Tải bản đầy đủ (.pdf) (66 trang)

XÂY DỰNG bản đồ XE BUS CHO TỈNH THÁI NGUYÊN TRÊN ANDROID

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.73 MB, 66 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
VÀ TRUYỀN THÔNG THÁI NGUYÊN
Khoa Công Nghệ Thông Tin
-----o0o-----

BÁO CÁO

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:

XÂY DỰNG BẢN ĐỒ XE BUS CHO TỈNH THÁI
NGUYÊN TRÊN ANDROID
GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN : Th.S Hà Thị Thanh
SINH VIÊN

: Tống Anh Tuấn

LỚP

: CNPM – K8B


MỤC LỤC
MỤC LỤC .................................................................................................................. 1
DANH MỤC HÌNH ẢNH .......................................................................................... 2
LỜI CÁM ƠN ............................................................................................................. 3
LỜI NÓI ĐẦU ............................................................................................................ 4
LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... 5
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT ........................................................................... 6
1.1. TỔNG QUAN VỀ ANDROID. ..................................................................... 6
1.2. CÀI ĐẶT VÀ LẤY GOOGLE MAPS API. ............................................... 11


1.3. GPS .............................................................................................................. 26
1.4. GIỚI THIỆU VỀ GOOGLEMAP API V2 .................................................. 29
1.5. XML TRONG ANDROID .......................................................................... 41
1.6. JSON TRONG ANDROID. ........................................................................ 42
CHƯƠNG 2: MÔ TẢ KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG VÀ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HỆ
THỐNG ..................................................................................................................... 46
2.1. THỰC TRẠNG ĐỀ TÀI. ............................................................................... 46
2.2. KHẢO SÁT THỰC TẾ. ................................................................................. 46
2.3. PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HỆ THỐNG. ......................................................... 47
CHƯƠNG 3: CÀI ĐẶT HỆ THỐNG. ...................................................................... 55
3.1. MÔ TẢ HỆ THỐNG. ..................................................................................... 55
3.2. CÀI ĐẶT HỆ THỐNG. ................................................................................. 56
KẾT LUẬN VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN. ............................................................... 63
KẾT LUẬN. .......................................................................................................... 63
HƯỚNG PHÁT TRIỂN. ....................................................................................... 63
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 64

1


DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1.1: Các thành viên Open Handset Alliance ...................................................... 6
Hình 1.2: Kiến trúc Android ....................................................................................... 8
Hình 1.3: Hello Map ................................................................................................. 23
Hình 1.4: Polyline ..................................................................................................... 35
Hinh 1.5: Circle ......................................................................................................... 36
Hình 2.1: Biểu đồ User Case. .................................................................................... 47
Hình 2.2: Biểu đồ phân rã UC chức năng xem map ................................................. 48
Hình 2.3: Biểu đồ phân rã UC chức năng tìm địa điểm xung quanh ........................ 48
Hình 2.4: Biểu đồ phân rã UC chức năng tìm đường ............................................... 48

Hình 2.5: Biểu đồ lớp mô tả hệ thống ....................................................................... 50
Hình 2.6: Biểu đồ trình tự chức năng tìm kiếm địa điểm. ........................................ 50
Hình 2.7: Biểu đồ trình tự chức năng xem tuyến xe buýt. ........................................ 51
Hình 2.8: Biểu đồ trình tự chức năng tìm đường. ..................................................... 52
Hình 2.9: Biểu đồ trình tự chức năng tìm kiếm địa điểm xung quanh...................... 53
Hình 3.1: Màn hình giao diện chương trình .............................................................. 56
Hình 3.2: Thể hiện chức năng tìm kiếm địa điểm ..................................................... 57
Hình 3.3: Thể hiện chức năng chọn chế độ bản đồ. .................................................. 58
Hình 3.4: Tìm địa điểm xung quanh vị trí hiện tại và thông tin của địa điểm .......... 59
Hình 3.5: Thể hiện chức năng xem lộ trình tuyến xe ................................................ 60
Hình 3.6: Thể hiện chức năng tìm đường đi ............................................................. 61
Hình 3.7: Màn hình thông tin chương trình .............................................................. 62

2


LỜI CÁM ƠN
Em xin chân thành cảm ơn Khoa Công Nghệ Thông Tin, bộ môn Công nghệ
phần mềm trường Đại học Công Nghệ Thông Tin và Truyền Thông đã tận tình giảng
dạy, trang bị cho em những kiến thức quý báu trong những năm học vừa qua.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cô Hà Thị Thanh đã tận tình giúp đỡ và
tạo điều kiện thuận lợi cho em trong quá trình thực hiện đồ án.
Cuối cùng em xin gửi lời chúc đến quý thầy cô trong trường dồi dào sức khoẻ,
niềm tin để tiếp tục thực hiện sứ mệnh cao cả - truyền đạt kiến thức cho thế hệ mai
sau.
Mặc dù đã cố gắng hoàn thành khoá luận trong phạm vi và khả năng cho phép
nhưng cũng sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự thông
cảm, góp ý và tận tình chỉ bảo của các Thầy Cô và các bạn.
Thái Nguyên, tháng 06 năm 2014
Sinh Viên


Tống Anh Tuấn

3


LỜI NÓI ĐẦU
Ngày nay với sự phát triển không ngừng của xã hội thì nhu cầu của con người
ngày càng tăng, đặc biệt là nhu cầu về việc sử dụng công nghệ hỗ trợ cho đời sống
hằng ngày. Nắm bắt được nhu cầu đó mà các công ty sản xuất phần mềm không ngừng
đổi mới, nhiều công ty chuyển hướng hoặc mở rộng sang cả mảng sản xuất ứng dụng
cho thiết bị di động. Nếu như chỉ vài năm trở về trước, các ứng dụng như Internet,
Emal, Game online, ứng dụng văn phòng… thường chỉ xuất hiện trên máy tính cá
nhân thì giờ đây, những ứng dụng đó ngày càng phát triển rộng rãi trên các thiết bị
cầm tay, bỏ túi như smartphone, máy tính bảng. Chính điều này đã mang lại cho em
niềm đam mê, cùng với đó là một hướng đi mới trong việc lựa chọn nghề nghiệp,
tương lai cho bản thân.
Xuất phát từ một nhu cầu cá nhân – một sinh viên ngoại tỉnh, với điều kiện hạn
chế như là không thông thuộc địa hình, không có phương tiện cá nhân. Mỗi khi muốn
đi tham quan du lịch hay muốn qua các trường đại học khác để giao lưu thì phương
tiện ưu việt nhất là sử dụng phương tiện công cộng – xe buýt. Chính vì lý do này em
đã đề xuất đồ án với đề tài là: “Xây dựng bản đồ xe bus cho tỉnh Thái Nguyên trên
Android”.
Hi vọng ứng dụng một phần nào đáp ứng được một phần nào đó đáp ứng được
những nhu cầu cho người sử dụng, giúp mọi người tham gia giao thông công cộng dễ
dàng hơn tránh ùn tắc giao thông do phương tiện cá nhân vào giờ cao điểm.
Đề tài đồ án bao gồm 4 chương:
Chương 1: Cơ sở lý thuyết
Chương 2: Mô tả khảo sát hiện trạng và phân tích thiết kế hệ thống.
Chương 3: Cài đặt hệ thống.


4


LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan:
Những nội dung trong đồ án này là do em thực hiện dưới sự hướng dẫn của
giáo viên hướng dẫn – cô giáo Hà Thị Thanh.
Toàn bộ nội dung đồ án này là do em tìm hiểu về GoogleMap API trên hệ điều
hành Android và nghiên cứu kỹ thuật lập trình trên Android. Từ đó ứng dụng để thực
hiện đồ án tốt nghiệp với đề tài: “Xây dựng ứng dụng bản đồ xe bus cho tỉnh Thái
Nguyên trên Android ” dưới sự hướng dẫn của cô Hà Thị Thanh.
Mọi tham khảo dùng trong đồ án đều được trích dẫn rõ ràng tác giả, tên công
trình, thời gian, địa điểm công bố.
Em xin chịu trách nhiệm với lời cam đoan của mình.
Thái Nguyên, tháng 05 năm 2014
Sinh viên

Tống Anh Tuấn

5


CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1.1.

TỔNG QUAN VỀ ANDROID.
1.1.1. Lịch sử Android
Tháng 7/2005, Google mua lại công ty phát triển phần mềm điện thoại Android,


nhưng chưa công bố sẽ sử dụng cho mục đích gì. Để trả lời cho câu hỏi đó, tháng
11/2007, sau 2 năm phát triển, Google công bố hệ điều hành điện thoại di động mã
nguồn mở Android, cùng với sự thành lập “Liên minh di động mở” (Open Handset
Alliance) bao gồm hơn 65 nhà sản xuất phần cứng điện thoại lớn trên thế giới như
Intel, HTC, China Mobile, T-Mobile....

Hình 1.1: Các thành viên Open Handset Alliance

Kỉ nguyên Android chính thức khởi động vào ngày 22/10/2008, khi mà chiếc
điện thoại T-Mobile G1 chính thức được bán ra ở Mỹ. Ở giai đoạn này, rất nhiều
6


những tính năng cơ bản cho một smartphone bị thiếu sót, chẳng hạn như bàn phím ảo,
cảm ứng đa điểm hay khả năng mua ứng dụng. Tuy nhiên, vai trò của phiên bản đầu
tiên này vô cùng quan trọng. Nó đã đặt nền móng cho các tính năng có thể xem là đặc
điểm nhận dạng của Android ngày nay. Tính từ đó cho đến nay, hệ điều hành Android
đã trải qua nhiều lần cập nhật như là Cupcake 1.5, Dount 2.0, Eclair 2.1, Froyo 2.2,
Gingerbread 2.3, Honeycomb 3.x, Ice cream 4.0, Jelly Bean (4.1, 4.2, 4.3) và phiên
bản gần đây nhất là KitKat 4.4, ra mắt vào 9/2013. Cách đặt tên này cũng hoàn toàn
khớp với trình tự chữ cái mà các phiên bản Android sử dụng làm tên mã. Google tiết
lộ thêm rằng "mục tiêu của chúng tôi với Android KitKat đó là mang trải nghiệm
Android đáng kinh ngạc đến cho mọi người". Google chia sẻ thêm rằng hãng đã từng
chọn tên Key Lime Pie cho hệ điều hành Android thế hệ kế tiếp, tuy nhiên mới chỉ xài
trong nội bộ công ty. Sau đó công ty chọn KitKat vì nhiều người biết đến mùi vị của
loại bánh này hơn.
1.1.2. Khái niệm về Android
Android là hệ điều hành điện thoại di động mở nguồn mở miễn phí do Google
phát triển dựa trên nền tảng của Linux. Bất kỳ một hãng sản xuất phần cứng nào cũng
đều có thể tự do sử dụng hệ điều hành Android cho thiết bị của mình, miễn là các thiết

bị ấy đáp ứng được các tiêu chuẩn cơ bản do Google đặt ra (có cảm ứng chạm, GPS,
3G,...)
Các nhà sản xuất có thể tự do thay đổi phiên bản Android trên máy của mình
một cách tự do mà không cần phải xin phép hay trả bất kì khoản phí nào nhưng phải
đảm bảo tính tương thích ngược (backward compatibility) của phiên bản chế riêng đó.
Android là nền tảng cho thiết bị di động bao gồm một hệ điều hành, midware
và một số ứng dụng chủ đạo. Bộ công cụ Android SDK cung cấp các công cụ và bộ
thư viên các hàm API cần thiết để phát triển ứng dụng cho nền tảng Android sử dụng
ngôn ngữ lập trình java.
Những tính năng mà nền tảng Android hổ trợ:

7


 Application framework: Cho phép tái sử dụng và thay thế các thành
phần sẳn có của Android.
 Dalvik virtual macine: Máy ảo java được tối ưu hóa cho thiết bị di
động.
 Intergrated browser: Trình duyệt web tích hợp được xây dựng dựa
trên WebKit engine.
 Optimized graphics: Hổ trợ bộ thư viện 2D và 3D dự vào đặc tả
OpenGL ES 1.0.
 SQLite: DBMS dùng để lưu trữ dữ liệu có cấu trúc.
 Hổ trở các định dạng media phổ biến như: MPEG4, H.264, MP3,
AAC, ARM, JPG, PNG, GIF.
 Hỗ trợ thoại trên nền tảng GSM (Phụ thuộc vài phần cứng thiết bị).
 Bluetooth, EDGE, 3G và WiFi (Phụ thuộc vài phần cứng thiết bị).
 Camera, GPS, la bàn và cảm biến (Phụ thuộc vài phần cứng thiết bị).
 Bộ công cụ phát triển ứng dụng mạnh mẽ.
1.1.3. Kiến trúc Android


Hình 1.2: Kiến trúc Android

8


 Tầng ứng dụng (Application)
Android được tích hợp sẵn một số ứng dụng cần thiết cơ bản như: Contacts,
Browser, Camera, Phone… Tất cả các ứng dụng chạy trên hệ điều hành Android đều
được viết bằng Java.
 Application framework
Bằng cách cung cấp một nền tảng phát triển mở, Android cung cấp cho các nhà
phát triển khả năng xây dựng các ứng dụng cực kỳ phong phú và sáng tạo. Nhà phát
triển được tự do tận dụng các thiết bị phần cứng, thông tin địa điểm truy cập, các dịch
vụ chạy nền, thiết lập hệ thống báo động, thêm các thông báo để các thanh trạng thái,
và nhiều, nhiều hơn nữa.
Nhà phát triển có thể truy cập vào các API cùng một khuôn khổ được sử dụng
bởi các ứng dụng lõi. Các kiến trúc ứng dụng được thiết kế để đơn giản hóa việc sử
dụng lại các thành phần; bất kỳ ứng dụng có thể xuất bản khả năng của mình và ứng
dụng nào khác sau đó có thể sử dụng những khả năng (có thể hạn chế bảo mật được
thực thi bởi khuôn khổ). Cơ chế này cho phép các thành phần tương tự sẽ được thay
thế bởi người sử dụng.
Cơ bản tất cả các ứng dụng là một bộ các dịch vụ và các hệ thống, bao gồm:
 Một tập hợp rất nhiều các View có khả năng kế thừa lẫn nhau dùng để
thiết kế phần giao diện ứng dụng như: gridview, tableview,
linearlayout,…
 Một “Content Provider” cho phép các ứng dụng có thể truy xuất dữ liệu
từ các ứng dụng khác (chẳng hạn như Contacts) hoặc là chia sẻ dữ liệu
giữa các ứng dụng đó.
 Một “Resource Manager” cung cấp truy xuất tới các tài nguyên không

phải là mã nguồn, chẳng hạn như: localized strings, graphics, and layout
files.

9


 Một “Notifycation Manager” cho phép tất cả các ứng dụng hiển thị các
custom alerts trong status bar.
Activity Maanager được dùng để quản lý chu trình sống của ứng dụng và điều
hướng các activity.
 Library
Android bao gồm một tập hợp các thư viên C/C++ được sử dụng bởi nhiều
thành phần khác nhau trong hệ thống Android. Điều này được thể hiện thông qua nền
tảng ứng dụng Android. Một số các thư viện cơ bản được liệt kê dưới đây:
 System C library: a BSD-derived implementation of the standard C
system library (libc), tuned for embedded Linux-based devices.
 Media Libraries - based on PacketVideo's OpenCORE; the libraries
support playback and recording of many popular audio and video
formats, as well as static image files, including MPEG4, H.264, MP3,
AAC, AMR, JPG, and PNG
 Surface Manager – Quản lý việc truy xuất vào hệ thống hiển thị
 LibWebCore - a modern web browser engine which powers both the
Android browser and an embeddable web view.
 SGL - the underlying 2D graphics engine.
 3D libraries - an implementation based on OpenGL ES 1.0 APIs; the
libraries use either hardware 3D acceleration (where available) or the
included, highly optimized 3D software rasterizer.
 FreeType - bitmap and vector font rendering.
 SQLite - a powerful and lightweight relational database engine
available to all applications.

 Android Runtime
Android bao gồm một tập hợp các thư viện cơ bản mà cung cấp hầu hết các
chức năng có sẵn trong các thư viện lõi của ngôn ngữ lập trình Java. Tất cả các ứng
10


dụng Android đều chạy trong tiến trình riêng. Máy ảo Dalvik đã được viết để cho một
thiết bị có thể chạy nhiều máy ảo hiệu quả. Các VM Dalvik thực thi các tập tin thực
thi
Dalvik (dex). Định dạng được tối ưu hóa cho bộ nhớ tối thiểu. VM là dựa trên
register-based, và chạy các lớp đã được biên dịch bởi một trình biên dịch Java để
chuyển đổi thành các định dạng dex. Các VM Dalvik dựa vào nhân Linux cho các
chức năng cơ bản như luồng và quản lý bộ nhớ thấp.
 Linux kernel
Android dựa trên Linux phiên bản 2.6 cho hệ thống dịch vụ cốt lõi như security,
memory management, process management, network stack, and driver model. Kernel
Linux hoạt động như một lớp trừu tượng hóa giữa phần cứng và phần còn lại của phần
mềm stack.
1.2.

CÀI ĐẶT VÀ LẤY GOOGLE MAPS API.
1.2.1. Cài đặt.

Trên thanh Menu chọn Window – Android SDK Manager.

11


Đánh dấu vào Google API cho phiên bản Android muốn dùng để tạo ứng dụng:


Kéo xuống dưới của danh sách, chọn Google Play services và Install packages

12


Accept License và Install.

Sau khi cài đặt, Import project thư viện vào trong Workspace: Click File > Import

13


Chọn Android - Existing Android Code Into Workspace

14


Click Browse Chỉ đến thư mục chứa project thư viện google play services:
<Folder chứa android sdk>/extras/google/google_play_services/
libproject/google-play-services_lib, và click Finish

15


1.2.2. Google API Key.
Để hiển thị bản đồ, debug trên máy thật thì cần có Google API key. Để lấy
được Google API key thì cần sử dụng chứng nhận SHA1 (1 chuỗi ký tự).
Lưu ý: Đối với mỗi project khác nhau thì cần có key khác nhau. Với project khác tên
nhau nhưng trong cùng 1 PC thì chỉ cần lấy lại key ở bước (b).
1.2.2.1. Lấy SHA1



Mở command line, cd vào thư mục cài Java Development Kit: C:\Program
Files\Java\jre7\bin

 Nhập lệnh “keytool -list -v -keystore <your_keystore_name>
-alias androiddebugkey”. Với <your_keystore_name> là đường dẫn

lấy từ Eclipse như sau: Windows - Preferences - Android - Build - Copy dòng
Default debug keystore.
 Nhập password là android, Enter > Hiển thị ra SHA1. Copy SHA1 để sử dụng
cho phần sau.

16


1.2.2.2. Lấy Google API Key
 Vào đăng nhập bằng tài khoản Google.
 Chọn Create Project.
 Xuống dưới, Click vào Google Maps Android API v2 để chuyển trạng thái
sang On

Google Service hiện một số điều khoản chỉ cần tick vào I agree… và Click
Accept. Khi load lại trang thì Google Maps Android API v2 đã chuyển sang trạng thái
On

17


Chọn mục APIs & auth – Credentials - Create New Android Key


Điền vào ô trống với cú pháp: SHA1;package. Với SHA1 đã lấy được và
package là package ứng dụng cần tạo - click Create

18


Khi đó ta sẽ có API key

Ngay bây giờ ta sử dụng API key đã đăng ký cho ứng dụng Map. Trong tập tin
“AndroidMainfest.xm”, từ đó Map API sẽ lấy những yêu cầu quan trong và chuyển
nó tới máy chủ Google Maps, sau đó sẽ xác thực ta có quyền truy cập vào dữ liệu
Google Maps hay không.
 Trong AndroidManifest.xml , thêm dòng code sau đây vào giữa thẻ
<application>
android:name="com.google.android.maps.v2.API_KEY"
android:value="API_KEY"/>

1.2.2.3. Cấu hình đơn giản cho Map.
a. Xác lập quyền.
Quy định quyền cho ứng dụng bằng cách thêm thẻ <uses-permission> với cú
pháp:
<uses-permission android:name="permission_name"/>

VD:
19


//Cho sử dụng Internet để tải dữ liệu bản đồ.

android:name="android.permission.INTERNET"/>
//Cho phép kiểm tra tình trạng kết nối để xem dữ liệu
có được tải về.
android:name="android.permission.ACCESS_NETWORK_STATE"
/>
//Cho phép lưu trữ dữ liệu vào bộ nhớ thiết bị.
android:name="android.permission.WRITE_EXTERNAL_STORAG
E"/>
//Cho phép truy cập dịch vụ dựa trên web của Google.
android:name="com.google.android.providers.gsf.permiss
ion.READ_GSERVICES"/>
//Cho phép thiết bị sử dụng Wifi hoặc dữ liệu dịch vụ
di động để xác định vị trí.
android:name="android.permission.ACCESS_COARSE_LOCATIO
N"/>
//Cho phép sử dụng dịch vụ định vị GPS để xác định vị
trí của thiết bị.
android:name="android.permission.ACCESS_FINE_LOCATION"
/>

b. Xác định yêu cầu cho OpenGL ES ver 2.
Google Map API Android sử dụng OpenGL ES version 2 để sử dụng cho bản đồ. Nếu
OpenGL ES version 2 không được cài đặt, bản đồ của bạn có thể không thể hiển thị
bản đồ. Sử dụng code sau trong thẻ <mainfest> thuộc lớp AndroidMainferst.xml.

20


android:glEsVersion="0x00020000"
android:required="true"/>

c. Kiểm tra cài đặt đã khả dụng.
Cách đơn giản nhất để kiểm tra ứng dụng đã cài đặt đúng chưa là chạy thử một ứng
dụng đơn giản.
Thêm đoạn code sau đây trong cách bố trí tập tin giao diện. Thay thế toàn bộ
nội dung tập tin.
<?xml version="1.0" encoding="utf-8"?>
xmlns:android=" />oid"
android:id="@+id/map"
android:layout_width="match_parent"
android:layout_height="match_parent"
android:name="com.google.android.gms.maps.MapFragment"
/>

Với MainActivity.java:
public class MainActivity extends Activity {
@Override
protected void onCreate(Bundle savedInstanceState)
{
super.onCreate(savedInstanceState);
setContentView(R.layout.activity_main);
}
}


Tạo ra một Proguard ngoại lệ
 Để ngăn ProGuard chặn những điều kiện cần thiết, ta cũng cần thêm đoạn mã
sau vào tập tin “Proguard-project.txt”:

21


- keep class * extends java. util. ListResourceBundle {
protected Object [][] getContents ();
}
- keep public class com. google. android. gms. common.
internal. safeparcel. SafeParcelable {
public static final *** NULL ;
}
-

keepnames

@com.

google.

android.

gms.

common.

annotation. KeepName class *

- keepclassmembernames class * {
@com.

google.

android.

gms.

common.

annotation.

KeepName *;
}
- keepnames class * implements android. os. Parcelable
{
public static final ** CREATOR ;
}

22


Chạy thử chương trình ta sẽ được kết quả như sau:

Hình 1.3: Hello Map

1.2.3. Map Objects
Google Maps API Android cho phép chúng ta hiển thị một bản đồ Google trong
ứng dụng Android. Bản đồ này cũng tương tự như các bản đồ đã thấy trong ứng dụng

Google Maps cho điện thoại di động (Google Maps for Mobile - GMM). Có hai điều

23


khác biệt đáng chú ý giữa các ứng dụng GMM và Maps hiển thị bằng Google Maps
API Android là:
 Tiles bản đồ hiển thị bởi các API không chứa bất kỳ nội dung cá nhân.
 Không phải tất cả các markers (biểu tượng) trên bản đồ có thể click. Ví dụ,
markers trạm xe bus, markers bệnh viện. Tuy nhiên, các markers mà chúng ta
thêm vào bản đồ thì có thể click.
Ngoài chức năng lập bản đồ, các API cũng hỗ trợ đầy đủ các tương tác sao cho
phù hợp với mô hình giao diện người dùng Android.
Lớp quan trọng khi làm việc với một đối tượng bản đồ là GoogleMap. Trong giao
diện người dùng của bạn, một bản đồ sẽ được biểu diễn bằng một đối tượng
MapFragment hoặc MapView.
GoogleMap sẽ tự động xử lý các hoạt động sau đây:
 Kết nối với dịch vụ Google Maps.
 Tải về tiles Map.
 Hiển thị tiles lên màn hình thiết bị.
 Hiển thị một số điểu khiền khác như điều khiển pan và zoom.
 Đáp ứng pan và zoom thông qua hành động bằng cách di chuyển bản đồ và
phóng to hoặc thu nhỏ.
1.2.3.1.

MapFragment

MapFragment là một lớp con của lớp Android Fragment, cho phép bạn đặt một
bản đồ trong một Android Fragment. Các đối tượng MapFragment hoạt động như
container cho bản đồ, và cung cấp truy cập vào các đối tượng GoogleMap.

Không giống như một View, một Fragment đại diện cho một hành động hoặc
một phần của giao diện người dùng trong Activity. Chúng ta có thể kết hợp nhiều
fragments trong một hoạt động duy nhất để xây dựng một giao diện với nhiều
activities.

24


×