Tải bản đầy đủ (.doc) (50 trang)

Thuyet minh du an vườn rừng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (431.49 KB, 50 trang )

DỰ ÁN ĐẦU TƯ TRANG TRẠI KINH TẾ TỔNG HỢP MÔNG DƯƠNG

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

DỰ ÁN ĐẦU TƯ
XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH TRANG TRẠI
KINH TÊ TỔNG HỢP MÔNG DƯƠNG
ĐỊA ĐIỂM
KHU 13 – PHƯỜNG MÔNG DƯƠNG, THỊ XÃ CẨM PHẢ.
CHỦ ĐẦU TƯ
ÔNG ĐINH PHÚ MINH
CMND Số: 100598086, cấp ngày 21/12/2009, cấp tại Công an Quảng Ninh
Địa chỉ thường trú: Khu 5B, phường Cẩm Trung, thị xã Cẩm Phả
CƠ SỞ PHÁP LÝ
- Căn cứ Luật đầu tư và các văn bản hướng dẫn hiện hành;
- Căn cứ Nghị định số 112/2009/NĐ-CP ngày 14/12/2009 của Chính phủ về
quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình;
- Căn cứ Nghị định số 04/2010/TT-BXD, ngày 26/5/2010, của Bộ Xây dựng
V/v hướng dẫn lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình;
- Căn cứ Nghị định số 23/2006/NĐ-CP, ngày 03/3/2006 của Chính phủ về thi
hành Luật Bảo vệ và Phát triển rừng;
- Căn cứ Quyết định số 186/2006/QĐ-TTg, ngày 14/8/2006 của Thủ tướng
chính phủ về việc ban hành Quy chế quản lý rừng;
- Thông tư số 99/2006/TT-BNN ngày 06/11/2006 Hướng dẫn thực hiện một số
điều của Quy chế quản lý rừng ban hành kèm theo Quyết định số 186/2006/QĐTTg, ngày 14/8/2006 của Thủ tướng Chính phủ;
- Căn cứ Quyết định số 394/QĐ-TTg, ngày 13/3/2006 của Thủ tướng Chính
phủ “Về khuyến khích đầu tư xây dựng mới, mở rộng cơ sở giết mổ, bảo quản chế
biến gia súc, gia cầm và cơ sở chăn nuôi gia cầm tập trung, công nghiệp;
- Căn cứ Thông tư số 42/2006, ngày 1/6/2006 của Bộ Nông nghiệp và phát
triển nông thôn, hướng dẫn thực hiện một số điều tại Quyết định số 394/QĐ-TTg,


ngày 13/3/2006 của Thủ tướng Chính phủ “Về khuyến khích đầu tư xây dựng mới,
mở rộng cơ sở giết mổ, bảo quản chế biến gia súc, gia cầm và cơ sở chăn nuôi gia
cầm tập trung, công nghiệp;
CHỦ ĐẦU TƯ:
Ông: Đinh Phú Minh
CMND Số: 100598086, cấp ngày 21/12/2009 tại CA Quảng Ninh.
Địa chỉ thường trú: Khu 5B – phường Cẩm Trung, thị xã Cẩm Phả.
Chủ sở hữu thửa đất số: 281 và 290, tại tờ bản đồ số 5, khu 13 phường Mông Dương, thị xã Cẩm Phả.

1


DỰ ÁN ĐẦU TƯ TRANG TRẠI KINH TẾ TỔNG HỢP MÔNG DƯƠNG

- Căn cứ Thông tư 58/2006/TT-BTC ngày 26/6/2006 của Bộ Tài chính, hướng
dẫn thực hiện Quyết định số 394/QĐ-TTg, ngày 13/3/2006 của Thủ tướng Chính
phủ “Về khuyến khích đầu tư xây dựng mới, mở rộng cơ sở giết mổ, bảo quản chế
biến gia súc, gia cầm và cơ sở chăn nuôi gia cầm tập trung, công nghiệp;
- Căn cứ Quyết định số 3839/2011/QĐUB tỉnh Quảng Ninh V/v Ban hành sửa
đổi, bổ sung Quy chế chính sách khuyến khích đầu tư xây dựng mới cơ sở giết mổ, bảo
quản, chế biến gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2012 – 2015.
- Căn cứ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số GCN: CH000003, cấp ngày
20/1/2012.
TIÊU CHUẨN, QUY CHUẨN ÁP DỤNG.
- Áp dụng và tuân thủ theo QCVN 01-15:2010/BNNPTNT – Quy chuẩn kỹ
thuật quốc gia về điều kiện đảm bảo trại chăn nuôi gia cầm, an toàn sinh học.
- Áp dụng và tuân thủ theo QCVN 01-14:2010/BNNPTNT – Quy chuẩn kỹ
thuật quốc gia về điều kiện chăn nuôi lợn.
- Vận dụng TCVN 5376-1991 về Trại chăn nuôi phương pháp kiểm tra vệ sinh.
- Thực hiện theo các quy chuẩn, quy định tại Quyết định Số 04/2007/QĐ-BNN

Về việc ban hành "Quy định về quản lý sản xuất và chứng nhận rau an toàn".
- Quyết định số 99/QĐ ngày 23/4/1983 của Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà
nước về việc ban hành “Tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN-3773-83) xây dựng trại nuôi
gà và tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN-3772-83) xây dựng trại nuôi heo”;
- Tiêu chuẩn thiết kế TCVN4470 – 1995;
- Tiêu chuẩn thiết kế BTCT: TCVN 5574-1991;
- TCVN 5575: 1995 .Kết cấu thép. Tiêu chuẩn thiết kế;
- TCVN 4604: 1988 .Xí nghiệp công nghiệp (Nhà sản xuất). TCTK;
- TCVN 3743: 1983. Chiếu sáng nhân tạo nhà CN và công trình CN;
- TCVN 4474: 1987. Thoát nước bên trong. TCTK;
- TCVN 2622: 1995. Phòng cháy chống cháy cho các nhà và công trình;
- TCXD 46: 1984. Chống sét cho công trình xây dựng. TCTK + TC;
- TCN 20-1984. Quy phạm trang bị điện;
- TCVN 4806:1985 - Quy phạm an toàn lưới điện trong xây dựng;
- TCXDVN 259- 2001: Tiêu chuẩn thiết kế chiếu sáng nhân tạo đường, đường
phố, quảng trường đô thị;
- Tiêu chuẩn cấp nước "mạng lưới bên ngoài và công trình TCVN -33-2006”:
Tiêu chuẩn thiết kế;
- Tiêu chuẩn về cấp nước phòng chữa cháy cho nhà cao tầng và công trình.
TCVN2622 -1995;
- Các tiêu chuẩn môi trường Việt Nam: TCVN 6560-1999 và TCVN 6722-2000;
- Tiêu chuẩn thiết kế mạng lưới thoát nước ngoài nhà TCVN5945 – 1995;
- Tiêu chuẩn nước thải công nghiệp thải vào nguồn nước loại A theo
TCVN5945 - 1995 và theo tiêu chuẩn 6980 – 2001.

CHỦ ĐẦU TƯ:
Ông: Đinh Phú Minh
CMND Số: 100598086, cấp ngày 21/12/2009 tại CA Quảng Ninh.
Địa chỉ thường trú: Khu 5B – phường Cẩm Trung, thị xã Cẩm Phả.
Chủ sở hữu thửa đất số: 281 và 290, tại tờ bản đồ số 5, khu 13 phường Mông Dương, thị xã Cẩm Phả.


2


DỰ ÁN ĐẦU TƯ TRANG TRẠI KINH TẾ TỔNG HỢP MÔNG DƯƠNG

CHƯƠNG 1

SỰ CẦN THIẾT, MỤC TIÊU, QUY MÔ ĐẦU TƯ
VÀ CÔNG NGHỆ ÁP DỤNG
A. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ.
I. TỔNG QUAN VỀ MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ TỈNH QUẢNG NINH.
1. Vị trí địa điểm.
Quảng Ninh có toạ độ địa lý khoảng 106o26' đến 108o31' kinh độ đông và từ 20o40'
đến 21o40' vĩ độ bắc. Bề ngang từ đông sang tây, nơi rộng nhất là 195 km. Bề dọc từ bắc
xuống nam khoảng 102 km. Điểm cực bắc là dãy núi cao thuộc thôn Mỏ Toòng, xã Hoành
Mô, huyện Bình Liêu.
Điểm cực nam ở đảo Hạ Mai thuộc xã Ngọc Vừng, huyện Vân Đồn. Điểm cực tây
là sông Vàng Chua ở xã Bình Dương và xã Nguyễn Huệ, huyện Đông Triều. Điểm cực
đông trên đất liền là mũi Gót ở đông bắc xã Trà Cổ, thị xã Móng Cái.
Quảng Ninh có biên giới quốc gia và hải phận giáp giới nước Cộng hoà
Nhân dân Trung Hoa. Trên đất liền, phía bắc của tỉnh (có các huyện Bình Liêu, Hải
Hà và thị xã Móng Cái) giáp huyện Phòng Thành và thị trấn Đông Hưng, tỉnh
Quảng Tây với 132,8 km đường biên giới; phía đông là vịnh Bắc Bộ; phía tây giáp
các tỉnh Lạng Sơn, Bắc Giang, Hải Dương; phía nam giáp Hải Phòng. Bờ biển dài
250 km.
Diện tích tự nhiên toàn tỉnh Quảng Ninh là 611.081,3 ha. Trong đó đất nông
nghiệp 243.833,2 ha, đất chuyên dùng 36.513 ha, đất ở 6.815,9 ha, đất chưa sử dụng
268.158,3 ha.
2. Điều kiện tự nhiên.

Quảng Ninh là tỉnh miền núi - duyên hải. Hơn 80% đất đai là đồi núi. Hơn
hai nghìn hòn đảo nổi trên mặt biển cũng đều là các quả núi.Vùng núi chia làm hai
miền: Vùng núi miền Đông từ Tiên Yên qua Bình Liêu, Hải Hà, Đầm Hà đến Móng
Cái. Đây là vùng nối tiếp của vùng núi Thập Vạn Đại Sơn từ Trung Quốc, hướng
chủ đạo là đông bắc - tây nam. Có hai dãy núi chính: dãy Quảng Nam Châu (1.507
m) và Cao Xiêm (1.330 m) chiếm phần lớn diện tích tự nhiên các huyện Bình Liêu,
Hải Hà, Đầm Hà, dãy Ngàn Chi (1.166 m) ở phía bắc huyện Tiên Yên. Vùng núi
miền tây từ Tiên Yên qua Ba Chẽ, Hoành Bồ, phía bắc thị xã Uông Bí và thấp dần
xuống ở phía bắc huyện Đông Triều. Vùng núi này là những dãy nối tiếp hơi uốn
cong nên thường được gọi là cánh cung núi Đông Triều với đỉnh Yên Tử (1.068 m)
trên đất Uông Bí và đỉnh Am Váp (1.094 m) trên đất Hoành Bồ.
Vùng biển và hải đảo của Quảng Ninh là một vùng địa hình độc đáo. Hơn hai
nghìn hòn đảo chiếm hơn 2/3 số đảo cả nước (2078/ 2779), đảo trải dài theo đường
ven biển hơn 250 km chia thành nhiều lớp. Có những đảo rất lớn như đảo Cái Bầu,
Bản Sen, lại có đảo chỉ như một hòn non bộ. Có hai huyện hoàn toàn là đảo là
huyện Vân Đồn và huyện Cô Tô.
CHỦ ĐẦU TƯ:
Ông: Đinh Phú Minh
CMND Số: 100598086, cấp ngày 21/12/2009 tại CA Quảng Ninh.
Địa chỉ thường trú: Khu 5B – phường Cẩm Trung, thị xã Cẩm Phả.
Chủ sở hữu thửa đất số: 281 và 290, tại tờ bản đồ số 5, khu 13 phường Mông Dương, thị xã Cẩm Phả.

3


DỰ ÁN ĐẦU TƯ TRANG TRẠI KINH TẾ TỔNG HỢP MÔNG DƯƠNG

Vùng ven biển và hải đảo Quảng Ninh ngoài những bãi bồi phù sa còn những
bãi cát trắng táp lên từ sóng biển. Có nơi thành mỏ cát trắng làm nguyên liệu cho
công nghệ thuỷ tinh (Vân Hải), có nơi thành bãi tắm tuyệt vời (như Trà Cổ, Quan

Lạn, Minh Châu, Ngọc Vừng...)
Địa hình đáy biển Quảng Ninh, không bằng phẳng, độ sâu trung bình là 20
m. Có những lạch sâu là di tích các dòng chảy cổ và có những dải đá ngầm làm nơi
sinh trưởng các rạn san hô rất đa dạng. Các dòng chảy hiện nay nối với các lạch sâu
đáy biển còn tạo nên hàn0g loạt luồng lạch và hải cảng trên dải bờ biển khúc khuỷu
kín gió nhờ những hành lang đảo che chắn, tạo nên một tiềm năng cảng biển và giao
thông đường thuỷ rất lớn.
3. Định hướng phát triển.
Ngày 24/11/2006 Thủ Tướng chính phủ phê duyệt điều chỉnh, bổ sung Quy
hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Ninh đến năm 2010 và định
hướng đến năm 2020, theo đó nội dung cơ bản về định hướng phát triển được thể
hiện như sau:
3.1. Quan điểm phát triển.
a. Xây dựng tỉnh Quảng Ninh trở thành một địa bàn động lực, một trong
những cửa ngõ giao thông quan trọng của Vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ đối với
khu vực và Quốc tế, một khu vực phát triển năng động của kinh tế ven biển và
biển, có tốc độ tăng trưởng cao và bền vững; có thế và lực ngày càng lớn thúc đẩy
sự phát triển và khả năng cạnh tranh.
b. Phát triển theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, kinh tế hướng
mạnh về xuất khẩu. Nhanh chóng chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng tăng nhanh
tỷ trọng các ngành công nghiệp và dich vụ, đặc biệt là các ngành kinh tế giữ vai trò
chủ đạo của Tỉnh. Phát huy tối đa thế mạnh về du lịch, giải quyết hài hoà giữa phát
triển du lịch với các lĩnh vực khác; trong đó, ưu tiên phát triển du lịch, phải giữ gìn
cảnh quan, bảo vệ môi trường. Coi trọng hàng đầu việc xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ
thuật, hạ tầng xã hội, tích cực chuẩn bị tốt tiền đề để phát triển nhanh và bền vững
hơn sau năm 2010.
c. Tăng trưởng kinh tế đi đôi với phát triển văn hoá xã hội, xoá đói giảm
nghèo, thúc đẩy tiến bộ và thực hiện công bằng xã hội đặc biệt chu ý đến vùng núi
hải đảo và vùng đồng bào dân tộc ít người trước hết là nâng cao dân trí và mức sống
vật chất tinh tần của nhân dân.

d. Điều chỉnh và cải thiện việc tổ chức kinh tế theo lãnh thổ. Kết hợp giữa
phát triển công nghiệp, thương mại, dịch vụ dải ven biển Hạ Long ở tiểu vùng phía
Tây của tỉnh vơi phát triển nông,lâm nghiệp, công nghiệp chế biến, dịch vụ của tiểu
vùng phía Đông của tỉnh và khu vực miền núi; giữa phát triển đô thị với phát triển
nông thôn tạo điều kiện cho các vùng phát triển hạn chế chênh lệch khá xa về nhịp
độ tăng trưởng giữa các vùng.
e. Kết hợp giữa phát triển kinh tế với bảo vệ tài nguyên môi trường bảo
đảm phát triển bền vững. Phát triển kinh tế phải bảo đảm tăng cường và củng cố
CHỦ ĐẦU TƯ:
Ông: Đinh Phú Minh
CMND Số: 100598086, cấp ngày 21/12/2009 tại CA Quảng Ninh.
Địa chỉ thường trú: Khu 5B – phường Cẩm Trung, thị xã Cẩm Phả.
Chủ sở hữu thửa đất số: 281 và 290, tại tờ bản đồ số 5, khu 13 phường Mông Dương, thị xã Cẩm Phả.

4


DỰ ÁN ĐẦU TƯ TRANG TRẠI KINH TẾ TỔNG HỢP MÔNG DƯƠNG

quốc phòng, an ninh; đặc biệt chú trọng giữ vững chủ quyền vùng biển, đảo và thềm
lục địa về quyền lợi kinh tế, giữ vững chủ quyên quốc gia.
3.2. Mục tiêu phát triển
- Đến năm 2020, phát triển có trọng tâm, trọng điểm, chủ động hội nhập kinh
tế quốc tế có hiệu quả để thực hiện công nghiệp hoá trước năm 2020.
- Tốc độ tăng trưởng GDP thời kỳ 2006-2010 đạt khoảng 13% thời kỳ 20112020 khoảng14,2%. GDP bình quân đầu người vào năm 2010 (giá so sánh năm
1994) đạt 950 USD, năm 2020đạt trên 3.120 USD.
- Tỷ lệ tích luỹ đầu tư lên 40% so với GDP vào năm 2010, đáp ứng 75% nhu
cầu vốn đầu tư phát triển.
- Thực hiện tốt công tác xoá đói, giảm nghèo, giải quyết việc làm phát triển y
tế, giáo dục - đào tạo, văn hoá thể dục - thể thao v.v..

- Một số chỉ tiêu cơ bản:
Loại chỉ tiêu
Dân số(nghìn người)
GDP( tỷ đồng)
- Theo giá so sánh 1994
- Theo giá hiện hành
Cơ cấu GDP
- Công nghiệp, XD
- Dịch vụ
- Nông,lâm nghiệp,thuỷ sản
GDP/người(USD)
-Theo giá so sánh 1994
-Theo giá hiện hành

Năm 2005
1.069,9

Năm 2010
1.124,1

Năm 2020
1.237,3

6.229,2
15.346,0
100,0
49,7
44,0
6,2


11.375,2
36.341,3
100,0
46,3
49,7
4,0

43.065,1
167.405,0
100,0
48,5
50,1
1,4

352,9
869,3

950,0
1.757,1

3.127,8
6.292,7

4. Thành tựu kinh tế xã hội.
Với hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội tương đối hoàn thiện và hiện
đại, hiện hay tỉnh Quảng Ninh có khoảng 12.852 doanh nghiệp đăng ký hoạt động,
kinh doanh với tổng số vốn đăng ký 98.778 tỷ đồng.
Trong đó có 2042 Công ty cổ phần (vốn 29.136 tỷ); 2513 Công ty TNHH 2 TV
(vốn 5.714 tỷ); 235 Công ty TNHH 1 TV (vốn 13.459 tỷ); 1102 DNTN (vốn 1.078 tỷ).
Hiện nay tỉnh Quảng Ninh xếp vị trí thứ 7 trong cả nước về chỉ số PCI và

cũng là một trong hai tỉnh duy nhất của cả nước có sự tăng điểm ở 8/9 chỉ số thành
phần PCI. Điều đáng ghi nhận hơn nữa là sự phát triển của chỉ số PCI của Quảng
Ninh trong những năm vừa qua đã mang tính bền vững.
Năm 2010, Quảng Ninh đã thu hút được hơn 2,2 tỷ USD vốn đầu tư nước
ngoài, đứng thứ 2 toàn quốc.
Số doanh nghiệp thành lập mới năm 2010 gần 1.400 doanh nghiệp, tổng vốn
đăng ký kinh doanh trên 11.000 tỷ đồng; tăng 17,2% về số doanh nghiệp và tăng
16% về vốn đăng ký so năm 2009.
Tổng vốn đầu tư toàn xã hội năm 2011 đạt 41.195 tỷ đồng, tăng 10% so cùng
kỳ, đạt kế hoạch đề ra; trong bối cảnh lạm phát cao, đây là mức tăng khá của tỉnh,
CHỦ ĐẦU TƯ:
Ông: Đinh Phú Minh
CMND Số: 100598086, cấp ngày 21/12/2009 tại CA Quảng Ninh.
Địa chỉ thường trú: Khu 5B – phường Cẩm Trung, thị xã Cẩm Phả.
Chủ sở hữu thửa đất số: 281 và 290, tại tờ bản đồ số 5, khu 13 phường Mông Dương, thị xã Cẩm Phả.

5


DỰ ÁN ĐẦU TƯ TRANG TRẠI KINH TẾ TỔNG HỢP MÔNG DƯƠNG

cụ thể: vốn ngân sách tập trung 6.336 tỷ đồng, chiếm 15,4%; vốn tín dụng đầu tư
phát triển của Nhà nước 288 tỷ chiếm 0,7%; vốn các doanh nghiệp nhà nước (bao
gồm vốn tự có và vốn vay, vốn huy động) 21.841 tỷ, chiếm 53,3%; vốn dân cư và
doanh nghiệp ngoài quốc doanh chiếm 19,7%; vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
chiếm 8,1%.
Năm 2011, cấp Giấy chứng nhận đầu tư cho 3 dự án, nâng tổng số dự án FDI
trên địa bàn tỉnh lên 89 dự án FDI còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư đăng ký đạt
3,729 tỷ USD.
Số doanh nghiệp thành lập mới năm 2011 khoảng 1.154 doanh nghiệp, bằng

85,48% so với năm 2010, tổng vốn đăng ký kinh doanh ước đạt 9.380 tỷ đồng, giảm
15,9% so với cùng kỳ. Đến nay, trên địa bàn tỉnh có 7.698 doanh nghiệp đăng ký
kinh doanh, tổng số vốn đăng ký 84.366 tỷ đồng.
Thu chi ngân sách nhà nước có nhiều cố gắng và đạt kết quả cao: Trước
những khó khăn trong năm 2011, để thực hiện tốt nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã
hội đề ra, Tỉnh đã tập trung bám sát các chỉ đạo của Trung ương và thực hiện quyết
liệt các biện pháp quản lý, điều hành ngân sách, khuyến khích tạo nguồn thu, kiểm
soát chặt chẽ nhiệm vụ chi…
Kết quả: Tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn ước đạt 26.344 tỷ đồng,
trong đó: thu nội địa (phần cân đối ngân sách) ước đạt 13.150 tỷ đồng, tăng 35% CK,
tăng 32% dự toán (vượt thu trên 3.000 tỷ dành cho thực hiện các nhiệm vụ chi phát
triển); thu xuất nhập khẩu ước đạt 13.000 tỷ đồng, tăng 2,4% dự toán, các khoản thu
được để lại quản lý qua ngân sách Nhà nước 194,5 tỷ đồng, tăng 35% dự toán.
Tổng chi ngân sách địa phương dự kiến đạt 12.579,4 tỷ đồng, bằng 146% dự
toán. Trong đó chi đầu tư phát triển ước đạt 6.336 tỷ đồng, chi thường xuyên
6.412,9 tỷ đồng, đạt 119% dự toán.
Về cơ bản, nhiệm vụ chi đã đáp ứng được các nhiệm vụ HĐND tỉnh giao đầu
năm và các nhiệm vụ đột xuất phát sinh.
Đây là những kết quả thực tế mà việc cải thiện môi trường đầu tư tại Quảng
Ninh đạt được trong năm vừa qua. Số vốn đầu tư có thể sẽ còn tăng hơn nữa khi
môi trường đầu tư tiếp tục được hoàn thiện.
Nếu đạt được mục tiêu này thì đây thực sự sẽ trở thành nguồn lực lớn, góp
phần quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu đưa Quảng Ninh cơ bản trở thành
tỉnh công nghiệp năm 2015.
B. SỰ CẦN THIẾT, MỤC TIÊU, QUY MÔ ĐẦU TƯ, CÔNG NGHỆ,
TIÊU CHUẨN VÀ QUY CHUẨN ÁP DỤNG
I. SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐẦU TƯ.
1. Quan điểm phát triển mô hình kinh tế trang trại và ngành nông
nghiệp Việt Nam trong thời kỳ mới.
1.1. Quan điểm của Chính phủ.

Tại Nghị quyết số 03/2000/NQ-CP, ngày 2/2/2000 về kinh tế trang trại,
Chính phủ đã xác định: Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước, kinh
tế hộ nông dân đã phát huy tác dụng to lớn, tạo sức mạnh mới trong sự nghiệp phát
CHỦ ĐẦU TƯ:
Ông: Đinh Phú Minh
CMND Số: 100598086, cấp ngày 21/12/2009 tại CA Quảng Ninh.
Địa chỉ thường trú: Khu 5B – phường Cẩm Trung, thị xã Cẩm Phả.
Chủ sở hữu thửa đất số: 281 và 290, tại tờ bản đồ số 5, khu 13 phường Mông Dương, thị xã Cẩm Phả.

6


DỰ ÁN ĐẦU TƯ TRANG TRẠI KINH TẾ TỔNG HỢP MÔNG DƯƠNG

triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn. Trên nền tảng kinh tế tự chủ của hộ nông
dân đã hình thành các trang trại được đầu tư vốn, lao động với trình độ công nghệ
và quản lý cao hơn, nhằm mở rộng quy mô sản xuất hàng hoá và nâng cao năng
suất, hiệu quả và sức cạnh tranh trong cơ chế thị trường.
Hiện nay, hình thức kinh tế trang trại đang tăng nhanh về số lượng với nhiều
thành phần kinh tế tham gia, nhưng chủ yếu vẫn là trang trại hộ gia đình nông dân
và một tỷ lệ đáng kể của gia đình cán bộ, công nhân, viên chức, bộ đội, công an đã
nghỉ hưu. Hầu hết các trang trại có quy mô đất đai dưới mức hạn điền, với nguồn
gốc đa dạng, sử dụng lao động của gia đình là chủ yếu; một số có thuê lao động thời
vụ và lao động thường xuyên, tiền công lao động được thoả thuận giữa hai bên. Hầu
hết vốn đầu tư là vốn tự có và vốn vay của cộng đồng; vốn vay của tổ chức tín dụng
chỉ chiếm tỷ trọng thấp. Phần lớn trang trại phát huy được lợi thế của từng vùng,
kinh doanh tổng hợp, lấy ngắn nuôi dài.
Sự phát triển của kinh tế trang trại đã góp phần khai thác thêm nguồn vốn
trong dân, mở mang thêm diện tích đất trống, đồi núi trọc, đất hoang hoá, nhất là ở
cácvùng trung du, miền núi và ven biển; tạo thêm việc làm cho lao động nông thôn,

góp phần xoá đói giảm nghèo; tăng thêm nông sản hàng hoá. Một số trang trại đã
góp phần sản xuất và cung ứng giống tốt, làm dịch vụ, kỹ thuật tiêu thụ sản phẩm
cho nông dân trong vùng.
Theo đó, quan điểm và chính sách phát triển kinh tế trang trại trong những
năm tới, được Chính phủ xác định trên cơ sở tổng kết thực tiễn hình thành và phát
triển các trang trại trong thời gian qua và căn cứ vào chủ trương đối với kinh tế
trang trại đã được nêu trong Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 của Ban Chấp hành
Trung ương Đảng (tháng 12/1997) và Nghị quyết số 06 ngày 10/11/1998 của Bộ
Chính trị về phát triển nông nghiệp và nông thôn, cần giải quyết một số vấn đề về
quan điểm và chính sách nhằm tạo môi trường và điều kiện thuận lợi hơn cho sự
phát triển mạnh mẽ kinh tế trang trại trong thời gian tới và được thể hiện tổng quát
như sau:
- Kinh tế trang trại là hình thức tổ chức sản xuất hàng hoá trong nông nghiệp,
nông thôn, chủ yếu dựa vào hộ gia đình, nhằm mở rộng quy mô và nâng cao hiệu
quả sản xuất trong lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản, trồng rừng,
gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ nông, lâm, thuỷ sản.
- Phát triển kinh tế trang trại nhằm khai thác, sử dụng có hiệu quả đất đai,
vốn, kỹ thuật, kinh nghiệm quản lý góp phần phát triển nông nghiệp bền vững; tạo
việc làm, tăng thu nhập; khuyến khích làm giàu đi đôi với xoá đói giảm nghèo; phân
bổ lại lao động, dân cư, xây dựng nông thôn mới.
- Quá trình chuyển dịch, tích tụ ruộng đất hình thành các trang trại gắn liền
với quá trình phân công lại lao động ở nông thôn, từng bước chuyển dịch lao động
nông nghiệp sang làm các ngành phi nông nghiệp, thúc đẩy tiến trình công nghiệp
hoá trong nông nghiệp và nông thôn.
- Nhà nước khuyến khích phát triển và bảo hộ kinh tế trang trại. Các hộ gia
đình, cá nhân đầu tư phát triển kinh tế trang trại được Nhà nước giao đất, cho thuê
đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ổn định, lâu dài theo pháp luật để sản
xuất kinh doanh.
CHỦ ĐẦU TƯ:
Ông: Đinh Phú Minh

CMND Số: 100598086, cấp ngày 21/12/2009 tại CA Quảng Ninh.
Địa chỉ thường trú: Khu 5B – phường Cẩm Trung, thị xã Cẩm Phả.
Chủ sở hữu thửa đất số: 281 và 290, tại tờ bản đồ số 5, khu 13 phường Mông Dương, thị xã Cẩm Phả.

7


DỰ ÁN ĐẦU TƯ TRANG TRẠI KINH TẾ TỔNG HỢP MÔNG DƯƠNG

- Nhà nước đặc biệt khuyến khích việc đầu tư khai thác và sử dụng có hiệu
quả đất trống, đồi núi trọc ở trung du, miền núi, biên giới, hải đảo, tận dụng khai
thác các loại đất còn hoang hoá, ao, hồ, đầm, bãi bồi ven sông, ven biển, mặt nước
eo vịnh, đầm phá để sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp theo hướng chuyên canh với tỷ
suất hàng hoá cao. Đối với vùng đất hẹp, người đông, khuyến khích phát triển kinh
tế trang trại sử dụng ít đất, nhiều lao động, thâm canh cao gắn với chế biến và
thương mại, dịch vụ, làm ra nông sản có giá trị kinh tế lớn. Ưu tiên giao đất, cho
thuê đất đối với những hộ nông dân có vốn, kinh nghiệm sản xuất, quản lý, có yêu
cầu mở rộng quy mô sản xuất nông nghiệp hàng hoá và những hộ không có đất sản
xuất nông nghiệp mà có nguyện vọng tạo dựng cơ nghiệp lâu dài trong nông nghiệp.
- Nhà nước thực hiện nhất quán chính sách phát huy kinh tế tự chủ của hộ
nông dân, phát triển kinh tế trang trại đi đôi với chuyển đổi hợp tác xã cũ, mở rộng
các hình thức kinh tế hợp tác, liên kết sản xuất - kinh doanh giữa các hộ nông dân,
các trang trại, các nông, lâm trường quốc doanh, doanh nghiệp Nhà nước và doanh
nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác để tạo động lực và sức mạnh tổng hợp
cho nông nghiệp, nông thôn phát triển.
- Nhà nước hỗ trợ về vốn, khoa học - công nghệ, chế biến, tiêu thụ sản phẩm, xây
dựng kết cấu hạ tầng, tạo điều kiện thuận lợi cho các trang trại phát triển bền vững…
1.2. Quan điểm của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn.
Ngày 12/10/2009, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn ban hành Công
văn số 3310/BNN-KH về Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn giai đoạn

2011 – 2020. Theo đó xác định xây dựng nền nông nghiệp phát triển toàn diện theo
hướng hiện đại, bền vững, sản xuất hàng hoá lớn, có năng suất, chất lượng, hiệu quả
và khả năng cạnh tranh cao, đảm bảo vững chắc an ninh lương thực quốc gia cả trước
mắt và lâu dài.
Định hướng chiến lược cho các ngành sản xuất chính. Sản xuất kinh
doanh nông nghiệp phát triển hiệu quả và bền vững theo hướng phát huy lợi thế so
sánh, tăng năng suất, tăng chất lượng, tăng giá trị gia tăng, đảm bảo vệ sinh an toàn
thực phẩm, bảo vệ môi trường, đảm bảo an ninh lương thực, đáp ứng nhu cầu ngày
càng tăng của nhân dân.
Duy trì tốc độ tăng trưởng của ngành trồng trọt khoảng từ 2,5 - 3%/năm,
trong đó giai đoạn 2011 - 2015 là khoảng 2,7%/năm và giai đoạn 2016 - 2020 là
khoảng 2,6%/năm bằng các giải pháp tăng năng suất, tăng chất lượng, giảm giá
thành, điều chỉnh cơ cấu phù hợp xu hướng biến đổi nhu cầu tiêu dùng theo mức
tăng thu nhập của nhân dân (giảm tỷ lệ tiêu thụ lương thực, tăng rau hoa quả, tăng
nông sản tiêu dùng từ cây công nghiệp, tăng cây trồng làm nguyên liệu thức ăn chăn
nuôi, cây trồng làm nhiên liệu sinh học, nguyên liệu công nghiệp và tiểu thủ công
nghiệp, dược liệu...).
Duy trì quy mô sản xuất lương thực hợp lý, đảm bảo nhu cầu an ninh lương
thực cho mức dân số ổn định tương lai. Tập trung phát triển các cây trồng nhiệt đới
mà Việt Nam có lợi thế và thị trường thế giới phát triển trong tương lai có nhu cầu
(lúa, cà phê, cao su, điều, tiêu, chè, rau hoa quả nhiệt đới,…), giảm thiểu những cây
trồng kém lợi thế, chấp nhận nhập khẩu với quy mô hợp lý phục vụ chế biến và nhu
cầu tiêu dùng trong nước (bông, thuốc lá, rau hoa quả ôn đới, đỗ tương…).
CHỦ ĐẦU TƯ:
Ông: Đinh Phú Minh
CMND Số: 100598086, cấp ngày 21/12/2009 tại CA Quảng Ninh.
Địa chỉ thường trú: Khu 5B – phường Cẩm Trung, thị xã Cẩm Phả.
Chủ sở hữu thửa đất số: 281 và 290, tại tờ bản đồ số 5, khu 13 phường Mông Dương, thị xã Cẩm Phả.

8



DỰ ÁN ĐẦU TƯ TRANG TRẠI KINH TẾ TỔNG HỢP MÔNG DƯƠNG

Phát triển chăn nuôi theo lợi thế của từng vùng sinh thái nhằm đáp ứng nhu
cầu thị trường trong nước theo hướng sản xuất tập trung công nghiệp, đảm bảo vệ
sinh an toàn thực phẩm, phòng chống dịch bệnh và bảo vệ môi trường. Đẩy mạnh
mức tăng trưởng của ngành chăn nuôi đạt khoảng 6 - 7% trong giai đoạn 2011 - 2015
và khoảng 5 - 6% trong giai đoạn 2016 - 2020 đáp ứng nhu cầu trong nước với mức
thu nhập ngày càng tăng (tăng thịt đỏ, tăng gia cầm, tăng trứng sữa, tăng sản phẩm
đặc sản,…), theo hướng phát triển sản xuất thâm canh công nghiệp quy mô lớn, tăng
nhanh hiệu quả sản xuất, giảm giá thành thức ăn chăn nuôi phòng chống dịch bệnh
gia súc, gia cầm, làm tốt công tác vệ sinh an toàn và kiểm dịch động vật. Tập trung
phát triển những ngành hàng có lợi thế ở từng địa phương. Xác định rõ quy mô tự túc
tối ưu và mức độ nhập khẩu cần thiết những sản phẩm mà nước ngoài có lợi thế hơn
(sữa, bò, gà, sản phẩm chăn nuôi ôn đới,…) để tập trung đầu tư và phát triển công
nghiệp chế biến.
Đối với cây ăn quả, rau, hoa…, tiến hành nghiên cứu tiếp thu khoa học
công nghệ để hình thành tập đoàn giống và hệ thống biện pháp kỹ thuật để tạo bước
đột phá mở rộng sản xuất các loại cây ăn quả đặc sản của Việt Nam và một số giống
tốt của quốc tế, nâng sản lượng rau lên 15 triệu tấn vào năm 2015 và 18 triệu tấn
vào năm 2020; sản lượng quả đạt vào năm 2015 và 12 triệu tấn vào năm 2020. Áp
dụng các quy trình sản xuất đảm bảo vệ sinh an toàn, áp dụng tiêu chuẩn giám sát
xuất xứ sản xuất. Tổ chức chế biến, xây dựng hệ thống tiếp thị hiệu quả để phát
triển mạnh thị trường cây ăn quả, rau, hoa trong nước và phục vụ xuất khẩu, phấn
đấu đạt sản lượng xuất khẩu rau từ 200 - 300 ngàn tấn/năm trong giai đoạn 2010 2015 và 350 - 400 ngàn tấn/năm trong giai đoạn 2016 - 2020; sản lượng xuất khẩu
quả các loại từ 400 - 500 ngàn tấn/năm trong giai đoạn 2010 - 2015 và từ 600 - 800
ngàn tấn/năm trong giai đoạn 2016 - 2020. Trên cơ sở quy hoạch cân đối lại diện
tích, chuyển những vùng sản xuất lúa kém hiệu quả ở các vùng Đồng bằng sông
Hồng, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long sang phát triển các

cây trồng có giá trị cao như rau hoa quả, cây cảnh, cây dược liệu. Hình thành hệ
thống chợ bán buôn, bán đấu giá, các kênh tiếp thị hiệu quả để gắn kết sản xuất với
thị trường. Xây dựng và hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng phục vụ tiếp thị, nhất là
giao thông vận tải để giảm chi phí giao dịch đến mức thấp nhất.
Đối với cây trồng áp dụng công nghệ biến đổi gen, tiến hành thử nghiệm và
chuyển đổi cơ cấu sản xuất ở những nơi thích hợp, trước hết áp dụng với cây trồng
không trực tiếp sử dụng làm thực phẩm cho người như cây có sợi, cây lấy dầu công
nghiệp, cây trồng làm nguyên liệu thức ăn gia súc mà thế giới đã áp dụng rộng rãi.
Đối với những cây trồng mới trong tương lai mà thị trường có nhu cầu như cây
trồng làm nguyên liệu sản xuất nhiên liệu sinh học (chú trọng diesel sinh học), cây
trồng làm vật liệu xây dựng, làm giấy, gỗ và lâm sản, cây dược liệu... cần tiến hành
trồng khảo nghiệm và sản xuất thử. Nếu có triển vọng thì mở rộng sản xuất hướng
vào những vùng kém thích nghi với các cây trồng cổ truyền hiện nay (các vùng đất
trống đồi núi trọc, vùng ven biển, vùng khô hạn,…).
Đối với chăn nuôi. Đáp ứng nhu cầu nội địa ngày càng tăng, phát triển chăn
nuôi lợn và gia cầm chất lượng cao, phẩm chất tốt, phấn đấu tổng đàn lợn cả nước
đạt khoảng 33 triệu con vào năm 2015 và 35 triệu con năm 2020 với sản lượng thịt
hơi đạt 3,9 triệu tấn năm 2015 và gần 5 triệu tấn năm 2020; đàn gà có khoảng hơn
CHỦ ĐẦU TƯ:
Ông: Đinh Phú Minh
CMND Số: 100598086, cấp ngày 21/12/2009 tại CA Quảng Ninh.
Địa chỉ thường trú: Khu 5B – phường Cẩm Trung, thị xã Cẩm Phả.
Chủ sở hữu thửa đất số: 281 và 290, tại tờ bản đồ số 5, khu 13 phường Mông Dương, thị xã Cẩm Phả.

9


DỰ ÁN ĐẦU TƯ TRANG TRẠI KINH TẾ TỔNG HỢP MÔNG DƯƠNG

252 triệu con vào năm 2015 và 306 triệu con năm 2020 với sản lượng thịt và trứng

đạt khoảng 0,8 triệu tấn và 9,1 tỷ quả trứng vào năm 2015, hơn 1,1 triệu tấn và gần
14 tỷ quả trứng năm 2020; đàn trâu đạt gần 3 triệu con, đàn bò gần 13 triệu con năm
2020, trong đó bò sữa khoảng nửa triệu con. Phấn đấu đến năm 2020 sản lượng thịt
có thể đáp ứng đủ nhu cầu trong nước.
Ở các vùng Đồng bằng sông Hồng, Đông Nam Bộ đẩy mạnh chăn nuôi lợn,
gà theo hình thức trang trại công nghiệp, gia trại tập trung, ở Đồng bằng sông Cửu
Long, phát triển chăn nuôi vịt, chuyển từ hình thức nuôi vịt chạy đồng quảng canh
sang tập trung thâm canh. Phát triển chăn nuôi gia súc ăn cỏ (trâu, bò thịt, bò sữa ở
Trung du miền núi và Tây Nguyên, dê ở miền núi phía Bắc và miền Trung, cừu ở
miền Trung) có chất lượng cao, đáp ứng một phần nhu cầu trong nước. Trên cơ sở
tính toán cân đối, hợp lý giữa khả năng tự túc và hiệu quả của nhập khẩu, ở các
vùng có điều kiện chăn thả hoặc phát triển đồng cỏ áp dụng các biện pháp thâm
canh và bán thâm canh để hình thành các khu chuyên chăn nuôi gia súc ăn cỏ với
quy mô trang trại lớn.
1.3. Quan điểm của tỉnh Quảng Ninh.
Tại Quyết định số 3839/2011/QĐUB tỉnh Quảng Ninh V/v Ban hành sửa đổi,
bổ sung Quy chế chính sách khuyến khích đầu tư xây dựng mới cơ sở giết mổ, bảo
quản, chế biến gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2012 –
2015, đã khẳng định:
Sau năm đầu thực hiện thành công những công việc khởi động cho kỳ kế
hoạch 5 năm (2011-2015), bước sang năm thứ 2 này Chương trình xây dựng nông
thôn mới xác định là năm tập trung cao độ cho phát triển sản xuất. Việc thực hiện
thành công mục tiêu này chính là nền tảng quan trọng nhất không chỉ tạo bước
chuyển biến cơ bản trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp mà còn tạo sự thay đổi lớn
trong nhận thức, hành động tham gia vào thực hiện chương trình và cơ sở nền móng
cho sự thành công của xây dựng nông thôn mới.
Để hỗ trợ nhân dân phát triển sản xuất, đến nay rất nhiều các cơ chế chính
sách phục vụ cho lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn đã được các ngành liên quan cơ
bản hoàn thiện như: Chính sách khuyến khích đầu tư xây dựng mới cơ sở giết mổ,
bảo quản chế biến gia súc, gia cầm và cơ sở chăn nuôi tập trung trên địa bàn tỉnh;

sửa đổi, bổ sung mức thu thuỷ lợi phí, thu tiền sử dụng nước đối với các tổ chức, cá
nhân tiêu thụ nước của các công trình thuỷ lợi trên địa bàn tỉnh; cơ chế hỗ trợ cho
lực lượng quản lý đê nhân dân; quản lý chương trình kiên cố hoá kênh mương;
khuyến khích phát triển kinh tế hộ, kinh tế trang trại và kinh tế HTX; hỗ trợ phát
triển vùng sản xuất rau, quả, chè và cây vụ đông trên địa bàn tỉnh; ứng dụng tiến bộ
kỹ thuật công nghệ cao vào sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp; đầu tư và quản lý khai
thác công trình cấp nước sạch nông thôn trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2011-2015; hỗ
trợ cho ngư dân khắc phục rủi ro do thiên tai trên biển; xây dựng mới bảng giá các
loại rừng; phát triển sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp ở các vùng khó khăn trên địa
bàn tỉnh...
Tại báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội năm 2011
của UBND tỉnh Quảng Ninh, nhiệm vụ và giải pháp các mục tiêu kinh tế trọng tâm
năm 2012 đối với ngành nông nghiệp được xác định như sau:
CHỦ ĐẦU TƯ:
Ông: Đinh Phú Minh
CMND Số: 100598086, cấp ngày 21/12/2009 tại CA Quảng Ninh.
Địa chỉ thường trú: Khu 5B – phường Cẩm Trung, thị xã Cẩm Phả.
Chủ sở hữu thửa đất số: 281 và 290, tại tờ bản đồ số 5, khu 13 phường Mông Dương, thị xã Cẩm Phả.

10


DỰ ÁN ĐẦU TƯ TRANG TRẠI KINH TẾ TỔNG HỢP MÔNG DƯƠNG

Về nông, lâm, ngư nghiệp: Trong năm 2012, tập trung hoàn thiện xây dựng
cơ chế, chính sách hỗ trợ cho nông nghiệp, nông thôn; xây dựng và nhân rộng các
mô hình sản xuất nông nghiệp hàng hóa lớn, các mô hình sản xuất lâm nghiệp, nuôi
trồng, chế biến thủy hải sản mang tính tập trung, có quy mô lớn. Tập trung tháo gỡ
khó khăn, hỗ trợ, khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp gắn với phát triển
công nghiệp chế biến; gắn kết chặt chẽ giữa các khâu sản xuất, chế biến, phân phối,

hình thành chuỗi giá trị.
Tiếp tục rà soát, xây dựng và củng cố hệ thống đê biển, hệ thống kênh mương,
hồ, đập nhằm phục vụ tốt cho sản xuất và sinh hoạt của bà con nông dân. Chủ động các
biện pháp phòng chống bão lụt, giảm nhẹ thiệt hại cho sản xuất và đời sống nhân dân.
Tạo mọi điều kiện hỗ trợ về quy hoạch, giống mới và áp dụng tiến bộ khoa học kỹ
thuật công nghệ tiên tiến vào các lĩnh vực sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp. Phát triển
rau, hoa và cây ăn quả đang có lợi thế, phát triển chăn nuôi theo hướng hình thành các
vùng chăn nuôi tập trung, gắn với chế biến sản phẩm và xử lý chất thải; bảo vệ, khoanh
nuôi tái sinh và trồng rừng kinh tế gắn với chế biến lâm sản.
Như vậy quan điểm phát triển mô hình kinh tế trang trại và ngành nông
nghiệp hiện nay, đã được xác định là nhiệm vụ trọng tâm với những định hướng
phát triển cụ thể, nhằm phát huy tiềm năng đất nước, nâng cao hiệu quả sản xuất
góp phần phát triển kinh tế xã hội trong thời kỳ mới.
2. Hiện trạng mô hình kinh tế trang trại, kinh tế nông nghiệp Việt Nam.
2.1. Kinh tế trang trại Việt Nam trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế.
Những năm qua, kinh tế trang trại đóng góp quan trọng trong nền kinh tế của
các quốc gia. Ở Mỹ, trang trại gia đình chiếm 65% diện tích đất nông nghiệp và
70% giá trị sản lượng nông nghiệp. Có 2,2 triệu trang trại sản xuất hơn 50% sản
lượng bắp và đậu nành trên tòan thế giới. Ở Pháp, với 98.000 trang trại đã sản xuất
khối lượng nông sản gấp đôi so với nhu cầu trong nước. Ở Hà Lan, với 1500 trang
trại chuyên trồng hoa hàng năm sản xuất 7 tỷ bông hoa và 600 triệu chậu hoa, trong
đó có 70% dành cho xuất khẩu. Ở Nhật Bản, với 4 triệu lao động ở trang trại (3,7%
dân số) đảm bảo lương thực thực phẩm cho 125 triệu người. Ở Malaysia, các trang
trại sản xuất 4 triệu tấn cọ dầu (75% sản lượng quốc gia). Năng suất lao động của
các trang trại ở các nước phát triển rất cao. Sản lượng của một lao động nông
nghiệp ở Nhật nuôi được 20 người, ở Ý 25 người, Uc 35 người, Canada 35 người,
Hà Lan 60 người, Mỹ 80 người, Anh 95 người, Bỉ 100 người
Tại Việt Nam qui mô trang trại phổ biến từ 1ha đến 50ha, mức vốn đầu tư
cao nhất trên 1 trang trại là 2 tỷ đồng, thấp nhất là 2,7 triệu. Bình quân là 128 triệu
đồng. Lao động bình quân cho một trang trại là 4. Lao động gia đình vẫn giữ vai trò

quan trọng trong số lao động chính của trang trại. Phần lớn có thuê mướn lao động
thường xuyên hoặc thời vụ. Tại Nghị quyết số 03/2000/NQ-CP, ngày 2/2/2000 về
kinh tế trang trại, Chính phủ đã xác định:
- Hiện còn khoảng 30% trang trại chưa được giao đất, thuê đất ổn định, lâu
dài, nên chủ trang trại chưa thực sự yên tâm đầu tư sản xuất. Hầu hết các địa
phương có trang trại phát triển chưa làm tốt công tác quy hoạch sản xuất, thuỷ lợi,
giao thông, điện, nước sinh hoạt, thông tin liên lạc; thị trường còn kém phát triển.
Phần lớn chủ trang trại còn thiếu hiểu biết về thị trường, khoa học kỹ thuật và quản
CHỦ ĐẦU TƯ:
Ông: Đinh Phú Minh
CMND Số: 100598086, cấp ngày 21/12/2009 tại CA Quảng Ninh.
Địa chỉ thường trú: Khu 5B – phường Cẩm Trung, thị xã Cẩm Phả.
Chủ sở hữu thửa đất số: 281 và 290, tại tờ bản đồ số 5, khu 13 phường Mông Dương, thị xã Cẩm Phả.

11


DỰ ÁN ĐẦU TƯ TRANG TRẠI KINH TẾ TỔNG HỢP MÔNG DƯƠNG

lý, thiếu vốn sản xuất để phát triển lâu dài, thường lúng túng và chịu thua thiệt khi
giá nông sản xuống thấp, tiêu thụ sản phẩm gặp khó khăn.
2.2. Vai trò kinh tế nông nghiệp trong những năm qua.
Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn xác định tại Công văn số
3310/BNN-KH về Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn giai đoạn 2011 –
2020, xác định, trong nhiều năm qua, sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn
tiếp tục phát triển, đạt nhiều thành công lớn. Từ năm 2000 đến nay, tăng trưởng giá
trị sản xuất của nông nghiệp bình quân đạt gần 5,5%/năm. Trong giai đoạn gần đây,
mặc dù trung bình mỗi năm giảm đi khoảng 70.000 ha đất nông nghiệp, trên 100
nghìn lao động, tỷ trọng trong đầu tư xã hội giảm, thiên tai, dịch bệnh diễn biến
phức tạp nhưng nông, lâm, thủy sản vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng GDP 3,8%/năm.

Cơ cấu sản xuất nông, lâm, thuỷ sản chuyển dịch tích cực theo hướng nâng
cao năng suất, chất lượng, hiệu quả gắn với nhu cầu thị trường. Tỷ trọng nông
nghiệp (bao gồm cả nông, lâm, diêm nghiệp và thuỷ sản) trong tổng GDP cả nước
giảm từ 24,5% năm 2000 xuống còn 20,3% năm 2007 và tăng trở lại 22,1% năm
2008. Trong nội bộ ngành đang có xu hướng tăng nhanh tỷ trọng thuỷ sản, giảm tỷ
trọng trồng trọt trong giá trị sản lượng. Trong giai đoạn 2000 - 2008, tỷ trọng thuỷ
sản tăng từ 16% lên 23% trong khi trồng trọt giảm từ 65% xuống còn 57%.
Cơ cấu kinh tế nông thôn cũng chuyển biến tích cực. Từ một nền kinh tế
thuần nông, đến năm 2007, trong khu vực nông thôn, công nghiệp và dịch vụ đã
chiếm khoảng 60% cơ cấu kinh tế. Tỷ trọng giá trị sản xuất công nghiệp ở nông
thôn đã tăng từ 17,3% năm 2001 lên 19,3% năm 2007. Nhiều khu công nghiệp, cụm
công nghiệp, các làng nghề đang phát triển nhanh ở nông thôn. Ngành công nghiệp
chế biến nông, lâm, thủy sản tăng trưởng giai đoạn 2001 đến 2006 ở mức
14,8%/năm, nâng giá trị chế biến nông, lâm sản năm 2007 lên 28% cơ cấu giá trị
sản xuất và 14% giá trị xuất khẩu của ngành công nghiệp.
Sản xuất nông nghiệp phát triển từng bước đáp ứng tốt nhu cầu của thị
trường trong nước. Mức tiêu dùng lương thực giảm xuống (tiêu dùng gạo giảm từ
12 kg/người/tháng năm 2002 xuống 11,4 kg/người/tháng năm 2006; tương tự, tiêu
dùng các loại lương thực khác cũng giảm từ 1,4 kg/người/tháng năm 2002 xuống
1,0 kg/người/tháng năm 2006). Ngược lại, tiêu dùng thực phẩm tăng lên (tiêu dùng
thịt các loại tăng từ 1,3 kg/người/tháng năm 2002 lên 1,5 kg/người/tháng năm 2006,
tiêu dùng tôm, cá tăng mạnh từ 1,1 kg/người/tháng năm 2002 lên 1,5
kg/người/tháng năm 2006...). 10 năm qua, vượt qua biến động thị trường, thiên tai,
dịch bệnh, sản xuất lương thực thực phẩm tiếp tục phát triển, nhờ đó bình quân
lương thực đầu người tăng từ 445 kg năm 2000 lên 501 kg năm 2008, Việt Nam
đảm bảo đủ nhu cầu lương thực trong nước và xuất khẩu trung bình hơn 4 triệu tấn
gạo/năm. So với các nước trong vùng, giá nông sản, nhất là giá lương thực, thực
phẩm ở Việt Nam ở mức tương đối thấp đã giữ giá ngày công lao động thực ở mức
khá thấp, hấp dẫn thu hút đầu tư nước ngoài và góp phần thiết thực cho công tác xóa
đói giảm nghèo. Xuất khẩu các loại nông, lâm sản tiếp tục được mở rộng, một số

ngành có thị phần lớn trong khu vực và thế giới như: gạo, cao su, cà phê, hồ tiêu,
hạt điều, sản phẩm đồ gỗ, thuỷ sản.... Giá trị kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thuỷ
1

CHỦ ĐẦU TƯ:
Ông: Đinh Phú Minh
CMND Số: 100598086, cấp ngày 21/12/2009 tại CA Quảng Ninh.
Địa chỉ thường trú: Khu 5B – phường Cẩm Trung, thị xã Cẩm Phả.
Chủ sở hữu thửa đất số: 281 và 290, tại tờ bản đồ số 5, khu 13 phường Mông Dương, thị xã Cẩm Phả.

12


DỰ ÁN ĐẦU TƯ TRANG TRẠI KINH TẾ TỔNG HỢP MÔNG DƯƠNG

sản giai đoạn 2000 - 2007 đạt 51,9 tỷ USD, bình quân mỗi năm đạt khoảng 6,5 tỷ
USD, tốc độ tăng bình quân 14,9%/năm. Kim ngạch xuất khẩu năm 2007 đạt 11,2
tỷ USD, gấp 2,7 lần năm 2000, trong đó: cao su gấp 8,3 lần; cà phê 3,8 lần; gạo 2,2
lần; chè 1,6 lần; hạt điều 3,9 lần; hồ tiêu 2,0 lần, sản phẩm gỗ 5,9 lần. Năm 2008,
kim ngạch xuất khẩu thủy sản đạt trên 4,5 tỷ đô la, chiếm 25% so với tổng kim
ngạch xuất khẩu của khối nông, lâm, ngư nghiệp. Đã có 5 mặt hàng đạt mức trên 1
tỷ USD là thuỷ sản, cà phê, gạo, cao su, đồ gỗ. Lĩnh vực nông lâm ngư nghiệp là
lĩnh vực duy nhất trong nền kinh tế liên tục xuất siêu, năm sau cao hơn năm trước,
kể cả trong những giai đoạn kinh tế gặp khó khăn. Kim ngạch xuất khẩu năm 2008
đạt khoảng 16 tỷ USD gấp 3,8 lần năm 2000, trong đó tăng trưởng trung bình của
các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu giai đoạn 2000 - 2008 là: gạo 13,6%, cà phê
19,4%; cao su 32,5%; điều 27,8%; hải sản 19,1%.
3. Hiện trạng và yêu cầu phát triển kinh tế nông nghiệp và mô hình kinh
tế trang trại tỉnh Quảng Ninh.
3.1. Hiện trạng ngành nông nghiệp tỉnh Quảng Ninh và thị xã Cẩm Phả

những năm qua.
a. Tổng quan ngành nông nghiệp và kinh tế trang trại tỉnh Quảng Ninh.
Năm 2011, ngành nông nghiệp Quảng Ninh được đánh giá cao với những kết
quả nổi bật trên một số lĩnh vực. Tổng sản lượng lương thực đạt cao nhất từ trước
đến nay. Cả năm ước đạt trên 237.500 tấn, tăng trên 4.700 tấn so với cùng kỳ. Đặc
biệt, các địa phương đã ứng dụng có hiệu quả kỹ thuật lúa gieo thẳng, với diện tích
đạt trên 12.600 ha, tăng trên 2.300 ha so với năm 2010, chiếm khoảng gần 30% tổng
diện tích lúa.
Việc ứng dụng kỹ thuật đã giảm chi phí, tiết kiệm ngày công lao động, tăng
cường thâm canh, tăng năng suất lúa. Đáng chú ý, trên địa bàn tỉnh đã hình thành
một số mô hình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, có giá trị cao như: trồng hoa
lan, hoa ly ở Hoành Bồ; trồng rau an toàn ở Yên Hưng, Uông Bí, Hạ Long; trồng
cây na dai ở Đông Triều; cây vải chín sớm ở Uông Bí, Quảng Yên…cho giá trị thu
nhập cao từ 100-150 triệu đồng/ha/năm. Các địa phương đã thực hiện chuyển đổi có
hiệu quả diện tích canh tác đất nông nghiệp kém hiệu quả sang nuôi trồng thuỷ sản
đem lại giá trị kinh tế cao như: Đông Triều, Quảng Yên, Uông Bí, Móng Cái…
Trong chăn nuôi, việc chuyển hướng sang chăn nuôi tập trung, nuôi công
nghiệp và bán công nghiệp; nuôi động vật hoang dã (lợn rừng, nhím, cầy hương…)
đã và đang phát triển mạnh, cho thu nhập cao.
Trên lĩnh vực lâm nghiệp, toàn tỉnh có trên 316.500 ha đất có rừng, trong đó:
rừng tự nhiên trên 146.500 ha; rừng trồng các loại 170.000 ha. Độ che phủ của rừng đạt
51%. Với kết quả này, ngành Nông nghiệp Quảng Ninh đã hoàn thành vượt mức kế
hoạch trồng rừng, chăm sóc, khoanh nuôi bảo vệ rừng, được Bộ Nông nghiệp & PTNT
đánh giá là một trong các tỉnh, thành đứng đầu trong toàn quốc về phát triển rừng.
Đối với mô hình kinh tế trang trại trong những năm qua Đảng, nhà nước, các
bộ, ngành Trung ương và UBND tỉnh đã ban hành nhiều chủ trương chính sách và
thông tư hướng dẫn liên quan đến Kinh tế trang trại (KTTT) tạo điều kiện cho
KTTT hình thành và phát triển. KTTT trên địa bàn tỉnh đã phát triển tương đối
CHỦ ĐẦU TƯ:
Ông: Đinh Phú Minh

CMND Số: 100598086, cấp ngày 21/12/2009 tại CA Quảng Ninh.
Địa chỉ thường trú: Khu 5B – phường Cẩm Trung, thị xã Cẩm Phả.
Chủ sở hữu thửa đất số: 281 và 290, tại tờ bản đồ số 5, khu 13 phường Mông Dương, thị xã Cẩm Phả.

13


DỰ ÁN ĐẦU TƯ TRANG TRẠI KINH TẾ TỔNG HỢP MÔNG DƯƠNG

nhanh, thực sự trở thành một phương thức tổ chức sản xuất hàng hoá mới ở nông
thôn và đã tạo ra giá trị hàng hoá lớn về nông, lâm, thuỷ sản với qui mô vượt trội
nhiều lần so với kinh tế hộ nông dân.
Phát triển Kinh tế trang trại đã góp phần tích cực vào quá trình chuyển dịch
cơ cấu cây trồng, vật nuôi và chuyển dịch cơ cáu kinh tế nông nghiệp, nông thôn; là
một trong những phương thức khai thác và tận dụng tốt vùng đất đồi trọc, bãi bồi
ven sông biển, mặt nước, ao đầm, biển; góp phần khai thác có hiệu quả nguồn lực
đất đai, lao động, vốn… để đầu tư mở rộng quy mô sản xuất, thực hiện việc chuyển
đổi giống cây trồng, vật nuôi từ kém hiệu quả sang trồng cây, nuôi con có giá trị
kinh tế cao; tạo thêm được nhiều việc làm, thu hút được nhiều lao động…
Tuy nhiên, phát triển KTTT hiện nay vẫn còn gặp nhiều khó khăn, quỹ đất
của các trang trại được giao ở nhiều địa phương còn rất hạn chế, việc giao quyền sử
dụng đất cho trang trại trong tỉnh mới đạt 54,99% tổng quỹ đất của các trang trại,
thấp hơn mức bình quân cả nước. Đất đai của nhiều trang trại còn sử dụng theo hình
thức: tạm giao (sổ bìa xanh), ký hợp đồng thầu, thuê dài hạn ở các địa phương, do
vậy các chủ trang trại chưa thực sự yên tâm, chưa mạnh dạn đầu tư sản xuất lâu dài.
Việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các chủ trang trại còn thấp,
đến nay mới có 344 trang trại được cấp giấy chứng nhận đạt 14,82% số trang trại
được cấp giấy chứng nhận.
Việc triển khai thực hiện các chính sách của nhà nước, đặc biệt chính sách
tín dụng (vốn vay theo Nghị định 41/CP cho các trang trại hầu như chưa thực hiện

được) ở các địa phương còn khó khăn, có nơi còn rất chậm
Việc liên kết giữa các trang trại để hỗ trợ trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm
còn hạn chế; còn hiện tượng mạnh ai nấy làm.
Trình độ quản lý và tổ chức sản xuất của các chủ trang trại còn rất thấp (trên
70% chưa qua một lớp đào tạo nghề, chuyên môn nghiệp vụ, về quản lý, kinh
doanh, KHKT…).
Sản xuất ở các trang trại phần lớn còn mang tính tự phát, có trang trại hoạt
động thiếu bền vững, hiệu quả chưa ổn định (nuôi trồng thuỷ sản, trồng cây ăn quả).
Nhiều chủ trang trại chưa tiếp cận với việc đầu tư các loại giống cây trồng, vật nuôi
có năng suất cao, chất lượng tốt, nên sản phẩm tạo ra sức cạnh tranh không cao, tiêu
thụ chậm, việc nắm bắt thông tin thị trường, tiến bộ KHKT, công nghệ sinh học,
khoa học quản lý nông nghiệp còn rất hạn chế….
Những vấn đề tồn tại trên khiến kinh tế trang trại trong tỉnh còn gặp khó
khăn trong định hướng phát triển bền vững. Vì vậy, trong thời gian tới các ngành
chức năng của tỉnh và địa phương cần lập quy hoạch phát triển kinh tế trang trại;
tăng cường vai trò quản lý, hỗ trợ của các cơ quan nhà nước trong việc cung cấp
thông tin thị trường; thực hiện chuyển giao tiến bộ KHKT, công nghệ tiên tiến nâng
cao năng lực sản xuất cho các trang trại; hoàn thành cấp giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất, cấp giấy chứng nhận kinh tế trang trại, đồng thời đẩy mạnh liên kết để các
trang trại có thể tự chủ trong việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm đầu ra, gắn kết giữa
nhà nước - nhà sản xuất - nhà chế biến và tiêu thụ.
Nền tảng để thúc đẩy cho sản xuất phát triển cũng đã được tập trung xây dựng
từ nhiều năm qua, vì vậy tính đến nay trên địa bàn tỉnh có 155 HTX dịch vụ nông
nghiệp (trong đó số HTX làm có hiệu quả chiếm khoảng 50%) và 180 tổ hợp tác với
CHỦ ĐẦU TƯ:
Ông: Đinh Phú Minh
CMND Số: 100598086, cấp ngày 21/12/2009 tại CA Quảng Ninh.
Địa chỉ thường trú: Khu 5B – phường Cẩm Trung, thị xã Cẩm Phả.
Chủ sở hữu thửa đất số: 281 và 290, tại tờ bản đồ số 5, khu 13 phường Mông Dương, thị xã Cẩm Phả.


14


DỰ ÁN ĐẦU TƯ TRANG TRẠI KINH TẾ TỔNG HỢP MÔNG DƯƠNG

tổng số khoảng 1.750 thành viên, các tổ hợp tác nhìn chung hoạt động có hiệu quả.
Các HTX nông nghiệp chủ yếu tập trung vào hoạt động dịch vụ như thuỷ nông, cung
ứng giống cây trồng vật nuôi, dịch vụ chuyển giao KHKT... góp phần hạ giá thành và
nâng cao chất lượng sản phẩm.
Một số HTX phát triển theo hướng kinh doanh đa ngành đa nghề, vừa làm
dịch vụ phục vụ hoạt động kinh tế xã viên vừa phát triển các dịch vụ tín dụng, thương
mại và dịch vụ đời sống, dịch vụ ngành nghề trong nông nghiệp, nông thôn, như các
HTX Yên Đông, Liên Hoà 3 (Quảng Yên), Cẩm Bình (Cẩm Phả).
Với 2.253 trang trại trên các lĩnh vực nông - lâm - ngư nghiệp nên đã góp phần
tích cực vào quá trình chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi và chuyển dịch cơ cấu
kinh tế nông nghiệp, nông thôn, tạo những mô hình sản xuất mới cho nông dân địa
phương học tập; khai thác và tận dụng tốt vùng đất đồi trọc, bãi bồi ven sông biển,
mặt nước, ao đầm, biển... để tạo ra sản phẩm hàng hoá nông - lâm - thuỷ sản đáng
kể, thực hiện từng bước CNH-HĐH nông nghiệp, nông thôn.
Đặc biệt trong năm đầu triển khai, Sở NN&PTNT cùng các địa phương đã triển
khai thực hiện trên 60 mô hình giảm nghèo, 13 dự án áp dụng cây, con, giống mới. Các
mô hình, dự án triển khai đúng tiến độ thu được kết quả tốt, được bà con nông dân tin
tưởng và có nguyện vọng nhân rộng ra sản xuất đại trà trong thời gian tới.
Thông qua những mô hình, người dân địa phương có cơ hội tiếp cận, học hỏi
cách làm hay, chia sẻ kinh nghiệm, từng bước nhân rộng, tạo ra những thay đổi trong
đời sống kinh tế của gia đình và những thay đổi tích cực diện mạo ở nông thôn. Điển
hình là một số mô hình như nuôi lợn rừng sinh sản ở thị xã Cẩm Phả, huyện Vân
Đồn; nuôi cá rô đồng, cá rô đầu vuông ở các huyện Bình Liêu, Ba Chẽ, Tiên Yên,
Đầm Hà, Hải Hà; trồng cây sa mộc, cây ba kích ở Ba Chẽ, Hoành Bồ; nuôi cá rô phi
tập trung ở huyện Đông Triều, TX Quảng Yên.

Cùng với đó các địa phương đang tích cực tuyên truyền, vận động nhân dân
chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, phát triển các loại hình dịch vụ, du lịch, góp
phần quan trọng trong việc giải quyết việc làm, nâng cao đời sống nhân dân. Trong
sản xuất nông nghiệp, địa phương đẩy mạnh phát triển theo hướng sản xuất hàng hoá
với các vùng chuyên canh cây màu đặc sản mang lại giá trị kinh tế cao.
Các sở, ngành cũng đã tăng cường các lớp đào tạo, tập huấn về công tác quản
lý và chuyển giao kỹ thuật về trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản, phòng trừ
dịch bệnh cho hơn 8.000 học viên là cán bộ HTX, chủ trang trại và các hộ nông dân,
nhờ đó góp phần tăng sản lượng trong sản xuất nông nghiệp, tăng giá trị trên đơn vị
diện tích.
Để động lực chính của chương trình là thu nhập và đời sống vật chất, tinh thần
của người dân được nâng cao, trong các giải pháp thực hiện của năm 2012 tỉnh đã xác
định mục tiêu trọng tâm và tạo đột phá cho chương trình đó là ưu tiên đầu tư phát
triển sản xuất, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn. Ngoài việc xây
dựng các cơ chế chính sách hỗ trợ cho phát triển sản xuất sẽ huy động mọi nguồn lực
thực hiện Chương trình, phát huy nội lực của cộng đồng dân cư, xác định chủ thể xây
dựng nông thôn mới là nhân dân khu vực nông thôn.
Đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất nông nghiệp, xây dựng
các công trình và ứng dụng vào đời sống hàng ngày. Theo đó sẽ đặc biệt chú trọng tới
việc đổi mới công tác khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, khuyến công vào khu
CHỦ ĐẦU TƯ:
Ông: Đinh Phú Minh
CMND Số: 100598086, cấp ngày 21/12/2009 tại CA Quảng Ninh.
Địa chỉ thường trú: Khu 5B – phường Cẩm Trung, thị xã Cẩm Phả.
Chủ sở hữu thửa đất số: 281 và 290, tại tờ bản đồ số 5, khu 13 phường Mông Dương, thị xã Cẩm Phả.

15


DỰ ÁN ĐẦU TƯ TRANG TRẠI KINH TẾ TỔNG HỢP MÔNG DƯƠNG


vực nông thôn theo hướng mô hình gắn với quy hoạch ngành, phát triển nhân rộng
theo hướng sản xuất hàng hoá và xây dựng thương hiệu sản phẩm. Xây dựng chính
sách khuyến khích áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất. Tập trung thực hiện tốt
chương trình đào tạo nghề cho lao động khu vực nông thôn để có kiến thức tiếp cận
với khoa học công nghệ.
b. Ngành nông nghiệp và mô hình kinh tế trang trại thị xã Cẩm Phả.
Cẩm Phả có diện tích tự nhiên 48.623ha. Địa hình đồi núi. Núi non chiếm
55,4% diện tích. (Trong đó núi đá chiếm tới 2590ha. Núi cao nhất là ở Quang Hanh:
núi Đèo Bụt 452m, núi Khe Sím hơn 400m); vùng trung du 16,29%, đồng bằng
15,01% và vùng biển chiếm 13,3%. Ngoài biển là hàng trăm hòn đảo nhỏ, phần lớn là
đảo đá vôi chính là vùng vịnh Bái Tử Long.
Thị xã Cẩm Phả có quỹ đất nông nghiệp khoảng 1.196ha, trong đó đất trồng
rau màu và cấy lúa 434ha, đất có mặt nước có thể nuôi trồng thuỷ sản 315ha. Cẩm
Phả có 2 khu đất làm muối nhưng nay chỉ còn một khu và ngày càng thu hẹp. Ðất lâm
nghiệp khá rộng, trong đó rừng tự nhiên 12.094. Xưa có nhiều lâm sản nay rừng đã
kiệt quệ. Cẩm Phả có nghề khai thác hải sản với hơn 50km bờ biển, nhưng chủ yếu là
đánh bắt trong bờ, sản lượng thấp.
Kinh tế nông nghiệp thị xã trong nhiều năm qua, công tác chăn nuôi gia súc,
gia cầm ổn định, không để xẩy ra dịch bệnh trên địa bàn. Thị xã đã và đang triển khai
các mô hình, dự án chăn nuôi như “Chăn nuôi Dê; Gà sao thương phẩm; Trồng cây
thanh long…) Công tác tiêm phòng được triển khai theo đúng kế hoạch. (Kết quả
tiêm phòng bệnh dại 6.554 con, đạt 101% KH năm; Tụ huyết trùng trâu bò đợt 1
1500con, Lở mồm long móng 5.000con đạt 100% KH; Cúm gia cầm 59.551 con đạt
148,7% KH). Thị xã tập trung chỉ đạo xây dựng các công trình thuỷ lợi phục vụ tưới
tiêu cho sản xuất nông nghiệp.
- Lâm nghiệp: Diện tích trồng rừng tập trung 6tháng ước thực hiện 850ha, tăng
103,3% so với cùng kỳ; Sản lượng gỗ khai thác 5.665m3, tăng 22,8% so với cùng kỳ.
Thực hiện trồng cây bảo vệ môi trường với 74.810cây. Chỉ đạo tốt công tác trồng,
chăm sóc và hướng dẫn phương pháp phòng chống cháy rừng, bảo vệ rừng.

- Ngư nghiệp: Tổng sản lượng đánh bắt và nuôi trồng thuỷ hải sản ước đạt
1.032tấn tăng 5,5% so với cùng kỳ(trong đó nuôi trồng 262 tấn, khai thác tự nhiên
768tấn). Tổ chức tuyên truyền vận động bà con ngư dân chấp hành các quy định
trong đánh bắt, khai thác và bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản.
Gia hạn giấy phép khai thác thuỷ sản và tổ chức đăng ký đăng kiểm cho các
phương tiện. Thực hiện việc giải ngân tiền hỗ trợ dầu cho ngư dân theo quyết định số
289 của chính phủ với 150 trường hợp = 3tỷ 272triệu đồng.
- Mô hình kinh tế trang trại đã được hình thành và phát triển trên địa bàn thị xã
Cẩm Phả nhiều năm qua nhưng còn manh mún chưa hiệu quả, việc áp dụng tiến bộ
khoa học kỹ thuật vào sản xuất còn chưa được đầu tư đồng bộ và hiệu quả.
Từ đó dẫn đến việc sản phẩm tham gia thị trường chưa tạo được thương hiệu
và uy tín đối với người tiêu dùng, đặc biệt là việc xây dựng thương hiệu thực phẩm
sạch còn bỏ ngỏ trước nhu cầu đang ngày một cấp thiết của thị trường.
4. Đánh giá nhu cầu thị trường.
CHỦ ĐẦU TƯ:
Ông: Đinh Phú Minh
CMND Số: 100598086, cấp ngày 21/12/2009 tại CA Quảng Ninh.
Địa chỉ thường trú: Khu 5B – phường Cẩm Trung, thị xã Cẩm Phả.
Chủ sở hữu thửa đất số: 281 và 290, tại tờ bản đồ số 5, khu 13 phường Mông Dương, thị xã Cẩm Phả.

16


DỰ ÁN ĐẦU TƯ TRANG TRẠI KINH TẾ TỔNG HỢP MÔNG DƯƠNG

4.1. Thị trường chung.
Theo Trung tâm Tin học và Thống kê (Bộ NN&PTNT), trong 11 tháng 2011,
giá trị xuất khẩu nông, lâm và thủy sản ước đạt 22,6 tỷ USD (tăng 30,6% so với
cùng kỳ năm 2010). Trong đó, kim ngạch các mặt hàng nông sản chính có tốc độ
tăng trưởng khá hơn cả, thu về 12,3 tỷ USD, tăng 36,6%; các mặt hàng lâm sản

chính đạt 3,8 tỷ USD, tăng 14,2% và mặt hàng thủy sản đạt 5,6 tỷ USD, tăng
24,9%. Trong khi đó, 11 tháng qua kim ngạch nhập khẩu vật tư nông nghiệp, phân
bón, thức ăn gia súc... đạt 14,4 tỷ USD, tăng 33,4%. Như vậy, 11 tháng qua, ngành
nông sản đã đạt giá trị xuất siêu là 7,8 tỷ USD.
Đến cuối tháng 11/2011, Cục Trồng trọt khẳng định tổng năng suất lúa toàn
năm 2011 chắc chắn đạt khoảng 41,5 triệu tấn, thậm chí có thể đạt hơn do vẫn đang
trong đợt thu hoạch lúa mùa ĐBSCL và lúa thu đông miền Bắc. Ước tính lượng gạo
xuất khẩu 11 tháng 2011 lên 6,8 triệu tấn, với giá trị xấp xỉ 3,5 tỷ USD, tăng 7,1%
về lượng và 16,7% về giá trị so với cùng kỳ năm trước.
4.2. Thị trường trong tỉnh.
Hiện nay nhu cầu thực phẩm trên tỉnh Quảng Ninh chủ yếu là các mặt hàng:
thóc, gạo các loại; miến và nguyên liệu làm miến; thực phẩm tươi sống (thịt lợn, thịt
gia cầm, thủy hải sản sống và đã qua sơ chế); thực phẩm công nghệ phẩm (đồ hộp,
bánh kẹo, thực phẩm ăn nhanh, ăn liền khác sản xuất trong nước); trứng gia cầm; sữa
(sữa đặc có đường, sữa tươi do doanh nghiệp trong nước sản xuất); rau, củ, quả; dầu
ăn; thức ăn gia súc, gia cầm…Trong đó phần lớn lượng nông phẩm và thực phẩm được
cung cấp tại thị trường trong tỉnh đều do các tỉnh lân cân như Hải Dương, Thái Bình,
Hải Phòng, Bắc Giang, Bắc Ninh…
Theo báo cáo tình hình kinh tế xã hội tỉnh Quảng Ninh năm 2011, ngành
nông nghiệp Quảng Ninh đạt được như sau:
- Trồng trọt: Diện tích gieo trồng đạt 98,6% so cùng kỳ, nhưng sản lượng
lương thực cây có hạt cả năm ước đạt 237.521 tấn, tăng 2% (ước tăng 4.731 tấn) so
cùng kỳ; năng suất lúa, ngô bình quân cả năm đều tăng hơn cùng kỳ.
- Chăn nuôi: Do ảnh hưởng của đợt rét đậm, rét hại kéo dài ngay từ đầu năm,
nên số lượng đàn gia súc, gia cầm tăng chậm. Hiện trên địa bàn có 155 trang trại chăn
nuôi quy mô vừa và nhỏ, trong đó có: 111 trang trại lợn ; 36 trang trại gia cầm; 8 trang
trại trâu bò. Toàn tỉnh có 3 cơ sở giết mổ, chế biến gia súc gia cầm đang hoạt động.
- Thủy sản: Do giá cả các yếu tố đầu vào tăng mạnh như điện, xăng dầu,
thức ăn nuôi thủy sản, nên tổng sản lượng thủy sản ước thực hiện cả năm giảm hơn
so với cùng kỳ, ước đạt 83.011 tấn, bằng 99,8% CK. Giá trị thuỷ sản xuất khẩu ước

đạt 24,8 triệu USD, tăng 10,8% so cùng kỳ.
Với các chỉ tiêu ngành nông nghiệp đạt được trong năm 2011 như trên,
nhưng tỉnh Quảng Ninh vẫn phải nhập trên 70% lương thực, thực phẩm từ các tỉnh
ngoài. Như vậy nhu cầu lương thực, thực phẩm trong tỉnh nhiều năm tới là vấn đề
hết sức cấp bách, cần có sự quan tâm đầu tư nhằm mở rộng và nâng cao chất lương
sản phẩm, sao cho giảm tối thiểu tỷ lệ nhập, tăng tỷ lệ suất, góp phần tăng trưởng
kinh tế xã hội một cách bền vững.
CHỦ ĐẦU TƯ:
Ông: Đinh Phú Minh
CMND Số: 100598086, cấp ngày 21/12/2009 tại CA Quảng Ninh.
Địa chỉ thường trú: Khu 5B – phường Cẩm Trung, thị xã Cẩm Phả.
Chủ sở hữu thửa đất số: 281 và 290, tại tờ bản đồ số 5, khu 13 phường Mông Dương, thị xã Cẩm Phả.

17


DỰ ÁN ĐẦU TƯ TRANG TRẠI KINH TẾ TỔNG HỢP MÔNG DƯƠNG

II. MỤC TIÊU, QUY MÔ ĐẦU TƯ.
1. Tên dự án: Dự án đầu tư Trang trại kinh tế tổng hợp Mông Dương.
Địa điểm: Khu 13, phường Mông Dương, thị xã Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh.
Chủ đầu tư: Ông Đinh Phú Minh
Thường trú: Khu 5B - phường Cẩm Trung, thị xã Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh
CMND số: 100598086, cấp ngày 21/12/2009 tại CA Quảng Ninh.
Chủ sở hữu thửa đất số: 281 và 290, tại tờ bản đổ số 5, khu 13, phường
Mông Dương, thị xã Cẩm Phả, Quảng Ninh.
Tổng diện tích khu đất được giao là: 230.049 m2.
Diện tích xin đầu tư dự án là: 68.736 m2.
2. Vị trí dự án.
Dự án đầu tư trang trại kinh tế tổng hợp Mông Dương có vị trí tại lô 281 và

290, tờ bản đồ số 5, khu 13, phường Mông Dương, thị xã Cẩm Phả
(Có bản đồ vị trí đính kèm).
Tọa độ địa lý khu vực nghiên cứu dự án
X = 2329091.4450 Y = 456332.2386
3. Mục tiêu chung:
Đầu tư hệ thống hạ tầng kỹ thuật đồng bộ, hình thành một vùng nuôi trồng
và sản xuất các sản phẩm nông sản sạch gồm:
Lĩnh vực cây trồng: Đầu tư trồng và phát triển các giống cây trồng chất
lượng cao như Cam không hạt, Bưởi không hạt, Bưởi da xanh và các loại rau củ
khác…do Viện Di truyền Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn chuyển giao khoa
học công nghệ.
Lĩnh vực chăn nuôi: Đầu tư trọng điểm nuôi lợn siêu nạc, gà siêu trứng, gà
thịt và nghiên cứu nuôi thử nghiệm lợn rừng… do Viện Di truyền Bộ Nông
nghiệp và phát triển nông thôn chuyển giao khoa học công nghệ.
Lĩnh vực chế biến gia cầm, gia súc: Đầu tư quy mô, áp dụng tiến bộ khoa
học kỹ thuật xây dựng nhà máy giết mổ gia cầm, gia súc tập trung đạt tiêu chuẩn.
4. Mục tiêu cụ thể:
4.1. Lĩnh vực cây trồng.
- Đầu tư 2 hécta trồng cam không hạt V2 được nhập nội từ Mỹ do Viện Di
truyền Nông nghiệp thực hiện chuyển giao công nghệ, áp dụng quy trình sản xuất
VietGAP. Mật độ khoảng 500 cây trên 1 héc ta, năng suất bình quân đạt 14 tấn trên
1 héc ta, tổng sản lượng ổn định 28 tấn trên 2héc ta.
- Đầu tư 2 héc ta trồng bưởi da xanh do Viện di truyền Nông nghiệp chuyển
giao công nghệ, áp dụng quy trình sản xuất VietGAP. Mật độ đạt 300 cây trên 1 héc
ta, sản lượng bình quân đạt 10 tấn trái trên 1 héc ta, tổng sản lượng đạt 20 tấn cung
cấp cho thị trường trong tỉnh và ngoài tỉnh.
- Đầu tư 1,5 héc ta trồng các loại rau phục vụ chăn nuôi, đảm bảo cung cấp
cho mô hình chăn nuôi 10.000 lợn siêu nạc mỗi năm.
CHỦ ĐẦU TƯ:
Ông: Đinh Phú Minh

CMND Số: 100598086, cấp ngày 21/12/2009 tại CA Quảng Ninh.
Địa chỉ thường trú: Khu 5B – phường Cẩm Trung, thị xã Cẩm Phả.
Chủ sở hữu thửa đất số: 281 và 290, tại tờ bản đồ số 5, khu 13 phường Mông Dương, thị xã Cẩm Phả.

18


DỰ ÁN ĐẦU TƯ TRANG TRẠI KINH TẾ TỔNG HỢP MÔNG DƯƠNG

4.2. Lĩnh vực chăn nuôi.
- Đầu tư xây dựng hệ thống chuồng nuôi lợn siêu nạc Viện Di truyền Bộ
nông nghiệp chuyển giao công với quy mô nuôi ổn định 10.000 lợn trên 1 năm.
Đảm bảo cung cấp cho thị trường trong và ngoài tỉnh mỗi năm đạt 750.000kg sản
phẩm thịt lợn sạch khi dự án hoạt động ổn định.
- Đầu tư xây dựng hệ thống chuồng chăn nuôi gà siêu trứng, giống Ai Cập và
giống RiBrao do Viện Di truyền Bộ nông nghiệp chuyển giao công nghệ. Quy mô
nuôi từ 2500 đến 3500 con, đảm bảo cung ứng từ 350.000 đến 550.000 quả trứng
mỗi năm cho thị trường trong và ngoài tỉnh.
- Đầu tư khu trại nuôi gà thịt do Viện Di truyền Bộ nông nghiệp chuyển giao
công nghệ, quy mô nuôi đạt 15.000 đến 20.000 con mỗi năm, đảm bảo cung cấp
trên 15.000kg gà thịt mỗi năm cho thị trường trong và ngoài tỉnh.
- Đầu tư xây dựng nhà máy giết mổ gia cầm, gia súc đạt công suất trên
25.000 lợn 1 năm và 50.000 gia cầm 1 năm.
4.3. Lao động và góp phần tăng trưởng kinh tế - xã hội.
- Dự án đảm bảo việc làm ổn định cho từ 50 đến 75 lao động thường xuyên,
với mức thu nhập tối thiểu đạt 3.500.000 VNĐ/người/tháng.
- Dự án đi vào hoạt động, hàng năm sẽ góp phần tăng trưởng kinh tế xã hội
chung của địa phương, góp phần quan trọng trong việc xây dựng thương hiệu sạch
cho sản phẩm lương thực và thực phẩm của tỉnh nhà nói chung và thị xã Cẩm Phả
nói riêng.

III. TIÊU CHUẨN, QUY CHUẨN CÔNG NGHỆ ÁP DỤNG.
1. Tiêu chuẩn áp dụng.
Sản xuất, chăn nuôi theo tiêu chuẩn GAP (Good Agricultural Practices) theo
những nguyên tắc được thiết lập nhằm đảm bảo một môi trường sản xuất an toàn,
sạch sẽ, thực phẩm phải đảm bảo không chứa các tác nhân gây bệnh như chất độc
sinh học (vi khuẩn, nấm, virus, ký sinh trùng) và hóa chất (dư lượng thuốc BVTV,
kim loại nặng, hàm lượng nitrat), đồng thời sản phẩm phải đảm bảo an toàn từ ngoài
đồng đến khi sử dụng.
GAP bao gồm việc sản xuất theo hướng lựa chọn địa điểm, việc sử dụng đất
đai, phân bón, nước, phòng trừ sâu bệnh hại, thu hái, đóng gói, tồn trữ, vệ sinh đồng
ruộng và vận chuyển sản phẩm, v.v. nhằm phát triển nền nông nghiệp bền vững với
mục đích đảm bảo:
+ An toàn cho thực phẩm
+ An toàn cho người sản xuất
+ Bảo vệ môi trường
+ Truy nguyên được nguồn gốc sản phẩm
- Tiêu chuẩn của GAP về thực phẩm an toàn tập trung vào 4 tiêu chí sau:
+ Tiêu chuẩn về kỹ thuật sản xuất, chăn nuôi.
Mục đích là càng sử dụng ít thuốc BVTV và các chất kích thích sinh trưởng
càng tốt, nhằm làm giảm thiểu ảnh hưởng của dư lượng hoá chất lên con người và
môi trường:
+ Tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm.
CHỦ ĐẦU TƯ:
Ông: Đinh Phú Minh
CMND Số: 100598086, cấp ngày 21/12/2009 tại CA Quảng Ninh.
Địa chỉ thường trú: Khu 5B – phường Cẩm Trung, thị xã Cẩm Phả.
Chủ sở hữu thửa đất số: 281 và 290, tại tờ bản đồ số 5, khu 13 phường Mông Dương, thị xã Cẩm Phả.

19



DỰ ÁN ĐẦU TƯ TRANG TRẠI KINH TẾ TỔNG HỢP MÔNG DƯƠNG

Các tiêu chuẩn này gồm các biện pháp để đảm bảo không có hoá chất, nhiễm
khuẩn hoặc ô nhiễm vật lý khi thu hoạch:
+ Môi trường làm việc
Mục đích là để ngăn chặn việc lạm dụng sức lao động của nông dân:
+ Truy nguyên nguồn gốc
GAP tập trung rất nhiều vào việc truy nguyên nguồn gốc. Nếu khi có sự cố
xảy ra, các siêu thị phải thực sự có khả năng giải quyết vấn đề và thu hồi các sản
phẩm bị lỗi. Tiêu chuẩn này cho phép chúng ta xác định được những vấn đề từ khâu
sản xuất đến khâu tiêu thụ sản phẩm.
2. Tiêu chuẩn thức ăn chăn nuôi.
- TCVN 8400-1:2010: Bệnh động vật. Quy trình chẩn đoán. Phần 1: Bệnh lở
mồm long móng.
- TCVN 8542:2010: Thức ăn chăn nuôi. Xác định hàm lượng Bacitracin kẽm
bằng phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao.
- TCVN 8543:2010: Thức ăn chăn nuôi. Xác định hàm lượng Tylosin bằng
phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao.
- TCVN 8544:2010: Thức ăn chăn nuôi. Xác định hàm lượng Clotetracylin,
oxytetracyclin và tetracyclin bằng phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao.
- TCVN 8545:2010: Thức ăn chăn nuôi. Xác định hàm lượng monensin,
narasin và salinomycin bằng phương pháp sắc ký lỏng với dẫn xuất sau cột đôi.
3. Tiêu chuẩn về điều kiện chuồng, trại chăn nuôi.
- Áp dụng và tuân thủ theo QCVN 01-15:2010/BNNPTNT – Quy chuẩn kỹ
thuật quốc gia về điều kiện đảm bảo trại chăn nuôi gia cầm, an toàn sinh học.
- Áp dụng và tuân thủ theo QCVN 01-14:2010/BNNPTNT – Quy chuẩn kỹ
thuật quốc gia về điều kiện chăn nuôi lợn. Vận dụng TCVN 5376-1991 về Trại chăn
nuôi phương pháp kiểm tra vệ sinh.
4. Tiêu chuẩn xác định mẫu đất trồng trọt.

- TCVN 4046-85. Đất trồng trọt. Phương pháp lấy mẫu;
- TCVN 4047-85. Đất trồng trọt. Phương pháp chuẩn bị đất để phân tích;
- TCVN 4048-85. Đất trồng trọt. Phương pháp xác định hệ số khô kiệt;
- TCVN 4049-85. Đất trồng trọt. Phương pháp xác định chất mất khí nung;
- TCVN 4050-85. Đất trồng trọt. Phương pháp xác định tổng số chất hữu cơ;
- TCVN 4051-85. Đất trồng trọt. Phương pháp xác định tổng số ni tơ;
- TCVN 4052-85. Đất trồng trọt. Phương pháp xác định tổng số phốt pho;
- TCVN 4053-85. Đất trồng trọt. Phương pháp xác định tổng số kali;
5. Tiêu chuẩn về giết mổ gia cầm, gia súc.
- Thực hiện theo Thông tư số 60/2010/TT-BNNPTNT, ngày 25/10/2010, Về
việc Quy định điều kiện vệ sinh thú y đối với cơ sở giết mổ lợn.
- Thông tư số 61/2010/TT-BNNPTNT, ngày 25/10/2010, Về việc Quy định
điều kiện vệ sinh thú y đối với cơ sở giết mổ gia cầm.
Ch¬ng Ii
CHỦ ĐẦU TƯ:
Ông: Đinh Phú Minh
CMND Số: 100598086, cấp ngày 21/12/2009 tại CA Quảng Ninh.
Địa chỉ thường trú: Khu 5B – phường Cẩm Trung, thị xã Cẩm Phả.
Chủ sở hữu thửa đất số: 281 và 290, tại tờ bản đồ số 5, khu 13 phường Mông Dương, thị xã Cẩm Phả.

20


DỰ ÁN ĐẦU TƯ TRANG TRẠI KINH TẾ TỔNG HỢP MÔNG DƯƠNG

ĐỊA ĐIỂM, QUY MÔ DỰ ÁN, NHU CẦU SỬ DỤNG ĐẤT,
PHƯƠNG ÁN QUY HOẠCH, KẾT CẤU CÔNG TRÌNH
VÀ PHƯƠNG ÁN TRIỂN KHAI DỰ ÁN
I. VỊ TRÍ ĐỊA ĐIỂM, QUY MÔ VÀ NHU CẦU SỬ DỤNG ĐẤT.
1. Địa điểm xây dựng.

Khu vực đất rừng nghiên cứu lập dự án thuộc khu 13, phường Mông Dương,
thị xã Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh .
Phía Đông giáp khu đất rừng thuộc UBND phường Mông Dương.
Phía Tây giáp khe suối và đất rừng
Phía Bắc giáp đất rừng.
Phía Nam giáp đất rừng.
1.1. Hiện trạng địa chất, địa hình.
Tính chất và nguồn gốc đất, khu vực nghiên cứu lập dự án là đất rừng sản
xuất, là vùng đất phát triển trên đá trầm tích sa thạch, diệp thạch, dăm cuội kết, lớp
phủ thực vật bị tàn phá, quá trình feralit mạnh tạo thành kết vón và đá ong.
Địa hình có hướng dốc dần từ phía Đông Nam về phía Tây Bắc, độ dốc từ
10#25%.
1.2. Khí hậu, thủy văn.

Qua khảo sát địa chất thủy văn ở khu vực dự án, có các kết luận sau:
- Mực nước mạch nông khoảng 5m
- Chất lượng nước nhạt rất ít sắt và không có mùi tanh
- Mực nước mạch sâu từ 30-50m, thay đổi theo độ cao, địa hình. Các giếng
đào của dân cư trong vùng có biên độ dao động giữa các mùa thay đổi trong phạm
vi từ 1,5- 2,5m.
Nhiệt độ không khí
+ Nhiệt độ không khí thấp nhất
: 2,7 °C
+ Nhiệt độ không khí trung bình hàng năm
: 23,6°C
+ Nhiệt độ không khí trung bình mùa hè
: 29,4°C
+ Nhiệt độ không khí cao nhất
: 42,8°C
+ Nhiệt độ không khí trung bình mùa đông

: 12°C
Bức xạ mặt trời
+ Tổng số giờ nắng trong năm
: 1.464,6 h/năm
+ Tổng lượng bức xạ hàng năm
: 109,4 kcal/ha
+ Số ngày có sương mù
: 11,7 ngày/năm
Độ ẩm không khí
+ Độ ẩm nhỏ nhất
: 80%
+ Độ ẩm cao nhất
: 88%
+ Độ ẩm bình quân
: 84,5%
Lượng mưa
Số ngày mưa trung bình trong năm khoảng
: 114 ngày mưa
CHỦ ĐẦU TƯ:
Ông: Đinh Phú Minh
CMND Số: 100598086, cấp ngày 21/12/2009 tại CA Quảng Ninh.
Địa chỉ thường trú: Khu 5B – phường Cẩm Trung, thị xã Cẩm Phả.
Chủ sở hữu thửa đất số: 281 và 290, tại tờ bản đồ số 5, khu 13 phường Mông Dương, thị xã Cẩm Phả.

21


DỰ ÁN ĐẦU TƯ TRANG TRẠI KINH TẾ TỔNG HỢP MÔNG DƯƠNG

Lượng mưa trung bình hàng năm khoảng

: 1.245 mm
Lượng bốc hơi trung bình trong năm
: 722 mm/năm
Gió và bão
Gió mùa Đông Nam thường bắt đầu từ tháng 05 và kết thúc vào tháng 10
mang theo nhiều hơi nước từ biển vào gây nên các trận mưa rào. Trong những tháng
này đôi khi có gió bão kèm theo mưa lớn gây ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất và
đời sống. Gió mùa Đông Bắc thường bắt đầu tháng 11 và kết thúc vào tháng 4 năm
sau, thời tiết thời gian này thường lạnh và khô ở đầu mùa và ẩm ướt ở các tháng 2
và 3 vào những tháng này có mưa phùn mùa xuân. Trong các tháng 12, tháng 1 đôi
khi có sương mù, sương giá nhưng ít gây thiệt hại đến sản xuất.
Tốc độ gió trung bình hàng tháng dao động từ 2.0m/s đến 2.9m/s. Tốc độ gió
lớn nhất ghi nhận được lên đến 34m/s.
Độ bền vững khí quyển
Độ bền vững khí quyển được xác định theo tốc độ gió và bức xạ mặt trời vào
ban ngày và độ che phủ mây vào ban đêm.
Khu vực của dự án có lượng mây trung bình năm vào khoảng 7,5/10. Thời kỳ
nhiều mây nhất là cuối mùa đông, tháng cực đại là tháng 3, lượng mây trung bình là
9/10, ít mây nhất là 4 tháng cuối năm, tháng đạt cực tiểu là tháng 10, 11, lượng mây
trung bình chỉ 6/10.
Bảng phân loại độ bền vững khí quyển
Bức xạ mặt trời ban ngày
Tốc độ gió
Trung bình
Yếu (Độ
tại độ cao Mạnh (Độ
(Độ cao
cao
mặt
trời

cao
mặt trời
10m (m/s)
mặt trời 35>60)
15-60)
60)
<2
A
A-B
B
2-3
A-B
B
C
3-5
B
B-C
C
5-6
C
C-D
D
>6
C
D
D

Độ mây ban đêm
Ít mây
(<4/8)


Nhiều mây
(>4/8)

E
D
D
D

F
E
D
D

Nguồn: Viện Khí Tượng Thủy Văn, tháng 4/2009.
Ghi chú :

A : Rất không bền vững
D : Trung hoà
B : Không bền vững loại trung bình
E : Bền vững trung bình
C : Không bền vững loại yếu
F : Bền vững
Độ bền vững loại A, B, C diễn ra trong điều kiện khí quyển không ổn định.
Do vậy khi tính toán và thiết kế hệ thống xử lý ô nhiễm không cần tính cho điều
kiện khí quyển ổn định và bất lợi nhất (F). Đối với khu vực dự án ban đêm có độ
bền vững khí quyển thuộc loại E, F. Vào những ngày nắng và tốc độ gió 2-3 m/s, độ
bền vững khí quyển thuộc loại A-B, B, ngày có mây là C.
CHỦ ĐẦU TƯ:
Ông: Đinh Phú Minh

CMND Số: 100598086, cấp ngày 21/12/2009 tại CA Quảng Ninh.
Địa chỉ thường trú: Khu 5B – phường Cẩm Trung, thị xã Cẩm Phả.
Chủ sở hữu thửa đất số: 281 và 290, tại tờ bản đồ số 5, khu 13 phường Mông Dương, thị xã Cẩm Phả.

22


DỰ ÁN ĐẦU TƯ TRANG TRẠI KINH TẾ TỔNG HỢP MÔNG DƯƠNG

1.3. Địa chất thủy văn, địa chất công trình
Chất lượng đất khu vực triển khai dự án chưa bị ô nhiễm bởi các hoạt động
dân sinh, mức ô nhiễm dưới mức tiêu chuẩn cho phép theo quy định của TCVN
5941:1995.
1.4. Hiện trạng hạ tầng kỹ thuật:
a. Giao thông bộ. Không có hệ thống giao thông đường bộ, chỉ có các tuyến
đường mòn do nhân dân địa phương đi lâu ngày tạo nên.
b. Thoát nước mưa:
Địa hình khu vực chủ yếu là núi đất, hai phía Đông và Tây có suối cạn do đó
việc thoát nước mặt tương đối thuận lợi. Nước mưa thoát theo các lưu vực xuống
các khu trũng xuống các khe suối và đổ ra biển.
c. Cấp nước
Hệ thống cấp nước chưa có.
d. Cấp điện.
Hệ thống cấp điện chưa có, nhưng thực hiện đấu nối từ mạng điện lưới quốc
gia từ phường Mông Dương..
2. Quy mô dự án và nhu cầu sử dụng đất.
Khu đất nghiên cứu triển khai dự án là đất rừng sản xuất, hiện đang đầu tư
trồng cây Keo phục vụ nguyên liệu sản xuất giấy, qua thời gian thực nghiệm cho
thấy, việc đầu tư trồng cây Keo không hiệu quả, trong khi đó quỹ đất lớn, điều kiện
thổ nhưỡng và khí hậu đảm bảo đạt các tiêu trí phát triển mô hình kinh tế trang trại.

Như vậy chủ đầu tư đã thực hiện nghiên cứu, học hỏi và tiến hành chuyển dịch cơ
cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng phát triển mô hình trang trại tổng hợp, áp dụng
các tiến bộ khoa học kỹ thuật để đầu tư, nhằm nâng cao giá trị sử dụng đất đai và
nguồn vốn tự có của gia đình.
Quy mô đầu tư xây mới và đồng bộ hệ thống hạ tầng kỹ thuật đáp ứng đầy
đủ các yếu tố đầu vào cho việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật phục vụ công tác
nuôi trồng và quản lý dự án, theo đó quy mô các công trình xây dựng hạ tầng phục
vụ như sau:
2.1. Quy mô đầu tư xây dựng công trình và nhu cầu sử dụng đất.
SỐ
TẦNG D.TÍCH
STT
HẠNG MỤC
LƯỢNG
CAO
M2
I
KHU ĐIỀU HÀNH
1.231
Nhà điều hành + trung tâm kiểm định chất
36
1
1 Nhà
1
lượng giống và sản phẩm.
5
2
Nhà ở công nhân.
1 Nhà
1

140
3
Nhà ăn, nhà bếp + bể nước sinh hoạt.
1 H.thống
1
226
Sân, vườn cây xanh cảnh quan khu điều
4
1 H.thống
500
hành.
CHỦ ĐẦU TƯ:
Ông: Đinh Phú Minh
CMND Số: 100598086, cấp ngày 21/12/2009 tại CA Quảng Ninh.
Địa chỉ thường trú: Khu 5B – phường Cẩm Trung, thị xã Cẩm Phả.
Chủ sở hữu thửa đất số: 281 và 290, tại tờ bản đồ số 5, khu 13 phường Mông Dương, thị xã Cẩm Phả.

23


DỰ ÁN ĐẦU TƯ TRANG TRẠI KINH TẾ TỔNG HỢP MÔNG DƯƠNG

II
1
2
3
III
1
2
3

4
5
6
7
8
IV
1
2
3
4
5
6
7
8
9

KHU TRỒNG CÂY ĂN QUẢ VÀ RAU CÁC LOẠI
Đất trồng cam
1
Đất trồng bưởi
1
Đất trồng các loại rau sạch và rau phục vụ
1
chăn nuôi
KHU CHĂN NUÔI
Hệ thống chuồng nuôi lợn siêu nạc
1 H.thống
1
Hệ thống chuồng nuôi gà siêu trứng
1 H.thống

1
Hệ thống chuồng nuôi gà thịt
1 H.thống
1
Kho chứa, bảo quản và chế biến thức ăn
1 Nhà
1
chăn nuôi
Nhà cách ly, xử lý gia cầm và lợn bệnh dịch 1 Nhà
1
Trạm sát trùng cho người và phương tiện
1 Nhà
1
Kho chứa dụng cụ, công cụ
1 Nhà
1
Trung tâm giết mổ gia cầm, gia súc.
1
Khu liên hợp
KHU PHỤ TRỢ HẠ TẦNG KỸ THUẬT
Sân bãi tập kết hàng hoá
1 Sân
Trạm điện
1 Nhà
1
Trạm bơm
1 Nhà
1
Trạm xử lý nước thải, chất thải
1 Nhà

1
Sân bãi xử lý chất thải
1 Sân
Bãi đỗ xe
1 Sân
Bể Biogas
2 Bể
Nhà bảo vệ
2 Nhà
1
Khu vệ sinh nam nữ
1 Nhà
1
Cộng =

55.000
20.000
20.000
15.000
9.310
4.000
1.000
1.000
350
200
200
60
2.500
3.195
800

15
15
600
1.000
500
200
30
35
68.736

2.2. Danh mục quy mô đầu tư máy móc, trang thiết bị.
STT
I
1

2

HẠNG MỤC
KHU ĐIỀU HÀNH
Nhà điều hành.
1.1. Máy vi tính để bàn
1.2. Máy vi tính sách tay
1.3. Máy điện thoại
1.4. Hệ thống bàn ghế làm việc
1.5. Máy in A4
1.6. Thiết bị internet
Nhà ở công nhân
2.1. Giường ngủ

SỐ LƯỢNG


3
2
1
15
2
1

Bộ
Bộ
Chiếc
Bộ
Chiếc
Bộ

15

Bộ

CHỦ ĐẦU TƯ:
Ông: Đinh Phú Minh
CMND Số: 100598086, cấp ngày 21/12/2009 tại CA Quảng Ninh.
Địa chỉ thường trú: Khu 5B – phường Cẩm Trung, thị xã Cẩm Phả.
Chủ sở hữu thửa đất số: 281 và 290, tại tờ bản đồ số 5, khu 13 phường Mông Dương, thị xã Cẩm Phả.

24


DỰ ÁN ĐẦU TƯ TRANG TRẠI KINH TẾ TỔNG HỢP MÔNG DƯƠNG


3

4
II
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18

Nhà ăn, nhà bếp + bể nước sinh hoạt
1
Hệ thống
3.1. Bộ đồ nấu ăn cho 100 người
1
Bộ
3.2. Bộ đồ ăn cho 100 người

1
Bộ
3.3. Bàn ghế nhà ăn
10
Bộ
3.4. Tủ bảo ôn
1
Chiếc
Sân, vườn cây xanh cảnh quan khu điều hành 1
Hệ thống
4.1. Thiết bị chiếu sáng
1
Hệ thống
KHU TRỒNG CÂY ĂN QUẢ, RAU CÁC LOẠI VÀ KHU
CHĂN NUÔI, KHU PHỤ TRỢ HẠ TẦNG KỸ THUẬT KHÁC.
Xe ôtô tải loại dưới 10 tấn
1
Chiếc
Xe ôtô đông lạnh
1
Chiếc
Xe cải tiến phục vụ chăn nuôi
20
Chiếc
Quạt gió phun hơi nước làm mát chuồng trại 40
Chiếc
Quạt thông gió
40
Chiếc
Hệ thống máy nghiền, trộn thức ăn chăn nuôi 2

Bộ
Hệ thống máng ăn nuôi lợn
600 Cái
Máng ăn cho gà
1000 Cái
Máy bơm nước
10
Chiếc
Hệ thống van uống nước tự động khu nuôi lợn 1000 Chiếc
Hệ thống phòng cháy, chữa cháy
Hệ thống dẫn nước tưới tiêu và vệ sinh
2
Hệ thống
chuồng trại
Hệ thống điện chiếu sáng toàn khu
1
Hệ thống
Hệ thống xử lý rác thải.
2
Hệ thống
Máy phát điện 10KVA
2
Chiếc
Máy hạ thế 20KVA
1
Chiếc
Hệ thống dây dẫn diện và cấp điện tiêu thụ
1
Hệ thống
toàn khu

Hệ thống đường ống và thiết bị cấp nước
1
Hệ thống
toàn khu

2.3. Quy mô và công suất ổn định của dự án
a. Lĩnh vực cây trồng.
- Đầu tư 2 hécta trồng cam không hạt V2 được nhập nội từ Mỹ do Viện Di
truyền Nông nghiệp thực hiện chuyển giao công nghệ, áp dụng quy trình sản xuất
VietGAP. Mật độ khoảng 500 cây trên 1 héc ta, năng suất bình quân đạt 14 tấn trên
1 héc ta, tổng sản lượng ổn định 28 tấn trên 2héc ta.
- Đầu tư 2 héc ta trồng bưởi da xanh do Viện di truyền Nông nghiệp chuyển
giao công nghệ, áp dụng quy trình sản xuất VietGAP. Mật độ đạt 300 cây trên 1 héc
ta, sản lượng bình quân đạt 10 tấn trái trên 1 héc ta, tổng sản lượng đạt 20 tấn cung
cấp cho thị trường trong tỉnh và ngoài tỉnh.
- Đầu tư 1,5 héc ta trồng các loại rau phục vụ chăn nuôi, đảm bảo cung cấp
cho mô hình chăn nuôi 10.000 lợn siêu nạc mỗi năm.
b. Lĩnh vực chăn nuôi.
CHỦ ĐẦU TƯ:
Ông: Đinh Phú Minh
CMND Số: 100598086, cấp ngày 21/12/2009 tại CA Quảng Ninh.
Địa chỉ thường trú: Khu 5B – phường Cẩm Trung, thị xã Cẩm Phả.
Chủ sở hữu thửa đất số: 281 và 290, tại tờ bản đồ số 5, khu 13 phường Mông Dương, thị xã Cẩm Phả.

25


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×