Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

GIÁO ÁN GIẢNG DẠY MÔN: VẬT LÝ LỚP 10 TIẾT 17 – ÔN TẬP CHƯƠNG 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (117.71 KB, 9 trang )

GIÁO ÁN GIẢNG DẠY
MÔN: VẬT LÝ
TIẾT 17 – ÔN TẬP CHƯƠNG 1 (NC)
Lớp dạy: 10B3 – Trường THPT Đào Duy Từ
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ
a. Kiến thức:
- Nắm được tổng quan kiến thức toàn chương 1 – Động học chất điểm
- Nắm vững được các công thức, phương trình, đặc điểm quan trọng nhất của từng
loại chuyển động.
b. Kỹ năng:
- Biết phân biệt các dạng chuyển động cơ bản; áp dụng đúng các công thức,
phương trình cho từng loại chuyển động
- Biết vận dụng kiến thức đã học để giải các bài tập trắc nghiệm, tự luận theo
đúng trình tự
c. Thái độ:
- Hứng thú trong học tập, sôi nổi, tìm hiểu khoa học.
- Có kỹ năng, tác phong của nhà khoa học.
2. Năng lực định hướng hình thành và phát triển cho học sinh
- Năng lực hợp tác nhóm: trao đổi, thảo luận, tổng hợp, trình bày ngắn gọn, dễ hiểu
các kiến thức đã học
- Năng lực tự học, tự tìm hiểu và giải quyết vấn đề theo giải pháp đã lựa chọn
thông qua việc tổng hợp các kiến thức đã được học trong chương 1.
- Năng lực giải quyết vấn đề thông qua từ khóa mà giáo viên yêu cầu; tóm tắt
những thông tin liên quan từ nhiều nguồn khác nhau; xác định và làm rõ thông tin.
Năng lực tổng hợp thông tin, kiến thức.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Giáo viên:
- Thiết bị dạy học: Máy chiếu
- Học liệu: Bài tập trắc nghiệm
2. Học sinh:


- SGK, vở ghi bài, giấy nháp, máy tính, giấy A2, bút viết bảng, giấy nháp, máy
tính..
- Ôn tập kiến thức toàn chương 1
1


III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
1. Ổn định lớp
2. Tiến trình bài học
HĐ1: Tạo tình huống học tập về ôn tập chương 1 (10 phút)
a) Mục tiêu hoạt động: Thông qua các cụm từ khóa mà giáo viên đưa ra, học sinh
tái hiện lại các kiến thức đã học liên quan đến cụm từ khóa
b) Gợi ý tổ chức hoạt động:
- Chương 1 của chúng ta là chương động học chất điểm; nó gồm các kiến thức về
chuyển động cơ; chuyển động thẳng đều; CĐT – BĐĐ; và chuyển động tròn đều.
Thầy có các cụm từ khóa sau đây: CĐ cơ; Tính tương đối của CĐ; CĐTĐ; CĐT –
BĐĐ; Rơi tự do; CĐ tròn đều. Các nhóm hãy trình bày những kiến thức (vắn tắt),
các công thức, phương trình liên quan đến các cụm từ khóa của nhóm mình
- HS thảo luận nhóm với các bạn xung quanh bằng cách ghi lại các kiến thức, ý
kiến của bạn khác vào giấy nháp. Thảo luận nhóm, thống nhất để đưa ra kiến thức
cuối cùng liên quan đến cụm từ khóa, đại diện nhóm ghi vào giấy A 2 báo cáo giáo
viên.
- Trong quá trình hoạt động nhóm, GV quan sát học sinh, thảo luận, trợ giúp kịp
thời khi các em cần hỗ trợ. Ghi nhận kết quả làm việc của cá nhân hoặc nhóm học
sinh.
c) Sản phẩm hoạt động: Báo cáo kết quả hoạt động nhóm của HS trên giấy A2.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

NỘI DUNG CHÍNH


Bước 1. Giao nhiệm vụ:
- GV: ĐVĐ: Các em đã học hết
chương 1 – Động học chất điểm. Hôm
nay chúng ta ôn tập lại toàn bộ kiến
thức chương 1 để các em có kiến thức
tổng hợp toàn chương, phục vụ tốt nhất
cho bài kiểm tra 1 tiết.
Thầy có các cụm từ khóa sau đây: CĐ
cơ; Tính tương đối của CĐ; CĐTĐ;
CĐT – BĐĐ; Rơi tự do; CĐ tròn đều.
Các nhóm hãy trình bày những kiến
thức (vắn tắt), các công thức, phương
trình liên quan đến các cụm từ khóa

+ CĐ cơ là gì? Các khái niệm chất
điểm, quỹ đạo; hệ quy chiếu
+ Tính tương đối của CĐ được diễn tả
bằng phương trình nào?
2


của nhóm mình
- HS: + Ghi câu hỏi vào vở
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ:
- HS: Làm việc theo nhóm: Ghi các
kiến thức, phương trình liên quan vào
giấy nháp. Thảo luận nhóm, thống nhất
ghi vào giấy A2
- GV: Quan sát, hướng dẫn, trợ giúp
học sinh

Bước 3. Báo cáo kết quả
- GV: Yêu cầu các nhóm nộp lại sản
phẩm
- HS: Nộp lại kết quả đã ghi trên giấy
A2
Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện
nhiệm vụ.
GV: Nhận xét về cách thức làm việc và
kết quả của các nhóm
- HS: Ghi nhận, theo dõi
ĐVĐ: Như vậy các nhóm đã trình bày
xong sản phẩm của nhóm mình. Bây
giờ các em cùng thảo luận, góp ý, bổ
sung sản phẩm của các nhóm.

+ CĐ thẳng đều là gì? Các phương
trình liên quan? Dạng đồ thị?
+ CĐT – BĐĐ là gì? Các phương trình
liên quan? Dạng đồ thị?
+ CĐ tròn đều là gì? Các công thức?
Đặc điểm, mối liên hệ?

HĐ2: Hệ thống hóa kiến thức chương 1 (25 phút)
a) Mục tiêu hoạt động: Chuẩn hóa các kiến thức, phương trình mà học sinh đã
trình bày
b) Gợi ý tổ chức hoạt động:
- Trình bày sản phẩm của từng nhóm lên bảng; Học sinh toàn lớp thảo luận, góp ý
- GV kết luận, chuẩn hóa kiến thức cho từng nhóm
- So sánh kết quả của học sinh với kết luận của giáo viên trên máy chiếu, phân tích
các chỗ cần điều chỉnh cho học sinh

c) Sản phẩm hoạt động: Học sinh có kiến thức chuẩn nhất về toàn chương 1.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

NỘI DUNG CHÍNH
3


Bước 1. Giao nhiệm vụ:
- GV: ĐVĐ: Như vậy các nhóm đã có
sản phẩm của mình. Chúng ta sẽ phân
tích, đánh giá kết quả chi tiết của từng
nhóm
- Yêu cầu cả lớp quan sát sản phẩm các
nhóm trên bảng, sau đó cho ý kiến
nhận xét, bổ sung về các kết quả đó?
- HS: Ghi nhận nhiệm vụ
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ:
- HS: Quan sát, theo dõi, phân tích với
kiến thức mình có để bổ sung, chỉnh
sửa những điểm chưa hợp lý ở các
nhóm, ghi các vấn đề cần bổ sung ra
giấy nháp.
- GV: Quan sát, hướng dẫn, trợ giúp
học sinh
Bước 3. Báo cáo kết quả
- GV: Yêu cầu các nhóm cho nhận xét
về từng đơn vị kiến thức
- HS: Đại diện nhóm phát biểu, phân
tích
Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện

nhiệm vụ.
GV: Nhận xét về ý kiến bổ sung của
HS; Đưa ra kết quả chính xác nhất
- HS: Ghi kiến thức trọng tâm vào vở

+ CĐ cơ:
- Sự thay đổi vị trí của vật so với vật
khác
- Chất điểm: Kích thước << s
- Quỹ đạo: Đường vạch ra khi CĐ
- HQC = (Hệ tọa độ + mốc) + (đồng hồ
+ mốc thời gian)
+ Tính tương đối của CĐ: Quỹ đạo và
vận tốc
r
r
r
v

v

v
13
12
23
- C.thức cộng vận tốc:
r
r
v12 Z Z v 23


- Nếu
- Nếu

r
r
v12 Z [ v 23
r

=> v13 = v12 + v23
=> v13 =

r

v12  v 23

v2  v2

- Nếu v12  v 23 => v13 = 12 23
+ Các khái niệm chung của CĐ thẳng:
- Độ dời: x  x 2  x1
- Nếu vật CĐ theo chiều +: x  s
- Vận tốc TB:
- Tốc độ TB:

v tb 

v

x
t


s
t

- Khi t rất nhỏ => vtb => vtt; v  tốc độ
tức thời
+ CĐ thẳng đều:
r

- CĐ có v không đổi
- Pt vận tốc:

v

x
t = không đổi

- Quãng đường đi: s =
4

v.t

(1 chiều)


- Pt tọa độ: x  x 0  v. t
- Đồ thị: v – t: là đường thẳng vuông
góc với trục Ov
- Đồ thị x – t: là đường thẳng xiên góc
+ CĐT – BĐĐ:

r

- Là CĐ có a không đổi
- Pt gia tốc:

a

v
t = không đổi

- Pt vận tốc: v  v0  a.t
1

s  v0 . t  a.t
GV: Cho HS quan sát lại tổng thể kiến
2
- Công thức đường đi:
thức theo sơ đồ logic
( CĐ 1 chiều)
- Hệ thức độc lập t: v2 – v02 = 2a. x

2

1
x  x 0  v 0 .t  a.t 2
2
- PT CĐ:

- Chú ý: CĐND: a.v > 0; CĐCD: a.v <
0

- Đồ thì v – t: là đường thẳng xiên góc
- Đồ thị x – t là Parabol
+ Sự rơi tự do:
- Đặc điểm: - Phương thẳng đứng,
chiều từ trên xuống; là CĐT-NDĐ với a
= g, v0 = 0
- C thức v.tốc; v = gt
1 2
gt
- Quãng đường rơi: s = 2

- Thời gian rơi: tr =

2h
g

- Vận tốc khi chạm đất: vđ = 2gh
+ CĐ tròn đều:
- Quỹ đạo là đường tròn
r

- Véc tơ v : luôn tiếp tuyến với quỹ đạo;
Độ lớn (tốc độ dài):
5

v

s
t = không đổi



- Tốc độ góc:




t = không đổi

1
2

 2f
T
- Liên hệ: f = T ;
; v = .R
r
r
a ht
v

- Véc tơ
: Vuông góc với , luôn
hướng vào tâm quỹ đạo; độ lớn:
a ht 

v2
 2 .R
R

HĐ 3. Luyện tập, vận dụng (8 phút)

a) Mục tiêu hoạt động: Luyện tập, củng cố lại kiến thức dưới dạng trả lời nhanh.
b) Gợi ý tổ chức hoạt động:
- GV trình bày một số câu hỏi luyện tập
- HS theo dõi, tư duy đưa ra câu trả lời; chuẩn bị máy tính, giấy nháp để nháp bài.
Trình bày đáp án, cách làm sơ lược
c) Sản phẩm hoạt động: Đưa ra đáp án, trình bày vắn tắt cách giải cho các bài tập
trắc nghiệm
* Giáo viên đưa ra các câu hỏi:
Câu 1. Chọn Đúng hoặc Sai
Nội dung câu hỏi
A. Chuyển động thẳng có quỹ đạo là đường thẳng
B. Con kiến luôn được xem là chất điểm
C. Chuyển động của đầu kim đồng hồ là thẳng đều
D. Trong CĐT-NDĐ vận tốc tăng theo hàm bậc nhất của thời gian
E. Rơi tự do là một chuyển động thẳng đều
F. Trong CĐ tròn đều véc tơ vận tốc luôn không đổi
G. Gia tốc hướng tâm đặc trưng cho sự thay đổi về hướng của véc tơ
vận tốc
H. Hình dạng quỹ đạo chuyển động của một vật trong các HQC khác
nhau thì khác nhau
Câu 2. Gia tốc của chuyển động thẳng nhanh dần đều
A. Có phương, chiều và độ lớn không đổi.
B. Tăng đều theo thời gian.
C. Bao giờ cũng lớn hơn gia tốc của chuyển động chậm dần đều.
6

Đúng (Đ),
Sai (S)
Đ
S

S
Đ
S
S
Đ
Đ


D. Chỉ có độ lớn không đổi.
Đáp án: A
Câu 3. Một chiếc xe máy chuyển động thẳng, trong 3 giờ đầu xe chạy với vận tốc
30 km/h, 2 giờ kế tiếp xe chạy với vận tốc 40 km/h. Vận tốc trung bình của xe là
A. vtb = 34 km/h. B. vtb = 35 km/h. C. vtb = 30 km/h. D. vtb = 40 km/h
s1  s 2 v1t1  v 2 t 2

t1  t 2 = 34 km/h => đáp án A
Đáp án: vtb = t1  t 2

Câu 4. Một ôtô chuyển động thẳng nhanh dần đều. Sau 10s, vận tốc của ô tô tăng
từ 4m/s đến 6m/s. Quãng đường s mà ôtô đã đi được trong khoảng thời gian này là
A. s = 100m.
B. s = 25 m.
C. s = 50m.
D. s = 500m
v  v0
1
v0 t  at 2
2
2 = 50 m => đáp án C
Đáp án: Gia tốc: a = t = 0,2m/s ; s =


Câu 5. Một đĩa tròn bán kính 30cm quay đều quanh trục của nó. Đĩa quay 1 vòng
hết đúng 0,2 giây. Tốc độ dài v của một điểm nằm trên mép đĩa bằng
A. v = 62,8m/s. B. v = 3,14m/s.
C. v = 6,28m/s.
D. v = 9,42m/s.
v

2R
T = 9,42 m/s => đáp án D

Đáp án:
Câu 6. Một chiếc thuyền chuyển động thẳng ngược chiều dòng nước với vận tốc
6,5 km/h đối với dòng nước. Vận tốc chảy của dòng nước đối với bờ sông là
1,5km/h. Vận tốc của thuyền đối với bờ sông là
A. 8,0km/h.
B. 5,0 km/h.
C. �6, 70km / h .
D. �6,30km / h
Đáp án: v13 = v12 – v23 = 5 km/h => đáp án B
HĐ 4: Tìm tòi mở rộng: Hướng dẫn về nhà (2 phút)
a) Mục tiêu hoạt động: Giúp học sinh tự tìm tòi mở rộng thêm các kiến thức trong
chương
Nội dung: Ôn lại kiến thức về sai số
b) Gợi ý tổ chức hoạt động:
- GV đặt vấn đề chuyển giao nhiệm vụ đã nêu trong sách tài liệu để thực hiện ở
nhà.
- HS ghi nhiệm vụ chuyển giao của GV vào vở. Sau đó được thảo luận nhóm để
đưa ra cách thực hiện về những nhiệm vụ này ở nhà.
- GV Hướng dẫn, gợi ý cách thực hiện cho HS:

- Nêu các loại sai số; cách tính giá trị trung bình đại lượng cần đo; Cách tính sai số
tuyệt đối; tỉ đối; Cách ghi kết quả đo; Cách biểu diễn sai số trên đồ thị
7


c) Sản phẩm hoạt động: Kiến thức tự ôn tập về sai số của học sinh.
HẾT.

PHIẾU HỌC TẬP
MÔN: VẬT LÝ 10 – NC. LỚP DẠY: 10B3
TRẢ LỜI CÁC CÂU HỎI SAU:
Câu 1. Chọn Đúng hoặc Sai
Nội dung câu hỏi
Đúng/Sai
A. Chuyển động thẳng có quỹ đạo là đường thẳng
B. Con kiến luôn được xem là chất điểm
C. Chuyển động của đầu kim đồng hồ là thẳng đều
D. Trong CĐT-NDĐ vận tốc tăng theo hàm bậc nhất của thời gian
E. Rơi tự do là một chuyển động thẳng đều
F. Trong CĐ tròn đều véc tơ vận tốc luôn không đổi
G. Gia tốc hướng tâm đặc trưng cho sự thay đổi về hướng của véc tơ
vận tốc
H. Hình dạng quỹ đạo chuyển động của một vật trong các HQC khác
nhau thì khác nhau
Câu 2. Gia tốc của chuyển động thẳng nhanh dần đều
A. Có phương, chiều và độ lớn không đổi.
B. Tăng đều theo thời gian.
C. Bao giờ cũng lớn hơn gia tốc của chuyển động chậm dần đều.
D. Chỉ có độ lớn không đổi.
Câu 3. Một chiếc xe máy chuyển động thẳng, trong 3 giờ đầu xe chạy với vận tốc

30 km/h, 2 giờ kế tiếp xe chạy với vận tốc 40 km/h. Vận tốc trung bình của xe là
A. vtb = 34 km/h. B. vtb = 35 km/h. C. vtb = 30 km/h. D. vtb = 40 km/h
Câu 4. Một ôtô chuyển động thẳng nhanh dần đều. Sau 10s, vận tốc của ô tô tăng
từ 4m/s đến 6m/s. Quãng đường s mà ôtô đã đi được trong khoảng thời gian này là
A. s = 100m.
B. s = 25 m.
C. s = 50m.
D. s = 500m
Câu 5. Một đĩa tròn bán kính 30cm quay đều quanh trục của nó. Đĩa quay 1 vòng
hết đúng 0,2 giây. Tốc độ dài v của một điểm nằm trên mép đĩa bằng
A. v = 62,8m/s. B. v = 3,14m/s.
C. v = 6,28m/s.
D. v = 9,42m/s.

8


Câu 6. Một chiếc thuyền chuyển động thẳng ngược chiều dòng nước với vận tốc
6,5 km/h đối với dòng nước. Vận tốc chảy của dòng nước đối với bờ sông là
1,5km/h. Vận tốc của thuyền đối với bờ sông là
A. 8,0km/h.
B. 5,0 km/h.
C. �6, 70km / h .
D. �6,30km / h

9




×