Tải bản đầy đủ (.doc) (44 trang)

HDGD DAO DUC 2 VNEN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.29 MB, 44 trang )

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN .......................
TRƯỜNG TIỂU HỌC ...............................
________________

THIẾT KẾ
HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC
ĐẠO ĐỨC LỚP 2

Họ tên giáo viên: ...........................................

Năm học 2014-2015


BÀI 1: HỌC TẬP, SINH HOẠT ĐÚNG GIỜ (2 tiết)
 MỤC TIÊU:

- Em hiểu các biểu hiện cụ thể và lợi ích của việc học tập, sinh hoạt đúng giờ.
- Em biết cùng cha mẹ lập thời gian biểu hợp lí cho bản thân và thực hiện đúng thời gian
biểu.
- Em có thái độ đồng tình với các bạn biết học tập, sinh hoạt đúng giờ.
 TÀI LIỆU VÀ ĐỒ DÙNG:
- Giáo viên: Phiếu giao việc ở nhiệm vụ 1,2
- Học sinh: Vở BT Đạo đức
 TIẾN TRÌNH:
- Khởi động: Cho HS chơi trò chơi
- Giới thiệu bài – HS ghi bài
- HS lấy tài liệu – HS đọc mục tiêu
A/ HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:
Nhiệm vụ 1:Em có nhận xét gì về việc làm của các bạn trong hai tranh ( tranh1, 2/SGK):
( logo nhóm)
- Tranh 1: Trong giờ học môn Toán, cô giáo đang hướng dẫn cả lướp làm bài tập. Bạn


Lan tranh thủ làm bài tập Tiếng Việt, còn bạn Tùng vẽ máy bay trên vở nháp.
- Tranh 2: Cả nhà đang ăn cơm vui vẻ, riêng bạn Dương vừa ăn cơm vừa xem truyện
Nhiệm vụ 2: Em sẽ làm gì nếu em là bạn nhỏ trong tranh ? Vì sao?
(logo nhóm )
- Ngọc đang ngồi xem một chương trình ti vi rất hay. Mẹ nhắc Ngọc đã đến giờ đi ngủ.
Nhiệm vụ 3:
( logo cá nhân)
a/ Hãy ghi lại những việc em thường làm hằng ngày
- Buổi sáng:.......
- Buổi trưa:........
- Buổi chiều:.......
- Buổi tối:....... ..
b/ Hãy đánh dấu + vào
trước những việc em đã thực hiện đúng giờ.
Đi học
Đi ngủ
Tự học
B/ HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
Nhiệm vụ 4: Hãy đánh dấu + vào ô
trước ý kiến em cho là đúng
( logo cá nhân .)
Trẻ em không cần học tập, sinh hoạt đúng giờ
Học tập đúng giờ giúp em mau tiến bộ
Cùng một lúc em có thể vừa học vừa chơi
Sinh hoạt đúng giờ có lợi cho sức khỏe
Nhiệm vụ 5: Em hãy sắp xếp thứ tự các việc làm trong ngày bằng cách đánh số từ 1 đến 6

( logo nhóm )
Thứ tự


Việc làm
Đi đến trường
Về nhà
Ăn cơm
Nghỉ ngơi
Tự học
Chơi, đọc truyện


Nhiệm vụ 6: Em hãy lập thời gian biểu của mình trong ngày.
( logo nhóm đôi)
Việc làm
1
Thức dậy buổi sáng
2
3
4
5
6

Thời gian

C/ HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG:
- Về nhà, các em hãy cùng ba, mẹ trao đổi lại thời gian biểu hằng ngày mà các em đã lập
- Các em cần thực hiện đúng theo thời gian biểu đã lập.
- Ba, mẹ cần theo dõi, nhắc nhở các em thực hiện đúng thời gian biểu hằng ngày.
D/ ĐÁNH GIÁ:
- Các nhóm tự đánh giá
- Nhóm báo cáo
- GV đánh giá



BÀI 2: QUAN TÂM, GIÚP ĐỠ BẠN (2 tiết)
I. Mục tiêu:
1.HS biết:
- Quan tâm,giúp đỡ bạn là luôn vui vẻ,thân ái với các bạn,sẵn sàng giúp đỡ khi bạn gặp khó khăn
2. HS có hành vi quan tâm, giúp đỡ bạn bè trong cuộc sống hàng ngày bằng những việc làm
phù hợp với khả năng.
3. HS có thái độ :
Yêu mến, quan tâm,giúp đỡ bạn bè xung quanh; đồng tình với những biểu hiện quan tâm, giúp đỡ
bạn bè
II.Tài liệu và phương tiện:
1. GV chuẩn bị
- Đĩa CD bài Tìm bạn thân – nhạc và lời Việt Anh hoặc Lớp chúng ta đoàn kết - nhạc và lời của
Mộng Lân
- Phiếu học tập choNV 4a ( HĐCB )
2. HS chuẩn bị
- Vở bài tập Đạo đức 2
- Đồ dùng đóng vai cho NV 5 a HĐTH
III. Tiến trình
Khởi động:
Hát bài Tìm bạn thân – nhạc và lời Việt Anh hoặc Lớp chúng ta đoàn kết- nhạc và lời của Mộng
Lân.
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN

1. Nhận xét về hành vi của các nhân vật trong truyện “Trong giờ ra chơi”
a. HS đọc truyện “Trong giờ ra chơi”.
b. HS suy nghĩ và nêu nhận xét về hành vi của các nhân vật trong câu chuyện theo các câu hỏi:
- Hợp và các bạn lớp 2A đã làm gì khi bạn Cường bị ngã?
- Bạn Cường có thái độ như thế nào về việc làm của các bạn lớp 2A?

- Em có đồng tình với việc làm của các bạn lớp 2A không? Tại sao?
c. Một số HS nêu nhận xét về hành vi của Hợp và các bạn lớp 2A, kết quả của việc làm đó và thái
độ của bản thân trước các việc làm.
2. Cùng nhau kiểm tra kết quả nhận xét sau khi đọc
GV tập hợp ý kiến và kết luận: Khi bạn gặp khó khăn,em cần hỏi thăm và giúp đỡ bạn.Các
bạn lớp 2A là những người bạn tốt,luôn quan tâm,giúp đỡ bạn bè.

3.Nhận xét,đánh giá các hành vi quan tâm,giúp đỡ bạn
a- HS mở VBT Đạo đức 2,xem bt2 trang 23
b- HS nhận xét,đánh giá các hành vi trong các tình huống dưới đây là đúng hay sai.Nếu là
hành vi không đúng,hãy giải thích vì sao hành vi đó không đúng,theo em trong trường hợp đó nên
làm gì?
+ Cho bạn mượn đồ dùng học tâp
+ Đồng ý để bạn chép bài trong giờ kiểm tra
+ Hướng dẫn bạn cách làm bài khi bạn không hiểu
+ Nhắc bạn không nên đọc truyện trong giờ học
+ Đánh nhau với bạn
+ Đến thăm bạn ốm


c. Một số HS lên bảng nêu nhận xét về từng hành vi và giải thích lí do tại sao hành vi đó là
đúng/ không đúng.Những HS khác lắng nghe và trao đổi,bổ sung ý kiến
d. GV tổng kết những nhận xét khác của HS và kết luận: quan tâm,giúp đỡ bạn là một việc
tốt nên làm,nhưng nếu quan tâm không đúng thì sẽ làm hại bạn.Do đó,cần phải biết quan tâm,giúp
đỡ bạn một cách hợp lí
GV động viên, khuyến khích những hs có tinh thần xung phong và có lời nhận xét hay,
thuyết phục.

4.Phân biệt những lí do quan tâm đúng, hợp tình hợp lí
a. Đánh dấu x vào ô trống trước những lí do cần quan tâm đến bạn mà em tán thành dưới

đây:
a Em yêu mến bạn
b. Em làm theo lời dạy của thầy,cô giáo
c.Bạn cho em đồ chơi
d.Bạn nhắc bài cho em trong giờ kiểm tra
e.Bạn che dấu khuyết điểm cho em
g. Bạn có hoàn cảnh khó khăn
b.Trong thực tế,em đã quan tâm,giúp đỡ bạn vì những lí do nào trong các lí do trên?hãy
khoanh tròn vào chữ cái trước những lí do đó

c)HS trình bày những lí do cần quan tâm,giúp đỡ bạn mà em cho là thuyết phục nhất trước
lớp
d)HS chia sẻ những lí do cần quan tâm,giúp đỡ bạn của chính bản thân
e)GV tổng kết các ý kiến và kết luận:có nhiều lí do để các em kết bạn với nhau.Các em
quan tâm,giúp đỡ nhau vì là bạn cùng lớp,có những sở thích giống nhau…..gv không chê trách ,phê
bình các em đã chọn lí do cần giúp đỡ,quan tâm bạn vì bạn cho em đồ chơi hay che dấu khuyết
điểm giúp em
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH

1. Niềm vui của bạn, niềm vui của tôi.
a. Các nhóm bạn thân (2-3 người) thực hiện nhiệm vụ như sau:
Mỗi bạn ghi lại 3 việc làm, hành động thể hiện sự quan tâm, giúp đỡ của bạn bè với mình.
- Chia sẻ, trao đổi cảm xúc, suy nghĩ khi quan tâm, giúp đỡ bạn.
- Chia sẻ, trao đổi cảm xúc, suy nghĩ khi được quan tâm, giúp đỡ.
b) HS thảo luận theo nhóm:
- Từng nhóm nhớ lại những việc làm và cảm xúc khi được bạn quan tâm, giúp đỡ
Lưu ý: Có HS nhớ được các việc đã được quan tâm, giúp đỡ và có những bạn liệt kê được
các việc mìmh đã quan tâm, giúp đỡ người khác. Nhưng cần phải chú ý đó phải là những sự việc có
thật, đã xảy ra trong cuộc sống của các em, chứ không phải là sản phẩm của trí tưởng tượng.


c. - Đại diện một số nhóm trình bày kết quả thảo luận. Các nhóm khác lắng nghe, chia sẻ
cảm tưởng.GV ghi các việc làm quan tâm, giúp đỡ bạnđã được các nhóm thực hiện lên bảng.GV


hỏi thêm: Những việc các bạn khác đã làm thì em có thể làm được hay không?HS ghi các việc có
thể làm vào .
d. GV kết luận: Các em đã biết thể hiện sự quan tâm, giúp đỡ bạn qua nhứng việc làm hàng
ngày, ví dụ như: hoit thăm sức khoẻ của bạn, rót giúp bạn cốc nước, cho bạn mượn bút,…. Các bạn
lớp ta đã chứng tỏ mình là những người bạn tốt.

2. Phân tích tình huống, đóng vai
a) Nhóm HS nhận nhiệm vụ thảo luận lựa chọn các hành vi quan tâm, giúp đỡ bạn trong
từng tình huống sau:
a. Bạn hỏi mượn cuốn truyện hay của em.
b. Bạn em bắt đầu đi học lại sau đợt ốm.
c. Bạn em quên mang hộp bút chìmàu trong giờ học vẽ.
d. Trong tổ em có một bạn bị ốm.
b) Các nhóm thảo luận, lựa chọn cách ứng xử phù hợp.

c. Một số nhóm lên trình báy kết quả thảo luận. Các nhóm khác lắng nghe, trao đổi ý kiến.
d) GV lết luận:Trong bất kì tình huống nào cũng có thể tìm ra hành độnh, việc làm thể hiện
sự quan tâm, giúp đỡ bạn. Việc quan tâm, giúp đỡ bạn không chỉ mang lại niềm vui cho bản thân
mình em mà còn động viên cho các bạn.
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG

1. HS kể và giới thiệu với cha mẹ, anh chị về những người bạn thaancuar em, mời các bạn
đến nhà chơi và đến thăm gia đình các bạn.
2. HS nhờ ông bà, bố mẹ hoặc anh chị hướng đẫn làm những món quà nhỏ (bưu thiếp, đồ
chơi…) tặng các bạn nhân ngày lễ hoặc sự kiện đáng ghi nhớ.
3. HS đề nghị bố mẹ (hoặc ông bà…)kể và giới thiệu về những người bạn thân cũ của họ, về

sự quan tâm, giúp đỡ giữa những người bạn cũ đã nhiều năm xa cách.
4. HS nhờ bố mẹ giải thích và trò chuyện về các câu ca dao, tục ngữ liên quan đến bạn bè:
- Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ.
- Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng.
- Bán an hem xa, mua láng giềng gần.
- Thương người như thể thương thân.
5. HS chúc mừng bạn trong những ngày lễ, khi bạn vui hoặc thăm hỏi, động viên khi bạn
ốm mệt hoặc gặp khó khăn.
6. HS thực hiện quan tâm, giúp đỡ bạn trong học tập và trong cuộc sống hằng ngày.


BÀI 3: GIỮ GÌN TRƯỜNG LỚP SẠCH ĐẸP (2 tiết)
* TIẾT 1
I.
Mục tiêu bài học:
Học sinh biết:
- Một số biểu hiện cụ thể của việc giữ gìn trường lớp sạch đẹp.
- Lý do vì sao cần giữ gìn trường lớp sạch đẹp.
II.
Tài liệu và phương tiện:
- Bài hát: “ Em yêu trường em” nhạc và lời của Hoàng Vân.
- Phiếu học tập cho HĐCB-HĐ3 tiết 1.
- Bộ tranh nhỏ minh họa gồm 5 tờ.
- Tiểu phẩm “ Bạn Hùng thật đáng khen”.
- VBT Đạo đức 2.
III. Tiến trình:
Khởi động: Hát bài: “ Em yêu trường em” nhạc và lời của Hoàng Vân.
A. Hoạt động cơ bản:

Nhận xét về các hành vi của các nhân vật trong tiểu phẩm “Bạn Hùng thật đáng

khen”
a) HS lấy VBT Đạo đức 2 và đọc tiểu phẩm: “ Bạn Hùng thật đáng khen”. Nếu không có
VBT GV đọc truyện cho cả lớp cùng nghe.
b) HS suy nghĩ và nêu nhận xét về việc làm của mình trong truyện theo các câu hỏi gợi ý
sau:
- Bạn Hùng đã làm gì trong buổi sinh nhật mình?
- Hãy đoán xem vì sao bạn Hùng làm như vậy?
c) Một số HS nêu nhận xét về việc làm của bạn Hùng, kết quả của việc làm đó và thái độ
của bản thân trước các việc làm.
2. Cùng nhau kiểm tra kết quả nhận xét sau khi đọc.
GV tập hợp ý kiến và kết luận: Để giữ gìn trường lớp sạch đẹp chúng ta nên làm trực
nhật hằng ngày, không bôi bẩn, vẽ bậy lên bàn ghế, không vứt rác bừa bãi, đi vệ sinh
đúng nơi qui định, …
3. Nhận xét, đánh giá về việc làm để giữ gìn trường lớp sạch đẹp:
a) HS mở VBT Đạo đức 2, xem BT2/27.
b) HS nhận xét trước các ý kiến dưới đây mà em tán thành và hãy giải thích vì sao tán
thành?
Trường lớp sạch đẹp có lợi cho sức khỏe.
Trường lớp sạch đẹp giúp em học tập tốt hơn.
Giữ gìn trường lớp sạch đẹp là trách nhiệm của mỗi HS.
Giữ gìn trường lớp sạch đẹp là thể hiện lòng yêu trường, yêu lớp.
Vệ sinh trường lớp chỉ là trách nhiệm của bác lao công.


c) Một số HS lên bảng nêu nhận xét về từng ý kiến mà em tán thành hoặc không tán thành.
Những HS khác lắng nghe và trao đổi, bổ sung ý kiến.
d) GV tổng kết những nhận xét của HS và kết luận: Giữ gìn trường lớp sạch đẹp là bổn
phận của mỗi HS, điều đó thể hiện lòng yêu trường, yêu lớp và giúp các em được sinh hoạt,
học tập trong môi trường trong lành.
GV động viên, khuyến khích những HS có tinh thần xung phong và có lời nhận xét hay,

thuyết phục.

4. Em đồng tình hay không đồng tình với việc làm trong tranh dưới đây? Vì sao?
a) Nhóm HS nhận nhiệm vụ thảo luận lựa chọn việc làm đúng thể hiện giữ vệ sinh trường
lớp trong các tình huống sau đây.
a. Bạn Hùng vẽ hình búp bê lên tường.
b. Bạn Nam và Bạn Hoa cùng trực nhật lớp: Nam lau bảng. Hoa quét lớp.
c. Bạn Lan uống sữa xong vứt rác xuống sân trường.
d. Cả lớp em cùng trực nhật dọn vệ sinh trường lớp.
e. Cả lớp lao động tưới cây xanh, chăm sóc cây trong sân trường.
b) Các nhóm thảo luận, lựa chọn việc làm đúng.

Một số nhóm lên trình bày kết quả thảo luận. Các nhóm khác lắng nghe, trao đổi ý kiến.
d) GV kết luận: Giữ gìn trường lớp sạch đẹp là bổn phận của mỗi HS, điều đó thể hiện lòng
yêu trường, yêu lớp và giúp các em được sinh hoạt, học tập trong một môi trường trong
lành.


* TIẾT 2

-

I.
Mục tiêu bài học:
1. Học sinh biết làm một số công việc cụ thể để giữ gìn trường lớp sạch đẹp.
2. Học sinh co thái độ:
Đồng tình với việc làm đúng để giữu gìn trường lớp sạch đẹp.
II.
Tài liệu và phương tiện:
Bài hát: “Em yêu trường em” nhạc và lời của Hoàng Vân.

Phiếu học tập cho HĐTH-HĐ2 tiết 2.
Bộ tranh nhỏ minh họa gồm 5 tờ.
VBT Đạo đức 2.
III. Tiến trình:
Khởi động: Hát bài: “Em yêu trường em” nhạc và lời của Hoàng Vân.
B. Hoạt động thực hành:

1. Phân tích tình huống-đóng vai:
a) Nhóm HS nhận nhiệm vụ thảo luận lựa chọn tình huống thể hiện việc giữ gìn trường
lớp sạch đẹp dưới đây:
a. Mai và em cùng làm trực nhật. Mai định đổ rác qua cửa sổ lớp học cho tiện.
b. Nam rủ bạn: “Mình cùng vẽ hình Đô-rê-mon lên tường đi!”.
c. Thứ bảy nhà trường tổ chức trồng cây, trồng hoa trong sân trường mà bố em lại
hứa cho em đi chơi công viên.
d. Trong giờ ăn trưa ở lớp bán trú, bạn ngồi bên cạnh em để thức ăn rơi xuống sàn.
b) Các nhóm thảo luận, lựa chọn tình huống đúng.

c) Một số nhóm lên trình bày kết quả thảo luận (hoặc trình bày qua đóng vai). Các
nhóm khác lắng nghe, trao đổi ý kiến.
d) GV kết luận: Mỗi HS cần tham gia làm các việc cụ thể, vừa sức của mình để giữ gìn
trường lớp sạch đẹp. Đó vừa là quyền, vừa là bổn phận của các em.

1. Hãy nêu những việc cần làm để giữu gìn vệ sinh trường lớp sạch đẹp:
a) HS mở VBT Đạo đức 2 làm BT5/29.
b) HS nhận xét, đánh giá các việc làm đúng để thể hiện việc giữ gìn trường lớp sạch
đẹp.


2. Hãy nối các ý nêu tình huống (ở cột A) với cách ứng xử hoặc hậu quả ghi (ở cột B)
sao cho phù hợp.

a) HS mở VBT Đạo đức 2, BT6/30.
b) HS nhận xét, nêu tình huống và cách ứng xử hoặc hậu quả cho phù hợp.
 Hoạt động cả lớp:

c) Một số HS lên bảng nêu nhận xét về tình huống đúng. Những HS khác lắng nghe và
trao đổi ý kiến.
d) GV tổng kết những nhận xét của HS và kết luận: Giuwx gìn trường lớp sạch đẹp là
quyền và bổn phận của mỗi HS.
C. Hoạt động ứng dụng:
1. HS kể với cha mẹ, anh chị về việc giữ gìn trường lớp sạch đẹp.
2. Thực hiện giữ vệ sinh trường lớp sạch đẹp hằng ngày.
3. Nhắc nhở các bạn cùng thực hiện giữ vệ sinh trường lớp sạch đẹp.


BÀI 4: BIẾT NHẬN LỖI VÀ SỬA LỖI (2 tiết)
I.MỤC TIÊU
1. HS hiểu:
Khi có lỗi thì nên nhận và sửa lỗi để mau tiến bộ và được mọi người yêu quý.Như thế
mới là người dũng cảm, trung thực.
2. HS biết nhận lỗi và sửa lỗi khi có lỗi, biết nhắc bạn nhận và sửa lỗi.
3. HS có thái độ:
Biết ủng hộ, cảm phục các bạn biết nhận lỗi và sửa lỗi.
II.TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN
- Phiếu thảo luận.
- Vở bài tập Đạo đức 2
III.TIẾN TRÌNH
TIẾT 1
Khởi động: Hát bài: “ Con voi”
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN


-

-

1. GV yêu cầu các nhóm theo dõi câu chuyện và xây dựng phần kết câu chuyện.
2. GV kể chuyện “ Cái bình hoa” với kết cục để mở. GV kể từ đầu đến đoạn “ Ba tháng
trôi qua, không còn ai nhớ đến chuyện cái bình vỡ” thì dừng lại.
3. GV hỏi:
Nếu Vô-va không nhận lỗi thì điều gì sẽ xảy ra ?
Các em thử đoán xem Vô- va đã nghĩ làm gì sau đó ?
4. HS thảo luận nhóm và phán đoán phần kết.
5. Đại diện các nhóm HS trình bày kết quả.
GV hỏi: “ Các em thích đoạn kết của nhóm nào hơn ? Vì sao ?”
6. GV kể đoạn cuối câu chuyện.
7. GV phát phiếu câu hỏi cho các nhóm:
Qua câu chuyện, em thấy cần làm gì sau khi mắc lỗi ?
Nhận lỗi và sửa lỗi có tác dụng gì ?
8. Các nhóm thảo luận và trả lời câu hỏi.
9. GV kết luận: Trong cuộc sống, ai cũng có khi mắc lỗi, nhất là với các em ở lứa tuổi
nhỏ. Nhưng điều quan trọng là biết nhận lỗi và sửa lỗi. Biết nhận lỗi và sửa lỗi thì sẽ
mau tiến bộ và được mọi người yêu quý.

B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH

-

1. Nhận xét, đánh giá các hành vi, ý kiến và thái độ của mình :
HS mở VBT Đạo đức, làm bài tập 2 trang 23.
HS nhận xét, đánh giá các hành vi trong các ý kiến:



a.
b.
c.
d.
đ.
e.

-

Người biết nhận lỗi là người dũng cảm.
Nếu có lỗi chỉ cần tự sửa lỗi, không cần nhận lỗi.
Nếu có lỗi chỉ cần nhận lỗi, không cần sửa lỗi.
Cần nhận lỗi cả khi mọi người không biết mình có lỗi.
Cần xin lỗi khi mắc lỗi với bạn bè và em bé.
Chỉ cần xin lỗi những người quen biết.

GV tổng kết những nhận xét của HS và kết luận:
Biết nhận lỗi và sửa lỗi sẽ giúp em mau tiến bộ và được mọi người yêu quý.

TIẾT 2

I. Đóng vai theo tình huống
1. GV phát phiếu giao việc.
Tình huống 1: Lan đang trách Tuấn: “ Sao bạn hẹn rủ mình cùng đi học mà lại đi học
một mình”
Em sẽ làm gì nếu là Tuấn ?
Tình huống 2:Nhà cửa đang bừa bãi, chưa được dọn dẹp.Bà mẹ đang hỏi Châu: “
Con đã dọn nhà cho mẹ chưa ?”
Em sẽ làm gì nếu là Châu ?

Tình huống 3 : Tuyết mếu máo cầm quyển sách : “ Bắt đền Trường đấy, làm rách sách
tớ rồi”.
Em sẽ làm gì nếu là Trường ?
Tình huống 4 : Xuân quên không làm bài tập Tiếng Việt. Sáng nay đến lớp, các bạn
kiểm tra bài tập ở nhà.
Em sẽ làm gì nếu là Xuân ?
2. Các nhóm chuẩn bị đóng vai một tình huống.
3. Các nhóm lên trình bày cách ứng xử.
4. Cả lớp nhận xét.
5. GV kết luận: Khi có lỗi, biết nhận lỗi và sửa lỗi là dũng cảm , đáng khen.
II. Thảo luận
1. Gv phát phiếu giao việc.
Tình huống 1: Vân viết chính tả bị điểm xấu vì em nghe không rõ do tai kém, lại
ngồi bàn cuối. Vân muốn viết đúng nhưng không biết làm thế nào ?


-

Theo em, Vân nên làm gì ? Đề nghị, yêu cầu nguời khác giúp đỡ, hiểu và thông
cảm có phải là việc nên làm không ? Tại sao ? Lúc nào nên nhờ giúp đỡ, lúc nào
không nên ?
Tình huống 2: Dương bị đau bụng nên ăn cơm không hết suất. Tổ em bị chê. Các
bạn trách Dương dù Dương đã nói lí do.
Việc đó đúng hay sai ? Dương nên làm gì ?
2. Các nhóm thảo luận.
3. Các nhóm lên trình bày kết quả thảo luận của nhóm
4. Cả lớp nhận xét.
5. GV kết luận:
Cần bày tỏ ý kiến của mình khi bị người khác hiểu nhầm.
Nên lắng nghe để hiểu người khác, không trách lỗi nhầm cho bạn.

Biết thông cảm, hướng dẫn, giúp đỡ bạn bè sửa lỗi, như vậy mới là bạn tốt.

Gv mời một số em lên kể những trường hợp mắc lỗi.
1. HS lên trình bày.
2. GV cùng HS lên phân tích tìm ra cách giải quyết đúng.
3. GV khen những HS trong lớp biết nhận lỗi và sửa lỗi.

GV kết luận: Ai cũng có khi mắc lỗi.Điều quan trọng là phải biết nhận lỗi và
sửa lỗi. Như vậy em sẽ mau tiến bộ và được mọi người yêu quý.
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG
Kể lại một trường hợp em đã nhận và sửa lỗi hoặc người khác đã nhận và sửa lỗi với em.


BÀI 5: THỰC HÀNH KĨ NĂNG GIỮA KÌ I (1 tiết)
I/ MỤC TIÊU
1-Kiến thức: HS biết cách xử lí và đóng vai 1 số tình huống đã học.
2-Kỹ năng: +Rèn khả năng đóng vai theo các tình huống.
+GDKNS: KN quản lí thời gian, KN giải quyết vấn đề và KN đảm nhận
trách nhiệm.
3-Thái độ: Giáo dục HS có những hành vi đạo đức, chuẩn mực đạo đức phù hợp với
lứa tuổi, đặc biệt hình thành kĩ năng hành vi đạo đức cho HS.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
A/ Hoạt động cơ bản: Bắt nhịp cho HS hát đầu giờ.
GV kiểm tra sách vở, đồ dùng học tập của HSB/ Hoạt động thực hành Dạy bài mới:
*Hoạt động cả lớp
a).Hoạt động 1:Thực hành kỹ năng lập thời gian biểu:
*Mục tiêu: +HS biết cách lập thời gian biểu để sử dụng tốt thời gian phục vụ cuộc
sống nhằm đem lại sức khỏe cho bản thân mình và cho người khác.
+GDKNS: Kỹ năng quản lí thời gian
Thực hành đóng vai theo tình huống

vừa tìm câu trả lời cho nhân vật trong tình huống *Cách tiến hành:
- GV chia nhóm: 3 nhóm
- Gv giao nhiệm vụ cho từng nhóm
+Nhóm 1 : Em vừa ăn cơm xong chưa kịp dọn
+Nhóm 2 : Nhà sắp có khách, mẹ nhắc em rọn nhà, trong khi em muốn xem ti vi?
+Nhóm 3: Bạn được phân công xếp rọn chiếu khi ngủ dậy nhưng bạn không làm.
Em sẽ làm gì B?
- GV mời đại diện 3 nhóm lên đóng vai
- Gọi nhóm khác nhận xét.
=> GV kết luận: Em nên cùng mọi người giữ gìn gọn gàng, ngăn nắp nơi ở của mình.


*Mục tiêu: GDKNS: KN đảm nhận trách nhiệm
-GV kiểm tra việc HS thực hành giữ gìn gọn gàng, ngăn nắp chỗ học chỗ chơi.
- GV yêu cầu HS giơ tay theo 3 mức độ a, b, c
+a: Thường xuyên tự xếp rọn chỗ học chỗ chơi.
+b: Chỉ làm khi được nhắc nhở
+c: Thường nhờ người khác làm hộ.
=> GV khen nhóm mức độ a, nhắc nhở động viên nhóm mức độ b và c.
=> Kết luận chung.
C/ Hoạt động ứng dụng.
-Hãy kể với bố mẹ và người thân về việc em đã lập kế hoạch như thế nào.


BÀI 6: BIẾT NÓI LỜI YÊU CẦU, ĐỀ NGHỊ (2 tiết)
* TIẾT 1
MỤC TIÊU :
1.Học sinh biết:
- Biết cần nói lời yêu cầu, đề nghị trong các tình huống phù hợp.
2. HS có hành vi biết ni lời yêu cầu và đề nghị vì thế mới thể hiện sự tôn trọng

người khác và tôn trọng bản thân. Thực hiện nói lời yêu cầu đề nghị trong các tình
huống cụ thể.
3. HS có thái độ quý trọng và học tập những ai biết nói lời yêu cầu đề nghị phù
hợp. Phê bình, nhắc nhở những ai không biết nói lời yêu cầu, đề nghị.
TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN :
- Phiếu học tập. Tranh, các tấm bìa có 3 màu.
- Vở bài tập Đạo đức 2 do HS chuẩn bị.
TIẾN TRÌNH
HOẠT ĐỘNG DẠY
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN
- Hội đồng tự quản làm việc
- Mời GV đi vào tiết dạy
* Khởi động: GV cho học sinh chơi trò chơi
liên quan tới bài học.

HOẠT ĐỘNG HỌC
- Đại diện các Ban lên làm việc
- HS tham gia chơi.

- GV giới thiệu bài :
“Biết nói lời yêu cầu, đề nghị”
* Hoạt động 1: Thảo luận nhóm
- GV cho hs quan sát tranh.
- Gv nêu câu hỏi theo nội dung tranh.

-Hs quan sát và nắm được nội dung
tranh.
-Thảo luận nhóm và đưa ra giải pháp
cho tình huống theo tranh.
- Đại diện nhóm lên trình bày phần

thảo luận của nhóm.

- GV cùng HS nhận xét hoạt động của các
nhóm.
- Kết luận : Muốn mượn bút chì của bạn Tâm,
Nam cần sử dụng những yêu cầu,…
* Hoạt động 2 : Đánh gía hành vi.
- GV đính lần lượt các tranh lên bảng và nêu
câu hỏi theo từng tranh.
-Nhận xét kết luận : Việc làm trong tranh 2,3 là
đúng vì các bạn đã biết dùng lời đề nghị lịch
sự khi cần được giúp đỡ.
*Hoạt động 3 : Bày tỏ thái độ.

-Trao đổi kết quả bạn cùng bàn.
-Hs phát biểu cá nhân


(Hoạt động cá nhân)
-GV phát phiếu học tập.

-Hs đánh dấu vào trước ơ vng ý
kiến mà em tán thành.
-Hs bày tỏ thái độ.

-Gv nêu lần lượt các ý kiến.
-Gv cho hs thảo luận giữa việc tán thành và
-Hs thảo luận, trình bày ý kiến.
khơng tán thành .
Kết luận chung : Ý kiến d là đúng.

4.Củng cố :
- Vì sao cần phải nói lời u cầu, đề nghị ?
- GV nhận xét.
IV. HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP: (1 phút)
- Nhận xét - Xem lại bài.
- Rút kinh nghiệm:
* TIẾT21
I. MỤC TIÊU :
- Giúp hs biết cần nói lời u cầu, đề nghị trong các tình huống phù hợp. Vì
thế mới thể hiện sự tơn trọng người khác và tơn trọng bản thân.
-Q trọng và học tập những ai biết nói lờiu cầu đề nghị phù hợp.Phê bình,
nhắc nhở những ai khơng biết nói lời u cầu, đề nghị.
-Thực hiện nói lời u cầu đề nghị trong các tình huống cụ thể.
GDKNS:-Kĩ năng nói lời u cầu, đề nghị lịch sự trong giao tiếp với người khác.
-Kĩ năng thể hiện sự tự trọng và tơn trọng người khác.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
GV : Dụng cụ sắm vai.
HS : VBT
III. CÁC HỌAT ĐỘNG DẠY HỌC :
1. Ổn định : (1 phút ) Hát
2. Bài mới :
a/ Giới thiệu bài : “ Biết nói lời u cầu, đề nghị”
b/ Các hoạt động dạy học :
HOẠT ĐỘNG DẠY
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN
- Hội đồng tự quản làm việc
- Mời GV đi vào tiết dạy
* Khởi động: GV cho học sinh chơi trò chơi liên
quan tới bài học.


HOẠT ĐỘNG HỌC

- GV giới thiệu bài :
* Hoạt động 1: Hs tự liên hệ
HS biết tự đánh giá việc sử dụng lời u cầu,
đề nghị của bản thân.
-GV nêu u cầu:
+Kể cho cả lớp nghe trờng hợp em đã biết nói
lời u cầu đề nghị.
+Khi nói lời u cầu đề nghị, mọi ngời tỏ thái

-Hs thảo luận, đóng vai theo
từng cặp.

-Hs tự liên hệ, trình bày.

- Häc sinh ph©n tÝch vµ bỉ sung ý
kiÕn.


độ gì? Kết quả việc em nhờ ra sao?
+Nói lời u cầu đề nghị có ích lợi gì?
- Nhận xét khen ngợi
*Hoạt động 2 : Đóng vai.
Học sinh thực hành nói lời u cầu đề nghị
lịch sự khi muốn nhờ ngời khác giúp đỡ.
GDKNS: Kĩ năng thể hiện sự tự trọng và tơn
-Hs trình bày.
trọng người khác,
-Nhận xét về bạn.

Tiến hành:
- Gv nêu tình huống.
-Một học sinh đọc đề.
- Thảo luận nhóm 2, chọn cách ứng xử cho các
tình huống của bạn, lựa chọn tình huống ng ý để
sắm vai.
- Nhiều nhóm trình bày.
- Cả lớp nhận xét nhóm có cách ứng xử hay nhất.
- Khi cần đến sự giúp đỡ của ngời khác, ta cần
nói lời nhờ u cầu đề nghị cùng với hành động
và cử chỉ cho phù hợp.
-Nhận xét kết luận : Khi cần đến sự giúp đỡ, dù
nhỏ của người khác, em cần có lời nói và hành
động, cử chỉ phù hợp..
c)Hoạt động 3 : Trò chơi “Văn minh”.
- Học sinh thực hành nói lời đề nghị lịch sự với -Hs thực hiện trò chơi
các bạn trong lớp và biết phân biệt giữa lời nói
-Hs nhắc lại.
lịch sự và cha lịch sự.
- GD KNS: kĩ năng nói lời u cầu, đề nghị lịch
sự trong giao tiếp với người khác.
-Tiến hành:
- Hớng dẫn trò chơi: thầy sẽ chỉ định một
bạn đứng lên nói lời đề nghị cả lớp. Nếu cả lớp
thấy lời nói, thái độ của bạn là phù hợp và lịch sự
thì chúng ta cùng thao tác theo bạn.
- Giáo viên làm mẫu: nói “Mời các bạn giơ
tay” và đa tay lên, cả lớp làm theo.
- Gọi học sinh cùng chơi.
Kết luận: Biết nói lời u cầu, đề nghị phù

hợp trong giao tiếp hàng ngày là biết tự trọng và
biết tơn trọng ngời khác.
-Gv nhận xét, đánh giá
Kết luận chung : Biết nói lời u cầu đề nghị phù
hợp trong giao tiếp hàng ngày là tự tơn trọng
mình và tơng trộng người khác.
4.Củng cố :
- Vì sao ta cần biết nói lời u cầu, đề nghị ?
-GV nhận xét.


IV. HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP:
-Nhận xét - Xem lại bài – Hs biết nói lời yêu cầu đề nghị


BÀI 7: CHĂM LÀM VIỆC NHÀ (2 tiết)
I.MỤC TIÊU
- Biết trẻ em có bổn phận tham gia làm những việc làm những việc nhà phù hợp với khả
năng để giúp đỡ ông bà, cha mẹ, anh chị.

II.TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN:

A

GV chuẩn bị:
- Tranh, phiếu thảo luận.
- Vở bài tập Đạo đức 2 .
HS chuẩn bị:
-Thẻ mặt cười mếu cho cá nhân
-SGK đạo đức 2

-Vật dụng: chổi, chén, khăn lau bàn………
III. TIẾN TRÌNH

Hoạt động cơ bản

1. Tìm hiểu bài thơ “Khi mẹ vắng nhà”

-GV đọc diễn cảm bài thơ “Khi mẹ vắng nhà” của Trần Đăng Khoa.
Khi mẹ vắng nhà, em luộc khoai
Khi mẹ vắng nhà, em cùng chị giã gạo
Khi mẹ vắng nhà, em thổi cơm
Khi mẹ vắng nhà, em nhổ cỏ vườn
Khi mẹ vắng nhà, em quét sân và quét cổng
Sớm mẹ về, thấy khoai đã chín
Buổi mẹ về, gạo đã trắng tinh
Trưa mẹ về, cơm dẻo và ngon
Chiều mẹ về, cỏ đã quang vườn
Tối mẹ về, cổng nhà sạch sẽ
Mẹ bảo em: - Dạo này ngoan thế!
- Không mẹ ơi! Con đã ngoan đâu
Áo mẹ mưa bạc màu
Đầu mẹ nắng cháy tóc
Mẹ ngày đêm khó nhọc
Con chưa ngoan, chưa ngoan!

-Phát phiếu thảo luận nhóm và cầu các nhóm thảo luận theo các câu hỏi ghi trong phiếu:
1. Bạn nhỏ đã làm gì khi mẹ vắng nhà?
2. Thông qua những việc đã làm, bạn nhỏ muốn bày tỏ tình cảm gì với mẹ?
3. Theo các em, mẹ bạn nhỏ sẽ nghĩ gì khi thấy các công việc mà bạn đã làm?



2. Trò chơi “Đoán xem tôi đang làm gì?”

- GV chọn 2 đội chơi, mỗi đội 5 HS
- GV phổ biến cách chơi:
+ Lượt 1: Đội 1 sẽ cử một bạn làm một công việc bất kì. Đội kia phải có nhiệm vụ
quan sát, sau đó phải nói xem hành động của đội kia là làm việc gì. Nếu nói đúng
hành động – đội sẽ ghi được 5 điểm. Nếu nói sai – quyền trả lời thuộc về HS ngồi
bên dưới lớp.
+ Lượt 2: Hai đội đổi vị trí chơi cho nhau.
+ Lượt 3: Lại quay về đội 1 làm hành động (chơi khoảng 6 lượt)
- GV tổ chức cho HS chơi thử.
- GV cử ra Ban giám khảo và cùng với Ban giám khảo giám sát hai đội chơi.
- GV nhận xét HS chơi và trao phần thưởng cho các đội chơi.
3. Tự liên hệ bản thân.

- Yêu cầu 1 vài HS kể về những công việc mà em đã tham gia.

B

động thực hành
4. Xử lýHoạt
tình huống

- Các nhóm hãy thảo luận sau đó đóng vai, xử lí tình huống ghi trong phiếu.
Tình huống 1: Lan đang phải giúp mẹ trông em thì các bạn đến rủ đi chơi. Lan sẽ làm
gì?
Tình huống 2: Mẹ đi làm muộn chưa về. Bé Lan sắp đi học mà chưa ai nấu cơm cả.
Nam phải làm gì bây giờ?
Tình huống 3: Aên cơm xong, mẹ bảo Hoa đi rửa bát. Nhưng trên Tivi đang chiếu phim

hay. Bạn hãy giúp Hoa đi.
Tình huống 4: Các bạn đã hẹn với Sơn sang chơi nhà vào sáng nay. Nhưng hôm nay bố
mẹ đi vắng cả, bà Sơn đang ốm, Sơn được mẹ giao cho chăm sóc bà. Sơn phải làm gì
bây giờ?
5. Điều này đúng hay sai.

- Nhóm thảo luận và thống nhất các ý kiến sau:


a. Làm việc nhà là trách nhiệm của người lớn trong gia đình.
b. Trẻ em không phải làm việc nhà.
c. Cần làm tốt việc nhà khi có mặt cũng như khi vắng mặt người lớn.
d. Tự giác làm những việc nhà phù hợp với khả năng là yêu thương cha mẹ.
e. Trẻ em có bổn phận làm những việc nhà phù hợp với khả năng của mình.
6. Đóng vai

C

- GV nêu các câu hỏi để HS tự nhìn nhận, đánh giá sự tham gia làm việc nhà của bản thân.
- Các nhóm HS thảo luận, Chuẩn bị đóng vai để xử lý tình huống.
- Đại diện các nhóm lên đóng vai và trình bày kết quả thảo luận.
- Trao đổi, nhận xét, bổ sung giữa các nhóm.

Hoạt động ứng dụng

- Khi được giao làm bất cứ công việc nhà nào, em cần phải hoàn thành công việc đó rồi mới
làm những công việc khác.
- Chăm làm việc nhà phù hợp với lứa tuổi và khả năng như quét dọn nhả cửa, sân vườn, rửa
ấm chén., chăm sóc cây trồng, vật nuôi….trong gia đình là góp phần làm sạch đẹp môi
trường, BVMT.

- Về nhà làm kể cho người thân những việc đã làm
VI. ĐÁNH GIÁ
1. GV yêu cầu những HS tự đánh giá cách lựa chọn ứng xử đúng trong các tình huống. Mỗi
HS kể một số công việc đã làm ở nhà để giúp đỡ bố mẹ
2. GV yêu cầu mỗi HS tham gia một số việc nhà phù hợp với khả năng.


BÀI 8: GỌN GÀNG, NGĂN NẮP (2 tiết)
I. Mục tiêu:
- Biết cần phải giữ gọn gàng, ngăn nắp chỗ học, chỗ chơi như thế nào.
- Nắm được lợi ích của việc giữ gọn gàng, ngăn nắp chỗ học, chỗ chơi.
- Thực hiện giữ gìn gọn gàng, ngăn nắp chỗ học, chỗ chơi.
- Tích hợp: giáo dục HS học tập và làm việc theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
- Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục:
+ KN giải quyết vấn đề.
+ KN quản lý thời gian.
II. Các hoạt động dạy và học:
1. Hoạt động cơ bản:

Hoạt động 1: Phân tích câu chuyện "Chuyện xảy ra trước giờ ra chơi".
 Nhằm giúp HS thấy lợi ích của việc sống gọn gàng, ngăn nắp.
- KNS: KN quản lý thời gian.
- GV đọc câu chuyện "Chuyện xảy ra trước giờ ra chơi". Cả lớp theo dõi, sau đó trả lời câu hỏi:
+ Em hãy so sánh 2 cách sắp xếp sách trên giá của Hòa.
+ Qua câu chuyện em rút ra điều gì?
- GV kết luận: Sau khi làm việc xong cần phải thu cất các dụng cụ ngăn nắp và đúng vị trí, có như
vậy đồ dùng không bị hư và khỏi mất công tìm kiếm lâu. Do đó, chúng ta nên rèn luyện thói quen
gọn gàng, ngăn nắp trong sinh hoạt.

Hoạt động 2: Thảo luận, nhận xét nội dung tranh.

Nhằm giúp HS biết phân biệt gọn gàng, ngăn nắp và chưa gọn gàng, ngăn nắp. (HĐ2,trang 29SGV; BT2, trang 8-VBT).
- Nhận xét xem nơi học và sinh hoạt của các bạn trong mỗi tranh đã gọn gàng, ngăn nắp chưa? Vì
sao?
- Đại diện nhóm trình bày.
- GV kết luận:
+ Nơi học và sinh hoạt của các bạn trong tranh 1,3 gọn gàng, ngăn nắp.
+ Nơi học và sinh hoạt của các bạn trong tranh 2, 4 chưa gọn gàng, ngăn nắp vì đồ dùng, sách vở
không để đúng nơi quy định.
- GV hỏi thêm: Nên sắp xếp đồ dùng như thế nào cho gọn gàng, ngăn nắp?

Hoạt động 3: Bày tỏ ý kiến
Nhằm giúp HS biết đề nghị, bày tỏ ý kiến của mình với người khác.
- GV nêu tình huống: Bố mẹ xếp cho Nga một góc học tập riêng nhưng mọi người trong gia đình
thường để đồ dùng lên bàn học của Nga.
Theo em, Nga cần làm gì để giữ góc học tập luôn gọn gàng, ngăn nắp?
- GV mời một số HS trình bày ý kiến. Các HS khác bổ sung ý kiến.
- GV kết luận: Nga nên bày tỏ ý kiến, yêu cầu mọi người trong gia đình để đồ dùng đúng nơi quy
định.
Ghi nhớ:
Bạn ơi, chỗ học, chỗ chơi
Gọn gàng, ngăn nắp ta thời chớ quên.
Đồ chơi, sách vở đẹp bền,
Khi cần khỏi mất công tìm kiếm lâu.
2. Hoạt động thực hành:


Hoạt động 1: Đóng vai
 Nhằm giúp HS biết cách ứng xử phù hợp để giữ gìn nhà cửa gọn gàng, ngăn nắp. (HĐ1, trang
31-SGV ; BT3, trang 9-VBT).
- KNS: Giải quyết vấn đề.

- Mỗi nhóm có nhiệm vụ tìm cách ứng xử trong tình huống và đóng vai.
- Các nhóm khác nhận xét.
- GV kết luận:
Tình huống a: Em cần dọn mâm trước khi đi chơi.
Tình huống b: Em cần quét nhà xong rồi mới đi xem phim.
Tình huống c: Em cần nhắc và giúp bạn xếp gọn chiếu.
Kết luận: Em nên cùng mọi người giữ gọn gàng, ngăn nắp nơi ở của mình.

Hoạt động 2: Tự liên hệ.
Nhằm kiểm tra việc HS thực hành giữ gọn gàng, ngăn nắp chỗ học, chỗ chơi. (HĐ2 , trang 31SGV; BT6, trang 10-VBT).
- GV yêu cầu HS giơ tay theo 3 mức độ a, b, c.
Mức độ a: Thường xuyên tự xếp dọn chỗ học, chỗ chơi.
Mức độ b: Chỉ làm khi được nhắc nhở.
Mức độ c: Thường nhờ người khác làm hộ.
- GV đếm số HS đạt mỗi mức độ và ghi số liệu lên bảng.
- GV khen HS đạt mức độ a và nhắc nhở động viên HS ở mức độ b, c.
* Kết luận chung: Sống gọn gàng, ngăn nắp làm cho nhà cửa thêm sạch đẹp và khi cần sử dụng thì
khỏi mất công tìm kiếm. Người sống gọn gàng, ngăn nắp luôn được mọi người yêu mến.
3. Hoạt động ứng dụng:

- Kể cho người thân biết những việc em đã làm để giữ gọn gàng, ngăn nắp.
- Thực hiện sống gọn gàng, ngăn nắp trong học tập và sinh hoạt hằng ngày.


BÀI 9: BẢO VỆ LOÀI VẬT CÓ ÍCH (2 tiết)
(Chưa có thiết kế)


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×