Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

SKKN phương pháp đổi mới phương pháp dạy học 2018 2019

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (98.45 KB, 10 trang )

SKKN – Đổi mới phương pháp dạy học để gây hứng
thú học tập cho học sinh
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐÊ
I. Lí do chọn đề tài
Xuất phát từ mục tiêu chung “Nâng cao tính chủ động, phát huy tính tích
cực, tư duy của học sinh”. Môn Mỹ Thuật ở trường THCS góp phần thực hiện
mục tiêu trên đó là giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ , thể chất,
thẩm mỹ và kỹ năng cơ bản để hình thành nhân cách con người, hiểu được cuộc
sống và luôn biết vươn đến cái: Chân - Thiện - Mỹ.
Phần lớn, tầng lớp trí thức là tất cả mọi đối tượng, mọi tầng lớp trong xã hội.
Mỗi lứa tuổi lại có những cách cảm nhận, suy nghĩ và lí giải về cái đẹp khác nhau.
Người lớn có cách cảm nhận logic, còn trẻ em thì có cái nhìn vô tư, trong sáng.
Chúng ta biết rằng: Mỹ Thuật là một trong những môn học đặc thù, giữ vai trò
quan trọng trong giáo dục thẩm mỹ ở trường phổ thông hiện nay. Đó là môn học về
cái đẹp, khơi dậy tư duy sáng tạo trong tâm hồn trong sáng, thơ ngây và đáng yêu
của lứa tuổi thiếu nhi. Dạy nghệ thuật nói chung và dạy Mỹ Thuật nói riêng, không
phải là đưa ra một công thức cứng nhắc để làm, để vẽ mà điều cốt lỏi quan trọng là
lối tư duy, tạo điều kiện cho sự phát triển tưởng tượng, khả năng sáng tạo của trẻ
em.
Nhu cầu thẩm mỹ ngày càng cao cùng với sự phát triển của kinh tế xã hội, cho
nên việc nhìn nhận và thưởng thức cái đẹp của đại bộ phận nhân dân là vấn đề tất
yếu khách quan, không chỉ là đối với người sáng, nhìn sự vật qua lăng kính màu
hồng, không vướng những nguyên tắc, trăn trở mà tập trung tình cảm, sự yêu thích
của mình vào mỗi bài vẽ.
Đồng thời, đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội. Những năm qua, Đảng và
Nhà nước ta luôn quan tâm đến sự phát triển của giáo dục, đặc biệt là chất lượng
của nó, cùng với sự phát triển ngày càng cao của con người về đức dục, trí dục, thể
dục thì mỹ dục cũng không ngừng phát triển và dần có vai trò quan trọng trong đời
sống của mỗi con người và nhất là thế hệ trẻ.
Dạy – học Mĩ Thuật ở trường THCS không phải nhằm đào tạo họa sĩ hay
người làm nghệ thuật mà nhằm giáo dục thị hiếu thẩm mỹ cho các em. Chủ yếu tạo


điều kiện cho các em tiếp xúc, làm quen và thưởng thức cái đẹp, tập tạo ra cái đẹp,
vận dụng cái đẹp vào trong cuộc sống hàng ngày. Nhưng học sinh muốn có những
cảm nhận, những cái nhìn đúng không lệch lạc thì cần truyền đạt vốn kiến thức bổ
ích.
Đối với môn học Mĩ Thuật việc truyền thụ kiến thức là một công việc quan trọng.
Qua đây, học sinh hình thành kỹ năng cảm thụ thẩm mĩ và kỹ năng thực hành.
Mặt khác, hiện nay phương pháp dạy học truyền thống “ đọc chép” thụ động
không đáp ứng được lối tư duy sáng tạo, năng động và tích cực của học sinh. Có


một câu nói rằng: “Dù đã dắt ngựa đến bờ sông cũng không thể bắt nó uống
nước được”. Vấn đề học tập của trẻ cũng vậy. Dù có bắt được chúng ngồi ngay
ngắn học tập nhưng nếu không thích thú, trẻ không thể học tốt được. Chính vì vậy
ngoài việc truyền đạt kiến thức cho học sinh của người thầy, chúng tôi nghĩ rằng
mình cần phải biết gây hứng thú học tập cho học sinh để tiết học thực sự nhẹ
nhàng, sinh động. Học sinh tiếp thu kiến thức một cách tự nhiên, không gượng ép.
Vậy làm sao để học sinh thêm hứng thú học tập bộ môn này nên tôi đã nghiên
cứu và làm đề tài: “ Đổi mới phương pháp dạy học để gây hứng thú học tập cho
học sinh”.
II. Thực trạng:
Trong thực tế giảng dạy cho thấy tình trạng học sinh tiếp thu kiến thức còn thụ
động.
- Thiếu sự nhiệt tình, tích cực trong các hoạt động
- Một vài học sinh có biểu hiện ỷ lại vào các bạn trong nhóm. Chưa mạnh dạn
bày tỏ quan điểm, ý kiến cá nhân.
- Hoạt động trò chơi chưa đưa vào nhiều trong các hoạt động giảng dạy.
- GV còn dạy theo lối mòn.
III. Đối tượng nghiên cứu:
- Đối tượng giảng dạy của chúng ta chính là học sinh THCS. Đây là lứa tuổi học
sinh chuyển tiếp từ giai đoạn vui chơi sang giai đoạn học tập, khả năng tri giác của

các em rất tốt, hứng thú ngày càng bộc lộ và phát triển rõ rệt. Đặc biệt là hứng thú
nhận thức, hứng thú tìm hiểu thế giới xung quanh, các em thể hiện tính tò mò, ham
hiểu biết. Tuy nhiên sự phát triển hứng thú học tập của học sinh phụ thuộc trực tiếp
vào việc tổ chức học tập cho học sinh của giáo viên.
IV.Phương pháp nghiên cứu
+ Phương pháp phân tích.
+ Phương pháp điều tra.
+ Phương pháp quan sát.
+ Phương pháp đặt vấn đề và giao nhiệm vụ.
PHẦN II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐÊ
I. CÁC CƠ SỞ LÀM ĐÊ TÀI
1.1.Cơ sở lí luận:
Thực hiện chương trình thay sách giáo khoa, thực hiện các công văn chỉ đạo của
ngành là phát huy tính tích cực học tập của học sinh để lĩnh hội kiến thức đầy đủ và
có hệ thống.
Thực hiện cuộc vận động hai không với 4 nội dung và các quyết định, nghị
quyết của ngành cũng như của Đảng, Nhà Nước.
1.2.Cơ sở thực tiễn:
Những quan niệm của mình về cách gây hứng thú của học sinh toàn diện hơn
đã đưa ra các khái niệm quan hệ giữa sự hứng thú học môn Mĩ Thuật với sự phát


triển nhân cách và sự tích cực học tập của học sinh.
Những năm gần đây hứng thú học tập đã được như là một động cơ có ý nghĩa
hoạt động của học sinh, chính việc nghiên cứu này làm sáng tỏa thêm sự hứng thú
của học sinh tự học nó cũng một là thuộc tính của nhân cách.
Ở trường THCS trong những năm gần đây một số giáo viên đã có nhiều sáng
kiến kinh nghiệm viết về nhiều chủ đề khác nhau, nhưng chưa đi sâu vào việc tìm
hiểu học sinh có hứng thú học ở bộ môn mình giảng dạy và cũng chính vì điều này
mà tôi chọn sáng kiến kinh nghiệm là tìm ra một số biện pháp gây hứng thú học

sinh học môn Mĩ Thuật.
Thực tế tuy môn Mỹ Thuật ra đời sớm nhưng mới đưa vào áp dụng, mà học
sinh đa số là con em của người dân sống ở vùng nông thôn miền núi, kinh tế còn
thiếu thốn khó khăn, đồ dùng học tập chưa đầy đủ và một số gia đình không quan
tâm đến việc học tập của con cái nên kết quả chưa cao. Một trong những nguyên
nhân làm cho học sinh học môn Mĩ Thuật chưa tốt là do phương pháp dạy của giáo
viên. Trên thực tế giáo viên nào biết cách hướng dẫn học sinh quan sát thu thập
chất liệu, biết phát huy tính sáng tạo khuyến khích học sinh vẽ đẹp thì bài vẽ trở
nên có cảm xúc. Ngược lại giáo viên nào hướng dẫn học sinh học tập, bắt buộc
học sinh làm theo khuôn mẫu của mình không đúng với cảm xúc chính các em,
các em sẽ thiếu tư duy sáng tạo vào trong cách vẽ, bài vẽ sẽ trở nên khô khan, đơn
điệu.
II. THỰC TRẠNG CỦA ĐÊ TÀI
2.1: Thuận lợi
+ Quan điểm nhận thức về môn Mĩ Thuật :
- Môn Mĩ Thuật là môn học nghệ thuật, thu hút rất nhiều học sinh,.
- Cho đến nay các trường đã có giáo viên dạy Mĩ Thuật, phong trào học Mĩ
Thuật ngày càng một sôi nổi, hầu hết các em học sinh hào hứng với môn học và
môn học đã được chú ý. Tất cả mọi người đã hiểu được đây là một môn học nghệ
thuật. Vì vậy không ít giáo viên và học sinh, các bậc phụ huynh luôn coi trọng và
đầu tư cho môn học. Qua đó các em thấy rằng Mĩ thuật là môn học bổ ích, lý thú
và tươi vui, có tính giáo dục đạo đức, thẩm mĩ cao và là môn học bổ trợ tích cực
cho các môn học khác. Vì thế các em đón nhận tiết học một cách nhiệt tình và hào
hứng.
+ Trang thiết bị dạy học :
- Để giảng dạy môn mĩ thuật trong chương trình đào tạo được thành công,
điều này phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố như : tài liệu, phương tiện, đồ dùng
trực quan, ...
- Có một số đồ dùng cần thiết cho việc giảng dạy Mĩ Thuật cho học sinh như:
bộ đồ dùng dạy học các phân môn từ lớp 6 đến lớp 9 sách tham khảo, một số tranh

ảnh về tượng, phù điêu, ...
+ Cơ sở vật chất :


Nhà trường quan tâm đầu tư công nghệ thông tin cho dạy học. Vì thế góp
phần thuận tiện cho việc dạy và học của giáo viên, học sinh. Học sinh lúc nào cũng
có đủ đồ dùng, không bị quên ở nhà.
2.2 . Khó khăn
+ Về nhận thức :
- Bên cạnh những thuận lợi như trên thì dạy và học môm Mĩ Thuật vẫn còn
gặp phải một số khó khăn :
- Do quan niệm của một số giáo viên, một số bậc phụ huynh ,sự thiếu quan
tâm mua sắm đồ dùng học tập cho học sinh, ... Điều đó ảnh hưởng trực tiếp đến
chất lượng học tập của giáo viên và học sinh gây cho học sinh cảm giác chán nản,
không tự tin làm bài. Trên thực tế điều tra tôi còn thấy có giáo viên giảng dạy bộ
môn về phương pháp sư phạm còn hạn chế, lời nói còn chưa hấp dẫn, lôi cuốn học
sinh, trình bày bảng còn vụng về, lúng túng,... dẫn đến học sinh không lắng nghe,
không tập trung tìm hiểu bài còn mơ hồ, không nắm được mục tiêu của bài học.
Điều đó khiến cho các em không thích thú với bài học, thể hiện tác phẩm của mình
qua loa, đại khái, vì thế không thấy được cái hay, cái đẹp và vận dụng vào cuộc
sống hàng ngày.
+ Trang thiết bị dạy học :
- Bên cạnh đó còn một số học sinh tỏ thái độ thờ ơ với môn học vì thực tế
đời sống dân trí còn nghèo, hầu hết là con em thuần nông nên điều kiện để phụ
huynh tập trung đầu tư cho học tập của các em còn hạn chế, điều đó ảnh hưởng
không nhỏ đến tinh thần học tập của các em.
- Ngoài ra điều kiện nhà trường còn thiếu thốn như : phòng học chức năng,
vật mẫu cho giáo viên và học sinh, phương tiện, đồ dùng trực quan, ... vì thế ảnh
hưởng lớn đến kết quả học tập và giảng dạy của giáo viên và học sinh.
. Vì vậy, là một giáo viên luôn tâm huyết với nghề tôi luôn trăn trở làm như thế

nào để nâng cao chất lượng, đó chính là lý do tôi chọn đề tài này để nghiên cứu.
III: BIỆN PHÁP, GIẢI PHÁP CHỦ YẾU ĐỂ THỰC HIỆN ĐÊ TÀI
3.1. Cơ sở xuất phát các giải pháp:
- Xuất phát từ mục tiêu giáo dục.
- Xuất phát từ lí luận dạy học: nhằm gây sự hứng thú của học sinh đối với môn
học Mĩ thuật của từng học sinh.
- Xuất phát từ tình hình học tập của học sinh trường THCS Nguyễn Bá Phát.
3.2.Các giải pháp chủ yếu:
- Trong những năm gần đây, giáo viên bộ môn Mĩ Thuật ở trường THCS đã
đủ vì thế việc hứng thú tự học, bài học là một việc rất cần thiết trong giờ học Mĩ
Thuật.
Nếu giáo viên gây hứng thú cho học sinh tốt thì sẽ gây cho học sinh đam mê
học tập của mình. Vì việc hứng thú nó đem đến tình huống có vấn đề, sau đó học
sinh sẽ quan tâm đến những vấn đề đó để giải quyết trong suốt quá trình của tiết


học, nên việc gây hứng thú tự cho học sinh học Mĩ Thuật sẽ được nâng cao.
Nhà tâm lý học nổi tiếng người Mỹ Buruna nói : “Sự kích thích tốt nhất đối
với học tập là hứng thú đối với tài liệu học tập”.
Trong học tập hay bất kì công việc gì thì hứng thú là một thái độ rất quan trọng,
nó thúc đẩy tiến trình công việc hiệu quả hơn, năng suất và nhẹ nhàng hơn.
Đã là hứng thú , nghĩa là hứng khởi và thích thú đối với môn học. Sự thích thú
đó có thể do hình thức “sướng tai vui mắt” hay những ý nghĩa thi vị của nó trong
đời sống. Những xúc cảm, thái độ chỉ có thể hình thành dưới sự dẫn dắt của người
thầy mà kết quả của nó là hệ quả của rất nhiều yếu tố như: cách tổ chức tiến hành
bài giảng, hình thức hoạt động, công cụ trực quan, phương tiện dạy học, giọng nói
và cả khả năng khuấy động lớp học như một MC của giáo viên…
Tuy nhiên để có thể thực hiên, áp dụng nó vào bài dạy cụ thể thì trước hết
chúng ta phải hiểu được con đường để hình thành nên sự hứng thú. Thứ nhất đó là
sự hấp dẫn một cách tự phát không vì bất cứ lí do gì, trường hợp này trong quá

trình giảng dạy Mỹ Thuật chúng ta có bắt gặp nhưng không nhiều, có lẽ là vì ngôn
ngữ của Mỹ Thuật khá trừu tượng. Thứ hai đó là sự hấp dẫn về hình thức khiến
người ta say mê khám phá dẫn đến nhận thức về bản chất của sự vật, cái này chúng
ta thấy nhiều ở sinh viên các trường chuyên nghiệp. Thứ ba là từ chỗ hiểu được ý
nghĩa của đối tượng mà dẫn đến bị hấp dẫn lôi cuốn , đây là trường hợp mà chúng
ta bắt gặp nhiều nhất trong quá trình giảng dạy.
Song nói gì thì nói kĩ thuật và phương pháp giảng dạy mới đặc biệt quan trọng.
Trước đây , khi còn là sinh viên trong quá trình thực tập , chứng kiến một số bài
dạy của giáo viên và sinh viên, mặc dù có sự chuẩn bị khá đầy đủ nhưng hiệu quả
thì chưa phải là tốt nhất. Lí do là bởi các bạn không tìm cho mình một phương
pháp riêng để lý giải một vấn đề mà hầu hết tất cả đều na ná giống nhau, một bài
trình chiếu PowerPoint đẹp không có nghĩa là nó hiệu quả và gây được hứng thú
khi mà các bạn cứ liền tù tì một mạch từ slide này sang slide khác và kết thúc bằng
việc đưa giấy ra thực hành. Bởi với tôi mục đích của trình chiếu là để hỗ trợ người
giáo viên làm sáng tỏ vấn đề để đưa đến một kết luận nào đấy, có những lúc các
bạn phải dừng lại kết hợp với bảng để lí giải nó, mô phỏng nó. Cũng như không
phải các bạn cứ đưa một số bức tranh ra với một loạt câu hỏi đại loại như: các bức
tranh vẽ đề tài gì? Màu sắc ra sao? Bố cục như thế nào?…và rồi đưa ra kết luận về
đặc điểm của một trường phái nghệ thuật nào đó. Có rất nhiều cách thức để chúng
ta thực hiện , một câu hỏi mang tính cách gợi mở của giáo viên thực tế sẽ khuấy
động được tư duy của học sinh và không khí của lớp học. Nói gợi mở nghĩa là nó
sẽ mở ra nhiều câu trả lời ,nhiều ý kiến khác nhau, định hướng và sắp xếp lại đó là
công việc của người giáo viên.
Ví dụ 1: Dạy tiết 23 vẽ tranh đề tài “Ngày tết và mùa xuân”
- Giáo viên phải dẫn dắt vào bài mới ngay từ đầu tiết cũng làm tăng tính hứng
thú trong học tập của học sinh trong giờ học. Nếu dẫn dắt tốt thì sẽ gây hứng thú


học tập của học sinh, có thể cho học sinh hát một bài về ngày tết và mùa xn hoặc
cho học sinh xem một đoạn clip về khơng khí ngày tết và mùa xn…Vì việc dẫn

dắt vào bài nó đem đến tình huống có vấn đề sau đó học sinh quan tâm đến những
vấn đề đó để giải quyết trong suốt q trình của tiết học cũng như nhớ bài được lâu
và được khắc sâu một cách có khoa học.
- Việc sử dụng đờ dùng dạy học một cách có hiệu quả cũng làm tăng hứng thú
của học sinh trong tiết học, đờ dùng phải đẹp, dễ nhìn, phù hợp với nội dung bài
học và tình hình địa phương. Đờ dùng có thể là tranh ảnh về đề tài hoặc được trình
chiếu trên máy chiếu đa năng để học sinh cảm nhận. Sau khi giới thiệu bài xong
giáo viên cho học sinh quan sát tranh về đề tài khác nhau và cho học sinh tìm ra đề
tài về ngày tết và mùa xn thơng qua hình thức thi đua giữa các nhóm với nhau.
- Khi học sinh nhận biết tranh đúng đề tài giáo viên cho học sinh hoạt động
theo nhóm để học sinh nhận biết về nội dung cần vẽ, hình ảnh, màu sắc… Hoạt
động nhóm trong giờ học để phù hợp với từng đối tượng học sinh ta có thể phân
nhóm theo nhiều cách khác nhau, mỡi nhóm làm một nhiệm vụ phù hợp với năng
lực của mình. Ví dụ: Những học sinh nào có hứng thú học tập cao thì cho nhóm ấy
có nhiệm vụ tìm tòi, đòi hỏi độc lập, sáng tạo. Nhóm nào yếu thì có nhiệm vụ làm
mẫu … hoặc căn cứ vào trình độ nhận thức ,trình độ học lực có thực của học sinh
mà chung ta phân nhóm nhằm giúp học sinh tích cực học tập . Dựa vào học lực để
giáo viên phân cho học sinh nhưng nhiệm vụ tương ứng . Tất cả những điều đó
cũng gây được hứng thú của học sinh.
- Tổ chức trò chơi để gây hứng thú cho học sinh bằng cách cho học sinh tìm
ra những hình ảnh cần vẽ về đề tài ngày tết và mùa xn nhóm nào tìm được nhiều
sẽ có phần thưởng. Trò chơi học tập là hình thức học tập thơng qua trò chơi. Trò
chơi học tập khơng chỉ nhằm vui chơi giải trí mà còn góp phần củng cố tri thức, kỹ
năng học tập cho học sinh. Việc sử dụng trò chơi học tập trong q trình dạy học
nhằm làm cho việc hình thành kiến thức và rèn luyện kỹ năng của học sinh bớt đi
vẻ khơ khan, tăng thêm phần sinh động hấp dẫn.
- Thực hành cũng cần tạo cho học sinh khơng khí thoải mái khơng gò ép học
sinh theo khn mẫu, các em có thể thoải mái thể hiện ý tưởng của mình.
Ví dụ 2: Để dạy bài “Tạo dáng và trang trí thời trang”, lơùp 9 đối
vơùi phân môn vẽ trang trí thì ta coù thể tự làm một bộ tranh vẽ caùc

maãu thời trang khaùc nhau, vơùi chất liệu phong phuù như:
+ Sử dụng nhiều chất liệu màu: màu nươùc, màu bột, saùp màu, chì
màu, màu sơn…
+ Ngoài tô màu ta coù thể sử dụng giấy màu để xeù daùn (những mảng
giấy màu thủ công hoặc những màu trên lòch, baùo…).
+ Dùng những sợi len, vải vơùi nhiều màu saéc khaùc nhau, sử dụng keo
kết dính chuùng lại thành maãu ao thời trang theo yù thích rồi dùng hoa khô
hoặc hoa nhựa trang trí thêm tạo sự hấp daãn hơn cho moãi maãu áo thời


trang.
+ Dùng những phế phẩm khaùc như giấy boùng nhựa vơùi nhiều màu saéc
khaùc nhau được caét nhỏ rồi trải đều trên maãu ao thời trang và cũng
dược kết nối bằng keo dính.
Tương tự như thế thì ta coù thể tìm nhiều loại phế phẩm khaùc để tự
làm đờ dùng dạy học cho những dạng bài như thế này để tạo được sự
kích thích, tò mò saùng tạo ở moãi học sinh. Và đặc biệt hơn là khi tạo
daùng maãu thời trang phải tạo theo 2 kiểu trang trí đoù là kiểu trang trí đối
xưùng và trang trí không đối xưùng. Vậy để tạo được 2 kiểu daùng trên thì
đòi hỏi học sinh phải biết caùch tạo nên giáo viên phải vẽ minh hoạ trình
tự caùc bươùc tạo daùng để học sinh deã vận dụng hơn khi thực hành.
- Ngồi học nội dung ở sách giáo khoa học sinh còn phải đọc báo, xem phim
tư liệu lịch sử…
SGK mới còn tăng tranh ảnh minh hoạ cho bài học đặc biệt ở chương trình
lớp hình ảnh minh hoạ rất nhiều và giáo viên khai thác tranh ảnh đó cũng là cách
làm cho kiến thức bộ mơn thêm phong phú và qua tranh ở những phần nội dung bài
học, SGK mới còn nêu ra những câu hỏi nhỏ mang tính nâng cao sự hiểu biết của
học sinh. Học sinh muốn trả lời được câu hỏi này buộc phải đọc tồn bộ nội dung
trước đó mới có thể trả lời được. Giáo viên u cầu học sinh soạn bài trước ở nhà
từ những câu hỏi nhỏ như vậy và điều này làm cho học sinh nhớ lâu và biết xâu

ch̃i sự kiên.
- Ngun nhân của tình trạng học kém của học sinh có thể do giáo viên giảng
dạy khơng sát đối tượng, do học sinh khơng tự giác tích cực, sự chuẩn bị bài ở nhà
chưa tốt, đơi khi cũng do sự khiếm khuyết về trí tuệ và thể chất. Trong q trình
dạy học ở phương pháp mới thì học sinh phải chuẩn bị bài trước ở nhà theo câu hỏi
của giáo viên đưa ra hoặc đọc trước nội dung bài học, trong tiết học giáo viên chủ
yếu giải quyết những vấn đã nêu ra đờng thời đặc các tình huống để học sinh thảo
luận trả lời.
- Khi tiến hành dạy học theo hình thức hoạt động cả lớp thường là giáo viên
đưa ra vấn đề và đặt câu hỏi cho học sinh . Mục đích của việc đặt câu hỏi cho học
sinh về hiện tượng, sự kiện…câu hỏi đòi hỏi nhớ lại kiến thức cũ có liên quan,
đờng thời phải có những tình huống có vấn đề đòi hỏi mức độ nhận thức cao hơn,
tuy nhiên phải biết sắp xếp chúng từ dễ đến khó. Những câu hỏi dễ giáo viên gọi
những học sinh trung bình, yếu trả lời khơng nên để có em thụ động.
Lập tiến trình khoa học xây dựng kiến thức:
Các nội dung cơ bản của tiến trình khoa học xây dựng kiến thức bao gờm: kiến
thức cần dạy.
3.3.Tổ chức triển khai và thực hiện:
Muốn tạo hứng thú cho học tập của học sinh qua việc đổi mới phương pháp dạy
học có hiệu quả thì giáo viên cần phải:


Naém vững đối tượng học sinh, tạo được nhu cầu học tập cho caùc em.
Nắm vững chương trình ở các phân mơn, từng bài học cụ thể, từng đờ vật, mẫu vật
có trong bài và sự chuẩn bị. Trong giờ học giáo viên cần chú ý đến những học sinh
khơng có khả năng năng khiếu, khơng q nặng nề, thoải mái vì dạy Mĩ Thuật là
một nghệ thuật mà giáo viên dạy Mĩ Thuật cần phải nghệ thuật hơn.
3.4 Hiệu quả của SKKN
Trong q trình dạy học khi tơi đổi mới phương pháp dạy học thì học sinh có
hứng thú học tập hơn và qua q trình khảo sát đã đạt được kết quả có chuyển biến

rõ rệt:
Kết quả học kỳ I năm học 2011 – 2012:
Số tt

Khối

1
2

Khối 6
Khối 8

Kết quả khảo sát
Giỏi %
Khá %
40%
40%
30%
50%

TB%
20%
20%

Kết quả học kỳ II năm học 2011 – 2012:
Kết quả khảo sát
Đạt
Chưa đạt
1
Khối 6

100%
/
2
Khối 8
100%
/
PHẦN III : KẾT LUẬN
1. Kết luận chung
Qua thực tế giảng dạy trong những năm qua tơi ln xác định được mục tiêu
trong nhà trường THCS, đờng thời cũng hiểu sâu sắc được vai trò của mơn Mĩ
thuật trong việc giáo dục học sinh phát hiện ra những mặt hạn chế và có một giải
pháp nâng cao hiệu quả của việc dạy và học mơn Mĩ Thuật. Tơi thấy việc nắm
vững phương pháp và cách tổ chức cơ bản về mơn Mĩ Thuật cũng như việc xây
dựng cho mình một cách tổ chức dạy học vững chắc còn có tìm ra những giải pháp
dạy học phù hợp của mơn Mĩ Thuật sẽ có tác dụng và ý nghĩa rất quan trọng trong
hoạt động dạy và học, giúp cho giáo viên có một định hướng đúng đắn, phù hợp
một cách thức tổ chức giờ hợp lý giúp cho học sinh hứng thú tìm hiểu, khám phá
thế giới thẩm mĩ một cách say mê, hấp dẫn, góp phần giáo dục nên những con
người tồn diện hơn theo 4 mục đích : Đức - Trí - Thể - Mỹ. Nó giúp học sinh hồn
thiện nhân cách có ý thức tu dưỡng, biết u thương, q trọng mọi người, biết
hướng tới những tình cảm cao đẹp hơn, từ đó điều chỉnh nên những con người mới
với những nhân cách tốt.
Số tt

Khối


- Muốn giảng dạy tốt môn học trước hết giáo viên phải hiểu được mục đích yêu
cầu của môn học từ đó tìm ra cho mình một định hướng giảng dạy đúng đắn.
- Phải hiểu được đặc điểm tâm lý của trẻ, hiểu biết được mức độ cảm nhận của

học sinh về thế giới xung quanh thông qua các bài học.
- Luôn luôn tôn trọng gần gũi học sinh.
- Phải có tính kiên trì công tác giảng dạy, khéo léo động viên kịp thời đối với
các em.
- Áp dụng nhiều phương pháp trò chơi, phương pháp thích hợp, không áp đặt đòi
hỏi quá cao đối với học sinh để giúp các em yêu thích môn học và học tốt hơn.
- Trong tiết học luôn tạo không khó vui vẻ thoải mái nhẹ nhàng, thu hút lòng say
mê của các em đối với tiết học, môn học.
- Việc quan trọng yêu cầu của mỗi tiết học là giáo viên phải chuẩn bị đầy đủ đồ
dùng trực quan, trực quan phải đẹp, hấp dẫn để học sinh quan sát.
- Sử dụng linh hoạt trong phối hợp các phương pháp dạy học thích hợp.
- Thường xuyên trao đổi để tìm ra phương pháp dạy học thích hợp.
- Ứng dụng thông tin, phần mềm của công nghệ thông tin vào môn Mĩ Thuật
như qua băng đĩa, ... có như vậy chất lượng học tập mới đạt hiệu quả cao.
Tôi mạnh dạn thực hiện giảng dạy trong những năm học tới. Vì thời gian có hạn
nên tôi mới tìm ra được một số giải pháp trên, nhưng tôi sẽ cố gắng hơn nữa để tìm
ra một số giải pháp tối ưu hơn, để đóng góp cho nền giáo dục Mĩ Thuật của toàn
ngành nói chung và trường THCS Nguyễn Bá Phát nói riêng. Giúp học sinh phát
triển toàn diện về “Đức - Trí - Thể - Mỹ”.
2. Kiến nghị :
Để cho việc dạy và học môn Mĩ Thuật được tốt hơn, tôi mong các cấp lãnh
đạo quan tâm hơn nữa đến việc giảng dạy bộ môn này, và tôi có một số kiến nghị
sau :
- Nhà trường cần có phòng học chức năng đầy đủ về cơ sở vật chất.
- Bộ GD& ĐT cần có một số đồ dùng dạy phân môn Mĩ Thuật cụ thể hơn,
nhiều hơn.
- Phụ huynh cần quan tâm đến con em mình nhiều hơn, sát thực hơn đối với
việc học Mĩ Thuật của các em, cụ thể là đồ dùng học tập.
- Giáo viên phải có lòng nhiệt tình, tâm huyết với chuyên môn. Phải thường
xuyên sưu tầm, học hỏi kinh nghiệm cũng như mạnh dạn áp dụng những phương

pháp mới.
Trên đây là một số kinh nghiệm nhỏ của tôi về việc áp đổi mới pháp dạy học
để gây hứng thú học tập cho hoc sinh mà tôi đã áp dụng thành công, tôi rất mong
được sự quan tâm đóng góp ý kiến của giáo viên hướng dẫn và các bạn đồng
nghiệp .


TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Một số vấn đề về đổi mới phương pháp dạy học môn mĩ thuật THCS.
Tác giả: Đàm Luyện, Bạch Ngọc Diệp, Nguyễn Quốc Toản. Năm 2008.
- Thiết kế phương pháp dạy học theo hướng tích cực hoá.
Tác giả PGS –TS Đặng Thành Hưng.
- Mĩ thuật và phương pháp dạy học mĩ thuật ( phần 1)
Tác giả: trần Nguyên Bình, Võ Quốc Thạch, Nguyễn Thị Ngọc Bích.

MỤC LỤC
PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐÊ:..............................................................................
1 Lí do chọn đề tài………………………………………………………………
2. Thực trạng …………………………………………………………………...
3. Đối tượng nghiên cứu…………………………………………………………
4. Phương pháp nghiên cứu………………………………………………………
PHẦN II GIẢI QUYẾT VẤN ĐÊ……………………………………………….
I. Các Cơ sở lí luận:…………………………………………………………… .
1.1 Cơ sở lí luận…………………………………………………………………
1.2 Cơ sở thực tiễn……………………………………………………………….
II. Thực trạng của vấn đề:
……………………………………………………….. .
2.1Thuận
lợi……………………………………………………………………… .
2.2 Khó khăn………………………………………………………………………

III. Biện pháp, giải pháp thực hiện……………………………………………….
3.1.Cơ sở xuất phát các giải pháp……………………………………………… ..
3.2. Các giải pháp…………………………………………………………………
3.3. Tổ chức và triển khai thực hiện……………………………………………. ..
3.4 Hiệu quả của SKKN………………………………………………………..
PHẦN III. KẾT LUẬN:…………………………………………………………
1. Kết luận chung………………………………………………………………..
2. Kiến nghị……………………………………………………………………..
PHẦN ĐÁNH GIÁ



×