Tải bản đầy đủ (.docx) (78 trang)

KẾ TOÁN vốn BẰNG TIỀN và các KHOẢN PHẢI THU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.21 MB, 78 trang )

GVHD: Th.S Lê Văn Tuấn
LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là đề tài nghiên cứu của tôi. Những kết quả và các số liệu trong
báo cáo thực tập tốt nghiệp được thực hiện tại Công ty Cổ Phần Ánh Dương Việt
Nam, không sao chép bất kì từ nguồn nào khác. Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm
trước nhà trường về sự cam đoan này.
TP. Hồ Chí Minh, ngày … tháng…năm 2015
Kí tên

Nguyễn Thị Phương Trang

Báo cáo thực tập

SVTH: Nguyễn Thị Phương Trang


GVHD: Th.S Lê Văn Tuấn
LỜI CẢM ƠN

Trong thời gian thực tập tại Công ty Cổ Phần Ánh Dương Việt Nam vừa qua, tuy
thời gian ngắn nhưng em đã đút kết được phần nào kinh nghiệm thực tế về công tác
kế toán tại đơn vị và quý thầy cô đã truyền đạt cho em những kiến thức quý báu để
vận dụng vào thực tế sau này. Trong quá trình làm báo cáo nếu không có sự giúp đỡ
của quý thầy cô em sẽ không hoàn thành tốt đề tài thực tập này.
Trước hết cho em gửi lời biết ơn sâu sắc đến quý thầy cô tại Trường Cao đẳng Tài
Chính Hải Quan, đặc biệt là thầy Lê Văn Tuấn – người đã trực tiếp tận tình giúp đỡ
và hướng dẫn cho em trong quá trình hoàn thành báo cáo tốt nghiệp này. Đồng thời,
cho em rất biết ơn đến Ban Giám Đốc của Công ty Cổ Phần Ánh Dương Việt Nam –
Vinasun Corp, các anh chị phòng Kế Toán, đặc biệt là anh Lê Quốc Khanh đã giúp
đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho em được tiếp xúc với thực tế công tác kế toán tại
Công ty.


Trong quá trình tiếp xúc với công việc thực tế cùng với sự hạn chế về kiến thức của
bản thân không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Do đó em rất mong nhận được
sự chỉ bảo, góp ý từ các anh chị ở Phòng Kế toán để em có thể trao dồi và hoàn
thiện kiến thức của mình.
Cuối cùng em xin kính chúc Quý thầy cô trường Cao Đẳng Tài Chính Hải Quan
cùng toàn thể anh chị trong công ty luôn mạnh khỏe và đạt được nhìu thành công
trong cuộc sống.
Chúc Vinasun Corp, ngày càng phát triển vững mạnh hơn nữa trên con đường hội
nhập .
Em xin chân thành cảm ơn!
TP.Hồ Chí Minh, ngày 20 tháng 5 năm 2015
Sinh viên thực hiện

Nguyễn Thị Phương Trang
Báo cáo thực tập

SVTH: Nguyễn Thị Phương Trang


GVHD: Th.S Lê Văn Tuấn
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc


NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP
Họ và tên sinh viên: NGUYỄN THỊ PHƯƠNG TRANG
MSSV: 1212115077
Chuyên ngành: Kế toán doanh nghiệp
Khóa: 2012 - 2015
1. Thời gian thực tập:

..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
2. Bộ phận thực tập:
........................................................................................................................
........................................................................................................................
3. Tinh thần trách nhiệm với công việc và ý thức chấp hành kỷ luật:
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
4. Kết quả thực tập
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
5. Nhận xét chung:
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
TP.HCM, Ngày... tháng ...năm 2015
Đơn vị thực tập
(ký tên, đóng dấu)

Báo cáo thực tập

SVTH: Nguyễn Thị Phương Trang


GVHD: Th.S Lê Văn Tuấn

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
Họ và tên sinh viên: NGUYỄN THỊ PHƯƠNG TRANG
MSSV: 1212115077

Chuyên ngành: Kế toán doanh nghiệp
Khóa: 2012 – 2015
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
TP.Hồ Chí Minh, ngày... tháng ...năm 2015
Giảng viên hướng dẫn

Báo cáo thực tập

SVTH: Nguyễn Thị Phương Trang


GVHD: Th.S Lê Văn Tuấn
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
TP.HCM: Thành phố Hồ Chí Minh
Cty: Công ty
ĐHĐCĐ: Đại hội đồng Cổ Đông
HĐQT: Hội đồng quản trị

GĐ: Giám đốc
BHXH: Bảo hiểm xã hội
TNCN: Thu nhập cá nhân
KT: Kế toán
TGNH: Tiền gửi ngân hàng
TM: Tiền mặt
TK: Tài khoản
KTT: Kế toán trưởng
KH: Khách hàng
GTGT: Giá trị gia tăng
TSCĐ: Tài sản cố định
NH: Ngân hàng
GBN: Giấy báo Nợ
GBC: Giấy báo Có
PT: Phiếu thu
PC: Phiếu chi
KTTT: Kế toán thanh toán
KTTM: Kế toán tiền mặt
KTCN: Kế toán công nợ
DT: Doanh thu
UNC: Ủy nhiệm chi
PL: Phụ lục
HĐ: Hóa đơn

Báo cáo thực tập

SVTH: Nguyễn Thị Phương Trang


GVHD: Th.S Lê Văn Tuấn

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty
Sơ đồ 2.2: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán
Sơ đồ 2.3: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán trên máy Vi tính
Sơ đồ 2.4: Trình tự luân chuyển chứng từ cho nghiệp vụ thu tiền mặt
Sơ đồ 2.5: Trình tự luân chuyển chứng từ cho nghiệp vụ chi tiền mặt
Sơ đồ 2.6: Trình tự luân chuyển chứng từ cho nghiệp vụ thu tiền gửi ngân hàng
Sơ đồ 2.7: Sơ đồ thực hiện hoạt động thu tiền gửi ngân hàng
Sơ đồ 2.8: Trình tự luân chuyển chứng từ cho nghiệp vụ chi tiền gửi ngân hàng
Sơ đồ 2.9: Sơ đồ thực hiện hoạt động chi tiền gửi ngân hàng
Sơ đồ 2.10: Trình tự luân chuyển chứng từ cho nghiệp vụ tiền đang chuyển
Sơ đồ 2.11: Trình tự luân chuyển chứng từ cho nghiệp vụ thuế GTGT
Sơ đồ 2.12: Trình tự luân chuyển chứng từ cho nghiệp vụ phát sinh tạm ứng
Sơ đồ 2.13: Trình tự luân chuyển chứng từ cho nghiệp vụ thanh toán tạm ứng

Báo cáo thực tập

SVTH: Nguyễn Thị Phương Trang


GVHD: Th.S Lê Văn Tuấn
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU..........................................................................................................1
CHƯƠNG 1:.....CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN VÀ CÁC
KHOẢN PHẢI THU...............................................................................................3
1.1.

Kế toán vốn bằng tiền:...............................................................................3

1.1.1.


Những vấn đề chung của kế toán vốn bằng tiền:...............................3

1.1.2.

Kế toán tiền mặt tại quỹ:....................................................................4

1.1.3.

Kế toán tiền gửi ngân hàng:...............................................................8

1.1.4.

Kế toán tiền đang chuyển:................................................................11

1.2.

Kế toán các khoản phải thu:.....................................................................13

1.2.1.

Những vấn đề chung về kế toán các khoản phải thu:.......................13

1.2.2.

Kế toán các khoản phải thu của khách hàng:....................................14

1.2.3.

Kế toán thuế giá trị gia tăng được khấu trừ:.....................................17


1.2.4.

Kế toán các khoản thu khác:.............................................................19

1.2.5.

Kế toán các khoản tạm ứng cho nhân viên:......................................21

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN VÀ CÁC KHOẢN
PHẢI THU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ÁNH DƯƠNG VIỆT NAM:...............24
2.1.

Giới thiệu khái quát về Công ty Cổ phần Ánh Dương Việt Nam:............24

2.1.1.

Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty:..................................24

2.1.2.

Đặc điểm hoạt động, tầm nhìn và sứ mệnh công ty:.........................25

2.1.3.

Chức năng, nhiệm vụ của Công ty :.................................................27

2.1.4.

Tổ chức bộ máy quản lý của công ty:...............................................28


2.1.5.

Tổ chức công tác kế toán :................................................................32

2.2.

Thực trạng kế toán vốn bằng tiền và các khoản phải thu tại Công ty Cổ

phần Ánh Dương Việt Nam:................................................................................37
2.2.1.

Quy trình chung trên phần mềm Rosy:.............................................37

Báo cáo thực tập

SVTH: Nguyễn Thị Phương Trang


GVHD: Th.S Lê Văn Tuấn
2.2.2.

Kế toán vốn bằng tiền tại Công ty:...................................................41

2.2.3.

Kế toán các khoản phải thu:.............................................................54

CHƯƠNG 3:........................................................NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ:
................................................................................................................................. 68

3.1.

Nhận xét:.................................................................................................68

3.1.1.

Về hoạt động tổ chức của công ty:...................................................68

3.1.2.

Về phần mềm kế toán.......................................................................68

3.1.3.

Về chứng từ, sổ sách........................................................................68

3.1.4.

Về cách hạch toán:...........................................................................68

3.2.

Kiến nghị:................................................................................................70

KẾT LUẬN:...........................................................................................................72

Báo cáo thực tập

SVTH: Nguyễn Thị Phương Trang



GVHD: Th.S Lê Văn Tuấn
LỜI MỞ ĐẦU
 Đặt vấn đề:
-

Sau khi trở thành thành viên chính thức của tổ chức thương mại thế giới

WTO, Việt Nam có nhiều cơ hội để hội nhập và phát triển, song cũng gặp không ít
khó khăn và thách thức. Trong cơ chế mới này, sự cạnh tranh khắc nghiệt luôn là
mối đe dọa cho những doanh nghiệp yếu kém. Chính vì vậy mà các doanh nghiệp
phải phấn đấu và nỗ lực không ngừng để giữ vững chỗ đứng trên thị trường.
Để tiến hành bất kỳ hoạt động kinh doanh nào thì cũng cần phải có một
nguồn vốn nhất định, trong đó thì không thể không kể đến tầm quan trọng của vốn
bằng tiền. Vốn bằng tiền là một bộ phận thuộc vốn lưu động trong doanh nghiệp tồn
tại dưới hình thức tiền tệ , có tính thanh khoản cao nhất dung để đáp ứng nhu cầu
thanh toán của doanh nghiệp. Hơn thế nữa, tiền là loại tài sản “nhạy cảm” nhất, dễ
mất mát , gian lận vì vậy việc quản lý tiền phải được quan tâm nhiều mặt và kiểm
soát chặt chẽ. Không những thế việc quản lý các khoản thanh toán nói chung ,
khoản nợ phải thu nói riêng cũng là một vấn đề cấp thiết hiện nay.
Sự đầy đủ về vốn bằng tiền và quản lý tốt các khoản thanh toán không những
góp phần cho doanh nghiệp duy trì các hoạt động hiện có, giữ vững cải thiện, tạo
lập niềm tin với khách hàng mà còn có thể mở rộng kinh doanh, nắm bắt và tận
dụng các thời cơ trong kinh doanh. Đây cũng là một yêu cầu đặt ra cho công tác kế
toán vốn bằng tiền và các khoản phải thu tại doanh nghiệp, từ đó xác định nhu cầu
về vốn, sử dụng vốn hợp lý mang lại hiệu quả cao cho doanh nghiệp.
Qua những kiến thức được học và thực tế được biết tại công ty, nắm bắt
được tầm quan trọng và đặc điểm của chúng, vì vậy mà em chọn chuyên đề “Kế
Toán Vốn Bằng Tiền Và Các Khoản Phải Thu Tại Công Ty Cổ Phần Ánh Dương
Việt Nam – Vinasun Corp” để làm báo cáo thực tập tốt nghiệp.

 Mục tiêu nghiên cứu:
- Tìm hiểu về công tác kế toán vốn bằng tiền và các khoản nợ phải thu, trình
tự luân chuyển chứng từ, trình tự nhập liệu vào phần mềm và lưu trữ tại Công ty.
- Đánh giá điểm mạnh cũng như điểm yếu đang tồn tại Công ty để có những
đóng góp ý kiến nhằm góp phần hoàn thiện hơn nữa công tác kế toán tại Công ty.
Báo cáo thực tập

SVTH: Nguyễn Thị Phương Trang


GVHD: Th.S Lê Văn Tuấn
 Phạm vi thực hiện đề tài:
Phạm vi không gian: Phòng kế toán Công ty Cổ phần Ánh Dương Việt Nam.
Phạm vi thời gian: Số liệu sử dụng để nghiên cứu trong tháng 9 năm 2014.
 Phương pháp thực hiện đề tài :
Phương pháp phỏng vấn trực tiếp: là phương pháp hỏi trực tiếp những người cung
cấp thông tin, dữ liệu cần thiết cho việc nghiên cứu đề tài. Phương pháp này sử
dụng trong giai đoạn thu thập thông tin cần thiết và những số liệu thô có liên quan
tới đề tài.
Phương pháp thống kê: là phương pháp thống kê những thông tin, dữ liệu thu thập
được phục vụ cho việc làm đề tài.
 Kết cấu đề tài:
Đề tài nghiên cứu gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về Kế toán vốn bằng tiền và các khoản phải thu
Chương 2: Thực trạng Kế toán vốn bằng tiền và các khoản thu tại Công ty Cổ phần
Ánh Dương Việt Nam
Chương 3: Nhận xét và kiến nghị

Báo cáo thực tập


SVTH: Nguyễn Thị Phương Trang


GVHD: Th.S Lê Văn Tuấn
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN VÀ CÁC
KHOẢN PHẢI THU
1.1.

Kế toán vốn bằng tiền:

1.1.1. Những vấn đề chung của kế toán vốn bằng tiền:
1.1.1.1. Khái niệm, phân loại:
Khái niệm: Vốn bằng tiền là một bộ phận thuộc tài sản ngắn hạn của doanh
nghiệp, tồn tại dưới hình thức tiền tệ, là loại tài sản có tính thanh khoản cao nhất, là
chỉ tiêu quan trọng đánh giá khả năng thanh toán của một doanh nghiệp.
Phân loại:
- Phân loại tiền theo nơi quản lý: tiền đang tồn tại tại quỹ ,các khoản tiền gửi
không kỳ hạn ở các ngân hàng, các tổ chức tín dụng… và tiền đang chuyển.
- Phân loại tiền theo hình thức: tiền Việt Nam, ngân phiếu, ngoại tệ, vàng
bạc,kim khí quý, đá quý.
1.1.1.2. Nội dung:
Vốn bằng tiền là một bộ phận của vốn lưu động nhưng có tính lưu động nhất,
dễ chuyển đổi thành tài sản khác nhất.
1.1.1.3. Nguyên tắc hạch toán:
- Kế toán phải mở sổ kế toán ghi chép hàng ngày liên tục theo trình tự phát
sinh các khoản thu, chi, xuất, nhập tiền, ngoại tệ và tính ra số tồn tại quỹ và từng tài
khoản ở Ngân hàng tại mọi thời điểm để tiện cho việc kiểm tra, đối chiếu.
- Các khoản tiền do doanh nghiệp khác và cá nhân ký cược, ký quỹ tại doanh
nghiệp được quản lý và hạch toán như tiền của doanh nghiệp.
- Khi thu, chi phải có Phiếu thu, Phiếu chi và có đủ chữ ký theo quy định của

chế độ chứng từ kế toán.
- Kế toán phải theo dõi chi tiết tiền theo nguyên tệ. Khi phát sinh các giao
dịch bằng ngoại tệ, kế toán phải quy đổi ngoại tệ ra đồng Việt Nam theo nguyên tắc:
 Bên Nợ các tài khoản tiền áp dụng tỷ giá giao dịch thực tế;
 Bên Có các tài khoản tiền áp dụng tỷ giá ghi sổ bình quân gia quyền.

Báo cáo thực tập

SVTH: Nguyễn Thị Phương Trang


GVHD: Th.S Lê Văn Tuấn
- Tại thời điểm lập Báo cáo tài chính theo quy định của pháp luật, doanh
nghiệp phải đánh giá lại số dư ngoại tệ và vàng, tiền tệ theo tỷ giá giao dịch thực tế.
1.1.1.4. Nhiệm vụ của kế toán vốn bằng tiền:
- Phản ánh chính xác kịp thời những khoản thu chi
- Giám sát tình hình thực hiện kế toán thu chi các loại vốn bằng tiền
1.1.2. Kế toán tiền mặt tại quỹ:
1.1.2.1. Khái niệm:
Tiền mặt là các khoản tiền đang có ở quỹ, có thể dùng để thanh toán ngay, bao
gồm: Tiền Việt Nam, ngoại tệ, vàng tiền tệ.
1.1.2.2. Chứng từ, sổ sách sử dụng:
- Chứng từ sử dụng: Phiếu thu, Phiếu chi, Biên lai thu tiền, Bảng kê vàng
bạc, đá quý
- Sổ sách sử dụng: Sổ quỹ tiền mặt, Sổ chi tiết tài khoản tiền mặt, Sổ cái.
1.1.2.3. Tài khoản sử dụng:
- Kế toán tổng hợp sử dụng tài khoản 111 “Tiền mặt”
Tài khoản 111 có 3 tài khoản cấp 2:
- Tài khoản 1111- Tiền Việt Nam
- Tài khoản 1112- Ngoại tệ

- Tài khoản 1113- Vàng, bạc, kim khí quý, đá quý
Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản này như sau:
TK111
- Các khoản tiền Việt Nam (kể cả ngân - Các khoản tiền Việt Nam ( kể cả
phiếu), ngoại tệ, vàng, bạc, đá quý nhập quỹ. ngân phiếu), ngoại tệ, vàng, bạc, đá
- Số tiền mặt thừa ở quỹ phát hiện khi kiểm quý xuất quỹ.
kê.
- Số tiền mặt thiếu ở quỹ phát hiện
khi kiểm kê.
Số dư bên nợ : Các khoản tiền Việt Nam (kể
cả ngân phiếu), ngoại tệ, vàng, bạc, đá quý
tồn quỹ vào cuối kỳ

Báo cáo thực tập

SVTH: Nguyễn Thị Phương Trang


GVHD: Th.S Lê Văn Tuấn
1.1.2.4. Nguyên tắc hạch toán:
- Phải sử dụng một đơn vị thống nhất là Đồng Việt Nam
- Tiền tại quỹ của doanh nghiệp bao gồm tiền Việt Nam, ngoại tệ, vàng bạc,
kim khí quý, đá quý.
- Phiếu thu, chi do kế toán lập thành 03 liên (đặt giấy than viết một lần). Sau
khi ghi đầy đủ các nội dung trên phiếu và ký vào phiếu chuyển cho kế toán trưởng
duyệt (và cả thủ trưởng đơn vị duyệt đối với phiếu chi). Sau đó, chuyển cho thủ quỹ
làm căn cứ nhập, xuất quỹ. Thủ quỹ giữ lại một liên để ghi sổ quỹ, 1 liên giao cho
người nộp (hoặc nguời nhận tiền), 1 liên lưu nơi lập phiếu. Cuối ngày, toàn bộ phiếu
thu, chi được thủ quỹ chuyển cho kế toán để ghi sổ kế toán.
1.1.2.5. Phương pháp hạch toán :

- Rút tiền gửi ngân hàng về nhâp quỹ tiền mặt:
Nợ TK 111 – Tiền mặt
Có TK 112 – Tiền gửi ngân hàng
- Thu hồi các khoản nợ phải thu bằng tiền mặt nhập quỹ:
Nợ TK 111 – Tiền mặt
Có TK 131 – Phải thu của khách hàng
Có TK 136 – Phải thu nội bộ
Có TK 138 – Phải thu khác
Có TK 141 – Tạm ứng
- Thu hồi các khoản ký quỹ, ký cược bằng tiền:
Nợ TK 111 – Tiền mặt
Có TK 144 – Thế chấp, ký cược, ký quỹ ngắn hạn
Có TK 244 – Ký quỹ, ký cược dài hạn
- Nhận vốn cấp bằng tiền mặt
Nợ TK 111 – Tiền mặt
Có TK 411 – Nguồn vốn kinh doanh
Báo cáo thực tập

SVTH: Nguyễn Thị Phương Trang


GVHD: Th.S Lê Văn Tuấn
Có TK 441 – Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản
- Nhận kí quỹ, ks cược của đơn vị khác bằng tiền mặt:
Nợ TK 111 – Tiền mặt
Có TK 338 (3386) – Phải trả, phải nộp khác
Có TK 344 – Nhận ký quỹ, ký cược dài hạn
- Vay ngắn hạn, dài hạn bằng tiền mặt:
Nợ TK 111 – Tiền mặt
Có TK 311 – vay ngắn hạn

Có TK 341 – vay dài hạn
- Thu tiền bán sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ bằng tiền mặt:
Nợ TK 111 – Tiền mặt
Có TK 333 (3331) – Thuế GTGT phải nộp
Có TK 511 – Doanh thu bán hàng
Có TK 512 – Doanh thu bán hàng nội bộ
- Thu tiền mặt từ hoạt động tài chính, hoạt động khác nhập quỹ:
Nợ TK 111 – Tiền mặt
Có TK 333 (3331) – thuế GTGT phải nộp
Có TK 515 – Doanh thu hoạt động tài chính
Có TK 711 – Thu nhập khác
- Xuất quỹ tiền mặt gửi vào tài khoản ngân hàng:
Nợ TK 112 - Tiền gửi ngân hàng
Có TK 111 – Tiền mặt
- Xuất quỹ tiền mặt mang đi thế chấp, ký quỹ, ký cược:
Nợ TK 144 – Thế chấp ký quỹ, ký cược ngắn hạn
Nợ TK 244 – Ký cược, ký quỹ dài hạn
Báo cáo thực tập

SVTH: Nguyễn Thị Phương Trang


GVHD: Th.S Lê Văn Tuấn
Có TK 111 – Tiền mặt
- Xuất quỹ tiền mặt mua vật tư, hàng hóa:
Nợ TK 152 – Nguyên liệu, vật liệu
Nợ TK 153 – Công cụ, dụng cụ
Nợ TK 156 – Hàng hóa
Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ
Có TK 111 – Tiền mặt

- Chi phí phát sinh bằng tiền mặt:
Nợ TK 627 – Chi phí sản xuất chung
Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ
Có TK 111 – Tiền mặt
- Đầu tư ngắn hạn, dài hạn bằng tiền mặt:
Nợ TK 121 – Đầu tư chứng khoán ngắn hạn
Nợ TK 221 – Đầu tư vào công ty con
Nợ TK 128 – Đầu tư ngắn hạn khác
Nợ TK 228 – Đầu tư dài hạn khác
Nợ TK 222 – Vốn góp liên doanh
Có TK 111 – Tiền mặt
- Xuất quỹ TM chi trả lương, thưởng, BHXH, tiền ăn cho công nhân viên:
Nợ TK 334 – Phải trả người lao động
Có TK 111 – Tiền mặt
- Xuất quỹ tiền mặt thanh toán các khoản nợ phải trả:
Nợ TK 311– Vay ngắn hạn
Nợ TK 331 – Phải trả cho người bán
Nợ TK 333 – Thuế và các khoản phải nộp nhà nước
Báo cáo thực tập

SVTH: Nguyễn Thị Phương Trang


GVHD: Th.S Lê Văn Tuấn
Nợ TK 338 – Phải trả, phải nộp khác
Có TK 111 – Tiền mặt
- Khoản thiếu quỹ tiền phát hiện khi kiểm kê chưa xác định nguyên nhân
Nợ TK 1381– Tài sản thiếu chờ xử lý
Có TK 111 – Tiền mặt
1.1.3. Kế toán tiền gửi ngân hàng:

1.1.3.1. Khái niệm:
Tiền gửi ngân hàng là tiền của doanh nghiệp phần lớn được gửi vào ngân
hàng, kho bạc, công ty tài chính, để thực hiện việc thanh toán không dùng tiền TM.
1.1.3.2. Chứng từ, sổ sách sử dụng:
- Chứng từ sử dụng:
 Giấy báo Có
 Giấy báo Nợ
 Bản sao kê của ngân hàng kèm theo chứng từ gốc (ủy nhiệm thu, ủy nhiệm
chi, séc chuyển khoản, …).
- Sổ kế toán sử dụng: Sổ chi tiết tài khoản TGNH, sổ cái
1.1.3.3. Tài khoản sử dụng:
- Kế toán sử dụng TK 112 " Tiền gửi Ngân hàng"
Tài khoản 112- Tiền gửi ngân hàng có 3 tài khoản cấp 2
- Tài khoản 1121- Tiền Việt Nam
- Tài khoản 1122- Ngoại tệ
- Tài khoản 1123- Vàng, bạc, kim khí quý, đá quý
Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản này như sau:

TK 112
SDĐK: số tiền gửi tại NH hiện có lúc đầu kì

SPS: các khoản tiền rút ra từ NH về

nhập quỹ
SPS: các khỏan tiền gửi vào NH,
Báo cáo thực tập
SVTH: Nguyễn Thị Phương Trang
Khoản chênh lệch thiếu chưa rõ
Khoản chênh lệch thừa chưa rõ nguyên nhân
KH thanh toán


nguyên nhân


GVHD: Th.S Lê Văn Tuấn

1.1.3.4. Nguyên tắc hạch toán:
- Trước hết chủ tài khoản (Giám đốc hoặc Kế toán trưởng) phải mở tài khoản
ở Ngân hàng và đăng ký tên, chữ ký. Mọi thủ tục thanh toán qua Ngân hàng đều
phải có đầy đủ chữ ký của chủ tài khoản.
- Định kỳ Kế toán phải kiểm tra, đối chiếu giữa số liệu ghi tên sổ kế toán với
Sổ phụ ngân hàng. Nếu có sự chênh lệch giữa số liệu trên sổ kế toán của đơn vị, số
liệu ở chứng từ gốc với số liệu trên chứng từ của Ngân hàng thì đơn vị phải thông
báo cho Ngân hàng để cùng đối chiếu, xác minh, xử lý kịp thời.
- Một doanh nghiệp có thể mở nhiều tài khoản ở các Ngân hàng khác nhau,
do đó Kế toán cần phải mở sổ chi tiết tiền gửi cho từng tài khoản ở Ngân hàng để
tiện cho việc kiểm tra đối chiếu.
1.1.3.5. Phương pháp hạch toán:
- Xuất quỹ tiền mặt gửi vào tài khoản ngân hàng, căn cứ vào GBC của NH:
Nợ TK 112 – Tiền gửi ngân hàng
Có TK 111 – Tiền mặt
- Nhận được GBC của NH và số tiền đang chuyển đã vào TK của đơn vị
Nợ TK 112 – Tiền gửi ngân hàng
Có TK 113 – Tiền đang chuyển
- Thu tiền bán hàng bằng chuyển khoản, căn cứ vào GBC của ngân hàng
Nợ TK 112 – Tiền gửi ngân hàng
Có TK 511 – Doanh thu bán hàng
Có TK 333 (3331) - Thuế GTGT phải nộp
Báo cáo thực tập


SVTH: Nguyễn Thị Phương Trang


GVHD: Th.S Lê Văn Tuấn
- Thu hồi các khoản nợ phải thu bằng TGNH:
Nợ TK 112 – Tiền gửi ngân hàng
Có TK 131– Phải thu của khách hàng
Có TK 138 – Phải thu khác
- Thu hồi tiền ký quỹ, ký cược bằng TGNH:
Nợ TK 112 – Tiền gửi ngân hàng
Có TK 144– Thế chấp, ký quỹ, ký cược ngắn hạn
Có TK 244 - Ký quỹ, ký cược dài hạn
- Thanh toán các chứng khoán ngắn hạn, dài hạn bằng TGNH:
Nợ TK 112 – Tiền gửi ngân hàng
Có TK 121 – Đầu tư chứng khoán ngắn hạn
Có TK 221 – Đầu tư chứng khoán dài hạn
Có TK 515 – Doanh thu hoạt động tài chính
- Số lợi tức tiền gửi được hưởng thu bằng TGNH:
Nợ TK 112 – Tiền gửi ngân hàng
Có TK 515 – Doanh thu hoạt động tài chính
- Mua TSCĐ bằng tiền gửi ngân hàng:
Nợ TK 211 – TSCĐ hữu hình
Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ
Có TK 111 – Tiền mặt
- Chuyển tiền gửi ngân hàng mua chứng khoán, góp vốn liên doanh, cho vay:
Nợ TK 121 – Đầu tư chứng khoán ngắn hạn
Nợ TK 221 – Đầu tư chứng khoán dài hạn
Nợ TK 128 – Đầu tư ngắn hạn khác
Nợ TK 228 – Đầu tư dài hạn khác
Báo cáo thực tập


SVTH: Nguyễn Thị Phương Trang


GVHD: Th.S Lê Văn Tuấn
Nợ TK 222 – Vốn góp liên doanh
Có TK 112 – Tiền gửi ngân hàng
- Thanh toán các khoản nợ phải trả bằng chuyển khoản:
Nợ TK 311– Vay ngắn hạn
Nợ TK 331 – Phải trả cho người bán
Nợ TK 333 – Thuế và các khoản phải nộp nhà nước
Nợ TK 338 – Phải trả, phải nộp khác
Có TK 112 – Tiền gửi ngân hàng
- Chi phí phát sinh bằng TGNH:
Nợ TK 627– Chi phí sản xuất chung
Nợ TK 642 – Chi phí bán hàng
Nợ TK 635 – Chi phí quản lý doanh nghiệp
Nợ TK 811 – Chi phí tài chính
Nợ TK 113– Thuế GTGT được khấu trừ
Có TK 112 – Tiền gửi ngân hàng
1.1.4. Kế toán tiền đang chuyển:
1.1.4.1. Khái niệm:
Kế toán tiền đang chuyển bao gồm tiền Việt Nam và ngoại tệ của doanh
nghiệp đã nộp vào ngân hàng, kho bạc nhà nước, đã gửi bưu gửi tiền để chuyển cho
ngân hàng nhưng chưa nhận được giấy báo Có của ngân hàng, trả cho các đơn vị
khác hay đang làm thủ tục chuyển tiền từ tài khoản tại ngân hàng để trả cho đơn vị
khác nhưng chưa nhận được giấy báo nợ hay bảng sao kê của ngân hàng.
1.1.4.2. Chứng từ, sổ sách sử dụng:
- Chứng từ: Phiếu chi, Giấy nộp tiền, Lệnh chuyển tiền, séc chuyển khoản
- Sổ sách: Sổ chi tiết tài khoản 1131, sổ cái


Báo cáo thực tập

SVTH: Nguyễn Thị Phương Trang


GVHD: Th.S Lê Văn Tuấn
1.1.4.3. Tài khoản sử dụng:
- Kế toán sử dụng TK 113 " tiền đang chuyển"
Tài khoản 113 có 2 tài khoản cấp 2:
- Tài khoản 1131- Tiền Việt Nam
- Tài khoản 1132- Ngoại tệ
Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 113- Tiền đang chuyển
TK 113
Các khoản tiền đã nộp vào NH,

Số kết chuyển vào TK 112"Tiền

kho bạc hay vào bưu điện nhưng cơ

gửi NH", hoặc TK có liên quan

chưa nhận được giấy báo của ngân
hàng hoặc đơn vị thụ hưởng.
Số dư: Các khoản tiền còn đang chuyển.
1.1.4.4. Phương pháp hạch toán:
- Thu tiền bán hàng, tiền nợ bán hàng của khách hàng bằng tiền mặt, séc nộp
thẳng vào ngân hàng:
Nợ TK 113 – Tiền đang chuyển
Có TK 511 – Doanh thu bán hàng

Có TK 131 – Phải thu của khách hàng
- Xuất quỹ TM gửi vào NH nhưng chưa nhận được GBC của ngân hàng :
Nợ TK 113 – Tiền đang chuyển
Có TK 111 – Tiền mặt
- Làm thủ tục chuyển tiền từ TK ở NH để trả nợ nhưng người nhận chưa
nhận được tiền
Nợ TK 113 – Tiền đang chuyển
Có TK 112 – Tiền gửi ngân hàng

Báo cáo thực tập

SVTH: Nguyễn Thị Phương Trang


GVHD: Th.S Lê Văn Tuấn
- Khách hàng ứng trước tiền mua hàng bằng séc, doanh nghiệp đã nộp vào
ngân hàng nhưng chưa nhận được GBC của ngân hàng
Nợ TK 113 – Tiền đang chuyển
Có TK 131 – Phải thu khách hàng
- Ngân hàng báo các khoản tiền đang chuyển đã vào TK của doanh nghiệp
Nợ TK 112 – Tiền gửi ngân hàng
Có TK 113 – Tiền đang chuyển
1.2.

Kế toán các khoản phải thu:

1.2.1. Những vấn đề chung về kế toán các khoản phải thu:
1.2.1.1. Khái niệm, phân loại:
1.2.1.1.1.


Khái niệm:

Trong quá trình kinh doanh, khi doanh nghiệp đã cung cấp sản phẩm, hàng
hóa, dịch vụ cho khách hàng nhưng chưa được khách hàng thanh toán sẽ hình thành
khoản nợ phải thu. Ngoài ra nợ phải thu còn phát sinh trong các trường hợp như bắt
bồi thường, cho mượn vốn tạm thời, khoản ứng trước tiền cho người bán, các khoản
tạm ứng, các khoản ký quỹ, ký cược… Như vậy, nợ phải thu chính là tài sản của
doanh nghiệp do người khác nắm giữ, doanh nghiệp phải kiểm soát chặt chẽ và có
biện pháp thu hồi nhanh chóng.
1.2.1.1.2.

Phân loại

- Phải thu khách hàng gồm các khoản phải thu mang tính chất thương mại
phát sinh từ giao dịch có tính chất mua- bán;
- Phải thu nội bộ gồm các khoản phải thu giữa đơn vị cấp trên và đơn vị cấp
dưới trực thuộc không có tư cách pháp nhân hạch toán phụ thuộc;
- Phải thu khác gồm các khoản phải thu không có tính thương mại, không
liên quan đến giao dịch mua bán.
1.2.1.2. Tài khoản sử dụng:
Để phản ánh các khoản phải thu, kế toán sử dụng các tài khoản sau:
- Tài khoản 131 “Phải thu khách hàng”;
- Tài khoản 133 “Thuế GTGT được khấu trừ”;
Báo cáo thực tập

SVTH: Nguyễn Thị Phương Trang


GVHD: Th.S Lê Văn Tuấn
-


Tài khoản 136 “Phải thu nội bộ”;
Tài khoản 138 “Phải thu khác”;
Tài khoản 139 “Dự phòng phải thu khó đòi”;
Tài khoản 141 “Tạm ứng”.

1.2.1.3. Nguyên tắc hạch toán:
- Các khoản phải thu được theo dõi chi tiết theo kỳ hạn phải thu, đối tượng
phải thu, loại nguyên tệ phải thu và các yếu tố khác theo nhu cầu quản lý của doanh
nghiệp.
- Kế toán phải xác định các khoản phải thu thỏa mãn định nghĩa của các
khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ để đánh giá lại cuối kỳ khi lập Báo cáo tài chính.
- Định kỳ tiến hành đối chiếu công nợ, xác định được các loại nợ phải trả
đúng hạn, khoản nợ quá hạn, nợ khó đòi và xử lý đối với khoản nợ không đòi được.
1.2.1.4. Nhiệm vụ kế toán các khoản phải thu:
- Ghi chép, phản ánh chính xác, kịp thời, đầy đủ từng khoản nợ phải thu theo
từng đối tượng: số nợ phải thu, số đã thu và số còn phải thu. Có biện pháp tích cực
thu hồi các khoản nợ phải thu để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
- Lập và xử lý dự phòng nợ phải thu khó đòi theo quy định của chế độ tài
chính.
- Kiểm tra giám sát việc chấp hành chế độ quy định về quản lý nợ phải thu.
1.2.2. Kế toán các khoản phải thu của khách hàng:
1.2.2.1. Khái niệm:
- Phải thu của khách hàng là khoản nợ phải thu của doanh nghiệp với khách
hàng về tiền bán sản phẩm, hàng hoá, lao vụ, dịch vụ… theo phương thức bán chịu
hoặc theo phương thức trả tiền trước. Đây là khoản nợ phải thu chiếm tỷ trọng lớn
nhất phát sinh thường xuyên và cũng gặp nhiều rủi ro nhất trong các khoản nợ phải
thu phát sinh tại doanh nghiệp.
- Để có thể hạn chế rủi ro trong kinh doanh, doanh nghiệp cần phải xem xét
kỹ đến khả năng thanh toán của khách hàng trước khi có quyết định bán chịu, hoặc

có biện pháp thích hợp nhằm đảm bảo thu được khoản phải thu từ khách hàng.
1.2.2.2. Chứng từ, sổ sách sử dụng:
- Chứng từ: Phiếu thu, hoá đơn GTGT, bảng đối chiếu công nợ, GBC
- Sổ sách sử dụng: sổ chi tiết TK 1311, TK 1313, sổ cái
Báo cáo thực tập

SVTH: Nguyễn Thị Phương Trang


GVHD: Th.S Lê Văn Tuấn
1.2.2.3. Tài khoản sử dụng:
- Kế toán sử dụng tài khoản 131 “phải thu của khách hàng”
Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản này như sau:

TK

- Số tiền phải thu của khách hàng về sản phẩm, hàng hoá, BĐS đầu tư,
TSCĐ
đã giao,
dịchđãvụ
- Số
tiền khách
hàng
trảđ
- Số tiền thừa trả lại cho khách hàng
- Số tiền đã nhận ứng trước

Số dư nợ: số tiền còn phải thu

- Khoản giảm giá hàng bán

- Doanh thu của số hàng đã
- Số tiền chiết khấu thanh t

Số dư nợ: Số tiền còn phải thu
của khách hàng

Tài khoản này có thể có số dư bên Có: Số dư bên Có phản ánh số tiền nhận trước
hoặc số tiền đã thu nhiều hơn số phải thu của khách hàng theo chi tiết của từng đối
tượng cụ thể.
1.2.2.4. Phương pháp hạch toán:
- Doanh thu của khối lượng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đã bán phải thu của
khách hàng:
Nợ TK 131 – Phải thu của khách hàng
Có TK 511 – Doanh thu bán hàng
Có TK 333 (3331) - Thuế GTGT phải nộp
- Nhận được tiền do khách hàng trả:
Nợ TK 111 – Tiền mặt
Nợ TK 112 – Tiền gửi ngân hàng
Báo cáo thực tập

SVTH: Nguyễn Thị Phương Trang


GVHD: Th.S Lê Văn Tuấn
Có TK 515– Doanh thu hoạt động tài chính
Có TK 131 – Phải thu của khách hàng
- Chi phí chiết khấu thanh toán cho người mua hàng:
Nợ TK 635 – Chi phí tài chính
Có TK 131 – Phải thu của khách hàng
- Số chi hộ hoặc chi lại tiền thừa cho khách hàng :

Nợ TK 111 – Tiền mặt
Nợ TK 112 – Tiền gửi ngân hàng
Có TK 131 – Phải thu của khách hàng
- Khách hàng thanh toán bằng hàng
Nợ TK 152 –Nguyên liệu. vật liệu
Nợ TK 156 – Hàng hóa
Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ
Có TK 131 – Phải thu của khách hàng
1.2.3. Kế toán thuế giá trị gia tăng được khấu trừ:
1.2.3.1. Khái niệm:
- Thuế GTGT được khấu trừ (hoặc thuế GTGT đầu vào) là khoản thuế GTGT
khi doanh nghiệp được cung cấp yếu tố đầu vào để thực hiện hoạt động sản xuất
kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khấu trừ
- Thuế GTGT đầu vào thực chất là một khoản nợ phải thu đến với cơ quan
thuế. Thuế GTGT được khấu trừ vào thuế GTGT đầu ra khi doanh nghiệp bán sản
phẩm, hàng hóa, dịch vụ. Nếu số thuế GTGT đầu vào lớn hơn số thuế GTGT đầu ra
thì hoặc doanh nghiệp được hoàn thuế hoặc doanh nghiệp sẽ ghi nhận như một
khoản còn phải thu để tiếp tục khấu trừ cho kỳ sau.
1.2.3.2. Chứng từ, sổ sách sử dụng:
- Chứng từ: Hóa đơn giá trị gia tăng.
- Sổ theo dõi chi tiết TK 1331.
Báo cáo thực tập

SVTH: Nguyễn Thị Phương Trang


GVHD: Th.S Lê Văn Tuấn
1.2.3.3. Tài khoản sử dụng:
- Kế toán sử dụng TK 133 “ Thuế GTGT được khấu trừ”.
Tài khoản 133 có 2 TK cấp 2:

- Tài khoản 1331 –Thuế GTGT được khấu trừ của hàng hóa dịch vụ
- Tài khoản 1332 – Thuế GTGT được khấu trừ của TSCĐ
Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản này như sau:
TK 133

- Số thuế GTGT đầu vào
- Kết chuyển số thuế GTG
- Thuế
GTGT
vào củ
Số dư: Số thuế GTGT đầu vào còn được khấu trừ; số thuế GTGT đầu vào
được
hoànđầu
lại nhưng
- Số thuế GTGT đầu vào
Số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ

1.2.3.4. Nguyên tắc hạch toán:
- Kế toán phải hạch toán riêng thuế GTGT đầu vào được khấu trừ và thuế
GTGT đầu vào không được khấu trừ. Trường hợp không thể hạch toán riêng được
thì số thuế GTGT đầu vào được hạch toán vào tài khoản 133. Cuối kỳ, kế toán phải
xác định số thuế GTGT được khấu trừ và không được khấu trừ theo quy định của
pháp luật về thuế GTGT.
- Số thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ mà tính vào giá trị tài sản
được mua, giá vốn của hàng bán ra hoặc chi phí sản xuất, kinh doanh tùy theo từng
trường hợp cụ thể.
- Việc xác định số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ, kê khai, quyết toán,
nộp thuế phải tuân thủ theo đúng quy định của pháp luật về thuế GTGT.
1.2.3.5. Phương pháp hạch toán:
- Số thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ, TSCĐ mua vào được khấu trừ


Báo cáo thực tập

SVTH: Nguyễn Thị Phương Trang


×