Tải bản đầy đủ (.pdf) (33 trang)

Dự án nhà máy sản xuất bao bì nhựa PP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (24 KB, 33 trang )

CÔNG TY TNHH LƯƠNG THỰC TẤN ĐẠT
--- *** ----

DỰ ÁN ĐẦU TƯ
Nhà máy sản xuất bao bì từ hạt nhựa PP, PE

Long An, ngày

tháng 09 năm 2018


MỤC LỤC
CHƯƠNG I : GIỚI THIỆU CHỦ ĐẦU TƯ

Trang 2

CHƯƠNG II : NHỮNG CĂN CỨ VÀ SỰ CẦN THIẾT ĐẦU TƯ

Trang 2

CHƯƠNG III : ĐỊA ĐIỂM ĐẦU TƯ

Trang 8

CHƯƠNG IV: CHƯƠNG TRÌNH SẢN XUẤT VÀ CÁC YÊU CẦU Trang 10
CẦN ĐẢM BẢO
CHƯƠNG V: QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ VÀ TRANG THIẾT BỊ Trang 12
CHO DỰ ÁN
CHƯƠNG VI: GIẢI PHÁP XÂY DỰNG

Trang 16



CHƯƠNG VII: TỔ CHỨC THI CÔNG XÂY LẮP VÀ TIẾN ĐỘ Trang 17
THỰC HIỆN
CHƯƠNG VIII : ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG, PHÒNG Trang 18
CHÁY CHỮA CHÁY VÀ GIẢI PHÁP XỬ LÝ
CHƯƠNG IX : TỔ CHỨC QUẢN LÝ - BỐ TRÍ LAO ĐỘNG
Trang 22
CHƯƠNG X: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY

DỰNG NHÀ MÁY SẢN XUẤT BAO BÌ TỪ HẠT NHỰA PP, Trang 23
PE
CHƯƠNG XI: ĐỀ XUẤT VÀ KIẾN NGHỊ

Trang 32

1


CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CHỦ ĐẦU TƯ
1. Chủ đầu tư

: CÔNG TY TNHH LƯƠNG THỰC TẤN ĐẠT

2. Mã số DN
: 1101790483
3. Trụ sở cơ quan : Ấp 2, Xã Tân Đông, Huyện Thạnh Hóa, Tỉnh Long An
4. Điện thoại
:
| Email:
5. Ngành nghề kinh doanh: Hoạt động dịch vụ sau thu hoạch

6. Dự án đầu tư:
- Tên công trình: Nhà máy sản xuất bao bì từ hạt nhựa PP, PE
- Địa điểm xây dựng: Xã Tân Đông, Huyện Thạnh Hóa, Tỉnh Long An
- Diện tích đất sử dụng: 31.622 m2
CHƯƠNG II: NHỮNG CĂN CỨ VÀ SỰ CẦN THIẾT ĐẦU TƯ
1. Tổng quan ngành nhựa và sản xuất bao bì nhựa thế giới
Sản lượng nhựa sản xuất và tiêu thụ toàn cầu chịu ảnh hưởng khá rõ bởi khủng hoảng kinh tế,
tại các thời điểm khủng hoảng kinh tế thế giới (phần lớn bắt nguồn từ khủng hoảng năng
lượng, dầu mỏ), sản lượng nguyên liệu nhựa sản xuất và tiêu thụ cũng chịu tác động suy giảm
rõ rệt. Sau khủng hoảng kinh tế toàn cầu 2008-2009, tốc độ tăng trưởng sản lượng nhựa toàn
cầu hiện duy trì ổn định ở mức 3-4%/năm và được báo sẽ tăng trưởng bình quân 4-5%/năm từ
2017-2020.

Hình 1. Quy mô thị trường nhựa toàn cầu
2


Việc sử dụng bao bì nhựa đã tăng trưởng nhanh chóng trong 30 năm qua, lĩnh vực bao bì dẫn
đầu trong cơ cấu sản phẩm đầu ra của ngành nhựa, chiếm tới 40% nhu cầu tiêu thụ nhựa toàn
cầu. Nhu cầu tiêu thụ bao bì nhựa tại châu Á được kỳ vọng sẽ gia tăng do chuyển dịch xu
hướng sử dụng theo mức độ chất lượng cuộc sống tăng dần, đồng thời tỷ lệ sử dụng chất dẻo
bình quân đầu người tại châu Á vẫn dưới mức trung bình thế giới và khá khiêm tốn so với chỉ
số này tại các nước phát triển Tây Âu và Bắc Mỹ. Khu vực này cũng sẽ là động lực phát triển
chính cho mảng bao bì nhựa trong khi châu Âu và Bắc Mỹ được dự báo sẽ không có tăng
trưởng đáng kể trong nhu cầu sử dụng.

Hình 2. Thị trường bao bì nhựa toàn cầu 2014-2020
Tiêu thụ bao bì nói chung và bao bì nhựa nói riêng có mức độ tương quan khá cao với GDP và
thu nhập khả dụng bình quân đầu người. Gia tăng thu nhập khả dụng tại các quốc gia đang
phát triển là động lực cho nhựa bao bì. Châu Á sẽ thay đổi cơ cấu tiêu thụ bao bì của thế giới.

Nếu như năm 2010, lượng bao bì nhựa tiêu thụ tại Mỹ đứng đầu thế giới, cao hơn 70% so với
nước đứng thứ 2 là Trung Quốc thì dự báo tới năm 2017, Trung Quốc sẽ vượt qua Mỹ về sản
lượng tiêu thụ.
Theo Plastictoday, tiêu thụ bao bì nhựa toàn cầu đạt giá trị 270 tỷ USD vào năm 2014 (tương
đương 82 triệu tấn bao bì nhựa) và được dự báo sẽ đạt 375 tỷ USD vào năm 2020, mức tăng
trưởng bình quân 5.6% từ 2014-2020
2. Tổng quan ngành nhựa và sản xuất bao bì nhựa Việt Nam
3


Trên thế giới cũng như ở Việt Nam, ngành công nghiệp nhựa là một ngành non trẻ so với các
ngành công nghiệp lâu đời khác như cơ khí, điện - điện tử, hoá chất, dệt may. Tuy nhiên,
những năm gần đây, ngành nhựa Việt Nam đã liên tục bứt phá với quy mô năm 2016 là 12,6 tỷ
USD.
Năm 2017, kim ngạch xuất khẩu ngành nhựa của Việt Nam đạt trên 3 tỷ USD, tăng hơn 17%
so với năm 2016. Với đà tăng trưởng này, xuất khẩu nhựa được Hiệp hội Nhựa Việt Nam
(VPA) dự báo sẽ tiếp tục tăng trưởng khoảng 12-15% trong năm 2018.

Hình 3. Giá trị xuất khẩu ngành nhựa Việt Nam giai đoạn 2010-2017
Trong quy mô ngành thì sản phẩm bao bì chiếm tỷ trọng lớn nhất đến 38% vào năm 2016 và
cũng là phân khúc có tốc độ tăng trưởng CAGR nhanh nhất giai đoạn 2011 - 2016 với 10%.
Theo báo cáo của VPA, bao bì nhựa chiếm trên 20% trong tổng số hơn 2.000 công ty nhựa
trên toàn quốc và 66% giá trị xuất khẩu nhựa hàng năm của Việt Nam là đến từ các sản phẩm
nhựa bao bì. Tuy nhiên, số doanh nghiệp bao bì nhựa lại chủ yếu tập trung ở TP.HCM, chiếm
đến hơn 84% vào năm 2016.
Đánh giá về tiềm năng tương lai: Phân khúc bao bì nhựa sẽ tiếp tục mức tăng trưởng cao nhờ
tỷ lệ tăng trưởng còn cao hơn nữa của các ngành đầu ra bao gồm thực phẩm và phi thực phẩm.
Người Việt có thói quen ưa chuộng sử dụng sản phẩm nhựa trong cuộc sống thường ngày, đặc
biệt là các loại bao bì nhựa được sử dụng rộng khắp tất cả các cửa hàng bán lẻ, siêu thị, chợ...
bởi tính năng tiện dụng của sản phẩm.


4


Hình 4. Quy mô thị trường bao bì theo phân khúc
Hiện nay, chỉ số tiêu thụ nhựa bình quân tại Việt Nam đạt 41 kg/người/năm, thấp hơn châu Á
với mức 48 kg/người/năm và mức 70 kg/người/năm của thế giới. Ngành thực phẩm dự đoán
đạt 10,9% trong giai đoạn 2015-2019, ngành đồ uống đóng chai sẽ đạt từ 17-25% theo BMI
Research. Chính vì vậy, đầu tư sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực bao bì nhựa là hợp lý, nắm
bắt tốt thời cơ và có tiềm năng phát triển mạnh mẽ trong tương lai.
3. Những thuận lợi của ngành
Lĩnh vực bao bì nhựa là một trong những ngành công nghiệp phát triển nhanh chóng ở Việt
Nam, được thúc đẩy phát triển do nhu cầu ngày càng cao đối với hàng hóa tiêu dùng, thực
phẩm… Ngoài ra, tốc độ tăng trưởng GDP trong những năm gần đây và sắp tới được dự báo
khá lạc quan (trên dưới 6%/năm), điều này tạo cơ sở để chỉ số bán lẻ duy trì đà phục hồi và tác
động đến những ngành công nghiệp phụ trợ khác trong đó có ngành công nghiệp bao bì nhựa.
Ngoài ra, cơ hội phát triển của ngành bao bì nhựa còn đến từ việc các hiệp định thương mại
song phương và đa phương đã, đang và sẽ được ký kết trong thời gian tới như TPP, Việt Nam
- EU... kỳ vọng số lượng đơn hàng xuất khẩu tăng vọt, đặc biệt là nhóm hàng thủy sản, dệt
may… kéo theo sự tăng trưởng mạnh trong nhu cầu các mặt hàng bao bì nhựa.

5


Năm 2018, với việc thuế chống bán phá giá đối với sản phẩm nhựa bao bì của Việt Nam tại
EU đã được dỡ bỏ trong khi các nước châu Á khá như Trung Quốc vẫn phải chịu mức thuế
này với thuế suất từ 8 – 30% , giúp các sản phẩm nhựa bao bì Việt Nam rẻ hơn, cạnh tranh hơn
trên thị trường EU, do vậy tiềm năng xuất khẩu ngành bao bì nhựa Việt Nam trong tương lai là
rất lớn.
Với dân số đông và sự phát triển nhanh của ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng đóng

gói, ngành sản xuất bao bì nhựa sẽ có thị trường rất rộng lớn. Theo các chuyên gia kinh tế, các
sản phẩm bao bì nhựa vẫn tiếp tục được sản xuất và tiêu thụ mạnh trong thời gian tới do mức
độ thông dụng và có lợi thế về chi phí sản xuất bởi sử dụng ít năng lượng, trọng lượng nhẹ, tiết
kiệm được chi phí vận chuyển, giảm không gian lưu trữ... và nhất là thu lợi nhuận nhanh.
Ngành công nghiệp bao bì nhựa cũng sẽ gắn kết mật thiết hơn với các mặt hàng thực phẩm
đóng hộp nhờ những cải tiến không ngừng về chất lượng và tính tiện lợi
4. Những khó khăn của ngành
Cùng với những thuận lợi, ngành bao bì nhựa cũng phải đối mặt với nhiều khó khăn và thách
thức. Trong đó đáng nói nhất là sự cạnh tranh gay gắt của thị tường. Ngành nhựa Việt Nam là
ngành có số lượng doanh nghiệp đông đảo, với gần 4,000 doanh nghiệp trong cả nước và sử
dụng đến 200,000 lao động, đa số tập trung ở miền Nam. Đáng chú ý, thời gian vừa qua,
ngành Nhựa bước vào giai đoạn cạnh tranh khốc liệt, xuất hiện làn sóng mua bán sáp nhập
mạnh mẽ với sự tham gia của các đại gia Thái Lan, Nhật Bản…
Một trong những thách thức lớn tiếp theo đó là công nghệ của các doanh nghiệp trong nước
chưa cao, dây chuyền sản xuất chưa hiện đại. Thực trạng chung là các công ty đang đối mặt
với khó khăn cả về nguyên liệu cũng như công nghệ. Hơn 80% doanh nghiệp nhựa trong nước
là những doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ (SMEs) với trình độ công nghệ khá hạn chế,
khoảng 85% thiết bị máy móc trong ngành phải nhập ngoại. Hiện nay ngành nhựa Việt Nam
đang trong tình trạng mất cân đối về cơ cấu sản xuất.
Bên cạnh đó, mặc dù thị trường bao bì nhựa tiềm năng là vậy nhưng hiện nay bản thân các
doanh nghiệp trong nước lại chưa làm chủ được nguồn nguyên liệu đầu vào. Cũng theo Hiệp
hội Nhựa Việt Nam, mỗi năm ngành nhựa Việt Nam cần trung bình 2 – 2,5 triệu tấn nguyên
vật liệu nhưng ở trong nước chỉ có khả năng đáp ứng được khoảng ¼ nhu cầu ước gần 800.000
tấn, còn lại phải nhập khẩu. Việc phải nhập khẩu 70-80% nguyên liệu nhựa đã và đang làm

6


giảm đáng kể sức cạnh tranh của doanh nghiệp, hơn nữa các doanh nghiệp xuất khẩu khó tận
dụng được ưu đãi thuế bởi những quy định về xuất xứ hàng hóa.

5. Sự cần thiết phải xây dựng nhà máy sản xuất bao bì từ hạt nhựa
5.1.
-

Lợi ích về mặt kinh tế

Phù hợp với chủ trương phát triển của Chính phủ nói chung và của Tỉnh Long an nói riêng
trong việc đẩy mạnh hoạt động sản xuất công nghiệp ngành nhựa.

-

Hiện tai, Công ty TNHH Lương thực Tấn Đạt đang xây dựng Nhà máy xay xát sấy lúa gạo
và kho bảo quản lúa gạo. Việc xây dựng thêm Nhà máy sản xuất bao bì từ hạt nhựa PP, PE
để phục vụ nhà máy xay xát lúa gạo sẽ giúp Công ty tạo ra một quy trình vận hành khép
kín trong hoạt động sản xuất của Nhà máy xay xát lúa gạo, giảm thiểu giá vốn và chi phí
hoạt động cũng như bảo đảm khả năng lưu chứa hàng hóa. Ngoài ra việc xây dựng nhà
máy này còn giúp công ty tạo ra các sản phẩm bao bì nhựa để cung cấp cho các đối tác bên
ngoài có nhu cầu, từ đó gia tăng doanh thu và lợi nhuận cho doanh nghiệp.

-

Tạo ra nhiều việc làm và mang lại thu nhập cho nhiều lao động địa phương

-

Hỗ trợ gián tiếp việc tăng giá trị xuất khẩu gạo và đời sống của bà con nông dân.

5.2.

Lợi ích về mặt xã hội


Đầu tư xây dựng Nhà máy sản xuất bao bì từ hạt nhựa PP, PE của Công ty TNN Lương thực
Tấn Đạt ngoài hiệu quả về mặt tài chính đã được phân tích ở trên, dự án còn mang lại lợi ích
kinh tế xã hội như sau:
-

Giải quyết các vấn đề về môi trường liên quan tới các sản phẩm từ nhựa do tận dụng được
nguồn nhựa phế thải có thể tái sử dụng.

-

Tăng cường và đổi mới công nghệ sản xuất tại địa phương

-

Hỗ trợ hiệu quả nhà máy xay xát lúa gạo, gián tiếp giúp nông dân giải phóng lượng tồn lúa
gạo, ổn định giá cả và tăng thu nhập.

7


CHƯƠNG III: ĐỊA ĐIỂM ĐẦU TƯ
1. Địa điểm đầu tư Nhà máy
Nhà máy được xây dựng trên diện tích đất là 31.622 m2, tại ấp Tân Đông, Huyện Thạnh
Hóa, Tỉnh Long An, cách thành phố Tân An 17km, cách thành phố Hồ Chí Minh khoảng
60km và cách cảng xuất 70km.
2. Vị trí khu đất
-

Khu đất xây dựng nhà máy nằm trong vùng quy hoạch phát triển ngành chế biến lương

thực – ngành kinh tế chủ đạo của huyện Thạnh Hóa nói riêng và tỉnh Long An nói chung.
Đây là nơi có hệ thống giao thông đường bộ và đường thủy thuận tiện cho việc vận chuyển,
xuất khẩu lúa gạo cũng như nhập khẩu nguyên liệu nhựa và xuất bán các sản phẩm bao bì
nhựa.

-

Đường dẫn vào nhà máy rộng khoảng 15m, nối thẳng với quốc lộ 62 nên cực kỳ thuận tiện
cho việc giao thông ra vào nhà máy. Xung quanh nhà máy là kênh La Khoa bao quanh với
chiều rộng 15, chiều sâu trung bình khoảng 4m và xà lan trọng tải 100 tấn có thể dễ dàng
lưu thông qua lại.

-

Nhà máy gần với các vùng nguyên liệu lúa gạo chính của ĐBSCL như các tỉnh: Long An,
Vĩnh Long, Đồng Tháp, Cần Thơ... Các vùng nguyên liệu này có sản lượng lúa gạo lớn nên
nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm bao bì nhựa cao, đảm bảo cho nhà máy hoạt động thường
xuyên liên tục.

-

Mặt bằng nhà xưởng được xây dựng ở khu vực cao hơn mực nước lũ hàng năm nên không
chịu tác động của mùa nước nổi. Ngoài ra, vị trí gần kênh giúp cho việc thoát nước, chống
ngập úng dễ dàng vào mùa mưa và lũ.

3. Khí Hậu
Nằm trên địa bàn Tỉnh Long An, điều kiện khí tượng thủy văn huyện Thạnh Hóa mang các tính
đặc trưng của Tỉnh Long An nói riêng và của miền Nam Việt Nam nói chung: Khí hậu ôn hòa,
mang tính chất khí hậu cận nhiệt đới gió mùa của vùng đồng bằng, hàng năm có mùa khô và mùa
mưa rõ rệt.

3.1. Nhiệt Độ:
-

Nhiệt độ trung bình năm là 27,9oC
8


-

Nhiệt độ cao nhất ghi nhận được là 40,0 oC (2011)

-

Nhiệt độ thấp nhất ghi nhận được là 25,7oC (2011)

-

Biến thiên nhiệt độ giữa ban ngày và ban đêm từ 6 – 10oC

3.2. Độ Ẩm Không Khí Tương Đối:
Độ ẩm không khí tương đối trung bình năm ghi nhận được trong giai đoạn 2015-2017 là 79,5%.
Trong năm độ ẩm không khí tương đối cao, thường ghi nhận được vào các tháng mùa mưa (từ
80% đến 85%) và thấp vào các tháng mùa khô (từ 74,5% đến 76%).
3.3. Lượng Bốc Hơi:
-

Lượng bốc hơi cao nhất ghi nhận được : 1223,3 mm/Năm

-


Lượng bốc hơi nhỏ nhất ghi nhận được : 1136 mm/năm

-

Lượng bốc hơi trung bình: 1169,4 mm/năm.

-

Các tháng có lượng bốc hơi cao thường ghi nhận được vào mùa khô (104,4 mm/tháng –
146,8 mm/tháng ).

-

Các tháng có lượng bốc hơi thấp thường ghi nhận được vào mùa mưa (64,9 mm/tháng –
88,4 mm/tháng ) trung bình 97,4 mm/tháng.

So với lượng mưa, lượng bốc hơi chiếm 60% tổng lượng mưa.
3.4. Chế Độ Mưa:
Mưa chủ yếu tập trung vào các tháng 6, 7, 8, 9, 10, 11 hằng năm chiếm từ 65% đến 95% lượng
mưa rơi cả năm. Lượng mưa trung bình năm là 1859,4 mm
-

Lượng mưa cao nhất ghi nhận được là 2047,7 mm/năm

-

Lượng mưa thấp nhất ghi nhận được là 1654,3 mm/năm

-


Lượng mưa lớn nhất ghi nhận được trong ngày 177mm.

3.5. Bức Xạ Mặt Trời:
Tỉnh Long An nằm ở vào vĩ độ thấp, vị trí mặt trời luôn cao và ít thay đổi qua các tháng trong
năm, do vậy chế độ bức xạ rất phong phú và ổn định.
-

Tổng lượng bức xạ trong năm khoảng 145 –152 Kcal/cm2.

-

Lượng bức xạ cao nhất ghi nhận được vào tháng 3 (15,69 Kcal/cm2).
9


-

Lượng bức xạ thấp nhất ghi nhận được vào các tháng mùa mưa (11,37 Kcal/cm2).

-

Lượng bức xạ bình quân ngày khoảng 417 Kcal/cm2.

-

Số giờ nắng trong năm là 2488 giờ, số giờ nắng cao nhất thường có trong các tháng 1 – 3
(bình quân 8 giờ/ngày, cao nhất là 12,4 giờ/ ngày), thấp nhất vào các tháng 7 – 10 (bình
quân 5,5 giờ/ngày).

3.6.


Gió:

Trong vùng có 3 hướng gió chính (Đông Nam, Tây Nam và Tây) lần lượt xen kẽ nhau từ tháng 5
đến tháng 10. Không có hướng gió nào chiếm ưu thế. Tốc độ gió chênh lệch từ 2,1 – 3,6 m/s (gió
Tây). Từ 2,4 – 3,7 m/s (gió Đông).
CHƯƠNG IV: CHƯƠNG TRÌNH SẢN XUẤT VÀ CÁC YÊU CẦU CẦN ĐẢM BẢO
1. Chương trình sản xuất
Hoạt động chính của nhà máy là sản xuất các loại bao bì PP và bao phức hợp các loại để phục
vụ cho việc tồn trữ, lưu kho lúa gạo đã được xay xát sấy tại Nhà máy xay xát, sấy lúa gạo của
Công ty TNHH Lương Thực Tấn Đạt.
Sản phẩm bao bì nhựa của công ty còn được sử dụng để cung ứng cho các đối tác bên ngoài
với nhiều chủng loại và quy cách khác nhau tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng của khách hàng.
2. Nguyên liệu đầu vào
Nguyên liệu chính phục vụ cho sản xuất là hạt nhựa PP, hạt nhựa PE, phụ gia, giấy, các
nguyên liệu phụ khác như chỉ may, mực in.
+ Các hạt nhựa PP được dùng làm bao bì một lớp chứ đựng bảo quản lương thực, thực phẩm,...
Hạt PP cũng được sản xuất dạng màng phủ ngoài đối với màng nhiều lớp để tăng tính chống
thấm khí, hơi nước, tạo khả năng in ấn cao và dễ xé rách để mở bao bì (do có tạo sẵn một vết
đứt) và tạo độ bóng cao cho bao bì.
+ Hạt nhựa PE: Đây là một loại hạt nhựa dẻo, có cấu trúc tinh thể biến thiên. Với tính chất
chống dẫn điện, chống dẫn nhiệt và chống thấm nước, hạt nhựa PE có màu trắng trong nhưng
tuỳ vào từng nhu cầu và ứng dụng mà hạt nhựa sẽ được thêm màu khác nhau
+ Mực in: Được sử dụng để tạo màu in và in hình ảnh lên các bao bì.

10


Nguồn cung ứng nguyên liệu: Các nguyên liệu chính đều được mua tại Việt Nam. Trong đó
hạt PP và PE được mua tại một số công ty cung ứng hạt nhựa lớn như Công ty Á Đông ADG,

Công ty Đắc Hòa An, Công Ty TNHH TM DV KT Đức Vượng, Công ty TNHH Nhựa Toàn
Sơn Hà, Công ty TNHH ĐT & PT TM Quốc Đạt, Công ty CP Sản xuất & Công nghệ Nhựa
Pha Lê,.... Đối với một số loại giấy cuộn thì được nhập từ Thái Lan, Indonexia, Malaysia, Nhật
Bản, Đài Loan, Hàn Quốc,...
STT
1
2
3
4
5
6

Loại nguyên liệu
Hạt nhựa PP
Hạt nhựa PE
Phụ gia (hạt Taical)
Mực in
Giấy Kraff
Chỉ may

Đơn vị
Tấn/năm
Tấn/năm
Tấn/năm
Tấn/năm
Tấn/năm
Tấn/năm

Nhu cầu hàng năm
100

40
15
3
200
0,25

3. Máy móc thiết bị
Trên cơ sở đánh giá tính năng, tác dụng và độ bền của máy móc thiết bị; đánh giá về chất
lượng sản phẩm và vốn đầu tư, Công ty lựa chọn các loại máy móc thiết bị trong dây chuyền
sản xuất như sau:
STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15

Loại thiết bị
Đơn vị
Máy chỉ siêu tốc

Cái
Máy tạo hạt
Cái
Máy dệt 6 thoi
Cái
Máy dệt 6 thoi
Cái
Máy khâu hai đầu tự động
Cái
Máy in
Cái
Máy định hình bao
Cái
Máy tráng màng
Cái
Xe nâng gắp 3 tấn
Cái
Xe 4 chân chở hàng
Cái
Xe đẩy tay
Cái
Cân điện tử
Cái
Trạm biến thế
Trạm
Hệ thống cẩu trục
HT
Thiết bị máy móc, cơ khí và hệ
TB
thống điện các phân xưởng


Số lượng
01
01
02
04
02
01
01
01
01
01
02
01
01
01

Xuất xứ
Trung Quốc
Trung Quốc
Ấn Độ
Trung Quốc
Đài Loan
Đài Loan
Đài Loan
Trung Quốc
Nhật Bản
Việt Nam
Nhật Bản
Nhật Bản

Việt Nam
Việt Nam

Tình trạng
Mới 100%
Mới 100%
Mới 100%
Mới 100%
Mới 100%
Mới 100%
Mới 100%
Mới 100%
Mới 100%
Mới 100%
Mới 100%
Mới 100%
Mới 100%
Mới 100%

Việt Nam

Mới 100%

11


Các máy móc, thiết bị sử dụng cho nhà máy được đầu tư mới 100% của một số nước có ưu thế
về công nghệ với chất lượng máy móc tốt và giá cả thiết bị hợp lý như Đài Loan, Nhật Bản,
Trung Quốc, Ấn Độ.
4. Các yêu cầu cần đảm bảo

4.1.

Điện

Điện sản xuất và chế biến cho Nhà máy sử dụng từ mạng lưới điện quốc gia do Điện lực Long
An quản lý và cung cấp. Để đảm bảo cho nhà máy hoạt động hết công suất, Công ty đã đầu tư
trạm há thế và máy phát điện dự phòng với công suất phù hợp.
4.2.

Nước

Hiện tại, nguồn nước tại vị trí xây dựng Nhà máy đã đáp ứng các yêu cầu cho việc sản xuất.
Ngoài ra, Công ty vẫn chủ động đầu tư một hệ thống xử lý nước thải để đảm bảo nước đạt tiêu
chuẩn theo quy định.
4.3.

Hệ thống thoát nước

Toàn bộ nước thải sản xuất, nước thải sinh hoạt trong nhà máy (với khối lượng hông đáng kể)
sẽ được dẫn đi qua hệ thống xử lý đạt tiêu chuẩn; Nước mưa sẽ có hệ thống thoát nước riêng
qua các hố ga thải ra sông.
4.4.
-

Giao thông

Hệ thống giao thông nội bộ được đầu tư tương đối hoàn chỉnh và an toàn, tạo thuận lời cho
việc vận chuyển từ khâu nguyên liệu đến và phẩm xuất xưởng.

-


Một lợi thế cho hoạt động của nhà máy là hệ thống giao thông đường thủy rất thuận lợi,
phía tây và bắc giáp kênh tạo điều kiện cho khâu tiếp nhận nguyên liệu và thành phẩm
được thực hiện dễ dàng. Mặt trước tiếp giáp tực tiếp với đường tỉnh lộ nên các phương tiện
xe tải vận chuyển thành phẩm đến các tỉnh và cảng ở Thành phố Hồ Chí Minh.
CHƯƠNG V: QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ VÀ TRANG THIẾT BỊ CHO DỰ ÁN

1. Quy trình công nghệ
1.1.

Sản phẩm

Sản phẩm của dự án gồm bao bì PP cao cấp dùng để đựng gạo (có phủ PE), bao bì PP bình
thường đựng gạo và bao bì phức hợp các loại. Thiết kế bao bì dưới thương hiệu riêng của
Công ty Tấn Đạt hoặc của khách hàng. Trọng lượng bao được quy định chuẩn là 50kg hoặc
theo yêu cầu của từng đơn hàng.

12


STT
Loại sản phẩm
1
Bao bì PP cao cấp
2
Bao bì PP thông thường
3
Bao phức hợp các loại
Tổng cộng
1.2.


Đơn vị
Tấn/năm
Tấn/năm
Tấn/năm
Tấn/năm

Sản lượng hàng năm
200
100
50
350

Tiêu chuẩn

Theo quy chuẩn QCVN 12-1: 2011/BYT về An toàn vệ sinh đối với bao bì, dụng cụ bằng
nhựa tổng hợp tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành ngày
30/08/2011 quy định yêu cầu chung đối với bao bì, dụng cụ nhựa như sau:
Thử vật liệu
Chỉ tiêu kiểm tra

Chì

Cadmi

Thử thôi nhiễm

Giới hạn tối Chỉ
tiêu Điều
kiện Dung

dịch Giới hạn tối
đa
kiểm tra
ngâm thôi
ngâm thôi
đa

100 µg/g

Kim loại
nặng

600C trong30
phút

Lượng
KMnO4

Acid acetic
4%

1 µg/ml

Nước

10 µg/ml

100 µg/g

Ngoài các yêu cầu kỹ thuật nêu trên các loại bao bì, dụng cụ từ nhựa Polyethylen và

Polypropylen (PE và PP) phải đạt các yêu cầu quy định sau:
Thử vật liệu
Chỉ tiêu kiểm tra

Thử thôi nhiễm

Giới hạn tối Chỉ
tiêu Điều
kiện Dung
dịch Giới hạn tối
đa
kiểm tra
ngâm thôi
ngâm thôi
đa

Tổng số chất bay
hơi(styren, tuluen,
ethybenzen, npropyl benzen)

5mg/g

Polylstyren trương
nở(khi dùng nước
sôi)

2mg/g

Styren và
Ethybenzen


1mg/g

Cặn khô

25oC trong 1
giờ

Heptan

240 µg/ml

600C trong 30
phút

Ethanol 20%

30 µg/ml

Nước và Acid
acetic 4%

Hiện nay, có rất nhiều chất liệu được sử dụng làm bao bì đựng gạo, nhưng hạt nhựa PP được
lựa chọn sử dụng và ưu tiên nhất dựa vào các ưu điểm như : Thích nghi với tải trọng từ 5 - 50

13


kgs/ bao bì chứa, bao bì PP dệt có giá thành rẻ hơn và chịu tải cao hơn so với các chất liệu
khác.

Bao PP cao cấp dùng để đựng gạo: Nếu trường hợp gạo đựng bên trong được dùng để đóng
hàng xuất khẩu, thì cấu trúc bao PP dệt phải thiết kế ở dạng vật liệu cao cấp, bao PP dệt ghép
màng BOPP in ống đồng. Ngoài ra nếu khách hàng yêu cầu khắt khe thì có thể phải sử dụng
thêm túi PE (hoặc PP) lồng bên trong của bao PP dệt. Khi bao bì đựng gạo được sử dụng chất
liệu PP dệt ghép màng BOPP in ống đồng, khách hàng lưu ý đến các chi phí sản xuất trục in
ống đồng để khắc và in nội dung của bao bì. Chi phí trục in chiếm tỷ lệ cao hay thấp phụ thuộc
vào số lượng bao PP dệt của mỗi đơn hàng.
Bao bì PP thông thường: được thiết kế dạng cấu trúc vật liệu đơn giản như PP dệt chỉ tráng
phủ keo PP trên mặt ngoài, hoặc PP dệt đơn thuần không tráng ghép. Việc thiết kế maquette in
cũng sẽ được triển khai trên công nghệ in Flexo, và các chi phí khắc bảng in Polymer sẽ giảm
rất nhiều so với chi phí khắc trục ống đồng.
Quy cách bao bì PP dệt đựng gạo phù hợp và phổ biến nhất là : Bao gạo 5kgs, 10kgs, 20kgs,
25kgs và 50kgs.
1.3.

Quy trình công nghệ

Quy trình công nghệ của việc sản xuất bao bì nhựa như Hình 5. Theo đó, nguyên liệu là hạt
nhựa PP, PE và các hạt phụ gia được phối trộn đều với nhau theo tỷ lệ, sau đó chúng được đưa
vào bộ phận gia nhiệt ở nhiệt độ cao để làm nóng chảy nguyên liệu, chuyển qua máy ép màng
tạo thành các màng nhựa dạng tấm to. Tiếp đến, các hạt này sẽ được dẫn qua bộ phận làm
nguội trực tiếp bằng nước để chuyển màng nhựa từ dạng dẻo sang dạng rắn. Nhờ các silo cuốn
đưa qua máy kéo sợi, dưới tác dụng của các lưỡi dao nhỏ, màng nhựa được xé nhỏ tạo thành
dạng sợi.
Tại máy kéo sợi có hệ thống các lô cuốn từng sợ nhựa cũng như có hệ thống kiểm tra thông số
sợi (tính chất cơ lý, màu sắc của từng sợi) trước khi chuyển chúng qua khu vực dệt bao bằng
máy dệt sáu thoi. Máy này có một hoặc nhiều con thoi được chuyển động bằng lực cơ khí hoặc
lực điện từ trường vó tác dụng kết nối một sợi ngang với một loạt các sợi dọc thẳng được được
sắp xếp trong một vòng tròn tạo thành các ống.
Tiếp đến, các sợi này sẽ được đưa qua máy cắt rời từng đoạn theo kích thước thiết kế để tạo

thành các mảnh bao PP. Các mảnh này được chuyển sang công đoạn in offset, flexo và tạo
thành bao PP thành phẩm sau khi qua công đoạn may định hình bao.

14


Cuối cùng là công đoạn kiểm tra lần cuối, đem đóng gọi sản phẩm, nhập kho hoặc xuất cho
khách hàng theo đơn đặt hàng. Đối với các phế phẩm nhựa phát sinh trong quá trình sản xuất
được đưa qua máy tạo hạt để trở lại bước đầu tiên.
Hạt nhựa, Phụ gia

Phối trộn
Sấy khô
Máy tráng màng

Kiểm tra thông số sợi

Máy kéo sợi

Máy dệt 6 thoi

Máy tạo hạt

Mảnh bao PP

Máy cắt nhiệt

Giấy Kraft

Máy in


Mảnh bao PP

Mảnh bao phức hợp
Giấy Kraft

Máy định hình bao

Máy in
Bao đã in, lồng tráng 1 lớp giấy

Bao PP thành phẩm

Máy định hình bao
Bao phức hợp thành phẩm

Kiểm tra chất lượng

Đóng gói

Nhập kho

Hình 5. Quy trình sản xuất bao bì nhựa PP và bao bì thành phẩm

15


CHƯƠNG VI: GIẢI PHÁP XÂY DỰNG
1. Vị trí và hiện trạng
1.1.


Vị trí

Nhà máy được xây dựng trên diện tích đất 31.622 m2, tại Ấp Tân Đông, Huyện Thạnh Hóa,
Tỉnh Long An
1.2.
-

Hiện trạng

Hiện trạng nước sinh hoạt: Nhà máy dự kiến sử dụng nguồn nước khoan giếng để lấy nước
sinh hoạt và sản xuất

-

Hiện trạng điện sinh hoạt: Hiện tại, gần khu vực nhà máy có nguồn điện quốc gia 0,4 KV
cung cấp cho các hộ dân trong khu vực; nguồn điện sản xuất đã có sẵn, hiện đang được nhà
máy hiện hữu sử dụng.

-

Hiện trạng đường giao thông: Đường bộ và đường thủy có sẵn, kết nối trực tiếp với địa
điểm đầu tư nhà máy.

-

Hiện trạng thoát nước: Hiện tại toàn khu vực này chưa có hệ thống thoát nước nên chủ yếu
là thoát nước tự do.

-


Quy hoạch tổng mặt bằng: Bố trí các hạng mục công trình với quy mô diện tích được tính
toán theo nhu cầu về công nghệ và quy mô sản xuất.

-

Hệ thống đường nội bộ đảm bảo nhu cầu vận chuyển hàng hóa và giao thông thuận lợi cho
toàn nhà máy.

-

Hệ thống sân bãi nguyên liệu được bố trí phù hợp với nhu cầu sản xuất và thuận tiện cho
việc vận chuyển nguyên liệu.

-

Xung quanh nhà máy có xây tường rào bảo vệ.

2. Phân cấp công trình
Công trình xây dựng có niên hạn sử dụng từ 50 năm trở lên.
3. Giải pháp kỹ thuật thiết kế dự án
Khu đất xây dựng nhà máy có diện tích 31.622 m2 đủ rộng để tiến hành xây dựng các hạng
mục công trình của nhà máy, đáp ứng theo các yêu cầu kỹ thuật, đảm bảo công việc được tiến
hành trong những điều kiện vệ sinh phù hợp, thiết kế và sơ đồ bố trí mặt bằng phải loại trừ sự
gây ô nhiễm cho sản phẩm, cách ly hoàn toàn giữa các phần sạch và phần có thể gây ô nhiễm
của nhà xưởng, cụ thể như sau:
3.1.

Khu nhà xưởng


16


Các nhà xưởng, nhà kho xây dựng 1 tầng, kết cấu khung thếp chịu lực, mái lợp tôn Austnam
chống nóng, tường bao che bằng gạch, tường gạch cao 1,2 m bao chê, trên lợp tôn, nền đổ bê
tông dày 150, mác 150#; Đường đi trong khu xưởng, kết cậu bê tông dày 250, mác 200#.
3.2.
-

Khu hành chính

Nhà làm việc và nhà điều hành sản xuất: Xây dựng 2 tầng, xây tường gạch chịu lực, sàn
mái đổi bê tông cốt thép, nền lát gạch liên doanh, tường trần phun sơn.

-

Nhà thường trực, nhà vệ sinh, ..: là các công trình phụ trợ, kết cấu đơn giản, tiết kiệm vốn
đầu tư xây dựng nhưng đảm bảo độ bền, dễ sử dụng.

-

Sân dường nội bộ khu hành chính: sân bê tông, mác 200#, dày 150; Sân tập trung bê tông,
trên lát gạch giếng đáy màu đỏi 40*40. Đường ô tô thiết kế đảm bảo xe có tải trọng 50 tấn
ra vào sân bãi và kho, đồng thời hệ thống giao thông đảm bảo cho xe PCC vào tận nơi khi
xảy ra sự cố.
CHƯƠNG VII: TỔ CHỨC THI CÔNG XÂY LẮP VÀ TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN

1. Hình thức tổ chức
-


Hình thức tổ chức quản lý thực hiện dự án: Chủ đầu tư trực tiếp tổ chức quản lý thực hiện
dự án.

-

Phương thức thực hiện dự án: Tự thực hiện.

-

Thời gian hoàn thành: Tháng 03 năm 2019 đưa vào sử dụng

2. Tổ chức thi công xây lắp
Việc tổ chức thi công xây lắp công trình phải bảo đảm đáp ứng các yêu cầu sau:
-

Đảm bảo các yêu cầu về kỹ thuật, an toàn, mỹ quan, đúng tiến độ thi công, sớm hoàn thành
nghiệm thu và đưa công trình vào sử dụng.

-

Đơn vị thi công có tiềm lực tài chính, năng lực tổ chức, thực hiện và nhiều kinh nghiệm.

-

Để nhà máy được thi công theo phương án tốt nhất, công ty sẽ tuyển chọn các doanh
nghiệp xây lắp có tư cách pháp nhân dầy đủ, được phép hành nghề xây dựng, có nhiều kinh
nghiệm thi công xây dựng và lắp đặt thiết bị các công trình xây dựng nhà máy sản xuất bao
bì nhựa.

-


Công ty có Ban Quản lý Dự án do Phó Giám đốc trực tiếp theo dõi, kiểm tra chất lượng thi
công, đôn đốc tiến độ thi công.

3. Tiến độ thực hiện

17


STT

1
2
3
4
5
6
7
8

10

Tiến độ thực hiện
Tháng 10/2018 – 03/2019
11
12
01
02

x


x

x

x

x

x

x

x

x

CÔNG VIỆC THỰC HIỆN
Lập và phê duyệt Dự án, thẩm định
thiết kế cơ sở
Lập và thẩm định Báo cáo đánh giá
TĐMT
Lập và thẩm định, thiết kế kỹ thuật –
dự toán
Lập, phân tích và trình duyệt KQĐT
Xây dựng công trình
Lắp đặt thiết bị
Tổng nghiệm thu
Quyết toán công trình


x
x

03

x
x
x

x
x
x
x

CHƯƠNG VIII: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG, PHÒNG CHÁY CHỮA
CHÁY VÀ GIẢI PHÁP XỬ LÝ
1. Nguồn gây ô nhiễm tác động đến môi trường
Trên cơ sở phân tích các hoạt động xây dựng nhà xưởng, dây chuyền công nghệ, đặc tính
kỹ thuật của sản phẩm có thể xác định các tác nhân gây ảnh hưởng không tốt đến môi trường bao
gồm: khí thải, bụi, tiếng ồn, nước thải và các chất rắn.
1.1.
-

Khí thải, bụi, tiếng ồn:
Tiếng ồn phát sinh chủ yếu do hoạt động của các thiết bị thi công cơ giới và các phương
tiện vận chuyển đất đá, nguyên vật liệu phục vụ thi công.

-

Bụi, đất, đá, cement phát tán trong quá trình xây dựng và vận chuyển nguyên vật liệu.


-

Khí thải, bụi và tiếng ồn từ các nhà xưởng có thể phát sinh bởi các nguồn như: nguyên liệu,
vật tư sử dụng, động cơ của thiết bị cũng như các phương tiện ra vào nhà máy.

1.2.

Nước thải:

Ngoài nguồn gốc nước thải chủ yếu từ các dây chuyền sản xuất còn có một lượng nhỏ nước thải
từ các sinh hoạt của cán bộ công nhân viên làm việc tại đây.
1.3.

Chất thải rắn:

18


-

Chất thải rắn được sinh ra trong quá trình hoạt động của dự án chủ yếu từ việc sinh hoạt của
công nhân ước tính khoảng 0,9kg/người/ngày (theo tiêu chuẩn tạo rác trung bình theo đầu
người đối với từng loại chất thải rắn đô thị – trang 17, sách “Quản lý chất rắn” – GS.TS Trần
Hiếu Nhuệ – NXB Xây dựng).

-

Vậy tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt trong ngày = 30 x 0,9 = 27kg/ngày


-

Chất thải rắn sinh hoạt có thành phần chủ yếu là các chất hữu cơ dễ phân huỷ. Tuy nhiên, nếu
lượng chất thải này không được quản lý tốt cũng sẽ gây những ảnh hưởng nhất định đến môi
trường.

-

Chất thải sinh hoạt có thành phần hữu cơ cau, là môi trường sống tốt cho các vi trùng gây
bệnh, là nguồn thức ăn cho ruồi và muỗi … sẽ dễ dàng truyền bệnh cho người và có thể phát
sinh thành dịch. Hơn nữa chất hữu cơ trong chất rắn lâu ngày phân huỷ sinh ra các sản phẩm
trung gian, sản phẩm phân huỷ bốc mùi gây hôi thối, gây ô nhiễm môi trường.

- Chất rắn chủ yếu trong quá trình hoạt động của nhà máy là bao bì giấy, nhựa dự vụn. Chất thải
rắn nguy hại phát sinh như: bao bì thải, thùng chứa nguyên liệu.
2. Đánh giá tác động của chất thải đến môi trường
2.1. Khí thải, bụi và tiếng ồn:
Khí thải, bụi và tiếng ồn thường có ảnh hưởng không tốt đến sức khoẻ con người, các động thực
vật, giảm chất lượng môi trường sống ở khu vực xunh quanh.
2.2. Các chất thải và nguồn nước:
Các chất thải vào nguồn nước làm giảm tốc độ oxy hoà tan trong nước, tăng độ đục, giảm chất
lượng nguồn nước và môi sinh trong vùng.
2.3. Các chất thải rắn:
Trong trường hợp chất thải rắn không được thu gom và xử lý kịp thời có thể làm ảnh hưởng giao
thông, là nguyên nhân gây bụi, mùi, làm tắc nghẽn cống rãnh, ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp
đến môi trường sống của môi trường và thiên nhiên.
3. Các giải pháp chống ô nhiễm, bảo vệ môi trường
Mặc dù nhà xưởng sản xuất với công nghệ hiện đại, theo tiêu chí bảo vệ môi trường, tuy nhiên các
vấn đề ô nhiễm vẫn có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Vì thế, để hạn chế tối đa mức độ tác hại của các
ảnh hưởng không tốt đến môi trường chung quanh nhà máy, các giải pháp cụ thể được áp dụng

trong quá trình hoạt động của nhà máy như:
3.1.

Chống ô nhiễm không khí và khống chế tiếng ồn:
19


-

Có kế hoạch thi công và cung cấp vật tư thích hợp để hạn chế bụi tại khu vực công trường thi
công. Hạn chế việc tập kết vật tư tập trung vào cùng một thời điểm.

-

Hạn chế mức độ ô nhiễm bụi, khói tại công trường bằng cách thường xuyên phun nước để hạn
chế một phần bụi, đất có thể phát tán vào không khí.

-

Các xe chuyên chở nguyên vật liệu vào, ra công trường cần phải được phủ kín bằng bạt, tránh
tình trạng rơi vãi và được rửa sạch cát bụi trước khi ra khỏi công trường.

-

Để giảm bớt tiếng ồn và rung động cần phải có kế hoạch thi công hợp lý, xe tải ra vào phục vụ
thi công cần phải di chuyển với tốc độ vừa phải nhằm hạn chế tiếng ồn.

-

Để hạn chế tối đa lượng bụi cũng như khí thải thoát ra ngoài, nhà máy đã có kế hoạch đầu tư

xây dựng, lắp các thiết bị sản xuất hiện đại với những quy trình khép kín, ở các khu vực có
khả năng sinh bụi và khí thải sẽ lắp đặt hệ thống xử lý khói bụi và khí thải.

-

Trong quá trình sản xuất còn áp dụng thêm các biện pháp sau :

+ Thường xuyên duy tu bảo dưỡng máy móc, thiết bị theo định kỳ (lau chùi, bôi mỡ…).
+ Trồng cây xanh xung quanh nhà máy để tạo bóng mát, giảm tiếng ồn,...
3.2.

Khống chế ô nhiễm nguồn nước

- Công trình xây dựng hệ thống thoát nước mưa nhằm đảm bảo thu gom và thoát nước mặt tốt.
- Trong quá trình thi công xây dựng, nước mưa cuốn theo đất, cát, đá, xi măng rơi vãi trên mặt đất
được thu gom vào ao lắng trước khi thải vào hệ thống thoát nước chung.
- Nước thải từ nhà xưởng sản xuất và các chất độc hại khác được tập trung vào tuyến riêng và dẫn
đến khu xử lý nước thải để xử lý đạt loại B theo TCVN 5945 – 1995 trước khi nối vào hệ thống
thoát nước thải chung của khu vực.
- Nước thải từ các sinh hoạt cá nhân của CB – CNV trong nhà máy không có lẫn hóa chất được
thu gom vào hệ thống thoát nước thải được nối vào hệ thống thoát nước thải chung của khu vực.
3.3. Khống chế các chất thải rắn:
- Các loại chất thải rắn trong quá trình thi công chủ yếu là đất đá, xà bần, xi măng, cốppha, sắt,
thép… được tập trung theo định kỳ sẽ được vận chuyển đến khu chứa rác thải theo quy định.
- Xây dựng nhà chứa rác thải có hai phòng riêng biệt : phòng chứa các chất thải rắn như bao bì,
nguyên, phụ liệu trong quá trình hoạt động từ các nhà xưởng (để có thể phân loại, tái sử dụng) và
phòng chứa các chất thải rắn khác từ các sinh hoạt hằng ngày, sau đó rác được đội vệ sinh đưa đến
khu tập trung rác để xử lý của khu vực theo quy định.

20



Quy trình thu gom và xử lý rác thải
Rác

Giỏ thùng
chứa rác

Người thu gom
(NV Công ty)

Nơi xử lý tập trung
theo quy định

Xe vận chuyển

Nhà chứa rác

Xử lý: Công ty sẽ ký kết hợp đồng với đơn vị có chức năng thu gom và xử lý các loại chất nguy
hại này. Đồng thời liên hệ Sở Tài Nguyên và Môi Trường tiến hành đăng ký chủ nguồn thải.
Quản lý việc thu gom rác, lưu trữ và vận chuyển chất thải rắn theo Nghị định 59/2007/NĐ-CP
ngày 09 tháng 04 năm 2007 của Chính Phủ về quản lý chất thải rắn.
4. Phòng cháy chữa cháy
-

Do công trình có lợi thế xung quanh không có nhà dân nên hạn chế được các rủi ro liên
quan đến sự cố hỏa hoạn. Mặt khác, tại các kho hàng và nơi dễ cháy đều được công ty
trang bị lắp đặt thiết bị báo cháy tự động khi nhiệt độ đạt đến mức giới hạn).

-


Trang bị dụng cụ chữa cháy đầy đủ như: Bình chữa cháy, ống nước theo đúng quy định của
PCCC,... tại các nơi yếu điểm lắp các hộp chữa cháy và nước từ trụ cứu hỏa được lắp đặt
tại các ngã ba, ngã tư trong khu vực công trình để thuận tiện lấy nước khi cần thiết phục vụ
cho việc chữa cháy tự động trước khi xe cứu hỏa đến, đồng thời bố trí trên mái nhà hoặc
xây dựng đài nước riêng để phục vụ sinh hoạt nội bộ (nếu cần thiết).

-

Ngoài chế độ tập huấn định kỳ công tác PCCC cho tất cả các CB-CN, Ban Giám đốc công
ty và Cán bộ quản lý trực tiếp kho thường xuyên nhắc nhở cán bộ nhân viên của đơn vị
nâng cao ý thức phòng cháy cho công trình.

5. An toàn lao động
-

Công nhân sản xuất được trang bị các phương tiện bảo hộ lao động theo quy định của nhà
nước đối với ngành nhựa như: Quần, áo, găng tay, mũ, khẩu trang. Do môi trường sản xuất
có liên quan đến điện và nước nên hệ thống dây diện phải được kiểm tra thường xuyên.

-

Hệ thống máy móc được gắn với hệ thống truyền động nên các bộ phận này phải được bảo
bọc an toàn. Thường xuyên tập huấn, đào tạo cho CB-CN về công tác trang bị, sử dụng đồ
bảo hộ lao động và vận hành máy theo quy định.

21


CHƯƠNG IX: TỔ CHỨC QUẢN LÝ - BỐ TRÍ LAO ĐỘNG

1. Quản trị hoạt động doanh nghiệp
Căn cứ vào giấy phép đăng ký kinh doanh và ngành nghề hoạt động của Công ty, trên cơ
sở đó bố trị nhân sự theo phương châm tổ chức bộ máy: Tinh gọn, kiêm nhiệm với tổng
nhân sự là 60 người, được bố trí theo nhiệm vụ cụ thể như sau:
+ Lao động trực tiếp sản xuất: 40 người
+ Lao động gián tiếp: 20 người
2. Sơ đồ tổ chức, quản lý nhân lực của nhà máy
Giám đốc

Phó Giám đốc

Phòng kỹ
thuật

Phòng kinh
doanh

Phòng hành
chính

Phòng Tài chính
– Kế toán

Phân xưởng sản xuất

3. Tổ chức hoạt động
-

Giám đốc: Chịu trách nhiệm điều hành chung, trực tiếp chỉ đạo công tác tổ chức, hoạt động
thu chi tài chính, quyết định các phương án kinh doanh của nhà máy. Phụ trách các hoạt

động đối nội và đối ngoại.

-

Phó giám đốc: Có kinh nghiệm trong việc điều hành sản xuất nhà máy bao bì nhựa. Nhiệm
vụ chính là hỗ trợ Giám đốc trực tiếp chỉ đạo cho bộ phận sản xuất, kỹ thuật, quản lý công
tác điều hành hoạt động kinh doanh.

-

Nhân sự các phòng ban: Đều là các nhân sự có trình độ và kinh nghiệm làm việc trong
ngành sản xuất bao bì nhựa.

-

Công ty có chính sách lương và phúc lợi thực hiện theo quy định nhà nước, đảm bảo cho
người lao động yên tâm làm việc.

22


CHƯƠNG X: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG NHÀ MÁY
SẢN XUẤT BAO BÌ TỪ HẠT NHỰA PP,PE
1. Tổng mức đầu tư
-

Công suất nhà máy: 350 tấn /năm

-


Vòng đời dự án: 15 năm

-

Tổng mức đầu tư: 150 tỷ đồng
ĐVT: đồng
STT

-

Nội dung

Giá trị

Thuế GTGT

Thành tiền

1

Chi phí xây dựng nhà máy

45.000.000.000

4.500.000.000

49.500.000.000

2


Chi phí máy móc thiết bị

53.000.000.000

5.300.000.000

58.300.000.000

3

Chi phí tư vấn và quản lý DA

1.000.000.000

100.000.000

1.100.000.000

4
5

Chi phí đất đai
Chi phí dự phòng
Tổng cộng

100.000.000
10.000.000.000

40.000.000.000
1.100.000.000

150.000.000.000

40.000.000.000
1.000.000.000
140.000.000.000

Cơ cấu vốn đầu tư:
ĐVT: đồng
Nội dung

Tỷ lệ

Giá trị

Vốn tự có

30%

45.000.000.000

Vốn vay ngân hàng

70%

105.000.000.000

Suất sinh lời mong đợi

20%


Lãi suất vay trung dài hạn

11%
23


2. Kế hoạch doanh thu của dự án

1

Bao bì PP cao cấp

Tấn/năm

Sản lượng hàng
năm
200

2

Bao bì PP thông thường

Tấn/năm

100

300.000

3


Bao phức hợp các loại

Tấn/năm

50

100.000

Đơn giá
(đồng/kg)
30.000

STT

Loại sản phẩm

Đơn vị

Đơn giá
(VNĐ/kg)
500.000

3. Dự toán chi phí của dự án
3.1. Chi phí nguyên vật liệu, điện nước

1

Hạt nhựa PP

Tấn/năm


Nhu cầu hàng
năm
800

2

Hạt nhựa PE

Tấn/năm

400

33.000

3

Phụ gia (hạt Taical)

Tấn/năm

100

12.000

4

Mực in

Tấn/năm


20

150.000

5

Giấy Kraff

Tấn/năm

500

15.000

6

Chỉ may

Tấn/năm

0,3

1.000.000

7

Chi phí Điện

kWh


1500

1.782

8

Chi phí nước

m3

1000

11.000

STT

3.2.
3.3.
3.4.
3.5.
3.6.

Loại nguyên liệu

Đơn vị

Chi phí lao động: 824.720.000 đồng/tháng
Chi phí bảo trì bảo dưỡng: 7% chi phí đầu tư máy móc thiết bị
Chi phí bảo hiểm: 0,5% chi phí đầu tư máy móc thiết bị

Chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp: 10% doanh thu
Chi phí lãi vay: 8,5% đối với khoản vay ngắn hạn và 11% đối với khoản vay dài hạn
24


×