Tải bản đầy đủ (.docx) (64 trang)

Nghiên cứu một số đặc điểm tái sinh tự nhiên trạng thái rừng phục hồi IIB tại huyện định hóa, tỉnh thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.01 MB, 64 trang )

1
- 1 -
Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Rừng có ý nghĩa đặc biệt lớn, không chỉ cung cấp của cải cho nền kinh
tế của đất nước mà còn có vai trò quan trọng trong việc bảo tồn đa dạng sinh
học, bảo vệ, cải thiện môi trường và cân bằng sinh thái. Vai trò của rừng là rất
to lớn, thế nhưng trong những năm vừa qua diện tích rừng tự nhiên ngày càng
giảm sút cả về số lượng và chất lượng. Theo thống kê Cục Lâm nghiệp hàng
năm có hàng ngàn ha rừng bị mất. Hầu hết các diện tích rừng bị phá đều tập
trung ở các tỉnh miền núi vùng sâu, vùng xa, nơi sinh sống của đại đa số các
dân tộc thiểu số có trình độ dân trí thấp.
Không chỉ dừng lại ở đó lũ lụt, hạn hán cũng là một trong những
nguyên nhân gây mất rừng. Vấn đề hiện nay là làm sao để phục hồi lại các
khu rừng đã mất khi mật độ che phủ của rừng đã bị suy giảm xuống dưới mức
an toàn sinh thái ảnh hưởng đến khả năng phát triển của đất nước.
Phục hồi rừng là quá trình tái lập lại rừng trên những diện tích đã bị
mất rừng. Đó là quá trình sinh địa phức tạp bao gồm nhiều giai đoạn và kết
thúc bằng sự xuất hiện một thảm cây gỗ bắt đầu khép tán. Tuỳ theo mức độ
tác động của con người trong quá trình thiết lập lại rừng mà phân chia thành
các giải pháp phục hồi rừng: tái sinh tự nhiên, xúc tiến tái sinh, tái sinh nhân
tạo (trồng rừng). Như vậy, trừ trồng rừng các giải pháp khác đều liên quan
đến tái sinh tự nhiên .
Nghiên cứu đặc điểm tái sinh tự nhiên dưới tán rừng sẽ cho thấy tiềm
năng phát triển của rừng trong tương lai và khả năng sử dụng không gian dinh
dưỡng trên mặt đất rừng…Tái sinh rừng là một quá trình phức tạp, nghiên cứu
rừng là cần thiết, vừa có ý nghĩa về cả lý luận và cơ sở khoa học cho việc đề
xuất các giải pháp kỹ thuật lâm sinh nhằm xúc tiến tái sinh rừng theo hướng
sử dụng rừng bền vững.
Định Hóa là một xã thuộc địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Trước kia, Định


Hóa có diện tích rừng khá lớn, nhưng do chiến tranh, hạn hán lũ lụt, chế độ
canh tác của đồng bào dân tộc thiểu số nên diện tích rừng tự nhiên ngày càng
cạn kiệt. Hầu hết các khu rừng tự nhiên đã bị mất dần và thay thế vào đó là
các quần thể cây tái sinh ưa sáng mọc nhanh nhiều tầng tán.
1
2
- 2 -
Cho đến nay đã có rất nhiều công trình trên thế giới và trong nước
nghiên cứu về tái sinh rừng nhưng họ chỉ tập trung nghiên cứu tại một điểm
hay một vùng nhất định mà chưa đi sâu vào từng khu vực. Vì vậy, tái sinh tự
nhiên vẫn đang là nội dung cần được tiếp tục nghiên cứu.
Xuất phát từ những vấn đề trên, tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên
cứu một số đặc điểm tái sinh tự nhiên trạng thái rừng phục hồi IIB tại
huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên”
1.2. Mục đích nghiên cứu
Nhằm đánh giá thực trạng khả năng tái sinh tự nhiên ở trạng thái phục
hồi rừng IIB tại huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên làm cơ sở khoa học đề
xuất các giải pháp xúc tiến quá trình phục hồi nhằm nâng cao chất lượng rừng
và các quá trình diễn ra trong hệ sinh thái rừng tự nhiên.
1.3. Mục tiêu nghiên cứu
- Đánh giá được đặc điểm tái sinh tự nhiên trạng thái rừng phục hồi
rừng IIB tại huyên Định Hóa tỉnh Thái Nguyên.
- Phân tích được một số nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tái sinh tự nhiên
trạng thái rừng phục hồi rừng IIB tại huyên Định Hóa tỉnh Thái Nguyên.
- Đề xuất một số giải pháp kĩ thuật lâm sinh nhằm xúc tiến tái sinh tự
nhiên, nâng cao chất lượng rừng phục hồi IIB tại Định Hóa.
1.4. Ý nghĩa của đề tài
1.4.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu
Góp phần củng cố phương pháp nghiên cứu khoa học cho sinh viên,
giúp sinh viên vận dụng những kiến thức đã học trong trường vào công tác

nghiên cứu khoa học và thực tiễn sản xuất lâm nghiệp một cách có hiệu quả.
1.4.2. Ý nghĩa thực tiễn
Phục hồi rừng để bảo vệ nguồn gen duy trì tính đa dạng sinh học và cân
bằng sinh thái trong vùng là hết sức cần thiết, do đó kết quả của nghiên cứu
này sẽ góp phần làm sáng tỏ đặc điểm tái sinh và khả năng phục hồi tự nhiên
trạng thái IIB tại khu vực nghiên cứu.
2
3
- 3 -
Phần 2
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. Cơ sở khoa học
Rừng IIB: rừng phục hồi sau khai thác kiệt, gồm những quần thụ non,
thành phần loài không phức tạp, không đều tuổi, độ ưu thế không rõ ràng.
Rừng phục hồi trong giai đoạn sau chủ yếu là cây ưa sáng mọc nhanh (Thẩu
tấu, Hu đay, Màng tang…) đã xuất hiện cây chịu bóng, cây gỗ lớn và có hiện
tượng cạnh tranh về không gian dinh dưỡng. Mật độ cây là 1000cây/hecta với
đường kính D
1.3
> 10cm, trữ lượng không vượt quá 50 m
3
/ha - ký hiệu: IIB.
Ngô Quang Đê (1992)[1]: Rừng IIB là rừng nghèo tổ thành chưa phù
hợp với yêu cầu mục đích kinh doanh tầng trên còn ít cây mục đích , gieo
giống, tán rừng cũng bị vỡ từng đám, phẩm chất cây xấu, ở lớp cây tái sinh có
một lượng nhất định đại diện cho của các loài cây mục đích.
Một số khái niệm và cơ sở lý luận về tái sinh phục hồi rừng :
Tái sinh rừng: Tái sinh rừng là một quá trình sinh học mang đặc thù
của hệ sinh thái rừng. Đó là sự xuất hiện các thế hệ cây con của những loài
cây gỗ ở những nơi còn hoàn cảnh rừng như dưới tán rừng, khoảng trống

trong rừng trên đất rừng sau khi đã khai thác hoặc sau khi làm nương rẫy,
các cây con sẽ thay thế các cây già cỗi. Theo nghĩa hẹp, tái sinh rừng là quá
trình phục hồi lại thành phần cơ bản của rừng, chủ yếu là tầng cây gỗ
Đứng trên quan điển triết học, tái sinh rừng là một quá trình phủ
định biện chứng. Đứng trên quan điểm chính trị kinh tế học, tái sinh rừng
là quá trình tái sản xuất mở rộng tài nguyên rừng, tạo tiền đề quyết định
cho tái sản xuất mở rộng kinh tế trong lâm nghiệp. Như vậy, tái sinh rừng
không còn chỉ vấn đề tự nhiên, kỹ thuật mà còn là một vấn đề kinh tế, xã
hội. (sinh thái rừng- Hoàng Kim Ngũ- Phùng Ngọc Lan, 1998)[10]
Xét về bản chất sinh học, tái sinh rừng diễn ra dưới 3 hình thức: Tái
sinh hạt, tái sinh chồi và tái sinh thân ngầm (các loài tre nứa). Mỗi hình
thức tái sinh trên có quy luật riêng và trải qua nhiều giai đoạn khác nhau
(theo Ngô Quang Đê, 1992 ) [3]
Các rừng tái sinh sẽ có xu hướng phát triển thích ứng ngày càng cao
với điều kiện ngoại cảnh. Trên thực tế tùy theo điều kiện tự nhiên có 3
3
4
- 4 -
phương thức cơ bản để tái sinh rừng là tái sinh tự nhiên, tái sinh nhân tạo,
xúc tiến tái sinh tự nhiên. Tái sinh tự nhiên là quá trình tạo thành thay thế
hệ cây rừng bằng con đường tự nhiên về cơ bản không có sự tác động của
con người. kết quả tái sinh tự nhiên phụ thuộc hoàn toàn vào các quy luật
và điều kiện tự nhiên.
Phục hồi rừng: Phục hồi rừng được hiểu một cách khái quát nhất chính
là quá trình ngược lại của sự suy thoái. Nếu một khu rừng nguyên sinh bị tác
động làm phá vỡ sự cân bằng của nó, với khả năng tự điều chỉnh tự nhiên thì nó
luôn luôn có xu hướng vận động quay trở lại trạng thái ban đầu, quá trình này
được gọi là diễn thế phục hồi. Trong nhiều trường hợp, khi sự tác động quá
mạnh, vượt qua khả năng tự điều chỉnh của hệ sinh thái thì quá trình phục hồi
lại trạng thái ban đầu không thể xảy ra hoặc xảy ra rất chậm. Lúc này cần đến

sự trợ giúp của con người. Do đó, hoạt động phục hồi rừng được hiểu là các
hoạt động có ý thức của con người nhằm làm đảo ngược quá trình suy thoái
rừng. Để phục hồi lại các hệ sinh thái rừng đã bị thoái hóa, chúng ta có rất
nhiều lựa chọn tùy từng đối tượng và mục đích cụ thể. Lamb và Gilmoer
(2003) đã đưa ra 3 nhóm hành động nhằm là đảo ngược quá trình suy thoái rừng
là: Cải tạo (reclamation), khôi phục (restoration) và phục hồi (rehabilitation).
Chỉ tiêu định lượng xác định rừng non thứ sinh phục hồi đối với rừng gỗ
sử dụng quan điểm của Trần Đình Lý (1995) là: độ tàn che của cây gỗ có chiều
cao từ 3m trở lên đạt 0,3. Đối với rừng vầu, nứa theo tiêu chuẩn tại điểm c mục
2 điều 7 quy phạm QPN 21-98 độ che phủ đạt trên 80%, nhưng điểm bổ sung
là độ che phủ tính cho cả vầu, nứa và cây gỗ hỗn giao.
Cơ sở sinh thái cấu trúc rừng
Cấu trúc rừng: Cấu trúc rừng là một khái niệm dùng để chỉ quy luật
sắp xếp tổ hợp của các thành phần cấu tạo nên quần xã thực vật rừng theo
không gian và thời gian (Phùng Ngọc Lan, 1986) [9]
2.2 Tổng quan các vấn đề nghiên cứu
2.2.1 Những nghiên cứu về tái sinh tự nhiên trên thế giới
2.2.1.1 Nghiên cứu về cấu trúc rừng
Khái niệm về cấu trúc không chỉ bao gồm những nhân tố cấu trúc về hình
thái mà cả những nhân tố cấu trúc về sinh thái. Giữa cấu trúc và sinh thái rừng có
mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Bất kỳ một quy luật cấu trúc quần thể nào cũng
đều có nội dung sinh thái học bên trong của nó. Không quán triệt quan điểm sinh
4
5
- 5 -
thái trong khi nghiên cứu cấu trúc rừng thì sẽ không có cơ sở khoa học để giải
thích những quy luật cấu trúc của quần thể thực vật. Cấu trúc rừng bao gồm cấu
trúc sinh thái, cấu trúc hình thái và cấu trúc tuổi.
Baur. G. N. (1976) [1] đã nghiên cứu các vấn đề về cơ sở sinh thái học
nói chung và về cơ sở sinh thái học trong kinh doanh rừng mưa nói riêng,

trong đó đã đi sâu nghiên cứu các nhân tố cấu trúc rừng, các kiểu xử lý về mặt
lâm sinh áp dụng cho rừng mưa tự nhiên. Từ đó tác giả đã đưa ra những tổng
kết hết sức phong phú về các nguyên lý tác động xử lý lâm sinh nhằm đem lại
rừng cơ bản là đều tuổi, rừng không đều tuổi và các phương thức xử lý cải
thiện rừng mưa.
Catinot (1965) [2], Plaudy J đã biểu diễn cấu trúc hình thái rừng bằng
các phẫu đồ rừng, nghiên cứu các nhân tố cấu trúc sinh thái thông qua việc
mô tả phân loại theo các khái niệm dạng sống, tầng phiến
Odum E.P (1971) [11] đã hoàn chỉnh học thuyết về hệ sinh thái trên cơ
sở thuật ngữ hệ sinh thái (ecosystem) của Tansley A.P, năm 1935. Khái niệm
hệ sinh thái được làm sáng tỏ là cơ sở để nghiên cứu các nhân tố cấu trúc trên
quan điểm sinh thái học.
Nói chung trên thế giới có nhiều công trình nghiên cứu về cấu trúc rừng.
Các nghiên cứu này đã mang lại rất nhiều hiệu quả và thành công trong việc
phục hồi và kinh doanh rừng. Nhưng các công trình này chỉ tập trung nghiên cứu
các loại rừng như rừng mưa, rừng nhiệt đới mà ít đề cập tới đặc điểm cấu trúc
rừng tự nhiên.
2.2.1.2. Nghiên cứu tái sinh rừng
Trên thế giới các công trình nghiên cứu chủ yếu về rừng mưa chỉ tập
trung vào nghiên cứu các loài cây có giá trị dưới tán rừng ít bị biến đổi. Tuy
nhiên có một số công trình nghiên cứu về tái sinh rừng nhiệt đới như:
Các công trình nghiên cứu về phân bố tái sinh tự nhiên rừng nhiệt đới
đáng chú ý là công trình nghiên cứu của Richards, P.W (1952), Bernard Rollet
(1974), tổng kết các kết quả nghiên cứu về phân bố số cây tái sinh tự nhiên đã
nhận xét: trong các ô có kích thước nhỏ (1 x 1m, 1 x 1.5m) cây tái sinh tự
nhiên có dạng phân bố cụm, một số ít có phân bố Poisson. ở châu Phi trên cơ
sở các số liệu thu thập Tayloer (1954), Barnard (1955) xác định số lượng cây
tái sinh trong rừng nhiệt đới thiếu hụt cần thiết phải bổ sung bằng trồng rừng
5
6

- 6 -
nhân tạo. Ngược lại, các tác giả nghiên cứu về tái sinh tự nhiên rừng nhiệt
đới Châu Á như Budowski (1956), Bava (1954), Atinot (1965) lại nhận
định dưới tán rừng nhiệt đới nhìn chung có đủ số lượng cây tái sinh có giá
trị kinh tế, do vậy các biện pháp lâm sinh đề ra cần thiết để bảo vệ và phát
triển cây tái sinh có sẵn dưới tán rừng.
Van steenis (1956) [19] đã nghiên cứu hai đặc điểm tái sinh phổ
biến của rừng mưa nhiệt đới là tái sinh phân tán liên tục của các loài cây
chịu bóng và tái sinh vệt của các loài cây ưa sáng.
Như vậy, các kết quả nghiên cứu trên đã phần nào chỉ ra được một số
quy luật kết cấu và cũng như các biện pháp kĩ thuật tái sinh rừng ở một số nơi.
2.2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước
2.2.2.1. Nghiên cứu cấu trúc rừng
Cấu trúc rừng là một khái niệm dùng để chỉ quy luật sắp xếp tổ hợp của
các thành phần cấu tạo nên quần xã thực vật rừng theo không gian và thời
gian (Phùng Ngọc Lan, 1986) [9].
Cấu trúc rừng là sự sắp xếp tổ chức nội bộ của các thành phần sinh vật
trong sinh thái rừng mà qua đó các loài có đặc điểm sinh thái khác nhau có
thể chung sống hài hòa và đạt tới sự ổn định tương đối trong một giai đoạn
phát triển nhất định của tự nhiên. Cấu trúc rừng vừa là kết quả vừa là sự thể
hiện quan hệ đấu tranh và thích ứng lẫn nhau giữa các sinh vật rừng với môi
trường sinh thái và giữa các sinh vật rừng với nhau.
Thái Văn Trừng (1963, 1970, 1978) [18] khi nghiên cứu về thảm thực
vật rừng Việt Nam, đã kết luận: ánh sáng là nhân tố sinh thái khống chế và
điều khiển quá trình tái sinh tự nhiên trong thảm thực vật rừng. Nếu các điều
kiện khác của môi trường như đất rừng, nhiệt độ, độ ẩm dưới tán rừng chưa
thay đổi thì tổ hợp các loài cây tái sinh không có những biến đổi lớn và cũng
không diễn thế một cách tuần hoàn trong không gian và theo thời gian mà
diễn thế theo những phương thức tái sinh có quy luật nhân quả giữa sinh vật
và môi trường.

2.2.2.2 Nghiên cứu tái sinh rừng
Nhiều nghiên cứu tái sinh khác nhằm khoanh nuôi phục hồi rừng của
các tác giả Vũ Đình Huề (1975) [6], Ngô Văn Trai (1995) [17] , đã nghiên
cứu quá trình tái sinh tự nhiên thảm thực vật rừng thông qua việc nghiên cứu
số lượng cây tái sinh.
6
7
- 7 -
Vũ Tiến Hinh (1991) [4] nghiên cứu đặc điểm quá trình tái sinh của
rừng tự nhiên ở Hữu Lũng (Lạng Sơn) và vùng Ba Chẽ (Quảng Ninh) đã nhận
xét: hệ số tổ thành tính theo % số cây của tầng tái sinh và tầng cây cao có liên
hệ chặt chẽ. Đa phần các loài có hệ số tổ thành tầng cây cao càng lớn thì hệ số
tổ thành tầng tái sinh cũng vậy.
Đào Công Khanh (1996) [7] trong công trình nghiên cứu ong đã tiến
hành nghiên cứu một số đặc điểm cấu trúc rừng lá rộng thường xanh ở Hương
Sơn, Hà Tĩnh làm cơ sở đề xuất một số biện pháp kĩ thuật lâm sinh phục vụ
khai thác và nuôi dưỡng rừng.
Nhiều nghiên cứu tái sinh khác nhằm khoanh nuôi phục hồi rừng của
các tác giả Vũ Đình Huề (1975) [6], Ngô Văn Trai (1995) [17] , đã nghiên
cứu quá trình tái sinh tự nhiên thảm thực vật rừng thông qua việc nghiên
cứu số lượng cây tái sinh.
Hiện tượng tái sinh lỗ trống ở rừng thứ sinh Hương Sơn, Hà Tĩnh đã
được Phạm Đình Tam (1987) [14] làm sáng tỏ. Theo tác giả, số lượng cây tái
sinh xuất hiện khá nhiều dưới các lỗ trống khác nhau. Lỗ trống càng lớn, cây
tái sinh càng nhiều và hơn hẳn những nơi kín tán. Từ đó tác giả đề xuất
phương thức khai thác chọn, tái sinh tự nhiên cho đối tượng rừng khu vực này.
Đánh giá vai trò tái sinh và phục hồi rừng tự nhiên ở các vùng miền
Bắc, Trần Xuân Thiệp (1995) [15] nghiên cứu tập trung vào sự biến đổi về
lượng, chất lượng của tái sinh tự nhiên và rừng phục hồi. Qua đó, tác giả kết
luận: Rừng phục hồi vùng Đông Bắc chiếm trên 30% diện tích rừng hiện có,

lớn nhất so với các vùng khác. Khả năng phục hồi hình thành các rừng
vườn, trang trại rừng đang phát triển ở các tỉnh trong vùng. Rừng Tây Bắc
phần lớn diện tích rừng phục hồi sau nương rẫy, diễn thế rừng ở nhiều vùng
xuất hiện nhóm cây ưa sáng chịu hạn hoặc rụng lá, kích thước nhỏ và nhỡ
là chủ yếu và nhóm cây lá kim rất khó tái sinh phục hồi trở lại do thiếu lớp
cây mẹ
Trần Ngũ Phương (1970) [12] khi nghiên cứu về kiểu rừng nhiệt đới
mưa mùa lá rộng thường xanh đã có nhận xét: “Rừng tự nhiên dưới tác
động của con người khai thác hoặc làm nương rẫy, lặp đi lặp lại nhiều lần
thì kết quả cuối cùng là sự hình thành đất trống, đồi núi trọc. Nếu chúng ta
7
8
- 8 -
để thảm thực vật hoang dã tự nó phát triển lại thì sau một thời gian dài
trảng cây bụi, trảng cỏ sẽ chuyển dần lên những dạng thực bì cao hơn thông
qua quá trình tái sinh tự nhiên và cuối cùng rừng khí hậu sẽ có thể phục hồi
dưới dạng gần giống rừng khí hậu ban đầu”.
Trần Ngũ Phương (2000) [13] khi nghiên cứu các quy luật phát triển
rừng tự nhiên miền Bắc Việt Nam đã nhấn mạnh quá trình diễn thế thứ sinh
của rừng tự nhiên như sau: “Trường hợp rừng tự nhiên có nhiều tầng khi tầng
trên già cỗi, tàn lụi rồi tiêu vong thì tầng kế tiếp sẽ thay thế, trường hợp nếu
chỉ có một tầng thì trong khi nó già cỗi một lớp cây con tái sinh xuất hiện và
sẽ thay thế nó sau khi nó tiêu vong, hoặc cũng có thể một thảm thực vật trung
gian xuất hiện thay thế, nhưng về sau dưới lớp thảm thực vật trung gian này
sẽ xuất hiện một lớp cây con tái sinh lại rừng cũ trong tương lai và sẽ thay thế
thảm thực vật trung gian này, lúc bấy giờ rừng cũ sẽ được phục hồi”.
Nhìn chung, các công trình nghiên cứu về cấu trúc rừng gần đây
thường thiên về việc mô hình hoá các quy luật kết cấu lâm phần và việc đề
xuất các biện pháp kỹ thuật tác động vào rừng thường ít đề cập đến các yếu tố
sinh thái nên chưa thực sự đáp ứng mục tiêu kinh doanh rừng ổn định lâu dài.

2.3. Điều kiện tự nhiên - Kinh tế xã hội tại khu vực nghiên cứu
2.3.1.Vị trí địa lý
Huyện Định Hóa bao gồm 23 xã và 1 thị trấn có tổng diện tích tự nhiên
52.272,23 ha. Ranh giới của huyện: Phía Bắc giáp huyện Chợ Đồn và huyện Chợ
Mới, tỉnh Bắc Kạn; Phía Nam giáp huyện Đại Từ; Phía Đông giáp huyện Phú
Lương; Phía Tây giáp huyện Yên Sơn và huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang.
2.3.2. Địa hình địa thế
Căn cứ và đặc điểm tư nhiên có thể chia huyện Định Hóa thành 4 tiểu
vùng sau:
- Tiểu vùng núi trung bình và núi thấp: Phân bố phía Tây Bắc và Tây
Nam, giáp tỉnh Bắc Kạn và tỉnh Tuyên Quang, thuộc địa phận các xã: Linh
Thông, Quy Kỳ, Bảo Linh, Thanh Định, Điềm Mặc, Phú Đình và Bình Thành.
Địa hình chia cắt phức tạp với các đỉnh cao từ 500-800 m, độ dốc lớn trên 25
0
.
Cao nhất có đỉnh núi Bóng 851 m (giáp với huyện Đại Từ). Khu vực này tập
trung nhiều rừng phòng hộ.
8
9
- 9 -
- Tiểu vùng núi đá: Phân bố ở trung tâm huyện theo hướng Bắc Nam, độ
cao phổ biến từ 300-700 m, thấp dần từ Bắc xuống Nam từ xã Linh Thông
qua Lam Vĩ, Quy Kỳ, Kim Phượng tới thị trấn chợ Chu. Hướng sử dụng là
bảo vệ nghiêm ngặt, khoanh nuôi tái sinh, kết hợp tác động các biện pháp
lâm sinh khác, để khôi phục hệ sinh thái rừng trên núi đá vôi và cảnh quan
tự nhiên.
- Tiểu vùng đồi cao: Phân bố phía Đông giáp huyện Phú Lương, độ cao
trung bình từ 20-300 m, độ dốc khá lớn 20-25
0
, thuộc địa bàn các xã Lam Vĩ,

Tân Thịnh, Tân Dương. Vùng thích hợp cho sản xuất lâm nghiệp, trồng cây
gỗ lớn, kết hợp trồng rừng nguyên liệu.
- Tiểu vùng đồi thấp và thung lũng: Phân bố hầu hết ở các xã. Kiểu địa
hình là đồi bát úp (dưới 200 m) xen kẽ với các thung lũng. Vùng này thích
hợp cho phát triển cây lương thực, cây ăn quả, cây công nghiệp và trồng rừng
nguyên liệu.
2.3.3. Khí hậu thủy văn
a. Đặc điểm khí hậu
Huyện Định Hóa nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới, gió mùa, ảnh
hưởng của khí hậu vùng cao. Một năm chia thành 2 mùa: mùa mưa kéo dài từ
tháng 4 đến tháng 10, mùa khô kéo dài từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau.
* Chế độ nhiệt
- Nhiệt độ bình quân năm 22,5
0
C, nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất (tháng
1) là 14,6
0
C, nhiệt độ tháng cao nhất (tháng 7) là 42,6
0
C. Biên độ nhiệt trung bình
giữa các tháng là 7,6
0
C, biên độ nhiệt giữa ngày và đêm từ 8 đến 10
0
C.
- Số giờ nắng trung bình năm 1.560 giờ/năm, năm cao nhất là 1.750 giờ,
năm thấp nhất 1.470 giờ.
* Chế độ ẩm
- Lượng mưa trung bình năm 1.750 mm, năm cao nhất với 2.450 mm,
năm thấp nhất 1.250 mm. Lượng mưa phân bố không đều; Từ tháng 4 đến

tháng 9 lượng mưa tới 84% tổng lượng mưa cả năm, ngày mưa lớn nhất lên
tới 300 mm; Từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau lượng mưa chỉ chiếm 16%.
- Lượng bốc hơi bình quân 885 mm/năm, bằng 50,6% lượng mưa trung
bình năm. Lượng bốc hơi thường xảy ra vào tháng 12, tháng 1 gây nên tình
trạng khô hạn nghiêm trọng ảnh hưởng tới cây trồng vụ đông xuân.
9
10
- 10 -
- Độ ẩm không khí trung bình năm là 82%, giữa các tháng trong năm biến
động từ 75-86%. Độ ẩm không khí thấp nhất trong năm vào tháng 4 và tháng 5.
Mùa khô mặc dù ít mưa nhưng có sương mù nêm độ ẩm không khí cao.
- Vào tháng 12 và tháng 1 thường xuất hiện sương muối, đây là điều kiện
bất lợi cho cây trồng.
b. Chế độ thủy văn
Định Hóa là đầu nguồn của Sông Công, sông Chu, là các chi lưu của hệ
thống sông Cầu tại trạm thác Riềng trung bình 16,1 m
3
/s, lưu lượng cực đại
319 m
3
/s, lưu lượng cực tiểu 2,3 m
3
/s. Lưu lượng nước chênh lệch giữa các
mùa khá lớn, do hiện nay diện tích rừng bị suy giảm mạnh, kéo theo những
tác động như hạn hán, lũ lụt thường xuyên xảy ra, đe dọa tới cuộc sống của
nhân dân trong vùng.
2.3.4. Địa chất thổ nhưỡng
Theo tài liệu địa chất Việt Nam, huyện Định Hóa nằm trong phạm vi
Đông Bắc, Bắc bộ và các đới địa chất sông Hiến, đới này có nhiều vũng sâu
và có bề dày địa chất rất lớn.

a. Địa chất
Đá trầm tích cổ nhất ở đây có tuổi Cambri, chủ yếu gồm các hệ lục
nguyên, lộ ra các đá phiến, bột kết màu xám tím hoặc màu đỏ có nhiều vảy
Mica có rất ít lớp mỏng bột kết chứa vôi. Phân bố rộng rãi nhất là các đồi
được cấu tạo bằng các loại đá thuộc điệp sông Hiến, chủ yếu là cát kết, đá
khoáng và bột kết phân lớp mỏng xen kẽ với đá phiến sét, tuổi Palêôzôn. Tại
phía bắc của huyện còn có khối đá vôi màu xám tối, chứa Bitum có xen
những kẹp đá phiến, có tuổi Đêvôn trung.
b. Thổ nhưỡng
Thông qua kết quả điều tra, xác định huyện Định Hóa có 7 nhóm đất
dạng chính với các đặc trưng và tính chất cơ bản sau:
1. Nhóm dạng đất núi thấp (N3), dốc 25
0
tầng mỏng đá trung bình, đất
Feralit phát triển trên đa macsma axit. Bao gồm một số dạng đất N3VFa,
N3IVFa với diện tích 8.148 ha, chiếm 15,6% diện tích tự nhiên.
Nhóm dạng đất này phân bố trên độ cao 300-700m thuộc sườn dãy phía
tây huyện Định Hóa, phần giáp Tuyên Quang, có địa thế khá phức tạp, chia
cắt mạnh, độ dốc lớn.
10
11
- 11 -
Hệ thực bì khá dày, tỷ lệ che phủ cao, phát huy được tác dụng phòng hộ,
chống xói mòn.
2. Nhóm đất đồi núi dốc thấp < 25
0
, tầng mỏng đến trung bình, đất
Feralit phát triển trên nhóm đá (Fr). Bao gồm các nhóm dạng lập địa
N3NFK, Đ1IIIFk, Đ1IIFFFk,…với diện tích 4.875 ha chiếm 9,3% diện tích
tự nhiên.

Nhóm đất dạng này phân bố vùng đồi núi có độ cao 200-700 m thuộc
sườn dãy phía Đông và Đông Bắc huyện Định Hóa, phần tiếp giáp với huyện
Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn.
3. Nhóm đất đồi có độ dốc 15-25
0
, tầng dày đất trung bình từ sườn dưới
đến đỉnh. Loại đất Feralit phát triển trên nhóm đá sét (Fs). Nhóm đất này gồm
một số nhóm đất chính như sau: Đ1IVFs, Đ1IIIFs, Đ2IIFs,…với diện tích
8.209,5 ha, chiếm 15,7% diện tích tự nhiên.
Phân bố vùng có độ cao 100-300 m, thuộc các xã nằm phía nam và phía
Đông Nam, phần trong giáp huyện Phú Lương. Bao gồm xã Phượng Tiến,
Phú Tiến, Trung Hội, Trung Lương, Bộc Nhiêu,…
4. Nhóm đất đồi có đô dốc >15
0
, độ dày tầng đất dày đến trung bình, loại
đất Feralit phát triển trên nhóm đá Macma axit (Fa). Nhóm đất này phân bố
tập trung tại các xã phía tây và tây nam huyện. Bao gồm một số dạng đất:
Đ1IVFa, Đ1IIIFa, Đ1IIFa, Đ3IIFa,…thuộc các xã Quy Kỳ, Kim Sơn, Bảo
Linh, Bảo Cường, Đông Thịnh,…với diện tích 29.108,3 ha chiếm 55,7% diện
tích tự nhiên. Nhóm đất này phù hợp với các loài cây ăn quả, cây công nghiệp
dài ngày trên mô hình đồi rừng, vườn rừng.
5. Nhóm đất đồi có tầng đất mỏng, độ dốc >25
0
, đất Feralit phát triển trên
nhóm đá cát (Fq), phân bố chủ yếu ở vùng đồi cao (Đ1) thuộc sườn giữa các dãy
núi cao phía tây nam giáp tỉnh Tuyên Quang, địa hình địa thế khá phức tạp, độ
chia cắt lớn. Mùa hè dễ gây lũ quét, thực bì chủ yếu là rừng tái sinh hoặc đất
trống IB, IC (đối tượng khoanh nuôi, bảo vệ rừng). Nhóm đất này chiếm tỷ
lệ không nhiều trong toàn vùng, với diện tích 455 ha.
6. Nhóm đất thung lũng, đất Feralit phát triển trên các sản phẩm dốc tụ,

là đối tượng chủ yếu của sản xuất nông nghiệp, bao gồm đất màu và đất trồng
lúa nước, với diện tích 6.232,3 ha chiếm 11,9 ha.
7. Loại đất này phân bố rải rác theo các khe suối, chân đồi thấp, có độ
dốc <8
0
và tầng dày >100 cm, thành phần cơ giới trung bình đến nặng.
11
12
- 12 -
Nhóm địa hình Kastơ-núi đá vôi: nhóm này có diện tích 2.479,89 ha,
chiếm 4,74 % tổng diện tích tự nhiên, phân bố chủ yếu vùng trung tâm huyện.
2.3.5. Hiện trạng đất đai và tài nguyên rừng
a. Hiện trạng sử dụng đất ở huyện Định Hóa
Qua điều tra, thống kê hiện trạng đất trên địa bàn và hiện trạng sử dụng
đất rừng cảnh quan ATK Định Hóa.
Diện tích đất lâm nghiệp chiếm tỷ lệ lớn (57,83%), diện tích đất sản xuất
nông nghiệp chiếm (19,9%), diện tích đất chưa sử dụng chiếm (16,99%) tổng
diện tích đất tự nhiên trên địa bàn huyện. Với quỹ đất dồi dào, diện tích rừng
tương đối lớn là tiềm năng và thế mạnh nhất để phát triển kinh tế xã hội trên
địa bàn huyện trong thời gian tới.
Bảng 2.1.Thống kê diện tích đất đai huyện Định Hóa năm 2011
TT
Loại đất, loại rừng Tổng (ha)
Tỉ lệ
(%)
DIỆN TÍCH ĐẤT TỰ NHIÊN 52.272,23 100,00
A Đất nông nghiệp 40.635,47 77,74
I Đất sản xuất nông nghiệp 10.404,54 19,90
II Đất lâm nghiệp 30.230,93 57,83
1

Đất rừng đặc dụng 8.728,00 16,70
- Rừng núi đá 2478,74 4,74
- Rừng núi đất 5603,11 10,72
- Rừng các điểm di tích lịch sử 646,15 1,24
2 Rừng phòng hộ 7.050,00 13,49
3 Rừng sản xuất 14.452,93 27,65
B Đất phi nông nghiệp 2.758,10 5,28
C Đất chưa sử dụng 8.878,66 16,99
Diện tích quy hoạch phát triển cảnh quan ATK Định Hóa 8.728 ha
chiếm 16,7 % tổng diện tích tự nhiên bao gồm: cảnh quan sinh thái núi đá
2.478,74 ha, hệ cảnh quan sinh thái núi đất 5.603,11 ha, cảnh quan rừng cảnh
12
13
- 13 -
quan lịch sử 646,15 ha. Theo kết quả đánh giá và thống kê, hiện độ che phủ
rừng trên địa bàn huyện Định Hóa đạt 54%.
b. Rừng núi đá vôi
- Về tầng cây gỗ: Diện tích xuất hiện tầng cây gỗ trên núi đá vôi huyện
Định Hóa, tương đối ít và rải rác một số xã. Sau khi tiến hành lập ô tiêu chuẩn
tại một số điểm, đo đếm các chỉ tiêu sinh trưởng rồi tiến hành xử lý số liệu kết
quả thu được như sau: mật độ trung bình 150 cây/ha; đường kính trung bình
8,94 cm, chiều cao trung bình 5,01 m trữ lượng trung bình 8,9 m
3
.
- Về loài cây tái sinh: nhìn chung mức độ tái sinh rừng núi đá ở đây
tương đối thấp, những loài cây quý hiếm chiếm ưu thế (Mạy tèo, Duối, Ô rô,
…) là các loài ít có giá trị kinh tế, những loài có giá trị ( Nghiến, Trai,…) xuất
hiện với số lượng ít. Tỷ lệ những cây tái sinh có triển vọng chiếm tỷ lệ
tương đối cao (69,62%) sẽ bổ sung cho tầng cây cao trong tương lai.
- Về cây bụi thảm tươi: điều kiện sống ở núi đá có hoàn cảnh sống rất

khắc nghiệt, chủ yếu là đá, tầng đất rất mỏng, do đó các loài cây thường phân
bố không đều. Các loài cây chính như: Bồ câu vẽ, Sầm sì, Bọt Ếch, Đom
đóm… Trạng thái rừng hiện tại trên núi đá chủ yếu là dây leo như: Đùm đũm,
Dạ cẩm lông, Trinh nữ, Dây bình vôi, Tóc tiên, Móc câu, dây Muồng… Các
loại cỏ như: cỏ Lào, Lau, Lách…
c. Rừng núi đất
*. Về tầng cây gỗ
- Số loài cây xuất hiện trên các OTC dao động từ 11-20 loài, trung bình
có 15 loài cho một trạng thái rừng. Như vậy chứng tỏ rừng ở đây đang có xu
hướng phục hồi tốt, vì vậy cần phải có giải pháp kỹ thuật kịp thời nhằm bổ
sung loài cây vào đối tượng rừng núi đất ở địa phương.
Trữ lượng rừng ở đây ở mức độ trung bình, trữ lượng trạng thái IIA trung
bình 38,77 m
3
, trữ lượng trung bình trạng thái IIB là 69,12 m
3
. Như vậy cần
có những chính sách phù hợp để bảo vệ khôi phục các trạng thái rừng hiện có.
Có như vậy thì trạng thái rừng mới dần được phục hồi nhanh chóng.
* Về trảng cây bụi và thảm tươi
13
14
- 14 -
Đây là kiểu phổ biến thường gặp các vùng trong 06 xã điều tra. Các loài
cây bụi chính như: Huyết giác, Lấu, Bồ câu vẽ, Găng, Chòi mòi lông, Mua bà,
Mẫu đơn…
Các loài dây leo như: Cỏ lông, Mâm xôi, Cuồng cuồng, Đùm đũm, dây
Bình vôi…
Thảm tươi gồm các loài cây cỏ như: Cỏ lông, Đơn buốt, Cỏ lá, Ngải cứu….
* Rừng trồng trên núi đất

Trên tuyến điều tra tiến hành khảo sát rừng trồng trong rừng đặc dụng
kết quả như sau:
Rừng trồng ở đây chủ yếu là thuần loài với diện tích chiếm khoảng
15 % - 20 % diện tích núi đất rừng đặc dụng. Các loài cây trồng chính như: Keo,
Bồ đề, Mỡ. Mật độ cây trồng ở đây tương đối dày trung bình 3.000 cây/ha. Rừng
trồng chủ yếu ở tuổi 1-2 nên hầu như chưa có trữ lượng, diện tích rừng có trữ
lượng chiếm diệm tích nhỏ. Do vậy cần tiến hành những biện pháp lâm sinh để
tác động vào rừng như: Tiến hành tỉa thưa các cây có phẩm chất kém, phát chăm
sóc những cây còn lại, trồng bổ xung cây bản địa…
d. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên khu ATK
Tài nguyên thiên nhiên là lợi thế lớn để huyện Định Hóa chuyển dịch cơ
cấu kinh tế và phát triển công nghiệp chế biến. Diện tích đất lâm nghiệp lớn, đất
đai màu mỡ là điều kiện tốt để phát triển nghề rừng nhất là trồng rừng nguyên
liệu. Khí hậu, đất đai của huyện phù hợp với nhiều loài cây trồng thuận lợi cho
phát triển sản xuất nông lâm nghiệp, đặc biệt là cây chè đã và đang được trồng
phổ biến tại Định Hóa với năng suất và sản lượng lớn.
Rừng huyện Định Hóa gắn liền với lịch sử kháng chiến chống thực dân
Pháp, là nơi có nhiều thắng cảnh thiên nhiên hấp dẫn (chùa Hang, thác 7 tầng,
…). Nhiều loài động thực vật quý hiếm. Ngày nay cảnh quan rừng ATK là tiềm
năng thế mạnh để phát triển du lịch dịch vụ, bảo vệ các nguồn gen động thực vật
có giá trị, phục vụ công tác học tập và nghiên cứu khoa học.
Sau nhiều năm diễn ra hoạt động khai thác, rừng nơi đây đã trở nên
nghèo về trữ lượng lẫn đa dạng sinh học, đất rừng được chuyển đổi thành đất
nương rẫy nên bị rửa trôi dẫn đến bạc màu. Tỷ lệ che phủ rừng tương đối thấp
(49%), rừng trồng tập trung trên diện tích rừng đặc dụng chủ yếu là rừng
trồng thuần loài cây kinh tế, chưa đáp ứng được cảnh quan môi trường, cảnh
14
15
- 15 -
quan gắn liền với các di tích lịch sử kháng chiến. Cảnh quan rừng núi đá bị

tàn phá nặng do hoạt động khai thác gỗ, củi, khai thác đá,…,điều kiện trên núi
đá lại khắc nghiệt, vì thế quá trình tái sinh diễn ra chậm. Mặt khác quá trình
trồng rừng núi đá là tương đối khó khăn.
2.3.6. Điều kiện kinh tế - xã hội
2.3.6.1. Dân tộc, dân số và lao động
a. Dân tộc
Trên địa bàn huyện có 8 dân tộc anh em cùng sinh sống bao gồm: Tày,
Thái, Kinh, Sán Chí, Nùng, Cao Lam, H’mông. Trong đó, dân tộc Tày chiếm
đa số với tỷ lệ 19,5%, ít nhất là dân tộc Sán Chí chiếm 7,45%. Mỗi dân tộc có
tập quán sinh hoạt riêng nhưng đều có điểm chung nổi bật là vẫn giữ được nét
văn hóa truyền thống đặc trưng của dân tộc mình, sinh sống hòa thuận. Nơi
đây hàng năm vẫn còn những lễ hội lớn thu hút khoảng vài ba chục vạn người
đến thăm cũng như được nhiều khắp cả nước biết đến đó là: Lễ hội Lồng
Tồng (xuống đồng) lớn nhất vùng Việt Bắc, du khách sẽ được tận mắt nhìn
thấy lễ Cầu Thần Nông, cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu…thi
bắn nỏ, tung còn, đi cà kheo vượt suối, múa sư tử, hát Then, Lượn Sli, múa
rối Tày, thi làm bánh…và còn rất nhiều lễ hội khác nữa (lễ hội Gầu Tào của
dân tộc H’Mông) đều mang đậm bản sắc dân tộc của người dân nơi đây.
Những giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc đó cần được giữ gìn và phát huy
tạo nên sự đa dạng về bản sắc dân tộc trong huyện. Đó là những giá trị văn
hóa phi vật thể quý giá, là nguồn tài nguyên nhân văn có thể khai thác phục
vụ cho phát triển du lịch, nhiều bản sắc dân tộc đang được các du khách ưa
chuộng và tìm hiểu. Đến với Định Hóa, không chỉ có các lên hội mà nơi đây
còn là quần thể của các di tích, thắng cảnh đẹp in dấu lịch sử thời kì kháng
chiến chống thực dân Pháp.
b. Dân số và lao động
Trên địa bàn huyện mật độ dân số bình quân là 185 người/km
2
, nhìn
chung Định Hóa là một trong những huyện có mật độ dân số thấp so với các

huyện còn lại trong tỉnh Thái Nguyên.
Dân cư trên địa bàn huyện phân bố không đều, nơi có mật độ dân số
cao nhất là thị trấn Chợ Chu: 1.499 người/km
2
, các xã phía Bắc huyện xa
15
16
- 16 -
trung trâm có mật độ dân số thấp hơn như: Quy Kỳ: 61 người/km
2
; Tân
Thịnh: 75 người/km
2
; Bảo Linh: 81 người/km
2

Do đặc điểm địa hình, điều kiện đất đai cũng như giao thông, dân cư
thường tập trung ở những nơi có đất canh tác nông nghiệp, ven đường giao
thông và thị trấn, thị tứ. Ngoài ra vẫn còn một số dân tộc người sống ở các
vùng núi cao, địa hình hiểm trở, giao thông đi lại khó khăn như người
H’Mông, Dao,…Đây là yếu tố cản trở việc tổ chức phát triển sản xuất, phát
triển kinh tế xã hội trên địa bàn huyện.
2.3.6.2. Giáo dục, y tế
- Y tế: Năm 2008 toàn huyện có 2 bệnh viện, 24 trạm y tế với tổng số
190 giường bệnh và 197 y, bác sỹ, các thôn bản đều có y tá cộng đồng đảm
bảo việc khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe cho nhân dân trong huyện.
Các chương trình y tế quốc gia phòng chống lao, phòng chống sốt rét, phòng
chống HIV, tiêm phòng mở rộng,…được triển khai đầy đủ, có hiệu quả và đạt
được kế hoạch đề ra. Công tác phòng chống dịch bệnh và vệ sinh môi trường
được tăng cường nên không có dịch bệnh nào xảy ra.

- Giáo dục: Thực hiện đề án phổ cập giáo dục bậc tiểu học và trung học
trong toàn huyện nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, năm 2008
công tác dạy và học được đẩy mạnh, triển khai nghiêm túc tại các trường
thông qua các chương trình thi đua dạy tốt học tốt, đổi mới phương pháp dạy
và học. Hiện nay toàn huyện có 73 trường học trong đó: (Mầm non: 24
trường; Tiểu học: 24 trường; Trung học cơ sở: 23 trường; Trung học phổ
thông: 2 trường)
Trong những năm gần đây, nhờ sự quan tâm của các cấp, các ngành
trong việc đào tạo và nâng cao chất lượng giáo dục của cán bộ, giáo viên cũng
như đầu tư xây dựng các cơ sở hạ tầng (trường, lớp, phòng học,…) đã mang
lại hiệu quả cao và có tác động tích cực đến người dân. Nhìn chung trình độ
dân trí của người dân trong huyện đã được nâng cao, nhận thức của người dân
về việc học của con em mình có chiều hướng tích cực hơn vì vậy mà số trẻ
em đến trường đạt tỷ lệ cao (98%). Bên cạnh đó vẫn còn một số hiện tượng bỏ
học giữa chừng, phần lớn thuộc những hộ gia đình đói nghèo, hoàn cảnh gia
đình gặp nhiều khó khăn không có điều kiện cho con cái đi học.
16
17
- 17 -
2.3.6.3 Cơ sở hạ tầng
- Giao thông: Trên địa bàn huyện Định Hóa có 33 km đường tỉnh lộ
chạy qua nối với các huyện của tỉnh Bắc Kạn và Tuyên Quang. Tuyến đường
liên tỉnh là đường nhựa, đường liên xã bao gồm cả đường nhựa và đường cấp
phối, còn lại là đường liên thôn chủ yếu là đường đất. Định Hóa có hệ thống
giao thông đường bộ tương đối thuận tiện, có đường ô tô chạy đến trung tâm
các xã. Tổng chiều dài các tuyến đường giao thông trong huyện là 280 km
trong đó: Đường tỉnh lộ: 33 km ; Đường liên huyện, liên xã: 59 km ; Đường
liên thôn: 188 km. Định Hóa đã và đang từng bước đầu tư, nâng cấp các tuyến
đường giao thông nội vùng nhằm đáp ứng mục tiêu phát triển kinh tế xã hội,
giao thông trao đổi hàng hóa và nhất là phục vụ du lịch.

- Thủy lợi: Hệ thống thủy lợi có 132 công trình lớn, nhỏ đảm bảo tưới tiêu
cho 70 % diện tích đất nông nghiệp. Tuy nhiên chất lượng các công trình đang bị
xuống cấp cần được đầu tư nâng cấp sửa chữa đồng thời kiên cố hóa các hệ
thống kênh mương còn lại, xây dựng thêm hồ chứa nước, các hệ thống tiêu lũ
đảm bảo tưới tiêu cho diện tích đất nông nghiệp trên toàn huyện.
- Điện - Nước sinh hoạt và thông tin liên lạc: Tất cả các xã trong huyện
đều đã có điện lưới quốc gia với 83 trạm biến áp đã cung cấp cho 89 % dân số
trong toàn xã, nhưng do bán kính phục vụ của các trạm quá lớn nên xảy ra tình
trạng quá tải vào giờ cao điểm. Trong tương lai cần cải thiện lại hệ thống điện
sinh hoạt nhằm mục đích phòng chống cháy nổ đồng thời kéo thêm đường dây
đến các hộ còn lại chưa có điện các xã trong huyện đảm bảo cuộc sống ổn định
cho người dân.
Nước sinh hoạt của nhân dân trong huyện chủ yếu là nguồn nước giếng,
nước suối. Trong những năm gần đây, được sự đầu tư, hỗ trợ của chương trình
135, chương trình nước sạch của UNICEF đã xây dựng được một số công trình
nước tự chảy nhưng nhìn chung vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của nhân dân,
một số xã vùng cao vẫn thiếu nước sinh hoạt vào mùa khô ảnh hưởng đến cuộc
sống cũng như nhu cầu sinh hoạt của người dân.
Hiện nay tất cả 24 xã trong huyện đều có thông tin liên lạc đến trung tâm
xã và hầu hết các thôn bản, trong đó có 20 xã có bưu điện văn hóa. Tuy vậy
có nhiều thôn bản do nằm cách xa trung tâm nên thông tin liên lạc nói chung
17
18
- 18 -
còn nhiều hạn chế vì vậy trong thời gian tới cần chú trọng đầu tư nâng cấp
toàn diện các mạng lưới thông tin liên lạc trong toàn huyện bao gồm (thông
tin điện thoại, tivi, báo chí,…) để đảm bảo mọi thông tin sẽ được truyền đạt
đến với mọi người dân.
Phần 3
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG

VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng và phạm vi, địa điểm và thời gian nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Cây tái sinh dưới tán rừng phục hồi tự
nhiên trạng thái IIB. Các thảm cây bụi, cây trồng nông nghiệp, công
nghiệp, trang trại, vườn cây ăn quả và rừng trồng đều không thuộc phạm vi
nghiên cứu của đề tài.
- Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu về một số đặc điểm cấu trúc tổ
thành cây tái sinh (tần suất xuất hiện, độ phong phú loài cây, xác định tính đa
dạng loài); Quy luật phân bố số loài, số cây theo cấp chiều cao; Những nhân
tố ảnh hưởng đến chất lượng cây tái sinh trong trạng thái rừng IIB tại khu vực
nghiên cứu.
- Địa điểm nghiên cứu: Xã Phú Đình và xã Quy Kỳ huyện Định Hóa,
tỉnh Thái Nguyên.
- Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 02 đến tháng 05 năm 2012.
3.2. Nội dung nghiên cứu
- Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc tầng cây gỗ
- Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc cây tái sinh
+ Đặc điểm cấu trúc tổ thành, cây tái sinh
+ Chất lượng và nguồn gốc cây tái sinh
+ Mật độ và tỷ lệ cây tái sinh triển vọng.
+ Đánh giá chỉ số đa dạng sinh học (Shannon - Weaver).
- Nghiên cứu quy luật phân bố cây tái sinh
+ Phân bố số cây theo cấp chiều cao.
18
19
- 19 -
+ Phân bố loài cây theo cấp chiều cao.
- Ảnh hưởng của một số nhân tố đến tái sinh tự nhiên
- Đề xuất một số giải pháp kỹ thuật lâm sinh cho trạng thái rừng phục hồi
trạng thái IIB tại khu vực nghiên cứu.

3.3. Phương pháp thu thập số liệu
3.3.1. Phương pháp kế thừa
Đề tài có kế thừa một số số liệu sau: Những tư liệu về điều kiện tự
nhiên, khí hậu, thuỷ văn, đất đai, địa hình, tài nguyên rừng; Tư liệu về điều
kiện dân sinh, kinh tế, xã hội; Những kết quả nghiên cứu có liên quan đến
đề tài như: Kết quả điều tra hệ thực vật và thảm thực vật rừng tại khu vực
nghiên cứu.
3.3.2. Phương pháp thu thập số liệu
3.3.2.1. Phương pháp ngoại nghiệp
a. Phương pháp thu thập tài liệu cơ bản: Kế thừa các tài liệu, số liệu điều
tra về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội khu vực nghiên cứu, các tài liệu
tham khảo liên quan đến đề tài của các tác giả trong và ngoài nước.
b. Điều tra thực tế:
* Lập ô tiêu chuẩn (OTC): Lập 6 OTC ở ba vị trí chân, sườn, đỉnh với
diện tích 2500 m
2
/ OTC và điều tra theo phương pháp điều tra lâm học
25 m
2
50 m
50 m
5 m
5 m
19
20
- 20 -
Hình 3.01. Sơ đồ bố trí OTC và ô thứ cấp thu thập số liệu
* Điều tra tầng cây cao: Trong các OTC mô tả các chỉ tiêu như vị trí, độ
dốc, hướng phơi, độ cao, sai đó xác định tên loài và các chỉ tiêu sinh trưởng của
tầng cây cao, nếu loài nào chưa biết thì thu thập mẫu và mang đi giám định.

- Đường kính ngang ngực (D
1,3
, cm) được đo bằng thước kẹp kính với độ
chính xác đến mm, đo theo hai hướng Đông Tây và Nam Bắc, sau đó tính trị số
bình quân.
D
1,3
=
Π
C
Trong đó: D
1.3
: đường kính ngang ngực
C: chu vi của cây đo tại vị trí 1,3 m
- Chiều cao vút ngọn (H
VN
, m) và chiều cao dưới cành (H
DC
, m) được
đo bằng thước độ chính xác đến deximeet, H
VN
của cây rừng được xác định từ
gốc cây đến đỉnh sinh trưởng của cây, H
DC
được xác định từ gốc cây đến cành
cây đầu tiên tham gia vào tán của cây rừng.
- Đường kính tán lá (D
T
, m) được đo bằng thước dây có độ chính xác đến
deximeet, đo hình chiếu tán lá trên mặt phằng ngang theo hai hướng Đông Tây

và Nam Bắc, sau đó tính trị số bình quân. Kết quả đo được thống kê vào phiếu
điều tra tầng cây cao.
* Điều tra cây tái sinh: Trên mỗi OTC lập 5 ODB có diện tích 25m
2
(5 m x 5 m)
phân bố đều trên hai đường chéo của OTC. Thống kê tất cả cây tái sinh vào
phiếu điều tra theo các chỉ tiêu :
- Tên loài cây tái sinh, loài nào chưa biết tên thi thu thập mẫu để giám định
- Đo chiều cao cây bằng thước sào
- Chất lượng cây tái sinh :
20
21
- 21 -
+ Cây tốt là cây có thân thẳng, không cụt ngọn, sinh trưởng phát triển tốt,
không sâu bệnh
+ Cây xấu là những cây cong queo, cụt ngọn, sinh trưởng phát triển
kém, sâu bệnh, còn lại là những cây có chất lượng trung bình.
+ Còn lại là những cây trung bình
* Điều tra tầng cây bụi, thảm tươi: Lập 5 ÔDB có diện tích 25m
2
(5m x 5m)
được bố trí đều trên 2 đường chéo của ÔTC. Điều tra cây bụi theo các chỉ tiêu: tên
loài chủ yếu, số lượng khóm (bụi), chiều cao bình quân, độ che phủ trung
bình của từng loài trên ODB, kết quả ghi vào phiếu điều tra cây bụi. Điều tra
thảm tươi theo các chỉ tiêu: loài chủ yếu, chiều cao bình quân, độ che phủ
bình quân của loài và tình hình sinh trưởng của thảm tươi trên ODB. Để xác
định độ che phủ của tầng cây bụi, thảm tươi đề tài dùng phương pháp dùng
thước dây đo theo 2 đường chéo của ODB, đo từng đường chéo một và tính
trên thước dây những đoạn bị tán của cây bụi hoặc thảm tươi che kín, chia
đoạn này cho tổng độ dài đường chéo thì sẽ ra độ che phủ, sau đó cộng kết

quả của hai lần tính trên hai đường chéo và chia trung bình ta sẽ có độ che
phủ trung bình của một ODB.
3.3.2.2. Phương pháp nội nghiệp
a. Tổ thành tầng cây gỗ: Tổ thành là chỉ tiêu biểu thị tỉ lệ mỗi loài hay nhóm
loài tham gia tạo thành rừng, tuỳ thuộc vào số lượng loài có mặt trong lâm
phần mà phân chia lâm phần thành rừng thuần hoài hay hỗn loài, các lâm
phần rừng có tổ thành loài khác nhau thì chức năng phòng hộ, bảo vệ môi
trường sinh thái và tính đa dạng sinh học cũng khác nhau.
Để đánh giá đặc điểm cấu trúc tổ thành sinh thái của quần hợp cây gỗ,
chúng tôi sử dụng chỉ số mức độ quan trọng (Importance Value Index = IVI),
tính theo công thức:

2
(%)
GiNi
IVIi
+
=
(3.1)
Trong đó: IVI
i
là chỉ số mức độ quan trọng (tỷ lệ tổ thành) của loài thứ i.
N
i
là độ phong phú tương đối của loài thứ i:

(3.2)

21
100(%)

1
xNi
s
i
i
i
N
N

=
=
22
- 22 -
Trong đó: N
i
là số cá thể của loài thứ i; s là số loài trong quần hợp
G
i
là độ ưu thế tương đối của loài thứ i:

(3.3)
Trong đó: G
i
là tiết diện thân của loài thứ i; s là số loài trong quần hợp

100002
)(
2
1
2

Ni
x
Di
xha
m
G
s
i






Π=

=
(3.4)
Với G
i
là đường kính 1, m (D
1,)
của cây thứ i; s là số loài trong quần hợp.
Theo đó, những loài cây có chỉ số IVI ≥ 5% mới thực sự có ý nghĩa về
mặt sinh thái trong lâm phần. Theo Thái Văn Trừng (1978) trong một lâm
phần nhóm loài cây nào chiếm trên 50% tổng số cá thể của tầng cây cao thì
nhóm loài đó được coi là nhóm loài ưu thế.
b. Tổ thành cây tái sinh: Xác định số cây trung bình theo loài dựa vào công thức:

m

ni
n
m
1i

=
=
(3.5)
Trong đó:
- n: là số cây trung bình theo loài,
- m: là tổng số loài điều tra được,
- n
i
: là số lượng cá thể loài i.
- Xác định tỷ lệ tổ thành và hệ số tổ thành của từng loài được tính theo công thức

100(%)
1
x
s
i
i
j
n
n
n

=
=
(3.6)

Trong đó: - j =1,
- m là số thứ tự loài.
Nếu:
- n
%j
≥ 5% thì loài j được tham gia vào công thức tổ thành
- n
%i
< 5% thì loài j không được tham gia vào công thức tổ thành.
Hệ số tổ thành:
10
N
n
K
i
i
×=
(3.7)
Trong đó: - K
i
: Hệ số tổ thành loài thứ i,
22
100(%)
1
x
Gi
Gi
Gi
s
i


=
=
23
- 23 -
- n
i
: Số lượng cá thể loài i,
- N: Tổng số cá thể điều tra.
Cây triển vọng (CTV): Xác định trung bình chiều cao lớp cây bụi thảm tươi
ngoài thực địa là cơ sở để tính cây triển vọng. Qua điều tra và xử lý số liều thì
trung bình chiều cao của lớp cây bụi thảm tươi nhỏ 1m. Do đó những loài cây
tái sinh có chiều cao lớn hơn 1 m đó được coi như là cây triển vọng. Những loài
cây có chiều cao nhỏ hơn 1 m không được tính là cây triển vọng.
(%)100
0,1
x
N
mi
CTV
n


>
=
(3.8)
Trong đó: CTV: Cây triển vọng; N: Tổng số cá thể trong quần hợp; ni: số lượng
cá thể loài i có chiều cao lớn hơn 1 m
c. Đánh giá chỉ số đa dạng sinh học cây tái sinh: Từ trước đến nay khi nghiên
cứu các quần xã sinh vật, các tác giả đã đề xuất ra rất nhiều chỉ số đa dạng:

chỉ số Shannon (Magurran, 1988), chỉ số Berger-Parker (Magurran, 1988), chỉ
số Brillouin (Brillouin, 1962), chỉ số Simpson (Simpson, 1949), chỉ số Alpha
(Magurran, 1988), chỉ số McIntosh (McIntosh, 1967), chỉ số Margalef
(Margalef, 1958), chỉ số Menhinick (Magurran, 1988). Trong đề tài, chúng tôi
chọn chỉ số Shannon để đánh giá tính đa dạng của các quần hợp cây tái sinh
đã nghiên cứu vì chỉ số này đánh giá tổng hợp cả độ đa dạng loài (số loài)
và độ đa dạng trong loài (số cá thể của từng loài):

NN
H
nn
i
s
i
i
ln'
1

=
−=
(3.9)
Trong đó: S: là số loài trong quần hợp; n
i
:là số cá thể loài thứ i trong
quần hợp; N :là tổng số cá thể trong quần hợp.
d. Mật độ cây tái sinh: Là chỉ tiêu biểu thị số lượng cây tái sinh trên một
đơn vị diện tích, được xác định theo công thức sau:

S
n 10.000

N/ha
×
=
(3.10)
- n là số lượng cây tái sinh điều tra được.
- S: là diện tích OTC
23
24
- 24 -
e. Chất lượng cây tái sinh: Tính tỷ lệ % cây tái sinh tốt, trung bình, hoặc xấu
theo công thức:

100
N
n
N%
×=
(3.11)
Trong đó: - N%: Tỷ lệ phần trăm cây tốt, trung bình, hoặc xấu
- n: Tổng số cây tốt, trung bình, hoặc xấu
- N: Tổng số cây tái sinh
g. Phân bố số loài, số cây tái sinh theo cấp chiều cao: Thống kê số loài, số
cây tái sinh theo 7 cấp chiều cao: < 0,5 m; 0,5-1 m; 1,0-1,5 m ; 1,5-2 m;
2,0-2,5 m; 2,5-3 m và trên 3 m. Vẽ biểu đồ biểu diễn số loài, số cây tái
sinh theo cấp chiều cao.
24
25
- 25 -
Phần 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. Đặc điểm cấu trúc tầng cây gỗ trạng thái rừng IIB tại huyện Định
Hóa, tỉnh Thái Nguyên
Cấu trúc tổ thành đề cập đến sự tổ hợp và mức độ tham gia của các
thành phần thực vật trong quần xã, đối tượng là loài cây. Tổ thành là một
trong những chỉ tiêu cấu trúc quan trọng, nó cho biết số loài cây và tỷ lệ của
mỗi loài hay một nhóm loài cây nào đó trong lâm phần. Tổ thành còn là chỉ
tiêu dùng để đánh giá mức độ đa dạng sinh học, tính ổn định, tính bền vững
của hệ sinh thái rừng. Cấu trúc tổ thành của một lâm phần rừng nói lên toàn
bộ giá trị của lâm phần.
Bảng 4.01. Tổ thành và mật độ tầng cây gỗ trạng thái rừng IIB
tại huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên
Địa
điểm
OTC
N/ha
(cây)
Số
loài /
OTC
(loài)
Số
loài
ưu thế
(loài)
Công thức tổ thành cây gỗ
Quy
Kỳ
1 476 20 8
14Ch + 10,75Tn + 9,22Lx + 7,28Tr + 6,76Mt
+6,50Bđ + 5,90Kv + 5,80Tm +33,79LK

2 472 22 7
9,58Ch+ 8,92Tm + 6,64LX + 6,12Lx
+ 5,64Mt +5,36Vth + 5,15Kld + 52,9LK
3 516 20 8
10,99Tt + 9,27Tr + 7,65Ch + 7,59Du + 7,55Xn
+ 7,31Tn + 5,94Lx + 5,75M + 37,95LK
Phú
Đình
4 496 19 9
10,63Tn + 10,38Mt + 8,83Tm + 8,76Ch+ 8,41Dn
+7,95LX + 6,74Tm + 6,39Lx + 5,20Vtr + 26,71LK
5 576 20 7
11,36Ch + 10,43Dg + 9,94Lx + 9,28M
+ 7,75Dn + 5,47Bđ + 5,45Tm + 40,32LK
6 532 18 8
17,79Ch + 11,28Tn + 10,70M + 10,42Lx
+ 8,03Dg + 6,58Dn + 6,37Tm + 6,2Tm + 22,63LK
(Ghi chú: Ch: Chẹo tía, Tn: Thành ngạnh, Lx: Lim xẹt, Tr: Trám trắng, Mt: Màng
tang, Bđ: Bồ đề, Kv: Kháo vàng, Hđ: Hu đay, Tm: Thừng mực, LX: Lim xanh, Du: Duối,
M: mánh,Xn: Xoan nhừ, Tt: Thẩu tấu, Vtr: Vạng trứng, Dg: Dẻ gai, Kld: Kháo lá
dài,Vth: Vối thuốc, LK: Loài khác)
25

×