Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Định hướng và giải pháp hoàn thiện thể chế môi trường kinh doanh (MTKD) trong lĩnh vực thương mại ở VN trong bối cảnh cuộc CMCN lần thứ 4?BÀI THẢO LUẬN (1)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (47.92 KB, 5 trang )

BÀI THẢO LUẬN
Nhóm 4:
Phan Thị Thanh Phương
Lê Thị Hà Vi
Vũ Thị Thủy
Câu hỏi: Định hướng và giải pháp hoàn thiện thể chế môi trường kinh doanh
(MTKD) trong lĩnh vực thương mại ở VN trong bối cảnh cuộc CMCN lần thứ 4?
Bài làm
Thứ nhất, cần quyết liệt hoàn thiện thể chế MTKD, coi các thành quả trong bối
cảnh cuộc cách mạng 4.0 là nền tảng, là động lực và đây cũng chính là mũi đột phá
chiến lược trong giai đoạn 2018-2020 nhằm thực hiện xây dựng thể chế KTTT hiện
đại, tạo lập môi trường cạnh tranh bình đẳng ở Việt Nam. Quan điểm này được nêu
ra xuất phát từ yêu cầu cấp thiết phải đổi mới nhận thức và tư duy đối với các nhà
lãnh đạo, quản lý, cộng đồng doanh nghiệp và toàn xã hội. Công cuộc đổi mới kinh
tế ở nước ta bắt đầu bằng đổi mới tư duy và nhận thức. Đến nay, nhận thức và tư
duy mới đã tiếp cận đến những điểm gút, điểm gay cấn, đòi hỏi tầm nhận thức mới,
quyết tâm cao hơn giải quyết những vấn đề cấp bách của thực tiễn phát triển kinh
tế và hội nhập kinh tế quốc tế. Sau 25 năm đổi mới chuyển sang nền kinh tế thị
trường, chúng ta đã cơ bản hình thành một hệ thống thể chế kinh tế thị trường. Mặc
dù vậy, cho đến nay tình trạng “lưỡng thể” của nền kinh tế vẫn còn tồn tại, trang
thái lưỡng thể này đã sản sinh ra một bộ phận, một nhóm lợi ích xã hội thích nghi
với chúng và cản trở quá trình đổi mới hoàn thiện thể chế. Vì vậy, nhiệm vụ cấp
bách và có tầm quan trọng quyết định đối với phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam
thời gian từ nay tới 2020 là phải quyết liệt hoàn thiện thể chế MTKD. Dự thảo
Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2011 - 2020 trình Đại hội Đảng XI xác định:
“Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, trọng tâm là
tạo lập môi trường cạnh tranh bình đẳng và cải cách hành chính” là 1 trong 3 đột
phá chiến lược thời gian tới. Có thể coi đây như một cam kết, một đảm bảo của các
nhà lãnh đạo cao nhất ở Việt Nam đối với việc hoàn thiện thể chế KTTT, trong đó
có hoàn thiện thể chế MTKD ở Việt Nam. Các nhà nghiên cứu nước ngoài cũng
đồng quan điểm khi coi cải cách thể chế ở Việt Nam là “làn sóng cải cách thứ ba”


Page 1


để mang lại phồn vinh cho nền kinh tế Việt Nam, đưa Việt Nam lên tầm của những
nước có thu nhập trung bình cao.
Thứ hai, hoàn thiện thể chế môi trường kinh doanh phải theo hướng coi thể chế
MTKD vừa là động lực, vừa là điều kiện, công cụ của Nhà nước để nhà nước can
thiệp vào nền kinh tế thị trường và các hoạt động của các chủ thể nhằm tạo thuận
lợi hơn nữa cho hoạt động kinh doanh phát triển thông qua hệ thống quản lí trực
tuyến qua nhiều kênh thông tin điện tử- kĩ thuật số hiện đại như hiện nay. Lịch sử
phát triển kinh tế hiện đại càng chứng tỏ cả thị trường và Nhà nước đều có vai trò
quan trọng trong việc định hướng phát triển của nền kinh tế. Đây là bài học thực
tiễn được rút ra từ khủng khoảng tài chính Mỹ, dẫn đến suy thoái kinh tế toàn cầu
mà đến nay thế giới vẫn đang phải vật lộn tìm giải pháp để khắc phục hậu quả của
nó. Cuộc khủng hoảng tài chính bắt nguồn từ Mỹ có nguyên nhân quan trọng là do
buông lỏng quản lý của nhà nước đối với nền kinh tế, để cho thị trường tự do tung
tác và đã dẫn tới sự thất bại của thị trường. Thể chế kinh tế thị trường nói chung
cũng như thể chế MTKD nói riêng của nước ta cần xác định rõ vai trò quản lý kinh
tế của Nhà nước, cần xác lập cụ thể quyền hạn và giới hạn quản lý của Nhà nước
đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Thực tiễn vận động của
thị trường có sự quản lý của Nhà nước phải được thể chế hóa để làm chuẩn mực
hành động của cả hai phía là Nhà nước và doanh nghiệp. Trong MTKD có rất
nhiều yếu tố về quản lý, tổ chức và hành chính thuộc nhiều cấp quản lý khác nhau.
Vì vậy, thể chế hóa MTKD là giải một bài toán thực tiễn của quản lý kinh tế nhằm
đạt được cả hai mục tiêu tạo thuận lợi cho hoạt động của doanh nghiệp, đồng thời
Nhà nước vẫn quản lý và kiểm soát được sự vận động của thị trường phục vụ cho
mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội. Cũng nhờ có các thiết bị và phần mềm quản lý
chặt chẽ bằng việc xác lập trên hệ thống trực tuyến giúp Doanh nghiệp sát sao hơn
và kịp thời có phương hướng giải quyết vấn đề xảy đến với Doanh nghiệp. Đối với
Việt Nam, nước ta đang ở giai đoạn đầu phát triển nền kinh tế thị trường, mở cửa

và hội nhập. Việc tiếp thu các thành tựu của nhân loại qua các phương tiện hiện đại
giúp thông tin ngày càng dduocj xử lý một cách nhanh- gọn- hiệu quả hơn. Tuy
vậy, MTKD mới đang hình thành và đương đầu gay gắt với tàn dư thể chế cũ. Thể
chế MTKD hàng ngày tác động trực tiếp đến hành vi, đến hoạt động kinh doanh,
định hướng và điều tiết hoạt động của doanh nghiệp. Các quy định của thể chế
MTKD phải được xây dựng rõ ràng, cụ thể, dễ vận dụng và phù hợp với trình độ
phát triển của nền kinh tế thị trường đang trong quá trình chuyển đổi. Nền kinh tế
Page 2


vận động và phát triển theo cơ chế thị trường, nhưng cần có sự quản lý, điều tiết
của Nhà nước. Tuy nhiên, những can thiệp của Nhà nước phải được thể chế hóa và
phải tôn trọng các quy luật của KTTT. Nhà nước chỉ can thiệp trong những trường
hợp mà thị trường tỏ ra bất lực và can thiệp của Nhà nước phải nhằm tạo thuận lợi
hơn cho hoạt động kinh doanh phát triển.
Thứ ba, hoàn thiện thể chế MTKD phải đặt trong mối quan hệ hài hòa với các
thiết chế kinh tế phi nhà nước, trong đó vai trò của doanh nghiệp và người dân là
hết sức quan trọng cần được đặc biệt quan tâm. Thể chế môi trường kinh doanh là
hệ thống pháp luật và các quy định của Nhà nước và các quy tắc xã hội điều chỉnh
hành vi và các mối quan hệ xã hội về kinh doanh. Doanh nghiệp và người dân
chính là đối tượng điều chỉnh của thể chế và là người chấp hành, thực thi thể chế.
Nếu không đặt trong mối quan hệ hài hòa và không quan tâm đầy đủ tới lợi ích
chính đáng của doanh nghiệp và người dân thì sẽ không đảm bảo thực thi được thể
chế cũng như không tạo được động lực để phát triển hoạt động kinh doanh. Để
đảm bảo hoàn thiện thể chế MTKD, một mặt phải thể chế hóa vai trò quản lý và sự
can thiệp của nhà nước đối với hoạt động kinh doanh, mặt khác, phải đảm bảo
quan tâm đầy đủ và giải quyết hài hòa lợi ích của người dân, của doanh nghiệp,
nâng cao trách nhiệm giám sát và phản biện xã hội của các thiết chế kinh tế phi nhà
nước và toàn xã hội đối với việc xây dựng và thực thi thể chế. Chỉ có như vậy, Việt
Nam mới có thể có được thể chế môi trường kinh doanh thuận lợi và có tính cạnh

tranh cao.
Thứ tư, phải đảm bảo tính thống nhất và đồng bộ trong hoàn thiện thể chế MTKD.
Luật pháp và thể chế kinh tế của một quốc gia bao giờ cũng là một hệ thống thống
nhất và nhất quán về quan điểm vận động và phát triển của nền kinh tế. Hoạt động
kinh tế trải rộng nhiều ngành, nhiều lĩnh vực, nhiều khâu, nhiều giai đoạn cho nên
từ thể chế chung cho đến thể chế từng ngành, từng lĩnh vực, từng mặt hàng, từng
thị trường các yếu tố sản xuất và tiêu dùng... từ thể chế môi trường chung cho đến
các thể chế các yếu tố môi trường cụ thể đều phải có sự nhất quán quan điểm, nội
dung chủ yếu nhằm đạt được sự thống nhất chung của hệ thống, tránh chồng chéo,
tránh cách hiểu và vận dụng ngược nhau. Bảo đảm thống nhất theo chiều ngang
giữa các thể chế bộ phận với nhau và thống nhất theo chiều dọc giữa các cấp quản
lý từ trung ương đến địa phương và cơ sở. Xây dựng thể chế môi trường kinh
doanh là một bộ phận của thể chế kinh tế thị trường nên phải bảo đảm tính thống
Page 3


nhất của hệ thống, phải có sự nhất quán về nhận thức quan điểm phát triển nền
kinh tế thị trường mở cửa, hội nhập, định hướng xã hội chủ nghĩa.
Thứ năm, phải đảm bảo nâng cao tính khả thi, khả dụng của thể chế, để thể chế
MTKD trở thành quy tắc ứng xử phổ biến trong hoạt động kinh doanh. Tính khả
khi của thể chế chỉ được nâng cao khi coi trọng toàn bộ quy trình từ xây dựng văn
bản lập quy một cách dân chủ, hình thành cơ chế vận hành thể chế trong thực tiễn
và tổ chức bộ máy theo dõi giám sát, kiểm tra việc thực hiện và xử lý các vi phạm
nếu có. Để nâng cao tính khả thi của thể chế phải khắc phục tình trạng xây dựng
pháp luật chung dưới dạng luật khung, muốn thực thi luật pháp phải có văn bản
hướng dẫn, mà thường bị ban hành chậm, không nhất quán với luật. Còn khâu triển
khai thực hiện thì buông lỏng, tùy tiện, có sai phạm không thể xử lý được, không
có cơ quan chịu trách nhiệm xử lý. Trong hệ thống luật pháp và thể chế của nước ta
thì hiệu lực thực thi là mặt yếu kém nặng nề. Nghiêm chỉnh chấp hành luật pháp
chưa trở thành nhận thức chung của xã hội và luật pháp chưa trở thành công cụ chi

phối hành động của các thành viên xã hội, từ nhà quản lý cho đến người dân. Chỉ
có một xã hội sống và hoạt động theo luật lệ, thể chế thì mới có thể tiến lên văn
minh, hiện đại được. Hoàn thiện thể chế môi trường kinh doanh lại càng đòi hỏi
tính khả thi cao. Môi trường kinh doanh là môi trường hoạt động hàng ngày của
doanh nghiệp, thể chế không rõ ràng nhất quán thì doanh nghiệp không thể hoạt
động được, mất thời gian, tăng chi phí hoặc mất phương hướng hành động. Những
cản trở hoạt động của doanh nghiệp làm mất hiệu quả kinh tế và làm sụt giảm sức
cạnh tranh của nền kinh tế. Vì vậy, hoàn thiện thể chế môi trường kinh doanh phải
tập trung nâng cao tính khả thi, khả dụng, trở thành quy tắc ứng xử phổ biến trong
hoạt động sản xuất kinh doanh. Thứ sáu, phải không ngừng hoàn thiện tạo ra sức
sống mới cho thể chế MTKD nhưng mặt khác phải đảm bảo tính ổn định tương
đối, có thể tiên liệu được của thể chế. Sự ổn định của thể chế kinh tế bảo đảm cho
hoạt động quản lý minh bạch, công khai, có thể dự báo và tiên liệu được. Tuy
nhiên, thực tiễn kinh doanh trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế lại rất sôi
động, biến đổi nhanh chóng. Sự thay đổi của thực tiễn đòi hỏi phải điều chỉnh,
hoàn thiện thể chế môi trường kinh doanh cho phù hợp với sự phát triển của thực
tiễn. Xét về quá trình, thể chế môi trường kinh doanh phải hoàn thiện, phát triển
không ngừng cho phù hợp với sự phát triển sôi động của nền kinh tế. Tùy từng thời
kỳ mà có những yếu tố môi trường nổi lên tác động mạnh đến doanh nghiệp thì
phải chú trọng hoàn thiện thể chế của yếu tố đó. Mỗi giai đoạn lại xuất hiện những
Page 4


yếu tố mới, những vấn đề mới đòi hỏi phải kịp thời hoàn thiện thể chế. Sự trưởng
thành của doanh nghiệp, của năng lực quản lý cũng thúc đẩy sự vận động và phát
triển của thể chế môi trường kinh doanh. Tóm lại, trong sự bùng nổ của cuộc cách
mạng 4.0 như hiện nay, sẽ không có những thể chế cứng nhắc cố định mãi, để có
một thể chế có hiệu lực, tác động có hiệu quả phải theo dõi, giám sát thường xuyên
việc thực thi thể chế để kịp thời có các điều chỉnh, hoàn thiện nhằm hiện đại hóa,
tạo ra sức sống mới cho thể chế môi trường kinh doanh và phải không học hỏi và

áp dụng các tiến bộ của khoa học công nghệ vào các khâu trong quá trình đưa sản
phẩm đến tay người tiêu dùng.

Page 5



×