Tải bản đầy đủ (.docx) (27 trang)

Bài tập kinh tế vi mô

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (102.38 KB, 27 trang )

Bài tập kinh tế vi mô

A. PhẦn cung - cầu

I. Trả lời Đúng - Sai và cho biết tại sao?

1. Đường cầu hàng hoá dốc xuống hàm ý rằng giá cả vận động ngược chiều với lượng cầu.
2. Đường cung hàng hoá dốc lên diễn tả xu hướng vận động cùng chiều nhau giữa giá cả và lượng
cung.
3. Khi cung lớn hơn cầu, giá thị trường của hàng hoá có xu hướng tăng lên.
4. Khi cầu lớn hơn cung, giá thị trường có xu hướng giảm xuống.
5. Cung vượt là hiện tượng xảy ra ở những mức giá cao.
6. Cầu vượt là hiện tượng xảy ra ở những mức giá thấp.
7. Chỉ có ở điểm cân bằng, lượng cung mới đúng bằng lượng cầu.
8. Lượng cầu và lượng mua được đối với một hàng hoá là như nhau.
9. Lượng cung và lượng bán được đối với một hàng hoá là như nhau.
10. Trong thị trường cạnh tranh tự do, giá cả có xu hướng dao động xung quanh mức cân bằng
của nó.

II. Chọn các phương án trả lời đúng và giải thích tại sao?

1. Đường cầu hàng thông thường X dịch chuyển sang phải vì:
a) Giá X tăng; b) X bị lỗi mốt; c) Giá hàng thay thế của X giảm; d) Thu nhập của người mua tăng.

2. Giá gạo tăng lên có thể do:
a) Được mùa; b) Hạn hán làm giảm sản lượng thu hoạch; c) Chính phủ tăng thuế đánh vào gạo
xuất khẩu; d) Không có lý do nào nêu trên.


3. Giá vải bạt tăng có thể làm cho:
a) Đường cung lều bạt dịch chuyển sang phải;


b) Đường cung lều bạt giữ nguyên, chỉ có giá lều bạt tăng lên;
c) Đường cung lều bạt dịch chuyển sang trái;
d) Đường cầu lều bạt dịch chuyển sang phải.

4. Đường cầu hàng hoá A mở rộng có thể do:
a) Giá hàng A giảm mạnh; b) Hàng thay thế của A giảm giá nhiều;
c) Mọi người dự đoán hàng A sắp khan hiếm; d) Hàng A lỗi mốt;
e) Cung hàng A tăng mạnh.

5. Khi thu nhập tăng 10%, cầu hàng A tăng 25%. Hàng A có thể là:
a) Hàng thứ cấp; b) Hàng thay thế của một hàng B nào đó;
c) Hàng xa xỉ; e) Hàng bổ sung của hàng B nào đó.

6. Đường cầu bếp ga được dự đoán dịch chuyển sang trái khi:
a) Có một chiến dịch quảng cáo rầm rộ cho việc sử dụng bếp ga;
b) Chính phủ có các biện pháp mạnh tay với việc đun nấu gây ô nhiễm;
c) Giá ga đắt lên;
d) Thêm nhiều mỏ dầu khí được đưa vào khai thác;
e) Có thông tin thường xuyên về các vụ nổ liên quan đến bếp ga.
f) c và e.

7. Trong các hình sau đây, hình nào cho biết phản ứng của cầu đối với sự thay đổi giá cả là:
 kém nhất?
 mạnh nhất?


(a)

(b)


(c)

(d)

8. Giá thuốc chữa bệnh tim mạch tăng cao hoàn toàn chỉ do cầu về loại thuốc này tăng trên thị
trường. Hình vẽ nào trong số các hình vẽ sau phản ánh đúng tình hình này:

(a)

(b)

(c)

(d)

9. Trong các phương trình sau, phương trình nào có thể biểu diễn:
 đường cầu?
 đường cung?
a) P = - 4 + 3 Q; b) - P = 6 Q - 4; c) (P - 1) / Q = 2; d) P/ (Q + 3) = -2;
e) (1 - P)/ (2 - Q) = 5; f) (1 + P) / 2 = Q + 1; g) P + 2 Q = 15.


10. Gọi PA là giá của hàng A; QB là lượng cầu của hàng B (B # A). Trường hợp nào sau đây cho
phép kết luận A và B là các hàng hoá:
 bổ sung cho nhau?
 thay thế của nhau?
a) PA = 5/ QB; b) PA = 2 QB + 1; c) P2A+ Q2B = 100; d) P2A- Q2B = 2;
e) PA/ QB = 25; f) (PA - QB)2 = 9.

III. Giải bài tập


1. Cho đường cầu QD = -2P +110 và đường cung QS = 2P - 30 của một hàng hoá giả định nào đó.
a) Xác định điểm cân bằng của thị trường hàng hoá.
b) Dựng các đường cung và cầu trên cùng một đồ thị.
c) Đánh giá tình hình cung - cầu ở các mức giá 5, 15, 25, 30 và dự đoán phản ứng của người sản
xuất, kinh doanh ở các mức giá này.
d) Giả sử Chính phủ đặt trần giá ở mức 15. Hãy cho biết tình hình gì xảy ra trên thị trường do
hành động can thiệp này của Chính phủ?

2. Cung và cầu về mặt hàng cassette trên thị trường Mỹ được cho như sau:
P = 50 + 8QS ; P = 110 - 2QD
(Giá tính bằng $/ 1 sản phẩm; Lượng tính bằng triệu chiếc)
a) Xác định giá thị trường tự do của sản phẩm.
b) Tính thặng dư tiêu dùng khi sản phẩm được bán theo giá thị trường tự do.
c) Giả sử giá bán bị áp đặt ở mức 100. Hãy đánh giá thiệt hại mà những người tiêu dùng phải
gánh chịu.
d) Nếu cầu giữ nguyên, còn cung giảm xuống thành P = 60 + 8Q S thì giá và lượng cân bằng của
thị trường sẽ thay đổi ra sao?

3. Biểu cung và cầu về một hàng hoá được cho như sau:


P

1

2

3


4

5

6

QD

40

35

30

25

20

15

QS

5

15

25

35


45

55

a) Viết phương trình các đường cung và cầu .
b) Xác định giá và lượng cân bằng của thị trường hàng hoá.
c) Vẽ đồ thị các đường cung và cầu .
d) Nếu cung giữ nguyên, còn cầu tăng thêm 10 ở mỗi mức giá thì giá và lượng cân bằng sẽ thay
đổi như thế nào?
Minh hoạ các kết quả trên đồ thị.

4. Cầu về gạo của Việt nam được cho như sau: QD = - 0,25P + 2000;
còn cung được cho bằng QS = 0,25P - 500 (Giá tính bằng đ/kg; Lượng tính bằng 10 nghìn tấn).
a) Nếu không có nhu cầu về xuất khẩu thì giá và lượng cân bằng của thị trường gạo trong nước là
bao nhiêu?
b) Giả sử được mùa làm đường cung lúa gạo trở thành Q S = 0,25P -300. Giá và lượng cân bằng
của lúa gạo thay đổi thế nào?
c) Nếu muốn giữ giá cho nông dân như ở câu a), Chính phủ cần can thiệp như thế nào?
d) Trong trường hợp cầu xuất khẩu được cho bằng QD = - 0,05P + 1000 và lúa gạo được mùa như
ở câu b), giá thị trường tự do của lúa gạo là bao nhiêu?

5. Đường cung và đường cầu về xăng được cho như sau:
P = (1/10)QS + 1 và P = (- 1/10)QD + 9
(Giá tính bằng nghìn đồng/lít; Lượng tính bằng triệu lít)
a) Nếu thị trường xăng dầu là tự do, giá và lượng cân bằng của xăng là bao nhiêu?
b) Nếu Chính phủ can thiệp bằng cách định giá trần là 4,5 nghìn đồng/lít, lượng cung về xăng
tăng lên hay giảm đi? bao nhiêu?


c) Nếu Chính phủ tăng thuế nhập khẩu, làm giảm cung về xăng và đường cung có phương trình P

= (1/10)QS + 1,5.
c.1- Xác định phần thuế tăng cho mỗi lít xăng.
c.2- Người tiêu dùng phải chịu bao nhiêu trong phần tăng thuế?
d) Mô tả các kết quả trên bằng đồ thị.

b. lý thuyết tiêu dùng

I. Trả lời Đúng - Sai và giải thích tại sao?

1. Tiêu dùng càng nhiều đơn vị hàng hoá, lợi ích đạt được càng cao.
2. Lựa chọn tiêu dùng tối ưu nghĩa là lựa chọn để đạt tới lợi ích cao nhất.
3. Lợi ích cận biên của các hàng hoá khác nhau không giống nhau vì giá cả của chúng khác nhau.
4. Hàng hoá càng đắt thì lợi ích do nó mang lại càng lớn.
5. Đường bàng quan dốc xuống biểu thị xu hướng lợi ích cận biên giảm dần.
6. Độ dốc đường bàng quan biểu thị tỷ lệ các hàng hoá mà người tiêu dùng sẵn sàng đánh đổi cho
nhau để bảo đảm tổng lợi ích không đổi.
7. Đường ngân sách biểu thị tất cả các khả năng tiêu dùng hai hàng hoá khác nhau trong điều kiện
thu nhập và giá cả hàng hoá là cho trước.
8. Đường ngân sách càng dốc nếu thu nhập dành cho chi tiêu càng lớn.
9. Độ dốc đường ngân sách phụ thuộc tỷ lệ giá cả các hàng hoá chứ không phải giá tuyệt đối của
từng hàng hoá.
10. ở điểm tiêu dùng tối ưu, tỷ lệ thay thế cận biên (MRS) của hai hàng hoá luôn bằng 1.

II. Chọn phương án trả lời đúng và giải thích ngắn gọn

1. Lợi ích tiêu dùng là:


a) Lợi ích đạt được do sử dụng một sản phẩm của lao động;
b) Lợi ích do sự thoả mãn nhu cầu trong lĩnh vực tinh thần mang lại;

c) Lợi ích đạt được nhờ việc trả tiền cho hàng hoá hoặc dịch vụ tiêu dùng;
d) Sự thoả mãn đúng những đòi hỏi của thị trường hàng hoá.

2. Lợi ích cận biên của hàng hoá biểu thị:
a) Sự gia tăng lợi ích tiêu dùng;
b) Mức tăng tổng lợi ích do tiêu dùng thêm một đơn vị hàng hoá mang lại;
c) Phần chi tiêu tăng thêm cho một đơn vị hàng hoá;
d) Khả năng đạt tới lợi ích cao hơn cho người tiêu dùng.

3. Lợi ích cận biên:
a) Tăng lên khi tiêu dùng thêm một hàng hoá;
b) Như nhau đối với mọi đơn vị hàng hoá;
c) Có xu hướng giảm dần khi tăng số lượng đơn vị hàng hoá tiêu dùng.
d) Lúc đầu giảm, về sau tăng khi tiêu dùng thêm các đơn vị hàng hoá mới.

4. Giữa lợi ích cận biên và tổng lợi ích có:
a) Quan hệ vận động ngược chiều nhau;
b) Liên hệ theo hướng loại trừ nhau;
c) Quan hệ với nhau theo quy tắc: lợi ích cận biên làm tăng tổng lợi ích nhưng với mức tăng ít
dần;
d) Sự ràng buộc: Tổng lợi ích còn tăng khi lợi ích cận biên còn dương
( >0 ) nhưng sẽ tăng đến mức cực đại khi lợi ích cận biên bằng 0.
e) c và d.

5. Đường ngân sách biểu thị:


a) Các khả năng tiêu dùng hai loại hàng hoá khác nhau;
b) Các phương án kết hợp số lượng hai hàng hoá mà người tiêu dùng có thể mua được phù hợp
với thu nhập và giá cả cho trước;

c) Khả năng tiêu dùng tối ưu của người tiêu dùng;
d) Mức lợi ích cao nhất mà người tiêu dùng đạt được.

6. Đường ngân sách sẽ dốc hơn khi:
a) Ngân sách tiêu dùng tăng lên;
b) Giá cả hai hàng hoá đều tăng lên;
c) Giá tương đối của hàng hoá X tăng lên so với hàng hoá Y.
d) Giá hàng X giảm, còn giá hàng Y tăng lên.

7. Điểm tiêu dùng tối ưu là điểm biểu diễn:
a) Kết hợp hàng hoá cho lợi ích tối đa;
b) Kết hợp hàng hoá cho lợi ích cao nhất mà ngân sách cho phép;
c) Số lượng hàng hoá được tiêu dùng nhiều nhất;
d) Tỷ lệ đánh đổi thấp nhất của hai hàng hoá.

8. Tại điểm tiêu dùng tối ưu, tỷ lệ thay thế cận biên của hai hàng hoá bằng:
a) Hiệu số giá cả của chúng;
b) Giá tương đối của chúng;
c) Mức tăng lợi ích của một trong hai hàng hoá;
d) Nghịch đảo giá của hàng hoá có lợi ích cao hơn.

9. Khi thu nhập tăng lên mà giá của các hàng hoá không đổi, điểm tiêu dùng tối ưu sẽ thay đổi
tương ứng với hình nào sau đây:


(a)

10. Người thích phở hơn nem là người:
(b)
(c)

a) Có thể chấp nhận ăn kèm 1 bát phở với 2 cái nem;
b) Có thể đổi 5 cái nem để có thêm 1 bát phở;
c) Chỉ ăn phở khi không có nem;
d) Coi mỗi bát phở ngang với 3 cái nem.

III. Giải bài tập

1. Một người dành 100 $ cho việc chi tiêu hai hàng hoá X và Y,
a) Biết rằng nếu mua 5 đơn vị X thì có thể mua được 5 đơn vị Y, còn nếu tăng số hàng X lên 8 thì
số hàng Y mua được chỉ còn 3. Hãy xác định giá hàng X và giá hàng Y.
b) Vẽ đường ngân sách của người tiêu dùng này.
c) Nếu giá hàng Y giữ nguyên và giá hàng X giảm xuống còn 6 $ thì khả năng chi tiêu của người
này được mở rộng như thế nào? Minh hoạ bằng đường ngân sách mới.
d) Khi ngân sách tăng 1,5 lần thì đường ngân sách sẽ thay đổi như thế nào trong trường hợp:
d.1 - Giá các hàng hoá không đổi so với trường hợp a)?
d.2 - Giá X tăng 1,25 lần và giá Y giảm 1,2 lần so với trường hợp a)?


2. Một người tiêu dùng có 200 nghìn đồng để chi tiêu cho ăn uống và xem phim. Biết giá mỗi bữa
ăn là 10 nghìn đồng, còn giá một lần xem phim là 20 nghìn đồng.
a) Khi chọn 4 lần xem phim, người này có được bao nhiêu bữa ăn?
b) Dựng đường ngân sách trên đồ thị (X, Y) với X là số bữa ăn, Y là số lần xem phim.
c) Giả sử hàm tổng lợi ích của người này có dạng TU(X,Y) = 5X + Y 2. Hãy tìm kết hợp hàng hoá
mang lại lợi ích tối đa cho người này.
d) Nếu giá bữa ăn giảm xuống 8 nghìn đồng, giá xem phim giữ nguyên thì người tiêu dùng đạt lợi
ích tối đa với bao nhiêu bữa ăn và bao nhiêu lần xem phim, biết hàm tổng lợi ích thay đổi thành
TU(X,Y) = 2,4X + Y2?

3. Một người tiêu dùng có hàm tổng lợi ích là TU(X,Y) = (Y - 10). X, với X, Y là số lượng tiêu
dùng các hàng X và Y tương ứng.

a) Gọi PX và PY là giá cả của X và Y, hãy thiết lập phương trình đường ngân sách của người tiêu
dùng này.
b) Tính lợi ích cận biên của X và lợi ích cận biên của Y. Từ đó suy ra tỷ lệ thay thế cận biên của
hai hàng hoá này.
c) Cho biết ngân sách tiêu dùng là B = 100 $, còn PX = PY = 5 $/ một đơn vị, hãy tìm tổ hợp tiêu
dùng tối ưu và tỷ lệ thay thế cận biên tại đó.
d) Nếu ngân sách tiêu dùng tăng lên thành 120 $ trong khi giá các hàng hoá vẫn không đổi thì tổ
hợp tiêu dùng tối ưu thay đổi như thế nào?

4. Bảng sau đây mô tả lợi ích mà một người tiêu dùng có được khi tiêu dùng hai loại hàng hoá
khác nhau là X và Y với giá cả là PX = PY = 10$.

Hàng hoá X
Số lượng

Hàng hoá Y
TU(X)

MUX

MUX/PX

Số lượng

TU(Y)

MUY

MUY/PY



5

60

5

25

10

115

10

47,5

15

165

15

67,5

20

210

20


85

25

250

25

100

30

285

30

112,5

35

315

35

122,5

40

340


40

130

a) Tính các số liệu còn để trống trong bảng.
b) Giả sử người tiêu dùng này có 450 $ để chi tiêu cho hai hàng hoá. Nếu người này muốn dùng
15 hàng X thì có thể dùng bao nhiêu hàng Y? Tại sao?
c) Xác định xem người tiêu dùng đạt lợi ích tối đa khi tiêu dùng bao nhiêu X và bao nhiêu Y? Tại
sao? Tính tổng lợi ích tiêu dùng lúc đó.

5. Hàm tổng lợi ích của Jane được cho như sau: TU(X,Y) = X.Y, trong đó X và Y tương ứng là số
lượng các hàng hoá X và Y được tiêu dùng bởi Jane.
a) Hãy vẽ các đường bàng quan biểu thị các mức lợi ích 8, 12 và 24 đối với Jane.
b) Giả định giá X là 1 $, giá Y là 3 $ và Jane có 12 $ để chi tiêu cho hai hàng hoá này. Hãy vẽ
đường ngân sách tiêu dùng của Jane.
c) Để thoả mãn lợi ích tối đa, Jane phải chọn mua bao nhiêu đơn vị X và bao nhiêu đơn vị Y? Tại
sao? Mô tả trên đồ thị.
d) Hãy xác định tỷ lệ thay thế cận biên của hai hàng hoá khi Jane chọn tiêu dùng 3 đơn vị X và 3
đơn vị Y.

c. lý thuyết sản xuất

I. Trả lời Đúng - Sai và cho biết thích tại sao?


1. Hàm sản xuất mô tả mối quan hệ giữa sản lượng (đầu ra) với số lượng các yếu tố sản xuất (đầu
vào) được sử dụng.
2. Năng suất cận biên và năng suất bình quân của một yếu tố sản xuất luôn vận động cùng chiều
với nhau.

3. Càng thuê nhiều lao động, sản lượng làm ra càng nhiều.
4. Chi phí cơ hội (chi phí kinh tế) bao giờ cũng lớn hơn chi phí kế toán.
5. Sản xuất càng nhiều thì tổng chi phí bình quân càng thấp do chi phí cố định bình quân càng
ngày càng giảm.
6. Khi chi phí cận biên bằng với tổng chi phí bình quân, tổng chi phí bình quân phải ở mức thấp
nhất.
7. Để có lợi nhuận tối đa, hãng càng sản xuất nhiều càng tốt.
8. Đế đạt doanh thu tối đa, hãng càng bán nhiều sản phẩm càng tốt.
9. Nếu chi phí cận biên tăng lên thì tổng chi phí bình quân cũng tăng lên và ngược lại.
10. Tổ hợp đầu vào (K,L) tối ưu là tổ hợp được lựa chọn sao cho chi phí để mua K bằng chi phí
để mua L.

II. Chọn phương án trả lời đúng và giải thích ngắn gọn?

1. Chi phí biến đổi là chi phí:
a) Thường xuyên biến đổi;
b) Trả cho các yếu tố đầu vào tăng thêm;
c) Phụ thuộc vào mức sản lượng;
d) Tăng khi sản lượng tăng và giảm khi sản lượng giảm;
e) c và d.

2. Tổng chi phí bình quân lúc đầu giảm vì:
a) Sản lượng tăng nhanh; b) Mức tăng sản lượng lớn hơn mức tăng chi phí;


c) Các đầu vào kết hợp hoàn hảo; d) Chi phí cố định bình quân giảm.

3. Tổng chi phí bằng 25, trong đó chi phí cố định bằng 13, còn sản lượng bằng 5.
Khi nâng sản lượng lên 7, tổng chi phí bằng 30. Chi phí cận biên bằng:
a) 5; b) 2; c) 6; d) 2,5; e) 2,4; f) không có số nào ở trên.


4. Đường chi phí cận biên dốc lên thể hiện xu hướng:
a) Chi phí tăng khi sản lượng tăng;
b) Chi phí để sản xuất thêm một đơn vị sản phẩm ngày càng tăng;
c) Quy mô sản xuất càng lớn thì chi phí để sản xuất một đơn vị càng lớn;
d) Hiệu quả kết hợp các đầu vào giảm đi.

5. Tổng chi phí bình quân càng ngày càng gần chi phí biến đổi bình quân vì:
a) Chi phí cận biên tăng dần;
b) Chi phí cố định bình quân ngày càng nhỏ dần;
c) Quy mô càng lớn thì sản xuất càng có hiệu quả;
d) Chi phí biến đổi tăng nhanh hơn sản lượng.

6. Cho biết FC = 420; VC = 2Q2 + 40Q (Với Q là sản lượng).
Chi phí cận biên của đơn vị sản lượng thứ 8 là:
a) 15; b) 448; c) 72; d) 5; e) 348; f) không có số nào ở trên.

7. Hàm cầu của một hãng là P = 100 - 2Q (trong đó: P là giá cả, Q là sản lượng).
Doanh thu cận biên của đơn vị sản lượng thứ 10 là:
a) 80; b) 50; c) 10; d) 60; e) 20; f) không có số nào ở trên.


8. Cầu về sản phẩm của một hãng được cho bởi phương trình: P = 200 - 5Q
(trong đó: P là giá cả, Q là sản lượng).
Tổng doanh thu khi bán 4 đơn vị sản phẩm của hãng là:
a) 180; b) 50; c) 40; d) 720; e) 360; f) không có số nào ở trên.

9. Lợi nhuận đơn vị được định nghĩa là:
a) Phần chênh lệch giữa doanh thu và chi phí;
b) Phần còn lại trong giá bán sau khi trừ tổng chi phí bình quân;

c) Phần lãi mà doanh nghiệp kiếm được khi tăng giá bán;
d) Lượng chi phí giảm được khi bán hàng.

10. Để đạt lợi nhuận tối đa, doanh nghiệp cần phải:
a) Tăng doanh thu tối đa; b) Giảm chi phí tối đa; c) Tăng giá bán;
d) Tìm cách cân đối doanh thu cận biên với chi phí cận biên;
e) Mở rộng thị trường bán hàng hoá.

III. Giải bài tập

1. Tổng chi phí của một hãng được cho bởi hàm số:
TC = 50 + 111Q - 7Q2 + 1/4Q3
a) Tính tổng chi phí ở các mức sản lượng 2, 3.
b) Xác định chi phí cố định và chi phí biến đổi của hãng và tính các chi phí này ở mức sản lượng
Q = 4.
c) Viết phương trình đường chi phí biến đổi bình quân và tìm mức sản lượng sao cho chi phí này
là tối thiểu.
d) Viết phương trình đường chi phí cận biên và tính nó ở mức sản lượng 5.


2. Cho bảng số liệu giả định sau đây về một hãng:

Q

P

TR

MR


VC

1

8,5

2,5

2

8,25

6

3

8

10,5

4

7,75

16,0

5

7,5


22,5

6

7,25

30

7

7,0

38,5

AVC

TC

MC

a) Cho biết FC = 2, hãy tính các số liệu còn thiếu và điền vào bảng.
b) Muốn tối đa hoá lợi nhuận của mình, doanh nghiệp phải sản xuất ở mức sản lượng nào? Tại
sao? Tính lợi nhuận tối đa đó.
c) Hãy minh hoạ các kết quả trên đồ thị với trục tung biểu thị P,MR,MC, còn trục hoành biểu thị
sản lượng Q.

3. Hàm cầu và hàm tổng chi phí của một hãng được cho như sau:

P = 12 - 0,4Q ; TC = 0,6Q2 + 4Q +5
Hãy xác định sản lượng, giá cả, tổng doanh thu và tổng lợi nhuận trong mỗi trường hợp sau:

a) Hãng theo đuổi mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận.
b) Hãng theo đuổi mục tiêu tối đa hoá doanh thu.


c) Hãng tìm cách tối đa hoá doanh thu với ràng buộc tổng lợi nhuận bằng 10.

4. Hàm sản xuất của một doanh nghiệp là Q = 10L +5K - L 2 + 2K2 + 3K.L, trong đó L là số giờ
lao động và K là số giờ máy được thuê.
a) Xác định MPK và MPL. Tính các đại lượng này với L = 10 và K = 12.
b) Xác định APK và APL và tính các đại lượng này với L = 2 và K = 4.
c) Giả sử hãng chỉ có 2245 $ để thuê lao động và máy móc. Với giá lao động là 5 $ và giá máy là
10 $ mỗi giờ, hãng phải thuê bao nhiêu giờ máy và bao nhiêu giờ lao động để đạt được lợi ích tối
đa?

5. Hàm cầu và hàm tổng chi phí của một hãng được cho như sau:
P = 15 - Q ; TC = 2Q2 - 9Q + 36.
a) Hãy vẽ các đường MR và MC cho doanh nghiệp.
b) Nếu hãng sản xuất ở mức sản lượng Q = 8 thì có lãi không? Tại sao?
c) Để có lãi, hãng cần sản xuất với những mức sản lượng nào? Tại sao?
d) Để đạt lợi nhuận tối đa, hãng sẽ sản xuất bao nhiêu sản lượng? Tính lợi nhuận đó.

d. cấu trúc thị trường

I. Trả lời Đúng - Sai và giải thích tại sao?

1. Hãng cạnh tranh hoàn hảo là hãng có thể bán bất kỳ mức sản lượng nào theo giá thị trường.
2. Khi tổng chi phí bình quân lớn hơn giá cả thị trường, một hãng cạnh tranh cần phải đóng cửa
sản xuất.
3. Khi giá cả vượt mức tổng chi phí bình quân, hãng càng bán nhiều càng thu được lãi lớn.
4. Một hãng cạnh tranh chỉ nên đóng cửa khi nào giá bán sản phẩm không đủ để thu hồi chi phí

biến đổi bình quân.
5. Độc quyền thường sản xuất ít hơn và bán với giá cao hơn so với doanh nghiệp cạnh tranh hoàn
hảo.


6. Để tối đa hoá lợi nhuận, độc quyền không cần phải tuân theo quy tắc cân đối chi phí cận biên
và doanh thu cận biên.
7. Thị trường cạnh tranh không hoàn hảo là thị trường có vô số người bán.
8. Trong thị trường độc quyền nhóm, một doanh nghiệp có thể định giá mà không cần phải tính
tới giá của đối thủ cạnh tranh.
9. Trong thị trường cạnh tranh không hoàn hảo không có hình thức xử lý giá mang tính chất tập
thể.
10. Quảng cáo là biện pháp cạnh tranh phi giá cả tất yếu và phổ biến trong thị trường cạnh tranh
không hoàn hảo.

II. Chọn phương án trả lời đúng và giải thích ngắn gọn

1. Trong một thị trường cạnh tranh hoàn hảo:
a) Chỉ có một số ít người bán cạnh tranh;
b) Người bán không thể gây ảnh hưởng lên giá thị trường;
c) Sản phẩm rất khác biệt giữa các doanh nghiệp;
d) Người bán thường xuyên phải quảng cáo cho sản phẩm của mình.

2. Một hãng cạnh tranh hoàn hảo:
a) Không thể tự ý nâng giá để kiếm lời;
b) Buộc phải đóng cửa sản xuất khi bị lỗ;
c) Không thể rời bỏ thị trường dễ dàng;
d) Không tìm cách cân đối chi phí cận biên với doanh thu cận biên.

3. Mức giá hoà vốn đối với doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo là:

a) Mức giá bảo đảm chi phí sản xuất;
b) Mức giá bằng với tổng chi phí bình quân tối thiểu;
c) Mức giá đủ để doanh nghiệp không bị lỗ;


d) Mức giá cạnh tranh giữa các doanh nghiệp với nhau trong cùng ngành.

4. Điểm đóng cửa sản xuất đối với doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo là điểm mà lúc đó:
a) Giá bán không thu hồi được chi phí;
b) Doanh nghiệp thua lỗ quá lâu;
c) Giá bán vừa đúng bằng chi phí biến đổi bình quân tối thiểu;
d) Quá nhiều doanh nghiệp gia nhập thị trường.

5. Trong thị trường độc quyền:
a) Tồn tại một số nhà sản xuất lớn có sức mạnh thị trường;
b) Giá và sản lượng do một số độc quyền lớn thoả thuận;
c) Nhà độc quyền là người bán duy nhất;
d) Sản phẩm đa dạng và rất dễ thay đổi.

6. Doanh nghiệp độc quyền :
a) Luôn định gía cao hơn chi phí cận biên;
b) Không cần quảng cáo cho sản phẩm của mình;
c) Thường ít gây tổn thất cho xã hội hơn so với doanh nghiệp cạnh tranh;
d) Thường mở rộng sản xuất để tăng sản lượng khi cầu thị trường về sản phẩm tăng

7. Thị trường cạnh tranh không hoàn hảo là thị trường, trong đó:
a) ít có các nhà độc quyền lớn;
b) Mỗi người bán một loại sản phẩm;
c) Sản phẩm rất khác biệt giữa những người bán khác nhau;
d) Không còn sự cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp.



8. Trong thị trường cạnh tranh không hoàn hảo:
a) Khi một người nâng giá, những người khác sẽ nâng giá theo;
b) Khi một người hạ giá bán, những người khác sẽ hạ giá theo;
c) Mỗi người định giá theo cách riêng của mình, độc lập với những người khác;
d) Không tồn tại các hình thức xử lý giá mang tính chất tập thể.
e) Phân biệt giá là một chiến lược phổ biến.
f) b và e.

9. Nhà độc quyền nhóm phải đối diện với một đường cầu dốc xuống là vì:
a) Có một phần sức mạnh thị trường đáng kể;
b) Khó có thể tác động vào giá thị trường;
c) Có thể hạ giá khi cần tăng lượng bán;
d) Các nhà độc quyền khác cũng có đường cầu như vậy.
e) a và c.

10. Có thể phân biệt giá bán trong thị trường cạnh tranh không hoàn hảo vì:
a) Sự phản ứng của cầu với thay đổi giá cả là không giống nhau ở mọi phần của thị trường;
b) Các hãng muốn làm phong phú giá bán của mình;
c) Khó có thể duy trì một giá bán duy nhất;
d) Chi phí sản xuất luôn luôn khác nhau.

II. Giải bài tập

1. Một hãng cạnh tranh hoàn hảo có hàm tổng chi phí như sau:
TC = 2Q2 + 6Q + 120.
a) Hãy viết phương trình biểu diễn AFC, AVC, ATC của hãng.



b) Giả sử giá thị trường đang là 38 $. Hãng nên sản xuất với các mức sản lượng nào để thu được
lợi nhuận? Giải thích tại sao?
c) Tìm mức sản lượng để hãng đạt tổng lợi nhuận tối đa và tính lợi nhuận đó.
d) Xác định giá hoà vốn và giá đóng cửa của hãng.

2. Hãng cạnh tranh hoàn hảo có hàm chi phí biến đổi như sau:
VC = Q2 + 8Q.
a) Hãy viết phương trình biểu diễn chi phí biến đổi bình quân và cho biết mức giá đóng cửa của
hãng.
b) Viết phương trình đường cung của hãng và dựng trên đồ thị.
c) Nếu giá thị trường là 16, hãng đạt mức hoà vốn. Hãy xác định sản lượng hoà vốn, từ đó xác
định chi phí cố định của hãng.
d) Khi giá thị trường là 18, hãng sản xuất bao nhiêu sản lượng để đạt lợi nhuận tối đa? Tính lợi
nhuận tối đa đó.
3. Hàm tổng chi phí của một hãng cạnh tranh hoàn hảo là TC = Q2 + Q + 100, với chi phí tính
bằng $; sản lượng tính bằng đơn vị 10 nghìn sản phẩm.
a) Viết phương trình biểu diễn các chi phí FC, ATC, AVC và MC của hãng.
b) Hãng sẽ sản xuất bao nhiêu để tối đa hoá lợi nhuận khi giá bán trên thị trường là 27 $/ sản
phẩm. Tính lợi nhuận tối đa đó.
c) Xác định giá hoà vốn, sản lượng hoà vốn của hãng.
d) Dựng đường cung sản phẩm của hãng và xác định giá đóng cửa đối với hãng này.

4. Một hãng độc quyền có hàm tổng chi phí và hàm cầu như sau:
TC = 100 + Q2 + 5Q ; P = 65 - 2Q
(giá cả tính bằng $/ sản phẩm và sản lượng tính bằng đơn vị 10 nghìn sản phẩm.
a) Xác định hàm chi phí cận biên và hàm doanh thu cận biên của hãng.
b) Để đạt lợi nhuận tối đa, hãng độc quyền này sản xuất bao nhiêu và bán với giá bao nhiêu? Tính
lợi nhuận đó.
c) Giả sử sản phẩm này được cung cấp trong một thị trường cạnh tranh hoàn hảo và hãng cạnh
tranh cũng có hàm tổng chi phí như của hãng độc quyền, còn đường cầu thị trường cũng là đường



cầu của thị trường độc quyền. Sản lượng và giá bán của thị trường cạnh tranh là bao nhiêu? Hãy
so sánh với trường hợp của độc quyền.
d) Nếu Chính phủ buộc nhà độc quyền phải bán giá 42, lợi nhuận của hãng sẽ giảm đi bao nhiêu?

5. Một nhà độc quyền nhóm sản xuất với chi phí cận biên và chi phí bình quân không đổi bằng 10
$/ sản phẩm. Sản phẩm của hãng được bán cho 3 nhóm khách hàng khác nhau.
Cho biết hàm cầu tương ứng với 3 nhóm khách hàng này là:
P (I) = 30 - 2Q; P (II) = 30 - 2,5Q và P (III) = 32 - 4Q.
(Q là sản lượng tính bằng đơn vị 10 nghìn sản phẩm)
a) Nếu hãng bán với giá P = 20 như nhau cho mọi khách hàng, nó sẽ kiếm được bao nhiêu lợi
nhuận?
b) Nếu hãng này thực hiện việc phân biệt giá, nó sẽ bán bao nhiêu sản phẩm và với giá bao nhiêu
cho mỗi nhóm khách hàng nói trên? Hãng kiếm được bao nhiêu lợi nhuận trong trường hợp này?
c) Mô tả các kết quả này trên đồ thị.

e. thị trường yếu tố sản xuất

I. Trả lời Đúng - Sai và cho biết tại sao?

1. Sản phẩm hiện vật cận biên của lao động (MPL) là sản phẩm do đơn vị lao động được thuê
cuối cùng tạo ra.
2. Sản phẩm hiện vật cận biên của vốn (MPK) tăng dần theo quy mô sử dụng các đơn vị vốn
trong sản xuất.
3. Doanh nghiệp chỉ nên thuê lao động tới đơn vị nào mà sản phẩm hiện vật cận biên của nó bằng
tiền lương thực tế phải trả.
4. Đường cầu lao động cũng chính là đường sản phẩm doanh thu cận biên của lao động.
5. Đường cầu lao động dốc xuống vì năng suất lao động có xu hướng giảm dần khi số lao động sử
dụng tăng dần.

6. Tiền lương càng cao thì số cung lao động càng giảm.


7. Đường cung thị trường của lao động dốc lên biểu hiện sự vận động cùng chiều giữa tiền lương
và số cung về lao động.
8. Mức lương thị trường càng cao, thất nghiệp càng có xu hướng mở rộng.
9. Đường cung thẳng đứng của đất thể hiện sự sẵn sàng cung cấp đất đai ở bất cứ mức giá thuê
đất nào.
10. Giá cho thuê đất chỉ phụ thuộc vào nhu cầu sử dụng đất.

II. Chọn phương án trả lời đúng và giải thích ngắn gọn

1. Sản phẩm hiện vật cận biên của lao động là:
a) Số lượng sản phẩm mà mỗi đơn vị lao động tạo ra;
b) Sản phẩm tăng thêm khi sử dụng thêm một đơn vị lao động;
c) Sản phẩm do đơn vị lao động cuối cùng tạo ra;
d) Sản phẩm ít nhất mà mỗi đơn vị lao động có thể làm ra.

2. Sản phẩm doanh thu cận biên của lao động được tính bằng cách:
a) Lấy giá cả lao động nhân với số lượng sản phẩm do lao động làm ra;
b) Lấy phần tăng thêm của tổng doanh thu chia cho phần tăng thêm của số lượng đơn vị lao động;
c) Lấy giá cả sản phẩm tăng thêm nhân với số sản phẩm tăng thêm;
d) Lấy doanh thu cận biên nhân với sản phẩm cận biên.

3. Cầu lao động có tính chất:
a) Là cầu dẫn xuất từ cầu sản phẩm;
b) Thay đổi theo nhu cầu thuê mướn và không phụ thuộc giá lao động;
c) Vận động cùng chiều với tiền lương thực tế;
d) Không phụ thuộc vào tình trạng thăng trầm của nền kinh tế.
4. Đường cầu lao động dốc xuống hàm ý:



a) Giá thuê lao động càng thấp thì nhu cầu thuê lao động càng cao.
b) Thời gian lao động càng nhiều thì tiền lương càng nhiều;
c) Giá thuê lao động có xu hướng giảm dần;
d) Thị trường lao động luôn luôn có biến động.

5. Đường cung lao động cá nhân uốn về phía sau mô tả cho:
a) ý muốn của người lao động giảm cung lao động khi tiền lương lên cao;
b) Tác động thu nhập lấn át tác động thay thế từ một mức lương cao nhất định nào đó trở đi;
c) Sự thay thế lao động bằng nghỉ ngơi tăng lên khi thu nhập từ lương đạt tới mức khá cao;
d) Thái độ thờ ơ của người lao động với việc làm.
e) b và c.

6. Điểm cân bằng trên thị trường lao động không thể dịch chuyển khi:
a) Cầu lao động mở rộng ở mọi mức lương;
b) Cung lao động thu hẹp ở mọi mức lương;
c) Giá thuê lao động tăng lên;
d) Cả cung và cầu lao động đều mở rộng ở mọi mức lương;
e) Cả cung và cầu lao động đều giữ nguyên không thay đổi.

7. Thị trường lao động đang cân bằng. Do có thêm một số lượng lao động nhập khẩu nên tiền
lương trên thị trường giảm xuống và cầu lao động tăng lên. Hình vẽ nào sau đây mô tả đúng tình
hình này:

(a)

(b)

(c)


(d)


(a)

(b)

(c)

(d)

8. Trên một thị trường lao động tự do cạnh tranh:
a) Tiền lương có xu hướng duy trì ở mức cân bằng giữa cung và cầu;
b) Nếu cầu lao động lớn hơn cung lao động thì tiền lương có xu hướng hạ thấp;
c) Khi cầu lao động tăng đột ngột, tiền lương vẫn giữ nguyên;
d) Người lao động rất khó đòi hỏi mức lương cao.

9. Thất nghiệp có thể giảm bớt do:
a) Người lao động đòi tiền lương quá cao;
b) Chính phủ can thiệp bằng cách định mức lương tối thiểu cao;
c) Sản xuất mở rộng quá mức;
d) Máy móc hiện đại được sử dụng nhiều hơn.

10. Thị trường lao động được bổ sung một số lao động nhập khẩu song tiền lương lại luôn cố định
ở mức cân bằng trong nước. Có thể dự đoán:
a) Thất nghiệp sẽ mở rộng; b) Thất nghiệp sẽ giảm xuống;
c) Cầu lao động tăng lên; d) Không có thay đổi nào trên thị trường lao động.

III. Giải bài tập


1. Cung và cầu về lao động trên thị trường được cho như sau:
SL = 30 + 20w ; DL = 120 - 10 w
a) Xác định tiền lương cân bằng và số lượng lao động được thuê trên thị trường lao động tự do.


b) Vẽ các đường cung và cầu lao động trên đồ thị.
c) ở mức lương w = 4, có bao nhiêu người muốn làm việc mà không được thuê?
d) Nếu mức lương sàn được áp dụng là w = 4,5 thì thị trường lao động sẽ xảy ra tình trạng gì?

2. Hàm sản xuất của một hãng được cho bởi phương trình:
Q = 12L.K - L2 - 5K2
( trong đó L là số giờ lao động và K là số giờ máy được sử dụng).
a) Tính số lượng sản phẩm sản xuất được khi sử dụng 5 đơn vị lao động và 3 đơn vị vốn.
b) Xác định MPL và MPK.
c) Giả sử hãng sử dụng 10 máy và sản phẩm của hãng được bán với giá 5 $ trên thị trường cạnh
tranh tự do. Hãng có thể thuê bao nhiêu giờlao động nếu giá thuê mỗi giờ lao động là 20 $? Tính
số lượng sản phẩm làm ra.
d) Tìm điều kiện để doanh nghiệp lựa chọn đầu vào tối ưu, biết rằng giá thuê máy gấp đôi giá
thuê lao động. Trong trường hợp c), giá thuê máy là bao nhiêu và số lao động tối ưu là bao nhiêu?

3. Cho biểu cung - cầu về lao động trên một thị trường như sau:

w

4

5

6


7

8

9

SL

50

75

100

125

150

175

SD

175

150

125

100


75

50

( w là tiền lương tính bằng $/ giờ; SL và DL là số lượng lao động tính bằng số giờ)
a) Hãy viết phương trình các đường cung và cầu lao động.
b) Xác định tiền lương cân bằng và lượng lao động cân bằng trên thị trường tự do cạnh tranh. Từ
đó tính tổng thu nhập của lao động.
c) Vẽ đồ thị các đường cung và cầu lao động.
d) Giả sử nghiệp đoàn lao động đặt giá tối thiểu của lao động là 9 $/ ngày. Hãy cho biết:
d.1 - Tổng thu nhập của lao động tăng lên hay giảm đi so với khi thị trường lao động là tự do
cạnh tranh?


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×