Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Thực trạng ngành đường đến tháng 8 2018

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (34.84 KB, 3 trang )

Một số nguyên nhân dẫn đến thị trường đường trong nước giảm giá mạnh được cơ
quan này chỉ ra. Đó là nguồn cung trên thế giới hiện đang tăng nhanh so với nhu cầu,
dẫn đến giá đường thế giới giảm mạnh. Trong khi đó, lượng đường trong nước sức
cạnh tranh yếu, tiêu thụ chậm, tồn kho nhiều.
Bên cạnh đó, nguồn cung các loại đường khác như đường lỏng (HFCS-siro ngô nồng
độ fructose cao) hiện đang gia nhập vào thị trường Việt Nam dồi dào.
Điều này tạo nên sức cạnh tranh mạnh đối với đường chiết xuất từ cây mía. Ngoài ra,
vấn đề quản lý buôn lậu đường chưa thật sự hiệu quả, đường lậu khó kiểm soát, giá rẻ,
trong khi giá đường trong nước thiếu cạnh tranh.
Đó là, buôn lậu đường xảy ra tràn lan, các cửa hàng thương mại từ nhỏ đến lớn hiện
nay đều bán được đường nhập lậu và bán công khai mặc dù ngành chức năng có bắt,
xử lý một số vụ buôn lậu đường lớn ở Tp. Hồ Chí Minh, Quảng Nam và một số tỉnh
thành khác, nhưng rồi đâu lại vào đấy.
Theo bà Thái, quan trọng hiện nay đối với các nhà máy đường là phải nhanh chóng xây
dựng hoàn chỉnh hệ thống bán hàng; nhà máy cần phải quan tâm tới lợi ích của khách
hàng, nhằm bảo đảm cho khách hàng có lãi, hai bên cùng có lợi, từ đó mới có mối
quan hệ gắn bó lâu dài giữa khách hàng với nhà máy.
Lượng đường tồn kho lớn gây khó khăn cho các nhà máy và các công ty thương mại
như hiện nay mà ngân hàng vẫn phớt lờ, không quan tâm hỗ trợ, đường nhập lậu tràn
lang thì rất khó cho doanh nghiệp.
* Làm gì để hội nhập?
Quyền Cục trưởng, Cục Chế biến và phát triển thị trường nông sản Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn Nguyễn Quốc Toản cho biết, dự kiến niên vụ 2018-2019 lượng
đường cung cấp trên thị trường cả nước là trên 2,2 triệu tấn.
Trong đó, lượng đường sản xuất trong vụ là trên 1,5 triệu tấn, đường tồn kho đến 15/8
là trên 600.000 tấn, nhập khẩu năm 2018 (theo cam kết với WTO) dự kiến 94.000 tấn;
trong khi nhu cầu tiêu thụ trong nước chỉ 1,6 triệu tấn, lượng đường còn thừa trên
576.000 tấn.
Dự báo cung cầu cho thấy, niên vụ tới nguồn cung đường trong nước còn tiếp tục dư
thừa, trong khi nguồn cung đường trên thế giới vẫn còn thừa gần 7 triệu tấn, vì vậy việc
khôi phục của giá đường có thể sẽ chậm, trước sức ép cạnh tranh trong hội nhập, các


nhà máy đường cần có nhìn nhận, đánh giá chính xác thị trường để có kế hoạch sản
xuất, tiêu thụ hợp lý trong thời gian tới.
Trước mắt, các nhà máy đường cần rà soát, xây dựng, phát triển các vùng nguyên liệu
mía theo hướng phát huy lợi thế vùng tương ứng với hình thành các trung tâm chế biến
công nghiệp để tạo điều kiện xây dựng, phát triển các vùng sản xuất mía nguyên liệu ở
địa phương.
Theo ông Toản, có thể tạm phân chia các vùng có lợi thế để phát triển nguyên liệu mía
như sau: vùng có lợi thế phát triển là Bắc Trung bộ, Tây Nguyên; vùng có lợi thế tương
đối, dễ bị ảnh hưởng của quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa là Đông Nam bộ,


Duyên hải Nam Trung bộ; vùng ít lợi thế, nhưng cây mía vẫn có lợi thế nhất định so với
cây trồng khác là miền núi phía Bắc và Đồng bằng sông Cửu Long (vùng nguyên liệu
chung của các nhà máy).
Bên cạnh đó, cần xây dựng các vùng nguyên liệu theo hướng hợp tác, liên kết các nhà
máy để hình thành hệ thống chế biến đường thô và đường tinh luyện, kết hợp với việc
phát triển điện thương phẩm từ bã mía, sản xuất cồn.
Các địa phương cũng cần rà soát, điều chỉnh lại quy hoạch và quy mô hợp lý cho mỗi
vùng sản xuất mía theo hướng tập trung, có điều kiện thâm canh, đưa cơ giới hóa vào
đồng ruộng, xây dựng hệ thống tưới nước cho cây mía, mạnh dạn đưa vào sử dụng
giống mía đã qua khảo nghiệm có triển vọng như giống QN1, KK3, VN08 -270, LS1...;
liên kết, xây dựng các cánh đồng mía lớn để tăng năng suất, chất lượng cây trồng, hạ
giá thành cây mía, tăng sức cạnh tranh.
Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Võ Đức Trong nêu vấn đề cần giải
quyết là cần áp dụng nhiều giải pháp để giảm tối đa giá thành trong sản xuất cây mía;
trong đó, giải pháp về kỹ thuật trồng, chăm sóc, cải tạo giống mới để tăng năng suất
cây trồng là quan trọng hàng đầu.
Theo ông Trong, cách sử dụng giống mía của cả nước nói chung và Tây Ninh nói riêng
như hiện nay là chưa ổn, mạnh ai nấy làm, thiếu sự thống nhất trong khâu kiểm
nghiệm, thử nghiệm về năng suất, chất lượng cây trồng cũng như kiểm soát về dịch

bệnh; kỹ thuật canh tác, chi phí phân bón cũng cần tính toán lại cho hợp lý hơn. Đồng
thời, cần đẩy mạnh cơ giới hóa trong khâu sản xuất, chăm sóc, thu hoạch cây mía để
hạ tối đa giá thành.
Ông Trong cho biết, hiện nay số tiền chi cho nhân công trong khâu chăm sóc, thu hoạch
mía chiếm đến 30%, chi phí bón phân cho cây mía chiếm 30% giá thành là quá cao,
cây mía khó cạnh tranh được với thị trường.
Các Công ty, nhà máy chế biến đường cũng cần quan tâm tới công nghệ sản xuất
đường hữu cơ gắn với các sản phẩm sau đường như: điện, ván ép, vi sinh, phân bón,
Etanol…để tăng thêm giá trị gia tăng của sản phẩm từ đường.
Hiệp hội mía đường Việt Nam, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cần kiến nghị
với Chính phủ có chủ trương, chính sách đặc thù cho ngành mía đường, hỗ trợ sản
xuất các sản phẩm cho sau đường; đồng thời áp dụng thử nghiệm về kiểm soát chữ
đường độc lập, để tạo thêm niềm tin cho nông dân yên tâm hợp tác, gắn bó lâu dài với
nhà máy.
Tại hội nghị sơ kết vụ sản xuất, chế biến ngành mía đường niên vụ 2017-2018 vừa diễn
ra tại tỉnh Tây Ninh, đại diện các Công ty mía đường Quảng Ngãi, Hậu Giang, Sơn La,
Tây Ninh cũng đề nghị Hiệp hội mía đường Việt Nam và Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn chủ trì thành lập những Trung tâm nghiên cứu giống mía mới được nhà
nước hỗ trợ để từng bước hình thành chương trình sản xuất giống, đưa công nghệ cao
vào tạo giống có hiệu quả.
Đồng thời, làm vai trò trung gian kết nối giữa sản xuất, chế biến đường với thị trường
chi phí thấp, giá cả hợp lý nhất, để đủ sức cạnh tranh với thị trường.
Cùng đó, kiến nghị Chính phủ chỉ đạo tăng cường chống buôn lậu, xem xét giảm thuế
VAT đối với ngành sản xuất mía đường, hạn chế hạn ngạch nhập khẩu đường, nhằm
tháo gỡ bớt khó khăn, bảo vệ mặt hàng đường trong nước.


Ngân hàng Nhà nước cũng cần quan tâm hỗ trợ tối đa cho doanh nghiệp mía đường
như tăng vốn vay lưu động, giảm lãi suất, giản thời gian trả nợ, giúp doanh nghiệp kinh
doanh ngành đường vượt qua khó khăn hiện nay./.




×