Tải bản đầy đủ (.pdf) (52 trang)

CHỈNH LÝ BIẾN ĐỘNG ĐẤT ĐAI PHƯỜNG HIỆP THÀNH, THỊ XÃ THỦ DẦU MỘT TỈNH BÌNH DƯƠNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (619.01 KB, 52 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI & BẤT ĐỘNG SẢN

BÁO CÁO TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:

“CHỈNH LÝ BIẾN ĐỘNG ĐẤT ĐAI
PHƯỜNG HIỆP THÀNH, THỊ XÃ THỦ DẦU MỘT
TỈNH BÌNH DƯƠNG”

SVTH
MSSV
LỚP
KHÓA
NGÀNH

:
:
:
:
:

NGUYỄN THU THẢO
05124110
DH05QL
2005 – 2009
Quản Lý Đất Đai

-TP.Hồ Chí Minh, tháng 7 năm 2009-



Ngành quản lý đất đai

SVTH: NGUYỄN THU THẢO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI & BẤT ĐỘNG SẢN
BỘ MÔN CÔNG NGHỆ ĐỊA CHÍNH

NGUYỄN THU THẢO

“CHỈNH LÝ BIẾN ĐỘNG ĐẤT ĐAI
PHƯỜNG HIỆP THÀNH, THỊ XÃ THỦ DẦU MỘT
TỈNH BÌNH DƯƠNG”

Giáo viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Văn Tân
Trường Đại Học Nông Lâm TP.Hồ Chí Minh

Ký tên: ………………………………

- TP.Hồ Chí Minh, tháng 7 năm 2009 -


Ngành quản lý đất đai

SVTH: NGUYỄN THU THẢO

LỜI CẢM ƠN
Lý thuyết kết hợp với thực hành khi học ở trường đồng thời xen lẫn trong
đó là kinh ngiệm thực tế trong suốt thời gian thực tập tại văn phòng đăng ký

quyền sử dụng đất thị xã Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương đã giúp tôi hoàn
thành bài luận văn này.
Để có được thành quả như ngày hôm nay, trước tiên tôi xin gởi lòng biết
ơn chân thành tới cha me, anh chị, những người thân trong gia đình đã
luôn bên cạnh, dìu dắt, hổ trợ cho tôi hết mình cả về vật chất và tinh thần
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu trường Đại học Nông
Lâm và quý Thầy Cô Khoa Quản lý đất đai và Bất động sản đã tận tình
giảng dạy cho tôi. Đặt biệt là thầy Nguyễn Văn Tân đã nhiệt tình hướng dẫn
tôi trong suốt thời gian thực tập và giúp tôi hoàn thành luận văn này.
Thành thật biết ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của UBND Phường Hiệp Thành
cùng các anh chị đang công tác tại văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất
thị xã Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương đã cung cấp số liệu và đưa ra những
đóng góp quý báo cho tôi.
Xin gởi lời cảm ơn đến các bạn lớp ĐH05QL đã cùng trao dồi kiến thức,
đã giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và đặt biệt là trong quá trình thực
hiện luận văn.
Sau cùng tôi xin gởi đến cha mẹ, quý Thầy Cô Khoa quản lý đất đai và Bất
động sản cùng các cô chú, anh chị phòng Tài nguyên và Môi trường thị xã
Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương, các bạn của lớp DHO5QL một lời chúc sức
khỏe.


Ngành quản lý đất đai

SVTH: NGUYỄN THU THẢO

TÓM TẮT
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thu Thảo, Khoa Quản lý Đất đai & Bất động sản,
Trường Đại Học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh.
Đề tài: “CHỈNH LÝ BIẾN ĐỘNG ĐẤT ĐAI PHƯỜNG HIỆP THÀNH, THỊ

XÃ THỦ DẦU MỘT, TỈNH BÌNH DƯƠNG”
Giáo viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Văn Tân, Bộ môn công nghệ, Khoa Quản lý
Đất đai & Bất động sản Trường Đại Học Nông Lâm TP.Hồ Chí Minh.
Công tác chỉnh lý biến động đất đai là công tác quan trọng và cấp thiết, đảm bảo
quản lý nguồn tài nguyên một cách đầy đủ, chính xác, đúng hiện trạng góp phần hổ trợ
công tác quản lý nhà nước, phân bổ hợp lí các nguồn lực kinh tế thúc đẩy sự phát triển
của đất nước.
Mặc dù đây là công tác định kì hàng năm nhưng ở các địa phương, nhưng công
tác chỉnh lý biến động vẫn chưa được thực hiện thường xuyên. Đây là một trở ngại vô
cùng lớn cho các nhà quản lý.
Để thực hiện tốt và nhanh chóng công tác quản lý nhà nước về đất đai nói
chung và công tác chỉnh lý biến động đất đai nói riêng, để thấy được những thuận lợi
cũng như những khó khăn mà địa phương đang gặp phải trong công tác chỉnh lý biến
động đất đai, từ đó đề xuất giải pháp hoàn thiện công tác chỉnh lý biến động. Đề tài đã
nghiên cứu các nội dung: điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, tình hình quản lý đất đai,
hiện trạng sử dụng đất và công tác chỉnh lý biến động cùng với các phương pháp:
Phương pháp điều tra thu thập các số liệu, tài liệu, phương pháp thống kê đất đai,
phương pháp Chỉnh lý biến động ngoại và nội nghiệp, phương pháp chuyên gia.
Nhìn chung công tác quản lý nhà nước về đất đai của địa phương có sự chuyển
biến tích cực dần đi vào nề nếp. Đội ngũ cán bộ địa chính có chuyên môn ngày càng
được nâng cao. Nội dung quản lý nhà nước về đất đai được triển khai đồng bộ, đạt
được kết quả khả quan, tạo điều kiện thúc đẩy phát triển kinh tế, ổn định trật tự an
ninh, chính trị, xã hội trên địa bàn thị xã nói chung và địa bàn phường nói riêng. Tuy
nhiên việc theo dõi biến động sử dụng đất và chỉnh lý biến động vào sổ bộ địa chính
cũng như trên bản đồ chưa kịp thời do trường hợp biến động quá nhiều.
Trước tình hình này, công tác chỉnh lý biến động đất đai trên địa bàn phường trở
nên cấp bách và thiết thực hơn. Đòi hỏi sự quan tâm nhiều hơn nữa của các cấp lãnh
đạo, các cơ quan ban ngành có liên quan để công tác quản lý nhà nước về đất đai nói
chung và công tác chỉnh lý biến động đất đai nói riêng được thực hiện tốt hơn. Góp
phần tạo điều kiện thuận lợi cho sự kết hợp của nhà nước với đối tượng sử dụng đất,

giúp nhà nước quản lý đất đai một cách hợp lý có, hiệu quả cao.


Ngành quản lý đất đai

SVTH: NGUYỄN THU THẢO

MỤC LỤC
Trang
ĐẶT VẤN ĐỀ.................................................................................................................1
PHẦN I ...........................................................................................................................3
TỔNG QUAN TÀI LIỆU..............................................................................................3
I.1 Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu......................................................................3
I.1.1 Vài nét về công tác quản lý nhà nước về đất đai ở Việt Nam ...........................3
I.1.2 Cơ sở khoa học ......................................................................................................4
1. Các vấn đề về hồ sơ địa chính...................................................................................4
2. Các vấn đề về biến động đất đai...............................................................................6
3. Các hình thức chỉnh lý hoàn thiện hồ sơ địa chính ................................................7
I.1.3 Các văn bản pháp lý có liên quan........................................................................7
I.2 Khái quát về địa bàn nghiên cứu............................................................................7
I.2.1 Điều kiện tự nhiên .................................................................................................7
1.Vị trí địa lý...................................................................................................................7
2. Địa hình và địa mạo...................................................................................................8
3. Khí hậu .......................................................................................................................8
4. Thủy văn.....................................................................................................................8
I.2.2 Tài nguyên thiên nhiên .........................................................................................9
1. Tài nguyên đất ...........................................................................................................9
2. Tài nguyên nước ........................................................................................................9
3. Tài nguyên nhân văn .................................................................................................9
I.2.3 Thực trạng phát triển kinh tế – Xã hội .............................................................10

1. Tình hình kinh tế .....................................................................................................10
2. Tình hình xã hội.......................................................................................................11
I.3 Nội dung và phương pháp nghiên cứu.................................................................13
I.3.1 Nội dung nghiên cứu ...........................................................................................13
I.3.2 Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................14
I.3.3 Nguồn tài liệu sử dụng trong nghiên cứu..........................................................14
PHẦN II........................................................................................................................15
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU..........................................................................................15
II.1 Tình hình quản lý nhà nước về đất.....................................................................15
III.1.1 Công tác đo đạc lập bản đồ địa chính ............................................................15
II.1.2 Tình hình lập sổ bộ địa chính ...........................................................................15
II.1.3 Công tác cấp GCNQSDĐ..................................................................................15
II.1.4 Quy hoạch , kế hoạch sử dụng đất ở địa phương. ..........................................15
II.1.5 Công tác giao đất, cho thuê đất. .......................................................................16
II.1.6 Tình hình thống kê, kiểm kê đất đai................................................................16
II.1.7 Công tác giải quyết tranh chấp, khiếu nại về đất đai.....................................16
II.2 Hiện trạng sử dụng đất của địa phương năm 2008 ..........................................16
II.2.1 Hiện trạng sử dụng đất theo mục đích sử dụng.............................................16
1. Hiện trạng sử dụng các loại đất chính ...................................................................16
2. Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp ....................................................................17
3. Hiện trạng sử dụng đất phi nông nghiệp..............................................................18


Ngành quản lý đất đai

SVTH: NGUYỄN THU THẢO

II.2.2 Hiện trạng sử dụng đất theo đối tượng sử dụng............................................19
II.3 Tình hình biến động đất đai ở địa phương. ......................................................20
II.4 Biến động do thực hiện các quyền. ....................................................................22

II.5 Chỉnh lý biến động đất đai...................................................................................23
II.5.1 Trình tự thủ tục đăng ký biến động đất đai....................................................23
1. Trình tự thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất ....................................................23
2. Trình tự thủ tục tách, hợp thửa ............................................................................24
3. Trình tự thủ tục thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất ........................................26
4. Trình tự thủ tục cấp đổi, cấp lại GCNQSDĐ........................................................26
5. Trình tự thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất ...........................................27
6. Trình tự thủ tục đăng ký thế chấp, xóa thế chấp quyền sử dụng đất.................28
7. Trường hợp biến động do đổi tên, thay đổi quyền và nghĩa vụ tài chính ..........29
8. Trường hợp sai sót nội dung trên GCNQSDĐ .....................................................29
II.5.2 Thẩm quyền chỉnh lý biến động.......................................................................30
1. Chỉnh lý biến động thuộc thẩm quyền cấp tỉnh....................................................30
2. Chỉnh lý biến động thuộc thẩm quyền cấp huyện ................................................30
3. Chỉnh lý biến động thuộc thẩm quyền cấp xã.......................................................31
II.5.3 Quy trình chỉnh lý biến động............................................................................31
1. Chỉnh lý bản đồ địa chính.......................................................................................31
2. Chỉnh lý sổ theo dõi biến động đất đai ..................................................................33
3. Chỉnh lý sổ mục kê...................................................................................................34
4. Chỉnh lý sổ địa chính ...............................................................................................34
5. Chỉnh lý giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ......................................................36
6. Chỉnh lý sổ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất...........................................37
II.6 Đề xuất giải pháp hoàn thiện công tác chỉnh lý biến động đất đai .................42
PHẦN III : KẾT LUẬN ..............................................................................................44


Ngành quản lý đất đai

SVTH: NGUYỄN THU THẢO

ĐẶT VẤN ĐỀ

Cập nhật chỉnh lý biến động là công tác quan trọng đòi hỏi các nhà quản lý về đất
đai phải thường xuyên thực hiện. Bất kỳ sự biến động nào cũng đều phải theo một
trình tự, thủ tục và phải đăng ký để cập nhật những thay đổi nhằm giúp công tác quản
lý nhà nước về đất đai có hiệu quả
Hiện nay song song với tốc độ công nghiệp hóa- hiện đại hóa, nước ta vẫn đang
trên đà phát triển về mọi mặt và có những thay đổi lớn về diện mạo đất nước. Đặc biệt
do sự tác động của nền kinh tế thị trường làm cho tốc độ đô thị hóa trở nên nhanh
chóng và nhiều quá trình điều chỉnh quy hoạch, chỉnh trang đô thị diễn ra hết sức
mạnh mẽ. Với những biến động về tình hình sử dụng đất đai như vậy đã tạo ra những
trở ngại lớn trong công tác quản lý nhà nước về đất đai. Đòi hỏi phải thường xuyên
cập nhật chỉnh lý biến động để nắm bắt, cập nhật thông tin đầy đủ, phản ánh đúng thực
trạng.
Tỉnh Bình Dương là tỉnh nằm trong vùng trọng điểm kinh tế phía Nam mà trong
đó thị xã Thủ Dầu Một là trung tâm. Những năm qua thị xã đã có những biến động lớn
về tình hình sử dụng đất đai. Vấn đề đặt ra là làm cách nào để thực hiện công việc
quản lý một cách hiệu quả, tạo cơ sở bảo hộ quyền lợi và nghĩa vụ hợp pháp của chủ
thể có liên quan, tạo điều kiện để nhà nước hoạch định chính sách quản lý và phát
triển.Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn này, đồng thời được sự đồng ý của khoa quản lý
đất đai và bất động sản cùng sự giúp đỡ của phòng tài nguyên môi trường thị xã Thủ
Dầu Một tỉnh Bình Dương tôi xin thực hiện đề tài: “chỉnh lý biến động đất đai
phường Hiệp Thành, thị xã Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương”
Mục đích - yêu cầu nghiên cứu
™ Mục đích ngiên cứu
- Thống kê được toàn bộ quỹ đất đang sử dụng và chưa sử dụng của địa phương
theo đúng mẫu quy định.
- Nắm bắt được tình hình sử dụng đất tại địa phương, xác định nguyên nhân tăng
giảm của từng loại đất, giúp các nhà quản lý nắm được cơ cấu diện tích, vị trí các loại
đất cụ thể tạo cơ sở cho công tác quản lý nhà nước về đất đai của địa phương.
- Đánh giá được tình hình biến động đất đai nhằm giúp các nhà quản lý đưa ra
được phương hướng sử dụng đất, làm cơ sở cho công tác lập quy hoạch kế hoạch sử

dụng đất.
- Chỉnh lý biến động đất đai nhằm hoàn thiện hồ sơ địa chính giúp các cơ quan
ban ngành có liên quan cập nhật được những thông tin mới nhất, đầy đủ nhất, phục vụ
công tác quản lý nhà nước về đất đai.
- Đảm bảo hồ sơ địa chính luôn phản ánh đúng với hiện trạng sử dụng đất. Nhà
nước thường xuyên nắm chắc quỹ đất tạo cơ sở hoạch định quản lý thống nhất, có hiệu
quả cao. Đặc biệt tránh trình trạng cấp trùng thửa trên nhiều GCNQSDĐ (viết tắt).
™ Yêu cầu
- Các thông tin được cập nhật phải đầy đủ, chính xác, phản ánh trung thực tình
hình khách quan, không thêm bớt thửa, không tùy ý thêm các chỉ tiêu loại đất, đối
tượng sử dụng đất, phải đúng với hướng dẫn quy định.
- Giữa bản đồ và hệ thống sổ bộ phải đảm bảo sự đồng bộ về thông tin và nội
dung.
Trang 1


Ngành quản lý đất đai

SVTH: NGUYỄN THU THẢO

- Số liệu chỉnh lý phải phản ánh đúng thực tế và sữa chữa kịp thời những sai sót
trước đây.
- Đảm bảo tính khoa học, đúng quy trình kỹ thuật, giữ nguyên được thông tin cũ
cập nhật được thông tin mới.
- Chỉnh lý biến động đất đai chỉ được thực hiện sau khi đã được cơ quan nhà
nước có thẩm quyền cho phép biến động và cấp GCNQSDĐ hoặc chỉnh lý
GCNQSDĐ đồng thời phải thực hiện đúng với quy định và hướng dẫn.
- Khi thực hiện chỉnh lý biến động, phải thực hiện đồng bộ trên toàn bộ hồ sơ địa
chính đồng thời phối hợp đồng bộ giữa ba cấp: cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã.
Đối tượng - phạm vi nghiên cứu

™ Đối tượng ngiên cứu
Các đối tượng sử dụng đất tại phường Hiệp Thành và quy trình chỉnh lý biến
động đất đai
™ Phạm vi nghiên cứu
- Đề tài tập trung nghiên cứu về công tác chỉnh lý biến động về đất đai trên bản
đồ địa chính và hệ thống sổ bộ địa chính ở phường Hiệp Thành, thị xã Thủ Dầu Một,
tỉnh Bình Dương.
- Thời gian nghiên cứu đề tài từ ngày 15 tháng 3 đến ngày 15 tháng 6 năm 2009.

Trang 2


Ngành quản lý đất đai

SVTH: NGUYỄN THU THẢO

PHẦN I
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
I.1 Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu
I.1.1 Vài nét về công tác quản lý nhà nước về đất đai ở Việt Nam
Ngành địa chính của Việt Nam có từ thời đại vua Hồng Đức, gọi là bản đồ Hồng
Đức. Bản đồ chỉ vẽ đại khái vị trí các huyện có trong nước và ghi tên các quận, huyện.
Đến triều Nguyễn, Gia Long lập đại bạ đến các làng, ghi chép các mốc giới làng, lấy
sông ngòi, núi đồi để ghi mốc giới.
™ Thời kỳ trước 30/4/1975
- Thực dân Pháp xâm chiếm nước ta năm 1886 đã đo đạc vẽ bản đồ Sài Gòn.
- Từ năm 1986 – 1930 đo vẽ xong bản đồ giải thửa các làng ở Nam Kỳ. Dựa vào
các bản đồ này lập ra tài liệu của chế độ quản thủ địa chính. Lý trưởng, chưởng bạ có
quyền nhận thực các văn bản về ruộng đất trong các làng chuyển dịch ruộng đất phải
nộp lệ phí thù lao cho chưởng bạ.

- Năm 1931, các tỉnh lập ty điền. Về tổ chức nghiệp vụ có ba phần việc: ở làng
do chưởng bạ làng làm, ở ty giao cho phòng quản thủ địa chính, ở trung gian khu vực
huyện có phái viên, hình thành ba bộ phận chịu trách nhiện của ba phần việc:
+ phần việc ở làng giữ một bộ tài liệu, thi hàng công việc là chưởng bạ.
Chưởng bạ làm việc ngay lúc có đương sự đến khai báo, chứng thực căn tự vào sổ khai
báo và sữa ngay vào sổ địa chính
+ Việc ở phòng quản thủ địa chính thuộc sở địa chính, phải làm như các
việc ở làng trừ chứng thực. Nhiệm vụ sửa chữa trong sổ địa chính do quản thủ viên của
phòng quản thủ địa chính đảm nhiệm.
+ Phần kiểm tra và thanh tra do các phái viên Ty điền thực hiện. Mỗi phái
viên phụ trách một tiểu khu địa chính. Trong khi kiểm tra nếu gặp những việc làm sai
chính sách, người kiểm tra sẽ bác bỏ ngay sau khi kiểm tra.
- Trong thời kỳ này, sử dụng bản đồ được thiết lập năm 1906 đến năm 1936 của
thời Pháp thuộc. Về sổ bộ có bằng khoán, sổ bộ địa chính, chứng thư người cày có
ruộng của thời Diệm, Thiệu.
- Như vậy, tình hình quản lý trong thời kỳ này tuy chưa hệ thống, đồng bộ nhưng
được phân địng rõ ràng nên có chế độ bảo hộ cho người sử dụng đất một cách phù
hợp. Về chuyên môn có phần tích cực, về kỹ thuật mang tính kế thừa. Giai đoạn này
tình hình biến động xảy ra ít vì đất đai chưa được công nhận là hàng hóa và người sử
dụng đất chưa có các quyền: chuyển nhượng, thừa kế... Vấn đề cập nhật biến động
được lưu tâm nhưng chưa tiến hành cụ thể.
™ Thời kỳ 1975 – 1980
Phong trào hợp tác xã sản xuất vẫn còn tồn tại, đại bộ phận ruộng đất được đưa
vào hợp tác xã quản lý và sử dụng nên hiện trạng ruộng đất có sự thay đổi lớn, tình
hình quản lý đất đai phức tạp. Hệ thống hồ sơ gồm:
+ Bản đồ giải thửa trước giải phóng.
+ Sổ mục kê kiêm thống kê ruộng đất.
™ Thời kỳ 1980 – 1985
- Thời kỳ triển khai đo đạc, phân hạng và đăng ký thống kê theo chỉ thị 299/TTg
(ngày 10/11/1980 của Thủ Tướng Chính Phủ) trong cả nước đối với đất nông nghiệp.

Trang 3


Ngành quản lý đất đai

SVTH: NGUYỄN THU THẢO

Tất cả các địa phương đã cơ bản hình thành hệ thống hồ sơ địa chính mới. Hệ thống
bản đồ và hồ sơ này có rất nhiều biến động so với thời kỳ trước giải phóng.
- Nhìn chung thời kỳ này có bản đồ giải thửa tạo điều kiện thuận lợi cho công
tác quản lý, điều tra sử dụng đất. Nhưng các khu vực nông thôn đa số là đo bao để dân
tự khai không xác định vị trí trên bản đồ. Do đó hệ thống sổ sách thiết lập trong giai
đoạn này mang tính điều tra, phản ánh nguyên hiện trạng sử dụng đất và còn nhiều
vấn đề phải giải quyết.
™ Thời kỳ 1985 – 1995
- Dựa trên kết quả đo đạc giải thửa trước đây và thực hiện quyết định 201 của
tổng cục địa chính và thông tư 302 về đăng ký thống kê, các bản đồ giải thửa đều
được thành lập mới từ ảnh máy bay đối với đất nông nghiệp và đất ở nông thôn.
- Sau cơn sốt giá đất năm 1991 cho đến năm 1993 (luật đất đai ban hành) và đến
năm 1995 thì mức độ biến đông đất đai trên cả nước là rất lớn, biến động về hình thể,
mục đích sử dụng, đặc biệt biến động do chuyển đổi, chuyển nhượng rất nhiều trong
quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa.
™ Thời kỳ 1995 – 2003
Đối với đất nông nghiệp cơ bản đã làm xong bản đồ và hồ sơ địa chính theo mẫu
tại quyết định 499/QĐ –ĐKTK của tổng cục địa chính. Đến nay một số địa phương đã
có bản đồ địa chính chính quy, đây là bản đồ được đo đạc bằng phương pháp toàn đạc,
có tọa độ các điểm khống chế và các góc ranh thửa.
™ Thời kỳ 2003 cho đến nay
- Đây là thời kỳ phát triển mới của công nghệ số trong đo đạc bản đồ. Để đáp
ứng yêu cầu của các địa phương, Bộ Tài Nguyên và Mội Trường đã và đang triển khai

các dự án xây dựng cơ sở dữ liệu nền địa hình để xây dựng hệ thống thông tin địa lý
phục vụ yêu cầu quản lý và đáp ứng các yêu cầu sử dụng đất khác của địa phương.
- Sự kiện quan trọng đánh dấu thành tích và bước phát triển mới của công tác trắc
địa và bản đồ cơ bản trong năm 2004 Bộ Tài Nguyên và Môi Trường đã kết thúc và
chính thức công bố hoàn thành mạng lưới địa chính cơ sở và hệ thống bản đồ địa
chính tỷ lệ 1/50.000 phủ trùm toàn quốc, đồng thời giới thiệu sử dụng hệ thống trạm
định vị DGPS quốc gia vào tháng 12/2004.
I.1.2 Cơ sở khoa học
1. Các vấn đề về hồ sơ địa chính
a. Khái niệm hồ sơ địa chính
- Hồ sơ địa chính là hệ thống các tài liệu, số liệu, bản đồ, sổ sách… chứa đựng
những thông tin cần thiết về các mặt tự nhiên, kinh tế, xã hội, pháp lý của đất đai được
thiết lập trong quá trình đo đạc lập bản đồ địa chính, đăng ký đất đai ban đầu và đăng
ký biến động đất đai, cấp GCNQSDĐ.
- Hồ sơ địa được lập chi tiết đến từng thửa đất và phải đảm bảo tính thống nhất
giữa bản đồ địa chính, sổ địa chính, sổ mục kê đất đai, sổ theo dõi biến động đất đai,
thống nhất giữa các bản gốc và bản sao, thống nhất giữa hồ sơ địa chính với
GCNQSDĐ và hiện trạng sử dụng đất.
- Hồ sơ địa chính được lập theo đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn gồm 3 bộ
lưu ở cấp xã, cấp huyện và cấp tỉnh.
- Hồ sơ địa chính gồm:
+ Bản đồ địa chính
+ GCNQSDĐ
Trang 4


Ngành quản lý đất đai

SVTH: NGUYỄN THU THẢO


+ Sổ bộ địa chính
• Sổ theo dõi biến động đất đai
• Sổ địa chính
• Sổ mục kê
• Sổ cấp GCNQSDĐ
b. Tài liệu địa chính phục vụ thường xuyên hoặc hỗ trợ yêu cầu quản lý
đất đai thường xuyên
™ Bản đồ địa chính
- Là loại bản đồ chuyên ngành quản lý đất đai, được lập theo đơn vị hành chính
xã, phường, thị trấn nhằm phục vụ yêu cầu đăng ký, lập sổ bộ địa chính, cấp
GCNQSDĐ, thống kê, kiểm kê đất đai, cập nhật chỉnh lý biến động, làm nền để thành
lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất…
- Bản đồ địa chính được lập theo chuẩn kỹ thuật thống nhất trên hệ thống tọa độ
nhà nước. Nội dung bản đồ địa chính thể hiện thửa đất, hệ thống thủy văn, thủy lợi, hệ
thống đường giao thông, mốc giới và đường địa giới hành chính các cấp, mốc giới
hàng lan an toàn công trình, điểm tọa độ địa chính, địa danh và các ghi chú thuyết
minh.
™ Sổ địa chính
Là sổ thể hiện thông tin về người sử dụng đất và thông tin về sử dụng đất của
người đó đối với thửa đất đã cấp Giấy chứng nhận. Sổ được lập theo đơn vị hành chính
xã, phường, thị trấn.
™ Sổ mục kê
- Liệt kê tất cả các thửa đất và đối tượng chiếm đất nhưng không tạo thành thửa
đất trong phạm vi địa giới hành chính mỗi xã, phường, thị trấn để phục vụ nhu cầu
thống kê diện tích, tra cứu bản đồ.
- Sổ được lập theo đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn cùng với việc lập bản
đồ địa chính. Thông tin thửa đất và các đối tượng chiếm đất khác trên sổ phải phù hợp
với hiện trạng sử dụng đất. Thửa đất đã cấp GCNQSDĐ mà có thay đổi nội dung
thông tin so với hiện trạng khi đo vẽ bản đồ địa chính thì phải chỉnh sửa cho thống
nhất với GCNQSDĐ.

™ Sổ theo dõi biến động đất đai
Sổ được lập theo đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn để ghi nhận những biến
động về sử dụng đất trong quá trình sử dụng đất. Sổ được lập nhằm mục đích theo dõi
và quản lý chặt chẽ tình hình thực hiện đăng ký biến động làm cơ sở thống kê diện tích
đất đai theo định kì.
™ Sổ cấp GCNQSDĐ
Giúp UBND cấp có thẩm quyền cấp GCNQSDĐ theo dõi việc xét duyệt, cấp
giấy chứng nhận đến từng chủ sử dụng đất. Sổ được lập trên cơ sở thứ tự của
GCNQSDĐ đã cấp vào sổ. Cơ quan địa chính Tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương,
cơ quan địa chính Huyện chịu trách nhiệm lập và giữ sổ cấp GCNQSDĐ cho các đối
tượng thuộc thẩm quyền của cấp mình.
™ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
- Là giấy chứng nhận do cơ quan có thẩm quyền cấp cho người sử dụng đất để
bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất.
Trang 5


Ngành quản lý đất đai

SVTH: NGUYỄN THU THẢO

- Giấy gồm bốn trang, thể hiện đầy đủ nội dung, tính pháp lí sử dụng đất của hộ
gia đình cá nhân và tổ chức. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được cấp theo một
mẫu thống nhất trong cả nước đối với tất cả các loại đất do Bộ TN-MT phát hành..
c. Tài liệu gốc lưu trữ và tra cứu khi cần thiết
- Các tài liệu hình thành trong quá trình đo đạc lập bản đồ địa chính: hồ sơ kỹ
thuất thửa đất, sổ dã ngoại...
- Các tài liệu hình thành trong quá trình đăng ký ban đầu, đăng ký biến động đất
đai và cấp GCNQSDĐ.
2. Các vấn đề về biến động đất đai

a. Khái niệm biến động đất đai
Biến động đất đai là sự thay đổi thông tin không gian và thuộc tính của thửa đất
sau khi được xét duyệt cấp GCNQSDĐ và lập hồ sơ địa chính ban đầu.
b. Các dạng biến động đất đai
Căn cứ vào đặt trưng biến động đất đai, chia làm hai dạng biến động chính.
- Biến động do thay đổi dữ liệu không gian: tách thửa, hợp thửa, thửa đất sạt
lở tự nhiên, thay đổi ranh giới hàng chính...
- Biến động do thay đổi dữ liệu thuộc tính: biến động này ghắn liền với các
quyền của người sử dụng đất.
c. Các hình thức biến động đất đai
- Chuyển quyền sử dụng đất
+ Chuyển đổi quyền sử dụng đất.
+ Chuyển nhượng quyền sử dụng đất.
+ Thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất.
+ Chuyển quyền sử dụng đất theo quyết định công nhận kết quả hòa giải
thành đối với tranh chấp đất đai của UBND (viết tắt) cấp có thẩm quyền cấp
GCNQSDĐ.
+ Chuyển quyền sử dụng đất theo quyết định hành chính giải quyết
khiếu nại, tố cáo về đất đai của UBND cấp có thẩm quyền.
+ Chuyển quyền sử dụng đất theo bản án, quyết định của tòa án nhân
dân hoặc quyết định của cơ quan thi hành án.
+ Chuyển quyền sử dụng đất theo văn bản công nhận kết quả đấu giá
quyền sử dụng đất phù hợp với pháp luật.
+ Chuyển quyền sử dụng đất theo văn bản thỏa thuận xử lý nợ trong hợp
đồng thuế chấp bảo lãnh.
+ Chuyển quyền do chia tách, sát nhập tổ chức theo quyết định của cơ
quan, tổ chức.
- Thuế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng quyền sử dụng đất.
- Hợp thức hóa quyền sử dụng đất.
- Cấp lại, cấp đổi GCNQSDĐ.

- Người sử dụng đất đổi tên.
- Biến động do sai sót nội dung thông tin trên GCNQSDĐ.
- Thay đổi mục đích, thời hạn sử dụng đất.
Trang 6


Ngành quản lý đất đai

SVTH: NGUYỄN THU THẢO

- Tách hoặc hợp thửa.
- Thửa đất sạt lở tự nhiên.
- Chuyển từ hình thức được nhà nước cho thuê đất sang hình thức được nhà nước
giao đất có thu tiền sử dụng đất…
3. Các hình thức chỉnh lý hoàn thiện hồ sơ địa chính
Các loại hồ sơ địa chính cần chỉnh lý để hoàn thiện khi có xảy ra biến động đất
đai:
- Chỉnh lý bản đồ.
- Chỉnh lý GCNQSDĐ.
- Chỉnh lý hoàn thiện sổ bộ địa chính.
+ sổ theo dõi biến động.
+ Sổ địa chính.
+ Sổ mục kê.
+ Sổ GCNQSDĐ.
I.1.3 Các văn bản pháp lý có liên quan.
- Luật đất đai được Quốc Hội khóa XI thông qua ngày 26/11/2003 và có hiệu lực
thi hành ngày 1/7/2004.
- Nghị định 181/2004 NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính Phủ về thi hành luật
đất đai.
- Thông tư 29/2004/TT-BTNMT ngày 1/11/2004 của Bộ Tài Nguyên và Môi

Trường về việc hướng dẫn lập, quản lý, chỉnh lý hồ sơ địa chính.
- Thông tư 09/2004/TT-BTNMT ngày 2/8/2007 của Bộ Tài Nguyên và Môi
Trường về việc hướng dẫn lập, quản lý, chỉnh lý hồ sơ địa chính
- Thông tư 28/2004/TT-BTNMT ngày 1/11/2004 của Bộ Tài Nguyên và Môi
Trường về việc hướng dẫn thống kê, kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử
dụng đất.
- Thông tư 08/2004/TT-BTNMT ngày 2/8/2007 của Bộ Tài Nguyên và Môi
Trường về việc hướng dẫn thống kê, kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử
dụng đất.
- Quyết định 08/2006/QĐ-BTNMT ngày 21/7/2006 của Bộ Tài Nguyên và Môi
Trường ban hành quy định về GCNQSDĐ.
I.2 Khái quát về địa bàn nghiên cứu
I.2.1 Điều kiện tự nhiên
1.Vị trí địa lý
- Phường Hiệp Thành nằm ở vị trí trung tâm của thị xã Thủ Dầu Một thuộc vùng
kinh tế trọng điểm phía Nam, cách thành phố Hồ Chí Minh trung tâm kinh tế lớn nhất
cả nước khoảng 30km – là đầu mối giao thông và giao lưu lớn của vùng kinh tế trọng
điểm phía Nam. Phường Hiệp Thành là trung tâm hành chính, chính trị của thị xã Thủ
Dầu Một là nơi tập trung của các cơ quan ban ngành quan trọng của thị xã cũng như
của tỉnh Bình Dương.

Trang 7


Ngành quản lý đất đai

SVTH: NGUYỄN THU THẢO

- Về địa giới hành chính:
+ Phía Bắc – Tây Bắc giáp phường Định Hòa.

+ Phía Bắc – Đông Bắc giáp phường Phú Mỹ.
+ Phía Đông giáp phường Phú Lợi.
+ Phía Nam giáp phường Phú Cường.
+ Phía Tây giáp xã Chánh Mỹ.
- Phường Hiệp Thành gồm có 6 khu phố:
+ Khu phố 1: 117,77 ha
+ Khu phố 2: 23,5 ha
+ Khu phố 3: 53,27 ha
+ Khu phố 4: 9,60 ha
+ Khu phố 5: 247,92 ha
+ Khu phố 6: 135,52 ha
2. Địa hình và địa mạo
- Phường Hiệp Thành thuộc thị xã Thủ Dầu Một mang dạng địa hình đặc trưng
của miền Đông Nam Bộ. Nằm trong vùng chuyển tiếp giữa địa hình cao nguyên và
đồng bằng, đây là khu vực cuối cùng của đồi núi thấp với các ngọn đồi thấp xen kẽ lẫn
nhau và thoai thoải về hướng sông Sài Gòn do đó địa hình ở đây tương đối phức tạp.
- Hướng địa hình đặc trưng là nghiêng dần theo hướng Đông Bắc – Tây Nam,
khu vực phía Bắc có độ cao thay đổi từ 20 – 40 m và thấp dần về hướng sông Sài Gòn.
3. Khí hậu
- Phường Hiệp Thành cũng như thị xã Thủ Dầu Một nói riêng và toàn tỉnh Bình
Dương nói chung đều mang đặc trưng khí hậu gió mùa nhiệt đới cận xích đạo. Trong
năm có hai mùa rõ rệt:
+ Mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4.
+ Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11.
- Nhiệt độ trung bình hàng năm vào khoảng 26,90C.
- Bức xạ hàng tháng đạt từ 10,2 Kcal – 14,2 Kcal, lượng bức xạ dồi dào, biến
động ít giữa các mùa và tương đối ổn định giữa các năm.
- Độ ẩm tương đối của không khí khoảng 85%, cao nhất là vào các tháng mùa
mưa và thấp nhất là các tháng mùa khô.
- Mùa mưa bắt đầu vào tháng 5 và kết thúc vào tháng 11 hàng năm. Lượng mưa

trung bình hàng năm là 1.855mm, số ngày mưa trung bình trong năm là 113 ngày.
- Hướng gió thịnh hành Tây - Tây Nam vào mùa mưa và Đông - Đông Bắc vào
mùa khô. Trong những tháng mưa thường có mưa lớn và gió xoáy gây thiệt hại nhiều.
4. Thủy văn
- Mạng lưới sông suối của phường bao gồm Suối Giữa và một số tuyến kênh nội
đồng nhỏ lẻ khác. Nó chỉ có khả năng đáp ứng đủ nước cho một phạm vi diện tích đất
nông nghiệp rất nhỏ vào mùa mưa và rất hiếm nước vào mùa khô. Còn lại nguồn cung
cấp nước chính cho phường là nước mưa và nước ngầm.
- Suối Giữa chảy từ ranh giới xã Phú Mỹ tới ranh xã Chánh Mỹ có chiều dài
khoảng 1,2 km, rộng trung bình từ 5 - 10 m, lưu lượng nước kiệt nhất vào tháng 4 và
cao nhất vào tháng 10.

Trang 8


Ngành quản lý đất đai

SVTH: NGUYỄN THU THẢO

I.2.2 Tài nguyên thiên nhiên
1. Tài nguyên đất
- Trên địa bàn phường có các nhóm đất chính sau:
+ Đất nâu vàng trên phù sa cổ: là loại đất có diện tích lớn nhất 387,82 ha
chiếm 66,00% diện tích toàn phường, rất thích hợp cho các loại cây trồng ngắn ngày.
+ Đất xám Gley: có diện tích 152,81 ha chiếm 26,00% tổng diện tích tự
nhiên, phân bố chủ yếu ở phía Tây của phường.
+ Đất dốc tụ: diện tích 46,09 ha chiếm 8,00% tổng diện tích tự nhiên, , phân
bố chủ yếu ở phía Tây Bắc của phường dọc theo suối giữa.
- Chất lượng đất:
+ Đối với sản xuất nông nghiệp: đất dốc tụ thuận lợi cho phát triển nông lâm nghiệp nhất là đối với trồng cây hàng năm, đất xám Gley và đất nâu vàng trên phù

sa cổ phù hợp trồng cây lâu năm.
+ Đối với xây dựng công trình: đất đai của phường có đầy đủ các yếu tố để
phát triển, xây dựng các công trình, nề đất vững chắc có khả năng chịu nén tốt.
2. Tài nguyên nước
a. nước mặt
Nguồn nước mặt của phường rất hạn chế, hiện tại chỉ có Suối Giữa là nguồn
cung cấp nước chủ yếu cho mọi hoạt động sản xuất nông nghiệp trên toàn phường.
Suối Giữa chỉ có khả năng đáp ứng cho một bộ phận diện tích đất nông nghiệp rất nhỏ
ven bờ Suối Giữa vào mùa mưa, còn mùa khô lượng nước mặt rất hạn chế hầu như
không đủ cung ứng cho sản xuất nông nghiệp.
b. Nước ngầm
- Nguồn nước ngầm lại khá dồi dào và có chất lượng nước tốt. Theo tài liệu của
liên đoàn địa chất 802 khả năng khai thác nước ngầm trên địa bàn phường có thể đạt
trữ lượng lớn, nhưng chất lượng nước có tính acid rõ rệt và độ ăn mòn lớn.
- Mực nước tĩnh thường xuất hiện ở độ sâu 1,5m - 3m, có nơi ở độ sâu 10m 15m, có nơi từ 20m - 30m. Nước ngầm tồn tại ở hai dạng có áp và không có áp và
được chứa ở hai dạng chủ yếu:
+ Tầng chứa nước Halogen: Là tầng chứa nước có chất lượng tốt.
+ Tầng chứa nước Pleistocen phân bố ở phần rìa đất xám trên phù sa cổ.
Hầu hết các công trình lấy nước đều nằm trong tầng này.
3. Tài nguyên nhân văn
- Phường Hiệp Thành cũng như thị xã Thủ Dầu Một và tỉnh Bình Dương có một
lịch sử phát triển lâu đời. Các di sản khảo cổ cho thấy con người tiền sử đã có mặt trên
vùng đất này từ cách đây hàng ngàn năm. Chính sự phát triển đó đã làm cho phường
cũng như thị xã Thủ Dầu Một và tỉnh Bình Dương có một bản sắc văn hóa đa dạng và
phong phú.
- Các lễ hội văn hóa dân gian truyền thống thường được tổ chức hàng năm. Mỗi
năm tổ chức hai kỳ lễ hội tại đình thần Chánh An vào tháng 2 và tháng 8. Đây là tài
sản phi vật thể cần được sự quan tâm của các cấp các ngành để bảo vệ, quản lý, tôn
tạo phát triển đúng hướng, lành mạnh hạn chế tệ nạn mê tín dị đoan trong các lễ hội
văn hóa dân gian .


Trang 9


Ngành quản lý đất đai

SVTH: NGUYỄN THU THẢO

9 Nhận xét chung về điều kiện tự nhiên – tài nguyên thiên nhiên
Mặt thuận lợi
- Phường Hiệp Thành nằm ở vị trí trung tâm của thị xã, là trung tâm hành chính,
chính trị hàng đầu, là trung tâm đào tạo nguồn nhân lực chính của thị xã cũng như của
tỉnh Bình Dương do đó phường đã và đang cung cấp một lực lượng lớn lao động có
trình độ văn hóa và tay nghề kỹ thuật cao.
- Nằm gần thành phố Hồ Chí Minh lại có các tuyến đường lớn đi qua cho nên
thuận tiện cho việc giao lưu, vận chuyển hàng hóa và tiêu thụ sản phẩm.
- Đất đai của phường tương đối thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, đất đai có
đầy đủ các yếu tố để phát triển xây dựng các công trình, nền đất cao so với mực nước
biển từ 25m – 30m, độ dốc không lớn, thuận tiện cho công tác san ủi mặt bằng.
- Phường có đến 92% tổng diện tích tự nhiên đất có nguồn gốc là đất xám và đất
nâu vàng trên phù sa cổ nên có nền đất vững chắc, chịu nén tốt giúp giảm nhẹ chi phí
gia cố xử lý nền móng khi xây dựng công trình.
Mặt hạn chế
- Nguồn nước mặt của phường hạn chế, chỉ có khả năng đáp ứng cho một bộ
phận diện tích đất nông nghiệp ven bờ suối vào mùa mưa, mùa khô thì không cung
ứng đủ nước cho sản xuất nông nghiệp.
- Vào mùa mưa thường có mưa lớn và gió xoáy gây thiệt hại đáng kể về nhà cửa
và cây trồng.
I.2.3 Thực trạng phát triển kinh tế – Xã hội
1. Tình hình kinh tế

a. Nông nghiệp
- Trồng trọt: nông dân đã gieo trồng được 3 ha vụ lúa đông xuân, năng suất đạt
42 tạ/ha và 02 ha cây rau ngắn ngày. Vụ lúa mùa thì đã gieo trồng được 03 ha năng
suất đạt 40 tạ/ha và 2,5 ha cây rau ngắn ngày. Vụ lúa hè thu đa gieo trồng được 02 ha,
năng suất đạt 32 tạ/ha và 02 ha cây rau ngắn ngày.
- Chăn nuôi: tại địa phương không phát hiện dịch bệnh ở đàn gia súc, gia cầm.
Và đã thực hiện công tác tiêu độc chuồng trại được 448 hộ và tiêm phòng định kỳ
được 594 hộ với 15.143 con gia cầm.
- Thủy lợi: nông dân đã rong dọn, nạo vét và cơi cập 09 lượt với tổng chiều dài
3.500 mét kênh mương nội đồng ở đồng suối giữa.
b. Thương mại - Dịch vụ
- Cùng với sự phát triển chung, kinh tế của phường phát triển mạnh mẽ và
chuyển dịch theo hướng thương mại và dịch vụ. Phường gồm có 1 chợ, 1 trung tâm
thương mại đáp ứng nhu cầu phục vụ nhân dân.
- Tổng số cơ sở đang hoạt động 1.055/900 cơ sở, đạt 117,22%, trong đó: thương
nghiệp 237 cơ sở, ăn uống 240, nhà trọ 305, dịch vụ khác 273. Tổng doanh thu
118.433.000.000 đồng/96 tỷ đồng.
c. Tiểu thủ công nghiệp
Tiểu thủ công nghiệp: tổng số cơ sở của ngành tểu thủ công nghiệp hiện đang
hoạt động là 262 cơ sở, số lao động của các cơ sở thuộc ngành tiểu thủ công nghiệp là
9.423 lượt lao động. Số sản phẩm sản xuất ra là 15.200 sản phẩm các loại. Tổng doanh
thu 16.341.000.000 đồng/15 tỷ đồng.

Trang 10


Ngành quản lý đất đai

SVTH: NGUYỄN THU THẢO


2. Tình hình xã hội
a. Văn hóa thông tin – thể dục thể thao
Cắt dán băng rol, khẩu hiệu, trang trí phục vụ âm thanh cho các hội nghị. Phóng
thanh tuyên truyền loa tay, vận động nhân dân treo cờ trong ngày lễ 2/9. Tổ chức các
giải bóng đá, bóng chuyền, hội diễn văn nghệ quần chúng cấp phường. Ngoài ra
phường còn vận động các hộ dân tham gia ngày hội gia đình thể thao, ngày hội gia
đình Việt Nam.
b. Truyền thanh
Thời lượng phát thanh 1.168 giờ 30 phút (tiếp âm đài trung ương, Đài Bình
Dương, Đài thị xã 1.026 giờ). Phát thanh địa phương 142 giờ 30 phút. Nội dung phát
thanh tập trung là Luật nghĩa vụ quân sự, Nghị quyết 32/CP, tuyên truyền kỷ niệm
ngày Thành lập Đảng Cộng Sản Việt Nam 3/2, ngày giải phóng miền Nam thống nhất
đất nước 30/4, ngày Quốc tế lao động 1/5, ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh 19/5,
Quốc khánh 2/9, phòng chống sốt xuất huyết trong mùa mưa và cùng một số thông tin
khác ở địa phương.
c. Dân số - gia đình - trẻ em
- Toàn phường có 3.952 hộ dân với 23.002 nhân khẩu, trong dó có 7.362 là tạm
trú.
- Duy trì các hoạt động truyền thông dân số nhằm giúp người dân nâng cao nhận
thức trong việc chăm sóc sức khoẻ sinh sản và thực hiện kế hoạch hoá gia đình, có 03
khu phố đăng ký thực hiện gia đình ít con, no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc và
bền vững. Thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch hóa gia đình. Cấp phát 163 thẻ khám chữa
bệnh miễn phí cho trẻ em dưới 6 tuổi. Cấp 38 học bổng cho trẻ em nghèo, mồ côi.
Hoàn thành bảng kê dân số chuẩn bị cho công tác Tổng điều tra dân số nhà ở
(01/4/2009).
d. Giáo dục - Y tế
™ Giáo dục
- Phường gồm có 01 trường mẫu giáo (trường Sao Mai), 01 trường tiểu học (Hiệp
Thành), 01 trường tiểu học bán trú (Lê Hồng Phong), 01 trường trung học cơ sở (Chu
Văn An), với 170 giáo viên, trong đó có 06 giáo viên giỏi cấp cơ sở, 10 giáo viên giỏi

cấp thị, 32 giáo viên giỏi cấp trường, 15 giáo viên giỏi cấp tỉnh. Trong đó trường tiểu
học Hiệp Thành là trường đạt chuẩn quốc gia.
Bảng 1: Hiện trạng giáo dục 2008
Cấp trường

Trường

Tên trường

Mẫu giáo

1

Tiểu học
THCS

2
1

Sao Mai
Hiệp Thành
Bán trú Lê Hồng Phong
Chu Văn An

Giáo viên giỏi/giáo
viên
2/6
17 / 54
23 / 49
21 / 61


Học sinh
90
1.000
773
1.707

™ Y tế
- Thực hiện tốt công tác khám chữa bệnh cho 70.110/71.242 lượt người. Thực
hiện tiêm chủng mở rộng và chương trình phòng chống suy dinh dưỡng.
Trang 11


Ngành quản lý đất đai

SVTH: NGUYỄN THU THẢO

- Tổ chức tập huấn kiến thức an toàn vệ sinh thực phẩm, kiểm tra các hộ kinh
doanh ăn uống. Tổ chức ra quân chiến dịch diệt lăng quăng, diệt muỗi.
đ. Giao thông – Chỉnh trang đô thị
™ Giao thông.
- Thực hiện Nghị quyết 32/CP về một số giải pháp cấp bách nhằm kiềm chế tai
nạn giao thông và ùn tắc giao thông. Về an toàn giao thông đã tuần tra được 173 đợt,
giao thông đô thị đã tổ chức tuần tra được 177 đợt.
- Giao thông nông thôn: kế hoạch thoả thuận danh mục đầu tư là 10 công trình
(bê tông nhựa nóng là 03, bê tông xi măng là 07). Đã thực hiện được 10/10 công trình
và đưa vào sử dụng.
™ Chỉnh trang đô thị
- Thực hiện hoàn chỉnh và đưa vào sử dụng khu phố 3, xây mới đài liệt sĩ.
- Công tác cấp số nhà: đã cấp cho 2.626 giấy chứng nhận số nhà, hiện đang bổ

sung 912 hộ còn thiếu sót.
- Vệ sinh môi trường: tổ chức triển khai thành lập các tổ tự quản về vệ sinh môi
trường trên địa bàn phường. Duy trì hoạt động đội rác dân lập làm vệ sinh nhà ở và các
rạch.
e. An ninh – Quốc phòng
™ An ninh
- Tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị số 25/2007/CT.TTg về công tác phòng
chống khủng bố trong tình hình mới. Phường đã thực hiện kế hoạch tấn công trấn áp
tội phạm, kết hợp các đội nghiệp vụ công an thị xã và phòng văn hóa thông tin thị xã
đã phát hiện tội phạm hình sự (giết người, cướp giật, trộm tài sản) và tội phạm ma túy.
- Tình hình an ninh chính trị: được giữ vững, không xảy ra tình hình, vụ việc gì
phức tạp.
- Trật tự an toàn xã hội: được duy trì và giữ vững. Phường đã phát động phong
trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc, Tổ chức họp dân thực hiện phong trào toàn dân
bảo vệ an ninh tổ quốc.
™ Quốc phòng
- Duy trì nghiêm công tác trực chỉ huy, trực chiến sẵn sàng chiến đấu, phối hợp
cùng Công an tuần tra truy quét các khu vực trọng điểm trên địa bàn và tổ chức hội
nghị tổng kết 12 năm thực hiện pháp lệnh quân tự vệ, dự bị động viên và luật nghĩa vụ
quân sự.
- Xây dựng kế hoạch đăng ký phúc tra công dân trong độ tuổi tham gia dân quân.
Tổ chức xét tuyển dân quân ở 06 khu phố, tham gia hội thao quốc phòng. Thực hiện
các bước công tác gọi công dân nhập ngũ, xử lý thanh niên chống lệnh gọi nhập ngũ
9 Nhận xét chung về tình hình kinh tế - xã hội
Mặt tích cực
- Phường Hiệp Thành là phường nội ô, dân cư sống tập trung, tình hình sử dụng
đất ổn định, cơ sở hạ tầng đường xá đều được đầu tư nâng cấp, mở rộng. Trình độ dân
trí cao, tiếp cân được mọi thông tin qua đài, báo chí, kịp thời nắm bắt mọi chủ trương,
chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước. Khu và tổ dân phố tham gia hoạt động
nhiệt tình giúp đỡ địa phương hoàn thành nhiệm vụ được giao.

Trang 12


Ngành quản lý đất đai

SVTH: NGUYỄN THU THẢO

- Trong năm 2008 tình hình kinh tế - xã hội trên địa bàn phường được ổn định,
đời sống của nhân dân được cải thiện. Tuy nhiên tình hình giá cả, thị trường thời gian
qua có biến động mạnh, một số mặt hàng thiết yếu, đặt biệt là lương thực, thực phẩm
tăng vọt đã gây ảnh hưởng đến đời sống của nhân dân nhất là dân lao động. Các chỉ
tiêu về kinh tế- xã hội cơ bản đạt và vượt so với chỉ tiêu chung của năm 2008. Thực
hiện công tác phòng chống dịch bệnh trên đàn gia súc gia cầm được thường xuyên,
nên không có dịch bệnh xảy ra.
- Công tác quản lý đô thị được quan tâm thực hiện. Công tác giảm nghèo giải
quyết việc làm, các chế độ chính sách xã hội và chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho nhân
dân được chỉ đạo thực hiện kịp thời và đạt yêu cầu đề ra. Công tác giáo dục được quân
tâm, chất lượng ngày một nâng cao.
- Tình hình an ninh trật tự được giữ vững, bảo vệ an toàn các ngày Lễ, Tết, Rằm
tháng giêng.
Mặt hạn chế
- Vấn đề về môi trường: do tốc độ tăng trường kinh tế của phường khá nhanh nên
hiện nay đã nảy sinh vấn đề về ô nhiễm môi trường.
+ do hệ thống tiêu thoát nước và nguồn nước mặt khan hiếm nên nước thảy
sinh hoạt và nước thảy của các nhà máy đều đổ ra nguồn nước mặt duy nhất của
phường là Suối Giữa và rạch Ông Đành. Do đó đã gây ô nhiễm môi trường nước trên
các kênh rạch.
+ Với tốc độ đô thị hóa ngày càng gia tăng, sự phát triển của các cơ sở sản
xuất, các nhà máy xí nghiệp, giao lưu hành hóa tăng và mở rộng các tuyến đường dẫn
đến khả năng ô nhiễm không khí, ô nhiễm khói bụi, ô nhiễm tiếng ồn ngày càng gia

tăng.
- Văn hoá xã hội: do địa bàn phường Hiệp Thành nằm trải dài trên các trục lộ lớn
(đại lộ Bình Dương, Cách mạng tháng tám) và công suất máy truyền thanh đã sử dụng
hết vẫn không thể phủ toàn địa bàn phường nên việc mở rộng thêm hệ thống truyền
thanh có dây là không khả thi, mặt khác tình hình trộm cắp dây loa truyền thanh vẫn
tiếp diễn. Vì vậy việc phát thanh tuyên truyền xuống khu phố còn hạn chế.
- An ninh- Quốc phòng: Đối tượng tụ tập thành băng nhóm gây rối trật tự công
cộng vẫn còn xảy ra. Công tác giao quân không đạt chỉ tiêu trên giao.
- Công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật triển khai chưa đầy đủ theo kế hoạch.
I.3 Nội dung và phương pháp nghiên cứu
I.3.1 Nội dung nghiên cứu
Đề tài tập trung vào nghiên cứu các nội dung sau:
- Tình hình quản lý nhà nước về đất đai.
- Hiện trạng sử dụng đất đai ở địa phương.
- Tình hình biến động đất đai ở địa phương.
- Chỉnh lý biến động đất đai.
+ Bản đồ địa chính.
+ GCNQSDĐD.
+ Sổ theo dõi biến động đất đai.
+ Sổ địa chính.
Trang 13


Ngành quản lý đất đai

SVTH: NGUYỄN THU THẢO

+ Sổ mục kê.
+ Sổ cấp GCNQSDĐD
- Đánh giá những tồn tại vướng mắc trong công tác chỉnh lý biến động đất

đai ở địa phương, từ đó đề xuất hướng giải quyết để giúp công tác quản lý đất đai ở địa
phương được tốt hơn.
I.3.2 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp điều tra thu thập các số liệu, tài liệu có liên quan phục vụ cho việc
nghiên cứu của đề tài: thu thập các văn bản luật của địa phương có liên quan đến biến
động, thu thập các số liệu về kiểm kê và thống kê đất đai,…
- Phương pháp thống kê đất đai: so sánh, phân tích, tổng hợp các tài liệu số liệu
thu thập được, phân tích tình hình biến động qua các năm, nguyên nhân chủ quan và
khách quan của biến động để thấy được những ảnh hưởng tiêu cực hay tích cực đối với
tình hình phát triển kinh tế xã hội của địa phương.
- Phương pháp Chỉnh lý biến động ngoại và nội nghiệp: căn cứ vào các dạng biến
động, các thông tin về từng loại biến động cùng các dụng cụ, máy móc kỹ thuật tiến
hành chỉnh lý nội và ngoại nghiệp đảm bảo cho hồ sơ địa chính phải phản ánh đúng
thực trạng.
- Phương pháp chuyên gia: sự đóng góp ý kiến của các kỹ sư đang công tác,
những người có chuyên môn nghiệp vụ.
I.3.3 Nguồn tài liệu sử dụng trong nghiên cứu
- Bản đồ địa chính phường Hiệp Thành gồm 86 tờ, trong đó tỷ lệ 1/1000 có 20 tờ,
tỷ lệ 1/500 có 66 tờ.
- Sổ địa chính, sổ mục kê, sổ theo dõi biến động đất đai, sổ cấp GCNQSDĐ,
GCNQSDĐ.
- Các bảng biểu thống kê, kiểm kê diện tích đất đai của phường.
- Các văn bản pháp luật của UBND Thị xã Thủ Dầu Một.

Trang 14


Ngành quản lý đất đai

SVTH: NGUYỄN THU THẢO


PHẦN II
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
II.1 Tình hình quản lý nhà nước về đất
III.1.1 Công tác đo đạc lập bản đồ địa chính
- Bản đồ địa chính phường Hiệp Thành được thành lập năm 1996 với tổng số tờ
là 86 tờ ở tỷ lệ 1/1000 với tổng diện tích là 587.58 ha. Các tờ bản đồ được đánh số
theo thứ tự là HTC 01 cho đến HTC 86.
- Do trên địa bàn phường tình hình biến động đất đai diễn ra quá nhiều cho nên
tình trạng có sai số về diện tích là không tránh khỏi. Chính vì vậy năm 2006 bản đồ địa
chính của phường đã được đo vẽ lại.
- Bản đồ địa chính mới có tổng số tờ là 86 tờ gồm các tỷ lệ 1/500, 1/1000. Trong
đó 20 tờ có tỷ lệ 1/1000, 66 tờ ở tỷ lệ 1/500. Các tờ bản đồ được đánh số từ HTC 01
cho đến HTC 86. Những tờ bản đồ nào có biến động quá nhiều thì khi đo vẽ mới sẽ tạo
ra thành nhiều tờ và được đánh số như sau HTC 15.1, HTC 15.2, …
II.1.2 Tình hình lập sổ bộ địa chính
Trước đây hệ thống sổ bộ địa chính của phường được lập theo quyết định
499 /QĐ-ĐC ngày 27-07-1995 của Tổng Cục Địa Chính. Từ khi thông tư 29 của
BTNMT được ban hành ngày 1-11-2004, thì hệ thống sổ bộ của phường được lập theo
mẫu sổ do thông tư này quy định.
II.1.3 Công tác cấp GCNQSDĐ
Năm 2008 số giấy chứng nhận đã cấp cho phường là 243 giấy với diện tích 11,78
ha. Trong đó diện tích đất nông nghiệp đã cấp là 9,32 ha, diện tích đất ở đã cấp là 2,46
ha. Nâng tổng số giấy đã được cấp của phường lên 3003 giấy với tổng diện tích đã
được cấp là 362,41 ha. Trong đó diện tích đất nông nghiệp là 292,34 ha, diện tích đất ở
là 70,07 ha.
Bảng 2: Tình hình cấp GCNQSDĐ năm 2008
Tổng số hộ
đã cấp


243

Tổng diện tích đã cấp
GCNQSDĐ năm 2008 (ha)
Tổng số Đất ở
Đất Nông
nghiệp
11.78
2,46
9,32

Lũy kế số hộ Lũy kế diện tích đất
đã cấp
đã cấp (ha)
GCNQSDĐ Đất ở Đất Nông
nghiệp
3003
70,07
292,34

( Nguồn: Văn phòng đăng ký QSDĐ thị xã Thủ Dầu Một)
II.1.4 Quy hoạch , kế hoạch sử dụng đất ở địa phương.
- Phường đã tổ chức rà soát việc quy hoạch sử dụng đất của địa phương đến năm
2010 để trình phòng TN-MT (viết tắt) thị xã tham mưu cho UBND Thị xã điều chỉnh
quy hoạch sử dụng đất cho địa phương.
- Nghị quyết số 66-NQ/TU ngày 31/7/2006 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bình
Dương đã xây dựng kế hoạch phát triển đô thị Thủ Dầu Một đến năm 2010 và định
hướng đến năm 2015, xây dựng đề án đô thị Thủ Dầu Một đạt tiêu chí đô thị loại II.
Do đó phường đã tích cực hưởng ứng trong vấn đề giao thông nông thôn và chỉnh
trang đô thị. Địa bàn phường đã lựa chọn các hạng mục, nậng cấp mở rộng các tuyến

đường giao thông và tích cực vận động nhân dân hoàn thành mục tiêu đề ra.
Trang 15


Ngành quản lý đất đai

SVTH: NGUYỄN THU THẢO

II.1.5 Công tác giao đất, cho thuê đất.
- Hiện trên địa bàn phương gồm có 60 tổ chức chiếm đóng, hầu hết là tổ chức
trong nước. Gồm: UBND phường, cơ quan đơn vị nhà nước, tổ chức kinh tế và tổ chức
khác.
- Thực hiện việc kiểm kê quỹ đất năm 2008 của các tổ chức theo chỉ thị số
31/2007/CT-TTg ngày 14 tháng 12 năm 2007 của Thủ Tướng Chính Phủ, trong năm
2008 phường Hiệp Thành đã kiểm tra, đối chiếu hồ sơ giao đất, cho thuê đất cho 56/60
tổ chức đóng trên địa bàn phường.
II.1.6 Tình hình thống kê, kiểm kê đất đai
Nhằm đánh giá hiện trạng sử dụng đất, làm căn cứ để lập quy hoạch, kế hoạch sử
dụng đất, làm cơ sở kiểm tra việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Và
để xây dựng tài liệu cơ bản về tài nguyên đất phục vụ cho việc xây dựng chiến lược,
quy hoạch tổng thể, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, an ninh, quốc phòng… Vào
ngày 1 tháng 1 hàng năm phường đã thực hiện thống kê và mỗi 5 năm một lần thực
hiện việc kiểm kê đất đai để báo cáo lên UBND thị xã tình hình sử dụng đất của địa
phương. Tính cho đến nay, phường đã thực hiện được 11 kỳ thống kê và 3 kỳ kiểm kê.
II.1.7 Công tác giải quyết tranh chấp, khiếu nại về đất đai
- Công tác giải quyết tranh chấp, khiếu nại được đảm bảo thực hiện theo luật
định.
- Trong năm 2008 tổng số đơn tiếp nhận là 66, trong đó có 6 đơn tồn của năm
trước. Địa phương đã giải quyết được 58 trường hợp, đạt 87,87 %. Trong đó hòa giải
thành là 24 trường hợp, chiếm tỷ lệ 41,38 %, hòa giải không thành là 34 trường hợp,

chiếm tỷ lệ 58,62 %. Hiện địa phương cò tồn lại 8 trường hợp chưa được giải quyết.
II.2 Hiện trạng sử dụng đất của địa phương năm 2008
II.2.1 Hiện trạng sử dụng đất theo mục đích sử dụng
1. Hiện trạng sử dụng các loại đất chính
Phường có tổng diện tích đất tự nhiên là 587,58 ha. Trong đó đất phi nông nghiệp
có diện tích 349,83 ha, chiếm tỷ lệ cao nhất 59,54 % so với tổng diện tích đất của
phường. Đất nông nghiệp có diện tích 237,75 ha chiếm tỷ lệ 40,46 % so với tổng diện
tích đất của phường. Do toàn bộ diện tích đất của phường đã được đưa vào sử dụng
cho nên phần diện tích đất chưa sử dụng không còn nữa.
Bảng 3 : Hiện trạng sử dụng các loại đất chính năm 2008
Loại đất
Tổng diện tích đất tự nhiên
1. Đất nông nghiệp
2. Đất phi nông nghiệp
3. Đất chưa sử dụng



Diện tích (ha)
Tỷ lệ (%)
587,58
100
NNP
237,75
40,46
PNN
349,83
59,54
CSD
0

0
(Nguồn: Thống kê phường Hiệp Thành)

Trang 16


Ngành quản lý đất đai

SVTH: NGUYỄN THU THẢO

Đất nông
nghiệp
40,46 %

Đất phi nông
nghiệp
59,54 %

Đất nông nghiệp

Đất phi nông nghiệp

Biểu 1: Cơ cấu sử dụng các loại đất chính
2. Hiện trạng sử dụng đất nơng nghiệp
Bảng 4 : Hiện trạng đất nơng nghiệp năm 2008
Loại đất
Tổng diện tích đất nơng nghiệp
1.1 Đất sản xuất nơng nghiệp
1.1.1 Đất trồng cây hàng năm
1.1.2 Đất trồng cây lâu năm

1.2 Đất lâm nghiệp
1.3 Đất nơng nghiệp khác


NNP
SXN
CHN
CLN
LNP
NKH

Diện tích (ha)
Tỷ lệ (%)
237,75
237,75
100
75,85
31,9
161,90
68,1
0
0
0
0
(Nguồn: Thống kê phường Hiệp Thành)

Đất trồng cây
hàng năm
31,9 %


Đất trồng cây
lâu năm
68,1 %
Đất trồng cây lâu năm

Đất trồng cây hàng năm

Biểu 2: Cơ cấu sử dụng đất sản xuất nơng nghiệp.
Tổng diện tích đất nơng nghiệp năm 2008 là 237,75 ha, chiếm 40,46% tổng diện
tích đất tự nhiên của phường. Năm 2008 phần diện tích đất dành cho lâm nghiệp và
nơng nghiệp khác khơng còn nữa. Tồn bộ diện tích đất nơng nghiệp của phường chỉ
được sử dụng vào mục đích sản xuất nơng nghiệp. Trong đó đất trồng cây lâu năm với
diện tích 161,90 ha chiếm tỷ lệ 68,1 % so với tổng diện tích đất sản xuất nơng nghiệp,
Trang 17


Ngành quản lý đất đai

SVTH: NGUYỄN THU THẢO

còn đất trồng cây hàng năm có diện tích 75,85 ha chiếm 31,9 % so với tổng diện tích
đất sản xuất nông nghiệp.
3. Hiện trạng sử dụng đất phi nông nghiệp
Bảng 5 : Hiện trạng đất phi nông nghiệp năm 2008
Loại đất
Tổng diện tích đất phi nông nghiệp
2.1 Đất ở
2.2 Đất chuyên dùng
2.3 Đất tôn giáo, tín ngưỡng
2.4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa

2.5 Đất sông suối mặt nước chuyên dùng
2.6 Đất phi nông nghiệp khác

Đất tôn giáo tín
ngưỡng
0,4 %


Diện tích (ha) Tỷ lệ (%)
PNN
349,83
100
OTC
186,35
53,3
CDG
150,87
43,1
TIN
1,57
0,4
NTD
7,61
2,2
SMN
3,43
1
PNK
0
0

(Nguồn: Thống kê phường Hiệp Thành)

Đất nghĩa trang
nghĩa địa
2,2 %

Đất sông suối
mặt nước
chuyên dùng
1%

Đất ở
53,3 %

Đất chuyên
dùng
43,1 %
Đất ở
Đất chuyên dùng
Đất tôn giáo tín ngưỡng
Đất nghĩa trang nghĩa địa
Đất sông suối mặt nước chuyên dùng

Biểu 3: Cơ cấu sử dụng đất phi nông nghiệp.
- Tổng diện tích đất phi nông nghiệp là 349,83 ha chiếm 59,54 % so với tổng diện tích
đất tự nhiên của toàn phường. Trong đó: đất ở có diện tích 186,35 ha chiếm tỷ lệ cao
nhất 53,27 %, đất chuyên dùng với diện tích 150,87 ha chiếm tỷ lệ 43,13 %.
- Phần diện tích đất nghĩa trang nghĩa địa, đất sông suối mặt nước chuyên dùng,
đất tôn giáo tín ngưỡng chiếm tỷ lệ khá thấp lần lượt là 2,17 %; 0,98 %; 0,45 %.
Trang 18



Ngành quản lý đất đai

SVTH: NGUYỄN THU THẢO

II.2.2 Hiện trạng sử dụng đất theo đối tượng sử dụng
Bảng 6: Hiện trạng sử dụng đất theo đối tượng sử dụng năm 2008
Tổng
Mục đích sử dụng
diện tích
theo từng
loại đất
Tổng diện tích theo đối tượng sử 522,66
dụng
1. Đất nơng nghiệp
237,43
1.1 Đất sản xuất nơng nghiệp
237,43
1.2 Đất lâm nghiệp
0
2. Đất phi nơng nghiệp
285,23
2.1 Đất ở
186,35
2.2 Đất chun dùng
97,31
2.3 Đất tơn giáo tínngưỡng
1,57


UBND xã
0,5%

Hộ gia
đình cá
nhân
(GDC)
423,79

UBND
cấp xã
(UBS)
3,10

Tổ chức trong nước
Tổ chức Cơ quan đv
kinh tế
nhà nước
(TKT)
(TCN)
30,71
19,51

Tổ chức
khác
(TKH)
45,55

236,25
0

0
0
1,18
236,25
0
0
0
1,18
0
0
0
0
0
187,54
3,10
30,71
19,51
44,37
186,35
0
0
0
0
1,19
3,10
30,71
19,51
42,80
0
0

0
0
1,57
(Nguồn: Thống kê phường Hiệp Thành)
Tổ chức kinh tế
5,2 %

Giao quản lý
11,1 %
Cơ quan
đơn vị nhà
nước
3,3 %

Hộ gia đình
cá nhân
72,1 %

Tổ chức khác
7,8 %

UBND

Tổ chức kinh tế

Giao quản lý
Tổ chức khác

Cơ quan đơn vò nhà nước
Hộ GGĐCN


Biểu 4: Cơ cấu đất theo đối tượng sử dụng.
Với tổng diện tích 587,58 ha được phân theo đối tượng sử dụng như sau:
+ Hộ gia đình cá nhân: 423,79 ha, chiếm 72,1 % so với tổng diện tích tự
nhiên tồn phường. Trong đó đất nơng nghiệp 236,25 ha, đất phi nơng nghiệp 187,22
ha.
+ UBND sử dụng 3,10 ha đất chun dùng, chiếm 0,5 % tổng diện tích tự
nhiên tồn phường.
Trang 19


×