Tải bản đầy đủ (.doc) (35 trang)

Câu hỏi ôn tập Địa Lí 7 HKI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.6 MB, 35 trang )

THƯ VIỆN CÂU HỎI
BỘ MÔN: ĐỊA KHỐI: 7
BÀI 1: DÂN SỐ/ PHẤN 1: THÀNH PHẦN NHÂN VĂN CỦA MÔI TRƯỜNG
Phần 01: Trắc nghiệm khách quan (4 câu)
Câu 1: Biết
* Mục tiêu: Biết thời gian dân số TG tăng rất nhanh và đột ngột.
* Dân số thế giới tăng rất nhanh và đột ngột vào:
A. Những năm 50 của thế kỉ XX.
B. Thế kỉ XIX và thế kỉ XX.
C. Những năm 50 của thế kỉ XIX
D. Suốt thế kỉ XX.
* Đáp án: A
Câu 2: Hiểu
* Mục tiêu: Hiểu quá trình phát triển của dân số
* Gia tăng dân số tự nhiên của một nước phụ thuộc vào:
A. số người chuyển đi và số người nơi khác chuyển đến
B. số bé trai và số bé gái sinh ra trong một năm
C. số trẻ sinh ra và số người chết đi trong một năm
D. tỉ lệ người trong độ tuổi lao động của một nước
* Đáp án: C
Câu 3: Hiểu
* Mục tiêu:Hiểu và đọc được tháp tuổi
* Nước có số dân tăng nhanh thì:
A. Tháp tuổi có dạng đáy mở rộng
B. Thân tháp phình to ra
C. Đỉnh tháp không nhọn.
* Đáp án: A
Câu 4: Biết
* Mục tiêu: Biết thời gian dân số TG tăng nhanh
* Bùng nổ dân số thế giới xảy ra khi:
A. Dân số tăng nhanh và đột ngột.


B. Tỉ lệ tăng tự nhiên của dân số lên đến 2,1%
C. Tỉ lệ sinh cao, tỉ lệ tử tăng.
D. Dân số ở các nước phát triển tăng nhanh
* Đáp án: B
Câu 5:
Mục tiêu:
* Những hậu quả tiêu cực của việc gia tăng dân số quá nhanh đến kinh tế, xã hội và môi
trường:
A. Ô nhiễm môi trường, tài nguyên cạn kiệt
B. Tăng thêm nguồn lao động
C. Thị trường tiêu thụ lớn
D. Gia tăng số người thất nghiệp
Đáp án: A, D
Phần 2: Tự luận (2 câu)
Câu 1: : Vận dụng thấp
* Mục tiêu: Trình bày được tình hình gia tăng dân số TG


* Quan sát H1.2 SGK nhận xét tình hình tăng dân số thế giới từ đầu TK XIX đến cuối TK
XX. Nguyên nhân
* Đáp án:
Từ năm đầu TK XIX đến nay, dân số TG tăng nhanh.
Nguyên nhân: do có những tiến bộ về KT – XH và y tế.
Câu 2: Biết
* Mục tiêu: Biết khái niệm dân số
* Dân số là gì?
* Đáp án:
Dân số là tổng số dân của một địa phương, của một quốc gia vào một thời điểm nhất định
nào đó
BÀI 2: SỰ PHÂN BỐ DÂN CƯ. CÁC CHỦNG TỘC TRÊN THẾ GIỚI/ PHẤN 1:

THÀNH PHẦN NHÂN VĂN CỦA MÔI TRƯỜNG
Phần 1: Trắc nghiệm khách quan (4 câu)
Câu 1: Hiểu
* Mục tiêu: Giải thích ở mức độ đơn giản sự phân bố dân cư không đều trên TG
* Dân cư trên thế giới tập trung chủ yếu ở đồng bằng, ven biển do nơi đây:
A. Có điều kiện sinh sống và giao thông thuận lợi.
B. Sản xuất nông nghiệp phát triển.
C. Nơi sinh sống đầu tiên của con người.
D. Khí hậu nóng ẩm quanh năm
* Đáp án: A
Câu 2: Vận dụng thấp
* Mục tiêu: Đọc được bản đồ phân bố dân cư
* Quan sát bản đồ dân cư và đô thị trên TG (H2.1SGK) cho biết khu vực tập trung đông dân
nhất thế giới hiện nay là:
A. Tây Nam Á, Tây Phi
B. Đông Á, Nam Á
C. Bắc Á, Nam Âu
D. Trung Á, Nam Phi
* Đáp án: B
Câu 3: Biết
* Mục tiêu: Biết sự phân bố dân cư trên TG
* Châu lục đông dân nhất thế giới hiện nay là:
A. Châu Á
B. Châu Âu
C. Châu Phi
D. Châu Mỹ
* Đáp án: A
Câu 4: Biết
* Mục tiêu: Nhận biết nơi sinh sống chủ yếu của các chủng tộc
* Chủng tộc Môn-gô-lô-it sinh sống chủ yếu ở:

A. Châu Á
B. Châu Âu
C. Châu Phi
D. Châu Mỹ
* Đáp án: A
Phần 2: (3 câu)
Câu 1: Hiểu
* Mục tiêu: Trình bày sự phân bố dân cư trên TG
* Trình bày sự phân bố dân cư trên TG?
* Đáp án:


- Những nơi điều kiện sinh sống và giao thông thuận tiện như đồng bằng, đô thị hoặc các
vùng khí hậu ấm áp, mưa nắng thuận hoà đều có dân cư tập trung đông đúc.
- Các vùng núi, vùng sâu, vùng xa, giao thông khó khăn, vùng cực giá lạnh hoặc hoang
mạc… khí hậu khắc nghiệt có dân cư thưa thớt.
Câu 2: Biết
* Mục tiêu: Nhận biết sự khác nhau giữa các chủng tộc và nơi sinh sống chủ yếu
* Căn cứ vào đâu người ta chia dân số TG ra thành các chủng tộc? Các chủng tộc này sinh
sống chủ yếu ở đâu?
* Đáp án:
Căn cứ vào hình thái bên ngoài cơ thể các nhà khoa học đã chia dân cư TG ra thành 3 chủng
tộc:
- Môn-gô-lô-it: da vàng, mũi thấp, tóc đen, sinh sống chủ yếu ở châu Á.
- Nê-grô-it: da đen, mũi to, tóc xoăn rậm, chủ yếu ở châu Phi
- Ơ-rô-pê-ô-it: da trắng, mũi cao, chủ yếu ở châu Au.
Câu 3: vận dụng
* Mục tiêu: Tính được mật độ dân số một số nước
* Mật độ dân số là gì? Tính mật độ dân số năm 2011 của các nước trong bảng dưới đây và
nhận xét.

Tên nước
Diện tích (km2)
Dân số (triệu người)
Việt Nam
331.212
90,5
Trung Quốc
9.596.961
1.341
In-đô-nê-xi-a
1.860.360
237,5
* Đáp án:
Mật độ dân số: số cư dân trung bình sinh sống trên một đơn vị diện tích lãnh thổ (đơn vị:
người/km2)
Mật độ dân số của VN: 273 người/km2
Trung Quốc: 139 người/km2
In-đô-nê-xi-a: 127 người/km2
Việt Nam là nước có MĐDS cao trên TG
BÀI 3: QUẦN CƯ. ĐÔ THỊ HÓA/ PHẤN 1: THÀNH PHẦN NHÂN VĂN CỦA MÔI
TRƯỜNG
Phần 1: Trắc nghiệm khách quan (4 câu)
Câu 1: Biết
* Mục tiêu: Biết đặc điểm đô thị
* Siêu đô thị là những đô thị có số dân:
A. 5 triệu người
B. Trên 6 triệu người
C. 7 triệu người
D. Trên 8 triệu người
* Đáp án: D

Câu 2: Vận dụng thấp
* Mục tiêu: Xác định trên bản đồ các siêu đô thị trên TG
* Dựa vào H3.3 SGK trang 11, châu lục có nhiều siêu đô thị nhất trên TG năm 2000 là:
A. Châu Á
B. Châu Âu
C. Châu Phi
D. Châu Mỹ
* Đáp án: A
Câu 7: Đô thị hóa
Ngày nay, trên thế giới, dân cư có xu hướng sống trong các đô thị. Các siêu đô thị cũng
dần được hình thành, đặc biệt là ở những nước đang phát triển. Việt Nam cũng có hai thành


phố có số dân trên dưới 7 triệu người là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Theo em, ở các
thành phố này của Việt Nam, người dân sẽ gặp phải những khó khăn gì?
A. Môi trường bị ô nhiễm
B. Thiếu đất trồng trọt
C. Nhiều người lao động không có việc làm
D. Có nhiều đường giao thông
Câu 3: Hiểu
* Mục tiêu: So sánh sự khác nhau giữa quần cư nông thôn và quần cư đô thị
* Mật độ dân số giữa quần cư nông thôn và quần cư đô thị:
A. cao với quần cư nông thôn, thấp với quần cư đô thị
B. thấp với quần cư nông thôn, cao với quần cư đô thị.
C. bằng nhau
* Đáp án: B
Câu 4: Vận dụng thấp
* Mục tiêu: Xác định trên bản đồ các siêu đô thị trên TG
* Dựa vào H3.3 SGK trang 11, cho biết hai siêu thị Niu Đê-li và Ma-ni-la thuộc về:
A. Châu Á

B. Châu Âu
C. Châu Phi
D. Châu Mỹ
* Đáp án: A
Phần 2: (2 câu)
Câu 1: Hiểu
* Mục tiêu: So sánh sự khác nhau giữa quần cư nông thôn và quần cư đô thị
* Phân biệt sự khác nhau giữa quần cư nông thôn và quần cư đô thị?
* Đáp án:
Quần cư nông thôn: Làng mạc, thôn xóm thường phân tán gắn với đất canh tác, đồng cỏ, đất
rừng hay mặt nước; Dân số thấp; Sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp là chính
Quần cư đô thị: Nhà cửa tập trung thành phố, phường; Dân số cao; Sản xuất công nghiệp,
dịch vụ là chủ yếu
Câu 2: Vận dụng
* Mục tiêu: Xác định trên bản đồ các siêu đô thị của TG
* Quan sát H3.3 cho biết:
+ Châu lục nào có nhiều siêu đô thị từ 8 triệu dân trở lên?
+ Tên của các siêu đô thị ở châu Á có từ 8 triệu dân trở lên.
* Đáp án:
+ Châu Á có nhiều siêu đô thị từ 8 triệu dân trở lên
+ Tên của các siêu đô thị ở châu Á có từ 8 triệu dân trở lên: Bắc Kinh, Tô-ki-ô, Thượng Hải,
Xơ-un, Niu-đê-li, Gia-cac-ta
BÀI 4: THỰC HÀNH PHÂN TÍCH LƯỢC ĐỒ DÂN SỐ VÀ THÁP TUỔI/ PHẤN 1:
THÀNH PHẦN NHÂN VĂN CỦA MÔI TRƯỜNG
Phần 1: Trắc nghiệm khách quan (2 câu)
Câu 1: Vận dụng thấp
* Mục tiêu: Hiểu và đọc được tháp tuổi
* Quan sát 2 tháp tuổi thành phố Hồ Chí Minh năm 1989 và 1999. số trẻ em (nam và nữ) từ
0 đến 14 tuổi diễn biến theo chiều:
A. Tăng lên. B. Giảm xuống. C. Bằng nhau



* Đáp án: B
Câu 2: Vận dụng thấp
* Mục tiêu: Đọc được bản đồ phân bố dân cư Châu Á
* Quan sát H4.4, cho biết số đô thị có trên 8 triệu dân của Ấn Độ là:
A. 2 đô thị B. 3 đô thị
C. 4 đô thị D. 5 đô thị
* Đáp án: B
Phần 2: (1 câu)
Câu 1: Vận dụng
* Mục tiêu: Đọc được bản đồ phân bố dân cư châu Á để nhận biết vùng đông dân và sự
phân bố các đô thị
* Quan sát H4.4 SGK cho biết những khu vực tập trung đông dân của châu Á? Các đô thị
lớn của châu Á thường phân bố ở đâu?
* Đáp án:
Những khu vực tập trung dân đông: Đông Á, Tây Nam Á, Nam Á.
Các đô thị lớn ở Châu Á thường tập trung ven biển của 2 đại dương Thái Bình Dương &
Đại Tây Dương, trung & hạ lưu các con sông lớn
BÀI 5: ĐỚI NÓNG. MÔI TRƯỜNG XÍCH ĐẠO ẨM/ CHƯƠNG I: MÔI TRƯỜNG
ĐỚI NÓNG. HOẠT ĐỘNG KINH TẾ CỦA CON NGƯỜI Ở ĐỚI NÓNG
Phần 1: Trắc nghiệm khách quan (4 câu)
Câu 1: Biết
* Mục tiêu: Biết vị trí đới nóng
* Môi trường đới nóng có giới hạn:
A. nằm giữa hai chí tuyến.
B. từ Xích đạo đến chí tuyến Bắc.
C. từ chí tuyến Nam đến Xích đạo.
D. nằm hai bên Xích đạo.
* Đáp án: A

Câu 2: Biết
* Mục tiêu: Biết giới hạn môi trường xích đạo ẩm
* Môi trường xích đạo ẩm có giới hạn:
A. hai bên Xích đạo.
B. từ 50 Bắc đến 50 Nam.
C. từ Xích đạo đến 50 Bắc.
D. từ Xích đạo đến 50 Nam
* Đáp án: B
Câu 3: Hiểu
* Mục tiêu: Nắm được đặc điểm môi trường xích đạo ẩm
* Đặc điểm nào không phải của môi trường xích đạo ẩm:
A. Nóng ẩm quanh năm.


B. Rừng rậm xanh quanh năm phát triển khắp nơi.
C. Khí hậu có hai mùa rõ rệt.
D. Biên độ nhiệt giữa các tháng rất nhỏ.
* Đáp án: C
Câu 4: Biết
* Mục tiêu: Biết được đặc điểm cơ bản môi trường xích đạo ẩm
* Rừng rậm thường xanh quanh năm là loại rừng chính thuộc môi trường:
A. Nhiệt đới. B. Nhiệt đới gió mùa.
C. Hoang mạc. D. Xích đạo ẩm
* Đáp án: D
Phần 2: (2 câu)
Câu 1: Vận dụng thấp
* Mục tiêu: Biết vị trí đới nóng, các kiểu môi trường ở đới nóng
Trình bày được đặc điểm khí hậu các kiểu môi trường xích đạo ẩm
* Dựa vào H5.1 và kiến thức đã học:
a) Cho biết đới nóng nằm ở đâu?

b) Đới nóng có các kiểu môi trường nào? Môi trường xích đạo ẩm có vị trí ở khoảng các vĩ
độ nào? Giới hạn của môi trường nhiệt đới và nhiệt đới gió mùa?
c) Trình bày đặc điểm khí hậu của môi trường xích đạo ẩm.
* Đáp án:
a) Đới nóng: nằm ở khoảng giữa 2 chí tuyến Bắc và Nam
b) Các kiểu môi trường: môi trường xích đạo ẩm, môi trường nhiệt đới, môi trường nhiệt
đới gió mùa, môi trường hoang mạc.
c) Đặc điểm khí hậu môi trường xích dạo ẩm: Nóng quanh năm, mưa nhiều quanh năm.
Câu 2: Vận dụng thấp
* Mục tiêu: Phân tích được biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa
* Phân tích biểu đồ nhiệt độ & lượng mưa theo những nội dung sau: (3đ)
a) Nhiệt độ cao nhất tháng nào? Bao nhiêu độ C? Thấp nhất tháng nào? Bao
nhiêu độ C? Biên độ nhiệt?
b) Mùa mưa nhiều là những tháng nào? Mùa mưa ít (không mưa) là những
tháng nào?
c) Kết luận về nhiệt độ và lượng mưa của biểu đồ?
d) Biểu đồ nầy thuộc kiểu môi trường nào?
* Đáp án: (gv chọn 1 trong số biểu đồ SGK)
Nhiệt độ cao nhất (tháng); nhiệt độ thấp nhất (tháng); Biên độ nhiệt:… (1,0)
Những tháng mưa nhiều (có mưa). Những tháng mưa ít (không mưa)
Kết luận (về nhiệt độ và lượng mưa)
Tên kiểu môi trường
BÀI 6: MÔI TRƯỜNG NHIỆT ĐỚI/ CHƯƠNG I: MÔI TRƯỜNG ĐỚI NÓNG.
HOẠT ĐỘNG KINH TẾ CỦA CON NGƯỜI Ở ĐỚI NÓNG
Phần 1: Trắc nghiệm khách quan (4 câu)
Câu 1: Biết
* Mục tiêu: Biết đặc điểm khí hậu của môi trường nhiệt đới
* Đặc điểm khí hậu của môi trường nhiệt đới là:
A. Nóng quanh năm
B. Mưa ít, tập trung vào một mùa

C. Càng gần chí tuyến biên độ nhiệt càng lớn
D. Nhiệt độ trung bình năm trên 200C, biên độ nhiệt lớn, có một mùa mưa và một mùa khô.
* Đáp án: D


Câu 2: Hiểu
* Mục tiêu: Hiểu được đặc điểm của môi trường nhiệt đới
* Ý nào không phải là đặc điểm của môi trường nhiệt đới:
A. Khí hậu nóng quanh năm nhưng vẫn có sự thay đổi theo mùa.
B. Càng gần chí tuyến, biên độ nhiệt năm càng lớn.
C. Thảm thực vật thay đổi dần về hai chí tuyến.
D. Rừng rậm xanh quanh năm phát triển khắp nơi
* Đáp án: D
Câu 3: Biết
* Mục tiêu: Biết đặc điểm khí hậu của các môi trường ở đới nóng
* Các thiên tai như bão, lụt, hạn hán thường xảy ra ở vùng khí hậu:
A. Nhiệt đới B. Hàn đới
C. Ôn đới D. Hoang mạc
* Đáp án: A
Câu 4: Hiểu
* Mục tiêu: Đặc điểm khí hậu môi trường nhiệt đới
* Ở môi trường nhiệt đới, thời kỳ nhiệt độ tăng cao là
A. giữa tháng 6
B. giữa tháng 7
C. khoảng thời gian mặt trời đi qua thiên đỉnh
D. trong suốt mùa hè
* Đáp án: C
Phần 2: (3 câu)
Câu 1: Biết
* Mục tiêu: Nắm được đặc điểm khí hậu môi trường nhiệt đới

* Trình bày đặc điểm khí hậu của môi trường môi trường nhiệt đới.
* Đáp án:
Đặc điểm môi trường nhiệt đới: Nóng quanh năm, có thời kỳ khô hạn, càng gần chí tuyến
thời kỳ khô hạn càng kéo dài, biên độ nhiệt trong năm càng lớn. Lượng mưa và thảm thực
vật thay đổi từ Xích đạo về chí tuyến
Câu 2: Hiểu
* Mục tiêu: Nắm được nguyên nhân dẫn đến sự khác biệt cơ bản về khí hậu giữa môi
trường xích đạo ẩm và môi trường nhiệt đới
* Nguyên nhân dẫn đến sự khác biệt cơ bản về khí hậu giữa môi trường xích đạo ẩm và môi
trường nhiệt đới?
* Đáp án:
- Sự chênh lệch về thời gian chiếu sáng trong năm
- Độ bốc hơi
- Góc chiếu sáng
Câu 3: Vận dụng cao
* Mục tiêu: Phân tích được biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa để biết được những thuận lợi và
khó khăn của điều kiện tự nhiên đối với sản xuất nông nghiệp
* Trong 3 biểu đồ (A,B,C trang 40 SGK địa lý 7) biểu đồ nào thuộc môi trường nhiệt đới, vì
sao? Đặc điểm của môi trường nhiệt đới có thuận lợi và khó khăn gì cho sản xuất nông
nghiệp?


A
B
C
* Đáp án:
B và C là biểu đồ của môi trường nhiệt đới. cả 2 biểu đồ trong năm có 2 lần nhiệt độ lên cao
Phân tích biểu đồ B
Phân tích biểu đồ C
0

- Nhiệt độ cao nhất 38 C, tháng 4
- Nhiệt độ cao nhất 350C, tháng 6
0
- Nhiệt độ thấp nhất 28 C, tháng 1
- Nhiệt độ thấp nhất 230C, tháng 12
- Biên độ nhiệt 100C
- Biên độ nhiệt 120C
- Mưa nhiều về mùa hè, 1 năm có 4
- Mưa rất ít, 1 năm có 7 tháng không
tháng không mưa: 12, 1, 2, 3
mưa: 11, 12, 1, 2, 3, 4, 5
Kết luận: 2 biểu đồ điều thuộc môi trường nhiệt đới. biểu đồ C gần chí tuyến hơn
Thuận lợi: Nhiệt độ cao thích hợp nhiều loại cây xứ nóng
Khó khăn: mùa mưa → lũ lụt, mùa khô → hạn hán, thiếu nước rất nghiêm trọng
BÀI 7: MÔI TRƯỜNG NHIỆT ĐỚI GIÓ MÙA/ CHƯƠNG I: MÔI TRƯỜNG ĐỚI
NÓNG. HOẠT ĐỘNG KINH TẾ CỦA CON NGƯỜI Ở ĐỚI NÓNG
Phần 1: Trắc nghiệm khách quan (4 câu)
Câu 1: Hiểu
* Mục tiêu: Nắm được nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tính chất thất thường của thời tiết môi
trường nhiệt đới gió mùa
* Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tính chất thất thường của thời tiết môi trường nhiệt đới gió
mùa là:
A. Góc chiếu sáng của mặt trời không nhỏ.
B. Có năm mưa nhiều, có năm mưa ít
C. Mùa mưa có năm đến sớm có năm đến muộn.
D. Hoạt động của gió mùa
* Đáp án: D
Câu 2: Biết
* Mục tiêu: Biết giới hạn môi trường nhiệt đới gió mùa.
* Nước ta nằm trong môi trường khí hậu:

A. Nhiệt đới
B. Nhiệt đới gió mùa
C. Hoang mạc
D. Xích đạo ẩm
* Đáp án: B
Câu 3: Biết
* Mục tiêu: Nắm được đặc điểm cơ bản của môi trường
* Thảm thực vật vừa có ở môi trường nhiệt đới, vừa có ở môi trường nhiệt đới gió mùa là:
A. rừng thưa
B. rừng rậm xanh quanh năm
C. đồng cỏ cao nhiệt đới
* Đáp án: A
Câu 3:
Mục tiêu: Nắm được đặc điểm cơ bản của môi trường
Ý nào là đặc điểm của môi trường nhiệt đới gió mùa?
A. Khí hậu nóng quanh năm, mưa nhiều quanh năm
B. Rừng rậm xanh quanh năm có ở khắp mọi nơi
C. Khí hậu nóng quanh năm, mưa theo mùa
D. Khí hậu nóng quanh năm, mưa theo mùa gió


Câu 4: Biết
* Mục tiêu: Nắm được đặc điểm tự nhiên của môi trường
* Khí hậu nhiệt đới gió mùa rất thích hợp cho việc trồng cây lương thực và cây công
nghiệp:
A. Lúa mì, cây cọ
B. Cao lương, cây ô liu
C. Lúa nước, cây cao su
D. Lúa mạch, cây chà là
* Đáp án: C

Phần 2: (2 câu)
Câu 1: Vận dụng cao
* Mục tiêu: Nhận dạng được biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa
* Có các biểu đồ khí hậu của môi trường (A, B, C) dưới dây, hãy cho biết biểu đồ nào thể
hiện kiểu khí hậu của môi trường xích đạo ẩm? Biểu đồ nào thể hiện kiểu khí hậu của môi
trường đới nhiệt đới? Biểu đồ nào thể hiện kiểu khí hậu của môi trường đới nhiệt đới gió
mùa? Giải thích?

A
B
C
* Đáp án:
Biểu đồ C thể hiện kiểu khí hậu của môi trường xích đạo ẩm: Nhiệt độ tb 25 0 - 280C, nóng
quanh năm, mưa nhiều quanh năm
Biểu đồ B thể hiện kiểu khí hậu của môi trường đới nhiệt đới: nhiệt độ tb >22 0C, mưa tập
trung vào một mùa, có một mùa khô rõ rệt
Biểu đồ A thể hiện kiểu khí hậu của môi trường đới nhiệt đới gió mùa: nhiệt độ tb >200C,
mưa tập trung vào một mùa, mùa khô có mưa.
Câu 2
* Mục tiêu
* Trình bày đặc điểm khí hậu của môi trường nhiệt đới gió mùa
* Đáp án:
Đặc điểm môi trường nhiệt đới gió mùa: Nhiệt độ và lượng mưa thay đổi theo mùa gió.
Thời tiết diễn biến thất thường
BÀI 9: HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP Ở ĐỚI NÓNG/ CHƯƠNG I: MÔI
TRƯỜNG ĐỚI NÓNG. HOẠT ĐỘNG KINH TẾ CỦA CON NGƯỜI Ở ĐỚI NÓNG
Phần 1: Trắc nghiệm khách quan (4 câu)


Câu 1: Hiểu

* Mục tiêu: Nắm đặc điểm sản xuất nông nghiệp ở đới nóng
* Ý nào không thuộc đặc điểm sản xuất nông nghiệp ở đới nóng:
A. Trồng trọt tiến hành quanh năm
B. Chăn nuôi chưa phát triển bằng trồng trọt
C. Các cây trồng chủ yếu là lúa gạo, cây công nghiệp nhiệt đới
D. Chăn nuôi và trồng trọt đều phát triển
* Đáp án: D
Câu 2: Biết
* Mục tiêu
* Trồng nhiều loại cây trong cùng một thời gian trên một diện tích đất là cách trồng;
A. Luân canh
B. Thâm canh
C. Xen canh
D. Đa canh
* Đáp án: C
Câu 3: Biết
* Mục tiêu: Biết một số cây trồng, vật nuôi ở đới nóng
* Các loại nông sản chính của đới nóng:
A. Lúa mì, ngô, cừu, dê
C. Cao lương, cà phê, cừu, bò
B. Lúa nước, cao su, trâu, bò D. Lúa mì, lúa mạch, trâu, bò.
* Đáp án: B
Câu 4: Biết
* Mục tiêu: Biết một số cây trồng ở đới nóng
* Cao su, dừa được trồng nhiều nhất ở:
A. Nam Mĩ.
B. Đông Nam Á.
C. Nam Á.
D. Tây Phi
* Đáp án: B

Phần 2: (2 câu)
Câu 1: Hiểu
* Mục tiêu: Hiểu được những thuận lợi và khó khăn của điều kiện tự nhiên đối với sản xuất
nông nghiệp ở đới nóng
* Trình bày những thuận lợi và khó khăn trong sản xuất nông nghiệp ở môi trường đới nóng
* Đáp án:
Thuận lợi: nhiệt độ, độ ẩm cao, lượng mưa lớn nên có thể sản xuất quanh năm, xen canh,
tăng vụ.
Khó khăn: đất dễ bị thoái hoá; nhiều sâu bệnh, khô hạn, bão lũ…
Câu 2: Biết
* Mục tiêu: Biết những thuận lợi và khó khăn của điều kiện tự nhiên đối với sản xuất nông
nghiệp ở đới nóng
* Để khắc phục những khó khăn do khí hậu nhiệt đới gió mùa gây ra, trong sản xuất nông
nghiệp cần có những biện pháp chính như thế nào?
* Đáp án:
Những biện pháp chính để khắc phục những khó khăn do khí hậu nhiệt đới gió mùa gây ra
cho sản xuất nông nghiệp:
- Phát triển thủy lợi
- Trồng cây che phủ đất, bảo vệ rừng
- Có biện pháp chống thiên tai: bão, lũ lụt, hạn hán…
BÀI 10: DÂN SỐ VÀ SỨC ÉP DÂN SỐ TỚI TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG Ở ĐỚI
NÓNG/ CHƯƠNG I: MÔI TRƯỜNG ĐỚI NÓNG. HOẠT ĐỘNG KINH TẾ CỦA
CON NGƯỜI Ở ĐỚI NÓNG
Phần 1: Trắc nghiệm khách quan (4 câu)


Câu 1: Hiểu
* Mục tiêu: hiểu được mối quan hệ giữa dân số với tài nguyên và môi trường
* Ý nào không phải là nguyên nhân giúp nhiều nước trước đây thiếu lương thực trở thành
nước xuất khẩu gạo?

A. dân số đông, tăng nhanh
B. áp dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật
C. có chính sách nông nghiệp đúng đắn
D. có điều kiện tự nhiên thuận lợi
* Đáp án: A
Câu 2: Biết
* Mục tiêu: Biết số dân đới nóng
* Đới nóng là nơi tập trung:
A. một nửa dân số thế giới
B. hơn một nửa dân số thế giới
C. gần một nửa dân số thế giới
D. 2/3 dân số thế giới
* Đáp án: C
Câu 3: Biết
* Mục tiêu: Biết mối quan hệ giữa gia tăng dân số và với tài nguyên môi trường
* Khi dân số gia tăng quá nhanh thì diện tích rừng
A. không thay đổi.
B. giảm.
C. tăng
* Đáp án: B
Câu 4: biết
* Mục tiêu: biết đặc điểm phân bố dân cư đới nóng
* Ở đới nóng, dân cư châu Á tập trung đông đúc nhất ở:
A. các khu vực Đông Á và Nam Á
B. các vùng ven biển
C. các đồng bằng và vùng ven biển của Đông Á, Nam Á, Đông Nam Á
D. các vùng thấp của Đông Á, Đông Nam Á
* Đáp án: C
Câu 4:
* Đô thị hóa

Ngày nay, trên thế giới, dân cư có xu hướng sống trong các đô thị. Các siêu đô thị cũng
dần được hình thành, đặc biệt là ở những nước đang phát triển. Việt Nam cũng có hai thành
phố có số dân trên dưới 7 triệu người là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Theo em, ở các
thành phố này của Việt Nam, người dân sẽ gặp phải những khó khăn gì?
A. Môi trường bị ô nhiễm B. Nhiều người lao động không có việc làm
C. Thiếu đất trồng trọt
D. Có quá nhiều đường giao thông
Đáp án: A, B
Phần 2: (4 câu)
Câu 1: Vận dụng thấp
* Mục tiêu: Phân tích được mối quan hệ giữa dân số với tài nguyên môi trường đới nóng
* Quan sát biểu đồ H10.1 (Biểu đồ về mối quan hệ giữa dân số và lương thực ở châu Phi từ
năm 1975 đến năm 1990, trang 34 SGK địa lý 7):
a) Nhận xét về sự thay đổi của gia tăng dân số tự nhiên, sản lượng lương thực và bình quân
lương thực theo đầu người của châu Phi
b) Giải thích về sự thay đổi của bình quân lương thực theo đầu người của châu Phi.
* Đáp án:


a) Nhận xét:
- Gia tăng dân số tự nhiên: tốc độ tăng rất nhanh, nhất là từ sau năm 1980
- Sản lượng lương thực tăng chậm và không ổn định, từ năm 1985 có xu hướng giảm
- Bình quân lương thực theo đầu người giảm, giảm nhanh từ sau 1980
b) Giải thích: Do dân số tăng rất nhanh, sản lượng lương thực tăng chậm và có xu hướng
giảm từ sau năm 1985.
Câu 2: Hiểu
* Mục tiêu:
* Phân tích sức ép của dân số tới tài nguyên môi trường đới nóng
* Đáp án:
Dân số đới nóng tập trung đông và ngày càng đông → nhu cầu tiêu thụ lương thực, thực

phẩm và các hàng hóa khác rất lớn → gây sức ép tới tài nguyên, môi trường về nhiều mặt.
- Tài nguyên rừng: do thiếu lương thực nên phải mở rộng diện tích canh tác → diện
tích rừng bị thu hẹp.
- Tài nguyên đất: đất trồng bị tận dụng nhưng không được chăm bón đầy đủ → ngày
càng bạc màu.
- Tài nguyên khoáng sản: tăng cường khai thác, xuất khẩu các nguyên liệu, nhiên liệu
thô để đổi lấy lương thực và hàng tiêu dùng → nhiều loại khoáng sản nhanh chóng bị cạn
kiệt.
- Môi trường: ở nhiều nơi, điều kiện sống thấp → môi trường bị ô nhiễm và cạn kiệt
(nhất là môi trường nước: 700 triệu người dân ở đới nóng không được dùng nước sạch,
khoảng 80% số người mắc bệnh do thiếu nước sạch.
- Để giảm sức ép, cần giảm tỉ lệ gia tăng dân số, tăng cường phát triển kinh tế và
nâng cao đời sống nhân dân.
Câu 3: vận dụng thấp
* Mục tiêu:
* Dựa vào bảng số liệu dưới đây:
Dân số và diện tích rừng ở khu vực Đông Nam Á
Năm
Dân số (triệu người)
Diện tích rừng (triệu ha)
1980
360
240,2
1990
442
208,6
a) Hãy tính bình quân diện tích rừng trên đầu người trong hai năm 1980 và 1990
b) Nêu nhận xét
* Đáp án:
a) Bình quân diện tích rừng trên đầu người trong hai năm 1980 và 1990:

Năm
Dân số (triệu người)
Diện tích rừng (triệu ha) Bình quân diện tích rừng trên
đầu người (ha/người)
1980
360
240,2
0,67
1990
442
208,6
0,47
b) Nhận xét:
- Dân số tăng nhanh, sau 10 năm tăng thêm 82 triệu người
- Diện tích rừng giảm, sau 10 năm giảm 31,6 triệu ha
- Do vậy, bình quân diện tích rừng trên đầu người giảm nhanh chóng: 0,20 ha/người sau 10
năm.
Câu 4: Biết
* Mục tiêu: nắm ảnh hưởng gia tăng dân số đến môi trường tự nhiên.
* a) Trình bày những tác động tiêu cực của việc gia tăng dân số quá nhanh ở đới nóng đối
với tài nguyên môi trường


b) Nêu biện pháp nhằm hạn chế sự gia tăng dân số quá nhanh ở đới nóng
* Đáp án:
a) Trình bày:
Dân số tăng nhanh gây ra nhiều hậu quả:
- Khai thác tài nguyên quá mức dẫn đến cạn kiệt tài nguyên.
- Môi trường bị ô nhiễm
- Chất lượng cuộc sống giảm sút.

b) Biện pháp: giảm tỉ lệ sinh bằng cách kế hoạch hóa gia đình đi đôi với việc phát triển kinh
tế xã hội.
BÀI 11: DI DÂN VÀ SỰ BÙNG NỔ ĐÔ THỊ Ở ĐỚI NÓNG/ CHƯƠNG I: MÔI
TRƯỜNG ĐỚI NÓNG. HOẠT ĐỘNG KINH TẾ CỦA CON NGƯỜI Ở ĐỚI NÓNG
Câu 1: Hiểu
* Mục tiêu: Nắm được nguyên nhân chủ yếu dẫn đến quá trình đô thị hóa ở đới nóng
* Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến quá trình đô thị hóa ở đới nóng:
A. Bùng nổ dân số B. Công nghiệp
C. Thiên tai.
D. Di dân tự do
* Đáp án: D
Câu 2: Hiểu
* Mục tiêu: Hiểu những ảnh hưởng của sự phát triển nhanh các đô thị
* Sự phát triển nhanh nhiều đô thị mới và siêu đô thị gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến:
A. môi trường
B. sức khỏe
C. giao thông
D. việc làm
* Đáp án: A
Câu 3: Hiếu
* Mục tiêu: Trình bày được biện pháp kiểm soát đô thị
* Biện pháp cần thiết để kiểm soát đô thị hóa tự phát ở các mức thuộc đới nóng là
A. đẩy mạnh phát triển kinh tế.
B. phân bố dân cư hợp lý.
C. phát triển kinh tế và phân bố dân cư hợp lý.
D. phát triển kinh tế và gia tăng dân số nhanh.
* Đáp án: C
Câu 4: Biết
* Mục tiêu: Biết sự bùng nổ đô thị ở đới nóng
* Hiện nay châu lục có nhiều siêu đô thị nhất trên TG năm 2000 là:

A. Châu Á
B. Châu Âu
C. Châu Phi
D. Châu Mỹ
* Đáp án: A
Phần 2: (2 câu)
Câu 1: hiểu
* Mục tiêu: trình bày được sự bùng nổ đô thị đới nóng, nguyên nhân và hậu quả.
* Trình bày nguyên nhân, hậu quả, của sự bùng nổ đô thị ở đới nóng.
* Đáp án:
* Nguyên nhân:
- Dân số tăng nhanh nên nhu cầu tìm việc làm lớn, thiên tai, chiến tranh đã làm cho nhiều
người di cư vào các thành phố làm cho đô thị hóa nhanh.
- Đô thị hóa tự phát đã gây ô nhiễm môi trường, thiếu việc làm ; phúc lợi xã hội và dịch vụ
y tế giảm sút vì quá tải.
* Hậu quả:
- Đô thị hóa tự phát đã gây ô nhiễm môi trường, thiếu việc làm; phúc lợi xã hội và
dịch vụ y tế giảm sút vì quá tải.


- Dân số đông, tăng nhanh → nhu cầu nhà ở, chất đốt tăng → khai thác không hợp lý.
Hình thức đốt rừng làm rẫy → diện tích rừng giảm.
Câu 2: biết
* Mục tiêu: biết được hậu quả của đô thị hóa tự phát ở đới nóng
* Những tác động xấu đến môi trường do đô thị hóa tự phát ở đới nóng gây ra là gì?
* Đáp án: thiếu nước sạch, nhiều khu nhà ổ chuột, ùn tắc giao thông giờ cao điểm.
BÀI 12: THỰC HÀNH NHẬN BIẾT ĐẶC ĐIỂM MÔI TRƯỜNG ĐỚI NÓNG/
CHƯƠNG I: MÔI TRƯỜNG ĐỚI NÓNG. HOẠT ĐỘNG KINH TẾ CỦA CON
NGƯỜI Ở ĐỚI NÓNG
Phần 1: Trắc nghiệm khách quan (4 câu)

Câu 1: vận dụng
* Mục tiêu: nắm được đặc điểm môi trường
* Xem ảnh câu hỏi 1. Các ảnh A, B, C được xếp theo loại môi trường nào sau đây là đúng:
A. A: hoang mạc; B:xavan; C: xích đạo ẩm
B. A: nhiệt đới; B: xích đạo ẩm; C: hoang mạc
C. A: xích đạo ẩm; B: nhiệt đới; C: xavan
* Đáp án: A
Câu 2: hiểu
* Mục tiêu: nắm được đặc điểm môi trường
* Ý nào không thuộc đặc điểm tự nhiên của môi trường đới nóng:
A. Nhiệt độ cao quanh năm
B. Nhiệt độ khá cao và có sự phân hóa theo mùa rõ rệt.
C. Gió tín phong thổi quanh năm từ 2 áp cao chí tuyến về phía xích đạo.
D. Giới thực vật và động vật hết sức phong phú và đa dạng.
* Đáp án: B
Câu 3: biết
* Mục tiêu: nắm được đặc điểm môi trường
* Ở vùng nhiệt đới, càng gần hai chí tuyến thời kỳ khô hạn càng:
A. dài, biên độ nhiệt năm càng lớn
B. dài, biên độ nhiệt năm càng nhỏ
C. ngắn, biên độ nhiệt năm càng lớn.
D. ngắn, biên độ nhiệt năm càng nhỏ
* Đáp án: A
Câu 4: vận dụng
* Mục tiêu: phân tích được biểu đồ
* Quan sát biểu đồ sau đây và cho biết biểu đồ thuộc kiểu môi trường nào ở đới nóng


A. Xích đạo ẩm.
B. Nhiệt đới.

C. Nhiệt đới gió mùa.
D. Môi trường hoang mạc
* Đáp án: C
Phần 2: (1 câu)
Câu 1: Biết
* Mục tiêu: Trình bày đặc điểm các kiểu khí hậu
* Trình bày đặc điểm các kiểu khí hậu: xích đạo ẩm, nhiệt đới và nhiệt đới gió mùa.
* Đáp án:
Đặc điểm khí hậu môi trường xích dạo ẩm: Nóng quanh năm, mưa nhiều quanh năm.
Đặc điểm môi trường nhiệt đới: Nóng quanh năm, có thời kỳ khô hạn, càng gần chí tuyến
thời kỳ khô hạn càng kéo dài, biên độ nhiệt trong năm càng lớn. Lượng mưa và thảm thực
vật thay đổi từ Xích đạo về chí tuyến
Đặc điểm môi trường nhiệt đới gió mùa: Nhiệt độ và lượng mưa thay đổi theo mùa gió.
Thời tiết diễn biến thất thường
BÀI 13: MÔI TRƯỜNG ĐỚI ÔN HÒA / CHƯƠNG II: MÔI TRƯỜNG ĐỚI ÔN HÒA.
HOẠT ĐỘNG KINH TẾ CỦA CON NGƯỜI Ở ĐỚI ÔN HÒA
Phần 1: Trắc nghiệm khách quan (4 câu)
Câu 1: biết
* Mục tiêu: giới hạn của đới ôn hòa
* Đới ôn hòa có phạm vi:
A. khoảng từ chí tuyến đến vùng cực ở hai bán cầu
B. phần lớn diện tích đất nổi của bán cầu Bắc.
C. từ chí tuyến Bắc đến vùng cực Bắc
D. từ chí tuyến Nam đến vùng cực Nam.
* Đáp án: A
Câu 2: hiểu
* Mục tiêu: đặc điểm khí hậu ở đới ôn hòa
* Tính chất thất thường của thời tiết đới ôn hòa thể hiện ở:
A. nhiệt độ có thể tăng lên 10 – 150C
B. nhiệt độ hạ thấp xuống 10 – 150C

C. nhiệt độ có thể tăng lên hay hạ xuống đột ngột.
* Đáp án: C
Câu 3: biết
* Mục tiêu: giới hạn của đới ôn hòa
* Đới ôn hòa nằm trong khu vực hoạt động của:
A. Gió Mậu dịch B. Gió mùa
C. Gió Tây ôn đới D. Gió đông
* Đáp án: C
Câu 4: Biết
* Mục tiêu: đặc điểm các kiểu khí hậu ở đới ôn hòa
* Mùa đông không lạnh, mùa hạ mát, mưa quanh năm là đặc điểm của môi trường:
A. cận nhiệt đới gió mùa.
B. ôn đới hải dương.
C. ôn đới lục địa.
D. địa trung hải


* Đáp án: B
Phần 2: (3 câu)
Câu 1: biết
* Mục tiêu: đặc điểm các kiểu khí hậu ở đới ôn hòa
* Tính chất trung gian giữa đới nóng và đới lạnh của khí hậu ôn hòa thể hiện như thế nào?
* Đáp án:
- nhiệt độ trung bình năm thấp hơn đới nóng cao hơn đới lạnh
- lượng mưa trung bình năm lớn hơn đới lạnh nhỏ hơn đới nóng
Câu 2: hiểu
* Mục tiêu: đặc điểm các kiểu khí hậu ở đới ôn hòa
* Tại sao thời tiết ở đới ôn hoà có tính chất thất thường?
* Đáp án: Thời tiết ở đới ôn hoà có tính chất thất thường do:
Các đợt khí nóng từ áp cao chí tuyến thổi lên. Các đợt khí nóng từ vùng cực thổi về. ảnh

hưởng của các khối khí hải dương và lục địa.
Câu 3: biết
* Mục tiêu: đặc điểm môi trường
* Nêu đặc điểm khí hậu của 3 môi trường chính ở đới ôn hoà.
* Đáp án:
Môi trường ôn đới hải dương: Mùa hè mát, mùa đông ấm. Mưa quanh năm, nhiều nhất vào
thu đông. Rừng cây lá rộng phát triển.
Môi trường ôn đới lục địa: Mùa đông rét, mùa hè mát mưa nhiêu. Chủ yếu là rừng lá kim,
đồng cỏ.
Môi trường địa trung hải: Mùa hè nóng, mưa ít. Mùa đông mát mưa nhiều. rừng lá cứng, cây
bụi gai phát triển.
BÀI 14: HOẠT ĐỘNG NÔNG NGHIỆP Ở ĐỚI ÔN HÒA / CHƯƠNG II: MÔI TRƯỜNG
ĐỚI ÔN HÒA. HOẠT ĐỘNG KINH TẾ CỦA CON NGƯỜI Ở ĐỚI ÔN HÒA
Phần 1: Trắc nghiệm khách quan (4 câu)
Câu 1: biết
* Mục tiêu: đặc điểm sản xuất nông nghiệp
* Cây ôliu được trồng nhiều ở vùng:
A. Bắc Âu
B. Đông Âu
C. Nam Âu
D. Tây Âu
* Đáp án: C
Câu 2: biết
* Mục tiêu: đặc điểm sản xuất nông nghiệp
* Ở Châu Âu nước trồng nhiều hoa tuylip với quy mô lớn và kĩ thuật cao là:
A. Hà Lan
B. Pháp
C. Đan Mạch D. Anh
* Đáp án: A
Câu 3: biết

* Mục tiêu: đặc điểm sản xuất nông nghiệp
* “Ở đới ôn hòa người ta làm nhà kính để trồng cây”
A. Trong mùa đông lạnh giá.
C. Bảo vệ khỏi sâu bệnh
B. Trong mùa hè mưa to gió lớn.
D. Trong mùa hè có nắng nóng
* Đáp án: A
Câu 4: hiểu
* Mục tiêu: đặc điểm sản xuất nông nghiệp


* Ý nào không phải là biện pháp khoa học kĩ thuật được áp dụng trong sản xuất nông
nghiệp ở đới ôn hòa:
A. Sử dụng nhiều lao động trong nông nghiệp
B. Xây dựng hệ thống thủy lợi, tưới tiêu cho đồng ruộng
C. Làm các nhà kính để cây trồng phát triển trong mùa đông giá lạnh
D. Che phủ tấm nhựa chống sương muối, mưa đá.
* Đáp án: A
Phần 2: (2 câu)
Câu 1: biết
* Mục tiêu: đặc điểm nông nghiệp đới ôn hòa
* Trình bày những hiểu biết của em về nông nghiệp các nước phát triển.
* Đáp án:
+ Trình độ kĩ thuật tiên tiên, tổ chức sản xuất kiểu công nghiệp, sản xuất được chuyên môn
hóa với quy mô lớn, ứng dụng rộng rãi các thành tựu khoa học – kĩ thuật.
+ Các sản phẩm nông nghiệp chủ yếu thay đổi theo kiểu môi trường.
Câu 2: Biết
* Mục tiêu: đặc điểm nông nghiệp đới ôn hòa
* Nêu các biện pháp chính mà đới ôn hoà áp dụng để sản xuất ra khối lượng hàng hoá lớn
có giá trị cao

* Đáp án:
- Biện pháp tuyển chọn giống cây trồng vật nuôi
- Tổ chức sản xuất qui mô lớn theo kiểu công nghiệp
- Chuyên môn hoá sản xuất từng sản phẩm
- Tạo ra được nông sản chất lượng cao, số lượng lớn…)
BÀI 15: HOẠT ĐỘNG CÔNG NGHIỆP Ở ĐỚI ÔN HÒA / CHƯƠNG II: MÔI TRƯỜNG
ĐỚI ÔN HÒA. HOẠT ĐỘNG KINH TẾ CỦA CON NGƯỜI Ở ĐỚI ÔN HÒA
Phần 1: Trắc nghiệm khách quan (4 câu)
Câu 1: biết
* Mục tiêu: đặc điểm công nghiệp ở đới ôn hòa
* “Nơi có nền công nghiệp sớm nhất trên TG là ở các nước”
A. Đới nóng B. Đới ôn hòa
C. Đới lạnh
D. Hoang mạc
* Đáp án: B
Câu 2: biết
* Mục tiêu: đặc điểm công nghiệp ở đới ôn hòa
* Vùng công nghiệp là:
A. các nhà máy có liên quan với nhau được tập trung lại
B. nhiều khu công nghiệp ở gần nhau
C. sự tập trung nhiều trung tâm công nghiệp trên một lãnh thổ
* Đáp án: C
Câu 3: hiểu
* Mục tiêu: đặc điểm công nghiệp ở đới ôn hòa
* Vùng nào không phải là vùng công nghiệp ở đới ôn hòa
A. Đông Bắc Hoa Kì.
B. Đông Nam Hoa Kì
C. Trung tâm nước Anh. D. Phía Nam Nhật Bản
* Đáp án: B
Câu 4: biết

* Mục tiêu: đặc điểm công nghiệp ở đới ôn hòa


* Thế mạnh của nền công nghiệp ở đới ôn hòa là:
A. công nghiệp chế biến
B. khai thác khoáng sản và gỗ
C. khai thác và chế biến khoáng sản
D. chế biến lương thực thực phẩm
* Đáp án: A
Phần 2: (2 câu)
Câu 1: biết
* Mục tiêu: nắm được đặc điểm công nghiệp ở đới ôn hòa
* Cảnh quan CN ở đới ôn hoà biểu hiện như thế nào?
* Đáp án: Cảnh quan công nghiệp phổ biến khắp mọi nơi được biểu hiện: nhà máy  khu
công nghiệp  trung tâm công nghiệp  vùng công nghiệp .
Cảnh quan công nghiệp là niềm tự hào của các quốc gia trong đới ôn hoà, các chất thải công
nghiệp lại là nguồn gây ô nhiễm môi trường
Câu 2: biết
* Mục tiêu: nắm được đặc điểm công nghiệp ở đới ôn hòa
* Vai trò của công nghiệp ở đới ôn hoà đối với TG như thế nào? Những nước nào có công
nghiệp hàng đầu TG?
* Đáp án:
3/4 sản phẩm công nghiệp của TG do đới ôn hoà cung cấp
Các nước công nghệ hàng đầu: Hoa Kì, Nhật Bản, Đức, LB Nga, Anh, Pháp, Canađa
BÀI 16: ĐÔ THỊ HÓA Ở ĐỚI ÔN HÒA / CHƯƠNG II: MÔI TRƯỜNG ĐỚI ÔN HÒA.
HOẠT ĐỘNG KINH TẾ CỦA CON NGƯỜI Ở ĐỚI ÔN HÒA
Phần 1: Trắc nghiệm khách quan (4 câu)
Câu 1: hiểu
* Mục tiêu: đặc điểm đô thị hóa của đới ôn hòa
* Ý nào không phải là đặc điểm đô thị hóa ở mức độ cao của đới ôn hòa?

A. Là nơi tập trung nhiều đô thị nhất thế giới
B. Nhiều siêu đô thị thiếu quy hoạch
C. Các thành phố phát triển thành chuỗi các đô thị
D. Lối sống đô thị đã phổ biến trong dân chúng
* Đáp án: B
Câu 2:
* Mục tiêu: đặc điểm đô thị hóa của đới ôn hòa
* Ở đới ôn hòa, tỉ lệ dân đô thị chiếm bao nhiêu phần trăm?
A. 65%
B. 75%
C. 80%
D. 85%
* Đáp án: B
Câu 3
* Mục tiêu: đặc điểm đô thị hóa của đới ôn hòa
* Siêu đô thị khổng lồ nhất TG hiện nay có tới 27 triệu dân là thành phố:
A. Niu Iooc của hoa kì
C. Tô ki ô của Nhật Bản.
B. Pari của Pháp
D. Cả 3 đều sai.
* Đáp án: C
Câu 4: biết
* Mục tiêu: đặc điểm đô thị hóa của đới ôn hòa
* Hiện nay dân cư ở đới ôn hòa sống trong các đô thị chiếm tới:
A. 2/4 dân số.
B. 3/4 dân số.
C. 4/5 dân số.
D. 3/5 dân số
* Đáp án: B



Phần 2: (2 câu)
Câu 1: hiểu
* Mục tiêu: đặc điểm đô thị hóa của đới ôn hòa
* Nêu những vấn đề XH nảy sinh khi các đô thị phát triển quá nhanh và hướng giải quyết.
* Đáp án:
Ô nhiễm môi trường, ùn tắc giao thông trong các giờ cao điểm, thiếu chỗ ở, thiếu việc làm,
thiếu lao động trẻ có trình độ cao…
Một số giải pháp tiến hành giải quyết.
- quy hoạch lại đô thị theo hướng “phi tập trung”.
- xây dựng nhiều thành phố vệ tinh.
- Chuyển dịch các hoạt động công nghiệp dịch vụ đến các vùng mới).
Câu 2: biết
* Mục tiêu: đặc điểm đô thị hóa của đới ôn hòa
* Nét đặc trưng của đô thị hóa ở đới ôn hòa là gì?
* Đáp án:
Đô thị hóa ở mức độ cao:
- Tỉ lệ dân đô thị cao, hơn 75% dân cư đới ôn hoà sống trong các đô thị.
- Là nơi tập trung nhiều đô thị nhất TG.
- Đô thị phát triển theo qui hoạch, các đô thị mở rộng kết nối với nhau liên tục thành từng
chùm đô thị, chuổi đô thị.
- Lối sống đô thị đã phổ biến trong phần lớn dân cư.
BÀI 17: Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG Ở ĐỚI ÔN HÒA / CHƯƠNG II: MÔI TRƯỜNG ĐỚI
ÔN HÒA. HOẠT ĐỘNG KINH TẾ CỦA CON NGƯỜI Ở ĐỚI ÔN HÒA
Phần 1: Trắc nghiệm khách quan (4 câu)
Câu 1: biết
* Mục tiêu: biết ảnh hưởng của khí thải đối với con người
* Theo thống kê của các nhà khoa học tại một cuộc họp về môi trường ở La- hay (Hà Lan)
năm 2000. Nước có lượng khí thải độc hại bình quân đầu người cao nhất TG 20 tấn /năm
/người là:

A. Hoa Kì
B. Trung Quốc
C. Pháp
D. Ấn Độ
* Đáp án: A
Câu 2: biết
* Mục tiêu: Biết nguyên nhân chính gây ô nhiễm không khí ở môi trường đới ôn hòa.
* Nguyên nhân chính gây ô nhiễm không khí ở môi trường đới ôn hòa là:
A. sự phát triển của công nghiệp và các phương tiện giao thông
B. sử dụng nhiều phân bón hóa học trong nông nghiệp
C. chất thải sinh hoạt
D. sự suy giảm diện tích rừng
* Đáp án: A
Câu 3: biết
* Mục tiêu: nắm được nguyên nhân gây ô nhiễm nước
* Ý nào không phải là nguyên nhân chính gây ô nhiễm nước ở môi trường đới ôn hòa
A. nước thải từ các nhà máy, xí nghiệp
B. chất thải sinh hoạt, sử dụng thuốc trừ sâu, phân hóa học
C. tràn dầu, tai nạn chở dầu
D. khí thải từ các nhà máy, động cơ giao thông


* Đáp án: D
Câu 4: biết
* Mục tiêu: biết biện pháp bảo vệ môi trường không khí
Nghị định Ki-ô-tô là văn bản được hầu hết các nước trên thế giới kí kết nhằm thống nhất về
việc:
A. Bảo vệ giữ gìn môi tường sinh thái động thực vật trên địa cầu
B. Cắt giảm lượng khí thải gây ô nhiễm, bảo vệ bầu không khí trong lành của Trái đất
C. Bảo vệ và cung cấp nước sạch chung cho nhân dân trên thế giới

D. Bảo vệ các loài động vật quý có nguy cơ tuyệt chủng.
* Đáp án: B
Câu 5: biết
* Mục tiêu: giáo dục bảo vệ môi trường
* Ở địa phương em, vấn đề môi trường nào được coi là nghiêm trọng nhất?
A. Cháy rừng
B. Hạn hán.
C. Xói mòn, rửa trôi, lũ quét.
D. Ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm không khí.
* Đáp án: D
Câu 10. Nếu vết dầu loang đến các khu bảo tồn thiên nhiên khi có sự cố tràn dầu trên biển,
theo em vấn đề gì sẽ xảy ra?
A. Làm chết các sinh vật sống trong khu bảo tồn
B. Thiếu nước sạch cho sinh hoạt
C. Làm ô nhiễm nước biển
D. Gây các bệnh về đường tiêu hóa
* Đáp án: A, C
Phần 2: (2 câu)
Câu 1
* Mục tiêu
* Háy nêu những nguyên nhân gây ô nhiễm không khí ở đới ôn hòa và hậu quả của nó.
* Đáp án:
Nguyên nhân: khói bụi từ các nhà máy và phương tiện giao thông thải vào khí quyển, bất
cẩn khi sử dụng năng lượng nguyên tử, cháy rừng, núi lửa, quá trình phân hủy xác động –
thực vật
Hậu quả: mưa axit, tăng hiệu ứng nhà kính, làm thủng tầng ozon, gây ô nhiễm phóng xạ.
Câu 2: biết
* Mục tiêu: biết các nguyên nhân làm ô nhiễm nước sông, nước biển.
* Trình bày các nguyên nhân làm ô nhiễm nước sông, nước biển.
* Đáp án:

Các nguyên nhân làm ô nhiễm nước sông, nước biển.
- nước thải từ các nhà máy, xí nghiệp
- chất thải sinh hoạt, sử dụng thuốc trừ sâu, phân hóa học
- tràn dầu, tai nạn chở dầu
BÀI 18. THỰC HÀNH: NHẬN BIẾT ĐẶC ĐIỂM MÔI TRƯỜNG Ở ĐỚI ÔN HÒA /
CHƯƠNG II: MÔI TRƯỜNG ĐỚI ÔN HÒA. HOẠT ĐỘNG KINH TẾ CỦA CON
NGƯỜI Ở ĐỚI ÔN HÒA
Phần 1: Trắc nghiệm khách quan (4 câu)
Câu 1


* Mục tiêu:
* Xác định các biểu đồ A, B, C (câu hỏi 1), theo thứ tự thuộc các môi trường nào của đới ôn
hòa sau đây là đúng:
A. ôn đới lục địa, địa trung hải, ôn đới hải dương
B. ôn đới hải dương, ôn đới lục địa, địa trung hải
C. địa trung hải, ôn đới hải dương, ôn đới lục địa.
D. địa trung hải, ôn đới lục địa, ôn đới hải dương

* Đáp án: A
Câu 2: biết
* Mục tiêu: phân tích được bảng số liệu
* Từ khi bắt đầu cuộc cách mạng công nghiệp ở châu Âu (1840) đến năm 1997, lượng khí
CO2 trong không khí đã tăng lên:
A. gần 2 lần.
B. 1,5 lần.
C. 1,2 lần.
D. gần 1,3 lần
* Đáp án: D
Câu 3: vận dụng

* Mục tiêu: đọc được biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa
* Quan sát biểu đồ B (câu hỏi 1). Tháng khô hạn (ít mưa) nhất trong năm là:
A. Tháng 11, 12.
B. Tháng 1, 2.
C. Tháng 7, 8.
D. Tháng 9, 10

* Đáp án: C
Phần 2: (2 câu)
Câu 1: vận dụng
* Mục tiêu: đọc được biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa
* Nhận xét và xác định biểu đồ A thuộc môi trường nào của đới ôn hòa?


* Đáp án:
Biểu đồ A:
Nhiệt độ thường thấp dưới 00C có tháng xuống gần -300C, có tuyết nhiều tháng trong năm.
Lương mưa các tháng trong năm cao nhất chưa tới 50mm
Kết luận: đây là biểu đồ ôn đới lục địa
Câu 2
* Mục tiêu
* Nguyên nhân nào mà lượng CO2 trong khí quyển đã không ngừng tăng từ 1840 đến 1997
làm cho trái đất nóng lên?
* Đáp án:
khói bụi từ các nhà máy và phương tiện giao thông, sinh hoạt của con người
BÀI 19: MÔI TRƯỜNG HOANG MẠC / CHƯƠNG III: MÔI TRƯỜNG HOANG
MẠC. HOẠT ĐỘNG KINH TẾ CỦA CON NGƯỜI Ở HOANG MẠC
Phần 1: Trắc nghiệm khách quan (4 câu)
Câu 1: biết
* Mục tiêu: biết đặc điểm khí hậu hoang mạc

* Hoang mạc có mùa hạ nóng, mùa đông khô và rất lạnh nằm ở :
A. Hàn đới
B. Nhiệt đới
C. Ôn đới
D. Cận nhiệt đới.
* Đáp án: C
Câu 2: biết
* Mục tiêu: đặc điểm môi trường hoang mạc
* Nguồn nước chính có ở ốc đảo trong hoang mạc giúp cho thưc vật phát triển được là
A. Nước mưa
B. Nước hồ
C. Nước ngầm.
* Đáp án: C
Câu 3: biết
* Mục tiêu: biết đặc điểm khí hậu của hoang mạc
* Đặc điểm khí hậu nổi bật của môi trường hoang mạc là
A. khô hạn, biên độ nhiệt lớn
B. rất khô hạn, biên độ nhiệt ngày đêm rất lớn
C. biên độ nhiệt ngày – đêm rất lớn
D. biên độ nhiệt trong năm rất lớn
* Đáp án: B
Câu 4: Biết
* Mục tiêu: Biết biện pháp cải tạo hoang mạc thành đất trồng
* Hiện nay việc cải tạo hoang mạc thành đất trồng theo qui mô lớn với các phương tiện
hiện đại được áp dụng ở :
A. Hoa Kì, Liên bang Nga, Trung Quốc
B. Trung Á, Liên bang Nga, Trung Quốc
C. Các nước Ả rập, Liên bang Nga, Trung Quốc
D. Hoa Kì, Trung Á, các nước Ả rập
* Đáp án: D

Phần 2: (2 câu)
Câu 1: biết
* Mục tiêu: biết đặc điểm khí hậu của hoang mạc
* Hãy cho biết đặc điểm khí hậu của hoang mạc ?
* Đáp án: Đặc điểm khí hậu hoang mạc:


- Khí hậu hoang mạc rất khô hạn, khắc nghiệt.
- Biên độ nhiệt năm và biên độ nhiệt ngày đêm rất lớn.
Câu 2: biết
* Mục tiêu: biết đặc điểm thích nghi của sinh vật với môi trường.
* Động vật, thực vật có những cách nào để thích nghi với môi trường khắc nghiệt, khô hạn ?
* Đáp án: Động vật, thực vật có cách để thích nghi với môi trường khắc nghiệt, khô hạn:
- Tự hạn chế sự mất nước trong cơ thể.
- Tăng cường dự trữ nước và chất dinh dưỡng trong cơ thể.
BÀI 20 HOẠT ĐỘNG KINH TẾ CỦA CON NGƯỜI Ở HOANG MẠC / CHƯƠNG
III: MÔI TRƯỜNG HOANG MẠC. HOẠT ĐỘNG KINH TẾ CỦA CON NGƯỜI Ở
HOANG MẠC
Phần 1: Trắc nghiệm khách quan (4 câu)
Câu 1: biết
* Mục tiêu: biết hoạt động kinh tế của con người ở môi trường hoang mạc
* Thực vật và động vật tiêu biểu được nuôi trồng và rất quan trọng đối với người dân
hoang mạc là:
A. Dê cừu, lúa mì B. Ngựa, cam chanh C. Lạc đà, chà là D. Lợn, lúa nước
* Đáp án: C
Câu 2: biết
* Mục tiêu: biết hoạt động kinh tế của con người ở môi trường hoang mạc
* Ngày nay nhờ sự tiến bộ của kĩ thuật khoan sâu người ta đã phát hiện và khai thác ở các
hoang mạc nhiều:
A. Dầu khí, kim cương, túi nước ngầm

B. Dầu khí, than, sắt
C. Kim cương, túi nước ngầm, than
D. Túi nước ngầm, than, sắt
* Đáp án: A
Câu 3: biết
* Mục tiêu: biết hoạt động kinh tế của con người ở môi trường hoang mạc
* Hoạt động kinh tế cổ truyền của con người ở môi trường hoang mạc là:
A. chăn nuôi du mục và chở hàng thuê qua hoang mạc
B. trồng trọt và chăn nuôi
C. khai thác khoáng sản
* Đáp án: A
Câu 4: biết
* Mục tiêu: biện pháp ngăn chặn sự phát triển của hoang mạc
* Phần lớn các quốc gia đã làm gì để ngăn chặn sự mở rộng các hoang mạc
A. cải tạo hoang mạc thành đất trồng
B. trồng rừng
C. phát triển các khu công nghiệp
D. phát triển các đô thị
* Đáp án: B
Phần 2: (2 câu)
Câu 1: biết
* Mục tiêu: biết các hoạt động kinh tế cổ truyền và hiện đại của con người ở môi trường
hoang mạc.


* Hãy nêu các hoạt động kinh tế cổ truyền và hiện đại trong hoang mạc ngày nay.
* Đáp án:
Hoạt động kinh tế cổ truyền của các dân tộc sống trong hoang mạc là chăn nuôi du mục,
trồng trọt trong ốc đảo, dùng lạc đà vận chuyển hàng hoá và buôn bán xuyên hoang mạc.
Hoạt động kinh tế hiện đại: Khai thác dầu khí, nước ngầm…

Câu 2: biết
* Mục tiêu: biết được biện pháp hạn chế sự phát triển của hoang mạc.
* Những biện pháp nào đang được sử dụng để cải tạo hoang mạc và ngăn chặn quá trình
hoang mạc hóa ở nhiều nước hiện nay trên thế giới.
* Đáp án:
Những biện pháp đang được sử dụng để cải tạo hoang mạc và ngăn chặn quá trình hoang
mạc hóa ở nhiều nước hiện nay trên thế giới:
- Cải tạo hoang mạc thành đất trồng
- Khai thác nước ngầm bằng giếng khoan sâu hay bằng kênh đào
- Trồng cây gây rừng để chống cát bay, cải tạo khí hậu
BÀI 21: MÔI TRƯỜNG ĐỚI LẠNH / CHƯƠNG IV: MÔI TRƯỜNG ĐỚI LẠNH.
HOẠT ĐỘNG KINH TẾ CỦA CON NGƯỜI Ở ĐỚI LẠNH
Phần 1: Trắc nghiệm khách quan (4 câu)
Câu 1: biết
* Mục tiêu: đặc điểm sinh vật đới lạnh
* Thực vật đặc trưng của đới lạnh là:
A. Cây lá kim
B. Rêu và địa y C. Chà là
D. Cây lúa nước
* Đáp án: B
Câu 2: biết
* Mục tiêu: đặc điểm sinh vật đới lạnh
* Cảnh quan ở vùng ven biển gần cực gồm chủ yếu là các loại rêu, cây thấp lùn…có tên là:
A. Thảo nguyên, xa van, đồng rêu.
B. Đài nguyên, đồng rêu, rừng lá kim.
C. Đồng rêu, rừng lá kim, thảo nguyên.
D. Thảo nguyên, đài nguyên, đồng rêu.
* Đáp án: D
Câu 3: biết
* Mục tiêu: Giới hạn của môi trường đới lạnh

*Giới hạn của môi trường đới lạnh:
A. từ vòng cực đến cực ở hai bán cầu
B. phía bắc ở châu Á, châu Âu và châu Mĩ
C. châu Nam Cực
D. từ chí tuyến đến vòng cực ở hai bán cầu
* Đáp án: A
Câu 4: biết
* Mục tiêu: đặc điểm sinh vật đới lạnh
* Một số động vật ở đới lạnh thích nghi được với khí hậu khắc nghiệt nhờ có lớp mỡ dày là:
A. hải cẩu, cá voi.
B. gấu trắng, tuần lộc.
C. chim cánh cụt, cá voi.
D. hải cẩu, chim cánh cụt.
* Đáp án: A


Phần 2: (2 câu)
Câu 1: hiểu
* Mục tiêu: đặc điểm tự nhiên môi trường đới lạnh
* Tại sao nói đới lạnh là hoang mạc lạnh trên Trái đất
* Đáp án:
Lượng mưa rất ít, rất khô
Khí hậu khắc nghiệt: 1 rất nóng, 1 rất lạnh
Biên độ nhiệt năm và ngày rất lớn
Động thực vật nghèo nàn, rất ít người sinh sống
Câu 2: biết
* Mục tiêu: đặc điểm tự nhiên môi trường đới lạnh
* Trình bày đặc điểm tự nhiên cơ bản của môi trường đới lạnh. Giải thích?
* Đáp án: Đặc điểm tự nhiên cơ bản của môi trường đới lạnh: khí hậu khắc nghiệt, lạnh lẽo,
mùa đông rất dài, mưa ít chủ yếu là tuyết rơi, đất đóng băng quanh năm. Nguyên nhân: Nằm

ở vĩ độ cao.
BÀI 22: HOẠT ĐỘNG KINH TẾ CỦA CON NGƯỜI Ở ĐỚI LẠNH / CHƯƠNG IV:
MÔI TRƯỜNG ĐỚI LẠNH. HOẠT ĐỘNG KINH TẾ CỦA CON NGƯỜI Ở ĐỚI
LẠNH
Phần 1: Trắc nghiệm khách quan (4 câu)
Câu 1: biết
* Mục tiêu: biết được các hoạt động kinh tế cổ truyền và hiện đại của con người ở môi
trường đới lạnh.
* Hoạt động kinh tế cổ truyền của các dân tộc ở đới lạnh Phương Bắc là:
A. Chăn nuôi tuần lộc, đánh bắt cá, săn thú có lông quý.
B. Chăn nuôi tuần lộc, cừu, lạc đà, đánh bắt cá.
C. Săn thú có lông quý, nuôi dê, tuần lộc.
D. Săn thú có lông quý, nuôi lạc đà, đánh bắt cá.
* Đáp án: A
Câu 2: biết
* Mục tiêu: các hoạt động kinh tế cổ truyền và hiện đại của con người ở môi trường đới
lạnh.
* “Loài gia suc thân thuộc với các dân tộc sống ở đới lạnh là”
A. Ngựa
B. Chó
C. Bò sữa
D. Cừu
* Đáp án: B
Câu 3: biết
* Mục tiêu: biết đặc điểm dân cư ở đới lạnh
* Quan sát H22.1 (Địa bàn cư trú của các dân tộc ở môi trường đới lạnh phương Bắc), địa
bàn cư trú chính của người I-a-kut là:
A. Bắc Âu. B. Bắc Mĩ. C. Bắc Á.
D. Bắc Phi
* Đáp án: C

Câu 4: biết
* Mục tiêu: biết đặc điểm dân cư ở đới lạnh
* Người I-nuc (E-xki-mô) là một dân tộc sống ở đới lạnh châu Mĩ có nguồn gốc từ:
A. Châu Phi.
B. Châu Mĩ.
C. Châu Á. D. Châu Âu
* Đáp án: C
Phần 2: (2 câu)
Câu 1: biết


×