Tải bản đầy đủ (.docx) (83 trang)

Khóa luận tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người mường ở hòa bình hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.24 MB, 83 trang )

MỤC LỤC


2

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam là một quốc gia đa tộc người, trong đó, 54 tộc người anh em
là 54 sắc màu văn hóa tạo nên nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc Việt Nam,
được phân bố ở các vùng, miền của Tổ quốc. Do đặc điểm về điều kiện địa lý,
kinh tế - xã hội và nhiều nhân tố ảnh hưởng khác nhau, đã hình thành nên các
vùng văn hóa khác nhau, từ đó, văn hóa của các dân tộc cũng có những điểm
khác biệt và mang tính đặc thù. Trong đó vùng Tây Bắc là một vùng rộng lớn,
có địa chính trị, kinh tế - văn hóa độc đáo, có vị trí rất quan trọng đối với sự
phát triển của đất nước cả về an ninh - quốc phòng, kinh tế, văn hóa, xã hội.
Vùng Tây Bắc nước ta gồm 6 tỉnh: Hòa Bình, Sơn La, Lai Châu, Điện Biên,
Lào Cai, Yên Bái bao gồm rất nhiều dân tộc thiểu số sinh sống. Mỗi dân tộc
với những đặc điểm riêng, đều sớm hình thành những nét văn hóa riêng có,
độc đáo của mình. Dân tộc Mường là dân tộc có số dân đông thứ hai trong 53
dân tộc thiểu số ở nước ta. Cũng như mọi dân tộc khác, người Mường ở Tây
Bắc đã sớm hình thành một nền văn hóa mang màu sắc riêng và hết sức đặc
sắc. Nền văn hóa ấy ảnh hưởng sâu xa đến từng cá nhân trong cộng đồng
người Mường, góp phần làm phong phú thêm những giá trị cho nền văn hóa
Việt Nam.
Thờ cúng tổ tiên là một loại hình tín ngưỡng khá phổ biến của người
Mường ở Hòa Bình. Với bề dày lịch sử hình thành và phát triển tín ngưỡng
này luôn luôn nhắc con cháu rằng phải nhớ lấy nguồn khi uống nước, nhớ
công người trồng cây khi ăn quả, phải biết kính trọng và phụng dưỡng ông bà,
bố mẹ lúc sinh thời và thờ phụng khi mất. Tín ngưỡng này không chỉ thanh
cao, tinh khiết khi coi đó là một cái nét văn hoá truyền thống của người
Mường mà còn là sức mạnh niềm tin đối với toàn thể nhân dân trong đời sống




3

văn hóa tinh thần. Song nó sẽ trở thành phiền toái khi mang mầu sắc mê tín dị
đoan, ảnh hưởng của nó rất lớn đối với đời sống kinh tế của con người nói
chung và người Mường nói riêng.
Trong giai đoạn hiện nay, nước ta đang phát triển theo nền kinh tế thị
trường, mở cửa, hội nhập quốc tế, từng bước dân chủ hoá đời sống xã hội.
Mặt khác còn có sự phân hoá giàu nghèo trong xã hội, môi trường bị ô nhiễm,
xuất hiện các mặt trái của khoa học công nghệ, trình độ dân trí thấp v.v… đó
là những nguyên nhân xã hội, tâm lý và nhận thức dẫn đến việc tín ngưỡng,
tôn giáo ngày một gia tăng. Hoạt động thờ cúng tổ tiên được diễn ra một cách
rất phổ biến trong các gia đình người Mường. Điều đó đã góp phần gìn giữ
giá trị tốt đẹp của Văn hoá truyền thống, nhưng mặt khác cũng có tác động
tiêu cực là thúc đẩy kích thích mê tín dị đoan phát triển, cản trở sự nghiệp xây
dựng nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc do Đảng cộng sản Việt
Nam lãnh đạo.
Nhận thức về ý nghĩa và tầm quan trọng của vấn đề, để đóng góp phần
công sức nhỏ bé vào mục tiêu của cả nước nói chung, và tỉnh Hòa Bình nói
riêng, người viết lựa chọn đề tài Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người
Mường ở Hòa Bình hiện nay làm đề tài cho khóa luận tốt nghiệp.
2. Tình hình nghiên cứu
Vấn đề tín ngưỡng nói chung cũng được nhiều nhà khoa học trong và
ngoài nước nghiên cứu. Một số tác phẩm tiêu biểu có thể kể đến như :
- Các hình thức tôn giáo sơ khai và sự phát triển của nó (Tô-ca-Rép; Nxb
Chính trị quốc gia 1994) đã đề cập đến những giá trị hình thành nê tôn
giáo sơ khai và khẳng định tôn giáo, tín ngưỡng nằm trong sự phát triển
xã hội.



4

- Văn hóa gia đình Việt Nam (Vũ Ngọc Khánh, NXB Thanh Niên) đưa ra khái
niệm tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên và đề cập đến các hình thức và nghi lễ tín
ngưỡng thờ cúng tổ tiên truyền thống của người Việt.
- Việt Nam phong tục (Phan Kế Bính, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh 1999) đã
liệt kê ra các phong tục tập quán truyền thống của dân tộc ta, trong đó có tín
ngưỡng thờ cúng tổ tiên và tác giả khẳng định vị trí, vai trò của tín ngưỡng
thờ cúng trong đời sống văn hóa tinh thần.
- Tín ngưỡng dân gian Việt Nam (Lê Như Hoa, Nxb Văn hoá thông tin 2000)
tác giả đã đưa ra các hình thái tín ngưỡng dân gian bản địa; tín ngưỡng thờ
cúng tổ tiên; tín ngưỡng thành hoàng, tín ngưỡng vong hồn; các hình thái tín
ngưỡng dân gian của một số dân tộc ít người ở Việt Nam
- Văn hoá tâm linh (Nguyễn Đăng Duy, Nxb Hà Nội, 1996) cuốn sách này đề
cập đến nhận thức lý luận về văn hóa tâm linh, tâm linh thể hiện trong mọi
mặt đời sống và tâm linh thể hiện trong tín ngưỡng tôn giáo ở người Việt
(Kinh) miền Bắc trong quá trình lịch sử cho đến nay.
-

Về tôn giáo tín ngưỡng Việt Nam hiện nay (Đặng Nghiên Vạn, Nxb KHXH, Hà
Nội, 1996) tác giả đã đưa ra khái niệm về tôn giáo và tín ngưỡng, và chỉ ra
những mối quan hệ tôn giáo và tín ngưỡng, so sánh sự khác và giống nhau.
Nói chung là các công trình nghiên cứu của các tác giả nói trên rất đa
dạng có thể tóm lại thành 3 loại cơ bản sau :
Loại thứ nhất: Xem thờ cúng tổ tiên như một tập tục văn hoá và truyền
thống đạo đức.
Loại thứ hai: Xem tín ngưỡng vừa là tập tục văn hoá vừa là truyền
thống đạo đức.
Loại thứ ba: Xem tín ngưỡng như là một loại hình tín ngưỡng, tôn giáo.

Về tín ngưỡng thờ cúng Tổ tiên của người Mường ở Hòa Bình có một
số công trình nghiên cứu.


5

Tác giả Trần Từ trong cuốn “Người Mường ở Hòa Bình” (Hội văn nghệ
dân gian, Nxb Thời đại, năm 2008) đã đề cập đến các phong tục tập quán và
tín ngưỡng trong đó có tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của dân tộc Mường ở Hòa
Bình.
Tiếp đến là đề tài nghiên cứu khoa học về Nghi lễ tín ngưỡng của
người Mường (Tác giả Lan Anh, Sở Văn hóa tỉnh Hòa Bình) đã bàn về vai trò
của thầy mo trong tín ngưỡng thờ cúng của người Mường ở Hòa Bình.
Như vậy, về tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của dân tộc Mường ở Hòa
Bình hiện nay có rất ít các công trình nghiên cứu, đây cũng chính là lý do tác
giả chọn đề tài này để nghiên cứu.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích
Bước đầu trình bày một cách tương đối có hệ thống về nguồn gốc, bản
chất và tín ngưỡng biểu hiện của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người
Mường ở Hòa Bình- cái nôi của dân tộc Mường nói chung (nếu xét về thời
gian hình thành). Khẳng định giá trị của tín ngưỡng thờ cúng Tổ tiên của
người Mường ở Hòa Bình nói riêng và tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của dân
tộc Mường nói chung.
3.2 Nhiệm vụ
- Trình bày khái quát văn hóa của người Mường ở Hòa Bình. Trong đó
phân tích kỹ tín ngưỡng thờ cúng Tổ tiên trên các khía cạnh: nguồn gốc, đặc
điểm, ý nghĩa.
- Khẳng định những nét riêng, đặc trưng của tín ngưỡng thờ cúng Tổ
tiên của người Mường ở Hòa Bình

- Chỉ ra một số vấn đề đặt ra với tín ngưỡng thờ cúng Tổ tiên của người
Mường ở Hòa Bình hiện nay.


6

- Từ đó đề ra những giải pháp nhằm định hướng đúng đắn hoạt động
này trong đời sống của nhân dân nói chung- riêng dân tộc Mường ở Hòa Bình
trong giai đoạn hiện nay.


7

4. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Tìm hiểu về tín ngưỡng thờ cúng Tổ tiên của người Mường ở Hòa Bình
hiện nay, chỉ ra những biến đổi trên cơ sở so sánh với tín ngưỡng thờ cúng Tổ
tiên của người Mường truyền thống.
4.2 Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi không gian: Liên Vũ- huyện Lạc Sơn, Mường Thàng- huyện
Cao Phong, Tuân Lộ- huyện Tân Lạc
Phạm vi thời gian: Tìm hiểu tín ngưỡng thờ cúng Tổ tiên của người
Mường ở Hòa Bình hiện nay
5. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài, khóa luận đã sử dụng một số phương pháp cơ bản:
- Phương pháp điền dã văn hóa học: là phương pháp mà người nghiên
cứu cần phải đi thực tế tìm hiểu về vấn đề cần nghiên cứu. Với đề tài này,
phạm vi nghiên cứu là tín ngưỡng của người Mường ở Hòa Bình nên sử dụng
phương pháp điền dã là một ưu thế và là một việc làm cần thiết để đi đến một
cái nhìn tổng quát về tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên xưa và nay.

- Phương pháp tổng hợp tài liệu: Có khá nhiều tài liệu về người Mường
nhưng để tìm kiếm tài liệu tài liệu liên quan đến đề tài thì cần có sự chọn lọc
và tổng hợp các nguồn tài liệu có liên quan.
- Phương pháp điều tra: Qua phương pháp này sẽ làm cho đề tài có
những số liệu cụ thể và rõ ràng hơn.
- Phương pháp phân tích và so sánh: Phân tích những nguồn tài liệu có
liên quan và triển khai những vấn đề mới và cần được khám phá sẽ làm cho
đề tài này trở nên ý nghĩa hơn.
6. Đóng góp của đề tài
* Khóa luận góp phần làm rõ tín ngưỡng của người Mường - đặc biệt là
chỉ ra nét riêng, đặc sắc trong tín ngưỡng thờ cúng Tổ tiên của người Mường
ở Hòa Bình.


8

* Chỉ ra thực trạng, xu hướng vận động, biến đổi của tín ngưỡng thờ
cúng tổ tiên của người Mường ở Hòa Bình trong giai đoạn hiện nay.
* Bước đầu đề xuất một số giải pháp nhằm từng bước phát huy mặt tích
cực và hạn chế mặt tiêu cức của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên cho phù hợp với
yêu cầu sự nghiệp xây dựng nền văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc.
7. Bố cục của khóa luận
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và
phần phụ lục, đề tài được triển khai thành ba chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài
Chương 2: Hoạt động thờ cúng Tổ tiên của dân tộc Mường ở Hòa
Bình hiện nay
Chương 3: Một số giải pháp bảo tồn và phát huy tín ngưỡng thờ
cúng tổ tiên của dân tộc Mường ở Hòa Bình hiện nay



9

Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Một số khái niệm cơ bản
1.1.1. Tín ngưỡng
1.1.1.1. Một số quan điểm trên thế giới
Tín ngưỡng là một hiện tượng lịch sử xã hội trên thế giới, trên thế giới
có hàng ngàn các loại tín ngưỡng khác nhau, rất phong phú, đa dạng. Từ các
cách tiếp cận, mục đích nghiên cứu khác nhau dẫn đến các quan niệm không
giống nhau. Để đưa ra một nét đặc trưng nhất về tín ngưỡng thì cần điểm qua
một số quan điểm khác nhau về tín ngưỡng trong giới nghiên cứu.
Các nhà thần học như Tomalđa canh, Pnôntilích K.lê machơ, U.oat,
Etơrôtcho v.v.. xem tín ngưỡng tôn giáo là tin vào cái thiêng liêng, cái huyền
bí, ở đó nó chứa ẩn sức mạnh siêu nhiên có thể cứu giúp con người khỏi khổ
đau và có được hạnh phúc. Niềm tin vào thiêng liêng, cái siêu nhân ở đây
chính là niềm tin vào thượng đế, tin vào cái “tối thượng” là tiêu chí quyết định
của tín tín ngưỡng tôn giáo. Một số nhà tôn giáo đương đại cho rằng : “Tín
ngưỡng không phải là một thứ thế giới quan tự biện, cũng không chỉ là tin vào
niềm tin, nó là một thứ thái độ sinh tồn, một thứ tự lý giải”.
Spenset, Durkheim, M.Wber từ góc độ xã hội học đã có cái nhìn mới về
tôn giáo. Spenser, Duikheim coi xã hội như một hiện thực siêu hình, nuôi
dưỡng bằng một ý thức tập thể, ý thức đó lại được tạo bởi niềm tin, những
tình cảm của mỗi thành viên. Niềm tin tín ngưỡng tôn giáo chính là xạ ảnh
của đời sống xã hội Durkheim cho rằng : “tín ngưỡng” là trạng thái tư tưởng,
nằm ở các biểu tượng và được thể hiện thông qua các lễ nghi thờ cúng. Theo
ông tín ngưỡng “tô tem” của người nguyên thuỷ là biểu tượng thần linh (cái
thiêng) vừa là biểu tượng của cộng đồng xã hội (cái thế tục) là phổ biến trong
xã hội nguyên thuỷ.



10

Tylor, từ góc độ nhân loại học, xem tín ngưỡng tôn giáo là “lòng tin
vào những vật linh”, các vật ấy là mama hay Wakan mang tính diêu nhân và
đều có linh hồn (animé). Ông cho rằng : “Mặt trời và các vì tinh tú, cây cối,
sông ngòi, gió và mây trở nên những tạo vật sống động và cũng có cuộc sống
như người và sinh vật”.
Phoi-ơ-bắc: “ Xuất phát từ sự thực là sự tha hoá về mặt tôn giáo, từ sự
phân hoá thế giới thành thế giới tôn giáo, thế giới tưởng tượng và thế giới
hiện thực” đã hoà tan thế giới tôn giáo và cơ sở trần tục của nó không thấy
rằng “tình cảm tôn giáo” cũng là sản phẩm xã hội. Từ đó ông có chủ trương
thay tín ngưỡng cơ đốc bằng một tôn giáo khác đó là tình yêu thương giữa
người với người trên trần gian.
1.1.1.2 Các quan điểm tín ngưỡng ở Việt Nam
Việt Nam là một nước đa tín ngưỡng. Trong quá trình dựng nước và giữ
nước, các dân tộc đã kề vai, đoàn kết bên nhau đấu tranh giành độc lập dân
tộc, tích cực tham gia vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Có nhiều
quan điểm khác nhau về tôn giáo, tín ngưỡng ở nước ta.
GS Đặng Nghiêm Vạn trên tọa đàm bàn về tín ngưỡng và tôn giáo của
trường Đại học Quốc gia Hồ Chí Minh- Đại học khoa học xã hội và nhân văn
xem “tín ngưỡng là một yếu tố chính của tôn giáo, quy định sức mạnh của tôn
giáo đó với đời sống của cộng đồng”.
Nguyễn Chính cho rằng tín ngưỡng là tín ngưỡng tâm linh, vì tín
ngưỡng tâm linh là hạt nhân của tín ngưỡng, tôn giáo. Đó là niềm tin sự trông
cậy và yêu mến một thế giới siêu nhiên mà con người với kinh nghiệm và tri
thức đã chưa lý giải được. Tô Ngọc Tham cho rằng tín ngưỡng là niềm tin của
con người, những điều, nhứng sự vật, nhân vật nào đó. Niềm tin này không
giải thích được vì nó đối lập với tư duy khoa học.



11

Ngoài ra còn Nguyễn Chí Bền nhìn dưới góc độ “tôn giáo học và văn
hoá học xem tín ngưỡng, tôn giáo là một hiện tượng thuộc ý thức xã hội và
xem tín ngưỡng là một bộ phận cấu thành nên văn hoá được thể hiện qua nghi
lễ thờ cúng, là lòng ngưỡng mộ, thành kính với những thế lực có ảnh hưởng
trong quan hệ với con người” [2,15]
Từ những quan điểm trên ta kết luận lại:
Tín ngưỡng là hệ thống những niềm tin và cách thức biểu lộ đức tin
của con người đối với những hiện tượng tự nhiên hay xã hội; nhân vật lịch sử
hay huyền thoại có liên quan đến cuộc sống của họ nhằm cầu mong sự che
chở, giúp đỡ từ những đối tượng siêu hình mà người ta thờ phụng.
1.1.1.3 Phân biệt tôn giáo và tín ngưỡng
Tôn giáo bao gồm hệ thống hoàn chỉnh các quan niệm, ý thức tín
ngưỡng, thể hiện tập trung ở lòng tin, tình cảm tôn giáo, hành vi và hoạt động
tôn giáo. Tôn giáo là hình thức tín ngưỡng có giáo lý, giáo luật, lễ nghi và
giáo hội, được tổ chức chặt chẽ.
Tín ngưỡng, tôn giáo theo cách hiểu thong thường là phản ánh thực tại
của xã hội. Thực ra về nội dung phản ánh và hình thức thì tín ngưỡng và tôn
giáo, tuy có sự tương đồng song cũng có sự khác biệt nhất định, được thể hiện
ở chỗ :
Thứ nhất, tín ngưỡng và tôn giáo đều là sự phản ánh hư ảo vào ý thức
xã hội và chịu sự quy định của chính tồn tại xã hội đã sinh ra chúng. Đồng
thời, là sự phản ánh chân thực, là cách lý giải của con người về các hiện tượng
xung quanh cuộc sống của chính con người. Tín ngưỡng, tôn giáo đều có
nguồn gốc xã hội, nhận thức, tâm lý trong quá trình hình thành và tồn tại, đều
có chức nông nghiệp đền bù hư ảo và xoa dịu nỗi đau hiện thực và hướng tới
sự giải thoát về tinh thần.



12

Thứ hai, tín ngưỡng, tôn giáo đều là sự thể hiện niềm tin, sự ngưỡng
mộ của con người đối với một thực thể siêu việt nào đấy như thượng đế, thần,
phật, tổ tiên. .. Niềm tin trong tín ngưỡng, tôn giáo là một niềm tin đặc biệt
của chủ thể nhận thức, chủ thể có thể là cá nhân, có thể là nhóm người, cộng
đồng người… Niềm tin nó được hình thành trên cơ sở những nhận định thiếu
hụt về khách thể và do giai đoạn lịch sử, nên nó hình thành nên các ý niệm,
biểu tượng tôn giáo.
Thứ ba, tín ngưỡng, tôn giáo đều có hệ thống nghi lễ, bao gồm những
biểu tượng mang tính thần thánh, những điều răn dạy, kiêng kỵ, hệ thống nghi
lễ, hình thức, phương tiện để chuyển tải ý thức. Niềm tin tôn giáo, nó giữ vai
trò quan trọng cho sự hoà nhập cộng đồng, nâng sức mạnh của con người lên
trên bản thân mình và giúp họ cảm nhận về thế giới của thần linh.
Bên cạnh những điểm giống nhau thì tín ngưỡng, tôn giáo cũng có
những điểm khác nhau cơ bản sau :
1- Về thời điểm ra đời, có thể thấy tín ngưỡng ra đời sớm hơn tôn giáo
2- Về nguồn gốc sáng tạo ra tín ngưỡng là từ lịch sử dân tộc do kinh
nghiệm do quần chúng nhân dân, tầng lớp bình dân thì tôn giáo ra đời do
những nhà trí thức từ một niềm tin đi giải thích các hiện tượng xã hội bằng
kinh, sách.
3- Tín ngưỡng được hình thành ngay từ trong cuộc sống rất phong phú
và đa dạng, chủ yếu là do xúc cảm và kinh nghiệm mang lại. Nó phản ánh
thiếu sự tính chất sàng lọc, khái quát, thiếu cơ sở lý luận chặt chẽ. Thường
mang tính dân gian đời thường. Còn tôn giáo được hình thành trên cơ sở lý
luận chặt chẽ, có cơ sở thế giới quan là chủ nghĩa duy tâm. Mặt khác tôn giáo
đi giải thích thế giới từ những thực tế tinh thần khách quan có trước, sáng tạo
và chi phối thế giới hiện thực và hàng loạt các kinh, sách ra đời để chứng

minh cho sự đúng đắn của đức tin tôn giáo. Nó được diễn ra như : linh hồn,
thượng đế, thiên đàng, địa ngục, niết bàn…


13

Tín ngưỡng có kết cấu rất đơn giản, nó được hình thành và tồn tại dựa
vào cơ sở của các phép lạ, đấng siêu nhiên, vào thế giới vô hình như : thần
linh, tổ tiên, thần sông, núi, âm ty, địa ngục, ma, quỉ… niềm tin ấy nó mang
tính huyền bí hoặc mờ ảo, không rõ ràng, chưa đạt đến chính xác và khái quát
cao, mang tính giản đơn và dựa vào cảm tính là chính. Còn tôn giáo thì có cấu
trúc khá phức tạp có mối quan hệ qua lại với thế giới quan, nhân sinh quan, ý
thức, tâm lý, tình cảm, niềm tin, đức tin…
Ở Tôn giáo, thì đức tin được đề cao, song cũng đòi hỏi sự lý giải mang
tính hệ thống, lôgic xây dựng và củng cố trên cơ sở của thế giới quan tôn giáo
các chức sắc trong tổ chức tôn giáo thường tuyên truyền, củng cố và khẳng định,
niềm tin tôn giáo thông qua các hoạt động tôn giáo được tiến hành định kỳ.
Trong tín ngưỡng, tôn giáo thì nghi lễ và các giáo chủ, kinh sách đóng
vai trò hết sức quan trọng vì thế mà tín ngưỡng, tôn giáo có tác động to lớn
đối với đời sống xã hội.
1.1.2. Hệ thống tín ngưỡng dân gian của Việt Nam
Nước ta là một quốc gia đa tôn giáo, tín ngưỡng. Người dân Việt Nam
có truyền thống sinh hoạt, hoạt động tín ngưỡng từ lâu đời. Các dân tộc trong
cộng đồng các dân tộc Việt Nam đều có những tín ngưỡng riêng gắn liền với
đời sống kinh tế và tâm linh của mình.
Do nhiều đặc điểm về lịch sử phát triển, trên một dải đất không rộng
như đất nước ta mà có 54 tộc người cộng cư, phong tục tập quán, trình độ
phát triển xã hội, trình độ dân trí và bản sắc văn hoá của các tộc người này lại
rất khác nhau, những đặc điểm đó không chỉ tạo ra sự đa dạng văn hoá mà
còn tạo ra sự đa dạng tín ngưỡng - cũng có thể nói sự đa dạng văn hoá tín

ngưỡng. Chừng mực nào đó, văn hoá tín ngưỡng không chỉ làm nên những
giá trị tinh thần, tình cảm, tâm thức và tâm linh của văn hoá mà còn góp phần
tạo nên bản sắc và sức sống lâu bền của văn hoá các dân tộc. Mỗi tín ngưỡng


14

đều có nhiều biến thể, trong quá trình biến đổi và giao thoa. Căn cứ những nét
chung chủ yếu và giáo trình Cơ sở văn hóa Việt Nam của khoa Văn hóa và
phát triển, Học viện báo chí- tuyên truyền tập hợp thành sáu nhóm tín
ngưỡng:
a) Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên: Thờ cúng tổ tiên gia tộc, dòng họ là một
tín ngưỡng cơ bản và phổ biến của người Việt ở mọi vùng văn hoá. Không
phải dân tộc nào cũng có tín ngưỡng thờ tổ tiên. Mỗi dân tộc lại có sắc thái
khác nhau trong tín ngưỡng này.
b) Tín ngưỡng thờ cúng các hiện tượng tự nhiên: Liên quan đến mây, mưa,
sấm, chớp… các hiện tượng này ảnh hưởng đến phát triển kinh tế nông nghiệp.
c) Tín ngưỡng thờ Mẫu: Được nhân dân hình tượng hóa thành Mẫu
quyền năng vô lượng mang tính tâm linh cao, có thể cứu hộ độ trì cho muôn
vạn chúng sinh với những nỗi niềm và ước vọng khác nhau.
d) Tín ngưỡng vòng đời người: Tín ngưỡng và nghi lễ liên quan tới sự
sinh nở, thờ cúng ông tơ bà nguyệt, thờ bản mệnh, lễ tang ma và thờ cúng
người chết...
e) Tín ngưỡng nghề nghiệp: Tín ngưỡng nông nghiệp, tín ngưỡng thờ
tổ nghề, thờ thần tài, thờ cá ông.
f) Tín ngưỡng thờ thần: Thờ thành hoàng làng, thờ mẫu, thờ các anh
hùng dân tộc, thờ thổ thần (thổ công), sơn thần, thuỷ thần (hà bá, long vương).
Những hình thức tín ngưỡng trong bốn nhóm tín ngưỡng dân gian Việt
Nam nêu trên, không phải hình thức tín ngưỡng nào cũng có lễ hội. Một số tín
ngưỡng chỉ có nghi lễ mà không có lễ hội. Nhưng hầu hết các lễ hội dân gian

cổ truyền đều có phần liên quan mật thiết với tín ngưỡng, biểu hiện mối quan
hệ sinh động và cụ thể giữa lễ hội và tín ngưỡng. Lễ hội là một hiện tượng
văn hoá sinh động, tín ngưỡng có khả năng lan toả và tạo nên linh hồn của lễ
hội. Đó là lễ hội tín ngưỡng nông nghiệp và một số lễ hội tín ngưỡng phồn


15

thực; lễ hội tín ngưỡng thờ Chủ Đồng Tử; lễ hội tín ngưỡng thờ Mẫu; lễ hội
tín ngưỡng thờ Thành hoàng; lễ hội tín ngưỡng thờ anh hùng dân tộc. Một số
lễ hội tín ngưỡng dân gian của một số dân tộc thiểu số còn lưu giữ những dấu
ấn của sự phát sinh và hình thành tín ngưỡng. Chẳng hạn, với tín ngưỡng đa
thần thể hiện khát vọng của con người thuở ban sơ - chủ yếu là khát vọng
chinh phục thiên nhiên và những lực lượng siêu nhiên, Yang và vạn vật hữu
linh, các nghi lễ hiến sinh đã thể hiện những quan niệm về vũ trụ còn nhiều
nét thần bí...
1.1.3. Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên
1.1.3.1. Khái niệm
Tổ tiên là khái niệm dùng để chỉ những người có cùng huyết thống
nhưng đã mất như cụ, kỵ, ông, bà…những người đã có công sinh thành và
nuôi dưỡng có ảnh hưởng đến đời sống tinh thần và vật chất đến thế hệ đang
sống.
Thờ cúng Tổ tiên là một hoạt động có ý thức của con người, là tình cảm
biết ơn, tưởng nhớ, hướng về cội nguồn quá khứ của những người đang sống.
thờ cúng tổ tiên thể hiện sự thành kính và lòng biết ơn đồng thời thể hiện
niềm tự hào và niềm tin, che trở của tổ tiên.
Thờ cúng tổ tiên là một tín ngưỡng, được hình thành trực tiếp từ trong
đời sống phong phú và đa dạng, có kết cấu đơn giản và mang tính dân gian
đời thường. Thờ cúng tổ tiên thiếu những tiêu chí cơ bản: người sáng lập, hệ
thống tổ chức, giáo lý, giáo luật.

Như vậy ta có thể đưa ra một khái niệm: Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên là
một bộ phận của ý thức xã hội, là một loại hình tín ngưỡng dân gian được
hình thành từ thời nguyên thủy với niềm tin thiêng liêng rằng tổ tiên đã chết
sẽ che trở, phù giúp cho con cháu thể hiện qua việc thờ phụng. Nó là sự phản
ánh hoang đường quyền hành của người đứng đầu thị tộc phụ hệ gia đình


16

được duy trì và phát triển trong xã hội có giai cấp, sau này là sự biết ơn, tưởng
nhớ và tôn thờ những người có công sinh thành, tạo dựng bảo vệ cuộc sống
như cụ kỵ, ông bà, cha mẹ, tổ sư nghề, thành hoàng làng...
1.1.3.2. Nguồn gốc
Nguồn gốc xã hội: Sự phân hóa giai cấp dẫn đến con người đề cao vai
trò người đứng đầu trong gia đình và thị tộc. Mặt khác, xã hội ngày càng phân
hóa phức tạp, những khó khan gặp phải ở đời thường dẫn con người tìm đến
với tổ tiên để tâm sự. Từ đó hình thành mối quan hệ tâm linh giữa người sống
và người chết trong ý thức niệm.
Nguồn gốc nhận thức: xuất phát từ quan niệm tâm linh của con người
về thế giới. Cũng như nhiều dân tộc khác, người Việt xuất phát từ nhận thức
“vạn vật hữu linh” - mọi vật đều có linh hồn, và bắt đầu từ giới tự nhiên xung
quanh mình. Vì thế, loại thần cổ sơ nhất được người ta sùng là các nhiên thần,
đặc biệt là thần cây, thần núi, thần sông.... Bằng cách huyền thoại hóa, các vị
nhiên thần đã được mang khuôn mặt của con người (hiền hậu hay dữ tợn),
tâm lý của con người (vui mừng hay giận giữ). Có thể nói việc nhân hóa các
thần tự nhiên đã tạo ra một bước chuyển cho việc hình thành hệ thống nhân
hóa. Đến một thời điểm nào đó, mối quan hệ giữa cái hữu hình và cái vô hình,
nhất là cái sống và cái chết đã làm con người bận tâm. Vẫn với quan niệm vật
linh kể trên, họ tin rằng trong mỗi con người đều có phần “hồn” và “vía”.
Nguồn gốc tâm lý: Xuất phát từ ước muốn bản năng của con người,

ước muốn được sống mãi. Mặt khác niềm tin vào thế giới siêu nhiên có tổ tiên
che trở và phù hộ cho những người còn sống trong gia đình được may mắn và
mạnh khỏe. Tổ tiên khi còn sống thì “khôn”, đến lúc chết thì “thiêng”, vẫn
ngự trên bàn thờ, vừa gần gũi vừa xa lạ, linh thiêng. Con cháu thành kính, tôn
thờ tổ tiên là tỏ lòng biết ơn tổ tiên. Ý thức về tổ tiên là ý thức về cội nguồn.
Thờ cúng tổ tiên là sự phản ánh liên tục của thời gian, là cầu nối giữa quá


17

khứ, hiện tại và tương lai. Sự sống là bất diệt, chết không phải là hết. Các thế
hệ tiếp nối nhau, chết chỉ là sự bắt đấu của chu kỳ sinh mới.
Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên còn được bắt nguồn từ lòng hiếu thảo của
con cháu. Quan hệ giữa bố mẹ đang sống với con cái là hiện thân của mối
quan hệ giữa tổ tiên với con cháu sau này. Sự kính hiếu cha mẹ được tiếp nối
bằng sự tôn thờ, sùng bái tổ tiên. Bổn phận kính trọng, báo hiếu, đền ơn công
sinh thành dưỡng… dục của bố mẹ cũng là bổn phận báo hiếu, ơn đền tổ tiên.
Thờ phụng tổ tiên thể hiện lòng hiếu thảo, sự thành kính biết ơn các bậc đã
sinh thành, nuôi nấng và tác thành cho mình. Tuy nhiên, con cháu chỉ được tổ
tiên bao dung, che chở khi sống xứng đáng với ước nguyện của tổ tiên. Mặt
khác, con cháu chỉ tôn kính, qui thuận và thờ phụng tổ tiên khi tổ tiên xứng
đáng là tấm gương sáng cho con cháu noi theo. Nếu ai, trong quá khứ có hành
động đi ngược lại lợi ích của cộng đồng họ tộc và gia đình, chẳng những
không được kính trọng, tôn thờ mà còn bị nguyền rủa, trừng phạt.
1.1.3.3. Bản chất
Tổ tiên được gắn với sức mạnh siêu nhiên, thần thánh sự bất diệt của
linh hồn. Xét về mặt đạo đức, ý thức về tổ tiên mang giá trị nhân văn sâu sắc,
nó phát triển mối thiện tâm ở mỗi con người trong cộng đồng xã hội.
Xét về mặt nhận thức luận, chủ thể nhận thức và phản ánh là người
sống, khách thể được nhận thức và phản ánh là tổ tiên đã mất. Xét về mặt xã

hội, đó là sự phản ánh hoang đường quyền hành của người gia trưởng, là kết
quả tất yếu của quá trình phân hoá xã hội, từ chế độ mẫu quyền sang chế độ
phụ quyền. Bản chất xã hội của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên được thể hiện rõ
nét trong nội dung, đối tượng và hình thức phản ánh, được qui định bởi các
nguồn gốc xã hội, nhận thức và tâm lý của nó.
Đặc trưng của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên là ở chỗ, nó là một hình thái
ý thức xã hội đặc biệt, một hiện tượng lịch sử - xã hội và văn hoá thuộc lĩnh


18

vực đời sống tinh thần, là sự phản ảnh tồn tại xã hội, chịu sự qui định của tồn
tại xã hội, có tính độc lập tương đối, được hình thành rất sớm và còn tồn tại
lâu dài trong xã hội. Nguồn gốc và bản chất của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên
gắn quyện vào nhau, tạo thành nét đặc thù của loại hình tín ngưỡng này.
Xét về mặt xã hội tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên là sản phẩm tất yếu của
quá trình phân hóa xã hội, từ xã hội chưa có giai cấp đến xã hội có giai cấp.
Sự phân biệt tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên với các loại tín ngưỡng, tôn
giáo khác, không chỉ căn cứ vào yếu tố hình thức, lễ nghi mà còn căn cứ vào
nội dung tư tưởng, vào đối tượng thờ cúng, nguồn gốc, bản chất tức những nét
đặc trưng của nó.
1.1.3.4. Cơ sở hình thành
Ở Việt Nam, mặc dù tất cả các tộc người đều có quan niệm tổ tiên và
một số tộc người có những hình thức tôn thờ ở những mức độ khác nhau, theo
nhiều nhà nghiên cứu, các hình thức này, hoặc tục cúng người chết trong tang
lễ, cung cấp vật dụng khi chôn người chết, thờ một vài năm, hay lễ bỏ mả...
không đồng nhất với hình thức thờ cúng tổ tiên truyền thống của người Việt
(thờ cúng nối tiếp, lâu dài). Vì vậy, những nét tương đồng của hình thức tín
ngưỡng này chỉ nhận thấy rõ nhất ở một vài nước Đông Nam Á, đặc biệt là
Trung Quốc.

Xã hội cổ truyền của người Việt cũng có những cơ sở kinh tế nhất định
cho việc hình thành và duy trì tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên. Trước hết đó là nền
kinh tế tiểu nông tự cung tự cấp. Đây chính là môi trường thuận lợi cho sự xuất
hiện tín ngưỡng đa thần. Xét về phương diện kinh tế, làng xã Việt Nam đã gần
như một đơn vị độc lập và tương tự như thế, là tế bào của nó - hộ gia đình nhỏ.
Đây là nhân tố quan trọng gắn bó các thành viên của gia đình cùng một thế hệ
và giữa các thế hệ. Mở rộng ra, các gia đình cư trú quần tụ theo họ, và nhiều họ


19

tập hợp thành làng. Trước làng, con người không tồn tại với tư cách cá nhân mà
dưới danh nghĩa gia đình dòng họ - những đơn vị huyết thống. Có thể nói nền
kinh tế tiểu nông ấy là mảnh đất thuận lợi cho việc củng cố và phát triển ý thức
dân tộc cũng như tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên ở làng xã.
Trong khía cạnh kinh tế có một điểm quan trọng tạo nên nét khác biệt
trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên ở Việt Nam và Trung Hoa. Do đặc trưng khí
hậu nhiệt đới nóng ẩm, gió mùa nên Việt Nam sản xuất lúa nước theo truyền
thống tiểu canh kết hợp với nuôi gia súc. Vì vậy sản xuất không đòi hỏi tập
trung nhân công theo quy mô lớn như ở nơi sản xuất lúa mỳ khô, công cụ sản
xuất cũng nhỏ, gọn, nhẹ, mọi thành viên trong gia đình từ phụ nữ, trẻ em đều
sử dụng dễ dàng. Kết hợp tất yếu của quy trình này khiến người Việt gắn bó
với gia đình, thường là gia đình hạt nhân chặt hơn với dòng họ. Hầu như gia
đình nào cũng có bàn thờ tổ tiên (dù thờ chính hay thờ vọng) nhưng không
phải dòng họ nào cũng có từ đường.
Hình thức tổ chức xã hội cũng là một yếu tố quan trọng cho việc hình
thành tín ngưỡng. Ở giai đoạn thị tộc phụ quyền, người đàn ông bắt đầu nắm
giữ quyền hành quản lý gia đình do họ đã có vai trò quan trọng trong hoạt
động kinh tế, vợ và con cái họ tuyệt đối phục tùng và tôn trọng cái uy quyền
đã được xác lập ấy, không chỉ khi họ còn sống mà cả khi họ đã qua đời.

Những đứa con mang họ cha đã kế tiếp ý thức về uy quyền, và phải chăng các
nghi thức ma chay, cúng tế tổ tiên cũng chính là “hình thức phản ánh hoang
đường quyền hành gia trưởng trong một gia đình”.
Như vậy, tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên ra đời và duy trì trong những điều
kiện lịch sử - xã hội nhất định. Từ hình thức liên minh cộng đồng nguyên thủy
đến hình thức liên kết gia đình sơ khai theo trục huyết thống nam đã là một
chặng đường lịch sử khá dài. Theo con đường “ chung tộc danh về phía bố”,
các gia đình nhỏ liên kết lại với nhau thành họ.


20

1.2 Khái quát về văn hóa dân tộc Mường ở Hòa Bình
1.2.1 Văn hóa, bản sắc văn hóa, văn hóa tộc người
- Văn hóa
Văn hóa là một hiện tượng phức tạp, bao gồm rất nhiều nội dung thuộc
các lĩnh vực khác nhau; vật thể và phi vật thể, sản xuất và sinh hoạt, kỹ thuật
và nghệ thuật, xã hội và tâm linh.
Văn hoá cũng là một hiện tượng đặc trưng của con người và xã hội loài
người , là cách ứng sử của con người với tự nhiên. Chính vì vậy, để cắt một
định nghĩa Văn hoá đơn thuần là không thể,là do sự tồn tại,phát triển và vận
động của nó.
Hiện nay có hàng trăm các định nghĩa khác nhau về Văn hoá bởi tuỳ
theo hướng tiếp cận khác nhau của mỗi ngành khoa học, thậm chí mỗi nhà
khoa học có thể đưa ra định nghĩa về Văn hoá riêng cho mình.
Như vậy, sự tồn tại hàng trăm các định nghĩa là lẽ đương nhiên. Một số
khái niệm tiêu biểu như:
Theo nghĩa hẹp hơn thì văn hóa là toàn bộ các hình thức cảu đời sống
tinh thần xã hội; những hình thức đó phát sinh và phát triển trên cơ sở của các
phương thức sản xuất của cải vật chất... Đó là sự phát triển của học vấn, khoa

học, văn học nghệ thuật, triết học, đạo đức.
Theo chủ tịch Hồ Chí Minh: Tháng 8 năm 1943, khi còn trong nhà tù
của Tưởng Giới Thạch, lần đầu tiên Chủ tịch Hồ Chí Minh đưa ra khái niệm
về văn hóa: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống loài người mới
sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn
giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hằng ngày về mặc, ăn,
ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó túc là
văn hóa. Văn hóa là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu
hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng nhu cầu của đời sống
và đòi hỏi sự sinh tồn”.[8,13]


21

Theo tổ chức UNESCO: Trong tuyên bố những chính sách văn hóa tại
hội nghị quốc tế do UNESCO chủ trì tháng 8-1982 tại Mêhicô có đưa ra khái
niệm về văn hóa như sau: “Trên ý nghĩa rộng nhất văn hóa có thể coi là phức
thể, tổng thể các đặc trưng diện mạo, những nét riêng biệt về tinh thần, vật
chất, trí tuệ và xúc cảm quyết định tính cách của một xã hội. Văn hóa bao
gồm nghệ thuật và văn chương, những lối sống, những quyền cơ bản của con
người, những hệ thống giá trị, những tập tục truyền thống, tín ngưỡng... Văn
hóa mang lại cho con người khả năng suy xét bản thân, giúp cho con người tự
hoàn thiện, khắc họa nên bản sắc của một cộng đồng, gia đình, xóm làng,
vùng miền, quốc gia, xã hội. Văn hóa bao gồm cách ứng xử và sự giao tiếp
của cá nhân hay cộng đồng làm cho dân tộc này khác dân tộc khác”[24, 22]
Tóm lại văn hóa là toàn bộ giá trị vật chất và tinh thần mà loài người đã
sáng tạo ra trong quá trình lịch sử của mình. Văn hóa là một hiện tượng xã hội
tiêu biểu cho trình độ mà xã hội đạt được trong những giai đoạn lịch sử nhất
định: những tiến bộ kỹ thuật, kinh nghiệm sản xuất và lao động, học vấn, giáo
dục, khoa học, văn học, nghệ thuật và những tổ chức thích ứng với những cái đó.

- Bản sắc văn hóa
Theo từ điển Tiếng Việt: “Bản sắc chỉ tính chất, màu sắc riêng, tạo
thành phẩm cách đặc biệt của một vật”[1, 42].
Bản sắc văn hóa có thể coi là cái cốt lõi, nội dung, bản chất của một
nền văn hóa cụ thể nào đó, là những nét văn hóa riêng có của nền văn hóa một
dân tộc. Những nét riêng ấy thường được biểu hiện qua các giá trị văn hóa vật
chất và tinh thần, vật thể và phi vật thể. Các giá trị văn hóa này ra đời gắn với
chính điều kiện môi trường sinh ra mà dân tộc ấy thích nghi và phát triển qua
các giai đoạn phát triển khác nhau của một dân tộc. Những giá trị văn hóa ấy,
cho dù có trải qua những thăng trầm, biến cố của lịch sử nó không những mất
đi mà cùng với thời gian, nó còn tiếp nhận những cái hay, cái đẹp, cái phù hợp


22

của văn hóa các dân tộc khác làm phong phú, đặc sắc hơn cho văn hóa dân tộc
mình, làm cho nó là nó chứ không phải là cái khác. Khi nói đến một trong
những nét đặc trưng văn hóa ấy, người ta có thể dễ dàng nhận ra đó là dân tộc
nào mà không cần phải gọi tên.
Bản sắc văn hóa là một sức mạnh, là sức mạnh nội tại của dân tộc. Nó
là hạt nhân năng động nhất trong toàn bộ tinh thần sáng tạo truyền từ đời này
qua đời khác. Bản sắc văn hóa làm cho một dân tộc luôn là chính mình.
Khi nói tới bản sắc văn hóa thì không thể không nhắc tơi bản sắc văn
hóa dân tộc: “Bản sắc văn hóa dân tộc là tổng hòa những khuynh hướng cơ bản
trong sáng tạo văn hóa của một dân tộc, vốn được hình thành trong mối liên hệ
thường xuyên với điều kiện kinh tế, môi trường tự nhiên, các thế hệ, các hệ tư
tưởng...trong quá trình vận đọng không ngừng của dân tộc đó”[12, 17]
Theo nghị quyết hội nghị Ban chấp hành TW 5 khóa VIII của Đảng
cũng chỉ rõ:
Bản sắc dân tộc bao gồm những giá trị bền vững, những tinh hoa của

cộng đồng các dân tộc Việt Nam được vun đắp nên qua lịch sử hàng ngàn
năm đấu tranh dựng nước và giữ nước. Đó là lòng yêu nước nồng nàn, ý chí
tự cường dân tộc, tinh thần đoàn kết, ý thức cộng đồng gắn kết cá nhân- gia
đình- làng xã- tổ quốc... Bản sắc văn hóa dân tộc còn đậm nét trong cả hình
thức biểu hiện mang tính dân tộc độc đáo.
Như vậy có thể hiểu bản sắc văn hóa dân tộc là các giá trị tiêu biểu, bền
vững, phản ánh sức sống của từng dân tộc, nó thể hiện tập trung ở truyền
thống văn hóa.
Truyền thống văn hóa là các giá trị do lịch sử để lại được thế hệ sau
tiếp nối, khai thác và phát huy trong thời đại của họ để tạo nên dòng chảy liên
tục của lịch sử văn hóa các dân tộc. Khi đã được hình thành, truyền thống
mang tính bền vững và có chức năng định hướng, đánh giá, điều chỉnh hành
vi của cá nhân và cộng đồng.


23

-Văn hóa tộc người
Trước tiên, ta cần hiểu tộc người là hình thức đặc biệt của một tập đoàn
xã hội xuất hiện không phải do ý nguyện của con người mà là trong kết quả
của quá trình tự nhiên - lịch sử. Điểm đặc trưng của các tộc người là ở chỗ nõ
có tính bền vững và giống như là những quy tắc các tộc người tồn tại hàng
nghìn, hàng nghìn năm. Mỗi tộc người có sự thống nhất bên trong xác định,
cả những nét đặc trưng để phân định nó với các tộc người khác. Ý thức tự
giác của những con người hợp thành tộc người riêng biệt đóng vai trò quan
trọng cả trong sự thống nhất hỗ tương, cả trong sự dị biệt với các cộng đồng
tương tự khác trong hình thái phản đế của sự phân định “chúng ta” và “nó”.
Văn hóa tộc người là toàn bộ những giá trị vật chất và tinh thần, cũng
như những quan hệ xã hội được sáng tạo trong điều kiện môi trường sinh tụ
của một tộc người, phản ánh những nhận thức, tâm lý, tình cảm, tập quán

riêng biệt được hình thành trong lịch sử của tộc người đó. Ở các quốc gia đa
dân tộc, văn hóa của các tộc người đan xen, có sự giao thoa và hấp thụ lẫn
nhau tạo nên nét chung của văn hóa quốc gia, của cả cộng đồng dân tộc và
mỗi nền văn hóa đều có những giá trị riêng của.
1.2.2. Vài nét về tỉnh Hòa Bình
Chính từ cội nguồn là một vùng đất cổ- nơi tổ tiên tiền sử người Việt đã
tồn tại và phát triển "Văn hóa Hòa Bình cổ đại" cách đây hàng chục nghìn
năm, trải qua quá trình phát triển, đến nay người Hòa Bình đã xây dựng nên
một nền văn hóa đặc sắc - niềm tự hào của nhân dân các dân tộc tỉnh Hòa
Bình. Hoà Bình là cái nôi của nền văn hoá với nhiều bộ sử thi huyền thoại
như "Mo Mường", "Ẳm Ệt", truyền thuyết về ông Đùng bà Đoàng, Tản viên
Sơn Thánh...
Hòa Bình là một tỉnh miền núi phía Tây Bắc Việt Nam, nằm ở tọa độ
200°19' - 210°08' vĩ độ Bắc, 104°48' - 105°40' kinh độ Đông, thủ phủ là thành


24

phố Hòa Bình cách thủ đô Hà Nội 73km. Diện tích tự nhiên toàn tỉnh là
4.662.5 km², chiếm 1,41% tổng diện tích tự nhiên của Việt Nam.
Theo kết quả chính thức điều tra dân số ngày 01/04/2009 dân số tỉnh
Hòa Bình chỉ có 786.964 người. Người Việt Kinh chiếm 27,73%; người Thái
chiếm 3,9%; người Dao chiếm 1,7%; người Tày chiếm 2,7%; người Mông
chiếm 0,52%; ngoài ra còn có người Hoa sống rải rác ở các địa phương trong
tỉnh. Người Hoa trước đây sống tập trung ở Ngọc Lương, Yên Thủy; nhưng
sau năm 1979 còn lại một số gia đình và hiện nay sống phân tán ở các xã Yên
Trị, Ngọc Lương và Phú Lai huyện Yên Thủy. Ngoài ra, còn có một số người
thuộc các dân tộc khác chủ yếu do kết hôn với người Hòa Bình công tác ở các
tỉnh miền núi khác.[21, 57]
Hòa Bình là một trong bốn tỉnh của Việt Nam mà trong đó người Việt

(Kinh) không chiếm đa số, đồng thời tỉnh này cũng được coi là thủ phủ của
người Mường, vì phần lớn người dân tộc Mường sống tập trung chủ yếu ở
đây. Người Mường xét về phương diện văn hóa - xã hội là dân tộc gần gũi với
người Kinh nhất. Địa bàn cư trú của người Mường ở khắp các địa phương
trong tỉnh, sống xen kẽ với người Kinh và các dân tộc khác.
Điều kiện thiên nhiên, lịch sử văn hoá và con người Hoà Bình đã tạo
nên tiềm năng du lịch phong phú, hấp dẫn, gây được những ấn tượng sâu sắc
với bạn bè trong nước và quốc tế. Bà Hoàng Thị Chiển, Giám đốc Sở Văn
hoá, Thể thao và Du lịch khẳng định: Hoà Bình có quần thể 177 di tích lịch
sử, danh lam thắng cảnh cùng với sự độc đáo của bản sắc văn hoá thể hiện
qua phong tục, tập quán, lối sống của các dân tộc Mường, Thái, Mông, Dao,
Tày... còn giữ khá nguyên vẹn với trên 30 lễ hội cộng đồng dân tộc như: hội
Cồng Chiêng, Lễ hội Khai Hạ, Lễ hội Chùa Tiên, Lễ hội Đền Bờ.
Văn hoá Hoà Bình là một nền văn hoá đa dân tộc, trong đó dân tộc
Mường chiếm một tỉ lệ khá lớn tới hơn 60% dân số. Văn hoá Mường và


25

những nền văn hoá khác đã tập hợp lại và làm nên những nét riêng của văn
hoá Hoà Bình. Bản sắc văn hoá Hoà Bình bao gồm: Văn hoá Trống Đồng, văn
hoá Cồng Chiêng, các truờng ca, văn hoá ăn, ở, mặc cùng các loại hình văn
hoá khác.
1.2.3 Lịch sử người Mường ở Hòa Bình
Nhiều nhà nghiên cứu căn cứ vào các tài liệu khác đã cho rằng người
Mường ở Hòa Bình có cùng nguồn gốc với người Việt. Cũng như các dân tộc
khác đề lí giải về dân tộc mình, người Mường Hòa Bình còn lưu giữ và truyền
kể những huyền thoại về sự xuất hiện của dân tộc mình chủ yếu dưới dạng các
bản mo hát với độ dài ngắn khác nhau, nhưng tiêu biểu nhất làTruyền thuyết
chim cây-cái ứa.

Thưở xưa, khi con người chưa xuất hiện, trời làm hạn, cây cối khô mà
chết, rồi lại mưa. Một trận mưa to chưa từng thấy nước chảy thành suối, sông,
đất lở, bồi thành đồng bằng, đá lăn chất đầy thành gò, thành đống, thành đồi,
thành núi. Từ dưới đất mọc lên một cây Si, cây Si lớn như thổi trở thành to lớn,
cành lá che kín cả bầu trời, cây Si bị sâu đục ăn làm cho gãy cành, rụng lá. Từ
gốc cây Si đẻ ra một đôi chim: chim ấy là đực, cái ứa là cái, đôi chim rủ nhau
lên cành cây Si làm tổ, cành cây Si gãy, chim bay lên cây Đa làm tổ, cây đa đổ.
Đôi chim lại rủ nhau bay lên núi đá lấy cỏ làm thành tổ Hang Hao. Cái ứa đẻ ra
một trăm quả trứng thì nở ra con người (người Mường và người Kinh).
Người Mường quan niệm mình và người Kinh vốn cùng một cha mẹ
sinh ra,cùng máu mủ, dòng giống. Người Mường có câu: “ta với mình tuy hai
mà một, mình với ta tuy một thành hai”.
Cũng theo các nhà ngôn ngữ học, ngôn ngữ của người Mường cũng có
nhiều điểm tương quan với ngôn ngữ người Việt, nhiều những nét văn hóa
Mường cũng tương đồng với văn hóa dân tộc Kinh. Nói vậy, để thấy được việc
gìn giữ giá trị văn hóa Mường là nhiệm vụ rất lớn trong việc bảo tồn văn hóa
truyền thống của dân tộc. Mường nhỏ, các Mường nhỏ hợp thành Châu Mường.


×