Tải bản đầy đủ (.docx) (24 trang)

de tai teen code ngon ngu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (531.77 KB, 24 trang )

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ CAO LÃNH
TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ TRẦN ĐẠI NGHĨA

BÁO CÁO
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

ĐỀ TÀI
TEEN CODE- SỰ PHÁ HOẠI NÉT ĐẸP CỦA NGÔN NGỮ
TRUYỀN THỐNG- TIẾNG VIỆT
Lĩnh vực: 02- Tên lĩnh vực: Khoa học xã hội và hành vi

NGUỜI THỰC HIỆN:
NGUYỄN THỊ KIỀU TRANG - Lớp 9A4

NGƯỜI BẢO TRỢ : NGUYỄN THỊ THỦY

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
Đồng
Tháp, 11/2017
Page
1


PHỤ LỤC
MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài................................................................................ 3
2. Đối tượng nghiên cứu....................................................................................4
3.Khách thể nghiên cứu………….....................................................................4
4.Phạm vi nghiên cứu....................................................................................... 4
5.Mục đích chọn đềtài….……….................................................................... 4


6.Nhiệm vụ nghiên cứu:……............................................................................ 5
7.Phương pháp nghiên cứu............................................................................... 5
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
1.1.Ngôn ngữ:…..…………………………………………………………..…..5
1.2. Văn hóa………………………………………………………………..…..6
1.3.Chữ viết……………………………………………………………........... 6
CHƯƠNG II: QUÁ TRÌNH NGHIÊN CỨU, THỰC TRẠNG VÀ
GIẢI PHÁP
2.1. Qui trình nghiên cứu…………………………………………………….. 7
2.2.Thực trạng nghiên cứu………………………………………………….… 7
2.3.Giải pháp……………………………….……………………………... ….20
CHƯƠNG III. KẾT LUẬNVÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận……............................................................................................... 23
2.Khuyến nghị ………………………………................................................. 24
TÀI LIỆU THAMKHẢO…………............................................................... .25

Page
2


MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài:
Vốn từ Tiếng Việt của chúng ta vốn dĩ vốn giàu và đẹp. Nhà văn Đặng Thai
Mai đã viết: “Tiếng Việt, một biểu hiện hùng hồn của sức sống dân tộc. Tiếng
Việt có những đặc sắc của một thứ tiếng đẹp, một thứ tiếng hay …” hay như
nhận xét của nhà thơ Xuân Diệu: “Sự trong sáng của ngôn ngữ là kết quả của
một cuộc phấn đấu. Trong và sáng dính liền nhau…”. Ngoài ra không thể không
nhắc tới khẳng định của Cố thủ tướng Phạm Văn Đồng :”Tiếng Việt của chúng
ta rất giàu. Tiếng Việt của chúng ta rất đẹp. Giàu bởi kinh nghiệm đấu tranh của
nhân dân ta lâu đời và phong phú. Đẹp bởi tâm hồn của người Việt Nam ta rất

đẹp. Hai nguồn của cái giàu, cái đẹp ấy là ở chỗ tiếng Việt là tiếng nói của nhân
dân, đầy tình cảm, màu sắc và âm điệu, hồn nhiên, ngộ nghĩnh và đầy ý nghĩa;
đồng thời nó là ngôn ngữ của văn học mà những nhà thơ lớn như Nguyễn Trãi,
Nguyễn Du… và những nhà văn, nhà thơ ngày nay ở miền Bắc và miền Nam đã
nâng lên đến trình độ rất cao về nghệ thuật.” Sức mạnh của Tiếng Việt là chìa
khóa giải phóng dân tộc Việt Nam khỏi ách nô lệ – một sự thật không thể nào
chối cãi. Có thể trích dẫn ra đây một đoạn trong tác phẩm
“Tiếng mẹ đẻ – nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức” của nhà văn, nhà báo
Nguyễn An Ninh: “Tiếng nói là người bảo vệ quý báu nhất nền độc lập của các
dân tộc, là yếu tố quan trọng nhất giải phóng các dân tộc bị thống trị. Nếu người
Việt Nam hãnh diện giữ gìn tiếng nói của mình và ra sức làm cho tiếng nói ấy
phong phú hơn để có khả năng phổ biến tại Việt Nam các học thuyết đạo đức và
khoa học của châu Âu, việc giải phóng dân tộc Việt Nam chỉ còn là vấn đề thời
gian. Bất cứ người Việt Nam nào vứt bỏ tiếng nói của mình, thì cũng đương
nhiên khước từ niềm hy vọng giải phóng giống nòi. […] Vì thế, đối với người
Việt Nam chúng ta, chối từ tiếng mẹ đẻ đồng nghĩa với từ chối sự tự do của
mình …”
Vâng, lịch sử đã chứng minh rằng, Tiếng Việt đã trở thành vũ khí của dân tộc
Việt Nam, thoát khỏi mọi vòng xiềng xích nô lệ để trở thành một quốc gia độc
Page
3


lập như ngày hôm nay. Không những thế, nó còn làm nên bản sắc Việt Nam, mà
chúng ta hay nói đến một cách tự hào với cụm từ “niềm kiêu hãnh dân tộc”. Từ
trong quá khứ hào hùng ấy, ta thấy ánh lên một niềm tin tưởng mãnh liệt vào
tương lai của ngôn ngữ dân tộc: “Người Việt Nam ngày nay có lí do đầy đủ và
để tự hào với tiếng nói của mình. Và để tin tưởng hơn nữa vào tương lai của
nó.” (Đặng Thai Mai).Tuy nhiên, sự trong sáng của Tiếng Việt đang bị “ giới
trẻ” hủy hoại một cách trầm trọng qua một loại ngôn ngữ mới – Teen code. Loại

ngôn ngữ mới này được sử dụng tràn lan trên các trang mạng xã hội như
facebook, zalo, wattap,... Điều đó ảnh hưởng nghiêm trọng đối với tiếng mẹ đẻ
của chúng ta.
Vì thế, xuất phát từ thực trạng của xã hội, em chọn đề tài: Teen code- Sự phá
hoại nét đẹp của ngôn ngữ truyền thống- Tiếng Việt, với mong muốn tuyên
truyền mọi người cùng nhau bảo vệ ự trong sáng của tiếng Việt, giảm thiểu một
cách tối đa những ngôn ngữ “@” để tiếng Việt ngày càng phát triển tốt hơn mà
vẫn giữ nguyên bản chất của nó.
2. Đối tượng nghiên cứu
Những yếu tố ảnh hưởng tiêu cực đến ngôn ngữ viết của học sinh lớp 9A4,
trường THCS Trần Đại Nghĩa, thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp.
3. Khách thể nghiên cứu
Những yếu tố tác động tiêu cực đến nhận thức ngôn ngữ của học sinh.
4. Phạm vi nghiên cứu
Tổ chức nghiên cứu trên hai nhóm học sinh của lớp 9 trường THCS Trần Đại
Nghĩa,thành phố cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp.
5. Mục đích chọn đềtài
Cung cấp cái nhìn khách quan về tác dụng, ảnh hưởng của ngôn ngữ @
tới tiếng Việt và xã hội.Vạch ra được mức độ chấp nhận ngôn ngữ @ cần có đối
với nhà trường và xã hội. v. v.Dự đoán được xu hướng phát triển của ngôn ngữ
@ trong tương lai gần: được đưa vào từ điển tiếng Việt hay không? Được mở
rộng hay gạt bỏ phần nào?...
Page
4


6.Nhiệm vụ nghiên cứu:
Nghiên cứu sự hình thành và các loại hinh ngôn ngữ chat hiện hành.
Ngiên cứu thực trạng sử dụng ngôn ngữ chat của một bộ phận teen TP. Hồ
Chí Minh cùng cách nhìn nhận của nhà trường, xã hội đối với ngôn ngữ chat.

Làm rõ những mặt tích cực và tiêu cực của ngôn ngữ chat
Đề ra những giải pháp để phát triển ngôn ngữ chat một cách đúng đắn.
7. Phương pháp nghiên cứu
- Quan sát: Quan sát học sinh trong cuộc sống, trong hoạt động học tập, trong
quá trình vui chơi để thu thập những thông tin về những yếu tố ảnh hưởng tiêu
cực đến nhận thức của học sinh lớp 9, trường THCS Trần Đại Nghĩa, thành phố
Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp
- Phỏng vấn: Tiến hành phỏng vấn ở một số học sinh nhằm thu thập những
thông tin sâu về những yếu tố ảnh hưởng tiêu cực đến nhận thức của học sinh
lớp 9, trường THCS Trần Đại Nghĩa, thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp.
- Điều tra bằng bảng câu hỏi: Xây dựng bảng hỏi và tiến hành khảo sát xã
hội về những yếu tố ảnh hưởng tiêu cực đến nhận thức ngôn ngữ của học sinh
lớp 9, trường THCS Trần Đại Nghĩa, thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp.
CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Ngôn ngữ:
Ngôn ngữ là hệ thống để giao thiệp hay suyluận dùng một cách biểu diễn, phép
ẩn dụ, và một loại ngữ pháp theo lôgic, mỗi cái đó bao hàm một tiêu chuẩn hay
sự thật thuộc lịch sử và siêu việt. Nhiều ngôn ngữ sử dụng điệu bộ, âm thanh, ký
hiệu, hay chữ viết, và cố gắng truyền khái niệm, ý nghĩa, và ý nghĩ, nhưng mà
nhiều khi những khía cạnh này nằm sát quá, cho nên khó phân biệt nó.
Ngôn ngữ có 3 chức năng chính: để chỉ nghĩa, để thông báo và để khái quát
hóa (có quan hệ với tư duy) Chức năng chỉ nghĩa: để chỉ chính bản thân sự vật
hiện tượng, để gắn với 1 biểu tượng nào đó của sự vật hiện tượng và có chức

Page
5


năng làm phương tiện cho sự tồn tại, truyền đạt và nắm vững các kinh nghiệm
xã hội, lịch sử loài người.

1.2. Văn hóa:
Văn hóa là bao gồm tất cả những sản phẩm của con người, và như vậy, văn
hóa bao gồm cả hai khía cạnh: khía cạnh phi vật chất của xã hội như ngôn ngữ,
tư tưởng, giá trị và các khía cạnh vật chất như nhà cửa, quần áo, các phương
tiện. Đó là quá trình kế thừa xã hội, truyền thống dựa trên quan điểm về tính ổn
định của văn hóa. Theo cách hiểu thông thường khác: văn hóa là cách sống bao
gồm phong cách ẩm thực, trang phục, cư xử và cả đức tin, tri thức được tiếp
nhận... Như vậy văn hóa bao gồm tất cả mọi thứ vốn là một bộ phận trong đời
sống con người.
Văn hóa là một công cụ của giao tiếp. Nếu ngôn ngữ là một công cụ của
giao tiếp thì văn hóa là nội dung của nó. Văn hoá thường xuyên làm tăng độ ổn
định xã hội, cung cấp cho xã hội mọi phương tiện cần thiết để ứng phó với môi
trường xã hội và môi trường tự nhiên. Văn hóa giúp cho xã hội duy trì được
trạng thái cân bằng động của mình, không ngừng hoàn thiện và thích ứng với
những biến đổi của môi trường nhằm tự bảo vệ để tồn tai và phát triển. Do
mang tính nhân sinh, văn hoá trở thành sợi dây nối con người với con người.
Văn hoá thực hiện chức năng giáo dục bằng những giá trị ổn định và cả những
giá trị đang hình thành.
1.3. Chữ viết:
Chữ viết là hệ thống các ký hiệu để ghi lại ngôn ngữ theo dạng văn bản, là
sự miêu tả ngôn ngữ thông qua việc sử dụng các ký hiệu hay các biểu tượng. Nó
phân biệt với sự minh họa như các phác họa trong hang động hay các tranh vẽ,
đây là các dạng ghi lại ngôn ngữ theo các phương tiện truyền đạt phi văn bản, ví
dụ như các băng từ tính trong các đĩa âm thanh. Chữ viết có quan hệ mật thiết
với ngôn ngữ nhưng không đồng nhất với ngôn ngữ. Người ta có thể không biết
chữ nhưng vẫn có ngôn ngữ để giao tiếp. Nhiều dân tộc có ngôn ngữ riêng
nhưng vẫn chưa có chữ viết.
Page
6



Đối với lịch sử phát triển của xã hội loài người, chữ viết có một vai trò rất
to lớn. Chữ viết là phương tiện ghi lại thông tin, không có chữ viết thì không thể
có sách, các phát minh, các thành tựu không thể truyền lại. Âm thanh hay lời
nói là cái vỏ vật chất của ngôn ngữ vẫn có những hạn chế nhất định, có giới hạn,
không thể truyền đạt rộng rãi và chính xác, lưu giữ lâu dài như chữ viết. Âm
thanh bị hạn chế về khoảng cách và thời gian theo kiểu "tam sao thất bản". Chữ
viết khắc phục được những điểm trên là phương tiện hoàn hảo để truyền đạt
thông tin, lưu giữ thông tin, kích thích sự sáng tạo, là thành quả kỳ diệu, vĩ đại
của loài người.
CHƯƠNG II: QUÁ TRÌNH NGHIÊN CỨU, THỰC TRẠNG VÀ GIẢI
PHÁP
2.1.Quá trình nghiên cứu:
Quan sát cách viết của các bạn qua bài học, tin nhắn, bài viết trên mạng xã
hội,... Từ đó thu được nhận xét và rút ra kết luận cùng những phương pháp giải
quyết phù hợp, dứt điểm.
2.2.Thực trạng nghiên cứu:
2.2.1.Thực trạng của vấn đề:
Việc các bạn trẻ hiện nay sử dụng “ký hiệu teen” đang trở nên phổ biến.
Việc các bạn trẻ dùng ký hiệu tràn lan, “tây, ta” lẫn lộn khiến cho cả các nhà
ngôn ngữ học cũng phải “bó tay”. Trong thời đại thông tin hiện nay, việc sử
dụng các ký hiệu đơn giản là không sai. Nhưng điều đáng nói là họ đã lầm lẫn
khi biến nó thành ký hiệu chung để nói hoặc viết ở mọi nơi, mọi lúc.Tiếng Việt
đang bị bóp méo và xâm phạm đến đáng sợ. Tương lai của nó sẽ đi đến đâu,
dưới bàn tay của “giới trẻ”, những chủ nhân tương lai của đất nước. Từ “bóp
méo” mà mình dùng ở đây mang cả nghĩa đen và nghĩa bóng. Những thực tế
làm chúng ta cảm thấy thương cho ngôn ngữ của dân tộc Việt Nam…
Tiếng Việt không dấu:Đơn giản là những kiểu viết không có dấu thanh. Nhiều
người nghĩ viết thế cho nó nhanh gọn nhẹ, vả lại biết tiếng với nhau cả rồi,
chẳng lẽ không dịch được? Nhưng hãy nghĩ lại: ví dụ như dòng chữ không dấu

Page
7


dưới đây: “Ban that la dam dang” – nên hiểu “Bạn thật là đảm đang” hay “Bạn
thật là dâm đãng” đây??? Một tập hợp những con chữ không có dấu, phải dịch
chán mới hiểu. Hay một nữ học sinh nhắn cho bạn: “Tau pun ngu we” (Tao
buồn ngủ quá). Tin nhắn trả lời: “Bit oj, mey mep nhu heo hem bik seo pun ngu
lu’m tje?” (Biết rồi, mày mập như heo không biết sao buồn ngủ lắm thế).
Sự biến dạng của những từ ngữ, chữ viết:Qua tìm hiểu được biết đây là
“mốt” ngôn ngữ riêng của giới trẻ. Đọc một đoạn tin nhắn trên điện thoại di
động, lướt qua vài trang blog hoặc diễn đàn của giới trẻ, dễ dàng bắt gặp những
mẩu đối thoại khác người. Thật là nực cười cho những kiểu viết quái gở: từ
“rồi” viết thành “roài”, “không” thành “hông”, “hem”, “biết” thành “bít”. Ồ, hãy
thử lắp vào một câu xem: “The la cau hem bit roai, hihi” Nhưng, đó chỉ là
những kiểu thay đổi “sơ khai”. Hẳn trí tuệ luôn luôn phát triển và họ dành nó để
cho ra đời những đứa con tinh thần quái gở hơn, từ “bóp méo” đến lúc này đã có
thể dùng theo nghĩa vốn có của nó. Chữ “a” viết thành 4, chữ e viết thành 3, i
thành j, g đổi sang 9, o thành 0, c thành k, b thành p … Trên một diễn đàn, một
nick name có tên “co_nang_ ngo_ngao” viết: “Hum ni là 14-2 đéy pà kon ạ, đư
pợn na dwc twng hoa kua! Ko 1 fan twng hoa jo min nen thay zui zui, (Hôm
nay là 14/2 đấy bà con ạ, đã bạn nào được tặng hoa chưa! Có một người hâm
mộ tăng hoa cho mình nên thấy vui vui). Một số em không biết cách định dạng
kiểu chữ tiếng Việt trên trang soạn thảo blog nên dùng sẵn những gì có ngay
trên bàn phím để chữ viết có thêm dấu cho dễ đọc. Cũng tại một diễn đàn dành
cho tuổi mới lớn, chúng tôi bắt gặp một nick name có tên “dang_yeu” tâm sự:
“Ngoi` pun` hok bjk lem` je^`, vo^ tinh` nghj~ den' anh, hok bjk jo` nay` anh
dang lam` j` ” (Ngồi buồn không biết làm gì, vô tình nghĩ đến anh, không biết
giờ này anh đang làm gì) … Đây là câu nói sau khí được “chế tác” lần 3: “Th3
l4 k4u h3m pjt r04j, hyhy”. Đó là một đống ký tự lộn xộn không dịch nổi và

không biết có phải là ngôn ngữ không, chưa nói gì đến đó là ngôn ngữ của chính
dân tộc chúng ta. Và óc sáng tạo vô bờ bến của tuổi trẻ hiện nay vẫn chưa dừng
lại. Viết thì có 2 kiểu viết: viết in và viết thường, đó cùng là một kiểu “cá tính”.
Page
8


“ThE^ lA` kA^.u hEm pYt r0A`j nhA, hYhY”. Đến đây thì không còn là ngôn
ngữ nữa, hãy hiểu rằng đó chỉ là một tập hợp ô hợp, hỗn độn những con chữ vô
giá trị. Nhưng đến khi nó đã là trở thành nhếch nhác như … rác thải thì hình
như các bạn trẻ vẫn không được buông tha cho Tiếng Việt. Có vẻ như viết ra
chừng ngắn và kém độ hoành tráng “giới trẻ” đã biến chữ a phải thành Cl, @
hay là ã, Æ mới đủ hoành tráng, chữ q thì phải là v\/ mới sành điệu, p thành º]º
mới “xì tin” … Hãy xem lại “đứa con tinh thần” của họ: “††|é ]_à ßạ]\[ ]<†|ô]\
[(¬ ß]ế† Pvồ], †|]†|]”. Hay thử hồ lô biến cả cái đoạn đầu bài viết của mình xem
nào: “Đ⥠]_à §µ¥ ]\[(¬†|ĩ (ủCl Pv]ê]\[(¬ /v\ì]\[†|, †µ¥ /v\ì]\[†| ]<†|ô]\[(¬ /v\µố]\
[ ]\[†|ư]\[(¬ ]\[ó §ẽ đụ]\[(¬ (†|ạ/v\ đế]\[ ]\[†|]ềµ ]\[(¬ườ], §ẽ ]_à/v\ /v\ấ† ]_ò]\
[(¬ ]\[†|]ềµ ]\[(¬ườ], ]\[†|ư]\[(¬ ††|ự( §ự /v\ì]\[†| ßứ( ><ú( đã ]_âµ \/ề \/ấ]\[ đề
†]ế]\[(¬ \/]ệ† ßị ßó]º /v\éº, †|ô/v\ ]\[Cl¥ Pvả]\[†| Pvỗ] ]\[(¬ồ] \/]ế† \/ậ¥, (†|ỉ đơ]\
[ (¬]ả]\[ ]_à ]\[†|ữ]\[(¬ §µ¥ ]\[(¬†|ĩ †ả]\[ /v\ạ]\[ ††|ô] …[/.
Sự lấn át của ngoại ngữ: Từ xưa, Trung Quốc xâm lược Việt Nam và thiết
lập chế độ Bắc thuộc đến cả 1000 năm, đó là điều tại sao Tiếng Việt chịu ảnh
hưởng rất lớn của tiếng Hán, nhiều từ Việt hiện nay có gốc từ tiếng Hán. Nhưng
điều đó có thể nói là mang tính khách quan và có nói thì … cũng không làm gì
được, vì dù sao nó cũng là quá khứ rồi. Nhưng hiện tại thì sao? Nền văn hóa
phương Tây du nhập vào Việt Nam ngày một tăng, đặc biệt thông qua mạng
Internet. Những mặt tích cực thì không ai có thể chối cãi, nhưng nó mang theo
một hiện tượng mà người ta gọi là “sính ngoại”, tức là quá tôn sùng và ưa dùng
ngôn ngữ nước ngoài. Mình xin nói cụ thể ở đây là Tiếng Anh … “Hiện nay,
người ta viết rất ẩu và dùng nhiều chữ nước ngoài quá. Điều đó rất dở và rất

bực... Bác Hồ thường phê bình: “Đã dốt lại hay nói chữ! Đúng quá, chính vì dốt
mà hay nói chữ!" Nhưng theo nhận xét của mình hiện nay thì không giới hạn
trong những cái thùng rỗng đó mà mở rộng ra nhiều rồi … “Người người chơi
chữ, nhà nhà chơi chữ”. Nhưng chúng ta phải hiểu “chơi chữ” ở đây không phải
thâm thúy, sâu cay như Trạng Quỳnh ngày xưa hay các cụ Nguyễn Khuyến,
Nguyễn Công Hoan mà nó chỉ đơn giản là … thích dùng tiếng nước ngoài.
Page
9


Những từ Tiếng Anh hay được dùng nhất bây giờ là “xì tin” (chú thích là đã bị
biến dạng, từ nguyên gốc là “style”, có nghĩa là phong cách), bên cạnh có một
vài “dị bản” như tin, tyn, xì tyn, xì teen, hay … xì ten ). Không kém phần thông
dụng là từ “pro” (viết tắt của từ Professional – nghĩa là chuyên nghiệp), các bạn
trẻ cứ nghiễm nhiên dùng và cho nó một cái nghĩa là “siêu”, tất nhiên các “láng
giềng” thì hẳn là nhiều đi rồi, prồ, prô, pzo, pzo`… Ồ, thật là muôn hình vạn
trạng. Các “thuật ngữ” về trò chơi trực tuyến có thể nói là được ưa dùng nhất.
Trong đó có thể kể tới những từ phổ biến như “server” (máy chủ), ks - kill steal
(ăn cắp điểm kinh nghiệm giết quái vật), disconnect (ngắt kết nối với máy chủ),
gọi là phổ biến vì là người ta dùng nhiều, chứ dùng đúng hay không phải xem
xét Đúng nghĩa chưa nói chứ đúng từ thì thật là còn lắm gian truân … có những
bạn hồn nhiên dùng từ “sever”, “disconect” mà không thèm nói Tiếng Việt như
máy chủ hay ngắt kết nối. Ngay đến cách viết còn chẳng biết, đã đua nhau viết,
ra chừng mình giỏi giang.
Nhưng những từ đó không gây đáng ngại cho lắm. Công nghệ thông tin là lĩnh
vực Tiếng Việt đang bị dồn ép đến chân tường nhiều nhất… nhưng đó mới là
một lĩnh vực , thực sự là đâu đâu cũng thấy việc người ta lạm dụng quá mức
Tiếng Anh. “Siêu sao” thì dùng “superstar”, điện thoại di động thì “mobile
phone”, “vụ bê bối” thì “scandal”. Ví dụ như câu “Vụ bê bối của các ngôi sao”
thì lại viết kiểu “Tây” hơn như “Scandal của Superstar”. Dường như các bạn trẻ

đã và đang tạo lập cho mình một "ngôn ngữ" riêng, lệch với chuẩn của ngôn
ngữ mẹ đẻ, thậm chí các em còn tự tin xen rất nhiều từ tiếng Anh vào ngôn ngữ
chính thống. Ở các nước sử dụng tiếng Anh, khi họ viết trong tin nhắn chữ
"sk8board" thay vì viết đầy đủ là "skateboard" (ván trượt). Sở dĩ có sự viết tắt
này là vì âm "ate" được phát ra nghe tương tự như "eight" (số 8). Còn ở Việt
Nam, giới trẻ cũng có nhiều cách vận dụng ngôn ngữ thú vị và mặc dù biết tiếng
Anh nhưng chúng tôi đã phải mất vài phút để hiểu các bạn nói gì. Ví dụ như:
“Ugly tiger” nghĩa là “xấu hổ” (ugly = xấu, tiger = con hổ); “no have spend”
nghĩa là “không có chi” (no = không, have = có, spend = chi, ví dụ như chi
Page
10


tiền!). Khi được đặt câu hỏi với một số bạn tại sao lại chọn cách diễn đạt bằng
thứ tiếng Anh sai từ loại và ngữ pháp như vậy, thì nhận được câu trả lời: “chúng
em quen dùng rồi”, “ngôn ngữ ấy đã phổ biến” và “vậy mới là... sáng tạo”.
Ngôn ngữ của giới trẻ hiện nay hầu như chỉ lưu hành trên mạng internet, trang
web hay blog cá nhân và trên tin nhắn điện thoại. Điều này cho thấy rõ, sự ra
đời của ngôn ngữ cua gioi tre hien nay gắn liền với mức độ phổ biến của công
cụ máy tính và điện thoại di động đối với thế hệ trẻ. Nếu tách rời khỏi điện thoại
và máy tính, ngôn ngữ cua gioi tre hien nay hầu như không phát huy được sức
mạnh và sự cộng cảm lớn của đa số người sử dụng. Đồng nghĩa với việc, “sân
chơi” của ngôn ngữ tuổi teen chỉ có thể trên “thế giới ảo” là mạng internet, chứ
khó có thể “lấn sân” sang các “sân chơi” khác vì gặp phải thái độ cự tuyệt của
cộng đồng, thậm chí có thể của chính bản thân những người đang sử dụng ngôn
ngữ tuổi teen vốn rất yêu quý tiếng Việt. Điều này khiến chúng ta có thể yên
tâm rằng, ngôn ngữ tuổi teen không đủ sức mạnh để thay thế hệ thống chữ viết
tiếng Việt lưu hành hiện nay.
2.3.Giải thích một số từ ngữ của teen – code:
Đầu tiên, chúng ta hãy lấy ví dụ qua câu:” vậy là cậu không biết rồi!”

Thứ nhất,những từ ngữ “biến dị” như “hông”, “hem” thay cho từ “không”;“dậy” “
dzậy” thay cho từ “vậy”;”bít”, “bt” thay cho từ “biết”; “òi”,“ùi”, “rùi” thay cho
từ“rồi”. Như vậy, câu nói trên sẽ là: Dzậy là cậu hem bt ùi!!!
Thứ hai, những từ ngữ viết tắt búa xua, không biết đường mà đỡ như: “k” thay
cho “c”; “k” thay cho “ch”; “4” thay cho “a”; “3” thay thế cho “e”’ “9” thay thế
cho “g”, “0” thay thế cho “o”,… Ví dụ như: “V4^.y l4 k4^.u h3m pjt 0i!!!”
-Thứ ba, một vài kí tự có thể bị chuyển thành những kí tự như:
- “††|é ]_à ßạ]\[ ]<†|ô]\[(¬ ß]ế† Pvồ], †|]†|]”.
Trên các trang mạng xã hội đầy rẫy những bài viết với những dòng teen code vô
cùng thách thức người đọc.

Page
11


Bài viết trên có thể tạm dịch là: “Người tao yêu thay đổi quá nhiều rồi!
Mày không còn là mày của trước đây nữa. Tao cứ tưởng tao với mày sẽ có cái
kết đẹp nhưng không ngờ lại như thế này đây! Không phải chia tay là do tao hết
yêu mày mà là do mày đã khác xưa rất nhiều. Tao đau lắm mày à!
Tao đã đặt niềm tin vào mày quá nhiều và bây giờ tao cũng đau rất nhiều. Tao
không ngờ mày là người thích say như vậy nếu biết trước tao đã không chọn
mày! Nhìn mày hạnh phúc bên ai không phải là tao thì làm sao tao quên
được. Nhưng cũng nhờ mày mà tao nhận ra trong tình yêu không gì là mãi mãi
cả chỉ do tao quá sắp đặt mà thôi.
Tao hi vọng tao sẽ sớm quên được mày để đêm về tao không phải suy nghĩ
về mày và mỗi buổi sáng cũng thế mày à. Tao không muốn nhìn thấy mày
nhưng sao ngày nào tao cũng thấy mày hết. Tao làm sao để xóa mày khỏi tâm trí
đây? Mày dạy tao cách yêu sao mày không dạy tao cách quên mày!? Tao mong
mày đọc và hiểu và tao với mày bây giờ như là 2 người xa lạ hạnh phúc mày
nhé, con đường mày đi đã không có tao. Tao sẽ không phiền mày nữa thôi thì

hạnh phúc nhé, tao là thế yêu mày rất nhiều nhưng mày không biết trân trọng
tao thì đừng trách tao.
P/s: Có 1 sự rảnh nhẹ!"

Page
12


Thật không thể tin được đây là tiếng việt, một loại tiếng mà ta đã quen từ
thuở học vỡ lòng. Em không thể hiểu nổi đoạn văn bản này dù em cũng là một
người thuộc thế thệ mới.
Không chỉ bài viết này thôi mà còn rất nhiều bài viết khác, như

Những bài viết trên đây nhận lấy rất nhiều phản hồi tức giận từ cư dân mạng.
Những bài viết kiểu “nhìn là lú” hay “viết cho thánh đọc” trên đã thu hút rất
nhiều “thánh dịch teen code” “ghé thăm”.
Em đang nghĩ,nếu sau một hoặc 2 năm, bảo chủ nhân của bài viết nay, dịch xem
mình đã viết gì, liệu họ có nhớ hay không hay cũng chỉ ngờ nghệch như chúng
ta?
Thứ ngôn ngữ trên vẫn còn có thể gọi là tiếng việt hay sao?
Một trong những phản hồi về những bài viết trên có một phản hồi nhận được rất
nhiều sự đồng thuận từ cư dân mạng: “ Teen code đã hạ bệ ngôn ngữ lập trình,

Page
13


hai năm đối diện với mã lập trình tôi cũng chưa từng thấy hoang mang như thế
này”
PGS TS Bùi Hiền – Nguyên phó hiệu trưởng trường ĐHSP Hà Nội đã đề

nghị cải cách chữ quốc ngữ

LUẬT ZÁO ZỤk
Diều 7. Qôn qữ zùq coq n’à cườq và kơ sở záo zụk xák; zạy và họk tiếq nói, cữ
viết kủa zân tộk wiểu số; zạy qoại qữ.
1.Tiếq Việt là qôn qữ cín’ wứk zùq coq n’à cườq và kơ sở záo zụk xák. Kăn kứ
vào mụk tiêu záo zụk và yêu kầu kụ wể về nội zuq záo zụk, Wủ tướq cín’ fủ kuy
dịn’ việk zạy và họk bằq tiếq nướk qoài coq n’à cườq và kơ sở záo zụk xák.
2. N’à nướk tạo diều kiện dể qười zân tộk wiểu số dượk họk tiếq nói, cữ viết
kủa zân tộk mìn’ n’ằm zữ zìn và fát huy bản sắk văn hoá zân tộk, zúp co họk
sin’ qười zân tộk wiểu số zễ zàq tiếp wu kiến wứk xi họk tập coq n’à cườq và kơ
sở záo zụk xák. Việk zạy và họk tiếq nói, cữ viết kủa zân tộk wiểu số dượk wựk
hiện weo kuy dịn’ kủa Cín’ fủ.
3.Qoại qữ kuy dịn’ coq cươq cìn’ záo zụk là qôn qữ dượk sử zụq fổ biến coq zao
zịk kuốk tế . Việk tổ cứk zạy qoại qữ coq n’à cườq và kơ sở záo zụk xák kần
dảm bảo dể qười họk liên tụk và kó hiệu kuả.
(Vì âm “nhờ” chưa có kí tự mới thay thế, nên trong văn bản trên tạm thời dùng
ký tự ghép n’ để biểu đạt).
Page
14


Văn bản trên so ra không khác gì ngôn ngữ của thế hệ 9x .
Nếu cải cách thành công, phải chăng 90 triệu người dân Việt Nam phải học lại
lớp 1, học cách đánh vần, ghép từ?
2.4. Khảo sát trên một số học sinh trường THCS Trần Đại Nghĩa
2.4.1. Quá trình nghiên cứu
- Thời gian nghiên cứu : Từ 09/ 2016 đến tháng 11/ 2017.
2.4.2. Ưu điểm của việc khảo sát
Khảo sát được mức độ sử dụng ngôn ngữ teen – code, những hành vi cử

chỉ, qua bảng khảo sát một cách khách quan để đánh giá, kết luận phù hợp.
2.4.3. Thực nghiệm và kết quả thực nghiệm
2.4.3.1 Kết quả quan sát, thu thập các dữ liệu
- Nội dung: khảo sát mức độ sử dụng ngôn ngữ teen – code
- Hình thức khảo sát: Khảo sát việc sử dụng ngôn ngữ trong học tập
* Khảo sát nhóm 1, gồm 20 học sinh:
Em đã có một cuộc khảo sát nhỏ với 20 học sinh vủa lớp 9 Trường
THCSTrần Đại Nghĩa với một số câu hỏi đơn giản như:
1. Bạn có hay sử dụng từ ngữ viết tắt không?
2. Bạn cảm thấy viết tắt có tiện ích cho mình hay không?
Ngoài ra, chúng em cũng đã thử viết một đoạn văn nhỏ và yêu cầu không
được dùng từ ngữ viết tắt và viết lại đoạn văn như sau:
“ Tiếng Mẹ đẻ vốn là một đặc trưng sống còn của một dân tộc. Qua hàng
mấy nghìn năm hình thành và phát triển, chúng ta có thể tự hào về sự phong
phú và tinh tế của tiếng việt. Sử dụng đúng cách, giữ gìn bản sắc của tiếng Việt
và góp phần làm cho nó ngày càng phong phú hơn là trách nhiệm nhưng cũng
là điều tự hào của công dân Việt Nam, nhất là giới trẻ. Cùng với sự phát triển

Page
15


mạnh mẻ của khoa học công nghệ và internet, một loại ngôn ngữ mới do giới trẻ
sáng tạo đã ra đời – “ngôn ngữ @”.
Cuộc khảo sát có kết quả như sau:
1. Cả 20 học sinh đều sử dụng từ ngữ viết tắt và 40% trong số đó sử dụng
teencode một cách lạm dụng. 60% còn lại ít sử dụng từ ngữ viết tắt hơn nhưng
vẫn dùng khá nhiều, ít nhất là đôi khi các bạn ấy không biết mình viết gì
2. Chỉ khoảng 20% sử dụng từ ngữ viết tắt kiểu đơn giản hóa, rút gọn để bài
viết ngắn hơn và nhannh hơn. Còn lại đều viết theo trào lưu của thế hệ, đôi khi

họ không hiểu nghĩa chính gốc của từ mình đã viết.
3. Qua bài viết nhỏ, 70% học sinh viết sai chính tả do thói quen sử dụng
teen code. Các bạn còn lại dù viết đúng nhưng tẩy xóa khá nhiều vì gạch bỏ
những từ viết tắt.
* Quan sát nhóm 2 gồm 20 học sinh
Stt
1
2
3
4
5
6

Mức độ sử

Họ và tên
Phan Thị Phương Anh
Nguyễn Hồng Nhung
Lê Thị Như Huỳnh
Phạm Thúy Vy
Đỗ Hoàng Lộc
Võ Đại Trung

7
8
9
10
11

Trần Ngọc Linh

Nguyễn Phước Đạt
Lê Trí Thức
Hồ Thị Trúc Linh
Nguyễn Huỳnh

12

Khoa
Lê Dương Xuân Nhi

Đăng

Cảm nhận khi dùng teencode

dụng teencode
Trung bình

Cũng tốt mà, có thể viết nhanh

Nhiều
Trung bình

hơn
Thấy vui vui nên xài
Cũng tốt mà, có thể viết nhanh

Rất nhiều
Nhiều

hơn

Thích chơi vậy thôi,teen mà
Thấy thích nên xài thôi, mặc dù

Nhiều

viết rồi có khi không đọc được
Thấy thích thách thức mấy người

Trung bình
Nhiều
Ít
Rất nhiều
Ít

đọc
Nhanh gọn
Bình thường
Viết rồi lại không biết mình viết gì
Thây không ai đọc được là vui
Viết hồi nhìn không hiểu nên ít

Trung bình

viết lắm
Nhanh hơn khi viết bài

Page
16



13
14
15
16
17
18
19
20

Trần Ngọc Hân
Ít
Không thích
Lê Nguyễn Khánh Thư
Rât nhiều
Vui mà
Đặng Đăng Khoa
Trung bình
Cũng tốt
Nguyễn Hải Đăng
Ít
Nhanh hơn
Nguyễn Duy
Trung bình
Cũng được
Hà Ngọc Trân
Nhiều
Viết nhanh hơn
Nguyễn Ngọc Huỳnh Anh
Nhiều
Bình thường

Tăng Trần Khôi Nguyên
Ít
Không hiểu mình viết gì
*Nhận xét:Thói quen sử dụng teen code ảnh hưởng xấu đến thói quen học tập
của học sinh, các bạn dễ vướng vào các lỗi chính tả và điểm sạch đẹp do thói
quen viết tắt.
* Kết quả xếp loại hai mặt giáo dục của lớp 8A1 (năm học 2016 – 2017)
Xếp loại

Học kỳ I (35 HS)

Học kỳ II ( 35 HS)

Cả năm ( 35 HS)

HL

HK

HL

HK

HL

HK

Giỏi

1


20

2

28

3

28

Khá

17

12

24

7

23

7

Trung bình

16

3


09

0

09

0

Yếu

1

0

0

0

0

0

Kém

0

1

0


0

0

0

- Nhận xét, đánh giá về kết quả nghiên cứu:
+Trong 2 nhóm quan sát và khảo sát, các bạn đều có những biểu hiện
chưa tốt trong học tập, trong cách nhắn tin, trong giao tiếp, trong việc chấp hành
nội quy của trường, lớp
+ Qua những yếu tố tác động tiêu cực, các bạn có phần nào thể hiện sự
nhận thức chưa đúng về ngôn ngữ, cụ thể là kết thúc của năm học lớp 9, lớp có
1 bạn học sinh có học lực yếu, hạnh kiểm chưa tốt. Đó là các bạn mắc quá nhiều
hành vi sai phạm lơ là trong học tập, có suy nghĩ và hành động chưa tốt, hay
viết tắt trong cách làm bài….. Các bạn chưa hiểu hết được những việc mà mình
đã gây ra.

Page
17


*Nguyên nhân của vấn đề.
Ngôn ngữ chát, hay nói rộng ra, ngôn ngữ @ này là hiện tượng mới do giới
tuổi teen hiện nay thường dùng. Ngôn ngữ này xuất hiện từ khi có sự bùng nổ
của Internet đồng thời với sự thay đổi của xã hội, từ một xã hội khá bảo thủ
sang một xã hội cởi mở. Đây là một hiện tượng bình thường của ngôn ngữ - xã
hội, nó như là một quy luật tự nhiên. Xã hội cởi mở, dòng thông tin, lối sống
phong cách phương Tây, phương Đông ồ ạt tràn vào Việt Nam. Giới trẻ là
những người thích thú nhất. Họ học tập, sáng tạo, áp dụng và làm ra cái mới của

riêng họ, để thể hiện mình
Những hiện tượng đó có những nguyên nhân khách quan và chủ quan của
nó. Về mặt khách quan, đó là những nguyên nhân ngoài ngôn ngữ như: xu
hướng đổi mới, sự thay đổi, sự hội nhập, các trào lưu xã hội, sự bùng nổ của
Interrnet…và trong ngôn ngữ, đó chính là quy luật tiết kiệm. Đó là quy luật
không ai có thể phá vỡ nổi, không có đạo luật nghiêm khắc nào có thể ngăn
chặn, can thiệp được, dù ghét nó người ta cũng phải nhượng bộ. Còn về mặt chủ
quan thì giới tuổi teen muốn tìm sự khác biệt, mới lạ. Họ muốn khẳng định
mình trước người lớn, để người lớn phải tôn trọng. Tư duy cần phải tạo nên sự
khác biệt đã ăn sâu vào giới trẻ hiện nay”.
Xét từ góc độ tâm lí học, tuổi teen là lứa tuổi có đặc trưng tâm lí thích cái
mới, thích khám phá và khẳng định “đẳngcấp” của bản thân mình. Do đó, lứa
tuổi này dễ bị thu hút vào những trào lưu mới mang đặc trưng phong cách của
lứa tuổi mình. Sử dụng ngôn ngữ tuổi teen chỉ là một trong hàng loạt những
những trào lưu khẳng định bản thân như cách ăn mặc, kiểu tóc, cách giải trí vui
chơi... Nói nôm na là, làm được một việc gì vừa khác với lứa tuổi con nít
trước đây, lại vừa khác với người lớn, phù hợp với trào lưu giới trẻ lan rộng
khắp nơi thì tuổi teen cảm thấy thỏa mãn nhu cầu khẳng định bản thân mình. Vì
vậy, không hẳn việc xây dựng hệ thống quy ước kí tự đó sẽ khiến cho quá trình
giao tiếp nhanh gọn tiện lợi hơn, mà ngược lại có khi còn phức tạp hơn, nhưng
Page
18


cái quan trọng là tuổi teen có thể làm chủ được một điều mới lạ mà người lớn
không hề biết được. Tuổi teen cảm thấy thích thú và xem khả năng làm chủ đó
thể hiện “đẳng cấp” của thế hệ mình.
Ngoài ra đó còn là những nguyên nhâm rất cơ bản khiến cho ngôn ngữ của
giới trẻ lệch chuẩn là: Trong gia đình, cách nói năng giao tiếp giữa mọi người
cũng không chuẩn mực; Trong giờ học, học sinh không nói bậy nhưng giờ ra

chơi các em vẫn chửi bậy; Còn ở ngoài xã hội, việc nói tục, chửi bậy khá phổ
biến nhưng rất ít người lên án. Đồng thời những nguyên nhân cơ bản khiến
ngôn ngữ của giới trẻ bị biến dạng là: Thường xuyên xen tiếng nước ngoài vào
bài viết, lời nói; quá lạm dụng từ viết tắt; dùng quá nhiều tiếng lóng. Chính lớp
trẻ - đối tượng giữ vai trò quan trọng nhất trong việc bảo vệ sự trong sáng của
tiếng Việt - lại đang từng ngày bị đe dọa bởi thứ ngôn ngữ méo mó, quái dị đó.
Hiện nay Internet, điện thoại di động đang lan truyền toàn cầu, từ thành thị tới
thôn quê, thậm chí cả vùng sâu ,vùng xa nữa, nơi nào không có Interrnet thì đã
có sóng điện thoại di động. Vì vậy, giới trẻ có thể kết nối với nhau mọi lúc, mọi
nơi, và họ học hỏi, cập nhật ngôn ngữ cho nhau rất nhanh. Ngôn ngữ @ nhanh
chóng có thể lan truyền khắp nơi trong giới trẻ và tạo ra 1 làn sóng mạnh mẽ.
Nếu mà nói một cách sòng phẳng thì đó là sự ô nhiễm ngôn ngữ trong tiếng
Việt. Ngôn ngữ @ đã đi quá giới hạn của tiếng Việt văn hóa, thậm chí tiếng Việt
bình dân.
2.3.Giải pháp:
Trong các yếu tố tác động đến ngôn ngữ tuổi teen, yếu tố gia đình vẫn là
quan trọng nhất. Bản thân gia đình cũng phải có ý thức rèn con cái từ lời nói
đến hành vi. Bố mẹ, ông bà cũng phải nêu gương cho con cái. Bên cạnh đó, nhà
trường phải chú ý rèn học sinh về ngôn ngữ, nói đúng, viết đúng chuẩn tiếng
Việt, trong đó có viết đúng chính tả. Trước tiên, chúng ta phải giáo dục để các
bạn hiểu rõ đâu là chuẩn mực ngôn ngữ, chứ không nên lầm lẫn khi biến
phương tiện làm việc thành phương tiện giao tiếp. Lời nói lệch chuẩncó thể dẫn
Page
19


đến tư duy, hành vi lệch lạc. Vì thế, việc làm méo mó ngôn ngữ tiếng Việt cần
phải được lên án. Cần xây dựng phong trào giữ gìn sự trong sáng tiếng Việt để
các bạn trẻ hiểu và thực hiện theo. Việc giáo dục cần được bắt nguồn từ thực tế,
những câu chuyện, tình huống thật xảy ra trong cuộc sống. Ở một xã hội văn

minh, họ không chấp nhận, thậm chí tẩy chay nếu những người nổi tiếng có
những lời nói, hành vi xấu trước công chúng. Làm sao để các em hiểu thế nào là
con người văn minh, lịch lãm, về điều này thì giáo dục của chúng ta lại chưa
làm được.
Các tờ báo, đặc biệt là báo mạng, cần đi đầu trong việc đưa ra những từ, ngữ,
câu… đúng chuẩn và trong sáng. Kế đó là gia đình. Mới đây, ngành giáo dục Hà
Nội triển khai chương trình “Giáo dục nếp sống thanh lịch, văn minh” xuống
các trường học. Đây phải chănglà một tín hiệu tốt để giải quyết một phần những
bất cập trên?. Bởi đặc trưng của tâm lý, độ tuổi nên các bạn trẻ ở thời kì ‘dở dở
ương ương’ này nhiều khi vẫn chưa thể tự phân biệt rằng đâu là đúng đâu là sai,
cái gì là nên hoặc không nên, do đó, họ cần phải có sự quan tâm, giáo dục từ
phía gia đình và xã hội. Nhiều bạn trẻ nói như thế vì vốn từ vựng tiếng Việt của
các bạn còn hạn chế.
Trong lĩnh vực giáo dục, dường như chúng ta đã cung cấp cho học sinh quá
nhiều kiến thức ngôn ngữ học về tiếng Việt mà lại coi nhẹ phần kỹ năng giao
tiếp tiếng Việt (nói và viếttiếng Việt, yếu tố thẩm mĩ, văn hoá trong giao tiếp
tiếng Việt). Nếu phần kỹ năng giao tiếp tiếng Việt được vận dụng tốt trong nhà
trường thì sẽ giúp học sinh biết nói đúng, viết đúng tiếng Việt, nói hay và viết
hay tiếng Việt”.
Thực tế là ngay cả một số quyển Từ điển tiếng Việt - phương tiện đối chiếu
được xem là quy chuẩn, cũng chưa thống nhất. Theo Thạc sĩ Tăng Tấn Lộc đề
xuất, các nhà Việt ngữ học cần ngồi lại để tìm tiếng nói chung về chuẩn tiếng
Việt. Từ đó, có những biện pháp để bảo tồn những giá trị vốn có của tiếng Việt.
Nhà nước cần có những quyết sách thống nhất về chuẩn tiếng Việt. Để bạn trẻ
biết yêu, trân trọng ngôn ngữ của dân tộc thì cần phải đẩy mạnh giáo dục cho
Page
20


các em nâng cao vốn kiến thức về tiếng mẹ đẻ. Vì có yêu, có trân trọng thì tiếng

Việt mới đẹp, trong sáng, ngày càng phong phú và đa dạng.
Từ những vấn đề trên theo em để tiếng việt trở nên trong sáng chúng ta cần
thực hiện một số giải pháp sau:
1. Các bạn trẻ:
Cần tích cực tham gia trao đổi trong những môi trường tích cực như trường,
lớp, đoàn đội. Trau dồi vốn hiểu biết về ngôn ngữ, văn hóa của dân tộc. Tiếp thu
những yếu tố mới trên cơ sở có xem xét chọn lọc không cổ xúy, chạy theo
những xu hướng mà ngay chính bản thân cũng chưa hiểu chưa rõ. Hạn chế tối
đa việc sử dụng từ viết tắt. Hiểu được cách dùng những từ ngữ viết tắt một cách
có lợi.
2.Lập các diễn đàn (forum) :
Cần xây dựng nội quy, quy chế rõ ràng, có cơ chế quản lý phù hợp. Có mức
độ quản lí chặt chẽ đối với việc sử dung ngôn ngữ @ (khóa bài viết nếu sử dụng
quá nhiều teen–code, khóa tài khoản khi sử dụng teen code quá nhiều như: quá
4/10 từ,...).Hướng diễn đàn đến những nội dung giao tiếp lành mạnh. Cần xây
dựng những hạt nhân tiêu biểu nhằm thu hút thành viên của diễn đàn học hỏi,
noi theo những chuẩn mực mà những hành viên tiêu biểu tạo ra.
3. Đối với Gia đình:
Cần sự quan tâm chia sẻ từ các bậc phụ huynh. Nên xem con em mình như
những “người bạn” để hiểu được tâm tư nguyện vọng của giới trẻ hiện nay, và
đưa ra những lời khuyên một cách thiết thực nhất. Giúp các em có nhiều cơ hội
được tiếp xúc giao lưu học hỏi, cũng như trang bị những hiểu biết văn hóa, ứng
xử ngay từ chính những hoạt động, sinh hoạt trong gia đình. Phụ huynh nên
dạycác em về ảnh hưởng xấu của teen - code ngay từ nhỏ, thường xuyên trò
chuyện, trao đổi với các em.
4. Nhà trường - Thầycô:
- Những người có ảnh hưởng trực tiếp đến các bạn trẻ, những người định
hướng, giúp các em hoàn thiện vốn ngôn ngữ của mình cần phải là những tấm
Page
21



gương về sử dụng ngôn ngữ, kiến thức ngôn ngữ. Thường xuyên thiết lập các
kênh đối thoại để từ đó khích lệ, nhắc nhở hay chấn chỉnh hoạt động ngôn ngữ
của học sinh. Có hình thức xử phạt đối với việc lạm dụng teen-code (trừ điểm
với những bài kiểm tra viết tắt)
- Cần định hướng cho các em những giá trị tốt đẹp của tiếngViệt từ đó
nâng cáo ý thức giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. Tạo thêm nhiều cơ hội,
cũng như khích lệ tinh thần học hỏi nói và làm theo lời hay ý đẹp. Bên cạnh đó
cũng cần có những biện pháp để chấn chỉnh những em đi ngược lại xu thế đó.
5. Cơ quan chủquản, thông tin truyền thông
- Cần xây dựng một chương trình học tiếng Việt phù hợp trên tinh thần
giảm tải những kiến thức về ngôn ngữ học tiếngViệt, coi trọng kỹ năng giao tiếp
(bao gồm cả nói và viết tiếng Việt; yếu tố thẩm mĩ, văn hóa trong giao tiếp tiếng
Việt…).
- Cần xây dựng cách nói, viết chuẩn mực góp phần định hướng xã hội. Cần
có thái độ cầu thị kiên quyết chống lại những cách diễn đạt lệch chuẩn, những
xu hướng không phù hợp làm mất đi sự trong sáng và chuẩn hóa của tiếngViệt.
Từ đó, giúp giới trẻ có được định hướng đúng đắn.
CHƯƠNG III. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
I.Kết luận:
- Qua những vân đề trên ta thấy: Teen code đã dần trở nên thông dụng, thông
dụng một cách nguy hại. Giới trẻ đã và đang dần quên đi những khái niệm chính
xác của Tiếng Việt và chạy theo ngôn ngữ mới, đánh mất những tinh hoa, giá trị
mà ông cha ta tích góp dần trong ngôn ngữ.
- Vấn đề đặt ra là trong bối cảnh có nhiều người tán đồng việc sử dụng ngôn
ngữ mạng, coi đó như một thứ chuẩn mực để đánh giá giới trẻ, bất kể quy tắc
nghiêm ngặt đối với việc sử dụng ngôn ngữ, xã hội nên phản ứng như thế nào?
Ngôn ngữ mạng "đã chuẩn" theo quan niệm của một số nhóm xã hội, nhưng


Page
22


thực sự thì cái sự "chuẩn" ấy có cần phải "chỉnh" hay không? TS Nguyễn Văn
Khang nhận định: "Ngôn ngữ của giới trẻ giống như mốt thời trang. Nó được
thanh niên sử dụng nhằm trẻ hóa, thể hiện cá tính, tâm lý thích đổi mới, ưa cái
lạ, chuộng cái hay. Tuy nhiên, ngôn ngữ mạng là ngôn ngữ cá nhân nhưng lại
nằm trên mạng xã hội nên có sức lan tỏa rất lớn. Mặt khác, nếu dùng nhiều sẽ
thành quen, có thể dẫn đến việc giới trẻ sử dụng chệch hướng, biến nó thành
ngôn ngữ trong nhà trường, trong các văn bản. Trong ngôn ngữ mạng, câu
không cần đúng, chỉ viết cực ngắn nên nếu sử dụng trong khoảng thời gian
dàithì dần dần sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới tư duy”
- Như vậy, có thể thấy, việc dùng ngôn ngữ mạng như sử dụng dao hai lưỡi.
Nó có thể mang lại hiệu quả nhất định trong thời gian ngắn, trong bối cảnh và
nhóm xã hội nhất định, nhưng cũng có thể mang đến tác hại lâu dài. Sử dụng
hay không sử dụng ngôn ngữ mạng, sử dụng thế nào, đó là điều mọi người nên
cân nhắc.
- Ngôn ngữ chỉ là một công cụ để giao tiếp, còn việc sử dung và giữ gìn nó
như thế nào phần lớn phụ thuộc vào ý thức của người nói và viết, không ai có
thể đặt ra một chuẩn mực là phải nói hay viết thế nào cho đúng. Vì vậy việc giữ
gìn sự trong sáng của tiếng Việt không phải là nhiệm vụ của riêng ai, mỗi người
hãy đóng góp một chút giúp tiếng Việt mãi mãi là tiếng Việt và là ngôn ngữ
đáng tự hào của dân tộc ta.
II. Khuyến nghị:
Trong các yếu tố tác động đến ngôn ngữ tuổi teen, yếu tố gia đình vẫn là
quan trọng nhất. Bản thân gia đình cũng phải có ý thức rèn con cái từ lời nói
đến hành vi. Bố mẹ, ông bà cũng phải nêu gương cho con cái. Bên cạnh đó, nhà
trường phải chú ý rèn học sinh về ngôn ngữ, nói đúng, viết đúng chuẩn tiếng
Việt, trong đó có viết đúng chính tả. Trước tiên, chúng ta phải giáo dục để các

bạn hiểu rõ đâu là chuẩn mực ngôn ngữ, chứ không nên lầm lẫn khi biến
phương tiện làm việc thành phương tiện giao tiếp. Lời nói lệch chuẩn có thể dẫn

Page
23


đến tư duy, hành vi lệch lạc. Vì thế, việc làm méo mó ngôn ngữ tiếng Việt cần
phải được lên án
Bởi đặc trưng của tâm lý, độ tuổi nên các bạn trẻ ở thời kì ‘dở dở ương
ương’ này nhiều khi vẫn chưa thể tự phân biệt rằng đâu là đúng đâu là sai, cái gì
là nên hoặc không nên, do đó, họ cần phải có sự quan tâm, giáo dục từ phía gia
đình và xã hội.
Theo Thạc sĩ Tăng Tấn Lộc đề xuất, các nhà Việt ngữ học cần ngồi lại để
tìm tiếng nói chung về chuẩn tiếng Việt. Từ đó, có những biện pháp để bảo tồn
những giá trị vốn có của tiếng Việt. Nhà nước cần có những quyết sách thống
nhất về chuẩn tiếng Việt. Để bạn trẻ biết yêu, trân trọng ngôn ngữ của dân tộc
thì cần phải đẩy mạnh giáo dục cho các em nâng cao vốn kiến thức về tiếng mẹ
đẻ. Vì có yêu, có trân trọng thì tiếng Việt mới đẹp, trong sáng, ngày càng phong
phú và đa dạng

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1/- Phạm Văn Đồng – Về vấn đề giáo dục - đào tạo, NXB Chính trị Quốc
gia. Năm 1999.
2/- Nhiều Tác Giả - Từ điển Tiếng Việt, NXB Văn hóa thông tin, Năm
2006
3/ - />4/- />5/ -Từ điển Bách khoa toàn thư mở Wikipedia.

Page
24




Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×