Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Giáo án Hóa học 11 bài 41: Phenol

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (109.36 KB, 5 trang )

GIÁO ÁN HÓA HỌC 11

PHENOL
A. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
1. Kiến thức:
- Học sinh hiểu định nghĩa, phân loại, ảnh hưởng qua lại giữa các nhóm nguyên tử trong phân tử, tính chất hóa
học, điều chế phenol
- Học sinh biết tính chất vật lý và ứng dụng của phenol
2. Kĩ năng:
- Rèn luyện kỹ năng phân biệt phenol và ancol thơm
- Vận dụng kiến thức để giải bài tập
B. CHUẨN BỊ
- Mô hình lắp ghép minh học phenol, ancol thơm
- Thí nghiệm phenol tác dụng dung dịch NaOH
- Thí nghiệm phenol tác dụng với dung dịch Brom
C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1- Kiểm tra bài cũ
Viết phương trình phản ứng theo sơ đồ sau:


GIÁO ÁN HÓA HỌC 11

C 2H 6

tinh boä
t

C6H12O6

C2H5Cl


C2H5OH

CH3CHO

CH2=CH2

2- Giảng bài mới
Hoạt động của Thầy và Trò

Nội dung bài học

HĐ 1

I- ĐỊNH NGHĨA- PHÂN LOẠI-TÍNH CHẤT VẬT LÝ

GV viết công thức phenol và ancol
benzylic cho học sinh nhận xét từ đó
đưa ra định nghĩa

1- Định nghĩa
* Phenol là loại hợp chất mà phân tử có nhóm hidroxyl (–OH) liên kết trực tiếp với
vòng benzen
* Phenol cũng là tên riêng của hợp chất có công thức C6H5OH

HĐ 2
Làm bài tập 1 trang 195 SGK

* Ancol thơm là những ancol có nhóm hidroxyl liên kết vào mạch nhánh của vòng thơm
OH


OH

CH2OH
CH3

HĐ 3
HS phân biệt monophenol và poliphenol

phenol

o-crezol

ancol benzylic

2- Phân loại
HĐ 4

* monophenol : phenol có 1 nhóm –OH

Chiếu bảng về nhiệt độ nóng chảy, nhiệt
độ sôi, độ tan của phenol, o-crezol, m-

* poliphenol : phenol có nhiều nhóm –OH


GIÁO ÁN HÓA HỌC 11

crezol, p-crezol và hidroquinon
HS nhận xét
HS vẽ liên kết hidro liên phân tử của

phenol

3- Tính chất vật lý
- Chất rắn không màu, tan ít trong nước lạnh, tan vô hạn ở 66 oC, tan tốt trong etanol, ete
và axeton
- Thường bị chảy rữa và thẫm màu do hút ẩm và bị oxi hóa bởi oxi không khí
- Phenol độc, tiêp xúc với da gây bỏng
- Phenol cũng có liên kết hidro liên phân tử

HĐ 5

II- TÍNH CHẤT HÓA HỌC

GV trình bày phần ảnh hưởng qua lại
giữa các nhóm nguyên tử trong phân
tử

1- Tính axit

HS theo gợi ý sẽ hình dung phenol có
những tính chất hóa học nào
HS viết phương trình phản ứng
HĐ 6
GV làm thí nghiệm

Phenol có tính axit yếu không làm đổi màu quỳ tím
C6H5OH + NaOH  C6H5ONa + H2O
(natri phenolat)
C6H5ONa + H2O + CO2  C6H5OH + NaHCO3
2- Phản ứng thế ở vòng thơm

Phenol tác dụng với dung dịch brom, dung dịch brom mất màu, tạo kết tủa màu trắng

HS quan sát hiện tượng phenol tan trongOH
OH
 Dùng để nhận biếtBr
phenol
dung dịch NaOH nhưng không tan
+ 3 Br2
trong nước  phenol có tính axit

Br
+

3 HBr

Br
(2,4,6-tribromphenol)

HĐ 7
3-

Aûnh hưởng qua lại giữa các nhóm nguyên tử trong phân tử phenol


GIÁO ÁN HÓA HỌC 11

GV làm thí nghiệm

Cặp electron của oxi liên hợp với các electron  của vòng benzen làm cho :


HS viết phương trình phản ứng




HĐ 8

III- ĐIỀU CHẾ VÀ ỨNG DỤNG

GV thuyết trình sơ đồ

1- Điều chế

Liên kết O-H phân cực hơn, H linh động hơn
Mật độ electron ở vòng benzen tăng lên nhất là ở vị trí o- và p- làm phản ứng thế
dễ dàng hơn
Liên kết C-O bền vững hơn so với ancol nên nhóm –OH không bị thế bởi gốc axit như
ancol

* Tách từ nhựa than đá
* Sản xuất từ benzen theo sơ đồ sau:


O ( kk )
CH CHCH ( H )
C6H6 ������
� C6H5CH(CH3)2 ���� C6H5C(CH3)2OOH
2

3


H 2 SO4
���
� C6H5OH

(phenol)

2

+ CH3COCH3
(axeton)

2- Ứng dụng
HĐ 9

* Sản xuất poli(phenolfomandehit) dùng làm chất dẻo, chất kết dính

HS trình bày ứng dụng

* Điều chế dược phẩm, phẩm nhuộm, thuốc nổ (2,4,6-trinitrophenol), chất kích thích
sinh trưởng thực vật, chất diệt cỏ (axit 2,4-diclophenoxiaxetic) chất diệt nấm mốc
(nitrophenol), chất trừ sâu bọ …

4- Củng cố


GIÁO ÁN HÓA HỌC 11

Làm bài tập 4 trang 195 (SGK)
5- Bài tập về nhà

Làm bài tập 3, 5 và 6 trang 195 (SGK)
Soạn bài Luyện tập



×