Tải bản đầy đủ (.pdf) (126 trang)

Nghiên cứu đề xuất định hướng quy hoạch không gian mở đô thị thích ứng với biến đổi khí hậu tại thành phố hà tĩnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.23 MB, 126 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
--------------------------

Đàm Thị Vân An

NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT ĐỊNH HƢỚNG QUY HOẠCH
KHÔNG GIAN MỞ ĐÔ THỊ THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI
KHÍ HẬU TẠI THÀNH PHỐ HÀ TĨNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

Hà Nội - 2018


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
--------------------------

Đàm Thị Vân An

NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT ĐỊNH HƢỚNG QUY HOẠCH
KHÔNG GIAN MỞ ĐÔ THỊ THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI
KHÍ HẬU TẠI THÀNH PHỐ HÀ TĨNH

Chuyên ngành: Quản lý đất đai
Mã số: 60 85 01 03

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. Vũ Kim Chi



Hà Nội - 2018


LỜI CẢM ƠN

Trước tiên, học viên xin gửi lời biết ơn sâu sắc tới TS. Vũ Kim Chi, người đã
trực tiếp hướng dẫn và tuyền cảm hứng học tập, nghiên cứu cho học viên trong suốt
thời gian hoàn thành Luận văn thạc sĩ khoa học.
Đồng thời, học viên cũng chân thành cảm ơn các thầy, cô trong khoa Địa lý,
Trường Đại học Khoa học Tự nhiên đã luôn nhiệt tình giảng dạy cho học viên trong
suốt chương trình đạo tạo thạc sĩ.
Học viên cũng xin gửi lời cảm ơn đến ThS Nguyễn Đức Minh và các thành
viên Dự án Quản lý tài nguyên nước và phát triển đô thị tại Thành phố Hà Tĩnh
trong bối cảnh biến đổi khí hậu đã định hướng, nhiệt tình hỗ trợ học viên hoàn
thành luận văn này .
Cuối cùng, học viên xin gửi lời cảm ơn đến gia đình đã luôn quan tâm, chia
sẻ mọi khó khăn và ủng hộ học viên trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.

Hà Nội, ngày

tháng năm 2018

Học viên

Đàm Thị Vân An


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1

1. Lý do chọn đề tài .....................................................................................................1
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu ...........................................................................2
3. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................................2
4. Cơ sở tài liệu để thực hiện luận văn ........................................................................2
5. Quy trình nghiên cứu...............................................................................................3
6. Cấu trúc luận văn ....................................................................................................4
Chương 1 - TỔNG QUAN VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ....5
1.1. Tổng quan tài liệu trong và ngoài nƣớc về vấn đề nghiên cứu ......................5
1.1.1. Tổng quan các tài liệu nghiên cứu về không gian mở đô thị ............................5
1.1.2. Tổng quan các tài liệu nghiên cứu lồng ghép giải pháp thích ứng với biến đổi
khí hậu trong quy hoạch đô thị ...................................................................................8
1.2. Cơ sở lý luận về quy hoạch không gian mở đô thị ..........................................9
1.2.1. Các khái niệm ....................................................................................................9
1.2.2. Chức năng của không gian mở đô thị .............................................................11
1.3. Quan điểm, phƣơng pháp và quy trình nghiên cứu......................................14
1.3.1. Quan điểm nghiên cứu ....................................................................................14
1.3.2. Hệ phương pháp nghiên cứu ...........................................................................17
CHƢƠNG 2 - ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ HIỆN
TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT ẢNH HƢỞNG ĐẾN QUY HOẠCH KHÔNG GIAN
MỞ THÀNH PHỐ HÀ TĨNH ................................................................................20
2.1. Vị trí địa lý và lãnh thổ ....................................................................................20
2.2. Điều kiện tự nhiên ............................................................................................21
2.2.1. Địa hình, địa mạo ............................................................................................21
2.2.2. Khí hậu – thủy văn ..........................................................................................22
2.2.3. Thảm thực vật ..................................................................................................24
2.3. Điều kiện kinh tế - xã hội, môi trƣờng ...........................................................24
2.3.1. Dân số, lao động .............................................................................................24
2.3.2. Điều kiện kinh tế, xã hội ..................................................................................26



2.4. Thực trạng sử dụng đất và quy hoạch đô thị ................................................27
2.5. Diễn biến của biến đổi khí hậu tại Hà Tĩnh ...................................................30
CHƢƠNG 3 - ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG KHÔNG GIAN MỞ VÀ QUY
HOẠCH THÀNH PHỐ HÀ TĨNH ........................................................................41
3.1. Khả năng của các không gian mở đô thị thành phố Hà Tĩnh trong ứng phó
với biến đổi khí hậu .................................................................................................47
3.2. Đánh giá thực trạng không gian mở đô thị ...................................................51
3.2.1. Xây dựng bộ tiêu chí đánh giá không gian mở ...............................................51
3.2.2. Kết quả đánh giá thực trạng không gian mở ..................................................53
3.2.3. Phân vùng hiện trạng không gian mở thành phố Hà Tĩnh..............................74
3.3. Nhu cầu của ngƣời dân về không gian mở đô thị .........................................80
CHƢƠNG 4 - ĐỀ XUẤT ĐỊNH HƢỚNG QUY HOẠCH KHÔNG GIAN MỞ
ĐÔ THỊ TẠI THÀNH PHỐ HÀ TĨNH .................................................................81
4.1. Đánh giá quy hoạch không gian mở thành phố Hà Tĩnh giai đoạn đến năm
2030, tầm nhìn đến 2050 .........................................................................................81
4.1.1. Không gian mở là yếu tố không thể thiếu trong quy hoạch đô thị ..................81
4.1.2. Đô thị hướng tâm và ý tưởng không gian mở trong đô thị hướng tâm ...........82
4.1.3. Quy hoạch không gian mở trong hệ thống sử dụng đất thành phố Hà Tĩnh ................84
4.1.4. Xu thế biến đổi một số yếu tố khí hậu (BĐKH) theo kịch bản BĐKH cho tỉnh
Hà Tĩnh ......................................................................................................................87
4.1.5. Lồng ghép giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu trong quy hoạch .............90
4.2. Đề xuất định hƣớng quy hoạch không gian mở đô thị ................................92
4.2.1. Đề xuất mô hình đô thị bàn tay Finger plan – đô thị ứng phó với biến đổi khí hậu .92
4.2.2. Đề xuất bộ chỉ số quy hoạch không gian mở đô thị ........................................97
4.2.3. Đề xuất một số giải pháp công trình ...............................................................98
4.2.4. Phân vùng quy hoạch không gian mở đô thị thành phố Hà Tĩnh .................101
KẾT LUẬN ............................................................................................................107
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................108
PHỤ LỤC ...............................................................................................................111



DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Chọn mẫu lấy phiếu ý kiến đánh giá không gian mở ...............................18
Bảng 2.1. Số liệu quan trắc nhiệt ẩm thành phố Hà Tĩnh 2017 ................................22
Bảng 2.2. Thống kê dân số các phường nội thành thành phố Hà Tĩnh 2012 – 2016 25
Bảng 2.3. Thống kê hiện trạng sử dụng đất thành phố Hà Tĩnh 2016 ......................28
Bảng 2.4. Thống kê bão và áp thấp nhiệt đới (ATNĐ) các thập kỷ .........................36
Bảng 2.5. Thống kê xoáy thuận nhiệt đới (XTNĐ) trung bình các tháng ................37
Bảng 3.1. Bảng thống kê các không gian mở đô thị thành phố Hà Tĩnh ..................42
Bảng 3.2. Các tiêu chí đánh giá không gian mở tại thành phố Hà Tĩnh ...................51
Bảng 3.3. Các nhóm tiêu chí và các biến đại diện ....................................................74
Bảng 3.4. Tính điểm và đánh giá các không gian mở bằng phân tích ......................76
hồi quy tuyến tính đa biến .........................................................................................76
Bảng 3.5. Đặc điểm về mật độ dân số, hình thái đô thị và không gian mở các
phường nội thành thành phố Hà Tĩnh .......................................................................78
Bảng 4.1. Tính toán một số chỉ số không gian mở đô thị .........................................84
Bảng 4.2. Nhận thức, đánh giá và hành động về ứng phó với biến đổi khí hậu
trong đồ án điều chỉnh quy hoạch thành phố Hà Tĩnh năm 2007 và năm 2015 .. 90
Bảng 4.3. Bộ chỉ số phục vụ quy hoạch không gian mở thành phố Hà Tĩnh ...........97
Bảng 4.4. Định hướng và giải pháp quy hoạch các vùng không gian mở ..............104


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Mô hình phát triển bền vững [34] ............................................................15
Hình 1.2. Mô hình quan điểm tiếp cận sinh thái học [6]...........................................16
Hình 1.3. Biểu đồ cơ cấu nhóm tuổi trong mẫu điều tra người dân ..........................19
Hình 2.1. Bản đồ hành chính thành phố Hà Tĩnh .....................................................20
Hình 2.2. Biểu đồ mật độ dân số các phường nội thành thành phố Hà Tĩnh 2016 ...25
Hình 2.3. Biểu đồ gia tăng dân số các phường nội thành thành phố Hà Tĩnh 2016 .25
Hình 2.4. Bản đồ phân bố dân cư các phường nội thành thành phố Hà Tĩnh 2017 ..26

Hình 2.5. Biểu đồ cơ cấu ngành kinh tế thành phố Hà Tĩnh 2012 - 2016 ................27
Hình 2.6. Biểu đồ cơ cấu sử dụng không gian mở và đất khác.................................29
Hình 2.7. Biến đổi nhiệt độ trung bình thập kỷ từ 1961 – 2011 [32]........................32
Hình 2.8. Gia tăng nhiệt độ trung bình các mùa (giai đoạn 1961 – 2011 )[32] ........32
Hình 2.9. Gia tăng nhiệt độ tối cao (TXx) các mùa 1961 – 2011 [32] .....................33
Hình 2.10. Biến đổi nhiệt độ tối cao (TXx) từ 1961 - 2011[32] ...............................33
Hình 2.11. Biến đổi lượng mưa các mùa (giai đoạn 1961 - 2011)[32] .....................34
Hình 2.12. Xu thế biến đổi số ngày mưa trên 200 mm năm tại một số trạm tiêu biểu
của tỉnh Hà Tĩnh 1961 – 2014 [32] ...........................................................................34
Hình 2.13. Xu thế biến đổi tuyến tính của độ ẩm tương đối trung bình năm (%) tại
một số trạm tiêu biểu của tỉnh Hà Tĩnh 1961 – 2014 [32] ........................................35
Hình 2.14. Gia tăng mực nước biển trung bình năm.................................................36
giai đoạn từ 1993 – 2013 tại vùng biển Hà Tĩnh [32] ...............................................36
Hình 2.15. Bản đồ mật độ xuất hiện các XTNĐ khu vực ven biển Miền Bắc..........37
Hình 2.16. Bản đồ lượng mưa do bão khu vực miền Bắc Việt Nam ........................38
Hình 2.17. Bản đồ tốc độ gió do bão khu vực miền Bắc Việt Nam..........................38
Hình 2.18. Bản đồ ngập lụt khu vực thành phố Hà Tĩnh ngày 16/9/2017 ................40
Hình 3.1. Phân bộ nhiệt độ tại các bề mặt khác nhau (Khu vực đường Phan Đình
Phùng, thành phố Hà Tĩnh) [33] ..............................................................................47


Hình 3.2. Thay đổi nhiệt độ trong ngày tại không gian mở (hình trái) và đường phố
rải nhựa (hình phải) (ảnh hưởng của các yếu tố: bề mặt-standard, cây xanh-green,
mặt nước-water)[33]..................................................................................................48
Hình 3.3. Thay đổi độ ẩm trong ngày tại không gian mở hình trái) và đường phố rải
nhựa (hình phải) (ảnh hưởng của các yếu tố: bề mặt-standard, cây xanh-green, mặt
nước-water)[33].........................................................................................................48
Hình 3.4. Thay đổi tốc độ gió trong ngày tại không gian mở hình trái) và đường phố
rải nhựa (hình phải) (ảnh hưởng của các yếu tố: bề mặt-standard, cây xanh-green,
mặt nước-water)[33]..................................................................................................49

Hình 3.5a. Đo đạc nhiệt độ ngoài trời tại một số điểm trong thành phố Hà Tĩnh
(không gian mở khoanh tròn) ....................................................................................50
Hình 3.5b. Đo đạc độ ẩm ngoài trời tại một số điểm trong.......................................50
thành phố Hà Tĩnh (không gian mở khoanh tròn).....................................................50
Hình 3.6. Biểu đồ đánh giá mức độ hài lòng của người dân về các chức năng môi
trường của các không gian mở ..................................................................................54
Hình 3.7. Biểu đồ đánh giá mức độ hài lòng của người dân về các chức năng môi
trường của các không gian mở ..................................................................................55
Hình 3.8. Biểu đồ tương quan giữa nhóm tuổi và mức độ hài lòng của người dân về
tiêu chí tập kết rác thải rắn ........................................................................................56
Hình 3.9. Biểu đồ tương quan giữa nhóm tuổi và mức độ hài lòng của người dân về
tiêu chí giảm khói bụi ................................................................................................57
Hình 3.10. Biểu đồ đánh giá mức độ hài lòng của người dân về các tiêu chí kinh tế
và sử dụng đất của các không gian mở .....................................................................58
Hình 3.11. Biểu đồ đánh giá mức độ hài lòng của người dân về các tiêu chí kinh tế
và sử dụng đất của các không gian mở .....................................................................60
Hình 3.12. Hồ đường Nguyễn Khắc Viện (ảnh chụp bên ngoài và trong hồ): là hồ
thuộc khu đất công, ven đường giao thông, bị quây kín bởi lan can và cây bụi, bốc
mùi khó chịu (ảnh thực địa) ......................................................................................61


Hình 3.13. Hồ đầu đường Xuân Diệu và Phan Đình Phùng (ảnh chụp bên ngoài và
bên trong hồ): nằm ở vị trí 2 mặt giáp đường giao thông lớn, hồ không có lan can cố
định, không có cây bóng mát, không có vỉa hè và ghế đá quanh hồ (ảnh thực địa) .61
Hình 3.14. Biểu đồ đánh giá mức độ hài lòng của người dân về các tiêu chí con
người của các không gian mở ...................................................................................62
Hình 3.15. Biểu đồ thể hiện hoạt động của người dân tại không gian mở ...............62
Hình 3.16. Biểu đồ đánh giá mức độ hài lòng của người dân về các tiêu chí ứng phó
với biến đổi khí hậu của các không gian mở.............................................................63
Hình 3.17: Các khu vực ngập lụt liên quan đến không gian mở đô thị thành phố Hà

Tĩnh ...........................................................................................................................64
Hình 3.18. Khu vực Quảng trường thành phố...........................................................65
Hình 3.19. Khu vực Chùa Cảm Sơn..........................................................................65
Hình 3.20. Vườn hoa Lý Tự Trọng ...........................................................................66
Hình 3.21. Hồ đường Đông Quế ...............................................................................66
Hình 3.22. Mức độ hài lòng của người dân về các không gian mở ..........................66
Hình 3.23. Biểu đồ tương quan giữa mức độ hài lòng và nghề nghiệp của người
được hỏi .....................................................................................................................67
Hình 3.24. Mức độ hài lòng của nhà quản lý về các tiêu chí sinh thái, môi trường 68
Hình 3.25. Mức độ hài lòng của nhà quản lý về các tiêu chí ...................................69
sử dụng đất, kinh tế và xã hội ...................................................................................69
Hình 3.26. Mức độ hài lòng của nhà quản lý về các tiêu chí ...................................70
sinh thái, môi trường .................................................................................................70
Hình 3.27. Mức độ hài lòng của nhà quản lý về các tiêu chí ...................................71
sử dụng đất, kinh tế và xã hội ...................................................................................71
Hình 3.28. Mức độ hài lòng của nhà quản lý về tiêu chí ........................................71
ứng phó với biến đổi khí hậu ....................................................................................71
Hình 3.29. Mức độ hài lòng của nhà quản lý về các không gian mở.......................72
Hình 3.30. Biểu đồ tương quan giữa Mức độ hài lòng và 3 biến đại diện ................75
Hình 3.31: Bản đồ hiện trạng các không gian mở đô thị thành phố Hà Tĩnh 2017 ..77


Hình 3.32: Bản đồ phân vùng hiện trạng các không gian mở thành phố Hà Tĩnh
2017 ...........................................................................................................................79
Hình 4.1. Mô hình cấu trúc đô thị .............................................................................82
Hình 4.2. Quy hoạch vùng nông nghiệp trong đô thị ................................................85
Hình 4.3. Quy hoạch công viên thành phố Hà Tĩnh .................................................85
Hình 4.4. Sơ đồ mô hình đô thị bàn tay [6]...............................................................93
Hình 4.5. Sự thoát nước trên bề mặt thấm và không thấm .......................................94
Hình 4.6. So sánh cấu trúc đô thị hướng tâm và đô thị bàn tay ................................96

Hinh 4.7. Các rãnh nước mưa tạm thời để hở wadi ở Hen-sinh-ki, Phần Lan [6] ....98
Hinh 4.8. Một số wet land ở Hà Lan .........................................................................99
Hinh 4.9. Mái nhà xanh sử dụng nước mưa ............................................................100
Hinh 4.10. Công viên có bề mặt thấm tốt, tích hợp chức năng chứa đựng nước mưa ..101
Hình 4.11. Bản đồ định hướng quy hoạch không gian mở thành phố Hà Tĩnh ......103


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Thành phố Hà Tĩnh là thành phố trực thuộc tỉnh Hà Tĩnh, trên vùng đồng bằng
nhỏ hẹp ven biển Bắc Trung Bộ - khu vực có khí hậu khắc nghiệt và tần suất bão
lớn nhất Việt Nam. Hà Tĩnh được đánh giá là một trong những tỉnh chịu ảnh hưởng
nghiêm trọng của biến đổi khí hậu và các tác động này sẽ gia tăng mạnh mẽ trong
những năm tới [1].
Trong bối cảnh đó, đứng trước quá trình đô thị hóa đang diễn ra sôi động của
một thành phố trẻ, sự biến động mạnh mẽ về cơ cấu sử dụng đất chính là dấu hiệu
của sự thay đổi nhanh chóng về kinh tế, xã hội, môi trường của thành phố trong
hiện tại và tương lai. Thành phố Hà Tĩnh đang đối mặt với sự mất cân bằng sinh
thái đi kèm với nhiều hệ lụy về mặt kinh tế, xã hội, đặc biệt là vấn đề môi trường và
tai biến thiên nhiên diễn ra ngày càng phức tạp. Với mục tiêu phát triển bền vững,
thành phố Hà Tĩnh cần một quy hoạch có tầm nhìn, bắt kịp được xu thế phát triển
và lồng ghép được vấn đề ứng phó với biến đổi khí hậu vào trong quy hoạch.
Phát triển trong bối cảnh và giai đoạn mới đòi hỏi những chiến lược mới, phải
thể hiện được định hướng phát triển bền vững qua các giải pháp làm gia tăng tính
đàn hồi của đô thị trước những tác động nhiều chiều, đặc biệt là tác động của biến
đổi khí hậu, đồng thời, một thành phố hiện đại luôn có nhu cầu cao về không gian
sống thỏa mãn nhu cầu thư giãn, vui chơi giải trí, luyện tập thể thao,... nhằm nâng
cao chất lượng sống của người dân đô thị [2]. Nhiều nghiên cứu khoa học đã nhận
định: tiếp cận nghiên cứu không gian mở đô thị” là một trong những chìa khóa cho
quy hoạch để giải quyết bài toán phát triển bền vững đô thị [2] [3] [4].

Đề tài ”Nghiên cứu đề xuất định hướng quy hoạch không gian mở đô thị thích
ứng với biến đổi khí hậu tại thành phố Hà Tĩnh” tập trung nghiên cứu các yếu tố
không gian mở đô thị như: không gian xanh, không gian mặt nước,... nằm trong khu
vực nội thành thành phố Hà Tĩnh, nhằm đánh giá được chức năng của chúng trong
đô thị, từ đó đưa ra định hướng quy hoạch nhằm phát huy tối đa chức năng và giá trị
sinh thái mà chúng mang lại cho thành phố.

1


2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục tiêu nghiên cứu:
Nghiên cứu thực trạng và quy hoạch không gian mở đô thị nhằm đề xuất định
hướng quy hoạch không gian mở đô thị cho thành phố Hà Tĩnh thích ứng với biến
đổi khí hậu.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Nghiên cứu thực hiện các nhiệm vụ cụ thể như sau:
- Nghiên cứu cơ sở lý luận cho quy hoạch không gian mở đô thị thích ứng với
biến đổi khí hậu; Xây dựng bộ tiêu chí nghiên cứu không gian mở cho đô thị Thành
phố Hà Tĩnh;
- Đánh giá thực trạng sử dụng không gian mở và thực trạng quy hoạch không
gian mở đô thị tại thành phố Hà Tĩnh.
- Đưa ra định hướng quy hoạch không gian mở đô thị cho thành phố Hà Tĩnh
thích ứng với diễn biến của biến đổi khí hậu dựa trên việc đánh giá các tiêu chí chức
năng của các không gian mở và mong muốn của người dân địa phương.
3. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian của đề tài được giới hạn bởi ranh giới lãnh thổ thành
phố Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh, tập trung vào các không gian mở trong khu vực nội
thành thành phố Hà Tĩnh.
- Phạm vi nghiên cứu của đề tài: Nghiên cứu hiện trạng không gian mở và quy

hoạch không gian mở trong quy hoạch chung thành phố Hà Tĩnh giai đoạn đến 2030
tầm nhìn đến 2050 của UBND thành phố Hà Tĩnh, từ đó đưa ra đề xuất định hướng
quy hoạch yếu tố không gian mở tại thành phố Hà Tĩnh.
4. Cơ sở tài liệu để thực hiện luận văn
- Điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Hà Tĩnh và vùng phụ cận giai đoạn
đến 2020 tầm nhìn đến 2030 của UBND thành phố Hà Tĩnh năm 2007;
- Điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Hà Tĩnh và vùng phụ cận giai đoạn
đến 2020 tầm nhìn đến 2030 của UBND thành phố Hà Tĩnh năm 2015.

2


- Báo cáo dự án “Tư vấn kỹ thuật và phân tích khí hậu hiện tại và tương lai
phục vụ công tác quản lý Tài nguyên nước tại Hà Tĩnh”, Viện Khoa học Khí tượng
thủy văn và Biến đổi khí hậu, 2016.
- Các công trình nghiên cứu, các bài báo có liên quan đến nghiên cứu;
- Dữ liệu bản đồ, ảnh viễn thám khu vực thành phố Hà Tĩnh.
5. Quy trình nghiên cứu
Mục tiêu, nhiệm vụ

Phương pháp, quan điểm
nghiên cứu

Cơ sở lý luận
Thu thập dữ liệu

Diễn biến, xu hướng của
biến đổi khí hậu

ĐKTN, ĐK KTXH, Quy

hoạch tổng thê KTXH

Đánh giá

Ý kiến, mong muốn
của người dân

Bộ tiêu chí đánh giá
không gian mở

Thực trạng quy
hoạch

Thực trạng
không gian mở

Đề xuất định hướng quy hoạch không gian mở

Sơ đồ quy trình nghiên cứu luận văn

3


6. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung đề tài nghiên cứu bao gồm 4 chương:
Chương 1: Tổng quan và cơ sở lý luận
Chương 2: Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, hiện trạng sử dụng
đất ảnh hưởng đến quy hoạch không gian mở thành phố Hà Tĩnh
Chương 3. Đánh giá thực trạng không gian mở và quy hoạch không gian mở
thành phố Hà Tĩnh.

Chương 4. Đề xuất định hướng quy hoạch không gian mở đô thị thành phố
Hà Tĩnh.

4


Chƣơng 1 - TỔNG QUAN VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Tổng quan tài liệu trong và ngoài nƣớc về vấn đề nghiên cứu
1.1.1. Tổng quan các tài liệu nghiên cứu về không gian mở đô thị
Các nghiên cứu về không gian mở đô thị xuất hiện khá sớm, chủ yếu là các
nghiên cứu nước ngoài. Không gian mở là một thuật ngữ được sử dụng bởi các nhà
quy hoạch cảnh quan và kiến trúc sư cảnh quan cho khu vực đất được cố tình để lại
chưa xây dựng như các khu đất trống và các khu rừng trong khi đất xung quanh
chúng được phát triển vào các tòa nhà và vỉa hè [5]. Trong đó khái niệm không gian
mở thường nói tới một nền tảng là một phần của không gian công cộng, có thể biểu
hiện ở nhiều kiểu hình thái vật lý và đặc trưng khác nhau [2]. Không gian mở công
cộng, như công viên, không gian xanh, khu thể thao, khu bảo tồn và khu di sản,
quảng trường, không gian lưu thông…từ lâu đã được coi là nơi tập trung thỏa mãn về
mặt tinh thần của những hoạt động khác nhau và thúc đẩy những hoạt động xã hội,
ràng buộc xã hội, tạo ra không gian cộng đồng và địa điểm kết nối trong đô thị [2].
Các nghiên cứu thường tập trung vào hướng tiếp cận sinh thái trong nghiên
cứu không gian mở đô thị. Theo tiếp cận này, một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng:
không gian mở đô thị được thống trị bởi một môi trường tự nhiên, bao gồm các
nhân tố vô sinh (đất, nước, chất khoáng) và nhân tố hữu sinh (thực vật, động vật, vi
sinh vật)…Không gian mở, nói theo cách khác được đặc trưng bởi những can thiệp
ở mức độ thấp đến mức không làm thay đổi bản chất tự nhiên bên trong nó, ở đây
con người chấp nhận để nó sẽ tiếp tục giữ chức năng của những hệ sinh thái và sự
bảo tồn giá trị của tự nhiên và cảnh quan [5]. Các khu vườn đô thị, công viên và khu
vực cây xanh thực sự có thể đóng góp cho địa phương đa dạng sinh học ở khu vực
đô thị nếu tuân theo các quy luật sinh thái, được kết nối với nhau thành một mạng

lưới xanh và được quản lý về mặt sinh thái như là một quá trình để khôi phục mô
hình đa dạng sinh học thú vị thuộc về bản địa [6].
Không gian mở, với giá trị của nó về mặt cảnh quan, tinh thần và nổi bật là
giá trị dịch vụ sinh thái mà nó mang lại được nhiều nghiên cứu chú ý đến để giải
quyết các vấn đề trong hệ sinh thái đô thị như: vấn đề thành phố mở rộng và không

5


gian mở bị tách biệt ra khỏi trung tâm thành phố, nơi ở của số đông cư dân đô thị
sống trong điều kiện đông đúc nghèo nàn về điều kiện sinh thái [5], vấn đề cân bằng
sinh thái và giảm thiểu tác động của tai biến thiên nhiên [7][8][9]. Ngoài ra, một
trong những ứng dụng phổ biến nhất về giá trị của không gian mở là về giá trị tận
hưởng (HP) và những giá trị ngẫu nhiên (CV). Trong đó HP nói đến tác động của
khoảng cách không gian mở đến giá trị tài sản trong khi CV lại hướng đến việc định
giá không gian mở trong tổ chức nhóm diện tích của nó [10].
Trong các không gian hợp phần của hệ thống không gian mở đô thị, yếu tố
thảm xanh và mặt nước đô thị là hai yếu tố được chú ý nhiều nhất. Các nghiên cứu
về không gian xanh đô thị thường đánh giá tác động của thảm xanh đô thị trong việc
điều hòa vi khí hậu và giảm thiểu tác động đảo nhiệt đô thị, cụ thể như: các tác động
của phản xạ bề mặt, bốc hơi, và sưởi ấm con người gây ra đối với khí hậu gần bề
mặt thảm xanh, mô phỏng số và đo đạc hiện trường cho thấy rằng việc tăng độ phản
xạ và thảm thực vật có thể có hiệu quả trong việc làm giảm nhiệt độ bề mặt và
không khí gần mặt đất [11]. Việc đo đạc số liệu đảo nhiệt đô thị UHI (Urban Heat
Island) được thực hiện bằng cách sử dụng nhiệt độ không khí ở cả mái nhà và
đường phố. Sự khác nhau về nhiệt độ giữa các khu phố, hoạt động đô thị và các
thành phần đô thị có thể thay đổi đến 100C [12].
Với sự gia tăng nhận thức trên toàn thế giới về ảnh hưởng của phát triển đô thị
đối với các chức năng thủy văn của nước, áp lực ngày càng tăng lên trong quy
hoạch đô thị để đóng vai trò lớn hơn trong quản lý tài nguyên nước. Kế hoạch cho

các không gian mở đặc biệt có thể đóng một vai trò rất quan trọng, vì chúng hỗ trợ
các dịch vụ hệ sinh thái đô thị, bao gồm cả việc hỗ trợ trong quản lý lũ lụt. Người ta
đã lập luận rằng các mạng lưới không gian xanh mở rộng được lập kế hoạch và lập
kế hoạch chiến lược sẽ hỗ trợ cho việc lập kế hoạch sử dụng đất và các quy trình
thiết kế sớm, cùng với việc xem xét các giá trị hệ sinh thái liên quan đến nước và
các chức năng cảnh quan cùng với phát triển đất đai [13]. Việc bảo vệ không gian
mở đang ngày càng được sử dụng để giảm nhẹ lũ lụt ở cấp địa phương. Nghiên cứu
cho thấy ngay cả khi kiểm soát các biến môi trường, kinh tế xã hội và chính sách,

6


việc bảo vệ không gian mở là một công cụ quy hoạch sử dụng đất quan trọng để
giảm thiểu các tác động tiêu cực của các trận lụt ở Mỹ [14].
Các quy hoạch đô thị tích hợp không gian mở đang dần phổ biến và trở thành
xu hướng quy hoạch đô thị. Nhiều nghiên cứu thảo luận biện pháp quy hoạch không
gian mở với sự tham gia của cộng đồng như một thành phần không thể thiếu của
quy hoạch [15].
Ở Việt Nam, các nghiên cứu về không gian mở đô thị thường hướng về các
tiêu chí kiến trúc, cụm từ “không gian mở đô thị” thường được nhắc đến để chỉ các
không gian cảnh quan đẹp trong khu ở, hướng đến giá trị thẩm mĩ, giá trị thư giãn,
tiện nghi cho con người. Nổi bật là đề tài nghiên cứu không gian mở đô thị phục vụ
quản lý bền vững cảnh quan thành phố Hà Nội của TS. Nguyễn An Thịnh, nghiên
cứu đã phân tích hiện trạng, biến động trong các không gian mở đô thị thành phố Hà
Nội, từ đó đưa ra đề xuất nhằm quản lý bề vững cảnh quan đô thị và bảo tồn không
gian mở trong quá trình đô thị hóa và định hướng phát triển bền vững cho đến
năm 2020 [6].
Bên cạnh đó, khía cạnh lịch sử và văn hóa cũng có những tác động mạnh mẽ
đến quy hoạch không gian mở. Xem xét tại thành phố Hà Nội, trong suốt lịch sử lâu
dài, không gian đô thị Hà Nội chịu ảnh hưởng từ nhiều trường phái kiến trúc khác

nhau bao gồm Trung Quốc, Pháp, Liên Xô và các ảnh hưởng đương đại khác qua
từng thời kỳ. Nghiên cứu năm 2014 đã đi tìm câu trả lời cho câu hỏi: “Nền văn hoá
Đông Phương và Tây Phương khác biệt đã thống trị sự phát triển của Thành phố Hà
Nội, ảnh hưởng đến quy hoạch không gian mở như thế nào?”. Các kết quả của
nghiên cứu này đã góp phần nghiên cứu tài liệu về các lĩnh vực quy hoạch sinh kế
và không gian mở đô thị phục vụ công tác quy hoạch và quản lý của các nhà quy
hoạch và cộng đồng của thành phố Hà Nội về các vấn đề liên quan đến quy hoạch
đô thị và cung cấp không gian mở từ quá khứ đến hiện tại. Theo cách này, nghiên
cứu này đã góp phần hướng tới một Hà Nội "xanh" hơn [7].
Mặt khác, nghiên cứu về vai trò của quy hoạch cảnh quan và không gian mở
trong quy hoạch phát triển đô thị bền vững, lấy bối cảnh hiện trạng và quy hoạch
thành phố Hồ Chí Minh đã nêu bật vai trò của hệ thống không gian mở trong việc

7


cải thiện điều kiện sinh thái, đáp ứng nhu cầu xã hội về giải trí và nâng cao giá trị
kinh tế của đất đô thị [8]. Trong nghiên cứu này, không gian mở được xem như một
phương pháp quy hoạch sử dụng đất cho phát triển bền vững.
1.1.2. Tổng quan các tài liệu nghiên cứu lồng ghép giải pháp thích ứng với
biến đổi khí hậu trong quy hoạch đô thị
Biến đổi khí hậu là đề tài được bàn luận sôi nổi trong những năm gần đây,
biến đổi khí hậu tác động đến nhiều mặt của tự nhiên, kinh tế, xã hội, do đó các
nghiên cứu về biến đổi khí hậu cũng đa dạng. Trong đó, các đề tài nghiên cứu lồng
ghép giải pháp biến đổi khí hậu trong quy hoạch đang dần phổ biến trên thế giới,
nhất là tại các quốc gia chịu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu. Tác động biến đổi khí
hậu và các ứng phó với biến đổi khí hậu hiện nay được quan sát thấy trong các hệ
thống tự nhiên và sinh thái. Quy hoạch nên vạch ra một tập hợp các chỉ tiêu đánh
giá quy chuẩn để đánh giá những thích ứng với biến đổi khí hậu ở các quy mô khác
nhau [19].

Quy hoạch thành phố là giải pháp quan trọng trong vấn đề thích ứng với biến
đổi khí hậu khu vực. Cho đến nay, những khó khăn này đã tập trung vào các yếu tố
đơn giản như nguồn lực hạn chế và thiếu thông tin. Điều này đã che khuất một bộ
phận rộng lớn những hạn chế cần phải được nhìn nhận trong quy hoạch và cần được
giải quyết nếu việc thích ứng có khả năng được thúc đẩy thông qua quy hoạch thành
phố. Các kết quả cho thấy sự thích nghi khí hậu đã được chấp nhận rộng rãi như là
một vấn đề quan trọng đối với việc lập kế hoạch thực hiện của chính phủ [20].
Dựa vào chức năng sinh thái của không gian mở, một số nghiên cứu đã quan
tâm đến quy hoạch không gian mở để giảm thiểu những tác động của biến đổi khí
hậu tới môi trường. Để tăng khả năng phục hồi thị các sự kiện thời tiết khắc nghiệt,
nó là điều cần thiết để kết hợp không gian xanh và không gian mặt nước và sự liên
kết tăng cường khả năng lưu trữ trong thời kỳ thặng dư nước với những giai đoạn
thiếu nước, đồng thời giảm thiểu thời tiết khắc nghiệt [21][22]. Biện pháp BlueGreen"là một thuật ngữ chung cho cơ sở hạ tầng xanh và không gian mặt nước bền
vững mà sử dụng các chức năng của hệ sinh thái cơ bản để cung cấp nhiều lợi ích

8


như: làm mát thông qua quá trình bốc hơi, trữ nước, trữ nước theo mùa, và bảo vệ
tầng nước ngầm [23].
Ở Việt Nam, trước tác động mạnh mẽ của biến đổi khí hậu, nhiều chướng
trình, dự án và nghiên cứu về thích ứng với biến đổi khí hậu đã được triển khai
trong những năm gần đây, đặc biệt là cho các khu vực nhạy cảm với biến đổi khí
hậu như khu vực Đồng bằng sông Cửu Long và khu vực ven biển miền trung. Một
số nghiên cứu nổi bật như: Chương trình hỗ trợ ứng phó với Biến đổi khí hậu (SPRCC) ở Việt Nam nhằm nghiên cứu đưa ra các chính sách và định hướng chiến
lược cho quy hoạch phát triển ứng phó với biến đổi khí hậu quốc gia [24], Kịch bản
biến đổi khí hậu và nước biển dâng Việt Nam do Bộ Tài nguyên và Môi trường xuất
bản, nhằm dự báo khí hậu, mực nước biển và tần suất bão cho các tỉnh thành và khu
vực của Việt nam, đây là cơ sở để nghiên cứu đề xuất quy hoạch ứng phó với biến
đổi khí hậu các vùng và địa phương [25].

Nghiên cứu cụ thể cho các vùng như Nghiên cứu tác động biến đổi khí hậu và
đề xuất các giải pháp thích ứng ở Đồng bằng sông Cửu Long của Ngân Hàng phát
triển Châu Á [26], Duy trì dịch vụ hệ sinh thái cho Mũi Cà Mau trong bối cảnh biến
đổi khí hậu [27], Lượng giá tổn thất do biến đổi khí hậu toàn cầu ở Hà Nội [28],
Nghiên cứu đưa ra giải pháp đối mặt với tai biến thiên nhiên như ngập lụt, biến đổi
khí hậu và gia tăng dân số ở thành phố Quy Nhơn [21], … Các quy hoạch quốc gia,
vùng, ngành tại các khu vực nhạy cảm với biển đổi khí hậu đã chú trọng đến vấn đề
thích ứng với biến đổi khí hậu, tuy nhiên những tính toán và giải pháp này vẫn chưa
thực sự phát huy hiệu quả với nhiều lý do trong quy trình lập quy hoạch và thực
hiện quy hoạch.
1.2. Cơ sở lý luận về quy hoạch không gian mở đô thị
1.2.1. Các khái niệm
Khái niệm không gian mở được sử dụng nhiều trong quy hoạch và kiến trúc đô
thị. Trong thiết kế không gian vi mô, cụm từ “không gian mở” chỉ những khoảng
trống với chức năng liên kết và làm hài hòa các không gian nằm trong một công
trình xây dựng. Trong nghiên cứu quy hoạch, “không gian mở” dùng để chỉ các khu
vực không sử dụng vào mục đích xây dựng các công trình bất động sản.

9


Các không gian mở như: công viên, hồ nước, đình chùa, sân chơi, …, trong
lĩnh vực quản lý đất đai, được thấy trong các loại hình sử dụng đất: đất sản xuất
nông nghiệp (SXN, LUA, LUK, COC, …), đất lâm nghiệp (LNP, RSX,…) đất cơ
sở văn hóa (DVH), đất có di tích, danh thắng (DDT), đất tôn giáo tín ngưỡng (TIN),
đất sông suối mặt nước chuyên dùng, mặt nước ven biển (SMN, SON, MNC,
MVB),… Các loại hình sử dụng đất này khá đa dạng, giữ những chức năng khác
nhau trong một khu vực nhất định, nếu được bố trí hợp lý đảm bảo được giá trị kinh
tế, sinh thái và môi trường trong sử dụng đất, phù hợp với quỹ đất địa phương thì đó
chính là chìa khóa cho phát triển bền vững đô thị.

Chú trọng hơn đến giá trị cảnh quan, trong nghiên cứu không gian mở thành
phố Hà Nội, khái niệm không gian mở được liệt kê bao gồm: Khu bảo tồn thiên
nhiên; khu đất nông nghiệp; các công viên; quảng trường thành phố; khu không
gian cộng đồng được chia sẻ [16].
Như vậy, không gian mở được tạo nên bởi sự tương tác giữa con người và tự
nhiên, trong đó tự nhiên được bảo vệ và cải tạo thông qua ngôn ngữ biểu hiện của
các công trình kiến trúc và cách tổ chức cảnh quan quy hoạch đô thị, đồng thời nó
cũng thể hiện đặc trưng của các yếu tố địa phương như: con người, các mối quan hệ
xã hội, trình độ văn hóa, điều kiện kinh tế, cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật, thể
chế chính trị của xã hội.
Trong một nghiên cứu về không gian mở tại Hồng Kông, Trung Quốc quan
tâm đến chức năng sinh thái của không gian mở đô thị, thuật ngữ ”không gian mở
đô thị” chỉ một nhóm các loại hình sử dụng đất được nhấn mạnh là cần thiết cho
con người, nó cung cấp các chức năng như: bảo tồn, kết nối với tự nhiên, vui chơi
giải trí...[2], nó có thể bao gồm không gian xanh, không gian mặt nước, và các khu
giữ vai trò nông nghiệp đô thị,.... Ở nhiều quốc gia, không gian mở được coi là một
phần không thể thiếu trong quy hoạch sử dụng đất bởi giá trị về dịch vụ sinh thái mà
nó mang lại [5].
Mặt khác, không gian mở còn được định nghĩa là một môi trường tự nhiên,
bao gồm các thành tố vô sinh (như đất, nước, khoáng vật) và các thành tố hữu sinh
(như thực vật, động vật, vi sinh vật). Theo mức độ can thiệp của con người vào tự

10


nhiên, những không gian mở được đặc trưng bởi sự can thiệp ở mức độ thấp, không
làm thay đổi các tính chất tự nhiên của nó và cho phép phát huy các chức năng của
hệ sinh thái, cũng như bảo tồn tự nhiên và giá trị cảnh quan bên trong nó [5].
Tóm lại, về bản chất, “không gian mở đô thị” không chỉ nói về các loại hình
sử dụng đất nói trên, trong quy hoạch cần nghiên cứu “không gian mở đô thị” như

là là một hệ thống hỗ trợ trong đô thị, nó bao gồm những không gian không tập
trung sử dụng cho phát triển quần cư, thương mại hay công nghiệp, và là những khu
vực ít chịu tác động nhất của quá trình đô thị hóa trong đô thị, được tôn trọng về
giá trị sinh thái và cảnh quan để thực hiện các chức năng cân bằng hệ sinh thái đô
thị, giúp đô thị ứng phó với các tác động của thời tiết cực đoan và biến đổi khí hậu,
đó chính là chức năng to lớn nhất của không gian mở đô thị, bên cạnh các chức
năng kinh tế, xã hội trong bối cảnh biến đổi khí hậu hiện nay.
Các kiểu không gian mở đô thị thường nhắc đến như:
- Không gian xanh (rừng, công viên, thảm cỏ, sân chơi…)
- Không gian mặt nước (ao hồ, sông, suối, ….)
- Không gian văn hóa, tín ngưỡng (đình, chùa, nhà thờ, quảng trường, sân
chơi, không gian văn hóa trên phố đi bộ,……)
Đây cũng chính là những kiểu không gian mở mà đề tài tập trung nghiên cứu
tại đô thị Hà Tĩnh.
1.2.2. Chức năng của không gian mở đô thị
Các chức năng của không gian mở có thể được chia thành 2 nhóm chính:
Nhóm 1: chức năng giải trí, kinh tế và các dịch vụ khác cho xã hội; Nhóm 2: chức
năng bảo toàn các giá trị tự nhiên [12] hay còn gọi là chức năng môi trường [16].
Chức năng giải trí và các dịch vụ khác cho xã hội bao gồm: giá trị cảnh quan,
giá trị tinh thần, giá trị xã hội, giá trị cho giáo dục và khoa học, giá trị gắn kết giữa
con người với tự nhiên [29] [30].
Chức năng bảo toàn các giá trị tự nhiên liên quan đến các đặc trưng tự nhiên
ảnh hưởng trực tiếp đến quy hoạch đô thị, bao gồm: Các kiểu không gian mở như
đất nông nghiệp, mặt nước, đất rừng là nguồn trực tiếp tạo ra giá trị kinh tế cần
được bảo vệ (nông sản, thủy sản, khoáng sản và các loài sinh vật làm dược liệu,… ),

11


thêm vào đó, nhiều nguồn tài nguyên thiên nhiên cung cấp cho xã hội giá trị về mặt

sinh thái (bảo vệ quá trình tự nhiên, bảo tồn đa dạng sinh học,…) và giá trị về môi
trường (điều hòa không khí, cải thiện chất lượng nước, cải thiện vi khí hậu địa
phương) [31] [30].
Trong những năm gần đây, nhiều nghiên cứu đã khẳng định chức năng hỗ trợ
ứng phó với khí hậu khắc nghiệt và biến đổi khí hậu của hệ thống không gian mở
trong đô thị, bằng cách cân bằng chu trình sinh thái trong đô thị, không gian mở như
rừng cây, thảm cỏ, mặt nước được chứng minh là có khả năng làm mát, tăng độ ẩm,
bốc hơi trong không khí tại đô thị, tạo ra các lỗ hổng tự nhiên hỗ trợ thoát nước
mưa, nước lũ [11] [12] [14] [23]. Từ đó, không gian mở có khả năng hỗ trợ điều hòa
vi khí hậu, hỗ trợ thoát nước mưa và thoát lũ cho các khu vực lân cận. Đây chính là
hệ thống hỗ trợ đặc biệt cần thiết cho các đô thị, nhất là các đô thị đang phải chống
chịu với các hiện tương thời tiêt cực đoan và biểu hiện của biến đổi khí hậu.
Cụ thể hơn, một số nghiên cứu đã chỉ ra các giá trị của không gian mở đô thị
theo các khía cạnh kinh tế, xã hội, môi trường và tổng hợp như sau [16] [18]:
Về kinh tế: Tạo ra thu nhập cho dân cư nhờ các hoạt động nông nghiệp, dịch
vụ du lịch, thương mại; Tăng thu nhập cho nhà nước qua việc thu thuế của các hoạt
động du lịch tại các không gian mở; Thúc đẩy hoạt động sản xuất của các ngành
kinh tê khác phát triển do có sự tiêu thụ hàng hoá của khách du lịch gia tăng từ các
hoạt động du lịch; Góp phần tích cực trong việc lưu thông tiền tệ;
Về xã hội: Cung cấp lương thực thực phẩm cho cộng đồng từ các hoạt động
diễn ra tại không gian mở mà cụ thể là ở khu đất nông nghiệp; Cung cấp các mặt
hàng khác cần thiết cho nhu cầu của cuộc sống như thuốc, gỗ; Góp phần nâng cao
sức khỏe cộng đồng ; Các không gian mở đã tạo ra các nơi vui chơi nghỉ mát thoả
mãn cho nhu cầu giải trí của người dân, từ đó nâng cao phúc lợi xã hội; Góp phần
gìn giữ và phát huy văn hoá bản sắc dân tộc qua việc tổ chức các lễ hội văn
hoá diễn ra ở những nơi này phục vụ cho du lịch hoặc lễ hội, ngày quan trọng của
địa phương; Thể hiện trình độ phát triển của một cộng đồng, góp phần làm đẹp cảnh
quan môi trường.

12



Vê môi trường: Nhờ có diện phủ xanh của các không gian mở đã làm giảm
hiện tượng xói mòn, trượt nở của đất và tăng khả năng giữ nước ngầm tại những
khu vực xung quanh; Giảm ô nhiễm môi trường nước và không khí; Giữ gìn và
bảo tổn được một số loài động thực vật quý hiếm ở trong các khu bảo tổn thiên
nhiên của không gian mở này.
Về khía cạnh phát triển tổng hợp: xét ở khía cạnh tổng hợp, các không
gian mở mang lại những lợi ích to lớn cho cho cộng đồng và những hiệu quả về
bảo vệ môi trường: Giảm thiểu các lớp phủ không có lợi trong quá trình phát triển
Các lớp phủ không có lợi này làm suy giảm chất lượng nước do tăng lượng
nước mặt mất đi và ngăn ô nhiễm đất; Làm giảm lượng gây ô nhiễm thải vào ao hổ
và các tài nguyên nước khác; Làm giảm các áp lực tiềm năng có ảnh hưởng đến các
vùng vành đai; Làm giảm xói mòn đất tiềm năng.
Như vậy, hầu hết các nghiên cứu dù theo các hướng khác nhau nhưng đều
xoay quanh các quan điểm nói trên về các chức năng của không gian mở. Dựa vào
đặc trưng địa bàn nghiên cứu và quan điểm tiếp cận của đề tài, các chức năng của
không gian mở đưa vào nghiên cứu được chia thành các nhóm như sau:
Nhóm các chức năng về hiệu quả kinh tế trong sử dụng đất (bao gồm các chức
năng: lợi ích trực tiếp từ việc sử dụng đất, lợi ích kinh doanh dịch vụ, lợi ích từ việc
cho thuê, thuế sử dụng đất);
Nhóm chức năng sinh thái, môi trường (bao gồm các chức năng: điều hòa khí
hậu và làm giảm hiệu ứng đảo nhiệt đô thị, bảo tồn tự nhiên và đa dạng sinh học,
giảm thiểu tác động thời tiết cực đoan và tai biến thiên nhiên, giảm thiểu ô nhiễm
môi trường);
Nhóm chức năng xã hội (bao gồm các chức năng: là không gian văn hóa, tạo
mối liên kết giữa con người với con người và con người với tự nhiên, nâng cao phúc
lợi xã hội, rèn luyện sức khỏe, thư giãn tinh thần, giá trị giáo dục, nghệ thuật)
Trong nghiên cứu này, các chức năng của không gian mở sẽ là những tiêu chí
quan trọng để đánh giá hiệu quả sử dụng đất của các đối tượng không gian mở, làm

cơ sở đưa ra đề xuất cho quy hoạch.

13


1.3. Quan điểm, phƣơng pháp và quy trình nghiên cứu
1.3.1. Quan điểm nghiên cứu
1.3.1.1. Quan điểm hệ thống
Không gian mở được coi là một hợp phần của đô thị, mỗi loại hình không gian
mở giữ một chức năng riêng nhưng nó đóng vai trò quan trọng trong hệ tổng thể đô
thị. Quan điểm hệ thống trong nghiên cứu quy hoạch không gian mở chính là nhìn
nhận không gian mở trong hệ thống các hợp phần của đô thị. Các hợp phần này
tương tác lẫn nhau, cùng vận hành nhịp nhàng theo sự phát triển của đô thị [16]. Do
đó xem xét quy hoạch không gian mở cần chú ý đến mối quan hệ của nó với tất cả
các loại hình sử dụng đất khác.
Đặc biệt, trong thị trường bất động sản, thị hiếu của khách hàng trong thị
trường này có thể chịu tác động bởi khoảng cách tới các không gian mở công cộng.
Các bất động sản gần hồ nước hoặc nằm trong khu vực nhiều cây xanh, có canh
quan đẹp và điều kiện vi khí hậu hài hòa thường có giá cao hơn.
1.3.1.2. Quan điểm tổng hợp
Với quan điểm tổng hợp, nghiên cứu quy hoạch không gian mở cần có cái
nhìn tổng quát về các loại hình không gian mở nằm trong các loại hình sử dụng đất.
Quy hoạch không gian mở không chỉ nghiên cứu vị trí không gian mở, mà còn
nghiên cứu những tác động trong không gian của các loại hình sử dụng đất công
cộng này đến hệ tổng thể trong sự vận động của quá trình đô thị hóa trước các thách
thức của biến đổi khí hậu.
Mặt khác, theo quan điểm tổng hợp, khi quy hoạch không gian mở, không
những làm sao để các không gian mở thực hiện tốt chức năng xã hội của nó (phục
vụ nhu cầu thư giãn, giải trí, vận động,...) mà còn đóng vai trò to lớn đối với hệ
cảnh quan đô thị về bảo vệ môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu.

1.3.1.3. Quan điểm lịch sử
Đất đai mang tính lịch sử. Nói cách khác, lịch sử khai thác lãnh thổ có những
ảnh hưởng làm thay đối tính chất đất đai, ảnh hưởng đến hiện trạng sử dụng đất,
phương thức canh tác, sử dụng và bảo vệ đất,... Tất cả các yếu tố sử dụng đất trong
quá khứ, hiện tại và tương lai đều có mối quan hệ với nhau. Vì vậy xem xét quy

14


hoạch bất kỳ một loại hình sử dụng đất nào đều cần thiết phải ghi nhận, nghiên cứu
quan điển sử dụng đất .
Đối với nhóm các loại hình sử dụng đất được coi là không gian mở, quy hoạch
càng phải thể hiện quan điểm lịch sử. Bởi các không gian mở, bản thân chúng luôn
thể hiện các đặc trưng địa phương, các công trình kiến trúc, mặt khác đặc trưng bên
trong nó có thể là những dấu mốc lịch sử hoặc thể hiện quan điểm, trình độ và nền
văn hóa hoặc đơn giản là thói quen, tập quán sống của người dân địa phương.
1.3.1.4. Quan điểm phát triển bền vững
Một đô thị phát triển bền vững cần
phát triển hài hòa cả 3 yếu tố: kinh tế, xã
hội, môi trường.
Mô hình phát triển bền vững trong
hình 1.1 với 3 yếu tố nói trên, trong đó yếu
tố kinh tế được bao bọc bởi yếu tố xã hội, cả
hai yếu tố này được bao bọc bởi yếu tố môi

Hình 1.1. Mô hình phát triển bền
vững [34]

trường. Quan điểm này đặt các yếu tố trong
vị trí tương quan với nhau một cách chính xác, từ đó cho thấy quan điểm phát triển

bền vững cần đi từ yếu tố kinh tế, tức là sự thay đổi về kinh tế tất yếu sẽ dẫn đến sự thay
đổi về xã hội và từ đó thay đổi môi trường. Nếu chúng ta xây dựng một nền kinh tế bền
vững thì tất yếu chúng ta cũng đang xây dựng một môi trường bền vững.
Mặt khác, để nền kinh tế phát triển theo hướng bền vững trước hết cần quy
hoạch bền vững, mà tiên phong phải là quy hoạch sử dụng đất, trong đó các loại
hình sử dụng đất - nhân tố quyết định loại hình phát triển kinh tế trong không gian
đô thị, cũng phải cân đối hài hòa, nhất là với những đô thị đang trong quá trình phát
triển. Đô thị hoá sẽ tác động tới nhiều yếu tố cả tự nhiên và kinh tế xã hội gây ra
những biến động nhất định, tuy nhiên những ảnh hưởng dù tốt hay xấu này đều
phải được điều chỉnh để đảm bảo sự cân bằng của hệ sinh thái đô thị dưới tiêu
chí phát triển đô thị bền vững [16].
Trong các loại hình sử dụng đất đô thị, các không gian mở - các khu vực đất
công cộng (công viên, hồ nước, sân chơi,...) có thể không mang lại giá trị lớn về

15


×