Tải bản đầy đủ (.pdf) (69 trang)

Xây dựng nhà máy sản xuất cà chua cô đặc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.12 MB, 69 trang )

Lập dự án đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất cà chua cô đặc tại Quảng Nam

LỜI MỞ ĐẦU
Trong những năm gần đây, ngành công nghệ thực phẩm đang phát triển rất mạnh
với sự đa dạng và phong phú của nhiều loại sản phẩm. Sự phát triển không chỉ thể hiện
về mặt số lượng mà còn về chất lượng. Ngành công nghiệp thực phẩm đồ hộp phát
triển mạnh có ý nghĩa to lớn trong việc cải thiện đời sống của con người, giảm nhẹ
việc nấu nướng hàng ngày, giải quyết nhu cầu thực phẩm ở các vùng công nghiệp,
thành phố, địa phương thiếu thực phẩm, cho các đoàn du lịch, thám hiểm và cung cấp
cho quốc phòng. Góp phần điều hòa nguồn thực phẩm trong nước, tăng nguồn hàng
xuất khẩu, trao đổi hàng hóa với nước ngoài.
Cà chua cô đặc là một trong những sản phẩm chính của công nghiệp đồ hộp rau
quả, được coi là bán chế phẩm vì nó được dùng để chế biến các loại đồ hộp khác như
đồ hộp sốt: cá, thịt, rau các loại và dùng làm nguyên liệu nấu nướng. Cà chua cô đặc
được chế biến bằng cách cô đặc thịt cà chua sau khi đã nghiền nhỏ và loại bỏ hạt, vỏ.
Quả cà chua được chế biến thành nhiều dạng khác nhau và được dùng trong các bữa ăn
hàng ngày của người Việt Nam nhằm mục đích làm tăng thêm giá trị dinh dưỡng và tạo
nên vẻ đẹp bắt mắt trong việc trình bày các món ăn.
Hiểu được tầm quan trọng đó, nhóm đã chọn đề tài: “Lập dự án đầu tư xây dựng
nhà máy sản xuất cà chua cô đặc tại Khu công nghiệp Điện Nam - Điện Ngọc, thị xã
Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam”.
Trong quá trình thực hiện đồ án môn học, chúng em xin chân thành cảm ơn thầy
Phạm Anh Đức và cô Nguyễn Thị Thảo Nguyên đã cung cấp cho chúng em kiến thức
để làm cơ sở của dự án, đồng thời tận tình hướng dẫn và giải đáp các thắc mắc để
chúng em có thể thuận lợi hoàn thành đồ án một cách tốt nhất. Tuy nhiên, do thời gian
hạn hẹp và trình độ còn chưa vững nên khó tránh khỏi sai sót, mong quý thầy cô góp ý
kiến, sửa chữa và bổ sung để chúng em có thể hoàn thiện hơn.
Chúng em xin chân thành cảm ơn!

Nhóm D06


Trang i


Lập dự án đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất cà chua cô đặc tại Quảng Nam

DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH ẢNH
Bảng 2.1: Diện tích, năng suất, sản lượng cà chua của các châu lục năm 2016 ........... 10
Bảng 2.2: Diện tích, năng suất, sản lượng cà chua của Việt Nam ................................ 12
Bảng 2.3: Tỷ lệ tiêu thụ cà chua theo vùng ................................................................. 13
Bảng 2.4: Doanh số tiêu thụ đồ hộp qua các năm ........................................................ 14
Bảng 2.5: Dự báo sản lượng cà chua giai đoạn 2017 - 2024 ........................................ 15
Bảng 3.1: Danh mục các loại máy móc ....................................................................... 23
Bảng 3.2: Diện tích, năng suất, sản lượng cà chua tại một số khu vực năm 2017 ........ 25
Bảng 4.1: So sánh giữa các phương án ....................................................................... 29
Bảng 4.2: Bảng đánh giá các tiêu chí của dự án .......................................................... 30
Bảng 4.3: Diện tích các hạng mục công trình .............................................................. 32
Bảng 4.4: Diện tích các phòng ban khu vực hành chính .............................................. 34
Bảng 4.5: Đối tượng và quy mô bị ảnh hưởng trong giai đoạn giải phóng mặt bằng ... 36
Bảng 5.1: Cơ cấu lực lượng lao động .......................................................................... 41
Bảng 6.1: Tổng mức đầu tư ........................................................................................ 48
Bảng 7.1: Bảng đánh giá hiệu quả tài chính dự án ...................................................... 57
Hình 2.1: Sản lượng cà chua của các châu lục năm 2016 ............................................ 11
Hình 2.2: Sản lượng cà chua của Việt Nam ................................................................ 12
Hình 2.3: Dự báo sản lượng cà chua giai đoạn 2017 - 2024 ........................................ 15
Hình 2.4: Sản phẩm cà chua cô đặc ............................................................................ 17
Hình 2.5: Cơ cấu sản phẩm ......................................................................................... 17
Hình 2.6: Sơ đồ kênh phân phối.................................................................................. 18
Hình 3.1: Sơ đồ quy trình công nghệ .......................................................................... 21
Hình 4.1: Bản đồ thể hiện vị trí của dự án – KCN Điện Nam – Điện Ngọc ................. 26
Hình 4.2: Bản đồ thể hiện vị trí của dự án – KCN Phú Xuân ...................................... 27

Hình 4.3: Bản đồ thể hiện vị trí của dự án – KCN Thuận Yên .................................... 28
Hình 4.4: Vị trí khu đất sẽ xây dựng công ty............................................................... 31
Hình 4.5: Sơ đồ tổng mặt bằng ................................................................................... 35
Hình 5.1: Sơ đồ ban Quản lý dự án ............................................................................. 40
Hình 5.2: Sơ đồ tổ chức vận hành ............................................................................... 41
Hình 6.1: Cơ cấu tổng mức đầu tư có lãi vay có VAT................................................. 48
Hình 6.2: Cơ cấu nguồn vốn ....................................................................................... 49
Hình 6.3: Biểu đồ phân bổ nguồn vốn......................................................................... 50
Hình 6.4: Biểu đồ ngân lưu ròng theo quan điểm chủ đầu tư....................................... 51
Hình 6.5: Thời gian hoàn vốn theo quan điểm chủ sở hữu .......................................... 51
Hình 6.6: Ảnh hưởng của giá bán đến NPV và IRR .................................................... 53
Hình 6.7: Ảnh hưởng của sản lượng tới NPV và IRR ................................................. 54
Hình 6.8: Ảnh hưởng của giá nguyên vật liệu tới NPV và IRR ................................... 54
Nhóm D06

Trang ii


Lập dự án đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất cà chua cô đặc tại Quảng Nam

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
STT
1
2
3
4
5
6

Tên viết tắt

BVTV
KCN
GRDP
CN-TTCN
UBND
BNNPTNT

7

FAO

8

CAGR

9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23

24
25
26
27
28
29
30
31
32
33

TNBQ
VND
NVL
CĐT
CSH
P.A
TP
BXD
NHNN
TCVN

TT
BYT
IFPRI
ICARD
TNHH
BHXH
BHYT
BHTN

BHTNLĐ
TC - KT
PCCC
LĐTT
LĐGT
DT

Nhóm D06

Cụm từ đầy đủ
Bảo vệ thực vật
Khu công nghiệp
Tổng sản phẩm trên địa bàn (Gross Regional Product)
Công nghiệp – Tiểu thủ công nghiệp
Ủy ban nhân dân
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc
(Food and Agriculture Organization of the United Nations)
Tốc độ tăng trưởng hàng năm kép
(Compounded Annual Growth Rate)
Thu nhập bình quân
Việt Nam đồng
Nguyên vật liệu
Chủ đầu tư
Chủ sở hữu
Phương án
Thành phố
Bộ Xây dựng
Ngân hàng Nhà nước
Tiêu chuẩn Việt Nam

Quyết định
Thông tư
Bộ Y tế
Viện nghiên cứu Chính sách Thực phẩm Quốc tế
Viện Chính sách Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn
Trách nhiệm hữu hạn
Bảo hiểm xã hội
Bảo hiểm y tế
Bảo hiểm thất nghiệp
Bảo hiểm tai nạn lao động
Tài chính – Kỹ thuật
Phòng cháy chữa cháy
Lao động trực tiếp
Lao động gián tiếp
Doanh thu

Trang iii


Lập dự án đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất cà chua cô đặc tại Quảng Nam

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU .............................................................................................................. i
DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH ẢNH .................................................................... ii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT .................................................................................. iii
MỤC LỤC .... ............................................................................................................ iv
GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ DỰ ÁN .............................................. 1
GIỚI THIỆU DỰ ÁN ....................................................................................... 1
GIỚI THIỆU CHỦ ĐẦU TƯ ............................................................................ 1
Hồ sơ doanh nghiệp .................................................................................. 1

Lịch sử hình thành .................................................................................... 2
Ngành nghề hoạt động .............................................................................. 2
Phân tích SWOT của chủ đầu tư ............................................................... 2
CƠ SỞ PHÁP LÝ HÌNH THÀNH DỰ ÁN ....................................................... 3
MỤC TIÊU DỰ ÁN ......................................................................................... 6
SỰ CẦN THIẾT ĐẦU TƯ .................................................................... 7
CÁC ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, TÀI NGUYÊN VÀ KINH TẾ XÃ HỘI LIÊN
QUAN ĐẾN DỰ ÁN ............................................................................................... 7
Các điều kiện tự nhiên .............................................................................. 7
Các điều kiện kinh tế xã hội...................................................................... 8
CÁC QUY HOẠCH ĐỊNH HƯỚNG CHIẾN LƯỢC, CÁC CHÍNH SÁCH
KINH TẾ XÃ HỘI CÓ LIÊN QUAN ĐẾN DỰ ÁN ................................................ 8
PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG ............................................................................ 9
Giới thiệu chung về cà chua...................................................................... 9
Tình hình sản xuất, tiêu thụ cà chua trên thế giới và tại Việt Nam .......... 10
Tình hình tiêu thụ thực phẩm đồ hộp trên thế giới và tại Việt Nam ......... 13
Dự báo sản lượng cà chua giai đoạn 2017 - 2027 .................................... 14
Thị phần, các đối thủ cạnh tranh và sản phẩm thay thế ........................... 15
Khách hàng mục tiêu và phương án sản phẩm ........................................ 16
Kênh phân phối của sản phẩm ................................................................ 18
LỰA CHỌN CÔNG SUẤT VÀ NGHIÊN CỨU KỸ THUẬT ............. 19

Nhóm D06

Trang iv


Lập dự án đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất cà chua cô đặc tại Quảng Nam

CÁC HÌNH THỨC ĐẦU TƯ ......................................................................... 19

Đầu tư mới ............................................................................................. 19
Đầu tư theo mở rộng, cải tạo................................................................... 19
LỰA CHỌN HÌNH THỨC ĐẦU TƯ ............................................................. 19
Những căn cứ lựa chọn công suất ........................................................... 19
Lựa chọn công suất thích hợp ................................................................. 20
DÂY CHUYỀN CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT CÀ CHUA CÔ ĐẶC ................ 21
Sơ đồ tổng quát ...................................................................................... 21
Thuyết minh quy trình ............................................................................ 22
CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT ............................................................................ 23
LỰA CHỌN NGUYÊN VẬT LIỆU ĐẦU VÀO............................................. 24
Lựa chọn nguyên vật liệu ....................................................................... 24
Nguồn cung cấp nguyên vật liệu ............................................................. 25
QUY MÔ DỰ ÁN VÀ ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG
MÔI
TRƯỜNG ...... ........................................................................................................... 26
ĐỊA ĐIỂM XÂY DỰNG DỰ ÁN ................................................................... 26
Mục tiêu lựa chọn địa điểm .................................................................... 26
Giới thiệu địa điểm tiềm năng................................................................. 26
QUY MÔ DỰ ÁN .......................................................................................... 31
Lập phương án mặt bằng tổng thể ........................................................... 31
Mặt bằng tổng thể nhà máy..................................................................... 32
ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN ............................... 36
Các tác động đến môi trường .................................................................. 36
Giải pháp xử lý ....................................................................................... 38
TỔ CHỨC VÀ QUẢN Lý NHÂN SỰ ................................................. 40
LỰA CHỌN HÌNH THỨC QUẢN LÝ DỰ ÁN ............................................. 40
CƠ CẤU TỔ CHỨC VẬN HÀNH DỰ ÁN .................................................... 41
DỰ KIẾN NHÂN SỰ VÀ CHI PHÍ NHÂN SỰ VẬN HÀNH DỰ ÁN ........... 41
PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH CỦA DỰ ÁN ............................................. 43
TỔNG MỨC ĐẦU TƯ VÀ CÁC KHOẢN MỤC CHI PHÍ TRONG TỔNG

MỨC ĐẦU TƯ ..................................................................................................... 43
Nhóm D06

Trang v


Lập dự án đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất cà chua cô đặc tại Quảng Nam

Cơ sở lập tổng mức đầu tư ...................................................................... 43
Dự tính những khoản mục chi phí cấu thành tổng mức đầu tư ................ 43
Tổng mức đầu tư .................................................................................... 47
NGUỒN VỐN THỰC HIỆN DỰ ÁN ............................................................. 48
Nguồn vốn đáp ứng cho dự án ................................................................ 48
Nhu cầu vốn của dự án ........................................................................... 49
BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA DỰ ÁN ........................................................... 50
Chi phí sản xuất kinh doanh và doanh thu dự kiến .................................. 50
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.................................................... 52
PHÂN TÍCH CÁC CHỈ TIÊU TÀI CHÍNH CỦA DỰ ÁN ............................. 53
Suất chiết khấu của dự án ....................................................................... 53
Hiện giá thu hồi ròng NPV và suất sinh lợi nội tại IRR ........................... 52
PHÂN TÍCH RỦI RO CỦA DỰ ÁN .............................................................. 52
Phân tích độ nhạy 1 chiều ....................................................................... 52
HIỆU QUẢ KINH TẾ XÃ HỘI CỦA DỰ ÁN..................................... 55
GIÁ TRỊ GIA TĂNG THUẦN ....................................................................... 55
MỘT SỐ TÁC ĐỘNG CỦA DỰ ÁN ĐỐI VỚI XÃ HỘI ............................... 55
Giải quyết công ăn việc làm ................................................................... 55
Đóng góp vào ngân sách nhà nước ......................................................... 55
Hiệu quả về mặt môi trường ................................................................... 56
Các lợi ích khác ...................................................................................... 56
KẾT LUẬN ............................................................................................................... 57

TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 59
PHỤ LỤC...... .............................................................................................................. i

Nhóm D06

Trang vi


Lập dự án đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất cà chua cô đặc tại Quảng Nam

GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ DỰ ÁN
GIỚI THIỆU DỰ ÁN
- Tên dự án: Dự án đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất cà chua cô đặc.
- Hình thức đầu tư: Xây dựng mới.
- Hình thức quản lý dự án: Chủ đầu tư thuê Quản lý dự án.
- Địa điểm xây dựng: Khu công nghiệp Điện Nam - Điện Ngọc, thị xã Điện Bàn,
tỉnh Quảng Nam.
- Diện tích nhà máy : 13.000 m2.
- Tổng mức đầu tư : 224.066.347 nghìn đồng.
- Thời gian tính toán: 15 năm.
GIỚI THIỆU CHỦ ĐẦU TƯ
Hồ sơ doanh nghiệp

- Tên công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN RAU QUẢ THỰC PHẨM AN GIANG.
- Tên tiếng Anh: An Giang Fruit - Vegetables & Foodstuff JSC.
- Tên viết tắt: ANTESCO.
- Vốn điều lệ: 200.000.000 nghìn đồng.
- Địa chỉ: 69-71-73 Nguyễn Huệ, TP. Long Xuyên, An Giang, Việt Nam.
- Điện thoại: 84-763-841196/841460.
- Fax: 84-763-843009.

- Email:
- Websites: .
Nhóm D06

Trang 1


Lập dự án đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất cà chua cô đặc tại Quảng Nam

Lịch sử hình thành
- Năm 1975: Công ty Vật tư Nông Nghiệp An Giang, tiền thân công ty Dịch vụ
Kỹ thuật Nông nghiệp An Giang, hoạt động trong lĩnh vực cung ứng vật tư,
phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thiết bị phụ tùng máy móc nông nghiệp.
- Năm 1986: Công ty Dịch vụ Kỹ thuật Nông nghiệp An Giang được thành lập
trên cơ sở hợp nhất từ 3 đơn vị thuộc ngành nông nghiệp của tỉnh An Giang
gọi tắt là ANTESCO và tiếp tục hoạt động trong lĩnh vực cung ứng vật tư,
trang thiết bị phục vụ cho việc sản xuất nông nghiệp như máy móc nông
nghiệp, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật.
- Năm 1994: ANTESCO thành lập xí nghiệp chế biến nông sản, rau quả và thực
phẩm đầu tiên phục vụ cho việc xuất khẩu.
- Đến tháng 06/2011: Công ty Dịch vụ Kỹ thuật Nông nghiệp An Giang chính
thức chuyển đổi sang công ty Cổ phần Rau quả Thực phẩm An Giang.
Ngành nghề hoạt động
ANTESCO là một trong những công ty hàng đầu trong lĩnh vực sản xuất và xuất
khẩu các sản phẩm rau quả nhiệt đới đông lạnh và đóng hộp như: Bắp non, khóm, đậu
nành rau, đậu bắp, nấm rơm, ớt, khoai môn, xoài, đu đủ, thanh long, măng cụt, mít.
Phân tích SWOT của chủ đầu tư
ĐIỂM MẠNH (STRENGTHS)
ĐIỂM YẾU (WEAKNESSES)
- Là công ty lâu năm trong lĩnh vực công - Chủ yếu tập trung sản phẩm vào thị

nghiệp thực phẩm, năng lực sản xuất lớn. trường trong nước.
- Đội ngũ nhân viên có kinh nghiệm, - Hoạt động marketing của công ty chủ
trình độ chuyên môn, tay nghề cao.
yếu ở miền Nam.
- Nguồn tài chính ổn định.
- Kênh phân phối rộng khắp cả nước.
CƠ HỘI (OPPORTUNITIES)
- Nhu cầu sử dụng thực phẩm đóng hộp

THÁCH THỨC (THREADS)
- Các mặt hàng kém chất lượng xuất
1
ngày càng tăng cao.
hiện ngày càng nhiều trên thị trường
- Được hưởng nhiều ưu đãi, chính sách gây hoang mang cho người tiêu dùng.
Theo báo cáo của Datamoniter, thị trường thực phẩm đóng hộp ở VN luôn tăng trưởng ở mức hai con số, bình
quân khoảng 12,9%/năm, trong đó rau, củ, quả đóng hộp chiếm 23% tổng giá trị.
1

Nhóm D06

Trang 2


Lập dự án đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất cà chua cô đặc tại Quảng Nam

hỗ trợ của Nhà nước về đầu tư phát triển - Không chỉ cạnh tranh với các đối thủ
nông nghiệp sạch.

trong nước mà còn có những đối thủ

nước ngoài.

CƠ SỞ PHÁP LÝ HÌNH THÀNH DỰ ÁN
- Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 và các văn bản hướng dẫn bổ sung, thực hiện
của Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam, ban hành ngày 18/06/2014.
- Luật Đất đai số 45/2013/QH13 của Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam, ban
hành ngày 29/11/2013.
- Luật Đầu tư số 67/2014/QH13 của Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam, ban
hành ngày 26/11/2014.
- Luật Thuế giá trị gia tăng số 13/2008/QH12.
- Luật Bảo hiểm xã hội số 58/2014/QH13: quy định chế độ, chính sách bảo hiểm
xã hội; quyền và trách nhiệm của người lao động, người sử dụng lao động; cơ
quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến bảo hiểm xã hội, tổ chức đại diện tập
thể lao động, tổ chức đại diện người sử dụng lao động; cơ quan bảo hiểm xã
hội; quỹ bảo hiểm xã hội; thủ tục thực hiện bảo hiểm xã hội và quản lý nhà
nước về bảo hiểm xã hội, ban hành ngày 20/11/2014 và có hiệu lực thi hành từ
ngày 01/01/2016.
- Nghị định số 59/2015/NĐ-CP về quản lý đầu tư xây dựng, ban hành ngày
18/06/2015.
- Nghị định số 42/2017/NĐ-CP về sửa đổi, bổ sung một số điều nghị định
59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 về quản lý dự án đầu tư xây dựng,ban hành
ngày 05/04/2017.
- Nghị định số 32/2015/NĐ-CP về quản lý chi phí đầu tư xây dựng, ban hành
ngày 25/03/2015.
- Nghị định số 210/2013/NĐ-CP về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu
tư vào nông nghiệp, nông thôn, ban hành ngày 19/12/2013.
- Nghị định số 141/2017/NĐ-CP về quy định mức lương tối thiểu vùng đối với
người làm việc theo hợp đồng lao động, ban hành ngày 07/12/2017.

Nhóm D06


Trang 3


Lập dự án đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất cà chua cô đặc tại Quảng Nam

- Nghị định số 191/2013/NĐ-CP về quy định chi tiết về tài chính công đoàn, ban
hành ngày 21/11/2013.
- Nghị định số 44/2017/NĐ-CP về quy định mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc
vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, ban hành ngày
14/04/2017.
- Nghị định số 12/2015/NĐ-CP về quy định chi tiết thi hành luật sửa đổi, bổ
sung một số điều của các luật về thuế và sửa đổi, bổ sung một số điều của các
nghị định về thuế, ban hành ngày 12/02/2015.
- Thông tư số 03/2016/TT-BXD về quy định về phân cấp công trình xây dựng và
hướng dẫn áp dụng trong quản lý hoạt động đầu tư xây dựng, ban hành ngày
10/03/2016.
- Thông tư số 45/2013/TT-BTC về hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích
khấu hao tài sản cố định, ban hành ngày 25/04/2013.
- Thông tư số 147/2016/TT-BTC về sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư
số 45/2013/TT-BTC ngày 25/4/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ quản
lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định, ban hành ngày 13/10/2016.
- Thông tư số 09/2016/TT-BTC về quy định về quyết toán dự án hoàn thành
thuộc nguồn vốn nhà nước, ban hành ngày 18/01/2016.
- Thông tư số 209/2016/TT-BTC về quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý
và sử dụng phí thẩm định dự án đầu tư xây dựng, phí thẩm định thiết kế cơ sở,
ban hành ngày 10/11/2016.
- Thông tư số 210/2016/TT-BTC về quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý
và sử dụng phí thẩm định thiết kế kỹ thuật, phí thẩm định dự toán xây dựng,
ban hành ngày 10/11/2016.

- Thông tư số 258/2016/TT-BTC về quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý
và sử dụng phí thẩm định phê duyệt thiết kế phòng cháy và chữa cháy, ban
hành ngày 11/11/2016.
- Thông tư số 329/2016/TT-BTC về hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị
định số 119/2015/NĐ-CP ngày 13/11/2015 của Chính phủ quy định bảo hiểm
bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng, ban hành ngày 26/12/2016.

Nhóm D06

Trang 4


Lập dự án đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất cà chua cô đặc tại Quảng Nam

- Thông tư số 302/2016/TT-BTC về hướng dẫn về lệ phí môn bài, ban hành
ngày 15/11/2016.
- Thông tư số 06/2016/TT-BXD về hướng dẫn xác định và quản lý chi phí đầu
tư xây dựng, ban hành ngày 10/03/2016.
- Thông tư số 43/2014/TT-BNPTNT về ban hành Danh mục sản phẩm nông,
lâm, thủy sản, sản phẩm phụ trợ, sản phẩm cơ khí để bảo quản, ban hành ngày
18/11/2014.
- Thông tư số 78/2014/TT-BTC về hướng dẫn thi hành Nghị định
số 218/2013/NĐ-CP ngày 26/12/2013 của Chính phủ quy định và hướng dẫn
thi hành luật thuế thu nhập doanh nghiệp, ban hành ngày 18/06/2014.
- Quyết định số 1819/QĐ-TTg về phê duyệt kế hoạch cơ cấu lại ngành nông
nghiệp giai đoạn 2017 -2020, ban hành ngày 16/11/2017.
- Quyết định số 79/QĐ-BXD về công bố định mức chi phí quản lý dự án và tư
vấn đầu tư xây dựng, ban hành ngày 15/02/2017.
- Quyết định số 706/QĐ-BXD về việc công bố Suất vốn đầu tư xây dựng công
trình và giá xây dựng tổng hợp bộ phận kết cấu công trình năm 2016, ban hành

ngày 30/06/2017.
- Quyết định số 12/2016/QĐ-UBND về ban hành quy định, chính sách khuyến
khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn tỉnh Quảng Nam giai
đoạn 2016 - 2020, ban hành ngày 23/05/2016.
- Quyết định 595/QĐ-BHXH về ban hành quy trình thu bảo hiểm xã hội, bảo
hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp;
quản lý sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế, ban hành ngày 14/04/2017.
- Quyết định số 222/QĐ-BXD về việc công nhận thị trấn Vĩnh Điện mở rộng (đô
thị Điện Bàn), tỉnh Quảng Nam đạt tiêu chuẩn đô thị loại IV, ban hành ngày
10/03/2014.
Các tiêu chuẩn về kỹ thuật, chất lượng:
- Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9765:2013 (Codex Stan 293-2008) về cà chua
tươi.
- Quy chuẩn Việt Nam 12-3:2011/BYT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn
vệ sinh đối với bao bì, dụng cụ tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm bằng kim loại.

Nhóm D06

Trang 5


Lập dự án đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất cà chua cô đặc tại Quảng Nam

- Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7087-2013 (Codex Stan 1-1985, sửa đổi 2010) về
ghi nhãn thực phẩm bao gói sẵn.
MỤC TIÊU DỰ ÁN
Dự án đầu tư xây dựng hoàn chỉnh nhà máy mới với dây chuyền máy móc hiện
đại nhằm sản xuất, phân phối và quảng bá sản phẩm tới tay người tiêu dùng. Mang lại
lợi nhuận cao cho chủ đầu tư, đồng thời trở thành công ty hàng đầu trong sản xuất và
phân phối sản phẩm cà chua cô đặc tại Việt Nam, từng bước đưa thương hiệu ra khu

vực châu Á. Mục tiêu trong dài hạn sẽ mở rộng thêm chi nhánh mới ở những khu vực
trong và ngoài nước.
Dự án đảm bảo môi trường, tránh ô nhiễm đối với khu dân cư, đô thị. Giải quyết
việc làm cho người lao động, không chỉ nâng cao thu nhập cho công nhân viên của
công ty mà còn nâng cao mức sống cho người dân trong việc canh tác cây trồng cung
cấp nguyên liệu cho nhà máy, góp phần phát triển nền kinh tế của các tỉnh trong việc
thu mua nguyên liệu trong sản xuất chế biến của dự án. Dự án đóng góp một phần nhỏ
phúc lợi an sinh cho xã hội nói chung, cho tỉnh Quảng Nam nói riêng.

Nhóm D06

Trang 6


Lập dự án đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất cà chua cô đặc tại Quảng Nam

SỰ CẦN THIẾT ĐẦU TƯ
CÁC ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, TÀI NGUYÊN VÀ KINH TẾ XÃ HỘI LIÊN
QUAN ĐẾN DỰ ÁN
Các điều kiện tự nhiên
2.1.1.1. Vị trí địa lý
Theo Quyết định số 846/QĐ-UBND ngày 13/03/2015 của Thủ tướng Chính phủ,
Quảng Nam là một trong 5 tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm của miền Trung. Tỉnh
Quảng Nam nằm trên trục giao thông Bắc - Nam, có nhiều hệ giao thông khá phát triển
như đường bộ, đường sắt, đường thủy, đường hàng không. Đặc biệt, tỉnh Quảng Nam
có tuyến quốc lộ 1A đi qua, thuận lợi trong việc vận chuyển hàng hóa. Diện tích tự
nhiên của tỉnh lớn hơn 10.000 km2, địa hình đồi núi chiếm ưu thế (khoảng 70%), nhiều
sông lớn mang phù sa.
Thị xã Điện Bàn được Bộ Xây dựng công nhận đạt tiêu chuẩn đô thị loại IV tại
Quyết định số 222/QĐ-BXD ngày 10/3/2014, ngoài các tiêu chuẩn được chấm điểm

theo quy định thì Điện Bàn còn có vị trí địa kinh tế đặc biệt quan trọng của tỉnh Quảng
Nam và vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, nằm trong cụm đô thị Chân Mây - Đà
Nẵng - Điện Bàn - Hội An - Tam Kỳ - Vạn Tường. Đây là vùng giao thoa của các hoạt
động kinh tế, thương mại và du lịch tầm cỡ quốc gia, quốc tế thông qua hệ thống cảng
biển Tiên Sa, sân bay quốc tế Đà Nẵng, hành lang giao thông đường bộ, đường sắt Bắc
- Nam. Đô thị Điện Bàn nằm giữa đô thị Đà Nẵng (thành phố trẻ, trung tâm hành chính thương mại - dịch vụ - công nghiệp) và đô thị Hội An (thành phố cổ mang nhiều giá trị
văn hóa - lịch sử - thiên nhiên). Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội của thị xã Điện Bàn
được đầu tư khá tốt trong giai đoạn hiện nay. Hệ thống các tuyến đường quốc lộ, tỉnh
lộ đoạn đi qua thị xã đều được trải thảm nhựa, tạo điều kiện thuận lợi cho việc vận
chuyển và đi lại.
2.1.1.2. Môi trường sinh thái
Điện Bàn nằm trong khu vực có chế độ khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, tạo nhiều
điều kiện thuận lợi cho sinh trưởng và phát triển các cây trồng nông nghiệp như lúa
màu, cây thực phẩm và cây công nghiệp ngắn ngày. Bên cạnh đó, địa hình khu vực
tương đối thấp và bị chia cắt bởi hệ thống sông Thu Bồn và các sông nhánh gây nên sự
mất ổn định về đất đai.

Nhóm D06

Trang 7


Lập dự án đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất cà chua cô đặc tại Quảng Nam

Vấn đề ô nhiễm môi trường tại nông thôn, đô thị và các cụm công nghiệp đang là
vấn đề lớn đặt ra cần được quan tâm giải quyết. Hằng trăm doanh nghiệp đang hoạt
động sản xuất trên địa bàn tỉnh với quy mô lớn, tuy nhiên hầu hết các KCN vẫn chưa
hoàn thiện xong việc xây dựng các trạm xử lý nước thải tập trung dẫn đến việc nước
thải không được xử lý theo quy trình, xả thẳng ra môi trường bên ngoài.
Các điều kiện kinh tế xã hội

2.1.2.1. Điều kiện kinh tế
Theo số liệu năm 2017, tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh Quảng Nam (GRDP) đạt
63.003 tỷ đồng tăng 1,13% so với giá trị thực tế năm 2016 (năm 2016 ước tính 62.300
tỷ đồng cao hơn 14,73% so với năm 2015).2
Tốc độ tăng trưởng kinh tế khu vực Điện Bàn bình quân 5 năm 2010 - 2015 đạt
14,65%. Trong đó, công nghiệp tăng 12,75%, thương mại, dịch vụ và du lịch tăng
21,08%, nông nghiệp tăng 3,01%.3 Điều này cho thấy quá trình chuyển dịch cơ cấu
kinh tế đang theo hướng tích cực, tăng dần tỷ trọng của ngành dịch vụ, CN - TTCN và
giảm dần tỷ trọng giá trị ngành nông nghiệp. Đặc biệt, trong những năm qua, vấn đề
đầu tư, phát triển đô thị luôn được thị xã Điện Bàn quan tâm và coi đây là nhiệm vụ
hàng đầu. Chính vì thế trong 5 năm gần đây, Điện Bàn đã dành trên 3.600 tỷ đồng để
đầu tư cho phát triển kết cấu hạ tầng.
2.1.2.2. Điều kiện xã hội
Năm 2015, thị xã Điện Bàn có 235.013 người (dân số quy đổi) với 142.887 người
trong độ tuổi lao động chiếm 60,8% tổng dân số. Trong đó, lao động đang làm việc
trong các ngành kinh tế là 136.994 người. Lao động nông nghiệp tiếp tục giảm còn
29,24%, cho thấy xu hướng tích cực trong quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động
nông nghiệp sang khu vực công nghiệp - dịch vụ. Mật độ dân số 1.096 người/km2.4
CÁC QUY HOẠCH ĐỊNH HƯỚNG CHIẾN LƯỢC, CÁC CHÍNH SÁCH
KINH TẾ XÃ HỘI CÓ LIÊN QUAN ĐẾN DỰ ÁN
Quyết định số 1819/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 16/11/2017 đã phê
duyệt về kế hoạch cơ cấu lại ngành nông nghiệp giai đoạn 2017 - 2020. Trong mục II,
khoản 1e về công nghiệp bảo quản, chế biến và làng nghề, Nhà nước khuyến khích
2

Cục thống kê tỉnh Quảng Nam,
Cổng thông tin điện tử UBND Thị xã Điện Bàn tỉnh Quảng Nam, />4
Cục thống kê tỉnh Quảng Nam,
3


Nhóm D06

Trang 8


Lập dự án đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất cà chua cô đặc tại Quảng Nam

phát triển công nghiệp chế biến sâu, chế biến tinh và ứng dụng công nghệ cao, giảm
xuất khẩu sản phẩm thô. Đồng thời, phát triển công nghiệp phụ trợ phục vụ cho sản
xuất nông nghiệp.
Quyết định số 12/2016/QĐ-UBND của Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam về việc
ban hành quy định chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp,
nông thôn tỉnh Quảng Nam, giai đoạn 2016 - 2020 chỉ rõ tại điều 10 về hỗ trợ đầu tư cơ
sở chế tạo, bảo quản, chế biến nông, thủy sản như sau:
- Dự án có giá trị sản phẩm sau chế biến tăng ít nhất 2 lần so với giá trị nguyên
liệu thô ban đầu và có doanh thu không thấp hơn 30 tỷ đồng/năm; sử dụng tối
thiểu 30% lao động tại địa phương; dự án đầu tư đúng theo quy định tại Thông
tư số 43/2014/TT-BNNPTNT ngày 18/11/2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn về ban hành Danh mục sản phẩm nông, lâm, thủy sản, sản
phẩm phụ trợ, sản phẩm cơ khí để bảo quản, chế biến nông, lâm, thủy sản theo
Nghị định số 210/2013/NĐ-CP các mức chỗ trợ:
+ Hỗ trợ đầu tư kết cấu hạ tầng trong hàng rào dự án về xử lý chất thải, giao
thông, điện nước: Tối đa là 01 tỷ đồng/dự án.
+ Hỗ trợ đầu tư kết cấu hạ tầng ngoài hàng rào (đến chân hàng rào) dự án về
giao thông, điện, nước: Tối đa là 02 tỷ đồng/dự án.
- Dự án gắn kết với việc đầu tư vùng nguyên liệu hoặc liên kết, hợp tác với
người dân đầu tư vùng nguyên liệu được hỗ trợ chi phí vận chuyển nguyên liệu
từ vùng nguyên liệu đến nhà máy là 500 đồng/tấn/km và khoảng cách tối đa 50
km trên một lần vận chuyển; kinh phí được hỗ trợ hằng năm và thời gian hỗ trợ
không quá 03 năm.

PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG
Giới thiệu chung về cà chua
Cây cà chua có tên khoa học là Lycopesium esculentum, có nguồn gốc từ Nam
Mỹ, là loại rau ăn quả, họ Cà (Solanaceae). Ở Việt Nam, cây cà chua được xếp vào các
loại rau có giá trị kinh tế cao, diện tích trồng cà chua lên đến chục nghìn ha, tập trung
chủ yếu ở Lâm Đồng và đồng bằng Trung du phía Bắc. Hiện nay có một số giống chịu
nhiệt mới lai tạo chọn lọc có thể trồng tại miền Trung, Tây Nguyên và Nam Bộ nên
diện tích ngày càng được mở rộng.
Có thể chia cà chua thành 3 loại:
Nhóm D06

Trang 9


Lập dự án đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất cà chua cô đặc tại Quảng Nam

Cà chua hồng: quả có hình dạng quả hồng, không chia
múi. Thịt quả đặc, nhiều bột, lượng đường trong quả cao.
Năng suất thường đạt 25 - 30 tấn/ha.
Cà chua múi: quả to, nhiều ngăn tạo thành múi, là
giống cây sinh trưởng vô hạn, thời gian sinh trưởng dài,
năng suất và khả năng chống chịu khá nhưng chất lượng
không bằng cà chua hồng.
Cà chua bi: quả nhỏ, chua, giá trị thấp, thường dùng
làm nguyên liệu tạo giống.
Quả cà chua có nhiều kích cỡ và màu sắc khi chín khác nhau (vàng, hồng, đỏ,..)
nhưng cà chua màu đỏ giàu chất dinh dưỡng và các hợp chất có hoạt tính sinh học nhất.
Cà chua là thực phẩm chứa vitamin, chất khoáng và nhiều chất có hoạt tính sinh học
nhất, có lợi cho sức khỏe được dùng phổ biến ở nhiều nước trên thế giới.
Tình hình sản xuất, tiêu thụ cà chua trên thế giới và tại Việt Nam

2.3.2.1. Tình hình sản xuất, tiêu thụ cà chua trên thế giới
Theo FAO (2016), trên thế giới có 158 nước trồng cà chua với diện tích:
5.227,883 nghìn ha; năng suất: 28,39 tấn/ha; sản lượng: 141.401.629 tấn/năm. Như vậy
bình quân tiêu thụ đầu người khoảng gần 23 kg/người/năm.
Bảng 2.1: Diện tích, năng suất, sản lượng cà chua của các châu lục năm 20165

Châu Phi

Diện tích
(1000 ha)
860,74

Năng suất
(tấn/ha)
20,02

Sản lượng
(1000 tấn)
17.236,03

Châu Mỹ

479,07

50,86

24.365,66

Châu Á


2.436,49

33,58

81.812,01

Châu Âu

553,4

39,32

21.760,15

Châu Úc

9,13

63,28

577,66

Tên châu lục

5

FAO Database Static (2016)

Nhóm D06


Trang 10


Lập dự án đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất cà chua cô đặc tại Quảng Nam

Nghìn tấn

90.000
80.000
70.000
60.000
50.000
40.000
30.000
20.000
10.000
0

Châu Phi

Châu Mỹ

Châu Á

Châu Âu

Châu Úc

Hình 2.1: Sản lượng cà chua của các châu lục năm 2016
Theo bảng 2.1 và hình 2.1 thì năm 2016, Châu Á có diện tích trồng cà chua

(2.436,49 nghìn ha) và sản lượng (81.812,01 nghìn tấn) lớn nhất thế giới. Tuy nhiên
châu Mỹ và châu Úc có năng suất lớn hơn.
Cà chua cho hiệu quả kinh tế cao và là mặt hàng xuất khẩu quan trọng của nhiều
nước ở cả hai dạng ăn tươi và chế biến. Đứng đầu về tiêu thụ cà chua là nước Mỹ, sau
đó là các nước Châu Âu. Lượng cà chua trao đổi trên thị trường thế giới năm 2016 là
46,7 triệu tấn, trong đó cà chua dùng ở dạng ăn tươi chỉ chiếm 5 - 7%. Điều đó cho
thấy cà chua được sử dụng chủ yếu ở dạng đã qua chế biến.6
2.3.2.2. Tình hình sản xuất, tiêu thụ cà chua tại Việt Nam
Cà chua nước ta được trồng chủ yếu ở các tỉnh thuộc đồng bằng và trung du Bắc
Bộ, miền Nam tập trung ở các tỉnh Lâm Đồng, An Giang, Tiền Giang, khu vực miền
Trung tập trung ở các tỉnh: Đắc Nông, Gia Lai,… Bên cạnh đó cùng với sự phát triển
của kỹ thuật chăm sóc và tạo mô giống, cà chua đã được trồng quanh năm trong nhà
kính, nhà lưới đã phổ biến ở nhiều tỉnh trên cả nước như: Đắc Lắc, Quảng Ngãi, Quảng
Nam, Quảng Trị, Hà Tĩnh,…
Diện tích, năng suất, sản lượng cà chua của Việt Nam được thể hiện qua bảng 2.2
và hình 2.2.

6

Theo nghiên cứu của Euromonitor

Nhóm D06

Trang 11


Lập dự án đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất cà chua cô đặc tại Quảng Nam

Bảng 2.2: Diện tích, năng suất, sản lượng cà chua của Việt Nam7
Năm


Diện tích (ha)

2010
2011
2012
2013
2014
2015
2016

20.540
21.178
23.917
24.240
24.544
26.078
27.772

Năng suất
(tạ/ha)
241
252
278
290
287
325
328

Sản lượng (tấn)

494.332
533.685
666.890
702.960
704.413
837.535
908.212

Tấn
1.000.000
900.000
800.000
700.000
600.000
500.000
400.000
300.000
200.000
100.000
0

Năm

2010

2011

2012

2013


2014

2015

2016

Hình 2.2: Sản lượng cà chua của Việt Nam
Dựa vào biểu đồ trên, có thể thấy diện tích và sản lượng cà chua tại Việt Nam
tăng lên từng năm, trong giai đoạn 2010 - 2016 sản lượng tăng 184%. Vì vậy có thể
nói, triển vọng phát triển cà chua ở nước ta là rất lớn.
Theo nghiên cứu của IFPRI (2012), ICARD (2014), hầu hết các hộ đều tiêu thụ cà
chua (88%). Bình quân tiêu thụ đầu người khoảng 12 kg/năm. Tuy nhiên, mức tiêu thụ
giữa các vùng rất khác nhau và được thể hiện ở bảng 2.3.

7

Theo tổng cục thống kê

Nhóm D06

Trang 12


Lập dự án đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất cà chua cô đặc tại Quảng Nam

Bảng 2.3: Tỷ lệ tiêu thụ cà chua theo vùng8
Vùng

Tỷ lệ số người tiêu thụ cà chua (%)


Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh

99

TP khác

98

Miền núi phía Bắc

85

Đồng bằng sông Hồng

94

Bắc Trung Bộ

78

Nam Trung Bộ

76

Tây Nguyên

79

Đông Nam Bộ


89

Đồng bằng sông Cửu Long

87

Bảng 2.3 cho thấy tiêu thụ ở các khu vực thành thị có xu hướng tăng mạnh hơn
nhiều so với các vùng nông thôn. Khi thu nhập cao hơn, thì các hộ cũng tiêu thụ nhiều
rau quả hơn. Đó là một điểm tích cực cho thị trường rau quả nói chung và thị trường cà
chua nói riêng.
Tình hình tiêu thụ thực phẩm đồ hộp trên thế giới và tại Việt Nam
2.3.3.1. Sản lượng tiêu thụ đồ hộp trung bình hàng năm trên thế giới
Theo kết quả của công ty nghiên cứu thị trường Euromonitor, sản lượng đồ hộp
tiêu thụ trên toàn cầu năm 2015 là 25 triệu tấn, tăng trưởng 1,7% so với năm 2014.
Theo dự báo đến năm 2020 tổng giá trị đồ hộp toàn cầu ước tính đạt khoảng 99,7 tỷ đô
la với mức tăng trưởng CAGR trung bình 3,5% trong giai đoạn 2010 - 2020.
Châu Âu là thị trường tiêu thụ nhiều thực phẩm đóng hộp nhất với con số ước
tính năm 2015 là 41,2 tỷ đô la. Trong đó các nước có mức tiêu thụ hàng đầu lần lượt là
Đức (28%), Pháp (15%), Anh (11%), Italia (11%), Tây Ban Nha (10%), Hà Lan (4%).
Sản lượng tiêu thụ đồ hộp trên thế giới hiện nay ước tính hơn 150 tỷ hộp mỗi năm.
2.3.3.2. Sản lượng tiêu thụ đồ hộp trung bình hàng năm tại Việt Nam
Cuộc sống xã hội hiện nay đang rơi vào vòng xoáy của nhịp sống hối hả, con
người luôn bận rộn, thiếu thốn về thời gian. Sự phát triển của thức ăn nhanh và đồ hộp
đang trở thành xu hướng chiếm phần trăm đa số gắn liền với cuộc sống thường nhật.
8

Bài viết Tiêu thụ rau quả và thịt cho Ngân hàng thế giới của nhóm nghiên cứu Trung tâm Thông tin (ICARD,
2014)


Nhóm D06

Trang 13


Lập dự án đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất cà chua cô đặc tại Quảng Nam

Theo số liệu tổng hợp từ Tổng cục thống kê năm 2015, tổng mức chi tiêu dùng cho
thực phẩm của cả nước vào khoảng 22,1 tỷ đô la. Trong đó, chi tiêu cho thực phẩm đồ
hộp chiếm khoảng 0,13%, doanh số bán là 11,96 nghìn tấn. Tổng sản lượng tiêu thụ đồ
hộp trong những năm qua luôn tăng đều với mức tăng 500 tấn mỗi năm. Doanh số tiêu
thụ đồ hộp qua các năm được thống kê qua bảng 2.4.
Bảng 2.4: Doanh số tiêu thụ đồ hộp qua các năm9
ĐVT: Nghìn tấn
Năm

2010

2011

2012

2013

2014

2015

2016


Doanh số

9,21

9,73

10,23

10,77

11,35

11,96

12,5

Dự báo sản lượng cà chua giai đoạn 2017 - 2027
Theo nghiên cứu IFPRI (2012), ICARD (2014) cho thấy nhu cầu tiêu thụ tại các
trung tâm và thành phố lớn cao hơn rất nhiều so với các vùng nông thôn khác trong cả
nước. Điều này cho thấy mức tiêu thụ cà chua phụ thuộc rất lớn vào thu nhập bình
quân của các hộ. Dựa vào số liệu sản lượng cà chua trong giai đoạn 2008 - 2016, áp
dụng phương pháp bình phương bé nhất để dự báo về sản lượng cà chua 2017 - 2027.
Phương trình dự báo: Y = β1 + β2*X.
Với Y: Sản lượng (tấn); X: Thu nhập bình quân đầu người (triệu đồng/năm).
Chi tiết số liệu xem tại Phụ lục số 1. Thông số đầu vào của mô hình hồi quy đơn
biến và kết quả mô hình sau khi chạy bằng phần mềm excel tại Phụ lục số 2. Kết quả
của mô hình hồi quy đơn biến.
Mô hình dự báo có dạng: Y = 329.843 + 17.492X.
Để đánh giá độ chính xác của dự báo bằng phương pháp hồi quy đa biến, cần xét
đến hệ số tương quan R2, từ kết quả R2 = 0,95 > 0,7 cho thấy mối quan hệ giữa các

biến là chặt chẽ. Từ phương trình hồi quy đa biến, sản lượng cà chua giai đoạn từ năm
2017 - 2027 được dự báo thể hiện ở bảng 2.5.

9

Tổng cục thống kê

Nhóm D06

Trang 14


Lập dự án đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất cà chua cô đặc tại Quảng Nam

Bảng 2.5: Dự báo sản lượng cà chua giai đoạn 2017 - 2024
Sản lượng (tấn)

Năm

Sản lượng (tấn)

2017

962.130

2021

1.213.167

2018


1.029.515

2022

1.299.067

2019

1.096.903

2023

1.366.455

2020

1.164.291

2024

1.433.843

Tấn
1.600.000
1.400.000
1.200.000
1.000.000
800.000
600.000


400.000
200.000
0
2017

2018

2019

2020

2021

2022

2023

2024

Năm

Hình 2.3: Dự báo sản lượng cà chua giai đoạn 2017 - 2024
Bảng 2.5 và hình 2.3 cho thấy dự báo sản lượng cà chua trong 8 năm tới sẽ tăng
lên đáng kể, theo đó vào năm 2024 sẽ tăng 118% so với năm 2017. Từ đó có thể nhận
thấy rằng thị trường cà chua trong tương lai sẽ rất phát triển.
Thị phần, các đối thủ cạnh tranh và sản phẩm thay thế
Theo báo cáo của Datamoniter năm 2016, Việt Nam hiện có hơn 60 nhà cung cấp
các mặt hàng thực phẩm đóng hộp. Bên cạnh đó, thị trường còn được đa dạng hóa bởi
sự góp mặt ngày càng nhiều các sản phẩm nhập khẩu từ các nước như Thái Lan,

Indonesia, Mỹ. Những tên tuổi khá quen thuộc trong ngành thực phẩm cà chua cô đặc
nói phải kể tới là Saigon Food, VGC, Bà Bếp Foods,…
Công ty Cổ phần Sài Gòn Food (Saigon Food): Tuy chỉ mới
tham gia vào thị trường vào năm 2004, nhưng do biết khai thác triệt
để kênh bán lẻ hiện đại cùng với việc đầu tư nghiên cứu phát triển
sản phẩm nên đã tạo ra nhiều dòng sản phẩm tiện lợi phục vụ tận
bàn ăn cho người tiêu dùng.

Nhóm D06

Trang 15


Lập dự án đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất cà chua cô đặc tại Quảng Nam

Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu rau quả I (VGC): Là một
trong những doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực sản
xuất và xuất khẩu các sản phẩm rau quả đóng hộp và các mặt hàng
gia vị, nông sản khác. Sản phẩm của công ty được xuất khẩu đi
nhiều nước lớn trên thế giới như Nga, Pháp, Đức, Nhật Bản.
Công ty TNHH Thương mại Sản xuất Việt Tùng (Bà Bếp
Foods): Với kinh nghiệm gần 20 năm trong lĩnh vực sản xuất các
mặt hàng từ cà chua dùng trong công nghiệp đồ hộp và các món ăn
nấu sẵn, công ty đã có một vị trí vững vàng trên thị trường thực
phẩm đóng hộp tại Việt Nam. Công ty cũng là đối tác tin cậy của
nhiều doanh nghiệp lớn ở Việt Nam như: Co.op Mart, Vinmart,..
Đây là các đối thủ sẽ cạnh tranh trực tiếp với sản phẩm của công ty, họ là những
doanh nghiệp đã có thời gian hoạt động lâu dài và tạo được dấu ấn trong tiềm thức của
người tiêu dùng. Tuy vậy, tận dụng lợi thế chủ đầu tư là một công ty lớn về lĩnh vực
thực phẩm, nông sản đồ hộp lâu năm, cùng với những chiến lược marketing hiệu quả

thì đây sẽ là cơ hội để sản phẩm của công ty được biết đến rộng rãi hơn.
Khách hàng mục tiêu và phương án sản phẩm
2.3.6.1. Khách hàng mục tiêu
Nhóm khách hàng mục tiêu thứ nhất: Các đơn vị kinh doanh nhà hàng, khách sạn,
trường học, cơ quan, nhà ăn công nghiệp, các hộ gia đình tiêu dùng cá nhân.
Nhóm khách hàng mục tiêu thứ hai: Các nhà máy, đơn vị, doanh nghiệp chế biến
cá, thịt đóng hộp. Các nhà máy sản xuất tương ớt, phụ liệu trong mì tôm các loại.
2.3.6.2. Cơ cấu sản phẩm
Sản phẩm được bán trên thị trường ở 3 dạng: lon 198g, lon 3kg và phuy 220kg
như hình 2.3.

Nhóm D06

Trang 16


Lập dự án đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất cà chua cô đặc tại Quảng Nam

Hình 2.4: Sản phẩm cà chua cô đặc
Khách hàng mục tiêu chính công ty muốn hướng đến là nhóm khách hàng thứ
nhất với sản phẩm đáp ứng là đặc dạng lon 198g hay 3kg. Bên cạnh đó trên thị trường
hiện nay, trong tổng số hơn 60 công ty sản xuất đồ hộp thì có khoảng 9 công ty sản
xuất cà chua cô đặc.10 Các công ty đi đầu về sản xuất thực phẩm cá, thịt sốt cà, đồ hộp
công nghiệp như Vissan, Hạ Long Canfoco, Hương Giang,…đều chưa có nhà máy sản
xuất cà chua cô đặc riêng mà nhập nguyên liệu từ các công ty khác như Bà Bếp Foods
hay VCG nên sản phẩm cà chua cô đặc dạng phuy 220kg sẽ là một lựa chọn tốt cho
nhóm khách hàng thứ hai. Cơ cấu sản phẩm dự kiến của công ty là 30% lon 198g, 30%
lon 3kg, 40% phuy 220kg thể hiện qua hình 2.5.

40 %


30 %

30 %
Dạng lon 198 g

Dạng lon 3 kg

Dạng phuy 220 kg

Hình 2.5: Cơ cấu sản phẩm
Ngoài ra, phế liệu trong sản xuất cà chua cô đặc (80%) là vỏ quả, hạt và thịt lẫn
vào được thải ra ở dạng bã chà. Từ phế liệu này, có thể sản xuất được thức ăn gia súc.

10

Theo báo cáo của Datamoniter năm 2016

Nhóm D06

Trang 17


Lập dự án đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất cà chua cô đặc tại Quảng Nam

2.3.6.3. Tiêu chuẩn sản phẩm
Khi đưa ra thị trường để cung cấp cho người tiêu dùng, sản phẩm phải đạt các yêu
cầu theo Quy chuẩn Việt Nam 12-3:2011/BYT, cụ thể:
- Về hình thức bên ngoài: Đồ hộp phải nguyên vẹn, ngay ngắn, sạch sẽ, ghi rõ
các mục: cơ quan quản lý, cơ sở chế biến, tên mặt hàng, ngày sản xuất, khối

lượng tịnh, và khối lượng bao bì. Hộp sắt không bị rỉ, nắp hộp không bị phồng
dưới mọi hình thức.
- Về sinh vật: Đồ hộp không hư hỏng do vi sinh vật, không có vi sinh vật gây
bệnh, lượng tạp trùng không vượt quá so với mức quy định.
- Về hóa học: Đảm bảo các chỉ tiêu về thành phần hóa học chủ yếu như nồng độ
đường, acid, muối.
- Về cảm quan: Lớp vecni phải nguyên vẹn, phải đảm bảo hình thái, hương vị,
màu sắc đặc trưng của sản phẩm theo những quy định của từng loại sản phẩm.
Kênh phân phối của sản phẩm
Sản phẩm của công ty được tiêu dùng thông qua 2 kênh phân phối, thể hiện qua
hình 2.5.
Nhà sản xuất

Doanh nghiệp chế biến cá, thịt đóng hộp

Kênh trung gian

Người tiêu dùng

Hình 2.6: Sơ đồ kênh phân phối
Sản phẩm sản xuất từ công ty sẽ được tiêu thụ qua kênh trung gian bao gồm: Đại
lý bán hàng chính của ANTESCO tại An Giang, thành phố Hồ Chí Minh; các trung
gian bán lẻ như: siêu thị, đại siệu thị, cửa hàng tiện dụng.
Ngoài ra công ty hướng đến xuất khẩu ra một số khu vực trên thế giới như: Mỹ,
Châu Âu, Nhật, Canada,… những nước có quan hệ mua bán lâu đời với công ty.

Nhóm D06

Trang 18



Lập dự án đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất cà chua cô đặc tại Quảng Nam

LỰA CHỌN CÔNG SUẤT VÀ NGHIÊN CỨU KỸ THUẬT
CÁC HÌNH THỨC ĐẦU TƯ
Đầu tư mới
- Ưu điểm: Công nghệ sản xuất mới, công suất hoạt động cao. Máy móc thiết bị
hiện đại, được cải tiến phù hợp với thời điểm đầu tư đưa vào hoạt động, có thời
gian vận hành dài. Ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật đương thời.
- Nhược điểm: Đòi hỏi lượng vốn đầu tư ban đầu khá lớn. Tốn nhiều thời gian,
công sức cho việc xây dựng mới toàn bộ. Thời gian thu hồi vốn dài.
Đầu tư theo mở rộng, cải tạo
3.1.2.1. Không thay đổi dây chuyền công nghệ
- Ưu điểm: Gia tăng số lượng dây chuyền công nghệ nhưng không làm thay đổi
công nghệ hiện có. Tạo thêm việc làm do tốc độ tăng của lao động thường lớn
hơn tốc độ tăng của vốn.
- Nhược điểm: Thời gian thực hiện đầu tư và huy động vốn lâu. Không tiết kiệm
nguyên liệu và không làm gia tăng năng suất. Đòi hỏi số lượng vốn lớn, thời
gian thu hồi vốn dài. Có tính chất phức tạp và độ mạo hiểm cao.
3.1.2.2. Thay đổi, nâng cấp dây chuyền công nghệ
- Ưu điểm: Làm giảm chi phí, tăng năng suất lao động và tăng hiệu quả đầu tư.
Khối lượng đầu tư không lớn, thực hiện dễ dàng hơn so với đầu tư theo chiều
rộng. Thời gian thực hiện đầu tư tương đối ngắn, do khối lượng công việc ít đa
dạng hơn.
- Nhược điểm: Tốc độ tăng vốn nhanh hơn tốc độ tăng lao động. Cần có đội ngũ
tri thức cao nghiên cứu chính xác, học hỏi kinh nghiệm các nước trên thế giới.
LỰA CHỌN HÌNH THỨC ĐẦU TƯ
Qua phân tích từng ưu, nhược điểm của các loại hình thức đầu tư trên, lựa chọn
dự án xây dựng nhà máy sản xuất cà chua cô đặc tại Quảng Nam là dự án đầu tư mới
bao gồm: xây dựng nhà xưởng mới, công trình phụ trợ và dây chuyền thiết bị công

nghệ mới.
Những căn cứ lựa chọn công suất
Việc lựa chọn công suất của dự án được tính dựa vào những tiêu chí sau:

Nhóm D06

Trang 19


×