Tải bản đầy đủ (.pdf) (99 trang)

Nghiên cứu đặc điểm địa hóa môi trường nước, trầm tích góp phần sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường đầm thị nại, tỉnh bình định

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.68 MB, 99 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
.........*****........

NGUYỄN DUY DUYẾN

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM ĐỊA HÓA MÔI TRƯỜNG NƯỚC, TRẦM
TÍCH GÓP PHẦN SỬ DỤNG HỢP LÝ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐẦM THỊ NẠI, TỈNH BÌNH ĐỊNH

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC

Hà Nội - 2017


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
.........*****........

NGUYỄN DUY DUYẾN

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM ĐỊA HÓA MÔI TRƯỜNG NƯỚC, TRẦM
TÍCH GÓP PHẦN SỬ DỤNG HỢP LÝ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐẦM THỊ NẠI, TỈNH BÌNH ĐỊNH

Chuyên ngành:

Khoa học Môi Trường

Mã số :


60440301

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS NGUYỄN XUÂN CỰ

Hà Nội - 2017


LỜI CẢM ƠN
Trước hết, Tôi xin được tỏ lòng tri ân và kính trọng sâu sắc đến PGS.TS
Nguyễn Xuân Cự, người trực tiếp hướng dẫn luận văn, đã tận tình chỉ bảo và hướng
dẫn tôi trong suốt thời gian học tập và làm luận văn thạc sĩ của mình.
Tôi xin trân trọng cảm ơn tới các thầy, cô giáo trong khoa Môi trường,
trường Đại Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc Gia Hà Nội, đã nhiệt tình giảng dạy
và giúp đỡ tôi trong quá trình theo học chương trình cao học cũng như hoàn thành
luận văn này.
Cảm ơn Ban giám đốc, các đồng nghiệp thuộc Trung tâm Điều tra tài nguyên
– môi trường biển nơi tôi đang công tác, đã giúp đỡ, tạo điều kiện và cùng cộng tác
nghiên cứu với tôi trong suốt những năm qua.
Cuối cùng, Tôi xin chân thành cảm ơn tới những người thân trong gia đình:
bố mẹ, vợ và anh chị em đã tạo điều kiện tốt nhất về mọi mặt cho tôi trong suốt thời
gian qua và đặc biệt trong quá trình theo học khóa học thạc sỹ tại trường Đại học
Quốc Gia Hà Nội.
Hà Nội, ngày…...tháng…...năm 2017
Tác giả luận văn

Nguyễn Duy Duyến



KÝ HIỆU CÁC TỪ VIẾT TẮT
Cmax : Hàm lượng lớn nhất.
Cmin

: Hàm lượng nhỏ nhất.

Ctb

: Hàm lượng trung bình.

CV

: Hệ số biến phân hàm lượng.

ĐHMT : Địa hóa môi trường
HST

: Hệ sinh thái

HLTBTG : Hàm lượng trung bình các nguyên tố trong trầm tích biển nông thế
giới.
KHCN : Khoa học công nghệ.
KLN

: Kim loại nặng

NTTS : Nuôi trồng thủy sản
N


: Số lượng mẫu

OCPs : Các hợp chất hữu cơ gốc clo
PCBs

: Các hợp chất Polychlorinated biphenyls

QCVN : Quy chuẩn Việt Nam


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ..................................................................................................................... 1
Chương 1 - TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ................................................ 3
1.1. CÁC KHÁI NIỆM CHUNG VỀ ĐẦM PHÁ VÀ ĐỊA HÓA MÔI
TRƯỜNG .................................................................................................................... 3
1.2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ ĐỊA HÓA MÔI TRƯỜNG ĐẦM PHÁ ......... 4
1.2.1. Tình hình nghiên cứu địa hóa môi trường đầm phá trên thế giới. .............. 4
1.2.2. Tình hình nghiên cứu địa hóa môi trường đầm phá ở Việt Nam ............... 6
1.3. ĐẶC ĐIỂM MÔI TRƯỜNG NƯỚC VÀ TRẦM TÍCH CÁC ĐẦM PHÁ Ở
VIỆT NAM ................................................................................................................. 8
1.3.1. Đặc điểm tài nguyên và môi trường đầm phá ở Việt Nam ......................... 8
1.3.2. Tình hình ô nhiễm môi trường nước và trầm tích các đầm phá ở Việt Nam9
1.4. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CHUNG VỀ ĐẦM THỊ NẠI .................................. 12
1.4.1. Đặc điểm địa hình ..................................................................................... 12
1.4.2. Đặc điểm khí hậu ...................................................................................... 13
1.4.3. Đặc điểm thủy văn, hải văn ...................................................................... 14
1.4.4. Đặc điểm trầm tích ................................................................................... 16
1.4.5. Đặc điểm tài nguyên thiên nhiên .............................................................. 17
1.4.6. Đặc điểm về kinh tế xã hội ....................................................................... 19
1.4.7. Các loại hình sản xuất trong khu vực đầm Thị Nại .................................. 20

Chương 2 - ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................... 23
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU ..................................................................... 23
2.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ....................................................................... 23
2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................... 24
2.3.1. Phương pháp kế thừa, tổng hợp tài liệu .................................................... 24
2.3.2. Các phương pháp nghiên cứu ngoài thực địa ........................................... 24
2.3.3. Các phương pháp phân tích mẫu trong phòng .......................................... 27
2.3.4. Phương pháp thống kê xử lý kết quả nghiên cứu ..................................... 29
Chương 3 - KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ............................................................... 30


3.1. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA HÓA MÔI TRƯỜNG NƯỚC VÀ TRẦM TÍCH ĐẦM
THỊ NẠI .................................................................................................................... 30
3.1.1. Đặc điểm địa hóa môi trường nước đầm Thị Nại ..................................... 30
3.1.2. Đặc điểm địa hóa trầm tích đầm Thị Nại ................................................. 47
3.2. HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC VÀ TRẦM TÍCH ĐẦM THỊ NẠI61
3.2.1. Hiện trạng môi trường nước đầm Thị Nại ................................................ 62
3.2.2. Hiện trạng môi trường trầm tích đầm Thị Nại.......................................... 64
3.2.3. Một số tai biến thiên nhiên đầm Thị Nại .................................................. 66
3.3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP SỬ DỤNG HỢP LÝ TÀI NGUYÊN THIÊN
NHIÊN VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐẦM THỊ NẠI ........................................... 68
KẾT LUẬN KIẾN NGHỊ ......................................................................................... 73
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 75
PHỤ LỤC .................................................................................................................. 79


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Thống kê nhiệt độ không khí trung bình, độ ẩm không khí trung bình, số
giờ nắng và lượng mưa các tháng trong năm 2016 của Bình Định .......................... 13
Bảng 1.2. Tình hình sử dụng đất, mặt nước tại đầm phá Thị Nại phục vụ NTTS năm

2016 ........................................................................................................................... 21
Bảng 3.1. Tham số một số chỉ tiêu hóa – lý môi trường nước tầng mặt Đầm Thị Nại
(N = 35 mẫu) ............................................................................................................. 31
Bảng 3.2. Các chỉ tiêu sinh hóa của nước đầm Thị Nại (N=6 mẫu) ......................... 34
Bảng 3.3. Tham số thông kê các anion trong môi trường nước mặt Đầm Thị Nại
(N=35 mẫu) ............................................................................................................... 35
Bảng 3.4. Tham số thống kê các kim loại nặng trong môi trường nước mặt đầm Thị
Nại (N = 35 mẫu ) ..................................................................................................... 39
Bảng 3.5. Tham số thống kê các anion trong trầm tích Đầm Thị Nại (N=35 mẫu) . 48
Bảng 3.6. Tham số thống kê hàm lượng các kim loại nặng trong trầm tích đầm Thị
Nại (N = 35 mẫu) ...................................................................................................... 52
Bảng 3.7. Tham số thông kê các hợp chất OCPs trong trầm tích tầng mặt đầm Thị
Nại (N = 7 mẫu) ........................................................................................................ 60
Bảng 3.8. Tham số thống kê các hợp chất PCBs trong trầm tích tầng mặt đầm Thị
Nại (N=7 mẫu) .......................................................................................................... 61


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1 Địa hình đầm Thị Nại ................................................................................. 12
Hình.1.2. Hướng dòng chảy thường kỳ mùa Hè ....................................................... 15
Hình.1.3. Hướng dòng chảy thường kỳ mùa Đông ................................................... 15
Hình.1.4. Sơ đồ phân bố trầm tích tầng mặt đầm Thị Nại ........................................ 17
Hình 2.1. Sơ đồ vị trí vùng nghiên cứu ..................................................................... 23
Hình 2.2. Sơ đồ vị trí lấy mẫu nước và trầm tích ...................................................... 27
Hình 3.1. Phân bố độ muối trong nước đầm Thị Nại ................................................ 32
Hình 3.2. Biến thiên độ muối từ đỉnh đầm ra cửa đầm ............................................. 32
Hình 3.3. Biến thiên NO3- trong nước mặt từ đỉnh đầm ra cửa đầm......................... 36
Hình 3.4. Phân bố hàm lượng NO3- trong nước đầm Thị Nại ................................... 36
Hình 3.5. Biến thiên hàm lượng trung bình NO3- trong nước mặt theo thời gian..... 36
Hình 3.6. Biến thiên hàm lượng SO42- trong nước mặt từ đỉnh đầm tới cửa đầm .... 37

Hình 3.7. Phân bố hàm lượng SO42- trong nước đầm Thị Nại .................................. 37
Hình 3.8. Biến thiên hàm lượng trung bình SO42- trong nước mặt theo thời gian .... 37
Hình 3.9. Biến thiên CO32- trong nước mặt theo mặt cắt từ đỉnh đầm tới cửa đầm .. 38
Hình 3.10. Phân bố hàm lượng CO32- trong nước đầm Thị Nại ................................ 38
Hình 3.11. Biến thiên CO32- trong nước mặt theo thời gian ..................................... 38
Hình 3.12. Biến thiên hàm lượng As trong nước mặt từ đỉnh đầm tới cửa đầm....... 40
Hình 3.13. Phân bố hàm lượng As trong nước đầm Thị Nại .................................... 40
Hình 3.14. Biến thiên hàm lượng trung bình As trong nước mặt theo thời gian ...... 40
Hình 3.15. Biến thiên hàm lượng Zn trong nước mặt từ đỉnh đầm đến cửa đầm ..... 41
Hình 3.16. Phân bố hàm lượng Zn trong nước đầm Thị Nại .................................... 41
Hình 3.17. Biến thiên hàm lượng trung bình Zn trong nước mặt theo thời gian ...... 41
Hình 3.18. Biến thiên hàm lượng Cd trong nước mặt từ đỉnh đầm đến cửa đầm ..... 42
Hình 3.19. Phân bố hàm lượng Cd trong nước đầm Thị Nại .................................... 42
Hình 3.20. Biến thiên hàm lượng trung bình Cd trong nước mặt theo thời gian ...... 42
Hình 3.21. Biến thiên hàm lượng Hg trong nước mặt từ đỉnh đầm ra cửa đầm ....... 43
Hình 3.22. Phân bố hàm lượng Hg trong nước đầm Thị Nại .................................... 43


Hình 3.23. Biến thiên hàm lượng trung bình Hg trong nước mặt theo thời gian...... 43
Hình 3.24. Biến thiên hàm lượng Cu trong nước mặt từ đỉnh đầm tới cửa đầm ...... 44
Hình 3.25. Phân bố hàm lượng Cu trong nước đầm Thị Nại .................................... 44
Hình 3.26. Biến thiên hàm lượng trung bình Cu trong nước mặt theo thời gian ...... 44
Hình 3.27. Biến thiên hàm lượng Mn trong nước mặt từ đỉnh đầm đến cửa đầm .... 45
Hình 3.28. Phân bố hàm lượng Mn trong nước đầm Thị Nại ................................... 45
Hình 3.29. Biến thiên hàm lượng trung bình Mn trong nước mặt theo thời gian ..... 45
Hình 3.30. Biến thiên hàm lượng Pb trong nước mặt từ đỉnh đầm ra cửa đầm ........ 46
Hình 3.31. Phân bố hàm lượng Pb trong nước đầm Thị Nại .................................... 46
Hình 3.32. Biến thiên hàm lượn trung bình Pb trong nước mặt theo thời gian ........ 46
Hình 3.33. Biến thiên hàm lượng SO42- trong trầm tích từ đỉnh đầm ra cửa đầm .... 48
Hình 3.34. Phân bố hàm lượng SO42- trong trầm tích ............................................... 48

Hình 3.35. Biến thiên hàm lượng trung bình SO42- trong trầm tích theo thời gian ... 48
Hình 3.36. Biến thiên hàm lượng CO32-trong trầm tích từ đỉnh đầm ra cửa đầm ..... 49
Hình 3.37. Phân bố hàm lượng CO32- trong trầm tích ............................................... 49
Hình 3.38. Biến thiên hàm lượng CO32- trong trầm tích theo thời gian .................... 49
Hình 3.39. Biến thiên hàm lượng PO43- trong trầm tích từ đỉnh đầm ra cửa đầm .... 50
Hình 3.40. Phân bố hàm lượng PO43- trong trầm tích đầm Thị Nại .......................... 50
Hình 3.41. Biến thiên hàm lượng trung bình PO43- trong trầm tích theo thời gian ... 50
Hình 3.42. Biến thiên hàm lượng NO3- trong trầm tích từ đỉnh đầm ra cửa đầm ..... 51
Hình 3.43. Phân bố hàm lượng NO3- trong trầm tích đầm Thị Nại .......................... 51
Hình 3.44. Biến thiên hàm lượng NO3- trong trầm tích theo thời gian ..................... 51
Hình 3.45. Biến thiên hàm lượng Mn trong trầm tích từ đỉnh đầm ra cửa đầm ....... 53
Hình 3.46. Phân bố hàm lượng Mn trong trầm tích đầm Thị Nại ............................. 53
Hình 3.47. Biến thiên hàm lượng trung bình Mn trong trầm tích theo thời gian ...... 53
Hình 3.48. Biến thiên hàm lượng As trong trầm tích từ đỉnh đầm ra cửa đầm ........ 54
Hình 3.49. Phân bố hàm lượng As trong trầm tích đầm Thị Nại .............................. 54
Hình 3.50. Biến thiên hàm lượng trung bình As trong trầm tích theo thời gian ....... 54
Hình 3.51. Biến thiên hàm lượng Sb trong trầm tích từ đỉnh đầm ra cửa đầm ......... 55


Hình 3.52. Phân bố hàm lượng Sb trong trầm tích đầm Thị Nại .............................. 55
Hình 3.53. Biến thiên hàm lượng trung bình Sb trong trầm tích theo thời gian ....... 55
Hình 3.54. Biến thiên hàm lượng Cu trong trầm tích từ đỉnh đầm ra cửa đầm ........ 56
Hình 3.55. Phân bố hàm lượng Cu trong trầm tích đầm Thị Nại .............................. 56
Hình 3.56. Biến thiên hàm lượng trung bình Cu trong trầm tích theo thời gian ....... 56
Hình 3.57. Biến thiên hàm lượng Zn trong trầm tích từ đỉnh đầm ra cửa đầm......... 57
Hình 3.58. Phân bố hàm lượng Zn trong trầm tích đầm Thị Nại .............................. 57
Hình 3.59. Biến thiên hàm lượng trung bình Zn trong trầm tích theo thời gian ....... 57
Hình 3.60. Biến thiên hàm lượng Pb trong trầm tích từ đỉnh đầm ra cửa đầm ......... 58
Hình 3.61. Phân bố hàm lượng Pb trong trầm tích đầm Thị Nại .............................. 58
Hình 3.62. Biến thiên hàm lượng trung bình Pb trong trầm tích theo thời gian ....... 58

Hình 3.63. Biến thiên hàm lượng Hg trong trầm tích từ đỉnh đầm ra cửa đầm ........ 59
Hình 3.64. Phân bố hàm lượng Hg trong trầm tích đầm Thị Nại ............................. 59
Hình 3.65. Biến thiên hàm lượng trung bình Hg trong trầm tích theo thời gian ...... 59


MỞ ĐẦU
Dọc dải bờ biển nước ta có ba loại hình thủy vực ven bờ tiêu biểu là các
vũng vịnh, vùng cửa sông và đầm phá. Chúng có những đặc thù riêng về điều kiện
tự nhiên, tài nguyên, môi trường và tiềm năng để phát triển kinh tế - xã hội. Trong
đó, vùng đầm phá cửa sông ven biển là một trong những loại hình giàu dinh dưỡng
và đa dạng đảm bảo cho năng suất sinh học cao và đóng vai trò quan trọng trong
chiến lược phát triển kinh tế - xã hội. Từ lâu, ông cha ta đã biết khai thác vùng đầm
phá để cung cấp cho xã hội nhiều loại sản phẩm lâm nghiệp, nông nghiệp, thủy hải
sản… có giá trị phục vụ cho đời sống. Tuy nhiên việc khai thác sử dụng các đầm
phá từ trước đến nay vẫn đang ở trạng thái tự nhiên, chưa có quy hoạch và đầu tư
thích đáng. Hầu hết diện tích các đầm phá được sử dụng để nuôi, trồng phục vụ sinh
kế kinh tế. Một số vùng được sử dụng khai thác độc lập theo các ngành quản lý, còn
phần lớn là được sử dụng với tính chất tự do, khai thác triệt để nguồn tài nguyên
thiên nhiên, mang lại hiệu quả kinh tế thấp mà còn hủy hoại môi trường sinh thái,
gây nhiều bất lợi khác về xã hội làm cạn kiệt nguồn lợi, tài nguyên và suy giảm chất
lượng môi trường ảnh hưởng lớn tới sự phát triển bền vững.
Đầm phá ven bờ phổ biến ở nhiều nơi trên thế giới với các vùng địa lý khác
nhau, chiếm khoảng 13% chiều dài bờ biển (Nichols and Allen, 1981). Ở Việt Nam có
12 đầm phá tiêu biểu, phân bố ở ven bờ Miền Trung trong khoảng từ vĩ độ 11º Bắc
(Ninh Thuận) tới vĩ độ 16º Bắc (Thừa Thiên Huế) với mật độ 57km chiều dài bờ biển
miền Trung có một đầm phá và bờ đầm phá, chiếm khoảng 21% chiều dài bờ biển Việt
Nam. Trong đó riêng tỉnh Bình Định đã có tới ba đầm phá là đầm Trà Ổ, đầm Đề Gi và
đầm Thị Nại.
Đầm Thị Nại có quy mô diện tích đứng thứ 2 trong hệ thống đầm phá Việt
Nam, xếp sau phá Tam Giang - Cầu Hai (Thừa Thiên Huế). Đầm Thị Nại có diện tích

5.060ha, nằm ở vùng cửa sông đổ ra biển, có bãi triều rộng nên hệ sinh thái trong đầm
khá phong phú và đa dạng, là nơi có nhiều cảnh quan thiên nhiên ưu đãi và ở vị trí
chiến lược quan trọng nên có nhiều tiềm năng để phát triển về kinh tế - xã hội.
Trước đây, đầm Thị Nại có đến 1.000ha rừng ngập mặn và 200ha thảm cỏ biển, bảo

1


đảm sự sinh trưởng, phát triển và duy trì sự ổn định về môi trường sinh thái ở khu vực
đầm. Cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, quá trình đô thị hóa khu vực
quanh đầm, kéo theo các hoạt động du lịch, dịch vụ, giao thông vận tải, sản xuất
nông nghiệp, sinh hoạt dân cư, nuôi trồng thủy hải sản …phần lớn thiếu quy hoạch,
gây ảnh hưởng xấu tới chất lượng môi trường và cảnh quan cũng như ảnh hưởng
trực tiếp đến chất lượng môi trường nước và trầm tích của đầm. Vì vậy, để sử dụng
hợp lý tài nguyên, bảo vệ môi trường, phát triển bền vững đầm Thị Nại cần phải có
sự hiểu biết sâu sắc về đặc điểm địa hóa môi trường nước và trầm tích vùng nghiên
cứu.
Những năm gần đây đã có một số kết quả điều tra về địa chất, địa chất thủy
văn, địa chất công trình, môi trường đầm Thị Nại, nhưng còn rời rạc và trong thực
tế còn nhiều vấn đề tồn tại cần được giải quyết cụ thể như: đặc điểm địa hóa môi
trường nước; đặc điểm địa hóa trong trầm tích và các nghiên cứu chuyên sâu như sự
biến thiên hàm lượng các chỉ tiêu môi trường theo không gian, thời gian của đầm để
đánh giá sự biến đổi của chúng thì hầu như chưa được đề cập.
Xuất phát từ những yêu cầu cấp thiết đó, đề tài: “Nghiên cứu đặc điểm địa
hóa môi trường nước, trầm tích góp phần sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên
và bảo vệ môi trường đầm Thị Nại, tỉnh Bình Định” được thực hiện với mục tiêu
cụ thể như sau:
Làm sáng tỏ các vấn đề địa hóa môi trường bao gồm sự phân bố của thành
phần vật chất trong môi trường nước và trầm tích khu vực đầm Thị Nại qua đó đánh
giá hiện trạng chất lượng môi trường nước và trầm tích đầm Thị Nại góp phần xây

dựng cơ sở khoa học cho việc tổ chức quản lý khai thác và sử dụng hợp lý tài nguyên
thiên nhiên, bảo vệ môi trường đầm Thị Nại.

2


Chương 1 - TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. CÁC KHÁI NIỆM CHUNG VỀ ĐẦM PHÁ VÀ ĐỊA HÓA MÔI
TRƯỜNG
1.1.1. Khái niệm về Đầm phá
Theo Emery và Stevenson (1957), Bird (1967) [23], các đầm phá ven biển là
những thuỷ vực nông, hầu như bị ngăn cách với biển bởi các bờ cát phía ngoài,
nhận nước ngọt từ các con sông và đổ nước ra biển qua cửa riêng của mình. Những
đầm phá này hoạt động như một hồ chứa, trong mùa lũ, chúng nhận một lượng nước
ngọt trước khi đổ ra biển, lúc này chúng như một con sông. Vào mùa kiệt với thời
gian dài và lượng nước ngọt rất ít, toàn bộ phá vào sâu hơn tới hạ lưu các con sông,
nước biển theo thuỷ triều tràn vào nên bị mặn hoá, lúc này chúng lại mang tính chất
của các đầm phá nước mặn, thường phát triển phổ biến ở ven bờ Ấn Độ - Thái Bình
Dương. Các đầm phá ven bờ nổi tiếng trên thế giới có tên gọi lịch sử như: Hồ
Mặt Trời (Solar Pond) ở Israel, hồ Togo ở Guinea, hồ Mellah ở ven bờ Địa Trung
Hải, vịnh Rockport ở Texas hay vịnh Florida.[28]
Trong quá trình lấn biển tự nhiên, những vận động kiến tạo, dòng biển ven
bờ và dòng của các con sông đóng vai trò cực kỳ quan trọng. Dòng biển ven bờ
chảy song song với bờ biển, mang đến nguồn bồi tích to lớn. Các dòng sông thường
mang nước và lượng phù sa của mình ra biển, thẳng góc với đường bờ, khi gặp
dòng biển buộc chúng phải đổi dòng. Nhờ lực tương tác trên mà dòng trầm tích biển
ưu thế đã tạo nên giải cát chạy song song với đường bờ bao bọc lấy vụng nước phía
trong (phá), mà ở đó dòng chảy đổ ra biển một cách an toàn.
Sự hình thành các dải phá là bước khởi đầu của quá trình chinh phục biển
của các dòng sông, dòng biển và xảy ra trong các giai đoạn địa chất gần đây, liên

quan với hoạt động của các vận động tân kiến tạo, nhất là sau thời kỳ biển tiến
Flandrian kỷ Đệ Tứ. Các nhà địa chất, địa mạo cho rằng, chính sự vận động tân kiến
tạo là điều kiện cho phù sa sông và biển lấp đầy các vụng biển nông để tạo ra các
dải phá và đồng bằng ven biển. Đồng bằng là giai đoạn cuối cùng của sự bồi lấp,

3


còn các phá được coi như đồng bằng được bồi đắp chưa hoàn chỉnh, đang trong quá
trình hình thành (Kremf, 1930).
1.1.2. Khái niệm về địa hóa môi trường
Địa hóa môi trường (ĐHMT) là chuyên nghành khoa học trẻ. Danh từ
ĐHMT được Kothny đưa ra lần đầu tiên tại Hội nghị của Hội hóa học Mỹ
(15/9/1971) với nhiệm vụ của địa hóa môi trường là nghiên cứu nguồn gốc, sự di
chuyển, tập trung các nguyên tố trong môi trường để đánh giá mức độ tác động của
con người lên tự nhiên. Địa hóa môi trường đã có rất nhiều đóng góp vào việc định
hướng sử dụng bền vững tài nguyên, bảo vệ môi trường nói chung và khu vực đầm
phá ven bờ nói riêng. Tuy nhiên, các nghiên cứu về địa hóa môi trường cho đến nay
vẫn còn rất thiếu. Đặc biệt là trong bối cảnh hiện nay, khi các nguồn tài nguyên thiên
nhiên đang được đẩy mạnh khai thác để phục vụ phát triển kinh tế, xã hội.
Trong nghiên cứu môi trường thì địa hoá môi trường giữ vai trò hết sức quan
trọng. Qua các công trình nghiên cứu địa hoá môi trường nước và trầm tích của các
nhà địa hóa cho chúng ta thấy được các các vấn đề về ô nhiễm môi trường, địa hoá
và sức khoẻ của con người; phương pháp kiểm soát và xử lý ô nhiễm cũng được
nhiều nhà khoa học đầu tư nghiên cứu [24].
Trong vấn đề bảo vệ môi trường và hướng tới sự dụng bền vững tài nguyên
thiên nhiên. Địa hóa môi trường có ý nghĩa khoa học và thực tiễn to lớn, địa hóa
môi trường xác lập cơ sở khoa học cho việc đánh giá, dự báo chất lượng môi trường
nước, khí, đất, trầm tích…; xây dựng cơ sở khoa học địa hóa cho việc cải tạo, bảo
vệ và quản lý Môi trường, sử dụng lâu bền tài nguyên thiên nhiên, dự báo các tai

biến thiên nhiên; kết quả nghiên cứu địa hóa môi trường còn được dùng làm cơ sở
cho việc quy hoạch sử dụng tối ưu lãnh thổ, lãnh hải và tìm kiếm thăm dò khoáng
sản có ích [20].
1.2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ ĐỊA HÓA MÔI TRƯỜNG ĐẦM PHÁ
1.2.1. Tình hình nghiên cứu địa hóa môi trường đầm phá trên thế giới.
Công tác nghiên cứu địa hóa môi trường được đẩy mạnh trong những thập kỷ
gần đây, khi khai thác và sử dụng lâu bền tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi

4


trường trở thành quốc sách trong chiến lược phát triển bền vững của nhiều nước.
Các vũng vịnh và đầm phá ven biển có vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh
tế - xã hội và an ninh quốc phòng, là đối tượng nghiên cứu, điều tra, đánh giá về điều
kiện tự nhiên, tài nguyên, môi trường, trong đó có địa hóa môi trường. Các nghiên cứu
địa hóa môi trường này mang lại hiệu quả cao trong việc đánh giá hiện trạng, giám
sát biến động tài nguyên - môi trường, giảm thiểu tai biến thiên nhiên tại các vũng
vịnh, đầm phá và vùng phụ cận, đóng góp không nhỏ vào quy hoạch phát triển kinh tế
- xã hội. Mỹ đã có những nghiên cứu rất chi tiết về địa hóa môi trường các vịnh
Texas, San Fransico... [26]. Mexico đặc biệt quan tâm đến địa hóa môi trường trầm
tích đáy vịnh Mexico City sau sự kiện cá trong vịnh chết hàng loạt vào năm 2004.
Các nghiên cứu chuyên về phân bố các nguyên tố vi lượng trong trầm tích
các vịnh và đầm phá trên thế giới đã thu hút được sự chú ý của nhiều nhà khoa
học. Kết quả nghiên cứu địa hóa vịnh Neward, bang New Jersey của Mỹ cho thấy hàm
lượng các nguyên tố vi lượng trong trầm tích đáy vịnh biến đổi rất mạnh, nhưng đặc
biệt cao tại các khu vực có tốc độ lắng đọng trầm tích cao và trầm tích đáy vịnh
đã bị ô nhiễm bởi As, Cd, Cu, Hg, Ni, Pb, Zn [23]. Kết quả nghiên cứu trầm tích
vịnh Manila, Philippin cho thấy do tác động nhân sinh dẫn đến tập trung cao Pb, Cd,
Zn và Cu nhưng hàm lượng không ổn định [29]. Đánh giá ảnh hưởng của quá trình đô
thị hóa và phát triển kinh tế đến chất lượng môi trường trầm tích vịnh Xiamen,

Trung Quốc cho thấy sự tập trung hàm lượng của Cu, Pb, Zn, Cd… phụ thuộc vào
nguồn ô nhiễm, trong đó có hai nguồn chính là nước thải đô thị và nước thải từ các
cảng thương mại [32]. Nhiều nghiên cứu khác cũng chỉ ra đặc điểm tích tụ của các
nguyên tố vi lượng trong trầm tích các vịnh và hoạt động nhân sinh làm gia tăng tình
trạng ô nhiễm nguyên tố vi lượng như ở vịnh Taranto của Italy [22], vịnh Izmit [30]
và vịnh Saros, Thổ Nhĩ Kỳ [31].
Ở hầu hết các nước phát triển có biển đều tiến hành nghiên cứu địa hoá môi
trường ở biển và đặc biệt là vùng biển ven bờ nơi được coi là vùng rất nhạy cảm đối
với các vấn đề môi trường. Tại vùng này các nước đều thiết lập một hệ thống kiểm
soát môi trường với các thiết bị đồng bộ để nghiên cứu môi trường nói chung và

5


trong đó có địa hoá môi trường nước, trầm tích biển nói riêng. Những kết quả đạt
được đã tác động tốt đến môi trường biển ven bờ của nhiều nơi, nhiều khu vực.
Các nước trong khu vực Châu Á và Đông Nam Á đã phối hợp thực hiện
nhiều chương trình hợp tác về điều tra địa chất, môi trường, khí tượng thuỷ văn...ở
vịnh Thái Lan và ven biển các nước Trung Quốc, Malaysia, Indonesia, Philipin....
Kết quả bước đầu đã có những đánh giá về hiện trạng địa chất - địa hóa môi trường
biển khu vực này. Trong đó, đặc biệt cần chú ý đến các công trình của các nhà
nghiên cứu Nhật Bản về tác động của ô nhiễm kim loại nặng, các chất hóa học đối
với sức khỏe con người thông qua chuỗi thức ăn.
1.2.2. Tình hình nghiên cứu địa hóa môi trường đầm phá ở Việt Nam
Với đường bờ biển dài hơn 3.260 km với những đặc trưng khí hậu, địa hình,
thuỷ lý, hoá, sinh học... khác nhau, tiềm năng tài nguyên đầm phá ven bờ Việt Nam
được khai thác sử dụng từ xa xưa, gắn liền với lịch sử quần cư của cộng đồng xung
quanh. Tài nguyên của khu hệ đầm phá ngày càng giữ vai trò quan trọng đối với
phát triển kinh tế - xã hội của khu vực cả hiện tại và định hướng sử dụng trong
tương lai.

Tuy nhiên, nghiên cứu về đầm phá ở Việt Nam còn mới và còn hạn chế. Sau
những năm 1975, đầm phá ven biển mới trở thành đối tượng nghiên cứu độc lập,
được nghiên cứu một cách hệ thống và được coi là một thể địa chất hiện đại, một hệ
sinh thái hay một địa hệ cấu thành bờ biển.
Từ 1990 đến nay, các nghiên cứu về tài nguyên – môi trường ở đới bờ nói
chung, các nghiên cứu về đặc điểm địa hóa môi trường vũng vịnh và đầm phá ven
biển nói riêng đã được triển khai. Một số nghiên cứu về tài nguyên tại các vũng
vịnh và đầm phá của Trung tâm Điều tra tài nguyên - môi trường biển, Phân Viện
Hải dương học Hải Phòng, Viện Hải dương học Nha Trang đã bước đầu đánh giá về
mức độ đa dạng sinh học, nguồn lợi tự nhiên… ở các khu vực này, tuy nhiên còn ở
mức độ sơ lược.

6


Khi nghiên cứu các hệ sinh thái cửa sông Việt Nam, Vũ Trung Tạng (1994)
nhận định các đầm phá là nét đặc sắc của bờ biển miền Trung, với sự phân bố đa
dạng các quần xã sinh vật (thực động vật nổi, thực động vật đáy, khu hệ cá) [13].
Nguyễn Chu Hồi, 1995 [4] khi nghiên cứu quá trình hình thành đầm cũng
như xu thế phát triển đã cho thấy: đầm phá là những loại hình thuỷ vực tiêu biểu ở
dải ven biển nước ta, chúng tập trung chủ yếu ở phần ven biển Miền Trung, từ vĩ độ
Bắc 110 - 170 (từ tỉnh Thừa Thiên Huế tới tỉnh Ninh Thuận), là một trong những hệ
sinh thái ven bờ có năng suất sinh học cao, là một dạng tài nguyên tổng hợp chứa
đựng tiềm năng kinh tế đa dạng.
Theo kết quả nghiên cứu của đề tài KT 03.11 giai đoạn 1991 – 1995, thuộc
Chương trình nghiên cứu biển KT – 03 do Đặng Ngọc Thanh làm chủ nhiệm [16].
Đã xác định có 12 đầm phá ở phần ven biển miền Trung bao gồm: phá Tam GiangCầu Hai, đầm Lăng Cô (Thừa Thiên Huế); đầm Trường Giang (Quảng Nam); đầm
An Khê, đầm Nước Mặc (Quảng Ngãi); đầm Trà Ổ, đầm Nước Ngọt, đầm Thị Nại
(Bình Định); đầm Cù Mông, đầm Ô Loan (Phú Yên), đầm Thuỷ Triều (Khánh Hoà)
và đầm Nại (Ninh Thuận).

Từ năm 1990 đến năm 2001, Trung tâm Điều tra tài nguyên – môi trường
biển đã tiến hành thực hiện đề án “Điều tra địa chất – khoáng sản, địa chất môi
trường và tai biến địa chất biển ven bờ Việt Nam (0-30m nước) tỷ lệ 1:500.000” do
TSKH Nguyễn Biểu là chủ nhiệm. Nằm trong phạm vi nghiên cứu của đề án này,
tất cả các vũng vịnh và đầm phá ven biển Việt Nam đã được khảo sát về đặc điểm
địa hóa môi trường [1]. Tuy nhiên, chỉ ở mức độ hết sức sơ lược.
Một số công trình nghiên cứu tiêu biểu có liên quan đến địa hóa môi trường
có thể kể tới là các công trình sau:
+ Đề tài “Đánh giá trạng thái địa chất môi trường vùng biển nông ven bờ (030m nước) vùng Đại Lãnh-Hải Vân”, (Nguyễn Chu Hồi, Đào Mạnh Tiến và nnk
1992) [4];
+ Đề tài:“Điều tra đánh giá tài nguyên môi trường các vũng vịnh trọng điểm
ven bờ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường do Trung tâm Điều

7


tra tài nguyên – môi trường biển chủ trì (GS.TS. Mai Trọng Nhuận là chủ nhiệm),
năm 2008. Đề tài đã tiến hành thu thập tổng hợp về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã
hội, tài nguyên và môi trường các vũng vịnh Việt Nam. [12];
+ Dự án thành phần số 2 “Điều tra, nghiên cứu, đánh giá và dự báo mức độ
tổn thương môi trường nước và trầm tích đáy do ô nhiễm ở các vùng biển Việt
Nam”, do ThS. Lê Văn Học chủ nhiệm, năm 2011. [3].
+ Dự án “Điều tra đặc điểm địa chất, địa động lực, địa chất khoáng sản, địa
chất môi trường và dự báo tai biến địa chất vùng biển Thừa Thiên Huế - Bình Định
(0-60m nước) tỷ lệ 1:100.000, do ThS. Lê Anh Thắng chủ nhiệm, năm 2016 [15].
Các kết quả nghiên cứu đã đưa ra được những vấn đề mới về việc dự báo
biến động môi trường, mức độ tổn thương của điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội và
bài toán kinh tế môi trường được đặt ra, những giải pháp sử dụng bền vững tài
nguyên thiên nhiên theo hướng phát triển bền vững.
1.3. ĐẶC ĐIỂM MÔI TRƯỜNG NƯỚC VÀ TRẦM TÍCH CÁC ĐẦM

PHÁ Ở VIỆT NAM
1.3.1. Đặc điểm tài nguyên và môi trường đầm phá ở Việt Nam
Tài nguyên và môi trường đầm phá tồn tại trong một thể thống nhất và tài
nguyên đầm phá biến đổi theo động thái môi trường do tác động của cả quá trình tự
nhiên và tác động của con người, đặc biệt khi nhận thức mới về tài nguyên cho phép
khả năng khai thác tài nguyên đa lợi ích sử dụng cho phát triển đa ngành. Sau nhiều
năm nghiên cứu về đầm phá ven bờ Việt Nam ở mức độ chi tiết khác nhau giữa các
đầm phá, có thể rút ra từ các công trình nghiên cứu một số nhận xét sau:
Chất lượng môi trường tự nhiên và tiềm năng tài nguyên thiên nhiên của hệ
thống đầm phá đã suy giảm và nhu cầu phục hồi chức năng môi trường và chức
năng sinh thái hệ thống đầm phá trở nên bức xúc.
Suy giảm chất lượng môi trường và tiềm năng tài nguyên đầm phá do cả quá
trình tự nhiên dưới dạng tai biến và tác động của con người. Tai biến tự nhiên gây
hậu quả nặng nề nhất là lũ và ngập lụt, bồi lấp và dịch chuyển cửa làm thay đổi cơ
bản tính chất thủy vực, các hợp phần môi trường, cơ cầu và tiềm năng tài nguyên.

8


Tác động của con người đáng kể nhất là khai thác nguồn lợi thủy sản quá mức, gia
tăng liên tục lượng phát thải chất gây bẩn vào đầm phá trực tiếp từ các điểm quần
cư xung quanh đầm phá từ lưu vực thông qua hệ thống sông.
Sức ép của các hoạt động kinh tế - xã hội tới tài nguyên và môi trường có xu
hướng gia tăng, đặc biệt khi các dự án phát triển có liên quan đang lần lượt trở
thành hiện thực theo quy hoạch tới năm 2020.
Hiểu biết và đầm phá ven bờ ở Việt Nam cho tới nay vẫn ở mức độ thấp,
thấp hơn nhiều so với chính vai trò kinh tế - xã hội của khu vực.
Những nỗ lực bảo vệ tài nguyên và môi trường đầm phá của Nhà nước và địa
phương liên quan lâu nay là rất lớn nhưng chưa đem lại kết quả như mong muốn,
một phần do hiểu biết về đầm phá thấp hơn mức độ cần thiết và phần khác do tính

chất phức tạp của vấn đề, điển hình là hệ đầm phá Tam Giang – Cầu Hai.
Khi nghiên cứu định hướng quản lý hệ thống đầm phá ven bờ, Nguyễn Hữu
Cử, 2006 [2] cho rằng: tác động của con người thông qua mục tiêu phát triển kinh tế
- xã hội của mình ở cả ven bờ và trên toàn lưu vực cùng với tác động của quá trình
tự nhiên sinh tai biến đã dẫn đến suy giảm tiềm năng tài nguyên và chất lượng môi
trường, suy giảm chức năng môi trường (chức năng điều hoà, phân tán, chôn vùi
chất gây bẩn và tự làm sạch) và chức năng sinh thái thuỷ vực (lưu giữ nguồn giống
thuỷ sinh vật đa nguồn gốc và khả năng phục hồi tự nhiên các tiểu hệ sinh thái).
1.3.2. Tình hình ô nhiễm môi trường nước và trầm tích các đầm phá ở
Việt Nam
Trong thời kỳ đổi mới, với cơ chế thị trường, nhu cầu về sản phẩm tăng nên
việc khai thác sử dụng đầm phá phát triển mạnh với nhiều hình thức khác nhau.
Những đầm phá có đê bao bọc ngoài việc trồng lúa, cói và chăn nuôi gia cầm còn
được tận dụng các mặt nước để nuôi thủy sản nước ngọt và nước lợ. Những vùng
bãi bồi ngoài đê, cũng được sử dụng để nuôi hải sản.
Những năm gần đây, cùng với quá trình phát triển kinh tế xã hội, việc khai
thác nguồn lợi thủy sản quá mức, sự phát triển nhanh chóng diện tích ao nuôi tôm
kết hợp thêm với các hoạt động khai thác thiếu kiểm soát các nguồn lợi thủy sản

9


trong các đầm phá đã làm cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên và gây ô nhiễm vùng đầm
phá ven biển. Việc tập trung khai thác vùng này đã gây ra sức ép lớn do đánh bắt
quá mức, đánh bằng biện pháp hủy diệt (lưới mắt nhỏ, trái vụ, hóa chất độc, mìn . .
.) dẫn đến ô nhiễm vùng nước biển ven bờ, làm suy giảm nguồn lợi nghiêm trọng.
[15]
Các phương thức khai thác truyền thống vùng đất thấp và đất ngập nước ven
biển nước ta là khai hoang lấn biển để trồng lúa nước và nuôi trồng thủy sản
nước lợ. Trong suốt quá trình này, khoảng 2.100 km đê biển được quai đắp để

chuyển các vùng đất ngập nước tự nhiên ven biển thành các khu nội đồng rộng
lớn với mục đích phát triển nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản [4]. Việc quai đê
tự phát, chắp vá đã biến một vùng đất rộng lớn luôn được lưu thông nước và
được bồi tụ phù sa thành hệ thống ao khép kín. Điều này làm cho hệ sinh thái
trong các đầm phát triển không bình thường: Sú, Vẹt rụng lá và chết, rong và xác
động vật chết ứ đọng trong đầm lâu ngày tạo ra sự ô nhiễm ngày càng nặng dẫn
đến đầm bị thoái hóa, không thể tiếp tục nuôi được nữa, rừng ngập mặn bị phá
hoại, môi trường ven biển bị ô nhiễm ngày càng nghiêm trọng, làm ảnh hưởng đến
khí hậu vùng ven biển.
Trước đây, đai rừng ngập mặn trải dài suốt dọc bờ biển, nhưng hiện nay diện
tích rừng ngập mặn đã giảm đi rất nhiều. Diện tích rừng ngập mặn bị giảm đi, hệ
sinh thái rừng ngập mặn bị suy giảm đã gây những ảnh hưởng và thiệt hại không
nhỏ cho vùng đất ngập nước ven biển và cho các ngành kinh tế quan trọng ở vùng
ngập mặn. Ở nhiều địa phương, rừng ngập mặn đã biến mất và thay vào đó là các ao
đầm nuôi tôm, đất hoang hóa và tốc độ mất rừng ngập mặn khoảng 2,3%/ năm [2].
Mất rừng ngập mặn gây ra tổn thất nghiêm trọng về đa dạng sinh học, đặc biệt là
mất bãi đẻ của các loài thủy sản, mất nơi trú chân và làm tổ của các loài chim, làm
mất chức năng chống phèn hóa, hạn chế ô nhiễm, ngăn ngừa xói lở của các vùng
cửa sông ven biển. Các hệ sinh thái đầm phá, các trảng cỏ ngập nước ở khu vực
đầm phá cũng đang bị suy thoái nặng nề do khai thác thủy hải sản không bền vững
và mở rộng diện tích nuôi trồng thủy sản. Điều đó dẫn đến mất môi trường sống của

10


nhiều loài thủy sinh và làm suy giảm chức năng sinh thái của đầm phá. Các đầm
phá bị thay đổi dẫn đến mất chức năng điều tiết nước đã gây nhiễm mặn các con
sông làm ảnh hưởng tới đời sống của người dân.[4]
Ô nhiễm môi trường nước mặt và trầm tích ngày càng trở nên rõ rệt ở các
đầm phá của Việt Nam. Hạ lưu các con sông chính có chất lượng nước xấu,

trong khi đó các ao, hồ, kênh mương nội thị thì đang nhanh chóng biến thành các
bể chứa nước thải. Nước ven bờ cũng bị ô nhiễm do các nguồn ô nhiễm trên đất
liền, các hoạt động xây dựng cảng, sự cố tràn dầu và xói lở bờ biển.
Qua phân tích ở trên cho thấy, tình hình các đầm phá ở Việt Nam là rất
đáng báo động. Mặc dù đã có nhiều những nghiên cứu về đầm phá và đã đạt một
số kết quả đáng kể, nhưng trong lĩnh vực nghiên cứu đặc điểm địa hóa môi
trường phục vụ cho phát triển bền vững và bảo vệ môi trường còn một số tồn tại
đó là:
Các số liệu còn làm riêng lẻ, rời rạc, phần lớn các đề tài ở tỷ lệ lớn là các
nghiên cứu mang tính chất chuyên ngành, nội dung nghiên cứu chỉ chuyên sâu
theo từng lĩnh vực riêng biệt như thủy sản, địa chất, khoáng sản, hải dương học,
hàng hải, du lịch… mà chưa có được nghiên cứu một cách hệ thống đồng bộ theo
quan điểm tổng hợp, liên ngành, phát triển bền vững.
Trong đó đối với lĩnh vực địa hóa môi trường chưa có các nghiên cứu
chuyên sâu như sự biến đổi hàm lượng theo không gian và thời gian chưa có
những đánh giá cụ thể về hiện trạng phân bố các hợp phần trong nước và trong
trầm tích biển, thuốc bảo vệ thực vật, chất thải công nghiệp… để làm cơ sở khoa
học cho việc quy hoạch sử dụng bền vững tài nguyên và môi trường đầm Thị
Nại.
Để giải quyết được các hạn chế nêu trên, trong luận văn của mình, học
viên mong muốn sẽ tiến hành thu thập, kế thừa có chọn lọc các tài liệu hiện có,
điều tra bổ sung thêm những yếu tố tài nguyên, môi trường, liên kết tổng hợp các
tài liệu, khảo sát thực địa để có được một bộ cơ sở dữ liệu về tài nguyên, môi

11


trường biển phục vụ công tác sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ
môi trường.
1.4. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CHUNG VỀ ĐẦM THỊ NẠI

1.4.1. Đặc điểm địa hình
- Địa hình ven đầm vùng nghiên cứu: có thể chia ra hai dạng địa hình
chính như sau:
+ Địa hình đồng bằng –
đồi thấp: địa hình này phát
triển chủ yếu phía Tây, Tây
Bắc vùng nghiên cứu, với đặc
trưng là tương đối bằng phẳng,
độ cao chỉ từ 1 – 5m và bị chia
cắt nhiều bởi hệ thống kênh
rạch.
+ Địa hình núi thấp: địa
hình núi thấp phát triển ở phía
Đông diện tích nghiên cứu
(núi Phương Mai, Núi Đen,
Núi Cấm) và phía Nam diện
tích nghiên cứu (núi Vũng

Hình 1.1 Địa hình đầm Thị Nại
(nguồn Google Earth)
núi ở đây có cao độ cao đạt đến >500m và phát triển thành dải kéo dài ở phía Đông,
Chua…). Nhìn chung, địa hình

còn ở các khu vực khác chỉ hình thành các núi đơn lẻ.
- Đặc điểm đường bờ: Đường bờ ven Đầm Thị Nại phát triển trên các loại
thành tạo là thành tạo trầm tích bở rời và thành tạo đá rắn chắc thuộc phức hệ Đèo
Cả. Đường bờ có hình dáng tương đối khúc khủy và chịu ảnh hưởng nhiều bởi hệ
thống thủy văn trong vùng nghiên cứu.
- Địa hình đáy đầm: Đáy đầm Thị Nai tương đối thoải tử khu vực đỉnh đầm
ra khu vực cửa đầm. Khu vực trung tâm đầm độ sâu lớn nhất khoảng 4m. Khu vực


12


sâu nhất 15m nước tai cửa Thị Nại, nơi tập trung các cảng biển, tàu có trọng tải lớn
có thể neo đâu.
1.4.2. Đặc điểm khí hậu
Đầm Thị Nại nói riêng và tỉnh Bình Định nói chung mang tính chất khí hậu
nhiệt đới ẩm gió mùa. Do sự phức tạp của địa hình nên gió mùa khi vào đất liền đã
thay đổi hướng và cường độ khá nhiều.
Bảng 1.1. Thống kê nhiệt độ không khí trung bình, độ ẩm không khí trung
bình, số giờ nắng và lượng mưa các tháng trong năm 2016 của Bình Định
Tháng
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Nội dung
Nhiệt
độ
không khí
22,6 23,9 26,2 27,1 29,6 30,2 30,3 30,0 29,4 28,1 27,2 25,6

trung bình
(oC)
Số
giờ
190,8 209,3 274,0 296,2 306,2 270,7 214,4 307,0 245,1 238,8 156,2 149,0
nắng (giờ)
Lượng mưa
63,5 16,9 67,7 36,2
4,5 17,7 51,8 85,2 77,7 140,5 540,5 249,2
(mm)
Độ
ẩm
không khí
77
79
84
83
83
73
76
79
78
78
86
84
trung bình
(%)
(nguồn: trạm quan trắc khí tượng Quy nhơn)
+ Nhiệt độ không khí.
Theo số liệu Trạm Khí tượng Quy Nhơn, đặc trưng nhiệt độ trung bình năm

trong nhiều năm cho thấy, trung bình hàng năm vào khoảng 27,5oC. Ở khu vực
miền núi biến đổi nhiệt độ từ 20,1-26,1°C, cao nhất là 31,7°C và thấp nhất là
16,5°C. Tại vùng duyên hải, nhiệt độ không khí trung bình năm là 27,0°C, cao nhất
39,9°C và thấp nhất 15,8°C. Các tháng có độ nắng cao từ tháng 6 – 9. Thống kê
nhiệt độ không khí trung bình các tháng năm 2016 (bảng 1.1).
+ Nắng.
Số giờ nắng trong năm trung bình 2257,7 giờ, dao động trong khoảng 2127
giờ đến 2409 giờ và phân phối không đều các tháng trong năm, cao nhất là tháng 5 -

13


8 và thấp nhất là tháng 11, tháng 12 (khoảng 150 giờ). Thống kê số giờ nắng các
tháng năm 2016 (bảng 1.1).
+ Độ ẩm không khí
Trung bình nhiều năm dao động từ 73-86%, độ ẩm cao nhất thường vào
tháng 11-12 và vào đúng mùa mưa, có khi đạt đến 86% và thấp nhất vào các tháng
mùa khô (tháng 6,7), chỉ đạt 73%. Độ ẩm tuyệt đối trung bình tháng trong năm tại
khu vực miền núi là 22,5-27,9% và độ ẩm tương đối 79-92%; tại vùng duyên hải độ
ẩm tuyệt đối trung bình là 27,9% và độ ẩm tương đối trung bình là 79%. Thống kê
độ ẩm không khí trung bình các tháng năm 2016 (bảng 1.1).
+ Lượng mưa
Trung bình hàng năm tương đối thấp và đều đặn, từ 1300-2600mm/năm,
trong năm 2016 lượng mưa đạt 1351,4 mm (bảng 1.1) số ngày mưa phân bố không
đều theo thời gian (mưa nhiều nhất là vào tháng 10 và tháng 12), tạo thành hai mùa
rõ rệt: mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 1, chiếm 90% lượng mưa cả năm; và 10%
tổng lượng mưa tập trung vào mùa khô là các tháng còn lại trong năm. Tổng lượng
mưa trung bình có xu thế giảm dần từ miền núi xuống duyên hải và có xu thế giảm
dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam Thống kê lượng mưa các tháng năm 2016 (bảng
1.1).

+ Các hiện tượng thời tiết khác thường
Khí hậu vùng nghiên cứu tương đối ôn hòa, ít khi có sương mù, nhưng lại
chịu ảnh hưởng xấu bởi áp thấp nhiệt đới và bão vào các tháng 8, 9 và 10. Bình
Định nằm ở miền Trung Trung bộ Việt Nam, đây là miền thường có bão đổ bộ vào
đất liền. Hàng năm trong đoạn bờ biển từ Quảng Nam - Đà Nẵng đến Khánh Hòa
trung bình có 1,04 cơn bão đổ bộ vào.
1.4.3. Đặc điểm thủy văn, hải văn
Đầm Thị Nại nối liền với vịnh Quy Nhơn, được coi là thủy vực nước lợ đặc
trưng của vùng nhiệt đới. Đầm là nơi tập trung các cửa sông lớn là sông Kôn và
sông Hà Thanh, về mùa mưa lượng nước sông đổ ra là khá lớn, về mùa khô lượng
nước mưa đổ ra đầm hầu như không đáng kể. Đầm Thị Nại thông ra biển qua vịnh

14


Quy Nhơn bằng một lạch sâu có chiều rộng khoảng 600 – 800m. Sự trao đổi nước
giữa đầm và biển ngoài nhờ hiện tượng thủy triều, từ các mối quan hệ và động lực
nói trên đã dẫn đến tính chất dòng chảy trong đầm Thị Nại chủ yếu là dòng triều
lưu. Về mùa mưa lũ xuất hiện thêm thành phần dòng chảy sông.
+ Dòng chảy
Trong cả hai mùa đông và hè đều có dòng thường kỳ có xu hướng từ Bắc
xuống Nam. Ở ven bờ khu vực các cửa hệ thống sông lớn dòng chảy rất phức tạp do
động lực của dòng chảy sông rất lớn vào mùa lũ. (Hình 1.2 và Hình 1.3)

Hình.1.2. Hướng dòng chảy thường kỳ
mùa Hè
+ Thủy triều và mực nước

Hình.1.3. Hướng dòng chảy thường kỳ
mùa Đông


- Thủy triều
Khu vực chịu ảnh hưởng của thủy triều toàn nhật không đều với 18 – 22
ngày triều toàn nhật trong tháng.
Độ lớn triều trung bình năm đạt 105cm.
Độ lớn triều trung bình lớn nhất vào tháng VI đạt 120cm
Độ lớn triều cực tiểu chỉ đạt 36cm.
- Mực nước (so với chuẩn 0m hải đồ trạm Quy Nhơn)

15


×