Tải bản đầy đủ (.doc) (141 trang)

Đặc điểm văn xuôi bình nguyên trang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (933.97 KB, 141 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC
---------------

--------------

HÀ THỊ THU THỦY

ĐẶC ĐIỂM VĂN XUÔI BÌNH NGUYÊN TRANG

LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGÔN NGỮ, VĂN HÓA VÀ VĂN HỌC VIỆT NAM

THÁI NGUYÊN - 2018


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC
---------------

---------------

HÀ THỊ THU THỦY

ĐẶC ĐIỂM VĂN XUÔI BÌNH NGUYÊN TRANG

Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Mã số: 8220121

LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGÔN NGỮ, VĂN HÓA VÀ VĂN HỌC VIỆT NAM


Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thị Thanh Ngân

THÁI NGUYÊN - 2018


i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu
trích dẫn đều có nguồn gốc rõ ràng. Các kết quả nghiên cứu trong luận văn
đều trung thực và chưa từng được công bố ở bất kỳ công trình nào khác.
Thái Nguyên, tháng 4 năm 2018
Tác giả luận văn

Hà Thị Thu Thủy


ii

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn thạc sĩ này, Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban
Giám hiệu, Khoa Sau đại học, Văn – Xã hội, Trường Đại học Khoa học, Đại
học Thái Nguyên và các Thầy, Cô giáo đã trực tiếp giảng dạy, giúp đỡ trong
suốt quá trình học tập.
Đặc biệt, tác giả xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới giảng viên
hướng dẫn TS. Nguyễn Thị Thanh Ngân đã luôn tận tình hướng dẫn, chỉ bảo
trong suốt thời gian tôi nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Cuối cùng, xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, người thân, bạn bè và đồng
nghiệp đã giúp đỡ, động viên, tạo điều kiện để tác giả hoàn thành luận văn.

Thái Nguyên, tháng 4 năm 2018
Tác giả luận văn

Hà Thị Thu Thủy


iii

MỤC LỤC
Trang
TRANG BÌA PHỤ
LỜI CAM ĐOAN ......................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ..............................................................................................
ii

MỤC

...................................................................................................

LỤC
iii

MỞ

ĐẦU ...................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ...........................................................................................
1
2. Lịch sử vấn đề ............................................................................................... 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................. 8
4. Nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu .........................................................

8
5. Cấu trúc của luận văn ....................................................................................
9
6. Đóng góp của luận văn.................................................................................. 9
Chương 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG.................................................. 11
1.1. Các vấn đề thể loại ...................................................................................
11
1.1.1. Truyện ngắn và các đặc điểm của truyện ngắn .....................................
11
1.1.2. Tản văn và các đặc điểm của tản văn.................................................... 14
1.2. Văn xuôi Bình Nguyên Trang trong diện mạo chung của văn xuôi nữ Việt
Nam đương đại ....................................................................................... 18
1.2.1. Khái quát văn xuôi nữ Việt Nam đương đại ......................................... 19
1.2.2. Hành trình sáng tác của Bình Nguyên Trang ........................................ 21
Tiểu kết chương 1 ......................................................................................
29
Chương 2. CẢM HỨNG VỀ CUỘC SỐNG VÀ CON NGƯỜI TRONG
VĂN XUÔI CỦA BÌNH NGUYÊN TRANG .......................................... 30


iv

2.1. Cảm hứng về cuộc sống ...........................................................................
30
2.1.1. Những suy nghĩ về cách sống ............................................................... 30
2.1.2. Những cảm xúc đẹp về cảnh vật thiên nhiên ........................................
36
2.2. Cảm hứng về con người ...........................................................................
39



2.2.1. Ca ngợi, bênh vực người phụ nữ........................................................... 39
2.2.2. Trăn trở về những đứa trẻ bất hạnh.......................................................
47
Tiểu kết chương 2 ...................................................................................... 53
CHƯƠNG 3. MỘT SỐ ĐẶC ĐIÊM NGHỆ THUẬT VĂN XUÔI BÌNH
NGUYÊN TRANG .................................................................................... 54
3.1. Nhân vật và cốt truyện ............................................................................. 54
3.1.1. Thế giới nhân vật đa dạng, đa diện, đa tính cách..................................
54
3.1.2 Cốt truyện đơn tuyến..............................................................................
60
3.2. Không gian, thời gian nghệ thuật ............................................................. 62
3.2.1. Không gian nghệ thuật đa dạng............................................................. 62
3.2.2 Thời gian nghệ thuật đa chiều ................................................................
68
3.3. Ngôn ngữ và giọng điệu ........................................................................... 71
3.3.1. Ngôn ngữ đằm thắm, giàu chất thơ .......................................................
72
3.3.2. Giọng điệu đa dạng mà thống nhất .......................................................
75
Tiểu kết chương 3 ...................................................................................... 78
KẾT LUẬN ................................................................................................ 79
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................ 81


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài

1.1 Đặc điểm thể loại là vấn đề luôn được giới nghiên cứu quan tâm.
Nghiên cứu đặc điểm thể loại văn học là chỉ ra được những đặc trưng về nội
dung cũng như nghệ thuật của thể loại đó thông qua những tác phẩm tiêu
biểu. Từ khía cạnh cảm hứng nghệ thuật, có thể thấy được vấn đề của cuộc
sống mà tác giả quan tâm, thấy được những tâm tư, tnh cảm mà tác giả
muốn gửi gắm trong từng tác phẩm, qua đó thấy được những đặc điểm nghệ
thuật mang dấu ấn đặc trưng của tác giả.
1.2 Trong nền văn học đương đại của nước ta, có rất nhiều cây bút nữ
trẻ đã khẳng định được tài năng cũng như phong cách của mình. Thế hệ nhà
văn nữ cuối thập kỷ 80, đầu thập kỷ 90 thế kỷ XX có thể kể đến những cái tên
như: Dạ Ngân, Võ Thị Hảo, Lê Minh Khuê, Đoàn Lê, Trần Thùy Mai, Lý Lan, Y
Ban, Phan Thị Vàng Anh, Nguyễn Thị Thu Huệ,... Thế hệ nữ tác giả mới từ
những năm 2000 phải nhắc đến: Đỗ Hoàng Diệu, Đỗ Bích Thúy, Phong Điệp,
Phan Hồn Nhiên, Phạm Điệp Giang, Võ Diệu Thanh, Nguyễn Ngọc Tư, Dương
Thụy, Trang Hạ... Mỗi cây bút mang một màu sắc riêng, góp phần tạo dựng
bức tranh chung của nền văn học đương đại Việt Nam. Việc khai thác đặc
điểm thể loại của một tác giả trẻ là việc làm cần thiết để khẳng định phong
cách nhà văn trong bức tranh đa dạng của nền văn học nước ta.
1.3 Bình Nguyên Trang là nhà văn trẻ, được đánh giá là một trong những
cây bút nữ xuất sắc của nền Văn học đương đại Việt Nam. Chị viết khá nhiều
thể loại, tên tuổi từ lâu đã gắn với thơ, nhưng gần đây chị mạnh dạn thử sức
và đã khẳng định mình rất ấn tượng ở thể loại văn xuôi. Truyện ngắn, tản văn
của Bình Nguyên Trang không viết về những điều lớn lao, trừu tượng, mà mỗi
câu chuyện là một mảnh ghép cuộc sống bình dị, những cảm xúc rất đỗi
đời


2

thường... Nói cách khác, cuộc sống được thu nhỏ vào trang viết bằng giọng

văn đầy chất thơ. Chính tác giả từng chia sẻ “Mỗi cuốn sách là một góc nhỏ
của cuộc đời người viết. Nó chứa đựng những buồn vui, trải nghiệm cá nhân
người viết cuốn sách đó...”. Văn xuôi của Bình Nguyên Trang vì thế rất giản
dị mà sâu sắc, để lại ấn tượng khó phai trong lòng độc
giả.
Theo các nhà phê bình, văn xuôi Bình Nguyên Trang vừa mang hơi thở
cuộc sống, vừa mang nét ý nhị rất riêng vốn làm nên đặc trưng văn chương
của chị. Tuy nhiên, cho đến thời điểm hiện tại, chưa có đề tài nào khai
thác đặc
điểm văn xuôi của Bình Nguyên Trang- một phương diện không thể thiếu để
khẳng định tên tuổi nhà văn. Chính vì vậy, chúng tôi cho rằng đề tài “Đặc
điểm văn xuôi Bình Nguyên Trang” nằm trong số những đề tài cấp thiết hiện
nay.
2. Lịch sử vấn đề
2.1 Về đặc điểm thể loại
Bước đầu tìm hiểu về vấn đề này, chúng tôi xin được trình bày một số
những công trình nghiên cứu dưới
đây:
Trong cuốn Lý luận văn học, GS. TS. Trần Đình Sử đã chỉ ra: “ Cái chính
của truyện ngắn là gây một ấn tượng sâu đậm về cuộc đời và tnh người. Kết
cấu của truyện ngắn thường là một sự tương phản,liên tưởng. Bút pháp trần
thuật thường là chấm phá. Yếu tố có ý nghĩa quan trọng bậc nhất của truyện
ngắn là chi tiết có dung lượng lớn và hành văn mang ẩn ý, tạo cho tác phẩm
những chiều sâu chưa nói hết. Ngoài ra, giọng điệu, cái nhìn cũng hết sức
quan trọng, làm nên cái hay của truyện ngắn. Truyện ngắn là một thể loại
dân chủ, gần gũi với đời sống hằng ngày, lại súc tích, dễ đọc, gắn liền với
hoạt động báo chí, có tác dụng ảnh hưởng kịp thời trong đời sống.”.


3


[36;tr317]. Có thể thấy, GS. TS Trần Đình Sử đã chỉ ra những đặc trưng về
nội dung, kết cấu, dung
lượng, giọng điệu,… của truyện ngắn. Ngày nay, truyện ngắn là một thể loại


4

rất phổ biến, tuy một truyện ngắn có dung lượng không nhiều nhưng nó lại
đáp ứng được nhu cầu của độc giả cả về mặt nội dung và nghệ thuật.
Một cái tên rất ấn tượng trong số những người làm nghiên cứu phê
bình của nền văn học nước ta, có sự quan tâm đặc biệt đến thể loại truyện
ngắn, đó chính là Bùi Việt Thắng. Anh đã cho ra đời rất nhiều những công
trình viết về truyện ngắn như: Bình luận truyện ngắn (Nxb Văn học, 1999),
Truyện ngắn- những vấn đề lý thuyết và thực tiễn thể loại (Nxb Đại học
Quốc gia Hà Nội,
2000), Truyện ngắn hiện thực 1930-1945 (Nxb Văn học, 2003). Trong những
công trình nghiên cứu đó, Bùi Việt Thắng đã có cái nhìn khái quát về truyện
ngắn từ định nghĩa, nguồn gốc, để từ đó xác định các yếu tố đặc trưng, các
kiểu truyện ngắn như truyện ngắn cổ điển, truyện ngắn tâm tnh, truyện ngắn
kỳ ảo, truyện ngắn rất ngắn, truyện ngắn liên hoàn và biến thể... Có thể nói,
những công trình nghiên cứu giá trị về thể loại truyện ngắn của Bùi Việt
Thắng, đã đem đến cho người đọc những hiểu biết cụ thể về thể loại này.
Ngoài những công trình têu biểu nêu trên, còn có rất nhiều những công
trình nghiên cứu khoa học về những tác giả, tác phẩm têu biểu của thể loại
truyện ngắn và tản văn. Người viết xin được nêu ra một số công trình sau:
Trong luận văn khoa học “Đặc điểm truyện ngắn Đỗ Bích Thúy”, tác giả
Nguyễn Xuân Thủy đã viết “Từ sau 1986 văn xuôi nói chung, truyện ngắn nói
riêng chiếm một ưu thế lớn... Thời kỳ này, từ sự đổi mới trong tư duy nghệ
thuật, sự mở rộng về phạm trù thẩm mỹ trong văn học khiến truyện ngắn

không những đa dạng về đề tài, phong phú về nội dung mà có có nhiều thể
nghiệm, cách tân về thi pháp. Mỗi nhà văn đều lý giải cuộc sống từ góc nhìn
riêng, với những cách xử lý ngôn ngữ riêng. Tất cả những đặc điểm trên
khiến truyện ngắn Việt Nam đương đại gặt được nhiều thành công trên nhiều
phương diện”. Như vậy, cùng sự đổi mới tư duy, mở rộng chủ đề, nội dung
hướng đến mọi


5

mặt trong đời sống, truyện ngắn có được vị trí nhất định trong nền văn học
hiện
đại Việt Nam[54,tr 10].
Ở luận văn “Đặc sắc tản văn Y Phương” của tác giả Sùng Thị Hương
đã chỉ ra các đặc trưng của tản văn như sau: “Thứ nhất, tản văn là những tác
phẩm văn xuôi ngắn gọn, hàm xúc có hoặc không có cốt truyện. Tản văn là
những tác phẩm văn xuôi có dung lượng không lớn, phổ biến là những bài
văn ngắn gọn, hàm xúc...nhằm vẽ lại một vài nét chân dung của ai đó hoặc
kể lại một vài kỷ niệm từng ám ảnh trong ký ức... Tản văn có thể có hoặc
không có cốt truyện... Thứ hai, tản văn bộc lộ rõ nét cái tôi của tác giả... Thứ
ba, tản văn viết về người thật, việc thật và sử dụng hư cấu có hạn chế trong
phạm vi và mức độ nhất định...”. [19,tr 9-11]. Ở luận văn này, tác giả đã chỉ ra
được những đặc trưng cơ bản của tản văn. Có thể thấy tản văn có những đặc
điểm khá gần với truyện ngắn, thể loại này cũng được nhiều tác giả lựa chọn
để gửi gắm cảm xúc của mình .
Tác giả Cao Thị Thùy Nhung trong Đặc điểm tạp văn và tản văn Nguyễn
Vĩnh Nguyên, đã khái quát về đặc điểm nội dung và hình thức của tản văn:
“Về hình thức, tản văn có dung lượng ngắn gọn, hàm súc. Cho đến hôm nay,
ngắn gọn vẫn là ưu thế của tạp văn, tạp văn lên ngôi do nhu cầu cần đọc
nhanh, đọc nhiều thông tin của người đọc hiện nay. Hình thức tạp văn, tản

văn tự do, phóng khoáng, không câu nệ các quy tắc về câu chữ, kết cấu. Về
nội dung: tạp văn, tản văn có phạm vi thể hiện khá phong phú, đa dạng, từ
những vấn đề chính trị, xã hội mang tính thời sự nóng hổi đến những cảm
xúc đời thường rất giản dị, gần gũi. Những vấn đề phản ánh trong tạp văn,
tản văn thường được biểu hiện dưới dạng một suy nghĩ, khoảnh khắc riêng
tư, một thoáng liên tưởng bất ngờ, độc đáo mang đậm dấu ấn cá nhân của
tác giả...” [31,tr14].
Nhìn chung, đã có rất nhiều công trình nghiên cứu lớn nhỏ về đặc


6

điểm thể loại văn xuôi mà cụ thể là truyện ngắn và tản văn. Những công trình
nghiên


7

cứu đó là những tài liệu quý báu để tác giả luận văn tham khảo trong quá
trình tm hiểu về các tác phẩm văn xuôi của Bình Nguyên Trang.
2.2 Về tác phẩm của Bình Nguyên Trang
Cho đến nay, chưa thấy có nhiều bài viết cũng như các công trình nghiên
cứu khoa học về các tác phẩm của Bình Nguyên Trang. Nếu có chăng thì cũng
chỉ là các bài nhận xét về tác phẩm, những lời giới thiệu sách hoặc là các bài
phỏng vấn trên các trang báo.
Trong bài báo Nhà thơ Bình Nguyên Trang: Không thể trả lời thỏa đáng
cho câu hỏi về tình yêu của tác giả Khánh Thủy, Bình Nguyên Trang đã từng
tâm sự về vai trò của văn chương đối với chị: “Tôi cần những cuộc trò chuyện
mà ở đó, toàn bộ đời sống tnh thần của tôi được tỏ bày, được thỏa mãn,
được sẻ chia. Viết có vai trò với tôi như vậy. Giây phút ngồi trước trang giấy

và viết về nỗi buồn, niềm vui, trải nghiệm của mình trên đó, tôi hạnh phúc...”
[52]. Có thể thấy, văn chương có vai trò rất quan trọng đối với Bình Nguyên
Trang, từng câu chuyện, từng trang viết chính là những tâm tư, tnh cảm mà
chị muốn được sẻ chia và giãi bày. Được viết ra những dòng cảm xúc của
mình dường như là một niểm hạnh phúc với Bình Nguyên Trang .
Tác giả Mai Đô trong bài viết Bình Nguyên Trang nữ sĩ tài hoa đã nhận
xét: “Những bài báo, những tản văn của Bình Nguyên Trang thấm đẫm chất
thơ, trĩu nặng tình cảm. Với nhân vật, chị viết như tận lòng, da diết những nỗi
niềm chia sẻ. Chị viết về người khác như viết cho chính mình. Trực giác cảm
nhận với mạch văn quyến rũ làm nên một giọng điệu Bình Nguyên Trang...
Cùng với tập thơ mới, Bình Nguyên Trang còn cho in tập tản văn “Hoa gạo
cuối trời”. Vẫn là những nỗi niềm khắc khoải với thời gian và quê hương.
Nhất là Mẹ, nguồn cảm xúc không bao giờ cạn kiệt trong tâm hồn nhà
thơ...” [8].


8

Đọc những trang viết của Bình Nguyên Trang ta thấy trong đó là sự trăn trở,
là những nỗi niềm băn khoăn, khắc khoải về thời gian, về hạnh phúc của
đời
người. Những nhân vật trong tác phẩm của chị phần lớn là những người phụ
nữ bất hạnh luôn khát khao có được hạnh phúc, có được một bến đỗ bình
yên trong cuộc đời. Bằng giọng điệu trữ tnh, sâu lắng từng trang thơ, trang
văn của chị cứ nhẹ nhàng, êm ái đến với người đọc.
Tác giả Thanh Hằng, trong bài viết Nhà thơ Bình Nguyên Trang: viết văn
đừng sống qua loa hời hợt thì nhấn mạnh một hình ảnh mang tnh biểu
tượng trong văn xuôi Bình Nguyên Trang :“Tôi có một tuổi thơ đồng đất, gắn
với làng, với những gì giản dị, gần gũi nhất. Tôi cũng là đứa trẻ rời cha mẹ đi
xa từ khi còn rất nhỏ. Và ký ức trong tôi, thường có màu đỏ của bông hoa

gạo. Tôi yêu loài hoa này bằng một tình yêu rất khó gọi thành lời. Tôi nhớ
những ngày tháng ba mưa phùn rét mướt, cái mùa đói khốn khó ở nông
thôn, cũng là mùa hoa gạo bung đỏ một góc trời, như khát vọng của những
phận người nơi quê nghèo, luôn muốn vươn lên, bay lên khỏi hiện thực mình
đang sống. Trong hình ảnh bông hoa gạo có hình ảnh của bà tôi, của mẹ tôi,
của chị tôi. Một hình ảnh rất thân phận, vừa cam chịu vừa không bằng lòng
với số phận...” . [12]. Thời thơ ấu có lẽ là khoảng thời gian đẹp đẽ nhất, trong
trẻo nhất của đời người. Và với Bình Nguyên Trang, thời thơ ấu của chị gắn
với hình ảnh bông hoa gạo. Hình ảnh đó trở đi, trở lại nhiều lần trong các
sáng tác của chị, bởi nó gắn với mùa sinh, gắn với một tuổi thơ khốn khó
nhưng đầy ắp những kỉ niệm tươi đẹp. Đó là một vùng kí ức đậm sâu, một
khoảng trời thương nhớ khôn nguôi. Hình ảnh bông hoa gạo đã trở thành
một biểu tượng đẹp và rất đặc trưng của Bình Nguyên Trang.


9

Trong một bài báo khác: Nhà thơ Bình Nguyên Trang: Lặng lẽ 'Tìm trong
cõi người' của phóng viên Việt Quỳnh - Báo Thể thao Văn hóa đã nhận xét:
“Từ thơ đến ký ra ngoài đời, với Bình Nguyên Trang, văn sao người vậy. Bình
Nguyên Trang (tên thật là Vũ Quỳnh Trang) lưu lạc đến cõi nhân gian này
một cách giản đơn là làm nghề viết, và nếm náp hương vị đời mà chẳng
màng tiền bạc, công danh... Mọi sự đến với chị bình thản như mọi ổn thỏa từ
công việc đến gia đình. Không cần thắp sáng cho đám đông, chị tỏa rạng từ
trái tm, tràn ra nụ cười, lan lên trang viết. Và thế là hạnh phúc vừa đủ.” [33].
Bình Nguyên Trang là một người phụ nữ tràn đầy năng lượng, một nhà báo
nhiệt tình, sôi nổi và rất yêu nghề. Chị đến với nghề không phải vì công danh,
tiền bạc mà đơn giản muốn được giãi bày những cảm xúc của mình trên
những trang viết. Với Bình Nguyên Trang, còn được viết là còn hạnh phúc, và
còn sống chị vẫn sẽ gắn bó với nghề.

Trong bài viết:Triết lý hạnh phúc trong "Mùa đom đóm mở hội" , tác giả
Lương Sỹ Cầm đã nhận xét: “Gấp lại tập truyện, nghĩ về các nhân vật nữ được
tác giả miêu tả, tôi hình dung cả một cánh rừng bị cơn bão quật đổ tan tác,
cây ngã đè lên nhau ngổn ngang. Bình Nguyên Trang đã lần mò xem xét từng
cây, nhặt nhạnh từng cành để tái hiện cơn bão số phận ập vào cuộc đời của
những nhân vật phụ nữ. Suốt tập truyện ngắn, chẳng tìm thấy một niềm
vui.” [4]. Những nhân vật nữ trong tác phẩm của Bình Nguyên Trang đa phần
là những
người phụ nữ bất hạnh. Họ cam chịu, hi sinh nhưng lại luôn phải chịu những
thiệt thòi, đau khổ trong cuộc sống. Bình Nguyên Trang luôn bày tỏ sự đồng
cảm, xót xa và trân trọng cho những thân phận bất hạnh này.
Mở đầu tập truyện ngắn Mùa đom đóm mở hội, nhà văn Trần Đức Tiến
đã


10

có những lời nhận xét cũng là lời giới thiệu sách: “Bình Nguyên Trang thành


11

công khi kể những câu chuyện rất “đời” với những chi tiết vừa đủ gây ấn
tượng bằng giọng kể dung di đầy nữ tính. Nhưng có lẽ chị còn hay hơn khi
không chăm chú vào bố cục, vào tình tết có khả năng gây kịch tính của một
câu chuyện có đầu có cuối...” [53,tr4]. Nguồn cảm hứng sáng tác của Bình
Nguyên Trang là từ những câu chuyện bình dị trong đời sống, là từ chính
những con
người sống xung quanh chị. Những câu chuyện của chị đơn giản là kể lại
những gì chị đã chứng kiến, đã trải qua. Với lối viết dung dị, không cầu kì,

hoa mỹ, không quá quan trọng đến cốt truyện, bố cục,…những trang viết của
Bình Nguyên Trang cứ nhẹ nhàng đến với người đọc, để lại những ấn tượng
sâu sắc.
Trong phạm vi tìm hiểu của chúng tôi, có thể thấy, những bài viết về
Bình Nguyên Trang vẫn còn khá hạn chế. Đến nay, chưa có công trình nghiên
cứu nào về các tác phẩm của chị nói chung và văn xuôi của chị nói riêng. Do
đó, khi thực hiện công trình nghiên cứu này, chúng tôi mong muốn góp một
phần nhỏ trong việc tìm hiểu về nội dung cũng như phong cách nghệ thuật
trong các tác phẩm văn xuôi của Bình Nguyên Trang.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Ở đề tài này, đối tượng nghiên cứu của chúng tôi là đặc điểm văn xuôi
của
Bình Nguyên Trang trên hai phương diện đặc điểm về nội dung và nghệ
thuật.
3.2 Phạm vi nghiên cứu
Đề tài xem xét các đặc điểm nội dung và nghệ thuật trong bao gồm 2
tập truyện ngắn: Chuyến tàu thời gian (NXB Văn học năm 2000); Mùa đom
đóm mở hội (NXB Văn học năm 2012) và tập tản văn Hoa gạo cuối trời (NXB
Phụ nữ năm 2016).


12

4. Nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu
4.1 Nhiệm vụ nghiên cứu


13


Thứ nhất, tìm hiểu về đặc trưng thể loại, cụ thể là đặc điểm của hai thể
loại truyện ngắn và tản văn. Tìm hiểu về tác giả Bình Nguyên Trang nói chung
và hành trình sáng tác cũng như quan niệm văn chương của chị.
Thứ hai, tìm hiểu về phương diện nội dung các tác phẩm văn xuôi của
Bình Nguyên Trang.
Thứ ba, tìm hiểu về phương diện nghệ thuật các tác phẩm văn xuôi của
Bình Nguyên Trang.
4.2 Phương pháp nghiên cứu
Xuất phát từ đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài, chúng tôi sử
dụng
các phương pháp sau:
- Phương pháp thi pháp học.
- Phương pháp tiểu sử.
- Phương pháp so sánh.
Ngoài ra, chúng tôi áp dụng những thao tác khoa học: phân tch, trích
dẫn tác phẩm để chứng minh cho từng luận điểm của đề tài.
5. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn
được triển khai đề tài theo 3 chương chính:
- Chương 1: Một số vấn đề chung.
- Chương 2: Cảm hứng về cuộc sống và con người trong văn xuôi Bình
Nguyên Trang.
- Chương 3: Một số đặc điểm nghệ thuật trong văn xuôi của Bình
Nguyên
Trang.
6. Đóng góp của luận văn


14


1. Về lý luận: Luận văn mong muốn đóng góp vào lý luận về thể loại văn
học, phong cách của tác giả, góp phần làm giàu lý luận văn học.
2. Về thực tiễn: Kết quả của luận văn là tài liệu tham khảo phục vụ việc
nghiên cứu, giảng dạy, học tập văn học đương đại của giảng viên và sinh viên
tại các cơ sở đào tạo đại học, cao đẳng.


15

Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG
1.1. Các vấn đề thể loại
1.1.1. Truyện ngắn và các đặc điểm của truyện ngắn
1.1.1.1. Khái niệm truyện ngắn
Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về truyện ngắn. Trong cuốn 150
thuật ngữ văn học, truyện ngắn được xác định là “thể tài tác phẩm tự sự cỡ
nhỏ, thường được viết bằng văn xuôi, đề cập đến hầu hết các phương diện
đời sống con người và xã hội. Nét nổi bật của truyện ngắn là sự giới hạn về
dung lượng; tác phẩm truyện ngắn thích hợp với người tiếp nhận (độc giả)
đọc nó liền mạch không nghĩ” [2;tr16]. Từ điển thuật ngữ văn học lại cũng
giải thích “Truyện ngắn là hình thức tự sự loại nhỏ; truyện ngắn khác với
truyện vừa ở dung lượng nhỏ hơn, tập trung mô tả một mảnh của cuộc sống:
một biến cố hay một vài biến cố xảy ra trong một giai đoạn nào đó của đời
sống nhân vật, thể hiện một khía cạnh nào đó của vấn đề xã hội” [36;tr14].
Các định nghĩa trên bổ sung cho nhau để làm nổi bật rõ những đặc trưng cơ
bản nhất của truyện ngắn. Theo đó, trong luận văn này, người viết đi theo
khái niệm của Từ điển văn học để triển khai các chương 2 và 3.
1.1.1.2. Đặc trưng của truyện ngắn
Trước hết, truyện ngắn có dung lượng nhỏ nhưng lại có sức chứa, sức
mở lớn. “Sở dĩ truyện ngắn ngắn, sở dĩ người ta có thể viết ngắn là vì người

ta đã biết quá nhiều. Nhiều đến mức có thể tước bỏ tất cả những gì phù
phiếm, không cốt lõi, không quan trọng. Phải có rất nhiều nguyên liệu thì
mới có thể chưng cất. Truyện ngắn vì nó là tác phẩm nghệ thuật chưng cất,
chứ không phải là nguyên liệu thô” [10;tr16]. Tuy nhiên, “dung lượng truyện
ngắn hiện nay rất lớn, trong độ ba trang mấy nghìn chữ mà rõ mặt cuộc


đời, một kiếp

16


17

người, một thời đại…Các truyện ngắn bây giờ rất nặng, dung lượng của nó
là dung lượng của cả một cuốn tiểu thuyết, bởi vì cái đặc sắc của thể loại
buộc nó phải dồn nén lại, cho đến sắc lịm, nhọn hoắt. Như vậy dung lượng
hay chất
lượng nghệ thuật của truyện ngắn bình đẳng với tiểu thuyết” [10;tr16].
Truyện ngắn thường có độ dài chỉ từ vài dòng đến vài chục trang, được kể
bằng văn xuôi và có xu hướng ngắn gọn, súc tch hơn các câu truyện dài như
tiểu thuyết. Truyện ngắn là tiếng nói nhanh nhạy nhất, phản ánh thời sự các
vấn đề nóng hổi của thời đại, con người một cách chính xác. Vì là một thể
loại năng động nên truyện ngắn hiện nay mang trong mình nhiều dấu hiệu
không ổn định, cách xây dựng truyện ngắn hiện nay uyển chuyển đa dạng
hơn, xu hướng tự nới mở, không ngừng cách tân trong cách thức diễn đạt,
khiến truyện ngắn linh hoạt hơn. Đây cũng chỉ là những khả năng, đặc điểm
mang tnh bản thể của thể loại truyện ngắn. Truyện ngắn đã tạo cho bản
thân thể loại những giá trị riêng biệt. Mỗi truyện ngắn gây một ấn tượng sâu
đậm về cuộc đời và tình

người, nói như D. Boulanger là: “Đánh thức và cuốn hút cả năm giác quan
của người đọc”. Tạo được ấn tượng nổi bật nhất và những chiều sâu chưa
nói hết, đó chính là điều khiến truyện ngắn luôn hấp dẫn bạn đọc.
Truyện ngắn phản ánh đời sống trong tính khách quan của nó, qua con
người, hành vi, sự kiện được miêu tả và được kể lại bởi người kể chuyện
(trần thuật) nào đó. Cốt truyện với một chuỗi các tình tiết, sự kiện, biến cố
xảy ra liên tiếp tạo nên sự vận động của hiện thực được phản ánh, góp phần
khắc họa tính cách nhân vật, số phận từng cá nhân. Nhà văn Ma Văn Kháng
đã ý thức rõ về điều này: “Vấn đề là anh tổ chức sao cho truyện ngắn của
anh thành một lát cắt gọn ghẽ. Như người ta vẫn nói, không xô đẩy xộc xệch,
thậm chí không thừa một chi tiết nào” [10;tr17]. Nhà văn Nguyễn Minh Châu


18

đã so sánh nó với tểu thuyết: “Nếu tểu thuyết là một đoạn của dòng đời thì
truyện ngắn là cái mặt cắt


×