Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

Bài thu hoach nâng hạng giáo viên mâm non hang 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (148.4 KB, 20 trang )

MỞ ĐẦU
- Lý do tham gia khóa bồi dưỡng
Giáo dục mầm non là cấp học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, đặt
nền móng cho sự phát triển về thể chất, nhận thức, tình cảm xã hội và thẩm mỹ cho
trẻ em. Những kỹ năng mà trẻ được tiếp thu qua chương trình chăm sóc giáo dục
mầm non sẽ là nền tảng cho việc học tập và thành công sau này của trẻ. Do vậy,
phát triển giáo dục mầm non, tăng cường khả năng sẵn sàng đi học cho trẻ là yếu
tố quan trọng trong việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho đất nước.
Những năm đầu đời đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc hình thành
nhân cách và phát triển năng lực của trẻ, bởi tuy trẻ bẩm sinh đã có khả năng tiếp
thu học tập, não bộ đã được lập trình để tiếp nhận các thông tin cảm quan và sử
dụng để hình thành hiểu biết và giao tiếp với thế giới, nhưng thiên hướng học tập
của trẻ có thể bị hạn chế bởi nhiều yếu tố như thể chất, nhận thức và tình cảm xã
hội. Việc được hưởng sự chăm sóc và phát triển tốt từ lứa tuổi trẻ thơ sẽ góp phần
tạo nền móng vững chắc cho sự phát triển trong tương lai của trẻ. Giáo dục mầm
non sẽ chuẩn bị cho trẻ những kỹ năng như tự lập, sự kiềm chế, khả năng diễn đạt
rõ ràng, đồng thời hình thành hứng thú đối với việc đến trường tiểu học, tăng khả
năng sẵn sàng để bước vào giai đoạn giáo dục phổ thông.
Có thể thấy, mầm non là ngành đang được sự quan tâm đặc biệt của ngành
giáo dục. Với sự phát triển về kinh tế cũng như nhận thức của xã hội, người dân có
điều kiện hơn trong việc chăm sóc trẻ cũng như nhận biết được tầm quan trọng của
giáo dục mầm non với tương lai của trẻ.Chính vì thế giáo dục mầm non cũng đang
từng bước phát triển đáp ứng yêu cầu của xã hội và quan trọng nhất là tạo môi
trường lành mạnh cho tương lai sau này của bé.Tuy nhiên vẫn còn tồn tại nhiều hạn
chế trong công tác giáo dục mầm non.Tiêu biểu là các vụ bạo hành trẻ em đã bị
báo chí phanh phui gần đây, đã làm mất đi hình tượng một người mẹ hiền trong
mắt của trẻ và phụ huynh.Tình trạng quá tải cũng là vấn đề mà ngành giáo dục
mầm non cần phải giải quyết.Hiện tại điều kiện cơ sở vật chất ở nước ta chưa đáp
1



ứng được nhu cầu. Mặc dù đang được nhà nước quan tâm đầu tư nhưng vẫn chưa
đáp ứng được nhu đặc biệt ở các thành phố lớn. Tình trạng quá tải dẫn đến việc
không đảm bảo được chất lượng giáo dục... Vấn đề đời sống của các cán bộ giáo
viên ngành mầm non cũng cần được quan tâm hơn. Các giáo viên mầm non đang
phải làm việc rất vất vả trong khi đồng lương thì bèo bọt không đáp ứng được nhu
cầu cuộc sống.sự thay đổi thường xuyên trong giáo dục mầm non của là nỗi băn
khoăn và quá lớn đối với các cô giáo mầm non...Chính vì điều đó mà bản thân luôn
muốn tìm tòi và học hỏi nhiều điều mới lạ để thay đổi trong quá trình dạy trẻ và để
tạo lại niềm tin yêu trong mắt phụ huynh và giúp trẻ ngày càng phát triển toàn diện
hơn, do vậy mà bản thân đã đăng ký tham gia khóa học bồi dưỡng theo tiêu chuẩn
chức danh nghề nghiệp cho giáo viên hạng 2, đây là một việc với chúng tôi là rất
cần thiết và có ý nghĩa.
* Sau khóa bồi dưỡng, chúng tôi mong muốn đạt những mục tiêu sau:
+ Có cái nhìn khái quát, tổng quan về thực trạng giáo dục hiện nay của
Việt Nam, so sánh với sự phát triển giáo dục thế giới.
+ Chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam trong thời gian đến
+ Một số phương pháp giảng dạy mới cho giao viên mầm non cần cập
nhật.
+ Cá nhân giáo viên lập kế hoạch, mục tiêu cho giáo dục mầm non
+ Một số biện pháp hay trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ
* Đối tượng nghiên cứu:
Toàn khóa bồi dưỡng có nhiều chuyên đề hấp dẫn, bổ ích. Tuy nhiên, đối với
bản thân tôi, chuyên đề 6: Xây dựng nhà trường thành cộng đồng học tập là chuyên
đề quan trọng. Bởi vì, chuyên đề này đang là vấn đề bất cập và nhức nhối và cũng
là tiếng nói thầm thì của những giáo viên mầm non.
* Các nhiệm vụ được đặt ra cho bài viết thu hoạch:
+ Tổng quan kết quả thu được của toàn khóa học.
2



+ Xác định chủ đề thu hoạch phù hợp với nha cầu, công việc của bản thân.
+ Nghiên cứu chủ đề đã chọn: xác lập lí thuyết, thực trạng và đề xuất giải
pháp cho thực trạng đã nêu ra.
+ Một số kiến nghị giúp công tác giáo dục chăm sóc trẻ được tốt hơn.
* Dự kiến nội dung:
Nội dung chính của bài thu hoạch gồm 3 phần:
+ Phần 1: Kết quả thu hoạch khi tham gia khóa bồi dưỡng
+ Phần 2: Kế hoạch hoạt động của bản thân sau khi tham gia khóa bồi
dưỡng.
+ Phần 3: Một số đề xuất, kiến nghị.

NỘI DUNG
PHẦN 1: KẾT QUẢ THU HOẠCH KHI THAM GIA KHÓA BỒI DƯỠNG
1. Giới thiệu tổng quan về các chuyên đề học tập:
Phần I, II: Kiến thức về chính trị, quản lý nhà nước và các kỹ năng chung.
Kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp chuyên ngành và đạo đức nghề nghiệp
1. Kỹ năng biên soạn tài liệu bồi dưỡng về GDMN
2. Tổ chức sinh hoạt chuyên môn phát triển năng lực nghề nghiệp dưới hình
thức “Nghiên cứu bài học”
3. Kiểm định chất lượng giáo dục và đánh giá ngoài trường MN
4. Đạo đức của cán bộ quản lý trong giải quyết các vấn đề ở nhà trường mầm
non và cộng đồng
5. Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng trong GDMN
6. Giáo dục mầm non trong xu thế đổi mới
7. Quyết định hành chính nhà nước
8. Kỹ năng quản lý xung đột
3


9. Kỹ năng tạo động lực làm việc cho GVMN

10. Quản lý phát triển chương trình giáo dục nhà trường
11. Xây dựng nhà trường thành cộng đồng học tập
Phần III. Tìm hiểu thực tế và viết thu hoạch
1. Tìm hiểu thực tế thực tế
2. Hướng dẫn viết thu hoạch
3. Viết thu hoạch
2. Khó khăn của giáo viên mầm non trong hoạt động chăm sóc, giáo dục
trẻ tại trường mầm non và một số giải pháp giảm thiểu khó khăn
PHẦN MỞ ĐẦU
- Lý do chọn đề tài:
Sự phát triển không ngừng của các ngành khoa học–công nghệ trong thời kỳ
CNH-HĐH đất nước đòi hỏi con người phải năng động sáng tạo, chính vì vậy cùng
với sự phát triển của các ngành khoa học thì ngành giáo dục cũng không ngừng
phát triển và đổi mới từ mầm non đến đại học và đặc biệt chất lượng giáo dục luôn
là vấn đề được đặt lên hàng đầu, chất lượng giáo dục luôn là vấn đề bức xúc của
ngành giáo dục nói chung và giáo dục mầm non nói riêng.Trong những năm gần
đây cùng với sự phát triển kinh tế xã hội của Đất nước, nhu cầu gởi con em vào các
trường mầm non của nhân dân là rất lớn. Chính vì vậy mà quy mô giáo dục mầm
non ngày càng tăng, mạng lưới giáo dục mầm non được củng cố và phát triển rộng
trong cả nước với chủ trương đa dạng hoá các loại hình công lập, bán công, dân
lập, tư thục,…quyết định số 161/2002/CĐ-TTG ngày 15/11/2002 của Thủ tướng
Chính phủ “về một số chính sách phát triển giáo dục mầm non”, được ban hành và
triển khai thực hiện. Sự quan tâm sâu sắc của Đảng và Nhà nước giành cho giáo
dục mầm non, chất lượng giáo dục mầm non là một trong những căn cứ quan trọng
cho những chủ trương biện pháp và hoạt động giáo dục tiếp theo nhằm nâng cao
chất lượng giáo dục. Cùng với sự phát triển của sự nghiệp giáo dục thì mỗi giáo
4


viên mầm non phải thực hiện tốt và nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục ở từng

độ tuổi. Muốn thực hiện tốt được nhiệm vụ trên thì đòi hỏi mỗi giáo viên cần phải
nổ lực phấn đấu trao đổi thêm về trình độ chuyên môn nghiệp vụ tạo nền tảng cho
mình và phải đặc biệt tâm huyết với nghề coi mình như là một người mẹ thứ hai
của trẻ thì mới thực hiện tốt việc nâng cao giáo dục trẻ ở từng độ tuổi được tốt.
Qua việc tham gia học nâng hạng cho giáo viên mầm non tôi thấy đề số 20 “Khó
khăn của giáo viên mầm non trong hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ tại trường
mầm non và một số giải pháp giúp giảm thiểu khó khăn” là thiết thực và gần
gũi với giáo viên như chúng tôi nên tôi đã chọn để làm bài thu hoạch cho bản thân
mình.
- Mục đích nghiên cứu: Nêu ra các khó khăn của giáo viên mầm non trong
công tác chăm sóc và gióa dục trẻ để từ đó đề xuất một số biện pháp nhằm giảm
bớt các khó khăn đó
- Khách thể và đối tượng nghiên cứu: Khó khăn của giáo viên mầm non
trong hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ tại trường mầm non và một số giải pháp
giúp giảm thiểu khó khăn
- Thực trạng:
+ Học tập vất vả: Nếu như trước đây, ai cũng có thể làm cô nuôi dạy trẻ,
thậm chí mở lớp tại gia, nhận trẻ để trông một cách khá đơn giản. Nhưng hiện nay,
điều này đã không còn được bộ GD&ĐT cho phép, với yêu cầu mỗi giáo viên mầm
non đều phải trang bị bằng cấp và kỹ năng nghề nghiệp, muốn trở thành giáo viên
mầm non yêu cầu người theo nghề bắt buộc phải học các khóa học tối thiểu
là trung cấp mầm non hoặc cao đẳng sư phạm. Đây là ngành học có thể nói là khá
vất vả khi so với các ngành sư phạm khác như toán, lý, sử, địa … bởi không chỉ lấy
đi từ 2 đến 3 năm học, ngành học này yêu cầu người học phải có đầy đủ kỹ năng
như hát, vẽ, múa, tâm lý trẻ nhỏ và không thể thiếu kỹ năng sư phạm. Không hiếm
các bạn sinh viên đã từ bỏ ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường.

5



+ Nhiều áp lực và gò bó thời gian: Nhiều người nghĩ rằng làm nghề giáo
viên mầm non thoải mái và tự do, nhưng thực tế hoàn toàn không phải như vậy, để
lo cho từng bữa ăn giấc ngủ của trẻ, giáo viên mầm non phải chịu rất nhiều áp lực.
Người giáo viên mầm non cũng là người phải xử lý trực tiếp những tình huống hay
gặp của trẻ nhỏ độ tuổi từ 3 đến 5 như quấy phá, lười ăn, hay mắc dấu hiệu của
bệnh tự kỷ ….
Tình trạng quá tải số lượng trẻ tính trên 1 giáo viên đang là vấn đề gây nhiều
nhức nhối cho xã hội, và vấn đề này cũng là một trong những điều gây áp lực nhất
tới các giáo viên mầm non. Việc quản lý quá nhiều trẻ nhỏ, từ việc soạn giáo án,
chăm lo, tổ chức trò chơi, lên bảng theo dõi quá trình học tập, để ý tới tâm lý từng
bé khiến các cô luôn phải bận bịu suốt cả ngày, áp lực về thời gian và trách nhiệm
là vô cùng lớn.
Vấn đề tế nhị là tiền bạc cũng cần được nhắc đến, khi mức sinh hoạt phí
đang ngày một tăng cao, giá thực phẩm, đồ dùng sinh hoạt tăng như phi mã, các
bữa ăn và nhu cầu cần thiết của trẻ cũng cần thêm chi phí, nhưng mức thu phí nhà
trường trực tiếp thu các phụ huynh các bé chỉ được ở mức giới hạn, không được
quá cao so với mức sống. Điều này khiến các cô giáo dạy trẻ ở nhiều nơi phải
thường xuyên cân đo đong đếm sao cho các bé luôn được ăn uống sinh hoạt đầy
đủ.
Đồi với nhiều cô , việc thức khuya dậy sớm , đi làm từ sớm tinh mơ , khi về
nhà trời đã tối là chuyện đã trở nên bình thường , nhiều bậc cha mẹ phụ huynh hay
đón con muộn , có những trường hợp 7 – 8h tối mới đến đón con , và cô giáo vẫn
phải ở lại trường dù chỉ còn 1 bé . Không những vậy , nhiều trường hợp khó xử đã
xảy ra trong trường mầm non, khi phụ huynh cứ gọi cô giáo để đổ mọi trách nhiệm
khi con cháu mình có biểu hiện gì bất thường. Một vết xước, hơi biếng ăn, các biểu
hiện tâm lý khác như cáu kỉnh, hờn dỗi đều có thể là lý do khiến cho cô giáo gặp
rắc rối với phụ huynh khó tính.
+ Đãi ngộ, lương, thưởng còn quá thấp so với mặt bằng chung: Vất vả là
vậy nhưng lương của người giáo viên mầm non theo mặt bằng chung hiện nay
6



không hề cao, thậm chí không hề tương xứng với trách nhiệm và công sức mà họ
đã bỏ ra.Cho dù nay đã là năm 2018, đời sống đã khác trước rất nhiều nhưng lương
giáo viên mầm non vẫn chỉ được trả theo mức lương cơ bản nhân với hệ số thâm
niên.Cộng cả thêm trợ cấp ngành nghề, mức lương trung bình của giáo viên mầm
non dao động không quá 2 triệu một tháng, đấy là tính cho một giáo viên đã vào
biên chế, còn với những giáo viên dạy hợp đồng, mức lương còn có thể thấp hơn
nữa … Quá thấp so với mức lương của các ngành nghề khác, trong khi nhu cầu
sinh hoạt, đời sống đang ngày một tăng cao, những biến động giá cả, lạm phát
cùng vô vàn các nhu cầu khác đều không có dấu hiệu đi xuống, không hiểu người
giáo viên sẽ phải xoay xở như thế nào ? Bởi vậy, xu hướng hiện nay, các cô giáo
hiện đang công tác tại trường công, sinh viên sư phạm mẫu giáo luôn muốn xin vào
làm tại các trường tư thục bởi mức lương ở các trường tư cao hơn hẳn, không bị
áp theo lương hệ số của nhà nước như làm trường công .Tuy nhiên, muốn vào được
các trường tư thục, yêu cầu đầu vào sẽ khắt khe hơn rất nhiều, đối với các trường
liên kết nước ngoài, tiếng Anh còn là yêu cầu bắt buộc, nên không phải giáo viên
mầm non nào cũng có thể trúng tuyển và giảng dạy .
+Chấp nhận ốm đau, bệnh tật: Làm việc trong môi trường có nhiều trẻ nhỏ,
các giáo viên phải chấp nhận việc mình thường xuyên mắc.Có hàng nghìn, hàng
vạn loại bệnh truyền nhiễm lởn vởn xung quanh khiến cả trẻ nhỏ lẫn giáo viên đều
có nguy cơ nhiễm phải. Đó cũng có thể coi là một dạng bệnh nghề nghiệp, và nếu
họ quyết tâm theo đuổi nghề này, đương nhiên họ phải đối mặt với việc mình
thường xuyên bị cảm cúm hay ốm sốt mệt mỏi.
Nhưng điều tồi tệ nhất, đó là không chỉ mình họ, mà con họ cũng có thể bị
lây bệnh từ mẹ, chắc chắn trong số những ai đang đọc bài viết này, nếu đang là một
giáo viên mầm non, bạn sẽ không còn xa lạ với việc thường xuyên phải xin nghỉ
làm vì ốm, rồi xin nghỉ phép để đưa con đi khám.
+ Sự thật khó chấp nhận: Đã từng có ai trong số những giáo viên trông trẻ
cảm thấy bất công bằng khi bạn vẫn phải trả phí, thậm chí là cao hơn bình thường

để người khác chăm con mình trong khi bạn cũng làm việc ở đó, và bạn hoàn toàn
7


có thể chăm con cùng những đứa trẻ khác hay không? Rất nhiều người nghĩ thật
may mắn khi làm một giáo viên mầm non, vì bạn có thể được miễn phí các khoản
tiền cho việc trông con, nhưng sự thật thì lại hoàn toàn trái ngược.
+Stress và stress: Nếu may mắn được làm việc trong một lớp học với những
đứa trẻ ngoan ngoãn và ít quấy khóc thì quả là tuyệt vời, nhưng thực tế đâu có đơn
giản như vậy.Chắc chắn không nhiều thì ít, các giáo viên mầm non sẽ thường
xuyên phải đối mặt với cảnh quấy khóc, ăn vạ của các bé, rồi phải dỗ dành nựng
nịu để chúng ngoan ngoãn nghe lời mình.Nếu mọi chuyện suôn sẻ thì không sao,
nhưng nếu cả 2, 3 bé khóc và giáo viên không thể dỗ xuể thì sớm muộn họ cũng
cảm thấy đầu mình như nổ tung vì căng thẳng.Thế đấy, làm một giáo viên nuôi dạy
trẻ quả thật rất mệt mỏi đấy cha mẹ ạ!
PHẦN NỘI DUNG
Chương 1: Cơ sở lý luận của khó khăn của giáo viên mầm non trong
hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ tại trường mầm non và một số giải pháp
giảm thiểu khó khăn
Giáo dục mầm non là nền tảng của hệ thống giáo dục quốc dân, Điều 23 mục
1 chương 2 Luật giáo dục có chỉ rõ “Nội dung giáo dục mầm non là phải bảo đảm
phù hợp với sự phát triển tâm sinh lý của trẻ em, hài hoà giữa nuôi dưỡng, chăm
sóc và giáo dục giúp trẻ em phát triển cân đối khoẻ mạnh, nhanh nhẹn biết kính
trọng, yêu mến, lễ phép với người lớn, bạn bè,…thật thà, mạnh dạn, hồn nhiên yêu
thích cái đẹp, ham hiểu biết, thích đi học Điều 24 có quy định “Chương trình giáo
dục mầm non thể hiện mục tiêu giáo dục mầm non, cụ thể hoá các yêu cầu về nuôi
dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em ở từng độ tuổi, quy định việc tổ chức các hoạt
động nhằm tạo điều kiện để trẻ phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mĩ
hướng dẫn cách thức đánh giá sự phát triển của trẻ em ở tuổi mầm non.Trong giáo
dục hiện nay muốn thực hiện tốt mục tiêu và nội dung trên đòi hỏi mỗi trường

mầm non, mỗi giáo viên mầm non nghiên cứu học tập để nâng cao chất lượng
chăm sóc, giáo dục ở từng độ tuổi. Qua thực tiễn giảng dạy chương trình chăm sóc
giáo dục trẻ ở lớp nhóm tôi thấy gặp không khí khó khăn.Việc nâng cao, tạo ra chất
8


lượng chăm sóc giáo dục trẻ ở từng độ tuổi đòi hỏi người giáo viên hoặc người
chăm sóc trẻ phải thật sự am hiểu chương trình, phương pháp giáo dục mầm non
mang tính quốc gia.Cơ sở vật chất, trang thiết bị và sự linh động trong việc tổ chức
các sinh hoạt cho trẻ, bố trí thời gian hợp lý sự nhạy bén yêu nghề, mến trẻ hiểu
được tâm sinh lý của trẻ ở từng độ tuổi của mỗi giáo viên là yếu tố quan trọng dẫn
đến sự thành công của việc nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục ở từng độ tuổi
và giảm bớt một số khó khăn trong quá trình chăm sóc giáo dục trẻ.
Chương 2: Thực trạng của khó khăn của giáo viên mầm non trong hoạt
động chăm sóc, giáo dục trẻ tại trường mầm non và một số giải pháp giảm
thiểu khó khăn
1. Vài nét về địa bàn nghiên cứu
Tôi may mắn được sinh ra, lớn lên và được làm việc ngay tại địa phương,
một nơi có những thắng cảnh đẹp, những rặng dừa nghiêng nghiêng che bóng mát
và ngôi trường mầm non thân yêu của tôi với một khu đất rất rộng và thoáng mát,
trong sân trường được xây dựng bằng bêtông và trồng rất nhiều cây xanh, những
bồn hoa với rất nhiều những loại hoa khác nhau cũng đang khoe sắc dưới cái nét
dịu nhẹ. Các dãy phòng học được thiết kế không cầu kỳ nhưng cũng tạo cho người
một cảm giác thoáng mát, rộng rãi và gần gũi, các lớp học được thông thoáng với
nhau nhờ vào dãy hành lang hai bên, trong trường với đầy đủ các phòng chức năng
được bố trí một cách hài hòa và sinh động với các hình ảnh ngộ nghĩnh và đáng
yêu. Không chỉ có vậy, trường tôi còn có một khu đất rất rộng để trồng vườn rau
sạch để phục vụ cho các cháu, những hàng chuối cũng được chăm sóc kỹ, khu vui
chơi của trẻ cũng được bố trí rất nhiều những đồ chơi ngoài trời và đồ chơi vận
động lạ mắt và lôi cuốn trẻ.

Nhìn chung, ngôi trường Mẫu giáo Cẩm Thanh của chúng tôi rất đệp và con
người ở đây thân quen đến lạ, nếu ai đã một lần có dịp đến đây có lẽ sẽ không bao
giờ quên được về ngôi trường này.

9


2. Thực trạng khó khăn của giáo viên mầm non trong hoạt động chăm sóc,
giáo dục trẻ tại trường mầm non và một số giải pháp giảm thiểu khó khăn tại
trường Mẫu Giáo Cẩm Thanh- Thành Phố Hội An- Tỉnh Quảng Nam
2.1. Nhận thức của giáo viên về khó khăn của giáo viên mầm non trong hoạt
động chăm sóc, giáo dục trẻ tại trường mầm non và một số giải pháp giảm thiểu
khó khăn
Bản thân là một giáo viên mầm non công tác trong nghề được hơn 6 năm, tôi
nhận thấy trong công tác chăm sóc và giáo dục trẻ tại trường mầm non có một số
khó khăn đó là: Công việc thì nhiều mà mức lương lại thấp hơn so với các ngành
nghề khác, thậm chí có khi giáo viên phải tăng ca liên tục, có khi đi cả ngày từ
sáng sớm đến chiều tối, chương trình giáo dục thay đổi liên tục nhiều khi chúng tôi
chưa thể thích ứng kịp, nhiều áp lực và gò bó, áp lực từ cấp trên, áp lực từ cộng
đồng xã hội, từ phụ huynh và ngay cả áp lực trong quá trình giảng dạy các cháu...
2.2. Ý nghĩa
- Giúp mọi người có cái nhìn thoáng hơn, cảm thông hơn với giáo viên mầm
non
- Có nhiều chính sách đãi ngộ và quan tâm hơn với giáo viên
- Giảm bớt áp lực cho giáo viên mầm non để họ yên tâm hơn trong công tác
chăm sóc giáo dục trẻ
Chương 3: Biện pháp nhằm giảm tải khó khăn của giáo viên mầm non
trong hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ tại trường mầm non và một số giải
pháp giảm thiểu khó khăn
Biện pháp 1: Đề xuất ý kiến với nhà trường nên tạo môi trường làm việc

thỏa mái cho giáo viên giảm bớt áp lực, gò bó cho giáo viên
Giáo viên mầm non không chỉ là một cô giáo đơn thuần mà dường như giáo
viên mầm non giống như người mẹ hiền, người cha làm tất cả cho cả công việc từ
nhỏ nhất đến lớn nhất, bởi vậy cần có ý kiến đề xuất với ban giám hiệu nên tạo cho
10


cô giáo một môi trường làm việc thỏa mái, không áp đặt, gò bó, tạo môi trường
thân thiện hòa đồng lẫn nhau, cho cô và trẻ cùng trải nghiệm thực tế, tham quan,
tham gia vào nhiều phong trào lễ hội gần gũi với thiên nhiên
Biện pháp 2: Đề xuất Tăng lương và có những đãi ngộ tốt cho giáo viên
Về thời gian, giáo viên mầm non chịu nhiều áp lực. Khi mọi người chưa đi
làm thì họ đã phải đến trường sớm trước 30 phút. Thường các cô phải là việc tới 9,
10 tiếng/ngày. Buổi trưa, các cô giáo cũng không được nghỉ, khi trẻ ngủ, họ vẫn
phải trông nom săn sóc và còn tranh thủ soạn bài, làm đồ dùng đồ chơi.
Trong suốt ngày dài, các cô giáo phải chăm sóc hàng chục trẻ nhỏ trong 1
lớp, ngoài giáo dục, còn cho trẻ ăn bữa trưa, bữa chiều, hỗ trợ trẻ vệ sinh…, công
việc có thể nói là luôn chân, luôn tay, luôn mắt. Chiều về, khi phụ huynh đón các
cháu cuối cùng thì giáo viên vẫn phải ở lại để dọn dẹp sắp xếp phòng học.Tại vùng
miền núi, dân tộc thiểu số, cô giáo thường phải đưa đón trẻ vì cha mẹ bận đi làm,
nhiều nơi giáo viên còn phải tắm cho trẻ trước khi ra về.
Đặc thù của việc chăm sóc trẻ mầm non là đối tượng trẻ còn nhỏ, non nớt,
chưa phát triển đầy đủ về ý thức và chưa biết cách bảo vệ nên rất dễ xảy ra tai nạn
thương tích. Do đó, các giáo viên mầm non rất vất vả khi vừa phải giảng dạy, chăm
sóc trẻ trong một lớp học có đông sĩ số, mà luôn luôn chịu một áp lực rất cao đó là
phải đảm bảo tuyệt đối an toàn cho trẻ.
Mặc dù công việc của giáo viên mầm non rất vất vả nhưng mức lương của
họ còn thấp, chưa đáp ứng được cuộc sống.
Do vậy mà cần có những đề xuất để tăng lương cho giáo viên thường xuyên
theo mức lương cơ sở và cần tạo cho giáo viên thi để đạt các danh hiệu và tăng

lương trước thời hạn
Biện pháp 3: Giảm bớt thời gian làm việc cho giáo viên
Có thể nói thời gian làm việc giáo viên mầm non là rất dài so với các ngành
nghề khác, các cô có khi phải đi làm từ rất sớm và về nhà lại rất muộn, do vậy cần
11


có kế hoạch giảm bớt thời gian làm việc cho giáo viên để một phần nào giảm bớt
khó khăn của giáo viên.
Biện pháp 4: Trang bị đầy đủ cơ sở vật chất cho giáo viên
Cơ sở vật chất trường mầm non bao gồm phòng học, khuôn viên trường, lớp
học, trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi... là những nhân tố ảnh hưởng trực tiếp tới việc
thu hút trẻ tới trường, tạo ra sự thuận lợi cho việc thực hiện công tác chăm sóc –
giáo dục trẻ. Muốn thực hiện tốt hoạt động chăm sóc – giáo dục trẻ, đòi hỏi các
trường học phải trang bị đầy đủ đồ dùng, đồ chơi, các thiết bị, đồ dùng dạy học tối
thiểu theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Bên cạnh đó, cần tranh thủ các đồ
dùng, đồ chơi tự tạo và tranh thủ sự hỗ trợ của phụ huynh, các tổ chức ở địa
phương để đảm bảo tốt nhất có thể cho các hoạt động chăm sóc – giáo dục trẻ.
Những thiếu thốn về cơ sở vật chất, trang thiết bị cần thiết cho quá trình chăm sóc giáo dục trẻ sẽ gây cản trở việc học tập của trẻ, gây khó khăn cho việc nâng cao
chất lượng giáo dục trẻ của trường mầm non.
+ Trang bị các điều kiện tối thiểu phục vụ cho hoạt động chăm sóc giá dục trẻ
của giáo viên và hoạt động vui chơi, hoạt động học của trẻ. Để xây dựng môi
trường giáo dục tích cực trong trường mầm non cần phải trang bị các nhu cầu thiết
yếu phục vụ cho hoạt động của cô và trẻ.
- Diện tích phòng học, sân chơi, vườn trường, phải đủ rộng để đảm bảo an
toàn cho trẻ học tập và vui chơi.
- Bàn, ghế, những tranh ảnh, đồ dùng phục vụ học tập, hoạt động góc, hoạt
động ngoài trời cần đảm bảo đầy đủ, mang tính thẩm mĩ, phù hợp với đặc điểm
tâm sinh lí của trẻ.
- Để môi trường giáo dục trở thành cộng đồng học tập, đòi hỏi phải trang bị,

xây dựng, phát triển mạng lưới, quy mô trường, lớp, có đủ phòng học. Mỗi phòng
học được thiết kế đa dạng và có thể có nhiều loại phòng khác nhau phù hợp với các
hoạt động đa dạng ở trường mầm non: phòng đa năng, phòng năng khiếu, phòng
sinh hoạt tập thể, thư viện, phòng sinh hoạt chuyên môn…
12


- Các phương tiện phục vụ dạy học được thay đổi theo hướng hiện đại hoá
phù hợp với những yêu cầu của xã hội hiện đại: sử dụng công nghệ thông tin trong
dạy học và các thiết bị hỗ trợ khác.
Biện pháp 5: Thiết lập mối quan hệ học tập lẫn nhau giữa các giáo viên
- Đó chính là việc cho tất cả giáo viên được phép dự giờ đồng nghiệp của
mình. Khi giáo viên cho đồng nghiệp dự giờ của mình, mối quan hệ học tập lẫn
nhau giữa các giáo viên sẽ được thiết lập và việc đổi mới nhà trường có thể tạo ra
kết quả tốt. Trong thực tế, công việc hàng ngày tạo quá nhiều áp lực cho giáo viên
mầm non. Việc dự giờ với nhiều hình thức như dự giờ định kì, dự giờ báo trước, dự
giờ đột xuất, tham gia các hội giảng, hội thi giáo viên mầm non… làm giáo viên có
cảm giác e sợ chuyện dự giờ. Hơn nữa, giáo viên khi cho đồng nghiệp dự giờ
thường nhận những lời chỉ trích nặng nề từ đồng nghiệp, đây cũng là lí do khiến
giáo viên không còn hứng thú với việc dự giờ. Như vậy, cán bộ quản lí cần tạo điều
kiện và đặc biệt tạo bầu không khí tâm lí thoải mái, tránh tạo áp lực cho giáo viên.
Cần có chính sách khuyến khích giúp giáo viên chủ động đăng kí dự giờ.
3. Kết luận và kiến nghị
Nhìn chung công việc của giáo viên mầm non là vô vàn khó khăn và áp lực
do vậy cần có sự cảm thông của nhà trường và cộng đồng xã hội, phụ huynh, để
chung tay cùng với giáo viên để ngày càng nâng cao chất lượng giáo dục chăm sóc
trẻ được tốt hơn.
3. KẾT QUẢ THU HOẠCH VỀ KĨ NĂNG:
- Rèn luyện kĩ năng khái quát hóa lí thuyết các chuyên đề, xác định chuyên
đề ý nghĩa nhất, đáp ứng nhu cầu thực tiễn trong hoạt động nghề nghiệp của bản

thân.
- Rèn luyện kĩ năng nghiên cứu khoa học, cụ thể: xác định lĩnh vực nghiên
cứu phù hợp với chuyên ngành cá nhân đang đảm trách, thành lập nhóm nghiên
cứu, chọn lựa các phương pháp nghiên cứu cụ thể.

13


- Rèn luyện kĩ năng giao tiếp hiệu quả với sinh viên, kể cả hoạt động giảng
dạy lẫn các hoạt động khác trong nhà trường.
- Hình thành, phát triển và có kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin vào
hoạt động giảng dạy trong trường đại học.
4. ĐÁNH GIÁ VỀ Ý NGHĨA, GIÁ TRỊ CỦA HỆ THỐNG TRI THỨC,
KĨ NĂNG THU NHẬN ĐƯỢC SAU KHÓA BỒI DƯỠNG.
Khóa bồi dưỡng nâng hạng giảng viên có giá trị thực tiễn, giúp giảng viên có
cơ hội nhìn nhận lại chính bản thân mình cùng hoạt động giảng dạy tại trường đại
học. Ngoài ra, khóa học còn đem đến cho đội ngũ giảng viên những thông tin cập
nhật, mới mẻ về thực trạng giáo dục đại học trên thế giới, những hạn chế, tồn đọng,
những vướng mắc và khó khăn mà giáo dục đại học Việt Nam đang đối diện và tìm
cách giải quyết.
PHẦN 2. KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG CỦA BẢN THÂN SAU KHÓA BỒI
DƯỠNG
1. Yêu cầu của hoạt động nghề nghiệp đối với bản thân
- Bản thân là một giáo viên mầm non đã được gần 6 năm, có thể nói không
quá non nớt cũng như quá già dặn trong nghề, nhưng tôi đã có rất nhiều những
thành tích đáng kể trong việc giảng dạy cũng như chăm sóc trẻ. Trong khoảng thời
gian này tôi luôn có kế hoạch giảng dạy rõ ràng và cụ thể, soạn giảng luôn sáng tạo
và đổi mới, tôi đã có những tiết dạy hay để thao giảng cho các cô giáo trong trường
cũng như trong cụm ở tành phố tham dự, tôi đã được lao động tiên tiến và chiến sĩ
thi đua thành phố trong nhiều năm liền, đồng thời tôi cũng đã có rất nhiều những

sáng kiến hay đạt giải và được nhà trường áp dụng vào thực tế ở trường trong công
tác giảng dạy và chăm sóc trẻ. Có được thành tích đó là do tôi đã không ngừng nổ
lực học hỏi ở trường bạn cũng như ở đồng nghiệp, mạng, sách báo...trong công tác
chăm sóc tôi luôn hết mình vì trẻ, luôn đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ,không để
tình trạng báu cắn xảy ra ở trẻ dù là đang giảng dạy ở bất kỳ độ tuổi nào, luôn luôn
mẫu mực trước trẻ và công bằng trong mọi trường hợp, đảm bảo bữa ăn của trẻ, trẻ
14


lớp tôi luôn luôn lên cân,...Đối với phụ huynh bản thân luôn tạo được niềm tin yêu
và quý mến, luôn niềm nở với phụ huynh và tạo cho phụ huynh sự gần gũi để phụ
huynh dễ dàng trao đổi về một số thông tin của trẻ qua lại.
- Một số yêu cầu tiêu chuẩn của giáo viên mầm non
+ Các yêu cầu thuộc lĩnh vực phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống:
1. Nhận thức tư tưởng chính trị, thực hiện trách nhiệm của một công dân,
một nhà giáo đối với nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Bao gồm các tiêu chí
sau:
a. Tham gia học tập, nghiên cứu các Nghị quyết của Đảng, chủ trương chính
sách của Nhà nước;
b. Yêu nghề, tận tụy với nghề, sẵn sàng khắc phục khó khăn hoàn thành
nhiệm vụ;
c. Giáo dục trẻ yêu thương, lễ phép với ông bà, cha mẹ, người lớn tuổi, thân
thiện với bạn bè và biết yêu quê hương;
d. Tham gia các hoạt động xây dựng bảo vệ quê hương đất nước góp phần
phát triển đời sống kinh tế, văn hoá, cộng đồng.
2. Chấp hành pháp luật, chính sách của Nhà nước. Bao gồm các tiêu chí sau:
a. Chấp hành các quy định của pháp luật, chủ trương, chính sách của Đảng
và Nhà nước;
b. Thực hiện các quy định của địa phương;
c. Giáo dục trẻ thực hiện các quy định ở trường, lớp, nơi công cộng;

d. Vận động gia đình và mọi người xung quanh chấp hành các chủ trương
chính sách, pháp luật của Nhà nước, các quy định của địa phương.
3. Chấp hành các quy định của ngành, quy định của trường, kỷ luật lao động.
Gồm các tiêu chí sau:
a. Chấp hành quy định của ngành, quy định của nhà trường;
15


b. Tham gia đóng góp xây dựng và thực hiện nội quy hoạt động của nhà
trường;
c. Thực hiện các nhiệm vụ được phân công;
d. Chấp hành kỷ luật lao động, chịu trách nhiệm về chất lượng chăm sóc,
giáo dục trẻ ở nhóm lớp được phân công.
4. Có đạo đức, nhân cách và lối sống lành mạnh, trong sáng của nhà giáo; có
ý thức phấn đấu vươn lên trong nghề nghiệp. Bao gồm các tiêu chí sau:
a. Sống trung thực, lành mạnh, giản dị, gương mẫu, được đồng nghiệp,
người dân tín nhiệm và trẻ yêu quý;
b. Tự học, phấn đấu nâng cao phẩm chất đạo đức, trình độ chính trị, chuyên
môn, nghiệp vụ, khỏe mạnh và thường xuyên rèn luyện sức khoẻ;
c. Không có biểu hiện tiêu cực trong cuộc sống, trong chăm sóc, giáo dục
trẻ;
d. Không vi phạm các quy định về các hành vi nhà giáo không được làm.
5. Trung thực trong công tác, đoàn kết trong quan hệ với đồng nghiệp; tận
tình phục vụ nhân dân và trẻ. Bao gồm các tiêu chí sau:
a. Trung thực trong báo cáo kết quả chăm sóc, giáo dục trẻ và trong quá trình
thực hiện nhiệm vụ được phân công;
b. Đoàn kết với mọi thành viên trong trường; có tinh thần hợp tác với đồng
nghiệp trong các hoạt động chuyên môn nghiệp vụ;
c. Có thái độ đúng mực và đáp ứng nguyện vọng chính đáng của cha mẹ trẻ
em;

d. Chăm sóc, giáo dục trẻ bằng tình thương yêu, sự công bằng và trách
nhiệm của một nhà giáo.
+ Các yêu cầu thuộc lĩnh vực kiến thức:
1. Kiến thức cơ bản về giáo dục mầm non. Bao gồm các tiêu chí sau:
16


a. Hiểu biết cơ bản về đặc điểm tâm lý, sinh lý trẻ lứa tuổi mầm non;
b. Có kiến thức về giáo dục mầm non bao gồm giáo dục hoà nhập trẻ tàn tật,
khuyết tật;
c. Hiểu biết mục tiêu, nội dung chương trình giáo dục mầm non;
d. Có kiến thức về đánh giá sự phát triển của trẻ.
2. Kiến thức về chăm sóc sức khỏe trẻ lứa tuổi mầm non. Bao gồm các tiêu
chí sau:
a. Hiểu biết về an toàn, phòng tránh và xử lý ban đầu các tai nạn thường gặp
ở trẻ;
b. Có kiến thức về vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường và giáo dục kỹ năng
tự phục vụ cho trẻ;
c. Hiểu biết về dinh dưỡng, an toàn thực phẩm và giáo dục dinh dưỡng cho
trẻ;
d. Có kiến thức về một số bệnh thường gặp ở trẻ, cách phòng bệnh và xử lý
ban đầu.
3. Kiến thức cơ sở chuyên ngành. Bao gồm các tiêu chí sau:
a. Kiến thức về phát triển thể chất;
b. Kiến thức về hoạt động vui chơi;
c. Kiến thức về tạo hình, âm nhạc và văn học;
d. Có kiến thức môi trường tự nhiên, môi trường xã hội và phát triển ngôn
ngữ.
4. Kiến thức về phương pháp giáo dục trẻ lứa tuổi mầm non. Bao gồm các
tiêu chí sau:

a. Có kiến thức về phương pháp phát triển thể chất cho trẻ;
b. Có kiến thức về phương pháp phát triển tình cảm – xã hội và thẩm mỹ cho
trẻ;
17


c. Có kiến thức về phương pháp tổ chức hoạt động chơi cho trẻ;
d. Có kiến thức về phương pháp phát triển nhận thức và ngôn ngữ của trẻ.
2. Đánh giá hiệu quả của hoạt động nghề nghiệp của cá nhân trước khi
tham gia khóa bồi dưỡng:
Khoá bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ giảng viên thực sự giúp bản thân tôi
thay đổi về nhận thức và bản chất của hoạt động giảng dạy. Trách nhiệm cơ bản
của giáo viên mầm non là hoạt động giảng dạy và chăm sóc trẻ. Đây là các qui
định không mới mẻ nhưng nhận thức đầy đủ về bản chất để thực hiện là điều bản
thân tôi đã nhận thức sâu sắc hơn thông qua đợt học tập vừa rồi. Giáo viên chủ
động hội nhập với các trường bạn bằng việc nâng cao trình độ và năng lực cá nhân
cũng là một nội dung mà bản thân tôi tự nhận thấy đươc ý thức đầy đủ hơn bao giờ
hết.
3. Kế hoạch hoạt động cá nhân sau khi tham gia khóa bồi dưỡng nhằm
đáp ứng yêu cầu của tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp
- Thực hiện nhiệm vụ giảng dạy và nghiên cứu khoa học theo kế hoạch đã
nhận.
- Phối hợp tốt với đồng nghiệp trong việc thực hiện nhiệm vụ.
- Thường xuyên học tập nâng cao trình độ, kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ.
- Lập kế hoạch trao dồi về chăm sóc và giáo dục trẻ.
- Có kế hoạch biên soạn giáo trình, bài giảng, đáp ứng tốt hoạt động giảng
dạy.
PHẦN 3. KIẾN NGHỊ VÀ ĐỀ XUẤT
Nội dung kiến nghị:
- Nội dung của các chuyên đề


18


Nội dung của các chuyên đề khá phù hợp với mục tiêu của khóa bồi dưỡng.
Các chuyên đề đã cập nhật những kiến thức quan trọng, phù hợp với nhu cầu, năng
lực của đội ngũ giáo viên mầm non.
Vậy nên, cần tiếp tục trang bị các chuyên đề này cho học viên ở các khoá bồi
dưỡng tiếp theo.
- Hình thức tổ chức lớp học:
+ Việc bố trí thứ tự của các chuyên đề: Phù hợp
+ Sĩ số học viên, địa điểm tổ chức lớp học, cách thức tổ chức, quản lý lớp:
Phù hợp
- Phân công giảng viên tham gia giảng dạy: Phù hợp
- Đối tượng kiến nghị:
+ Đối với sở Giáo dục và Đào tạo
+ Đối với trường Đại học sư phạm Huế:
- Cần tiếp tục duy trì hình thức bồi dưỡng nâng hạng cho đội ngũ cán bộ
giáo viên.
- Tiếp tục hỗ trợ, tạo điều kiện cho giảng viên (kể cả giảng viên trẻ) được
tham gia các khóa bồi dưỡng nhằm nâng cao năng lực đội ngũ.
- Cần tăng cường công tác kiểm tra sĩ số lớp, việc thực hiện nhiệm vụ trong
lớp học của học viên nhằm đảm bảo tính nghiêm túc của khóa bồi dưỡng.


Đối với giảng viên hướng dẫn các chuyên đề

- Giảng viên cần chia sẻ tài liệu để học viên nghiên cứu trước khi tiến hành
bài dạy.
- Áp dụng lí luận chuyên đề vào thực tiễn dạy và học tại trường mầm non



Đối với Ban cán sự lớp:

- Cập nhật tài liệu kịp thời cho học viên thông qua đầu mối của các trường.
19


- Phát huy tinh thần dân chủ bằng cách tập hợp ý kiến chung của cả lớp
trong các hoạt động, tạo ra tính thống nhất cao và tính hiệu quả cho các hoạt động,
đặc biệt là hoạt động học của khóa bồi dưỡng.
- Thông báo kịp thời đến các học viên thời gian học cụ thể của các chuyên
đề để các học viên kịp thời nắm bắt
Cam kết của học viên:
Tôi xin cam kết bài thu hoạch này là sản phẩm của cá nhân tôi. Nếu có bất kì
vi phạm nào tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm.
PHỤ LỤC
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Giáo dục & Đào tạo, Quyết định số 43/2007/QĐ-BGDĐT ngày
15/08/2007 về Quy chế Đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống
tín chỉ.
2. Nghị quyết của Chính phủ số 14/2005/NQ-CP về đổi mới cơ bản và toàn
diện giáo dục đại học Việt Nam giai đoạn 2006- 2020
3. Tài liệu bồi dưỡng giáo viên hạng 2
4. Mạng internet

20




×