Tải bản đầy đủ (.pdf) (128 trang)

Ảnh hưởng của các yếu tố thuê ngoài dịch vụ kế toán đến chất lượng báo cáo tài chính của các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở thành phố hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.78 MB, 128 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

LÂM NHẬT VI

ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC YẾU TỐ THUÊ NGOÀI DỊCH VỤ
KẾ TOÁN ĐẾN CHẤT LƯỢNG BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA
CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA Ở THÀNH PHỐ HỒ
CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Tp. Hồ Chí Minh - 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

LÂM NHẬT VI

ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC YẾU TỐ THUÊ NGOÀI DỊCH VỤ
KẾ TOÁN ĐẾN CHẤT LƯỢNG BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA
CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA Ở THÀNH PHỐ HỒ
CHÍ MINH

Chuyên ngành: Kế toán
Mã số: 8340301

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. TRẦN THỊ THANH HẢI

Tp. Hồ Chí Minh - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn “Ảnh hưởng của các yếu tố thuê ngoài dịch
vụ kế toán đến chất lượng báo cáo tài chính của các doanh nghiệp nhỏ và vừa
ở Tp. HCM” là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu trong luận văn là
trung thực, có nguồn gốc trích dẫn rõ ràng.
Tác giả luận văn

Lâm Nhật Vi


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU
DANH MỤC HÌNH VẼ
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
PHẦN MỞ ĐẦU ..................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ CÁC YẾU TỐ THUÊ
NGOÀI DỊCH VỤ KẾ TOÁN VÀ CHẤT LƯỢNG BCTC ............................... 5
1.1

Nghiên cứu về chất lượng BCTC ............................................................... 5


1.1.1 Nghiên cứu đo lường chất lượng BCTC theo đặc điểm chất lượng ........ 5
1.1.2 Nghiên cứu đo lường chất lượng BCTC theo chất lượng lợi nhuận ....... 6
1.2

Nghiên cứu về các yếu tố thuê ngoài dịch vụ kế toán .............................. 10

1.3

Nhận xét về các nghiên cứu trước và xác định khe hổng nghiên cứu ...... 14

1.3.1

Nhận xét về các nghiên cứu trước ..................................................... 14

1.3.2

Xác định khe hổng nghiên cứu .......................................................... 15

2.1

Tổng quan về chất lượng BCTC và thuê ngoài kế toán của DNNVV ..... 18

2.1.1

Chất lượng BCTC .............................................................................. 18

2.1.2

Thuê ngoài kế toán ............................................................................. 26


2.1.3

Khái niệm Doanh nghiệp nhỏ và vừa ................................................ 29


2.2

Lý thuyết nền ............................................................................................ 33

2.2.1

Lý thuyết trao đổi xã hội .................................................................... 33

2.2.2

Lý thuyết dựa trên nguồn lực ............................................................. 34

2.2.3

Lý thuyết mối quan hệ ....................................................................... 35

2.3

Ảnh hưởng của các yếu tố thuê ngoài đến chất lượng BCTC .................. 36

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................... 40
3.1 Quy trình nghiên cứu .................................................................................... 40
3.2 Phương pháp nghiên cứu .............................................................................. 41
3.3 Thiết kế nghiên cứu ...................................................................................... 42

3.3.1 Đo lường chất lượng BCTC .................................................................. 42
3.3.2 Xây dựng giả thiết về ảnh hưởng của các yếu tố thuê ngoài dịch vụ kế
toán đến chất lượng BCTC ............................................................................. 50
3.3.3 Mô hình nghiên cứu............................................................................... 53
3.3.4 Mô hình hồi quy ảnh hưởng của các nhân tố thuê ngoài dịch vụ kế toán
đến chất lượng BCTC ..................................................................................... 54
3.3.5 Hình thành thang đo các biến trong mô hình......................................... 55
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN........................... 61
4.1. Thống kê mẫu nghiên cứu ........................................................................... 61
4.2 Phân tích thống kê các biến .......................................................................... 64
4.3 Kiểm định thang đo bằng hệ số Cronbach Alpha......................................... 68
4.4. Đánh giá thang đo bằng phân tích nhân tố khám phá (EFA). ..................... 75
4.4.1. Phân tích nhân tố cho nhóm biến độc lập ............................................. 75


4.4.2. Phân tích EFA cho biến phụ thuộc ....................................................... 77
4.5 Phân tích hồi quy tuyến tính ......................................................................... 78
4.5.1. Xem xét ma trận tương quan giữa các biến .......................................... 79
4.5.2. Phân tích hồi quy .................................................................................. 80
4.5.3 Dò tìm sự vi phạm các giả định cần thiết trong phân tích hồi quy ........ 81
4.5.4 Kiểm định giả thuyết ảnh hưởng của các yếu tố thuê ngoài DVKT đến
chất lượng BCTC ............................................................................................ 84
4.5.5 Mô hình nghiên cứu chính thức. ............................................................ 86
4.6 Thảo luận kết quả ......................................................................................... 87
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN ................................................................................... 91
5.1 Kết luận ........................................................................................................ 91
5.2 Kiến nghị ...................................................................................................... 92
5.3 Hạn chế của luận văn và hướng nghiên cứu mở rộng .................................. 95
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC



BCTC

DANH MỤC CHŨ VIẾT TẮT
Báo cáo tài chính

CLBCTC

Chất lượng Báo cáo tài chính

DNNVV

Doanh nghiệp nhỏ và vừa

DVKT

Dịch vụ kế toán

FASB

Hội đồng chuẩn mực kế toán tài chính Mỹ

HOSE

Sở Giao dịch chứng khoán TP. HCM

IASB

Hội đồng chuẩn mực kế toán tài chính quốc tế



DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1 Tổng hợp các phương pháp đo lường chất lượng BCTC

24

Bảng 2.2 Tiêu thức xác định DNNVV theo Nghị định 56/2009/NĐ-CP

30

Bảng 3.1 Tổng hợp tên biến

55

Bảng 3.2 Thang đo biến và mã hoá

59

Bảng 4.1 Tóm tắt thông tin khảo sát

64

Bảng 4.2 Kết quả thống kê mô tả biến “đặc tính thích hợp”

64

Bảng 4.3 Kết quả thống kê mô tả biến “đặc tính trung thực”


65

Bảng 4.4 Kết quả thống kê mô tả biến “đặc tính dễ hiểu”

65

Bảng 4.5 Kết quả thống kê mô tả biến “đặc tính có thể so sánh”

65

Bảng 4.6 Kết quả thống kê mô tả biến “đặc tính kịp thời”

66

Bảng 4.7 Kết quả thống kê mô tả biến “năng lực kế toán”

66

Bảng 4.8 Kết quả thống kê mô tả biến “niềm tin chủ sở hữu”

67

Bảng 4.9 Kết quả thống kê mô tả biến “tần số công việc kế toán”

67

Bảng 4.10 Kết quả thống kê mô tả biến “đặc tính của tài sản”

68


Bảng 4.11 Kết quả thống kê mô tả biến “thời gian thuê ngoài”

68

Bảng 4.12 Đánh giá độ tin cậy thang đo đặc tính thích hợp

69

Bảng 4.13 Đánh giá độ tin cậy thang đo đặc tính trình bày trung thực

69

Bảng 4.14 Đánh giá độ tin cậy thang đo đặc tính có thể hiểu được

70

Bảng 4.15 Đánh giá độ tin cậy thang đo đặc tính có thể so sánh

70

Bảng 4.16 Đánh giá độ tin cậy thang đo đặc tính có thể so sánh

71

Bảng 4.17 Đánh giá độ tin cậy thang đo đặc tính kịp thời

72

Bảng 4.18 Đánh giá độ tin cậy thang đo năng lực kế toán


72

Bảng 4.19 Đánh giá độ tin cậy thang đo Niềm tin chủ sỡ hữu

73

Bảng 4.20 Đánh giá độ tin cậy thang đo Đặc tính tài sản

73

Bảng 4.21 Đánh giá độ tin cậy thang đo Tần số công việc

74

Bảng 4.22 Đánh giá độ tin cậy thang đo Thời gian thuê ngoài

75


Bảng 4.23 Kiểm định điều kiện thực hiện của EFA biến độc lập

76

Bảng 4.24 Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA các biến độc lập

76

Bảng 4.25 Kiểm định điều kiện thực hiện của EFA biến phụ thuộc

77


Bảng 4.26 Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA biến phụ thuộc

78

Bảng 4.27 Kết quả phân tích tương quan Pearson Correlations

79

Bảng 4.28 Kết quả kiểm định sự phù hợp của mô hình

80

Bảng 4.29 Kết quả phân tích ANOVA

80

Bảng 4.30 Kết quả kiểm định đa cộng tuyến

80

Bảng 4.31 Các biến độc lập ảnh hưởng đến CLBCTC

85


DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 3.1 Quy trình nghiên cứu của luận văn

40


Hình 3.2 Thang đo các thuộc tính tạo nên đặc tính thích hợp

44

Hình 3.3 Thang đo các thuộc tính tạo nên đặc tính trń h bày trung thực

46

Hình 3.4 Thang đo các thuộc tính tạo nên đặc tính có thể hiểu được

48

Hình 3.5 Thang đo các thuộc tính tạo nên đặc tính so sánh được

49

Hình 3.6 Thang đo các thuộc tính tạo nên đặc tính kịp thời

50

Hình 3.7 Mô hình nghiên cứu đề xuất

54

Hình 4.1 Mô hình nghiên cứu chính thức

86

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 4.1 Loại hình công ty của mẫu nghiên cứu

61

Biểu đồ 4.2 Ngành nghề công ty của mẫu nghiên cứu

62

Biểu đồ 4.3 Quy mô công ty của mẫu nghiên cứu

62

Biểu đồ 4.4 Thời gian hoạt động của công ty trong mẫu nghiên cứu

63

Biểu đồ 4.5 Đồ thị phân phối phần dư của mô hình hồi quy

82

Biểu đồ 4.6 Biểu đồ P-P plot phần dư của mô hình hồi quy

83

Biểu đồ 4.7 Biểu đồ Scatterplot phần dư của mô hình hồi quy

84


PHẦN MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết và lý do chọn đề tài
Hiện nay trên thế giới hình thức chuyển một phần chức năng, nhiệm vụ của
công ty ra bên ngoài đã trở nên phổ biến. Thông thường, một công ty bao gồm hai
mảng nhân lực riêng biệt: mảng trực tiếp sản xuất và mảng gián tiếp sản xuất.
Mảng gián tiếp thường là các bộ phận như: hành chính, kế toán…nên có thể thấy
các công ty khôn ngoan sẽ khéo léo chuyển mảng gián tiếp này ra bên ngoài. Thuê
ngoài còn được biết đến như một công cụ quản lý giúp doanh nghiệp cắt giảm
được khoản chi phí kinh doanh (Hendry, 1995; Kotabe, 1998; Milena et al., 2011;
Sean, 2012; Azurin et al., 2013), tăng lợi nhuận (Sinderman, 1995; Noradiva et
al., 2010), giảm bớt tính cồng kềnh của bộ máy (Sadi and Ahmed, 2011). Thực tế
là nhiều công ty nhỏ không có các kinh nghiệm hoặc nguồn lực cần thiết để lập
BCTC, do đó công việc kế toán thường được giao cho một nhà cung cấp dịch vụ
bên ngoài (Everaert, Sarens, & Rommel (2007); Niemi, Kinnunen, Ojala, &
Troberg (2012); Ojala, Niskanen, Collis, & Pajunen (2014)). Ngoài ra, các chính
sách pháp luật về kế toán và thuế hiện nay thay đổi nhanh chóng đòi hỏi các nhân
viên kế toán phải có kiến thức chuyên ngành sâu rộng và cập nhật liên tục.Với
những lý do trên, dịch vụ kế toán thuê ngoài đã ra đời và phát triển là một xu
hướng tất yếu và phù hợp tại nhiều quốc gia, Việt Nam cũng không ngoại lệ.
Các hướng nghiên cứu tập trung vào thuê ngoài dịch vụ kế toán trên thế
giới đã nêu bật hiệu quả của việc thuê ngoài so với không thuê ngoài (Barrar,
Wood, Jones & Vedovato, 2002), và làm thế nào các công ty thuê ngoài có sự
khác biệt với các công ty thực hiện công việc kế toán trong nội bộ (Everaert,
Sarens & Rommel, 2007), các yếu tố của thuê ngoài tác động đến hiệu quả hoạt
động của công ty (Ajmal Hafeez, 2013). Việc sử dụng các dịch vụ kế toán thuê
ngoài chẳng hạn như thực hiện sổ sách kế toán đã gắn liền với sự mất mát các


2

thông tin tài chính (Everaert, Sarens & Rommel, 2007), làm tăng nhu cầu kiểm

toán (Niem et al, 2012). Tuy nhiên vẫn chưa có nghiên cứu hướng vào các yếu tố
của thuê ngoài dịch vụ kế toán ảnh hưởng đến chất lượng của đầu ra, tức là báo
cáo tài chính.
Tại Việt Nam có rất ít nghiên cứu về dịch vụ thuê ngoài kế toán, điển hình
như nghiên cứu của Trần Thị Mỹ Linh năm (2015) về các yếu tố ảnh hưởng đến
quyết định lựa chọn dịch vụ kế toán thuê ngoài của các DNNVV tại TP Cần Thơ.
Bên cạnh đó, tác giả Mai Thị Hoàng Minh (2010) đã có bài viết về kế toán và dịch
vụ kế toán Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế để đánh giá tác động
của các cam kết quốc tế về dịch vụ kế toán khi Việt Nam hội nhập.
Cũng như nhiều quốc gia trên thế giới, các DNNVV ở Việt Nam đóng vai
trò vô cùng quan trọng trong việc phát triển nền kinh tế của quốc gia. Tính đến
năm 2017, cả nước có khoảng 518.000 doanh nghiệp đang hoạt động, trong đó số
lượng DNNVV chiếm tỷ lệ gần 98% tổng số doanh nghiệp. (Nguồn: Tổng điều tra
kinh tế năm 2017 của Tổng cục thống kê). Trong những năm gần đây, số lượng và
chất lượng của các DNNVV đã không ngừng gia tăng, đặc biệt là tại khu vực
Thành phố Hồ Chí Minh, thành phố lớn nhất, đông dân nhất cũng như là một
trung tâm kinh tế, văn hóa và giáo dục quan trọng của cả nước.
Do vậy, tác giả chọn nghiên cứu “Ảnh hưởng của các yếu tố thuê ngoài
dịch vụ kế toán đến chất lượng BCTC của các DNNVV ở TPHCM”
2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát của nghiên cứu này là tìm hiểu và đánh giá các yếu tố
của thuê ngoài dịch vụ kế toán đến chất lượng BCTC của DNNVV ở TPHCM. Cụ
thể luận văn thực hiện nhằm đạt đến hai mục tiêu sau:
-

Xác định các yếu tố của thuê ngoài DVKT ảnh hưởng đến chất lượng

BCTC của các DNNVV ở TPHCM



3

-

Đo lường mức độ ảnh hưởng của các yếu tố của thuê ngoài DVKT ảnh

hưởng đến chất lượng BCTC của các DNNVV ở TPHCM
3. Câu hỏi nghiên cứu
Để đạt được các mục tiêu nghiên cứu trên, các câu hỏi nghiên cứu được
xác định tương ứng, bao gồm:
Câu hỏi 1: Các yếu tố nào của thuê ngoài DVKT ảnh hưởng đến chất
lượng BCTC của DNNVV?
Câu hỏi 2: Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố của thuê ngoài DVKT đến
chất lượng BCTC của các DNNVV là như thế nào?
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là chất lượng BCTC và các yếu tố ảnh
hưởng đến chất lượng BCTC của các DNNVV ở TPHCM.
Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi không gian: Do giới hạn về thời gian nên tác giả không thể thực
hiện nghiên cứu này trên toàn lãnh thổ Việt Nam mà chỉ tập trung khảo sát thực
nghiệm tại các DNNVV ở Thành phố Hồ Chí Minh.
Phạm vi thời gian: Dữ liệu nghiên cứu trong 2014 – 2016
5. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu hỗn hợp bao gồm phương pháp
định tính và phương pháp định lượng.
Phương pháp định tính: được sử dụng trong giai đoạn nghiên cứu khám
phá, nghiên cứu tài liệu để xác định các yếu tố của thuê ngoài DVKT ảnh hưởng
đến chất lượng BCTC và xây dựng thang đo chất lượng BCTC phù hợp
Phương pháp định lượng: thu thập dữ liệu từ khảo sát thực trạng chất lượng

BCTC các DNNVV đã và đang thuê ngoài DVKT ở TP.HCM thông qua các


4

thang đo đặc tính chất lượng. Thực hiện phân tích dữ liệu qua các bước: kiểm định
hệ số Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA, phân tích hồi quy và
kiểm định giả thuyết.
6. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Kết quả của nghiên cứu giúp cho lãnh đạo của các DNNVV ở TP.HCM đã
và đang thuê ngoài DVKT một số cơ sở ban đầu về các yếu tố của thuê ngoài
DVKT ảnh hưởng đến chất lượng BCTC các DNNVV ở TP.HCM.
Đề tài nghiên cứu có ý nghĩa thực tiễn cho các nhà quản trị ở TP.HCM, cụ
thể như sau:
Kết quả của nghiên cứu này giúp các nhà quản lý của các DNNVV tại
TPHCM nắm được các yếu tố của thuê ngoài DVKT ảnh hưởng đến chất lượng
BCTC và những hàm ý quản lý cho các nhà quản trị ở các DNNVV trên địa bàn
TP.HCM.
7. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn bao gồm 5 chương cụ thể như sau:
Chương 1: Tổng quan các nghiên cứu về đề tài nghiên cứu
Chương 2: Cơ sở lý thuyết
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Chương 5: Kết luận và kiến nghị
Tài liệu tham khảo
Phụ lục


5


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ CÁC YẾU TỐ THUÊ
NGOÀI DỊCH VỤ KẾ TOÁN VÀ CHẤT LƯỢNG BCTC
1.1 Nghiên cứu về chất lượng BCTC
Có rất nhiều nghiên cứu trên thế giới có liên quan đến chất lượng BCTC
cũng như xác định các nhân tố tác động đến BCTC. Do chất lượng BCTC rất khó
để quan sát trực tiếp nên các nhà nghiên cứu thường sử dụng nhiều biện pháp đo
lường khác nhau. Thông thường có hai phương pháp chính để đo lường chất
lượng BCTC đó là: đo lường theo đặc điểm chất lượng và đo lường theo chất
lượng lợi nhuận.
1.1.1 Nghiên cứu đo lường chất lượng BCTC theo đặc điểm chất lượng
Một trong những nghiên cứu điển hình cho phương pháp này là nghiên cứu
của Beest, F. V., G. Braam and S. Boelens (2009) với tên gọi “Chất lượng BCTC:
đo lường bằng đặc điểm chất lượng” đã xây dựng một công cụ đo lường để đánh
giá một cách toàn diện chất lượng BCTC dựa trên các đặc điểm định tính cơ bản
(sự thích hợp và sự trình bày trung thực) và các đặc điểm định tính bổ sung (tính
dễ hiểu, tính so sánh, tính xác minh và tính kịp thời) như được định nghĩa trong
phần khung khái niệm về BCTC của FASB và IASB (2008). Nghiên cứu đã sử
dụng 231 BCTC từ các công ty được niêm yết trên thị trường chứng khoán Hoa
Kỳ, Anh và Hà Lan từ 2005-2007 để đánh giá chất lượng BCTC. Những phát hiện
đã nhận thấy rằng công cụ đo lường được sử dụng trong nghiên cứu này là cách
tiếp cận hợp lý và đáng tin cậy để đánh giá một cách toàn diện chất lượng của các
BCTC. Trong nghiên cứu này, tác giả đã xây dựng 21 khoản mục để đo lường 5
đặc điểm chất lượng của FASB và IASB gồm: sự thích hợp, trình bày trung thực,
có thể so sánh được, có thể hiểu được và tính kịp thời. Để đánh giá độ tin cậy của
21 khoản mục này nghiên cứu đã kiểm tra độ tin cậy của thang đo bằng hệ số


6


Krippendorff alphalfa và hệ số Cronbach alpha. Cả hai kết quả đều cao để đảm
bảo độ tin cậy của thang đo.
Tiếp cận theo một hướng nghiên cứu khác, Terzungwe (2013) “Chất lượng
BCTC của các công ty ở Nigeria” đã đánh giá chất lượng BCTC trên quan điểm
của người sử dụng thông tin từ BCTC. Nghiên cứuđã tiến hành 100 câu hỏi cho
những người trả lời từ bảy nhóm người sử dụng được lựa chọn ngẫu nhiên ở
Nigeria. Từ các bằng chứng thu thập được nghiên cứu đã kết luận rằng chất lượng
BCTC các công ty Nigeria được đánh giá là vừa phải bởi người sử dụng thông tin
kế toán ở Nigeria có tính đến các phẩm chất báo cáo về tính dễ hiểu, tính phù hợp,
tính nhất quán, tính so sánh, độ tin cậy, tính khách quan và đầy đủ.
1.1.2 Nghiên cứu đo lường chất lượng BCTC theo chất lượng lợi nhuận
Do những hạn chế của phương pháp đo lường chất lượng BCTC theo đặc
điểm chất lượng nên nhiều nhà nghiên cứu đã tiến hành đo lường theo chất lượng
lợi nhuận vì phương pháp này phân tích dựa trên những số liệu có sẵn trên BCTC
của các công ty. Các tác giả trước đây thường sử dụng 2 nhóm mô hình để đo
lường chất lượng BCTC theo chất lượng lợi nhuận: mô hình kế toán dồn tích và
mô hình giá trị thích hợp của thông tin kế toán. Một số nghiên cứu về các nhân tố
ảnh hưởng đến chất lượng BCTC đo lường thông qua chất lượng lợi nhuận:
Nghiên cứu của Ball, R., & Shivakumar, L. (2005) về “Chất lượng lợi
nhuận của các công ty tư nhân ở Vương quốc Anh” có kết quả cho thấy BCTC
của các công ty tư nhân thật sự có chất lượng thấp. Chất lượng thu nhập trung
bình của các công ty tư nhân giảm đáng kể so với các công ty cổ phần đại chúng
mặc dù BCTC đã được kiểm toán và chứng nhận là tuân thủ theo các chuẩn mực
kế toán.
Dechow, P., Ge, W., & Schrad (2010) trong nghiên cứu “Đánh giá các vấn
đề, yếu tố quyết định và hậu quả của đo lường chất lượng BCTC bằng chất lượng


7


lợi nhuận” đã xác định các yếu tố quyết định đến chất lượng BCTC bao gồm (1)
đặc điểm công ty, (2) các hoạt động BCTC, (3) quản trị và kiểm soát, (4) kiểm
toán, (5) các ưu đãi về thị trường vốn và (6) các yếu tố bên ngoài.
Choi, T. H., Pae, J., (2011) với đề tài “ Đạo đức kinh doanh và chất lượng
BCTC: bằng chứng tại Hàn Quốc” cũng đã nghiên cứu về mối quan hệ giữa đạo
đức kinh doanh với chất lượng BCTC dựa trên mô hình kế toán dồn tích. Nghiên
cứu kết luận rằng các công ty có mức độ cam kết đạo đức cao hơn sẽ trình bày
BCTC có chất lượng tốt hơn các công ty có mức cam kết thấp hơn. Kết quả cũng
phù hợp với dự đoán của tác giả rằng các công ty có mức độ cam kết đạo đức cao
hơn tham gia vào việc quản lý thu nhập ít hơn, báo cáo thu nhập một cách bảo thủ
hơn và dự đoán dòng tiền mặt tương lai chính xác hơn so với những công ty có
cam kết đạo đức thấp hơn
Trong nghiên cứu của Hashim, H. A. (2012) về “Ảnh hưởng của văn hoá
đến chất lượng BCTC tại Malaysia - một đất nước đa sắc tộc” đã sử dụng mô hình
kế toán dồn tích để đo lường chất lượng BCTC và kiểm tra mối quan hệ giữa sắc
tộc và chất lượng BCTC. Kết quả là không tìm ra mối quan hệ giữa sắc tộc của
Chủ tịch, sắc tộc của CEO và chất lượng dồn tích và các công ty do người
Malaysia quản lý có chất lượng BCTC cao hơn.
Nghiên cứu của Ahmed, A. A., (2012) “Công bố BCTC và cấu trúc của
doanh nghiệp: nghiên cứu về các công ty niêm yết trên DSE” đã đo lường chất
lượng BCTC theo mô hình giá trị thích hợp của thông tin kế toán (mô hình EBO
điều chỉnh). Dữ liệu nghiên cứu được trích từ 12 công ty sản xuất tại Bangladesh.
Kết quả cho thấy cấu trúc của công ty có ảnh hưởng tích cực đáng kể trong việc
xác định chất lượng BCTC của các công ty sản xuất ở Bangladesh.
Trong nghiên cứu của Hope, O. -K., Thomas, W. B., & Vyas, D. (2013)
“Chất lượng BCTC của các công ty tư nhân ở Mỹ” đã sử dụng lại mẫu dữ liệu


8


gồm 100.000 công ty tư nhân từ năm 2001 đến 2009 được tạo ra bởi Sageworks
Inc để thực hiện một cuộc điều tra quy mô lớn về chất lượng BCTC của các công
ty tư nhân ở Mỹ. Hope đã so sánh chất lượng BCTC giữa công ty tư nhân với
công ty cổ phần, kết quả cho thấy chất lượng BCTC của công ty tư nhân thấp hơn
đáng kể so với công ty cổ phần. Nguyên nhân là do các nhà đầu tư và các bên liên
quan có yêu cầu thông tin tài chính có chất lượng cao hơn.
Các nhà nghiên cứu tại Việt Nam cũng có nhiều công trình nghiên cứu liên
quan đến chất lượng BCTC. Các công trình tiêu biểu như sau:
Luận văn thạc sĩ của Phạm Thị Hồng Phương (2012) “BCTC các công ty
cổ phần niêm yết trên Sở GDCK thành phố Hồ Chí Minh” đã nghiên cứu về các
vấn đề còn tồn tại trong việc trình bày cũng như công bố BCTC của các công ty
cổ phần niêm yết trên HOSE. Tác giả đã phát hiện những nguyên nhân bên ngoài
như: hệ thống chuẩn mực chưa hoàn thiện, cơ chế pháp lý, chất lượng dịch vụ
kiểm toán độc lập và nguyên nhân quan trọng khác là xuất phát từ mô hình quản
trị công ty liên quan đến trách nhiệm của hội đồng quản trị, nhà quản lý, ban kiểm
soát.
Trong bài báo “Một số ý kiến về chất lượng BCTC của doanh nghiệp nhỏ
và vừa ở Việt Nam” của Võ Văn Nhị - Trần Thị Thanh Hải được đăng trên Tạp
chí Kinh tế - Kỹ thuật (Trường đại học Kinh tế - Kỹ thuật Bình Dương) - kỳ số 2
06-2013 đã tìm hiểu đánh giá chất lượng BCTC các DNNVV ở Việt Nam hiện
nay và đưa ra một số giải pháp để góp phần nâng cao chất lượng BCTC nhằm đáp
ứng tốt hơn nhu cầu sử dụng của các đối tượng khác nhau trong điều kiện nền
kinh tế phát triển và hội nhập sâu rộng. Tác giả đã tổng hợp được hai nhóm nhân
tố chính tác động đến chất lượng BCTC các nhân tố tác động từ bên trong (công
tác tổ chức quản lý, người làm công tác kế toán) và các nhân tố tác động từ bên
ngoài (khung pháp lý về kế toán cho DNNVV, đối tượng sử dụng thông tin và nhu


9


cầu thông tin). Dựa vào các nhân tố tác động, tác giả đã được một số giải pháp
nhằm nâng cao chất lượng: hoàn thiện các quy định pháp lý về về lập và trình bày
BCTC, tăng cường vai trò quản trị doanh nghiệp trong kiểm soát và đánh giá chất
lượng BCTC, nâng cao năng lực chuyên môn và trách nhiệm của bộ phận kế toán,
mạnh dạn trong đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý và công tác kế
toán, kiểm soát và đánh giá chất lượng thông tin.
Nghiên cứu của Nguyễn Trọng Nguyên (2015) về “Tác động của quản trị
công ty đến chất lượng thông tin BCTC tại các công ty niêm yết ở Việt Nam” qua
đó đánh giá các yếu tố quản trị công ty bên trong tác động như thế nào đến chất
lượng thông tin BCTC. Để đo lường chất lượng thông tin BCTC, tác giả sử dụng
16 thang đo dựa trên các đặc tính chất lượng của FASB (2010) và IASB (2010).
Các thang đo này được kiểm định về độ tin cậy và giá trị của chúng. Kết quả
nghiên cứu cho thấy chất lượng thông tin BCTC của các công ty niêm yết Việt
Nam là dưới mức trung bình. Sau khi phân tích hồi quy cho thấy rằng hầu hết các
biến quản trị công ty đều có sự tác động đến chất lượng thông tin BCTC, đồng
thời chất lượng thông tin BCTC và sự tác động của QTCT chịu sự ảnh hưởng của
quy mô công ty và tỷ vốn nhà nước trên vốn điều lệ. Hạn chế của nghiên cứu là
tác giả sử dụng 16 thang đo để đo lường 5 đặc tính chất lượng của FASB và IASB
nhưng thang đo chỉ có giá trị trong hiện tại vì trong tương lai những tiêu chuẩn
này sẽ thay đổi theo hướng hoà nhập quốc tế.
Một hướng nghiên cứu khác là của Phạm Quốc Thuần (2016) về “Các nhân
tố tác động đến chất lượng thông tin BCTC trong các doanh nghiệp Việt Nam” đã
xây dựng thang đo đo lường và các nhân tố tác động chất lượng thông tin BCTC.
Tác giả khảo sát 269 doanh nghiệp có trụ sở chính chủ yếu tại TPHCM. Kết quả
từ nghiên cứu định tính cho thấy 10 nhân tố có mối quan hệ có ý nghĩa thống kê
đến chất lượng thông tin BCTC. Kết quả kiểm định hồi qui cho thấy có 8 nhân tố


10


tác động ở mức có ý nghĩa thống kê. Trong các nhân tố tác động đến chất lượng
thông tin BCTC, có hai nhân tố được xem là đặc thù riêng của nghiên cứu này
(Áp lực từ thuế và chất lượng phần mềm kế toán). Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng
khẳng định hai nhân tố Niêm yết và Quy mô DN thực sự đóng vai trò là biến điều
tiết của mô hình, có tác dụng làm thay đổi mức độ tác động của các nhân tố lên
chất lượng thông tin BCTC
Nguyễn Thị Phương Hồng – luận văn tiến sỹ Đại học Kinh tế (2016) về
“Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng của các công ty niêm yết trên thị trường
chứng khoán Việt Nam”, tác giả đã đo lường chất lượng BCTC thông qua chất
lượng lợi nhuận dựa trên hai cơ sở đó là cơ sở kế toán và cơ sở thị trường. Mô
hình được nghiên cứu sử dụng để đo lường là mô hình Jones điều chỉnh và mô
hình EBO điều chỉnh. Dữ liệu của nghiên cứu là dữ liệu của 123 công ty niêm yết
trên thị trường chứng khoán Việt Nam trong giai đoạn 3 năm 2012-2014. Kết quả
cho thấy rằng trong 23 nhân tố kiểm định có 17 nhân tố tác động và 6 nhân tố
không tác động đến chất lượng BCTC, có những nhân tố ảnh hưởng thuận chiều,
có nhân tố ảnh hưởng ngược chiều và cũng có nhân tố không ảnh hưởng đến chất
lượng BCTC. Ngoài ra chất lượng BCTC được đo lường của các công ty còn thấp
hơn so với một số quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên, hạn chế của nghiên cứu này
là tác giả đã không đưa các nhân tố liên quan đến thị trường vốn, chính sách nhà
nước, văn hoá, chính trị… vào mô hình kiểm định vì theo tác giả các nhân tố được
đưa vào mô hình thì phải đo lường được.
1.2 Nghiên cứu về các yếu tố thuê ngoài dịch vụ kế toán
Trong nghiên cứu của Patricia Everaert et al. (2006) về “Thuê ngoài dịch vụ
kế toán ở các công ty vừa và nhỏ: sử dụng mô hình TCE mở rộng” đã tìm hiểu tại sao
các DNNVV tại Bỉ lại tham gia vào dịch vụ kế toán thuê ngoài. Tác giả đã xác định

các yếu tố quyết định đến việc thuê ngoài kế toán của DNNVV: (1) thâm hụt


11


nguồn nhân lực: DNNVV chủ yếu thuê ngoài vì họ thiếu nguồn lực thích hợp để
thực hiện công việc, (2) tần số của các nhiệm vụ kế toán (có thể hiểu là chu kỳ các
nhiệm vụ của kế hay kích thước của hoạt động ): DNNVV sẽ thuê ngoài các công
việc kế toán có tần suất thấp, (3) tài sản chuyên biệt: DNNVV có tài sản chuyên
biệt thích thực hiện kế toán trong nội bộ hơn là thuê ngoài. Ngoài ra, nghiên cứu
còn kết luận rằng niềm tin của các nhà quản lý DNNVV đối với kế toán bên ngoài
không phải là yếu tố quyết định đến việc thuê ngoài và các DN có chức năng CFO
riêng biệt có xu hướng thực hiện kế toán trong nội bộ hơn. Nghiên cứu này có một
số hạn chế: Thứ nhất, mặc dù nỗ lực đáng kể để tối đa hóa tỷ lệ phản hồi của
DNNVV nhưng kích cỡ mẫu là khá hạn chế. Do đó, tác giả không biết liệu các
công ty điều tra có đại diện cho nhóm đối tượng muốn nghiên cứu hay không. Thứ
hai, bởi vì chỉ khảo sát các DNNVV của Bỉ, những phát hiện không thể khái quát
hóa đối với các công ty từ các nước khác. Thứ ba, do số lượng hạn chế các công
ty trẻ trong mẫu nên không thể nghiên cứu vềmối quan hệ giữa sự trưởng thành
của công ty và thuê ngoài.
Ajmal, Hafeez& Otto Andersen (2014) với nghiên cứu về “Các yếu tố của
thuê ngoài dịch vụ kế toán ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của công ty tại
Pakistan: sử dụng lý thuyết chi phí giao dịch (TCE) và lý thuyết nguồn lực (RBV).
Nghiên cứu đã khảo sát 302 DNNVV tại 9 thành phố lớn ở Pakistan, kết quả thu
được rằng tần số công việc kế toán không thường xuyên, đặc tính của tài sản, chủ
nghĩa cơ hội, niềm tin của chủ sở hữu vào dịch vụ kế toán, sự canh tranh là những
yếu tố có ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả hoạt động. Ngoài ra, những biến kiểm
soát như giới tính, kinh nghiệm, quy mô doanh nghiệp, tuổi của doanh nghiệp
trong mô hình hồi quy đều có ý nghĩa thống kê. Những phát hiện này có nghĩa là
DNNVV khi gặp hạn chế về nguồn lực, họ sẽ chuyển chức năng kế toán trong nội
bộ sang thuê ngoài dịch vụ kế toán. Tuy nhiên, nghiên cứu gặp một số hạn chế.


12


Thứ nhất, nghiên cứu này chỉ tập trung vào DNNVV trong lĩnh vực sản xuất. Thứ
hai, tác giả sử dụng phương pháp định lượng và cuối cùng là mẫu nghiên cứu chỉ
bao gồm 302 DNNVV.
Oluwaremi, F. (2016) đã nghiên cứu về “Mối quan hệ giữa kế toán thuê
ngoài và hiệu quả hoạt động tài chính của doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Nigeria”.
Nghiên cứu được thực hiện dựa trên hai lý thuyết cơ bản là lý thuyết chi phí giao
dịch (TCE) và lý thuyết nguồn lực (RBV). Khảo sát được thực hiện ở các đơn vị
tổ chức trong giai đoạn 2008-2012, kết quả thu được 411 mẫu. Tác giả đã sử dụng
các yếu tố của kế toán thuê ngoài bao gồm: đặc tính tài sản, tần số công việc, môi
trường không chắc chắn, niềm tin giữa nhà cung cấp DVKT và công ty để đánh
giá ảnh hưởng đến các hoạt động tài chính. Kết quả cho thấy có mối quan hệ
mạnh mẽ giữa kế toán thuê ngoài và hoạt động tài chính, trong đó yếu tố đặc tính
tài sản và tần số công việc tác động tích cực. Bên cạnh đó, hai biến kiểm soát là
quy mô doanh nghiệp và tuổi của doanh nghiệp đều không có ý nghĩa thống kê.
Tuy nhiên hạn chế của nghiên cứu là chỉ đánh giá hiệu quả hoạt động tài chính
dựa trên chỉ số ROCE, các nghiên cứu tiếp theo nên sử dụng các thước đo khác.
Höglund, H., & Sundvik, D., (2016) “Chất lượng BCTC và thuê ngoài dịch
vụ kế toán: Bằng chứng tại các công ty vừa và nhỏ” đã tìm hiểu xem các yếu tố
thuê ngoài dịch vụ kế toán ảnh hưởng như thế nào đến chất lượng BCTC của các
công ty vừa và nhỏ. Mẫu nghiên cứu gồm 8414 công ty vừa và nhỏ tại Phần Lan
với dữ liệu BCTC hiện có và địa chỉ email chính liên hệ đã được sử dụng. Các yếu
tố thuê ngoài bao gồm: cường độ thuê ngoài, tần số công việc và thời gian thuê
ngoài. Ngoài ra, tác giả còn tìm hiểu chất lượng BCTC khác nhau như thế nào
giữa công ty thuê ngoài và không thuê ngoài. Nghiên cứu này đã đóng góp ba khía
cạnh vào tài liệu nghiên cứu: đầu tiên, kế toán thuê ngoài tác động tích cực đến
chất lượng BCTC, thứ hai, cung cấp bằng chứng về biến thời gian thuê ngoài là


13


một yếu tố của thuê ngoài kế toán ảnh hưởng đến chất lượng BCTC. Thứ ba, bổ
sung biến tần số công việc là một biến mới ảnh hưởng đến chất lượng BCTC.
Tuy nhiên, bài nghiên cứu lại không tìm thấy bất kỳ bằng chứng nào cho thấy chất
lượng BCTC sẽ tăng thêm khi công ty sử dụng thêm các dịch vụ bổ sung như lập
hoá đơn, quản lý công nợ, thanh toán… ngoài việc lập BCTC. Một lời giải thích
hợp lý cho kết luận này đơn giản là các dịch vụ bổ sung thường không liên quan
đến chất lượng BCTC. Hạn chế của nghiên cứu này là sử dụng các thước đo về
chất lượng BCTC đã bị chỉ trích nên các nghiên cứu trong tương lai có thể tập
trung vào các thước đo khác.
Tại Việt Nam hiện nay có ít đề tài nghiên cứu sự tương quan giữa chất
lượng BCTC và kế toán thuê ngoài mà chỉ có những nghiên cứu về các góc độ
khác nhau liên quan đến chất lượng BCTC và kế toán thuê ngoài, điển hình như
sau:
Tác giả Mai Thị Hoàng Minh (2010) đã nghiên cứu về “Kế toán và dịch vụ
kế toán Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế” để đánh giá tác động
của các cam kết quốc tế về dịch vụ kế toán khi Việt Nam hội nhập. Thông qua
thực trạng dịch vụ kế toán Việt Nam, tác giả đưa ra những hạn chế: phần lớn các
doanh nghiệp kế toán còn nhỏ, mới thành lập, cơ sở vật chất nghèo nàn, kinh
nghiệm quản trị còn ít; dịch vụ kế toán có quá nhiều lực lượng cạnh tranh không
lành mạnh; quản lý về đạo đức của người hành nghề đang bị bỏ lở trong công tác
quản lý nhà nước; bất cập về trình độ… Từ đó tác giả đã đưa ra các giải pháp
nhằm hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, nâng cao chất lượng dịch vụ kế toán tăng
cường công tác quản lý hành nghề, xây dựng hồ sơ quản lý trong các doanh
nghiệp dịch vụ kế toán, xây dựng đội ngũ nhân viên trong các doanh nghiệp dịch
vụ kế toán.


14


Trong luận văn thạc sĩ của Trần Thị Mỹ Linh năm (2015) về “Các yếu tố
ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn dịch vụ kế toán thuê ngoài của các DNNVV
tại TP Cần Thơ”, tác giả kết hợp nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng
đã xác định 7 yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn dịch vụ kế toán thuê
ngoài:(1) Hình ảnh nhà cung cấp dịch vụ, (2) Lợi ích chuyên môn, (3) Lợi ích cảm
nhận, (4) Giá phí, (5) Khả năng đáp ứng, (6) Ảnh hưởng của xã hội, (7) Thói quen
tâm lý, trong đó yếu tố “giá phí” có sự ảnh hưởng mạnh nhất. Tuy nhiên, nghiên
cứu chỉ thực hiện khảo sát tại TP Cần Thơ nên kết quả nghiên cứu không mang
tính khái quát cao và tác giả chỉ mới nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết
định lựa chọn dịch vụ ở giai đoạn đầu của quá trình mua dịch vụ chứ chưa nghiên
cứu hành vi sau khi mua để có phân tích, đánh giá tổng quát hơn các yếu tố ảnh
hưởng đến quyết định lựa chọn dịch vụ kế toán.
1.3 Nhận xét về các nghiên cứu trước và xác định khe hổng nghiên cứu
1.3.1 Nhận xét về các nghiên cứu trước
Sau khi tổng quan các công trình nghiên cứu trong nước và trên thế giới có
liên quan đến đề tài của luận văn, tác giả đưa ra một số nhận xét như sau:
-

Chất lượng BCTC trong các nghiên cứu trước đây đã sử dụng nhiều

phương pháp đo lường khác nhau và có thể chia thành 2 nhóm phương pháp
chính: đo lường theo đặc điểm chất lượng BCTC và đo lường theo chất lượng lợi
nhuận. Nếu đo lường theo đặc điểm chất lượng BCTC thì kết quả sẽ phụ thuộc
vào quan điểm chủ quan của người đánh giá hoặc người được khảo sát, trong khi
đó, đo lường theo chất lượng lợi nhuận sẽ dựa trên những thông tin có sẵn trên
BCTC hoặc báo cáo thường niên, bên cạnh đó, đo lường theo phương pháp này
cũng rất hữu ích vì nó còn dựa trên quan điểm của người sử dụng BCTC, nhà đầu
tư, ….



15

-

Tại Việt Nam, trong thời gian gần đây, đã có nhiều nghiên cứu tập trung

vào các vấn đề có liên quan đến chất lượng BCTC. Các nghiên cứu chỉ tập trung
vào việc làm rõ các khái niệm, giới thiệu các phương pháp đo lường chất lượng
BCTC cũng như là nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng BCTC, tuy
nhiên nó cũng có thể làm cơ sở và giúp cho việc định hướng các nghiên cứu khác
trong tương lai.
-

Các nghiên cứu của các tác giả ở nhiều quốc gia khác nhau liên quan đến

việc sử dụng kế toán thuê ngoài như: các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định thuê
ngoài kế toán, tác động của kế toán thuê ngoài đếu hiệu quả hoạt động của doanh
nghiệp, tuy nhiên chưa có nhiều nghiên cứu hướng vào chất lượng BCTC của các
công ty vừa và nhỏ sử dụng kế toán thuê ngoài mặc dù các công ty này tạo nên
phần lớn các hoạt động kinh tế trên toàn cầu. Nguyên nhân của việc thiếu các
nghiên cứu liên quan đến vấn đề này là do sự hạn chế các dữ liệu có sẵn của các
công ty vừa và nhỏ.
1.3.2 Xác định khe hổng nghiên cứu
-

Thứ nhất, theo cơ sở dữ liệu tác giả được tiếp cận tại Việt Nam hiện chưa

có nghiên cứu về ảnh hưởng của các yếu tố thuê ngoài dịch vụ kế toán đến chất
lượng BCTC.
-


Thứ hai, các nghiên cứu trên thế giới đã tìm hiểu ảnh hưởng của các yếu tố

thuê ngoài dịch vụ kế toán đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp như nghiên
cứu của Oluwaremi, F. (2016), các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng kế
toán thuê ngoài như nghiên cứu của Ajmal hafeex & Otto Andersen (2014) còn
nghiên cứu của Höglund, H., & Sundvik, D., (2016) về chất lượng BCTC và thuê
ngoài dịch vụ kế toán lại đo lường chất lượng BCTC theo chất lượng lợi nhuận
-

Thứ ba, về cách thức đo lường chất lượng BCTC, tại Việt Nam phương

pháp được sử dụng phổ biến là mô hình dồn tích xem xét hành vi điều chỉnh lợi


×