Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

ẢNH HƯỞNG của sữa đậu NÀNH lên MEN đến hệ VI SINH vật ĐƯỜNG RUỘT của CON NGƯỜI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (55.44 KB, 6 trang )

ẢNH HƯỞNG CỦA SỮA ĐẬU NÀNH LÊN MEN ĐẾN
HỆ VI SINH VẬT ĐƯỜNG RUỘT CỦA CON NGƯỜI
I-Chi Cheng, Huey-Fang Shang, Tzann-Feng Lin, Tseng-Hsing Wang, Hao-Sheng Lin, ShyhHsiang Lin
TỔNG QUAN
Mục đích: Nghiên cứu ảnh hưởng của sữa đậu nành lên men đến vi sinh vật đường
ruột của con người bằng cách kiểm ra sô lượng các loại vi sinh vật khác nhau phân lập từ các
mẫu phân.
Phương pháp: thiết kế thí nghiệm kiểu chéo. Hai mươi tám người trưởng thành khỏe
mạnh được mời tham gia thí nghiệm. Từng đối tượng sẽ sử dụng 250 ml sữa hai lần một
ngày, vào giữa bữa ăn. Loại sữa dung là sữa đậu nành lên men hoặc sữa đậu nành thường.
Loại đầu tiên dùng trong 2 tuần rồi đổi sang loại thứ hai cho 2 tuần tiếp theo. Mẫu phân được
thu thập từ tất cả các đối tượng mỗi tuần, bắt đầu từ tuần thứ hai vào cuối thí nghiệm. Các vi
sinh vật được phân tích làBifidobacterium spp., Lactobacillus spp., Clostridium perfringens,
coliform, và tổng số các sinh vật yếm khí.
Kết quả: Trong giai đoạn sử dụnh sữa đậu nành lên men, số lượng vi khuẩn
Bifidobacterium spp., Clostridium perfringens và Lactobacillus spp. tăng lên. Tuy nhiên số
lượng Coliform lại giảm.
Kết luận: Việc hấp thu sữa đậu nành lên men đáng kể cải thiện hệ sinh thái của đường
ruột trong cơ thể bằng cách tăng số lượng chế phẩm sinh học .


GIỚI THIỆU
Probiotics là các vi khuẩn đường ruột có lợi cho sức khỏe. Probootics làm giảm triệu
chứng xấu khi dung nạp đường lactose, tăng sức đề kháng của ruột, ức chế các tế bào ung thư
phát triển, điều chỉnh nồng độ cholesterol trong huyết tương , cải thiện chức năng tiêu hóa và
kích thích hệ miễn dịch. Ngoài ra, prebiotic là những thành phần thực phẩm có thể được sử
dụng để nâng cao sự phát triển của probotics. Một số loại prebiotics thường gặp là lactose ,
fructooligosaccharides và galactooligosaccharides.
Đậu nành và các sản phẩm từ đậu nành được biết đến với các lợi ích cho sức khỏe.
Trong đậu nành, oligosaccharides được chứng minh là prebiotic. Sự kết hợp của probiotic và
prebiotic được gọi là Synbiotics. Sữa đậu nành lên men, theo báo cáo trước đó , có thể được


coi như là một sản phẩm synbiotic . Như vậy, mục tiêu của chúng tôi là nghiên cứu tác động
của sữa đậu nành lên men trên hệ vi sinh vật đường ruột của con người .

1.
1.1.

NGUYÊN LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN
Đối tượng
Nghiên cứu này được sự chấp thuận của Ủy ban Đạo đức con người của Trường Đại

học Y Đài Bắc (Đài Bắc, Đài Loan). Đối tượng tuyển dụng chủ yếu là trong khuôn viên của
Đại học Y khoa Đài Bắc và không có bệnh cấp tính hoặc mãn tính, các vấn đề tiêu hóa, hoặc
tiền sử uống thuốc kháng sinh gần đây. Trước khi thực hiện nghiên cứu này, kết quả công bố
được sự chấp thuận từ tất cả các đối tượng nghiên cứu. Tổng số 36 người tham gia ngay từ
đầu. những người tham gia được khuyên nên duy trì phong cách sống của họ bình thường
trong quá trình thử nghiệm.
1.2.

Thiết kế nghiên cứu
Một thiết kế chéo được sử dụng trong nghiên cứu này. Các đối tượng được phân ngẫu

nhiên vào hai nhóm A và B. Trong nhóm A, đầu tiên các đối tượng sẽ sử dụng sữa đậu nành
lên men, và sau đó chuyển sang dùng sữa đậu nành thông thường, trong khi nhóm B thì dùng
sữa đậu nành thông thường trước. Tổng thời gian tiến hành thí nghiệm là 9 tuần. Thời gian
hiệu chỉnh 2 tuần đã được thực hiện, tiếp theo là dùng nước uống thử nghiệm (sữa đậu nành)
trong 2 tuần. Trước khi chuyển sang uống nước thử nghiệm khác, thì người sử tham gia thí


nghiệm có 2 tuần để cho thức uống dùng trong thử nghiệm cũ tiêu hóa hết. Sau khi tất cả các
đối tượng đã hoàn thành sử dụng hai loại thức uống thử nghiệm, sẽ có khoảng 1 tuần để tiêu

hóa hết thức uống trước khi thử nghiệm chính thức kết thúc. Sử dụng 250 mL thức uống sau
mỗi lần ăn xong 30 phút, hai lần một ngày (500 ml / ngày). 3 ngày (chủ nhật, thứ 2 và thứ 3)
ghi lại chế độ ăn uống đã được hoàn thành bởi các đối tượng sau mỗi tuần trong thời gian thí
nghiệm
1.3.

Phân tích mẫu và vi sinh vật
Khoảng 1 g mẫu phân của từng đối tượng được thu thập trong các tuần 2, 3, 4, 6, 7, 8,

và 9 để phân tích vi sinh vật. Mẫu được lưu trữ ở nhiệt độ -20 trong 24 giờ trước khi đem đi
phân tích. Đối với quá trình phân tích, ta lấy 0,5g phần bên trong cuẩ mẫu phân (lấy mẫu
nguyên liệu kị khí) được trộn đều với 15 ml dung môi trong điều kiện kị khí (bảng 1), tiếp
theo là pha loãng để có được những nồng độ khác nhau (10 -1 đến 10-8). Một số vi sinh vật
được phân lập từ các mẫu phân sử dụng môi trường và các phương pháp được phát triển bởi
Molly et al.[8]. Vi khuẩn, môi trường và thời gian nhân giống được liên kê trong bảng 2. Bắt
đầu từ nồng độ thấp nhất, 50 ml dung dịch được cấy lên môi trường khác nhau bằng cách sử
dụng đổ đĩa. Quá trình nhân giống Clostridium perfringens, 1 ml dung dịch với nồng thích
hợp, được xác định bởi kết quả của một thí nghiệm trước, đã được trộn đều với môi trường
TSC (không có lòng đỏ trứng) bằng cách sử dụng phương pháp đổ đĩa, tiếp theo là trộn với
môi trường TSC bình thường. sau khi môi trường lỏng đông đặc, đĩa được đặt trong một
buồng yếm khí. Khi đếm khuẩn lạc, đĩa xuất hiện từ 30 – 300 khuẩn độ. Số lượng vi khuẩn
được trình bày như là pha log CFU/g trọng lượng ướt của phân. Công thức tính toán được liệt
kê như dưới đây và được dựa trên vi khuẩn học FDA. Hướng dẫn phân tích Bifidobacterium
spp., Lactobacillus spp, coliform, và tổng số các sinh vật yếm khí: CFU/đĩa x 20 (50 μL/đĩa)
x hệ số pha loãng x 15 mL/ khối lượng mẫu (g); và Clostridium perfringens: CFU/đĩa x hệ số
pha loãng x 15mL/ khối lượng mẫu (g).


Bảng 1: Thành phần của môi trường kị khí


Hóa chất

Khối lượng

KH2PO4

4,5 g

Na2HPO4

6g

L-cysteine HCl·H2O

0,5g

Tween 20

1g

Galtin

2g

Nước cất

1L

Bảng 2: Vi sinh vật phân tích và môi trường cấy giống, thời gian, nhiệt độ


Môi trường

Vi sinh vật

Màu sắc khuẩn lạc

Điều kiện nuôi cấy

Bifidobacterium spp

Xanh lá cây

48 h, 35-370C

Lactobacillus spp.

Cam đỏ

48 h, 35-370C

Clostridium

Màu trắng với màu 24 h, 35-370C

perfringens

đen trung tâm

Coliform


Màu đỏ kim loại

Tổng vi sinh vật hiếu Trắng

24 h, 35-370C
48 h, 35-370C

khí

1.4.

Phân tích thống kê

Tất cả các dữ liệu được trình bày như là giá trị trung bình ± SD. Phân tích một chiều phương
sai (ANOVA), một phía và kết hợp t-kiểm tra được thực hiện bằng cách sử dụng SAS phiên
bản 8.1. P <0,05 là mức ý nghĩa.


2.

KẾT QUẢ

Trước khi thí nghiệm bắt đầu, có 8 người rút khỏi nghiên cứu vì lý do cá nhân. Vì vậy, có
tổng cộng 28 người tham gia và hoàn thành cả hai giai đoạn thử nghiệm. Như thể hiện trong
bảng 3, không có sự thay đổi về trong lượng, chiều cao hoặc BMI giữa trước và sau khi
nghiên cứu.
2.1.

Nhóm A (nhóm uống sữa đậu nành lên men trước, sau đó là sữa đậu nành thông


thường)
Trong nhóm này (Hình 1A), có thể thấy rằng thời gian đầu tiên khi uống sữa đậu nành lên, hệ
vi sinh vật coliform và Clostridium perfringens giảm đáng kể (p<0,05). Trong thời gian này,
số lượng của Lactobacillus spp. và Bifidobacterium spp. tăng đáng kể (p<0,05). Tỷ lệ của
Lactobacillus spp. và Bifidobacterium spp. trên Clostridium perfringens cũng tăng trong giai
đoạn đầu tiên này. Trong giai đoạn thứ 2 khi tiêu thụ sữa đậu nành, hệ vi sinh vật coliform và
Clostridium perfringens và tỷ lệ của Lactobacillus spp. và Bifidobacterium spp. trên
Clostridium perfringens không thay đổi.
2.2.

Nhóm B (nhóm uống sữa đậu nàng bình thường trước, sau đó uống sữa đậu

nành lên men)
Trong nhóm này (hình 1B), trong giai đoạn đầu và giai đoạn sau, tổng số Lactobacillus spp.
tăng đáng kể (p<0,05). Trong giai đoạn sau, số lượng coliform và Clostridium perfringens
giảm đáng kể (p<0,05), trong khi số lượng Bifidobacterium spp. lại tăng đáng kể trong giai
đoạn sau này (p<0,05). Vào cuối giai đoạn đầu và giai đoạn sau, tỷ lệ Lactobacillus spp. trên
Clostridium perfringens tăng đáng kể (p<0,05). Tổng số vi khuẩn kỵ khí trong thay đổi.

3.

BÀN LUẬN
Tổng số vi sinh vật trong ruột nằm trong pha cân bằng. Khi số lượng các chế phầm sinh

học tăng, số lượng vi khuẩn có hải sẽ giảm. Như đã thấy trong kết quả, ta thấy rằng khi đối
tượng nghiên cứu sử dụng sữa đậu nành lên men, hệ sinh vật đường ruột của họ có xu hướng


được cải thiện thông qua việc lượng vi khuẩn có lợi tăng. Hiệu quả được duy trì 3 tuần sau
khi ngừng sử dụng sữa đậu nành lên men. Mặt khác, kết quả cho thấy sử dụng sữa đậu nành

lên men có tác dụng làm tăng lượng Lactobacillus spp. Điều này có thể là do đậu nành có
chứa một số loại oligosaccharides như raffinose và stachyose có thể được Lactobacillus spp.
sử dụng như nguồn năng lượng; điều này làm giảm khí sinh ra trong ruột. Có thể thấy rằng,
bằng cách nuôi cấy chế phẩm sinh học khác nhau trong sữa đậu nành, lượng raffinose và
stachyose làm giảm sản lượng khí trong dạ dày trong khi nồng độ sucrose, glucose,
galactose, acid acetic, và acid amin tự do tăng. Sự gia tăng chế phẩm sinh học làm giảm nguy
cơ rối loạn chức năng đường tiêu hóa do bị vi khuẩn có hại xâm nhập, và do đó, duy trì được
chức năng chính của đường tiêu hóa, đó là chức năng bảo vệ. Bên cạnh những tác động của
việc sử dụng sữa đậu nành lên men được xác định trong thí nghiệm này, các sản phẩm đậu
nành được biết đến với lợi ích cho sức khỏe. Đậu nành được biết đến với nguy cơ giảm ung
thư, làm giảm mức độ lipid trong máu và cholesterol, ngăn ngừa quá trình oxy hóa và VLDL
và LDL, do đó làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
Tóm lại, việc sử dụng đậu nành lên men có lợi cho hệ vi sinh vật đường ruột bằng cách tăng
lượng vi khuẩn có lợi và giảm lượng vi khuẩn có hại. Ngoài ra, đậu nành lên men có thể cung
cấp các chất khác như isoflavone và saponin mà không có trong các sản phẩm sữa bò.



×