Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

TÀI LIỆU THAM KHẢO BIẾN đổi cơ cấu xã hội TRONG THỜI kỳ CÔNG NGHIỆP hóa HIỆN đại hóa và hội NHẬP QUỐC tế tác ĐỘNG đến ý THỨC bảo vệ TQ CHO THẾ hệ TRẺ HIỆN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (174.03 KB, 19 trang )

Chuyên đề
SỰ BIẾN ĐỔI CƠ CẤU XÃ HỘI - GIAI CẤP TRONG THỜI KỲ ĐẨY MẠNH
CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA VÀ HỘI NHẬP QUỐC TẾ TÁC ĐỘNG
ĐẾN Ý THỨC BẢO VỆ TỔ QUỐC VIỆT NAM XÃ HỘI CHỦ NGHĨA HIỆN NAY

1. Quan niệm về biến đổi cơ cấu xã hội giai cấp và mối quan hệ
giữa công nghiệp hoá, hiện đại hoá, hội nhập quốc tế với biến đổi cơ cấu
xã hội - giai cấp ở nước ta hiện nay
Quan niệm về biến đổi cơ cấu xã hội - giai cấp
Trong lịch sử xã hội có giai cấp, mỗi chế độ xã hội khác nhau có cấu
trúc xã hội - giai cấp khác nhau. Thực chất nói đến khái niệm cơ cấu xã hộigiai cấp là nói đến cấu trúc, sự tồn tại thực tế của các giai cấp, tầng lớp cụ thể
trong xã hội có giai cấp và cùng mối quan hệ tương quan giữa chúng. Hai nội
dung này là hai đặc trưng cơ bản cấu thành của mọi cơ cấu xã hội - giai cấp,
đồng thời nó cũng là hạt nhân trực tiếp biểu hiện những biến đổi cơ cấu xã
hội- giai cấp trong lịch sử và trong từng giai đoạn của một hình thái kinh tếxã hội nhất định.
Sự biến đổi là một thuộc tính đặc trưng của mọi loại hình cơ cấu xã
hội- giai cấp trong lịch sử khi cơ cấu thành phần kinh tế, hoặc chế độ chính trị
có sự thay đổi. các giai cấp, tầng lớp trong một chế độ xã hội bao giờ cũng
gắn liền và là sản phẩm của hệ thống sản xuất nhất định. Mỗi hình thái kinh
tế- xã hội bao giờ cũng phát triển qua các giai đoạn khác nhau, do trình độ
phát triển của sản xuất, của sự biến đổi cơ cấu kinh tế, cơ cấu thành phần kinh
tế quy định và tương ứng với nó là một cơ cấu xã hội - giai cấp biến động. Do
vậy, V.I.Lênin đã yêu cầu: “… mọi giai cấp và mọi nước đều được nhận xét
theo phương diện động ché không theo phương diện tĩnh, nghĩa là trong trạng
thái vận động (Sự vận động này có những quy luật bắt nguồn từ những điều
kiện kinh tế trong đời sống của một giai cấp) chứ không phải trong trạng thái


2
bất động” 1. Điều này, có ý nghĩa rất to lớn đối với quá trình xác định đường
lối chiến lược của Đảng ta, khi mà trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội


còn tồn tại cơ cấu xã hội - giai cấp đa dạng thì không thể chủ quan, buông
lỏng, thiếu định hướng và quản lý từng giai cấp trong xã hội. Có như vậy,
chúng ta mới giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa trong xây dựng cơ cấu xã
hội - giai cấp ở thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập
quốc tế, để từng bước xây dựng thành công cơ cấu xã hội - giai cấp xã hội chủ
nghĩa ở nước ta.
Sự biến đổi cơ cấu xã hội - giai cấp là một hiện tượng kinh tế - xã hội
mang tính chính trị sâu sắc, nó chịu sự quy định của cơ cấu kinh tế, cơ cấu
thành phần kinh tế và là kết quả tác động tổng hợp của các yếu tố khách quan
cùng với sự tác động chủ quan trong một thời kỳ lịch sử xác định. Tuy nhiên,
với tư cách là một hiện tượng tương đối độc lập, cơ cấu xã hội - giai cấp trên
thực tế đã vận động theo một hệ thống quy luật nội tại của riêng nó. Cơ cấu xã
hội - giai cấp còn là và chủ yếu là một hiện tượng xã hội - chính trị. Mà bất cứ
hiện tượng xã hội - chính trị nào cũng đều ở mức độ này hay mức độ khác,
liên quan đến các quan hệ kinh tế - xã hội. Biến đổi cơ cấu xã hội - giai cấp
trong một chế độ xã hội có thể làm biến đổi tương quan địa vị giữa các tập
đoàn người trong một cơ cấu xã hội - giai cấp, có liên quan chặt chẽ đến vị trí
vai trò của họ trong việc chi phối, sử dụng chính quyền nhà nước vào quá
trình phát triển xã hội. Do vậy, giai cấp giữ vị trí thống trị chế độ xã hội bao
giờ cũng coi trọng chính sách giai cấp và thông qua các chính sách kinh tế,
chính trị, văn hoá, xã hội khác để điều chỉnh sự ổn định cơ cấu xã hội - giai
cấp, cũng như địa vị thống trị của giai cấp mình.
Trong xã hội còn có sự phân chia thành các giai cấp, tầng lớp khác
nhau, sự biến đổi cơ cấu xã hội - giai cấp vừa là hiện tượng xã hội mang
tính phổ biến vừa là tất yếu khách quan. Sự điều tiết tác động mang tính
chủ quan của giai cấp thống trị xã hội thông qua hệ thống chính sách kinh
tế - xã hội, nhằm bảo đảm cho địa vị thống trị của mình và phục vụ mục
1

. V.I.Lênin (1915), “Các Mác”, Lênin, Toàn tập, tập 26, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva, 1980, tr. 91.



3
đích, lợi ích của mình. Sự biến đổi của sản xuất, của cơ cấu kinh tế, cơ cấu
thành thần kinh tế; của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá; hội nhập
quốc tế là nhân tố quyết định đến sự biến đổi cơ cấu xã hội - giai cấp trong
mỗi giai đoạn khác nhau của một hình thái kinh tế - xã hội. Sự biến đổi cơ
cấu xã hội - giai cấp là những thay đổi, chuyển dịch hoặc thiếu ổn định về
quy mô, cấu trúc các giai tầng hay trong nội bộ từng giai tầng, cùng mối
quan hệ giữa chúng do sự biến đổi kinh tế và tác động chính trị gây nên
trong quá trình phát triển ở các giai đoạn khác nhau của một hình thái kinh
tế - xã hội nhất định.
Mối quan hệ giữa công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế
với biến đổi cơ cấu xã hội – giai cấp ở nước ta hiện nay.
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế với biến đổi cơ
cấu xã hội – giai cấp là những hiện tượng kinh tế, xã hội dường như khác
nhau, nhưng có mối quan hệ tác động qua lại và là nhân quả của nhau.
Thực chất công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước suy cho cùng là
nhằm phát triển lực lượng sản xuất với mục tiêu đến năm 2020 nước ta trở
thành một nước công nghiệp. Nội dung công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước theo quan điểm của Đảng ta là: tiến hành toàn diện trên các lĩnh vực,
các ngành sản xuất xã hội để tạo ra cơ sở vật chất – kỹ thuật hiện đại và cơ
cấu kinh tế hợp lý…Để thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa,
hiện đại hóa, ở mỗi nước bao giờ cũng phải phát huy sức mạnh nội lực và
ngoại lực. Trong điều kiện sự giúp đỡ của hệ thống xã hội chủ nghĩa không
còn như trước đây, tất yếu chúng ta phải tận dụng thời cơ do xu thế hội
nhập quốc tế ngày càng mở rộng để rút ngắn quá trình công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế vừa đặt ra yêu
cầu cao, vừa tạo điều kiện thuận lợi để nâng cao chất lượng nguồn lực lao

động xã hội và đồng thời ảnh hưởng đến quy mô, tốc độ biến đổi cơ cấu xã
hội – giai cấp ở nước ta. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế
làm biến đổi cơ cấu các giai cấp, tầng lớp của xã hội, cả về cơ cấu, số


4
lượng, chất lượng, đời sống. Mỗi giai cấp, tầng lớp xã hội có những cơ hội
mới và chịu những áp lực mới trong cải tạo chính mình, để đáp ứng yêu
cầu sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế vừa khẳng
định địa vị kinh tế - xã hội khách quan của nó. Trước hết, về cơ hội công
nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế sẽ làm cho công nhân hoá lực
lượng lao động và tạo điều kiện tri thức hoá giai cấp công nhân. Trong đó
giai cấp công nhân là sản phẩm của nền đại công nghiệp, nên có sự biến đổi
toàn diện và theo xu hướng chủ đạo tương xứng vai trò xứ mệnh lịch sử
của nó. Còn những giai cấp, tầng lớp khác với mức độ nhất định đều có
những biến đổi quan trọng, tuy sự biến đổi không ngang bằng nhau. Tốc độ
biến đổi cơ cấu xã hội – giai cấp trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa,
hiện đại hóa và hội nhập quốc tế sẽ diễn ra nhanh, mạnh hơn so với những
chặng đường khác của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Bởi
lẽ, suy cho cùng sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc
tế là một trong những nhân tố có ý nghĩa quyết định trực tiếp đến phát triển
lực lượng sản xuất, năng suất lao động xã hội, kết cấu của nền kinh tế; mà
kết cấu kinh tế lại quyết định kết cấu xã hội.
Ngược lại, cơ cấu xã hội giai cấp có tính độc lập tương đối tác động
trở lại sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và khả năng, hiệu quả trong
hội nhập quốc tế. Trong tính hiện thực của nó, cơ cấu xã hội – giai cấp là
biểu hiện bộ mặt của kết cấu kinh tế, của trình độ phát triển lực lượng sản
xuất xã hội thấp hay cao. Nắm vững mối quan hệ biện chứng giữa công
nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế với sự biến đổi cơ cấu xã hội–
giai cấp, có ý nghĩa quan trọng trong điều chỉnh chính sách kinh tế, xã hội

cho phù hợp để giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa.
2. Đặc điểm của sự biến đổi cơ cấu xã hội - giai cấp trong thời kỳ đẩy
mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, hội nhập quốc tế ở Việt Nam hiện nay
Thứ nhất, sự biến đổi cơ cấu xã hội - giai cấp nước ta còn diễn ra trong
suốt thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Sự biến đổi đó
là phù hợp hiện thực khách quan của một nước từ nền sản xuất nhỏ bỏ qua


5
giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa đi lên chủ nghĩa xã hội. Là một nước có
nền kinh tế chậm phát triển muốn xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội tất yếu
phải trải qua chặng đường công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Đây là chặng
đường có ý nghĩa quyết định khả năng thắng lợi của cả thời kỳ quá độ từ chủ
nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Bởi lẽ, chỉ có đẩy mạnh công
nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước thì mới thúc đẩy lực lượng sản xuất phát
triển, đồng thời là cơ sở tạo ra cơ sở vật chất bảo đảm cho chủ nghĩa xã hội.
Tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước không phải chỉ là
phát triển nền công nghiệp, mà còn là phát triển mọi lĩnh vực sản xuất, từ sản
xuất vật chất và dịch vụ của nền kinh tế, cho đến các khau trang thiết bị,
phương pháp quản lý, tác phong lao động, kỹ năng sản xuất, cơ cấu ngành
nghề… Vì thế, thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và
mở rộng hội nhập quốc tế hiện nay là thời kỳ cải biến quan trọng về phương
thức chủ yếu của sản xuất kinh tế và trao đổi nên sẽ làm thay đổi bộ mặt cơ
cấu xã hội - giai cấp ở Việt Nam.
Thứ hai, đặc trưng cơ bản sự biến đổi cơ cấu xã hội - giai cấp nước ta
trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế
là còn nhiều giai cấp, tầng lớp cùng tồn tại, đa dạng nhưng chưa ổn định.
Đây là đặc điểm thể hiện tính đặc thù, tính phức tạp của sự biến đổi cơ cấu
xã hội - giai cấp ở một nước với nền sản xuất nhỏ đi lên chủ nghĩa xã hội.
Sự tồn tại đa dạng hoặc không thuần nhất trong cơ cấu xã hội - giai cấp

nước ta hiện nay, trước hết biểu hiện ở nhiều giai cấp và tầng lớp xã hội
khác nhau cùng tồn tại trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa. Trong Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Đảng Cộng
sản Việt Nam đã khẳng định: “Trong thời kỳ quá độ, còn nhiều hình thức
sở hữu về tư liệu sản xuất, nhiều thành phần kinh tế, giai cấp, tầng lớp xã
hội khác nhau…” 2; như giai cấp công nhân, giai cấp nông dân, đội ngũ trí
thức, doanh nhân… Sự đa dạng đó đã phản ánh tính phức tạp của cơ cấu xã
hội - giai cấp nước ta hiện nay là ngoài lợi ích chung vì độc lập dân tộc và
2

. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb CTQG, H, 2001, tr. 85.


6
chủ nghĩa xã hội, thì mỗi giai cấp và tầng lớp khác nhau lại có những lợi
ích, tư tưởng, lối sống khác nhau tác động ảnh hưởng lẫn nhau theo cả
chiều tích cực và tiêu cực.
Bên cạnh tính chất đa dạng tồn tại nhiều giai cấp, tầng lớp còn thể
hiện cả tính chất chưa hình thành ổn định các giai cấp, tầng lớp cơ bản
trong cơ cấu xã hội - giai cấp nước ta hiện nay. Tính chất chưa ổn định của
cơ cấu xã hội - giai cấp nước ta hiện nay thể hiện ở sự cơ động, dịch
chuyển từ giai cấp này sang giai cấp kia và ngược lại. Nhưng điều đáng
quan tâm hơn biểu hiện tính chất chưa ổn định của cơ cấu xã hội - giai cấp
nước ta hiện nay là các giai cấp, tầng lớp cơ bản của xã hội vẫn đang biến
đổi và phát triển. So với những nguyên nhân khách quan tác động làm cho
đời sống kinh tế - xã hội chưa thật phát triển, như phương thức sản xuất
nước ta trong lịch sử là mang tính chất phương thức sản xuất Châu Á,
thuộc địa nửa phong kiến, chiến tranh kéo dài, kẻ thù vơ vét tài nguyên và
dùng chính sách “ngu dân để dễ cai trị’. Hiện nay, chúng ta đang đẩy mạnh
sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế, vì thế không

những tác động làm biến đổi giai cấp công nhân mà còn làm biến đổi cả
các giai cấp, tầng lớp xã hội khác.
Thứ ba, cơ cấu xã hội - giai cấp ở nước ta trong thời kỳ đẩy mạnh công
nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và hội nhập quốc tế hiện nay còn tồn tại
mối quan hệ vừa hợp tác, vừa đấu tranh. Chúng ta có thể khẳng định, cơ cấu
xã hội - giai cấp nước ta hiện nay tồn tại đa dạng nhưng trong một chỉnh thể
thống nhất, bởi có sự lãnh đạo của giai cấp công nhân, của Đảng và sự quản
lý của Nhà nước ta. Nhưng các giai cấp, tầng lớp xã hội quan hệ với nhau vừa
phải liên minh hợp tác song cũng còn đấu tranh với nhau. Cơ sở kinh tế quy
định mối quan hệ vừa hợp tác, vừa đấu tranh giữa các giai cấp và tầng lớp xã
hội ở nước ta hiện nay là do tính chất nhiều thành phần kinh tế trong nền kinh
tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa mà chúng ta đang xây dựng. Trong
nền kinh tế ấy, mỗi giai cấp, tầng lớp không thể tồn tại một cách biệt lập mà
đều có quan hệ gắn bó với nhau cả về kinh tế, xã hội và mọi mặt khác. Bên


7
cạnh quan hệ hợp tác đó, thì các giai cấp, tầng lớp cũng cạnh tranh quyết liệt
với nhau trong sản xuất kinh doanh và đấu tranh trên các lĩnh vực khác để
khẳng định vị trí của mình trong xã hội.
Thực tế chứng minh, mối quan hệ giữa các giai cấp, tầng lớp xã hội bao
giờ cũng là mối quan hệ nền móng có ảnh hưởng đến bản chất các mối quan
hệ khác trong xã hội. Cho nên, sự xuất hiện mối quan hệ mới giữa các giai
cấp, tầng lớp trong cơ cấu xã hội - giai cấp nước ta hiện nay, cũng gây ra
những xáo trộn và khó khăn nhất định trong xây dựng quan hệ xã hội lành
mạnh giữa người và người hiện nay.
Thứ tư, sự biến đổi cơ cấu xã hội - giai cấp ở nước ta hiện nay thể hiện
ở đặc điểm kết cấu nhiều tầng, nhiều lớp trong mỗi giai tầng xã hội.
Về cơ cấu của giai cấp công nhân Việt Nam hiện nay: Đang có sự biến
đổi tương đối toàn diện và rõ rệt của giai cấp công nhân Việt Nam cả về chất

lượng, số lượng, cơ cấu, thu nhập, mức sống, nhận thức chính trị, trình độ văn
hoá, tay nghề… về số lượng, vào những năm đầu của đổi mới (1987) giai cấp
công nhân Việt Nam mới có khoảng 2,7 triệu, thì hiện nay số lượng giai cấp
công nhân Việt Nam đã tăng lên khoảng 9,5 triệu, chiếm khoảng 11% dân số
và 21% lao động xã hội 3. Dự báo trong những năm tới số lượng giai cấp công
nhân Việt Nam còn có xu hướng tăng nhanh do đang trong quá trình đẩy
mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, do hội nhập quốc tế mở rộng
hợp tác thu hút đầu tư của nước ngoài vào nước ta.
Về trình độ văn hoá, giai cấp công nhân Việt Nam cũng dần dần được
nâng cao, mặc dù so với những nước công nghiệp phát triển còn có những bất
cập. Nếu mở Mỹ, Nhật, Pháp, giai cấp công nhân đã có khoảng 90% có bằng
đại học, thì ở nước ta vẫn còn 3,3% chưa tốt nghiệp cấp I; 25,1% chưa qua
đào tạo nghề; tốc độ tri thức hoá đội ngũ công nhân chậm, chỉ có khoảng 30%
công nhân kỹ thuật cao trong các ngành công nghiệp và dịch vụ tạo ra sản
phẩm có hàm lượng tri thức cao… 4. Về thu nhập và đời sống, nhìn chung giai
cấp công nhân đã có sự cải thiện nhất định, chỉ có một số ít công nhân không
3
4

. Thông tin công tác tư tưởng, lý luận, số 9/2006, tr. 17.
. Tạp chí Cộng sản, Số 123/2007.


8
có việc làm thường xuyên thì phải tìm nghề phụ để sinh sống, còn đa số công
nhân có việc làm thì thu nhập và đời sống tạm ổn định.
Về cơ cấu ngành nghề, giai cấp công nhân Việt Nam hiện nay lao động
ở tất cả các vùng, miền, các ngành sản xuất, ở mọi thành phần kinh tế, ở trong
nước và cả ở nước ngoài. Cùng là giai cấp công nhân Việt Nam, nhưng có
công nhân làm chủ trong các doanh nghiệp nhà nước, có công nhân bị bóc lột

trong các doanh nghiệp tư nhân, công ty liên doanh hoặc 100% vốn đầu tư
của nước ngoài… Tính phức tạp trong cơ cấu giai cấp công nhân làm cho việc
phát huy vai trò lãnh đạo, tính tiền phong của nó trong thời kỳ cách mạng mới
gặp nhiều khó khăn và phức tạp.
Cùng với quá trình thực hiện đường lối công nghiệp hoá, hiện đại hoá
đất nước, giai cấp công nhân Việt Nam có vai trò ngày càng tăng nhưng đời
sống vật chất, tinh thần chưa dược cải thiện tương xứng. là giai cấp giữ vai trò
lãnh đạo xã hội, nhưng vẫn xuất hiện không ít những hiện tượng tiêu cực,
thực dụng muốn lao động ở những cơ sở “liên doanh” hơn “quốc doanh”, bởi
lý do ở đó có thu nhập cao hơn. Một bộ phận công nhân vẫn còn chịu ảnh
hưởng không nhỏ tâm lý tiểu nông, xu hướng công nhân hoá lực lượng lao
động và tri thức hoá giai cấp công nhân diễn ra còn chậm. Có bộ phận công
nhân có biểu hiện thờ ơ với những vấn đề chính trị - xã hội. Kết quả khảo sát
ở Đồng Nai cho thấy 95% công nhân trả lời chỉ quan tâm đến việc làm và thu
nhập; có 40% công nhân được hỏi có quan tâm đến định hướng xã hội chủ
nghĩa; 3,5% không trả lời; tỷ lệ công nhân là đảng viên thấp, năm 2005 chỉ
chiếm 6,87%. đấu tranh đòi quyền lợi mang tính chất tự phát, với số lượng
cuộc đình công lớn ít thông qua tổ chức công đoàn, nếu như từ 1995 đến 2005
tất cả các khu công nghiệp, khu chế xuất tại Thành phố Hồ Chí Minh có 437
vụ đình công thì riêng 6 tháng đầu năm 2006 có 303 vụ, có vụ đình công số
lượng công nhân tham gia lên tới hàng nghìn người kéo dài 1 ÷ 2 ngày… 5.
Trong tình hình hiện nay, chúng ta có thể nhận thấy rằng giai cấp công
nhân Việt Nam đã có nhiều biến đổi theo chiều hướng ngày càng phát triển cả
5

. Tạp chí Cộng sản, Số 23/2007.


9
về số lượng và chất lượng, đang tỏ rõ là một giai cấp tiên phong giữ vai trò

lãnh đạo xã hội. Tuy nhiên, một bộ phận không nhỏ công nhân chưa được rèn
luyện trong môi trường công nghiệp hiện đại, chưa hoàn toàn thực sự có lối
sống, tác phong công nghiệp và phẩm chất, tâm lý tương xứng. Do đó, trong
điều kiện tồn tại cơ cấu xã hội - giai cấp đa dạng, phức tạp như hiện nay đang
đặt ra những đòi hỏi giai cấp công nhân Việt Nam phải thực sự trưởng thành
về mọi mặt, thì mới bảo đảm và giữ vững vị trí, vai trò giai cấp lãnh đạo xã
hội phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Về cơ cấu giai cấp nông dân hiện nay cũng đã có sự biến đổi khác
những giai đoạn trước cả về cơ cấu, ngành nghề và đời sống. Sự biến đổi
trong giai cấp nông dân hiện nay trước hết thể hiện ở kết cấu giai cấp. Nếu
trước những năm đổi mới đất nước giai cấp nông dân tương đối thuần nhất,
gồm bộ phận đông đảo và chủ yếu là nông dân tập thể, chỉ có một bộ phận
nhỏ còn lại là cá thể, thì ngược lại hiện nay giai cấp nông dân có cơ cấu rất đa
dạng và phức tạp. Số lượng giai cấp nông dân hiện nay có xu hướng giảm dần
(trước chiếm 90% dân cư nay còn khoảng 72% dân số và 60% lao động xã
hội) 6. Số hộ nông dân sản xuất thuần nông giảm, số hộ nông dân kết hợp sản
xuất nông nghiệp với sản xuất tiểu thủ công nghiệp hoặc chăn nuôi, buôn bán
nhỏ, làm dịch vụ tăng. Hiện tại đang hình thành một bộ phận nông dân sản
xuất hàng hoá lớn, gắn liền với hình thức “Kinh tế trang trại”, tính đến năm
2006 cả nước đã có khoảng 113.730 trang trại; có bộ phận nông dân lao động
có tính chất công nghiệp, nhưng bên cạnh đó còn tồn tại bộ phận ở vùng sâu,
vùng xa sản xuất với hình thức tự cấp tự túc và làm ăn không hiệu quả đã bán
ruộng đi làm thuê. Đời sống vật chất và tinh thần của người dân nông thôn
còn thấp, tỉ lệ hộ nghèo còn cao, nhất là vùng đồng bào dân tộc, vùng sâu,
vùng xa; chênh lệch giàu – nghèo giữa thành thị và nông thôn, giữa các vùng
còn lớn, phát sinh nhiều vấn đề xã hội bức xúc. Thu nhập bình quân hàng
tháng của một nhân khẩu nông thôn còn thấp (năm 2006 là 506.000 đồng, chỉ
bằng 47,8% so với bình quân của dân cư đô thị). Hiện còn 58 huyện có tỉ lệ
6


. Tạp chí Cộng sản, Số 8/2008, tr. 53.


10
h nghốo trờn 50%. T l h nghốo ca ng bo dõn tc thiu s cũn cao.
Chờnh lch thu nhp gia cỏc nhúm thp nht nụng thụn vi nhú cú thu
nhp cao nht, khỏ nht. i sng ca mt b phn ln nụng dõn b thu hi
t nụng nghip gp nhiu khú khn. S ngi ra thnh ph kim vic lm
ngy cng tng, nm 1997 mi ch cú khong 600 nghỡn ngi thỡ n nm
2007 l 1,1 triu ngi t nụng thụn ra thnh ph kim vic lm7.
Hin nay, trong giai cp nụng dõn nc ta ang din ra s phõn hoỏ
giu nghốo ngy cng rừ, cú b phn nụng dõn lm n phỏt t m rng quy
mụ sn xut v cú b phn nụng dõn sn xut hiu qu thp ó bỏn rung i
lm thờu hoc b rung khụng sn xut nh ng bng sụng Cu Long, cỏc
tnh Tõy Nam b v Tõy Nguyờn. Nụng dõn nc ta hin nay ang gp phi
nhiu bt li nh tớch lu t sn xut nụng nghip rt thp, kh nng ti chớnh
hn hp; rung t canh tỏc ngy cng b thu hp; trỡnh dõn trớ thp chuyn
i ngh nghip khú khn v sc cnh tranh v hng hoỏ kộm Trong s
nghip cụng hoỏ, hin i hoỏ, hi nhp quc t hin nay giai cp nụng dõn
Vit Nam s cũn mt n nh v cũn phõn hoỏ sõu sc. Nhn bit c xu
hng ny, trong Ngh quyt Trung ng by khoỏ X, ng cng sn Vit
Nam ó ra Ngh quyt chuyờn v nụng nghip, nụng dõn, nụng thụn; v
Nh nc ta cú nhng i mi chớnh sỏch chm lo ci thin i sng, ng
thi cú nhng bin phỏp gii quyt hiu qu vn nụng dõn - nụng thụn nụng nghip trong nhng nm ti.
V c cu i ng trớ thc nc ta hin nay ó cú s bin i phong
phỳ a dng v c cu ngh nghip, thnh phn xó hi - giai cp xut thõn
ngun gc o to. Trớ thc nc ta xut thõn t nhiu giai cp, tng lp xó
hi, nht l t cụng nhõn v nụng dõn. Phn ln trớ thc Vit Nam hin nay
trng thnh trong xó hi mi, dõn ch hỡnh thnh t nhiu ngun o to
trong nc v ngoi nc, vi nhiu th h ni tip nhau, trong ú cú b phn

trớ thc ngi Vit Nam nc ngoi. V s lng, i ng trớ thc nc ta
hin nay cú s phỏt trin khỏ nhanh chúng. Hin nay Vit Nam cú khong 2,6
7

Ban Tuyên giáo Trung ơng, Tài liệu nghiên cứu các nghị quyết Hội nghị Trung ơng
bảy, khoá X, Nxb CTQG, Hà Nội, 2008, tr 135


11
triệu người có trình độ đại học trở lên, chiếm 4,5% lực lượng lao động; trong
đó có trên 18 nghìn thạc sĩ; 16 nghìn tiến sĩ và tiến sĩ khoa học; trên 6 nghìn
giáo sư và phó giáo sư; ước tính tổng số trí thức, công chức viên chức của cả
nước hiện nay là khoảng 3,5 triệu người. Số lượng tri thức làm việc trong khu
vực sự nghiệp chiếm 71%; khu vực hành chính chiếm gần 22%; khu vực kinh
doanh 7%; trí thức Việt Nam ở nước ngoài khoảng 400 nghìn người chiếm
trên 10% số người Việt Nam đang ở nước ngoài.
Do chính sách của Đảng, Nhà nước cùng sự phát triển của nền kinh tế,
văn hoá, khoa học và công nghệ, với sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá
và sự mở rộng hội nhập quốc tế, đội ngũ trí thức nước ta đã có sự biến đổi
nhanh chóng về số lượng và chất lượng. Tầng lớp xã hội này sẽ ngày càng có
sự phong phú về cơ cấu ngành nghề, sự đa dạng về nguồn đào tạo, về thành
phần xã hội - giai cấp xuất thân, sự phân hoá về thu nhập… Đi liền với những
vấn đề đó, sẽ có thể nảy sinh tính chất phức tạp trong đội ngũ tri thức về ý
thức, quan điểm chính trị… Dù xưa hay nay, qua mọi thời kỳ lịch sử của dân
tộc, thời kỳ khác nhau có thể đem lại sự khác nhau giữa các thế hệ trí thức
Việt Nam, về hoàn cảnh xã hội, nhiệm vụ lịch sử, về cách tư duy và hành
động. Có những trí thức trở thành hiền tài thường xuyên rèn luyện danh tiết
để hết lòng phục vụ đất nước, nhưng cũng cần cảnh giác với một số ít trí thức
vì thích danh và hám lợi mà sẵn sàng bán rẻ lợi ích của Tổ quốc, cam chịu
làm tôi tớ cho kẻ thù.

Nghị quyết Trung ương 7 khoá X của Đảng Cộng sản Việt Nam đã đổi
mới nhận thức về đội ngũ trí thức cả về đánh giá thực trạng, quan điểm và
biện pháp xây dựng đội ngũ trí thức trong giai đoạn cách mạng mới. Vì thế,
đội ngũ trí thức sẽ tiếp tục phát huy vai trò của mình, đem trí tuệ, tài năng,
công sức cùng Đảng, Nhà nước và nhân dân phấn đấu cho mục tiêu “dân giàu,
nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh’. Tuy nhiên, trong nền
kinh tế thị trường sự mở rộng hợp tác đầu tư với nước ngoài và sự phát triển
mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại, với đa dạng hóa
nguồn đào tạo trí thức cả ở những nước tư bản chủ nghĩa thì phải chú trọng


12
công tác quản lý, bồi dưỡng và sử dụng để họ trở thành nguyên khí quốc gia
thực sự. Đội ngũ trí thức nước ta hiện nay được tập hợp từ nhiều thành phần
xã hội, cho nên tư tưởng, tâm lý của họ không thuần nhất, dễ dao động tước
các biến cố xã hội, của khu vực và thế giới.
Tầng lớp tiểu thương, tiểu chủ: Từ khi thực hiện đường lối phát triển
nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, tầng lớp tiểu thương, tiểu
chủ tăng nhanh, nhất là ở thành thị. Ở nông thôn số cơ sở sản xuất kinh doanh
cá thể phi nông nghiệp khoảng 3.05.001 cơ sở, đã thu hút khoảng 5.583.617
lao động 7. Họ tự bỏ vốn, tự kinh doanh, thuê hoặc không thuê công nhân; thu
nhập của họ cũng không bằng nhau, không chắc chắn, nhưng một số trong
tầng lớp này đã và đang trở thành giàu có, trở thành các thương gia.
Tầng lớp tiểu thương, tiểu chủ được hình thành từ nhiều thành phần xã
hội như công nhân, nông dân, trí thức; kinh doanh ở mọi địa bàn, cả nông
thôn và thành thị, cả lĩnh vực sản xuất, kinh doanh…
Tầng lớp doanh nhân: Từ khi có Luật công ty và doanh nghiệp tư nhân
ra đời (cuối năm 1990), các cơ sở doanh nghiệp tư nhân tăng nhanh. Năm
1991 cả nước có 121 doanh nghiệp, thì đến năm 2005 đã có 105.169 doanh
nghiệp 8. Hiện nay đã hình thành trên thực tế một tầng lớp doanh nhân Việt

Nam, Nhà nước đã lấy ngày 14 tháng 10 hàng năm là ngày truyền thống để
tôn vinh họ.
Tầng lớp doanh nhân là những người thành đạt trong sản xuất kinh
doanh, được tập hợp từ các giai tầng xã hội khác nhau, nhưng địa vị xã hội
hiện tại của họ là những “ông chủ” của các cơ sở sản xuất kinh doanh trên
nhiều ngành nghề, nhiều lĩnh vực sản xuất. Trong các doanh nghiệp, quan hệ
chủ với thợ, ông chủ với người làm thuê rất rõ ràng. Các doanh nhân có vai
trò tích cực trong phát triển sản xuất kinh doanh, giải quyết việc làm cho
người lao động nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo dựng và giữ gìn thương
hiệu hàng hoá Việt Nam, góp phần nâng cao vị thế của đất nước trên trường
quốc tế. Nhiều doanh nhân thành đạt đã phát huy truyền thống tốt đẹp của dân
7
8

. Niên giám Thống kê, Tổng cục Thống kê, Nxb TK, H, 2007, tr. 189 - 191.
. Niên giám Thống kê, Tổng cục Thống kê, Nxb TK, H, 2007, tr. 121.


13
tộc là “lá lành đùm lá rách”, chú trọng công tác từ thiện và đóng góp thuế cho
Nhà nước đúng pháp luật. Song cũng có doanh nhân đã tìm mọi sơ hở của
pháp luật để lậu thuế, ít quan tâm đến lợi ích của cộng đồng và cải thiện cho
người lao động…
Một số nhóm xã hội khác: Cùng với các giai cấp, tầng lớp xã hội chủ
yếu, trong xã hội ta đã xuất hiện những nhóm xã hội khác. Việc nghiên cứu để
định danh cho những nhóm xã hội mới cần phải thận trọng điều tra, nhưng
cũng cần chính xác, khách quan và nhanh chóng. thực tế ở nước ta trong
những năm gần đây chưa có nhiều công trình nghiên cứu có tầm quốc gia về
biến đổi cơ cấu xã hội - giai cấp, để làm rõ hơn và đi đến thừa nhận sự tồn tại
thực tế của một số nhóm xã hội. Trên cơ sở đó, để xác đinh những giải pháp,

chính sách xã hội để quản lý và điều chỉnh hoạt động của họ cho đúng định
hướng xã hội chủ nghĩa. Một bộ phận dân cư ở các tỉnh thành phía Nam sống
chủ yếu dựa vào nguồn tiền viện trợ của người thân ở nước ngoài gửi về. Họ
không phải lao động vất cả, nhưng có đời sống vật chất tương đối cao đã ảnh
hưởng không nhỏ đến lối sống, tâm lý của người dân lao động chân chính.
Đặc biệt, trong xã hội ta đã xuất hiện một bộ phân viên chức, công nhân, nông
dân… do cơ may xã hội hoặc do các mối liên hệ liên kết làm ăn ngầm đã giàu
lên nhanh chóng… với những lượng tài chính có trong tay, họ cũng có thể gây
ra những bất ổn xã hội.
Những phân tích trên đây để thấy rõ hơn bộ mặt cơ cấu xã hội - giai cấp
nước ta trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và hội
nhập quốc tế đã có sự biến đổi đa dạng, phức tạp. Đảng và Nhà nước ta đã chú
trọng đổi mới chính sách kinh tế - xã hội phù hợp, với quy luật khách quan,
nhưng vẫn giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa trong xây dựng cơ cấu xã hội giai cấp. Song, thực tiễn cho thấy sự tồn tại đa dạng các giai cấp, tầng lớp xã hội là
gắn liền với sự tồn tại đa dạng lối sống, lợi ích và làm gia tăng khoảng cách giàu
nghèo trong xã hội. Về cơ bản, lợi ích của các giai cấp, tầng lớp xã hội thống nhất
với lợi ích dân tộc trong quá trình phấn đấu vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã
hội công bằng, dân chủ, văn minh. Song trên thực tế, đã ẩn chứa những mầm


14
mống của sự đối nghịch giữa lợi ích cá nhân, lợi ích nhóm nhỏ với lợi ích cộng
đồng, lợi ích dân tộc. Sự đối nghịch về lợi ích có thể dẫn đến hiện tượng triệt tiêu
tính cộng đồng ở một số người. Điều đó, đã ảnh hưởng không nhỏ đến xây dựng
ý thức bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa hiện nay.
Ý thức nói chung có kết cấu phức tạp, bao gồm nhiều thành tố quan hệ
với nhau. Nghiên cứu cấu trúc của ý thức bao gồm các yếu tố như tri thức,
tình cảm, ý chí. Ý thức bảo vệ Tổ quốc được hình thành, phát triển của mỗi
quốc gia, dân tộc. Ý thức bảo vệ Tổ quốc phản ánh nội dung, yêu cầu của
nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trên cả hai phương diện tự nhiên - lịch sử và chính

trị - xã hội. Mỗi kiểu loại tổ quốc đã tồn tại trong lịch sử đều do giai cấp
thống trị giữ vai trò đại biểu, do đó ý thức bảo vệ Tổ quốc phản ánh lợi ích
kinh tế và chính trị của giai cấp thống trị.
3. Xây dựng ý thức bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN trước tác động
của biến đổi cơ cấu xã hội- giai cấp trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH
và hội nhập quốc tế hiện nay.
Bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa là nhiệm vụ chiến lược gắn bó hữu cơ
với nhiệm vụ xây dựng chủ nghĩa xã hội trong suốt tiến trình cách mạng xã
hội chủ nghĩa. Bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa là một quy luật khách quan,
cùng với nhiệm vụ xây dựng chủ nghĩa xã hội mà hình thành nên sự phong
phú đa dạng ở mỗi nước và mỗi giai đoạn cách mạng khác nhau. Ý thức bảo
vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa được học thuyết Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí
Minh đã chỉ dẫn có vai trò to lớn trong huy động sức mạnh quần chúng nhằm
chống lại âm mưu, thủ đoạn chống phá của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực
thù địch đối với các nước xã hội chủ nghĩa.
Ý thức bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa phản ánh quy luật
dựng nước phải đi đôi với giữ nước trong lịch sử dân tộc, ngày nay là xây
dựng chủ nghĩa xã hội gắn chặt với bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa dưới sự
lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Ý thức bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã
hội chủ nghĩa được xây dựng trên nền tảng chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng
Hồ Chí Minh, kế thừa truyền thống yêu nước, quyết tâm giữ nước, không chịu


15
mất nước, không chịu làm nô lệ đã được hun đúc trong suốt mấy nghìn năm
dựng nước, giữ nước của dân tộc. Chính điều này làm cho ý thức bảo vệ Tổ
quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa có thể thẩm thấu đến mọi tầng lớp nhan dân,
phù hợp với trình độ nhận thức của họ.
Nếu những giai đoạn cách mạng trước đây, xã hội chủ nghĩa chỉ tồn tại
thuần nhất giai cấp công nhân, giai cấp nông dân và trí thức trong điều kiện

phân hoá xã hội và chênh lệch về lợi ích kinh tế với khoảng cách chưa doãng
xa nhau thì việc xây dựng ý thức bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa khá thuận
lợi. Trái lại, trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước
và hội nhập quốc tế đã làm biến đổi cơ cấu xã hội - giai cấp ở nước ta hiện
nay theo xu hướng đa dạng và phức tạp hơn. Vì vậy, trong việc xây dựng ý
thức bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa tất yếu sẽ có những thuận lợi
và khó khăn, khác với những giai đoạn trước đây.
Những thuận lợi giáo dục ý thức bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ
nghĩa trong điều kiện có sự biến đổi cơ cấu xã hội - giai cấp nước ta hiện nay
tuy có sự biến đổi đa dạng nhưng vẫn giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa,
giai cấp công nhân vẫn giữ vai trò chủ đạo, thông qua sự lãnh đạo của Đảng,
quản lý của Nhà nước. Đảng, Nhà nước ta luôn quan tâm đổi mới chính sách
kinh tế, chính sách xã hội và bảo vệ lợi ích chính đánh của từng giai tầng, coi
trọng cả lợi ích xã hội - tập thể - từng cá nhân. Trong xã hội tuy còn có sự
khác biệt về lợi ích giữa các giai cấp này với giai cấp khác, giữa các tầng lớp
và các nhóm xã hội nhưng không đến mức nảy sinh xung đột, mâu thuẫn đối
kháng giữa các giai tầng.
Đảng, Nhà nước ta luôn giữ vững và kiên định với con đường đi lên
chủ nghĩa với mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn
minh. Luôn luôn chú trọng giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc, phát huy truyền
thống quý báu của dân tộc lên một tầm cao mới như yêu nước gắn liền với
yêu chủ nghĩa xã hội; xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Cùng với
những thành tựu mà toàn Đảng, toàn dân ta đã đạt được trên các lĩnh vực của
đời sống xã hội, trong nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.


16
Vì thế, việc giáo dục xây dựng ý thức bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ
nghĩa cho mọi tầng lớp dân cư trong xã hội có những thuận lợi nhất định. Tuy
nhiên, chúng ta cũng phải thấy rằng bên cạnh những thuận lợi là cơ bản, cũng

cần nhận thấy những khó khăn mới trong xây dựng ý thức bảo vệ Tổ quốc xã
hội chủ nghĩa cho các giai tầng xã hội trước tác động của biến đổi cơ cấu xã
hội - giai cấp hiện nay.
Thứ nhất, giáo dục nâng cao nhận thức về nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc xã
hội chủ nghĩa sẽ có những khó khăn và không đồng nhất trong các giai tầng
xã hội, nhiệm vụ phát triển kinh tế dễ được đề cao hơn. Trong thời kỳ đẩy
mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và hội nhập quốc tế, các giai
tầng xã hội có cơ hội phát triển năng lực sản xuất của mình và dường như thu
nhập của mỗi thành viên trong xã hội tăng cao hơn những thời kỳ trước.
Những nước trước đây là kẻ thù không đội trời chung với dân tộc Việt Nam
như Pháp, Mỹ, đã gây lên bao nhiêu tội ác với nhân dân ta nhằm xoá bỏ Tổ
quốc xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam nhưng không thành. Nay trong xu thế mở
rộng hội nhập quốc tế, những tập đoàn tư bản của họ đã đến với Việt Nam dễ
dàng thông qua đầu tư hợp tác kinh tế. Điều đó, dễ dẫn đến mơ hồ trong nhận
thức phân biệt đối tượng và đối tác cho rõ ràng ở các nhóm xã hội cho đúng
quan điểm của Đảng ta hiện nay. Dễ dấn đến sự ngộ nhận trong một bộ phận
dân cư đã cho rằng theo quan điểm của Đảng ta là Việt Nam muốn là bạn đối
với tất cả các nước, đang cần thu hút đầu tư quốc tế và phát triển kinh tế là
nhiệm vụ trung tâm, nên không cần quan tâm chi phí nhiều cho nhiệm vụ bảo
vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa như những giai đoạn trước đây.
Thứ hai, xây dựng tình cảm và thái độ cho các giai tầng đối với nhiệm
vụ bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa khó có thể sâu sắc, thiêng liêng
như những thời kỳ trước. Tình cảm, thái độ là một đặc trưng mang tính tâm lý
xã hội cao của con người. Nó chỉ được hình thành trên cơ sở nhận thức đúng
đắn cả về tri thức thông thường và cả tri thức lý luận của nhiệm vụ bảo vệ Tổ
quốc xã hội chủ nghĩa. Tình cảm, thái độ của mỗi thành viên trong các giai
tầng xã hội đối với nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa,


17

không phải là cái trừu tượng khó nhận biết. Nó thường được vun đắp từ tình
yêu thương con người, đồng loại, tình yêu quê hương, gia đình, nơi sinh thành
ra mỗi con người. Tình yêu thương chân chính của mỗi con người, sẽ là động
lực thôi thúc lương tâm của họ phải có hành động đúng đắn đối với nhiệm vụ
bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.
Song do sự tồn tại đa dạng cơ cấu xã hội - giai cấp, sự đa dạng và phân
hoá lợi ích giữa các giai tầng có xu hướng doãng ra, tài sản, thu nhập của mỗi
thành viên xã hội có sự khác biệt nhau; chênh lệch giữa nhóm thu nhập cao
với nhóm thu nhập thấp ở nước ta hiện nay là 8,3 lần 9. Mặc dù Đảng, Nhà
nước ta đã có nhiều biện pháp tích cực để hạn chế khoảng cách phân hoá giàu
nghèo trong xã hội, nhưng trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại
hoá và hội nhập quốc tế chưa thể khắc phục ngay được, mà còn là một quá
trình lâu dài. Điều đó, cũng có nghĩa mối quan hệ xã hội còn tồn tại đa dạng,
mỗi giai tầng có địa vị kinh tế - xã hội, lối sống khác nhau. Vì thế, việc xây
dựng tình cảm và thái độ cho mỗi thành viên trong các giai tầng xã hội đối với
nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa sẽ khó có thể ngang
bằng nhau.
Thứ ba, xây dựng ý chí và hành động tích cực cho mỗi thành viên trong
các giai tầng xã hội đối với nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa sẽ có
sự phân hoá, khác biệt nhất định. Ý chí là một trong những thành tố cơ bản
cấu thành nên ý thức, muốn xây dựng ý thức bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa
cho nhân dân không thể không chú trọng xây dựng ý chí và hành động tích
cực trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa cho họ. Xây
dựng ý chí và hành động tích cực cho các nhóm xã hội đối với nhiệm vụ bảo
vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, thực chất là tạo nên sự đồng thuận và nỗ lực của
mỗi cá nhân đối với nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa
trong thời kỳ mới mà Đảng ta đã xác định.
Về lý luận và thực tiễn đều chứng minh, nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc xã
hội chủ nghĩa sẽ vận động theo quy luật khách quan, quy luật nội tại của nó.
9


. Niên giám Thống kê, Tổng cục Thống kê, Nxb TK, H, 2007, tr. 600.


18
Bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong điều kiện kẻ thù đã tận dụng
thành tựu của cuộc cách mạng khoa học, công nghệ hiện đại chế tạo ra trang
bị vũ khí công nghệ cao có khả năng huỷ diệt cao… Điều đó, đã tác động
không nhỏ đến niềm tin, sự nỗ lực và tính tích cực của mỗi người dân trong
thực hiện nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa hiện nay và
những năm tới. Người giàu và người nghèo trong xã hội ở mức độ khác nhau
sẽ có cách thức ứng xử khác nhau trong nỗ lực, trong hành đồng thực tế thực
hiện nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa mà Đảng và Nhà nước ta đã
đề ra. Thực tế hiện nay chứng minh, một số con nhà giàu có đến tuổi thực
hiện nghĩa vụ quân sự thì thường tìm mọi cách để được miễn nghĩa vụ quân
sự. Nếu có phải nhập ngũ theo Luật nghĩa vụ quân sự, thì con nhà giàu cũng
có lợi thế hơn con nhà nghèo hay dân thường.
Phân tích sự tác động của biến đổi cơ cấu xã hội - giai cấp trong thời kỳ
đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và hội nhập quốc tế sẽ làm
cho việc xây dựng ý thức bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa hiện nay
sẽ khó khăn, phức tạp hơn so với những giai đoạn trước đây. V.I.Lênin đã
khẳng định: “Kết cấu xã hội của xã hội và chính quyền có nhiều biến đổi, nếu
không tìm hiểu các biến đổi này thì không thể tiến được một bước trong bất
kỳ lĩnh vực hoạt động xã hội nào”

10

. Nếu Đảng, Nhà nước ta nắm vững

những thuận lợi và khó khăn trong xây dựng ý thức bảo vệ Tổ quốc Việt Nam

xã hội chủ nghĩa trước tác động của biến đổi cơ xã hội - giai cấp thì sẽ có
những biện pháp hữu hiệu.
Đề xuất một số giải pháp nhằm xây dựng ý thức bảo vệ Tổ quốc Việt
Nam xã hội chủ nghĩa trong điều kiện có sự biến đổi cơ cấu xã hội - giai cấp ở
nước ta hiện nay
Chú trọng công tác giáo dục toàn dân, cho nhân dân: Như chiến lược,
nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong giai đoạn cách
mạng mới; giáo dục âm mưu, thủ đoạn của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực

10

. Lênin, Toàn tập, tập 20, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva, 1980, tr,. 221.


19
thù địch sử dụng chiến lược “diễn biến hoà bình” để chống phá sự nghiệp xây
dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, để mỗi người dân biết và đề phòng.
Đẩy mạnh sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và giữ vững định
hướng xã hội chủ nghĩa trên các lĩnh vực của đời sống xã hội.
Thực hiện nghiêm túc luật thuế về bảo vệ an ninh, quốc phòng đối với
mọi doanh nghiệp, cơ sở sản xuất trong toàn xã hội cho Nhà nước ta.
Thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở, pháp luật hoá quyền lợi và
nghĩa vụ công dân.
Đảng, Nhà nước ta luôn luôn đổi mới chính sách xã hội, chính sách giai
cấp cho phù hợp thực tế, chăm lo đời sống vật chất tinh thần của toàn dân…



×