Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ ĐẠO ĐỨC VÀ ĐẠO ĐỨC HỌC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (103.44 KB, 17 trang )

CHƯƠNG I
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ ĐẠO ĐỨC VÀ ĐẠO ĐỨC HỌC
(4 tiết)
Ngày soạn: 1/8/2016
Ngày giảng:
A. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Người học hiểu được:
- Khái niệm, chức năng của đạo đức;
- Những phẩm chất đạo đức cơ bản của con người Việt Nam; đối tượng
nghiên cứu của đạo đức học; một số phạm trù cơ bản của đạo đức.
2. Kỹ năng
Có kỹ năng học tập, tìm hiểu những vấn đề đạo đức trong cuộc sống, phân
biệt được các hành vi đạo đức đúng, sai; thuyết phục người khác như bạn bè,
người thân hiểu và thực hiện theo những chuẩn mực đạo đức tiến bộ.
3. Thái độ
Xác định được trách nhiệm trong việc rèn luyện phẩm chất đạo đức cá
nhân và giáo dục đạo đức cho học sinh; có ý chí, nghị lực vượt qua khó khăn để
học tập, chống lại thói hư, sự cám dỗ của đời sống hằng ngày.
B. CHUẨN BỊ
1. Giảng viên:
- Tài liệu chính:
{1} Nguyễn Hữu Hợp (2013), Giáo trình Đạo đức và phương pháp dạy
học môn Đạo đức ở Tiểu học, NXB Đại học sư phạm, Hà Nội.
- Tài liệu tham khảo:
{1} BGD&ĐT (2013), Sách học sinh môn ĐĐ từ lớp 1 đến lớp 5,
NXBGD.
{2} BGD&ĐT (2013), Sách giáo viên môn ĐĐ từ lớp 1 đến lớp 5,
NXBGD.

1




{3} BGD&ĐT (2013), Sổ theo dõi kết quả kiểm tra, đánh giá học sinh từ
lớp 1 đến lớp 5, NXBGD
{4} BGD&ĐT, Thông tư số 30/2014/TT- BGDĐT ngày 28/8/2014, Thông
tư ban hành Quy định đánh giá học sinh Tiểu học.
2. Sinh viên: Giáo trình Đạo đức và phương pháp dạy học môn Đạo đức;
C. NỘI DUNG BÀI
I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ ĐẠO ĐỨC
1. Khái niệm, chức năng của đạo đức.
a. Khái niệm đạo đức: Đạo đức là một bộ phận quan trọng trong các hình thài ý
thức XH. Theo quan niệm mácxít, đạo đức là hệ thống các quy tắc, CMHV của
con người và đánh giá cách ứng xử trong quan hệ của người này với người khác,
việc thực hiện nghĩa vụ của con người đối với XH.
Nói cách khác, đạo đức là tồn tại XH được ý thức những giá trị khách
quan về đời sống đạo đức của con người, trải qua các thời đại lịch sử và cuộc
sống hiện thực, và được phản ánh thành ý thức đạo đức.
Hay: Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội đặc biệt, bao gồm một hệ
thống những quan điểm, quan niệm, những quy tắc, nguyên tắc, chuẩn mực xã
hội. Nó ra đời, tồn tại và biến đổi từ nhu cầu của xã hội. Nhờ đó con người tự
giác điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với lợi ích, hạnh phúc của con
người và sự tiến bộ của xã hội trong mối quan hệ giữa con người với con người,
giữa cá nhân và xã hội.
Khái niệm trên có 3 điểm cần chú ý:
- Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội bị chi phối bởi điều kiện kinh tế xã hội và lịch sử.
- Đặc trưng của đạo đức là ý thức, năng lực và hành vi tự nguyện tự giác
của con người.
- Tiêu chuẩn giá trị của đạo đức phải phù hợp với mối tương quan lợi ích
chung của xã hội và lợi ích riêng của từng người.
b. Chức năng của Đạo đức.

* Chức năng giáo dục
2


Con người muốn hành động theo lẽ phải, làm điều thiện, tránh điều ác thì
phải hiểu biết (được tác động của giáo dục) về các quy tắc chuẩn mực đạo đức.
Các quy tắc, chuẩn mực đó giúp con người có cơ sở để lựa chọn, tự đánh giá, tự
điều chỉnh hành vi của mình, thực hiện đúng chuẩn mực đạo đức. Những tấm
gương thực hiện đúng các chuẩn mực đạo đức được XH đồng tình, ủng hộ và có
tác dụng giáo dục rất lớn với XH. Vì vậy, cổ nhân có câu "Tiên học lễ, hậu học
văn".
* Chức năng điều chỉnh hành vi
Trên cơ sở các quy tắc, chuẩn mực đạo đức và sự tác động của dư luận
XH, chủ thể đạo đức tự điều chỉnh hành vi của mình phù hợp. Thiếu sự điều
chỉnh đó, con người có thể phạm sai lầm, bị dư luận XH lên án. Yếu tố giúp con
người tự điều chỉnh là sức mạnh của lương tâm. Con người khi không còn sự
điều chỉnh của lương tâm sẽ trở thành ác thú hơn mọi ác thú.
* Chức năng kiểm tra, đánh giá
Chủ thể đạo đức căn cứ vào quy tắc, chuẩn mực đạo đức, đối chiếu việc
thực hiện của bản thân với các quy tắc, chuẩn mực đó, tự đánh giá mức độ thực
hiện của mình, qua đó tự điều chỉnh hành vi. Chuẩn mực đạo đức giúp mỗi
người căn cứ vào đó để nhận xét, đánh giá hành vi của người khác. Từ đó biết cổ
vũ, tôn vinh những hành vi hợp đạo đức, lên án loại trừ những hành vi trái đạo
đức.
2. Những phẩm chất đạo đức cơ bản của con người Việt Nam
2.1. Lòng yêu nước: ( Khái niệm; nguồn gốc; nội dung; ý nghĩa và vận
dụng, liên hệ)
Lòng yêu nước là tình cảm tự nhiên mang tính xã hội của con người với
tổ chức mình. Mỗi con người sinh ra đều có cội nguồn, quê hương, đất nước,
dân tộc và mọi người đều có quyền yêu cội nguồn, quê hương dân tộc ấy. Đây là

một thuộc tính tự nhiên có ý nghĩa phổ biến.
Gắn bó với nơi chôn rau cắt rốn của mình, nơi ghi đậm những kỷ niệm vui
buồn của tuổi ấu thơ là một nét tình cảm và tâm lý phổ biến mà ai cũng có. Đo
đó, dù chốn quê hương là đồng khô cỏ cháy, nắng trải mưa dầm, nó vẫn có sức
3


gợi nhớ sức lay động những gì ẩn kín tận đáy tâm hồn của chúng ta. Ai cũng tìm
thấy nét tự hào về quê hương mình, song niềm tự hào chính đáng nhất, cao cả
nhất có sức cổ vũ mạnh mẽ nhất là tự hào về truyền thống dân tộc. Chính lòng tự
hào đó đem lại cho tình yêu Tổ Quốc một nội dung phong phú sâu sắc ở mỗi con
người.
Một khi lòng yêu nước phát triển thành một triết lý nhân sinh, triết lý xã
hội, một lối sống một trình độ nhận thức sâu sắc và có hệ thống chi phối một
cách có ý thức mọi hành vi và ứng xử của con người thì trở thành chủ nghĩa yêu
nước.
Chủ nghĩa yêu nước là tình yêu đối với đất nước, lòng trung thành với Tổ
Quốc và khát vọng phục vụ những lợi ích của Tổ Quốc và nhân dân. Chủ nghĩa
yêu nước “là một trong những tình cảm sâu sắc nhất, đã được cũng cố qua hàng
trăm năm hàng nghìn năm tồn tại của Tổ Quốc biệt lập” – Như Lênin từng nhận
định.
Chủ nghĩa yêu nước có quá trình phát triển có tính lịch sử lâu dài và trong
xã hội có giai cấp nó mang tính giai cấp. Yêu nước theo quan niệm của giai cấp
phong kiến là trung quân tức là trung với vua. Theo quan niệm của giai cấp tư
sản là yêu chế độ tư sản. Chủ nghĩa yêu nước tư sản chứa đựng trong lòng nó
tính bản vị dân tộc và tham vọng thống trị các dân tộc khác, phục vụ cho lợi ích
của giai cấp tư sản. Cái gọi là lợi ích dân tộc mà giai cấp tư sản vẫn thường
tuyên truyền thực chất chỉ là lợi ích riêng, ích kỷ của bản thân giai cấp tư sản.
Yêu nước trên lập trường giai cấp công nhân khác hẳn về chất với quan niệm
của giai cấp bóc lột.

Nội dung của nó được thể hiện như sau:
- Yêu nước là yêu chủ nghĩa xã hội, yêu nhân dân lao động. Tổ Quốc xã
hội chủ nghĩa là tổ quốc của nhân dân, chứ không phải là tài sản của riêng cá
nhân nào. Lý tưởng xã hội chủ nghĩa và lý tưởng của dân tộc là thống nhất. Yêu
nước xã hội chủ nghĩa đó là lòng tự hào của dân tộc, lòng tự hào về sức sáng tạo
trong lao động sản xuất, lòng tự hào về những anh hùng bất khuất bảo vệ lợi ích
của tổ quốc, của nhân dân, xả thân vì sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa, vì
4


độc lập tự do của Tổ Quốc. Vì vậy, chủ nghĩa yêu nước của giai cấp công nhân
luôn gắn liền với lợi ích của nhân dân lao động, gắn liền với mục đích giải
phóng nhân dân lao động khỏi mọi áp bức bóc lột, nâng cao phát triển đời sống
vật chất, văn hóa tinh thần, làm cho người lao động làm chủ đất nước mình.
- Yêu nước trên lập trường chủ nghĩa quốc tế của giai cấp công nhân.
2.2. Lòng nhân ái:
- Con người biết yêu thương quan tâm sẻ chia với mọi người là con người
có lòng nhân ái Steve Godier đã khẳng định: “Lòng nhân ái là biểu hiện cao đẹp
nhất của con người”.
- Nhân ái là cái gốc của đạo đức con người, là nền tảng của luân lí xã hội.
Không có tình thương con người chỉ là một con vật. Nhà văn Nam Cao trong tác
phẩm “Đời thừa” đã khẳng định: “Tình thương là lẽ sống, là tiêu chuẩn làm
người lớn nhất. Một con người có lòng nhân ái là phải biết yêu thương, quan
tâm, chăm sóc những người thân yêu nhất của mình”.
- Đó là cha mẹ người cho ta cuộc sống, cho ta được biết thở bầu không
khí trong lành, cho ta dòng sữa ngọt ngào với tình thương không bao giờ vơi
cạn. Đó là ông bà là anh em ruột thịt, là bạn bè, bà con lối xóm,…..Biết yêu
thương mình, yêu thương những người thân yêu, yêu đồng bào chung một bọc,
yêu thương đồng loại đó chính là biểu hiện của tấm lòng nhân ái.
- Tinh yêu thương ấy không chỉ biểu hiện ở tấm lòng, lời nói mà còn

những hành động cụ thể: Một tấm áo gửi đồng bào miền Trung lũ lụt, một hành
động giúp đỡ người khác trong cơn hoạn nạn, một mùa hè xanh tình nguyện,
một giọt máu cứu giúp người đang lâm trọng bệnh, một cái nắm tay, một ánh
mắt đồng cảm sẻ chia,….Đó là những nghĩa cử bình thường mà cao đẹp của
những tấm lòng nhân ái. Biểu hiện cao nhất của tấm lòng nhân ái chính là đức hi
sinh. Những người chiến sĩ như Nguyễn Văn Thạc, Đặng Thùy Trâm sẵn sàng
cống hiến tuổi xuân cho đất nước, bảo vệ cuộc sống bình yên, hạnh phúc cho
mọi người. Những bà mẹ Việt Nam tảo tần lặng lẽ hi sinh cuộc đời vì chồng con,
vì đất nước. Người sinh viên lao mình xuống dòng nước lũ cứu những em nhỏ,

5


…Họ đã quên cả bản thân mình vì người khác. Họ là những con người dũng
cảm, những trái tim yêu thương.
- Lòng nhân ái đã trở thành nét đẹp truyền thống Việt Nam. Tinh thần
“thương người như thể thương thân”, “lá lành đùm lá rách” là đạo lí ngàn đời
của dân tộc. Nhũng cái Tết của người nghèo, những mái ấm tình thương, nối
vòng tay lớn, chung một trái tim, đã làm ấm lòng những người con đất Việt.
Những ngôi nhà được cất lên, những mái trường được dựng lại, bình yên trở về
sau nhũng bão giông nở nụ cười trên môi những đứa trẻ tật nguyền bất hạnh,
những con người lầm lạc tìm thấy niềm tin ở sự khoan dung của cộng đồng….
- Lòng nhân ái không phải là những gì cao đạo, xa vời, càng không phải
lòng thương hại, sự bố thí. Lòng nhân ái có thể là một tình yêu, một lòng tốt
bình thường nhưng có sức mạnh lớn lao có thể làm biến cải con người.
- Ngạn ngữ Nga đã từng nói như vậy bởi “Nơi lạnh giá nhất không phải là
Bắc Cực mà là nơi không có tình yêu”. Nếu không có tình yêu thương, cuộc
sống sẽ trở thành địa ngục.
2.3. Yêu lao động
- Lao động “là lực lượng bản chất của con người” quá trình con người tác

động vào giới tự nhiên để cải biến tự nhiên, xã hội và chính mình phù hợp với
nhu cầu lợi ích bản thân mình vì sự phát triển và tiến bộ của xã hội.
- Có nhiều chuẩn mực về phẩm giá của con người như: lương tâm, động
cơ, hành vi,…thái độ đối với lao động. Nhưng thái độ đối với lao động là thước
đo quan trọng nhất, bởi vì căn cứ vào đó mà ta đánh giá lao động nghiêm túc,
trung thực có trách nhiệm, hay dối trá, qua quít, tiết kiệm hay hoang phí.
- Yêu lao động trước hết thể hiện ở thái độ lao động đúng đắn, biểu hiện
cụ thể ở những nội dung sau:
+ Lao động cần cù, khoa học sáng tạo, lao động năng suất, chất lượng
hiệu quả.
+ Chăm lo thực hành tiết kiệm, chống tham ô lãng phí.
+ Coi trọng lao động trí óc và lao động chân tay.
+ Yêu quý lao động của mình, lao động của người khác.
6


- Yêu lao động gắn liền với quý trọng sản phẩm lao động.
- Yêu lao động cũng là yêu con người lao động - kính trọng, biết ơn người
lao động.
- Yêu lao động tạo ra động lực giúp con người luôn tìm kiếm phương án
tối ưu: lao động có lỷ luật, có kỹ thuật, sáng tạo nhằm nâng cao năng suất và
hiệu quả lao động.
2.4. Tinh thần tập thể, tính cộng đồng
- Tập thể là một cộng đồng người được tổ chức trên cơ sở phân công và
hợp tác với nhau, cùng hoạt động nhằm mục đích chung, qua đó đem lại lợi ích
cho cộng đồng, cho từng thành viên trong cộng đồng trong xã hội. Tập thể chân
chính có một số đặc trưng sau:
+ Mục đích đúng đắn, nghĩa là lợi ích tập thể thống nhất với lợi ích xã
hội.
+ Phải có tổ chức nhất định và bộ máy phải thực sự hoạt động. Nếu bộ

máy tê liệt, các thành viên không hoạt động (hoặc mạnh ai nấy làm) thì thực chất
không còn tập thể nữa.
+ Các lợi ích của tập thể, cá nhân, xã hội phải được tôn trọng và phải
được xử lý một cách hài hòa.
+ Chấp hành nội quy, quy định của tập thể của cộng đồng.
- Tính tập thể, tính cộng đồng của con người xuất hiện rất sớm trong lịch
sử do nhu cầu lao động tạo ra vật phẩm để duy trì sự tồn tại và phát triển của con
người. Chính lao động và nhờ lao động mà con người càng phát triển, hoạt động
của con người càng phong phú. Suy cho cùng mọi giá trị vật chất, tinh thần của
con người đều bắt nguồn từ hoạt động lao động. Tính tập thể, tính cộng đồng
của con người không chỉ biểu hiện ở những hoạt động cộng đồng có tính xã hội
trực tiếp mà ở ngay cả những hoạt động độc lập, có tính chất cá nhân. Tinh thần
tập thể nếu được thừa nhận là một giá trị cao đẹp, là một triết lý sống, một
nguyên tắc sống thì phát triển thành chủ nghĩa tập thể.
II. ĐẠO ĐỨC HỌC LÀ MỘT KHOA HỌC
1. Đối tượng nghiên cứu của đạo đức học
7


Đối tượng nghiên cứu của đạo đức học là toàn bộ nền đạo đức XH, trong
đó tạp trung ở 3 vấn đề lớn sau đây: Quan hệ đạo đức; Ý thức đạo đức; Hành vi
đạo đức.
- Quan hệ đạo đức: Là hệ thống những quan hệ xác định giữa con người
và con người, giữa cá nhân và XH về mặt đạo đức
- Ý thức đạo đức: Là ý thức về hệ thống những quy tắc, chuẩn mực, hành
vi phù hợp với những quan hệ đạo đức đã và đang tồn tại. Mặt khác, nó còn bao
trùm cả những cảm xúc, những tình cảm đạo đức của con người
Trong ý thức đạo đức còn bao hàm cả cảm xúc, tình cảm đạo đức của con
người như: sự thương yêu, lòng vị tha, CN nhân đạo, động cơ của HV... Ý thức
đạo đức là một tiêu chuẩn giá trị cao nhất làm nên bản chất đạo đức của con

người. Đồng thời ý thức đạo đức con soi sáng cho những HV đạo đức và thực
tiễn đạo đức của con người.
- Hành vi đạo đức (thực tiễn đạo đức): Là qúa trình hiện thực hóa ý thức
đạo đức trong đời sống, hay nói cách khác đó là hoạt động thực tiễn của con
người do ảnh hưởng của niềm tin đạo đức.
Thực tiễn đạo đức được biểu hiện ra như sự tượng trợ, giúp đỡ, cử chỉ
nghĩa hiệp, hành động nghĩa vụ. Nói ngắn gọn: Thực tiễn đạo đức là hệ thống
các hành vi đạo đức của con người được nảy sinh trên cơ sở ý thức và tình cảm
đạo đức.
2. Một số phạm trù cơ bản của đạo đức học
2. 1. Thiện, ác.
a. Một số quan niệm thiện - ác trong lịch sử
- Các xu hướng duy tâm tôn giáo, xem cái thiện chính là ý muốn của
thượng đế.
- Quan niệm của phương Tây:
+ Platon: thượng đế đem lại cho con người điều thiện nên con người phải
biết vâng mệnh thượng đế sống thiện và làm điều thiện.
+ Aristote: Lòng tốt của con người là thiện tâm thiện ý
- Quan niệm của phương Đông:
8


+ Khổng Tử: Khuyên con người sống phải trọng nhân nghĩa, phải yêu
thương con người - thế là sống thiện: "điều gì mình không muốn thì đừng làm
cho người khác"
+ Mạnh Tử: Bản tính con người là tính thiện, “nhân chi sơ tính bản thiện”.
+ Cáo Tử: Tính con người ta không thiện, không ác. Thiện hay ác được
hình thành khi con người sống trong XH, không có sẵn trong con người.
+ Đức Phật cho rằng "đời là bể khổ", nguyên nhân là do ái dục, vậy muốn
hết khổ, "từ bi, hỉ xả..." và hạnh phúc thì phải diệt dục.

- Các quan niệm thiệc, ác trên có sai lầm cho là phạm trù tiên thiên, nó
như là bản chất vốn có, thậm chí có người cho rằng con người ta sinh ra đã
mang theo mầm mống của cái ác. Họ không hiểu được bản chất xã hội và tính
lịch sử của phạm trù thiện ác.
b. Quan niệm của đạo đức học Mác -xít
- Khái niệm thiện: là một giá trị đạo đức nổi bật của con người, của cuộc
sống cộng đồng, là sự biểu hiện cái tốt đẹp, những lợi ích cao cả cảu con người
phù hợp với chuẩn mực đạo đức và tiêu chuẩn của sự tiến bộ XH.
- Khái niệm Ác: là sự đi ngược lại những giá trị nhân đạo cao quý trong
XH, là cái đáng ghê tởm, bị dư luận XH phê phán, đấu tranh để loại bỏ ra ngoài
đời sống XH văn minh.
- Do bắt nguồn từ đời sống hiện thực, hoàn cảnh lịch sử cụ thể, quan niệm
thiện ác mang tính lịch sử.
- Trong đời sống đạo đức và hoàn thiện đạo đức người ta phải đấu tranh
hướng thiện bởi ý nghĩa hiện thực của nó: cái thiện mạng giá trị đạo đức tốt đẹp.
Làm điều thiện mang lại điều tốt lành, hạnh phúc cho mình, người khác... Ngược
lại, phải đấu tranh loại trừ cái ác vì nó là cái đáng ghê tởm. Làm điều ác sẽ gây
hậu quả xấu cho mình, cho người khác...
- Đạo đức học Mác - Lênin quan niệm thiện là lợi ích của con người phù
hợp với sự tiến bộ XH. Sống thiện, lương thiện và vươn tới hạnh phúc là khát
vọng cao đẹp, là đặc trưng cơ bản của XH loài người. Nó phù hợp với sự tiến bộ

9


và trình độ văn minh XH. Xh càng văn minh đòi hỏi sự hướng thiện ở con
người.
- Nói đến cái thiện, trước hết phải đề cập đến sự giải phóng con người
khỏi áp bức bất công - nguồn gốc của những bất hạnh khổ đau...
- Cái thiện mang tính chất sáng tạo, đòi hỏi con người luôn phải vươn lên

cái cao cả, trong sáng tâm hồn, đúng mực trong hành động, làm điều chính
nghĩa, chống lại mọi thói hư tật xấu, nhỏ nhen ích kỷ.
- Quan niệm về cái thiện, cái ác đều mang tính lịch sử cụ thể... Cách nhìn
nhận, đánh giá cái thiện cái ác có thể thay đổi theo tùy theo thời đại, tùy thuộc
vào vị trí XH của con người và phụ thuộc vào tình hình kinh tế XH trong hoàn
lịch sử cụ thể. Điều quan trọng là khi xét đoán, nhận thức, đánh giá thiện ác cần
xem xét trong sự thống nhất giữa mục đích, động cơ, phương tiện, kết quả của
HV cụ thể...
(VD: Ngay trong cùng một hiện tượng, do lập trường chính trị đối lập
nhau, cách đánh giá thiện hay ác cũng khác nhau: Giết người khi đến đất nước
khác xâm lược là tội ác, nhưng tiêu diệt kẻ thù, bảo vệ đất nước lại là điều
thiện...)
- Quy luật của cuộc sống là con người luôn vươn tới cái cao thượng, tốt
đẹp, hướng thiện, đấu tranh loại trừ cái ác và cho sự chiến thắng của cái thiện
theo các giá trị "chân - thiện - mỹ".
2. 2. Hạnh phúc
a. Các quan niệm khác nhau về hạnh phúc
- Phương Tây:
+ Đê-mô-crit: hạnh phúc là sự yên tĩnh, sự thanh thản của tâm hồn. Mọi
dục vọng, ham muốn của con người là nguyên nhân của đau khổ và bất hạnh.
+ Aristote: hạnh phúc con người có được là do hoạt động lý trí và do quan
niệm của mỗi người.
+ Kantơ: Hạnh phúc của con người là do thiền định. Con người không thể
biết được HP của chính mình.
- Phương Đông:
10


Khổng Tử – Mạnh Tử: hạnh phúc là do mệnh trời “bắt phong trần phải
phong trần, cho thanh cao mới được phần thanh cao”.

- Tôn giáo : hạnh phúc không có ở cuộc sống trần thế mà chỉ có ở thế giới
bên kia, "sự đền bù hư ảo của thế giới bên kia" - HP có ở Thiên đường (Thiên
chúa giáo), ở cõi Niết bàn (Phật giáo)
- Quan niệm truyền thống dân gian Việt Nam: hạnh phúc gắn liền với tình
bạn, tình yêu lứa đôi, gia đình là sự thỏa mãn các nhu cầu vật chất và tinh thần.
Như vậy: Các quan điểm trên, hoặc là tuyệt dối hóa nội dung chủ quan
của HP, hoặc tầm thường hóa HP... Nghĩa là họ chưa chỉ ra được nguồn gốc
khách quan và đặc trưng của HP một cách khoa học.
b. Hạnh phúc theo quan điểm đạo đức học Mác- xít
* Nguồn gốc của HP: Là sự thỏa mãn các nhu cầu xã hội cao cả của con
người - nhu cầu đạo đức.
Đó là sự tự giác thực hiện trách nhiệm đạo đức đối với XH và với người
khác. Khi đó con người thấy thanh thản với lương tâm vì đã làm điều thiện, điều
tốt đẹp và nghĩa vụ đạo đức, mang lại lợi ích cho người khác, cho XH, trong đó
có lợi ích chính đáng của mình, nên cảm thấy vui sướng, yên tâm, đó là hạnh
phúc.
* Đặc trưng cơ bản của HP:
- Hạnh phúc là một vấn đề đạo đức phức tạp. Nó vừa mang nội dung
khách quan, vừa mang nội dung chủ quan.
+ Hạnh phúc mang nội dung khách quan ở chỗ: Nhu cầu xã hội luôn đặt
cho con người nghĩa vụ đạo đức. Khi con người thực hiện các nghĩa vụ đó một
cách tự nguyện tự giác sẽ cảm thấy thoải mái, yên ổn lương tâm và đó là hạnh
phúc.
+ Hạnh phúc mang nội dung chủ quan ở chỗ: Nhu cầu khách quan và
nghĩa vụ đạo đức của XH được mỗi cá nhân chủ thể hành vi đạo đức tự nhận
thức, lựa chọn, nỗ lực thực hiện bằng con đường riêng, phương tiện riêng trong
những điều kiện khác nhau và kết quả khác nhau...

11



Mỗi người tự định đoạt HP của mình trên cơ sở kết hợp hài hòa yếu tố chủ
quan và khách quan trong hoàn cảnh cụ thể. (Không thể nói rằng các bà mẹ VN
anh hùng vui sướng khi chồng con họ hi sinh, nhưng đó là niềm hạnh phúc và tự
hào của những tấm gương biết hi sinh tình riêng vì nghĩa nước.)
+ HP bắt nguồn và tồn tại trong cuộc sống hiện thực như những tâm trạng,
thái độ sống của con người. Nó là cái có thực, được con người tự cảm nhận, tự
phân tích và ý thức rõ chứ không phải là mục đích, lý tưởng trừu tượng, xa rời
thực tế...
+ HP với đúng nghĩa là sự đấu tranh tích cực của con người vì lợi ích XH,
nên nó chứa đựng sự mất mát hi sinh. HP không phải là cái có sẵn, con người
phải tự đấu tranh tạo ra HP cho chính mình nên không loaại trừ sự bất hạnh khổ
đau, quan trọng là phải vượt qua nó như thế nào...
- Tính tương đối của HP: Cội nguồn của HP là sự thỏa mãn các nhu cầu
XH cao - nhu cầu đạo đức trong hoàn cảnh cá nhân và và điều kiện lịch sử - XH
cụ thể. Do đó khi nhu cầu được thỏa mãn lại xuất hiện những nhu cầu khác cao
hơn, và HP ở thời diểm này chưa chắc đã phải là HP ở thời điểm khác. Nhu cầu
ở mỗi cá nhân khác nhau, điều kiện vươn tới HP khác nhau, HP của người này
chưa chắc đã là HP của người khác, quan niệm về HP của thời đại này khác với
thời đại khác...
- HP cao cả nhất của con người là sự cống hiến cho XH. Con người chỉ
thật sự HP khi HP cá nhân hài hòa với HP XH.
2. 3. Lương tâm
- Lương là tốt lành. Tâm là lòng.
a. Một số quan niệm về phạm trù lương tâm trong lịch sử
- Platon: lương tâm là sự mách bảo của thần linh thượng đế do đó nó tồn
tại vĩnh viễn.
- Kant: lương tâm là sự "thao thức của tinh thần", gắn với con người như
là bẩm sinh... Cảm giác lương tâm là tiên nghiệm (chúa Trời sinh ra)
- Heghen: lương tâm là sản phẩm của tinh thần, là ý thức được điều thiện

và lẽ công bằng.
12


- Các nhà duy vật thế kỷ XVII - XVIII phủ nhận lương tâm có nguồn gốc
từ Thượng đế. Họ đều có xu hướng gắn lương tâm với ý thức của con người về
lợi ích và thừa nhận vai trò của lương tâm.
VD: Lốckơ: lương tâm là khả năng khống chế những dục vọng của mình,
và tuân theo sự hướng dẫn tuyệt đối của lý trí. Ông rất coi trọng giáo dục lương
tâm “khoa học mà không có lương tâm chỉ là sự phá hoại tâm hồn”.
Như vậy: Nhìn chung, các nhà đạo đức học trước Mác đều khẳng định
lương tâm là một phạm trù của đạo đức học, là yếu tố cấu thành đạo đức nhưng
lý giải về lương tâm chưa khoa học (theo quan điểm DT hoặc DV máy móc)
b. Quan niệm về lương tâm của đạo đức học Mác- xít
- Khái niệm: Lương tâm là sự nhận thức nghĩa vụ đạo đức của chủ thể. Sự
hình thành lương tâm là một quá trình phát triển từ thấp đến cao trong quá trình
lao động sản xuất và hoạt động giao tiếp xã hội của cá nhân theo các mức độ:
+ Ý thức về cái cần phải làm vì sợ hãi sự trừng phạt.
+ Ý thức về cái cần phải làm vì sự xấu hổ trước người khác.
+ Ý thức về cái cần phải làm vì sự xấu hổ với bản thân.
- Đây là quá trình tự ý thức, từ ý thức đến bổn phận, trách nhiệm, bắt buộc
phải thực hiện nghĩa vụ, nếu không sẽ bị phạt, bị chê cười đến ý thức tự giác
thực hiện nghĩa vụ, nếu không tự ngượng với chính mình - tự xấu hổ. Xấu hổ
với bản thân, hổ thẹn với lương tâm là bước đầu của cảm giác lương tâm. Khi
xuất hiện trạng thái tình cảm này là khi lương tâm thức tỉnh hay trỗi dậy.
* Một số đặc trưng cơ bản của lương tâm.
- Lương tâm vừa có nguồn gốc chủ quan - sự tự ý thức về nghĩa vụ của
mình đối với XH, đối với người khác; vừa có nội dung khách quan - sự phản ánh
đời sống hiện thực vào ý thức con mgười trước ý thức bảo vệ. Do đó, người có
hành vi trái với lẽ đời, bị dư luận XH lên án sẽ cảm thấy xấu hổ, chẳng hạn như

ngược đãi cha mẹ sẽ bị XH phản đối.
- Lương tâm biểu hiện ở 2 trạng thái: khẳng định và phủ định.
+ Giá trị khẳng định được biểu hiện bằng sự thanh thản của lương tâm,
còn phủ định biểu hiện bằng sự cắn rứt lương tâm.
13


+ Sự thanh thản của lương tâm giúp nâng cao tính tích cực của con người,
làm cho con người tin tưởng vào bản thân mình, phấn chấn tự tin trước người
khác. Đó là người có lương tâm trong sạch (con người phải luôn rèn luyện bản
thân..)...
+ Sự cắn rứt lương tâm được biểu hiện qua các mức độ: lo lắng, áy náy,
xấu hổ với mọi người và bản thân, ân hận, dằn vặt, tự trách mình, day dứt đau
khổ... Đó là cảm giác của lương tâm không yên ổn, khi lương tâm bị hoen ố vì
đã làm điều ác...
+ Sự hổ thẹn có vai trò tích cực trong đời sống XH, nó như một "cái
phanh hãm", giúp con người tự điều chỉnh hành vi...
- Lương tâm xuất hiện trong toàn bộ quá trình của hành vi đạo đức, từ lúc
dự định đến lúc kết thúc hành vi. Nó xuất hiện cả trong lúc con người hành động
phù hợp với tiêu chuẩn đạo đức cũng như khi xa rời những tiêu chuẩn ấy.
2. 4. Nghĩa vụ đạo đức
a. Quan niệm khác nhau về nghĩa vụ đạo đức trước Mác
- Đê-mô-crít là người đầu tiên đưa phạm trù nghĩa vụ vào đạo đức. Ông
cho rằng ý thức nghĩa vụ là động cơ sâ kín bên trong của con người, là động lực
thúc đẩy con người hành động.
- Các tôn giáo: nghĩa vụ là ý thức trách nhiệm trước thượng đế. con người
có nghĩa vụ hy sinh quyền lợi trước thực tại để hưởng hạnh phúc ở thế giới bên
kia.
- Kant: nghĩa vụ là mệnh lệnh tuyệt đối, là chân lý tất yếu con người cần
phải làm dù muốn hay không, nghĩa vụ như một mệnh lệnh bắt buộc.

- Các nhà duy vật Pháp TK XVII – XVIII coi nghĩa vụ đạo đức như gắn
liền với lợi ích cá nhân, nó là tất yếu với mọi người và mọi người phải thực hiện.
- Một số khuynh hướng triết học tư sản hiện đại, nhất là chủ nghĩa hiện
sinh, xem ý thức nghĩa vụ đạo đức là hoàn toàn không có ý nghĩa, thậm chí đó là
những ràng buộc vô bổ với những hoạt động của con người. Từ đó họ cho rằng
sự thừa nhận những chuẩn mực nghĩa vụ đạo đức là có hại cho các cá nhân hiện

14


sinh. Những lý thuyết này biện hộ và cổ vũ cho những hành động bất chấp mọi
hệ chuẩn đạo đức xã hội và mở đường cho tội ác.
b. Quan niệm nghĩa vụ đạo đức của đạo đức học Mác- xít
- Nghĩa vụ là ý thức trách nhiệm của con người trước lợi ích chung của
toàn XH (cộng đồng, giai cấp, dân tộc) và người khác - đó là ý thức cần phải
làm và mong muốn làm vì lợi ích chung của XH.
- Như vậy việc thực hiện nghĩa vụ có nguồn gốc bên ngoài và nguồn gốc
bên trong.
+ Nguồn gốc bên ngoài: là sự tự ý thức về trách nhiệm mình phải thực
hiện những yêu cầu của XH, của người khác.
+ Nguồn gốc bên trong: là tình cảm trách nhiệm, cảm thấy cần được làm,
mong, mong muốn được làm, tự nguyện, tự giác thực hiện yêu cầu của XH của
người khác.
Việc thực hiện nghĩa vụ chỉ đạt kết quả tốt đẹp, mang lại lợi ích chung
cho XH, trong đó có lợi ích của mình trước pháp luật. Nghĩa vụ đạo đức đòi hỏi
phải chuyển từ ý thức nghĩa vụ thành tình cảm nghĩa vụ - phải tự giác, tự
nguyện thực hiện, phải trở thành niềm tin, thôi thúc bên trong, thành động lực
thúc đẩy hành vi thực hiện nghĩa vụ. .. Nó được điều chỉnh bằng chức năng phán
xét của lương tâm chứ không phải tòa án của luật pháp.
- Trong quá trình tự giáo dục và giáo dục đạo đức cho HS phải coi trọng

cả 2 mặt: hình thành tình cảm nghĩa vụ và ý thức nghĩa vụ.
- Đặc trưng của nghĩa vụ đạo đức:
+ Nó tồn tại trong con người như một "giác quan thứ 6" , đặc thù cho tính
người, do sự điều chỉnh của lương tâm, không cần ai phải thôi thúc, mách bảo
điều cần làm, mong muốn được làm. Đây là đặc trưng quan trọng nhất.
+ Ý thức nghĩa vụ đòi hỏi mỗi cá nhân cần ý thức về sự tất yếu phải đem
nhu cầu, lợi ích của mình kết hợp hài hòa với nhu cầu và lợi ích của người khác;
biết đặt nhu cầu, lợi ích của mình trong sự phục tùng nhu cầu, lợi ích của người
khác, của XH.

15


+ Sự phục tùng ý chí của XH phải đặt trong quan hệ với cái thiện, tự giác
và tự do.
+ Đó là sự phục tùng những nhu cầu và lợi ích phù hợp với chuẩn mực
đạo đức của XH, với giá trị nhân đạo, nhân văn, chứ không phải sự phục tùng
mù quáng những áp đặt tiêu cực, trái luân thường đạo lý.
+Tự nguyện, tự giác là là hiểu rõ việc mình làm vì lợi ích của người khác,
của XH, là thôi thúc của tình cảm...mong muốn làm và chấp nhận sự hi sinh lợi
ích cá nhân (nếu phải hi sinh)
+Tự do là nhận thức, hành động thực hiện trách nhiệm của mình như một
nhu cầu tất yếu, không bị ràng buộc bởi điều kiện nào, sức ép nào...Tự do xuất
phát từ tiếng gọi của lương tâm trong sáng, công bằng, lẽ phải. Do đó hành động
thực hiện nghĩa vụ là vô tư, không có mục đích vụ lợi...
+ Ý thức nghĩa vụ được thực hiện thông qua tình cảm nghĩa vụ (động cơ
bên trong) và được trực tiếp đánh giá thông qua giao tiếp, dư luận XH...
Tuy nhiên, trong thực tiễn đòi sống đạo đức, nhiều lúc chủ thể hành vi rơi
vào mâu thuẫn giữa động cơ bên trong và nhu cầu khách quan. Khi đó cần dùng
đến sức mạnh của ý chí để lựa chọn hành vi ứng xử theo thang bậc giá trị đạo

đức tiến bộ.
D. CÂU HỎI ÔN TẬP
1, Phân biệt chức năng điều chỉnh hành vi của đạo đức và chức năng
điều chỉnh hành vi của pháp luật.
2, Trình bày khái niệm, nội dung, ý nghĩa của cặp phạm trù thiện – ác theo
quan điểm Đạo đức học mác - xít. Đánh giá lại một vài hành vi đặc biệt trong
quan hệ của anh, chị đối với người khác?
3, Trình bày khái niệm, đặc trưng của nghĩa vụ đạo đức theo quan điểm
Đạo đức học mác – xít. Có người cho rằng thực hiện nghĩa vụ đạo đức là “ có đi
có lại mới toại lòng nhau”. Hãy cho biết quan niệm của anh (chị), giải thích vì
sao?

16


4, Trình bày nguồn gốc, đặc trưng, vai trò của lương tâm theo quan điểm
Đạo đức học mác - xít. Theo anh (chị) làm thế nào để giữ cho lương tâm luôn
được trong sáng?
5, Trình bày nguồn gốc, đặc trưng, vai trò của hạnh phúc theo quan điểm
Đạo đức học mác - xít. Hạnh phúc của anh (chị) có thể bao gồm sự thỏa mãn của
những nhu cầu nào?

17



×