Tải bản đầy đủ (.doc) (28 trang)

bài liên môn môn địa lí 9 đạt giải nhì cấp tỉnh bài Vùng tây nguyên năm học 2015 2016

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.09 MB, 28 trang )

Tích hợp kiến thức liên môn trong dạy học Địa lí trong trường THCS

DỰ ÁN DẠY HỌC
I. TÊN DỰ ÁN

TÍCH HỢP CÁC MÔN LỊCH SỬ, ÂM NHẠC, MỸ THUẬT, SINH
HỌC, CÔNG NGHỆ, GDCD, VẬT LÍ VÀO GIẢNG DẠY BÀI:
“VÙNG TÂY NGUYÊN” – MÔN ĐỊA LÍ LỚP 9
Giáo viên: Nguyễn Thị Nguyệt
Trường THCS Lê Thánh Tông, huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai
II. TỔNG QUAN VỀ BÀI DẠY
1. Nội dung môn Địa lý: Tuần 16, Tiết 31
- Nhận biết vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ và nêu ý nghĩa của chúng đối với việc phát
triển kinh tế - xã hội.
- Trình bày được đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên của vùng và những
thuận lợi, khó khăn đối với phát triển kinh tế- xã hội.
- Trình bày được đặc điểm dân cư – xã hội và những thuận lợi, khó khăn đối với sự
phát triển của vùng.
2. Nội dung môn Lịch sử (giáo viên cung cấp)
3. Nội dung môn Sinh học lớp 6
- Tuần 29, tiết 55: Thực vật góp phần điều hòa khí hậu
- Tuần 29, tiết 56: Thực vật bảo vệ đất và nguồn nước
- Tuần 30, tiết 57,58: Vai trò của thực vật đối với động vật và đời sống con
người
4. Nội dung môn Mỹ thuật lớp 9: Bài 12: Sơ lược về Mỹ thuật các dân tộc ít người
ở Việt Nam.
5. Nội dung môn Âm nhạc lớp 8: Tuần 13, Tiết 13: Âm nhạc thưởng thức một số
nhạc cụ dân tộc.
6. Nội dung môn Công nghệ lớp 7:
- Bài 22: Vai trò của rừng và nhiệm vụ của trồng rừng
- Bài 28: Khai thác rừng


- Bài 29: Bảo vệ và khoảng nuôi rừng
7. Nội dung môn GDCD 7
- Lớp bài 14: Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên.
- Lớp bài 15: Bảo vệ di sản văn hóa
8. Nội dung môn Vật lí lớp 8: Bài 9: Áp suất khí quyển
Cấp THCS/Lớp 9
Thời gian dự kiến: 45 phút
MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức:
1


Tích hợp kiến thức liên môn trong dạy học Địa lí trong trường THCS

 Thông qua các ví dụ về các kiến thức các môn học liên quan đến môn địa lý (cụ
thể là bài vùng Tây Nguyên) như:
 Xác định vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên.
 Vận dụng kiến thức môn Âm nhạc để vào bài mới.
 Vận dụng kiến thức môn Lịch sử, Vật lí để liên hệ vị trí, địa hình, khí hậu.
 Những khó khăn và giải pháp do thiên nhiên và con người gây ra.
 Vận dụng kiến thức môn Sinh học, Công nghệ để giải thích cho việc phải trồng
và bảo vệ rừng, nhằm bảo vệ môi trường, phòng chống thiên tai.
 Khai thác giá trị của tài nguyên thiên nhiên để phát triển kinh tế.
 Vận dụng kiến thức môn Công nghệ, Giáo dục công dân giải thích việc khai thác
tài nguyên để phát triển kinh tế phải đi đôi với việc bảo vệ và khai thác hợp lí tài nguyên
để phát triển bền vững.
 Khai thác và bảo tồn các công trình, di tích, văn hóa lịch sử.
 Vận dụng kiến thức môn Mỹ thuật, Âm nhạc, GDCD để biết thưởng thức nghệ
thuật, thêm yêu cuộc sống, khai thác giá trị của nó phải gắn liền với bảo tồn và phát huy
các giá trị văn hóa, lịch sử.

 Hiểu và nắm được những điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên và
những giá trị của chúng nhờ vào việc vận dụng kiến thức ở các môn khác như: sinh học,
lịch sử, công nghệ, mỹ thuật…
2. Kỹ năng:
 Biết cách thu thập, xử lí thông tin, tìm hiểu những vấn đề liên quan giữa các
môn học.
 Rèn kỹ năng chỉ giới hạn và phân tích các yếu tố trên bản đồ, lược đồ, tranh
ảnh, bảng số liệu…
 Nâng cao năng lực tự học, tự nghiên cứu, năng lực giải quyết các vấn đề phát
sinh trong học tập và đời sống.
3. Thái độ:
 Giúp học sinh có ý thức ham hiểu biết vấn đề của bộ môn địa lí. Biết trân
trọng các nguồn tài nguyên, các di sản và bảo vệ môi trường.
 Biết bảo vệ và gìn giữ các di sản, có thái độ trân trọng các di sản của đất
nước, có định hướng phát triển và tôn tạo các di sản.
 Việc vận dụng kiến thức liên môn vào giảng dạy giúp học sinh hiểu sâu và
nắm chắc hơn kiến thức đã học. Bên cạnh đó, giúp học sinh cảm thấy phát huy được khả
năng tư duy, sự sáng tạo trong học tập đồng thời cũng giải thích được những đặc điểm
tự nhiên và dân cư-xã hội trong thực tế.
Bộ câu hỏi định hướng

Câu hỏi khái quát

Vùng Tây nguyên có đặc điểm tự nhiên, dân cư xã hội như
thế nào? Chúng ta phải làm gì để khai thác hợp lí các tiềm
năng để phát triển kinh tế bền vững?
2


Tích hợp kiến thức liên môn trong dạy học Địa lí trong trường THCS


Câu hỏi bài học

1. Xác định vị trí địa lí và giới hạn lãnh thổ vùng Tây
nguyên?
2. Vùng Tây nguyên có điều kiện tự nhiên và tài nguyên
thiên nhiên như thế nào? Vùng có những khó khăn thuận lợi
gì?
3. Cho biết đặc điểm dân cư xã hội vùng Tây nguyên? Có
thuận lợi và khó khăn gì đối với phát triển kinh tế xã hội của
vùng?
Câu hỏi nội dung
1. Dựa vào bản đồ, xác định vị trí tiếp giáp của vùng ?
2. Vị trí của vùng có gì đặc biệt
3. Em hãy chỉ và đọc tên các tỉnh vùng Tây nguyên?
4. Em có nhận xét gì diện tích lãnh thổ của vùng so với các
vùng của nước ta?
5. Xác định ý nghĩa vị trí địa lý và giới hạn lãnh thổ của
vùng?
6. Dựa vào lược đồ trình bày đặc điểm địa hình của vùng.
Hãy kể tên các cao nguyên theo thứ tự từ Bắc vào Nam của
vùng.
7. Hãy nêu ý nghĩa của việc bảo vệ rừng đầu nguồn ở các
dòng sông của Tây Nguyên.
8. Trình bày các tài nguyên thiên nhiên của Tây Nguyên.
Các tài nguyên có tiềm năng để phát triển những ngành kinh
tế gì?
9. Những khó khăn về tự nhiên ảnh hưởng đến phát triển
kinh tế - xã hội của vùng. Để phát triển bền vững Tây Nguyên
phải chú trọng những vấn đề gì?

10. Dựa vào bảng số liệu (28.2), hãy nhận xét tình hình dân
cư, xã hội ở Tây Nguyên
11. Đặc điểm dân cư ở đây có thuận lợi, khó khăn gì?
12. Em cho biết trong vùng có di sản văn hoá nào nổi
tiếng? Theo em, chúng ta cần phải làm gì đối với những di
sản?
13. Cho biết mục tiêu hàng đầu trong các dự án phát triển ở
Tây Nguyên. Bằng thực tế cho biết những chương trình nhằm
xóa đói giảm nghèo và phát triển kinh tế của vùng mà em
biết.
III. ĐỐI TƯỢNG DẠY HỌC CỦA DỰ ÁN:
* Trong dự án này tôi chọn dạy bài 28: “VÙNG TÂY NGUYÊN”
(SGK Địa lý lớp 9 trang 101, 102, 103, 104, 105)
* Đối tượng dạy học của dự án là học sinh lớp 9 của Trường THCS Lê Thánh
Tông.
* Cụ thể là: 32 HS lớp 9/3. Năm học: 2015 – 2016.
* Lớp được chia thành các nhóm nhỏ.
* Mỗi nhóm gồm 1 nhóm trưởng và 1 thư kí và các thành viên.
3


Tích hợp kiến thức liên môn trong dạy học Địa lí trong trường THCS

Tôi chọn lớp 9/3 nhìn chung các em đều siêng năng, có tính ham học hỏi, có khả năng làm
việc theo nhóm và làm việc độc lập thích hợp cho việc áp dụng dự án này.
IV. Ý NGHĨA CỦA DỰ ÁN
1. Ý nghĩa chung
Đề tài này đi vào nghiên cứu những biện pháp để nâng cao hiệu quả và phát huy tích
cực học tập của học sinh khi học địa lý 9. Từ đó góp phần vào việc giáo dục sức khoẻ và
hạn chế tình trạng ô nhiễm môi trường hiện nay. Giúp cho học sinh hiểu rõ được mối

quan hệ giữa các kiến thức địa lý với các bộ môn khác như: sinh học, công nghệ, lịch sử,
mĩ thuật…..
Về mặt khoa học các em học sinh khi gặp những đặc điểm tự nhiên, dân cư-xã hội
cần giải thích thì việc vận dụng kiến thức liên môn vào giải quyết các vấn đề liên quan là
rất cần thiết nhưng đấy lại là một nơi xa xôi đối với các em. Do đó việc kết hợp các môn
học khác nhằm nâng cao hiệu quả dạy và học môn địa lý là cách hay nhất để phát triển tư
duy và rèn luyện kỹ năng địa lý của mỗi người, phát triển tư duy logíc, sử dụng thành
thạo và vận dụng tốt kiến thức đã học vào cuộc sống.
Về mặt sư phạm, đối với giáo viên, việc dạy học tích hợp nói chung và việc vận dụng
kiến thức liên môn nói riêng vào giảng dạy bộ môn địa lý 9 ở trường THCS để nâng cao
hiệu quả dạy - học còn là một hướng đi có hiệu quả để tổng quát hóa hoặc đặc biệt hóa
môn học, điều này góp phần hổ trợ, phát triển cái hay và mới cho học sinh. Rèn luyện cho
học sinh đức tính chính xác, kiên nhẫn, trung thực và lòng say mê khám phá tự nhiên.
2. Ý nghĩa cụ thể qua bài học này
- Học sinh biết được giá trị văn hóa độc đáo, đặc thù rất riêng của Tây nguyên, từ đó
hiểu và quý trong các giá trị văn hóa truyền thống đó, có thái độ bảo tồn và quảng bá.
- Học sinh hiểu được vùng nào cũng có tài nguyên quý giá nhưng phải đi đôi với
cách sử dụng hợp lí, tiết kiệm và bảo vệ, bảo tồn. Đối với riêng vùng Tây Nguyên thì
mục tiêu bảo vệ các tài nguyên phải là nhiệm vụ hàng đầu.
- Gúp học sinh luyện kĩ năng phân tích, thuyết trình, cũng như đưa ra các giải pháp
khắc phục khó khăn cụ thể của vùng. Rèn kĩ năng ứng dụng CNTT để tìm hiểu bài.
V. THIẾT BỊ DẠY HỌC, TƯ LIỆU
* Một số hình ảnh liên quan như :
- Bản đồ các vùng kinh tế Việt Nam
- Bản đồ tự nhiên vùng Tây Nguyên
- Tranh ảnh chụp về: Phong cảnh Đà Lạt, lễ hội cồng chiêng, Biển Hồ, …
* Một số câu hỏi, ví dụ của giáo viên (phiếu học tập)
* Mô tả ứng dụng công nghệ thông tin
Slide 1: Giới thiệu tên giáo viên thực hiện.
Slide 2: Clíp nhạc cụ Tây Nguyên.

Slide 3: Hình ảnh lược đồ các vùng kinh tế của nước ta và nội dung mục I.
Slide 4: Bảng số liệu về diện tích các vùng lãnh thổ nước ta.
Slide 5: Hình ảnh lược đồ tự nhiên của Tây Nguyên.
Slide 6: Thông tin lịch sử đánh giá vị trí của Tây Nguyên.
Slide 7: Hình ảnh lược đồ tự nhiên của Tây Nguyên và nội dung mục II.
Slide 8: Hình ảnh cao nguyên xếp tầng ở Tây Nguyên.
Slide 9: Nội dung thảo luận nhóm của các tổ.
4


Tích hợp kiến thức liên môn trong dạy học Địa lí trong trường THCS

Slide 10: Lược đồ tự nhiên của vùng Tây Nguyên và nội dung thảo luận của nhóm 1,4.
Slide 11: Đáp án của giáo viên (nhóm 1,4)
Slide 12: Clip: Trận lũ năm 2013 tại Miền Trung, Tây Nguyên.
Slide 13: Nhóm 2,5 lên trình bày trên lược đồ tự nhiên vùng Tây Nguyên.
Slide 14: Đáp án của giáo viên (nhóm 2,5)
Slide 15: Các phong cảnh ở Tây Nguyên: Biển Hồ, thác nước, đỉnh langbiang(Đà lạt)...
Slide 16: Nội dung câu hỏi của nhóm 3,6 và hình ảnh thiếu nước về mùa khô.
Slide 17: Thông tin về VQG Yokdon.
Slide 18: Clip bài hát Tình ca Tây Nguyên.
Slide 19: Hình ảnh lễ hội Cồng chiêng và tượng nhà mồ và nội dung mục III.
Slide 20: Bảng số liệu về tiêu chí phát triển dân cư – xã hội ở Tây Nguyên.
Slide 21,22: Các hình ảnh khó khăn của Tây Nguyên.
Slide 23,24: Các hình ảnh về đời sống thay đổi ở vùng Tây Nguyên.
Slide 25: Nội dung chơi ô chữ Địa lí.
Slide 26: Hướng dẫn vẽ biểu đồ thanh ngang.
Slide 27: Bài học kết thúc và hình ảnh thu hoạch cà phê của dân cư Tây Nguyên.
VI. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC VÀ TIẾN TRÌNH
 Mục tiêu

1. Kiến thức
 Thông qua quá trình dạy-học hợp tác, học sinh có thể biết được:
- Nhận biết vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ và nêu ý nghĩa của chúng đối với việc phát
triển kinh tế - xã hội.
- Trình bày được đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên của vùng và những thuận
lợi, khó khăn đối với phát triển kinh tế- xã hội.
- Trình bày được đặc điểm dân cư – xã hội và những thuận lợi, khó khăn đối với sự
phát triển của vùng.
2. Kỹ năng
- Xác định được trên bản đồ lược đồ vị trí giới hạn của vùng Tây Nguyên.
- Sử dụng bản đồ tự nhiên để trình bày đặc điểm tự nhiên của vùng Tây Nguyên.
- Phân tích bảng thống kê để hiểu và trình bày đặc điểm dân cư – xã hội của vùng.
3. Thái độ
- Giáo dục cho học sinh thích thú với việc sưu tầm tài liệu để làm bài tập và biết bảo
vệ các nguồn tài nguyên. Biết việc bảo vệ môi trường tự nhiên, khai thác hợp lí tài
nguyên đặc biệt là thảm thực vật rừng là một nhiệm vụ quan trọng của vùng.
- Hình thành cho học sinh thái độ chủ động, tích cực, ham học hỏi.
- Hình thành cho học sinh niềm say mê, yêu thích các môn học .
4. Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực chung: Năng lực tư duy; giải quyết vấn đề; tự học; hợp tác; sử dụng
CNTT; sử dụng ngôn ngữ
- Năng lực chuyên biệt: Sử dụng bản đồ; sử dụng bảng số liệu thống kê; tranh ảnh;
tổng hợp tư duy theo lãnh thổ
 Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
1. Giáo viên:
* Một số hình ảnh liên quan như :
5


Tích hợp kiến thức liên môn trong dạy học Địa lí trong trường THCS


- Bản đồ các vùng kinh tế Việt Nam
- Bản đồ tự nhiên vùng Tây Nguyên
- Tranh ảnh chụp về: Phong cảnh Đà Lạt, lễ hội Cồng chiêng, …
- Sách giáo khoa các môn tích hợp: Sinh học lớp 6, Công nghệ lớp 7, GDCD lớp 7,
Mĩ thuật lớp 9, Vật lí lớp 8, Âm nhạc lớp 8 và Lịch sử 9
* Một số câu hỏi, ví dụ của giáo viên (phiếu học tập)
* CNTT: Bài giảng điện tử
2. Học sinh:
* Đọc bài trước.
* Bảng phụ, bút lông
* Học bài cũ, soạn trước bài mới.
* Phiếu học tập và sưu tầm các phong cảnh, lễ hội của Tây Nguyên, trang phục
dân tộc Tây Nguyên.
 Tổ chức các hoạt động học tập
1. Kiểm tra bài cũ:
2. Giới thiệu bài mới: (1phút)
Chúng ta tiếp tục đi du lịch đến vùng lãnh thổ mới của nước ta qua môn Âm nhạc:
Thưởng thức âm điệu của các nhạc cụ sau: GV cho học sinh nghe nhạc cụ đàn Tơrưng,
cồng chiêng…
?Cho biết tên của những nhạc cụ đó
Giáo viên yêu cầu một học sinh: Vậy em hãy cho biết đây là nhạc cụ điển hình của
vùng nào của nước ta?
HS: Đây là vùng Tây Nguyên.
GV: Vậy để hiểu rõ hơn, hôm nay chúng ta tìm hiểu bài: Vùng Tây Nguyên.
3.Trình tự các hoạt động:
HOẠT ĐỘNG 1: Vị trí địa lí và giới hạn lãnh thổ (8 phút)
a. Phương pháp/ kĩ thuật dạy học:
Phương pháp sử dụng bản đồ, giải quyết vấn đề
Kĩ thuật đặt câu hỏi, học tập hợp tác

b. Hình thức tổ chức hoạt động: Bài lên lớp, học tập cá nhân, nhóm bàn.
Hoạt động của GV& HS
Nội dung
Bước 1 GV treo bản đồ Việt Nam:

CH: Em hãy xác định vị trí địa lí của vùng Tây Nguyên.
6


Tích hợp kiến thức liên môn trong dạy học Địa lí trong trường THCS

HS: - Phía Tây giáp hạ Lào và Đông Bắc Campuchia
- Phía Bắc, Đông, Đông Nam giáp Duyên hải Nam trung
Bộ
- Phía Tây Nam giáp Đông Nam Bộ
CH: Vị trí vùng này có gì đặc biệt?
HS: Không tiếp giáp với biển.
* Vị trí:
Bước 2
- Phía Tây giáp hạ Lào và
GV: Xuất hiện bảng: Năm 2002
Đông Bắc Campuchia
VÙNG LÃNH THỔ
DIỆN TÍCH (km2)
- Phía Bắc, Đông, Đông
Trung du miền núi Bắc Bộ
100965
Nam giáp Duyên hải Nam
Đồng bằng sông Hồng
14806

trung Bộ
Bắc Trung Bộ
51513
- Phía Tây Nam giáp Đông
Duyên hải Nam Trung Bộ
44254
Nam Bộ
Tây Nguyên
54475 ( 2011: 54641)
- Không giáp biển
Đông Nam Bộ
23550
Đồng bằng sông Cửu Long 39734
CH: Em có nhận xét gì về diện tích của vùng?
- Lớn thứ hai
Bước 3:
GV: Đưa lược đồ tự nhiên vùng Tây Nguyên

CH: Dựa vào lược đồ tự nhiên Tây Nguyên em hãy cho biết
Tây nguyên gồm những tỉnh nào?
HS: Gồm 5 tỉnh: Kontum, Gia Lai, Đắc Lắc, Đắc Nông,
Lâm Đồng.
Bước 4
GV: thảo luận theo bàn (1 phút): Xác định ý nghĩa vị trí địa
lý và giới hạn lãnh thổ của vùng?
HS phát biểu, giáo viên tổng kết và mở rộng bằng kiến thức
lịch sử.
Một nhà quân sự đã nói “Làm chủ được Tây Nguyên là làm
chủ được bán đảo đông Dương” với vị trí ngã ba biên giới
giữa ba nước Lào, Campuchia và Việt Nam có lợi thế về độ

cao phía Nam bán đảo Đông Dương nên có thể kiểm soát
7


Tích hợp kiến thức liên môn trong dạy học Địa lí trong trường THCS

được toàn vùng lân cận.
Ở Việt Nam Tây Nguyên là địa bàn chiến lược vô cùng quan
trọng, đặc biệt là nơi mở màn cho chiến dịch Hồ Chí Minh
dẫn tới đại thắng tháng 4/1975, kết thúc thắng lợi sự nghiệp
giải phóng hoàn toàn đất nước.
GV: Xác định trên lược đồ cửa khẩu Bờ Y
Chuyển ý: Thời kì phát triển kinh tế đất nước Tây Nguyên có
ý nghĩa chiến lược, đặc biệt quan trọng tiến hành công
nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Tây Nguyên có những
tiềm năng và những khó khăn như thế nào trong phát triển
kinh tế

* Ý nghĩa: Vị trí chiến lược
quan trọng về kinh tế, quốc
phòng.
-Ngã ba biên giới giữa Việt
Nam, Lào, Campuchia.

HOẠT ĐỘNG 2: Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên (20 phút)
a. Phương pháp/kĩ thuật dạy học:
Phương pháp sử dụng bản đồ, giải quyết vấn đề
Kĩ thuật đặt câu hỏi, học tập hợp tác
b. Hình thức tổ chức hoạt động: Bài lên lớp, học tập nhóm tổ
Hoạt động của GV và HS

Nội dung ghi bảng
Bước 1
GV: Treo lược đồ 28.1 và yêu cầu học sinh:
CH: Cho biết dạng địa hình chủ yếu của Tây Nguyên.
Hãy xác định các cao nguyên theo thứ tự từ Bắc vào Nam - Địa hình: chủ yếu là các cao
của vùng.
nguyên badan xếp tầng
Bước 2: Thảo luận nhóm
GV: Cho các nhóm thảo luận 3 phút :
 Các bước tiến hành:
- Các nhóm thảo luận
- Đại diện nhóm lên trình bày
- Nhóm khác nhận xét và bổ sung
- GV: chuẩn xác kiến thức cho HS ghi bài.
GV phát phiếu học tập
Nhóm 1,4 (phiếu B/1)
CH: Dựa vào lược đồ tự nhiên Tây Nguyên xác định các
dòng sông bắt nguồn từ Tây nguyên chảy về:
- Đông Nam Bộ (sông Đồng Nai)
- Là nơi bắt nguồn của nhiều
- Duyên hải Nam Trung Bộ (sông Ba)
dòng sông
- Đông bắc Campuchia (sông Xê Xan, Xrêpôk)
CH: Với đặc điểm là nơi bắt nguồn của nhiều dòng sông
Tây Nguyên có lợi thế để phát triển ngành công nghiệp
gì? (thủy điện)
CH: Hãy nêu ý nghĩa của việc bảo vệ rừng đầu nguồn ở
các dòng sông của Tây Nguyên.
- Chống lũ lụt
- Chống xói mòn đất

8


Tích hợp kiến thức liên môn trong dạy học Địa lí trong trường THCS

- Điều hoà khí hậu và bảo vệ môi trường
Tích hợp: Giáo dục bảo vệ Môi trường và Ứng phó
với biến đổi khí hậu
 HS trả lời dựa vào việc vận dụng kiến thức ở môn
sinh học lớp 6 và môn Công nghệ lớp 7 để trả lời: (phiếu
học tập A/1)
Cây xanh có vai trò vô cùng quan trọng cho môi
trường sống:
Cây xanh có bộ rễ chằng chịt ôm lấy đất, giữ nước cho
đất, chống xói mòn, khô hạn, lũ lụt, xoáy lốc...
Cây xanh là cái máy điều hòa tự nhiên tuyệt vời nhất:
Nó hấp thu và phản xạ năng lượng Mặt Trời chiếu xuống
đất làm giảm sức nóng của Trái Đất, hấp thu khí
cacbonic, bảo vệ tầng ôdôn, hấp thu các khí độc hại trong
môi trường đồng thời nhả khí oxy vào môi trường.
Cây xanh còn nhả ra các ion âm rất có lợi cho sức khỏe
chúng ta thông qua hô hấp.
GV: Đưa video trận lũ năm 2013 ở Tây Nguyên.
Bước 3
Nhóm 2,5
Dựa vào thông tin bảng 28.1, lược đồ SGK và Atlat lược
đồ tự nhiên Tây Nguyên (phiếu B/2)
Tài nguyên
Đặc điểm nổi Thế mạnh phát
thiên nhiên

bật
triển ngành
kinh tế
Đất, rừng
Khí hậu, nước
Khoáng sản
Khi học sinh nhóm trình bày, giáo viên cho nhóm còn
lại hỏi những vấn đề còn thắc mắc. Nhóm trình bày trả
lời và giải thích.
GV hỏi thêm
? Tại sao khi du lịch đến Đà Lạt chúng ta lại được
hưởng cái lạnh của mùa đông (phiếu A/2)
Học sinh dựa vào kiến thức môn Vật lí để giải thích.
? Tại sao vùng này có diện tích đất badan lớn nhất
nước.
Nguồn gốc hình thành các cao nguyên là do sự phun
trào măcma giai đoạn tân kiến tạo. Các cao nguyên có độ
cao khác nhau (500m- 1500m) là do cường độ hoạt động
các núi lửa khác nhau.
GV: Đưa hình ảnh phong cảnh của Đà Lạt, các thác
nước, vườn Quốc gia Yokđon……
=> Tây Nguyên có thế mạnh về du lịch sinh thái, đặc biệt

-Tài nguyên thiên nhiên:
+ Thuận lợi:
Có thế mạnh phát triển nhiều
ngành kinh tế: trồng cây công
nghiệp, ngành điện, du lịch và
nghề rừng.


9


Tích hợp kiến thức liên môn trong dạy học Địa lí trong trường THCS

là du lịch Đà Lạt (GV giáo dục bảo vệ các di sản của
vùng)
Bước 4
Nhóm 3,6( phiếu B/3)
CH: Những khó khăn về tự nhiên ảnh hưởng đến phát
triển kinh tế - xã hội của vùng. Nêu biện pháp khắc phục.
- Mùa khô thiếu nước, cháy rừng, lũ quét, sạt lở, nạn phá + Khó khăn: Mùa khô kéo dài:
rừng….
thiếu nước và cháy rừng. Rừng
GV: cung cấp tài liệu vườn quốc gia Yokđôn bị tàn phá.
bị tàn phá quá mức ảnh hưởng
CH: Để phát triển bền vững Tây Nguyên phải chú trọng xấu tới môi trường và đời sống
những vấn đề gì? (Phiếu A/1)
con người.
- Bảo vệ môi trường:
+ Giải pháp: Bảo vệ môi
- Khai thác hợp lí các nguồn tài nguyên, đặc biệt là rừng trường và khai thác hợp lí các
tự nhiên.
nguồn tài nguyên.
CH: Tại sao Tây Nguyên phải chú trọng vấn đề trên?
Học sinh kết hợp thông tin trong SGK và kết hợp kiến
thức môn GDCD 7, Công nghệ 7 để giải thích.
Cây xanh nếu biết khai thác hợp lý sẽ giúp chống cháy
rừng, giúp cây phát triển tốt hơn. Là nguồn nguyên liệu
và năng lượng quý giá cho cuộc sống. Có giá trị về kinh

tế, phòng chống thiên tai.
Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên là giữ cho
môi trường trong lành, sạch đẹp, bảo đảm cân bằng sinh
thái, cải thiện môi trường: ngăn chặn, khắc phục các hậu
quả xấu do con người và thiên nhiên gây ra: khai thác, sử
dụng hợp lí, tiết kiệm nguồn tài nguyên thiên nhiên.
Học sinh liên hệ việc trồng và bảo vệ cây xanh ở địa
phương (di sản núi Chứa Chan, nơi cư trú và làm việc),
hưởng ứng ngày môi trường thế giới (ngày 5/6)
GV đưa ra kết luận: như vậy việc bảo vệ rừng là cho
ta cả về giá trị về kinh tế và môi trường sống của con
người, cả về thực vật và động vật.
Chuyển ý: GV Cho cả lớp nghe bài hát: Tình ca Tây
Nguyên
HOẠT ĐỘNG 3: Đặc điểm dân cư – xã hội (12’)
a. Phương pháp/ kĩ thuật dạy học:
Phương pháp sử dụng bản đồ, giải quyết vấn đề
Kĩ thuật đặt câu hỏi, học tập hợp tác
b. Hình thức tổ chức hoạt động: Bài lên lớp, học tập cá nhân, nhóm
Bước 1
GV: Cho nhóm đã chuẩn bị sưu tầm hình ảnh các dân
tộc ở Tây Nguyên lên trình bày sản phẩm.
- Là địa bàn cư trú của nhiều dân
CH: Cho biết dân cư chủ yếu ở vùng Tây Nguyên
tộc ít người.
- Dân tộc ít người: Giarai, Êđê, Bana…
10


Tích hợp kiến thức liên môn trong dạy học Địa lí trong trường THCS


Bước 2
CH: Dựa vào vốn hiểu biết và kết hợp môn Mỹ thuật,
Âm nhạc đã được học em hãy kể tên một số lễ hội,
kiến trúc ở Tây Nguyên?
- Đua voi, đâm trâu, lễ cầu mưa, cồng chiêng…
- Nhà Rông, tượng nhà mồ….
- Có nhiều nét văn hóa độc đáo rất
Tây Nguyên

GV nhấn mạnh đến loại nhạc cụ độc đáo ở Tây
nguyên đó là cồng chiêng.
CH: Em biết gì về lễ hội cồng chiêng của Tây Nguyên
(phiếu A/3)
HS
kết
hợp
môn
Giáo
dục
công
dân,
Lịch
sử

hiểu
biết
thuyết trình trước lớp.
Lễ hội cồng chiêng là một lễ hội được tổ chức hàng
năm theo hình thức luân phiên tại các tỉnh có văn hoá

cồng chiêng tại Tây Nguyên. Lễ hội được tổ chức
nhằm quảng bá hình ảnh Không gian văn hóa Cồng
Chiêng Tây Nguyên đã được UNESCO công nhận là
di sản truyền khẩu và phi vật thể nhân loại vào tháng
11 năm 2005. Đó không những là một sự kiện quan
11


Tích hợp kiến thức liên môn trong dạy học Địa lí trong trường THCS

trọng của người dân Tây Nguyên mà còn cả với đất
nước Việt Nam. Trong lễ hội nghệ nhân của các tỉnh
sẽ trình bày, biểu diễn không gian văn hoá của dân tộc
và của tỉnh mình.

CH: Theo em cần làm gì để bảo vệ các di sản ở Tây
Nguyên (giữ gìn, bảo tồn, quảng bá…)
GV: Chính vì vậy giữ gìn di sản ở Tây Nguyên là
nhiệm vụ chung của dân tộc nước ta.
Bước 3
GV: Đưa bảng 28.2 SGK và cung cấp số dân của Tây
Nguyên năm 2011( số dân: 5278679 người, MĐDS:
97 người/km2)
CH: Dựa vào bảng số liệu của các tiêu chí trên em
hãy nhận xét sự chênh lệch các chỉ tiêu của vùng so
với các nước.
- Thưa dân nhất nước ta, trình độ dân cư thấp.
? Tại sao Tây Nguyên thuộc vùng núi mà thu nhập
bình quân đầu người và tỉ lệ dân thành thị cao hơn cả
nước.

? Những khó khăn hiện nay của Tây Nguyên là gì
- Đời sống dân cư còn nhiều khó khăn, nhiều hủ tục
lạc hậu………
GV: đưa hình ảnh khó khăn của dân cư – xã hội
CH: Dựa vào vốn hiểu biết kết hợp thông tin SGK
cho biết mục tiêu hàng đầu trong các dự án phát triển
ở Tây Nguyên.
HS: Xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế, ổn định
về chính trị……Đây là biện pháp ngăn chặn nạn phá
rừng ở Tây Nguyên hiện nay.
? Bằng thực tế cho biết những chương trình nhằm xóa
đói giảm nghèo và phát triển kinh tế của vùng mà em

- Vùng thưa dân nhất cả nước,
phân bố không đều.

- Đời sống dân cư còn nhiều khó
khăn, thiếu lao động có kĩ thuật….
hiện đang được cải thiện đáng kể

12


Tích hợp kiến thức liên môn trong dạy học Địa lí trong trường THCS

biết.
GV: liên hệ chương trình “Lục lạc vàng”..
GV: Hiện nay nhờ sự quan tâm của Đảng và nhà nước
đời sống của các dân tộc ở Tây nguyên có những cải
thiện đáng kể (xuất hiện hình ảnh)

Bước 4
GV mở rộng: Các dân tộc ở Tây Nguyên có trình độ
dân trí thấp, dễ bị các phần tử phản động dụ dỗ, mua
chuộc, lợi dụng tôn giáo lôi kéo, gây rối. Điển hình là
Vụ thảm kịch ở Tây nguyên năm 2004, nhưng với sự
quan tâm của Đảng và nhà nước tình hình chính trị xã
hội đã được ổn định.
Hiện nay việc buôn bán ma túy trở thành vấn đề nóng
ở Tây Nguyên (Buôn bán ma túy, trồng cây thuốc
phiện……)
GV: Giáo dục học sinh sống lành mạnh, cảnh giác các
đối tượng dụ dỗ, vận động người nhà hiểu và phòng
chống các tệ nạn trên (Xã Bảo Hòa – huyện Xuân Lộc
là điểm nóng các tệ nạn xã hội)
 Tổng kết và hướng dẫn học tập
1. Tổng kết: (2 phút)
GV: cho chơi ô chữ địa lí

Câu hỏi:
Ô số 1: Đây là biện pháp được coi là then chốt của vùng Tây Nguyên để giúp đời
sống người dân được cải thiện (Xóa đói giảm nghèo)
Ô số 2: Đây là thủy điện nằm trên sông Xêxan (Yaly)
Ô số 3: Đây là thành phố, trung tâm du lịch sinh thái, nổi tiếng sản xuất hoa và rau
quả (Đà Lạt)
Ô số 4: Đây là tài nguyên quan trọng hàng đầu để cây công nghiệp trở thành mặt
hàng chủ lực của vùng Tây Nguyên (Đất đỏ badan)
Ô số 5: Đây là nơi nổi tiếng thuần dưỡng voi ở Tây Nguyên (Yokđôn)
Ô số 6: Đây là một trong sáu cao nguyên nổi tiếng của Tây Nguyên ở độ cao khoảng
1500m (Lâm viên)
2. Hướng dẫn học tập (2 phút)

13


Tích hợp kiến thức liên môn trong dạy học Địa lí trong trường THCS

- Hướng dẫn vẽ biểu đồ thanh ngang bài tập số 3 trang 105 SGK
GV phát phiếu học tập cho học sinh tìm hiểu những nội dung sau:
- Tìm hiểu tình hình phát triển kinh tế của vùng Tây Nguyên (thuận lợi và khó
khăn)
- Tại sao Tây Nguyên có thế mạnh về ngành du lịch
- Sưu tầm tư liệu về thành phố Đà Lạt
VII. CÁC SẢN PHẨM CỦA HỌC SINH
Các sản phẩm liên quan đến bài học:
- Sưu tầm tranh ảnh, tư liệu các lễ hội ở Tây Nguyên, vườn quốc gia Yokđôn, Đà Lạt,
thác nước…..
- Làm các phiếu học tập để mở rộng và ghi nhớ những kiến thức đã học của vùng (theo
mẫu)
Môn Sinh học, Công nghệ, GDCD
Vai trò của rừng và nhiệm vụ của trồng rừng, bảo vệ môi trường.
Cây xanh có vai trò vô cùng quan trọng cho môi trường sống: nó điều hòa không
khí. Bảo vệ đất chống xói mòn rửa trôi đất. Cây xanh là cái máy điều hòa tự nhiên
tuyệt vời nhất: Làm giảm hiệu ứng nhà kính, bảo vệ tầng ôdôn.
Cây xanh vô cùng có lợi cho sức khỏe chúng ta. Tâm hồn con người sẻ trở nên dịu
lắng, thanh thoát, minh mẫn, yêu cuộc sống. Là nguồn nguyên liệu và năng lượng quý
giá cho cuộc sống.
Rừng của nước ta đã và đang bị tàn phá nghiêm trọng, do đó nhiệm vụ của toàn
dân phải tham gia trồng cây gây rừng, phủ xanh đồi trọc đất nông nghiệp.
Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên là giữ cho môi trường trong lành, sạch
đẹp, bảo đảm cân bằng sinh thái, cải thiện môi trường: ngăn chặn, khắc phục các hậu
quả xấu do con người và thiên nhiên gây ra: khai thác, sử dụng hợp lí, tiết kiệm

nguồn tài nguyên thiên nhiên.
Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên là nhiệm vụ trọng yếu, cấp bách của
Quốc gia, là sự nghiệp toàn dân. Các tổ chức, cá nhân phải có trách nhiệm bảo vệ môi
trường.
Nghiêm cấm mọi hoạt động làm suy kiệt nguồn tài nguyên, hủy hoại môi trường. Bảo
vệ tốt môi trường thì con người mới tạo ra cuộc sống tốt đẹp, bền vững, lâu dài.
 Từ đó HS giải thích: Tại sao phải bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng?
Tại sao Tây Nguyên phải khai thác hợp lí tài nguyên
Như vậy việc bảo vệ rừng là cho ta cả về giá trị về kinh tế và môi trường sống của con
người: Tài nguyên không phải vô tận nếu con người chỉ biết khai thác triệt để mà không
phục hồi.
Khai thác tài nguyên lâm sản về gỗ, thảo dược, thực phẩm
Bảo vệ môi trường đất, nước không khí, bảo vệ môi trường, phòng chống thiên tai...
HS liên hệ thực tế: Ứng dụng của trồng cây xanh: Vì sao ta hay trồng cây ở trong nhà,
sân cả ngoài đường phố?
Giải thích:
Là nguồn cung cấp các chế phẩm sinh học cho y học hiện đại.
14


Tích hợp kiến thức liên môn trong dạy học Địa lí trong trường THCS

Nó điều hòa không khí nhờ khả năng hấp thu năng lượng mặt trời, xả hơi nước mát
vào không khí, hấp thu các khí độc hại trong môi trường đồng thời nhả khí oxy vào môi
trường.
Cây xanh có bộ rể chằng chịt ôm lấy đất, giữ nước cho đất, chống xói mòn, khô hạn, lũ
lụt, xoáy lốc. Phòng chống thiên tai, bảo vệ môi trường, nước ngầm, đất không bị xói
mòn, rửa trôi…
Cây xanh là cái máy điều hòa tự nhiên tuyệt vời nhất: Nó hấp thu và phản xạ năng
lượng mặt trời chiếu xuống đất làm giảm sức nóng của Trái Đất, hấp thu khí cacbonic,

bảo vệ tầng ôdôn.
Cây xanh còn nhả ra các ion âm rất có lợi cho sức khỏe chúng ta thông qua hô hấp.
Các ngôi nhà, đường sá, trường học được bao phủ cây xanh sẻ vô cùng có lợi cho sức
khỏe chúng ta. Tâm hồn con người sẻ trở nên dịu lắng, thanh thoát, minh mẫn, yêu cuộc
sống. Ngược lại nếu thiếu cây xanh tâm hồn dể bị chai cứng, độc đoán, gắt gỏng, bệnh tật
dể hoành hành. Có giá trị cho sức khỏe của con người
Cây xanh nếu biết khai thác hợp lý sẽ giúp chống cháy rừng, giúp cây phát triển tốt
hơn. Là nguồn nguyên liệu và năng lượng quý giá cho cuộc sống. Có giá trị về kinh tế,
phòng chống thiên tai.
Áp dụng: giúp học sinh biết và áp dụng việc trồng và bảo vệ cây xanh ở nhà, trường học.
Môn Lịch sử, Âm nhạc, Giáo dục công dân:
Các giá trị lịch sử văn hóa của nền âm nhạc dân tộc.
Giải thích:
Cồng chiêng là nhạc cụ mang tính tiêu biểu của các tộc người bản địa trong không
gian văn hóa Tây Nguyên. Trải qua quá trình hình thành và phát triển, cồng chiêng
Tây Nguyên là sự tổng hợp của các giá trị văn hóa bao chứa quanh mình.
Văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên nảy sinh từ truyền thống văn hóa và truyền
thống lịch sử của cư dân bản địa có liên quan cơ tầng văn hóa Đông Nam Á từ thời
tiền sử, đã hình thành và phát triển trên đất nước Việt Nam ngày nay
Ngày 25-11-2005, Văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên của Việt Nam đã được
UNESCO chính thức công nhận là kiệt tác văn hóa phi vật thể và truyền khẩu của
nhân loại. Sau Nhã nhạc Cung đình Huế, Cồng chiêng Tây Nguyên là di sản văn hóa
phi vật thể thứ hai của Việt Nam được tôn vinh là di sản của thế giới. Điều đó khẳng
định Việt Nam là một đất nước có bề dày truyền thống văn hóa, có nhiều nghệ thuật
truyền thống cần được bảo tồn, gìn giữ và phát huy. Trong lễ công bố Văn hóa Cồng
chiêng Tây Nguyên là kiệt tác văn hóa phi vật thể của nhân loại, ông Koichiro
Matsuura – Tổng Giám đốc UNESCO đã phát biểu: “Tôi đã được thưởng thức loại
hình âm nhạc cồng chiêng rất riêng của Việt Nam và cũng được thấy những nhạc cụ
rất độc đáo trong dàn nhạc cồng chiêng của các dân tộc Tây Nguyên. Đây là nét văn
hóa truyền thống rất riêng của Việt Nam, rất tuyệt vời và đặc sắc. Việc công nhân

Danh hiệu Kiệt tác di sản văn hóa phi vật thể và truyền khẩu của nhân loại đối với
Văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên là rất xứng đáng”.
Áp dụng: các kiệt tác văn hóa mang tính toàn cầu có nguy cơ bị hủy hoại hoặc thất truyền
nhằm khuyến khích các nước bảo vệ và phát triển chúng. Nếu như các công trình văn
hóa, kiến trúc và cảnh quan tương đối cụ thể, dễ phát hiện và nhìn nhận thì các kiệt tác
phi vật thể và truyền khẩu khó khăn hơn để được công nhận.
15


Tích hợp kiến thức liên môn trong dạy học Địa lí trong trường THCS

Đây là một trong những di sản có nhiều giá trị cần phải bảo tồn. Có ý thức bảo tồn các di
sản của địa phương
Môn Vật lý:
Giải thích về khí hậu thay đổi theo độ cao
Càng lên cao không khí càng loãng nên áp suất khí quyển càng giảm. Với những độ
cao không lớn lắm thì cứ lên cao 12m thì áp suất khí quyển lại giảm khoảng 1mmHg.
Áp suất không khí giảm làm nhiệt độ trong không khí giảm: cứ lên cao 100m thì
nhiệt độ sẽ giảm 0,6oC, 1000m sẽ giảm 6oC, 1500m sẽ giảm 9oC
Áp dụng: Đây là một phong cảnh thiên nhiên nổi tiếng của Tây Nguyên được hình thành
dưới sự tác động của nhiều yếu tố tự nhiên cần phải hiểu để giữ gìn, không phá hoại các
tài nguyên mà thiên nhiên ban tặng cho con người.

16


Tích hợp kiến thức liên môn trong dạy học Địa lí trong trường THCS

PHỤ LỤC
A. TRƯỚC KHI THỰC HIỆN DỰ ÁN

 Nội dung phiếu học tập:
Phiếu số A/1:

Dựa vào kiến thức đã học và hiểu biết kiến thức môn Sinh học và Công nghệ, GDCD. Tìm hiểu trước về đặc
điểm tài nguyên thiên nhiên của vùng như thế nào?
? Nêu ý nghĩa của việc bảo vệ rừng đầu nguồn ở các dòng sông của Tây Nguyên
? Tại sao vùng Tây Nguyên phải chú trọng đến vấn đề bảo vệ môi trường và khai thác hợp lí tài nguyên

Phiếu số A/2:

Dựa vào kiến thức đã học, kết hợp với môn Vật lí , Địa lí giải thích:
? Tại sao khi du lịch ở Đà Lạt chúng ta lại được hưởng cái lạnh của mùa đông

Phiếu số A/3:

Dựa vào hiểu biết và kiến thức đã học ở môn Mĩ thuật, Âm nhạc., lịch sử em hãy tìm hiểu vùng Tây Nguyên có
những di sản nào nổi tiếng? Giá trị của các di sản này? Theo em phải làm gì để bảo vệ các di dản ở Tây Nguyên.

B. TRONG KHI THỰC HIỆN DỰ ÁN
PHIẾU HỌC TẬP
 Nội dung phiếu học tập:
17


Tích hợp kiến thức liên môn trong dạy học Địa lí trong trường THCS

Phiếu số B/1:
- Xác định các dòng sông ở Tây Nguyên chảy về các vùng lân cận.Thế mạnh
phát triển ngành công nghiệp gì?
- Nêu ý nghĩa của việc bảo vệ rừng đầu nguồn ở các dòng sông của Tây

Nguyên

Phiếu số B/2

Các nhóm hãy dựa vào kiến thức sách giáo khoa và hiểu biết của bản thân, hãy điền vào
các ô trống dưới đây:
Tài
nguyên
Đặc điểm nổi bật
thiên nhiên
Đất, rừng
- Đất badan có diện tích lớn nhất
nước (chiếm 66% diện tích đất
badan cả nước)
- Rừng tự nhiên chiếm diện tích
lớn.
Khí hậu, nước - Khí hậu trên nền nhiệt đới cận
xích đạo, mát mẻ.
- Nguồn nước lớn.
Khoáng sản
- Bôxít có trữ lượng lớn nhất
nước.

Thế mạnh phát triển ngành kinh tế
- Trồng cây công nghiệp: cà phê, cao
su…..
- Du lịch sinh thái.
- Du lịch
- Thủy điện
- Khai khoáng


Phiếu số B/3
- Những khó khăn về tự nhiên ảnh hưởng đối với kinh tế - xã hội của vùng.
- Nêu biện pháp khắc phục

C. SAU KHI THỰC HIỆN DỰ ÁN
PHIẾU HỌC TẬP

 Nội dung phiếu học tập: Dãy A
Phiếu số C/1:
18


Tích hợp kiến thức liên môn trong dạy học Địa lí trong trường THCS

1. Hãy cho biết vai trò của di sản Cồng chiêng của Tây Nguyên đối với:
- Nghiên cứu khoa học:

- Phát triển kinh tế - xã hội:

- Những biện pháp để khai thác bền vững :

- Phát biểu cảm tưởng khi được xem và thưởng thức lễ hội:

- Bản thân em là học sinh, em đã và sẽ làm để góp phần bảo tồn các di sản của
địa phương:

* Nhận xét và đánh giá của giáo viên:

 Nội dung phiếu học tập: Dãy B

19


Tích hợp kiến thức liên môn trong dạy học Địa lí trong trường THCS

Phiếu số C/2:
1. Em hãy dựa vào kiến thức môn sinh học, công nghệ, GDCD em hãy cho biết
vai trò của rừng:
- Nghiên cứu khoa học:

- Bảo vệ tài nguyên - môi trường:

- Phát triển kinh tế - xã hội:

- Những biện pháp để khai thác và phát triển rừng và cây xanh:

- Em có nhận xét gì về vai trò của rừng?

- Bản thân em là học sinh, em đã và sẽ làm để góp phần bảo vệ và phát triển
cây xanh ở trường học và địa phương:

* Nhận xét và đánh giá của giáo viên:

20


Tích hợp kiến thức liên môn trong dạy học Địa lí trong trường THCS

Sản phẩm sưu tầm tranh ảnh về các trang phục, lễ hội ở vùng Tây Nguyên của học
sinh. Nội dung kiến thức phiếu học tập nhóm của học sinh


21


Tích hợp kiến thức liên môn trong dạy học Địa lí trong trường THCS

22


Tích hợp kiến thức liên môn trong dạy học Địa lí trong trường THCS

23


Tích hợp kiến thức liên môn trong dạy học Địa lí trong trường THCS

24


Tích hợp kiến thức liên môn trong dạy học Địa lí trong trường THCS

25


×