Tải bản đầy đủ (.pdf) (106 trang)

Đánh giá công tác truyền thông phòng, chống HIVAIDS và chăm sóc, hỗ trợ trẻ từ 1118 tuổi bị ảnh hưởng bởi HIVAIDS tại huyện Đức Hòa, tỉnh Long An

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.66 MB, 106 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC HUẾ

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC

LÊ QUÝ HẢI

ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC TRUYỀN THÔNG PHÒNG, CHỐNG HIV/AIDS
VÀ CHĂM SÓC, HỖ TRỢ TRẺ TỪ 11-18 TUỔI BỊ ẢNH HƯỞNG BỞI HIV/AIDS
TẠI HUYỆN ĐỨC HÒA, TỈNH LONG AN

LUẬN VĂN CHUYÊN KHOA CẤP 1
CHUYÊN NGÀNH Y HỌC DỰ PHÒNG

HUẾ - 2012


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC HUẾ

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC

LÊ QUÝ HẢI

ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC TRUYỀN THÔNG PHÒNG, CHỐNG HIV/AIDS
VÀ CHĂM SÓC, HỖ TRỢ TRẺ TỪ 11-18 TUỔI BỊ ẢNH HƯỞNG BỞI HIV/AIDS
TẠI HUYỆN ĐỨC HÒA, TỈNH LONG AN



LUẬN VĂN CHUYÊN KHOA CẤP I
CHUYÊN NGÀNH Y HỌC DỰ PHÒNG
MÃ SỐ: CK 60.72.73

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
GS. TS. HOÀNG KHÁNH

HUẾ - 2012


Lời Cảm Ơn
Trước hết, tôi xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Ban Giám hiệu nhà trường,
Khoa Y tế Công cộng, Phòng Đào tạo Sau đại học, các bộ môn cùng toàn thể các
thầy, cô giáo của Trường Đại học Y Dược Huế đã tận tình giảng dạy, giúp đỡ tôi
trong thời gian qua.
Tôi xin gửi tấm chân tình và lòng biết ơn sâu sắc đến GS. TS. Hoàng
Khánh đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ và tạo mọi điều kiện để tôi hoàn thành
Luận văn này.
Đồng thời tôi xin trân trọng cảm ơn Ban lãnh đạo Trung tâm Y tế huyện
Đ c Hòa và các Trạm Y tế xã đã h trợ tôi trong su t quá trình thu thập thông
tin đến khi hoàn thiện Luận văn.
Bên cạnh đó, tôi xin chân thành cảm ơn các đồng nghiệp Trung tâm Phòng,
ch ng HIV/AIDS tỉnh Long An đã h trợ và giúp đỡ tôi trong quá trình điều tra s
liệu và người dân huyện Đ c Hòa, m c dù còn nhiều khó khăn, bận rộn nhưng đã
nhiệt tình tham gia trả lời phỏng vấn để chúng tôi có được bộ s liệu cho luận văn
này.
Cu i cùng tôi xin dành tình cảm đ c biệt và cảm ơn sâu sắc đến gia đình tôi
trong thời gian qua đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi có thể tập trung học tập
và hoàn thành luận văn.

Dù đã rất c gắng song đề tài không thể tránh khỏi nh ng m t còn hạn chế
nên rất mong nhận được lời góp của qu Thầy Cô, đồng nghiệp và các bạn đọc.
Xin trân trọng cảm ơn !

Tác giả

Lê Quý hải


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số
liệu và kết quả trong luận văn này là trung thực và chưa được ai công bố
trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác.

BS. Lê Quí Hải


DANH MỤC CÁC CHỮ VÀ KÝ HIỆU VIẾT TẮT

AIDS

Acquired Immune Deficiency Syndrome
(Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải)

BCS

Bao cao su

BKT


Bơm kim tiêm

CTV

Cộng tác viên dự án

ĐTNC

Đối tượng nghiên cứu

GDV

Giáo dục viên

KAP

Kiến thức, thái độ, thực hành

NCMT

Nghiện chích ma túy

QHTD

Quan hệ tình dục

SC-UK

Save the children-United Kingdom

Tổ chức Cứu trợ trẻ em Anh

TNV

Tình nguyện viên

TP

Thành phố

PC

Phòng, chống

TT

Thị trấn

TTVĐĐ

Tuyên truyền viên đồng đẳng

TTYT

Trung tâm Y tế

UBND

Ủy ban nhân dân


UNAIDS

Chương trình phối hợp của Liên hợp quốc về HIV/AIDS

UNICEF

International Children Fund of United Nation
Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc

WHO

World Health Organization
Tổ chức Y tế thế giới


MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ .......................................................................................... 1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................ 3
1.1. Tình hình dịch HIV/A................................................................................ 3
1.2. Tình hình dịch HIV/AIDS đối với trẻ em ................................................... 5
1.3. Tác động HIV/AIDS đối với quyền trẻ em................................................. 8
1.4. Nghiên cứu liên quan đến trẻ bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS ..................... 10
1.5. Giới thiệu công tác phòng tránh HIV/AIDS cho trẻ em và chăm sóc, hỗ
trợ trẻ bị ảnh hưởng .............................................................................................. 15
1.6. Đặc điểm kinh tế, xã hội của huyện Đức Hòa .......................................... 17

CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 18
2.1. Đối tượng, thời gian và địa điểm nghiên cứu .......................................... 18
2.2. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 18

2.3. Khía cạnh đạo đức trong nghiên cứu ........................................................ 28
2.4. Hạn chế của nghiên cứu, sai số và biện pháp khắc phục .......................... 29

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................ 30
3.1. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu ................................................ 30
3.2. Kết quả quá trình triển khai các hoạt động truyền thông phòng chống
HIV/AIDS ............................................................................................................ 31
3.3. Kết quả quá trình triển khai hoạt động tư vấn, chăm sóc, hỗ trợ trẻ ........ 34
3.4. Kết quả về kiến thức, thái độ, thực hành phòng chống HIV/AIDS .......... 37

CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN ......................................................................... 46
4.1. Quá trình triển khai các hoạt động ............................................................ 46
4.2. Hoạt động tư vấn, chăm sóc và cung cấp dịch vụ hỗ trợ cho trẻ .............. 51
4.3. Kiến thức, thái độ, thực hành phòng, chống HIV/AIDS của trẻ ảnh hưởng
HIV/AIDS ............................................................................................................ 54

KẾT LUẬN ................................................................................................ 59
KIẾN NGHỊ ............................................................................................... 61


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Mỗi 50 giây trên thế giới có 1 trẻ chết vì bệnh liên quan đến AIDS và 1 trẻ
khác bị nhiễm HIV, mỗi ngày khoảng 3.500 trẻ bị nhiễm hay chết do HIV/AIDS,
ước tính có 36,1 triệu người sống chung với HIV/AIDS trên khắp thế giới, trong đó
có 1,4 triệu là trẻ em [39]. Đông Á có tỷ lệ lây truyền HIV cao nhất thế giới (24%),
kế đến là Châu Á và Thái Bình Dương (21%). Cuối năm 2005, ước tính có khoảng
450.000 trẻ em ở Đông Á và Thái Bình Dương bị mồ côi do AIDS, khoảng 31.000
trẻ bị nhiễm HIV, trong đó có 11.000 trẻ mới nhiễm [50].

Tại Việt Nam, đến cuối năm 2011 cả nước đã phát hiện có 6.093 trẻ em dưới
18 tuổi nhiễm HIV, chuyển AIDS 2.124, tử vong 930 trẻ [5]. Theo ước tính của Bộ
Lao động-Thương binh và Xã hội (2003) có 283.667 trẻ ảnh hưởng HIV/AIDS và
68.874 trẻ mồ côi do AIDS [9].
Các nghiên cứu chỉ ra rằng hơn 25% trẻ nhiễm HIV ở Ấn Độ, Indonexia và
Thái Lan và 50% trẻ ở Philippine bị phân biệt đối xử trong việc chăm sóc sức khỏe,
có hơn 1/3 trẻ bị tiết lộ tình trạng nhiễm HIV và 15% trẻ bị từ chối điều trị, chỉ có
khoảng 1% trẻ toàn khu vực Châu Á được điều trị đặc hiệu ARV. Theo UNAIDS,
có 95% trẻ mồ côi và dễ bị tổn thương trên toàn thế giới không được xã hội chăm
sóc và bảo vệ, năm 2003 chỉ có 4% gia đình bị ảnh hưởng HIV/AIDS ở Nam và
Đông Nam Á nhận được các hỗ trợ về tư vấn, chăm sóc sức khỏe, tài chính, giáo
dục và các hỗ trợ khác [38], [50].
Nghiên cứu về tình hình trẻ mồ côi và bị tổn thương do AIDS từ 6-14 tuổi
năm 2003 ở Zimbabwean cho thấy có 33% trẻ không bao giờ hy v ng vào tương lai,
22% thường cảm thấy buồn, 18,2% gặp ác mộng và 14% khó ngủ, có 4,0% trẻ đã
quan hệ tình dục và 4% bị lạm dụng tình dục [48].
Tại Việt Nam, theo báo cáo đánh giá tình hình trẻ em mồ côi và trẻ dễ bị tổn
thương của Ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ em Việt Nam năm 2005 cho thấy
63,8% trẻ cảm thấy đời sống ở mức rất nghèo khó, 27,1% trẻ đã nghỉ h c hoặc chưa
từng được đi h c và tình trạng trẻ lao động sớm khá phổ biến. Hầu hết trẻ thiếu hỗ


2
trợ về tinh thần nên thường cảm thấy buồn tủi, chán nản và sống khép mình [37].
Kết quả đánh giá của Ủy ban phòng chống AIDS thành phố Hồ Chí Minh năm 2002
cũng cho thấy trẻ chịu nhiều thiệt thòi trong việc thụ hưởng các quyền cơ bản, sử
dụng dịch vụ y tế công cộng và tư vấn, chăm sóc y tế, ngoài ra đa số trẻ đều bị phân
biệt đối xử từ chính bạn bè và người thân trong gia đình [42].
Tình trạng hiểu biết của trẻ về HIV/AIDS cũng rất hạn chế, kết quả khảo sát ở
tỉnh Long An năm 2005 cho thấy vẫn còn 36% trẻ cho biết chỉ có người nghiện

chích ma tuý mới nhiễm HIV, có trên 30% trẻ không biết kiến thức phòng lây
nhiễm HIV qua đường máu và đường tình dục [16]. Kết quả nghiên cứu năm 2009 ở
Quảng Ninh, Cà Mau và thành phố Hồ Chí Minh cũng cho thấy chỉ có 10,9% trẻ
hiểu đúng HIV lây qua đường tình dục và 38,8% lây qua đường máu, 64,0% trẻ cho
rằng có sự kỳ thị với gia đình có người nhiễm HIV/AIDS [18].
Đến cuối năm 2011, số trẻ ảnh hưởng HIV/AIDS tại tỉnh Long An có khoảng
500 trường hợp, trong đó số trẻ dưới 18 tuổi nhiễm HIV là 118 trẻ [33]. Đức Hòa là
huyện nhiễm HIV cao nhất của Tỉnh với 339 người, trong đó có 11 trẻ dưới 18 tuổi.
Đến cuối năm 2011, huyện có khoảng 150 trẻ ảnh hưởng HIV/AIDS tập trung chủ
yếu ở Đức Hòa và Hậu Nghĩa, đây cũng là 2 thị trấn có tình hình nhiễm HIV/AIDS
cao nhất tỉnh [35]. Với thực trạng trẻ phải đương đầu với những tác động tiêu cực
của HIV/AIDS như bị phân biệt đối xử; bị tước mất một số quyền cơ bản như h c
hành, chăm sóc y tế, tham gia phát triển; nguy cơ bỏ h c, lao động sớm và tiếp tục
trở thành nạn nhân của đại dịch HIV/AIDS, chúng tôi tiến hành đề tài “Đánh giá
công tác truyền thông phòng, chống HIV/AIDS và chăm sóc, hỗ trợ trẻ từ 11-18
tuổi bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS tại huyện Đức Hòa, tỉnh Long An” nhằm 3
mục tiêu:
1. Đánh giá hoạt động truyền thông phòng, chống HIV/AIDS đối với trẻ 1118 tuổi nhiễm và bị ảnh hưởng HIV/AIDS.
2. Đánh giá kiến thức, thái độ thực hành về phòng, chống HIV/AIDS của các
trẻ trên.
3. Đánh giá các dịch vụ về giáo dục và chăm sóc y tế cho các trẻ nhiễm và bị
ảnh hưởng HIV từ 11 đến 18 tuổi.


3

CHƢƠNG 1

TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. TÌNH HÌNH DỊCH HIV/AIDS

1.1.1. Tình hình dịch HIV/AIDS trên thế giới
Vào cuối năm 2008, UNAIDS và WHO công bố có khoảng 33,4 triệu người
nhiễm HIV/AIDS còn sống; 2,7 triệu mới nhiễm trong năm, số người tử vong do
AIDS trong năm 2008 là 2 triệu người. Khu vực cận Sahara vẫn là khu vực chịu ảnh
hưởng nặng nề nhất, chiếm 67,1% số ca nhiễm trên toàn thế giới và 70,0% số ca
chết do AIDS trong năm 2008 [40].
So sánh từ năm 2001 đến 2007, số người nhiễm HIV giảm nhưng số AIDS lại
tăng, số ca nhiễm HIV mới năm 2007 là 2,7 triệu (2,2 triệu – 3,2 triệu) giảm hơn
300.000 trường hợp so với năm 2001 là 3 triệu (2,6 triệu-3,5 triệu); số người chết do
AIDS năm 2007 là 2 triệu (1,8 triệu – 2,3 triệu) lại tăng hơn 300.000 trường hợp so
với năm 2001 là 1,7 triệu (1,5 triệu-2,3 triệu) [53].
Ở Châu Á, HIV được phát hiện đầu tiên năm 1984 tại vùng Mekong Thái Lan,
1988 ở Burma; 1990 ở Việt Nam và Lào, 1991 ở Campuchia [56]. So với tổng số
dân, tỷ lệ nhiễm HIV ở Châu Á có vẻ thấp nhưng con số thực tế thì rất cao. Theo
ước tính của UNAIDS và WHO, năm 2007 có 4,9 triệu người (dao động từ 3,7 triệu
– 6,7 triệu) sống với HIV/AIDS ở Châu Á, trong đó nhiễm mới là 440.000 người
(210.000-1.000.000), năm 2007 có khoảng 300.000 (250.000-470.000) chết vì các
bệnh liên quan đến AIDS. Nhìn chung, khoảng 9 triệu người Châu Á đã nhiễm HIV
tính từ khi HIV xuất hiện trong khu vực cách đây 20 năm, gần 2,6 triệu nam giới,
950.000 nữ giới và 330.000 trẻ đã chết vì AIDS [49].
1.1.2. Tình hình dịch HIV/AIDS tại Việt Nam
Sau 21 năm dịch bùng phát tại Việt Nam (1990-2011), đến ngày 31/12/2011
cả nước có 100% tỉnh thành, 97,53% quận huyện và 70,51% xã phường phát hiện
người nhiễm HIV với 160.019 người nhiễm HIV đang còn sống, trong đó có 35.603
bệnh nhân AIDS còn sống và đã có 44.540 người chết do AIDS. Tỷ suất hiện nhiễm
HIV ở Việt Nam là 187 người/100.000 dân [5].


4
Nghiên cứu các yếu tố dịch tễ h c ở người nhiễm HIV Việt Nam giai đoạn

1993-2009 của Tiến sĩ Nguyễn Thanh Long bằng phương pháp nghiên cứu cắt
ngang phân tích trên 188.299 người nhiễm HIV/AIDS cho thấy tỷ lệ nhiễm HIV
trong nam giới gấp 4 lần nữ giới; hình thái lây truyền dịch HIV ở Việt Nam chủ yếu
qua đường máu chiếm 55,28%; đường tình dục chiếm 15,37%; mẹ truyền sang con
chiếm 1,81%. Trong vài năm trở lại đây, xu hướng lây qua đường tình dục gia tăng,
điều này cảnh báo có sự thay đổi trong hình thái nhiễm. Theo khu vực địa lý cho
thấy khu vực phía Nam và ở một số tỉnh miền Trung lây qua QHTD không an toàn
cao nhất. Nghiên cứu cho thấy 5 năm trở lại nhóm tuổi 20-39 chiếm trên 80,0% số
người nhiễm HIV, trong đó tỷ lệ nhiễm HIV nhóm 20-29 tuổi cao nhất 52,1% [22].
Nhìn chung, dịch HIV tại Việt Nam vẫn trong giai đoạn dịch tập trung, nghĩa
là tỷ lệ nhiễm HIV vẫn còn trong nhóm nguy cơ cao, tỷ lệ hiện nhiễm trên đối tượng
NCMT 18,4%, mại dâm 3,2%. Về cơ bản, đã kiềm chế được tốc độ gia tăng của đại
dịch, tỷ lệ hiện nhiễm dưới 0,3% so với mục tiêu chiến lược quốc gia [5].
1.1.3. Tình hình dịch HIV/AIDS tỉnh Long An
Vào tháng 8/1993, Long An phát hiện trường hợp nhiễm HIV đầu tiên tại TP
Tân An. Đến cuối năm 2011 toàn tỉnh phát hiện 2.905 trường hợp nhiễm HIV, trong
đó có 1.763 chuyển AIDS (còn sống 947 trường hợp) và 816 trường hợp tử vong.
Hiện có 14/14 huyện, thành phố (100%) với 180/190 xã phường (94.7%) của tỉnh
đã phát hiện người nhiễm HIV, dịch tập trung cao ở các vùng giáp ranh TP Hồ Chí
Minh, biên giới Campuchia và d c quốc lộ 1A [33] (Phụ lục 12)
479
415

266
258
41

234

234


245
187

240

258

250

95
1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011

Biểu đồ 1.1. Tình hình HIV/AIDS năm 2011 tại tỉnh Long An
(Nguồn: Trung tâm PC HIV/AIDS tỉnh Long An-Báo cáo tình hình HIV/AIDS-2011)


5
Qua kết quả xét nghiệm giám sát phát hiện, dịch HIV/AIDS tăng cao trong
giai đoạn 2000-2003, sau đó giảm và phát triển chậm lại.
Về hành vi lây nhiễm, có 74,3% lây do tiêm chích, 23,3% lây do QHTD 0,8%
lây do mẹ nhiễm HIV truyền sang con. Số người nhiễm HIV tập trung cao trong
nhóm đối tượng trẻ dưới 30 tuổi chiếm 85,5%. Về giới tính tỷ lệ bệnh nhân nam là
82,0%, nữ 18,0%, từ năm 2002 dịch tăng lên trong nhóm phụ nữ chủ yếu là phụ nữ
mang thai dẫn đến số trẻ sinh từ mẹ nhiễm HIV có nguy cơ tăng theo.
1.2. TÌNH HÌNH DỊCH HIV/AIDS ĐỐI VỚI TRẺ EM
1.2.1. Tình hình dịch HIV/AIDS đối với trẻ em trên thế giới
Các văn kiện quốc tế định nghĩa “Trẻ em bị ảnh hưởng HIV/AIDS là trẻ
nhiễm HIV; trẻ bị ảnh hưởng HIV/AIDS do bị mất cha hoặc mẹ hoặc gia đình các
em bị ảnh hưởng hậu quả nghiêm tr ng (trẻ mồ côi và trẻ sống trong những gia đình

có người nhiễm HIV/AIDS) và những trẻ em có nguy cơ nhiễm HIV cao” [3].
Mỗi ngày trôi qua, có gần 1.800 trẻ dưới 18 tuổi bị nhiễm HIV, hầu hết do mẹ
nhiễm HIV truyền sang; 1.400 trẻ chết do các bệnh liên quan đến AIDS và có hơn
6.000 thanh thiếu niên trong độ tuổi 15-24 bị nhiễm mới [52].
Năm 2008, theo UNAIDS ước tính có đến 2,1 triệu trẻ dưới 15 tuổi (1,2 triệu2,9 triệu) đang sống chung với HIV/AIDS, trong đó số trẻ chết vì AIDS là 280.000
(150.000 - 410.000). Năm 2008 có 430.000 trẻ em nhiễm HIV mới (240.000610.000). Riêng tại Châu Phi tình hình HIV/AIDS nghiêm tr ng và ở khu vực này
hậu quả HIV/AIDS để lại 14 triệu trẻ mồ côi [40].
Bảng 1.1. Phân bố trẻ < 15 tuổi nhiễm HIV/AIDS ở các khu vực trên thế giới
Nhiễm
Chết do AIDS
HIV mới
Đông và Nam Châu Phi
1.200.000
360.000
290.000
Tây và Trung Phi
650.000
200.000
160.000
Nam Á
130.000
42.400
30.000
Châu Mỹ La tinh và Caribbean
48.000
12.900
11.300
Đông Á và Thái Bình Dương
39.000
12.700

9.100
Trung Đông và Bắc Châu Phi
22.000
9.100
5.600
Quốc gia có thu nhập cao
17.000
<200
<300
(Nguồn: UNAIDS và WHO- cập nhật tình hình AIDS-2004)
Khu vực

Sống chung HIV


6
Tại Hội nghị AIDS toàn cầu ngày 13 tháng 7 năm 2004 ở Bangkok đã đưa ra
con số dịch AIDS đã cướp đi cha, mẹ hoặc cả cha và mẹ của 15 triệu trẻ em, trong
đó khu vực cận sa mạc Sahara là 1,2 triệu [31].
Theo UNAIDS, ước tính số trẻ mồ côi do AIDS ở vùng cận Sahara Châu Phi
năm 2010 sẽ tăng 24,3 triệu và đến năm 2020 sẽ tăng lên 40 triệu [46]. Năm 2003 tỷ
lệ trẻ mồ côi do AIDS ở vùng này chiếm 13,8% trên tổng số trẻ, gấp đôi Châu Á
(7,3%) và Châu Mỹ La tinh, vùng Caribbean (6,2%). Ở 43 nước trong vùng này có
11 nước tỷ lệ trẻ mồ côi lên đến 15,0% [54]. Một nghiên cứu gần đây ước tính tỷ lệ
trẻ dưới 15 tuổi mồ côi do AIDS ở Uganda chiếm 20,0%, Malawi 16,0%. Con số
này sẽ tăng 44,2 triệu vào năm 2010 và tiếp tục gia tăng đến năm 2030 [41].
UNAIDS ước tính số trẻ dưới 15 tuổi mồ côi mẹ hoặc cha lẫn mẹ do hậu quả
của đại dịch AIDS và trẻ còn sống đến 15 tuổi như sau [39]: Myanmar 35.458,
Campuchia 11.649, Trung Quốc 3.901, Việt Nam 2.772, Indonesia 1.735,
Philippine 1.313, Lào 236.

1.2.2. Tình hình trẻ em nhiễm và ảnh hƣởng HIV/AIDS tại Việt Nam
Theo Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội: “Trẻ bị ảnh hưởng HIV/AIDS là
trẻ dưới 18 tuổi bao gồm: Trẻ nhiễm HIV, trẻ mồ côi do AIDS, trẻ sống với bố mẹ
hoặc người nuôi dưỡng bị nhiễm HIV; trẻ có nguy cơ nhiễm HIV: Trẻ mồ côi, trẻ
lang thang cơ nhỡ, trẻ sử dụng ma túy, trẻ tham gia mại dâm hoặc bị bóc lột tình
dục, trẻ là con của người mại dâm và người sử dụng ma túy, trẻ sống trong các
trung tâm bảo trợ xã hội, trẻ bị buôn bán vì mục đích thương mại”[9].
Theo số liệu thống kê của Cục Phòng, chống HIV/AIDS, trong gần 22 năm đại
dịch xuất hiện ở Việt Nam (1990-2011), cả nước đã phát hiện 6.093 trẻ dưới 18 tuổi
nhiễm HIV, chuyển AIDS 2.124 trẻ, tử vong 930 trẻ; phân tích mỗi giai đoạn 5 năm
cho thấy số trẻ nhiễm HIV ngày càng tăng, giai đoạn 1990-2000 tổng số trẻ nhiễm
có 551 trường hợp, giai đoạn 2000-2004 có 2054 trường hợp tăng 3,7 lần (tăng
1.503) so với giai đoạn 1990-2000, giai đoạn 2005-2009 có 3.488 trường hợp tăng
gấp 1,7 lần (tăng 1.434) so với giai đoạn 2000-2004. Tỷ lệ trẻ nhiễm cao trong
nhóm dưới 6 tuổi 56,3% và kế đến nhóm 15-17 tuổi chiếm 29,2% [5].


7
Nghiên cứu của UNICEF năm 2003 cho thấy tính đến năm 2001, số trẻ bị ảnh
hưởng HIV/AIDS ở nước ta là 283.697, trong đó có 18.303 trẻ nhiễm HIV, 263.394
trẻ sống với cha mẹ nhiễm HIV và 2.000 trẻ mồ côi do HIV/AIDS [3].
1.2.3. Thực trạng về trẻ nhiễm và ảnh hƣởng HIV/AIDS tỉnh Long An
1.2.3.1. Tình hình trẻ nhiễm HIV/AIDS
Qua xét nghiệm giám sát phát hiện từ năm 1993-2011 toàn tỉnh đã phát hiện
118 trẻ dưới 18 tuổi nhiễm HIV, 48 chuyển AIDS, tử vong 27. Số trẻ này chủ yếu
tập trung ở khu dân cư trung tâm thuộc các huyện Đức Hòa, Bến Lức, Cần Giuộc,
Thủ Thừa và TP Tân An. Số trẻ dưới 18 tuổi nhiễm HIV cao nhất từ 2001 đến 2004
(năm 2001: 15, năm 2002: 35, năm 2003: 12, năm 2004: 16), từ năm 2005 đến 2011
mỗi năm phát hiện xấp xỉ 10 trường hợp. Số trẻ là nam chiếm 71,2% bị nhiễm HIV
chủ yếu do hành vi sử dụng chung bơm kim tiêm (BKT) [33].

Trong giai đoạn từ 2005-2011, mặc dù dịch HIV ở Long An có xu hướng
chậm lại, trung bình 250 trường hợp mỗi năm nhưng dịch lại chuyển dần qua nhóm
quần thể bình thường, đại diện là nhóm phụ nữ mang thai nên số trẻ nhiễm và ảnh
hưởng bởi HIV cũng tăng theo. Đến cuối năm 2011 cả tỉnh đã phát hiện 24 trẻ bị
nhiễm HIV từ mẹ, số liệu này chưa phản ánh đầy đủ vì những thai phụ sinh ở TP
Hồ Chí Minh thì khó quản lý được tình trạng HIV của mẹ và trẻ, ngoài ra ở Long
An chỉ có 6 cơ sở y tế /14 huyện, thành phố có phòng tư vấn xét nghiệm HIV nên
những phụ nữ sinh ở cơ sở y tế không có xét nghiệm HIV cũng khó có thể quản lý.
1.2.3.2. Tình hình trẻ bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS
Số liệu thống kê chưa đầy đủ của Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS tỉnh
cho thấy, đến cuối năm 2011 số trẻ dưới 18 tuổi bị ảnh hưởng HIV/AIDS (có cha,
mẹ hoặc cả 2 nhiễm HIV) đang quản lý tại 14/14 huyện, thành phố gần 500 trẻ. Cao
nhất vẫn là những vùng tr ng điểm về HIV/AIDS và tệ nạn xã hội là huyện Bến
Lức 140 trẻ, huyện Đức Hòa 110 trẻ, huyện Cần Giuộc 80 trẻ và TP Tân An 60 trẻ
[33]. Số trẻ này có thể còn cao hơn vì ở tỉnh chưa thiết lập hệ thống thu thập đầy đủ
thông tin về số trẻ sống trong gia đình có người thân bị nhiễm HIV.


8
1.2.3.3. Thực trạng đời sống của trẻ nhiễm và bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS
Nghiên cứu đánh giá về thực trạng đời sống của trẻ ảnh hưởng HIV/AIDS do
Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS tỉnh Long An tiến hành năm 2005 bằng
phương pháp định tính trên 122 hộ gia đình có người nhiễm HIV tại huyện Đức Hòa
và TP Tân An, kết quả cho thấy có rất ít trẻ được tư vấn và xét nghiệm HIV, kể cả
những trẻ được sinh ra từ mẹ nhiễm HIV vì vậy số trẻ nhiễm và ảnh hưởng
HIV/AIDS còn cao hơn thực tế. Về đời sống, hầu hết trẻ sống chung trong gia đình
có người thân nhiễm HIV là nạn nhân của tệ nạn ma túy, mại dâm nên cộng đồng đã
nhìn trẻ thiếu thiện cảm, vì vậy đa số trẻ tự thu mình trong cuộc sống gia đình
nghèo khó; thiếu điều kiện h c tập, vui chơi, giải trí. Nguy cơ trẻ mồ côi, bỏ h c và
lao động sớm cũng là vấn đề khá nan giải, bởi vì trẻ phải sống nương tựa với

ông/bà, đều là những người qua tuổi lao động và trẻ cũng ít được quan tâm chăm
sóc. Nhiều trẻ ra đời sớm trong khi kiến thức, kinh nghiệm và kỹ năng sống còn hạn
chế nên dễ bị tác động tiêu cực từ tệ nạn xã hội như mại dâm, ma túy vì vậy nguy
cơ lây nhiễm HIV tiềm ẩn cho trẻ rất cao [20].
1.3. TÁC ĐỘNG HIV/AIDS ĐỐI VỚI QUYỀN TRẺ EM
1.3.1.Khái niệm về quyền trẻ em (CRC: Convention on Children’s Rights) [55]
Công ước quốc tế quyền trẻ em (UNCRC) được Đại hội đồng Liên Hợp Quốc
chấp thuận vào tháng 11 năm 1989 và được thực hiện từ tháng 01 năm 1990 và trở
thành cơ sở pháp lý đối với các vấn đề liên quan đến quyền trẻ em ở hầu hết các
nước, trong đó Việt Nam là quốc gia đầu tiên ở Châu Á và là quốc gia thứ hai tham
gia ký kết vào năm 1990. Quyền trẻ em là những điều rất công bằng và chính đáng,
trẻ em phải được hưởng hoặc có thể làm được. Có 4 nhóm quyền:
- Quyền được sống: Là một trong những quyền cơ bản nhất của con người,
bao gồm nghĩa vụ bảo đảm cho m i trẻ em đều được hưởng các dịch vụ cơ bản để
đảm bảo quyền được sống như: được ăn uống đầy đủ, được hưởng giáo dục, được
chăm sóc y tế, được giúp đỡ trong trường hợp khẩn cấp.
- Quyền được bảo vệ và chống kỳ thị: Công ước đã đưa ra những biện pháp đặc
biệt để bảo vệ trẻ khỏi bị phân biệt đối xử; khỏi sự bóc lột và lạm dụng về kinh tế, tinh
thần và thể chất; bảo vệ các em trong các trường hợp khủng hoảng và khẩn cấp.


9
- Quyền được phát triển: Gồm quyền có một cuộc sống đầy đủ, quyền được
h c tập, được bảo vệ chống lại sự bóc lột và lạm dụng, quyền được nghỉ ngơi, giải
trí, quyền được chăm sóc sức khoẻ, được tham gia các hoạt động văn hóa…
- Quyền được tham gia: Trẻ có quyền tự do bày tỏ ý kiến và cần được m i
người lắng nghe, tôn tr ng và khi cần thiết các em cần được uốn nắn, chỉ bảo.
Trong Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em (chương II) quy định trẻ em
có 10 quyền cơ bản (từ điều 11 đến điều 20), các điều này thể hiện sự chi tiết hóa 4
nhóm quyền của trẻ em dựa theo Công ước quốc tế là:

- Nhóm quyền được sống: có các điều từ 11- 13 (quyền được khai sinh và có
quốc tịch, quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng, quyền sống chung với cha mẹ)
- Nhóm quyền được bảo vệ: có 2 điều là điều 4 và 15 (quyền được tôn tr ng,
bảo vệ tính mạng, thân thể, nhân phẩm và danh dự và quyền được chăm sóc sức
khỏe).
- Nhóm quyền được phát triển: có các điều từ 16 đến 18 (quyền được h c tập;
quyền được vui chơi giải trí, hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể dục, thể thao, du
lịch và quyền được phát triển năng khiếu và quyền có tài sản).
- Nhóm quyền được tham gia: có điều 19 và 20 ( quyền có tài sản và quyền
được tiếp cận thông tin, bày tỏ ý kiến và tham gia các hoạt động xã hội) [24].
1.3.2. Tác động HIV/AIDS đối với quyền trẻ em
Đại dịch HIV/AIDS đã trở thành vấn đề toàn cầu từ hơn 2 thập kỷ nay và tác
động tiêu cực đến đời sống, sinh hoạt của trẻ nhiễm và trẻ ảnh hưởng HIV/AIDS
trên toàn thế giới [6], [52].
- Trẻ em đang mất dần cơ hội sống vì AIDS: Ước tính khoảng 35% trẻ
em sinh ra sẽ nhiễm HIV do mẹ nhiễm HIV truyền sang nếu không có biện
pháp bảo vệ.
- Trẻ em không được đáp ứng các nhu cầu về thuốc: Trẻ nhiễm HIV/AIDS
chưa được tiếp cận nhiều với thuốc ARV và điều trị nhiễm trùng cơ hội
Cotrimoxazole..chỉ có dưới 5% trẻ nhiễm HIV được nhận thuốc điều trị AIDS.


10
- Trẻ em bị từ chối quyền được đi học: Theo ước tính, tại Việt Nam tỷ lệ hiện
nhiễm HIV ở người trưởng thành 15-49 tuổi là 0,44% vào năm 2010, như vậy có
khoảng 65.000 người nhiễm HIV. Đây là lực lượng giữ vai trò chính về kinh tế của
gia đình, như vậy khi h mất đi sẽ tác động xấu đến vấn đề h c tập của con cái.
- Trẻ em chưa được hưởng đúng mức các chăm sóc thiết yếu về mặt vệ sinh,
dinh dưỡng và y tế: Trẻ em bị nhiễm HIV chưa nhận được các chăm sóc cơ bản
đúng mức giúp trẻ tồn tại, phát triển và trưởng thành như vệ sinh cá nhân, tiếp cận

nguồn nước sạch cũng như các hỗ trợ về mặt dinh dưỡng, y tế.
1.4. NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN TRẺ BỊ ẢNH HƢỞNG BỞI HIV/AIDS
1.4.1 Các nghiên cứu trên thế giới
Trẻ nhiễm và trẻ ảnh hưởng HIV/AIDS chịu nhiều thiệt thòi trong việc tiếp
cận các quyền cơ bản dành cho trẻ về h c tập, chăm sóc sức khỏe; ngoài ra trẻ còn
phải đối mặt với nguy cơ bị mồ côi, nạn phân biệt kỳ thị, tình trạng bị chậm phát
triển và bất ổn về tâm lý so với trẻ bình thường.
Nghiên cứu cắt ngang trên 388 trẻ 6-12 tuổi mồ côi do AIDS tại 4 tỉnh và thủ
đô Bangkok của Thái Lan cho thấy chỉ có 13,7% trẻ nhiễm HIV được sống với cha
mẹ; giữa nhóm trẻ nhiễm và không nhiễm HIV có mối liên quan về chiều cao, tr ng
lượng cơ thể theo tuổi và tình trạng nhiễm trùng đều có ý nghĩa thống kê, nghiên
cứu phát hiện gần 50,0% trẻ nhiễm HIV có chiều cao rất thấp và 42,0% thiếu cân so
với trẻ không nhiễm HIV [44].
Nghiên cứu tìm hiểu nhu cầu của trẻ ảnh hưởng HIV/AIDS tiến hành ở tỉnh
Anhui, Trung Quốc năm 2005 bằng phương pháp định lượng phỏng vấn 154 người
chăm sóc trẻ, kết hợp định tính trên nhóm nhân viên của thôn xã, người sống chung
với HIV/AIDS và người chăm sóc trẻ. Nghiên cứu cho thấy việc h c tập của trẻ rất
hạn chế, có 11,7% trẻ đến tuổi nhưng không thể đến trường vì gia đình cần trẻ ở
nhà hoặc đi làm kiếm tiền; hoạt động của trẻ ở trường rất kém, 34,0% trẻ ở lại lớp,
19,4% trẻ hoạt động thể chất kém hơn trẻ khác; hầu hết trẻ ăn không đủ chất nên bị
suy dinh dưỡng, có 31,0% trẻ không được ăn trái cây, 14,0% trẻ không được ăn thịt
giàu đạm, một số trẻ bị đói do thiếu thức ăn [17].


11
Nghiên cứu tác động của đại dịch HIV/AIDS lên trẻ em bằng phương pháp
phân tích dữ liệu trong 400 tài liệu thu thập từ chương trình nghiên cứu phát triển
trẻ em, thanh thiếu niên và gia đình cho thấy AIDS đã làm cho đời sống của trẻ mất
mát khá nhiều: Mất gia đình, chán nản; đói nghèo và suy dinh dưỡng; trẻ không có
miễn dịch hay chăm sóc y tế, mất sức khỏe; tăng nhu cầu lao động, mất cơ hội đến

trường, không được hưởng thừa kế; trẻ bị cưỡng bức di cư, không nhà đi lang thang
trở thành tội phạm, trẻ đường phố gia tăng dễ rơi vào nguy cơ lây nhiễm HIV [45].
Nghiên cứu bằng phương pháp điều tra cắt ngang trên đối tượng người chăm
sóc trẻ (cha, mẹ/người giữ trẻ) và trẻ 6-18 tuổi mồ côi hoặc bị tổn thương do
HIV/AIDS tại 1.000 hộ gia đình ở Kopanong và Kanana Nam Phi vào năm 2006
cho thấy có sự gia tăng số người nhiễm HIV và số trẻ mồ côi trong cộng đồng, nạn
kỳ thị đối với trẻ vẫn còn xảy ra và nhiều trẻ có thể rơi vào hoàn cảnh nguy hiểm và
có hành vi QHTD sớm và không an toàn.
Tại Kanana, 58,0% người chăm sóc trẻ cho biết có sự gia tăng số trẻ mồ côi và
63,2% cho rằng trẻ có thể bị xâm hại, nguyên nhân dẫn đến trẻ bị mồ do HIV/AIDS
chiếm 53,2%. Về sự kỳ thị, có 10,6% trẻ 6-14 tuổi cho biết bị đối xử tồi tệ; đối với
trẻ 15-18 tuổi có 13,8% cho rằng người chăm sóc đối xử chúng kém hơn so với trẻ
khác. Về QHTD và sử dụng rượu bia, chất gây nghiện, có 31,1% trẻ 15-18 tuổi đã
có QHTD (trẻ 6-14 tuổi là 2,7%), trong đó 7,8% là không mong muốn, có 94,9 %
trẻ biết bao cao su (BCS) nhưng chỉ có 31,1% trẻ sử dụng. Nghiên cứu cho thấy
14,3% trẻ sử dụng rượu bia và 5,6 % trẻ đã sử dụng chất gây nghiện trong đó có 4,0
% là thuốc lá.
Tại Kopanong, đối với trẻ 15-18 tuổi có 19,0% đã sử dụng rượu bia, 35,4% trẻ
đã QHTD tự nguyện (trẻ 12-14 tuổi là 2,9%), 12,3% bé gái trước đó đã mang thai.
Tỷ lệ trẻ biết về BCS 90,0% nhưng chỉ có 11,0% sử dụng khi QHTD. Một số ít trẻ
cảm thấy xấu hổ khi cha mẹ chúng nhiễm HIV/AIDS [43].


12
1.4.2. Các nghiên cứu ở Việt Nam
Hầu hết các nghiên cứu đã chỉ ra sự bất bình đẳng trong đời sống của trẻ
nhiễm và trẻ bị ảnh hưởng HIV/AIDS trong việc thụ hưởng các quyền cơ bản,
tương tự như các nghiên cứu trên thế giới trẻ ở Việt Nam cũng phải đương đầu với
tình trạng phân biệt kỳ thị vốn xảy ra rất phổ biến và rơi vào hoàn cảnh dễ bị lạm
dụng do thiếu hiểu biết và kinh nghiệm sống.

Nghiên cứu đánh giá tình hình trẻ em mồ côi và dễ bị tổn thương tại Việt Nam
của Ủy ban Dân số, Gia đình và trẻ em Việt Nam tiến hành vào năm 2005 tại 5 tỉnh,
thành: An Giang, Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh và TP Hồ Chí Minh. Phương
pháp nghiên cứu định lượng kết hợp định tính trên 236 trẻ ảnh hưởng bởi
HIV/AIDS 6-18 tuổi và 185 người chăm sóc trẻ. Nghiên cứu cho thấy 63,8% trẻ
cảm thấy đời sống ở mức rất nghèo khó, có 29,0% trẻ cho biết đã đi làm việc phụ
giúp gia đình. Những khó khăn chính của trẻ đang gặp phải là thiếu thốn về kinh tế
50,0%, thiếu hỗ trợ về tinh thần 26,3%, không được đến trường 5,8%; nhiều trẻ do
ảnh hưởng mối liên quan về HIV/AIDS nên thường cảm thấy buồn tủi, chán nản và
sống khép mình. Có 27,1% trẻ đã nghỉ h c hoặc chưa từng được đi h c, nguyên
nhân chính là do thiếu tiền 53,0%, kế đến là do sức khỏe 11,0% và nguyên nhân do
liên quan đến sử dụng ma túy. Về chăm sóc sức khỏe có 70,7% trẻ khám và điều trị
bệnh tại cơ sở y tế nhà nước, tuy nhiên theo những người chăm sóc trẻ (bị nhiễm
HIV) h phải chịu sự thiếu quan tâm và phân biệt đối xử trong các dịch vụ y tế tại
cơ sở y tế nhà nước [37].
Các nghiên cứu cũng cho thấy kiến thức, thái độ, thực hành về PC
HIV/AIDS của trẻ rất hạn chế, ngay cả các kiến thức cơ bản trẻ cũng chưa được
hiểu biết đầy đủ.
Nghiên cứu KAP về HIV/AIDS trên 229 trẻ nhiễm và ảnh hưởng HIV/AIDS
và 965 trẻ trong và ngoài trường h c bằng phương pháp định lượng và định tính do
Trung tâm Nâng cao chất lượng cuộc sống (Life Centre) thực hiện vào tháng 4/2006
ở quận Bình Thạnh, Gò Vấp và Hóc Môn, TP Hồ Chí Minh cho thấy tỷ lệ trẻ ch n
đúng cách phòng lây nhiễm HIV chỉ có 39,79%. Thái độ của trẻ đối với những


13
người nhiễm HIV còn mang nhiều tiêu cực, tuy vậy phần lớn trẻ bày tỏ thái độ sẵn
lòng chăm sóc người thân trong gia đình hoặc bạn bè nếu h bị nhiễm HIV/AIDS;
về thực hành có 16,1% trẻ cho biết có sử dụng BCS. Nghiên cứu cũng chỉ ra những
nhu cầu thiết yếu của trẻ cần đáp ứng như được thông tin về HIV/AIDS, được chăm

sóc trong trường hợp mồ côi, được hỗ trợ điều trị và dự phòng lây nhiễm, hỗ trợ
việc làm và hạn chế tình trạng phân biệt đối xử [26].
Nghiên cứu đánh giá định tính dự án phòng tránh HIV/AIDS trẻ em và chăm
sóc-hỗ trợ trẻ nhiễm và bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS vào năm 2007 của SC-UK tại
TP Hồ Chí Minh, TP Hải Phòng.. trên 1.186 đối tượng trong đó có 240 trẻ dưới 18
tuổi trong cộng đồng, 304 trẻ nhiễm và ảnh hưởng HIV/AIDS và 180 cộng tác viên
dự án. Nghiên cứu cho thấy sự thay đổi nổi bật được ghi nhận ở trẻ là kiến thức
HIV/AIDS và quyền trẻ em được nâng cao rõ rệt. Trẻ đã mạnh dạn, tự tin và chủ
động hơn trong việc tìm hiểu và thảo luận về các vấn đề liên quan đến HIV/AIDS,
giới tính và sức khỏe sinh sản. Trẻ cũng được nâng cao kỹ năng phòng lây nhiễm
HIV/AIDS thông qua các buổi truyền thông và tập huấn. Đánh giá cũng cho thấy
các gia đình có người nhiễm HIV/AIDS không còn mặc cảm tự ti, tự kỳ thị mình
hay bị phân biệt đối xử như trước đây và ngoài ra do những tác động tích cực của
chương trình nên số trẻ nhiễm và ảnh hưởng HIV/AIDS được sống trong môi
trường không bị phân biệt đối xử và được tiếp cận với dịch vụ hỗ trợ giáo dục, y tế
và các dịch vụ xã hội khác cũng gia tăng [32].
1.4.3. Hình thức truyền thông cho thanh thiếu niên và trẻ em
1.4.3.1. Truyền thông trong trường học
Nhiều nước đã có các chương trình giáo dục sức khỏe trong nhà trường cho
thanh thiếu niên và trẻ em bao gồm nhiều lĩnh vực trong đó có HIV/AIDS, các bệnh
lây qua đường tình dục và sức khỏe sinh sản. Trong môi trường sư phạm có tính tổ
chức và tính mô phạm cao tạo thuận lợi cho việc giảng dạy về an toàn tình dục luôn
được coi là vấn đề nhạy cảm, khó trao đổi với thanh thiếu niên và trẻ em.


14
Ở Việt Nam, các kiến thức về HIV/AIDS, sức khỏe sinh sản không có giáo
trình riêng được dạy kết hợp trong các môn h c của từng cấp h c. Các chương trình
truyền thông trong trường h c tác động rộng rãi đến h c sinh nhưng bỏ sót số thanh
thiếu niên không đến trường. Ngoài ra, do tính mô phạm khiến sự trao đổi giữa h c

sinh và giáo viên bị hạn chế rất nhiều.
1.4.3.2. Truyền thông đại chúng
Các phương tiện thông tin đại chúng phổ biến như truyền hình, phát thanh
ưu điểm chung là đưa thông tin đến người nhận ở phạm vi rộng và nhanh, tuy
nhiên hạn chế lớn nhất của truyền hình là thông tin khi đến người nhận có thể bị
sai lệch. Phương tiện thông tin đại chúng dù có thể nâng cao đáng kể hiểu biết
của người nhận nhưng lại hạn chế tác động thay đổi hành vi. Nghiên cứu về các
chương trình tiếp thị xã hội sức khỏe sinh sản ở Bootxoana, Camorun, Ghine và
Nam Phi cho thấy có sự thay đổi về hiểu biết ở thanh thiếu niên nhưng hành vi thì
không thay đổi.
1.4.3.3. Truyền thông nhóm nhỏ
Truyền thông nhóm nhỏ dựa trên quan điểm sự đồng nhất về văn hóa giữa
người đi tuyên truyền và đối tượng tham gia nên sự tiếp nhận thông tin sẽ dễ dàng
hơn, đối với trẻ ảnh hưởng HIV/AIDS có cùng đặc điểm là bị trở ngại tâm lý vì chịu
áp lực về sự kỳ thị xã hội do có mối liên quan với người nhiễm HIV nên giữa trẻ
với nhau dễ dàng có sự cảm thông và chia sẻ. Hình thức giáo dục đồng đẳng giữa
trẻ với trẻ là những hoạt động chia sẻ thông tin, kiến thức, kỹ năng của những người
có cùng đặc trưng xã hội đã được huấn luyện thích hợp để hỗ trợ trẻ có hành vi an
toàn và cuộc sống lành mạnh. Trong giáo dục đồng đẳng, trẻ em cùng đặc điểm dễ
được lôi cuốn tham gia vào các hoạt động, vì vậy sẽ dễ thúc đẩy thực hiện các chuẩn
mực xã hội, hỗ trợ sự chuyển biến về thái độ và hành vi lành mạnh.
Nghiên cứu đánh giá trên 1.223 thanh thiếu niên và trẻ em ở TP Hồ Chí Minh
bằng phương pháp định lượng và định tính năm 2003 cho thấy có sự thay đổi kiến
thức, thái độ, thực hành PC HIV/AIDS và nguồn thông tin tiếp nhận của ĐTNC
trước và sau can thiệp: Kiến thức về đường lây 58,0% tăng lên 95,0%; thái độ ứng


15
xử đúng với người nhiễm HIV tăng từ 75,0% lên 86,0%. Sự tiếp cận nguồn thông
tin cũng có sự thay đổi trước và sau can thiệp, trước can thiệp có 70,0% tiếp cận từ

nguồn thông tin đại chúng và 30,0% từ nhà trường và bạn bè, sau can thiệp nguồn
thông tin đại chúng giảm còn 26,0% và nguồn thông tin trực tiếp từ các đồng đẳng
viên, thầy cô tăng lên 87,0%[27].
Như vậy, giữa truyền thông đại chúng và truyền thông nhóm nhỏ đều có
những ưu điểm và hạn chế. Tuy nhiên, trong các can thiệp về truyền thông PC
HIV/AIDS thì truyền thông nhóm nhỏ có hiệu quả hơn trong việc thúc đẩy thay đổi
thái độ và hành vi của đối tượng tham gia.
1.5. GIỚI THIỆU CÔNG TÁC PHÕNG TRÁNH HIV/AIDS CHO TRẺ EM
VÀ CHĂM SÓC, HỖ TRỢ TRẺ BỊ ẢNH HƢỞNG
1.5.1. Một số khái niệm
Trẻ em: Theo Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em quy định trẻ em là
những công dân Việt Nam dưới 16 tuổi [24]. Nhưng theo Điều 1 Công ước về
quyền trẻ em thì trẻ em là những người dưới 18 tuổi [28]. Đây là điểm khác biệt
lớn giữa Công ước quốc tế và Luật của Việt Nam. Đối với trẻ em từ 16 đến dưới 18
tuổi, Nhà nước xem là trẻ chưa thành niên, nghĩa là ở độ tuổi này thì không còn là
trẻ em nhưng cũng chưa phải là người trưởng thành. Thực tế cho thấy nhóm tuổi
này dễ bị tác động của đời sống xã hội và có nguy cơ nhiễm HIV cao hơn các nhóm
trẻ khác. Chính vì vậy dự án ch n khái niệm trẻ em theo Công ước quốc tế về quyền
trẻ em là trẻ dưới 18 tuổi.
Trẻ nhiễm HIV là trẻ em đã được xét nghiệm máu với kết quả khẳng định là
dương tính với HIV với chiến lược 3 theo Quyết định số 1418/2000/QĐ-BYT ngày
5/5/2000 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành Thường quy giám sát HIV/AIDS
ở Việt Nam. Đối với trẻ dưới 18 tháng tuổi được khẳng định HIV dương tính theo
Quyết định số 1053/QĐ-BYT của Bộ Y tế ban hành ngày 02/4/2010.
Trẻ bị ảnh hƣởng bởi HIV/AIDS là trẻ dưới 18 tuổi có hoặc không có
nhiễm HIV đang sống chung gia đình với người nhiễm HIV gồm cha/mẹ, ông/bà,
người thân...


16

Ngƣời chăm sóc trẻ: Người đang trực tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc và quyết
định các vấn đề có liên quan đối với trẻ (cha/mẹ, ông/bà, người thân…)
Tình nguyện viên: Người tự nguyện ở cộng đồng được ch n và đào tạo để
tham gia tổ chức các hoạt động tư vấn, chăm sóc, hỗ trợ cho người chăm sóc trẻ và
trẻ ảnh hưởng HIV/AIDS.
Tuyên truyền viên đồng đẳng (g i tắt là tuyên truyền viên): Là thanh thiếu
niên ngoài cộng đồng hoặc h c sinh độ tuổi từ 12-17 được ch n và đào tạo để tham
gia tổ chức hoạt động truyền thông PC HIV/AIDS cho thanh thiếu niên trong trường
h c và ngoài cộng đồng, trong đó có cả trẻ nhiễm và trẻ ảnh hưởng HIV/AIDS.
Dịch vụ hỗ trợ: Là những dịch vụ hỗ trợ của dự án cung cấp cho trẻ ảnh
hưởng HIV/AIDS đang gặp khó khăn nhằm giúp trẻ cải thiện đời sống, qua đó thực
hiện các quyền cơ bản của trẻ. Các dịch vụ hỗ trợ gồm: Giáo dục (h c phí, phương
tiện h c tập, xe đạp, giúp trẻ làm thủ tục khai sinh); y tế (chi phí khám điểu trị, mua
bảo hiểm y tế, hỗ trợ thuốc trị bệnh, chi phí xét nghiệm HIV..); dịch vụ xã hội (vay
vốn, hỗ trợ tổ chức đám tang, tặng quà và tiền mặt cho trẻ trong các dịp lễ hội..)
1.5.2. Cơ sở pháp lý
Phòng tránh HIV/AIDS trẻ em và chăm sóc, hỗ trợ trẻ ảnh hưởng HIV/AIDS
được triển khai trên cơ sở pháp lý như sau :
- Công ước quốc tế quyền trẻ em (UNCRC) của Đại hội đồng Liên Hợp
Quốc.
- Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em và Luật Phòng, chống
HIV/AIDS.
- Chiến lược quốc gia phòng, chống HIV/AIDS tại Việt Nam đến năm 2010
và tầm nhìn 2020.
- Kế hoạch hành động quốc gia vì trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS đến
năm 2010 và tầm nhìn 2020.


17
1.6. ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ, XÃ HỘI CỦA HUYỆN ĐỨC HÕA

Huyện Đức Hòa có diện tích tự nhiên là 42.169 ha, tổng số hộ 51.533, dân số
215.566, tỷ lệ phát triển dân số 1,2%. Đức Hòa có 17 xã và 3 thị trấn với 90 ấp và
khu phố. Huyện Đức Hòa giáp ranh TP Hồ Chí Minh và là huyện tr ng điểm về tệ
nạn xã hội của tỉnh, có 8 tụ điểm mại dâm và 6 tụ điểm tiêm chích với trên 200 gái
mại dâm và người NCMT đang hoạt động. Số người nhiễm HIV đến cuối năm 2009
là 339 (tỷ lệ nhiễm HIV/100 ngàn dân là 174), chuyển AIDS 192 và tử vong 98, số
trường hợp trẻ dưới 18 tuổi nhiễm HIV 11, số thai phụ nhiễm HIV 20. Về số trẻ ảnh
hưởng HIV/AIDS theo thống kê chưa đầy đủ có khoảng 150 trẻ, tập trung chủ yếu ở
thị trấn (TT) Đức Hòa và Hậu Nghĩa [35] .
- TT Hậu Nghĩa là thị trấn trung tâm của huyện Đức Hòa có diện tích 12,48
km2 với tổng số dân 14.998 người, số hộ 3.596, số ấp 4; tỷ lệ phát triển dân số
1,1%. TT Hậu Nghĩa phát triển về nông nghiệp kết hợp công nghiệp và tiểu thủ
công nghiệp với thu nhập bình quân của người dân là 1.215 USD/năm. Trung tâm
của thị trấn rất gần TP Hồ Chí Minh nên tệ nạn ma túy và mại dâm đã tồn tại nhiều
năm với trên 100 đối tượng ma túy và gái mại dâm đang hoạt động. Số trẻ nhiễm và
ảnh hưởng HIV/AIDS dưới 18 tuổi hiện đang quản lý là 45 trẻ.
- TT Đức Hòa là thị trấn lớn thứ 2 của huyện Đức Hòa có diện tích 6,93 km2
với tổng số dân 12.064 người, số hộ 2.668, số ấp 5, tỷ lệ phát triển dân số 1,1%. TT
Đức Hòa có cơ cấu phát triển kinh tế như TT Hậu Nghĩa nhưng thu nhập bình quân
của người dân cao hơn 1.776 USD/năm. TT Đức Hòa cũng giáp ranh với TP Hồ Chí
Minh nên tệ nạn ma túy và mại dâm rất phát triển. Hiện có ít nhất 5 tụ điểm hoạt
động mại dâm và 3 tụ điểm tiêm chích, ước tính có trên 150 đối tượng NCMT và
trên 100 gái mại dâm đang hoạt động. Số trẻ nhiễm và ảnh hưởng HIV/AIDS dưới
18 tuổi hiện đang quản lý là 65 trẻ.


18
CHƢƠNG 2

ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


2.1. ĐỐI TƢỢNG, THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU
2.1.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Bảng 2.1. Mô tả đối tượng tham gia nghiên cứu
TT

Đối tƣợng nghiên cứu

Huyện Đức Hòa

1

Trẻ nhiễm HIV 11- 18 tuổi

x

2

Trẻ ảnh hưởng HIV/AIDS 11- 18 tuổi

x

3

Người nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ

x

4


Tình nguyện viên

x

5

Tuyên truyền viên

x

6

Cán bộ thương binh lao động huyện

x

2.1.2. Thời gian nghiên cứu: từ tháng 3/2012 đến tháng 6/2012
2.1.3. Địa điểm nghiên cứu: Thị trấn Hậu Nghĩa và Đức Hòa, huyện Đức Hòa
2.2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu đánh giá trên nhóm đối tượng trẻ ảnh hưởng HIV/AIDS 11-18 tuổi
2.2.2. Cỡ mẫu, cách chọn mẫu
2.2.2.1. Cỡ mẫu nghiên cứu định lượng
 Ch n mẫu toàn bộ trẻ ảnh hưởng HIVtừ 11-18 tuổi là 100 trẻ huyện Đức Hòa.
 Tiêu chí ch n: Trẻ đang sống ở địa bàn trong thời điểm điều tra, trẻ được
ch n phải có sự đồng ý của người trực tiếp chăm sóc, loại trừ những trẻ bị bệnh
nặng nhập viện hoặc không còn đủ sức khỏe để nghe hiểu và giao tiếp. Kết quả có
đủ 100 trẻ được ch n và được phỏng vấn.
2.2.2.2. Cỡ mẫu nghiên cứu định tính
Nghiên cứu ch n 6 nhóm đối tượng gồm 25 người tham gia phỏng vấn sâu:

 Trẻ ảnh hưởng HIV/AIDS 11-18 tuổi, người chăm sóc trẻ, tình nguyện
viên, tuyên truyền viên, nhân viên phòng, chống HIV/AIDS.


19
Bảng 2.2. Mô tả đối tượng tham gia nghiên cứu định tính
Địa phƣơng
ĐTNC định tính

TT

Tổng cộng
TT Đức Hòa

TT Hậu Nghĩa

1

Trẻ ảnh hưởng HIV/AIDS

4

4

8

2

Người chăm sóc trẻ


2

2

4

3

Tình nguyện viên

2

2

4

4

Tuyên truyền viên

2

2

4

5

Giáo dục viên


2

2

4

6

Nhân viên PC HIV/AIDS

1

1

Tổng cộng

25

2.2.3. Xác định chỉ số, biến số nghiên cứu
Bảng 2.3. Phần I: Thông tin đối tượng nghiên cứu
TT

Biến số

Định nghĩa

Phân
loại

PP

thu thập

1

Giới tính

Giới nam hoặc nữ

Nhị phân Phỏng vấn

2

Người chăm
sóc trẻ

Có 4 giá trị: Cha/mẹ, ông/bà,
anh/chị, người thân (cô/chú)..

Định
danh

Phỏng vấn

3

Tuổi

Tuổi tính theo năm sinh
(dương lịch)


Định
lượng

Phỏng vấn

4

Đi h c/nghỉ h c

Trẻ còn đang h c ở trường hoặc
đã nghỉ h c

Nhị phân Phỏng vấn

5

Trình độ h c
vấn

Bậc h c hiện hành: Tiểu h c,
THCS, THPT, Trường dạy nghề

Thứ bậc

Phỏng vấn

6

Số năm nghỉ
h c


Số năm rời trường

Định
lượng

Phỏng vấn

7

Lý do trẻ nghỉ
h c

Là các lý do: Sức khỏe, kỳ thị,
thủ tục, khả năng h c, kinh tế,
nhà xa, thay đổi chỗ ở

Định
danh

Phỏng vấn

8

Đi làm/Không
đi làm

Trẻ hiện đang đi làm hoặc
không đi làm kiếm tiền


Nhị phân Phỏng vấn


×