Tải bản đầy đủ (.doc) (187 trang)

Quản lý dạy học môn vật lí theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường THPT tỉnh bắc kạn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.4 MB, 187 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

DƯƠNG VĂN SINH

QUẢN LÝ DẠY HỌC MÔN VẬT LÍ
THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH
Ở CÁC TRƯỜNG THPT TỈNH BẮC KẠN

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

THÁI NGUYÊN, NĂM 2018


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

DƯƠNG VĂN SINH

QUẢN LÝ DẠY HỌC MÔN VẬT LÍ
THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH
Ở CÁC TRƯỜNG THPT TỈNH BẮC KẠN

Ngành: Quản lý giáo dục
Mã số: 8 14 01 14

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Thị Huệ

THÁI NGUYÊN, NĂM 2018




LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết
quả nghiên cứu trong Luận văn là trung thực, chưa từng được công bố trong
bất kì công trình nghiên cứu nào của tác giả khác.
Tác giả luận văn

Dương Văn Sinh

i


LỜI CẢM ƠN

Tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và lời cảm ơn sâu sắc tới PGS.TS. Nguyễn
Thị Huệ, những người hướng dẫn khoa học đã tận tình chỉ dẫn, giúp đỡ tôi
trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện luận văn.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến các Thầy, Cô và cán bộ Trường Đại học
Sư phạm Thái Nguyên đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong
suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Tôi xin tri ân sự động viên, khích lệ và ủng hộ của gia đình, người thân,
bạn bè và đồng nghiệp đã giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này.
Tác giả luận văn

Dương Văn Sinh

ii



MỤC LỤC
Trang
TRANG BÌA PHỤ
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ..................................................................................................
ii

MỤC

LỤC

....................................................................................................... iii DANH
MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT .............................. iv DANH MỤC CÁC
BẢNG .............................................................................. v DANH MỤC SƠ
ĐỒ ...................................................................................... vi MỞ ĐẦU
.......................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu ........................................................... 1
2. Mục đích nghiên cứu..................................................................................... 3
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu .............................................................. 3
4. Giả thuyết khoa học ...................................................................................... 3
5. Nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................... 4
6. Phạm vi nghiên cứu....................................................................................... 4
7. Phương pháp nghiên cứu............................................................................... 4
8. Cấu trúc luận văn .......................................................................................... 5
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ DẠY HỌC MÔN VẬT LÍ THEO ĐỊNH
HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC
PHỔ THÔNG ............................................ 6
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề .................................................................... 6
1.2. Các khái niệm cơ bản của luận văn.......................................................... 10
1.2.1. Quản lý và quản lý nhà trường.............................................................. 10

1.2.2. Dạy học ở trường THPT ....................................................................... 13
1.2.3. Năng lực và phát triển năng lực học sinh THPT................................... 13
1.2.4. Quản lý dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh THPT 16
1.3. Dạy học môn Vật lí theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở
iii


trường THPT ........................................................................................... 20

iii


1.3.1. Vị trí, vai trò môn Vật lí ở trường THPT.............................................. 20
1.3.2. Mục tiêu dạy học môn Vật lí ở trường THPT....................................... 21
1.3.3. Yêu cầu dạy học môn Vật lí ở trường THPT theo định hướng phát
triển năng lực học sinh ..........................................................................
22
1.4. Nội dung quản lý dạy học môn Vật lí theo định hướng phát triển năng
lực học sinh ở trường THPT ................................................................... 25
1.4.1. Quản lý mục têu, kế hoạch dạy học môn Vật lí của giáo viên theo
định hướng phát triển năng lực học sinh...............................................
25
1.4.2. Quản lý nội dung dạy học môn Vật lí của giáo viên theo định hướng
phát triển năng lực học sinh ..................................................................
26
1.4.3. Quản lý phương pháp, hình thức dạy học môn Vật lí của giáo viên
theo định hướng phát triển năng lực học sinh.......................................
27
1.4.4. Quản lý phương tiện, trang thiết bị, kỹ thuật đảm bảo cho hoạt
động dạy học môn Vật lí của giáo viên theo định hướng phát

triển năng lực học sinh........................................................................ 28
1.4.5. Quản lý kiểm tra, đánh giá hoạt động dạy học môn Vật lí của giáo
viên theo định hướng phát triển năng lực học sinh...............................
29
1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý dạy học môn Vật lí theo định hướng
phát triển năng lực học sinh ở trường THPT .......................................... 30
1.5.1. Các yếu tố thuộc về chủ thể quản lý ..................................................... 30
1.5.2. Các yếu tố thuộc về đối tượng quản lý ................................................. 31
1.5.3. Các yếu tố thuộc về môi trường quản lý ............................................... 32
Tiểu kết chương 1 ..........................................................................................
34


Chương 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ DẠY HỌC MÔN VẬT LÍ THEO ĐỊNH
HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH Ở CÁC TRƯỜNG THPT TỈNH
BẮC KẠN................................................... 35
2.1. Khái quát chung về khảo sát thực trạng ...................................................
35
2.1.1. Mục đích khảo sát ................................................................................. 35
2.1.2. Nội dung khảo sát.................................................................................. 35

iv


2.1.3. Đối tượng và địa bàn khảo sát............................................................... 35
2.1.4. Cách thức khảo sát và xử lý dữ liệu ...................................................... 36
2.2. Thực trạng dạy học môn Vật lí theo định hướng phát triển năng lực học
sinh ở các trường THPT tỉnh Bắc Kạn hiện nay ..................................... 37
2.2.1. Thực trạng về nội dung chương trình, sách giáo khoa hiện hành .........
37

2.2.2. Thực trạng dạy học Vật lí của giáo viên ............................................... 40
2.2.3. Thực trạng hoạt động học tập môn Vật lí của học sinh ........................ 44
2.3. Thực trạng quản lý dạy học môn Vật lí theo định hướng phát triển năng
lực học sinh ở các trường THPT tỉnh Bắc Kạn....................................... 46
2.3.1. Thực trạng quản lý mục têu, kế hoạch dạy học môn Vật lí của giáo
viên theo định hướng phát triển năng lực học sinh...............................
46
2.3.2. Thực trạng quản lý nội dung dạy học môn Vật lí của giáo viên theo
định hướng phát triển năng lực học sinh...............................................
48
2.3.3. Thực trạng quản lý phương pháp, hình thức dạy học môn Vật lí của
giáo viên theo định hướng phát triển năng lực học sinh.......................
51
2.3.4. Thực trạng quản lý phương tiện, trang thiết bị, kỹ thuật đảm bảo cho
hoạt động dạy học môn Vật lí của giáo viên theo định hướng phát
triển năng lực học sinh ..........................................................................
53
2.3.5. Thực trạng quản lý kiểm tra, đánh giá hoạt động dạy học môn Vật lí
của giáo viên theo định hướng phát triển năng lực học sinh ................
55
2.4. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý dạy học môn Vật lí theo
định
hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường THPT tỉnh Bắc Kạn........
57


2.4.1. Các yếu tố thuộc về chủ thể quản lý ..................................................... 57
2.4.2. Các yếu tố thuộc về đối tượng quản lý ................................................. 58
2.4.3. Các yếu tố thuộc về môi trường quản lý ............................................... 60
2.5. Đánh giá chung thực trạng quản lý dạy học theo định hướng phát triển

năng lực học sinh ở các trường THPT tỉnh Bắc Kạn .............................. 62
2.5.1. Điểm mạnh ............................................................................................ 62
2.5.2. Điểm yếu ............................................................................................... 63

v


2.5.3. Nguyên nhân và những vấn đề cần giải quyết ...................................... 64
Tiểu kết chương 2 ..........................................................................................
67
Chương 3. BIỆN PHÁP QUẢN LÝ DẠY HỌC MÔN VẬT LÍ THEO ĐỊNH
HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH Ở CÁC TRƯỜNG THPT TỈNH
BẮC KẠN ............................................................ 68
3.1. Các nguyên tắc đề xuất biện pháp............................................................ 68
3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu........................................................ 68
3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống........................................................
68
3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn, khả thi ..........................................
68
3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa..........................................................
69
3.2. Các biện pháp quản lý dạy học môn Vật lí theo định hướng phát triển
năng lực học sinh ở các trường THPT tỉnh Bắc Kạn .............................. 69
3.2.1. Biện pháp 1: Nâng cao năng lực và phát huy vai trò của cán bộ quản lý
trong chỉ đạo dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh
........ 69
3.2.2. Biện pháp 2: Nâng cao nhận thức về dạy học theo định hướng phát
triển năng lực cho giáo viên bộ môn Vật lí........................................... 73
3.2.3. Biện pháp 3: Đầu tư và chỉ đạo sử dụng cơ sở vật chất – thiết bị dạy
học để phục vụ dạy học môn Vật lí theo định hướng phát triển năng

lực học sinh ........................................................................................... 74
3.2.4. Biện pháp 4: Tạo động lực cho việc thực hiện hoạt động dạy học theo
định hướng phát triển năng lực cho học sinh một cách có hiệu quả
thông qua các hợp đồng chất lượng giữa giáo viên giảng dạy môn
Vật lí với tổ chuyên môn và ban giám hiệu .......................................... 78
3.2.5. Biện pháp 5: Tăng cường kiểm tra, kiểm soát việc thực hiện hợp
đồng chất lượng dạy học môn Vật lí theo định hướng phát triển năng
vi


lực học sinh ........................................................................................... 81
3.3. Khảo nghiệm mức độ cần thiết và khả thi của các biện pháp đã đề
xuất ......................................................................................................... 84
3.3.1. Mục đích và cách thức triển khai .......................................................... 84

vi


3.3.2. Khảo nghiệm mức độ cần thiết của các biện pháp đã đề xuất ..............
85
3.3.3. Khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp đã đề xuất....................... 87
Tiểu kết chương 3 ..........................................................................................
89
HỊ ...........
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NG

.................................................... 90

1. Kết luận ....................................................................................................... 90
2. Khuyến nghị ................................................................................................ 91

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................... 93
PHỤ LỤC

vii


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Viết tắt

Viết đầy đủ

GD&ĐT

Giáo dục và đào tạo

QL

Quản lý

CBQL

Cán bộ quản lý

QLDH

Quản lý dạy học

PP


Phương pháp

PPDH

Phương pháp dạy học

DH

Dạy học

THPT

Trung học phổ thông

GV

Giáo viên

HS

Học sinh

BGH

Ban giám hiệu

NL

Năng lực


NLHS

Năng lực học sinh

CNTT

Công nghệ thông tin

NXB

Nhà xuất bản

iv


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 1.1. So sánh dạy học truyền thống và dạy học theo định hướng phát
triển năng lực ..................................................................................
19
Bảng 1.2. Bảng năng lực chuyên biệt môn Vật lí ........................................... 22
Bảng 2.1. Thực trạng hoạt động dạy học của giáo viên Vật lí ở các trường
THPT tỉnh Bắc Kạn ........................................................................ 41
Bảng 2.2. Động cơ học tập môn Vật lí của học sinh THPT tỉnh Bắc Kạn ..... 44
Bảng 2.3. Thực trạng lập kế hoạch dạy học môn Vật lí theo định hướng
phát triển năng lực học sinh ..........................................................
47
Bảng 2.4. Thực trạng quản lý nội dung dạy học môn Vật lí của giáo viên
theo định hướng phát triển năng lực học sinh ..............................
49

Bảng 2.5. Thực trạng việc chỉ đạo đổi mới phương pháp, hình thức dạy học
môn Vật lí theo định hướng phát triển năng lực học sinh ............
51
Bảng 2.6. Thực trạng quản lý phương tiện, trang thiết bị, kỹ thuật đảm
bảo cho hoạt động dạy học môn Vật lí của giáo viên theo
định
hướng phát triển năng lực học sinh...............................................
54
Bảng 2.7. Thực trạng kiểm tra, đánh giá hoạt động dạy học môn Vật lí của
giáo viên theo định hướng phát triển năng lực học sinh...............
56
Bảng 2.8. Cán bộ quản lý ở các trường THPT tỉnh Bắc Kạn tính đến cuối
năm học (2016 - 2017).................................................................. 57
Bảng 2.9: Đánh giá của giáo viên về ý thức, thái độ và sự chủ động tích cực
của học sinh trong học tập môn Vật lí .......................................... 59
v


Bảng 2.10. Thực trạng cơ sở vật chất phục vụ dạy học Vật lí ........................ 61
Bảng 3.1. Kết quả khảo nghiệm về mức độ cần thiết của một số biện pháp
quản lý dạy học Vật lí theo định hướng phát triển năng lực học
sinh ở các trường THPT tỉnh Bắc Kạn ......................................... 85
Bảng 3.2. Kết quả khảo nghiệm về tính khả thi của một số biện pháp quản lý
dạy học Vật lí theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở các
trường THPT tỉnh Bắc Kạn .................................................... 87

vi


DANH MỤC SƠ ĐỒ

Trang
Sơ đồ 1.1. Các năng lực chung........................................................................ 15
Sơ đồ 1.2. Mối quan hệ giữa các thành tố trong dạy học theo định hướng
phát triển năng lực ........................................................................
18
Sơ đồ 2.1. Cấu trúc sách giáo khoa Vật lí ....................................................... 39

vi
i


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu
Trong nhà trường, hoạt động dạy học là hoạt động đặc trưng cơ
bản nhất quyết định sự tồn tại và phát triển của một nhà trường. Mọi hoạt
động trong nhà trường đều hướng tới phục vụ cho việc dạy và học. Vì vậy,
trong quản lý nhà trường thì quản lý hoạt động dạy học cũng chiếm vị trí
quan trọng nhất. Để nâng cao chất lượng giáo dục, trước hết phải nâng
cao chất lượng dạy học. Để nâng cao chất lượng dạy học thì phải quản lý tốt
hoạt động dạy học. Việc quản lý phải được tiến hành đồng bộ trong tất cả
các khâu, các lực
lượng. Giáo viên tự quản lý, tổ chuyên môn quản lý, ban giám hiệu quản lý
nhưng trong đó vai trò quản lý của hiệu trưởng nhà trường là then chốt.
Sự phát triển kinh tế - xã hội trong bối cảnh toàn cầu hoá đặt ra những
yêu cầu mới đối với người lao động, do đó cũng đặt ra những yêu cầu
mới cho sự nghiệp giáo dục thế hệ trẻ và đào tạo nguồn nhân lực. Một trong
những định hướng cơ bản của việc đổi mới giáo dục là chuyển từ nền giáo
dục mang tính hàn lâm, kinh viện, xa rời thực tiễn sang một nền giáo dục chú
trọng việc hình thành năng lực hành động, phát huy tính chủ động, sáng tạo
của người học. Định hướng quan trọng trong đổi mới phương pháp dạy học

là phát huy tính tích cực, tự lực và sáng tạo, phát triển năng lực hành động,
năng lực cộng tác làm việc của người học. Đó cũng là những xu hướng
quốc tế trong cải cách phương pháp dạy học ở nhà trường phổ thông.
Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn
diện giáo dục và đào tạo nêu rõ: Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy
và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tch cực, chủ động, sáng tạo và
vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt
một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến
khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ
1


năng, phát triển năng lực. Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình
thức học tập

2


đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học. Đẩy
mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học.
Để thực hiện tốt mục tiêu về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo
theo Nghị quyết số 29-NQ/TW, cần có nhận thức đúng về bản chất của đổi
mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực người học
và một số biện pháp đổi mới phương pháp dạy học theo hướng này.
Mục têu cụ thể với cấp THPT là tập trung phát triển trí tuệ, thể chất,
hình thành phẩm chất và năng lực công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng
khiếu, định hướng nghề nghiệp cho học sinh. Nâng cao chất lượng giáo dục
toàn diện, chú trọng giáo dục lý tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống,
ngoại ngữ, tin học, năng lực và kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức
vào thực tễn. Phát huy khả năng sáng tạo, tự học, khuyến khích học

tập suốt đời. Trong chương trình giáo dục môn Vật lí là một môn học chiếm
vị trí quan trọng. Giáo dục môn Vật lí giúp học sinh hình thành và phát triển
năng lực tư duy, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực sử dụng
công cụ, phương tiện để mô tả và nghiên cứu thế giới hiện thực để ứng dụng
trong học tập và trong đời sống.
Trong những năm qua công tác quản lý dạy học nói chung và quản lý
dạy học môn Vật lí nói riêng ở các trường THPT tỉnh Bắc Kạn chưa có
được những kết quả và thành tch như mong muốn; không có học sinh
tham gia thi học sinh giỏi cấp tỉnh môn Vật lí, không có học sinh tham
gia thi Vật lí qua mạng, kết quả thi đại học, thi tốt nghiệp THPT và chất
lượng dạy học môn Vật lí rất thấp. Vì vậy dạy học môn Vật lí theo định
hướng phát triển năng lực sẽ góp phần phát hiện, bồi dưỡng tài năng
cho học sinh; Giúp học sinh bước đầu tham gia nghiên cứu khoa học; Tiếp
cận các môn khoa học khác tốt hơn…đáp ứng nhiệm vụ đặt ra. Khi
chuyển từ quản lý dạy học môn Vật lí theo tiếp cận nội dung sang quản lý
3


dạy học môn Vật lí theo tiếp cận năng lực thì công tác quản lý bộc lộ
những hạn chế đòi hỏi

4


cán bộ quản lý cần tìm ra những biện pháp tốt hơn để khắc phục hạn
chế, nâng cao chất lượng dạy học…
Hiện nay chưa có nhiều công trình khoa học nghiên cứu về quản lý dạy
học môn Vật lí theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường
THPT. Đặc biệt tại các trường THPT tỉnh Bắc Kạn chưa có công trình nghiên
cứu về dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh.

Với những lí do trên tác giả chọn đề tài “Quản lý dạy học môn Vật lí
theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường THPT tỉnh Bắc
Kạn” làm luận văn thạc sĩ.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn quản lý dạy học môn Vật lí
theo định hướng phát triển năng lực học sinh các trường THPT tỉnh Bắc Kạn,
luận văn đề xuất các biện pháp quản lý dạy học môn Vật lí, đáp ứng yêu cầu
đổi mới giáo dục hiện nay.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu: Hoạt động dạy học môn Vật lí ở trường THPT.
3.2. Đối tượng nghiên cứu: Biện pháp quản lý dạy học môn Vật lí theo định
hướng phát triển năng lực học sinh các trường THPT tỉnh Bắc Kạn.
4. Giả thuyết khoa học
Dạy học và quản lý dạy học môn Vật lí các trường THPT tỉnh Bắc Kạn
trong giai đoạn vừa qua chưa đạt được những kết quả mong muốn. Vì vậy so
với yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay có những vấn đề đặt ra cần phải nhiên
cứu, giải quyết. Nếu đề xuất được một số biện pháp quản lý dạy học môn
Vật lí theo định hướng phát triển năng lực học sinh trên cơ sở lý luận và
thực trạng quản lý dạy học môn Vật lí được phân tích đánh giá khách quan,
tập trung khắc phục những điểm yếu thì các biện pháp sẽ có tnh khả thi,
góp phần nâng cao chất lượng dạy học, giáo dục của nhà trường.
5


5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Hệ thống hóa cơ sở lý luận của quản lý dạy học theo định hướng
phát triển năng lực học sinh ở trường THPT.
5.2. Khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng dạy học và quản lý dạy học
môn Vật lí theo định hướng phát triển năng lực học sinh các trường THPT
tỉnh Bắc Kạn.

5.3. Đề xuất và khảo nghiệm biện pháp quản lý dạy học môn Vật lí theo định
hướng phát triển năng lực học sinh các trường THPT tỉnh Bắc Kạn.
6. Phạm vi nghiên cứu
6.1. Nội dung: Nghiên cứu biện pháp quản lý dạy học môn Vật lí của Hiệu
trưởng theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường THPT tỉnh
Bắc Kạn.
6.2. Khách thể điều tra: Cán bộ quản lý, giáo viên giảng dạy môn Vật lí,
nhân viên và học sinh ở các trường THPT tỉnh Bắc Kạn.
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Phương pháp quan
sát
Quan sát hoạt động và cách xử lý tình huống của cán bộ quản lý, giáo
viên môn Vật lí các trường THPT tỉnh Bắc Kạn để bổ sung và kiểm chứng
cho thực trạng nghiên cứu được bằng các phương pháp nghiên cứu khác.
7.2. Phương pháp chuyên
gia
Xin ý kiến chuyên gia về các biện pháp quản lý và tính cần thiết, tính
khả thi của các biện pháp quản lý dạy học môn Vật lí theo định hướng phát
triển năng lực học sinh các trường THPT tỉnh Bắc Kạn.
7.3. Phương pháp điều tra bằng phiếu
hỏi
Sử dụng phiếu hỏi nhằm trưng cầu ý kiến của một số đối tượng là các
6


cán bộ quản lý, giáo viên về công tác quản lý dạy học môn Vật lí theo định
hướng phát triển năng lực học sinh các trường THPT tỉnh Bắc Kạn.

7



7.4. Phương pháp phỏng vấn
Phỏng vấn một số đối tượng là các cán bộ quản lý, giáo viên về dạy học
môn Vật lí theo định hướng phát triển năng lực học sinh và quản lý dạy học
môn Vật lí theo định hướng phát triển năng lực học sinh các trường THPT
tỉnh Bắc Kạn.
7.5. Phương pháp thống kê toán học
Sử dụng phương pháp thống kê toán học để xử lý và phân tch số liệu
thu được từ quá trình điều tra thực trạng và khảo nghiệm các biện pháp.
8. Cấu trúc luận văn
Luận văn gồm Mở đầu, Kết luận - khuyến nghị, Danh mục tài liêu tham
khảo, Phụ lục và 3 chương:
Chương 1. Cơ sở lý luận về quản lý dạy học môn Vật lí theo định
hướng phát triển năng lực học sinh các trường THPT
Chương 2. Thực trạng quản lý dạy học môn Vật lí theo định hướng
phát triển năng lực học sinh ở các trường THPT tỉnh Bắc Kạn.
Chương 3. Biện pháp quản lý dạy học môn Vật lí theo định hướng phát
triển năng lực học sinh ở các trường THPT tỉnh Bắc Kạn.

8


×