Tải bản đầy đủ (.pptx) (85 trang)

Ngữ pháp và phong cách tiếng việt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.53 MB, 85 trang )

Kính chào cô và các bạn

Nhóm 2


1. Ngữ pháp tiếng
việt

Từ loại

Cụm từ
Cấu tạo từ
Câu


Từ loại
Những kiến thức cần nhớ:
• Học sinh nắm được khái niệm của danh
từ, động từ, tính từ, số từ, đại từ, phó
từ, thán từ, quan hệ từ.
• Phân loại và chức vụ ngữ pháp của các
từ loại
 Tìm những ví dụ, câu hỏi và bài tập tối
ưu hiệu quả cho học sinh.


1.Danh từ
Định nghĩa: Là những từ chỉ người, vật, hiện tượng, khái niệm,...
VD: Trâu, mưa, mây, giáo viên, kỹ sư, con, thúng...
Phân loại:
• Danh từ riêng: là tên riêng của một sự vật


Ví dụ: Nga, Lan, Hà Nội, Hải phòng...
•  Danh từ chung: là tên của một loại sự vật (dùng để gọi chung cho
một loại sự vật). DT chung có thể chia thành hai loại:DT cụ thể, DT
trừu tượng.
Ví dụ: thành phố, học sinh, cá, tôm...


Chức vụ ngữ pháp
• Danh từ được sử dụng với nhiều chức năng khác
nhau:
• Làm chủ ngữ cho câu
Ví dụ: Hoa hồng rất đẹp. (Trong câu này "hoa hồng"
là danh từ đứng đầu câu làm chủ ngữ)
• Làm tân ngữ cho ngoại động từ.
Ví dụ: Thằng bé ăn kem. Dùng nội động từ không
trọn nghĩa (tức là nó đứng một mình không được)
Ví dụ: Anh ta là bác sĩ. (Trong câu này "bác sĩ" là
danh từ làm bổ chủ nói rõ thân phận của "anh ta«)


2. Động từ
Định nghĩa: Động từ là những từ dùng để chỉ hành động, trạng thái của sự vật
Phân loại:
• Động từ tình thái: Là những động từ đòi hỏi động từ khác đi kèm
phía sau.
Ví dụ: Đành, bị, được, dám, toan, định, có,..
• Động từ chỉ hoạt động, trạng thái: Là những động từ không đòi hỏi
động từ khác đi kèm.
Ví dụ: Ăn, làm, chạy, nhảy, múa. ca, há
• Chức vụ ngữ pháp: Thường làm vị ngữ trong câu

Ví dụ: Ăn, đi, ngủ, bơi, tắm, uống,...
Tôi đang đi bộ.
 còn ngoại động từ là động từ có chủ ngữ và tân ngữ(VD: cô ấy ăn cá).


3. Tính từ
• Định nghĩa: Tính từ là những từ chỉ đặc điểm, tính chất của sự
vật, hoạt động, trạng thái.
Ví dụ: Xinh, vàng, thơm, to, nhỏ, giỏi,...
Phân loại :
• Tính từ chỉ đặc điểm tuyệt đối: Là những tính từ không thể kết
hợp với từ chỉ mức độ.
Ví dụ: vàng hoe, vàng lịm, xanh lè, trắng xóa, buồn bã,...
• Tính từ chỉ đặc điểm tương đối: Là những tính từ có thể kết hợp
với từ chỉ mức độ.
Ví dụ: Tốt, xấu, ác, giỏi, tệ,...
Chức vụ ngữ pháp
Trong câu tính từ thường đảm nhận vị trí chủ ngữ, cũng có trường
hợp tính từ làm vị ngữ nhưng không phổ biến cho lắm.


4. Đại từ
Định nghĩa: là một từ dùng để trỏ người, sự vật, hoạt động, tính chất...
được nói đến trong một ngữ cảnh nhất định của lời nói hoặc dùng để hỏi.
Ví dụ: Tôi, anh, chị, em, ông, bác, ấy, chúng em, chúng ta, chúng tôi, họ,....
Phân loại:
• Đại từ xưng hô: là đại từ dùng để xưng hô.
Ví dụ: tôi, hắn, nó,...
• Đại từ thay thế: là đại từ dùng để thay thế cho các danh từ trước đó.
Ví dụ: ấy, vậy, thế,...

• Đại từ chỉ lượng: là đại từ chỉ về số lượng.
Ví dụ: bao nhiêu, bấy nhiêu,...
• Đại từ nghi vấn: là đại từ để hỏi.
Ví dụ: ai, gì, nào, sao,...
• Đại từ phiếm chỉ: là đại từ chỉ chung, không chỉ cụ thể sự vật nào.
Ví dụ: Ai làm cũng được, mình đi đâu cũng được


Chức vụ ngữ pháp
• Các đại từ trong câu vừa có thể là chủ ngữ, vị
ngữ, hoặc phụ ngữ của danh từ, động từ, tính từ.
Ví dụ đại từ
• Đại từ để trỏ người sự vật: Nó đã về chưa ?
• Đại từ để trỏ số lượng: Chúng ta nên làm việc
nghiêm túc.
• Đại từ để hỏi số lượng: Có bao nhiêu sinh viên
tham gia đại hội ?
• Đại từ để hỏi hoạt động tính chất sự việc: Diễn
biến câu chuyện ra sao ?


5. Quan hệ từ
Định nghĩa: Quan hệ từ là những từ dùng để biểu thị các ý nghĩa quan hệ giữa
các bộ phận của câu hay giữa câu trong đoạn văn
Ví dụ: Và, với, hay, hoặc, nhưng, mà, thì, của, ở,...
Quan hệ từ bao gồm giới từ (chỉ quan hệ chính phụ), liên từ (chỉ quan hệ đẳng
lập)
Phân loại:
• Cặp quan hệ từ
Cặp quan hệ là những quan hệ từ dùng để nối các vế câu trong một câu với

nhau.
ví dụ:
Tuy Lan học giỏi nhưng bạn ấy không hề kiêu căng. (cặp quan hệ từ tuy... nhưng)


Có bốn loại cặp quan hệ từ thường gặp là:
• Cặp quan hệ từ biểu thị quan hệ nguyên nhân - kết quả: Vì... nên, do... nên, nhờ...
mà,...
• Cặp quan hệ từ biểu thị quan hệ giả thiết - kết quả, điều kiện - kết quả: Nếu... thì,
hễ... thì,...
• Cặp quan hệ từ biểu thị quan hệ tương phản là: Tuy... nhưng,
mặc dù... nhưng...
• Cặp quan hệ từ biểu thị quan hệ tăng tiến là: Không những... mà còn, không chỉ...
mà còn
Cặp từ hô ứng
• Cặp từ hô ứng là những cặp phó từ, chỉ từ, hay đại từ thường đi
đôi với nhau, và hay dùng để nối vế trong các câu ghép
Ví dụ: Vừa...đã...; đâu... đấy...; sao... vậy.
• Nối vế trong câu ghép: Trời vừa hửng sáng, Lan đã chuẩn bị đi học.


Ngoài ra còn các từ loại như: phó từ, tình
thái từ, thán từ, trợ từ,...
Kiểu bài có xác định từ loại :

• Khi gặp dạng bài tập này học sinh sẽ gặp khó khăn là gặp
một số từ loại khó, ít dùng (gốc hán) các em sẽ lưỡng lự mà
khó xác định được. Nguyên nhân là do khi dạy từ loại giáo
viên chưa dạy các em mẹo luật xác định từ loại do vậy các
em sẽ không làm được khi gặp phải loại bài tập này.

Ví dụ: Xác định từ loại của các từ sau: Niềm vui, vui tươi,
vui chơi, tình yêu, yêu thương, đáng yêu.
• Chưa nắm vững kiến thức về từ loại


Các bài tập xác định từ loại

Dạng 1: xác định từ loại ( danh từ, động ừ và tính từ) trong
đoạn thơ sau:
Cánh rừng Việt Bắc thật là hay
Vượn hó, chim kêu suốt cả ngày
Khách đến thì mời ngô nếp nướng
Săn về thường chén thịt rừng quay
Dạng này các em cần phải xác định từ, căn cứ vào các khái
niệm để xác định


Dạng 2: cho 1 số từ yêu cầu HS xác định từ loại:
Tình yêu, đáng yêu, yêu thương, vui chơi, nỗi buồn,
vui ươi, cuộc vui, thân thiết.
Dạng 3: Đăt câu có từ ‘‘quyết định’’ là: danh từ và
động từ
Dạng 4: xác định các từ loại của từ được gach chân:


Cấu tạo từ

Chuyên đề bồi dưỡng học sinh có
năng khiếu môn Tiếng Việt : Từ và
phân loại từ giúp các em học sinh

hệ thống lại kiến thức kèm theo
các bài tập từ về phân loại và cấu
tạo từ.


2.1.

Kiến thức cần ghi nhớ:

a) Tiếng là đơn vị cấu tạo nên từ. Tiếng có thể có
nghĩa rõ ràng hoặc có nghĩa không rõ ràng.
• VD: Đất đai (Tiếng đai đã mờ nghĩa)
Sạch sành sanh (Tiếng sành, sanh trong không có
nghĩa)
b) Từ là đơn vị nhỏ nhất dùng có nghĩa dùng để đặt
câu. Từ có 2 loại:
• Từ do 1 tiếng có nghĩa tạo thành gọi là từ đơn.
• Từ do 2 hoặc nhiều tiếng ghép lại tạo thành nghĩa
chung gọi là từ phức. Mỗi tiếng trong từ phức có thể
có nghĩa rõ ràng hoặc không rõ ràng.


c) Cách phân định ranh giới từ:
• Để tách câu thành từng từ, ta phải chia câu
thành từng phần có nghĩa sao cho được nhiều
phần nhất (chia cho đến phần nhỏ nhất). Vì nếu
chia câu thành từng phần có nghĩa nhưng chưa
phải là nhỏ nhất thì phần đó có thể là 1 cụm từ
chứ chưa phải là 1 từ.
• Dựa vào tính hoàn chỉnh về cấu tạo và về nghĩa

của từ, ta có thể xác định được 1 tổ hợp nào đó
là 1 từ (từ phức) hay 2 từ đơn bằng cách xem
xét tổ hợp ấy về 2 mặt: kết cấu và nghĩa


• Cách 1: Dùng thao tác chêm, xen: Nếu quan hệ giữa
các tiếng trong tổ hợp mà lỏng lẻo, dễ tách rời, có thể
chêm, xen 1 tiếng khác từ bên ngoài vào mà nghĩa của
tổ hợp về cơ bản vẫn không thay đổi thì tổ hợp ấy là 2
từ đơn.
• VD: tung cánh Tung đôi cánh
lướt nhanh Lướt rất nhanh
• Ngược lại, nếu mối quan hệ giữa các tiếng trong tổ hợp
mà chặt chẽ, khó có thể tách rời và đã tạo thành một
khối vững chắc, mang tính cố định (không thể chêm,
xen) thì tổ hợp ấy là 1 từ phức.
• VD: chuồn chuồn nước chuồn chuồn sống ở nước
• mặt hồ mặt của hồ


• Cách 2: Xét xem trong kết hợp có yếu tố nào đã chuyển nghĩa hay mờ
nghĩa gốc hay không.
VD: bánh dày (tên 1 loại bánh); áo dài (tên 1 loại áo) đều là các kết hợp
của 1 từ đơn vì các yếu tố dày, dài đã mờ nghĩa, chỉ còn là tên gọi của 1
loại bánh, 1 loại áo, chúng kết hợp chặt chẽ với các tiếng đứng trước nó
để tạo thành 1 từ.
• Cách 3: Xét xem tổ hợp ấy có nằm trong thế đối lập không, nếu có thì
đấy là kết hợp của 2 từ đơn.
VD: có xoè ra chứ không có xoè và
rủ xuống là 1 từ phức

• ngược với chạy đi là chạy lại
Chú ý:
• Khả năng dùng 1 yếu tố thay cho cả tổ hợp cũng là cách để chúng ta
xác định tư cách từ.
VD: cánh én (chỉ con chim én)
tay người (chỉ con người)


1.2. Bài tập thực hành:
Bài 1: Tìm từ 2 tiếng trong các câu sau:
• Nụ hoa xanh màu ngọc bích.
• Đồng lúa rộng mênh mông.
• Tổ quốc ta vô cùng tươi đẹp.
Bài 2:
• Tìm các từ phức trong các kết hợp được in đậm
dưới đây:
• Vườn nhà em có rất nhiều loài hoa: hoa hồng, hoa
cúc, hoa nhài,... Màu sắc của hoa cũng thật
phong phú: hoa hồng, hoa vàng, hoa trắng ,...


Bài 3: Chép lại đoạn thơ sau rồi gạch 1 gạch
dưới các từ phức:
Em mơ làm mây trắng
Bay khắp nẻo trời cao
Nhìn non sông gấm vóc
Quê mình đẹp biết bao.


Cụm từ

•Khái niệm: Cụm từ là những kiến trúc gồm 2 từ trở lên kế hợp ‘‘tự
do ’’ với nhau heo những quan hệ ngữ pháp hiển hiện nhất định và
không chứa kết từ ở đầu.
Cụm từ thường được gọi tên theo từ loại của thành tố chính
•Cụm danh từ
Cụm danh từ là loại tổ hợp từ do danh từ và một số từ ngữ phụ thuộc nó tạo thành.
Ví dụ: Ba thúng gạo nếp,ba con trâu đực,...
•Cụm động từ
Cụm động từ là loại tổ hợp từ do động từ và một số từ ngữ phụ thuộc nó tạo thành.
Nhiều động từ phải có phụ ngữ đi kèm, tạo thành cụm động từ
Ví dụ: Đùa nghịch ở sau nhà,...
•Cụm tính từ
Cụm tính từ là tổ hợp từ do tính từ và các từ khác đi kèm tạo thành
Ví dụ: xinh dã man, đẹp tuyệt vời, buồn thối ruột,..


Câu Tiếng việt
• Khái niệm : Câu là đơn vị của lời nói, do từ, ngữ kết
hợp lạitheo qui tắc ngữ pháp. nhằm diễn đạt một nội
dung tương đỗi thống nhất và chọn vẹn. chữ cái đầu câu
pải viết hoa, cuối câu có dấu chấm câu(.), chấm tham(!)
hoặc dấu hỏi( ?).

Các bộ phận của câu:
• Bộ phận chính: chủ ngữ và vị ngữ
• Bộ phận phụ: trạng ngữ - Bổ ngữ - Định ngữ


• Các thành phần chính của câu : là những hành phần bắt


buộc phải có mặt để câu có cấu tạo hoàn chỉnh và diễn
đạt được một ý trọn vẹn. Thành phần không bắt buộc có
mặt được gọi là thành phần phụ.

Ví dụ: Không lâu sau, đức vua qua đời
Trạng ngữ

CN

VN

Kh«ng b¾t buéc
B¾t buéc cã mÆt
• Chủ ngữ: là thành phần chính của câu nêu tên sự vật, hiện tượng có hành
động, đặc điểm trạng thái...Được miêu tả ở vị ngữ. Chủ ngữ thường rả lời
cho các câu hỏi Ai? con gi? cái gì?
• Chủ ngữ thường là danh từ, đại từ hoặc cụm danh từ. Đôi khi cả tính từ,
cụm tính từ , động từ và cụm động từ cũng có khả năng làm chủ ngữ
Ví dụ: chú ý các cụm từ: ôi, Chợ Rồng, Cây tre,...
Lão nhà giàu ngu ngốc ngồi khóc (CN : cụm danh từ)


• Vị ngữ là thành phần chính của câu có khả năng kết hợp
với các phó từ chỉ quan hệ thời gian và trả lời cho câu hỏi
làm gì? Như thế nào? Là gì??
• Vị ngữ thường là động từ, cụm động từ, tính từ, cụm tính
từ, danh từ hoặc cụm danh từ.
Thành phần phụ của câu: ngoài thành phần chính của
câu( CN-VN) câu còn có thành phần phụ đứng ở đầu câu
hoặc cuối câu để bổ sung ý nghĩa cho nòng cốt câu.

• Trạng ngữ: là thành phần phụ làm rõ nghĩa cho cả câu về
thời gian, nơi chốn, mục đích, nguyên nhân.


×