Tải bản đầy đủ (.pptx) (82 trang)

thuyết trình Chương 17 công ty đa quốc gia - đầu tư trực tiếp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.55 MB, 82 trang )

Tài chính công ty đa quốc gia

CHƯƠNG 17. ĐẦU TƯ TRỰC
TIẾP NƯỚC NGOÀI (FDI) LỢI NHUẬN VÀ RỦI RO
GVHD: TS. Đinh Thị Thu Hồng
Nhóm thực hiện:
Võ Nguyên Bình
Nguyễn Thị Minh Hiền
Đặng Thị Phương Linh
Nguyễn Thái Thanh Ngân
Nguyễn Thị Tiên


Nội dung nghiên cứu
1. Duy trì và chuyển giao lợi thế cạnh tranh

2. Quyết định nơi đầu tư

3. Làm thế nào để đầu tư ở nước ngoài

4. Rủi ro chính trị


DUY TRÌ VÀ CHUYỂN GIAO LỢI
THẾ CẠNH TRANH


Duy trì và chuyển giao lợi thế cạnh tranh
Quy mô kinh
tế
Cạnh tranh tại


thị trường nội
địa

Chuyên môn
quản lý và tiếp
thị

Sản phẩm
khác biệt

Công nghệ
tiên tiến
Sức mạnh tài
chính


Duy trì và chuyển giao lợi thế cạnh tranh
 Quy mô kinh tế

R&D

Sản xuất

Vận
chuyển

Tài chính

Tiếp thị



Duy trì và chuyển giao lợi thế cạnh tranh
 Chuyên môn quản lý và tiếp thị
– Bao gồm kỹ năng quản lý các tổ chức công nghiệp lớn
từ cả góc nhìn con người và kỹ thuật. Nó cũng bao gồm
kiến thức về kỹ thuật phân tích hiện đại và tính ứng
dụng của chúng trong các lĩnh vực kinh doanh. Quản lý
chuyên môn có thể được phát triển thông qua kinh
nghiệm trước đây ở thị trường nước ngoài.
 Công nghệ tiên tiến
 Công nghệ tiên tiến bao gồm cả kỹ năng khoa học và
kỹ năng kỹ thuật. Nó không chỉ giới hạn ở MNEs,
nhưng các công ty ở các nước công nghiệp hóa nhất
đã có lợi thế về tiếp cận sáng kiến công nghệ mới từ
các chương trình nghiên cứu.


Duy trì và chuyển giao lợi thế cạnh tranh
 Sức mạnh tài chính
– Sức mạnh tài chính của các công ty thể hiện bằng cách đạt được và duy trì chi phí
toàn cầu và khả năng tiếp cận vốn. Đây là một biến chi phí cạnh tranh quan trọng
cho phép họ đầu tư vào FDI và các hoạt động nước ngoài khác. Tuy nhiên, MNEs
thường ở trong các nước công nghiệp nhỏ hay thị trường mới nổi vẫn có thể theo
một chiến lược chủ động tìm kiếm danh mục đầu tư nước ngoài và các nhà đầu tư
tổ chức.
 Sản phẩm khác biệt
– Các công ty tạo ra lợi thế công ty của riêng họ bằng việc sản xuất và tiếp thị sự
khác biệt trong các sản phẩm của mình.
– Có phát triển các sản phẩm khác biệt cho thị trường nội địa, công ty mới có thể
quyết định phát triển nó ở thị trường nước ngoài để tối đa hóa lợi nhuận khi công

ty đã chịu chi phí nghiên cứu và tiếp thị cao


CẠNH TRANH TẠI THỊ TRƯỜNG NỘI ĐỊA
• Các yếu tố quyết định lợi thế cạnh tranh quốc gia: Porter’s Diamond
Điều kiện yếu tố

Các yếu tố sản xuất - đất đai, lao động, vốn, công nghệ - cốt lõi của ngành
công nghiệp đặc thù có thể bao gồm các bộ kỹ năng lao động đặc thù
hoặc hỗ trợ công nghệ phức tạp.

Điều kiện nhu cầu

Bản chất của khách hàng địa phương - khách hàng có nhu cầu, siêng
năng, tinh vi, tập trung vào các vấn đề cụ thể về chất lượng hoặc an toàn tất cả đều tạo khả năng cạnh tranh

Các ngành liên
quan

Một công ty cạnh tranh thành công trong một thị trường địa phương đòi hỏi
phải có sự phối hợp của các nhà cung cấp và các công ty đối tác, bao gồm
chính phủ, là một lợi thế.

Chiến lược công
ty, cấu trúc và cạnh
tranh

Nhiều doanh nghiệp cạnh tranh nhất trên thế giới đã học cách thích nghi
với thị trường địa phương theo nhiều cách khác nhau, thay đổi chiến lược
và cơ cấu để tìm ra sự phù hợp nhất cho sự tăng trưởng có lợi nhuận.



Cạnh tranh tại thị trường nội địa
• Thị trường cạnh tranh nội địa buộc các công ty phải tinh chỉnh các chiến lược hoạt
động và kiểm soát của mình trong môi trường công nghiệp của họ
• Trong một số trường hợp, thị trường nội địa không lớn hoặc không cạnh tranh,
nhưng các MNEs ở đó vẫn phát triển ở những thị trường nhỏ lẻ toàn cầu do các
công ty con nước ngoài cung cấp. Cạnh tranh toàn cầu trong ngành công nghiệp đa
ngành thay thế cho cạnh tranh trong nước.
• Các thị trường mới nổi, đang phát triển cũng đã sinh ra các MNE toàn cầu đầy tham
vọng trong các thị trường ngách mặc dù họ thiếu thị trường trong nước cạnh tranh.


MÔ HÌNH OLI VÀ NỘI BỘ HÓA


CHIẾN LƯỢC TÀI CHÍNH
Chiến lược tài chính thụ
động

Chiến lược tài chính chủ động

Lợi thế sở hữu

 Nguồn vốn cạnh tranh trên toàn cầu
 Danh sách chéo có chiến lược
 Tính minh bạch về kế toán và công bố
thông tin
 Duy trì mối quan hệ tài chính
 Duy trì đánh giá tín nhiệm cạnh tranh


Lợi thế vị trí

 Nguồn vốn cạnh tranh trên toàn cầu
 Duy trì đánh giá tín nhiệm cạnh tranh
 Đàm phán thuế và trợ cấp tài chính






Lợi thế nội bộ
hoá

 Duy trì đánh giá tín nhiệm cạnh tranh
 Giảm chi phí đại diện thông qua FDI

 Giảm thuế

Khai thác tỷ giá hối đoái
Khai thác giá cổ phiếu
Phản ứng kiểm soát vốn
Giảm thuế


QUYẾT ĐỊNH VỀ NƠI ĐẦU TƯ


Quyết định về nơi đầu tư

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH VỀ NƠI ĐẦU TƯ

Lý thuyết • yếu tố lợi thế cạnh tranh của công ty

Thực tế

• liên quan đến lý thuyết hành vi và mạng lưới quốc tế của công ty. Công
ty sẽ tiến hành thu thập và xử lý thông tin cần thiết trước khi đưa ra quyết
định chọn nơi đầu tư, quy mô đầu tư. Quyết định về nơi đầu tư ra nước
ngoài lần đầu tiên không giống như quyết định về nơi tái đầu tư. Một
công ty rút kinh nghiệm từ những lần đầu tiên đầu tư ra nước ngoài và
điều này sẽ ảnh hưởng đến những lần đầu tư tiếp theo


Quyết định về nơi đầu tư
LÝ THUYẾT HÀNH VI
 Lý thuyết hành vi được ra đời bởi các nhà kinh
tế Thụy Điển.
 Các nhà kinh tế xét đến các yếu tố như môi
trường văn hóa, pháp lý và thể chế,… của quốc
gia mà họ dự định đầu tư sao các yếu tố này
không quá khác biệt với quốc gia của họ.
 Ban đầu họ đầu tư với quy mô nhỏ để giảm thiểu
rủi ro. Sau khi thành công, đút kết được kinh
nghiệm, họ sẵn sàng chấp nhận rủi ro lớn hơn và
mở rộng quy mô đầu tư ở nhiều quốc gia.


Quyết định về nơi đầu tư
MNES TRONG MẠNG LƯỚI QUỐC TẾ

 Ngày nay, mỗi MNE được coi là một
thành viên của một mạng lưới quốc tế.
 Cả Công ty mẹ và công ty con đều là nhà
cung cấp và cũng là khách hàng ở nước sở
tại trên lĩnh vực hoạt động của mình.
 Các Công ty con cạnh tranh với nhau và
với công ty mẹ để phát triển.
Ví dụ: Asea Brown Boveri (ABB) là một ví dụ của một công ty Thụy Điển-Thụy Sĩ đã trải qua
quá trình phát triển trong mạng lưới quốc tế để trở thành một công ty xuyên quốc gia. ABB được
thành lập thông qua việc sáp nhập ASEA có trụ sở tại Thụy Điển và Brown Boveri có trụ sở tại
Thụy Sĩ vào năm 1991. Cả hai công ty đều đã chiếm ưu thế trong các ngành công nghiệp kỹ thuật
điện. ABB có hàng trăm công ty con nước ngoài. Mặc dù định hướng chiến lược tổng thể là trách
nhiệm pháp lý của công ty mẹ nhưng các công ty con nước ngoài vẫn đóng một vai trò quan trọng
trong tất cả các quyết định.


ĐẦU TƯ RA NƯỚC NGOÀI NHƯ THẾ
NÀO: MÔ HÌNH CÁCH THỨC ĐẦU
TƯ RA NƯỚC NGOÀI


Đầu tư ra nước ngoài như thế nào: mô hình cách thức đầu tư ra nước ngoài

MINH HỌA 17.3:
CHUỖI ĐẦU TƯ
FDI: SỰ CÓ MẶT

ĐẦU

NGUỒN VỐN NƯỚC

NGOÀI


Đầu tư ra nước ngoài như thế nào: mô hình cách thức đầu tư ra nước ngoài

MINH
HỌA
17.3:
CHUỖI
ĐẦU TƯ FDI:
SỰ CÓ MẶT VÀ
ĐẦU

NGUỒN
VỐN
NƯỚC NGOÀI


XUẤT KHẨU SO VỚI SẢN XUẤT Ở NƯỚC NGOÀI
Những lợi thế của việc xuất khẩu:
- Xuất khẩu không phải đối mặt với rủi ro FDI, liên doanh, mục tiêu
liên minh, và việc cấp giấy phép
- Giảm tối thiểu được rủi ro về mặt chính trị
- Chi phí đại lý, như là giám sát và định giá những đơn vị nước ngoài
thì sẽ tránh được việc này
- Lượng đầu tư của giai đoạn đầu sẽ thấp hơn những mô hình đầu tư
nước ngoài khác


Xuất khẩu so với sản xuất ở nước ngoài

Những bất lợi:
- Rủi ro về tỷ giá hối đoái
- Một công ty không thể tiếp thu và khai
thác kết quả nghiên cứu và phát triển
của nó một cách hiệu quả như thể nó
đã đầu tư trực tiếp
- Gặp rủi ro cho những đối thủ bắt
chước và cạnh tranh toàn cầu khi mà
chi phí của họ thì thấp hơn trong việc
sản xuất tại nước ngoài và phân phối


Xuất khẩu so với sản xuất ở nước ngoài
Phương thức giảm thiểu rủi ro:
- Một phần đáng kể xuất khẩu ( hoặc nhập khẩu) thì được thực
hiện giữa những công ty đa quốc gia với công ty con của nó ở
nước ngoài hoặc chi nhánh khác ở nước ngoài để giảm thiểu
rủi ro xuất khẩu hơn là thực thi những mô hình đầu tư khác
- Các quỹ FDI phòng ngừa thì thường để thúc đẩy việc ngăn
chặn hành vi nuốt chửng của những đối thủ cạnh tranh nước
ngoài trước khi đối thủ bắt đầu


CẤP PHÉP, HỢP ĐỒNG QUẢN LÝ SO VỚI QUẢN
LÝ TÀI SẢN Ở NƯỚC NGOÀI
- Cấp phép là một phương pháp
phổ biến cho những doanh
nghiệp nội địa có thể thu được
lợi nhuận từ thị trường nước
ngoài mà không phải cam kết

bằng một khoản tiền lớn. Bởi vì
những nhà sản xuất ở nước
ngoài thường nắm giữ quyền sở
hữu toàn bộ, nên rủi ro chính trị
được giảm thiểu rất nhiều

KHÁI NIỆM


Cấp phép, hợp đồng quản lý so với quản lý tài sản ở nước ngoài
Những bất lợi của việc cấp phép:


Cấp phép, hợp đồng quản lý so với quản lý tài sản ở nước ngoài
- Hầu hết những thỏa thuận về cấp phép được thực hiện bởi các công
ty con và các công ty liên kết của những công ty đa quốc gia này
- Phí cấp phép là một cách để lan rộng chi phí nghiên cứu và phát
triển của công ty trong tất cả các đơn vị vận hành


Cấp phép, hợp đồng quản lý so với quản lý tài sản ở nước ngoài
Những hợp đồng quản lý tương tự như
việc họ được cấp phép khi mà họ tiến
hành cung cấp luồng tiền từ nước
ngoài từ nguồn đầu tư từ nước ngoài .
Hợp đồng quản lý có thể làm giảm
nguy cơ chính trị vì việc hồi hương của
các nhà quản lý rất dễ dàng, Các dịch
vụ tư vấn quốc tế và các công ty truyền
thống tiến hành kinh doanh ở nước

ngoài thông qua cách thức trên


×