Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Câu hỏi nhận định Môn Luật Hành chính - Đáp án tham khảo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (154.31 KB, 5 trang )

CÂU HỎI NHẬN ĐỊNH MÔN LUẬT HÀNH CHÍNH
--¥-Chương I – Hoạt động hành chính : các khái niệm cơ bản, các nguyên tắc tổ
chức và hoạt động.
Câu 1 : Hoạt động hành chính luôn mang tính quyền lực nhà nước.
Sai. Vì hoạt động hành chính là hoạt động mang tính chấp hành – điều hành.Chấp
hành là việc tuân thủ trên thực tế luật và các văn bản pháp luật thể hiện quyền lực nhà nước,
còn điều hành là để chỉ đạo đối tượng chịu sự quản lý dựa trên cơ sở luật, các văn bản pháp
luật của quốc hội của cơ quan cấp trên.
Câu 2 : Hành chính nhà nước luôn là hoạt động mang tính chấp hành nhà nước.
Sai. Hoạt động hành chính nhà nước là hoạt động mang tính chấp hành – điều
hành.Chấp hành là thực hiện trên thực tế các luật và các văn bản mang tính chất luật của nhà
nước và điều hành là hoạt động hướng dẫn, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra đối với các đối tượng
quản lý, trong đó hoạt động chấp hành thường đồng thời bao hàm hoạt động điều hành, hay
nói cách khác điều hành là để chấp hành pháp luạt tốt hơn.
Câu 3 : Tính chủ động, sáng tạo của hoạt động hành chính nhà nước là không có
giới hạn.
Sai. Trong hoạt động hành chính nhà nước tính chủ động, sáng tạo linh hoạt không
đồng nghĩa với sự tùy tiện, tự do vô chính phủ mà trong mọi trường hợp phải trong khuôn
khổ pháp luật.
Câu 4 : Quản lý nhà nước theo nghĩa hẹp không bao gồm các hoạt động có tính
bảo vệ pháp luật.
Sai. Quản lý nhà nước là hoạt động nhằm thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn
trong lĩnh vực hành pháp. Trong đó bao gồm các hoạt động bảo vệ pháp luật như xử phạt
hành chính khi cá nhân, tổ chức vi phạm.
Câu 5 : Cơ quan hành chính nhà nước là chủ thể duy nhất của hoạt động hành
chính.
Sai. Hoạt động hành chính được tiến hành trước tiên và chủ yếu của cơ quan nhà
nước, nhưng ko phải là chủ thể duy nhất mà ngoài ra còn các cơ quan nhà nước khác( Quốc
hội, HĐND, Chủ tịch nước) cũng tham gia quản lý nhà nước dù chỉ là quản lý mang tính
chất nội bộ, và còn cá nhân, tổ chức cũng đc tham gia quản lý khi được nhà nước trao quyền.
Câu 6 : Các thuật ngữ quản lý nhà nước, hoạt động hành chính nhà nước và


hoạt động chấp hành – điều hành là đồng nhất.
Sai. Vì quản lý nhà nước thể hiện quyền lực nhà nước, được thực hiện từ các cơ quan
nhà nước. Còn hoạt động hành chính nhà nước là hoạt động mang tính chấp hành và điều
hành theo nghĩa hẹp.
Câu 7 : Chỉ hoạt động hành chính nhà nước mới mang tính chính trị và tính
dưới luật.
Sai. Hoạt động hành chính, cũng như quản lý nhà nước theo nghĩa rộng đều là những
hoạt động mang tính chính trị, mọi hoạt động hành chính nhà nước thể hiện tính thống nhất


và sự phân công các nhiệm vụ lãnh đạo về mặt chính trị, kinh tế và tư tưởng.Đồng thời khi
giải quyết những vấn để nào đó trong lĩnh vực nào đó của hoạt động hành chính, ví dụ như
kinh tế, văn hóa cũng phải luôn tính đến nhiệm vụ phục vụ mục tiêu chính trị.
Câu 8 : Quản lý theo nghành kết hợp quản lý theo địa phương là nguyên tác chỉ
được áp dụng trong quá trình tổ chức và hoạt động của các cơ quan hành chính nhà
nước.
Sai. Quản lý theo nghành kết hợp quản lý theo địa phương là nguyên tắc không chỉ
được áp dụng trong quá trình tổ chức và hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước mà còn
nằm trong các hoạt động vi mô, đặc biệt là trong nền kinh tế thị trường với các công ty đa
quốc gia, đa nghành, các tập đoàn kinh tế lớn.Vì sự quản lý theo nghành với quản lý theo
lãnh thổ mang tính cần thiết khách quan do mỗi đối tượng – đơn vị đều nằm trên một lãnh
thổ nhất định, không thể không sử dụng những nguồn dự trữ, không tính đến tiềm năng và
nhu cầu của địa phương. Nên cần có sự quản lý kết hợp theo nghành và địa phương.
Câu 9 : Trong mọi trường hợp, hành pháp và hành chính là hai khái niệm có thể
sử dụng thay thế cho nhau.
Sai. Hoạt động hành pháp không đồng nhất với hoạt động hành chính vì hoạt đồng
hành pháp là hoạt động mang tính chất chính trị và chủ yếu do cơ quan hành pháp tiến hành
và trong hoạt động hành pháp, việc hoạch định đường lối và chính sách, đưa ra sáng kiến
luật giữ vai trò quan trọng nhất. Còn hoạt động hành chính nhà nước là hoạt động chấp hành
– điều hành, chủ yếu do cơ quan hành chính tiến hành.

Câu 10 : Vi phạm các nguyên tắc tổ chức và hoạt động hành chính nhà nước là
vi phạm pháp luật.
Sai.Vì các nguyên tắc tổ chức và hoạt động hành chính nhà nước ngoài các trường
hợp được ghi nhận trong văn bản pháp luật thì còn được chỉ ra trong các nghị quyết của
Đảng. Nên nếu vi phạm các nguyên tắc trong các nghị quyết đó thì ko được xem là vi phạm
pháp luật do chúng không có tính chất pháp lý.
Câu 11 : Nguyên tắc trực thuộc hai chiều không chỉ áp dụng đối với các cơ quan
hành chính nhà nước ở địa phương.
Sai. Sai. Các cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương đều tổ chức và hoạt động
theo nguyên tắc song trùng trực thuộc. Ðối với cơ quan nhà nước có thẩm quyền chung một
mặt phụ thuộc vào cơ quan quyền lực nhà nước cùng cấp, mặt khác phụ thuộc vào cơ quan
hành chính nhà nước cấp trên. Nguyên tắc song trùng trực thuộc của cơ quan hành chính nhà
nước ở địa phương bảo đảm sự thống nhất giữa lợi ích chung của nhà nước với lợi ích của
địa phương, giữa lợi ích ngành với lợi ích của lãnh thổ.
Câu 12 : Đảng lãnh đạo công tác cán bộ thông qua việc đào tạo, bồi dưỡng, lựa
chọn, sắp xếp và phân bố cán bộ cho bộ máy hành chính nhà nước.
Sai. Vì Đảng lãnh đạo công tác cán bộ bằng hình thức đào tạo,lựa chọn và giới thiệu
cán bộ cho bộ máy hành chính, lãnh đạo việc sắp xếp, phân bổ cán bộ. Về nguyên tắc, Đảng
không trực tiếp quyết định việc cử, bổ nhiệm cán bộ, mà việc bổ nhiệm các chức vụ quan
trọng trong bộ máy hành chính cần có ý kiến chỉ đạo của cơ quan tương ứng của Đảng.
Câu 13 : Đảng chỉ đạo hành chính nhà nước cả về tổ chức và hoạt động.


Sai. Vì Đảng chỉ lãnh đạo hoạt động hành chính chứ không làm thay các cơ quan
hành chính.Nên Đảng không chỉ đạo hành chính mà Đảng thông qua các nghị quyết của
mình ở các cấp của Đảng vạch ra đường lối, chủ trương, chính sách, nhiệm vụ cho hoạt động
hành chính nói chung.
Câu 14 : Trong nguyên tắc tập trung dân chủ, yếu tố tập trung bao giờ cũng
được đề cao hơn yếu tố dân chủ.
Sai. Vì cả 2 mặt tập trung và dân chủ đều quan trọng. Nếu chú trọng vào dân chủ sẽ

dễ dẫn đến độc đoán,vô chính phủ, lạm quyền của cấp dưới. Nên tập trung phải đi liền với
dân chủ, mà dân chủ phải nằm trong khuôn khổ của tập trung.
Câu 15 : Đảng lãnh đạo hoạt động hành chính nhà nước thông qua cả công tác
thanh tra và kiểm tra của Đảng.
Sai. Vì khi đã ra nghị quyết trong lãnh đạo hoạt động hành chính thì trọng tâm lãnh
đạo sẽ chuyển sang hoạt động kiểm tra của Đảng. Còn thanh tra là hình thức hoạt động của
Nhà nước trong công tác quản lý của mình.Nên Đảng chỉ kiểm tra chứ ko có hoạt động
thanh tra.Đơn giản là Đảng lãnh đạo chứ ko làm thay các cơ quan nhà nước.
Câu 16 : Theo nguyên tắc hai chiều trực thuộc, đối với cơ quan hành chính nhà
nước có thẩm quyền chuyên môn ở địa phương, các mối quan hệ trực thuộc dọc luôn
chiếm ưu thế hơn so với các mối quan hệ trực thuộc ngang. Tr223 gt
Sai. Ðối với cơ quan chuyên môn, một mặt phụ thuộc vào cơ quan hành chính nhà
nước có thẩm quyền chung cùng cấp, mặt khác nó phụ thuộc vào cơ quan hành chính nhà
nước có thẩm quyền chuyên môn cấp trên trực tiếp. Tuy nhiên, trong trường hợp cụ thể thì
mối quan hệ chiều ngang chiếm ưu thế hơn so với chiều dọc. Ví dụ: Sở Tư pháp Tỉnh B, một
mặt phụ thuộc vào UBND Tỉnh B, mặt khác phụ thuộc vào Bộ Tư pháp. Trong trường hợp
này thì Sở tư pháp chịu sự quản lý thì chuyên môn từ Bộ, còn các vấn đề về tài chính, vận
động, bổ nhiệm thuộc thẩm quyền của UBND. Nên chiều ngang sẽ chiếm ưu thế hơn chiều
dọc.
Câu 17 : Tập trung dân chủ chỉ là nguyên tắc tổ chức và hoạt động của cơ quan
hành chính nhà nước.
Sai. Ngoài cơ quan hành chính nhà nước ra thì tập trung dân chủ là nguyên tắc tổ
chức và hoạt động của hệ thống chính trị nước ta. Giữa hoạt động chính trị và quản lý nhà
nước có mối quan hệ hữu cơ chặt chẽ. Các quan điểm chính trị là cơ sở của việc tổ chức hoạt
động quản lý hành chính nhà nước và hoạt động quản lý hành chính nhà nước thực hiện tốt
không chỉ đòi hỏi được trên pháp luật , mà còn phải thực hiện đúng đắn các quan điểm chính
trị.
Câu 18 : Nguyên tắc tập trung dân chủ đòi hỏi sự lãnh đạo tập trung toàn diện,
tuyệt đối của cấp trên và sự chủ động sáng tạo ko giới hạn của cấp dưới.
Sai. Vì nguyên tắc quy định trước hết là sự lãnh đạo tập trung nhưng không phải là

tập trung toàn diện và tuyệt đối, mà chỉ đối với những vấn đề cơ bản, chính yếu nhất, bản
chất nhất của hoạt động hành chính. Nghĩa là, hạn chế tình trạng cơ quan cấp trên làm thay,
lấn sâu vào thẩm quyền cơ quan cấp dưới.Đồng thời, nguyên tắc này bác bỏ tình trạng lạm
quyền của cấp dưới,phủ nhận cơ quan cấp dưới ỷ lại, đùn đẩy cho cấp trên, và sự chủ động
sáng tạo của cấp dưới phải trong khuôn khổ của pháp luật.


Câu 19 : Công dân thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo những hành vi vi phạm
pháp luật trong hoạt động hành chính là biểu hiện của việc họ đang tham gia gián tiếp
quản lý nhà nước.
Sai. Một trong các hình thức tham gia trực tiếp của nhân dân vào quản lý nhà nước là
thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo những hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động hành
chính. Nên trong trường hợp này người dân tham gia trực tiếp chứ không phải gián tiếp.
Câu 20 : Nguyên tắc pháp chế XHCN đòi hỏi phải tăng cường công tác thanh
tra, kiểm tra trong tổ chức và hoạt động hành chính nhà nước.
Sai. Nguyên tắc pháp chế ngoài tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra trong tổ chức
và hoạt động hành chính nhà nước thì cần thiết lập một chế độ trách nhiệm nghiêm ngặt đối
với mỗi chủ thể hoạt động hành chính, để mọi vi phạm đều bị phát hiện và xử lý theo đúng
pháp luật. Mà để nguyên tắc này trở thành hiện thực thì cần có tiền đề là hệ thống pháp luật
hoàn chỉnh.
Câu 21 : Người dân chỉ tham gia quản lý nhà nước khi họ trực tiếp thực hiện các
quyền dân chủ của mình.
Sai. Vì người dân tham gia quản lý nhà nước không chỉ thông qua hình thức trực tiếp
mà còn gián tiếp. Hình thức trực tiếp quan trọng nhất là trưng cầu dân ý, ngoài ra còn các
hình thức khác như thảo luận, góp ý, thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo,.. Còn hình thức gián
tiếp là bầu cử.
Câu 22 : Để đảm bảo pháp chế trong hoạt động hành chính nhà nước chỉ cần xử
lý nghiêm minh, kịp thời, triệt để mọi hành vi vi phạm trật tự quản lý nhà nước.
Sai. Vì để thực hiện nguyên tắc pháp chế trong hoạt động hành chính nhà nước ngoài
xử lý nghiêm minh, kịp thời, triệt để mọi hành vi vi phạm trật tự quản lý nhà nước thì còn

phải đảm bảo hoạt động ban hành quyết định, thực hiện những hành vi hành chính, cơ quan
hành chính không được vượt ra khỏi phạm vi thẩm quyền do luật định, và mở rộng các bảo
đảm quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, của tổ chức xã hội, của cơ quan cấp dưới, tổ
chức và đơn vị cơ sở.
Câu 23 : Việc Ủy ban nhân dân báo cáo hoạt động của minh trước Hội đồng
nhân dân cùng cấp không phải là biểu hiện của nguyên tắc tập trung dân chủ.
Sai. Một trong những biểu hiện của nguyên tắc tập trung dân chủ là quan hệ trực
thuộc, chịu trách nhiệm và báo cáo của cơ quan hành chính trước cơ quan dân cử. Nên cơ
quan hành chính là Ủy ban nhân dân phải báo cáo hoạt động của minh trước cơ quan dân cử
là Hội đồng nhân dân cùng cấp.
Câu 24 : Đảng không lãnh đạo cơ quan hành chính nhà nước bằng phương pháp
cưỡng chế. ( nếu lãnh đạo – chọn Sai, giải thích giống nhau)
Đúng. Đảng lãnh đạo thông qua hình thức tuyên truyền, vận động thực hiện các nghị
quyết của Đảng và páp luật của tổ chức các cấp của Đảng, bằng uy tín của Đảng, vai trò
gương mẫu của cán bộ, đảng viên, sự lãnh đạo có tính thuyết phục và sức mạnh to lớn đối
với hệ thống hành chính nhà nước, đảm bảo hiệu quả hoạt động chứ ko thực hiện bằng
phương pháp cưỡng chế.
Câu 25 : Đảng thực hiện sự lãnh đạo của mình đối với cơ quan hành chính nhà
nước thông qua việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật hành chính.


Sai. Để thực hiện sự lãnh đạo của mình đối với cơ quan hành chính nhà nước thì
Đảng thông qua các cương lĩnh, điều lệ, chiến lược và các nghị quyết của cơ quan Đảng các
cấp. Và, các văn kiện trên không phải là văn bản quy phạm pháp luật. Nên Đảng thực hiện
sự lãnh đạo của mình đối với cơ quan hành chính nhà nước không phải qua việc ban hành
các văn bản quy phạm pháp luật hành chính.
Câu 26 : Khác với hoạt động kiểm sát và hoạt động xét xử, hoạt động hành
chính nhà nước mang tính tổ chức – điều hành tích cực là chủ yếu.
Sai. Hoạt động hành chính nhà nước mang tính chất tổ chức – điều chỉnh tích cực, vì
tính chất này nên đi ngược với khía cạnh bảo vệ pháp luật, ngược với hoạt động tài phán,

nên khía cạnh bảo vệ pháp luật trong hoạt động hành chính nhà nước chỉ chiếm phần nhỏ.
Đây là điểm khác với hoạt động kiểm sát và xét xử.
Câu 27 : Hoạt động quản lý nội bộ trong các tổ chức chính trị - xã hội ở VN cũng
được coi là hoạt động hành chính nhà nước.
Sai. Vì hoạt động quản lý nội bộ được coi là hoạt động hành chính nhà nước khi các
cơ quan nhà nước khác ( như Quốc hội, HĐND, Chủ tích nước) theo nghĩa hẹp thực hiện.
Còn các hoạt động nội bộ các tổ chức chính trị - xã hội ở VN chỉ được coi là hoạt động
hành chính nhà nước khi được nhà nước trao quyền thực hiện chức năng nhà nước. Nghĩa là,
cần có yếu tố quan trọng là sự trao quyền từ phía nhà nước.
Câu 28 : Tổ chức cơ sở Đảng trong cơ quan hành chính nhà nước là chủ thể tiến
hành hoạt động hành chính nhà nước.
Sai. Do phạm vi lãnh đạo của Đảng là toàn bộ mọi mặt tổ chức và hoạt động hành
chính, vì Đảng lãnh đạo theo nguyên tắc chung là toàn diện, trực tiếp và tuyệt đối, nên chủ
thể lãnh đạo, tiến hành hoạt động là toàn bộ cơ quan các cấp của Đảng và các đảng viên chứ
ko riêng tổ chức cơ sở Đảng.
Câu 29 : Tính chuyên nghiệp của hoạt động hành chính nhà nước cho thấy đây
là hoạt động đòi hỏi tính chuyên môn cao. ( Nếu đề cho : không cần đòi hỏi tính chuyên
môn cao – Sai và giải thích giống nhau)
Đúng. Vì cán bộ, công chức của bộ máy hành chính không những cần có kiến thức lý
luận, kỹ năng hành chính và kiến thức chuyên môn nghiệp vụ về nghành, lĩnh vực khoa học
– kỹ thuật hoặc sản xuất mà mình đảm nhiệm, mà phải có kinh nghiệm hoạt động thực
tiễn.Nên cầ có tính chuyên môn cao.
Câu 30 : Nguyên tắc Đảng lãnh đạo hành chính nhà nước không chỉ mang tính
chất chính trị. ( Nếu đề cho chỉ mang tính chất chính trị - Sai. Giải thích giống nhau).
Đúng. Vì bằng những hình thức và phương pháp lãnh đạo của mình, Ðảng cộng sản
giữ vai trò quyết định đối với việc xác định phương hướng hoạt động của nhà nước trên mọi
lĩnh vực; sự lãnh đạo của Ðảng đối với nhà nước mang tính toàn diện về chính trị, kinh tế,
văn hóa xã hội...Sự lãnh đạo đó chính là việc định hướng về mặt tư tưởng, xác định đường
lối, quan điểm giai cấp, phương châm, chính sách, công tác tổ chức trên lĩnh vực chuyên
môn.




×