Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

Một số biện pháp nhằm nâng cao việc giáo dục thẩm mỹ cho học sinh ở các trường Trung học phổ thông trong Thị xã Thủ Dầu Một - Tỉnh Bình Dương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (299.72 KB, 26 trang )

Website: Email : Tel : 0918.775.368
Một số biện pháp nhằm nâng cao việc giáo dục thẩm mỹ cho học sinh ở các
trường Trung học phổ thông trong Thị xã Thủ Dầu Một - Tỉnh Bình
Dương
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Chúng ta biết rằng mục tiêu giáo dục của nhà trường phổ thông là đào tạo
nên những con người phát triển toàn diện, có khả năng thích ứng nhanh, nhạy trước
mọi yêu cầu của đất nước đã hội nhập trong giai đoạn hiện tại. Vì vậy vấn đề đặt ra
là xã hội đang cần có một lực lượng thế hệ trẻ vừa “hồng”, vừa “chuyên”, thực sự
năng động, sáng tạo, tự chủ trong cuộc sống, trong công việc, trong ý thức đóng
góp sức lực vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam yêu dấu. Để đáp
ứng được những yêu cầu mới của sự nghiệp xây dựng nước nhà trong giai đoạn
hiện tại, theo em việc rèn luyện ý thức tự giác cao trong mọi hoạt động ngay từ khi
còn ngồi trên ghế nhà trường là một yếu tố vô cùng quan trọng.
Bác Hồ từng nói “Một năm bắt đầu từ mùa xuân, cuộc đời bắt đầu từ tuổi
trẻ”, mà tuổi trẻ của một đời người phần lớn lại gắn với mái trường, ở đó họ nhận
được sự quan tâm, dạy dỗ của các nhà giáo dục, tại đây nhân cách của các em sẽ
hình thành, định hướng, phát triển. Như vậy có thể nói, nhà trường chính là “chiếc
nôi” đầu tiên đưa các em vào đời.
Trong công cuộc công nghiệp hoá hiện đại hoá hiện nay ở đất nước ta, vấn
đề giáo dục toàn diện cho con người càng trở lên cấp thiết đặc biệt là vấn đề giáo
dục thẩm mĩ cho thế hệ học sinh. Vì vậy mục tiêu của giáo dục Việt Nam được ghi
rất rõ trong Khoản 1 Điều 27 Luật giáo dục 2005: “Mục tiêu của giáo dục phổ
thông là giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và
các kĩ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo hình
thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách
Website: Email : Tel : 0918.775.368
nhiệm công dân chuẩn bị học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động
tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.
Trong công tác giáo dục học sinh, nhà trường rất coi trọng nội dung giáo dục


thẩm mĩ, coi đó là một bộ phận không thể thiếu được của quá trình giáo dục toàn
diện. Con người có trí tuệ thông minh, có sức khỏe cường tráng, nếu thiếu óc thẩm
mĩ vẫn không được coi là con người toàn diện trong một xã hội hiện đại. Óc thẩm
mĩ có vai trò to lớn trong nhận thức và trong lao động sáng tạo của con người.
Giáo dục thẩm mĩ trở nên hết sức quan trọng vì nó có tác động mạnh đến trí
tuệ, đến tình cảm đạo đức, đến quá trình hình thành những nét đẹp trong hành vi,
thói quen của học sinh, đến khả năng sáng tạo – một phẩm chất cực kỳ quý báu của
con người hiện đại.
Xuất phát từ tầm quan trọng của giáo dục thẩm mĩ và quá trình giáo dục
thẩm mĩ đối với sự phát triển toàn diện của học sinh THPT, từ thực trạng công tác
giáo dục thẩm mĩ trong các trường phổ thông hiện nay còn nhiều bất cập, xuất phát
từ yêu cầu giáo dục thẩm mĩ đòi hỏi sự tham gia và kết hợp đồng bộ của mọi lực
lượng xã hội đặc biệt là vai trò tổ chức quản lí của Nhà trường, gia đình trong việc
nâng cao giáo dục thẩm mĩ cho học sinh, nên em đã chọn đề tài: “Một số biện
pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục thẩm mĩ cho học sinh THPT hiện
nay”.
2. Mục đích nghiên cứu:
Xác định một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng quá trình giáo dục
thẩm mĩ cho học sinh THPT.
3. Đối tượng nghiên cứu:
Biện pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục thẩm mĩ học sinh THPT.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu:
Hệ thống hoá những vấn đề lý luận về quá trình giáo dục thẩm mĩ cho học
sinh THPT
- Nghiên cứu thực trạng quá trình giáo dục thẩm mĩ cho học sinh THPT.
Website: Email : Tel : 0918.775.368
- Đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng gíao dục thẩm mĩ cho
học sinh THPT.
5. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp nghiên cứu lý luận.

- Nghiên cứu văn bản pháp quy, nội quy, quy chế.
- Thực tiễn: quan sát, lấy số liệu…
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Chương 1:
CƠ SỞ KHOA HỌC
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Xuất phát từ thực tế cách ăn mặc của học sinh THPT hiện nay, ở Việt Nam
đã có một số tác giả nghiên cứu về vấn đề thẩm mĩ và giáo dục thẩm mĩ cho học
sinh nói chung và cho học sinh THPT nói riêng.
- Vai trò của nghệ thuật trong giáo dục thẩm mĩ - Trần Túy – NXB Chính trị
quốc gia, 2005: Phân tích vai trò của nghệ thuật trong việc phát triển nhân cách,
hình thành xúc cảm, thị hiếu, lý tưởng thẩm mĩ lành mạnh, đúng đắn; sự tác động
của nghệ thuật với công chúng; nêu một số thực trang, đề xuất những giải pháp
nâng cao vai trò nghệ thuật trong giáo dục thẩm mĩ.
- Đi tìm cái đẹp – Lê Ngọc Trà, Lâm Vinh - NXB Tp.Hồ Chí Minh, 1984:
Một số vấn đề cơ bản về mỹ học Mác – Lê nin.
- Về giáo dục thẩm mĩ ở nước ta hiện nay – Vĩnh Quang Lê – NXB Chính trị
quốc gia, 1999: Nêu đặc trưng của giáo dục thẩm mĩ và vấn đề xây dựng con người
mới ở nước ta, đặc trưng và vai trò của văn học trong giáo dục thẩm mĩ.
- Giáo dục cái đẹp trong gia đình – Nguyễn Ánh Tuyết – NXB phụ nữ, 1984:
Nêu những nét đặc trưng trong sự phát triển tâm lý của trẻ và gợi ý về nội dung
giáo dục cái đẹp trong gia đình. Những hiểu biết bước đầu nền giáo dục thẩm mỹ
trong gia đình qua từng lứa tuổi từ lúc lọt lòng cho tới khi bước vào tuổi thành
niên.
Tuy nhiên nghiên cứu về thực trạng tình hình giáo dục thẩm mĩ trong các
trường THPT thị xã TDM Tỉnh Bình Dương thì chưa có tài liệu nào nghiên cứu.
Website: Email : Tel : 0918.775.368
1.2. Khái niệm chung
1.2.1. Khái niệm chung về giáo dục thẩm mĩ
Trong thế giới tự nhiên, xã hội và con người mọi sự vật, hiện tượng phát

triển hết sức đa dạng và phức tạp, có những hiện tượng phát triển cân đối, hài hòa,
ưa nhìn và có cả những sự kiện lộn xộn, khó chấp nhận.
Hiện tượng, sự kiện của thế giới là cái tồn tại khách quan và phát triển hết
sức đa dạng. Con người là chủ thể có ý thức, có khả năng cảm nhận được những cái
hay, cái đẹp và cái xấu xí của sự phát triển đa dạng đó. Cái nào đẹp được con người
nâng niu, phát triển, cái nào xấu xí bị bác bỏ, bị loại trừ, đó là năng lực thuộc về
bản chất của loài người.
Cái đẹp chính là cái thẩm mĩ. Cái đẹp có ở mọi nơi, mọi lúc.
Cái đẹp trong tự nhiên biểu hiện bằng hình dáng, đường nét, màu sắc… Cái
đẹp trong xã hội thể hiện trong phương thức giao tiếp, trong lối sống đạo đức, trong
trật tự kỉ cương, pháp luật. Cái đẹp trong con người là cái đẹp của nhận thức, tình
cảm và được biểu hiện bằng hành vi văn hóa, đạo đức, bằng lời ăn, tiếng nói hàng
ngày.
Thẩm mĩ là phạm trù triết học nói về cái đẹp khách quan của tự nhiên, xã
hội và con người mà chúng ta đang đề cập tới.
Cái đẹp là cái trung tâm, bên cạnh cái đẹp là cái tốt, cái cao thượng, cái anh
hùng. Những khái niệm tương phản là cái xấu, cái thấp hèn, cái hài, cái bi.
Thẩm mĩ là giá trị khách quan vốn có của các đối tượng có trong tự nhiên, xã
hội và con người(đối tượng thẩm mĩ) được con người nhận thức, đánh giá, thưởng
thức và sáng tạo.
Thẩm mĩ có ý nghĩa rất lớn trong đời sống con người. Nhu cầu thẩm mĩ là
một trong những nhu cầu quan trọng của đời sống xã hội. Mỗi con người đều có xu
hướng vươn tới cái đẹp hoàn hảo, mong muốn cho cuộc sống của mình ngày càng
tốt hơn. Xã hội ngày càng phát triển nhu cầu thẩm mĩ càng cao và con người càng
sáng tạo ra nhiều giá trị thẩm mĩ mới.
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Cái đẹp thâm nhập vào cuộc sống của con người và tạo nên thị hiếu thẩm mĩ.
Thị hiếu thẩm mĩ là sở thích của con người, là cái gout trong thưởng thức và nó lan
tỏa từ người này qua người khác, từ nơi này đến nơi kia tạo thành một làn sóng thị
hiếu: Thị hiếu thời trang, thị hiếu nghệ thuật, âm nhạc, sân khấu, du lịch và thị hiếu

tiêu dùng… Thị hiếu thay đổi theo thời gian, không gian, thị hiếu có tính lịch sử.
Cuộc sống là sáng tạo, “mỗi con người là một nghệ sỹ” luôn tạo ra giá trị
thẩm mĩ cho mình và cho xã hội. Đó là một quy luật.
Trong công tác giáo dục học sinh, nhà trường rất coi trọng nội dung giáo dục
thẩm mĩ, coi đó là một bộ phận không thể thiếu được của quá trình giáo dục toàn
diện. Con người có trí tuệ thông minh, có sức khỏe cường tráng, nếu thiếu óc thẩm
mĩ vẫn không được coi là con người toàn diện trong một xã hội hiện đại. Óc thẩm
mĩ có vai trò to lớn trong nhận thức và trong lao động sáng tạo của con người.
Giáo dục thẩm mĩ trở nên hết sức quan trọng vì nó có tác động mạnh đến trí
tuệ, đến tình cảm đạo đức, đến quá trình hình thành những nét đẹp trong hành vi,
thói quen của học sinh, đến khả năng sáng tạo – một phẩm chất cực kỳ quý báu của
con người hiện đại.
1.2.2. Nội dung của giáo dục thẩm mĩ
Giáo dục thẩm mĩ là quá trình hình thành cho học sinh năng lực nhận thức,
thưởng ngoạn, đánh giá, sáng tạo và hành động theo cái đẹp.
Trong phạm vi giáo dục ở trường trung học phổ thông, giáo dục thẩm mĩ có
các nhiệm vụ sau đây:
+ Bồi dưỡng cho học sinh năng lực tri giác, cảm thụ, thưởng thức cái đẹp
trong tự nhiên, trong cuộc sống và trong nghệ thuật.
+ Bồi dưỡng cho học sinh năng lực đánh giá cái đẹp cái đẹp trong tự nhiên,
xã hội và nghệ thuật, nhận biết cái chân, thiện mỹ trong đời sống con người.
+ Bồi dưỡng cho học sinh tình cảm và thị hiếu thẩm mĩ làm sao cho phù hợp
với các giá trị văn hóa dân tộc và văn minh của thời đại.
Website: Email : Tel : 0918.775.368
+ Bồi dưỡng cho học sinh năng lực sáng tạo cái đẹp trong cuộc sống hằng
ngày, trong lao động, học tập và sinh hoạt tập thể: cái đẹp vật chất, cái đẹp tinh
thần, cái đẹp nghệ thuật.
+ Làm cho mỗi học sinh luôn hướng tới cái đẹp và hành động theo cái đẹp,
quan trọng nhất là tu dưỡng đạo đức tạo cái đẹp trong phẩm giá nhân cách.
Như vậy, giáo dục thẩm mĩ có liên quan trực tiếp đến giáo dục văn hóa, thẩm

mĩ là một bộ phận của văn hóa, trong văn hóa có thẩm mĩ, văn hóa lấy thẩm mĩ làm
trung tâm. Giáo dục văn hóa và giáo dục thẩm mĩ gắn liền với nhau như hình với
bóng không thể tách rời.
Mục đích của giáo dục văn hóa – thẩm mĩ cho học sinh là giúp họ nâng cao
trình độ nhận thức, cảm thụ, thưởng thức và sáng tạo cái đẹp vật chất và tinh thần,
hình thành thói quen, nếp sống, hành vi văn minh trong giao tiếp xã hội. Như vậy,
giáo dục văn hóa – thẩm mĩ phục vụ cho mục tiêu phát triển văn hóa cá nhân, xã
hội và công đồng.
Giáo dục văn hóa – thẩm mĩ ở trường THPT được thực hiện thông qua các
con đường cơ bản sau đây:
+ Thông qua dạy và học các môn khoa học, đặc biệt là khoa học xã hội và
nhân văn. Các môn học này giúp học sinh nhận thức được những khái niệm cơ bản
về văn hóa – thẩm mĩ, nhận ra những giá trị đích thực của văn hóa, văn minh nhân
loại trên cơ sở đó có ý thức đối với những truyền thống văn hóa và hình thành thói
quen hành vi văn hóa.
+ Thông qua xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh trong gia đình, nhà
trường và xã hội.
- Môi trường là nơi sống và hoạt động của con người, môi trường có ảnh
hưởng rất lớn đến sự phát triển của cá nhân.
- Xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh là xây dựng nếp sống mọi người
chăm lo đến nhau. Cha mẹ, thầy cô giáo quan tâm đến cuộc sống, học tập của các
em và các mối quan hệ xã hội.
Website: Email : Tel : 0918.775.368
+ Thông qua giáo dục nghệ thuật: Nghệ thuật là biểu hiện cao nhất của các
quan hệ thẩm mĩ trong đời sống xã hội. Nghệ thuật có hai bộ phận quan trọng là đối
tượng thẩm mĩ và chủ thể thẩm mĩ. Đối tượng thẩm mĩ là hiện thực, chủ thể thẩm
mĩ là nghệ sĩ. Nghệ thuật là quá trình chủ thể hóa đối tượng thẩm mĩ và khách thể
hóa tình cảm, thẩm mĩ.
- Giáo dục nghệ thuật trong nhà trường được thực hiện thông qua giảng dạy
các bộ môn văn học, nghệ thuật: thơ ca, âm nhạc, hội họa…

- Giáo dục nghệ thuật thông qua tổ chức các cuộc thi văn nghệ; hội thi học
sinh thanh lịch, thời trang học đường, nữ công, gia chánh, khéo tay hay làm…
- Giáo dục nghệ thuật thông qua hệ thống tin đại chúng, các chương trình
“Trò chơi âm nhạc”, “Nốt nhạc vui”, “Ai là triệu phú”, “Hành trình văn hóa”,
“Rung chuông vàng”, “Đấu trường 100”… trên đài truyền hình có ý nghĩa giáo dục
to lớn.
+ Thông qua tiếp xúc với thiên nhiên: Ở trường THPT, giáo dục văn hóa –
thẩm mĩ có thể được thực hiện thông qua các hoạt động du lịch, tham quan, cắm
trại tiếp xúc với thiên nhiên, đây là những hình thức rất phù hợp với tâm lý lứa tuổi
của học sinh.
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Chương 2:
THỰC TRẠNG VỀ GIÁO DỤC CÁCH ĂN MẶC CHO HỌC SINH Ở MỘT
SỐ TRƯỜNG THPT
2.1. Khái quát về tình hình giáo dục cách ăn cho học sinh phổ thông hiện nay
Qua hơn 20 năm đổi mới của nước, việc thâu nhận và tiếp biến các tinh hoa
văn hóa, văn minh nhân loại trở nên sôi nổi và phổ biến hơn, hệ giá trị dân tộc đã
được bổ sung các giá trị mới, bao gồm cái đẹp, cái đúng, cái tốt, cái có ích, cái cao
cả, cái hiện đại, những hình tượng nghệ thuật mới làm cho đời sống tinh thần của
nhân dân thêm phong phú, đa dạng hơn. Sự tác động đó vào giới trẻ là biểu hiện rõ
ràng nhất, mạnh mẽ nhất. Sự xâm nhập của các làn sóng văn hóa mới cũng làm cho
văn hóa truyền thống bộc lộ những nhược điểm, những mặt lạc hậu so với xu thế
đương đại, đòi hỏi nước ta phải sớm nhận ra để khắc phục. Trong giáo dục thẩm
mĩ, cách đây 10 năm Nghị quyết TW 5 khoá VIII của Đảng về “Xây dựng nền văn
hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” đã chỉ rõ những tồn tại hạn chế:
“Việc giáo dục thẩm mĩ, giáo dục thị hiếu nghệ thuật cho thanh niên, thiếu niên, nhi
đồng, học sinh chưa được coi trọng”.
Trong giáo dục thẩm mĩ thì giáo dục Cái Đẹp giữ vị trí then chốt. Cái đẹp
được hiểu là những giá trị thẩm mĩ, xã hội khách quan của các sự vật hiện tượng
toàn vẹn, cụ thể, cảm tính trong hiện thực, được con người thụ cảm cảm tính và

đánh giá về phương diện thẩm mĩ. Cái đẹp có tính giai cấp, tính dân tộc, tính nhân
loại, do đó cũng có cái đẹp giai cấp, cái đẹp dân tộc và cái đẹp nhân loại. Giáo dục
cái đẹp luôn hướng tới mục tiêu phát triển các cảm xúc, thị hiếu thẩm mĩ và lý
tưởng thẩm mĩ cao đẹp. Nhận diện và xác định rõ cái đẹp sẽ tạo ra cơ sở vững chắc
chống lại nguy cơ khủng hoảng giá trị và niềm tin.
Cái đẹp nhân loại bao trùm lên các giá trị của con người. Cái đẹp nhân loại
mà chúng ta cần chiếm lĩnh là các giá trị thẩm mĩ đã được cộng đồng thế giới thừa
nhận, mong muốn, quý trọng, giữ gìn và chiếm lĩnh, đó là cái đẹp mang trong nó
Website: Email : Tel : 0918.775.368
các chuẩn mực, mục đích hay lý tưởng của nhân loại. Phải giúp thanh thiếu niên
(TTN) nhận diện được cái đẹp nhân loại để họ có thể thưởng thức, đánh giá, lựa
chọn, tiếp thu, biểu hiện, biến đổi và sáng tạo đúng hướng, góp phần làm giàu
thêm, tiên tiến thêm nền văn hố dân tộc.
Giáo dục thẩm mĩ cho TTN cần nhất là giáo dục qua thực tiễn và qua lao
động, đó là q trình hình thành nhận thức thẩm mĩ đúng đắn và tự nhiên.
Chính vì điều đó, trong các trường phổ thơng hiện nay khi quy định về nền
nếp học sinh đều có hẳn một phần ghi cụ thể về cách ăn mặc của học sinh. Cụ thể
như:
- Ở trường THPT Nguyễn Đình Chiểu (Bình Dương), ngay trong phần đầu
về quy định nền nếp đã ghi rõ:
QUY ĐỊNH VỀ ĐỒNG PHỤC:
1.- Học sinh nam: Mặc áo trắng mang phù hiệu trường có thêu tên trên ngực
trái, áo bỏ trong quần, quần màu xanh dương hoặc đen, mang giày bata đến trường.
Học sinh khơng được mặc quần jean, kaki đến lớp; đầu tóc phải gọn gàng tuyệt đối
khơng được nhuộm.
2.- Học sinh nữ: Mặc áo dài trắng có cổ, bên trong có áo lá, quần trắng hoặc
đen và may phù hiệu trường có thêu tên trên ngực trái, mang giày hoặc dép có quai
hậu (khơng mang guốc).
Lưu ý: Học sinh đến trường ngồi giờ học, sinh hoạt ngoại khóa : Phải đảm
bảo quy định đồng phục, thuận tiện. Trong giờ học TDTT học sinh phải mặc đồng

phục thống nhất theo quy định, mang giày bata.
- Ở trường THPT Võ Minh Đức (Bình Dương) trong nội quy học sinh quy
định:
Hành vi, ngôn ngữ ứng xử, trang phục (theo Điều 40 Điều lệ trường trung
học):

×