Tải bản đầy đủ (.pdf) (70 trang)

Dạy học từ hán việt cho học sinh lớp 5 trong trường tiểu học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.13 MB, 70 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC
=======o0o=======

NGUYỄN THỊ THU THỦY

DẠY HỌC TỪ HÁN VIỆT
CHO HỌC SINH LỚP 5
TRONG TRƢỜNG TIỂU HỌC
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: PPDH môn Tiếng Việt ở Tiểu học
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học

TS. LÊ THỊ THÙY VINH

HÀ NỘI - 2018


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất đến TS. Lê Thị Thùy Vinh,
ngƣời đã tận tình hƣớng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu cho
đến khi đề tài đƣợc hoàn thành.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu, tập thể giáo viên và học sinh trƣờng
Tiểu học Tích Sơn, trƣờng Tiểu học Trƣng Nhị và trƣờng tiểu học Xuân Hòa, đặc
biệt là giáo viên chủ nhiệm và các em học sinh khối lớp 5 của ba trƣờng đã giúp đỡ
trong quá trình khảo sát thực tế.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới các thầy cô giáo và các bạn sinh viên khoa
Giáo dục Tiểu học đã tạo điều kiện giúp đỡ và có những ý kiến đóng góp bổ ích vào
thành công của đề tài.
Trong quá trình nghiên cứu, do thời gian có hạn và bƣớc đầu làm quen với
phƣơng pháp nghiên cứu khoa học nên khó tránh khỏi những thiếu xót, rất mong


nhận đƣợc những đóng góp ý kiến của các thầy cô để đề tài đƣợc hoàn thiện hơn.
Hà Nội, ngày 04 tháng 5 năm 2018
Ngƣời thực hiện

Nguyễn Thị Thu Thủy


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Những số liệu và
ý kiến trong khóa luận “Dạy học từ Hán Việt cho học sinh lớp 5 trong trƣờng Tiểu
học” là hoàn toàn trung thực, chƣa đƣợc công bố ở những công trình khác. Nếu có
điều gì sai tôi xin chịu trách nhiệm.
Hà Nội, ngày 04 tháng 5 năm 2018
Ngƣời thực hiện

Nguyễn Thị Thu Thủy


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .....................................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài .....................................................................................................1
2. Lịch sử vấn đề .........................................................................................................2
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ..........................................................................4
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ...........................................................................5
5. Phƣơng pháp nghiên cứu.........................................................................................5
6. Cấu trúc khóa luận ..................................................................................................6
Chƣơng 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN .........................................................7
1.1.Một số vấn đề khái quát về từ Hán Việt................................................................7
1.1.1. Khái niệm từ Hán Việt.......................................................................................7
1.1.2. Quá trình hình thành lớp từ Hán Việt ...............................................................8

1.1.3. Đặc điểm từ Hán Việt ........................................................................................9
1.2. Thực trạng dạy và học từ Hán Việt hiện nay .....................................................14
1.2.1. Khái quát chung ..............................................................................................14
1.2.2. Thực trạng dạy học từ Hán Việt ở trường Tiểu học nói chung và dạy học từ
Hán Việt ở lớp 5 nói riêng.........................................................................................15
1.2.3. Thực trạng dạy và học từ Hán Việt ở một số trƣờng Tiểu học tỉnh Vĩnh Phúc
...................................................................................................................................16
1.2.4. Tổng quan về từ Hán Việt trong sách Tiếng Việt Tiểu học .............................18
1.2.5. Tìm hiểu vốn từ Hán Việt trong sách giáo khoa Tiếng Việt 5 ........................20
TIỂU KẾT .................................................................................................................21
Chƣơng 2. MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG DẠY VÀ HỌC
TỪ HÁN VIỆT CHO HỌC SINH LỚP 5.................................................................23
2.1. Nhận diện từ Hán Việt .......................................................................................23
2.1.1. Dựa vào đặc điểm về ý nghĩa ..........................................................................23
2.1.2. Dựa vào trật tự phân bố của các yếu tố trong từ .............................................23
2.1.3. Dựa vào sắc thái tu từ ......................................................................................23


2.2. Giải nghĩa từ Hán Việt .......................................................................................25
2.2.1. Giải nghĩa từ Hán Việt bằng cách thuyết minh cấu tạo nghĩa và quan hệ giữa
chúng .........................................................................................................................25
2.2.2. Giải nghĩa từ Hán Việt dựa vào ngữ cảnh .......................................................29
2.2.3. Giải nghĩa từ Hán Việt bằng cách đối chiếu với từ thuần Việt đồng nghĩa ...33
2.3. Một số biện pháp khác .......................................................................................35
2.3.1. Lập sổ tay Hán Việt.........................................................................................35
2.3.2. Dạy học qua thành ngữ Hán Việt ....................................................................36
2.3.3. . Cung cấp thêm cho học sinh nghĩa của một số yếu tố gốc Hán ngoài những
nghĩa mà trong sách giáo khoa đã cung cấp ..............................................................36
2.3.4. Tạo lập các từ Hán Việt dựa vào đặc điểm cấu tạo và nghĩa của các yếu tố
Hán Việt ....................................................................................................................37

2.3.5. Hƣớng dẫn học sinh dùng từ phù hợp để đặt câu, viết đoạn ...........................37
2.3.6. Giúp học sinh biết cách sử dụng từ Hán Việt đúng giá trị phong cách của từ,
phù hợp với văn cảnh ................................................................................................38
2.3.7. Phƣơng pháp “học ít biết nhiều” .....................................................................40
2.3.8. Phƣơng pháp “học ít, hiểu kĩ” .........................................................................41
2.3.9. Dạy yếu tố Hán Việt theo chủ đề - cùng trƣờng nghĩa ...................................42
2.3.10. Dạy từ Hán Việt thông qua các trò chơi .......................................................43
2.4. Bổ sung kiến thức Hán Việt vào giáo án giảng dạy ...........................................44
2.4.1. Bổ sung từ Hán Việt cho phân môn Luyện từ và câu .....................................44
2.4.2. Bổ sung từ Hán Việt cho phân môn Tập đọc ..................................................45
2.4.3. Bổ sung từ Hán Việt cho phân môn Tập làm văn ...........................................46
2.4.4. Nâng cao kĩ năng sử dụng từ Hán Việt thông qua các môn học khác ............47
TIỂU KẾT .................................................................................................................49
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ...........................................................................50
TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................52
PHỤ LỤC


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Tiếng Việt là tiếng nói phổ thông, là ngôn ngữ quốc gia, tiếng nói dùng trong
giao tiếp chính thức của cộng đồng dân tộc Việt Nam. Dạy tiếng Việt chiếm vị trí
và vai trò đặc biệt quan trọng trong đời sống mỗi con ngƣời. Dạy học tiếng Việt
luôn gắn liền với sự phát triển của đất nƣớc, chịu tác động to lớn và mạnh mẽ của
các quá trình lịch sử, phát triển khoa học- công nghệ. Đặc biệt là vai trò của việc
dạy học tiếng Việt trong sự nghiệp giáo dục ở các bậc học nói chung và bậc học
Tiểu học nói riêng.
Tiểu học là bậc học đặt cơ sở ban đầu cho việc hình thành và phát triển nhân
cách con ngƣời, nắm giữ vị trí đặc biệt quan trọng, đặt nền tảng cho toàn bậc học
phổ thông, ở các bậc học đại học và trong suốt cuộc đời con ngƣời. Ở nhà trƣờng

Tiểu học, môn Tiếng Việt vừa là môn học chính, vừa là môn học có tính chất công
cụ giúp học sinh học tốt các môn học khác. Tiếng Việt cung cấp cho học sinh những
tri thức về hệ thống tiếng Việt đồng thời hình thành kỹ năng giao tiếp, trang bị cho
học sinh một số công cụ để tiếp nhận và diễn đạt mọi kiến thức.
Trong hệ thống tiếng Việt, từ Hán Việt là lớp từ có vai trò quan trọng. Theo
thống kê của Cao Xuân Hạo thì từ Hán Việt chiếm 70% trong hệ thống từ vựng
tiếng Việt, là bộ phận quan trọng trong hệ thống từ tiếng Việt. Lƣợng từ Hán Việt
đã góp phần không nhỏ trên bƣớc đƣờng phát triển của tiếng Việt, đủ khả năng đáp
ứng tốt nhất mọi yêu cầu do cuộc sống văn hóa - xã hội đề ra. Dạy học từ Hán Việt
trong nhà trƣờng Tiểu học cũng vì thế mà rất cần thiết. Dạy từ Hán Việt trong nhà
trƣờng Tiểu học giúp học sinh Tiểu học phát triển đƣợc vốn từ tiếng Việt, từ đó học
sinh hiểu và cảm thụ đƣợc tốt hơn nội dung các văn bản trong giờ Tập đọc, sử dụng
một cách hiệu quả trong quá trình viết văn. Ngoài ra dạy từ Hán Việt còn giúp học
sinh Tiểu học hiểu đƣợc nội dung của những môn học khác, đóng vai trò không nhỏ
trong việc phát triển khả năng giao tiếp của các em. Tuy nhiên, thực tế cho thấy,
học sinh chƣa có vốn từ Hán Việt phong phú, việc nhận biết và sử dụng từ Hán Việt
còn hạn chế. Điều này có ảnh hƣởng rất lớn đối với việc học tập và giao tiếp của

1


học sinh. Bên cạnh đó, trong quá trình giảng dạy về từ Hán Việt, giáo viên cũng còn
lúng túng trong phƣơng pháp dạy do đó sự tiếp thu ở học sinh chƣa cao. Vậy làm
thế nào để nâng cao hiệu quả giảng dạy từ Hán Việt trong nhà trƣờng Tiểu học? Câu
hỏi này thôi thúc chúng tôi chọn đề tài “Dạy học từ Hán Việt cho học sinh lớp 5
trong trƣờng Tiểu học”.
2. Lịch sử vấn đề
Trên thực tế, trƣớc nay đã có nhiều công trình nghiên cứu, chuyên luận bàn về
từ Hán Việt ở nhiều khía cạnh khác nhau và những cuộc điều tra tình hình hiểu và
sử dụng từ Hán Việt của học sinh, sinh viên. Nhìn chung những công trình đi trƣớc

có thể phân thành hai loại sau đây:
1) Những công trình, những bài viết đã đề cập đến những vấn đề chung về cấu
tạo và ngữ nghĩa của từ Hán Việt.
Từ Hán Việt, một khái niệm tuy đã đƣợc xác định về mặt lí thuyết nhƣng vẫn
chƣa đƣợc khảo sát đầy đủ về hoạt động của chúng trong thực tiễn.
Nguyễn Văn Tu (1976) đã đề cập đến các khái niệm: Từ Hán cổ, từ gốc Hán
và Hán Việt. Tác giả cũng đã trình bày khá kĩ giá trị phong cách (ƣu điểm) cũng
nhƣ hạn chế của từ vay mƣợn từ góc nhìn của một nhà nghiên cứu.
Với bài viết “Tiếp xúc ngữ nghĩa tiếng Việt và tiếng Hán”, Phan Ngọc (1983)
đã phân tích khá thuyết phục về sức thuyết phục giữa tiếng Việt và tiếng Hán và
những hệ quả của nó. Tác giả đã nêu ra vấn đề để giải quyết: Sự tiếp xúc Hán Việt
kéo dài hàng nghìn năm nên những đơn vị Hán Việt đã có sự thay đổi gì về nghĩa so
với nghĩa trƣớc đây của nó trong tiếng Hán cũng nhƣ so với những từ đồng nghĩa
với nó trong tiếng Việt. Vấn đề đƣợc đặt ra với cách nhìn có hệ thống đối với toàn
bộ ngôn ngữ.Tác giả còn chỉ ra rằng khi tiếp cận vấn đề tiếp xúc ngôn ngữ, phải đi
đến việc xác định những đặc điểm và cấu trúc ngữ nghĩa của từ Hán Việt trên
phƣơng diện đồng đại.
Cũng nhƣ Phan Ngọc, Đặng Đức Siêu, với bài viết “Từ Hán Việt từ góc độ
tiếp xúc ngôn ngữ văn học” đã khẳng định quá trình tiếp xúc ngôn ngữ Hán Việt
kéo dài hàng nghìn năm. Tác giả đã chỉ ra rằng: Từ Hán Việt là những từ Việt gốc

2


Hán (vay mƣợn trực tiếp hoặc vay mƣợn qua trung gian) hoạt động trong làng tiếng
Việt dƣới sự chi phối về ngữ âm, ngữ nghĩa và ngữ pháp của tiếng Việt.
2) Từ Hán Việt với tƣ cách là đối tƣợng dạy học trong nhà trƣờng phổ thông
cơ sở.
Theo hƣớng này có các tác giả tiêu biểu: Phan Thiều, Nguyễn Văn Khang,
Phan Văn Các, Lê Xuân Thại. Với bài viết “Xử lý các yếu tố gốc Hán trong ngôn

ngữ sách giáo khoa phổ thông”, Phan Văn Các đã đi sâu khảo sát và thống kê từ
Hán Việt có trong sách giáo khoa Văn học cấp tiểu học. Từ đó tác giả đã nêu ra một
số nhận xét về từ ngữ Hán Việt, về dấu hiệu của sự Việt hóa, xét về hình thức tìm
thấy trên các khía cạnh ngữ âm và ngữ pháp. Tác giả chỉ ra những thiếu sót của
soạn giả sách giáo khoa, đồng thời nêu những đề xuất về phƣơng pháp dạy từ Hán
Việt ở cấp Tiểu học.
Tác giả Đặng Đức Siêu trong công trình “Dạy và học từ Hán Việt ở trƣờng
phổ thông” đã chú ý nghiên cứu ở khía cạnh nhận diện từ Hán Việt qua cái nhìn lịch
sử để từ đó đề ra phƣơng hƣớng nắm vững vốn từ Hán Việt.
Tác giả Nguyễn Tài Cẩn trong chuyên luận “Sự hình thành cách đọc Hán Việt”
lại chú ý ở phƣơng diện cách đọc và xuất xứ của cách đọc Hán Việt. Ngoài ra,
chúng ta còn thấy nghiên cứu của tác giả Nguyễn Văn Khang: “Tiếng Việt trong
trƣờng học” đề cập đến phƣơng pháp dạy học từ Hán Việt hiện nay ở nhà trƣờng
phổ thông.
Phan Thiều với bài báo “Dạy học cho học sinh nắm yếu tố và các kiểu quan hệ
ngữ nghĩa trong các đơn vị, địa danh” cũng đã đề xuất phƣơng pháp dạy từ Hán
Việt một cách tiết kiệm và có hiệu quả nhất nhằm “Tạo cho học sinh một cái vốn cơ
sở để có thể tự mình suy ra ngữ nghĩa của từ ghép mà mình gặp”.
Tác giả Lê Xuân Thại trong công trình “Xung quanh vấn đề dạy và học từ Hán
Việt” đề cập đến vai trò của các yếu tố cấu tạo từ đối với việc lý giải ý nghĩa của từ
Hán Việt. Tác giả nhấn mạnh việc tìm hiểu từ chứ không hiểu ý nghĩa của từ, hiểu
yếu tố cấu tạo từ. Từ các yếu tố chúng ta có thể hiểu các nghĩa đen, nghĩa bóng,
nghĩa phát sinh của từ. Thấp thoáng phía sau yếu tố cấu tạo từ là một hình ảnh sinh
động, phong phú từ đạt đến giá trị thẩm mĩ làm tăng thêm sự kỳ thú đối với từ.

3


Đặc biệt với vấn đề nghiên cứu “Từ Hán Việt và dạy học từ Hán Việt ở Tiểu
học” của Hoàng Trọng Canh không chỉ giới thiệu những vấn đề cơ bản về từ ngữ Hán

Việt có tính chất nâng cao và chuyên sâu mà còn hƣớng dẫn sinh viên những kỹ năng
và phƣơng pháp dạy học từ ngữ Hán Việt cần thiết, theo tinh thần đổi mới giảng dạy
đại học.
Điểm qua những công trình đi trƣớc của các tác giả, chúng tôi nhận thấy các
nhà nghiên cứu đều đề cập tới vấn đề và giải quyết vấn đề theo hai hƣớng: Các tác
giả cố gắng trình bày lý thuyết, khái niệm về từ Hán Việt từ đó rút ra đặc điểm cơ
bản và giá trị phong cách của từ Hán Việt trong vốn từ tiếng Việt.
Tuy vậy việc giải quyết những vấn đề cụ thể và về việc cấp độ hóa các kiến
thức phải truyền thụ cho học sinh trong nhà trƣờng vẫn chƣa đƣợc mấy ngƣời chú ý.
Vì thiếu cấp độ hóa nên các nhà nghiên cứu rất khó kiểm tra trình độ hiểu biết, khả
năng tiếp nhận của giáo viên và học sinh, từ đó chƣa có giải pháp đảm bảo cung cấp
cho học sinh một hƣớng kiến thức cần thiết về từ ngữ Hán Việt trong thời gian
chƣơng trình quy định. Các tác giả đề xuất một vài cách dạy từ Hán Việt ở cấp phổ
thông cơ sở nhƣng vẫn chƣa có sự thống nhất và định hƣớng cụ thể. Nhìn chung
vấn đề từ Hán Việt và cách giảng dạy nó tuy đang đƣợc giới ngôn ngữ hiện nay
quan tâm, nhƣng việc khảo sát từ Hán Việt có trong sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 5
ở các trƣờng Tiểu học Tích Sơn, Trƣng Nhị, Xuân Hòa chƣa ai quan tâm nghiên
cứu. Vì vậy chúng tôi mạnh dạn đi sâu khảo sát từ Hán Việt trong sách giáo khoa
lớp 5 trong các bài tập đọc, tập làm văn, luyện từ và câu để tìm ra đƣợc thực trạng
giảng dạy từ Hán Việt trong trƣờng Tiểu học thông qua đó đề xuất một số biện pháp
giảng dạy từ Hán Việt ở cấp bậc Tiểu học với mong muốn nâng cao chất lƣợng dạy
và học từ Hán Việt ở Tiểu học.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở thực trạng dạy và học từ Hán Việt ở trƣờng Tiểu học nói chung và
một số trƣờng Tiểu học trong tỉnh Vĩnh Phúc nói riêng, chúng tôi đặt vấn đề nghiên
cứu đề tài Dạy học từ Hán Việt cho học sinh lớp 5 trong trƣờng Tiểu học nhằm giúp

4



giáo viên và học sinh nâng cao việc giảng dạy và học tập từ Hán Việt trong trƣờng
Tiểu học. Đồng thời nếu công trình có tính khả chấp nó sẽ là tài liệu tham khảo cho
học sinh, sinh viên, trong quá trình học tập, nghiên cứu, giảng dạy.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
+ Nghiên cứu cơ sở lí luận về từ Hán Việt, việc dạy học từ Hán Việt trong nhà
trƣờng nói chung
+ Khảo sát thực trạng dạy và học từ Hán Việt ở trƣờng Tiểu học Tích Sơn
+ Đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao chất lƣợng dạy và học từ Hán Việt
ở trƣờng Tiểu học.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài này là thực trạng dạy học từ Hán Việt và áp
dụng một số biện pháp nâng cao chất lƣợng dạy học từ Hán Việt.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của đề tài này là thực trạng dạy học từ Hán Việt của học
sinh lớp 5 ở một số trƣờng khu vực thành phố Vĩnh Yên và thành phố Phúc Yên
tỉnh Vĩnh Phúc (trƣờng Tiểu học Tích Sơn - thành phố Vĩnh Yên - tỉnh Vĩnh Phúc,
trƣờng Tiểu học Trƣng Nhị - thành phố Phúc Yên - tỉnh Vĩnh Phúc, trƣờng Tiểu học
Xuân Hòa - thành phố Phúc Yên - tỉnh Vĩnh Phúc).
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp khảo sát
Ở phƣơng pháp này, chúng tôi đã thực hiện thông qua hai hình thức chủ yếu:
Thứ nhất, chúng tôi sẽ đến dự giờ từng tiết dạy cụ thể, quan sát khả năng sử dụng từ
Hán Việt của học sinh trong khi trả lời giáo viên. Thứ hai, chúng tôi đã phỏng vấn
ngẫu nhiên một số học sinh khối 5 về hứng thú học cũng nhƣ khả năng hiểu từ Hán
Việt của học sinh. Trên cơ sở phƣơng pháp này chúng ta có thể khắc phục đƣợc
những thiếu sót đó và lựa chọn ra những phƣơng pháp phù hợp nhất để bổ sung vào
chƣơng trình giảng dạy từ Hán Việt cho học sinh tiểu học.


5


5.2. Phương pháp điều tra
Để tiến hành điều tra, chúng tôi sử dụng hình thức phiếu trƣng cầu ý kiến với
các câu hỏi dạng đóng về ngữ nghĩa và cách sử dụng từ Hán Việt. Đối tƣợng là học
sinh lớp 5 các trƣờng Tiểu học Tích Sơn, Tiểu học Xuân Hòa, Tiểu học Trƣng Nhị.
Đồng thời nhờ sự giúp đỡ của các giáo viên chủ nhiệm, học sinh có điều kiện hiểu
rõ về nội dung câu hỏi và định hƣớng trả lời, bên cạnh đó các giáo viên chủ nhiệm
cũng đảm bảo cho tính khách quan của việc điều tra.
5.3. Phương pháp thống kê
Khi đã thu thập đầy đủ phiếu điều tra, chúng tôi tiến hành thống kê để xác
định về lƣợng, từ đó tổng hợp hóa và phân loại. Cụ thể là ở mỗi câu tôi sẽ phân số
lƣợng những câu trả lời, số câu trả lời đúng, số câu trả lời sai và chia chúng theo tỉ
lệ phần trăm. Sau đó, chúng tôi sẽ tổng hợp những câu trả lời sai để làm ví dụ, dẫn
chứng cụ thể trong nội dung phần khảo sát thực trạng. Trong những câu trả lời sai
này, chúng tôi sẽ phân loại lỗi sai để làm minh họa cho từng nội dung cụ thể đƣợc
nêu ra.
6. Cấu trúc khóa luận
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, danh mục Tài liệu tham khảo, Phụ lục thì phần
nội dung khóa luận đƣợc tổ chức thành 2 chƣơng:
Chƣơng 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn
Chƣơng 2:Một số biện pháp nâng cao chất lƣợng dạy và học từ Hán Việt cho
học sinh lớp 5

6


Chƣơng 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. Một số vấn đề khái quát về từ Hán Việt

1.1.1 . Khái niệm từ Hán Việt
Tiếng Việt và tiếng Hán đều là những ngôn ngữ có lịch sử lâu đời. Sự tiếp
xúc giữa hai ngôn ngữ này bắt đầu từ khi nhà Hán bắt đầu xâm chiếm nƣớc ta. Vào
đời Đƣờng, tiếng Việt đã tiếp nhận một lƣợng từ ngữ tiếng Hán rất lớn bằng con
đƣờng sách vở, những từ này du nhập vào tiếng Việt dƣới dạng ngữ âm đời Đƣờng.
Từ đó đến nay, các triều đại phong kiến của Việt Nam mặc dù vẫn lấy chữ
Hán làm ngôn ngữ chính thức của nhà nƣớc, song vì không quan hệ trực tiếp với
tiếng Hán nhƣ trƣớc nữa cho nên trong khi bản thân tiếng Hán trải qua các triều đại
đã biến đổi rất nhiều, nhƣng ở Việt Nam chữ Hán vẫn đƣợc đọc nhƣ dạng ngữ âm
của tiếng Hán đời Đƣờng. Cách đọc đó tồn tại cho đến ngày nay và đƣợc gọi là cách
đọc Hán Việt. Cách đọc Hán Việt là cách đọc chữ Hán ở Việt Nam của ngƣời Việt
Nam. So với ngữ âm của chữ Hán ở đời Đƣờng thì cách đọc Hán Việt đã đƣợc Việt
hóa ít nhiều cho phù hợp với hệ thống ngữ âm của tiếng Việt. Có rất nhiều quan
niệm khác nhau nói về khái niệm từ Hán Việt:
- Từ Hán Việt là một trong các lớp từ Việt gốc Hán (vay mƣợn tiếng Hán).
- Theo Nguyễn Ngọc San thì từ Hán Việt là: “Lớp từ ngoại lai có nguồn gốc từ
tiếng Hán, về cơ bản đƣợc đọc theo âm Hán đời Đƣờng đƣợc tiếp nhận vào kho từ
vựng tiếng Việt, chịu sự chi phối của những quy luật ngữ âm, ngữ nghĩa và ngữ
pháp tiếng Việt”.
- Các tác giả sách Từ điển giải thích thuật ngữ ngôn ngữ học định nghĩa từ
Hán Việt là: “Từ tiếng Việt có nguồn gốc từ tiếng Hán, đã nhập vào hệ thống từ
vựng tiếng Việt, chịu sự chi phối của các quy luật ngữ âm, ngữ pháp và ngữ nghĩa
của tiếng Việt; còn gọi là từ Việt gốc Hán”.
- Có thể phát biểu một cách khái quát từ Hán Việt nhƣ sau: Từ Hán Việt là
những từ ngƣời Việt vay mƣợn của tiếng Hán và đọc theo dạng ngữ âm đời Đƣờng
theo cách đọc Hán Việt.
Từ Hán Việt chủ yếu đƣợc dùng trong ngôn ngữ viết, mang sắc thái lịch sự,

7



trang nghiêm. Từ Hán Việt hiện nay bao gồm: Từ Hán Việt cổ, từ Hán Việt và từ
Hán Việt đã bị Việt hóa. Từ Hán Việt đã góp phần làm phong phú vốn từ tiếng Việt,
rất nhiều từ Hán Việt không tìm đƣợc từ thuần Việt tƣơng đƣơng để thay thế.
1.1.2 . Quá trình hình thành lớp từ Hán Việt
Các nhà nghiên cứu về các từ gốc Hán đã chia quá trình hình thành ra làm ba loại:
Từ Hán cổ, từ Hán mƣợn của đời Đƣờng, từ Hán Việt đã đƣợc Việt hóa. Từ
Hán cổ là lớp từ Hán xâm nhập vào kho từ vựng tiếng Việt trƣớc đời Đƣờng. Các từ
này đọc theo âm thời Hán (chủ yếu đọc theo âm vùng Tràng An), khác với cách đọc
tiếng Hán hiện đại. Trong nhận thức của ngƣời Việt hiện nay đó là những từ đã
đƣợc Việt hóa cao độ, ngƣời ta coi chúng là những từ thuần Việt, chúng đƣợc sử
dụng bình thƣờng nhƣ những từ thuần Việt.
Ví dụ: Chén, chém, hẹn, hẹp, xa, mã, vua, xe, buồn, buồng, chiên, bàn, nôm,
chè, bùa...
Từ Hán Việt vay mƣợn vào đời Đƣờng: Là lớp từ xâm nhập vào kho từ vựng
tiếng Việt lúc nhà Đƣờng cai trị nƣớc ta (từ năm 618- 907). Sự xâm nhập này vừa
qua khẩu ngữ vừa qua sách vở, trong đó có sách vở là chính. Các từ này khi vào
Việt Nam đều có sự thay đổi về ngữ âm và ngữ nghĩa nhất định.Đây là lớp từ có số
lƣợng đông đảo nhất trong số từ gốc Hán cũng nhƣ trong vốn từ tiếng Việt. Chúng
đƣợc sử dụng trong mọi lĩnh vực khác nhau nhƣ:
Lĩnh vực chính trị: Hoàng thượng, chế độ, xung đột, vị trí, bá vương, áp bức,
trị vì, triều đình,...
Lĩnh vực ngoại giao: Công hàm, lãnh sự, sứ quán,…
Lĩnh vực tôn giáo: Hòa thượng, trụ trì, tiểu đồng, giáo lý,...
Lĩnh vực quân sự: Thành trì, chiến trường, anh hùng, chỉ huy, chinh phạt, tấn
công, phòng thủ, cố thủ, phòng ngự, xung phong, xung đột, án ngữ, đô đốc, tác
chiến,...
Lĩnh vực giáo dục: Trạng nguyên, tiến sỹ, cử nhân, học sinh, tú tài, thám hoa,
thủ khoa,...
Lĩnh vực toán học: Đồng quy, tiếp tuyến, tích phân…


8


Lĩnh vực kinh tế: Thương mại, công nghiệp, nông nghiệp, ngoại thương, xuất
khẩu, nhập khẩu, thương nhân, thị trường, giá cả,..
Lĩnh vực y tế: Thương hàn, thương tích, truyền nhiễm, điều trị, chuẩn đoán, y
đức, lương y,...
Từ Hán Việt đã đƣợc Việt hóa là lớp từ mƣợn ở tiếng Hán nhƣng đã đƣợc Việt
hóa hoàn toàn. Hiện nay trong tiếng Việt tồn tại song song cả từ gốc Hán lẫn từ
thuần Việt đồng nghĩa, nhƣng có sắc thái biểu cảm khác nhau.
Ví dụ: Phụ nữ - đàn bà, phu nhân - vợ, ấn - in, hi sinh - chết, sàng - giường,
niên - năm ...
Trong quá trình hình thành và phát triển, từ Hán Việt đã đƣợc ngƣời Việt sử
dụng một cách linh hoạt, trau chuốt và nhuần nhuyễn.Vì vậy từ Hán Việt trở thành
ngôn ngữ đƣợc vay mƣợn nhiều nhất của ngƣời Việt.
1.1.3 . Đặc điểm từ Hán Việt
1.1.3.1. Đặc điểm về ngữ âm từ Hán Việt
Khi thâm nhập vào tiếng Việt, từ Hán không phải lúc nào cũng giữ nguyên vỏ
ngữ âm Hán. Trong nhiều trƣờng hợp một từ Hán có thể trở thành hai hay hơn hai
từ Việt gốc Hán do có những vỏ ngữ âm khác nhau nhƣ Hán Việt cổ, Hán Việt Việt
hóa, Hán Việt đọc theo âm địa phƣơng tiếng Việt.
Từ Hán Việt cổ đƣợc du nhập vào Việt Nam khá lẻ tẻ trƣớc thời Trung Đƣờng
nhƣng cuối đời Đƣờng, các từ Hán Việt đã đƣợc nhập vào một cách có hệ thống.
Cho đến nay việc xác định từ Hán Việt cổ trong kho từ vựng tiếng Việt cũng nhƣ
phân biệt với các từ Hán Việt khác vẫn là một vấn đề cần tiếp tục giải quyết.
Từ Hán Việt khi nhập vào tiếng Việt thì một lần nữa lại chịu sự chi phối của
quy luật ngữ âm tiếng Việt. Quá trình “phƣơng thức hóa” các từ Hán Việt ở mặt
ngữ âm hình thành nên các cặp đồng nghĩa giữa từ Hán Việt với các biến thể ngữ
âm của chúng.

Ví dụ: Chính/chánh
Mạng/Mệnh
Quá trình thâm nhập vào tiếng Việt do những nguyên nhân xã hội nhƣ cách
đọc kiêng, tránh thói quen (thậm chí cả thói quen đọc sai) mà làm cho từ Hán Việt

9


lại có thêm cách đọc chệch khỏi cách đọc Hán Việt. Điều đáng chú ý là những cách
đọc mới này lại trở nên thông dụng còn cách đọc Hán Việt còn lại đƣợc dùng rất
hạn chế thậm chí không còn đƣợc sử dụng.
1.1.3.2. Đặc điểm về ngữ nghĩa từ Hán Việt
Các từ ngữ Hán Việt khi đƣợc mƣợn vào tiếng Việt trở thành một bộ phận của
từ vựng tiếng Việt và chúng hoạt động theo quy luật tiếng Việt, vì vậy ngữ nghĩa
của các đơn vị gốc Hán có thể thay đổi so với tiếng Hán.
a) Sự thu hẹp nghĩa
Thu hẹp nghĩa có thể đƣợc hiểu nhƣ sau:
Thứ nhất, là việc không mang tất cả các nghĩa vốn có trong tiếng Hán vào
trong tiếng Việt.
Ví dụ: nhất trong tiếng Hán có tới 13 nghĩa nhƣ “tất cả”, “thống nhất”,
“cùng nhau”, “mỗi lần”, “mỗi một”,… nhƣng khi nhập vào tiếng Việt, nhất mang
nội dung ngữ nghĩa là “số đếm”, “số thứ tự” và “biểu thị mức độ” (với phạm vi kết
hợp hạn chế):
- Một (kết hợp hạn chế): Quần áo chỉ có nhất bộ ;
- Ở vị trí trên hết trong xếp hạng: Hạng nhất ;
- Đạt đến mức cao nhất: Học giỏi nhất lớp.
Thứ hai, là việc bớt các nghĩa, cũng có khi là sự hạn chế phạm vi sử dụng từ
Hán Việt với nghĩa cụ thể.
Ví dụ: bì trong tiếng Hán có nghĩa là “tổ chức mặt bên ngoài của người hay
sinh thực vật”. Với nghĩa này, bì tƣơng đƣơng với các cách dùng trong tiếng

Việt:“da của người” (nhân bì), “da của động vật” (trƣ bì), “vỏ của thực vật” (ngƣu
bì), (thụ bì). Nhƣng hiện nay trong tiếng Việt, bì chuyển nghĩa theo hƣớng thu hẹp:
- Da của lợn, bò,… dùng làm thức ăn ;
- Mô bọc mặt ngoài cơ thể sinh vật (nghĩa chuyên môn) ;
- Lớp vỏ ngoài của một số giống cây.
b) Mở rộng nghĩa
Mở rộng nghĩa có thể đƣợc hiểu là việc các nét nghĩa cũng có khi đƣợc mở
rộng cách dùng hoặc thêm các nghĩa mới.

10


Ví dụ: Từ bì ngoài ba nghĩa nêu ở trên đƣợc đồng hóa theo hƣớng thu hẹp
nghĩa, còn phát triển thêm nghĩa mới “vật dùng làm bao, làm vỏ bọc ngoài của
hàng hóa” và một cách dùng mới mang tính khẩu ngữ “vật đựng thư để gửi ;
phong bì”.
Việc mở rộng, phát triển nghĩa của từ Hán Việt rất phong phú, đa dạng. Có thể
nhận ra rằng, sự phát triển nghĩa này gắn với hoàn cảnh xã hội, đó là sự phát triển
của nhận thức, của tƣ duy đối với hiện thực khách quan, sự phát triển của khoa học kĩ thuật,…
Ví dụ: khẩu, trong Từ điển Việt - Bồ − La (1651), có nghĩa là “miệng”.
Nhƣng trong Từ điển Tiếng Việt (2002), khẩu đƣợc mở rộng nghĩa nhƣ sau:
- (Dùng hạn chế) Miệng ;
- Nhân khẩu (nói tắt) ;
- (Kết hợp hạn chế) Để chỉ từng đơn vị phần nhỏ có thể bỏ vừa vào miệng để
nhai, để ăn ;
- Đơn vị (súng, pháo) ;
- Đơn vị (giếng nhỏ) ;
- Cửa khẩu (nói tắt).
c) Sự biến đổi nghĩa
Có một số từ tiếng Hán khi trở thành yếu tố (hoặc từ) Hán Việt thì có xu

hƣớng nghĩa của chúng chuyển nghĩa rất xa hoặc thay đổi hẳn so với nghĩa trong
tiếng Hán.
Ví dụ: bồi hồi (Hán) vốn có nghĩa là “đi đi lại lại”, vào tiếng Việt lại có nghĩa
là “bồn chồn, xao xuyến, xôn xao trong lòng” (lòng dạ bồi hồi).
1.1.3.3. Đặc điểm về phong cách của từ Hán Việt
a) Tính cố định
Từ Hán Việt có tính cố định, có sự kết hợp bền chắc. Chúng ta không thể đảo
vị trí các yếu tố trong từ hay thêm bất kì yếu tố nào vào đƣợc. Nhƣng với các từ
thuần Việt tƣơng đƣơng, chúng ta lại có thể đảo vị trí các yếu tố, thậm chí thêm các
yếu tố khác vào.

11


Ví dụ: So sánh: “giang sơn” và “sông núi”.
sơn giang (−)

núi sông (+)

giang và sơn (−)

sông và núi (+)

b) Tính đa nghĩa
Từ Hán Việt thƣờng chứa nhiều nghĩa khác nhau nhƣ: nghĩa gốc, nghĩa
chuyển và nghĩa mở rộng.
Ví dụ:“di” có các nghĩa sau:
- Để lại cho ngƣời sau:di chiếu, di chúc, di bút,…
- Dời đi nơi khác:di chuyển, di cư, di trú,…
c) Tính trừu tƣợng, cổ kính

Từ Hán Việt tuy cô đọng, súc tích nhƣng rất khó hiểu vì nó chứa đựng nhiều ý
tứ sâu sắc. Khi nhắc đến một yếu tố Hán Việt nào đó, chúng ta sẽ liên tƣởng theo
nhiều chiều, tới nhiều yếu tố kết hợp với nó, khiến cho chúng ta có cảm giác về sự
tĩnh tại, cổ kính, trừu tƣợng. Trong khi đó, từ thuần Việt đồng nghĩa lại tạo nên một
hình ảnh rất sống động, cụ thể, gần gũi.
Ví dụ: hoàn cầu và thế giới. Khi nói đến hoàn cầu, chúng ta cảm thấy có một
cái gì đó rất trừu tƣợng. Nhƣng nếu nói thế giới, chúng ta lại cảm thấy trƣớc mắt
một sự vật cụ thể, thân thiện, gần gũi:thế giới trẻ em,…
Chính đặc điểm này đã tạo nên sự đối lập giữa tính chất tĩnh của từ Hán Việt
với tính chất động của từ thuần Việt.
Ví dụ: kiêu ngạo − tỏ vẻ khinh ngƣời, tự cao tự đại.
Bên cạnh đó, từ Hán Việt có một sắc thái cổ kính mà từ thuần Việt không có.
Sắc thái cổ kính này là do từ Hán Việt dùng để chỉ các nhân vật và cuộc sống của
vƣơng triều đã thuộc về lịch sử, nhƣ: trẫm, nương tử, phu quân, ái phi, thiếp, khanh,
thần, thái hậu, công chúa,…Ngày nay, các từ này vẫn đƣợc dùng nhƣng lại mang
một sắc thái nghĩa mới.
Ví dụ:“Công chúa về rồi à ?” Đây không phải là lời của vua nói với con gái,
mà là lời của ngƣời cha nói âu yếm với con gái của mình, ví con nhƣ là công chúa.

12


d) Tính biểu cảm và hình tƣợng
Từ Hán Việt có tính biểu cảm rất cao. Nhờ có đặc điểm này mà ngƣời nghe có
thể biết đƣợc thái độ của ngƣời nói đối với ngƣời nghe hoặc đối với đối tƣợng đƣợc
nói đến.
Ví dụ: Khi muốn bày tỏ thái độ khen ai đó, ngƣời nói sử dụng các từ: thông
minh, tuyệt đẹp, tuyệt sắc, tuyệt trần,...
e) Tính trang trọng và tao nhã
Trong nhiều trƣờng hợp, từ Hán Việt đƣợc sử dụng để đặt tên một vùng đất

(An Giang, Cần Thơ, Hà Nội, Quảng Ninh, Thái Nguyên,...) hay tên đƣờng, tên phố,
tên ngƣời (Anh Tuấn, Phương Thảo, Hương Giang, Quyết Thắng, Sơn Lâm...) hoặc
tên thƣơng hiệu (Bảo Tín, Minh Châu,..).
Ngoài ra, trong các hoàn cảnh giao tiếp có tính chất nghi thức, cũng nhƣ đặt
tên cho các tổ chức đoàn thể, chúng ta thƣờng sử dụng từ Hán Việt thay thế cho từ
thuần Việt, làm nhƣ vậy sẽ tạo đƣợc nhiều sắc thái biểu cảm, trang trọng hơn.
Ví dụ: Chúng ta nói: “Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cùng phu nhân đã đến
dự…”, chứ không nói: “Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cùng vợ đã đến dự…”.
Bên cạnh đó, từ Hán Việt còn mang sắc thái tao nhã, tránh đƣợc những cảm
giác ghê sợ đau thƣơng, thô tục, giảm nhẹ ấn tƣợng nặng nề.
Ví dụ: Chúng ta có “nữ hộ sinh”, chứ không ai nói rằng “nữ đỡ đẻ”.
f) Tính thống nhất trong cách hiểu
Từ thuần Việt của chúng ta thƣờng gây nhầm lẫn trong cách hiểu.
Ví dụ: So sánh:“thân sinh Nguyễn Thị X” và “người sinh ra Nguyễn Thị X”
Ta thấy:
Trong cụm từ Hán Việt “thân sinh Nguyễn Thị X” chúng ta chỉ có thể hiểu là
chỉ ngƣời đã sinh ra chị Nguyễn Thị X.
Nhƣng trong cụm từ thuần Việt “người sinh ra Nguyễn Thị X” chúng ta cũng
có thể hiểu là chỉ ngƣời đã sinh ra chị Nguyễn Thị X, đồng thời chúng ta còn có thể
hiểu Nguyễn Thị X là tên ngƣời đƣợc sinh ra. Nhƣ vậy, nếu không căn cứ vào
những ngữ cảnh cụ thể thì rất dễ gây nên hiểu nhầm.

13


1.2. Thực trạng dạy và học từ Hán Việt hiện nay
1.2.1. Khái quát chung
“Ngôn ngữ là phƣơng tiện giao tiếp quan trọng nhất của loài ngƣời” (Lênin).
Trong đó từ là một bộ phận cấu thành của ngôn ngữ nên từ có vai trò đặc biệt quan
trọng trong hệ thống ngôn ngữ. Ngôn ngữ nào cũng đƣợc cấu thành bởi một số yếu

tố đó là: ngữ âm, ngữ pháp, từ ngữ và chữ viết. Trong các yếu tố đó, từ ngữ là yếu
tố trọng tâm gắn chặt các yếu tố khác. Ngữ âm dạy cách phát âm từ, chính tả dạy
cách viết từ, cú pháp tìm hiểu cách tập hợp của từ, từ pháp tìm hiểu cấu tạo các từ
và chia các từ.
Ở Tiểu học, môn Tiếng Việt góp phần đắc lực trong việc thực hiện mục tiêu
đào tạo thế hệ trẻ ở Tiểu học theo đặc trƣng của bộ môn. Mục đích của việc dạy học
tiếng Việt là hình thành cho học sinh năng lực hoạt động lời nói và sử dụng thành
thạo tiếng Việt, có văn hóa để suy nghĩ, giao tiếp và học tập. Thông qua việc dạy
học tiếng Việt nhà trƣờng rèn luyện cho các em năng lực tƣ duy, phƣơng pháp suy
nghĩ, giáo dục các em những tƣ tƣởng tình cảm trong sáng lành mạnh.
Tiếng Việt gắn liền với suy nghĩ và sự diễn đạt tƣ tƣởng, tình cảm của các em.
Dạy cho học sinh hiểu cái đúng, cái hay, cái đẹp và cái tinh túy của tiếng Việt, biết
cách nói, biết cách viết chính xác, trong sáng là góp phần không nhỏ vào việc rèn tƣ
duy nhân cách của một lớp ngƣời chủ nhân tƣơng lai của đất nƣớc.
Vậy học tiếng Việt là một trong những điều kiện tiên quyết để học sinh nắm
đƣợc kiến thức mới, nâng cao trình độ phát triển chung, đồng thời cũng là điều kiện
cần thiết cho những thành công trong mọi hoạt động sau này của các em khi tham
gia vào cuộc sống xã hội.
Trong sách giáo khoa Tiếng Việt thì từ Hán Việt đƣợc sử dụng ở hầu hết các
phân môn. Từ Hán Việt đƣợc sử dụng nhiều nhƣ vậy là do nó có những giá trị
phong cách rất riêng so với từ thuần Việt nhƣ: tạo sắc thái tao nhã, sắc thái trang
trọng, sắc thái cổ điển,… và từ Hán Việt trong mọi văn bản, mọi lĩnh vực, diễn đạt
đƣợc mọi vấn đề, mọi nội dung. Vì thế việc dạy học từ Hán Việt ở Tiểu học cần
phải đƣợc quan tâm và coi trọng hơn bởi nó có nhiệm vụ phong phú, chính xác và
tích cực hóa vốn từ cho học sinh.

14


1.2.2. Thực trạng dạy học từ Hán Việt ở trường Tiểu học nói chung và dạy học

từ Hán Việt ở lớp 5 nói riêng
Từ ngữ Hán Việt dạy cho học sinh Tiểu học đƣợc thực hiện bằng nhiều hình
thức khác nhau, nhƣ cung cấp vốn từ thông qua các văn bản đƣợc dạy trong các giờ
tập đọc, chính tả, kể chuyện, tập làm văn, qua mục giải thích nghĩa từ, qua bài tập
rèn luyện v. v. Vốn từ ngữ Hán Việt trong sách Tiếng Việt tiểu học chủ yếu là
những từ ngữ thông dụng liên quan đến các chủ điểm, thƣờng đƣợc dùng trong đời
sống. Vốn từ đó đƣợc cung cấp chung cùng vốn từ tiếng Việt. Chúng ta có thể hình
dung sơ bộ đặc điểm của lớp từ Hán Việt thông qua phần Mở rộng vốn từ trong sách
Tiếng Việt 5. Thông qua phần học này ít nhiều chúng ta có thể thấy đƣợc mức độ
hiểu biết nghĩa, khả năng sử dụng từ Hán Việt của học sinh tiểu học cũng nhƣ
phƣơng pháp dạy học mà giáo viên áp dụng. Ví dụ: Bài tập thứ nhất sử dụng hình
thức cho các từ khác nhau, tìm hiểu nghĩa của từ dựa vào nghĩa yếu tố và quan hệ
giữa chúng. Cụ thể:
Bài tập (trong bài Mở rộng vốn từ: Hữu nghị - Hợp tác (Tiếng Việt 5, tập
một, trang 56):
Xếp những từ có tiếng hữu dưới đây thành hai nhóm a và b.
a, Hữucó nghĩa là “bạn bè”.

M: hữu nghị

b, Hữu có nghĩa là “có”.

M: hữu ích

Bài tập thứ hai cho câu nói của Bác Hồ, yêu cầu học sinh dựa vào nội dung
của câu nói đó viết một đoạn văn ngắn về nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc của mỗi công dân.
Bài tập (trong bài Mở rộng vốn từ: Công dân (Tiếng Việt 5, tập hai, trang 28):
Dựa vào nội dung câu nói của Bác Hồ “Các vua Hùng đã có công dựng nước,
bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước.”, em hãy viết một đọn văn ngắn khoảng 5
câu về nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc của mỗi công dân.

Khi dạy từ Hán Việt ở trƣờng tiểu học trong những bài tập đọc, luyện từ và
câu hay những bài tập làm văn... giáo viên thƣờng bám sát và tuân thủ vào sách giáo
khoa, tức là giáo viên chỉ giảng giải cho các em những từ Hán Việt và những nghĩa
của từ Hán Việt có trong phần chú giải mà không mở rộng thêm nghĩa của từ đó

15


trong nhiều ngữ cảnh khác nhau để các em hiểu rõ hơn về nghĩa của các từ và có thể
sử dụng từ Hán Việt linh hoạt trong các bài tập. Vì vậy, khả năng sử dụng từ Hán
Việt của học sinh trong học tập cũng nhƣ trong đời sống còn hạn hẹp.
1.2.3. Thực trạng dạy và học từ Hán Việt ở một số trường Tiểu học tỉnh
Vĩnh Phúc
1.2.3.1. Thực trạng dạy học từ Hán Việt ở một số trường Tiểu học tỉnh
Vĩnh Phúc
Hiện nay có nhiều phƣơng pháp dạy học từ Hán Việt tuy nhiên việc sử dụng
đa dạng hay phối hợp các biện pháp vẫn chƣa đƣợc giáo viên chú trọng. Qua tìm
hiểu thực trạng dạy học từ Hán Việt cho học sinh của các giáo viên ở trƣờng Tiểu
học Tích Sơn, trƣờng Tiểu học Trƣng Nhị và trƣờng Tiểu học Xuân Hòa thuộc tỉnh
Vĩnh Phúc chúng tôi thu đƣợc những thông tin nhƣ sau:
a. Về phương pháp giảng dạy
Chủ yếu giáo viên sử dụng phƣơng pháp giải nghĩa của từ theo cách chiết tự.
Ví dụ:
giang = sông, sơn = núi => giang sơn = sông núi;
ấu = non, trẻ con, trĩ = trẻ con => ấu trĩ = non nớt;
lai = đến, vãng = đi, qua => lai vãng = qua lại;…
Tuy nhiên phƣơng pháp này chỉ áp dụng với những từ ghép Hán Việt. Ngoài
ra, khi sử sụng phƣơng pháp chiết tự cần chú ý đến ngữ cảnh vì nghĩa của từ ghép
không chỉ đƣợc gộp nghĩa từ các từ thành phần một cách đơn thuần.
Do đó việc giáo viên chỉ dạy học từ Hán Việt cho học sinh bằng phƣơng pháp

chiết tự là chƣa đủ, chƣa giải thích rõ nhiều khi còn là nghĩa chƣa phù hợp.
b. Về phạm vi giảng dạy
Giáo viên mới chỉ giải thích từ Hán Việt có trong văn bản, đôi khi chỉ là cho
học sinh đọc giải nghĩa ở phần chú thích. Vì thế học sinh chƣa đƣợc mở rộng vốn từ
Hán Việt.
Từ thực trạng giảng dạy từ Hán Việt ở tỉnh Vĩnh Phúc chúng ta thấy đƣợc giáo

16


viên chƣa có biện pháp dạy học phù hợp với nhu cầu của học sinh, phạm vi giải
nghĩa mới chỉ dừng lại ở trong sách giáo khoa, trong các văn bản Tập đọc và đƣợc
luyện tập ở những bài Luyện từ và câu.
1.2.3.2. Thực trạng học từ Hán Việt của học sinh tỉnh Vĩnh Phúc
Để tìm hiểu thực trạng nhận biết và vận dụng từ Hán Việt của học sinh trong
quá trình học tập ở Tiểu học nói chung và trong môn Tiếng Việt nói riêng, tôi đã
tiến hành khảo sát bằng phiếu khảo sát kết hợp trao đổi, trò chuyện trực tiếp với các
học sinh tại các trƣờng Tiểu học là: trƣờng Tiểu học Tích Sơn, trƣờng Tiểu học
Trƣng Nhị, trƣờng Tiểu học Xuân Hòa trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc và thu đƣợc kết
quả thể hiện ở bảng số liệu sau:
Bảng 1.1.
BẢNG THỐNG KÊ KẾT QUẢ KHẢO SÁT KHẢ NĂNG NHẬN BIẾT VÀ
VẬN DỤNG TỪ HÁN VIỆT CỦA HỌC SINH LỚP 5
Trƣờng

Lớp

Đạt kết quả

Số

học

Đúng 100%

sinh
thực

SL

hành

Tỷ

Đúng

Đúng

Đúng

70%-90%

50%-60%

20%-40%

SL

SL

SL


lệ %

Tỷ
lệ %

Tỷ
lệ %

Tỷ
lệ %

Trƣờng

5A4

42

12

28,6

21

50,0

9

21,4


0

0

Tiểu học

5A5

43

9

20,9

16

37,2

18

41,9

0

0

Tích Sơn

5A6


41

22

53,6

17

41,5

2

4,9

0

0

Trƣờng

5A4

35

13

37,1

15


42,9

5

14,3

2

5,7

Tiểu học

5A5

38

11

29,0

22

57,9

4

10,5

1


2,6

Trƣng Nhị

5A6

32

8

25,0

16

50,0

8

25,0

0

0

Trƣờng

5A4

40


6

15,0

23

57,5

8

20,0

3

7,5

Tiểu học

5A5

42

19

45,2

21

50,0


2

4,8

0

0

Xuân Hòa

5A6

39

3

7,7

17

43,6

12

30,8

7

17,9


Dựa vào kết quả khảo sát chúng tôi có một số nhận xét sau:

17


a) Khả năng nhận biết, hiểu nghĩa từ Hán Việt của học sinh:
Hầu nhƣ học sinh đều không thích học hay tìm hiểu về từ Hán Việt bởi vì các
em cho rằng học từ Hán Việt là quá khó và khô khan. Do đó việc nhận biết từ Hán
Việt cũng nhƣ hiểu đƣợc ý nghĩa của từ Hán Việt gặp nhiều khó khăn đối với học
sinh. Tỉ lệ các em nhận biết và xác định nghĩa của từ Hán Việt đúng 100% chỉ
chiếm 29,3% (tổng số học sinh 3 trƣờng), tỉ lệ học sinh đạt mức khá chiếm 47,7%,
tỉ lệ học sinh ở mức trung bình chiếm 19,3% và vẫn còn đến 3,7% học sinh chƣa
hiểu nghĩa của từ Hán Việt.
b) Khả năng vận dụng từ Hán Việt trong đặt câu:
Từ Bảng thống kê kết quả khảo sát khả năng nhận biết và vận dụng từ Hán
Việt của học sinh lớp 5 ta thấy kết quả đặt câu của học sinh còn kém, vẫn còn rất
nhiều em đặt câu sai do không hiểu đƣợc chính xác nghĩa của từ.
Ví dụ: “Đoàn kết” là kết hợp với nhau, kết thành một khối thống nhất nhƣng
học sinh lại hiểu đoàn kết là một đức tính của cá nhân con ngƣời nên dẫn đến học
sinh đặt câu sai “Bạn Hoàng rất đoàn kết.”
Nguyên nhân của thực trạng trên là do:
- Giáo viên chƣa tạo hứng thú học tập, quan tâm tìm hiểu về lớp từ Hán Việt.
- Giáo viên chƣa quán triệt đƣợc vị trí, vai trò quan trọng của việc dạy học từ
Hán Việt. Giáo viên hầu nhƣ chỉ nêu ra từ khó mà ít chú ý đến việc giải nghĩa, cách
nhận biết và sử dụng từ ngữ Hán Việt.
- Học sinh không tích cực, học máy móc theo khuôn mẫu, chỉ ghi nhớ theo sự
áp đặt của giáo viên.
Nhƣ vậy những điều đó đã làm giảm hiệu quả trong việc giúp học sinh hiểu
đúng, sử dụng từ Hán Việt trong môn Tiếng Việt. Vì vậy để cải thiện thực trạng trên
cần có các biện pháp dạy học từ Hán Việt một cách hiệu quả.

1.2.4. Tổng quan về từ Hán Việt trong sách Tiếng Việt Tiểu học
Chƣơng trình tiếng Việt tiểu học đƣợc biên soạn có tính hệ thống, nằm trong
chƣơng trình chung Giáo dục phổ thông môn ngữ văn. Tiếng Việt bao gồm nhiều
phân môn, nhằm trang bị nhiều kiến thức rộng (Tập làm văn, Luyện từ và câu, tập

18


đọc, kể chuyện, chính tả) và hình thành các kỹ năng: Đọc, viết, nghe, nói. Tiếng
Việt đƣợc dạy theo nhiều chủ điểm, từ chủ điểm gia đình đến chủ điểm xã hội, từ
chủ điểm nông thôn, miền núi tới chủ điểm thành phố, các chủ điểm về những hoạt
động học tập, lao động sản xuất, đạo đức nhân cách con ngƣời tới những chủ điểm
về ƣớc mơ khám phá sáng tạo tƣơng lai… Cho nên, các lớp từ ngữ đƣợc đƣa vào
sách tiếng Việt với một số lƣợng phong phú, thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, trong
đó có lớp từ Hán Việt. Mặc dù kiếm thức về từ ngữ Hán Việt đến Tiếng Việt 5 mới
trực tiếp đƣợc giảng dạy nhƣng từ ngữ Hán Việt đƣợc đƣa vào sách tiếng Việt,
trong các phân môn ngay từ sách lớp 1, và số lƣợng cứ tăng dần. (Thống kê bƣớc
đầu, từ ngữ Hán Việt trong sách Tiếng Việt 2 là trên 320 đơn vị, Tiếng Việt 5 là hơn
570 đơn vị). Từ ngữ Hán Việt trong sách Tiếng Việt các lớp tiểu học nhìn chung là
những từ ngữ thông dụng, phần lớn có nội dung ngữ nghĩa gắn với nội dung chủ
điểm của sách. Ngoài phần bài tập luyện từ và câu, các từ ngữ Hán Việt xuất hiện
trong các văn bản tập đọc, chính tả, kể chuyện, tập làm văn đều đƣợc các soạn giả
sách giải thích nghĩa hoặc tạo ngữ cảnh để học sinh tự hiểu.
Qua khảo sát số lƣợng từ ngữ Hán Việt trong Tiếng Việt lớp 5 chúng tôi thu
thập đƣợc trên 570 từ Hán Việt. Đặc điểm từ ngữ Hán Việt trong Tiếng Việt lớp 5,
về cơ bản giống Tiếng Việt lớp 4 nhƣng số lƣợng từ ngữ Hán Việt có nội dung ngữ
nghĩa tƣơng đối khó, nhiều hơn các lớp dƣới. Điều đó là do Tiếng Việt 5 có nhiều
chủ điểm có nội dung khá trừu tƣợng, nhƣ chủ điểm “quyền và bổn phận”; “trật tự
an ninh”; “truyền thống”;....cho nên các từ ngữ Hán Việt nằm trong các chủ điểm đó
cũng có nội dung ngữ nghĩa ít nhiều mới mẻ đối với học sinh.

Từ đó, chúng tôi cũng nhận thấy tỉ lệ từ Hán Việt đƣợc giải nghĩa quá thấp so
với vốn từ đọc cung cấp. Điều này làm cho sự tiếp nhận của học sinh khó khăn hơn.
Hán Việt là loại từ khó hiểu, không đƣợc giải nghĩa, học sinh khó nắm đƣợc nghĩa
của chúng, không nắm đƣợc nội dung bài học.Chất lƣợng học không cao.
Tuy vậy, mức độ giải nghĩa từ Hán Việt nói chung chính xác, phù hợp với ngữ
cảnh mà nó đƣợc dùng.
Ví dụ 1: “Trƣờng Sơn” (“Việt Nam thân yêu” của Nguyễn Đình Thi) tên gọi

19


dãy núi chạy dài miền Trung nƣớc ta.
Ví dụ 2: “Trung thu” (“Trung thu độc lập” của Thép Mới). Tết của trẻ em vào
đêm rằm tháng tám (âm lịch).
Ví dụ 3: “Bổ nhiệm” (“Quà tặng cha” của Lê Nguyên Ngọc - Phan Ngọc Toàn
dịch), đƣợc cử một chức vụ nào đó trong bộ máy chính quyền.
Ví dụ 4: “Thiên lý” (“Về thăm bà” của Thạch Lam): Một giống cây leo, hoa
thơm màu vàng nhạt, nở thành chùm, thƣờng trồng ở trƣớc nhà làm cảnh.
Ví dụ 5: “Hòa” (“Trên hồ Ba Bể” của Hoàng Trung Thông) hòa chung một
nhịp hƣởng ứng. Ý trong bài, tiếng gió, tiếng lòng, tiếng chim, hòa nhịp với nhau.
Ví dụ 6: “Đại lộ” (“Âm thanh thành phố” của Tô Ngọc Hiến) đƣờng lớn ở
thành phố.
Ví dụ 7: “Độc đáo” (“Thị trấn Cát Bà” của nhiều tác giả) có tính chất riêng
biệt đặc sắc.
Nhƣ vậy, từ những ví dụ đƣợc lấy ra từ sách giáo khoa ở trên ta thấy nó chính
xác và phù hợp với ngữ cảnh của từng bài tập đọc. Đây là ƣu điểm mà chúng ta phải
công nhận, những từ đƣợc giải nghĩa sẽ giúp các em hiểu nghĩa của từ trong văn
cảnh gắn với tác phẩm.
Nhận xét:
Từ thực trạng dạy và học từ Hán Việt hiện nay chúng ta thấy đƣợc chƣơng

trình học ở bậc đại học không sát với chƣơng trình học ở Tiểu học. Số lƣợng từ Hán
Việt có trong chƣơng trình sách giáo khoa lớp 5 đã khá phù hợp với lứa tuổi của các
em, nhƣng theo chúng tôi thì ta có thể bổ sung thêm một số từ ngữ Hán Việt nữa để
trau dồi, mở mang thêm vốn từ, sự hiểu biết cho các em học sinh tiểu học. Đồng
thời chúng tôi mong muốn các soạn giả giải nghĩa từ Hán Việt nhiều hơn.
1.2.5. Tìm hiểu vốn từ Hán Việt trong sách giáo khoa Tiếng Việt 5
Số lƣợng từ Hán Việt trong SGK Tiếng Việt 5 lên đến hơn 570 từ trong đó
phần tập đọc và từ ngữ là 522 từ chiếm số lƣợng rất lớn. Phần tập đọc có 285 từ, số
lƣợng nhiều nhất ở chủ đề “Việt Nam - Tổ quốc em” với 209 từ, các chủ đề khác có
lƣợng từ ít và tƣơng đƣơng nhau. Phần từ ngữ có 237 từ nằm toàn bộ ở các bài: Mở

20


×