Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM PHÁT HUY TÍNH TÍCH cực của học SINH BẰNG các câu hỏi TÌNH HUỐNG TRONG một số TIẾT dạy học vật lý 9

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (116.64 KB, 12 trang )

Sáng kiến kinh nghiệm

THÔNG TIN CÁ NHÂN
I.

THÔNG TIN CÁ NHÂN
- Họ và tên:
- Địa chỉ:

II. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO
- Học vị: Cử nhân CĐSP
- Năm tốt nghiệp:
- Chuyên ngành đào tạo: Lí – KTCN
III. KINH NGHIỆM KHOA HỌC
- Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: giảng dạy bộ môn công nghệ 8
và môn vật lí khối THCS.
- Số năm có kinh nghiệm: năm
- Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong những năm gần đây:
1.
2.

GVTH

Trang 1


Sáng kiến kinh nghiệm

MUÏC LUÏC
A. Phần mở đầu...................................................................... .3
I. Lý do chọn đề tài..................................................................3


II. Tình hình chung ....................................................................4
III. Đối tượng nghiên cứu...........................................................4
IV. Phương pháp nghiên cứu......................................................5
B . Nội dung...............................................................................5
I. Tổng quan..............................................................................5
II. Quá trình nghiên cứu.............................................................6
1/ Xây dựng hệ thống câu hỏi tình huống phù hợp với nội
dung từng bài.........................................................................6
a/ Câu hỏi tình huống nêu vấn đề.............................................6
b/ Câu hỏi tình huống, dẫn dắt vấn dề, chuyển ý ở các phần....9
c/ Câu hỏi có tính chất khắc sâu và mở rộng kiến thức……...10
2/ Rèn kĩ năng tự học cho học sinh để phát huy tính tích cực
học tập………………………………………………………14
III. Kết quả thực hiện...................................................................15
C. Kết luận, đề nghị.....................................................................15

GVTH

Trang 2


Sáng kiến kinh nghiệm
ÑEÀ TAØI:

PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC CỦA HỌC SINH
BẰNG CÁC CÂU HỎI TÌNH HUỐNG
TRONG MỘT SỐ TIẾT DẠY HỌC VẬT LÍ 9
A. PHẦN MỞ ĐẦU
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Từ năm học 2002-2003 Bộ giáo dục – đào tạo đã thực hiện việc dạy và học

theo chương trình sách giáo khoa mới trong các trường phổ thông, tạo bước
tiến lớn trong ngành giáo dục nhằm đạt được kết quả giáo dục tốt nhất. Với
định hướng đổi mới phương dạy học theo hướng tích cực, sáng tạo đã đòi hỏi
đội ngũ giáo viên không ngừng phấn đấu nâng cao chất lượng dạy và học. Để
làm tròn nhiệm vụ ấy người giáo viên phải luôn luôn suy nghĩ cải tiến phương
pháp dạy học cho phù hợp với điều kiện thực tế và phù hợp với từng môn học
cụ thể.
Là một giáo viên dạy vật lý tôi nhận thấy phương pháp dạy học mới rất
phù hợp với môn học này. Trong một tiết dạy vật lý có thể kết hợp đồng thời
nhiều phương pháp dạy học: phương pháp nêu và giải quyết vấn đề, phương
pháp hoạt động nhóm, phương pháp thực nghiệm, phương pháp vấn đáp,
phương pháp thuyết trình, phương pháp tạo tình huống... Phương pháp nêu và
giải quyết vấn đề kích thích được óc tò mò khoa học, ham hiểu biết của các em.
Phương pháp hoạt động nhóm giúp các em tự mình khám phá ra những kiến
thức mới, thảo luận tìm ra phương án tốt nhất cho các câu trả lời mà sách giáo
khoa hoặc giáo viên nêu ra. Phương pháp vấn đáp tạo ra các cuộc tranh luận
trong học sinh. Phương pháp thực nghiệm giúp học sinh trực tiếp quan sát các
hiện tượng, tự rút ra được các kết luận, kiểm chứng được các tính chất vật lý.
Nếu các phương pháp này được kết hợp một cách hợp lý sẽ đem lại hiệu quả rất
cao cho một tiết học vật lý.

GVTH

Trang 3


Sáng kiến kinh nghiệm
Bên cạnh các phương pháp vừa nêu, tôi nhận thấy với phương pháp tạo tình
huống học tập cũng tạo được hứng thú, kích thích tư duy, sáng tạo của học sinh.
Với phương pháp tình huống, học sinh có thể hoạt động dưới hình thức cá nhân

hoặc hoạt động nhóm để phân tích, so sánh, tổng hợp, khái quát các sự kiện,
hiện tượng. Nhờ đó làm tăng tính sâu sắc của lí thuyết, làm rõ khái niệm , áp
dụng lí thuyết vào việc giải quyết các tình huống cụ thể . Với phương pháp này,
giáo viên sẽ không bắt học sinh làm theo ý mình mà khuyến khích các em tích
cực, tự giác trong học tập, tự tìm ra lời giải trước tình huống có vấn đề
Kính mong sự đóng góp ý kiến, xây dựng của quý thầy cô để tôi có
điều kiện học hỏi thêm và hoàn thiện hơn công tác giảng dạy , góp phần nâng
cao chất lượng môn vật lý trong nhà trường.
II. TÌNH HÌNH CHUNG
1. Thuận lợi
Thay đổi phương pháp dạy học trong việc thay đổi sách giáo khoa được
mọi người quan tâm và có nhiều ý kiến, bản thân cũng được học tập, tìm tòi,
nghiên cứu. Ngoài dự lớp tập huấn thay sách giáo khoa, còn có sự cố gắng
nghiên cứu tìm tòi đọc những tài liệu tham khảo để làm tốt công tác giảng dạy
theo phương pháp mới.
2. Khó khăn
- Việc tìm tòi, tự nghiên cứu của học sinh còn hạn chế.
- Sỉ số học sinh trong lớp còn khác đông, trình độ học sinh không đồng đều.
- Đồ dùng dạy học còn thiếu.
- Sự ra đời của sách tham khảo, sách nâng cao... rất phong phú khiến cho
giáo viên còn lúng túng, kinh nghiệm của bản thân chưa nhiều.
III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
- Học sinh khối lớp 9 trung học cơ sở.
- Các bài học trong chương trình sách giáo khoa vật lý 9

GVTH

Trang 4



Sáng kiến kinh nghiệm
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Nghiên cứu tài liệu: sách giáo khoa, sách giáo viên, sách tham khảo.
- Điều tra chất lượng của học sinh trong các tiết dạy.
- Dựa vào yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học.
- Dự giờ đồng nghiệp, trao đổi kinh nghiệm và học tập giáo viên có nhiều
năm kinh nghiệm giảng dạy.
B. PHẦN NỘI DUNG
I. TỔNG QUAN
1. Cơ sở lí luận:
Việc tạo hứng thú học tập bằng các câu hỏi tình huống chú trọng đến việc
ứng dụng tri thức vào việc giải quyết những vấn đề thực tiễn hơn là việc giải
quyết vấn đề có tính chất lí luận. Học sinh có cơ hội áp dụng những lí thuyết
đã học vào việc xem xét, giải quyết các tình huống thực tế, cụ thể. Đồng thời
khi phân tích các tình huống trong quá trình học tập sẽ giúp người học nắm
vững lí thuyết, nội dung bài học. Ngoài ra các câu hỏi tình huống vừa có tính
chất bám sát nội dung bài học, vừa có tính chất gợi mở kích thích sự tò mò nên
tạo cho học sinh sự phấn chấn, tinh thần tự giác, qua đó phát huy được tính tích
cực, tự giác của học sinh.. Từ đó giúp các em hứng thú và yêu thích môn học
vật lý hơn.
Để tạo hứng thú học tập bằng câu hỏi tình huống thì cần phải lưu ý những
vấn đề sau đây:
- Nghiên cứu kĩ mục tiêu và nội dung của bài học.
- Lựa chọn những nội dung tạo được tình huống có vấn đề
- Xây dựng câu hỏi tình huống ngắn gọn, ở nhiều mức độ dễ và khó vừa có
tính chất khắc sâu và mở rộng lí thuyết, vừa có tính chất gợi mở, đặt vấn đề
- Hướng dẫn học sinh đầu tư, nghiên cứu kĩ bài học

GVTH


Trang 5


Sáng kiến kinh nghiệm
2. Cơ sở thực tiễn:
Thực tế qua nghiên cứu và giảng dạy theo chương trình sách giáo khoa và
sách giáo viên vật lí 9 thì tôi nhận thấy hầu hết là phương pháp tạo câu hỏi tình
huống, hiện tượng trong cuộc sống thường chỉ được nêu ra ở đầu bài, nội dung
bài học là những câu hỏi xây dựng kiến thức, còn thiếu những câu hỏi có tính
chất mở rộng, liên hệ thực tế để phát huy tính tích cực, khả năng hiểu biết, liên
hệ kiến thức cho học sinh. Do đó trong nội dung đề tài này, tôi đã xây dựng các
câu hỏi tình huống có thể áp dụng ở các phần khác nhau trong một số tiết dạy
vật lý 9 như: phần mở bài, phần chuyển ý giữa các nội dung, phần mở rộng
và củng cố kiến thức.
Đó là những câu hỏi rất bổ ích và lí thú đối với học sinh. Qua quá trình
giảng dạy tôi nhận thấy phương pháp tạo tình huống học tập thực sự lôi cuốn
được sự chú ý, tạo hứng thú học tập cho học sinh. Do đó tôi đã mạnh dạn thực
hiện đề tài này trong quá trình giảng dạy của mình để các tiết học đạt hiệu quả
cao hơn.
II. QUÁ TRÌNH NGHIÊN CỨU
 Phương pháp chung:
- Lên lớp:


Sau mỗi phần, mỗi nội dung, tùy vào tính chất của bài học, giáo
viên đặt ra những câu hỏi tình huống có tính chất khắc sâu kiến
thức, có tính chất mở rộng hoặc câu hỏi tình huống nêu vấn đề

 Học sinh hoạt động dưới hình thức cá nhân hoặc hoạt động nhóm



Hướng dẫn học sinh tìm hiểu, chuẩn bị nội dung bài học tiếp theo.

 Biện pháp cụ thể:
Bài1: Chuyển động cơ học:
Hoạt động 2: Làm thề nào để biết một vật chuyển động hay đứng yên.
* Giáo viên: Ta xét 1 ví dụ cụ thể: Thả 1
* HS: thảo luận nhóm rồi trình bày
viên phấn cho rơi từ trên cao xuống mặt
chung ở lớp.
bàn. Nhìn bằng mắt, căn cứ vào dấu hiệu
- HS: Thấy viên phấn xuống thấp
nào mà biết được viên phấn đang đứng yên ngày càng gần mặt bàn hơn.
GVTH

Trang 6


Sáng kiến kinh nghiệm
hay chuyển động?

- HS: Thấy viên phấn càng nngày
càng xa bàn tay khi tay buông nó ra.
* GV: Gợi ý thêm: Nếu người quan sát chỉ - HS: Khi đó, có thể so sánh vị trí
nhìn ở khoảng giữa, không nhìn thấy tay và của viên phấn với vị trí của chính
mặt bàn thì sao?
mắt mình.
- GV: Viên phấn càng gần mặt bàn thì
- HS: Khoảng cách từ viên phấn đến
khoảng cách nào thay đổi

mặt bàn ngắn dần
- GV: Viên phấn càng ngày càng xa bàn
- HS: Khoảng cách từ viên phấn đến
nghĩa là khoảng cách nào thay đổi
bàn tay dài dần.
- GV: Viên phấn dịch chuyển so với mắt
- HS: Khoảng cách từ viên phấn đến
bàn nghĩa là khoảng cách nào thay đổi
mắt thay đổi.
- GV: Tóm lại ta nhận biết được 1 vật
* Thảo luận chung ở lớp: Ta nhận
chuyển động khi nhìn thấy cái gì thay đổi
biết được 1 vật chuyển động khi
nhìn thấy khoảng cách từ vật đó đến
1 vật khác thay đổi.
Thông báo: khoảng cách từ vật chuyển
động đến 1 vật khác thay đổi có nghĩa là vị
trí của vật thay đổi so với vật khác đó.
Người ta gọi vật khác dùng để so sánh đó là
vật mốc.
Bài 2: Vận tốc:
Hoạt động 1: tổ chức tình huống học tập
* Giáo viên: Trong ngày hội thể thao của
trường, thường có 2 môn thi thử tài nhanh
nhẹn:
- GV: Chạy thi: Ai chạy nhanh hơn thì
thắng cuộc.
- GV: Vượt chướng ngại vật, chuyền bóng
vào rổ. Ai làm nhanh hơn thì thắng cuộc.
GV: Hãy nhớ lại xem trong 2 cuộc thi đó,

trọng tài đã làm thế nào để xác định được
người chạy nhanh hơn, chuyển bóng nhanh
hơn?
GV: Như vậy, có nhiều cách để biết 1 người
thực hiện công việc nhanh hay chậm. Hôm
nay chúng ta sẽ xét trường hợp vật chuyển
động (ô tô chạy, người đi....) nhanh hay
GVTH

* HS: Phát biểu chung ở lớp, không
cần thảo luận.
- HS: Chạy nhanh: Cùng xuất phát
từ 1 vạch, ai đến vạch đích trước,
mất ít thời gian hơn thì chạy nhanh
hơn.
- HS: đánh 1 tiếng trống, các đội bắt
đầu. Sau 5 phút đành tiếng trống thứ
hai, mọi người ngừng lại. Đội nào
chuyển được nhiều bóng hơn là
nhanh hơn.

Trang 7


Sáng kiến kinh nghiệm
chậm, ta gọi vật đó có vận tốc lớn hay nhỏ.
Vậy vận tốc là gì, xác định như thế nào?
Bài 3: Chuyển động đều, chuyển động không đều:
Hoạt động 1: tổ chức tình huống học tập
* Giáo viên: Đặt vấn đề: Một chiếc ô tô đi

* HS: thảo luận chung ở lớp.
từ bến A đến bến B. Vận tốc của ô tô thay
Nêu được 3 giai đoạn:
đổi như thế nào từ lúc bắt đầu lăn bánh ở A - Khi bắt đầu lăn bánh ở A: nhanh
đến khi dừng lại ở B?
dần, vận tốc tăng dần.
- Từ A gần đến B: đi đều.
- Từ gần B đến dừng lại: vận tốc
giảm dần.
* GV: vậy khi ta nói ô tô chạy từ A đến B
* HS: học sinh lúng túng: vận tốc
với vận tốc 36km/h là nói vận tốc lúc nào? lúc giữa A và B.
Như vậy chuyển động của vật có thể có vận
tốc khác nhau. Căn cứ vào vận tốc người ta
chia ra làm 2 loại chuyển động: chuyển
động đều và chuyển động không đều. Đó là
nội dung bài học hôm nay.
Bài 6: Lực ma sát:
Hoạt động 1: tổ chức tình huống học tập
* Giáo viên: Dùng lực kế để đo lực tác
dụng lên 1 xe lăn và kéo cho xe chuyển
động trên mặt bàn. Trong 2 cách đặt xe như
ở hình 6.a và 6.b, cách nào cần một lực kéo
Hình 6.a
nhỏ hơn? Vì sao? Cái gì đã tác dụng lực
làm cản trở chuyển động của xe?
GV: Nhận xét: Đúng là mặt bàn đã tác dụng
Hình 6.b
lực cản trở lại chuyển động của xe. Ta gọi
* HS: thảo luận chung ở lớp.

đó là lực ma sát.
- Mặt bàn đã tác dụng lực cản trở
Vì sao có bánh xe thì lực cản trở lại ít hơn?
chuyển động của xe.
Vấn đề này ta sẽ xét trong bài hôm nay.
- Trên hình 6.b, lực kéo nhỏ hơn vì
có bánh xe.
Bài 7: Áp suất:
Hoạt động 1: Xây dựng tình huống học tập
- Giáo viên: Để 1 viên gạch trên nền đất




GVTH

Trang 8


Sáng kiến kinh nghiệm
mềm và chồng 2 viên gạch lên thì trường
hợp nào đất bị lún nhiều hơn? (hình 7.a) Vì
sao?

Hình 7.a
* HS: phát biểu chung ở lớp.
- Để 2 viên gạch trồng lên nhau, đất
lún nhiều hơn vì 2 viên gạch nặng
hơn 1 viên gạch.
- GV: Quan sát hình 7.1 SGK ta thấy 1 máy - HS lúng túng.

kéo nặng hơn 1 ô tô du lịch nhiều nhưng
- Không thảo luận
máy kéo vẫn đi được còn ô tô thì bánh bị
lún sâu và sa lầy trên chính quãng đường
ấy, không thể đi được. Vì sao?
GV: Bài học hôm nay ta sẽ tìm hiểu vì sao
lại có chuyện lạ ấy.
Bài 10: Lực đẩy Ac – Si - Mét:
Hoạt động 1: Xây dựng tình huống học tập
- Giáo viên: Ta đã biết trọng lượng của một * HS: thảo luận chung.
vật ở một nơi trên trái đất có giá trị không
- HS: tất nhiên là không thay đổi.
đổi. Vậy khi ta kéo 1 thùng nước từ đáy
- HS: có thể thay đổi một ít vì càng
giếng lên thì trong khi kéo lên, trọng lực tác lên cao trọng lực càng giảm.
dụng vào thùng nước có thay đổi không?
- Đúng là càng lên cao thì trọng lực càng
giảm nhưng rất khó nhận thấy. Nhưng
người kéo thùng nước lại thấy khi thùng
còn ngập trong nước thì kéo lên nhẹ hơn
nhiều so với khi thùng đã lên khỏi mặt
nước. Tại sao?
Bài học hôm nay ta sẽ giải thích được hiện
tượng này
Bài 12: Sự nổi:
Hoạt động 1: Xây dựng tình huống học tập
- Giáo viên: Viên gạch nặng hơn miếng
gỗ, thả vào nước thì vật nào chìm, vật nào
nổi? Tại sao?
- GV: Vậy có thể nói chung là vật nặng thì

chìm, vật nặng thì nổi được không? Cho
ví dụ.
- GV: Ấy thế mà có những trường hợp
GVTH

* HS: thảo luận chung ở lớp.
- HS: viên gạch chìm vì viên gạch
nặng, miếng gỗ nổi vì miếng gỗ nhẹ.
- HS: Được, ví dụ: cái lá nhẹ thì nổi,
hòn đá nặng thì chìm
- HS: lúng túng, không thảo luận.
Trang 9


Sáng kiến kinh nghiệm
ngược lại: cái kim nhẹ hơn cái tàu thủy rất
nhiều, thế mà tàu nổi, kim chìm. Tại sao?
Bài học hôm nay ta sẽ xét kỹ xem khi nào
vật nổi, khi nào vật chìm
III. KẾT QUẢ THỰC HIỆN
Qua quá trình giảng dạy tôi nhận thấy về phía học sinh việc giáo viên tạo
tình huống học tập bằng phương pháp nêu câu hỏi tình huống kết hợp với một
số phương pháp khác trong tiết học vật lý đã làm cho học sinh có sự hứng thú
ban đầu, nắm được mục tiêu bài học, khắc sâu được kiến thức hơn, có ý thức
đào sâu phát hiện ra kiến thức hơn. Tuy nhiên có khi những phương án các em
đưa ra có thể không hoàn toàn chính xác nhưng cũng đã phần nào phát huy
được tính tích cực của học sinh, tạo cho các em sự hứng thú trong việc tiếp
nhận kiến thức mới.
Qua quá trình dạy học tại đơn vị công tác , tôi đã áp dụng kinh nghiệm trên và
thu được kết quả khả quan .

1/ Khảo sát ý kiến học sinh về bộ môn vật lí đầu năm học 2011 – 2012 của
ba lớp 94, 95, 96 với sỉ số HS là 130 em
- Đầu năm : Thích học môn lí 41%
Không thích học môn lí 59%
- Cuối HKI : Thích học môn lí 61%
Không thích học môn lí 39%
2/ Khảo sát chất lượng của HS lớp 9 và so sánh với kết quả lớp 8
Xếp loại
Giỏi
Khá
TB
Yếu

Lớp 8
27%
25%
46,5%
1,5%

Lớp 9
29%
34%
36,3%
0,7%

C/ KẾT LUẬN – ĐỀ NGHỊ
GVTH

Trang 10



Sáng kiến kinh nghiệm
1. Kết luận
Để thực hiện công cuộc đổi mới giảng dạy đạt hiệu quả cao và thành công
trước hết mỗi giáo viên phải tự phấn đấu nâng cao nghiệp vụ của mình, trao đổi
kinh nghiệm của đồng nghiệp để trau dồi thêm nghiệp vụ của mình.
Để có thể phát huy tính tích cực của học sinh trong công việc học tập nói
chung và môn vật lý nói riêng; giáo viên phải biết vận dụng linh hoạt các điều
kiện cụ thể, các phương pháp dạy học tích cực làm sao dẫn dắt học sinh hứng
thú học tập, tin tưởng vào cơ sở lí thuyết của bài học. Từ đó tiếp thu kiến thức
dễ dàng hơn, tạo không khí học tập sôi nổi, tạo cảm giác thích thú, say mê
trong học tập, tránh sự nhàm chán trong tiết học.
Trên đây là những suy nghĩ, kinh nghiệm của bản thân tôi nên còn rất nhiều
hạn chế, rất mong sự đóng góp, xây dựng của quý thầy cô.
2. Đề nghị
- Tạo điều kiện cho giáo viên được nâng cao nghiệp vụ để phục vụ trong
giảng dạy tốt hơn.
Biên Hòa, ngày 3

tháng 10 năm 2012

Người viết

Mai Thị Đức Nguyên

GVTH

Trang 11



Sáng kiến kinh nghiệm

TAØI LIEÄU THAM KHAÛO
1. Sách giáo khoa vật lí 9
Nhà xuất bản giáo dục.
2. Sách giáo viên vật lí 9
Nhà xuất bản giáo dục
3. Lí luận dạy học ở trường trung học cơ sở
Nhà xuất bản ĐH sư phạm
4. Tài liệu bồi dưỡng giáo viên giảng dạy sách giáo khoa vật lí 9

Trường CĐSP Đồng Nai
XÉT DUYỆT CỦA TỔ TRƯỞNG
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
XÉT DUYỆT CỦA BAN GIÁM HIỆU
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................


GVTH

Trang 12



×