TRƯỜNG THCS LONG BÌNH
TỔ LÝ – HÓA – SINH – ĐỊA
Chuyên đề:
PHƯƠNG PHÁP DẠY TIẾT LUYỆN TẬP VẬT LÝ
NHẰM TẠO HỨNG THÚ CHO HỌC SINH LỚP 8
I.Phần mở đầu:
Với xu thế kinh tế xã hội hiện nay ngày càng phát triển, đòi hỏi giáo dục cần phải
chuyển mình và phát triển nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển của xã hội.Sự phát triển của
khoa học vật lý nói riêng gắn bó chặt chẽ và có tác động qua lại trực tiếp với sự tiến bộ
của khoa học kỹ thuật chương trình vật lý trung học cơ sở có nhiệm vụ cung cấp cho học
sinh một hệ thống kiến thức vật lý cơ bản, thói quen làm việc khoa học, năng lực nhận
thức.
Vật lý là khoa học thực nghiệm, cách tiếp cận với môn học đòi hỏi phải có nhiều t ư
duy.Thực tế qua các tiết luyện tập,chúng tôi thấy khi nhìn vào một bài tập vật lý học sinh
không biết nên bắt đầu từ đâu để có phương án thích hợp tìm ra kết quả.Hơn nữa trong
các tài liệu thiết kế giáo án bài soạn của tiết bài tập hầu như không có và không được chú
trọng. Đa số giáo viên khi đến tiết bài tập,gọi học sinh lên giải một vài bài tập trong sách
giáo khoa, nhận xét ghi điểm.
Như thế khả năng giải bài tập vật lý của học sinh bị hạn hẹp, việc hình thành phương
pháp giải bài tập vật lý của từng loại bài sẽ khó có thể có ở học sinh. Chính vì vậy chúng
tôi chọn đề tài: PHƯƠNG PHÁP DẠY TIẾT LUYỆN TẬP VẬT LÝ NHẰM TẠO
HỨNG THÚ CHO HỌC SINH LỚP 8.
II. Nội dung
1. Sự cần thiết phải hướng dẫn học sinh phương pháp giải bài tập vật lý 8
- Qua thực tế giảng dạy cho thấy, xây dựng tiết bài tập thông qua các hoạt động nhằm
giúp học sinh học tập một cách chủ động, tích cực, và huy động được tất cả học sinh khả
năng tư duy,tính sáng tạo.Giáo viên đóng vai trò quan trọng là người thiết kế, tổ chức
hướng dẫn, điều khiển hoạt động của học sinh tự rèn luyện, cụ thể học sinh tự giác giải
bài tập.Giáo viên chú trọng sửa những sai sót về kỹ năng, kiến thức của học sinh trong
tiết lý thuyết, để có phương pháp đề xuất cho phù hợp trong các tiết bài tập.
- Phát hiện những vướng mắc của học sinh khi giải một bài toán vật lý.
- Vận dụng kết hợp các phương pháp dạy học để đưa ra cách giải các bài tập liên quan.
a)Thuận lợi
- Huy động mọi khả năng của từng học sinh, phát triển năng lực, sở trường của học sinh
tạo cho các em niềm tin và niềm vui học tập.
- Học sinh tự phát hiện và giải quyết phần bài tập mình đang thực hiện,hứng thú hơn sau
mỗi bài tập.
- Học sinh giải được nhiều bài tập hơn ,không chỉ làm bài tập trong sách giáo khoa mà
còn có thể làm thêm được những bài tập ở sách bài tập và sách tham khảo.
- Phát huy mọi đối tượng học sinh trong việc giải bài tập.
b) Hạn chế:
1
- Tiết bài tập rất khó ở chỗ không có một thiết kế nào cụ thể, tùy thuộc vào khả năng tiếp
thu của học sinh, của chương trình. Nếu giáo viên không xác định đúng mục tiêu rất dễ đi
vào sự đơn điệu.
- Một số giáo viên còn xem nhẹ tiết bài tập, chỉ dừng lại khi giải xong các bài tập trong
sách giáo khoa.
- Thiết kế tiết dạy thường không có sự khái quát, kết luận về từng vấn đề, nên học sinh
khó có thể nêu lên được phương pháp giải bài tập liên quan.
- Đa số bài tập ở sách giáo khoa là trắc nghiệm, chỉ dừng lại ở mức độ củng cố, và còn
thiếu so với lượng kiến thức đã học. Do đó dẫn đến tình trạng học sinh khá giỏi không thể
phát huy khả năng, học sinh ở mức độ trung bình yếu, kém thì bế tắc khi gặp dạng bài tập
khác.
- Học sinh còn thụ động dẫn đến học sinh chỉ biết chép bài giảng,dựa dẫm không tự làm
bài tập.
- Tiết bài tập trong phân phối chương trình còn ít.
- Kỹ năng vận dụng kiến thức toán cho việc giải bài tập còn hạn chế.
2.Biện pháp thực hiện:
a) Chuẩn bị:
Để có một tiết dạy bài tập tốt cần có sự chuẩn bị chu đáo:
- Trước mỗi tiết bài tập có rất nhiều tiết lý thuyết, trong mỗi đơn vị kiến thức của lý thuyết
cần nêu bật được nội dung trọng tâm, đưa ví dụ minh họa thực tế để từ đó hình thành
phương pháp giải bài tập về loại ví dụ đó.
- Cuối mỗi tiết lý thuyết nên dành một chút thời gian để rút ra dạng bài tập của bài học
hôm đó, cho bài tập tương ứng để học sinh về làm.
- Khi đến tiết bài tập, giáo viên nên lựa chọn loại và số lượng bài phù hợp(không nhất
thiết bài tập ở sách giáo khoa)
- Chuẩn bị các bài tập nâng cao. Mở rộng một vấn đề cho học sinh khá giỏi.
- Chuẩn bị bài tập trắc nghiệm để củng cố sự tiếp thu của học sinh, thống kê những thiếu
sót, rút kinh nghiệm cho các tiết sau. Như vậy bước chuẩn bị đóng vai trò rất quan trọng
cho tiết lên lớp sau này.
- Dùng những hình ảnh trực quan ,những hiện tượng gắn liền với cuộc sống.Qua đó học
sinh biết vận dụng,ứng dụng những kiến thức cơ bản nhằm phát huy tính sáng tạo trong
bài học và cuộc sống.
-Chuẩn bị trước những đoạn phim ứng dụng kiến thức đã học.
b)Soạn bài
- Xác định được mục tiêu của tiết dạy.
- Sau tiết dạy học sinh phải hiểu và vận dụng những kiến thức kỹ năng nào.
- Tùy trình độ của từng lớp học có thể tăng thêm hay giảm bớt một số yêu cầu.
c) Thực hiện tiết lên lớp
Có thể tiến hành theo các hoạt động chính sau:
* Hoạt động 1: Ôn lại lý thuyết bài học có thể bằng sơ đồ tư duy
Ví dụ: Nhắc lại kiến thức đã học về áp suất và áp suất chất lỏng.
2
* Hoạt động 2: Bài tập vận dụng
- Đưa ra các bài tập phù hợp với từng dạng bài.
- Học sinh nhận diện bài tập và dựa vào những điều đã biết để giải bài tập.
- Cả lớp nhận xét, giáo viên chỉnh sửa sai sót, thắc mắc, kết luận lại vấn đề.
Ví dụ:
*Dạng bài tập so sánh trong bài áp suất
Các bước thực hiện giải bài tập
Muốn giải được bài tập này học sinh cần thực hiện các bước sau:
Bước 1: Tìm hiểu đề bài
+ Đọc kỹ đề và nêu được các đại lượng của đề đã cho.
+ Các đại lượng này được dùng những kí hiệu nào để tóm tắt đề (kí hiệu các đại
lượng đã cho và các đại lượng cần tìm)
Bước 2: Lập kế hoạch giải
+ Vận dụng công thức đã học để giải.
Bước 3: Tiến hành giải
+ Đặt lời giải phù hợp với yêu cầu của đề.
3
+ Vận dụng công thức, thay số tương ứng các đại lượng.
+ Tính ra kết quả.
Bước 4: Kiểm tra kết quả
+ Kiểm tra tính hợp lí của kết quả theo yêu cầu đề ra.
** Dạng bài tập chuyển đổi dựa vào công thức
Các bước thực hiện giải bài tập
Muốn giải được bài tập này học sinh cần thực hiện các bước sau:
Bước 1: Tìm hiểu đề bài
+ Đọc kỹ đề và nêu được các đại lượng của đề đã cho.
+ Các đại lượng này được dùng những kí hiệu nào để tóm tắt đề (kí hiệu các đại
lượng đã cho và các đại lượng cần tìm)
Bước 2: Lập kế hoạch giải
+ Kiểm tra xem đơn vị đo của các đại lượng đã phù hợp chưa,nếu chưa phù hợp thì
phải đổi đơn vị đo của các đại lượng cho phù hợp với yêu cầu của đề bài.
+ Vận dụng công thức đã học để giải.
Bước 3: Tiến hành giải
+ Đặt lời giải phù hợp với yêu cầu của đề.
+ Vận dụng công thức, thay số tương ứng các đại lượng.
+ Tính ra kết quả.
Bước 4: Kiểm tra kết quả
+ Kiểm tra tính hợp lí của kết quả theo yêu cầu đề ra.
Cần lưu ý cho học sinh về các dạng bài tập chuyển đổi công thức.
Ví dụ 1: Từ công thức tính áp suất
p
F
S
- Nếu muốn tính F từ công thức tính áp suất thì : F = p .S
- Nếu muốn tính S từ công thức tính áp suất thì :
S=F/p
Ví dụ 2: Từ công thức tính áp suất của chất lỏng
p=d.h
- Nếu muốn tính độ sâu của chất lỏng thì :
h=p / d
- Ghi chú d là trọng lượng riêng của chất lỏng cho trước
* Hoạt động 3: Củng cố đánh giá
- Cho bài tập trắc nghiệm hay phiếu học tập, hay trò chơi ô chữ kiểm tra sự tiếp thu của
học sinh.
- Nhận xét bài làm cho học sinh theo từng mức độ Giỏi, Khá, Trung bình, Yếu, Kém.
-Tùy theo nội dung của kiến thức có thể mở rộng thêm cho học sinh khá giỏi.
-Nhận xét tiết học, hướng dẫn bài mới.
Ví dụ:
- Khi củng cố về phương pháp giải bài tập áp suất và áp suất chất lỏng nên khắc sâu bằng
sơ đồ tư duy
4
- Lưu ý cho học sinh những công thức biến đổi về áp suất và áp suất chất lỏng.
III. Kết luận
Thiết kế tiết bài tập được tiến hành thường xuyên trong quá trình dạy. Việc đầu tư
chuẩn bị càng cao thì hiệu quả mang lại càng lớn, có thể thực hiện tiết dạy này bằng giáo
án điện tử, khi đó lượng bài tập cung cấp cho tiết học sẽ được nhiều hơn.
Tiết bài tập là tiết học quan trọng, giúp học sinh củng cố được kiến thức tiếp thu từ
lý thuyết, hiểu sâu hơn những vấn đề trừu tượng, rèn luyện kỹ năng giải bài tập là điều
5
không thể thiếu khi học vật lý.Chính vì thế, thiết kế dạy tiết bài tập đòi hỏi rất nhiều năng
lực chuyên môn, sự yêu nghề tận tụy với công việc của người giáo viên.Đồng thời nếu
thiết kế tiết bài tập tốt sẽ là tiền đề để có một tiết dạy tốt, góp phần không nhỏ trong việc
nâng cao chất lượng học tập bộ môn.
6
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẬN
TRƯỜNG THCS LONG BÌNH
TỔ LÝ – HOÁ – SINH – ĐỊA
----o0o----
GIÁO ÁN MINH HỌA CHUYÊN ĐỀ
GV thực hiện: Phạm Thị Hương
7
Tuần : 14
Tiết 14:
LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- HS khắc sâu được kiến thức cơ bản bài Áp suất và Áp suất chất lỏng.
- Vận dụng được công thức tính Áp suất và Áp suất chất lỏng để giải bài tập.
- Giải thích được một số hiện tượng đơn giản thường gặp trong cuộc sống .
2. Kỹ năng:
Giúp học sinh tự nhận dạng và giải được bài tập.
3. Thái độ:
- Yêu thích môn vật lý.
- Ý thức bảo vệ môi trường.
II. CHUẨN BỊ:
- Giáo viên: Chuẩn bị giáo án điện tử.
- Học sinh: + Mỗi nhóm 1 bảng phụ
+ Ôn bài Áp suất và Áp suất chất lỏng
III.PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:
-Vấn đáp
- Thảo luận nhóm.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY VÀ HỌC:
1. Ổn định lớp : Điểm danh
2. Kiểm tra bài cũ: GV cho học sinh quan sát một thí nghiêm vui và hỏi các em về
hiện tượng gì sẽ xảy ra tiếp nếu ta thổi vào một ống hút ngắn ?
3.Bài mới:
Gv đặt vấn đề: Để làm được một bài tập vật lý hoàn chỉnh không phải em nào
cũng tìm ra được cách giải nhanh chóng và có kết quả chính xác.Qua các tiết
học trước cô thấy vẫn còn một số em lúng túng,khó khăn khi vận dụng giải bài
tập nhất là các dạng bài tập về áp suất và áp suất chất lỏng.Tiết học hôm nay cô
sẽ hướng dẫn các em phương pháp vận dụng giải những bài tập cơ bản nhất về
áp suất và áp suất chất lỏng.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của
học sinh
HĐ1: Nhắc lại kiến thức đã học
bằng sơ đồ tư duy
- Hs quan sát hình ảnh.
Nội dung bài học
I. Kiến thức cơ
bản.
- Quan sát
8
- Em có biết ván trượt tuyết làm - Để tăng diện tích bị
to bản như vậy có tác dụng gì nén và giảm áp suất
không?
-Hình ảnh vừa rồi đã giúp em
nhắc lại kiến thức về áp suất .
-Áp suất được tính như thế nào?
-Nêu công thức tính áp suất ?
- Nhận xét và kết luận lại qua sơ
đồ tư duy.
-Cho Hs quan sát 1 hình ảnh
(người thợ lặn).
- Áp suất được tính
bằng độ lớn của áp
lực trên cùng một
diện tích bị nén.
- P=F/S
- Quan sát
- Người thợ lặn mặc bộ đồ như
- Giảm áp suất chất
vậy có tác dụng gì?
lỏng.
- Em hãy nêu kết luận về Áp suất - Chất lỏng có thể
chất lỏng?
gây áp suất theo mọi
phương.Tại một nơi
trên mặt tiếp xúc với
chất lỏng áp suất chất
lỏng có phương
vuông góc với mặt
tiếp xúc tại nơi đó
- Nêu công thức tính Áp suất chất - P=d.h
lỏng?
- Nhận xét và kết luận lại qua sơ
đồ tư duy.
- Em hãy nêu các bước giải một
bài tập vật lý ?
- Có 4 bước
+ Tìm hiểu đề bài
+ Lập kế hoạch giải
+Tiến hành giải
+Kiểm tra kết quả
9
1. Áp suất
Công thức tính Áp
suất:
P=F/S
Trong đó:
P là áp suất (Pa)
F là áp lực (N)
S là diện tích tiếp
xúc (m2)
2. Áp suất chất
lỏng
* Công thức tính
Áp
suất chất
lỏng:
P= d.h
Trong đó:
P là áp suất chất
lỏng (Pa)
d là trọng lượng
riêng của chất lỏng
(N/m2)
h là độ sâu tại nơi
đang xét so với mặt
thoáng chất lỏng
(m)
3. Các bước giải
bài tập
- Tìm hiểu đề bài
- Lập kế hoạch giải
- Tiến hành giải
- Kiểm tra kết quả
HĐ2: Vận dụng kiến thức đã
học để giải bài tập.
-Vậy là các em đã nhắc lại được
những kiến thức cơ bản về áp
suất ,áp suất chất lỏng và các
bước giải một bài tập vật lý
rồi.Sau đây các em hãy vận dụng
những kiến thức đó để làm bài
tâp sau:
Bài tập1: Một xe tăng có trọng
lượng 340.000N. Tính áp suất
của xe tăng lên mặt đường, biết
diện tích tiếp xúc các bản xích
với mặt đất là 1,5 m2. Hãy so
sánh áp suất đó với áp suất của
một ôtô nặng 20.000N có diện
tích tiếp xúc các bánh xe là 250
cm2. Vì sao ô tô bị lún trên đất
mềm?
- Để giải được bài tập này bước
đầu tiên các em phải làm gì ?
- Sau khi đọc kỹ đề bước tiếp
theo em sẽ làm gì?
- Gọi một học sinh lên tóm tắt đề.
- Gọi một Hs nhận xét.
- Em nhìn vào đề bài xem các
đơn vị đo của các đại lượng đã
phù hợp chưa?
- Nếu chưa phù hợp em sẽ làm
gì?
- Đối với bài tập này em sẽ sử
dụng công thức nào?
- Vậy là các em đã tìm hiểu và
lập được kế hoạch giải rồi.
- Tiếp theo sẽ làm gì?
- Gọi một học sinh lên trình bày
bài giải.
- Gọi Hs nhận xét bài làm của
bạn.
- Kết luận lại và cho Hs xem đáp
án.
II. Vận dụng:
Bài tập 1:
Tóm tắt :
- Đọc kỹ và nhận Fxt=340.000N
Sxt=1,5m2
dạng đề bài.
Fo=20.000N
-Tóm tắt đề bài
So=250cm2=0,025m2
-Lên bảng tóm tắt đề. Tính: a) Pxt= ?
b) Po=?
So sánh Pxt và Po
-Đơn vị đo chưa phù
hợp.
-Sẽ đổi đơn vị đo cho
phù hợp.
-Áp suất P=F/S
-Tiến hành giải
-Lên bảng trình bày
bài giải.
-Nhận xét.
Bài giải:
a) Áp suất của xe
tăng có tác dụng lên
mặt đường:
Pxt = Fxt / Sxt
= 340.000/1,5
= 226.666,6 (Pa)
b) Áp suất của ôtô
tác dụng lên mặt
đường:
o
o
P = F /S
10
o
= 20.000/0,025
= 800.000 (Pa)
So sánh Pxt và Po:
Do Pxt
nên ôtô bị lún
-Cho Hs thảo luận nhóm ở bài tập
2
Bài tập 2: Một người thợ đang
lặn ở độ sâu 160m dưới mặt
biển.Biết trọng lượng riêng của
nước biển là 10300N/m3.
a)Tính áp suất của nước biển tác
dụng lên bộ áo lặn.
b)Tính áp lực của nước biển tác
dụng lên tấm kính cửa nhìn trên
bộ áo lặn.Diện tích tấm kính là
2,5dm2.
- Gọi Hs đọc đề bài
- Cho Hs thảo luận nhóm.
- Nhận xét và đưa ra đáp án.
- Cho điểm cộng các nhóm làm
bài tốt.
- Nhấn mạnh lại một lần nữa về
công thức tính áp suất , áp suất
chất lỏng và các bước khi giải bài
tập.
.
-Đọc đề bài
- Hoạt động nhóm
- Sửa bài vào tập
- Lắng nghe
Bài tập 2:
Tóm tắt :
h = 160m
S=2,5dm2=0,025m2
d=10300N/m3
Tính a) P=?
b) Fn=?
Bài giải:
a) Áp suất của nước
biển tác dụng lên bộ
áo lặn: P = d.h
= 10.300 x 160
= 1.648.000 Pa
b) Áp lực của nước
biển tác dụng lên
tấm kính cửa nhìn
trên bộ áo lặn.
P = Fn/S
Suy ra
Fn = P . S
11
=1.648.000 x 0,025
= 41.200 N
- Cho Hs quan sát hình ảnh và đặt
một câu hỏi mang tính giáo dục
bảo vệ môi trường từ đó các em
tự ý thức về việc bản thân phải
làm gì để bảo vệ môi trường
xung quanh.
-Quan sát hình ảnh trên em có
suy nghĩ gì về những hậu quả do
áp suất gây ra.
- Ảnh hưởng tới cuộc
sống và sức khoẻ
của con người.
- Làm nứt tường và
sập hầm mỏ.
- Nếu biết có người sử dụng chất
nổ để đánh bắt cá bản thân em sẽ
làm gì để bảo vệ môi trường?
- Tuyên truyền và
nếu phát hiện sẽ báo
cho người lớn.
- Nhận xét và tặng quà cho Hs trả
lời tốt nhất.
- Giới thiệu về đoạn phim thí
nghiệm tên lửa nước, nhắc học
sinh xem xong về tìm hiểu cách
làm thí nghiệm tên la nước bài
học sau cô sẽ hỏi,em nào trả lời
tốt sẽ được tặng một phần quà.
- Cho học sinh xem phim thí
nghiệm tên lửa nước.
- Sau khi được xem đoạn
phim,dựa trên sự hiểu biết của
bản thân,em hãy thử giải thích vì
sao tên lửa bay lên được?
-Giáo viên chốt.
- Lắng nghe
- Xem phim
-Do áp suất của chất
lỏng.
12
3. Củng cố :
Khắc sâu lại kiến thức qua sơ đồ tư duy.
4. Dặn dò :
- Học bài và làm bài tập 2 – bài tập 6 chủ đề 7 và bài tập 2 chủ đề 8 (SGK)
- Chuẩn bị trước chủ đề 9: Áp suất khí quyển
RÚT KINH NGHIỆM:
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
13