiệp, năm
2011, Công ty đã xử lý tài chính, tái cơ cấu thành công được 12 doanh nghiệp khách nợ,
trong đó có 10 doanh nghiệp 100% vốn nhà nước và 2 Công ty cổ phần được cổ phần hóa
từ DNNN. Lũy kế từ năm 2007 đến 31/12/2011, DATC đã mua nợ để tái cơ cấu cho 72
doanh nghiệp khách nợ, gồm 44 doanh nghiệp đã hoàn thành và 28 doanh nghiệp đang
triển khai, với giá trị các khoản nợ theo sổ sách là 6.256,1 tỷ đồng, giá vốn mua nợ là
1.640,3 tỷ đồng (tỷ lệ mua nợ bình quân là 26,2%), đã thu hồi được 1.486,4 tỷ đồng, tỷ lệ
thu hồi đạt 90,6%. Hầu hết các doanh nghiệp được DATC triển khai tái cơ cấu, chuyển
đổi sở hữu đều đã có nhiều chuyển biến tích cực trong hoạt động sản xuất - kinh doanh.
Một số DN được DATC mua nợ, xử lý tài chính, tái cơ cấu thông qua chuy ển nợ thành
vốn góp đã phát triển tốt, kinh doanh có hiệu quả, các chỉ tiêu doanh thu, cổ tức, lợi
nhuận, nộp ngân sách nhà nước, thu nhập bình quân của người lao động năm sau cao hơn
năm trước. Nhiều doanh nghiệp có lãi và đã thực hiện chi trả cổ tức cho cổ đông, một số
DN đã chia cổ tức ở mức cao như CTCP đường Kon Tum 60%, CTCP Sadico Cần Thơ
30%, CTCP M ía đường Sơn La 20%, đồng thời góp phần giải quyết được việc nợ đọng
thuế từ nhiều năm của Nhà nước và nợ đọng bảo hiểm xã hội.
11

Trong công tác tiếp nhận, xử lý tài sản và thu hồi nợ tồn đọng đã loại trừ ra khỏi
giá trị doanh nghiệp khi cổ phần hóa DNNN, Công ty đã ký biên bản bàn giao, tiếp nhận
nợ và tài sản loại trừ khỏi giá trị doanh nghiệp của 21 doanh nghiệp, với tổng giá trị tiếp
nhận là 69,2 tỷ đồng trong đó tài sản là 28,1 tỷ đồng, nợ là 41,1 tỷ đồng. Lũy kế từ năm
2004 đến 31/12/2011, DATC đã ký biên bản bàn giao, tiếp nhận nợ và tài sản loại trừ
khỏi giá trị doanh nghiệp của 2.345 doanh nghiệp, với tổng giá trị tiếp nhận là 3.271 tỷ
đồng. Công ty đã phối hợp với các cơ quan thẩm định giá và đấu giá tài sản tiến hành xử
lý tài sản và tích cực thu hồi nợ tồn đọng loại trừ đã tiếp nhận của 66 doanh nghiệp, giá

trị tiếp nhận đã xử lý 81 tỷ đồng, giá trị thực tế thu hồi được 13,7 tỷ đồng, đạt 137,3% so
với kế hoạch năm đặt ra.
Tuy nhiên bên cạnh đó còn có nhiều bất cập, kém hiệu quả trong hoạt động của
DATC.
Nguy ên nhân dẫn đến sự kém hiệu quả đó là DATC chưa xác định rõ ràng nhiệm vụ.
Những yêu cầu từ phía cơ quan quản lý Nhà nước đã đặt DATC vào sự mâu thuẫn trong
phương hướng hoạt động của mình, DATC vừa hoạt động theo cơ chế hoạch toán kinh
doanh, vừa nhằm lành mạnh hóa tài chính doanh nghiệp, thúc đẩy cổ phần hóa. Như vậy,
để bảo tồn vốn theo yêu cầu của cơ chế quản lý t ài chính áp dụng cho DNNN, DATC
phải cân nhắc lựa chọn những khoản nợ ít gặp rủi ro mất vốn nhất. Điều này đã làm chậm
lại quá trình xử lý nợ, cũng như số lượng các khoản xử lý được. Chính những điều trên đã
tạo ra sự mâu thuẫn về mục đích hoạt động của DATC, giữa một bên là mục tiêu chính trị
nợ tồn đọng thúc đẩy cổ phần hóa các DNNN và NHTM , với bên kia là mục tiêu kinh tế -
bảo toàn vốn và có lợi nhuận của DATC. Vì vậy mà các nước như Hàn Quốc, Trung
Quốc, Malaysia,… không đặt vấn đề bảo toàn vốn và lợi nhuận làm nguyên tắc hoạt động
chính cho tổ chức xử lý nợ. Thay vào đó họ chỉ yêu cầu các tổ chứ xử lý nợ phải tối đa
hóa giá trị thu hồi để giảm thiểu gánh nặng ngân sách mà Chính phủ phải bỏ ra để hổ trợ
cho chương trình xử lý nợ tồn đọng.
Công ty cổ phần Mua bán nợ và thuê bao tài chính
Công ty mua bán nợ và thuê bao tài chính là công ty chuyên kinh doanh các khoản
nợ của các doanh nghiệp, các ngân hàng cũng như thuê bao tài chính cho các doanh
nghiệp khi họ có nhu cầu về vốn , hoặc gặp khó khăn về tài chính nhưng vẫn còn khả
năng phát triển. Đi đầu và nổi bật nhất của mô hình này là công ty Cổ phần Doanh nghiệp
trẻ tỉnh Đồng Nai (DONACORP) thuộc hội doanh nghiệp trẻ tỉnh Đồng Nai, được cấp
12

Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh ngày 21/6/2006, với vốn điều lệ 50 tỷ đồng. Ba cổ
đông sáng lập, chiếm 54% vốn điều lệ, đều là những doanh nghiệp làm ăn hiệu quả, có uy
tín ở Tỉnh và hội doanh nghiệp trẻ Việt Nam.
Phạm vi hoạt động của công ty là: ngoài đầu tư và dịch vụ về nhà xưởng sản xuất,

sinh hoạt và kinh doanh xuất nhập khẩu nông sản hàng hóa cung ứng cho các nhà sản
xuất. Công ty chủ trương sẽ mua thanh lý các loại hình công ty, dùng khả năng tài chính
và quản trị để phục hồi sản xuất và kinh doanh đơn vị được mua, khai thác các tiềm năng
về đất đai, vị trí, thương hiệu. Sau đó chuy ển thành công ty cổ phần và đưa lên sàn chứng
khoán. DONACORP hoạt động có hiệu quả kể từ khi t hành lập, luôn chú trọng vào đầu
tư và nắm quyền chủ động kiểm soát cơ sở kinh doanh của con nợ, sử dụng hiệu quả cơ
sở vật chất và các thế mạnh của con nợ, dưới sự điều hành quản lý của những nhà quản
trị trẻ, có năng lực cao để có thể tối đa hóa giá trị thị trường của doanh nghiệp.
Thương vụ ồn ào nhất năm 2006 là việc Công ty Cổ phần doanh nghiệp Trẻ Đông
Nai (DONACORP) mua lại Công ty Cheerfield Vina với giá chỉ… 1USD. Trước đó,
Cheerfield Vina đã rao bán qua nhiều kênh và có gần 10 nhà đầu tư quan tâm vì cái giá rẻ
bất ngờ - 1USD. Tuy nhiên, sau đó các doanh nghiệp nhận ra rằng đằng sau giá bán 1
USD là một khoản nợ khổng lồ lên đến 34 tỷ đồng mà Cheerfield đang gánh. M ua lại
Cheerfield cũng đồng nghĩa với việc phải nhận khoản nợ nói trên và gánh luôn những rủi
ro trong quá trình kinh doanh của công ty này. Với vốn điều lệ 2 triệu USD, chuyên sản
xuất khuôn mẫu đế giày, đầu tư thực tế của công ty này đến thời điểm bán đã là 3,6 triệu
USD, nhưng sau 3 năm hoạt động, do những sai lầm trong quản lý và thiếu chiến lược
kinh doanh, Cheerfield đã mất khả năng thanh toán các khoản nợ. Tâm lý của các doanh
nghiệp rơi vào tình thế này là chấp nhận thua lỗ, đẩy “của nợ” đi để đầu tư vào việc khác.
Tất nhiên, họ không muốn mang tiếng là nhà doanh nghiệp phá sản bởi vì sau đó làm ăn
với đối tác sẽ khó khăn, hơn nữa chủ doanh nghiệp tránh được những rắc rối pháp lý cho
những kế hoạch làm ăn về sau… nên cách giải quyết “thượng sách” của Cheerfield là bán
trao tay.
Sau một thời gian ngắn tìm hiểu, DONACORP mạnh dạn ký hợp đồng mua
Cheerfield. Sau khi đã nghiên cứu kỹ khả năng phục hồi của Cheerfield và quy ết tâm
khôi phục lại công ty. Ngoài việc lo hoàn tất thủ tục để đưa Cheerfield đi vào hoạt động
trở lại, DONACORP cũng có tham vọng săn lùng các công ty “cùng đường” để kiếm lợi
với quan niệm khá rõ ràng: đó là một trong những cách làm ăn của DONACORP, cũng là
13


cách “cứu” những doanh nghiệp sắp phá s ản, giành giật lại việc làm, thu nhập cho hàng
trăm, hàng ngàn người lao động. “Thương vụ 1 USD” là bước khởi động của
DONACORP trong việc mạnh dạn khai phá thị trường mới nhiều lợi nhuận nhưng cũng
không ít rủi ro này. Tuy nhiên, hoạt động của công ty này vẫn còn hạn chế, do phạm vi
hoạt động hạn hẹp, chỉ trong một số ngành nghề, lĩnh vực nhất định.
Đặc trưng của các công ty mua bán nợ hiện nay là vốn tự có thấp, chưa huy động
được vốn từ thị trường, nên năng lực hoạt động của các công ty này không cao, khó có
thể hiện các nghiệp vụ mua nợ, đặc biệt là tái cơ cấu cho các khoản nợ.
2.2. Nguyên nhân của sự kém hiệu quả trong hoạt động của các công ty mua
bán nợ hiện nay.
Tuy thị trường của hoạt động mua bán nợ đã hình thành gần như đầy đủ, nhưng hoạt
động mua bán nợ hiện nay ở Việt Nam vẫn chưa mang lại hiệu quả mong muốn. Ngoài
những nguyên nhân chủ quan nêu trên, thực tế còn xuất phát từ nhiều nguyên nhân khách
quan như từ môi trường pháp lý, cơ chế quản lý của Nhà nước, tình hình thị trường.
a. Về môi trường pháp lý:
Các công ty quản lý nợ và khai thác tài sản trực thuộc các NHTM ra đời năm 2001,
nhằm m ục đích xử lý, mua bán nợ quá hạn ngân hàng. Nhưng nó không có một cơ chế
hoạt động riêng vẫn chịu sự điều chỉnh theo Luật Doanh nghiệp, nên không đủ để hoạt
động. Hiện bốn ngân hàng quốc doanh và vài ngân hàng thương mại cổ phần đã thành lập
công ty quản lý nợ và khai thác tài sản. Vì chưa có một hành lang pháp lý cho hoạt động
mua bán nợ, hoạt động của các công ty quản lý nợ còn đơn giản và nội bộ. Có nhiều biện
pháp để xử lý nợ, như bán tài sản bảo đảm, tái cơ cấu công ty, chứng khoán hóa, phá sản
công ty… Nhưng hiện nay phần lớn công ty quản lý nợ vẫn chỉ cách làm truyền thống là
xử lý tài sản đảm bảo; không thu hồi được thì khởi kiện.
Môi trường pháp lý của Việt Nam chưa hỗ trợ đầy đủ cho ngân hàng chủ động xử lý
tài sản đảm bảo mà không có sự can t hiệp của tòa án. Từ lúc khởi kiện đến cưỡng chế,
một vụ ít nhất mất 2 năm, trung bình mất 8-9 năm. Theo ông Nguy ễn Duy Hưng, giám
đốc Công ty quản lý nợ và khai thác tài sản N gân hàng Á Châu (ABCA), số vụ kiện của
ACBA chiếm khoảng 40%. “Biết kiện mất chi phí, không có thu hoạch nhưng vẫn phải
kiện, phải lấy tuyên bố của tòa ngân hàng mới hạch toán được”.

Việc khai thác và xử lý tài sản đảm bảo gắn liền với các khoản nợ tồn đọng, đặc biệt
là bất động sản và đất đai, gặp rất nhiều khó khăn do môi trường pháp lý ở nước ta về
14

lĩnh vực này còn nhiều bất cập. Hiện nay t ất cả các công ty quản lý nợ thuộc các NHTM
đều không được coi là doanh nghiệp bán đấu giá tài sản chuyên nghiệp vì vậy mà phòng
công chứng không đồng ý chứng kiến, chứng thực cuộc bán đấu giá tài sản.
Mặt khác ở Việt Nam, mối quan hệ mua bán nợ giữa DATC với các tổ chức tín
dụng, giữa DATC với tổ chức kinh tế và cá nhân hiện chưa được điều chỉnh, hầu hết
thiếu quy định pháp, thậm chí chồng chéo và mâu thuẫn. Các Quy định áp dụng cho
DATC hầu như không tạo quyền ưu tiên đặc biệt trong việc tiếp cận và khai thác thông
tin đánh giá khoản nợ nên đã gây ra không ít khó khăn trong việc mua và xử lý nợ. Chính
vì thế mà DATC xử lý nợ mang nặng tính thủ tục, chưa có “hơi thở” thị trường. Trong
quá trình xử lý nợ, có trường hợp ngân hàng đã mời DATC cùng giải quyết một món nợ,
sau khi xem xong, DATC yêu cầu làm một công văn đề nghị bán nợ. Do chưa có hệ
thống thẩm định nợ xấu nên sau đó, chi nhánh nhận được giá chào mua rất thấp chi
khoảng 20% giá món nợ đó và ngân hàng lại rất băn khoăn không biết sẽ bán nợ cho
DATC theo tỷ lệ nào.
b. Về phía cơ quan quản lý của nhà nước:
Trong tiến trình xử lý nợ tồn đọng để thúc đẩy cổ phần hóa và hội nhập kinh tế quốc
tế, các công ty mua bán nợ gặp phải khá nhiều khó khăn về cơ chế quản lý, các văn bản
hướng dẫn liên quan đến xử lý nợ còn chưa cụ thể, chồng chéo do đó chưa chủ động xử
lý được tài sản đảm bảo của con nợ. Các vướng mắc về cơ chế như:
Công ty quản lý và khai thác tài sản trực thuộc các NHTM chỉ thể được thành lập
dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, hoạt đồng theo luật doanh
nghiệp, có vốn điều lệ do ngân hàng mẹ cấp. Hiện nay vốn tự có của các NHTM rất nhỏ
bé, vì vậy vốn điều lệ cấp cho công ty cũng rất hạn chế, trong khi công ty lại không được
quyền huy động vốn như ngân hàng thương mại.
Hiện chưa có văn bản cụ thể về việc ngân hàng trực tiếp quản lý, khôi phục hoạt
động của doanh nghiệp để kinh doanh hoặc bán. Thực t ế, các cơ quản chủ quản DNNN

thực hiện chuyển đổi chưa quan tâm đến các khoản nợ ngân hàng. Hơn nữa, các ngân
hàng cho rằng họ bị hạn chê tỷ lệ góp vốn vào doanh nghiệp ở mức 11% vốn điều lệ
doanh nghiệp, do đó hạn chế khả năng chuyển nợ thành vốn cổ phần, đầu tư thêm vào
doanh nghiệp ngằm nắm quyền chi phối các quyết định của doanh nghiệp, đưa doanh
nghiệp đi lên, để tối đa hóa giá trị thị trường và thu lợi nhuận từ việc bán lại cổ phần
doanh nghiệp trên thị trường.
15

Việc xử lý tài sản cũng là một trở ngại đối với công ty mua bán nợ khi họ chưa tự
phát mãi tài sản, nhất là khi khách hàng và các cơ quan chức năng không hợp tác. Khi
bán tài sản là quyền sử dụng đất thường bị chính quyền địa phương thu vào ngân sách,
không dùng để trả ngân hàng. Có trường hợp ủy ban nhân dân tỉnh thu hồi đất đang thế
chấp ngân hàng cho đơn vị khác thuê, chỉ đền bù giá trị tài sản trên đất với mức thấp.
Việc bán tài sản công khai chưa có hướng dẫn cụ thể về giấy phép và quy định tổ chức
đấu giá.
Việc Nhà nước ban hành chính sách thuế thu nhập, trong đó thuế thu nhập từ
chuyền quy ền sử dụng đất có mức thuế suất là 28%, và do quy định tính chi phí giá vốn
quyền sử dụng đất còn nhiều bất cập, làm cho mức thuế rất cao, ảnh hưởng lớn đến khả
năng thu hồi các khoản nợ từ việc bán tài sản bảo đảm.
Cơ chế quản lý chưa thật sử hiệu quả làm cho thông tin chung về nợ tồn đọng của
DNNN chưa được thu thập, theo dõi, cập nhật một cách thường xuyên và có hệ thống;
chưa có đủ chế tài cho chủ nợ và khách nợ theo dõi và báo cáo tình hình nợ tồn đọng một
cách thường xuyên.
Cơ chế xử lý nợ và các quy định áp dụng cho DATC hầu như không tạo quy ền ưu
tiên đặc biệt trong việc t iếp cận, khai thác thông tin đánh giá khoản nợ, nên đã gây ra
không ít khó khăn trong việc mua và xử lý nợ.
Hiệu quả thực thi Luật phá sản chưa cao làm cho hoạt động của công ty mua bán nợ
gặp không ít khó khăn. Luật phá sản chưa phát huy được vai trò bảo vệ các chủ nợ, chưa
có tính răn đe với con nợ. Có tình trạng một số con nợ “ chìm ở nơi này nhưng nổi ở nơi
khác” con nơ đã thành lập một công ty khác, đầu tư vào một dự án khác có hiệu quả sinh

lời cao, hoàn toàn có thể thanh toán cho các khoản nợ cũ nhưng vẫn che dấu thu nhập và
không thanh toán nợ cũ. Đối với các công ty mua bán nợ, việc phát hiện những tình trạng
như vậy rất khó khăn, do việc quản lý của Nhà nước đối với hoạt động đăng ký kinh
doanh ở các địa phương khác nhau còn chưa đồng bộ, t hông tin chưa thông suốt.
Ngoài ra, hoạt động mua bán nợ ở Việt Nam chưa được sự hậu thuẫn lớn của Chính
phủ. Chẳng hạn ở Thái Lan, Nhà nước giảm 3% thuế doanh thu để các công ty mua bán
nợ xử lý xấu. Thậm chí một số nước còn có nguồn ngân quỹ riêng cho hoạt đồng này,
xây dựng cơ chế tạo quy ền lực đối với công ty tham gia xử lý nợ như xử lý tài sản không
cần thông qua toà án. Ở Việt Nam, các biện pháp xử lý nợ vẫn chỉ áp dụng cách truyền
thống như chiết khấu nợ, tài cơ cấu, xử lý tài sản… Chính những hình thức này kết hợp
16

với thủ tục hành chính rườm rà, tính lịch sử của các khoản nợ đã dấn đến hiệu quả xử lý
thấp. Hoạt động mua bán nợ ở Việt Nam vẫn chưa tiếp cận với phương pháp hiện đại như
chuyển nợ thành vốn góp, chứng khoán hóa khoản nợ hoặc bán đấu giá theo mớ cho nhà
đầu tư.
c. Về thị trường:
Ngân hàng là một chủ thế có vai trò quan trọng trên thị trường mua bán của nền
kinh tế, đây là nguồn cung hàng hóa rất lớn cho thị trường. Tuy nhiên, thực tế cho thấy
các khoản nợ tại các ngân hàng thương mại, đặc biệt là các NHTM Nhà nước là một bức
tranh còn rất ảm đạm.
Theo NHNN, tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng thương mại đã t ăng mạnh so với cùng
kỳ năm trước. Nợ xấu chung của hệ thống ngân hàng ở mức 3,3% tổng dư nợ, cao hơn so
với mức 2,14% vào cuối năm 2010. Tuy nhiên, theo các chuyên gia ngân hàng con số này
chưa phản ánh đúng thực tế do chênh lệch lớn với số nợ đọng của các công ty.
Như vậy, thực chất nợ xấu tại các ngân hàng đang cao hơn các con số được chính
thức công bố, nhưng việc cố tình che giấu nợ xấu như hiện nay sẽ gây rất nhiều rủi ro cho
hoạt động của công ty mua bán nợ của chính ngân hàng, của DATC cũng như của cả nền
kinh tế nói chung. Với tình hình như hiện nay, các công ty mua bán nợ rất khó đánh giá
chính xác chất lượng của các khoản nợ. Các khoản nợ xấu không được phát hiện và xử lý

kịp thời càng làm cho giá trị thị trường cũng như khả năng thu hồi nợ ngày càng giảm sút
nhanhchóng.
Do cơ chế quản lý tài chính hiện hành không buộc các doanh nghiệp có nợ tồn
đọng phải bán cho tổ chức xử lý nợ. Vì tâm lý sợ trách nhiệm, sợ đụng chạm và mất
quyền lợi nên các doanh nghiệp thường chọn phương án tiếp tục treo nợ trong sổ kế toán,
để đảm bảo an toàn hơn là bán với giá thấp, để rồi phải trình và gánh những phiền phức
có thể phát sinh. Nếu không bán nợ thì giá trị khoản thu vẫn được phản ánh trên số kế
toán và được tính nguyên giá trị vào tổng tài sản của doanh nghiệp. Như vậy, nguồn cung
về nợ tồn đọng, mặc dù đã có nhưng bị hạn chế bởi yếu tố tâm lý và nhận thức của chính
chủ nợ.
Đa số các “con nợ” chưa có ý thức bảo vệ ý thức của mình trong kinh doanh, do đó
thường không muốn gặp các tổ chức xử lý nợ để bàn việc t háo gỡ, thậm chí nhiều khách
nợ ngân hàng còn cố tình chây ỳ, hoặc có khách nợ lợi dụng việc chuyển quyền sở hữu
để dây dưa không trả nợ, chiếm dụng vốn.
17

Các khoản nợ đề nghị bán cho tổ chức xử lý nợ đều thuộc diện khó đòi, quá hạn 2-3
năm trở lên, có phán quyết của toà án nhưng không thi hành được, trong khi đó, các chủ
nợ luôn đưa ra giá bán từ 70-80% mệnh giá trong khi đó theo thông lệ quốc tế các khoản
nợ có đảm bảo cũng chỉ bán được tới 20-40% giá trị, khoản nợ không đảm bảo chỉ từ 2-
4% giá trị; thậm chí có đơn vị còn nhìn DATC như tổ chức đòi nợ thuê nên rất khó mua
được các khoản nợ. Các chủ nợ vẫn tâm lý cho rằng, việc bán các khoản nợ thấp hơn
mệnh giá là một mất mát, chưa xác định đó là việc làm cần thiết nhằm tối thiểu hoá tổn
thất các khoản nợ, càng để lâu thì tổn thất từ khoản nợ càng lớn.
Hoạt động mua bán nợ ở Việt Nam diễn ra vẫn chậm là do trong quá trình mua bán
nợ đang diễn ra hai khuynh hưóng trái ngược nhau:
 Thứ nhất, về phía ngân hàng thương mại, vốn ngân hàng cho vay là nguồn vốn
huy động phải được hoàn trả người gửi tiền. Cho nên có ngân hàng sau khi đã
dùng mọi biện pháp thu nợ nhưng vẫn không thu được khoản nợ này để lại nhưng
khi bán nợ lại bị dừng lại mặc dù ngân hàng thương mại rất muốn bán khoản nợ

này. Có những món nợ công ty mua bán nợ chỉ trả giá thấp dưới 30% giá trị khoản
nợ. Nghĩa là trước đây, ngân hàng bỏ vốn ra cho vay 10 tỷ đồng, nay bán đi thu về
chỉ được từ 2-3 tỷ đồng. Nếu như bán khoản nợ này thì sẽ bị lỗ, ngân hàng khó
chấp nhận.
 Hai là, về phía Công ty mua bán nợ và tài sản tồn đọng của doanh nghiệp, do công
ty thực hiện theo cơ chế bảo toàn vốn nên không thể mua hết những khoản nợ tồn
đọng khó đòi. Không có vật tư làm đảm bảo của các ngân hàng thương m ại mà
công ty mua một phần nào để góp phần tái cơ cấu doanh nghiệp. Hơn nữa, mục
tiêu giải quyết các khoản nợ tồn đọng là góp phần tái cơ cấu doanh nghiệp, phục
hồi những khó khăn, yếu kém của những doanh nghiệp đang thua lỗ.
Vì vậy, quá trình mua bán nợ diễn ra không suôn sẻ, giữa bên mua nợ và bên bán nợ
bởi bên mua muốn mua đựoc giá rẻ hơn và bên bán nợ thì muốn bán được giá cao hơn vì
thế nhiều khoản mua bán nợ không đựoc giao dịch.
III. Một số kiến nghị nhằm nâng cao tính hiệu quả của nghiệp vụ mua bán nợ
trong quá trình xử lý nợ có vấn đề:
3.1. Những thuận lợi, khó khăn trong hoạt động mua bán nợ ở Việt nam hiện
nay:
3.1.1. Những thuận lợi:
18

- Thị trường nợ tồn đọng ở Việt Nam đang rất tiềm năng theo số liệu thống kê và
ước tính của các tổ chức quốc tế cho thấy nợ tồn đọng đang tích tụ trong nền kinh tế quy
mô lớn, khoảng vài tỷ đô la M ỹ. Đây là nguồn cung rất quan trọng cho thị trưòng mua
bán nợ.
- Đuợc sự quan t âm của Chính phủ, của Bộ tài chính và các cơ quan chức năng
trong việc chỉ đạo xử lý các khoản nợ tồn đọng, đã tạo điều kiện thuận lợi, hướng dẫn các
văn bản pháp lý để công ty đi vào hoạt động.
- Các công ty mua bán nợ có tư cách pháp nhân, hạch toán độc lập. Đây là thuận
lợi cơ bản tạo cho công ty có quyền chủ động trực tiếp làm việc với cơ quan hữu quan, từ
đó thúc đẩy nhanh quá trình xử lý nợ và tài sản tồn đọng.

- Các công ty mua bán nợ chỉ hoạt động trong lĩnh vực quản lý và xử lý nợ tồn
đọng. Do vậy, hoạt động của công ty mua bán nợ mang tính chuyên môn hoá cao đòi hỏi
các kỹ năng khác với kỹ năng thông thường sử dụng tại các bộ phận xử lý rùi ro tại các
ngân hàng như các kỹ năng về bất động sản, về thanh lý, cơ cấu lại nợ các lĩnh vực,
ngành khác nhau.
3.1.2. Những khó khăn:
Một là, cơ chế hành lang pháp lý cho hoạt động xử lý và mua bán nợ chưa đầy đủ,
thiếu đồng bộ nhiều khi là mâu thuẫn giữa các văn bản pháp quy do vậy việc áp dụng
trong thực tiễn rất lúng túng. Bên cạnh đó, công ty mua bán nợ chưa nhận được sự hỗ trợ
và hợp tác tích cực từ phía các cơ quan quản lý Nhà nước do chưa đầy đủ các cơ chế xử
lý đặc thù và đủ mạnh để áp dụng khi thực hiện mua bán các khoản nợ và tài sản tồn
đọng có độ rủi ro cao.
Hai là, nhận thức của các bên nhất là chủ nợ và khách nợ về hoạt động mua bán nợ
còn rất hạn chế và nhiều bất cập, hiểu biết về khái niệm nợ và tài sản tồn đọng còn mơ hồ,
thiếu hẳn tính thị trường; phần lớn doanh nghiệp chỉ coi công ty mua bán nợ như một tổ
chức đòi nợ thuê mà không phải là tổ chức để hỗ trợ doanh nghiệp xử lý nợ và tài sản tồn
đọng trong quá trình hoạt động và chuyển đổi sở hữu. Nhất là trong khối doanh nghiệp
nhà nước luôn có tâm lý không muốn xử lý nợ vì lo ngại phải xử lý trách nhiệm cá nhân
hoặc làm ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của đơn vị và ảnh hưởng đến uy tín khi quan
hệ với ngân hàng và các đối tác khách hàng khác.
Theo quy định tại Thông tư số 39/2004/TT-BTC ngày 11/5/2004 thì phần thiệt hại
không thu hồi được do bán nợ sau khi đã xử lý bằng quỹ dự phòng nợ phải thu khó đòi
19

được tính vào trong chi phí kinh doanh của chủ nợ do vậy sẽ làm ảnh hưởng đến kết quả
kinh doanh và thu nhập của người lao động trong doanh nghiệp. Nhìn chung, các doanh
nghiệp có hồ sơ bán nợ đều có tình hình tài chính khó khăn, cho nên nếu bán nợ với giá
mua thấp của Công ty M ua bán nợ sẽ dẫn đến lỗ và mất khả năng thanh toán của doanh
nghiệp nhất là doanh nghiệp ngành xây dựng. Do vậy, có t âm lý chung là chưa thực sự an
tâm về việc xử lý khoản tổn thất do bán nợ dẫn đến việc không muốn tự xử lý, vẫn để

treo nợ trên bảng cân đôi tài sản để không có ảnh hưởng gì đến kết quả kinh doanh nhằm
che giấu việc mất khả năng thanh toán thực tế và không ảnh hưởng đến trách nhiêm của
ban lãnh đạo doanh nghiệp nhất là các khoản nợ và tài sản tồn đọng do ban lãnh đạo
trước để lại.
Ba là, việc thu thập thông tin thị trường phục vụ cho công tác xử lý nợ và tài sản
tồn đọng gặp nhiều khó khăn như việc tiếp xúc và thu thập tình hình hoạt động, tình hình
tài chính của chủ nợ và khách nợ; việc khai thác các thông tin này từ các cơ quan quản lý
nhà nước, cơ quan thuế, tài chính doanh nghiệp thường không đầy đủ, kịp thời gây nhiều
lúng túng, vướng mắc trong khâu định giá các khoản nợ nhất là nợ không có tài sản đảm
bảo. Bên cạnh đó, kỹ năng đánh giá, phân tích tình hình hoạt động, tình hình tài chính và
tính chất các khoản nợ và tài sản tồn đọng để xây dựng phương án xử lý thích hợp của
các bên còn yếu, kém linh hoạt và thiếu tính quyết đoán.
Bốn là, việc chủ động và mạnh dạn trong vấn đề xử lý nợ và tài sản tồn đọng qua
hình thức mua bán nợ và tài sản của doanh nghiệp và các bên có lien quan đều chưa cao
do chưa thực sự có quyền độc lập về tài chính; trong đó việc hiểu biết và vân dụng các cơ
chế chính sách hiên có để sử lý nợ còn rất cứng nhắc; vẫn còn tâm lý trông chờ, ỷ lại vào
việc xử lý khoản nợ thông qua các mệnh lệnh hành chính của cơ quan quản lý Nhà nước
và các phương thức xử cũ không còn thích hợp trước đây như xin miễn, giảm, xóa nợ,
treo nợ kéo dài…v.v, gây nhiều tổn thất và thiệt hại cho Nhà nước, doanh nghiệp và
người lao động.
Năm là, việc thông tin tuyên truyền về hoạt động mua bán nợ và tài sản tồn đọng
của Công ty M ua bán nợ trong thời gian qua còn hạn chế mới chỉ t ập trung nhiều vào
hình thức mua bán chỉ định; việc trao đổi thường xuyên các thông tin về mua bán thỏa
thuận giữa các bên chưa kịp thời, đầy đủ cho nên chưa tạo lập được mối quan hệ đối tác
tin cậy trong sự hợp tác và giải quyết triệt để các khoản nợ và tài sản tồn đọng.
20

3.2. Một số kiến nghị đối với các ngân hàng thương mại và các công ty mua bán
nợ
3.2.1. Đối với các Ngân hàng thương m ại:

Các N gân hàng Thương mại cần đẩy mạnh hoạt động mua bán nợ vì
- Các ngân hàng thương mại cần nhận thức được việc mua bán các khoản nợ là một
nghiệp vụ quan trọng vì hoạt động mua bán nợ giúpNgân hàng báncác khoản nợgiải
phóng được một lượng t ài sản lớn, qua đó tăng cường và cải thiện tính thanh khoản trong
từng thời kỳ.
- Đa dạng hoá các hoạt động của ngân hàng và tăng cường hiệu quả hoạt động, việc
mua bán các khoản nợ giúp đẩy nhanh quá trìnhđưa dòng tiền vào phát triển kinh tế xã
hội.
- Các NHTM cần tuân thủ vàáp dụng triệt để các tiêu chíđịnh lượng vàđịnh tính vào
việc phân loại nợ của ngân hàng, đặc biệt là tiêu chíđịnh lượng như tình hình tài chính
của khách hàng, dòng tiền, tính khả thi của dựán sản xuất kinh doanh… để phảnánhđúng
tình hình nợ của mình. Để phảnánh chính xác tình hình các khoản nợ cần phải có một
môi trường công khai, minh bạch về thông tin, đặc biệt là các thông tin về tình hình tài
chính của doanh nghiệp, khách hàng của ngân hàng. Bên cạnhđó, cần nâng cao chất
lượng hoạt động của hệ thống kiểm toán độc lập, kiểm soát nội bộ của ngân hàng.
3.2.2. Đối với các Công ty mua bán nợ
a. Đối với các Công ty mua bán nợ và tài sản tồn đọng thuộc Bộ Tài chính (DATC)
- Học hỏi kinh nghiệm từ những nước đã thành công trong xử lý nợ cho thấy,
DATC cũng cần được thay đổi cơ chế pháp lý để có thể khắc phục những vướng mắc
phát sinh sau một thời gian hoạt động. Trước hết cần giải quyết vấn đề mâu thuẫn về mục
tiêu hoạt động của DATC giữa việc là lành mạnh hoá tình hình tài chính của các DNNN,
xử lý các khoản nợ với hoạt động kinh doanh để bảo toàn vốn và có lợi nhuận. Theo kinh
nghiệm của các nước thì công ty xử lý nợ quốc gia được thành lập với hai mục tiêu chính
là thanh lý nhanh tài sản từ các khoản nợ có vấn đề của ngân hàng và khu vực kinh tế nhà
nước và tái cơ cấu. Tuy nhiên, với điều kiện hiện tại của Việt Nam, DATC không đủ
nguồn lực để làm tốt hai chức năng này, vì việc tái cơ cấu thường đòi hỏi phải cho vay
thêm, DATC cần phải cóđủ năng lực để cho vay. Với khả năng tài chính như hiện nay,
DATC chỉ nên tập trung vào xử lý nhanh các khoản nợ, tài sản tồn đọng của khu vực Nhà
nước. Đây là việc làm cấp thiết và cần thiết cho cả nền kinh tế. Vì vậy, không nên đặt
21


mục tiêu lợi nhuận cho DATC, mà nên định hướng để DATC hoạt động như một doanh
nghiệp đặc biệt chuyên thanh lý các khoản nợ, tài sản tồn đọng từ khu vực nhà nước với
mục tiêu ưu tiên là lành mạnh hoá hệ thống tài chính và thúc đẩy cổ phần hoá các DNNN
và NHTM Nhà nước, song trên cơ sở các nguyên tắc của thị trường để tối đa hoá giá trị
thu hồi nhằm giảm thiểu gánh nặng chi phí của Chính phủ. Sau khi đã hoàn thiện nhiệm
vụ này, DATC sẽ thực hiện nghiệp vụ tái cơ cấu và hoạt động theo mục tiêu lợi nhuận.
- Hoạt động mua bán, xử lý nợ cần gắn với chương trình tái cấu trúc nền kinh tế;
cần tiếp tục nghiên cứu bổ sung hoàn thiện khuôn khổ pháp lý cho mô hình xử lý nợ
trong nền kinh tế, trong đó ưu tiên phát triển thị trường mua bán xử lý nợ; tăng cường vai
trò của DATC, mở rộng phạm vi hoạt động mua bán xử lý nợ đúng với tầm vóc của công
ty xử lý nợ quốc gia, trao thẩm quyền cụ thể để tham gia ngăn ngừa và phòng chống
khủng hoảng bên cạnh các thầm quyền mạnh và đầy đủ liên quan đến mua bán xử lý nợ,
đặc biệt xử lý nợ thông qua tái cơ cấu doanh nghiệp; không nên coi những khoản nợ là tài
sản của Nhà nước mà nên coi là hàng hoá, từ đó mới có thể phát triển được hoạt động này.
- Cần có quy định cụ thể, trước hết các NHTM phải tự xử lý nợ tồn đọng bằng chính
nội lực của mình trong thời gian nhất định từ 1-2 năm. Tiếp đó những khoản nợ không tự
xử lý được thì các đơn vị trên phải có trách nhiệm phải bán cho DATC theo giá thị
trường với lộ trình cụ thể. Bên cạnh đó, cần phải mời các t ổ chức định giá các tài sản của
các doanh nghiệp khi chuyển giao cho DATC. Về phía DATC cần chủ động chuẩn hoá
quy trình thu thập thông tin sâu hơn về các khoản nợ, khách nợ. Chuẩn hoá tiêu chí phân
loại, xây dựng cơ sở dữ liệu về nợ tồn đọng áp dụng thống nhất để có thể xây dựng được
phương án xử lý có hiệu quả và khả thi
b. Đối với công ty mua bán nợ trực thuộc các NHTM
- Các Công ty mua bán nợ trực thuộccác NHTM cần có sự thay đổi đáng kể từ
chính mộ hình hoạt động của mình. Các Công ty này nên chuyển sang loại hình công ty
cổ phần, mà trong đó ngân hàng mẹ chiếm cổ phần đa số, mô hình này sẽ có nhiều ưu thế,
trước hết khoản vốn ngân hàng bỏ vào công ty sẽ là khoản vốn đầu tư dài hạn của ngân
hàng dưới dạng góp vốn, do đó hoạt động của Công ty không bị ràng buộc bởi tỷ lệ góp
vốn tốiđa vào doanh nghiệp được áp đặt cho các ngân hàng; thứ hai công ty có thể huy

động vốn trên thị trường để mở rông quy mô của mình; thứ ba công ty này sẽ hoạt động
hoàn toàn theo tín hiệu thị trường. Tuy nhiên, cần thay đổi nhận thức từ chính ngân hàng,
22

không nên coi các công ty mua bán nợ trực thuộc là sân sau nhằm làm trong sạch bảng
cân đối kế toán của ngân hàng.
3.3. Những kiến nghị đối với nhà nước và cơ quan hữu quan
- Khuôn khổ pháp lý cho mô hình xử lý nợ trong nền kinh tế hiện còn nhiều bất cập,
cần phải có đánh giá rà soát để phát triển thị trường mua bán xử lý nợ; khuy ến khích các
tổ chức tham gia, phát triển các công cụ để đa dạng hóa việc mua bán xử lý nợ; tạo giá trị
gia tăng trong việc mua bán xử lý nợ và đặc biệt rà soát lại vai trò, vị trí của hoạt động
mua bán nợtrong bối cảnh hiện nay vàcác cơ chế, chính sách về thị trường mua bán xử lý
nợ và các cơ chế, chính sách cụ thể đối với các doanh nghiệp mua bán nợ.
- Để giải quyết được cơ bản những khó khăn vướng mắc trong hoạt động xử lý nợ
và tài sản tồn đọng trong thời gian vừa qua, tạo điều kiện thúc đẩy nhanh hơn quá trình
mua bán và xử lý nợ mang tính đột phá trong thời gian tới, nhà nước và các cơ quan hữu
quan cần giải quyết một số nội dung sau:
Thứ nhất, về lâu dài hoạt động mua bán, xử lýnợ và tài sản tồn đọng cần được xây
dựng thành bộ luật riêng biệt nhằm tạo ra môi trường pháp lý chặt chẽ và nâng cao năng
lực hoạt động cho các bên trong quá trình xử lý nợ và tài sản. Trước mắt, các cơ quan
quản lý nhànước cần tiếp tục xây dựng và hoàn thiện hành lang pháp lý cho hoạt động
mua bán xử lý nợ và tài sản tồn đọng bằng một hành lang pháp lý cho hoạt động mua bán
xử lýn ợ và tài sản tồn đọng bằng một hệ thống các cơ chế chính sách xử lý đầy đủ, đồng
bộ và rõ ràng.
Cơ chế đó cần xác định rõ trách nhiệm của ban giám đốc doanh nghiệp trong việc
xử lý nợ; có chế tài đủ mạnh nếu giám đốc doanh nghiệp không tự xử lý được nợ tồn
đọng hay cố tình để công nợ tồn đọng dây dưa, kéo dài; bắt buộc doanh nghiệp phải xử lý
nợ nếu không sẽ tiến hành giải thể, phá sản theo đúng quy định của pháp luật
Trong đó cơ chế xử lýnợ và t ài sản tồnđọng cũng cần được tinh gọn trong thủ tục
hành chính và thật sự hiệu quả trong khi thực hiện; cơ chế cầnđảm bảo và trao cho các

chủ nợ và nhất là Công ty mua bán nợ các quyền đặc biệt hơn như quyền yêu cầu khách
nợ và các bên có liên quan khác phải cung cấp thông tin về hoạt động, tài chính, nhân sự;
quyền giám sát, phong toả tài khoản và kê biên phát mại tài sảnđảm bảo nếu khách nợ cố
tình không hợp tác thanh toán.
Hiện tại, Nhà nước cần sớm ban hành đồng bộ và hoàn thiện các cơ chế mua bán
một phần hoặc toàn bộ doanh nghiệp; cơ cấu lại tài chính và hoạt động của doanh nghiệp;
23

xử lý tài chính trong quá trình mua bán, cơ cấu, giải thể, phá sản, chuyển đổi sở hữu cả
doanh nghiệp. Nhất là các cơ chế đối với các doanh nghiệp nhà nước trong quá trình sắp
xếp, chuyển đổi sở hữu hiện nay nếu không cổ phần hoá được cần phải giao lại cho Công
ty M ua bán nợ tiến hành tái cơ cấu lại doanh nghiệp thông qua các giải pháp như giao,
bán khoán, cho thuê trước khi thực hiện việc giải thể hoặc phá sản.
Thứ hai, các doanh nghiệp nhà nước và Công ty mua bán nợ cần đẩy mạnh công tác
thông tin, tuyên truyền và học tập nâng cao nhận thực về hoạt động mua bán, xử lý nợ và
tài sản tồnđọng trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh; coi việc mua bán, xử lý
nợ và tài sản là một hoạt động tái cơ cấu lại doanh nghiệp để nhằm củng cố năng lực tài
chính trong quá trình hội nhập và phát triển.
Thứ ba, các doanh nghiệp cần có quyền độc lập về tài chính và trong hoạt động,
chịu trách nhiệm và chủ động xử lý các tồn tại về tài chính; phối hợp chặt chẽ với Công
ty mua bán nợ để trao đổi thông tin và cùng xây dựng, thống nhất phương án xử lý
dứtđiểm các khoản nợ và t ài sản tồnđọng trên tinh thần hợp tác cùng phát triển, đảm
bảođúng quy định và hướng dẫn của pháp luật
Thứ tư, trong quá trình mua bán, xử lý nợ và tài sản tồnđọng các bên liên quan cần
kết hợp và sử dụng linh hoạt, đồng bộ các công cụ về cơ chế chính sách, định giá, đấu giá,
tư vấn, hợp tác đầu tư, đa dạng hoá các hoạt động sản xuất nhằm xây dựng thị trường nợ
và tài sản thông qua các giải pháp cụ thể về phát triển t hị trường vốn, t hị trường chứng
khoán hiện hành của nhà nước.
Thứ năm, trong vai trò là một công cụ tài chính thích hợp của Nhà nước về xử lý nợ
tồnđọng của doanh nghiệp, Công ty mua bán nợ cần đẩy mạnh các hoạt động nghiệp vụ

và nhận được sự phối hợp, hỗ trợ đắc lực và hiệu quả hơn nữa của các cơ quan quản lý
nhà nước đặc biệt là các cơ quan tài chính, tư pháp và các cơ quan hành chính khác trong
quá trình mua bán nợ và xử lý các tồn tại về tái chính doanh nghiệp để thúc đẩy mạnh
hơn nữa quá trình sắp xếp, đổi mới, cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước theo đúng mục
tiêu nhà nước đề ra.
Nhìn chung thị trường mua bán nợ ở Việt Nam hiện nay mới chỉ đang trong giai
đoạn bắt đầu. Để đẩy mạnh hoạt động mua bán nợ, từ đó góp phần làm lành mạnh hóa
tình hình tài chính nền kinh tế, cần thực hiện rất nhiều giải pháp. Trong đó, vai trò điều
tiết, quản lý của nhà nước là rất quan trọng. Các văn bản pháp lý hướng dẫn cho hoạt
động mua bán nợ cần theo kịp sự thay đổi của tình hình thực tế, đồng thời làm cơ sở thiết
24

lập thị trường và áp dụng các hình thức xử lý tiến bộ theo kinh nghiệm quốc tế đã được
triển khai thành công để hỗ trợ hoạt động của các tổ chức xử lý nợ, cũng như thu hút sự
tham gia của các nhà đầu tư tư nhân hay thậm chí cả các nhà đầu tư nước ngoài vào hoạt
động này.





























25

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình
1.1 TS. Nguyễn Văn Tiến. (2003). Đánh giá và phòng ngừa rủi ro trong kinh
doanh ngân hàng. Hà Nội: Nhà xuất bản Thống kê.
1.2 Peter S Rose. (1999). Commercail Bank Management. (4
th
ed). USA: Time
Mirrror Higher Education.
2. Tạp chí
2.1 Trần Thanh Long. (2006). Hoạt động mua bán nợ tại Việt Nam hiện nay. Số54.
2.2 Trần Thanh Long. (2006). Phát triển loại hình công ty Mua bán nợ và TBTC ở
Việt Nam. Số 49.
2.3 Nguyễn Trung Kiên. (2007). Chứng khoán hóa các khoản vay. Tạp chí Thị
Trường Tài Chính Tiền Tệ. Số 7.

2.4 Nguyễn Thị Hà. (2003). Xử ý nợ và t ài sản tồn đọng tại doanh nghiệp vẫn là
bài toán khó. Tạp chí Ngân hàng, Số 8.
2.5 Phan M inh Ngọc. (2007). Nợ khó đòi trong Ngân hàng Trung Quốc – M ột số
liên hệ với Việt Nam. Tạp chí Công Nghệ Ngân hàng. Số 2.
2.6 Trịnh Xuân Đoan. (2007). Sử dụng nghiệp vụ phát sinh nhằm hạn chế rủi ro tín
dụng ở các NHTM . Tạp chí Khoa học và Đào tạo NH. Số 58.
3. Internet
3.1
3.2 xp ress.com.vn
3.3
3.4
3.5
4. Văn bản luật
4.1 Nghị định số 109/2003 của CP về việc thành lập công ty bán nợ và tài sản tồn
đọng của Doanh nghiệp.
4.2 Quyết định số 149/2001/QĐ-TTg ngày 5/10/2001 về xử lý nợ tồn đọng và
Quyết định số 150/2001/QĐ-TTg ngày 5/10/2001 về việc thành lập công ty
Quản lý nợ và Khai t hác tài sản trực thuộc Ngân hàng thương mại.
4.3 Quyết định số 59 – NHNN 2006 Ban hành quy chế Mua bán nợ của Tổ chức
tín dụng.

×