Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

Tài liệu về chim sẻ bảy màu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (573.28 KB, 10 trang )

Chim sẻ bảy màu
Erythrura gouldiae , Chloebia gouldiae (Gould, 1844)
Tác giả (Gerhard Hofmann, Fernanda Scheffer & Claudia Mettke-Hofmann)

Trong tự nhiên, có ba biến thể màu gồm: đầu đen, đầu đỏ và vàng. Trong hình này thiếu sự kết hợp
giữa đầu đen và vàng.

Những chú chim sẻ bảy màu đầu tiên đã đến châu Âu vào năm 1877. Nhà lai
tạo giống chim nào cũng đều mong muốn được sở hữu loài chim này nhưng đối với
hầu hết những nhà gây giống thì chúng lại quá đắt đỏ, và vẫn còn là một giấc mơ. Sự
nổi lên bất ngờ của loài chim này bắt đầu từ năm 1960 với lệnh cấm xuất khẩu được
ban hành bởi chính phủ Úc. Sau đó đã không nơi nào còn có thể nhập khẩu chúng nữa
và những nhà lai giống chim trên khắp thế giới đã phải chăm chỉ nghiên cứu để có thể
lai tạo, tăng số lượng của chúng lên.Thực tế là họ đã khá thành công trong công cuộc
này. Trong khi trước đây, cụm từ “Tôi đang tìm…” được xuất hiện trên các trang tin
nhiều nhất, thì giờ đâycụm từ ấy đã hoàn toàn được thay thế bằng “… bán chim sẻ bảy
màu giống…”. Ngày nay, chim sẻ bảy màu vẫn thuộc một trong những loại phổ biến
nhất nhưng bây giờ hầu hết các loại chim sẻ nuôi trong lồng cũng vậy; ngay cả những
người mới tập nuôi chim cũng hoàn toàn có thể nuôi và lai giống loài chim đẹp đẽ
này. Quả là một chặng đường dài để loài chim sẻ bảy màu có thể rũ bỏ được vị thế là


một loài gặp nhiều vấn đề và gây ra nhiều rắc rối cho những nhà nuôi chim. Đó là bốn
mươi năm nỗ lực, cần cù trong việc gây giống và lựa chọn ra những con chim khỏe
mạnh nhất để có thể tạo ra thế hệ loài chim này khỏe khoắn và đẹp đẽ, và cũng không
cần bất kỳ sự chăm chút nào nhiều hơn những loài chim manh manh như giờ đây
chúng ta có thể thấy.
Những thói quen của chim sẻ bảy màu ngày nay vẫn phụ thuộc rất nhiều vào
hoàn cảnh chúng được nuôi như thế nào. Nếu được nuôi ở nhiệt độ thấp hoặc được
nuôi từng cặp riêng lẻ, chúng sẽ có xu hướng trở nên chậm chạp và thụ động; tuy vẫn
là một loài rất đẹp nhưng chúng sẽ không thực sự thú vị. Còn sẽ hoàn toàn khác nếu


như chúng ta nuôi chúng theo một đàn nhỏ, trong một chiếc chuồng lớn được thiết kế
hợp lý, ở một nhiệt độ thích hợp. Ngay lập tức, chúng sẽ trở thành một loài chim hoạt
bát và thú vị nhất mà chúng ta có thể tưởng tượng ra. Tất nhiên, chim sẻ bảy màu vẫn
hoàn toàn có thể được nuôi nhốt trong lồng đơn, và trên thực thế phần lớn loài chim
đều được sinh ra và nuôi dưỡng trong những chiếc lồng sinh sản, nhưng tốt nhất nên
là một chiếc lồng được lắp đặt ở cả trong nhà và ngoài trời để chúng ta có thể thưởng
thức được nhiều hơn vẻ đẹp tuyệt vời của chúng. Mặc dù mỗi loài khác nhau có thể
thích hợp và nhạy cảm với những mức nhiệt độ khác nhau, nhưng nhìn chung chúng
vẫn ưa thích nhiệt độ ấm áp một chút. Sau cùng thì, chúng ta nuôi chim là vì chúng ta
yêu thích chúng; nên hãy để chúng có thể sinh sống một cách thoải mái và đừng nhốt
chúng trong môi trường lạnh dưới 20°C quá lâu. Chim sẻ bảy màu vẫn có thể sinh sản
ngay cả khi chúng được nhốt theo đàn, nhưng để tránh những rắc rối thì chiếc chuồng
nên đủ lớn và nên được chia ra thành nhiều tổ ở những góc riêng (thường thì số tổ nên
nhiều gấp đôi số cặp sẽ giúp hạn chế việc chúng đánh nhau để tranh giành tổ tốt hơn
cả) và có những khu vực ăn uống thoải mái. Những khu vực chung nên được thiết kế
có nhiều góc riêng với đủ số lượng sào đậu. Loài chim này rất thích sào đậu với chất
liệu gỗ phong hoặc thân liễu. Cũng nên có thật nhiều không gian mở để chúng có thể
ăn uống và bay xa một chút một cách thoải mái.


Trong tự nhiên, đây là một con đực đầu vàng thuộc một trong những chủng hiếm nhất.

Thường thì chim sẻ bảy màu sống khá hòa hợp với những con chim khác, cho
dù là cùng loài hay khác loài đi nữa. Sau giai đoạn thích nghi, chim sẻ bảy màu sẽ trở
nên rất thuần, và chúng sẽ dường như không thể hiện bất kỳ một tính xấu nào thừa kế
từ những họ hàng của chúng như chim mai hoa hay chim ri.


Một vẻ đẹp thực sự của một con trống đầu đỏ trong màu lông tuyệt đẹp


Nhưng việc duy trì được điều kiện tối ưu như vậy một cách thường xuyên vẫn
tương đối khó thực hiện đối với hầu hết các nhà nhân giống. Phần lớn chúng ta sẽ nuôi
chúng trong những chiếc lồng sinh sản phổ biến nhưng ngay cả trong những chiếc
lồng như vậy, chúng ta vẫn có thể giúp lũ chim cảm thấy dễ chịu hơn: Điều đầu tiên
cần làm luôn là chọn một chiếc chuồng không được quá bé. Kích cỡ bé nhất cũng phải
là khoảng 1m x 0.5m x 0.5m. Hãy luôn nhớ rằng, sau khi chúng đủ lông đủ cánh thì
một chiếc lồng như vậy có thể chứa được khoảng 6 con chim. Chắc chắn là nó không
bao giờ là quá lớn cả, một chiếc chuồng thì không thể là quá lớn được, phải vậy
không? Chiếc chuồng lúc nào cũng cần phải lớn đủ để lũ chim có thể bay lượn một
chút trong đó được. Phần lớn các cặp đôi sẽ đều chấp nhận một chiếc hộp tổ được cố
đinh ở bên ngoài chuồng để có thể có thêm một chút không gian và giúp quản lý cái tổ
của chúng dễ dàng hơn.

Dinh
dưỡng cho chim sẻ bảy màu
cũng không
quá khó kiếm so với những
loài
chim
khác là mấy–thực sự thì nó
còn có phần
dễ dàng hơn vì nó chủ yếu
bao gồm các loại rau củ hạt, chứ không cần đến đồ ăn sống. Điều này hẳn đã khiến
chúng trở nên phổ biến hơn đối với những người yêu thích nuôi chim. Chim sẻ bảy
màu đặc biệt thích một vài loại hạt nhất định, chúng thích hạt kê Nhật, Manna-, Trắngvà Đen cũng như bông kê rất quen thuộc. Hạt cây Canary, hạt cỏ đồng cũng như hạt
cỏ vườn đều là những món khoái khẩu của loài chim này. Trước đây, chúng là thường
tự làm thức ăn cho chúng. Nhưng may mắn là giờ đây chúng ta không còn phải làm
công việc đó nữa. Nhà cung cấp thức ăn cho chim BLATTNER đã cung cấp 2 loại
thức ăn hỗn hợp rất tốt, 1 loại phù hợp với thời kỳ sinh sản, 1 loại dành cho thời kỳ
không sinh sản … giúp cho việc nuôi và lai giống chim đã trở nên dễ dàng hơn xưa rất

nhiều. Thêm vào đó, chim của chúng ta còn được ăn một loại thức ăn hỗn hợp của các
loại hạt khác cũng được sản xuất từ chính công ty ấy. Để nuôi những con chim non,
chúng ta dùng hỗn hợp hạt và cả hạt mầm hoặc là trộn hạt mầm với than bùn hoặc sỏi
cho chim. Hạt kê gần chín như kê trắng hoặc bông kê cũng rất dinh dưỡng cho chim
non.


Chúng cũng rất thích những hạt cỏ gần chín vị sữa như hạt cỏ đồng và hạt cỏ
lùng, hạt thức ăn cho chim non hoặc tất cả các loại hạt cỏ khác trong những cánh đồng
cỏ tự nhiên. Đồ ăn làm từ trứng không phải là món khoái khẩu của loài chim này cho
lắm, và điều này cũng không quá khó hiểu. Một nghiên cứu của hiệp hội SONYA
TIDEMANN đã chỉ ra rằng chúng dường như chỉ ăn các loại hạt lúa miến. Ngay cả
khi nuôi con, chúng cũng không hề cho lũ con ăn sâu bọ. Chúng tôi đã cho một số con
chim sẻ bảy màu của chúng tôi ăn một hỗn hợp thức ăn từ trứng của Nekton Tonic-K
và Orlux cho chim sẻ, nhưng chỉ một số con ăn. Những con còn lại mà không ăn thì
cũng hoàn toàn khỏe mạnh giống với những con ăn. Trong bất cứ trường hợp nào
chúng ta cũng nên để ý để chúng đừng ăn quá nhiều–ít một chút còn tốt hơn là quá
nhiều.
Trong mùa không phải mùa sinh sản, chúng ta nên thay đổi chế độ ăn cho
những con chim. Những đồ ăn ngon như hạt gần chín hoặc hạt mầm chỉ nên thỉnh
thoảng cho ăn mà thôi. Thức ăn từ trứng cũng vậy. Chúng ta nên chuyển chế độ ăn từ
thức ăn hỗn hợp cho mùa sinh sản sang hỗn hợp thức ăn ít dinh dưỡng hơn cho mùa
không sinh sản. Thức ăn nhiều khoáng chất như đá mạt, vỏ trứng hoặc sỏi cho chim
cũng nên được cho ăn đều đặn quanh năm. Những con chim đang lớn cũng nên được
cho ăn nhiều bông kê sau khi chúng được tách khỏi chim bố mẹ nhưng ngay sau khi
chúng kết thúc quá trình thay lông chúng ta nên cắt chế độ ăn này. Ngay cả khi có một
chế độ dinh dưỡng hợp lý, những chú chim non đang thay lông lần đầu hoặc đang
trong quá trình thay lông cũng có thể bị ốm. Chúng rất dễ bị lây nhiễm rận bao bố
cũng như bệnh thủy đậu của loài chim. Bệnh đậu mùa của loài chim còn có thể lây lan
ra cả đàn trong chỉ 2 ngày trong khi những loài chim sẻ khác như chim sẻ đuôi lửa hay

chim sẻ châu Phi nếu như bị nhốt chung trong một chuồng thì cũng không hề chút
biểu hiện nào của sự lây nhiễm. Sự thay đổi là điều mà những con chim sẻ rất không
thích; chúng thích có một cuộc sống dễ đoán và thích được sống với những thói quen
của chúng hơn. Nếu bị chuyển đến một chuồng khác hoặc đột nhiên bị chuyển ra khu
vực toàn ánh sáng mặt trời rất dễ khiến chúng bị căng thẳng. Điều này đôi khi cũng có
thể gây ra những dịch bệnh mà bình thường lũ chim cũng có thể đang mang rồi nhưng
vẫn đang tự đề kháng được, cho đến khi chúng bị căng thẳng thì không thể đề kháng
lại được nữa.


Chim sẻ
bảy màu thuộc
một
trong
những
loài
chim đáng tin
cậy và cần
mẫn nhất trong
việc chăm con;
chúng ta rất ít
khi thấy một
đôi chim bố mẹ
không
biết
chăm sóc con
của
chúng.
Chúng đã từng
là một ví dụ

điển hình cho một cặp chim bố mẹ hoàn hảo chăm sóc hết lứa này đến lứa khác, hết
năm này qua năm khác. Nếu như có những con chim không biết chăm con thì đó cũng
là do chế độ ăn uống không tốt, hoặc nhiệt độ quá thấp hoặc đôi chim bố mẹ không
hòa hợp với nhau. SARAH PRYKE đã có thể chứng minh được rằng ngay cả màu của
đầu chim cũng ảnh hưởng đến kết quả sinh sản và chăm sóc con. Trong những nghiên
cứu của cô ấy, những con chim có màu đầu khác nhau khi ghép đôi với nhau (đầu đen
x đầu đỏhoặc cách kết hợp khác) sẽ đẻ ít trứng hơn, ít chăm chút các con con hơn và
sinh ra ít con đực hơn so với những đôi chim bố mẹ có cùng màu lông đầu. Một trong
những yêu cầu cơ bản nhất của việc trở thành chim bố mẹ tốt là phải có tính kiên nhẫn
và việc này cần đợi đến lúc chim bố mẹ đủ trưởng thành hoặc cho đến khi điều kiện
sinh sản thích hợp. Những người mới tập nuôi chim thường không có đủ tính kiên
nhẫn, và điều này thật đáng buồn đã khiến phần lớn trường hợp không thành công.
Trong số tất cả các loài chim sẻ Úc, chim sẻ bảy màu là loại hầu như lúc nào
cũng nuôi con trong hốc cây. Chúng dường như không bao giờ tự xây tổ trong bụi
rậm. Và chắc chắn là chúng cũng rất thích những chiếc hộp tổ quen thuộc dành cho
chim sẻ và vẹt đuôi dài. Dù là chiếc hộp tổ loại nào thì việc nó phải đủ lớn cũng là
điều quan trọng (nhỏ nhất cũng phải khoảng 15x15x15cm) thường thì tổ chim vẹt
xanh có kích cỡ tầm này. Gần như đôi chim nào cũng thích xây tổ của chúng cao nhất
có thể để chúng ta có thể giúp chúng và hãy sửa để các hộp tổ ở vị trí cao nhất có thể
trong chuồng chim. Khi bạn nuôi cả một đàn chim,bạn nên chuẩn bị số hộp tổ nhiều


hơn số đôi chim mà bạn có. Điều này giúp khoảng cách giữa các hộp tổ có thể trở nên
hợp lý để chúng có thể làm thêm mái cho một vài hộp tổ. Chim sẻ bảy màu đặc biệt
nhạy cảm với việc ghi nhớ; khi chúng lớn lên, chúng vẫn thích loại hộp tổ mà chúng
đã từng được lớn lên ở đấy hơn. Không chỉ kiểu dáng mà chất liệu cũng vậy. Khi
chúng ta mua những con chim mới, chúng ta nên để ý xem người bán chim đã nuôi
chúng trong chiếc tổ nàovà loại chất liệu của tổ trong lồng cũ của chúng là gì. Nếu chú
chim mới lưỡng lự không muốn đẻ trứng trong chiếc tổ mà chúng ta mua cho nóchúng
ta nên mua chiếc tổ từ người gây giống. Chúng ta thường rất ít khi gặp những đôi

chim quá ồn ào, chúng sẽ thường đẻ trứng trong những tổ rỗng nếu chúng không được
chuẩn bị một chút xơ dừa trong tổ, nhưng trường hợp này sẽ không thường gặp.Thông
thường hơn, chúngthường tự xây tổ giống như những loài chim sẻ khác. Chúng
thường rất thích xơ dừa và cỏ dại. Cũng giống như chim sẻ cà rốt và chim mai hoa,
chim sẻ bày màu không dùng lông để xây tổ. Không lâu sau khi chúng xây xong tổ,
chúng sẽ đẻ quả trứng đầu tiên. Một lứa sẽ có khoảng từ 4 đến 6 quả trứng, thậm chí
có thể lên đến 8 quả nhưng đối với những lứa đông như vậy, thì chỉ một phần nhỏ có
thể nở. Để tránh trứng bị dính lại với nhau chúng ta nên rắc những hạt cỏ khô Nekton
MSA (đồ ăn cung cấp Vitamin canxi D3) và hãy đảm bảo là lũ chim luôn được tiếp
cận với những vỏ trứng đã được tiệt trùng.


Ngay cả những đốm sáng quanh mỏ của chúng cũng rất sặc sỡ

Quá trình ấp trứng kéo dài khoảng 14 đến 15 ngày cũng khong khác nhiều so với
loài chim nhại. Gần như tất cả các đôi chim mà chúng tôi có đều không quan tâm lúc
chúng tôi kiểm soát hoặc khoang vùng chiếc tổ của chúng. Ngoại trừ những đôi chim
còn trẻ mà mới sinh sản lần đầu tiên. Chúng thường cần một khoảng thời gian dài hơn
một chút trước khi chúng có thể quay trở lại tổ. Bởi vì lúc nào thì cẩn thận vẫn hơn,
chúng tôi sẽ chỉ kiểm soát tổ của chúng khi cần và sẽ không can thiệp quá nhiều.
Trứng sẽ nở trong cùng ngày hoặc giữa con đầu tiên và con cuối cùng sẽ chỉ chênh
nhau không đến một ngày. Khoảng thời gian hợp lý là khoảng 10 ngày, khi con mái


không còn ngủ trong tổ vào ban đêm nữacốt là để lũ chim non có thể tự quen với cuộc
sống tự lập ngay từ đầu. Để an toàn thì nhiệt độ không nên thấp dưới 20° C vào ban
đêm mặc dùcó khoảng 3 đến 4 con trong một tổ sẽ có thể xoay sở được trong những
đêm trời mát. Với những tổ chỉ có một con con thì đó lại là chuyện hoàn toàn khác.
Giống như hầu hết các loài chim nhại, chim sẻ bảy màusẽ mọc đủ lông trong
khoảng 21 đến 22 ngày. Trong vài ngày đầu tiên, chim bố thỉnh thoảng sẽ mang chúng

trở lại tổ vào ban đêm. Nhưng thường thì chúng phải tập ngủ ngoài tổ thật sớm kể từ
khi mọc đủ lông đủ cánh. Khoảng 2 đến 3 ngày sau khi chúng rời tổ, chúng phải cố
gắng tự kiếm ănnhưng đôi khi vẫn phải phụ thuộc vào bố mẹ chúng trong khoảng 2
đến 3 tuần. Chúng ta không nên tách con non ra khỏi bố mẹ trước 3 tuần kể từ khi
chúng mọc đủ lông. Khi chúng được nuôi trong một chiếc chuồng lớn, hãy để chúng
được ở với bố mẹ cho đến khi chúng kết thúc lần thay lông đầu tiên. Chúng thường
thay lông ở khoảng tuần thứ 6 hoặc tuần thứ 8 và thường sẽ thay xong lông lần thứ
nhất trong khoảng 4 tháng tuổi. Rất nhiều con chim có thể cần khoảng thời gian lâu
hơn khi chúng được nuôi trong nhiệt độ thấp hoặc trong điều kiện không tốt. Với hầu
hết các loài chim sẻ, sẽ là tốt hơn khi cho chúng được phép sinh sản sau khi được 1
năm tuổivà tất nhiên trong mỗi mùa sinh sản, cũng chỉ nên để chúng sinh từ 2 đến 3
lứa mà thôi.


Những con trống đầu đen cũng đẹp như những con mái đầu đỏ ghép đôi với chúng vậy



×