TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ GIẢI PHÓNG DÂN TỘC VÀ THỰC TRẠNG DÂN TỘC
VIỆT NAM HIỆN NAY
I.
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
1. Khái niệm dân tộc là gì
Dân tộc được hiểu theo hai nghĩa:
- Nghĩa hẹp : Dân tộc chỉ một cộng đồng người có mối liên hệ chặt chẽ và bền vững,
có chung sinh hoạt kinh tế, có ngôn ngữ riêng, có những nét đặc thù về văn hoá; xuất
hiện sau bộ lạc, bộ tộc; kế thừa phát triển cao hơn những nhân tố tộc người ở bộ lạc,
bộ tộc và thể hiện thành ý thức tự giác tộc người của dân cư cộng đồng đó.
Theo nghĩa này dân tộc là một bộ phận của quốc gia, là dân tộc - tộc người.
- Nghĩa rộng: Dân tộc chỉ một cộng đồng người ổn định làm thành nhân dân một
nước, có lãnh thổ quốc gia, nền kinh tế thống nhất, quốc ngữ chung và có ý thức về
sự thống nhất của mình, gắn bó với nhau bởi quyền lợi chính trị, kinh tế, truyền thống
văn hoá và truyền thống đấu tranh chung trong suốt quá trình lịch sử lâu dài dựng
nước và giữ nước
Theo nghĩa này dân tộc là dân cư của một quốc gia nhất định, là quốc gia - dân
tộC
2. Khái niệm Cách Mạng giải phóng dân tộc là gì
Hiêu nôm na có ngĩa là quá trình giải phóng dân tộc bị các nước đế quốc xâm lược
và thống trị. Cách mạng giải phóng dân tộc là giành lại độc tự do dân chủ
3. Tính chất của cách mạng giải phóng dân tộc
- Tính chất của cuộc cách mạng thuộc địa
Hồ Chí Minh nhận thấy sự phân hóa giai cấp ở các nước thuộc địa phương Đông
không giống như ở các nước tư bản phương Tây. Họ đều chung một số phận mất
nước, giữa họ vẫn có sự tương đồng lớn, họ đều chung số phận là người nô lệ mất
nước.
Mâu thuẫn chủ yếu trong xã hội thuộc địa phương Đông là mâu thuẫn giữa dân tộc bị
áp bức với chủ nghĩa thực dân. Chính vì vậy mà tính chất cuộc đấu tranh cách mạng ở
các nước thuộc địa trước hết là phải tiến hành cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc.
Đối tượng của cách mạng thuộc địa đó là chủ nghĩa thực dân và tay sai phản động.
Yêu cầu bức thiết của nhân dân các nước thuộc địa là độc lập dân tộc “... vấn đề cơ
bản của cách mạng thuộc địa là vấn đề nông dân”, và chủ trương nhấn mạnh vấn đề
ruộng đất, nhấn mạnh đấu tranh giai cấp.
4. Mục tiêu của cách mạng giải phóng dân tộc
- Cách mạng giải phóng dân tộc nhằm đánh đổ ách thống trị của chủ nghĩa thực dân,
giành độc lập dân tộc và thiết lập chính quyền của nhân dân.
- Mục tiêu cấp thiết của cách mạng ở thuộc địa chưa phải là giành lại quyền lợi riêng
biệt của mỗi giai cấp mà là quyền lợi chung của toàn dân tộc.
- Tháng 5 - 1941, Nguyễn Ái Quốc chủ trì Hội nghị Trung ương lần thứ tám chủ
trương: “thay đổi chiến lược” từ nhấn mạnh giai cấp sang nhấn mạnh cuộc đấu tranh
giải phóng dân tộc. Vì vậy, cuộc cách mạng Đông Dương trong giai đoạn hiện nay là
một cuộc cách mạng dân tộc giải phóng.
- Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 cũng như những thắng lợi trong 30
năm chiến tranh cách mạng Việt Nam 1945 - 1954 trước hết là thắng lợi của đường
lối cách mạng giải phóng dân tộc đúng đắn và tư tưởng độc lập, tự do của Hồ Chí
Minh.
5. Nhiệm vụ của Cách mạng giải phóng dân tộc
Trong tác phẩm Đường cách mệnh, Người nhấn mạnh tính chất và nhiệm vụ của
cách mạng Việt Nam là cách mạng giải phóng dân tộc và người thực hiện nhiệm vụ
cách mạng đó chính là nông dân.
Cương lĩnh Chính trị đầu tiên của Đảng do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo xác định
nhiệm vụ về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, nổi lên hàng đầu là nhiệm vụ chống đế
quốc giành độc lập dân tộc. Trong đó bao hàm cả giải phóng giai cấp và giải phóng
con người.
Hội nghị lần thứ 8 Ban chấp hành Trung ương Đảng (5/1941) do Hồ Chí Minh
chủ trì kiên quyết giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc, nhấn mạnh đó là “nhiệm vụ
bức thiết nhất”, chủ trương tạm gác khẩu hiện “cách mạng ruộng đất”, và chỉ tiến
hành nhiệm vụ đó ở một mức độ thích hợp nhằm phục vụ cho nhiệm vụ giải phóng
dân tộc.
Trong những bài nói, bài viết thời kỳ kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, Hồ Chí
Minh tiếp tục nhấn mạnh nhiệm vụ giải phóng dân tộc.
II.
NHỮNG QUAN ĐIỂM CỦA HỒ CHÍ MINH VỀ CÁCH MẠNG GIẢI PHÓNG DÂN
TỘC.
a. con đường cách mạng giải phóng dân tộc
-Cách mạng giải phóng dân tộc muốn thắng lợi phải đi theo con đường cách mạng vô sản
-Ngay từ khi mới ra đời, giai cấp vô sản đóng vai trò là người lãnh đạo các tầng lớp ND
đấu tranh chống chế độ PK, chống ách áp bức bóc lột PK đối với các dân tộc, góp phần
hình thành nên các QG dân tộc cơ bản.
– Khi CNTB chuyển sang giai đoạn Đế Quốc Chủ Nghĩa chính nó đã trở thành kẻ áp bức
bóc lột các dân tộc khác một cách dã man và tàn bạo, ngọn cờ dân tộc đã chuyển sang tay
giai cấp vô sản, người đại diện cho LLSX tiên tiến của thời đại.
– Giai cấp vô sản là giai cấp lãnh đạo CMGPDT vì mang những phẩm chất:
+ Là người cách mạng triệt để nhất.
+ Có tính kỷ luật và đoàn kết cao.
+ Đại diện cho LLSX mới.
+ Có hệ tư tưởng riêng.
Sau khi khảo sát các phong trào trong nước và trên thế giới, Người thấy sau cách mạng
người dân vẫn chưa được hưởng tự do, hạnh phúc, Người đã gọi đó là cuộc cách mạng
chưa đến nơi. Còn ở cách mạng Nga, Người đã gọi đó là cuộc cách mạng đến nơi. Vì thế
VN phải đi theo con đường CM Nga. HCM khẳng định: Sự nghiệp giải phóng dân tộc
Việt Nam phải đặt dưới sự lãnh đạo của giai cấp công nhân , phải đi theo con đường cách
mạng vô sản, phải đặt cách mạng giải phóng dân tộc trong quĩ đạo của cách mạng vô sản,
là một bộ phận của cách mạng thế giới. “Đây là sự phát hiện đầy sáng tạo của HCM”.
b. Lãnh đạo cuộc cách mạng giải phóng dân tộc
Theo HCM: Trong thời đại ngày nay, cách mạng giải phóng dân tộc phải chống lại một
kẻ thù tàn bạo và to lớn, giữa chúng có sự liên minh mang tính quốc tế, muốn đánh thắng
chúng cần có bộ tham mưu đủ khả năng, đường lối đúng đắn, phương pháp đấu tranh
khoa học, đó chính là Đảng cộng sản Việt Nam.
Đảng theo Hồ Chí Minh là Đảng của giai cấp công nhân, của nhân dân lao động và của
dân tộc Việt Nam nghĩa là những người thợ thuyền, dân cày, và lao động trí óc kiên quyết
nhất, hăng hái nhất, trong sạch nhất, tận tâm tận lực phụng sự Tổ quốc và nhân dân
Ngay từ khi ra đời, Đảng đã nắm ngọn cờ lãnh đạo duy nhất đối với cách mạng VN và
trở thành nhân tố hàng đầu bảo đảm cho mọi thắng lợi của cuộc cách mạng
Rút ra từ bài học “xương máu” của các tiền bối. Tất cả các phong trào của ông cha diễn
ra vô cùng anh dũng với tinh thần “người trước ngã, người sau đứng dậy”, nhưng cuối
cùng cũng bị đàn áp dã man, nhận thấy con đường cứu nước của Phan Bội Châu chẳng
khác gì “đuổi hổ cửa trước, rước beo cửa sau”. Con đường của Phan Chu Trinh cũng
chẳng khác gì đuổi hổ cửa trước, rước beo cửa sau”. Con đường của Phan Chu Trinh
cũng chẳng khác gì “xin giặc rũ lòng thương”, con đường của Hoàng Hoa Thám tuy có
phần thực tế hơn nhưng vẫn mang nặng cốt cách phong kiến “thủy hử”.
c. Lực lượng cách mạng giải phóng dân tộc
Lực lượng của cách mạng giải phóng dân tộc ba gồm toàn dân tộc
– Cách mạng là việc chung của cả dân tộc có nghĩa là: Sĩ, Nông, Công, Thương đều nhất
trí chống lại cường quyền. Trong lực lượng đó Công, Nông là gốc của kách mệnh còn học
trò, điền chủ nhỏ cũng bị tư sản áp bức song không cực khổ bằng công nông. 3 lực lượng
ấy đều là bạn của cách mệnh. Các giai cấp công nhân, nông dân có số lượng đông nhất
nên có sức mạnh lớn nhất, bị áp bức nhất. Người khẳng định công nông là gốc cách mệnh
Người xác định: Kẻ thù chính của cách mạng VN là bọn đế quốc, phong kiến tay sai, cần
phải tập trung lực lượng của toàn dân tộc để đánh đổ chúng giành lấy chính quyền.
– Khi phát động cuộc khánh chiến toàn quốc chống thực dân Pháp. Người kêu gọi toàn
dân đánh giặc và đánh giặc bằng mọi vũ khí có trong tay. Bất kỳ đàn ông, đàn bà, bất kỳ
người già, người trẻ, không chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc. Hễ là người VN thì phải
đứng lên đánh thực dân Pháp để cứu nước.
Tinh thần khi tiến hành cuộc cách mạng giải phóng dân tộc: lực lượng cách mạng phải
sẵn sàng trong tư thế chủ động, sáng tạo, co khả năng giành thắng lợi trước cách mạng vô
sản ở chính quốc
Trong phong trào cộng sản quốc tế đã từng tồn tại quan điểm xem thắng lợi của cách
mạng thuộc địa phụ thuộc vào thắng lợi của cách mạng vô sản ở chính quốc. Đề cương về
phong trào cách mạng ở các nước thuộc địa và nửa thuộc địa được thông qua tại Đại hội
VI Quốc tế cộng sản (1/9/1928) cho rằng: “Chỉ có thể thực hiện hoàn toàn công cuộc giải
phóng các thuộc địa khi giai cấp vô sản giành được thắng lợi ở các nước tư bản tiên tiến”.
Quan điểm này vô hình chung đã giảm tính chủ động, sáng tạo của các phong trào cách
mạng ở thuộc địa. Còn theo HCM: Ko nhất thiết phải như vậy mà cách mạng ở thuộc địa
có thể thắng lợi trc cách mạng vô sản ở chính quốc; và thực tế đã chứng minh điều đó là
đúng.
– Trong tác phẩm Đường kách mệnh, HCM có sự phân biệt về nhiệm vụ của cách mạng
và cách mạng giải phóng dân tộc và cho rằng: hai thứ cách mạng đó tuy có khác nhau
nhưng có quan hệ chặt chẽ với nhau.
Đây là một luận điểm sáng tạo, có giá trị lý luận và thực tiễn to lớn; một cống hiến rất
quan trọng của HCM vào kho tàng lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, đã được thắng lợi
của phong trào cách mạng giải phóng dân tộc trên toàn thế giới trong gần một thế kỷ qua
chứng minh là hoàn toàn đúng đắn.
d. con đường cách mạng giải phóng dân tộc
Cách mạng giải phóng dân tộc phải được tiến hành bằng con đường cách mạng bạo lực
Bạo lực CM trong CM giải phóng dân tộc ở Việt Nam: Các thế lực đế quốc sử dụng bạo
lực để xâm lược và thống trị thuộc địa, đàn áp dã man các phong trào yêu nước. Chế độ
thực dân, tự bản thân nó đã là một hành động bạo lực của kẻ mạnh đối với kẻ yếu. Chưa
đè bẹp ý chí xâm lược của chúng thì chưa thể có thắng lợi hoàn toàn. Vì thế con đường để
giành và giữ độc lập dân tộc chỉ có thể là con đường cách mạng bạo lực. Đánh giá đúng
bản chất cực kỳ phản động của bọn đế quốc tay sai. Hồ Chí Minh cho rằng: Trong cuộc
đấu tranh gian khổ chống kẻ thù của giai cấp và của dân tộc, cần dùng bạo lực cách mạng
chống lại bạo lực phản cách mạng, giành lấy chính quyền và bảo vệ chính quyền”.
Hình thức: đấu tranh chính trị và đấu tranh vũ trang nhưng tùy tình hình cụ thể mà quyết
định những hình thức đấu tranh cách mạng thích hợp
Tư tưởng hcm về bạo lực cách mạng xuất phát từ lòng yêu thương con người, quý trọng
sinh mạng con người, luôn tranh thủ khả năng giành và giữ chính quyền ít đổ máu, tìm
mọi cách ngăn chặn xung đột vũ trang, sử dụng biện pháp hòa bình, chủ động đàm phán,
thương lượng
Phương châm chiến lược đánh lâu dài trong cách mạng giải phóng dân tộc Trước những
kẻ thù lớn mạnh, HCM chủ trương sử dụng phương châm chiến lược đánh lâu dài. Trong
kháng chiến chống thực dân Pháp, Người nói: “Địch muốn tốc chiến, tốc thắng. Ta lấy
trường kỳ kháng chiến trị nó, thì địch nhất định thua, ta nhất định thắng”. Kháng chiến
phải trường kỳ vì đất nước ta hẹp, nước ta nghèo, ta phải chuẩn bị lâu dài và phải có sự
chuẩn bị của toàn dân. Trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Người khẳng định chiến
tranh có thể kéo dài 5 năm, 10 năm, 20 năm hoặc lâu hơn nữa. Các thành phố có thể bị
tàn phá song nhân dân ta quyết không sợ. Không có gì quý hơn độc lập tự do. Đến ngày
thắng lợi nhân dân ta sẽ xây dựng lại đất nước ta đàng hoàng, to đẹp hơn.
Độc lập tự chủ, tự lực, tự cường kết hợp với tranh thủ sự giúp đỡ quốc tế là một quan
điểm nhất quán trong Tư tưởng Hồ Chí Minh Trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và
chống Mỹ, Người động viên sức mạnh của toàn dân tộc, đồng thời ra sức vận động, tranh
thủ sự giúp đỡ quốc tế to lớn và có hiệu qủa cả về vật chất và tinh thần kết hợp với sức
mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại để kháng chiến thắng lợi
III.
THỰC TRẠNG DÂN TỘC VIỆT NAM
1. Thực trạNg
Cộng đồng người Việt Nam có 54 thành phần dân tộc khác nhau. Trong đó dân tộc
Kinh (Việt) chiếm gần 90% tổng số dân cả nước, hơn 10% còn lại là dân số của 53
dân tộc.
Trải qua bao thế kỷ, cộng đồng các dân tộc Việt Nam đã gắn bó với nhau trong suốt
quá trình lịch sử đấu tranh chống kẻ thù xâm lược, bảo vệ bờ cõi, giành tự do, độc lập
và xây dựng đất nước. Mỗi dân tộc hầu như có tiếng nói, chữ viết và bản sắc văn hoá
riêng.
Nhóm Việt - Mường có 4 dân tộc là: Chứt, Kinh, Mường, Thổ.
- Nhóm Tày - Thái có 8 dân tộc là: Bố Y, Giáy, Lào, Lự, Nùng, Sán Chay, Tày, Thái.
- Nhóm Môn - Khmer có 21 dân tộc là: Ba na, Brâu, Bru-Vân kiều, Chơ-ro, Co, Cơho, Cơ-tu, Gié-triêng, Hrê, Kháng, Khmer, Khơ mú, Mạ, Mảng, M'Nông, Ơ-đu, Rơmăm, Tà-ôi, Xinh-mun, Xơ-đăng, Xtiêng.
- Nhóm Mông - Dao có 3 dân tộc là: Dao, Mông, Pà thẻn.
- Nhóm Kađai có 4 dân tộc là: Cờ lao, La Chí, La ha, Pu péo.
- Nhóm Nam đảo có 5 dân tộc là: Chăm, Chu-ru, Ê đê, Gia-rai, Ra-glai.
- Nhóm Hán có 3 dân tộc là: Hoa, Ngái, Sán dìu.
- Nhóm Tạng có 6 dân tộc là: Cống, Hà nhì, La hủ, Lô lô, Phù lá, Si la.
2. Ưu điểm
-Cộng đồng các dân tộc Việt Nam chung sống đoàn kết, hoà hợp.
54 anh em dân tộc trong ngày hội lớn
-Mỗi dân tộc có bản sắc văn hóa riêng, tạo nên nền văn hóa Việt Nam đa dạng,
phong phú, thống nhất. Mỗi dân tộc đều có phong tục, tập quán, tâm lý, lối sống, tín
ngưỡng tôn giáo mang tính đặc thù, tạo nên những sắc thái văn hóa riêng của từng
dân tộc, tồn tại và phát triển trong tính đa dạng và thống nhất của nền văn hóa các dân
tộc Việt Nam.
- Địa bàn cư trú của các dân tộc thiểu số có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng về chính
trị, kinh tế, văn hóa, an ninh, quốc phòng, đối ngoại và bảo vệ bền vững môi trường sinh
thái. Đồng bào cư trú suốt dọc tuyến biên giới phía Bắc, Tây và Tây Nam, có nhiều cửa ngõ
thông thương giữa nước ta với các nước trong khu vực và trên thế giới. Đây là địa bàn có nguồn
tài nguyên phong phú, đa dạng, có hệ thống rừng phòng hộ, rừng đặc dụng phục vụ cho sự
nghiệp phát triển của đất nước và bảo vệ bền vững môi trường sinh thái. Trong tình hình hiện
nay, miền núi là địa bàn tiềm năng, mang tính chiến lược, cơ bản cho sự nghiệp xây dựng và bảo
vệ Tổ quốc.
3. Nhược điểm
-Các dân tộc cư trú xen kẽ nhau, có trình độ phát triển kinh tế – xã hội không
đồng đều, nhưng không có sự phân chia lãnh thổ và chế độ xã hội riêng. Hình thái
cư trú xen kẽ nhiều dân tộc anh em, phản ánh mối quan hệ đoàn kết, thống nhất của
cộng đồng dân tộc Việt Nam trong một quốc gia. Những năm gần đây, gắn liền với sự
phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, tính chất đan xen đó càng tăng lên. Hiện nay, ở
miền núi hầu như không có tỉnh, huyện nào chỉ có một cồng đồng hai dân tộc sinh
sống, như: Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang, Kon Tum, Gia Lai, Đăk Lăk, Đăk
Nông, Lâm Đồng… Do địa bàn cư trú, phong tục tập quán và tâm lý, lối sống của các
dân tộc, nên trình độ phát triển kinh tế – xã hội của vùng, miền dân tộc không đồng
đều. Một số dân tộc có dân số ít, ở vùng sâu, vùng xa, điều kiện kinh tế – xã hội còn
gặp khó khăn, như: Si La, Pu Péo, Rơ Măm, Brâu, Ơ Đu
-Kinh tế ở miền núi, các dân tộc thiểu số còn chậm phát triển, tình trạng du
canh, du cư, di dân tự do vẫn còn diễn biến phức tạp. Kết cấu hạ tầng (điện,
đường, trường, trạm, dịch vụ) ở vùng sâu, vùng xa, vùng căn cứ cách mạng vẫn còn
khó khăn, nhiều nơi môi trường sinh thái tiếp tục bị suy thoái.
-Tỉ lệ hộ đói nghèo ở vùng dân tộc thiểu số và miền núi cao hơn so với bình quân
chung cả nước, khoảng cách chênh lệch về mức sống, về trình độ phát triển kinh tế –
xã hội giữa các dân tộc, giữa các vùng ngày càng gia tăng; chất lượng, hiệu quả về
giáo dục đào tạo còn thấp, công tác chăm sóc sức khỏe cho đồng bào dân tộc thiểu số
gặp nhiều khó khăn, một số bản sắc tốt đẹp trong văn hóa của các dân tộc thiểu số
đang bị mai một, một số tập quán lạc hậu, mê tín dị đoan có xu hướng phát triển
-Hệ thống chính trị cơ sở ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi còn yếu,
tỉ lệ cán bộ có trình độ cao đẳng, đại học thấp. Năng lực, trình độ cán bộ xã,
phường còn hạn chế, số lượng đảng viên là người dân tộc thiểu số thấp, vẫn còn thôn
bản chưa có đảng viên. Hoạt động của cấp ủy, chính quyền, mặt trận và đoàn thể ở
nhiều nơi chưa sát dân, chưa tập hợp được đồng bào
- Các thế lực thù địch luôn tìm cách lợi dụng những khó khăn về đời sống, trình độ dân trí
thấp của đồng bào và những sai sót của các cấp, các ngành trong thực hiện chính sách dân
tộc của Đảng và Nhà nước ta để kích động tư tưởng ly khai, tự trị, phá hoại truyền thống đoàn
kết và thống nhất của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, gây mất ổn định chính trị, nhất là trên các
địa bàn chiến lược, trọng điểm.
IV.
Kết luận
1. Quan điểm chung cả nhóm
Chúng ta cần phải nghiên cứu, vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về mối quan hệ giữu
dân tộc và giai cấp, giữa dân tộc và quốc tế, độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội nhằm
tạo ra những nguồn lực mới, đưa sự nghiệp đổi mới tiến lên bước thắng lợi mới.
2. 10 câu hỏi trắc nghiệm
Câu 1: cách mạng giải phóng dân tộc là sự nghiệp đoàn kết của:
A. Gc nông dân và gc công nhân
B. Gc công nhân và trí thức*
C. đc công nhân và tầng lớp công thương giàu có
D. Toàn dân trên cơ sở liên minh gc công nhân, nông dân và trí thức
Câu 2 : theo HCM ai là người đầu tiên đặt cơ sở thời đại mới, thực sự cách mạng
trong các nước thuộc địa
A. C mác
B. Lê nin *
C. Mao trạch Đông
D. Anggen
Câu 3.' Không có gì quý hơn độc lập tự do' được bác Hồ khẳng định vào tg nào
A. 1945
B.1954
C. 1966 *
D.1990
Câu 4. Nội dung cốt lõi của tư tưởng hcm là:
A. Chu nghia yêu nước
B. Chủ nghĩa xã hội
C. Chủ nghĩa nhân đạo
D. Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội *
Câu 5. Hồ Chí Minh dựa trên quan điểm gì để giải quyết dân tộc
A. Quan điểm quốc gia dân tộc
B. Quan điểm huyết thống
C. Quan điểm đại dân tộc
D. Quan điểm giai cấp công nhân *
Câu 6 Theo bác mâu thuẫn chủ yêu trong xã hội phong kiến thuộc địa là mâu thuẫn
giữa
A giai cấp công nhân và giai cấp tư sản
B. Giai cấp công nhân với địa chủ
C. Giai cấp công nhân nông dân trí thức với địa chủ
D. Dân tộc bị áp bức với chủ nghĩa thực dân *
Câu 7. ' trước hết phải có Đảng cách mệnh, để trong thì vận động và tổ chức dân
chúng ngoài thì liên lạc với dân tộc bị áp bức và vô sản giai cấp mọi nơi' người khẳng
định trong tac phẩm nào
A. Đường cách mệnh *
B. Tuyên ngôn dân quyền và nhân quyền
C. Cương lĩnh chính trị đầu tiên
D. Tuyên ngôn độc lập
8. Vấn đề cơ bản của cách mạng thuộc địa là
A. Giải quyết ruộng đất
B. Cải thiện kiến thức cho nhân dân
C. độc lập dân tộc *
D. Vấn đề dân sinh
9. Giá trị của bản Tuyên ngôn độc lập được đánh giá là
A. Có giá trị bình thường
B. Có giá trị lịch sử to lớn *
C. Có giá trị vô cùng đặc biệt
D. Có giá trị như bản thiên cổ hùng văn
10. Cách mạng giải phóng dân tộc muốn thắng lợi phải đi theo con đường
A. Cách mạng vô sản *
B. Chủ động sáng tạo
C. Toàn dân đấu tranh
D. Đàm phán