Tải bản đầy đủ (.docx) (58 trang)

ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG THU hút KHÁCH của VIPEARL GOLF NHA TRANG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.8 MB, 58 trang )

Chuyên đề tốt nghiệp đại học

GVHD: Võ Ngọc Trường Sơn


Sau 4 năm học tập tại nhà trường em đã có một khoảng thời gian học tập và
rèn dũa bản thân, nâng cao thêm kiến thức cũng như các kỹ năng cho bản thân. Tất
cả những điều đó đều rất có ích cho khoảng thời gian đi làm sau này, giúp em có
thể thành công hơn trên con đường tương lai, góp công sức của mình cho tương lai
của đất nước. Khoảng thời gian 3 tháng thực tập là khoảng thời gian chuẩn bị cuối
cùng cho con đường tốt nghiệp, trong thời gian này em học hỏi được nhiều điều, rút
ra được những bài học kinh nghiệm cũng như định hưỡng rõ hơn cho nghề nghiệp
tương lại của mình.
Trước tiên, để hoàn thành bài chuyên đề tốt nghiệp này, em xin gửi lời cám ơn
chân thành nhất đến quý thầy giáo, cô giáo của Khoa Du lịch - Đại học Huế đã hết
lòng giảng dạy, trang bị kiến thức cho em trong suốt quá trình học tập tại trường.
Đặc biệt, em xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc đến Thầy giáo Võ Ngọc Trường
Sơn - người đã trực tiếp hướng dẫn, nhiệt tình giúp đỡ, động viên em trong suốt quá
trình làm chuyên đề này.
Em cũng xin chân thành cám ơn đến các anh, chị, đặc biệt em xin chân thành
cảm ơn chị Nguyễn Thị Loan – Caddie Master của sân Golf Vinpearl Nha Trang,
anh Vũ Đức Hùng - Caddie Master của sân golf Nam Hội An đã tạo điều kiện cho
em thực tập, điều tra, thu thập số liệu, tài liệu phục vụ cho viêc nghiên cứu chuyên
đề tốt nghiệp.
Xin cảm ơn sự hỗ trợ nhiệt tình, giúp đỡ, động viên của toàn thể bạn bè, người
thân trong suốt quá trình làm chuyên đề tốt nghiệp này.
Mặc dù đã có những cố gắng song chuyên đề không thể tránh khỏi những
thiếu sót. Kính mong quý thầy giáo, cô giáo cùng toàn thể bạn bè góp ý để đề tài
được hoàn thiện hơn.
Huế, tháng 5 năm 2018
Sinh viên thực hiện


Lê Hoàng Anh

SVTH: Lê Hoàng Anh

Lớp: K48 QTDVDL& LH


Chuyên đề tốt nghiệp đại học

GVHD: Võ Ngọc Trường Sơn

LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan rằng đề tài này là do chính tôi thực hiện, các số liệu thu thập và
kết quả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất kỳ đề tài
nghiên cứu khoa học nào.
Huế, tháng 5 năm 2018
Sinh viên thực hiện
Lê Hoàng Anh

SVTH: Lê Hoàng Anh

Lớp: K48 QTDVDL& LH


Chuyên đề tốt nghiệp đại học

GVHD: Võ Ngọc Trường Sơn

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN...........................................................................................................i

LỜI CAM ĐOAN....................................................................................................ii
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU............................................................................v
DANH MỤC CÁC HÌNH......................................................................................vi
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ..........................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài.....................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu...........................................................................................2
2.1. Mục tiêu tổng quát..........................................................................................2
2.2. Mục tiêu cụ thể................................................................................................2
3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu....................................................2
3.1. Đối tượng nghiên cứu......................................................................................2
3.2. Phạm vi nghiên cứu.........................................................................................2
3.2.1. Phạm vi nội dung......................................................................................2
3.2.2. Phạm vi không gian..................................................................................2
3.2.3. Phạm vi thời gian......................................................................................2
4. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................3
4.1. Phương pháp điều tra, thu thập dữ liệu............................................................3
4.2. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu...........................................................4
5. Kết cấu của đề tài...............................................................................................4
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU....................6
1.1.Một số khái niện cơ bản...................................................................................6
1.1.1.Golf và kinh doanh golf.............................................................................6
1.1.2 . Khả năng thu hút khách...........................................................................8
1.2. Một số nhân tố ảnh hưởng tới khả năng thu hút khách...................................8
1.2.1. Nhóm nhân tố khách quan........................................................................8
1.2.2. Nhóm nhân tố chủ quan..........................................................................11
1.3. Vai trò và ý nghĩa của hoạt động thu hút khách.............................................17
1.4.Phương pháp đánh giá khả năng thu hút khách của điểm đến........................17
1.4.1. Khả năng thu hút của điểm đến...............................................................17

SVTH: Lê Hoàng Anh


Lớp: K48 QTDVDL& LH


Chuyên đề tốt nghiệp đại học

GVHD: Võ Ngọc Trường Sơn

1.4.2. Mối quan hệ giữa khả năng thu hút và tính cạnh tranh của điểm đến
.......................................................................................................................... 18
PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU................................................................19
CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG THU HÚT KHÁCH CỦA
VINPEARL GOLF NHA TRANG........................................................................19
2.1. Thông tin cơ bản về sân Golf Vinpearl Nha Trang........................................19
2.1.1. Tổng quan về sân golf.............................................................................19
2.1.2. Cơ cấu tổ chức........................................................................................20
2.1.3. Hoạt động kinh doanh của sân golf qua 3 năm 2015 ~ 2017...................20
2.2. Phân tích kết quả nghiên cứu đánh giá khả năng thu hút khách....................21
2.2.1. Sơ lược về mẫu điều tra..........................................................................21
2.2.2. Thông tin về chuyến đi và nguồn thông tin tiếp cận sân Golf của khách
.......................................................................................................................... 24
2.2.3. Đánh giá của khách về khả năng thu hút khách của dịch vụ giải trí Golf.........27
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM
TĂNG KHẢ NĂNG THU HÚT KHÁCH ĐẾN THAM GIA HOẠT
ĐỘNG GIẢI TRÍ GOLF.........................................................41
3.1. Thực trạng thu hút khách du lịch...................................................................41
3.1.1. Thực trạng thu hút khách du lịch của ngành du lịch Việt Nam................41
3.1.2. Thực trạng thu hút khách du lịch của sân golf Vinpearl Nha Trang........42
3.2. Đề xuất một số giải pháp nhằm tăng lượng khách đến tham gia hoạt động
giải trí tại Vinpearl Golf Nha Trang......................................................................43

3.2.1. Nhóm các giải pháp về đa dạng hóa sản phẩm và nâng cao chất
lượng sản phẩm dịch vụ....................................................................................43
3.2.2. Nhóm các giải pháp về cải thiện cơ sở vật chất, trang thiết bị................44
3.2.3. Nâng cao chất lượng đội ngũ lao động....................................................45
3.3.4. Tăng cường khuyếch trương quảng cáo..................................................46
3.2.5. Chính sách giá cả....................................................................................46
3.2.6. Phát triển quan hệ đối tác........................................................................47
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ............................................................48
1.Kết luận.............................................................................................................48

SVTH: Lê Hoàng Anh

Lớp: K48 QTDVDL& LH


Chuyên đề tốt nghiệp đại học

GVHD: Võ Ngọc Trường Sơn

2.Kiến nghị........................................................................................................... 48
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................50

SVTH: Lê Hoàng Anh

Lớp: K48 QTDVDL& LH


Chuyên đề tốt nghiệp đại học

GVHD: Võ Ngọc Trường Sơn


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Cơ cấu mẫu điều tra................................................................................22
Bảng 2.2: Hệ số Cronbach’s Alpha của các tiêu chí................................................27
Bảng 2.3: Đánh giả của khách hàng về các tiêu chí thuộc tính hữu hình.................29
Bảng 2.4: Kiểm định sự khác biệt ý kiến đánh giá các tiêu chí tính hữu hình.........30
Bảng 2.5: Đánh giả của khách hàng về các tiêu chí độ tin cậy................................31
Bảng 2.6: Kiểm định sự khác biệt ý kiến đánh giá các tiêu chí về độ tin cậy..........32
Bảng 2.7: Đánh giả của khách hàng về các tiêu chí về khả năng phản ứng.............33
Bảng 2.8: Kiểm định sự khác biệt ý kiến đánh giá các tiêu chí về khả năng phản
ứng.........................................................................................................34
Bảng 2.9: Đánh giả của khách hàng về các tiêu chí mức độ đảm bảo......................35
Bảng 2.10: Kiểm định sự khác biệt ý kiến đánh giá các tiêu chí về mức độ đảm bảo
...............................................................................................................37
Bảng 2.11: Đánh giả của khách hàng về các tiêu chí thuộc sự thấu cảm.................38
Bảng 2.12: Kiểm định sự khác biệt ý kiến đánh giá các tiêu chí sự thấu cảm..........39

SVTH: Lê Hoàng Anh

Lớp: K48 QTDVDL& LH


Chuyên đề tốt nghiệp đại học

GVHD: Võ Ngọc Trường Sơn

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1: Số lần du khách đến với Vinpearl Golf Nha Trang..................................24
Hình 2.2: Nguồn thông tin du khách biết đến Vinpearl Golf Nha Trang..................24
Hình 2.3: Lý do lựa chọn sử dụng dịch vụ của công ty...........................................25

Hình 2.4: Nhận định cho rằng phí dịch vụ là hợp lý................................................26

SVTH: Lê Hoàng Anh

Lớp: K48 QTDVDL& LH


Chuyên đề tốt nghiệp đại học

GVHD: Võ Ngọc Trường Sơn

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ngày nay du lịch đã trở thành một nhu cầu không thể thiếu được trong đời
sống xã hội và phát triển với tốc độ ngày càng nhanh. Du lịch là một ngành kinh tế
siêu lợi nhuận, nhiều nước trên thế giới đã xem đây là một ngành kinh tế mũi nhọn.
Trong những năm gần đây cùng với cơ chế đổi mới nền kinh tế, nước ta đã phát
triển mạnh mẽ về cơ sở vật chất, kĩ thuật hạ tầng và đó là tiền đề để ngành du lịch
Việt Nam phát triển. Du lịch Việt Nam hiện nay phát triển không chỉ dựa vào cảnh
quan thiên nhiên hoang sơ, độc đáo, những công trình kiến trúc, những di sản văn
hóa quý báu mà còn phụ thuộc vào sự hiếu khách của người dân địa phương, những
truyền thống tốt đẹp được đúc kết từ bề dày lịch sử hàng ngàn năm của dân tộc ta.
Trong ngành du lịch nói chung và hoạt động kinh doanh du lịch nói riêng thì
việc làm thế nào để khách du lịch biết đến và sử dụng dịch vụ của mình là rất quan
trọng. Để làm được điều đó đòi hỏi nhà lãnh đạo của từng doanh nghiệp kinh doanh
du lịch phải có chính sách hợp lý để thu hút khách hàng đến tiêu thụ sản phẩm của
mình, đây là vấn đề quan trọng thiết yếu liên quan đến sự tồn tại và phát triển của
mỗi doanh nghiệp kinh doanh du lịch.
Tập đoàn Vingroup là một tập đoàn lớn của Việt Nam, kinh doanh trên nhiều
lĩnh vực khác nhau từ bất động sản, bệnh viện, trường học…Và Golf là một lĩnh

vực mới và có nhiều triển vọng đã được tập đoàn đã và đang đầu tư. Tuy nhiên
trong môi trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt thì để đứng vững và phát triển đòi
hỏi Vinpearl Golf Nha Trang phải có những đổi mới và sự độc đáo. Sân golf Nha
Trang là sân golf đầu tiên của Tập đoàn Vingroup, tọa lạc trên đảo Hòn Tre và đây
là sân golf 18 hố trên đảo đầu tiên tại Việt Nam được khai trương vào ngày
28/05/2011 có tổng chiều dài 6786 yards với 71 gậy chuẩn và 4 điểm phát bóng.
Mỗi năm sân golf đón hàng ngàn lượt khách từ các nơi trên thế giới tiêu biểu là các
nước Châu Á như: Hàn Quốc, Trung Quốc,... và các nước khác như: Nga, Mỹ...
Xuất phát từ thực tiễn và tình hình hoạt động của Vinpearl Golf Nha Trang nơi tôi thực tập, tôi đã chọn đề tài: “ ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG THU HÚT
KHÁCH CỦA VIPEARL GOLF NHA TRANG” nhằm phân tích, đánh giá mức
SVTH: Lê Hoàng Anh

Lớp: K48 QTDVDL& LH


Chuyên đề tốt nghiệp đại học

GVHD: Võ Ngọc Trường Sơn

độ thu hút khách đến với Vinpearl Golf Nha Trang để đưa ra một số giải pháp làm
tăng khả năng thu hút khách đến tham gia hoạt động giải trí tại Vinpearl Golf Nha
Trang, đảm bảo hoạt động kinh doanh của sân Golf có hiệu quả, góp phần tăng
doanh thu cho sân Golf.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu tổng quát
Thông qua việc phân tích và đánh giá mức độ thu hút khách nội địa và quốc tế
đến với hoạt động thể thao Golf tại Vinpearl Golf Nha Trang để từ đó đề xuất một
số giải pháp nhằm thu hút khách đến và sử dụng dịch vụ của Golf Vinpearl Nha
Trang trong thời gian tới.
2.2. Mục tiêu cụ thể

 Hệ thống hóa các vấn đề lý luận về dịch vụ giải trí và dịch vụ kèm theo, khả
năng thu hút khách.
 Phân tích và đánh giá thực trạng về khả năng thu hút khách đến tham gia
dịch vụ giải trí golf.
 Đề xuất một số giải pháp nhằm thu hút khách du lịch đến sử dụng dịch vụ
golf tại Vinpearl Golf Nha Trang.
3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Khả năng thu hút khách của Vinpearl Golf Nha Trang
3.2. Phạm vi nghiên cứu
3.2.1. Phạm vi nội dung
Đề tài tập trung đánh giá mức độ thu hút của dịch vụ giải trí tại Vinpearl Golf
Nha Trang. Từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng thu hút khách
tới tham gia hoạt động giải trí golf.
3.2.2. Phạm vi không gian
Đề tài được thực hiện tại Vinpearl Golf Nha Trang (thuộc đảo Hòn Tre, vịnh
Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa).
3.2.3. Phạm vi thời gian
 Thông tin số liệu thứ cấp được thu thập trong 3 năm từ năm 2015 đến năm 2017.
 Thông tin số liệu sơ cấp được thu thập qua phỏng vấn điều tra trực tiếp từ
khách sử dụng dịch vụ giải trí golf tại Vinpearl Golf Nha Trang được thự hiện trong
quá trình thực tập từ tháng 1 đến tháng 5 năm 2018.

SVTH: Lê Hoàng Anh

Lớp: K48 QTDVDL& LH


Chuyên đề tốt nghiệp đại học


GVHD: Võ Ngọc Trường Sơn

4. Phương pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp điều tra, thu thập dữ liệu
 Đối với số liệu thứ cấp: số liệu thứ cấp được thu thập cho đề tài này bao gồm
các loại sau:
Số liệu về tình hình kinh doanh, cơ cấu tổ chức,… trong giai đoạn 20152017 được tổng hợp thông qua các văn bản, báo cáo của cơ quan, các phòng ban,
các bộ phận của Vinpearl Golf Nha Trang.
Tổng hợp các tài liệu nghiên cứu có liên quan, các báo cáo của Sở Văn hóa
tỉnh Khánh Hòa.
Thông tin về hoạt động thu hút khách tại các khách sạn được tham khảo trên
các trang báo, tạp chí khoa học và một số tài liệu lấy từ internet.
 Thông tin sơ cấp được thu thập thông qua:
Phương pháp điều tra chọn mẫu: chọn ngẫu nhiên không lặp thông qua việc phát
bảng hỏi cho khách du lịch tham gia hoạt động giải trí tại Vinpearl Golf Nha Trang.
 Kích thước mẫu điều tra
Quy mô mẫu được xác định theo công thức tính hồi quy mẫu của Linus
Yamane:

Trong đó:
n: quy mô mẫu
N: kích thước của tổng thể, N= 24516 (tổng lượt khách năm 2017).
e: mức độ sai lệch. Ta tính cỡ mẫu với độ tin cậy là 90% nên e=0,1.
n

24516
99,59
(1  24516* 0,1^ 2)

Chọn quy mô mẫu: n = 100

Tuy nhiên, để đảm bảo không xảy ra sai sót làm thiếu số mẫu tối thiểu, trong
bài khóa luận này tôi tiến hành khảo sát với 100 mẫu.
 Nội dung phiếu điều tra chủ yếu tập trung tìm hiểu:
 Thông tin chung về chuyến đi như: lý do lựa chọn, thông tin nào giúp bạn
biết đến với sân golf Vinpearl Nha Trang, số lần tới với hoạt động thể thao này,...
 Thông tin chính: đánh giá về mức độ quan trọng, mức độ thu hút của các

SVTH: Lê Hoàng Anh

Lớp: K48 QTDVDL& LH


Chuyên đề tốt nghiệp đại học

GVHD: Võ Ngọc Trường Sơn

tiêu chí như khả năng tiếp cận, dịch vụ của sân golf, giá cả, an toàn, đội ngũ nhân
viên, kiến trúc cảnh quan, cơ sở vật chất.
 Thông tin cá nhân gồm: giới tính, quốc tịch, tuổi, nghề nghiệp.
4.2. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu
 Số liệu thu thập được sẽ xử lí trên phần mền phân tích thống kê SPSS 20.0,
với độ tin cậy 90%, bao gồm:
Thống kê tuần suất (Frequecy), mô tả (Descriptive)
Tỷ lệ phần trăm (Percent)
Giá trị trung bình (Mean)
Giá trị lớn nhất (Maximum), giá trị nhỏ nhất (Minimum)
Ý nghĩa của tùng giá trị trung bình đối với thang đo khoảng cách:
Giá trị khoảng cách = (Maximum – Minimum)/n = (5 – 1)/5 = 0.8
1,00 – 1,08


Rất không đồng ý/Rất không quan trọng/Rất thấp

1,81 – 2,60

Không đồng ý/Không quan trọng/Thấp

2,61 – 3,40

Không ý kiến/Bình thường/Trung bình

3,41 – 4,20

Đồng ý/Quan trọng/Cao

4,21 – 5,00

Rất đồng ý/Rất quan trọng/Rất cao.

Kiểm định độ tin cậy thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha:
Kiểm định nhằm loại bỏ các biến không phù hợp và hạn chế các biến rác trong
quá trình nghiên cứu và đánh giá độ tin cậy của thang đo thông qua hệ số
Cronbach’s Alpha.
Phương pháp phân tích phương sai một yếu tố (Oneway ANOVA)
Để so sánh sự khác biệt trong ý kiến đánh giá của các nhóm khách hàng theo
các tiêu thức khác nhau về khả năng thu hút khách du lịch đến tham gia hoạt động
giải trí tại Vinpearl Golf Nha Trang, đề tài sử dụng phương pháp phân tích phương
sai ANOVA với giá trị kiểm định P.
5. Kết cấu của đề tài
Phần 1: Đặt vấn đề
Phần 2: Nội dung

Chương 1: Cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu
Chương 2: Đánh giá khả năng thu hút khách du lịch của Vinpearl Golf Nha Trang
SVTH: Lê Hoàng Anh

Lớp: K48 QTDVDL& LH


Chuyên đề tốt nghiệp đại học

GVHD: Võ Ngọc Trường Sơn

Chương 3: Một số giải pháp nhằm tăng khả năng thu hút khách du lịch đến
tham gia hoạt động giải trí tại Vinpearl Golf Nha Trang
Phần 3: Kết luận và kiến nghị

SVTH: Lê Hoàng Anh

Lớp: K48 QTDVDL& LH


Chuyên đề tốt nghiệp đại học

GVHD: Võ Ngọc Trường Sơn

PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1:
CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1.Một số khái niện cơ bản
1.1.1.Golf và kinh doanh golf
1.1.1.1. Golf

Golf là môn thể thao sử dụng nhiều loại gậy để đưa bóng vào lỗ. Một vòng
golf thường 18 lỗ, mỗi lỗ có một vị trí phát bóng (tee box), {tee bõ gồm có: tee
vàng: dành cho người chơi chuyên nghiệp, tee xanh: dành cho người chơi khá, tee
trắng: dành cho người mới tập chơi hay lớn tuổi, tee đỏ: dành cho phụ nữ và trẻ
em}, tiếp đó là khu vực cỏ ngắn (fairway), cỏ dài (rough), hố cát và các chướng
ngại khác (bẫy nước, đá,cây,…) và điểm kết thúc là green (hố và cờ).
 Có 2 hình thức thi đấu:
- Theo gậy (stroke play)
- Theo hố (match play)
 Tại mỗi hố golf người chơi chỉ được chơi 1 lần: Số người chơi từ 1~4, thời
gian từ 4h~4h30 cho 18 hố
 Người chơi bắt đầu từ điểm phát bóng đưa bóng qua hố cát, bẫy nước, cỏ
rough, fairway để đến khu vực green. Ai đưa bóng vào lỗ với tổng số gậy ít nhất
người đó sẽ thắng.
 Luật chơi golf được quản lí bởi R&A và hiệp hội golf Hoa Kỳ (USGA), mỗi
sân đều có thêm luật riêng của sân
 Khi chơi cần có: gậy golf (gỗ, sắt, gạt), bóng, găng tay, tee (ngắn, dài), một
số công cụ liên quan và Caddie - 1 Caddie sẽ phục vụ một khách chơi golf.
Người chơi golf được phép sử dụng tối đa là 14 gậy (cả gậy gạt);
 Số lần đánh tiêu chuẩn của mỗi hố gọi là Par.
(Trích nguồn: sổ tay công việc của sân golf Vinpearl Nha Trang).
1.1.1.2. Kinh doanh golf
Nằm trên bờ biển dài 3.260km gồm những bãi biển nổi tiếng thế giới; vịnh và

SVTH: Lê Hoàng Anh

Lớp: K48 QTDVDL& LH


Chuyên đề tốt nghiệp đại học


GVHD: Võ Ngọc Trường Sơn

đồi núi hùng vĩ cùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, Việt Nam được coi là nơi lý tưởng
đáp ứng được các tiêu chí khắt khe về điểm đến golf “hút khách” trên thế giới. Xuất
hiện lần đầu tiên tại Việt Nam bởi Vua Bảo Đại khi xây dựng sân golf Đà Lạt năm
1922 nhưng chỉ thực sự hồi sinh 70 năm sau đó, golf đã quay lại “ngoạn mục hơn”
về hình thức và chất lượng, thực sự đánh dấu bước chuyển mình đầu tiên khi Việt
Nam gia nhập WTO năm 1995. Tuy nhiên, nếu xét về số lượng 32 sân golf hiện nay
,trong khi các nước láng giềng đã đạt đến con số hàng trăm như Indonesia 152 sân,
Malaysia 230 sân, Thái Lan 253 sân…, golf Việt Nam vẫn ở mức khiêm tốn so với
khu vực và càng xa so với thế giới. Một điều rõ ràng là, golf Việt Nam đáng lẽ đã
phát triển hơn nếu biết tận dụng hết tiềm năng sẵn có Vậy, golf Việt Nam cần làm gì
để khẳng định mình?
Một điều dễ nhận thấy các sân golf Việt Nam có chất lượng khá đồng đều với
cảnh quan vô cùng đẹp mắt. Các nhà đầu tư đã biết “chọn mặt gửi vàng” để lựa
chọn những nhà kiến trúc sư, nhà thiết kế sân golf danh tiếng của nước ngoài như
Greg Norman, Nick Faldo, Colin Montgomerie...Tuy nhiên, số lượng sân golf và
lượng người chơi khiêm tốn đã khiến chi phí chơi golf ở Việt Nam trở nên đắt đỏ so
với khu vực, đặc biệt so với thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam là 7001.160 USD (2008-2012).
Cùng với phong trào golf mạnh mẽ, các sân golf đã nâng cao chất lượng dịch
vụ và trình độ nhân viên để từng bước góp phần nâng số lượng 10.000 người chơi
golf năm 2009 lên 15.000 người chơi golf hiện nay. Trong số 90 dự án sân golf
được Chính phủ phê duyệt theo Quyết định số 1946/ QĐ/TTg, đến nay đã có 32 sân
golf hoạt động. Các nhà đầu tư golf đã đón đầu xu hướng sân golf kết hợp với nhà ở
để tạo lợi nhuận lớn. Nhiều sân golf đã biết tận dụng lợi thế bờ biển dài để tạo nên
một xu hướng: chơi golf và nghỉ dưỡng. Nổi bật nhất phải kể đến sân golf
Montgomerier Links gần với Biển Đông ở Đà Nẵng mang đậm dấu ấn ven biển
miền Trung với những đụn cát dang mình đón gió, những rặng cây xanh nguyên
thủy ; và sân golf Vinpearl ở Nha Trang trên đảo Hòn Tre của Vịnh Nha Trang như

một thung lũng xanh huyền bí, một bức tranh thủy mặc độc đáo với 18 lỗ golf ở vị
trí đẹp. (Trích nguồn:GolfPlus Vietnam - Connecting Golfer 聽聽)

SVTH: Lê Hoàng Anh

Lớp: K48 QTDVDL& LH


Chuyên đề tốt nghiệp đại học

GVHD: Võ Ngọc Trường Sơn

1.1.2 . Khả năng thu hút khách
Khách golf chi tiêu nhiều hơn 120% so với khách du lịch giải trí nói chung, đó là
lý do tại sao du lịch golf lại là một trong những ngành có ảnh hưởng nhất tới du lịch.
Hàng năm, 25% của 56 triệu golfer trên thế giới sẽ đi nghỉ và golf là mục đích chính
của họ… Trong 5 năm qua, các nước chủ nhà AGTC đã thấy khách du lịch golf của họ
tăng lên đáng kể trong vòng 18 tháng sau đó. Chúng tôi dự kiến doanh thu du lịch golf
tới Đà Nẵng và Việt Nam sẽ tăng 20 triệu USD mỗi năm trong 2018/2019 và sẽ tăng
lên đến 40 triệu USD trong vòng 4-5 năm tới với mức tăng trưởng bền vững tạo ra
doanh thu và việc làm tại Việt Nam. (Trích nguồn:@VietnamGolfMagazine.)
Vinpearl Golf Nha Trang nằm trên thung lũng đẹp như tranh vẽ dọc theo bãi
biển cát trắng nguyên sơ dài 800 mét tại khu du lịch của Vinpearl Land trên đảo Hòn
Tre, vịnh Nha Trang - là một trong 30 vịnh đẹp nhất thế giới được tạp chí Forbes bình
chọn. Được thiết kế bởi IMG Worldwide nổi tiếng, kiệt tác sân golf ấn tượng 18 lỗ,
với số Par chuẩn là 71 này là sân gôn tiêu chuẩn quốc tế đầu tiên của Việt Nam, mang
lại những trải nghiệm golf độc đáo với tầm nhìn ra đại dương xanh.
Sân golf Vinpearl Land Nha Trang như một viên đá quý tuyệt đẹp, với diện tích
6787 mét trải dài trên 180 héc-ta, đi qua thung lũng dọc bờ hồ và bờ biển với những làn
gió nhẹ nhàng chảy qua lòng bàn tay. Cồn cát trắng khéo dài trên bãi biển yên bình và

biến mất trong vịnh nước xanh trong. Hầu hết các tee được nâng cao để cho người chơi
golf một cái nhìn tuyệt vời về những thách thức phía trước. Những thách thức khác
nhau và mức độ rủi ro / phần thưởng đã được tạo ra đặc biệt để thử nghiệm cả các
chuyên gia cũng như người chơi nghiệp dư.(Trích nguồn: ).
1.2. Một số nhân tố ảnh hưởng tới khả năng thu hút khách
1.2.1. Nhóm nhân tố khách quan
1.2.1.1. Điều kiện tự nhiên và hệ thống tài nguyên
- Điều kiện tự nhiên
Là vị trí địa lý, điều kiện khí hậu, nguồn nước, hệ thống động thực vật, địa
hình của điểm du lịch, vùng đó. Điều kiện tự nhiên có ảnh hưởng rất lớn đến sự hấp
dẫn của điểm du lịch trong đó có sân golf, điều kiện tự nhiên sẽ tạo ra sự hấp dẫn
cho sân golf nếu nó có vị trí thuận lợi cho giao thông đi lại, gần các khu du lịch, địa

SVTH: Lê Hoàng Anh

Lớp: K48 QTDVDL& LH


Chuyên đề tốt nghiệp đại học

GVHD: Võ Ngọc Trường Sơn

hình đa dạng phing phú cho các loại hình hoạt động du lịch, khí hậu thích hợp với
con người, thảm thực vật phong phú,...
Vị trí địa lý
Thành phố Nha Trang có diện tích đô thị là 251 km² và dân số khoảng 500.000
người. Phía Bắc giáp thị xã Ninh Hòa , thành phố Cam Ranh ở phía Nam, thị
trấn Diên Khánh ở phía tây và biển Đông về phía đông. Thành phố nằm trên Vịnh
Nha Trang xinh đẹp được Travel & Leisure lựa chọn trong hai năm liên tiếp là một
trong 29 vịnh đẹp nhất trên thế giới. Nha Trang được bao bọc bởi cả ba mặt bởi các

dãy núi và một hòn đảo lớn và bốn hòn đảo nhỏ ở phía thứ tư (trong đại dương ngay
trước mặt khu vực chính của thành phố), ngăn chặn các cơn bão lớn gây thiệt hại
cho thành phố.(Trích nguồn: />Khí hậu
Nha Trang có khí hậu nhiệt đới vùng nhiệt đới với mùa khô kéo dài từ tháng 1 đến
tháng 8 và mùa mưa ngắn hơn từ tháng 9 đến tháng 12 khi lượng mưa trung bình hàng
năm của thành phố là 1.361 milimet (54 inch) từ gió mùa đông bắc. Trong mùa mưa lượng
mưa đặc biệt nặng nhọc từ bão không phải là hiếm, mặc dù thành phố đang được bảo vệ
khỏi những cơn gió tồi tệ nhất.(Trích nguồn: />Điều kiện tự nhiên có ảnh hưởng rất lớn đến sự hấp dẫn của điểm du lịch,
vùng du lịch đó.
Với điều kiện tự nhiên phong phú và đa dạng, ví trí thuận lợi, khí hậu thích
hợp với con người, thảm thực vật phong phú,...đó là điều kiện để thu hút khách du
lịch đến với một điểm, vùng du lịch.
- Hệ thống tài nguyên du lịch
Theo điều 15 Luật du lịch Việt Nam 2017: “Các loại tài nguyên
+ Tài nguyên du lịch tự nhiên bao gồm cảnh quan thiên nhiên, các yếu tố địa
chất, địa mạo, khí hậu, thủy văn, hệ sinh thái và các yếu tố tự nhiên khác có thể
được sử dụng cho mục đích du lịch.
+ Tài nguyên du lịch văn hóa bao gồm di tích lịch sử - văn hóa, di tích cách
mạng, khảo cổ, kiến trúc; giá trị văn hóa truyền thống, lễ hội, văn nghệ dân gian và
các giá trị văn hóa khác; công trình lao động sáng tạo của con người có thể sử dụng
SVTH: Lê Hoàng Anh

Lớp: K48 QTDVDL& LH


Chuyên đề tốt nghiệp đại học

GVHD: Võ Ngọc Trường Sơn

cho mục đích du lịch.”

Tài nguyên du lịch là yếu tố thúc đẩy con người đi du lịch. Những nơi có tài
nguyên du lịch đa dạng sẽ thu hút được nhiều khách tham quan tạo điều kiện phát
triển các hoạt động kinh doanh du lịch. Do vậy trong quá trình kinh doanh và phát
triển du lịch cần phải phối hợp một cách hợp lý giữa khai thác và bảo vệ tài nguyên
du lịch.
1.2.1.2. Tình hình kinh tế, chính trị, luật pháp trong nước và quốc tế.
Tình hình chính trị, luật pháp, kinh tế và an toàn xã hội là những yếu tố vĩ mô
tác động theo cả hai hướng tích cực và tiêu cực đến mức độ hấp dẫn của khách du
lịch của một vùng, một quốc gia.
Sự an toàn là vấn đề được đặt lên hàng đầu đối với khách du lịch khi tham gia
một chương trình du lịch. Vì vậy, một quốc gia có tình hình chính trị luật pháp ổn
định chặt chẽ luôn tạo cho khách du lịch một cảm giác an tâm. Khi đi du lịch họ
luôn mong có được những ngày nghỉ êm đềm, thoái mái, quên đi những lo âu
thường ngày. Khách sẽ chẳng bao giờ lựa chọn những nơi có chính trị, trật tự an
toàn không được đảm bảo.
Việt Nam nói chung Vinpearl Land Nha Trang nói riêng là một điểm đến tuyệt vời
thỏa mãn với tất cả các điều kiện mà một điểm, vùng du lịch cần có.” Vinpearl Land Nha
Trang - thiên đường giải trí đẳng cấp thế giới - nằm trong một trong 29 vịnh biển đẹp
nhất trên thế giới. Du khách có thể tận hưởng kỳ nghỉ trăng mật, tham gia cùng gia đình
trong các trò chơi thú vị, thư giãn trên bãi biển, hoặc thậm chí để thử những trò chơi vui
chơi giải trí hiện đại, Vinpearl Land Nha Trang chắc chắn sẽ đáp ứng được kỳ vọng của
bạn. Vào năm 2015, Vinpearl Land Nha Trang chính thức trở thành thành viên của Hiệp
hội Công viên giải trí Quốc tế (IAAPA) và được bình chọn là khu vui chơi giải trí hấp
dẫn nhất của Việt Nam (do Hiệp hội Du lịch Việt Nam trao tặng)” (Trích nguồn:
/>1.2.1.3. Mối quan hệ giữa ngành du lịch với các ngành khác trong nền kinh tế
quốc dân
Du lịch là một ngành kinh doanh tổng hợp. Để có được một sản phẩm du lịch,
đòi hỏi phải có sự kết hợp của nhiều ngành sản xuất kinh doanh. Sự kết hợp chặt
chẽ giữa du lịch với các ngành kinh tế khác sẽ tạo ra những sản phẩm du lịch có sức


SVTH: Lê Hoàng Anh

Lớp: K48 QTDVDL& LH


Chuyên đề tốt nghiệp đại học

GVHD: Võ Ngọc Trường Sơn

hấp dẫn cao. Một khi vùng, quốc gia có những sản phẩm du lịch độc đáo, thu hút,
hấp dẫn khách du lịch thì kéo theo các ngành dịch vụ ngày các phát triển và khả
năng khách du lịch tới vùng, quốc gia đó rất cao.
1.2.1.4. Mức độ cạnh tranh trên thị tường golf
Hiện nay trên thế giới có hơn 36.000 sân golf. Ở Việt Nam, theo Bộ trưởng Bộ
Tài nguyên và Môi trường Nguyễn Minh Quang, năm 2015, toàn quốc có 58 sân
golf thuộc 24 tỉnh, thành, và đang sử dụng 9,27 nghìn ha đất. Với số lượng sân golf
như trên chúng ta thấy được golf là một hoạt động thể thao không phổ biến và việc
phát triển còn nhiều hạn chế đối với một quốc gia đặt nền nông nghiệp lên hàng
đầu. Tuy nhiên không thể thừa nhận doanh thu mà nó đem lại hằng năm khiến cho
các nhà đầu tư bất chấp nguy hiểm. Các sân golf mở ra ngày càng nhiều đòi hỏi cả
về chất lượng lẫn số lượng, nên sức cạnh tranh ngày càng tăng lên. Khi mức cung
vượt quá mức cầu thì khách hàng sẽ có nhiều sự lựa chọn hơn. Và lúc đó các sân
golf sẽ phải cạnh tranh nhau khốc liệt trên các phương diện về chất lượng, giá cả,
quy mô, thứ hạng,...Vì vậy muốn thu hút khách hợp lí thì cần phải có những chính
sách nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh một cách hiệu quả và lành mạnh.
1.2.1.5. Xu hướng vận động của cầu thị trường
Cầu thị trường luôn biến đổi theo quy luật của nó. Cầu thị trường trong kinh
doanh Golf chịu ảnh hưởng lớn cảu cầu thị trường du lịch. Và khi nó biến động thì
kéo theo sự biến động của cung. Do đó, xu hướng của các nguồn khách có ảnh
hưởng rất lớn tới lượng khách của một sân golf. Chính vì thế, trong kinh doanh golf

phải nghiên cứu rõ xu hướng vận động của cầu để từ đó có thể có những biện pháp
thu hút khách một cách hiệu quả.
1.2.2. Nhóm nhân tố chủ quan
Đây là nhóm nhân tố mà trong kinh doanh golf có thể điều chỉnh được. Có rất
nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sự hấp dẫn và khả năng thu hút khách của khách sạn.
Trong đó có các yếu tố chủ yếu sau:
1.2.2.1. Khả năng tiếp cận
Vị trí thuận lợi của sân golf là nơi có tài nguyên du lịch phong phú, hấp dẫn,
nơi đó là các khu du lịch, nơi có hệ thống giao thông thuận tiện và gần với các điểm
tham quan du lịch trong địa bàn,... Tất cả các yếu tố trên đã góp phần tạo nên sự hấp

SVTH: Lê Hoàng Anh

Lớp: K48 QTDVDL& LH


Chuyên đề tốt nghiệp đại học

GVHD: Võ Ngọc Trường Sơn

dẫn riêng cho mỗi sân golf. Sân golf Vinpearl Golf Nha Trang nằm trên hòn đảo
Hòn Tre và vịnh Nha Trang là trong những vịnh đẹp nhất thế giới do tạp chí forbes
bình chọn. Nằm trong khuôn viên khu du lịch Vinpearl Land mỗi năm thu hút hàng
chục triệu lượt khách đến đây để nghỉ dưỡng tham quan và vui chơi giải trí.
1.2.2.2. Dịch vụ của sân golf
Trong kinh doanh du lịch dịch vụ chiếm tỷ trọng cao hơn nên chất lượng phục
vụ được coi là chất lượng sản phẩm.
Ở đây, chất lượng phục vụ có thể hiểu là số lượng, chủng loại và chất lượng của
các loại dịch vụ du lịch, là chất lượng của cơ sở vật chất kỹ thuật, thể hiện ở trình độ
tay nghề, nội dung và hình thức, phong cách phục vụ của đội ngũ nhân viên.

Để đánh giá chất lượng phục vụ tốt hay không tốt phải là sự tổng hợp của cả
một quá trình khi khách có yêu cầu đến khi kết thúc mọi yêu cầu của khách và có
thể áp dụng mô hình Servqual: Một cách tổng quát nhất, SERVQUAL đưa ra 10
tiêu chí đánh giá chung cho mọi ngành dịch vụ:
1. Mức độ tin cậy (reliability): Khả năng đáp ứng đúng thời hạn và chất lượng
kỳ vọng ngay lần đầu sử dụng dịch vụ.
2. Đáp ứng (Responsiveness): Sự mong muốn và sẵn sàng của nhân viên phục
vụ cung cấp các dịch vụ cho khách hàng.
3. Năng lực phục vụ (Competence): Khả năng chuyên môn về một nghiệp vụ
nhất định để thực hiện dịch vụ.
4. Tiếp cận (access): Mức độ dễ dàng tiếp cận của khách hàng với dịch vụ:
thời gian nhanh chóng, địa điểm phù hợp, thời gian phục vụ tiện cho khách hàng.
5. Lịch sự (Courtesy): Thái độ phục vụ đúng mực, thân thiện đem lại cảm giác
được tôn trọng cho khách hàng.
6. Truyền đạt (Communication): Mức độ dễ hiểu trong truyền đạt thông tin về
dịch vụ đến với khách hàng, đồng thời cũng nói về khả năng lắng nghe, thấu hiểu và
giải đáp những thắc mắc của khách hàng.
7. Tin nhiệm (Credibility): Mức độ tin tưởng của khách hàng vào thương hiệu
của công ty, vào dịch vụ chăm sóc khách hàng của công ty trong quá khứ.
8. An toàn (Security): Mức độ đảm bảo an toàn cho khách hàng về mặt tài
chính, thông tin, tài sản vật chất trước, trong và sau quá trình sử dụng dịch vụ.
9. Hiểu biết khách hàng (Understanding customer): Khả năng liên tục tìm
hiểu, thấu hiểu và đáp ứng những nhu cầu thay đổi của khách hàng, khiến họ cảm
SVTH: Lê Hoàng Anh

Lớp: K48 QTDVDL& LH


Chuyên đề tốt nghiệp đại học


GVHD: Võ Ngọc Trường Sơn

nhận được sự quan tâm của công ty dành cho mình.
10. Những yếu tố hữu hình (Tangibles): Những yếu tố khách hàng dễ nhìn
thấy khi tiếp xúc với dịch vụ như đồng phục nhân viên, cách trang trí, màu sắc,...
uy nhiên, trong thực tế áp dụng, thang đo SERVQUAL thường được rút ngắn
lại và đi sâu vào 5 yếu tố dễ hiểu, dễ triển khai trong đo lường chất lượng dịch vụ,
cụ thể như sau:
1. Tính hữu hình
Cơ sở vật chất, thiết bị, nhân viên và các phương tiện hỗ trợ dịch vụ.
- Các trang trang thiết bị công ty sử dụng có giúp gia tăng trải nghiệm dịch vụ
so với các doanh nghiệp khác không?
- Tổng quan về bài trí, màu sắc, nội thất tại địa điểm cung cấp dịch vụ có tạo
cảm giác đồng nhất và nâng cao trải nghiệm cho khách hàng?
- Nhân viên có mặc đúng đồng phục, gọn gàng, trang nhã, lịch sự tiếp đón
theo đúng chuẩn mực được quy định.
- Tờ rơi và các bài giới thiệu có thể hiện hấp dẫn, đúng theo thiết kế đã định sẵn?
2. Độ tin cậy
Khả năng thực hiện đúng những gì đã hứa, hoặc những gì khách hàng kỳ vọng
vào dịch vụ thông qua những hoạt động động truyền thông của doanh nghiệp. Cụ thể:
- Dịch vụ có được thực hiện đúng thời gian đã định trước.
- Công ty có hỗ trợ nhiệt tình khi gặp sự cố?
- Công ty có thực hiện dịch vụ đúng cam kết ngay lần đầu tiên?
- Công ty có kiểm tra để tránh sai sót trong quá trình thực hiện dịch vụ?
3. Khả năng phản ứng
Cho biết công ty có khả năng phản ứng đủ nhanh và linh hoạt khi cần thiết hay
không.
- Công ty có thể ước lượng và đưa ra khoảng thời gian cụ thể thực hiện một
hoạt động bất thường nào đó, ví dụ như khắc phục sự cố, hay bảo hành định kỳ cho
khách hàng?

- Hoạt động đó có được thực hiện nhanh chóng, tiết kiệm thời gian cho khách

SVTH: Lê Hoàng Anh

Lớp: K48 QTDVDL& LH


Chuyên đề tốt nghiệp đại học

GVHD: Võ Ngọc Trường Sơn

hàng?
- Nhân viên công ty có bao giờ quá bận rộn đến nỗi không đáp ứng được yêu
cầu?
4. Mức độ đảm bảo
Khả năng nhân viên của doanh nghiệp tạo niềm tin cho khách hàng thông qua
tiếp xúc (Về kiến thức, kỹ năng, chuyên môn
- Hành vi của nhân viên công ty khiến khách hàng tin tưởng.
- Nhân viên công ty thể hiện thái đô lịch sự, niềm nở.
- Nhân viên công ty có đủ kiến thức chuyên môn để trả lời các câu hỏi.
5. Sự thấu cảm
Là sự quan tâm và dịch vụ của một công ty dành cho từng khách hàng.
Cũng theo nghiên cứu của các nhà khoa học, thứ hạng của các tiêu chí trên
được xếp hạng như sau:
- Độ tin cậy là quan trọng nhất (32%)
- Khả năng phản ứng (22%)
- Độ đảm bảo (19%)
- Sự thấu cảm (16%)
- Cuối cùng là tính hữu hình (11%).
Hiện nay, mặc dù khoa học kỹ thuật và nhiều lý thuyết kinh doanh đã có sự

biến đổi, mô hình SERVQUAL vẫn đang được đánh giá là mô hình hoàn thiện nhất
để đo lường chất lượng dịch vụ tổng thể cho một doanh nghiệp.
Cùng với sự linh hoạt áp dụng, doanh nghiệp có thể tối ưu hóa 5 yếu tố đơn
giản này trở thành một vũ khí đắc lực trong hoạt động giám sát và cải tiến chất
lượng của mình.
1.2.2.3. Giá cả
Một trong những yếu tố dẫn đến quyết định mua của khách hàng đó chính là
giá cả của hàng hóa - dịch vụ. Khách hàng luôn mong muốn những gì được hưởng
phải phù hợp với số tiền họ bỏ ra, nghĩa là giá cả phải dựa trên 3 phương diện sau:
- Tính hợp lý giữa giá cả và chất lượng được cung cấp có 3 trường hợp xảy ra:
+ Chất lượng tương ứng với giá cả: khả năng thu hút khách hàng tốt
SVTH: Lê Hoàng Anh

Lớp: K48 QTDVDL& LH


Chuyên đề tốt nghiệp đại học

GVHD: Võ Ngọc Trường Sơn

+ Chất lượng cao hơn so với giá cả: khả năng thu hút khách hàng cao
+ Chất lượng thấp hơn giá cả: khả năng thu hút khách hàng kém
- Tính hợp lý của chính sách giá còn thể hiện qua sự tương quan đối với các
đối thủ cạnh tranh: Cùng là các tổ chức, cá nhân kinh doanh trên lĩnh vực sân golf
thì tổ chức, cá nhân nào có mức giá thấp hơn so với đối thủ cạnh tranh mà chất
lượng vẫn được đảm bảo thì họ sẽ có nhiều khả năng thu hút khách hơn. Điều này
khẳng định rằng họ đang nắm trong tay một công cụ cạnh tranh đắc lực đó là chính
sách giá.
- Tính hợp lý của giá cả với yêu cầu của khách hàng mục tiêu: khách hàng của
sân golf bao gồm khách du lịch, khách vãng lai, khách hội viên... đến tiêu dùng sản

phẩm hàng hóa - dịch vụ của sân golf, do đó việc thỏa mãn mọi nhu cầu của toàn bộ
khách hàng là điều không thể thực hiện được. Bởi thế, sân golf chỉ có thể tập trung
sự chú ý của mình vào một bộ phận khách hàng lớn nhất.
1.2.2.4. An toàn
Để duy trì và phát triển hình ảnh tốt đẹp, bên cạnh việc định hướng khai thác
thị trường phù hợp, tăng cường xúc tiến quảng bá, bảo đảm chất lượng sản phẩm,
thì việc đảm bảo an ninh, an toàn cho khách hàng tại các điểm đến, đóng vai trò đặc
biệt quan trọng.
Mất an toàn, an ninh trong du lịch không xảy ra thường xuyên nhưng hậu quả
biểu hiện rất rõ nét. Sự mất an toàn trong du lịch có thể xuất hiện do sự mất lòng tin
về an toàn và tính hấp dẫn của điểm đến gây ra. Đo cảm nhận, suy đoán như vậy,
nên có những ảnh hưởng rất xấu và rất khó khắc phục. Cảm nhận về sự an toàn của
du khách là yếu tố hàng đầu, quyết định sự pahts triển và tiếp tục tăng trưởng của
doanh nghiệp. Do đó, mục tiêu quản lý an toàn, an ninh là giữ vững lòng tin, tái tạo
sự tin tưởng của khách hàng đối với điểm đến.
1.2.2.5. Đội ngũ nhân viên
Kinh doanh sân golf là một bộ phận kinh doanh trong du lịch, và nó mang đầy
đủ những đặc trưng của nghành du lịch, đó là hoạt động kinh doang chủ yếu là dịch
vụ, số lao động trực tiếp nhiều,.... Mật độ tiếp xúc giữa nhân viên và khách hàng rất
lớn trong golf, chính vì vậy mà đòi hỏi nhân viên phải thể hiện tính chuyên môn hóa
cao trong công việc, mặt khác chất lượng của dịch vụ là sự hài lòng của khách hàng,

SVTH: Lê Hoàng Anh

Lớp: K48 QTDVDL& LH


Chuyên đề tốt nghiệp đại học

GVHD: Võ Ngọc Trường Sơn


chất lượng này phụ thuộc vào sự cảm nhận của khách hàng. Sự cảm nhận của khách
hàng thì không có một trang thiết bị nào có thể phản ánh đúng bằng con người, chỉ
có con người mới tác động một cách tích cực vào khách hàng để chuyển biến sự
cảm nhận của khách hàng theo chiều hướng tích cực. Do vậy sự ân cần chu đáo, cởi
mở của nhân viên sẽ để lại ấn tượng cho khách hàng.
1.2.2.6. Kiến trúc cảnh quan
Việc đầu tư vào kinh doanh sân golf là một việc làm đầy mạo hiểm với mộ số
tiền khổng lồ. Chính vì thế mọi hoạt động càng phải thực hiện một cách cẩn thận và
chắc chắn. Theo đó, ngay từ những bước đầu tiên khi xây dựng sân golf đối với nhà
đầu tư khâu thiết kế kiến trúc lại càng được ưu tiên số một vì nó chính là một trong
những nhân tố quan trọng mang lại doanh thu cho sân golf cao.
Thiết kế kiến trúc cho sân golf không phải là công việc đơn giản mà trái lại
phải được thực hiện và tính toán một cách tỉ mỉ. Hơn nữa, việc thiết kế này cần phải
được thực hiện bởi những nhà thiết kế vừa có chuyên môn nghề nghiệp, có kinh
nghiệm thiết kế kiến trúc sân golf, lại vừa phải có khả năng nắm bắt xu hướng, có
óc sáng tạo để tạo ra nét riêng, nét độc đáo cho sân golf, để từ đó tạo nên điểm nhấn
và ấn tượng cho khách hàng, góp phần tăng doanh thu đáng kể cho sân golf.
1.2.2.7. Điều kiện đi lại
Bất kỳ du khách nào cũng mong muốn được chơi golf ở một nơi có địa hình
đẹp, cảnh quan xung quanh đa dạng, nên thơ mang hơi thở của thiên nhiên. Đặc
biệt, đối với khách nước ngoài thì sân golf có vị trí thuận lợi cho việc đi lại, gần khu
nghỉ dưỡng... Là yếu tố quyết định cho sự chọn lựa hình thức thể thao golf. Điều
kiện đi lại đóng vai trò vô cùng quan trọng trong một số trường hợp có tính chất
quyết định đến sự thành công hay thất bại của một sân golf.
1.2.2.8. Cơ sở vật chất
Cơ sở vật chất - kĩ thuật trong kinh doanh sân golf là toàn bộ những tư liệu lao
động dùng để sản xuất và bán các dịch vụ hàng hóa, đáp ứng nhu cầu hoạt động thể
thao, ăn uống và các nhu cầu khác cho khách du lịch trong quá trình tham gia hoạt
động thể thao golf.

Cơ sở vật chất - kĩ thuật bao gồm: hệ thống các hố golf và các trang thiết bị
phục vụ cho quá trình chơi golf,

SVTH: Lê Hoàng Anh

hệ thống nhà hàng,...có ảnh hưởng rất lớn đến

Lớp: K48 QTDVDL& LH


Chuyên đề tốt nghiệp đại học

GVHD: Võ Ngọc Trường Sơn

khai thác, phát triển hệ thống sân golf thu hút khách. Cơ sở vật chất kĩ thuật tốt là
điều kiện thuận lợi giúp cho các hoạt động của sân golf được thông suốt đảm bảo.
1.2.2.9. Danh tiếng của sân golf
Một sân golf uy tín không những giúp quảng cáo hữu hiệu mà còn giúp tiết
kiệm chi phí. Đối với khách hàng quen, họ đã biết được nhiều về uy tín của sân
golf do đó họ có thể trở thành bộ phận quảng cáo tuyệt vời nhất của sân golf thông
qua những việc làm cụ thể như: Giới thiệu bạn bè, người thân, đối tác, khách
hàng... của họ.
Bên cạnh uy tín, thứ hạng của sân golf cũng ảnh hưởng tới khả năng thu hút
khách hàng của sân golf. Bởi thứ hạng thể hiện mức độ chất lượng của sân golf về
nhiều tiêu chí đánh giá. Những khách hàng có khả năng chi trả cao họ thường lựa
chọn cho mình những sân golf có thứ hạng cao, chất lượng dịch vụ tốt nhất.
Mặc dù nền kinh tế phát triển, đời sống của con người tăng lên, khách du lịch
có thể chi trả lớn nhưng không vì thế mà họ mạo hiểm với đồng tiền của mình. Mỗi
khách hàng đều mong muốn đảm bảo rằng mình sẽ được phục vụ chu đáo và chất
lượng với ý nghĩ như vậy khách hàng sẽ lựa chọn những sân golf có danh tiếng trên

thị trường.
1.3. Vai trò và ý nghĩa của hoạt động thu hút khách
Khách du lịch là yếu tố quyết định tới sự phát triển nhu cầu du lịch và phát
triển ngành du lịch. Tuy nhiên mục tiêu hoạt động của ngành du lịch là làm sao thu
hút khách du lịch càng nhiều càng tốt, vì vậy vai trò thu hút khách du lịch là yếu tố
quan trọng.
Ngày nay cuộc sống con người ngày càng được cải thiện, nhu cầu đồi hỏi chất
lượng khắt khe hơn. Sản phẩm có chất lượng, uy tín thì sẽ được tiêu thụ nhiều hơn
vì vậy việc quảng bá để thu hút khách hàng là nhu cầu không thể thiếu đối với mỗi
doanh nghiệp.
Việc thu hút khách du lịch trên thị trường dưới bất cứ hình thức nào đều nhắm
tới mục tiêu thu hút khách du lịch. Đó là lý do các doanh nghiệp luôn đưa ra các
chính sách quảng bá, giới thiệu sản phẩm,... nhằm thu hút khách hàng.
Trên thị trường xuất hiện nhiều hình thức cạnh tranh nhằm mục đích thu hút
khách. Các doanh nghiệp cùng ngành nghề luôn cạnh tranh, đổi mới đưa ra các

SVTH: Lê Hoàng Anh

Lớp: K48 QTDVDL& LH


Chuyên đề tốt nghiệp đại học

GVHD: Võ Ngọc Trường Sơn

chính sách mới để thu hút khách hàng hướng đến sản phẩm của mình.
Như vậy trong kinh doanh, vai trò của việc thu hút khách là rất lớn. Khách
hàng là tiền đề còn làm sao thu hút khách luôn là vấn đề quan trọng không nhỏ đối
với các doanh nghiệp nói chung và kinh doanh sân golf nói riêng.
1.4.Phương pháp đánh giá khả năng thu hút khách của điểm đến

1.4.1. Khả năng thu hút của điểm đến
Khả năng thu hút của điểm đến chính là yếu tố thúc đẩy việc du khách đến
thăm, ở lại điểm đến hoặc di chuyển từ điểm đến này tới điểm đến khác. Theo Hu
và Richie thì khả năng thu hút của điiểm đến “ phản ánh cảm nhận, niềm tin và ý
kiến mà mỗi cá nhân có được về khả năng làm hài lòng khách hàng của điểm đến
trong mối liên hệ với nhu cầu chuyến đi cụ thể của họ” (Hu and Richie, 1993:25).
Có thể thấy rằng khi điểm đến càng có khả năng đáp ứng nhu cầu của du
khách thì điểm đến đó càng dễ dàng được du khách lựa chọn.
1.4.2. Mối quan hệ giữa khả năng thu hút và tính cạnh tranh của điểm đến
Vengesayi đã đề xuất mô hình TDCA (Tourism Destination Competitiveness
and Attractiveness), trong đó khái quát mối liên hệ giữa các yếu tố cung của điểm
đến và yếu tố cầu của du lịch. Khả năng thu hút của điểm đến là những yếu tố nhận
thức của du khách đánh giá về các yếu tố thuộc tính của điểm đến - là phương diện
cầu của một điểm đến. Trong khi đó khả năng cạnh tranh nhìn nhận theo phương
diện cung của điểm đến - đố là các yếu tố phản ánh khả năng của điểm đến mang lại
những trải nghiệm cho du khách khác với các điểm đến tương đồng, là năng lực
doanh nghiệp/công ty sản xuất ra sản phẩm phục vụ hoạt động du lịch được chấp
nhận trên thị trường (Vengesayi, 2003, Tasci et al, 2007). Theo Vengesayi (2003),
mặc dù những khác biệt về khái niệm và ứng dụng trong nghiên cứu khả năng thu
hút và khả năng cạnh tranh của điểm đến là khá rõ ràng, nhưng mọi liên hệ giữa các
yếu tố của hai khái niệm này vẫn khó có thể phân biệt rạch ròi.

CHƯƠNG 2:
SVTH: Lê Hoàng Anh

Lớp: K48 QTDVDL& LH


×