Tải bản đầy đủ (.doc) (44 trang)

Nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng nông sản xuất khẩu Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (223.97 KB, 44 trang )

MỤC LỤC
1.1.2.3 Căn cứ vào phạm vi ngành kinh tế gồm có:....................................................................................................6


1

PHẦN MỞ ĐẦU
Từ xa xưa, nông nghiệp đã đóng vai trò hết sức quan trọng trong nền kinh tế
nước ta.Trong những năm gần đây, tuy tỷ trọng của nông nghiệp trong nền kinh tế bị
sụt giảm trong khi các các lĩnh vực kinh tế khác như công nghiệp và dịch vụ gia tăng
nhưng nông nghiệp vẫn là ngành kinh tế quan trọng của Việt Nam. Có thể nói rằng
hiện nay Việt Nam vẫn là một nước nông nghiệp. Nông nghiệp đóng vai trò quan trọng
trong đảm bảo an sinh xã hội cho Việt Nam. Đặc biệt là trong giai đoạn hậu khủng
hoảng: Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn đã nhận
định nông nghiệp là chỗ dựa quan trọng cho kinh tế Việt Nam vươn lên sau thời kỳ
suy giảm kinh tế. Với khả năng tạo ra nhiều công ăn việc làm, thu nhập cho số
đông dân cư, nông nghiệp cũng đang đóng vai trò quan trọng giúp nền kinh tế dần
ra khỏi khủng hoảng.
Một trong những đóng góp lớn nhất của nông nghiệp đối với nền kinh tế nước ta
có thể nói đến là giá trị xuất khẩu nông sản Việt Nam. Mặc dù còn nhiều khó khăn,
nhưng xuất khẩu nông sản, nhất là gạo, thủy sản, cà phê... vẫn đóng vai trò đáng kể
trong tổng kim ngạch xuất khẩu mà Việt Nam đạt được trong những năm gần đây.
Mặc dù chúng ta đã tạo ra được sản lượng nông sản khổng lồ trên cơ sở quy mô
sản xuất nhỏ, đưa Việt Nam trở thành một trong những quốc gia xuất khẩu nông sản
lớn trên thế giới nhưng thời gian qua, việc điều hành xuất khẩu các mặt hàng nông sản
gặp không ít khó khăn, giá trị kim ngạch thu về chưa xứng với tiềm năng. Khả năng
cạnh tranh của nông sản xuất khẩu Việt Nam còn nhiều vấn đề phải giải quyết.
Chính vì vậy mà tôi viết đề án môn học với đề tài “Nâng cao năng lực cạnh
tranh của hàng nông sản xuất khẩu Việt Nam”.Tuy nhiên, như đã biết thì mặt hàng
nông sản xuất khẩu Việt Nam có rất nhiều chủng loại, đa dạng về sản phẩm, do năng
lực có hạn và hạn chế về mặt thời gian nên tôi chỉ tập trung được vào một số mặt hàng


chủ yếu, đó là : gạo, cà phê và chè. Bài viết mong đóng góp được một phần nhỏ bé cái
nhìn về vấn đề xuất khẩu nông sản Việt Nam ra thị trường thế giới, những khó khăn và
khúc mắc để có thể gợi mở hướng giải quyết tốt hơn nhằm nâng cao vị thế cạnh tranh


2

của các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam nói chung và mặt hàng nông sản xuất khẩu
Việt Nam nói riêng.
Qua bài viết này, tôi cũng xin phép được gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất
đến cô giáo Nguyễn Thị Phương Lan, người đã giúp đỡ và chỉ bảo rất nhiệt tình cho tôi
trong quá trình làm đề án để tôi có thể hoàn thành được bài viết như ngày hôm nay.
Để tiện theo dõi, bài viết của tôi được chia làm ba chương như sau:
Chương I: Lý luận về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh
Chương II: Thực trạng năng lực cạnh tranh cảu nông sản xuất khẩu Việt Nam.
Chương III: Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của nông sản xuất
khẩu Việt Nam .
Bài viết còn nhiều thiếu sót, mong được các độc giả đóng góp và cho ý kiến để
bài viết của tôi được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!!!


3

CHƯƠNG 1
LÝ LUẬN CHUNG VỀ CẠNH TRANH VÀ
NĂNG LỰC CẠNH TRANH
1.1 Lý luận về cạnh tranh
Trong nền kinh tế thị trường, cạnh tranh là hiện tượng phổ biến và có ý nghĩa
quan trọng đối với phát triển kinh tế ở các quốc gia. Cạnh tranh là sản phẩm tất yếu

của sự phát triển nền kinh tế.. Môi trường hoạt động kinh doanh ngày nay đầy biến
động và cạnh tranh hiện nay là cuộc đấu tranh gay gắt, quyết liệt giữa các chủ thể kinh
tế tham gia vào thị trường nhằm giành giật nhiều các lợi ích kinh tế hơn về mình. Việc
nghiên cứu hiện tượng cạnh tranh đã xuất hiện từ rất sớm với các các trường phái nổi
tiếng như: lý thuyết cạnh tranh cổ điển, lý thuyết cạnh tranh tân cổ điển và lý thuyết
cạnh tranh hiện đại.
1.1.1

Định nghĩa cạnh tranh

Tuy cạnh tranh là vấn đề phổ biến và được nghiên cứu từ rất lâu, nhưng cho đến
nay trên thế giới vẫn chưa có khái niệm thống nhất về cạnh tranh , ở mỗi giai đoạn
phát triển của nền kinh tế xã hội khái niệm về cạnh tranh được nhiều tác giả trình bày
dưới những góc độ khác nhau. Do vậy, để đưa ra khái niệm này một cách có căn cứ,
cần điểm lại một số quan điểm về cạnh tranh :
Dưới thời kỳ Chủ nghĩa tư bản (CNTB) phát triển vượt bậc, Mác đã quan niệm:
“Cạnh tranh chủ nghĩa tư bản là sự ganh đua, đấu tranh gay gắt giữa các nhà tư bản
nhằm giành giật những điều kiện thuận lợi trong sản xuất và tiêu thụ hàng hoá để thu
được lợi nhuận siêu ngạch”. CNTB phát triển đến đỉnh điểm chuyển sang chủ nghĩa đế
quốc rồi suy vong và cho đến ngày nay nền kinh tế thế giới đã dần đi vào qũy đạo của
sự ổn định và xu hướng chính là hội nhập, hoà đồng giữa các nền kinh tế, cơ chế hoạt
động là cơ chế thị trường có sự quản lý và điều tiết của Nhà nước thì khái niệm cạnh
tranh mất hẳn tính giai cấp, tính chính trị nhưng về bản chất thì vẫn không thay đổi.
Cạnh tranh vẫn là sự đấu tranh gay gắt, sự ganh đua giữa các tổ chức, các doanh


4

nghiệp nhằm đạt được những điều kiện thuận lợi trong sản xuất và kinh doanh để đạt
được những mục tiêu của tổ chức, doanh nghiệp đó.

Theo lý thuyết tổ chức doanh nghiệp công nghiệp thì một doanh nghiệp được coi
là có sức cạnh tranh khi nó có thể đứng vững cùng với các nhà sản xuất khác, với các
sản phẩm thay thế, hoặc bằng cách đưa ra các sản phẩm tương tự với mức giá thấp hơn
cho sản phẩm cùng loại, hoặc bằng cách cung cấp các sản phẩm có cùng đặc tính
nhưng với dịch vụ ngang bằng hay cao hơn.
Một định nghĩa khác về cạnh tranh như sau: “Cạnh tranh có thể định nghĩa như là
một khả năng của doanh nghiệp nhằm đáp ứng và chống lại các đối thủ cạnh tranh
trong cung cấp sản phẩm, dịch vụ một cách lâu dài và có lợi nhuận”.
Còn theo cuốn từ điển kinh doanh (Xuất bản năm 1992 ở Anh) cạnh tranh trong
cơ chế thị trường được định nghĩa là sự ganh đua, kình địch giữa các nhà kinh doanh
nhằm giành tài nguyên sản xuất cùng một loại về phía mình.
Như vậy dù có rất nhiều khái niệm về cạnh tranh nhưng nhìn chung lại đều thống
nhất ở các điểm:
+ Mục tiêu cạnh tranh: Tìm kiếm lợi nhuận và nâng cao vị thế của doanh nghiệp
trên thương trường đồng thời làm lành mạnh hoá các quan hệ xã hội.
+ Phương pháp thực hiện: Tạo ra và vận dụng những lợi thế so sánh trong việc
cung cấp sản phẩm, dịch vụ khi so sánh với các đối thủ cạnh tranh khác.
+ Thời gian: Trong bất kỳ tuyến thị trường hay sản phẩm nào, vũ khí cạnh tranh
thích hợp thay đổi theo thời gian. Chính vì thế cạnh tranh được hiểu là sự liên tục
trong cả quá trình.
Do đó quan điểm đầy đủ về cạnh tranh như sau: Cạnh tranh là cuộc đấu tranh gay
gắt, quyết liệt giữa các nhà sản xuất, kinh doanh với nhau dựa trên những chế độ sở hữu
khác nhau về tư liệu sản xuất nhằm đạt được những điều kiện sản xuất và tiêu thụ có lợi
nhất, đồng thời tạo điều kiện thúc đẩy sản xuất phát triển. Cạnh tranh trong kinh tế là
cuộc chạy đua “Marathon kinh tế” nhưng không có đích cuối cùng, ai cảm nhận thấy thì
người đó sẽ trở thành nhịp cầu cho các đối thủ khác vươn lên phía trước.


5


Cạnh tranh là một điều tất yếu, khách quan của nền kinh tế thị trường. Các doanh
nghiệp bắt buộc phải chấp nhận cạnh tranh,, ganh đua với nhau, phải luôn không
ngừng tiến bộ để giành được ưu thế tương đối so với các đối thủ. Nếu như lợi nhuận là
động lực thúc đẩy các doanh nghiệp tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh thì cạnh
tranh buộc họ phải tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh một cách có hiệu quả cao
nhất nhằm thu được lợi nhuận tối đa. Kết quả là cạnh tranh sẽ loại bỏ được các doanh
nghiệp yếu kém, giúp phát triển các doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả.
Ở Việt Nam, cùng với sự chuyển đổi nền kinh tế, cạnh tranh được thừa nhận là
một quy luật kinh tế, khách quan và được coi như là một nguyên tắc cơ bản trong tổ
chức, điều khiển nền kinh tế quốc dân nói chung và trong tổ chức, điều hành kinh
doanh trong các doanh nghiệp nói riêng. Cạnh tranh không những là môi trường của sự
phát triển mà còn là một yếu tố quan trọng làm lành mạnh hoá các quan hệ xã hội, tạo
động lực cho sự phát triển.
1.1.2 Phân loại cạnh tranh
1.1.2.1 Căn cứ vào các chủ thể kinh tế tham gia vào thị trường gồm có:
- Cạnh tranh giữa người bán và người mua.
Là cuộc cạnh tranh giữa người bán và người mua diễn ra theo quy luật mua rẻ
bán đắt trên thị trường. Cả hai bên đều muốn tối đa hóa lợi ích của mình.Giá cuối cùng
là giá thống nhất giữa người mua và người bán sau một quá trình mặc cả với nhau mà
theo đó hoạt động mua bán được thực hiện.
- Cạnh tranh giữa những người mua với nhau.
Là cuộc cạnh tranh xảy ra khi cung nhỏ hơn cầu. Khi lượng cung một loại hàng
hoá, dịch vụ nào đó quá thấp so với nhu cầu tiêu dùng thì cuộc cạnh tranh giữa những
người mua sẽ trở nên quyết liệt. Lúc đó giá cả hàng hoá, dịch vụ sẽ tăng vọt nhưng do
hàng hoá khan hiếm nên người mua vẫn sẵn sàng trả giá cao cho hàng hoá mình cần.
Kết qủa là người bán thu được lợi nhuận cao còn người mua thì bị thiệt.
- Cạnh tranh giữa những người bán với nhau.
Đây là cuộc cạnh tranh gay go và quyết liệt nhất, chiếm đa số trên thị trường. Các
doanh nghiệp luôn phải ganh đua, loại trừ lẫn nhau để dành cho mình những ưu thế về



6

thị trường và khách hàng nhằm mục tiêu tồn tại và phát triển. Cuộc ganh đua này diễn
ra ở các góc độ: giá cả, chất lượng, dịch vụ khách hàng… Kết quả của cuộc cạnh tranh
này là kẻ mạnh (cả về khả năng vật chất và trình độ chuyên môn ) sẽ là người chiến
thắng, còn những doanh nghiệp nào không đủ tiềm lực sẽ bị thua cuộc và đào thải khỏi
thị trường.
1.1.2.2 Căn cứ vào tính chất và mức độ gồm có:
- Cạnh tranh hoàn hảo.
Cạnh tranh hoàn hảo xảy ra khi trên thị trường có rất nhiều người bán và không
có người nào có ưu thế về số lượng cung ứng đủ lớn để ảnh hưởng tới giá cả trên thị
trường. Các sản phẩm bán ra rất ít có sự khác biệt về quy cách, phẩm chất, mẫu mã.
Trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo, các doanh nghiệp bán sản phẩm, dịch vụ của
mình ở mức giá do thị trường xác định dựa trên quy luật cung cầu.
- Cạnh tranh không hoàn hảo.
Cạnh tranh không hoàn hảo là cạnh tranh trên thị trường mà phần lớn các sản
phẩm không đồng nhất với nhau. Một loại sản phẩm có thể có nhiều nhãn hiệu khác
nhau nhằm phân bệt các nhà sản xuất hay cung ứng mặc dù sự khác biệt giữa các sản
phẩm có thể không lớn.
- Cạnh tranh độc quyền.
Cạnh tranh độc quyền là hình thức cạnh tranh trên thị trường có một số người
bán một số sản phẩm thuần nhất. Họ có thể kiểm soát gần như toàn bộ số lượng sản
phẩm và dịch vụ bán ra trên thị trường. Thị trường cạnh tranh độc quyền không có sự
cạnh tranh về giá. Người bán có thể bắt buộc người mua chấp nhận giá sản phẩm do họ
định ra. Họ có thể định giá cao hơn hoặc thấp hơn giá thị trường tùy thuộc vào đặc
điểm, tác dụng của từng loại sản phẩm, uy tín người cung ứng… nhưng mục tiêu cuối
cùng vẫn là tối đa hóa lợi nhuận. Những doanh nghiệp nhỏ tham gia vào thị trường này
phải chấp nhận bán theo giá của nhà độc quyền.
1.1.2.3 Căn cứ vào phạm vi ngành kinh tế gồm có:

- Cạnh tranh giữa các ngành.
Cạnh tranh giữa các ngành là cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong các ngành


7

kinh tế khác nhau nhằm thu được lợi nhuận và có tỷ suất lợi nhuận cao hơn so với vốn
đầu tư bỏ ra đầu tư vào ngành khác. Sự cạnh tranh giữa các ngành dẫn đến doanh
nghiệp đang kinh doanh trong ngành có tỷ suất lợi nhuận thấp chuyển sang kinh doanh
ở ngành có tỷ suất lợi nhuận cao hơn.
- Cạnh tranh trong nội bộ ngành.
Cạnh tranh trong nội bộ ngành là cạnh tranh giữa các doanh nghiệp cùng sản xuất
và tiêu thụ một loại hàng hoá hoặc dịch vụ nào đó. Trong cuộc cạnh tranh này các
doanh nghiệp thôn tính lẫn nhau, doanh nghiệp chiến thắng sẽ mở rộng phạm vi hoạt
động của mình trên thị trường, doanh nghiệp thua sẽ thu hẹp phạm vi kinh daonh thậm
chí phá sản.
1.1.3 Tác động của cạnh tranh đối với nền kinh tế
Trong nền kinh tế kế hoạch hóa, khái niệm cạnh tranh hầu như không tồn tại,
song từ khi nền kinh tế nước ta chuyển đổi, vận động theo cơ chế thị trường cũng là
lúc cạnh tranh và quy luật cạnh tranh được thừa nhận. Vai trò của cạnh tranh ngày càng
được thể hiện rõ nét:
- Đối với doanh nghiệp
Cạnh tranh là điều bất khả kháng trong nền kinh tế thị trường. Các doanh nghiệp,
các nhà kinh doanh khi tham gia thị trường buộc phải chấp nhận sự cạnh tranh. Cạnh
tranh có thể coi là cuộc chạy đua khốc liệt mà các doanh nghiệp không thể lẩn tránh
mà phải tìm mọi cách vươn lên chiếm ưu thế.
Như vậy, cạnh tranh buộc các doanh nghiệp luôn phải tìm cách nâng cao chất
lượng sản phẩm, dịch vụ đáp ứng một cách tốt nhất yêu cầu của khách hàng, của thị
trường. Cạnh tranh gây ra sức ép đối với các doanh nghiệp, qua đó làm cho các doanh
nghiệp hoạt động có hiệu quả hơn.

- Đối với người tiêu dùng
Nhờ có cạnh tranh, người tiêu dùng nhận được các sản phẩm, dịch vụ ngày càng
đa dạng phong phú hơn. Chất lượng của các sản phẩm, dịch vụ tăng lên trong khi đó
chi phí bỏ ra ngày càng thấp hơn. Cạnh tranh cũng làm cho quyền lợi của người tiêu
dùng được tôn trọng và quan tâm hơn nhiều.


8

- Đối với nền kinh tế - xã hội
Cạnh tranh có vai trò quan trọng trong nền sản xuất hàng hóa nói riêng và trong
lĩnh vực kinh tế nói chung:
+ Cạnh tranh là động lực phát triển kinh tế, nâng cao chất lượng dịch vụ xã hội.
+ Cạnh tranh tạo ra sự đổi mới, mang lại sự tăng trưởng mạnh mẽ hơn giúp xóa
bỏ các độc quyền bất hợp lý, bất bình đẳng trong kinh doanh.
+ Cạnh tranh giúp tăng tính chủ động sáng tạo của các doanh nghiệp, tạo ra các
doanh nghiệp mạnh hơn – một đội ngũ người làm kinh doanh giỏi và chân chính.
+ Cạnh tranh còn là động lực phát triển cơ bản nhằm kết hợp một cách hợp lý
giữa các lợi ích của các doanh nghiệp, người tiêu dùng và xã hội.
Ngoài những ưu điểm dễ thấy, cạnh tranh cũng ẩn chứa những hạn chế không
mong muốn về mặt xã hội cũng như kinh tế:
• Làm thay đổi cấu trúc xã hội trên phương diện sở hữu của cải, gây ra hiện
tượng độc quyền, làm phân hóa mạnh mẽ giàu nghèo.
• Dẫn đến cạnh tranh không lành mạnh, dùng các thủ đoạn vi phạm pháp luật hay
bất chấp pháp luật.
Vì lý do trên, cạnh tranh kinh tế bao giờ cũng phải được điều chỉnh bởi các định
chế xã hội, sự can thiệp của nhà nước.“Bên cạnh đó, cần thay đổi tư duy cạnh tranh từ
đối đầu sang hợp tác cùng có lợi. Hãy xem Trung Quốc, khi Tập đoàn Wall Mart vào
Trung Quốc giành thị phần, các doanh nghiệp Trung Quốc đành là người cung cấp đầu
vào, tuy nhiên đến nay chiếm trên 60% sản phẩm hàng hoá của Wall Mart ở các siêu

thị trên thế giới là hàng Trung Quốc, như vậy Trung Quốc đã lợi dụng Tập đoàn Wall
Mart để "cõng" hàng hoá của Trung Quốc ra bên ngoài… Vì vậy, bài học ở đây là Việt
Nam phải vừa cạnh tranh, vừa hợp tác, trong hợp tác có cạnh tranh, trong cạnh tranh
có hợp tác, đó là cách ứng xử thông minh.


9

1.2 Lý luận về năng lực cạnh tranh
1.2.1

Định nghĩa năng lực cạnh tranh

Từ trước tới nay, khái niệm năng lực cạnh tranh được sử dụng rộng rãi trong
phạm vi toàn cầu nhưng đến nay vẫn chưa có sự nhất trí cao giữa các học giả, các nhà
chuyên môn về khái niệm cũng như cách đo lường, phân tích năng lực cạnh tranh ở
cấp quốc gia, cấp ngành và cấp doanh nghiệp. Năng lực cạnh tranh cần phải đặt vào
điều kiện, bối cảnh phát triển của đất nước trong từng thời kỳ. Đồng thời năng lực
cạnh tranh cũng cần thể hiện khả năng đua tranh, tranh giành giữa các doanh nghiệp và
cần được thể hiện ra bằng phương thức cạnh tranh phù hợp
Thế giới đã có một số quan niệm đáng chú ý về năng lực cạnh tranh như:
Theo Aldington Report (1985): “Doanh nghiệp có khả năng cạnh tranh là doanh
nghiệp có thể sản xuất sản phẩm và dịch vụ với chất lượng vượt trội và giá cả thấp hơn
các đối thủ khác trong nước và quốc tế. Khả năng cạnh tranh đồng nghĩa với việc đạt
được lợi ích lâu dài của doanh nghiệp và khả năng bảo đảm thu nhập cho người lao
động và chủ doanh nghiệp”. Định nghĩa này cũng được nhắc lại trong “Sách trắng về
năng lực cạnh tranh của Vương quốc Anh” (1994).
Năm 1998, Bộ thương mại và Công nghiệp Anh đưa ra định nghĩa “Đối với
doanh nghiệp, năng lực cạnh tranh là khả năng sản xuất đúng sản phẩm, xác định đúng
giá cả và vào đúng thời điểm. Điều đó có nghĩa là đáp ứng nhu cầu khách hàng với

hiệu suất và hiệu quả hơn các doanh nghiệp khác”
Theo Buckley (1988), năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp cần được gắn kết với việc thực
hiện mục tiêu của doanh nghiệp với 3 yếu tố: các giá trị chủ yếu của doanh nghiệp, mục đích chính
của doanh nghiệp và các mục tiêu giúp các doanh nghiệp thực hiện chức năng của mình.
Hội đồng Chính sách năng lực cạnh tranh của Mỹ đưa ra định nghĩa: năng lực
cạnh tranh là năng lực kinh tế về hàng hóa và dịch vụ trên thị trường thế giới… Ủy ban
Quốc gia về hợp tác kinh tế có trích dẫn khái niệm năng lực cạnh tranh theo Từ điển
Thuật Ngữ chính sách thương mại (1997), theo đó, năng lực cạnh tranh là năng lực của
một doanh nghiệp “không bị doanh nghiệp khác đánh bại về năng lực kinh tế”. Quan
niệm về năng lực cạnh tranh như vậy mang tính chất định tính, khó có thể định lượng.


10

Theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD), năng lực cạnh tranh của
doanh nghiệp là sức sản xuất ra thu nhập tương đối cao trên cơ sở sử dụng các yếu tố
sản xuất có hiệu quả làm cho các doanh nghiệp phát triển bền vững trong điều kiện
cạnh tranh quốc tế.
Theo M. Porter (1990), năng suất lao động là thước đo duy nhất về năng lực cạnh
tranh. Tuy nhiên, các quan niệm này chưa gắn với việc thực hiện các mục tiêu và
nhiệm vụ của doanh nghiệp.
Ngoài ra, không ít ý kiến đồng nhất năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp với
năng lực kinh doanh.
Như vậy, cho đến nay quan niệm về năng lực cạnh tranh vẫn chưa được hiểu
thống nhất. Để có thể đưa ra quan niệm năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp phù
hợp, cần lưu ý những đặc thù khái niệm này như Henricsson và các cộng sự (2004) chỉ
ra: đó là tính đa nghĩa (có nhiều định nghĩa), đa trị (có nhiều cách đo lường), đa cấp
(với các cấp độ khác nhau), phụ thuộc, có tính quan hệ qua lại, tính chất động và là
một quá trình.
Trên cơ sở các quan điểm khác nhau về năng lực cạnh tranh đó tiến sĩ Nguyễn

Hữu Thắng tác giả của cuốn “Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt
Nam trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay” đã đưa ra định nghĩa về năng lực
cạnh tranh của doanh nghiệp như sau:
Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng duy trì và nâng cao lợi thế
cạnh tranh trong việc tiêu thụ sản phẩm, mở rộng mạng lưới tiêu thụ, thu hút và sử
dụng có hiệu quả các yếu tố sản xuất nhằm đạt lợi ích kinh tế cao và bền vững.
Như vậy, năng lực cạnh tranh không phải là chỉ tiêu đơn nhất mà mang tính tổng
hợp, bao gồm nhiều chỉ tiêu cấu thành và có thể xác định được cho nhóm doanh
nghiệp (ngành) và từng doanh nghiệp.
1.2.2

Các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh

Có rất nhiều tiêu chí có thể dùng để đánh giá năng lực cạnh tranh tùy thuộc vào
từng ngành, từng lĩnh vực hoat động. Có thể khái quát thành một số chỉ tiêu điển hình
và cụ thể như sau:


11

- Khả năng duy trì và mở rộng thị trường:
Hoạt động trong cơ chế thị trường cũng đồng nghĩa với việc doanh nghiệp phải
luôn luôn đối mặt với các rủi ro thách thức trong quá trình cạnh tranh khốc liệt. Và khả
năng duy trì và mở rộng thị trường là một trong những tiêu chí quan trọng để đánh giá
năng lực cạnh tranh của chính doanh nghiệp. Bởi lẽ, thị trường vừa được coi là điểm
xuất phát cũng vừa là điểm kết thúc quá trình sản xuất kinh doanh, là cầu nối giữa sản
xuất và tiêu dùng. Có thể nói một doanh nghiệp chỉ làm ăn có hiệu quả khi nó xuất
phát từ thị trường, tận dụng một cách linh hoạt, năng động các cơ hội trên thị trường.
Vì thế duy trì và mở rộng thị trường được coi là một trong những nhiệm vụ cơ bản, lâu
dài của doanh nghiệp đặc biệt trong quá trình hội nhập nền kinh tế đất nước với nền

kinh tế thế giới nhằm góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh cho chính doanh nghiệp
cũng như cho đất nước.
- Chất lượng sản phẩm:
Chất lượng sản phẩm dịch vụ ngày càng đóng vai trò đặc biệt quan trọng khi mà
khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển, đời sống của người dân ngày càng được nâng
cao.Có thể nói rằng chất lượng sản phẩm, dịch vụ là vấn đề sống còn đối với doanh
nghiệp trong nền kinh tế thị trường khi mà họ luôn phải đối mặt với rất nhiều các đối
thủ cạnh tranh có thế lực mạnh. Một khi chất lượng sản phẩm, dịch vụ không được
đảm bảo thì cũng đồng nghĩa với việc doanh nghiệp sẽ mất đi khách hàng, mất đi thị
trường, nhanh chóng suy yếu và phá sản.
- Khả năng đổi mới doanh nghiệp:
Môi trường kinh doanh luôn ẩn chứa những biến động khó lường. Nó có thể đem
đến cho doanh nghiệp những cơ hội kinh doanh mới nhưng cũng có thể mang đến
nhiều mối đe dọa, thách thức khó khăn. Để có thể làm ăn kinh doanh trong môi trường
ấy, doanh nghiệp phải thích nghi được với sự thay đổi không ngừng ấy, biết tận dụng
những cơ hội và hạn chế đến mức tối thiểu những thách thức do môi trường đem lại.
Để làm được điều đó thì bản thân doanh nghiệp phải luôn chuẩn bị cho mình những
đổi mới phù hợp. Doanh nghiệp luôn linh hoạt trong hoạt động sản xuất kinh doanh,
phù hợp với những thay đổi của môi trường sẽ nâng cao được khả năng cạnh tranh của


12

mình, ngược lại, doanh nghiệp cứng nhắc không chịu thay đổi sẽ sớm bị loại khỏi cuộc
cạnh tranh gay gắt trên thị trường.
- Khả năng đáp ứng các yêu cầu của khách hàng:
Trong kinh doanh, khách hàng là thượng đế chính vì vậy mà doanh nghiệp phải
bán cái thị trường (khách hàng) cần chứ không phải bán cái mình có. Ngày nay, khi
khoa học công nghệ ngày càng tiên tiến thì những yêu cầu của khách hàng ngày càng
cao. Doanh nghiệp phải luôn luôn tìm hiểu và đáp ứng các nhu cầu ngày càng cao ấy.

Doanh nghiệp có khả nằng đáp ứng tốt các yêu cầu của khách hàng sẽ nhanh chóng
chiếm được lòng tin của khách hàng, nhanh chóng mở rộng thị trường thu hút ngày
càng nhiều khách hàng và nâng cao năng lực cạnh tranh của mình trên thị trường.
- Khả năng tiếp cận và khai thác có hiệu quả các nguồn lực phục vụ cho quá trình
sản xuất:
Trong quá trình sản xuất kinh doanh, mỗi doanh nghiệp cần rất nhiều nguồn lực
đầu vào tùy thuộc vào ngành nghề và lĩnh vực kinh doanh như: nhân lực, nguyên vật
liệu, máy móc thiết bị v.v… Doanh nghiệp muốn làm ăn có hiệu quả thì trước hết phải
biết tiếp cận và khai thác có hiệu quả các nguồn lực này. Bởi lẽ, một khi đã tiếp cận và
khai thác tốt các nguồn lực đầu vào sẽ giúp doanh nghiệp giảm được đáng kể chi phí
cho sản xuất kinh doanh từ đó hạ được giá thành sản phẩm, nhờ vậy mà nâng cao khả
năng cạnh tranh trên thị trường.
- Thương hiệu, uy tín, hình ảnh của doanh nghiệp so với đối thủ cạnh tranh:
Nếu ai đó cho rằng thương hiệu, hình ảnh và uy tín doanh nghiệp chỉ là cái gì đó
phù phiếm không hề có ý nghĩa trong hoạt động kinh doanh thì người đó đã mắc phải
một sai lầm nghiêm trọng. Thực tế sức mạnh mà chúng mang lại không hề nhỏ và khó
có thể tưởng tượng nổi. Thương hiệu, uy tín và hình ảnh là một nhân tố đặc biệt quan
trọng để đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Một khi doanh nghiệp đã tạo
dựng được thương hiệu, uy tín và hình ảnh của mình trên thị trường thì cũng có nghĩa
là doanh nghiệp đã xây dựng được một chỗ đứng vững chắc trên thị trường cũng như
trong tâm chí khách hàng.


13

1.2.3

Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh :

Bất kỳ một doanh nghiệp nào tham gia sản xuất kinh doanh cũng gắn liền với

môi trường kinh doanh, do đó nó phải chịu sự tác động, ảnh hưởng của nhiều yếu tố
bao gồm các yếu tố bên trong và các yếu tố bên ngoài.
1.2.3.1 Các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp: Đây là các nhân tố tác động hết sức
mạnh mẽ vào khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, buộc doanh nghiệp phải thích
nghi với nó.
+ Nhân tố kinh tế: Đây là những nhân tố quan trọng nhất của môi trường hoạt
động kinh doanh của doanh nghiệp. Khi một nền kinh tế phát triển với tốc độ cao sẽ
kéo theo sự tăng thu nhập cũng như khả năng thanh toán của người dân. Do vậy, nhu
cầu hay sức mua của người dân cũng tăng lên. Đây chính là cơ hội tốt cho các doanh
nghiệp phát triển. Doanh nghiệp nào có khả năng nắm bắt cơ hội này thì chắc chắn sẽ
thành công và khả năng cạnh tranh cũng được tăng lên.
+ Nhân tố chính trị - pháp luật: Chính trị - pháp luật là nền tảng cho sự phát triển
kinh tế cũng như cơ sở pháp lý cho các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh
trên thị trường. Luật pháp rõ ràng, chính trị ổn định là môi trường thuận lợi đảm bảo
sự bình đẳng cho các doanh nghiệp tham gia cạnh tranh. Mặt khác chúng cũng có thể
đem lại trở ngại khó khăn thậm chí là rủi ro cho các doanh nghiệp.
+ Tốc độ tăng trưởng của ngành: Tốc độ tăng trưởng của ngành sẽ quyết định
mức độ cạnh tranh của ngành đó. Khi tốc độ tăng trưởng của ngành thấp thì mức độ
cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong ngành đó sẽ cao và gay gắt hơn do chỉ cần một
sự biến động như mở rộng thị trường của doanh nghiệp này sẽ ảnh hưởng đến thị
trường của doanh nghiệp khác.Các doanh nghiệp phải cạnh tranh quyết liệt do đó mỗi
doanh nghiệp phải luôn luôn tìm cách bảo vệ thị trường của mình.
+Số lượng các doanh nghiệp trong ngành: Số lượng các doanh nghiệp cạnh tranh
và đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn cũng là một nhân tố tác động đến khả năng cạnh tranh
của doanh nghiệp. Do đó, khi nghiên cứu thị trường doanh nghiệp phải đánh giá,
nghiên cứu kỹ lưỡng từng đối thủ của mình để từ đó định ra mức độ cạnh tranh trên thị
trường có các chính sách thích hợp với từng giai đoạn, từng thị trường.


14


1.2.3.2 Các nhân tố bên trong: Đây là những nhân tố mà doanh nghiệp có thể điều chỉnh
để góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh cho chính mình.
+ Nguồn nhân lực: Đây là những người trực tiếp hoặc gián tiếp tạo ra sản phẩm dịch vụ
cho doanh nghiệp. Đội ngũ cán bộ kinh doanh là những người sẽ quyết định hoạt động kinh
doanh: sản xuất cái gì? sản xuất cho ai? sản xuất như thế nào? Mỗi quyết định của họ có ý
nghĩa hết sức quan trọng liên quan đến vận mệnh của doanh nghiệp. Họ là những người sẽ đưa
ra chính sách cạnh tranh cho doanh nghiệp. Số lượng, cơ cấu và trình độ của nguồn nhân lực
cũng là một nhân tố góp phần nâng cao hoặc kìm hãm năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
+ Cơ sở vật chất của doanh nghiệp: Một hệ thống cơ sở vật chất khang trang cùng đội
ngũ nhân viên kinh nghiệm phù hợp với quy mô của doanh nghiệp chắc chắn sẽ làm tăng khả
năng cạnh tranh của công ty lên rất nhiều. Với một cơ sở vật chất tốt thì chất lượng dịch vụ sẽ
được đảm bảo. Chất lượng dịch vụ hợp lý giúp doanh nghiệp tận dụng được công suất tối đa
qua đó hạ giá thành sản phẩm khả năng chiến thắng trong cạnh tranh của doanh nghiệp sẽ rất
lớn. Ngược lại, không có một doanh nghiệp nào có khả năng cạnh tranh cao khi mà cơ sở vật
chất kém, chất lượng dịch vụ không phù hợp, chính điều đó sẽ làm tăng chi phí kinh doanh
giảm năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
+ Khă năng tài chính của doanh nghiệp: Đây là yếu tố quan trọng quyết định khả năng
kinh doanh cũng như chỉ tiêu hàng đầu để đánh giá quy mô doanh nghiệp. Bất cứ một hoạt
động đầu tư, mua sắm trang thiết bị, phân phối, quảng cáo… đều dựa trên thực trạng tài chính
của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp có tiềm lực tài chính mạnh sẽ có khả năng trang bị những
cơ sở vật chất tốt nâng cao hiệu quả làm việc, tổ chức các hoạt động quảng cáo khuyến mại
mạnh mẽ nâng cao sức cạnh tranh.
+ Khả năng tổ chức quản lý: Điều này thể hiện thông qua cơ cấu tổ chức, tác phong làm
việc của các thành viên, mối quan hệ giữa các bộ phận… Một bộ máy được vận hành một cách
nhịp nhàng, thông suốt chắc chắn sẽ góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh và ngược lại. Khả
năng tổ chức còn phụ thuộc rất lớn vào khả năng quản lý, tổ chức của người làm công tác quản
lý trong doanh nghiệp. Do đó, doanh nghiệp cần có một đội ngũ quản trị viên phải được
đào tạo một cách có hệ thống, phù hợp với các đặc điểm của doanh nghiệp.



15

CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA
HÀNG NÔNG SẢN XUẤT KHẨU VIỆT NAM
2.1 Tình hình xuất khẩu nông sản Việt Nam
Việt Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, là một nước nông nghiệp
với khoảng 70% lực lượng lao động hoạt động trong ngành nông nghiệp, vì thế Đảng
và Nhà nước ta đã xác định nông sản là mặt hàng xuất khẩu chiến lược nhằm sử dụng
lực lượng lao động rất lớn trong nông nghiệp, phân công lại lực lượng lao động và tạo
nguồn ban đầu cần thiết cho sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước.
Trong những năm gần đây, nước ta tăng cường đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng
nông sản. Mặc dù xuất khẩu còn nhiều khó khăn nhưng nhìn chung cả sản lượng và
kim ngạch xuất khẩu nông sản những năm gần đây vẫn đang tăng. Đây là một dấu hiệu
khá khả quan cho nền kinh tế nước nhà.
Trong những năm 2001-2007, giá trị xuất khẩu các nông sản đã tăng lên gần gấp
3 lần. Có thể nói rằng đây là những mặt hàng chịu nhiều tác động của thị trường thế
giới. Trong những năm 2001-2003, do ảnh hưởng của kinh tế thế giới suy giảm, nhu
cầu về nông sản có giảm làm giảm giá hàng loạt mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực
của Việt Nam. Kim ngạch xuất khẩu tăng rất chậm trong giai đoạn này. Giai đoạn 20042005 do tình hình kinh tế thế giới phục hồi và chi phí sản xuất gia tăng; giá trị xuất khẩu
nông sản đã tăng nhanh. Đặc biệt năm 2005 có thể nói là năm mà chúng ta đã gặt hái được
nhiều thành công trong lĩnh vực xuất khẩu nông sản. Trong năm này, nhiều mặt hàng
nông sản đã ghi nhiều kỷ lục mới góp phần không nhỏ vào kết quả kim ngạch xuất khẩu
cả nước năm 2005. Hầu hết các mặt hàng xuất khẩu chủ lực như gạo, cà phê, điều đều
tăng mạnh cả về sản lượng và kim ngạch xuất khẩu. Lúc này, nông sản Việt Nam hiện
đang có mặt trên khoảng 100 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.
Từ năm 2006 đến nay, nước ta cũng đã cố gắng chú trọng đẩy mạnh xuất khẩu
nông sản. Dưới đây là những số liệu thống kê về tình hình xuất khẩu nông sản Việt
Nam trong giai đoạn này.



16

Bảng 1: Tình hình xuất khẩu nông sản Việt Nam những năm gần đây
Năm

Tổng giá trị XK
(tỷ USD)

2006

4.8

2007

6.2

2008

8.4

2009

8.2

Cơ cấu sản phẩm chính
(theo giá trị XK)
cà phê (25%); gạo (25%); điều
(9.8%)

cà phê (30%); gạo (24%); điều
(10%); hồ tiêu (5%); chè (2%)
gạo (32%); cà phê (26%); điều
(10.2%); chè (2%)
gạo (30%); cà phê (22%); điều
(10.4%); sắn (9.8%); rau quả

Thị trường chính
Nhật Bản, Trung Quốc, EU, Mỹ
Nhật Bản, Trung Quốc, Mỹ, EU
EU, Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc

Mỹ, EU, Trung Quốc, Nhật Bản

(4.3%); chè (2.2%)

Nhìn chung, trong giai đoạn 2006-2009 mặc dù tình hình thị trường thế giới có
nhiều biến động nhưng nước ta vẫn cố gắng duy trì và đẩy mạnh xuất khẩu nông sản
nhờ vậy mà kim ngạch xuất khẩu hàng năm vẫn tăng, đạt kỷ lục năm 2008 với 8.42 tỷ
USD. Đây cũng là năm có nhiều biến động trong xuất khẩu nông sản Việt Nam, khi
mà thế giới đối mặt với cuộc khủng hoảng lương thực khi giá hầu hết các nông sản
chính như: bắp, lúa mì, gạo đều tăng gấp 2-3 lần trong vòng chưa đầy hai năm. Nửa
đầu năm 2008, mặc dù tình hình kinh tế, xã hội nói chung có khá nhiều biến động
nhưng ngành Thương mại Nông sản vẫn có những bước phát triển tốt. Việt Nam đã thu
về 7.65 tỷ USD từ xuất khẩu nông, lâm, thủy sản tăng 24.8% so với cùng kỳ năm
2007. Trong đó xuất khẩu nông sản chiếm tỷ lệ cao nhất trên 4.2 tỷ USD, tăng 31% so
với cùng kỳ năm 2007. Đến năm 2009, mặc dù sản lượng xuất khẩu của các mặt hàng
chủ lưc đều tăng nhưng kim ngạch xuất khẩu lại giảm so với năm 2008. Nguyên nhân
chính là do giá bị sụt giảm. Theo nhận định, nguyên nhân khiến giá nông sản trên thị
trường bị giảm sút là do sức cầu sụt giảm tại các thị trường chủ lực. Tuy nhiên , một số

mặt hàng có sức tăng đột biến so với năm 2008 (như điều đạt kim ngạch 850 triệu
USD, rau quả đạt 350 triệu USD, chè đạt 180 triệu USD, đáng chú ý là mặt hàng sắn
xuất khẩu đạt kỷ lục với giá trị kim ngạch 800 triệu USD…) Mặc dù vậy, nhưng do
đây là nhóm hàng chiếm tỷ trọng nhỏ trong xuất khẩu nông sản, nên mức tăng không
đủ bù đắp cho sự sụp giảm của nhóm hàng nông sản chính.


17

Về cơ cấu mặt hàng xuất khẩu: những năm qua cũng không có sự thay đổi đáng
kể. Mặt hàng gạo và cà phê vẫn luôn chiếm tỷ trọng lớn trung bình từ 25% đến 30%,
hạt điều chiếm khoảng 10%, còn các mặt hàng khác chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ, dưới 5%.
Về thị trường xuất khẩu: những năm qua chúng ta đã cố gắng mở rộng thị trường
xuất khẩu sang nhiều nước trên thế giới vì vậy mà hiện nay nông sản Việt đã có mặt tại
nhiều quốc gia trên thế giới.. Với việc gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO là
một cơ hội lớn, tạo điều kiện đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa nói chung và nông sản nói
riêng ra thị trường thế giới. Tuy nhiên, những thị trường chính cũng không có thay đổi
nhiều, chủ yếu vẫn là EU, Hoa Kỳ, Nhật Bản và Trung Quốc. Tính riêng trong 5 tháng
đầu năm 2008, tổng kim ngạch xuất khẩu nông sản sang EU đạt 1.53 tỷ USD chiếm tới
70% tổng kim ngạch xuất khẩu sang các nước này. Kim ngạch nông sản xuất khẩu
sang Hoa Kỳ đạt 843,5 triệu USD, sang Nhật đạt 521,77 triệu USD và sang Trung
Quốc đạt 482,17 USD; tăng 1,8 lần so với cùng kỳ 2007.
Sang đến năm nay, năm 2010, theo như báo cáo mới nhất của Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn về tình hình xuất khẩu nông sản 8 tháng đầu năm thì đây là một
tín hiệu vui cho ngành nông nghiệp, với nhận định rằng thị trường thế giới đang có
những chuyển biến thuận lợi cho các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của ta như gạo, cao
su, tiêu...
Theo báo cáo, kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng nông sản 8 tháng đầu năm đạt
khoảng 6,5 tỉ USD, tăng 16,6% so với cùng kỳ. Xuất khẩu nông sản đạt kết quả khả
quan được cho là do thị trường thế giới có nhiều biến động bất lợi đối với sản xuất

nông nghiệp ở một số nước như cháy rừng ở Nga, nạn hạn hán và bão lũ ở Trung
Quốc, Ấn Độ, Pakistan, Philippines...
Tuy nhiên, một thực tế vẫn đang diễn ra đối với ngành nông nghiệp Việt Nam là
các mặt hàng xuất khẩu tuy có sản lượng lớn, nhưng giá trị chưa cao và kém hơn nhiều
nước trong khu vực. Ví như với Malaysia, tuy lượng xuất khẩu của nước này trong
năm 2009 chỉ tăng 2%, nhưng đã tạo ra 14% tăng trưởng giá trị xuất khẩu, còn Thái
Lan gia tăng 8% lượng xuất khẩu nhưng cũng tạo ra giá trị xuất khẩu tăng 18%. Trong
khi đó, đối với Việt Nam, thực tế tăng 9% lượng xuất khẩu chỉ tương đương với tăng


18

26% về giá trị. Vì lý do này, mặc dù nhiều ngành hàng của Việt Nam đứng thứ hạng
cao xuất khẩu như tiêu, gạo, cà phê, điều, cao su... nhưng lợi ích mang về chưa cao, do
thiếu các khâu gia tăng giá trị hàng hóa, vốn còn phải lệ thuộc vào các trung gian
thương mại nước ngoài, làm tăng chi phí và bị ép giá trong một số trường hợp.
Nói tóm lại, trong những năm qua mặc dù thị trường thế giới có nhiều biến động
nhưng chúng ta đã cố gắng duy trì và đẩy mạnh xuất khẩu nông sản. Chính vì vậy mà
nước ta cũng có được những vị trí đáng kể trong thị trường xuất khẩu nông sản thế
giới là quốc gia đứng đầu thế giới về xuất khẩu hạt tiêu, thứ hai thế giới về xuất khẩu
gạo thứ ba về xuất khẩu cà phê, cũng như chiếm thị phần đáng kể ở một số mặt hàng
nông sản khác.
Trên đây là thực trạng chung của xuất khẩu nông sản Việt Nam những năm gần
đây, sau đây là tình hình xuất khẩu một số nông sản chủ yếu của nước ta:
Xuất khẩu gạo:
Nước ta là nước có nền văn minh nông nghiệp lúa nước. Chính vì vậy mà gạo là
một mặt hàng xuất khẩu đặc biệt quan trọng của nước ta, luôn chiếm tỷ trọng lớn trong
giá trị xuất khẩu nông sản (khoảng 30%). Nhiều năm qua, nước ta vẫn đứng vị trí thứ
hai trên thế giới về xuất khẩu gạo, chỉ sau Thái Lan.
Bảng 2: Xuất khẩu gạo của Việt Nam qua các năm

Năm
2000
2001
2002
2003
2004
2005
2006
2007
2008
2009

Sản lượng

Kim ngạch

Giá trung bình

Tỷ lệ tăng về

Tỷ lệ tăng về

(triệu tấn)
3.37
3.53
3.24
3.92
4.07
5.25
4.57

4.54
4.68
6.06

(triệu USD)
610
545
608
693
859
1379
1250
1470
2663
2463

(USD/tấn)
181
154
188
177
211
263
274
324
569
407

sản lượng (%)


kim ngạch (%)

4.74
-8.22
20.99
3.83
28.99
-12.95
-0.66
3.08
29.49

-10.66
11.56
13.98
23.95
60.53
-9.35
17.6
81.16
-7.51


19

Nhìn chung, khối lượng xuất khẩu gạo của Việt Nam trong giai đoạn 2000-2008
cho thấy thường dao động ở mức 4 - 5 triệu tấn/năm và không có sự liên quan chặt chẽ
giữa sản lượng và khối lượng xuất khẩu của từng năm. Khối lượng xuất khẩu đạt cao
nhất vào năm 2005 (5,2 triệu tấn) nhưng đây lại là năm sản lượng giảm sau khi đạt
mức cao nhất vào năm 2004. Các năm tiếp theo 2006 và 2007, mặc dù sản lượng vẫn ở

mức tương tự nhưng khối lượng xuất khẩu lại giảm. Năm 2008, tuy có sự biến động
lớn về giá xuất khẩu và sản lượng đạt mức cao nhất, nhưng khối lượng xuất khẩu cũng
không tăng nhiều. Như vậy, yếu tố cầu của thế giới về gạo có tính chất quyết định về
khối lượng xuất khẩu của Việt Nam. Bên cạnh đó, sự cạnh tranh của các nước xuất
khẩu gạo trên thế giới như Thái Lan, Mỹ, v,v… cũng là yếu tố tác động đến xuất khẩu
gạo của Việt Nam. Đến năm 2009, một năm đầy biến động, khó khăn nhưng ngành
xuất khẩu gạo đã nỗ lực vượt qua và đạt được kết quả rất đáng khích lệ: xuất khẩu
6,052 triệu tấn gạo với kim ngạch 2,463 tỉ USD, cao nhất từ trước tới lúc bấy giờ. Mặc
dù chưa thật đồng đều do chất lượng lúa gạo khác nhau, nhưng mức lãi bình quân cho
nông dân là 30% theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
Theo bảng số liệu chúng ta có thể thấy năm 2005, 2008 và năm 2009 là các năm
đáng chú ý trong xuất khẩu gạo Việt Nam thời kỳ 2000 -2009
Năm 2005 xuất khẩu gạo của Việt Nam đạt mức kỷ lục mới sau 17 năm tham gia
thị trường gạo thế giới với lượng xuất khẩu lên tới hơn 5 triệu tấn, kim ngạch xuất
khẩu đạt xấp xỉ 1,4 tỷ USD, tăng khoảng 60% so với năm 2004, góp phần đưa mặt
hàng gạo Việt Nam cạnh tranh ngang bằng với các nước có thế mạnh xuất khẩu trên thị
trường (Bộ Thương mại, 2006). Cũng giống như mọi năm, lượng xuất khẩu thường tập
trung vào các tháng quý 2 và quý 3, giảm ở quý 4. Riêng năm 2005, lượng gạo xuất
khẩu trong quý 4 giảm nhiều nhất so với các quý khác. Trong đó,thị trường xuất khẩu
chủ yếu là các nước châu Á (do các nước ở châu Á có xu hướng chuyển dịch cơ cấu
cây trồng và mặc dù có tăng khả năng thâm canh nhưng nguồn cung vẫn suy giảm) và
Châu Phi chiếm 80% thị phần, còn lại là thị trường Trung Đông và Nam Mỹ.
Năm 2008 là năm có nhiều biến động mạnh trong hoạt động xuất khẩu gạo, có
lúc giá gạo xuất khẩu của nước ta đã tăng lên tới 1.050 USD/T. Nguyên nhân giá gạo


20

tăng đột biến là do lạm phát cao khiến chính phủ các nước xuất khẩu gạo hạn chế xuất
khẩu để ổn định tình hình trong nước. Nhưng bắt đầu từ tháng 6/2008 giá gạo đã giảm

nhanh do Thái Lan và Việt Nam bắt đầu vào vụ thu hoạch và nối lại hoạt động xuất
khẩu gạo.
Theo số liệu hải quan, trong năm 2008, gạo của nước ta được xuất khẩu sang 121 thị
trường và vùng lãnh thổ, nhiều hơn tới 40 thị trường so với năm 2007. Trong đó, cả nước
có tất cả 165 đơn vị tham gia xuất khẩu gạo, nhiều hơn 60 đơn vị so với năm 2007.
Trong năm 2009, kết quả xuất khẩu gạo đạt 6,052 triệu tấn, trị giá 2,463 tỉ
USD, tăng khoảng 29% về số lượng và giảm khoảng 7,5% về trị giá so với năm 2008.
Giá xuất khẩu bình quân đạt 407,09 USD/tấn
Xuất khẩu gạo tập trung vào các khu vực: châu Á là 3,238 triệu tấn, chiếm
53,50%; châu Phi: 1,794 triệu tấn, chiếm 29,64%; Châu Mỹ: 455.872 tấn, chiếm
7,53%, trong đó thị trường Cu ba: 442.910 tấn chiếm 7,32%; Trung Đông: 316.076
tấn, chiếm 5,22%; châu Âu: 201.642 tấn, chiếm 3,33%; còn lại là thị trường Châu Úc
chiếm 0,78% tổng số lượng xuất khẩu.
Còn đến năm nay 2010, theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam, trong 9 tháng đầu
năm, xuất khẩu gạo nước ta đạt gần 5,4 triệu tấn với kim ngạch hơn 2,2 tỷ USD. Trong
tháng 9, Việt Nam chủ yếu giao loại gạo 5% tấm (chiếm 43,.6% tổng số xuất khẩu),
tiếp theo là gạo 15% tấm (chiếm 22.6%). Thị trường châu Á và châu Phi là chủ yếu
chiếm gần 75% tổng lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam. So với cùng kỳ năm 2009,
xuất khẩu gạo đã tăng 418.000 tấn (về lượng) và 261 triệu USD (về giá trị).
Thực tế cho thấy, gạo là mặt hàng xuất khẩu quan trọng của nước ta có đóng góp
lớn trong kim ngạch xuất khẩu, tuy nhiên thị trường tiêu thụ mặt hàng này còn nhiều
biến động vì vậy chúng ta phải luôn quan tâm sát sao để có được những chiến lược
đúng đắn phát huy những thế mạnh và hạn chế tối thiểu những mặt còn hạn chế.
Xuất khẩu cà phê
Cà phê là mặt hàng xuất khẩu quan trọng thứ hai trong số các nông sản của Việt
Nam. Mặc dù những năm trước kim ngạch xuất khẩu cà phê chiếm không lớn trong
tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam (năm 2001 là 2,6%, năm 2002 là 2,0%, năm


21


2003 là 2,54%), nhưng việc xuất khẩu cà phê vẫn có vai trò rất quan trọng đối với nền
kinh tế Việt Nam, nó vừa cho phép tận dụng lợi thế của nền kinh tế vừa tạo ra lực lượng
ngoại tệ phục vụ cho quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hóa của Việt Nam. Hiện nay Việt
Nam là nước xuất khẩu cà phê đứng thứ 2 thế giới sau Brazil với sản lượng của niên vụ
2008/09 chiếm 14,4% tổng sản lượng cà phê toàn cầu. Việt Nam có 146 công ty xuất
khẩu cà phê, trong đó đứng đầu là Vinacafe, Intimex và Thái Hoà Group.
. Bảng 3. Sản xuất và xuất khẩu cà phê Việt Nam
Năm
2000
2003
2004
2005
2006
2007
2008

DT gieo trồng
(nghìn ha)
561,9
510,2
496,8
497,4
497,0
506,4
525,1

DT thu hoạch
(nghìn ha)
477,0

480,5
479,1
483,6
483,2
487,9
500,2

SL cà phê nhân
(nghìn tấn)
802,5
793,7
836,0
752,1
985,3
961,2
996,3

Khối lượng XK
(nghìn tấn)
733,9
749,4
976,2
912,7
980,9
1.229,2
994,0

Sản xuất cà phê của Việt Nam trong giai đoạn 2000 - 2008 có xu hướng tăng cả
về sản lượng và diện tích, nhưng khối lượng xuất khẩu lại không phải năm nào cũng
tăng cùng sản lượng vì phụ thuộc chủ yếu vào các nhà nhập khẩu.

Mặc dù là nước sản xuất cà phê robusta lớn trên thế giới, nhưng Việt Nam chưa
thực sự là người quyết định giá cả. Giá xuất khẩu và giá thu mua của các doanh nghiệp
Việt Nam là giá giao dịch trên thị trường cà phê London. Giá giao dịch tại thị trường
này tác động trực tiếp đến giá thu mua trong nước.


22

Bảng 4: Sản xuất và thị trường cà phê thế giới của Việt Nam
Tên tổ chức
Diện tích

Vụ 2009/10
537.000

Vụ 2008/09

Vụ 2007/08

530.900

506.400

Sản lượng (triệu tấn)
Fortis Bank

19,4

Reuters


18,0

19,5

18,00

ICO

18,0

18,5

16,47

USDA

17,5

19,67

18,33

Vicofa

16,7

20,0

17,5-18,00


CoffeeNetword

20,00

21,00

Tháng 10/09 –

Tháng 10/08 –

tháng 2/10

tháng 2/09

522.600

535.300

Xuất khẩu
Khối lượng (tấn)

Tháng 1-2/2010 Tháng 1 – 2/2009
Khối lượng (tấn)

240.900

305.500

Kim ngạch (triệu USD)


343

468,6

Giá (USD/tấn, FOB, cảng Sài

1.230 – 1.370

1.440-1.540

Gòn, loại 5% đen vỡ)

-Về khối lượng và kim ngạch xuất khẩu: Tỷ lệ cà phê xuất khẩu chiếm khoảng
90% sản lượng cà phê gieo trồng của cả nước. Tuy nhiên kim ngạch xuất khẩu còn
chiếm tỷ lệ rất khiêm tốn trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam (hàng năm chỉ
chiếm dưới 10%). Mặt khác, cà phê xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu là cà phê
Rubusta (cà phê vối), sản lượng xuất khẩu tăng với tốc độ cao. So với lượng cà phê vối
trên thị trường thế giới, Việt Nam chiếm tỷ trọng ngày càng lớn, trở thành nước đứng
đầu về sản xuất và xuất khẩu loại cà phê này.
-Về thị trường xuất khẩu: Việt Nam đã mở rộng thị trường xuất khẩu sang nhiều
nước trên thế giới như: Đức: 17.8%; Mỹ: 13.8%; Anh: 12.7%; Bỉ: 7.3%; Tây Ban Nha:
6.9%; Italia: 5.6%; Nhật Bản: 3.2%; …
- Về giá: Mặc dù Việt Nam là nước xuất khẩu cà phê lớn thứ hai trên thế giới,


23

nhưng lại bị động khi giá cà phê thế giới biến động, trong khi đó các nước khác trên
thế giới lại bắt tay nhau để cùng kiểm soát và chi phối giá cà phê. Năm 2008, do ảnh
hưởng của khủng hoảng nên giá cà phê cũng bấp bênh không kém các mặt hàng khác.

Thị trường cà phê thế giới năm 2008 diễn biến phức tạp, tăng mạnh vào quý I rồi bình
ổn trở lại trước khi tiếp tục tăng mạnh vào cuối quý II, sau đó thị trường duy trì mức
giá khá cao trong quý III và bắt đầu sụt giảm trong 3 tháng cuối năm. Mức giá cao
nhất đạt tới hơn 2.600 USD/tấn vào tháng 3/2008 và giữ ở mức trên 2.000 USD/tấn
cho đến tháng 9, sau đó giảm mạnh trong 3 tháng cuối năm tới mức thấp hơn giá đầu
năm. Trong nửa đầu năm 2010, thị trường cà phê thế giới cũng nhiều thăng trầm và
diễn biến phức tạp. Tháng 2 và tháng 3 năm 2010, giá cà phê thế giới liên tục giảm
mạnh khoảng 30% ở mức 1,100 USD/tấn và nông dân đã phải bán tống bán tháo cà
phê vì lo sợ giá cà phê sẽ còn giảm nữa. Tuy vậy, cuối tháng 4 /2010 khi giá cà phê đã
bắt đầu nhích dần lên thì nông dân vẫn phải bán cà phê với giá thấp (vì họ phải bán
theo hợp đồng kì hạn từ các tháng 2 và 3). Trong khi đó giá cà phê thế giới đã tăng vọt
lên khoảng 20% trong tháng 6, tháng 7 đạt mức khoảng 1,700 USD/tấn.
Xuất khẩu chè
Có thể nói rằng chè là một trong những mặt hàng tiềm năng của nước ta.Trên thị
trường thế giới, hiện tại tiêu thụ chè đang tăng mạnh. Người tiêu dùng tại Mỹ vẫn có
xu hướng chuyển từ những đồ uống đắt tiền như cà phê, nước trái cây sang các sản
phẩm rẻ hơn như chè. Tại châu Âu, các nước Đức, Anh, Nga cũng đều có xu hướng
tăng nhu cầu tiêu dùng chè trong thời gian tới. Ước tính hiện nay có khoảng 2-3 triệu
người Việt Nam có nguồn thu nhập chính phụ thuộc một phần hoặc hoàn toàn vào cây
chè, đặc biệt là tại các tỉnh miền núi phía Bắc, chiếm đến 70% sản lượng chè cả nước.


24

Bảng 5: Xuất khẩu chè của Việt Nam qua các năm
Năm

Sản lượng

Kim ngạch


Giá bình quân

(nghìn tấn)

(triệu USD)

(USD/tấn)

2004

99.3

98,9

996

2005
2006
2007
2008
2009

87.9
102.8
109
104
133

96,9

108
146
147
178

1102
1050
1339
1413
1338

Việt Nam hiện là nước sản xuất và xuất khẩu chè lớn thứ 5 thế giới.Tuy nhiên,
một trong những thực trạng và cũng là vấn đề lớn nhất của xuất khẩu chè Việt Nam là
giá chè xuất khẩu của chúng ta rất thấp so với mặt bằng chung của thế giới. Giá chè
xuất khẩu bình quân của cả nước trong năm 2009 chỉ được 1,3 USD/kg, trong khi giá
bình quân của thế giới vào khoảng 2,2 USD/kg.. Chưa kể, một số khách hàng của
ngành chè Việt Nam tại Anh, sau khi mua chè nguyên liệu về chế biến đã bán ra với
giá khoảng 9.800 USD/tấn. So với các sản phẩm nông nghiệp khác như gạo, cà phê,
hạt tiêu, hạt điều khả năng sinh lợi nhuận của chè vẫn còn kém xa so với tiềm năng.
Chúng ta có thể thấy kim ngạch xuất khẩu chè trong những năm gần đây có tăng
nhưng tăng rất chậm mà hầu hết là do tăng về sản lượng chứ không phải tăng do giá.
Nhưng đến đầu năm 2010, tình hình có vẻ được cải thiện hơn trước Chè là một
trong số hiếm hoi các mặt hàng nông sản tăng cả lượng (6,28%) và giá trị (tăng
14,61%) so với cùng kỳ năm trước. Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,
xuất khẩu chè tháng 3/2010 đạt 7.000 tấn, kim ngạch 9 triệu USD, đưa lượng chè xuất
khẩu cả quý I/2010 lên 24.000 tấn, kim ngạch 33 triệu USD. Với những thành quả đã
đạt được trong năm 2009 và sự tăng trưởng mạnh mẽ của xuất khẩu chè trong 3 tháng
đầu năm, nhiều chuyên gia cho rằng mục tiêu trước kia từng đề ra đến năm 2010 đạt
kim ngạch xuất khẩu chè 200 triệu USD là có thể khả thi.
2.2 Thực trạng năng lực cạnh tranh của nông sản xuất khẩu Việt Nam



×