Tải bản đầy đủ (.doc) (55 trang)

Phát triển thị trường xuất khẩu nông sản của Tổng công ty Rau quả, Nông sản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.94 MB, 55 trang )

GVHD: ThS.Nguyễn Thanh Phong

1

Lời mở đầu
Sự biến đổi nhanh chóng của nền kinh tế toàn cầu đã và đang có những
tác động lớn đến nền kinh tế Việt Nam trong đó có ngành kinh tế nông
nghiệp. Việt Nam là một đất nước nông nghiệp với rất nhiều sản phẩm được
xuất ra thị trường thế giới và đã khẳng định được tên tuổi trên thị trường cũng
như được khách hàng ưa chuộng như hồ tiêu, hạt điều, cafe… Tuy nhiên, do
nhiều nguyên nhân, Việt Nam vẫn chưa tận dụng được hết lợi thế vốn có của
mình, chưa khai thác hết tiềm năng nông nghiệp của đất nước mà một trong
những nguyên nhân quan trọng là chưa có được đầu ra rộng lớn và ổn định.
Tổng công ty Rau quả, Nông sản là một doanh nghiệp nhà nước đầu ngành
trong lĩnh vực sản xuất chế biến và xuất khẩu hàng rau quả, nông sản của Việt
Nam, với kim ngạch hàng năm chiếm khoảng 30% tổng kim ngạch xuất nhập
khẩu rau quả, nông sản toàn quốc. Hiện nay, sản phẩm của Tổng công ty đã có
mặt trên tổng số 58 quốc gia và vùng lãnh thổ, và nhiều sản phẩm đã xây
dựng được thương hiệu trên thị trường.
Tuy nhiên, năm 2007, khi Việt Nam chính thức ra nhập WTO, cùng với các cơ
hội lớn được mở ra cho các doanh nghiệp như thị trường mở rộng, sự phá bỏ
các rào cản thuế quan là hàng loạt khó khăn cũng xuất hiện, đó là các hàng
rào phi thuế quan và sự cạnh tranh dành thị trường ngày càng trở nên khốc
liệt. Đặc biệt, cuối năm 2008, cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đã gây ảnh
hưởng cực kỳ lớn đến ngành kinh doanh nông sản. Đời sống của người dân
gặp nhiều khó khăn, lượng tiêu thụ hàng hóa giảm dần, không chỉ riêng Tổng
công ty Rau quả, Nông sản mà bất cứ một công ty nào khác cũng đứng trước
tình cảnh mất dần thị trường ngay cả các thị trường truyền thống. Tình hình
kinh doanh của các doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn.
Hiện nay, nền kinh tế thế giới vẫn chưa phục hổi sau cơn khủng hoảng và tình
hình kinh doanh của Tổng công ty Rau quả, Nông sản cũng đang gặp rất


nhiều khó khăn đặc biệt là việc tìm ra thị trường cho sản phẩm của công ty.

SV Hoàng Thị Thu Hoài


GVHD: ThS.Nguyễn Thanh Phong

2

Xuất phát từ thực tế đó, sau một thời gian thực tập ở phòng xuất nhập khẩu 5,
Tổng công ty Rau quả, Nông sản, em đã quyết định chọn đề tài: “ Phát triển
thị trường xuất khẩu nông sản của Tổng công ty Rau quả, Nông sản” để viết
chuyên đề thực tập tốt nghiệp. Đề tài tập trung nghiên cứu tìm hiểu thị trường
xuất khẩu nông sản của Tổng công ty và tìm ra các giải pháp nhằm thúc đẩy
phát triển thị trường xuất khẩu nông sản trong phạm vi Tổng công ty Rau quả,
Nông sản trong khoảng thời gian từ tháng 2 đến tháng 5 năm 2010. Các số
liệu được thu thập trong vòng 5 năm từ năm 2005- 2009.
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp bao gồm 3 chương:
-

Chương I: Tổng quan về Tổng công ty Rau quả, Nông sản

-

Chương II: Thực trạng phát triển thị trường xuất khẩu của Tổng

công ty Rau quả, Nông sản
-

Chương III: Một số giải pháp nhằm phát triển thị trường xuất


khẩu của Tổng công ty Rau quả, Nông sản
Do thời gian thực tập có hạn, tài liệu và kiến thức của em còn hạn chế nên bài
viết của em còn nhiều thiếu sót. Em rất mong nhận được sự góp ý của các
thầy cô cùng toàn thể cán bộ công nhân viên của Tổng công ty để báo cáo
thực tập tốt nghiệp của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo – ThS Nguyễn Thanh Phong, giảng viên
trường Đại học Kinh tế Quốc dân, chị Nguyễn Xuân Trúc - công tác tại phòng
xuất nhập khẩu 4, chị Nguyễn Thu Thảo - trưởng phòng kinh doanh xuất nhập
khẩu 5, cùng các bác, các cô, chú trong phòng xuất nhập khẩu 5 của Tổng
công ty Rau quả, Nông sản đã tận tình hướng dẫn và chỉ bảo em trong thời
gian thực tập và hoàn thành bản thu hoạch này.
Sinh viên
Hoàng Thị Thu Hoài

SV Hoàng Thị Thu Hoài


GVHD: ThS.Nguyễn Thanh Phong

3

CHƯƠNG I
TỔNG QUAN VỀ TỔNG CÔNG TY RAU QUẢ, NÔNG SẢN
1.1. Thông tin chung về Tổng công ty Rau quả, Nông sản.
Tên công ty: Tổng công ty Rau quả, Nông sản
Tên tiếng Anh: Viet Nam national vegetable, Fruit and Agricultural Product
Coporation.
Tên viết tắt: Vegetexco Việt Nam.
Trụ sở chính: Số 2 Phạm Ngọc Thạch- Đống Đa- Hà Nội.

Điện thoại liện hệ : 84.4852.3061

Fax : 84.4852.3920

Website : http:// www.vegetexcovn.com.vn

Email:

Tổng công ty rau quả nông sản Việt Nam là doanh nghiệp kinh doanh đa
ngành trong phạm vi toàn quốc và thế giới với 6 công ty con, 20 công ty liên
kết, 5 công ty liên doanh và 2 chi nhánh cũng như các văn phòng đại diện tại
trong và ngoài nước. Hiện kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng năm của công ty
chiếm khoảng 30% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu rau quả, nông sản
ViệtNam.
Hiện nay, Tổng công ty đã là thành viên của Hiệp hội Trái cây Việt Nam.
* Các lĩnh vực kinh doanh chủ yếu
Lĩnh vực kinh doanh chủ yếu của Tổng công ty bao gồm:
Tham gia xây dựng, quy hoạch, kế hoạch phát triển hệ thống sản xuất
và cung cấp rau quả trong phạm vi toàn quốc. Đảm bảo cung cấp giống tốt
cho toàn quốc, xây dựng các vùng chuyên canh, thâm canh rau quả với năng
suất và chất lượng cao.
Sản xuất giống rau quả và các nông, lâm sản khác.
Dịch vụ trồng trọt, chăn nuôi, trồng rừng.

SV Hoàng Thị Thu Hoài


GVHD: ThS.Nguyễn Thanh Phong

4


Sản xuất bao bì (giấy, thủy tinh,…).
Bán buôn, bán lẻ, bán đại lý giống rau quả, thực phẩm, đồ uống, máy
móc, thiết bị, phụ tùng chuyên dùng, nguyên vật liệu, hóa chất và hàng tiêu
dùng.
Chế biến rau quả, thịt, thủy sản, đường kính và đồ uống (nước quả các
loại, nước uống có cồn, không cồn,…).
Kinh doanh vận tải, kho, cảng và dịch vụ giao nhận hàng hóa.
Kinh doanh du lịch, nhà hàng, khách sạn, văn phòng cho thuê.
Kinh doanh tài chính, tham gia thị trường chứng khoán.
Xây lắp công nghiệp và dân dụng.
Dịch vụ tư vấn phát triển ngành rau, hoa quả.
Sản xuất, chế tạo các sản phẩm cơ khí, thiết bị, máy móc, phụ tùng
phục vụ chuyên ngành rau quả và gia dụng.
Xuất nhập khẩu: Xuất nhập khẩu trực tiếp các lọai rau quả tươi, rau
quả chế biến, hoa quả, cây cảnh, gia vị, giống rau quả, nông, lâm, hải sản,
thực phẩm, hàng thủ công mỹ nghệ, hàng tiêu dùng, hóa chất, vật tư, thiết bị,
phương tiện vận tải và các loại nguyên vật liệu.
Thực hiện công tác nghiên cứu, chuyển giao công nghệ, đặc biệt là
công nghệ sinh học để đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu có năng suất
và chất lượng cao.
Đào tạo cán bộ công nhân kỹ thuật có chất lượng và có trình độ đảm
bảo sự phát triển bền vững của doanh nghiệp.
Liên doanh, liên kết với các tổ chức, đơn vị kinh tế trong và ngoài
nước nhằm phát triển sản xuất kinh doanh rau quả và nông sản cao cấp. Tiếp
nhận và thực hiện các dự án hỗ trợ đầu tư phát triển để phát triển kinh doanh
của Tổng công ty.

SV Hoàng Thị Thu Hoài



GVHD: ThS.Nguyễn Thanh Phong

5

1.2. Quá trình hình thành và phát triển của Tổng công ty
Ngày 11-2-1988, Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm (nay là bộ nông
nghiệp và Phát triển nông thôn) ra quyết đinh số 63-NN-TCCB/QĐ, thành lập
Tổng công ty Rau quả Việt Nam trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty bao gồm:
Tổng công ty XNK rau quả, Công ty rau quả Trung ương và Liên hiệp các xí
nghiệp nông – công nghiệp Phú Quỳ.
Tổng công ty Rau quả, Nông sản được thành lập trên cơ sở sáp nhập 2 tổng
công ty lớn là tổng công ty xuất nhập khẩu nông sản và thực phẩm với Tổng
công ty Rau quả Việt Nam theo Quyết định số 66QĐ-BNN-TCCB của Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam ra ngày 11-6-2003. Tổng công
ty được chính thức hoạt động từ ngày 1-7-2003.
Nhìn chung, quá trình hình thành và phát triển của Tổng công ty có thể được
chia thành 4 giai đoạn chính như sau:
Giai đoạn 1: giai đoạn từ năm 1988 đến năm 1990.
Trong giai đoạn này, doanh nghiệp mới được thành lập, hoạt động theo cơ chế
bao cấp. Đối tác chính của doanh nghiệp trong giai đoạn này là Liên Xô. Mọi
vật tư phục vụ cho sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong giai đoạn này
là do Liên Xô cung cấp và sản phẩm của doanh nghiệp cũng chủ yếu xuất
sang Liên Xô theo chương trình hợp tác rau quả nông sản của Việt Nam và
Liên Xô (1986-1990) với khoảng trên 97% tổng kim ngạch xuất khẩu của
tổng công ty. Nhờ đó, trong giai đoạn này, tình hình kinh doanh của Tổng
công ty tương đối ổn định với thị trường tiêu thụ rau quả nông sản rộng lớn và
có điều kiện trang bị những cơ sở vật chất kỹ thuật ban đầu.
Giai đoạn 2:giai đoạn từ năm 1991 đến 1995.
Đây là giai đoạn Tổng công ty có nhiều biến chuyển do ảnh hưởng của sự

thay đổi trong đường lối và chính sách phát triển kinh tế của nhà nước. Công

SV Hoàng Thị Thu Hoài


GVHD: ThS.Nguyễn Thanh Phong

6

ty chuyển từ quản lý tập trung sang quản lý theo cơ chế thị trường. Trong giai
đoạn này Tổng công ty cũng gặp phải rất nhiều vấn đề khó khăn do mất vị trí
đầu mối kinh doanh do nhà nước đặc ban như trong giai đoạn trước, hàng loạt
các công ty mới ra đời, cạnh tranh gay gắt hơn theo cơ chế thị trường, Liên
Xô và hàng loạt các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu tan vỡ làm cho Tổng
công ty mất đi thị trường tiêu thụ chính.
Để đối phó với những khó khăn đặt ra, Tổng công ty đã có nhiều đổi mới cải
cách đúng đắn, nhờ đó Tổng công ty đã đứng vững và tào đà cho sự phát triển
sau này.
Giai đoạn 3: Giai đoạn từ năm 1996-2002
Trong giai đoạn này, Tổng công ty hoạt động theo mô hình tổng công ty 90.
Đây là giai đoạn tổng công ty vừa có những thuận lợi nhất định vừa phải đối
mặt với rất nhiều khó khăn.
Những thuận lợi của Tổng công ty trong giai đoạn này đó là sự kế thừa những
thành công trong giai đoạn trước, Tổng công ty đã có được những thành quả
và kinh nghiệm nhất định sau 5 năm hoạt động theo cơ chế thị trường. Thêm
vào đó, với sự chỉ đạo của Bộ Nông Nghiệp và phát triển Nông thôn, định
hướng phát triển Tổng công ty giai đoạn 1998 - 2000 và 2010 và đề án phát
triển rau quả và hoa cây cảnh thời kỳ 1999 – 2010 đã được chính phủ phê
duyệt tạo rất nhiều thuần lợi cho Tổng công ty có được sự phát triển mới về
chất.

Tuy nhiên, những khó khăn mà Tổng công ty gặp phải cũng không ít. Đặc biệt
là ảnh hưởng tiêu cực từ cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2007 đã làm
cho giá hàng nông sản trên thị trường thế giới liên tục bị rớt giá. Trong giai
đoạn này, Tổng công ty còn bị cắt đi sự bao cấp cuối cùng về thị trường từ
phía chính phủ đó là vào cuối năm 1999 chính phủ chấm dứt giao kế hoạch trả

SV Hoàng Thị Thu Hoài


GVHD: ThS.Nguyễn Thanh Phong

7

nợ Nga cho Tổng công ty. Thêm vào đó, trong giai đoạn này, một mặt do sự
mất cân đối trong đầu tư, mặt khác do ảnh hưởng của thiên tai làm cho nguồn
nguyên liệu bị thiếu thốn, giá đẩy lên cao, do đó sản phẩm của doanh nghiệp
khó cạnh tranh với các sản phẩm của các nước khác trong khu vực.
Với sự nỗ lực của toàn thể nhân viên và tập thể Tổng công ty, sự đúng đăn
trong lựa chọn những bước đi đã giúp Tổng công ty từng bước tận dụng lợi
thế, khắc phục khó khăn, Tổng công ty đã cơ bản hoàn thành giai đoạn 1 của
dự án đầu tư 1998 - 2000 đưa Tổng công ty phát triển lên một tầm cao mới.
Giai đoạn 4: giai đoạn từ năm 2003 đến nay.
Năm 2003 là năm đầu tiên Tổng công ty Rau quả, Nông sản được chính thức
đi vào hoạt động. Trong giai đoạn này, Tổng công ty cũng gặp phải không ít
khó khăn do bước đầu sáp nhập, tổ chức chưa thực sự hòa đồng, chặt chẽ. Tuy
nhiên đó chỉ là trong thời gian ngắn ban đầu, Tổng công ty đã nhanh chóng
thích nghi và trở thành một tập thể thống nhất.
Năm 2007, Việt Nam chính thức ra nhập tổ chức thương mại thế giới WTO,
mở ra vô vàn những cơ hội được mở rộng thị trường, được cạnh tranh tự do
trên thị trường thế giới đồng thời mang đến cho Tổng công ty những thách

thức rất lớn do cạnh tranh ngày càng trở nên khốc liệt hơn. Đây cũng là năm
Tổng công ty chính thức chuyển sang hoạt động theo mô hình Tổng công ty
mẹ - công ty con.
Đặc biệt, trong năm 2008, Tổng công ty cũng phải đối mặt với những khó
khăn chung của toàn thế giới đó là cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu xảy
ra vào cuối năm 2008 và hậu quả vẫn còn kéo dài cho đến tận bây giờ.
Tuy nhiên, với sự chỉ đạo đúng đắn của nhà nước, Tổng công ty đã từng bước
khắc phục được khó khăn và vẫn vững vàng tiến lên trên con đường phát triển

SV Hoàng Thị Thu Hoài


GVHD: ThS.Nguyễn Thanh Phong

8

mặc dù Tổng công ty cũng còn phải nỗ lực rất nhiều để có thể đối mặt với
những khó khăn đang đặt ra.
1.3. Cơ cấu tổ chức của Tổng công ty

CÁC ĐƠN VỊ PHỤ
THUỘC

1.Cty chế biến XNK
điều Bình Phước
2. Cty giống rau quả

HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

BAN KIỂM SOÁT


TỔNG GIÁM ĐỐC

CÁC PHÓ GĐ

CÁC PHÒNG CHỨC NĂNG
1. Phòng tổ chức hành chính
2. Phòng kế toán tài chính
3. Phòng tư vấn đầu tư xúc tiến thương
mại.
4. Phòng kế hoạch tổng hợp
5. Trung tâm kiểm tra chất lượng sản
phẩm(KCS)
6. Các phòng kinh doanh (8 Phòng)

CÔNG TY CỔ PHẦN
CTY LIÊN DOANH
1.Cty LD TNHH CROWN Hà
Nội
2. Cty Hộp Sắt TOVECAN
3. Cty LD TNHH LUVECO

Cty CP XNK Rau quảCty CP SX & DV XNK Rau quảCty CP In & Bao
bì Mỹ ChâuCty CP Vật tư & XNKCTy CP cảng RQCty CP TP XK Đòng
GiaoCty CP Thực phẩm XK Tân BìnhCty CP Xây dựng & SX VLCty CP
TPXK Bắc GiangCty CP XNK Rau quả Tam HiệpCty CP XNK NS & TP Sài
Gòn Cty CP XNK NLS chế biénCty CP Vận tải và TMCty CP XNK Rau quả
Thanh HóaCty CP VINALIMEX HCMCty CP Nông lâm sản Hà TĩnhCty CP
XNK Rau quả 1 Cty CP XNK RQ Hải PhòngCty CP VianCty CP CB TPXPK
kiên giang Cty CP TPXK Hưng YênCty CP Tiền GiangCty CP vật tư CN &

TPCty CP TB & NGK Dona_ Newtowner

4. Cty LD CBGV Vinaharriss

Sơ đồ 1: Cơ cấu tổ chức và quản lý của Tổng công ty Rau quả, Nông sản

SV Hoàng Thị Thu Hoài


GVHD: ThS.Nguyễn Thanh Phong

9

* Hội đồng quản trị: bao gồm 5 người bao gồm 1 Chủ tịch hội đồng quản trị,
1 Phó chủ tịch hội đồng quản trị và 3 Quản trị viên, được Thủ tướng Chính
phủ bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm theo đề nghị của bộ nông nghiệp và
phát triển nông thôn.
Chức năng của Hội đồng quản trị là giám sát và điểu hành toàn bộ hoạt động
của Tổng công ty thông qua Tổng giám đốc và Ban kiểm soát. Hội đồng quản
trị chịu sự điều hành và quản lý trực tiếp của Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn.
Hội đồng quản trị Tổng công ty làm việc theo chế độ tập thể, họp thường kỳ
hàng quý. Ngoài ra, Hội đồng quản trị cũng có thể có những cuộc họp bất
thường để giải quyết những vấn đề cấp bách của Tổng công ty. Nhiệm kỳ của
Hội đồng quản trị là 5 năm.
* Ban kiểm soát: do Hội đồng quản trị lập ra có chức năng giúp hội đồng
quản trị kiểm tra giám sát việc tiến hành thực thi các chủ trương, đường lối,
chính sách, các quyết định của Tổng công ty cũng như sự chấp hành luật pháp
của Tổng giám đốc, Phó tổng giám đốc, các phòng ban cũng như các thành
viên trong toàn bộ Tổng công ty để đảm bảo cho công việc kinh doanh của

Tổng công ty được diễn ra thuận lợi, chính xác và có hiệu quả.
Ban kiểm soát hoạt động dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Hội đồng quản trị, chịu
trách nhiệm báo cáo hoạt động trước Hội đồng quản trị, mọi kinh phí hoạt
động cũng như lương bổng của các thành viên trong ban kiểm soát do Tổng
công ty chịu trách nhiệm chi trả.
* Tổng giám đốc và các phó tổng giám đốc
- Tổng giám đốc do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn bổ
nhiệm theo đề nghị của hội đồng quản trị.
Tổng giám đốc là đại diện pháp nhân của Tổng công ty trước pháp luật, là
người chịu trách nhiệm quản lý và điều hành toàn bộ hoạt động của Tổng
công ty, chịu trách nhiệm về hoạt động và kết quả hoạt động sản xuất kinh

SV Hoàng Thị Thu Hoài


GVHD: ThS.Nguyễn Thanh Phong

10

doanh cũng như con người và tài sản của Tổng công ty trước Chủ tịch hội
đồng quản trị, trước Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn và trước pháp
luật.
Tổng giám đốc có quyền quyết định cơ cấu tổ chức bộ máy của Tổng công ty.
Nhiệm kỳ của Tổng giám đốc là 5 năm.
- Các Phó tổng giám đốc: Tổng công ty có 3 Phó tổng giám đốc bao gồm: một
Phó tổng giám đốc phụ trách sản xuất nông, công nghiệp; một Phó tổng giám
đốc phụ trách hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu và một Phó tổng giám
đốc phụ trách các tỉnh phía Nam.
Các Phó tổng giám đốc có nhiệm vụ giúp Tổng giám đốc quản lý, điều hành 1
hoặc 1 số lĩnh vực kinh doanh của Tổng công ty, chịu sự chỉ đạo trực tiếp của

Tổng giám đốc và chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc, trước Hội đồng
quản trị và trước pháp luật về kết quả thực hiện các nhiệm vụ được giao.
* Các phòng chức năng thuộc khối quản lý:
Là các bộ phận có nhiệm vụ giúp việc cho Hội đồng quản trị, cho Tổng giám
đốc, chịu sự điều hành trực tiếp từ các Phó tổng giám đốc và Hội đồng quản
trị.
Tổng công ty hiện có 5 phòng chức năng bao gồm:
- Phòng tổ chức hành chính: Có chức năng giúp việc, tham mưu cho Tổng
giám đốc, thực hiện công tác tổ chức nhân sự, công tác thi đua, khen thưởng,
kỷ luật … trong Tổng công ty. Phụ trách công tác đời sống của cán bộ trong
Tổng công ty, quan hệ đối ngoại; Quản lý chế độ tiền lương, tiền thưởng, an
toàn lao động và các chế độ bảo hiểm xã hội theo chế độ chính sách của nhà
nước. Quản lý chặt chẽ số lượng, chất lượng cán bộ công nhân viên, hồ sơ lý
lịch cán bộ công nhân viên, … Bố trí sắp xếp các vị trí công tác phù hợp với
trình độ và năng lực của lao động.
- Phòng kế toán hành chính: Thực hiện các nhiệm vụ hạch toán quản lý vốn
và các khoản phải chi.Cụ thể:

SV Hoàng Thị Thu Hoài


GVHD: ThS.Nguyễn Thanh Phong

11

Có nhiệm vụ lập kế hoạch thu chi tài chính hàng năm dựa trên kế hoạch sản
xuất kinh doanh của Tổng công ty, theo dõi tài sản cố định và tình hình sử
dụng tài sản cố định của Tổng công ty đồng thời phối hợp với phòng sản xuất
kinh doanh, điều chỉnh kế hoạch sản xuất kinh doanh cho phù hợp với tình
hình thực tế của Tổng công ty.

Quản lý các nguồn vốn, hạch toán thu chi tài chính và thực hiện tính giá thành
sản phẩm. Tham mưu cho Tổng giám đốc sử dụng các loại nguồn vốn để sản
xuất kinh doanh, đồng thời kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất
kinh doanh, làm công tác chi lương và các chế độ lao động khác cho các cán
bộ công nhân viên trong văn phòng Tổng công ty, thực hieeunj thanh quyết
toán thu chi tài chính kịp thời, thực hiện chế độ báo cáo tài chính giúp cho
ban giám đốc điều hành có hiệu quả.
- Phòng kế hoạch tổng hợp: có chức năng nghiên cứu, khảo sát và đưa ra các
mục tiêu, kế hoạch tổng hợp nhằm đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh
của tổng công ty cũng như các đơn vị thành viên.
- Phòng đầu tư và xúc tiến thương mại: có chức năng tư vấn và lập dự án đầu
tư cho các đơn vị trực thuộc và thực hiện công tác xúc tiến thương mại, các
dự án kinh doanh, tham gia xây dựng các dự án sản xuất, chế biến kinh doanh
rau quả, nông sản, giới thiệu và đưa sản phẩm ra thị trường.
- Trung tâm kiểm tra chất lượng sản phẩm: có nhiệm vụ kiểm tra, giám sát
chất lượng hàng hóa trước khi đem ra tiêu thụ trên thị trường, nhằm thực hiện
chức năng đảm bảo cho sản phẩm của doanh nghiệp khi đưa ra thị trường có
chất lượng đảm bảo, giữ đúng uy tín với khách hàng.
* Các phòng ban thuộc khối kinh doanh: Là các phòng ban thực hiện chức
năng kinh doanh của tổng công ty bao gồm 8 phòng kinh doanh xuất nhập
khẩu. Có chức năng nghiên cứu thị trường, tìm kiếm khách hàng, từ đó thực
hiện nhiệm vụ xuất khẩu do Tổng công ty giao.

SV Hoàng Thị Thu Hoài


GVHD: ThS.Nguyễn Thanh Phong

12


* Các công ty phụ thuộc: các công ty phụ thuộc thực hiện các nhiệm vụ kinh
doanh do tổng công ty giao nhằm trợ giúp hoạt động kinh doanh của tổng
công ty được hoàn thành kế hoạch. Các công ty phụ thuộc được hạch toán độc
lập.
* Ngoài ra, Tổng công ty còn có 4 công ty liên doanh, 24 công ty cổ phần và
các văn phòng đại diện đặt tại trong nước và nước ngoài.

1.4. Đặc điểm thị trường xuất khẩu nông sản của Tổng công ty
Trước đây, trong những năm 1988- 1990, thị trường chủ yếu của Tổng
công ty là Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu. Tuy nhiên, sau khi
Liên Xô cùng hàng loạt các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu đồng loạt tan giã
thì thị trường rộng lớn của Tổng công ty đã không còn. Từ đó, Tổng công ty
phải chuyển sang tìm kiếm các thị trường mới. Hiện nay, những sản phẩm
nông sản của Tổng công ty đã có mặt trên 58 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong
đó có những sản phẩm đã xây dựng được thương hiệu, uy tín và được khách
hàng ưa chuộng như tiêu, điều, gia vị,... trên các thị trường lớn như Hoa Kỳ,
EU, Trung Quốc, Nga...
Có thể nói rằng thị trường của Tổng công ty hết sức đa dạng, rộng lớn với
nhiều đặc điểm khác nhau.
- Thị trường Mỹ và thị trường EU là 2 thị trường rất lớn và rất có tiềm năng
đối với sản phẩm nông sản của tổng công ty.
Mỹ là một thị trường lớn và đóng vai trò quan trọng đối với nông sản xuất
khẩu của Tổng công ty, đặc biệt là hạt điều. Tuy nhiên, đây là một thị trường
có nhiều sự dị biệt so với thị trường chung trên toàn thế giới. Thêm vào đó,
chính phủ Mỹ đã ra rất nhiều các đạo luật đối với hàng nông sản của Việt
Nam vào Mỹ nhằm bảo hộ cho ngành sản xuất nông nghiệp Mỹ, do đó việc
xâm nhập vào thị trường này đã và vẫn còn đang gặp rất nhiều khó khăn.

SV Hoàng Thị Thu Hoài



GVHD: ThS.Nguyễn Thanh Phong

13

EU cũng là một thị trường lớn và quan trọng của Tổng công ty. Các mặt hàng
nông sản xuất sang các nước EU chủ yếu là cafe, chè, hạt điều, và một số loại
gia vị. Các nước nhập khẩu chủ yếu các sản phẩm nông sản của công ty ở EU
là Hà Lan, Anh, Thụy Sĩ, Đức...Thị trường EU là một thị trường lớn, có nhiều
tiềm năng cho nông sản Việt Nam, tuy nhiên, đây là một thị trường hết sức
khó tính, người tiêu dùng ở đây thường ưa chuộng những sản phẩm cao cấp,
đó là những sản phẩm có chất lượng cao, an toàn cho sức khỏe, và họ sẵn
sàng chi trả giá cao để có được những sản phẩm như vậy.
Trong thời gian qua, 2 thị trường này có nhiều sự biến động do ảnh hưởng
của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, đặc biệt đây là 2 trung tâm kinh tế
lớn của thế giới, do đó sự ảnh hưởng của khủng hoảng là rất lớn, điều đó có
ảnh hưởng đến tâm lý tiêu dùng của người dân và trong đó có việc tiêu dùng
các loại nông sản. Do đó Tổng công ty cần chú ý đến đặc điểm này khi tiến
hành xuất khẩu nông sản sang các thị trường này.
- Trung quốc là một thị trường lớn và rất tiềm năng của tổng công ty. Các sản
phẩm xuất khẩu của tổng công ty sang Trung Quốc chủ yếu là tinh bột sắn,
điều nhân, mủ cao su. Trung quốc là nước có đường biên giới liền với Việt
Nam, khí hậu cũng có sự tương đồng, do đó sản phẩm của Việt Nam và Trung
Quốc cũng có nhiều điểm tương đồng đặc biệt là tính mùa vụ. Do đó, nông
sản Việt Nam nói chung và hàng nông sản xuất khẩu của Tổng công ty sang
Trung Quốc gặp phải nhiều khó khăn trong cạnh tranh đặc biệt là về giá cả.
Một đặc điểm bất lợi đối với Tổng công ty nói riêng và đối với các doanh
nghiệp Việt Nam xuất hàng sang Trung Quốc nói chung đó là các điều luật
của Trung Quốc hiện chưa ổn định, và vẫn thường xuyên thay đổi một cách
nhanh chóng. Tuy nhiên, Trung Quốc vẫn được coi là một thị trường đầy triển

vọng của các sản phẩm nông sản của Tổng công ty với dân số cao, nhu cầu
tiêu dùng ngày càng cao và sản phẩm của Tổng công ty có khả năng đáp ứng

SV Hoàng Thị Thu Hoài


GVHD: ThS.Nguyễn Thanh Phong

14

tốt các nhu cầu của người dân Trung Quốc khi mà những sản phẩm trong
nước không thể đáp ứng yêu cầu của họ đặc biệt là về chất lượng.
Ngoài ra, một số nước như Đài Loan, Hồng Kông, Nhật Bản, Singapore,
Urugoay, Pakistan, Úc, NewZeland... cũng là những thị trường đầy tiềm năng
đối với các sản phẩm nông sản của Tổng công ty. Đây là những thị trường
đang có kim ngạch nhập khẩu đặc biệt là các mặt hàng nông sản của Việt
Nam ngày càng cao và tương đối ổn định. Các thị trường này hết sức đa dạng.
Đối với Đài Loan, thị trường này không chỉ nhập hàng nông sản Việt Nam
phục vụ cho tiêu dùng mà họ còn sử dụng làm nguyên liệu đầu ra cho các sản
phẩm chế biến từ nông sản, yêu cầu cần chú ý đối với nông sản trên thị trường
này là hàng hóa phải đảm bảo chất lượng đáp ứng đúng nhu cầu, đồng thời
chú trọng đến khâu đóng gói bao bì đảm bảo sự thuận tiện trong khi sử dụng.
Singapore là một thị trường nhỏ, tuy nhiên có nền kinh tế phát triển tự do và
rất mạnh mẽ, người tiêu dùng Singapore cũng thường tỏ ra rất khó tính trong
việc lựa chọn hàng hóa tiêu dùng nhưng mức độ tiêu dùng khá cao đặc biệt là
đối với mặt hàng cafe của Việt Nam...
Như vậy, thị trường xuất khẩu nông sản của Tổng công ty rất đa dạng, có
nhiều đặc điểm thuận lợi đồng thời có nhiều đặc điểm bất lợi gây khó khăn
cho Tổng công ty khi đưa những sản phẩm nông nghiệp xâm nhập vào những
thị trường này ngay cả đối với những thị trường truyền thống cũng như những

thị trường mới nhiều tiềm năng. Do đó, để có thể thúc đẩy mở rộng cũng như
đi sâu xuất khẩu hàng nông sản tại các thị trường này, Tổng công ty phải có
được chiến lược và sách lược lâu dài đồng thời có những biện pháp và những
bước đi đúng đắn mới có thế làm tốt được.
CHƯƠNG II

SV Hoàng Thị Thu Hoài


GVHD: ThS.Nguyễn Thanh Phong

15

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG CỦA TỔNG CÔNG TY
RAU QUẢ, NÔNG SẢN
2.1. Khái quát hoạt động kinh doanh của Tổng công ty
2.1.1. Một số chỉ tiêu tài chính của Tổng công ty những năm gần đây.
Trong những năm vừa qua, nền kinh tế Việt Nam và thế giới có nhiều biến
động. Do đó, tình hình sản xuất kinh doanh của Tổng công ty cũng chịu nhiều
ảnh hưởng. Ta có thể thấy rõ sự ảnh hưởng đó qua một số chỉ tiêu tài chính
của Tổng công ty như sau:
Bảng 1: Các chỉ tiêu tài chính Tổng công ty Rau quả, Nông sản
từ năm 2005-2009
Năm

Đơn vị

2005

2006


2007

2008

2009

Chỉ tiêu
Tổng doanh thu Tỷ đồng
3548 3639,3 4258
4015
LN trước thuế Tỷ đồng
119.6 127,7
194,5 192,3
Thu nhập BQ
Ngh.đ/tháng/ng 1170 1400
2133
2105
Nộp ngân sách Tỷ đồng
170
210,1
224
195.5
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh các năm- VEGETEXCO)

4050
193,2
2211
203


Biểu đồ 1: doanh thu tổng công ty các năm từ 2005-2009
Về doanh thu và lợi nhuận trước thuế:
Qua bảng số liệu cũng như đồ thị trên ta có thể chia làm 2 giai đoạn rõ rệt.

SV Hoàng Thị Thu Hoài


GVHD: ThS.Nguyễn Thanh Phong

16

* Giai đoạn 1: giai đoạn năm 2005-2007
Trong giai đoạn này, tổng doanh thu của doanh nghiệp liên tục tăng lên đặc
biệt là năm 2007, tổng doanh thu đã có bước nhảy vọt từ 3639,3 tỷ đồng năm
2006 lên tới 4258 tỷ đồng năm 2007, tăng khoảng 17% so với năm 2006. Lợi
nhuận trước thuế năm 2007 đạt 194.5 tỷ đồng tăng 61% so với năm 2006.
Đây là một bước tăng trưởng rất lớn và sự tăng trưởng vượt bậc này có thể
được giải thích bằng nhiều lý do trong đó có thể đưa ra hai lý do cơ bản sau:
Lý do thứ nhất, năm 2007 là năm đầu tiên Việt Nam ra nhập Tổ chức Thương
mại Thế giới WTO. Do đó, hàng loạt cơ hội được mở ra cho các doanh nghiệp
như: thị trường được mở rộng, hàng rào thuế quan được phá bỏ, các doanh
nghiệp Việt Nam được đối xử một cách bình đẳng hơn trong cạnh tranh quốc
tế...và VEGETEXCO đã tận dụng được những lợi thế đó.
Lý do thứ hai, năm 2007 là năm đầu tiên Tổng công ty chính thức hoạt động
với mô hình công ty mẹ - công ty con. Tổng công ty đã có nhiều cải cách tiến
bộ cùng với bộ máy điều hành năng động, gọn nhẹ và sự phối hợp nhịp nhàng
từ trên xuống dưới.
* Giai đoạn 2: giai đoạn từ năm 2008-2009
Trong giai đoạn này, tình hình kinh doanh của Tổng công ty đã giảm sút.
Tổng doanh thu của VEGETEXCO năm 2008 chỉ đạt 4015 tỷ đồng, tương

đương với 94.3 % doanh thu của Tổng công ty năm 2007 và bằng 87,3% so
với doanh thu theo kế hoạch là 4600 tỷ đồng . Sang năm 2009, tình hình kinh
doanh của Tổng công ty cũng chưa được cải thiện khi mà doanh thu chỉ đạt
4050 tỷ đồng. Nguyên nhân của sự giảm sút này là do vào cuối năm 2008,
cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu nổ ra tại Mỹ và đã nhanh chóng lan rộng
trên toàn thế giới đã có tác động mạnh mẽ đến mọi ngành kinh tế trên toàn thế
giới. Cuộc khủng hoảng này đã làm cho hàng loạt công ty bị phá sản, hàng
triệu người mất việc kéo theo nhu cầu tiêu dùng nói chung và đối với các mặt

SV Hoàng Thị Thu Hoài


GVHD: ThS.Nguyễn Thanh Phong

17

hàng nông sản nói riêng bị giảm sút nhanh chóng. Cuộc cạnh tranh giành giật
thị trường trở nên khốc liệt hơn bao giờ hết, VEGETEXCO đã phải đối mặt
với nguy cơ mất dần thị trường, ngay cả đối với các thị trường truyền thống.
Về thu nhập bình quân đầu người cũng có thể thấy rằng liên tục tăng lên qua
các năm với tốc độ tăng trưởng trung bình ở vào khoảng 18,9%. Điều này
chứng tỏ Tổng công ty đã có những ưu đãi hợp lý cũng như quan tâm thích
đáng đến đời sống của người lao động.
Về các khoản nộp ngân sách: trong những năm qua, Tổng công ty đã đóng
góp cho ngân sách một khoản tiền tương đối lớn, bình quân hàng năm khoảng
xấp xỉ 200 tỷ đồng. Đặc biệt là năm 2007, Tổng công ty đã đóng góp vào
ngân sách 224 tỷ đồng.
Có thể nói trong giai đoạn vừa qua, tuy có nhiều biến động với rất nhiều
những thách thức nhưng Tổng công ty vẫn đạt mức doanh thu và lợi nhuận
cao tuy có giảm so với các năm trước đó, đặc biệt là so với năm 2007. Thu

nhập bình quân theo đầu người vẫn liên tục tăng qua các năm. Và đặc biệt,
sau những khó khăn năm 2008, sang năm 2009, VEGETEXCO đã nỗ lực để
cải thiện tình hình trong cơn khủng hoảng, tuy còn nhiều khó khăn nhưng
cũng báo hiệu sang năm 2010 sẽ có nhiều khả quan.
2.1.2. Tình hình sản xuất và kinh doanh xuất nhập khẩu của Tổng công
ty những năm gần đây
2.1.2.1. Tình hình sản xuất nông nghiệp.
Trong giai đoạn này, có thể thấy tình hình sản xuất nông nghiệp cũng tương
đối biến động đặc biệt là về giá trị tổng sản lượng của Tổng công ty. Nhìn
chung, giá trị tổng sản lượng của VEGETEXCO có xu hướng tăng đều. Tuy
nhiên năm 2007, giá trị tổng sản lượng nông nghiệp không tăng so với năm
2006 với 76 tỷ đồng. Nguyên nhân là do năm 2007, thời tiết không thuận lợi
làm cho năng suất cây trồng giảm sút. Tuy nhiên, tổng khối lượng nguyên vật

SV Hoàng Thị Thu Hoài


GVHD: ThS.Nguyễn Thanh Phong

18

liệu chế biến của tổng công ty đạt 114 nghìn tấn cao hơn so với 113,3 nghìn
tấn của năm 2006.
Năm 2008, tuy có bị ảnh hưởng bởi khủng hoảng đã làm cho giá các mặt hàng
nông sản tuột dốc nhất là các mặt hàn và phê, tiêu...Mặc dù vậy, do đầu năm
2008, giá các mặt hàng nông sản này rất cao, do đó giá trị tổng sản lượng của
cả năm vẫn đạt ở mức cao so với năm 2007.
Sang năm 2009, giá trị tổng sản lượng đạt 71,8 tỷ đồng chỉ tương đương
89,75% so với năm 2008, điều này là do trong năm 2009, tình hình thời tiết
không thuận lợi: thiên tai, bão lụt cộng thêm sâu bênh hoành hành đã làm cho

năng suất một số loại cây trồng bị giảm sút trầm trọng đặc biệt là cà phê, sản
lượng cà phê năm 2009 chỉ bằng 70% tổng sản lượng cà phê năm 2008. Thêm
vào đó, giá cả trong năm 2009 lại có sự biến động giảm do đó, cũng làm cho
giá trị tổng sản lượng giảm.
Bảng 2: Tình hình sản xuất nông nghiệp Vegetexco giai đoạn 2005-2009
Năm
Chỉ tiêu

Đơn vị

2005

2006

2007

2008

2009

Giá trị tổng sản lượng

Tỷ đồng

73

76

76


80

71.8

106

113,3

114

119

112

Tổng khối lượng nguyên liệu Ngh.tấn

chế biến
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh các năm- VEGETEXCO)
2.1.2.2. Sản xuất công nghiệp
Ta có thể thấy, giá trị sản xuất công nghiệp của Tổng công ty cũng tăng đều
qua các năm từ 2005 đến 2008 với tốc độ bình quân khoảng 10,1%. Trong đó,
năm 2007 giá trị sản xuất nông nghiệp có sự nhảy vọt từ 653 tỉ đồng năm
2006 lên 768 tỷ đồng năm 2007 tăng 17,6%. Chỉ riêng năm 2009, tác động
của khủng hoảng kinh tế đã làm cho tình hình sản xuất chế biến rau quả, nông
sản gặp nhiều khó khăn trong cả khâu chế biến lẫn khâu tiêu thụ. Do đó, cả

SV Hoàng Thị Thu Hoài


GVHD: ThS.Nguyễn Thanh Phong


19

sản lượng nông sản chế biến lẫn giá thành sản phẩm đều giảm làm cho giá trị
tổng sản lượng cũng giảm theo.
Bảng 3: tình hình sản xuất công nghiệp Vegetexco giai đoạn 2005-2009
Đơn vị

2005

2006

2007

2008

2009

Giá trị tổng sản
lượng
Tỷ đồng
640
653
768
850
798
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh các năm- VEGETEXCO)
2.1.2.3. Kim ngạch xuất nhập khẩu
Trong những năm từ 2005 đến năm 2007, kim ngạch xuất nhập khẩu của
Tổng công ty liên tục tăng nhanh, nhất là năm 2007, khi Việt Nam ra nhập tổ

chức thương mại thế giới WTO và cũng là năm Vegetexco chính thức hoạt
động theo mô hình công ty mẹ - công ty con.
Bảng 4: kim ngạch xuất nhập khẩu Vegetexco giai đoạn 2005-2009
Chỉ tiêu

Đơn vị

2005

2006

2007

2008

2009

Kim ngạch xuất -

Triệu

127,3

137,3

155,7

148,6

104


nhập khẩu
Kim ngạch xuất khẩu

USD
Triệu

76

75,3

92,1

83,6

55,6

Kim ngạch nhập khẩu

USD
Triệu

51,3

62

63,6

65


48,4

USD
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh các năm- VEGETEXCO)
Nếu như kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2005 của Tổng công ty là 127,3 triệu
USD thì đến năm 2006 là 137,3 triệu và con số này năm 2007 là 155,7 triệu
USD. Như vậy tốc độ tăng trưởng bình quân ở vào khoảng 10,63% mỗi năm.
Tuy nhiên, sang năm 2008, cuộc khủng hoảng tài chính thế giới đã ảnh hưởng
mạnh mẽ đến nền kinh tế toàn cầu cũng như ngành kinh tế nông nghiệp. Tình
hình xuất khẩu bị suy giảm mạnh và hầu hết các mặt hàng nông sản Việt Nam
cũng không nằm ngoài xu hướng này. Bởi thế, kim ngạch xuất nhập khẩu của

SV Hoàng Thị Thu Hoài


GVHD: ThS.Nguyễn Thanh Phong

20

Vegetexco đã giảm từ 155,7 triệu USD năm 2007 xuống còn 148,6 triệu USD
năm 2008 tương đương giảm 4,6%. Sang năm 2009, kim ngạch xuất nhập
khẩu của Vegetexco giảm sút trầm trọng chỉ còn khoảng 104 triệu USD tương
đương khoảng 70% so với năm 2008 và bằng xấp xỉ 80% so với 132 triệu
USD theo kế hoạch. Nguyên nhân một phần do nhu cầu giảm sút, nhưng phần
lớn là do tình hình giá cả trên thị trường có nhiều biến động, khi tăng vọt, khi
lại tuột dốc một cách đột ngột khiến cho công tác dự báo thị trường gặp nhiều
khó khăn. Vì vậy, Tổng công ty đã gặp phải rất nhiều bất lợi trong quá trình
thu gom hàng hóa cũng như xuất khẩu hàng hóa ra thị trường. Về cuối năm
2009, tuy nhu cầu các mặt hàng nông sản như cà phê, hồ tiêu, cao su, gạo, ca
cao trên thị trường thế giới tăng mạnh, nhờ đó, giá cả những mặt hàng này

cũng tăng lên, nhưng sự giảm sút về kim ngạch xuất nhập khẩu trong cả năm
là không thể tránh khỏi.
2.2. Thực trạng phát triển thị trường xuất khẩu nông sản của Tổng công
ty trong thời gian qua.
2.2.1. Kết quả hoạt động xuất khẩu nông sản của Tổng công ty trong thời
gian vừa qua.
* Kim ngạch xuất khẩu nông sản của Tổng công ty
Bảng 5: Kim ngạch xuất khẩu nông sản của Tổng công ty từ 2005 đến 2009
Kim ngạch XK

Đơn vị

2005

2006

2007

2008

2009

Triệu USD

45,2

39,9

53,87


67,52

47,3

nông sản
(Nguồn: báo cáo tình hình xuất nhập khẩu các năm- Vegetexco)
Ta có thể biểu diễn kim ngạch xuất khẩu nông sản của Tổng công ty những
năm gần đây trên đồ thị sau:
Biểu đồ 2: giá trị kim ngạch xuất khẩu nông sản Vegetexco 2005-2009

SV Hoàng Thị Thu Hoài


GVHD: ThS.Nguyễn Thanh Phong

21

Qua bảng số liệu và biểu đồ biểu diễn kim ngạch xuất khẩu nông sản của
Tổng công ty giai đoạn từ năm 2005 đến 2009 có thể thấy rằng, tình hình xuất
khẩu nông sản của Vegetexco tuy có nhiều biến động song vẫn thu được
những kết quả đáng kể.
Trong năm 2006, do điều kiện khí hậu bất lợi cùng với nguồn vốn hạn hẹp đã
làm cho tình hình sản xuất của công ty gặp nhiều khó khăn, kéo theo đó là
tình hình xuất khẩu nông sản cũng gặp phải nhiều khó khăn, dấn đến kim
ngạch xuất khẩu nông sản chỉ đạt 39,9 triệu đô la bằng 88,3% kim ngạch xuất
khẩu nông sản năm 2005. Tuy nhiên, sang năm 2007, tình hình kinh tế có
nhiều thuận lợi, hoạt động xuất khẩu lại có đà phát triển với kim ngạch xuất
khẩu nông sản đạt 53,87 triệu USD tương đương 135% năm 2006, đây là một
sự tăng trưởng vượt bậc đáng ghi nhận. Năm 2008, tuy gặp phải vô vàn khó
khăn đặc biệt là nửa cuối năm do có sự tác động xấu của cuộc khủng hoảng

tài chính thế giới, nhưng kim ngạch xuất khẩu nông sản vẫn tiếp tục tăng do
có sẵn đà tăng trưởng mạnh mẽ của năm 2007 và giá trị xuất khẩu cao trong
nửa đầu năm 2008.

SV Hoàng Thị Thu Hoài


GVHD: ThS.Nguyễn Thanh Phong

22

Tuy nhiên, sang năm 2009, ảnh hưởng tiêu cực của cuộc khủng hoảng đã bắt
đầu trở nên mạnh mẽ, giá nông sản thế giới biến đổi liên tục và khó dự đoán,
gây rất nhiều khó khăn cho công tác dự báo thị trường và thực hiện xuất khẩu.
Hơn nữa, khủng hoảng đã làm cho đời sống của người dân toàn thế giới gặp
nhiều khó khăn, thất nghiệp tăng cao làm cho nhu cầu tiêu dùng giảm mạnh.
Thị trường trở nên thu hẹp và sự cạnh tranh trở nên giữ dội. Hoạt động xuất
khẩu nông sản của tổng công ty gặp phải vô vàn khó khăn. Do đó, mặc dù đã
nỗ lực rất nhiều với các biện pháp phát triển thị trường và giữ gìn khách hàng
truyền thống nhưng kim ngạch xuất khẩu nông sản của Tổng công ty vẫn bị
giảm sút ghê gớm chỉ còn 47,3 triệu USD tương đương 70,1% năm 2008.
Trong đó, mặt hàng giảm mạnh nhất phải nói đến cà phê, trong khi sản lượng
cà phê xuất khẩu của Tổng công ty đạt 11.415,563 tấn tăng 11,71% về lượng
so với con số 10.218,903 tấn năm 2008 thì kim ngạch xuất khẩu năm 2009 lại
chỉ đạt 16.993.027,87 USD giảm 18% so với 2008.
* Kim ngạch xuất khẩu theo một số mặt hàng nông sản chính của Tổng công
ty trong những năm gần đây.
Bảng 6: Kim ngạch xuất khẩu một số mặt hàng nông sản chính của Tổng
công ty 2005- 2009
Đơn vị: triệu USD

Sản phẩm
Cà phê
Điều nhân
Tinh bột sắn
Hạt tiêu

2005
3,48
36,62
2,56
2,86

2006
5,17
32,03
2,06
3,02

2007
19,1
31,15
2,4
1,66

2008
20,7
39,37
2,65
1,49


2009
17,2
36,37
6,6
1,7

Từ bảng số liệu trên ta có thể biểu diễn sự biến động trong kim ngạch xuất
khẩu của một số mặt hàng nông sản chủ yếu của Tổng công ty theo đồ thị sau:

SV Hoàng Thị Thu Hoài


GVHD: ThS.Nguyễn Thanh Phong

23

Biểu đồ 3: Kim ngạch xuất khẩu một số nông sản chính của Vegetexco
2005-2009
Đối với mặt hàng cà phê, kim ngạch xuất khẩu liên tục tăng trong những năm
2005-2007, đặc biệt năm 2007, kim ngạch xuất khẩu tăng vọt từ 5,17 triệu
USD năm 2006 lên 19,1 triệu năm 2007 tăng gấp gần 3 lần mà nguyên nhân
chủ yếu là do giá cá phê tăng cao. Trên đồ thị ta thấy năm 2008, do ảnh hưởng
của khủng hoảng kinh tế, tình hình xuất khẩu cà phê có phần chững lại chỉ đạt
kim ngạch khoảng 20,7 triệu USD và giảm xuống 17,2 triệu USD năm 2009
tương đương giảm 18% so với năm 2008. Thực chất, nhu cầu tiêu dùng cà phê
trên thị trường ít bị ảnh hưởng bởi khủng hoảng, không những thế sản lượng
cà phê xuất khẩu vẫn tiếp tục tăng, tuy nhiên khủng hoảng lại làm cho giá cà
phê biến động mạnh và rớt giá nhanh chóng khiến cho kim ngạch xuất khẩu
giảm.
Đối với điều nhân, đây là mặt hàng nông sản chiếm tỷ trọng xuất khẩu lớn

nhất của Tổng công ty, chiếm khoảng 70% tổng kim ngạch xuất khẩu nông
sản của Tổng công ty. Trong giai đoạn 2005-2006, trong khi hầu hết các mặt
hàng khác có kim ngạch tăng theo các năm thì điều nhân có xu hướng giảm
nhẹ. Năm 2008, ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng toàn cầu khiến giá cả các
mặt hàng nông sản thay đổi thất thường nhưng giá điều trên thị trường thế

SV Hoàng Thị Thu Hoài


GVHD: ThS.Nguyễn Thanh Phong

24

giới vẫn tiếp tục ổn định do lượng dự trữ toàn cầu thấp, trong khi diện tích đất
canh tác tại nhiều nước tiếp tục bị thu hẹp, nhu cầu thế giới luôn đứng ở mức
cao và do đó, ảnh hưởng tích cực đến tình hình xuất khẩu hạt điều của Tổng
công ty làm cho kim ngạch xuất khẩu điều của Tổng công ty không những
không giảm mà còn tăng từ 31,15 triệu USD năm 2007 lên 39,37 năm 2008
triệu tức đạt 144,6%. Năm 2009, tình hình xuất khẩu hạt điều của Tổng công
ty bắt đầu chịu ảnh hưởng nặng hơn từ những tác động tiêu cực của cuộc
khủng hoảng, mặc dù giá điều và nhu cầu tăng cao vào cuối năm song tổng
kim ngạch xuất khẩu điều của Tổng công ty cũng chỉ đạt mức 36,37 triệu
USD giảm 7,4% so với năm 2008.
Riêng mặt hàng tinh bột sắn có một sự khác biệt so với tất cả các sản phẩm
khác, đó là ít chịu ảnh hưởng của khủng hoảng nhất. Đặc biệt là năm 2009,
trong khi hầu hết các mặt hàng đều có kim ngạch xuất khẩu giảm và đứng
trước rất nhiều khó khăn trong việc tìm lối ra thì kim ngạch xuất khẩu mặt
hàng này của Tổng công ty lại đạt một mức tăng trưởng vượt bậc 6,6 triệu
USD tăng hơn 2 lần so với năm 2008.
Mặt hàng hạt tiêu của Tổng công ty khi đang trên đà tăng trưởng ở mức 5,6%

năm 2006 thì đến năm 2007 kim ngạch xuất khẩu đã giảm xuống một cách
đột ngột với kim ngạch 1,66 triệu USD chỉ bằng 54,97% kim ngạch xuất khẩu
mặt hàng này năm 2006 mà nguyên nhân xuất phát từ sự ảnh hưởng không tốt
của thời tiết đã làm cho sản lượng hạt tiêu của Tổng công ty bị giảm mạnh
dẫn đến kim ngạch xuất khẩu giảm.
Như vậy, tình hình xuất khẩu các mặt hàng nông sản của Tổng công ty trong
thời gian qua có nhiều biến động do ảnh hưởng của tình hình thời tiết bất lợi
cũng như khủng hoảng kinh tế thế giới.
2.2.2. Các thị trường xuất khẩu nông sản chính của Tổng công ty.
2.2.2.1. Các thị trường xuất khẩu nông sản của Tổng công ty.

SV Hoàng Thị Thu Hoài


GVHD: ThS.Nguyễn Thanh Phong

25

Tổng công ty Rau quả, Nông sản có thị trường hết sức rộng lớn. Hiện nay, sản
phẩm của Tổng công ty đã có mặt tại hơn 60 quốc gia trên toàn thế giới. Tuy
nhiên, riêng đối với các mặt hàng nông sản, sản phẩm của công ty đã có mặt
tại trên 50 quốc gia và vùng lãnh thổ. Có thể phân chia thị trường của Tổng
công ty ra làm 5 khu vực chính với kim ngạch như sau:
Bảng 7: Kim ngạch xuất khẩu nông sản theo thị trường của Tổng công ty
trong giai đoạn 2005-2009
Đơn vị: triệu USD
Thị trường
EU

2005

13,34

2006
11,97
29,01%

Trung Quốc

1,32

28,86%

2,78

11,99

12,58

8,53
18,55%

23,49%

Tổng

45,98
100%

21,8%


53,83
100%

13%

10,11

26,25%

11,60%

6,7

14,74%

67,55
100%

25,01%

5,72

5,47%

23,63%

7,5%

12,24


8,79

14,13

41,47

7%

25,94%

10,47%

42,11%

3,67

14,71

2,94

9,8

43,46%

5,2%

30,34%

2009
20,61


4,59

14,66

4,34

Các nước khác 10,8

37,14%

6,7%

26,08%

Các nước C.Á

2008
29,35

2,8

2,87%

Mỹ

2007
19,9

13,69%


48,94
100%

100%

(Nguồn: báo cáo tình hình xuất nhập khẩu các năm- Vegetexco)
Từ bảng số liệu, ta có thể biểu diễn tỉ lệ phần trăm kim ngạch xuất khẩu theo
thị trường của Tổng công ty theo đồ thị sau:
Biểu đồ 4: Phần trăm kim ngạch xuất khẩu của Tổng công ty theo thị trường

SV Hoàng Thị Thu Hoài


×