Tải bản đầy đủ (.pdf) (54 trang)

Thực trạng bệnh sâu răng học sinh tiểu học xã lương hòa, huyện bến lức, tỉnh long an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.05 MB, 54 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC HUẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC HUẾ

TRẦN NGỌC ĐIỆP

NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH SÂU RĂNG VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN
Ở HỌC SINH TRƯỜNG TIỂU HỌC LƯƠNG HÒA HUYỆN BẾN LỨC
TỈNH LONG AN NĂM 2011

LUẬN VĂN CHUYÊN KHOA CẤP I

HUẾ, NĂM 2012


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC HUẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC HUẾ

TRẦN NGỌC ĐIỆP

NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH SÂU RĂNG VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN
Ở HỌC SINH TRƯỜNG TIỂU HỌC LƯƠNG HÒA HUYỆN BẾN LỨC


TỈNH LONG AN NĂM 2011

LUẬN VĂN CHUYÊN KHOA CẤP I
CHUYÊN NGÀNH: Y HỌC DỰ PHÒNG
Mã số: CK.60.72.73

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS ĐINH THANH HUỀ

HUẾ, NĂM 2012


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành khóa học lớp Chuyên khoa I, Y Học Dự Phòng Trường Đäi
học Y Dược Huế và hoàn tçt luận văn này, tôi xin chån thành bày tô lòng biết ơn đến:
Ban Giám hiệu, Phòng Giáo vụ và bộ phận sau đäi học Trường Đäi học Y
Dược Huế. Quý thæy, cô giâng däy bộ môn Y học dự phòng trường Đäi học Y Dược
Huế, đã täo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu.
Đặc biệt tôi xin bày tô lòng biết ơn såu sắc đến PGS.TS Đinh Thanh Huề,
khoa y tế công cộng, trường đäi học y dược Huế, người thæy đã hết lòng hướng dẫn cho tôi
thực hiện đề tái này.
Qua đåy tôi xin chån thành câm ơn:
Sở y tế tînh Long An.
Ban lãnh đäo trung tåm y tế Bến Lức, tînh Long An.
Ban giám hiệu trường tiểu học Lương Hòa.
Các đồng nghiệp công tác täi trung tåm y tế Bến Lức.
Xin câm ơn tçt câ các anh, chị và các bän học viên đã luôn động viên tôi , cùng
trao đổi những kiến thức bổ ích trong suốt hai năm học. Giúp đỡ tôi trong quá trình học
tập, nghiên cứu và thực hiện luận văn này.
Học viên

Træn Ngọc Điệp


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực, chính xác và chưa
được ai công bố trong bất kỳ công trình nào

Tác giả luận văn

BS.Trân Ngọc Điêp


KÝ HIỆU VIẾT TẮT

SKRM

: Sức khỏe răng miệng.

VSRM

: Vệ sinh răng miệng.

RHM

: Răng hàm mặt.

NHĐ


: Nha học đường.

SR

: Sâu răng.

VK

: Vi khuẩn.

SMTr

: Sâu mất trám.

WHO

: Tổ chức y tế thế giới.

FDI

: Liên đoàn nha khoa quốc tế.

GIC

: Glass Ionomer Cement.


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ .............................................................................................. 1
CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU ....................................................... 3

1.1 Cấu trúc răng và thời gian mọc răng ...................................................... 3
1.2 Bệnh sâu răng .......................................................................................... 4
1.3 Dịch tễ học sâu răng ................................................................................ 7
1.4 Các yếu tố liên quan đến bệnh sâu răng ................................................ 11
1.5 Dự phòng sâu răng ................................................................................ 13
CHƢƠNG 2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................ 15
2.1 Đối tƣợng nghiên cứu ........................................................................... 15
2.2 Thời gian và địa điểm nghiên cứu......................................................... 15
2.3 Thiết kế nghiên cứu .............................................................................. 15
2.4 Mẫu và phƣơng pháp chọn mẫu ............................................................ 15
2.5 Phƣơng pháp thu thập số liệu ................................................................ 16
2.6 Xử lý và phân tích số liệu ..................................................................... 17
2.7 Định nghĩa biến số ................................................................................ 17
2.8 Y đức ..................................................................................................... 19
CHƢƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................... 20
3.1 Đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu .................................................. 20
3.2 Tỉ lệ hiện mắc sâu răng ......................................................................... 32
3.3 Mối liên quan giữa yếu tố nguy cơ với sâu răng ................................... 32
4.1 Đặc điểm chung mẫu nghiên cứu .......................................................... 37
4.2 Đặc điểm về các yếu tố nguy cơ ........................................................... 37
4.3 Đặc điểm sâu răng ở học sinh ............................................................... 39
4.4 Các yếu tố liên quan .............................................................................. 40
4.5 Điểm mạnh, điểm yếu của đề tài ........................................................... 42
4.6 Tính ứng dụng của đề tài ...................................................................... 43
KẾT LUẬN ................................................................................................ 44
KIẾN NGHỊ - ĐỀ XUẤT .......................................................................... 47


1


ĐẶT VẤN ĐỀ
Sâu răng là một bệnh phổ biến ở nước ta cũng như trên thế giới, bệnh
mắc rất sớm và gặp ở mọi lứa tuổi, mọi giới, mọi dân tộc, mọi vùmg địa lý
khác nhau, mọi tầng lớp xã hội, trình độ văn hoá.
Ở nước ta theo điều tra về sức khoẻ răng miệng của viện Răng Hàm Mặt
Hà nội năm 2001, tình hình sâu răng và bệnh quanh răng ở mức cao trên 90%
dân số và có chiều hướng gia tăng vào những năm gần đây, nhất là những nơi
chưa có chương trình nha học đường.
Năm 2001, viện Răng Hàm mặt Hà Nôi phối hợp với trường đại học Nha
khoa Adelaide (Australlia) tổ chức điều tra sức khoẻ răng miệng qui mô toàn
quốc và cho kết quả 84,9% trẻ em 6-8 tuổi sâu răng sữa, 64,1% trẻ em 12-14
tuổi sâu răng vĩnh viễn và 78,55% có cao răng. Đối với các tỉnh Miền núi phía
Bắc, tỷ lệ sâu răng vĩnh viễn ở trẻ em còn cao hơn. Điều đó cho thấy bệnh
răng miệng ở trẻ em đang ở mức báo động, đòi hỏi có những biện pháp
phòng bệnh và điều trị hữu hiệu. (1)
Sâu rǎng là một trong số các bệnh rǎng miệng lưu hành phổ biến nhất ở
cộng đồng trẻ em. Theo kết quả điều tra dịch tễ học ở trong nước cũng như
trên thế giới, có từ 50-90% trẻ em có sâu rǎng. (1)
Trong quá trình ăn uống, các mảng thức ăn dính lại trên các kẽ răng, nếu
không được làm sạch, sẽ lên men và tạo điều kiện cho các vi khuẩn có trong
vòm miệng phát triển tấn công răng và lợi. Các em học sinh là lứa tuổi rất hay
ăn quà vặt, các loại bánh kẹo, đồ ăn sẵn chứa nhiều đường, tinh bột. Hầu hết
khi ăn các loại thức ăn này răng miệng các em đều không được làm sạch
ngay, các mảng thức ăn còn sót lại trên răng lên men trở thành mảnh đất màu
mỡ cho vi khuẩn răng miệng phát triển. Hầu hết trẻ không có thói quen kiểm
tra tình trạng răng của mình, chỉ đến khi đau, sưng, chảy máu trẻ mới báo cho
cha mẹ biết, lúc đó thường là răng đã sâu nhiều. (2)


2


Bệnh răng miệng là một bệnh phổ biến, gặp ở gần 90% dân số. Bệnh
mắc rất sớm và tăng dần theo lứa tuổi. Vì vậy từ lâu bệnh răng miệng đã được
Tổ chức Y tế Thế giới và nhiều quốc gia quan tâm.
Chương trình nha học đừờng gồm 4 nội dung: Giáo dục chăm sóc sức
khoẻ răng miệng, súc miệng fluor tại trường, khám răng định kỳ phát hiện
bệnh sớm, trám bít hố rãnh và chữa răng tại trường.
Sâu răng bị ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác như: tình trạng kinh tế xã
hội tăng, chế độ ăn thay đổi, các em ăn nhiều đường sữa bánh kẹo… xu
hướng trên thế giới hiện nay là tỷ lệ sâu răng đang tăng lên ở các nước đang
phát triển . (3)
Lứa tuổi học sinh tiểu hoc, đây là lứa tuổi đang thay răng thì có những
biến đổi tâm sinh lý, các em đã hoặc chưa có ý thức về chăm sóc răng
miệng. Tuy nhiên, có thể các em còn thiếu kiến thức và phương pháp chăm
sóc, vệ sinh răng miệng. Trong điều kiện như vậy, việc đánh giá tình hình
bệnh sâu răng ở học sinh Tiểu học là rất cần thiết. Không những có thể tìm
hiểu tình trạng bệnh răng miệng và các yếu tố liên quan, tỉ lệ sâu răng ở lứa
tuổi này, mà còn góp phần đánh giá chương trình công tác nha học đường của
xã Lương Hòa, huyện Bến Lức, tỉnh Long An.
Chúng tôi nghiên cứu đề tài “Thực trạng bệnh sâu răng học sinh tiểu học
xã Lƣơng Hòa, huyện Bến Lức, tỉnh Long An.” nhằm các mục tiêu sau:
1. Xác định tỷ lệ sâu răng ở học sinh trường tiểu học Lương Hòa. Xã
Lương Hòa,huyện Bến Lức, tỉnh Long An.
2. Tìm hiểu một số yêu tố liên quan đến bệnh sâu răng.


3

CHƢƠNG 1


TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Cấu trúc răng và thời gian mọc răng
1.1.1 . Cấu trúc răng
Răng được cấu tạo bởi 3 thành phần: men, ngà và tuỷ răng
+ Men răng: là thành phần cứng nhất cơ thể, men bao phủ thân răng, hầu
như không có cảm giác.
+ Ngà răng: Ít cứng hơn men răng, ngà liên tục từ thân đến chân răng,
tận cùng ở chóp răng, trong lòng chứa buồng tuỷ và ống tuỷ. Ngà có cảm giác
vì có chứa các ống thần kinh Tomes.
+ Tuỷ răng: Là mô lỏng lẻo trong buồng và ống tuỷ, là đơn vị sống chủ
yếu của răng, trong tuỷ có mạch máu, thần kinh, bạch mạch …
1.1.2. Thời gian mọc răng vĩnh viễn
Tên răng

Hàm dƣới

Hàm trên

- Răng cửa giữa

6-7 tuổi

7 tuổi

- Răng cửa bên

7-8 tuổi

8 tuổi


- Răng hàm nhỏ 1

9-10 tuổi

9-10 tuổi

- Răng nanh

10-11 tuổi

11 tuổi

- Răng hàm nhỏ 2

11-12 tuổi

12 tuổi

- Răng hàm lớn 1

6-7 tuổi

6-7 tuổi

- Răng hàm lớn 2

11-13 tuổi

12-13 tuổi


- Răng hàm lớn 3 (Răng khôn)

17-21 tuổi

17-21 tuổi


4

1.2. Bệnh sâu răng
1.2.1 . Định nghĩa
Sâu răng là một quá trình động, diễn ra trong mảng bám vi khuẩn dính
trên mặt răng, đưa đến mất cân bằng giữa mô răng với chất dịch xung quanh
và theo thời gian. Hậu quả là sự mất khoáng của mô răng. (4)
1.2.2 . Nguyên nhân
 Nguyên nhân thuộc về răng:
- Răng mọc lệch lạc, xoay dễ bị sâu hơn răng mọc thẳng hàng.
- Nhóm răng hàm bị sâu nhiều hơn nhóm răng cửa.
- Mặt nhai bị sâu nhiều nhất vì có nhiều rãnh lõm.
- Mặt bên cũng dễ bị sâu vì men răng ở cổ mỏng, giắt nhiều thức ăn.
- Mặt trong, ngoài ít bị sâu hơn vì trơn láng
 Nguyên nhân không thuộc về răng:
- Vi khuẩn: đây là nguyên nhân cần thiết để khởi đầu cho bệnh sâu răng,
tuy không có loại vi khuẩn nào đặc biệt gây sâu răng, nhưng không phải tất cả
vi khuẩn trong miệng đều gây ra sâu răng. Vi khuẩn bao gồm lượng mảng
bám, các chất biến dưỡng và độc tố của nó.
- Tuỳ theo vai trò gây sâu răng, các vi khuẩn được chia làm hai nhóm:
+ Vi khuẩn tạo acid: các loại vi khuẩn này lên men carbohydrate tạo ra
acid, làm pH giảm xuống < 5, sự giảm pH liên tục có thể đưa đến sự khử
khoáng trên bề mặt răng, làm mất vôi ở các mô cứng của răng, quá trình sâu

răng bắt đầu xảy ra, nhóm này gồm:
* Lactobacillus: Hiện diện với số lượng ít, nhưng lại tạo ra acid có pH
thấp rất nhanh trong môi trường.
* Streptococcus mutans.
* Streptococi.
* Actinomyces.
* Staphilococci.


5

- Vi khuẩn làm giải protein: làm tiêu huỷ chất căn bản hữu cơ sau khi
mất vôi.
- Thực phẩm: là những thức ăn cần thiết mà cơ thể hấp thu vào để
sống và hoạt động. Tuy nhiên, thực phẩm cũng là một yếu tố liên quan đến
bệnh sâu răng, vì đó cũng là chất dinh dưỡng của vi khuẩn. Tuỳ theo loại
thực phẩm, tính chất của thực phẩm và chế độ sử dụng nó, mà có thể sâu
răng hoặc không.
Các chất bột, đường (carbohydrat) là loại thực phẩm gây sâu răng nhiều
nhất. Trong đó đường là loại thực phẩm chủ yếu gây sâu răng và làm gia tăng
sâu răng, đặc biệt là loại đường sucrose. Điều quan trọng là khả năng gây sâu
răng không phải do số lượng đường, mà do thời gian đường bám dính trên
răng, tinh bột không phải là nguyên nhân đáng kể, vì trong nước bọt có
enzyme amylase biến tinh bột thành đường rất chậm.
Những thực phẩm có tính chất xơ ít gây sâu răng, trong lúc những thực
phẩm mềm dẻo, dính vào răng thì dễ gây sâu răng hơn.
Bệnh sâu răng chỉ diễn ra khi cả 3 yếu tố trên cùng tồn tại ( Vi khuẩn,
Glucid và Thời gian ). Vì thế cơ sở của việc phòng chống bệnh sâu răng là
ngăn chặn 1 hoặc cả 3 yếu tố xuất hiện cùng lúc.
Còn một yếu tố thứ tư không kém phần quan trọng là bản thân người

bệnh. Các yếu tố chủ quan như tuổi tác, bất thường của tuyến nước bọt, bất
thường bẩm sinh của răng có thể khiến cho khả năng mắc bệnh sâu răng tăng
cao và tốc độ bệnh tiến triển nhanh.


6

Thời gian
Sơ đồ Keys
Ngày nay người ta giải thích nguyên nhân sâu răng bằng cơ chế hóa học
và lý sinh học. (5)
Sâu răng =sự hủy khoáng > sự tái khoáng.
Yếu tố gây mất ổn định

Sự bảo vệ

+ Mảng bám (vi khuẩn kiểm soát được) + Nước bọt.
+ Chế độ ăn đường nhiều lần

+ Khả năng kháng acid của men

+ Thiếu nước bọt hoặc nước bọt acid + Fluor có trên bề mặt men răng
pH< 5.

+ Trám bít hố rãnh
+ Độ Ca
+ PH> 5,5

Sâu răng là một quá trình tiêu huỷ do các thức ăn đường, tinh bột, bị vi
khuẩn lên men tạo ra Acide dẫn đến tiêu huỷ tổ chức cứng của răng (men răng

và ngà răng) . (4)
1.2.3. Diễn biến của bệnh sâu răng
Sâu răng gồm 4 giai đoạn tiến triển từ nhẹ đến nặng như sâu:
- Sâu men:
Lỗ sâu nhỏ trên men, rất khó phát hiện. Không gây đau nhức trên lâm
sàng, thông thường bệnh nhân không tự phát hiện được.
- Sâu ngà:
Lỗ sâu tiến đến ngà răng, khi tổn thương sâu răng đang còn nằm trong
lớp ngà nông, không gây tê buốt khi nhai. Khi sang thương tiến triển đến lớp
ngà sâu, thì sẽ có triệu chứng ê buốt khi nhai thức ăn hay thức uống quá nóng
hoặc quá lạnh.


7

- Viêm tuỷ:
Nếu sâu ngà không được điều trị, vi khuẩn sẽ xâm nhập vào tuỷ răng qua
hệ thống ống ngà gây nên viêm tuỷ cấp tính hoặc mạn tính. Trong viêm tuỷ
cấp, bệnh nhân có triệu chứng đau nhức dữ dội, đau tự phát, và đau nhiều nhất
vào ban đêm. Nếu tuỷ viêm mạn tính, thường không có triệu chứng lâm sàng
rõ rệt và dần dần sẽ dẫn đến chết tuỷ.
- Tuỷ chết:
Răng bị viêm tuỷ nếu không được điều trị thì sẽ dẫn đến chết tuỷ, vi
trùng sẽ theo đường ống tuỷ sẽ tạo mủ dưới chân răng, gây các biến chứng
viêm xương ổ răng, áp xe xương ổ, nang quanh chóp răng… một số trường
hợp khác gây biến chứng viêm mô tế bào, viêm xoang, viêm nội tâm mạc, …
1.3 . Dịch tễ học sâu răng
Kỹ nghệ thực phẩm ngày càng phát triển kéo theo những dinh dưỡng
mới bất lợi cho sức khỏe răng miệng. Khi các biện pháp vệ sinh răng miệng
không hiệu quả thì các loại bánh kẹo là yếu tố hỗ trợ tích cực cho sâu răng.

Bệnh sâu răng tăng mạnh ở thế kỷ XX ở hầu hết quốc gia. (6)
Hệ răng hỗn hợp: Từ 6-12 tuổi, tốc độ sâu răng vĩnh viễn tiễn triển
nhanh nhưng ổn định. Tỷ lệ sâu răng vĩnh viễn cũng tăng dần theo tuổi .
Ở Việt Nam theo điều tra cơ ban sức khoẻ răng miệng của toàn quốc
năm 1990, tỷ lệ sâu răng ở các lứa tuổi và các vùng địa lý như sau:
Lứa

Tỷ lệ

tuổi

chung

Hà Nội

Huế

TP HCM

Cao

Đà Lạt

Bằng

Lâm
Đồng

12


57%

36%

41,2%

83,9%

60%

15

60%

44%

43,7%

96%

62%

35-44

72%

76%

64,2%


92%

68%

82,25%


8

Trên thế giới: người ta tính chỉ số sâu mất trám (smtr) ở lứa tuổi 12 (Số
sâu răng mất trám trung bình ở một người) theo các mức độ: (7)
* Rất thấp: 0,0 – 1,1
* Thấp

: 1,2 – 2,6

* Trung bình: 2,4 – 4,4

Thí dụ: Trung Quốc
: Cam pu chia, Mỹ
: Bỉ

* Cao

: 4,6 – 6,6

: Philippine

* Rất cao


: > 6,6

: Uruguay .

Bảng 1. Sâu răng ở trẻ trƣớc tuổi đến trƣờng ở những vùng thiếu Fluor:
Tuổi

Tỉ lệ sâu răng

1

5%

2

10%

3

50%

5

75%

Số trung bình các răng sâu, mất, trám của trẻ em nước Mỹ. Trong giai
đoạn hệ răng hỗn hợp:
Tuổi

SMTR


6

0,2

12

2,8

Ở vùng Duyên Hải Bắc trung Bộ có từ 93,2 đến 96.3% người trưởng
thành có sâu răng. Đây là một tỷ lệ sâu răng rất cao. Xét về chỉ số răng sâu
mất trám, thì trung bình một người có từ 1.80 răng sâu đến 6,89 răng sâu, điều
đáng lưu ý là chỉ số sâu mất trám gia tăng theo tuổi, tuổi càng cao thì tỷ lệ
smtr càng cao. Ở vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ, tỷ lệ người trưởng thành có
sâu răng cũng ở mức độ cao, từ 94,6 đên 97,8%. Chỉ số smtr từ 6,89 đến
11,66 và gia tăng theo tuổi . (8)


9

Tỉ lệ trẻ em California bị sâu răng đứng hạng hai toàn quốc: Cali
Today News – Một báo cáo y tế do tổ chức Dental Health Foundation
(DHF) công bố đầu tuần này ghi nhận có đến gần 3/4 học sinh lớp 3 tiểu
học tại California bị sâu răng. Tỉ lệ này đã khiến California đứng hạng hai
so với toàn quốc Hoa Kỳ . (2)
Theo báo cáo tổng kết chương trình nha học đường toàn quốc, tỷ lệ sâu
răng vĩnh viễn của trẻ em ở độ tuổi từ 6-8 là 25,4%. Tỷ lệ này cũng tăng dần
theo tuổi. Cụ thể có đến 54,6% trẻ 9-11 tuổi bị sâu răng và con số này ở độ
tuổi 15-17 là 68,6%. (7)
Tỷ lệ sâu răng vĩnh viễn của học sinh 6 tuổi: 28,32%. Chỉ số SMTR:

0,47. Tỷ lệ sâu răng vĩnh viễn thấp là do lứa tuổi này chỉ có răng số 6 mới
mọc và một số răng cửa mới thay là răng vĩnh viễn nên ít bị sâu, Tỷ lệ sâu
răng vĩnh viễn của học sinh 12 tuổi: 79,29%. Chỉ sô SMTR: 1,95. Sở dĩ có tỷ
lệ tăng cao như vậy do lứa tuổi này đa số các răng sữa đã được thay bằng răng
vĩnh viễn, chế độ ăn nhiều đường, ý thức tự chăm sóc răng miệng chưa cao,
các bậc phụ huynh do bận nhiều công việc nên chưa quan tâm đến tình trạng
răng miệng của các em.
Trẻ không chải răng thường xuyên có nguy cơ sâu răng vĩnh viễn gấp
2,93 lần trẻ được chải răng thường xuyên.
Trẻ không khám răng định kỳ có nguy cơ sâu răng vĩnh viễn cao gấp
2,36 lần trẻ được khám răng định kỳ . (3)
Tỉ lệ SR gia tăng theo tuổi , tăng nhanh ở độ tuổi 18-24 đến 25-34 và
đạt đỉnh tuổi 25-34 (81.93%) rồi có xu hướng giảm nhẹ. So sánh điều tra
cơ bản tình hình SKRM miền Nam, năm 1991 chúng tôi nhận thấy có điểm
tương đồng, SR lứa tuổi 12 là 76.33 % , tuổi 15 là 82.99% , tuổi 35-44 là
86.33%. (1)


10

Công tác phòng chống bệnh răng miệng. Trên thế giới những năm 6070 ngành nha khoa của hầu hết các nước đều tập trung vào chữa, phục hồi sâu
răng và viêm quanh răng, công việc tốn kém, ít hiệu quả.
Sau đó các nước phát triển tập trung vào phòng bệnh, coi như một chính
sách lớn của Nhà nước và của ngành Y tế. Kết quả là 20 năm trở lại đây, tỷ lệ
sâu răng ở các nước Bắc Âu, Anh, Mỹ… đã giảm đi một nửa. Đây là một
thành tựu to lớn, do đó WHO đã kêu gọi các nước chậm phát triển đẩy mạnh
công tác phòng bệnh răng miệng như các nước phát triển đã làm .
Có rất nhiều giả thuyết để giải thích cơ chế gây bệnh, trong đó thuyết
sinh acid (thuyết hoá học vi khuẩn) của miller (1882) được nhiều người chấp
nhận nhất. Theo miller vi khuẩn tác động lên bột, đường sinh ra acid, làm pH

trong môi trường miệng giảm xuống < 5 trong vòng 1 – 3 phút, sự giảm pH
liên tục đưa đến sự khử khoáng của răng, quá trình sâu răng bắt đầu. Từ
thuyết của miller, Keyes (1962) đã tóm tắt lại thành một sơ đồ gồm ba vòng
tròn biểu thị cho vi khuẩn, răng (men răng), thức ăn (bột, đường), sau đó được
bổ sung thêm yếu tố thời gian. Phải có đủ 4 yếu tố tác động hổ tương, mới có
sâu răng. (4)
Đầu tiên là xuất hiện một vết trắng trên bề mặt răng sâu đó, tổn thương
chuyển sang màu nâu, bề mặt men răng bắt đầu bị phá huỷ. Sự khử khoáng
tiến triển vào lớp ngà răng (là mô cứng chiếm phần lớn trong thân răng) tạo
thành lỗ hổng. Khi lỗ sâu lớn, để lộ các dây thần kinh răng, gây đau, cảm giác
đau tăng lên khi ăn thức ăn nóng, lạnh hoặc chua ngọt. nếu bệnh tiếp tục thì
sâu răng sẽ ăn vào buồng tuỷ gây viêm tuỷ, và cảm giác đau sẽ tăng lên rất
nhiều. Trong những trường hợp nặng thì bệnh sẽ lan tới mô mềm gây ra các
bệnh như viêm quanh cuống răng, viêm xương, viêm hạch… nhiều trường
hợp biến chứng nhiễm khuẩn huyết gây tử vong . (9)


11

Sau năm 1975 người ta đã làm sáng tỏ hơn căn nguyên bệnh sâu răng và
giải thích bằng sơ đồ White thay thế một vòng tròn của sơ đồ Keyes ( chất
đường) bằng vòng tròn chất nền (substrate) nhấn mạnh vai trò của nước bọt (
chất trung hoà buffers) và pH của dòng chảy môi trường xung quanh răng.
Người ta cũng thấy rõ hơn tác dụng của fluor khi gặp apatit thường của răng
kết hợp thành fluorid apatit rắng chắc, chống được sự phân huỷ tạo thành
thương tổn sâu răng . (10)
1.4 . Các yếu tố liên quan đến bệnh sâu răng
1.4.1 . Theo địa lý
Ở lứa tuổi 6 đến 8 tuổi, cả thành thị và nông thôn đều có gần 85% trẻ em
bị sâu răng sữa, một tỷ lệ khá cao. Ở lứa tuổi 6-8 tuổi, cả 7 vùng địa lý ( Vùng

núi và Trung du Bắc bộ; Vùng Đồng bằng sông Hồng; vùng Duyên hải Bắc
Trung Bộ; vùng Duyên hải Nam Tung Bộ; vùng Cao nguyên Trung Bộ; vùng
đông bắc Nam Bộ; vùng Đồng bằng sông cửu Long) của Việt Nam đều có tỷ
lệ sâu răng sữa cao, trong đó, vùng Duyên hải Nam Tung Bộ và vùng Đồng
bằng sông cửu Long có tỷ lệ sâu răng cao hơn và ở mức 91,6% và 93,7% .
(11)
Về cơ cấu bệnh răng miệng ,sâu răng chiếm tỷ lệ cao. Cao nhất là ở khu
vực nội thành 61,42%, khu vực hải đảo là 60,69%.
1.4.2. Theo tuổi
Tỷ lệ học sinh bị sâu răng vĩnh viễn: 7 tuổi là 38,9%, 10 tuổi là 69,7%,
12 tuổi là 77,6%, 15 tuổi là 76,3% . (7)
Tỷ lệ sâu răng vĩnh viễn của học sinh 6 tuổi: 28,32%. Chỉ số smt: 0,47,
tỷ lệ sâu răng vĩnh viễn của học sinh 12 tuổi: 79,29%. Chỉ số smt: 1,95.
Sau 10 năm, qua điều tra sức khoẻ răng miệng toàn quốc 2000, tỷ lệ sâu
răng trên toàn quốc ở các lứa tuổi như sau: (5)
- Răng sữa: 6 tuổi 83,7%, chỉ số SMT 6,15


12

- Răng vĩnh viễn:
+ 12 tuổi 56,6%, SMT 1,87
+ 15 tuổi 67,6%, SMT 2,16
1.4.3. Sâu răng theo giới
Ở trẻ trước tuổi đến trường, không có sự khác biệt về tỷ lệ sâu răng. Ở
tuổi 15-17 tuổi, tình trạng sâu răng không khác biệt gữa hai giới .
Sâu răng gặp ở hầu hết học sinh tiểu học 8, 9 ,10, 11 tuổi. Tỷ lệ mắc ở
học sinh nữ và nam giống nhau. (1)
1.4.4. Thói quen vệ sinh răng miệng
Ở nước ta số liệu điều tra cơ bản toàn quốc năm 1990 cho thấy tỷ lệ sâu

răng ở lứa tuổi 12 chung trên toàn quốc là 58,33%, trong đó Miền Bắc là
43,3%, miền Nam là 76,33%, còn ở lứa tuổi 15 tỷ lệ sâu răng chung là 60%
trong đó miền Bắc là 47,33%, miền Nam là 82,9%.
Có mối quan hệ có ý nghĩa thống kê giữa bệnh sâu răng sữa với yếu tố
ăn kẹo thường xuyên trong một ngày; Có mối quan hệ có ý nghĩa thống kê
giữa bệnh sâu răng sữa với số lần đánh răng trong một ngày. (12)
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến các bệnh về răng. Hiện nay, nhiều người
dân dùng nước có độ fluor không bảo đảm. Nhiều vùng, đặc biệt là miền núi
và nông thôn ở nước ta có nồng độ fluor trong nước chỉ từ 0,45-0,5 mg/lít
trong khi đó nồng độ fluor chuẩn phải là: 0,7mg/lít. Ngoài ra, mạng lưới
phòng bệnh răng miệng ở nước ta còn yếu nên công tác phòng, chống bệnh
răng miệng ở các địa phương chưa được chú trọng. Bên cạnh đó, ý thức của
người dân cũng là một vấn đề. Có nhiều người không coi trọng việc vệ sinh
răng miệng hằng ngày, ăn uống vô tội vạ và khi thấy đau răng đến mức không
chịu được mới đến bệnh viện khám răng. (10)


13

1.5 . Dự phòng sâu răng
Sâu răng vĩnh viễn tăng dần theo tuổi: 6 tuổi sâu răng vĩnh viễn 24,20%,
12 tuổi 63. 20%.
Song song đó hiệu quả can thiệp đối với răng vĩnh viễn cũng đạt kết quả
rất khả quan, ở nhóm vừa súc miệng NaF vừa huấn luyện chải răng giảm
4.69%. Nhóm vừa súc miệng vừa trám GIC giảm 3.09%. Nhóm can thiệp 3
biện pháp giảm 4.96% . (10)
- Fluor hoá nước uống.
- Khuyến kích sử dụng thuốc chải răng có fluorit.
- Ăn đường ít lần trong ngày và chải răng ngay.
Tiến hành công tác nha học đường:

- Giáo dục răng miệng ( dạy chải răng, ăn uốngv.v..).
- Tổ chức súc miệng bằng nước pha fluor.
- Khám phát hiện răng sâu để trám.
- Trám bít lỗ rãnh để phòng sâu răng . (3)
Trong các bệnh răng miệng, bệnh sâu răng với các biến chứng của nó và
bệnh quanh răng là hai bệnh chủ yếu. Bệnh có tính chất xã hội, rất phổ biến và
gây ảnh hưởng đến sức khỏe.Bệnh xuất hiện ở tất cả các nước và có trong mọi
tầng lớp nhân dân. Bệnh sâu răng là nguyên nhân gây mất răng ở người trẻ . (13)
Sâu răng là một bệnh phòng ngừa được: Sâu răng được hình thành do 3
yếu tố gồm chất lượng tổ chức cứng của răng; thức ăn ( đường bột ); vi khuẩn.
Thiếu một trong các yếu tố đó sâu răng không phát sinh. Vì vậy loại trừ
nguyên nhân, áp dụng trong phòng chống sâu răng với biện pháp bao gồm:
- Chế độ ăn thích hợp.
- Vệ sinh răng miệng ( Chải răng đúng phương pháp ).
- Tăng cường sức đề kháng của men răng, bằng cách thêm fluor vào
men.


14

CHƢƠNG 2

ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 . Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là tất cả học sinh trường Tiểu học Lương Hòa niên
khoá 2011-2012.
2.2 . Thời gian và địa điểm nghiên cứu



Thời gian:tháng 3 năm 2012



Địa điểm: Trường Tiểu học Lương Hòa.

2.3 . Thiết kế nghiên cứu
Đây là một nghiên cứu cắt ngang mô tả và có phân tích.
2.4 . Mẫu và phương pháp chọn mẫu
2.4.1 . Cỡ mẫu:
Tính theo công Thức:

n

Z 2 p(1  p)
c2

[21, 29]

+ Với P = 70% ( tỷ lệ điều tra của năm học 2010 - 2011)
+ c = 0,05 (Sai số chọn)
+ Chọn  0,05 (độ tin cậy 95%)
+ Z = 1,96
+ n = [(1,96)2 × 0,7 x 0,3] / (0,05)2 = 322.
- Như vậy cỡ mẫu nghiên cứu là 322 cá thể, cộng 5% sai sót có thể là:
N = 340
- Dùng phiếu khám điều tra và phiếu phỏng vấn, những phiếu trả lời
không hợp lệ và không đầy đủ sẽ bị loại khỏi nghiên cứu.



15

2.4.2 . Phƣơng pháp chọn mẫu
Cỡ mẫu là 340 học sinh, tuy nhiên học sinh trường tiểu học Lương Hòa
chỉ có 371 học sinh, do đó, tác giả quyết định chọn mẫu toàn bộ nhằm tăng độ
chính xác lên tuyệt đối.
2.5 . Phương pháp thu thập số liệu
2.5.1 . Nhân lực:
- 1 Bác sỹ chuyên khoa Răng-Hàm-Mặt, 1 Y sỹ nha học đường, 3 Bác
sỹ đa khoa và bản thân đi khám. ( được tập huấn cách chẩn đoán sâu răng,
cách phỏng vấn, thời gian 1 ngày).
- Bản thân thực hiện ghi chép vào phiếu phỏng vấn cho đối tượng nghiên
cứu.
2.5.2 . Dụng cụ:
- Bộ dụng cụ khám chuyên khoa gồm: gương khám phẳng, thảm trải, kẹp gắp.
- Khay
- Chậu rửa dụng cụ
- Lọ đựng dung dịch khử khuẩn
- Khăn lau dụng cụ
- Gòn, cồn
- Đèn pin
- Xà phòng
- Giấy lau tay
- Phiếu điều tra
2.5.3. Phƣơng pháp khám
- Tư thế khám
- Khám từng đợt 10 học sinh
- Khám tuần tự từ răng hàm trên bên phải sang bên trái và xuống hàm
dưới trái qua phải, ghi tình trạng răng sâu vào phiếu nghiên cứu.



16

2.6 . Xử lý và phân tích số liệu
 Nhập số liệu bằng phần mềm Excel.
 Phân tích số liệu bằng phần mềm Stata 10.0
 Thống kê mô tả tần số và tỉ lệ các biến số, đồng thời dùng phép kiểm
chi bình phương để xét mối liên quan giữa biến số nền và biến số kết cuộc với
mức ý nghĩa p < 0,05.
2.7 . Định nghĩa biến số
2.7.1 . Biến số nền:
 Giới tính là biến số danh định, có 2 giá trị:
 Nam
 Nữ
 Trình độ học vấn là biến danh định, có 5 giá trị:
 Lớp 1
 Lớp 2
 Lớp 3
 Lớp 4
 Lớp 5
 Vệ sinh răng miệng thường xuyên là biến số danh định, có 2 giá trị:
 Thường xuyên (có ít nhất hai lần vệ sinh răng miệng trong ngày: đánh
răng buổi sáng sau khi thức dậy, đánh răng buổi tối trước khi đi ngủ)
 Không
 Vệ sinh răng miệng sau khi ăn là biến số danh định, có 2 giá trị:
 Thường xuyên
 Không
 Ý nghĩa của việc vệ sinh răng miệng là biến số danh định, có 2 giá trị:
 Quan trọng
 Không quan trọng



17

 Loại kem đánh răng là biến danh định, có 2 giá trị:
 Kem đánh răng có fluor
 Khác
 Phương pháp đánh răng là biến danh định, có 2 giá trị:
 Phối hợp 3 cách: đánh ngang, đánh dọc, đánh xoay
 Khác
 Mặt răng là biến danh định, có 4 giá trị:
 Tất cả các mặt: mặt ngoài, mặt trong, kẻ và mặt nhai.
 khác
 Ăn kẹo là biến danh định, có 2 giá trị:
 Thường xuyên
 Không
 Nguồn nước là biến danh định, có 2 giá trị:
 có
 không
 Thói quen cắn vật cứng là biến danh định, có 2 giá trị:
 Có
 Không
2.7.2. Biến số kết cuộc:
 Sâu răng là biến số danh định, có 2 giá trị: có sâu răng và không sâu răng.
2.8 . Y đức:
Nghiên cứu này không vi phạm về y đức vì:
 Đối tượng nghiên cứu được giải thích về mục tiêu, nội dung của
nghiên cứu, hoàn toàn tự nguyện đồng ý tham gia. Các kết quả về sâu răng
được gởi cho y tế trường học để có kế hoạch quản lý và chăm sóc đối tượng.
 Câu hỏi không ảnh hưởng đến tâm lý đối tượng nghiên cứu.



18

CHƢƠNG 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1 ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA MẪU NGHIÊN CỨU
3.1.1 Giới tính
GIỚI TÍNH

TẦN SUẤT

TỶ LỆ

Nữ

166

45,9

Nam

196

54,1

Nhận xét: Số lượng nữ học sinh nhiều hơn nam học sinh.


Biểu đồ mô tả giới tính


19

3.1.2 Trình độ học vấn:
TRÌNH ĐỘ HỌC VẤN

TẦN SUẤT

TỶ LỆ

Lớp 1

74

20,5

Lớp 2

84

23,2

Lớp 3

96

26,5


Lớp 4

50

13,8

Lớp 5

58

16,0

Nhận xét: Học sinh lớp 3 có tỉ lệ cao nhất: 26,5%.

77%
Không sâu răng
Sâu răng
28,5%

Biểu đồ mô tả trình độ học vấn


×