Tải bản đầy đủ (.pdf) (222 trang)

Đề cương bài giảng phong cách tiếng việt hiện đại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.05 MB, 222 trang )

NGUYỄN THẾ TRUYỀN

ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG

PHONG CÁCH HỌC
TIẾNG VIỆT HIỆN ĐẠI

ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
02/2013

0


MỤC LỤC
MỤC LỤC ............................................................................................................ 1
PHẦN I NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG ................................................................. 10
I. PHONG CÁCH VÀ PHONG CÁCH HỌC ................................................ 10
1. PHONG CÁCH (STYLE) ....................................................................... 10
2. PHONG CÁCH HỌC (STYLISTICS).................................................... 10
II. SƠ LƯỢC LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA PHONG
CÁCH HỌC .................................................................................................... 11
1. LỊCH SỬ PHONG CÁCH HỌC TRÊN THẾ GIỚI ............................... 11
2. LỊCH SỬ PHONG CÁCH HỌC Ở VIỆT NAM .................................... 15
III. ĐỐI TƯỢNG VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU CỦA PHONG CÁCH
HỌC ................................................................................................................. 18
1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU................................................................. 18
2. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU ................................................................... 20
IV. NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN CỦA PHONG CÁCH HỌC ................ 25
1. MÀU SẮC TU TỪ (STYLISTIC COLOUR)......................................... 25
2. PHONG CÁCH CHỨC NĂNG (FUNCTIONAL STYLES) ................. 29
3. PHÉP TU TỪ (figure of speech; rhetorical figure of speech) ............... 31


V. CÁC LOẠI PHONG CÁCH HỌC ............................................................. 32
1. Căn cứ vào phạm vi nghiên cứu .............................................................. 32
2. Căn cứ vào bình diện nghiên cứu ............................................................ 32
3. Căn cứ vào hướng nghiên cứu................................................................. 32
4. Căn cứ vào tính chất lý thuyết hay thực hành ......................................... 32
VI. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA PHONG CÁCH HỌC .............. 33
1. PHƯƠNG PHÁP SO SÁNH – ĐỐI CHIẾU .......................................... 33
2. PHƯƠNG PHÁP THỐNG KÊ ............................................................... 34
PHẦN II CÁC PHONG CÁCH CHỨC NĂNG CỦA TIẾNG VIỆT ............... 38
CHƯƠNG I PHONG CÁCH KHẨU NGỮ ........................................................ 38
1. KHÁI NIỆM ................................................................................................ 38
1.1. Tên gọi .................................................................................................. 38
1.2. Định nghĩa ............................................................................................ 38
1.3. Các nhân tố giao tiếp chi phối đặc điểm phong cách ........................... 39
1.4. Dạng thức ngôn ngữ ............................................................................. 39
2. CHỨC NĂNG ............................................................................................. 39
3. ĐẶC TRƯNG.............................................................................................. 40
3.1. Tính tự nhiên ........................................................................................ 40
3.2. Tính cảm xúc ........................................................................................ 40
3.3. Tính cụ thể ............................................................................................ 40
3.4. Tính cá thể ............................................................................................ 40
4. ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ ........................................................................... 41
4.1. Ngữ âm ................................................................................................. 41
4.2. Từ ngữ .................................................................................................. 41
4.3. Ngữ pháp .............................................................................................. 41
1


4.4. Tu từ ..................................................................................................... 41
4.5. Kết cấu diễn ngôn ................................................................................. 42

CHƯƠNG II PHONG CÁCH HÀNH CHÍNH (ADMINISTRATIVE STYLE)44
1. KHÁI NIỆM ................................................................................................ 44
1.1. Tên gọi .................................................................................................. 44
1.2. Định nghĩa ............................................................................................ 44
1.3. Các nhân tố giao tiếp chi phối đặc điểm phong cách ........................... 44
1.4. Dạng thức ngôn ngữ ............................................................................. 45
2. CHỨC NĂNG ............................................................................................. 45
3. ĐẶC TRƯNG.............................................................................................. 45
3.1. Tính nghiêm túc – khách quan ............................................................. 45
3.2. Tính chính xác – minh bạch ................................................................. 46
3.3. Tính khuôn mẫu.................................................................................... 46
4. ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ ........................................................................... 47
4.1. Ngữ âm, chữ viết, hình thức trình bày ................................................. 47
4.2. Từ ngữ .................................................................................................. 48
4.3. Ngữ pháp .............................................................................................. 48
4.4. Tu từ ..................................................................................................... 48
4.5. Kết cấu văn bản .................................................................................... 49
5. CÁC THỂ LOẠI TIÊU BIẺU ..................................................................... 50
5.1. Văn bản hành chính – pháp luật ........................................................... 50
5.2. Văn bản hành chính – ngoại giao ......................................................... 50
5.3. Văn bản hành chính quân sự ................................................................ 51
5.4. Văn bản văn thư (đơn từ, biên bản, hợp đồng, báo cáo, thông tư, công
văn, quyết định, . . .) .................................................................................... 51
CHƯƠNG III PHONG CÁCH KHOA HỌC (SCIENTIFIC STYLE) ............... 52
1. KHÁI NIỆM ................................................................................................ 52
1.1. Tên gọi .................................................................................................. 52
1.2. Định nghĩa ............................................................................................ 52
1.3. Các nhân tố giao tiếp chi phối đặc điểm phong cách ........................... 52
1.4. Dạng thức ngôn ngữ ............................................................................. 52
2. CHỨC NĂNG ............................................................................................. 53

3. ĐẶC TRƯNG.............................................................................................. 53
3.1. Tính trừu tượng – khái quát.................................................................. 53
3.2. Tính chính xác ...................................................................................... 53
3.3. Tính khách quan ................................................................................... 53
4. ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ ........................................................................... 54
4.1. Ngữ âm, chữ viết .................................................................................. 54
4.2. Từ ngữ .................................................................................................. 54
4.3. Ngữ pháp .............................................................................................. 54
4.4. Tu từ ..................................................................................................... 54
4.5. Kết cấu văn bản .................................................................................... 55
5. CÁC THỂ LOẠI TIÊU BIỂU ..................................................................... 55
5.1. Báo cáo khoa học ................................................................................. 55
2


5.2. Tiểu luận ............................................................................................... 55
5.3. Luận văn ............................................................................................... 55
5.4. Sách giáo khoa...................................................................................... 55
5.4. Chuyên luận .......................................................................................... 55
CHƯƠNG IV PHONG CÁCH BÁO CHÍ .......................................................... 56
1. KHÁI NIỆM ................................................................................................ 56
1.1. Tên gọi .................................................................................................. 56
1.2. Định nghĩa ............................................................................................ 56
1.3. Các nhân tố giao tiếp chi phối phong cách .......................................... 56
1.4. Dạng thức ngôn ngữ ............................................................................. 57
2. CHỨC NĂNG ............................................................................................. 57
3. ĐẶC TRƯNG.............................................................................................. 58
3.1. Tính thời sự .......................................................................................... 58
3.2. Tính hấp dẫn ......................................................................................... 58
3.3. Tính đại chúng ...................................................................................... 58

3.4. Tính ngắn gọn....................................................................................... 58
3.5. Tính cụ thể, xác thực ............................................................................ 59
4. ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ ........................................................................... 59
4.1. Ngữ âm ................................................................................................. 59
4.2. Từ ngữ .................................................................................................. 59
4.3. Ngữ pháp .............................................................................................. 59
4.4. Tu từ ..................................................................................................... 59
4.5. Kết cấu văn bản .................................................................................... 59
5. CÁC THỂ LOẠI TIÊU BIỂU ..................................................................... 59
5.1. Bản tin .................................................................................................. 59
5.2. Phóng sự ............................................................................................... 60
5.3. Phỏng vấn ............................................................................................. 61
5.3. Tiểu phẩm ............................................................................................. 61
5.4. Quảng cáo ............................................................................................. 61
CHƯƠNG V PHONG CÁCH CHÍNH LUẬN (SOCIAL–POLITICAL STYLE)
............................................................................................................................. 68
1. KHÁI NIỆM ................................................................................................ 68
1.1. Tên gọi .................................................................................................. 68
1.2. Định nghĩa ............................................................................................ 68
1.3. Các nhân tố giao tiếp chi phối đặc điểm phong cách ........................... 68
1.4. Dạng thức ngôn ngữ ............................................................................. 69
2. CHỨC NĂNG ............................................................................................. 69
3. ĐẶC TRƯNG.............................................................................................. 69
3.1. Tính truyền cảm.................................................................................... 69
3.3. Tính hùng biện...................................................................................... 70
3.1. Tính đại chúng ...................................................................................... 70
4. ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ ........................................................................... 70
4.1. Ngữ âm ................................................................................................. 70
4.2. Từ ngữ .................................................................................................. 71
3



4.3. Ngữ pháp .............................................................................................. 71
4.4. Tu từ ..................................................................................................... 71
4.5. Kết cấu văn bản .................................................................................... 71
5. CÁC THỂ LOẠI TIÊU BIỂU ..................................................................... 72
5.1. Diễn văn ............................................................................................... 72
5.2. Điếu văn ............................................................................................... 72
5.3. Hịch ...................................................................................................... 72
5.4. Cáo........................................................................................................ 72
5.5. Chiếu..................................................................................................... 72
5.6. Tuyên ngôn ........................................................................................... 72
5.7. Lời kêu gọi ........................................................................................... 72
5.8. Bài phát biểu ......................................................................................... 72
5.9. Xã luận.................................................................................................. 72
5.10. Bài phê bình........................................................................................ 72
CHƯƠNG VI PHONG CÁCH VĂN CHƯƠNG (BELLETRISTIC STYLE) .. 75
1. KHÁI NIỆM ................................................................................................ 75
1.1. Tên gọi .................................................................................................. 75
1.2. Những quan điểm khác nhau về ngôn ngữ văn chương...................... 75
1.3. Định nghĩa ............................................................................................ 75
1.4. Những nhân tố giao tiếp chi phối đặc điểm phong cách ...................... 76
2. CHỨC NĂNG ............................................................................................. 76
2.1. Thông báo ............................................................................................. 76
2.2. Thẩm mỹ............................................................................................... 76
2.3. Trao đổi tư tưởng tình cảm (giao tiếp) ................................................. 77
3. ĐẶC TRƯNG.............................................................................................. 77
3.1. Tính hình tượng .................................................................................... 77
3.2. Tính truyền cảm.................................................................................... 77
3.3. Tính cá thể hóa (phong cách ngôn ngữ cá nhân) ................................. 78

3.4. Tính tổng hợp ....................................................................................... 78
4. ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ ........................................................................... 78
4.1. Ngữ âm ................................................................................................. 78
4.2. Từ ngữ .................................................................................................. 78
4.3. Ngữ pháp .............................................................................................. 80
4.4. Tu từ ..................................................................................................... 80
4.5. Kết cấu văn bản .................................................................................... 80
5. CÁC THỂ LOẠI TIÊU BIỂU ..................................................................... 80
5.1. Truyện ngắn .......................................................................................... 80
5.2. Tiểu thuyết ............................................................................................ 81
5.3. Bút ký ................................................................................................... 81
5.4. Tuỳ bút.................................................................................................. 81
5.5. Thơ........................................................................................................ 81
5.6. Kịch ...................................................................................................... 81
PHẦN III GIÁ TRỊ BIỂU ĐẠT CỦA CÁC PHƯƠNG TIỆN NGÔN NGỮ
TIẾNG VIỆT ....................................................................................................... 87
4


CHƯƠNG I GIÁ TRỊ BIỂU ĐẠT CỦA CÁC PHƯƠNG TIỆN NGỮ ÂM
TIẾNG VIỆT ....................................................................................................... 87
I. MỐI QUAN HỆ GIỮA MẶT NGỮ ÂM VÀ Ý NGHĨA CỦA MỘT TÍN
HIỆU NGÔN NGỮ ......................................................................................... 87
1. Nguyên lý về tính võ đoán của ngôn ngữ................................................ 87
2. Tính tương đối của nguyên lý võ đoán.................................................... 87
II. GIÁ TRỊ BIỂU ĐẠT CỦA CÁC PHƯƠNG TIỆN NGỮ ÂM TIẾNG
VIỆT ................................................................................................................ 88
1. ÂM TIẾT (SYLLABLE) ......................................................................... 88
2. THANH ĐIỆU (TONALITY, TONE) ................................................... 89
3. NGUYÊN ÂM (VOWEL) ...................................................................... 92

4. PHỤ ÂM (CONSONANT) ..................................................................... 93
5. CÁC KHUÔN BIỂU TRƯNG NGỮ ÂM (SOUND SYMBOLISM) .... 95
CHƯƠNG II GIÁ TRỊ BIỂU ĐẠT CỦA CÁC PHƯƠNG TIỆN TỪ VỰNG
TIẾNG VIỆT ....................................................................................................... 97
I. MỘT SỐ LỚP TỪ PHÂN LOẠI THEO MÀU SẮC PHONG CÁCH ....... 97
1. TỪ ĐA PHONG CÁCH (POLYSTYLISTIC WORD) .......................... 98
2. TỪ ĐƠN PHONG CÁCH (MONOSTYLISTIC WORD) ..................... 99
II. MỘT SỐ LỚP TỪ PHÂN LOẠI THEO SẮC THÁI TU TỪ ................. 112
1.TỪ NGỮ TRANG TRỌNG ................................................................... 112
2.TỪ NGỮ KIỂU CÁCH .......................................................................... 114
3. TỪ NGỮ THÔNG TỤC ....................................................................... 115
III. MỘT SỐ LỚP TỪ (THEO CÁCH PHÂN LOẠI CỦA TỪ VỰNG HỌC)
CÓ MÀU SẮC TU TỪ ĐẶC BIỆT .............................................................. 115
1. TỪ XƯNG HÔ ...................................................................................... 115
2. TỪ HÁN VIỆT ...................................................................................... 118
3. TỪ LÁY ................................................................................................ 120
4. THÀNH NGỮ ....................................................................................... 122
5. TỪ ĐỊA PHƯƠNG (DIALECT WORD) ............................................. 124
I. CÁC KIỂU CÂU PHÂN LOẠI THEO MÀU SẮC PHONG CÁCH ....... 126
1. KIỂU CÂU ĐA PHONG CÁCH (POLYSTYLISTIC SENTENCE) .. 126
2. KIỂU CÂU ĐƠN PHONG CÁCH (MONOSTYLISTIC SENTENCE)
................................................................................................................... 126
II. MỘT SỐ LOẠI CÂU (THEO CÁCH PHÂN LOẠI CỦA NGỮ PHÁP
HỌC) CÓ MÀU SẮC TU TỪ ĐẶC BIỆT ................................................... 130
1. CÂU TỈNH LƯỢC (ELLIPTICAL SENTENCE) ................................ 130
2. CÂU ĐẶC BIỆT (SPECIAL SENTENCE).......................................... 131
3. CÂU CHUYỂN ĐỔI TÌNH THÁI ....................................................... 132
4. CÂU ĐẲNG THỨC .............................................................................. 134
III. GIÁ TRỊ BIỂU ĐẠT CỦA CÂU XÉT THEO ĐỘ DÀI ........................ 134
1. CÂU NGẮN .......................................................................................... 135

2. CÂU DÀI .............................................................................................. 135
PHẦN IV CÁC PHÉP TU TỪ CỦA TIẾNG VIỆT ......................................... 136
CHƯƠNG I CÁC PHÉP TU TỪ NGỮ ÂM ..................................................... 136
5


I. TƯỢNG THANH (ONAMATOPOEIA) .................................................. 136
1. Khái niệm .............................................................................................. 136
2. Phân loại ................................................................................................ 136
II. ĐIỆP THANH .......................................................................................... 138
1. Khái niệm .............................................................................................. 138
2. Phân loại ................................................................................................ 138
III. ĐIỆP PHỤ ÂM ĐẦU .............................................................................. 138
1. Khái niệm .............................................................................................. 138
2. Phân loại ................................................................................................ 139
IV. ĐIỆP VẦN .............................................................................................. 139
1. Khái niệm .............................................................................................. 139
2. Phân loại ................................................................................................ 139
V. HÀI ÂM (EUPHONY) ............................................................................. 140
CHƯƠNG II CÁC PHÉP TU TỪ TỪ VỰNG – NGỮ PHÁP ......................... 142
A. NHÓM LIÊN TƯỞNG TƯƠNG ĐỒNG..................................................... 143
I. SO SÁNH (SIMILE).................................................................................. 143
1. Khái niệm .............................................................................................. 143
2. Cấu tạo ................................................................................................... 143
3. Phân loại ................................................................................................ 143
4. Tác dụng ................................................................................................ 145
5. Lưu ý ..................................................................................................... 145
II. ẨN DỤ (METAPHOR) ............................................................................ 148
1. Khái niệm .............................................................................................. 148
2. Cấu tạo ................................................................................................... 148

3. Phân loại ................................................................................................ 148
4. Tác dụng ................................................................................................ 149
5. Lưu ý ..................................................................................................... 150
III. ẨN DỤ BỔ SUNG (Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác) .................................. 151
1. Khái niệm .............................................................................................. 151
2. Tác dụng ................................................................................................ 152
3. Lưu ý ..................................................................................................... 152
IV. NHÂN HOÁ (PERSONIFICATION) .................................................... 152
1. Khái niệm .............................................................................................. 152
2. Phân loại ................................................................................................ 152
3. Tác dụng ................................................................................................ 153
V. VẬT HOÁ (REIFICATION) ................................................................... 156
1. Khái niệm .............................................................................................. 156
2. Phân loại ................................................................................................ 156
3. Tác dụng ................................................................................................ 156
VI. PHÚNG DỤ (ALLEGORY) ................................................................... 157
1. Khái niệm .............................................................................................. 157
2. Cấu tạo ................................................................................................... 157
3. Tác dụng ................................................................................................ 157
VII. ĐỊNH NGỮ NGHỆ THUẬT (ÉPITHÈTE ARTISTIQUE).................. 158
6


1. Khái niệm .............................................................................................. 158
2. Phân loại ................................................................................................ 159
3. Tác dụng ................................................................................................ 159
B. NHÓM LIÊN TƯỞNG TƯƠNG CẬN ........................................................ 160
I. HOÁN DỤ (METONYMY) ...................................................................... 160
1. Khái niệm .............................................................................................. 160
2. Cấu tạo ................................................................................................... 160

3. Phân loại ................................................................................................ 160
4. Tác dụng ................................................................................................ 162
5. Lưu ý ..................................................................................................... 162
II. CẢI DUNG (SYNECDOCHE) ................................................................ 163
III. CẢI DANH.............................................................................................. 163
IV. CẢI SỐ .................................................................................................... 163
I. TƯỢNG TRƯNG (SYMBOLISM) ........................................................... 164
1. Khái niệm .............................................................................................. 164
2. Phân loại ................................................................................................ 164
II. KHOA TRƯƠNG (HYPERBOLE) ......................................................... 164
1. Khái niệm .............................................................................................. 164
2. Cấu tạo ................................................................................................... 165
3. Phân loại ................................................................................................ 165
4. Tác dụng ................................................................................................ 165
III. NÓI GIẢM (LITOTES, MEIOSIS) ........................................................ 166
1. Khái niệm .............................................................................................. 166
2. Cấu tạo ................................................................................................... 167
3. Phân loại ................................................................................................ 167
IV. UYỂN NGỮ (EUPHEMISM, DYSPHEMISM) .................................... 168
1. Khái niệm .............................................................................................. 168
2. Cấu tạo ................................................................................................... 168
3. Phân loại ............................................................................................... 168
4. Tác dụng ................................................................................................ 168
5. Lưu ý ..................................................................................................... 168
V. NHÃ NGỮ................................................................................................ 169
1. Khái niệm .............................................................................................. 169
2. Cấu tạo ................................................................................................... 169
3. Phân loại ................................................................................................ 169
4. Lưu ý .................................................................................................... 169
D. NHÓM QUY CHIẾU VỀ DIỄN NGÔN NGUỒN ...................................... 170

I. CHƠI CHỮ (PUN)..................................................................................... 171
1. Khái niệm .............................................................................................. 171
2. Cấu tạo ................................................................................................... 171
3. Phân loại ................................................................................................ 171
II. NÓI LÁI (SPOONERISM) ...................................................................... 175
1. Khái niệm .............................................................................................. 175
2. Cấu tạo ................................................................................................... 175
7


3. Phân loại ................................................................................................ 175
4. Tác dụng ................................................................................................ 176
III. DẪN NGỮ .............................................................................................. 177
1. Khái niệm .............................................................................................. 177
2. Phân loại ................................................................................................ 177
3. Tác dụng ................................................................................................ 178
IV. NHẠI (PARODY)................................................................................... 179
1. Khái niệm .............................................................................................. 179
2. Phân loại ................................................................................................ 179
V. TẬP KIỀU ................................................................................................ 181
1. Khái niệm .............................................................................................. 181
2. Phân loại ................................................................................................ 181
3. Tác dụng ................................................................................................ 183
E. NHÓM TRẬT TỰ CẤU TRÚC KHÁC THƯỜNG .................................... 184
I. ĐIỆP NGỮ (REPETITION) ...................................................................... 184
1. Khái niệm .............................................................................................. 184
2. Phân loại ................................................................................................ 184
3. Tác dụng ................................................................................................ 186
II. ĐIỆP HƯ TỪ ............................................................................................ 189
1. Khái niệm .............................................................................................. 189

2. Phân loại ................................................................................................ 189
3. Tác dụng ................................................................................................ 190
III. ĐIỆP CÚ PHÁP ...................................................................................... 190
1. Khái niệm .............................................................................................. 190
2. Phân loại ................................................................................................ 191
3. Tác dụng ................................................................................................ 192
IV. SÓNG ĐÔI CÚ PHÁP (PARALLELISM)............................................. 192
1. Khái niệm .............................................................................................. 192
2. Lịch sử hình thành và phát triển ............................................................ 193
3. Tác dụng ................................................................................................ 194
V. ĐẢO NGỮ (INVERSION) ...................................................................... 195
1. Khái niệm .............................................................................................. 195
2. Phân loại ................................................................................................ 195
3. Tác dụng ................................................................................................ 196
VI. TƯƠNG PHẢN (ANTITHESIS) ............................................................ 197
1. Khái niệm .............................................................................................. 197
2. Cấu tạo ................................................................................................... 197
3. Phân loại ................................................................................................ 197
4. Tác dụng ................................................................................................ 197
VII. ĐẢO ĐỐI ............................................................................................... 198
1. Khái niệm .............................................................................................. 198
2. Tác dụng ................................................................................................ 198
VIII. NGHỊCH NGỮ ..................................................................................... 199
1. Khái niệm .............................................................................................. 199
8


2. Cấu tạo ................................................................................................... 199
3. Phân loại ................................................................................................ 199
4. Tác dụng ................................................................................................ 200

IX. ĐỒNG NGHĨA KÉP ............................................................................... 202
1. Khái niệm .............................................................................................. 202
2. Tác dụng ................................................................................................ 202
X. LIỆT KÊ (ENUMERATION) .................................................................. 203
1. Khái niệm .............................................................................................. 203
2. Phân loại ................................................................................................ 203
3. Tác dụng ................................................................................................ 203
XI. TĂNG CẤP ............................................................................................. 204
1. Khái niệm .............................................................................................. 204
2. Cấu tạo ................................................................................................... 204
3. Phân loại ................................................................................................ 205
4. Tác dụng ................................................................................................ 205
XII. ĐỘT GIÁNG ......................................................................................... 206
1. Khái niệm .............................................................................................. 206
2. Tác dụng ................................................................................................ 207
XIII. IM LẶNG (ELLIPSIS) ......................................................................... 207
1. Khái niệm .............................................................................................. 207
2. Phân loại ................................................................................................ 208
3. Tác dụng ................................................................................................ 208
XIV. TÁCH BIỆT CÚ PHÁP ....................................................................... 210
1. Khái niệm .............................................................................................. 210
2. Phân loại ................................................................................................ 211
3. Tác dụng ................................................................................................ 211
XV. CÂU TUẦN HOÀN (PERIOD, PERIODIC SENTENCE) .................. 212
1. Khái niệm .............................................................................................. 212
2. Tác dụng ................................................................................................ 212
F. NHÓM CHUYỂN NGHĨA CẤU TRÚC ...................................................... 213
I. CÂU HỎI TU TỪ (RHETICAL QUESTION).......................................... 213
1. Khái niệm .............................................................................................. 213
2. Phân loại ................................................................................................ 213

3. Tác dụng ................................................................................................ 214
4. Lưu ý ..................................................................................................... 215
II. NÓI MỈA (IRONY) .................................................................................. 216
1. Khái niệm .............................................................................................. 216
2. Cấu tạo ................................................................................................... 216
3. Tác dụng ................................................................................................ 216
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 220

9


PHẦN I
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
I. PHONG CÁCH VÀ PHONG CÁCH HỌC
1. PHONG CÁCH (STYLE)
“Từ điển tiếng Việt” của Viện Ngôn ngữ học (Hoàng Phê chủ biên) định nghĩa từ
phong cách:
“Phong cách d. 1. Những lối, những cung cách sinh hoạt, làm việc, hoạt động, xử sự
tạo nên cái riêng của một người hay một loại người nào đó (nói tổng quát). Phong cách lao
động mới. Phong cách lãnh đạo. Phong cách quan nhân. Phong cách sống giản dị.
2. Những đặc điểm có tính chất hệ thống về tư tưởng và nghệ thuật, biểu hiện trong
sáng tác của một nghệ sĩ hay trong sáng tác nói chung thuộc cùng một thể loại (nói tổng
quát). Phong cách của một nhà văn. Phong cách văn học nghệ thuật.
3. Dạng của ngôn ngữ sử dụng trong những yêu cầu chức năng điển hình nào đó, khác
với những dạng khác về từ vựng, ngữ pháp, ngữ âm. Phong cách ngôn ngữ khoa học, Phong
cách chính luận. Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật.”
[Hoàng Phê chủ biên 2006, 782]
Quan điểm của giáo trình:
Phong cách: là nét riêng của một đối tượng, có tính ổn định, lặp đi lặp lại, tạo thành
đặc trưng riêng, bản sắc riêng của đối tượng đó.

Phong cách ngôn ngữ: là nét riêng về sử dụng ngôn ngữ của một chủ thể (một cá
nhân, một tầng lớp, một dân tộc, một thời đại, …) hoặc của một lĩnh vực giao tiếp (hành
chính, báo chí, khoa học, …).
Định nghĩa của Phan Ngọc về phong cách:
“Phong cách là sự lặp đi lặp lại của một chùm nét khu biệt”
[Phan Ngọc 1985, 9]
“Phong cách là một cấu trúc hữu cơ của tất cả các kiểu lựa chọn tiêu biểu, hình thành
một cách lịch sử, và chứa đựng một giá trị lịch sử, có thể cho phép ta nhận diện một thời đại,
một thể loại hay một tác giả.”
[Phan Ngọc 1985, 22]
2. PHONG CÁCH HỌC (STYLISTICS)
Phong cách học: “là một bộ phận của ngôn ngữ học nghiên cứu các nguyên tắc và quy
luật lựa chọn và hiệu quả lựa chọn. sử dụng toàn bộ các phương tiện ngôn ngữ nhằm biểu
hiện một nội dung tư tưởng và tình cảm nhất định trong những phong cách chức năng ngôn
ngữ nhất định” [Cù Đình Tú 2001, 21-22]
Đây là khoa học nghiên cứu về sử dụng ngôn ngữ một cách nghệ thuật, nói khác đi đó
là “khoa học nghiên cứu các quy luật nói viết có hiệu lực” [Cù Đình Tú 2001, 17].

10


Đinh Trọng Lạc: “Trên những nét chung nhất, phong cách học được hiểu là khoa học
về các quy luật nói và viết có hiệu lức cao.” [Đinh Trọng Lạc 1999, 3]
Nguyễn Nguyên Trứ: Phong cách là “một khoa học về khả năng và hiệu lực của ngôn
ngữ trong hoạt động biểu đạt.” [Nguyễn Nguyên Trứ 1988, 6]
Phan Ngọc: “Phong cách học là khoa học khảo sát các kiểu lựa chọn và tính biểu cảm
của các lựa chọn ấy” [Phan Ngọc 1985, 15]
Xét theo nhiệm vụ nghiên cứu, có thể định nghĩa: Phong cách học là bộ môn của ngôn
ngữ học, nghiên cứu về các phong cách ngôn ngữ, giá trị biểu đạt của các phương tiện ngôn
ngữ và những cách thức diễn đạt có hiệu quả cao.

Định nghĩa rộng nhất về Phong cách học: Khoa học về nghệ thuật diễn đạt.
Sự khác biệt giữa phong cách học với các bộ mộn ngôn ngữ khác có thể hình dung
qua sơ đố sau:
Bảng 1: Sự khác biệt giữa Phong cách học với các bộ môn ngôn ngữ học khác
về góc độ nghiên cứu

Ngữ âm học

CẤU TRÚC – HỆ THỐNG
Từ vựng học
Ngữ pháp học

CÁCH THỨC SỬ DỤNG
Phong cách học

“Phong cách học khảo sát các kiểu thay thế, nhằm đưa ra những phán đoán giá trị
(jugements de va leur), trong lúc đó các bộ môn khác của ngôn ngữ học đưa ra những phán
đoán hiện thực (jugements de réalité)”
[Phan Ngọc 1985, 17]
Về tên gọi bộ môn:
Trước đây: Tu từ học (Rhetoric).
Thuật ngữ Tu từ học thường bị hiểu quá hẹp trong phạm vi tu sức ngôn từ (sửa chữa
lời nói, câu văn cho đẹp, cho hấp dẫn).
Hiện nay: Phong cách học (Stylistics). Tuy vậy nhiều người vẫn gọi là Tu từ học hoặc
Phong cách học và Tu từ học (!).
II. SƠ LƯỢC LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA PHONG CÁCH HỌC
1. LỊCH SỬ PHONG CÁCH HỌC TRÊN THẾ GIỚI
1.1. Tu từ học cổ điển (Classical Rhetoric)
Phong cách học đã có cách đây 2.500 năm, khởi nguồn từ Tu từ học (Rhetoric, còn gọi
là Mỹ từ pháp).

Nghĩa của hai chữ “Tu từ” là “trau đồi, sửa chữa lời nói”.
“Ở phương Đông, từ xưa hai tiếng “Tu từ” đã là từ ngữ quen dùng. Câu ‘Tu từ lập kỳ
thành” trong Kinh dịch được nhiều người biết đến. Những quan niệm như “Thuyết lý chi từ
bất khả bất tu” đã trở thành câu nói cửa miệng của các nhà nho.
Song mãi đến đời Nguyên (Trung Quốc), “Tu từ” mới thực sự là một chuyên thư. Đó
là cuốn “Tu từ giám hoành” của Vương Cấu.
Ở Trung Quốc, sau cuộc vận động Ngũ tứ [1919], thuật ngữ “Tu từ học” được dùng
để dịch thuật ngữ Rê-tô-rich” (tiếng Pháp La rhétorique). Và sau đó còn được dùng để dịch
thuật ngữ “Sty-lis-tich” (tiếng Pháp : La stylistique).”

11


[Nguyễn Nguyên Trứ 1988, 5]
Ghi chú:
(1). Tu từ lập kỳ thành (修 辭 立 其 誠). Nguyên văn là: Tu từ lập kỳ thành (修 辭 立 其 誠),
sở dã cử nghiệp dã. Nghĩa là: Sửa lời nói, dựng điều thành thực là có thể tích súc công danh sự nghiệp.
(Kinh Dịch: Quẻ Kiền, Văn ngôn, hào Cửu tam)
(2). Thuyết lý chi từ bất khả bất tu (說理之詞, 不可不修): Lời lẽ biện luận, thuyết giải không
thể không trau chuốt, gọt giũa.

Ở phương Tây, lịch sử nghiên cứu tu từ đã có cách đây 2.500 năm, từ thời Aristote (Ari-xtốt, Hy Lạp) với khoa Tu từ học (Rhetoric, Rhétorique, Mỹ từ pháp). Aristote (384-322
TCN) là người đã từng viết một quyển sách rất nổi tiếng là Tu từ học.
Kế tục các nhà Tu từ học Hy Lạp, các nhà hùng biện, học giả nồi tiếng của La Mã như
Cicéron (Xi-xê-rông, 106-43 tr.CN), Quinitilien (30-100 s. CN) và các nhà thơ như Horace
(Hô-ra-xơ, 65-8 tr. CN), Virgile (Viếc-gin, 70-19 tr.CN) đã đóng góp những thành tựu mới
cho Tu từ học.
Thời Trung cổ ở châu Âu, Tu từ học trở thành môn bắt buộc trong tam khoa (Trivium)
ở nhà trường: biện chứng pháp (lôgic học), ngữ pháp, mỹ từ pháp. Thời Phục hưng, các nhá
thơ nhà văn nổi tiếng tiếp tục đóng góp thêm cho sự phát triển cho Tu từ học thực hành và lý

thuyết như Dante (Đan-tê, 1265-1321), Shakespeare (Sếch-xpia, 1564-1616), Fénelon (16511715), Boileau (Boa-lô, 1636-1711), Hugo (Huy-gô, 1806-1885), …
Tu từ học cổ điển có vị trí vẻ vang trong nhiều thế kỷ, đóng vai trò người thầy hướng
dẫn cho thuật hùng biện, cho sáng tác và phê bình văn học.
1.2. Thành tựu của Tu từ học cổ điển
Gồm 4 phương diện:
+ Nghệ thuật diễn đạt ngôn ngữ
+ Sự phân chia các thể loại văn học
+ Danh mục các phương thức tu từ
+ Phân loại các phong cách ngôn ngữ
1.2.1. Nghệ thuật diễn đạt ngôn ngữ
Tu từ (Rhétorique) là một nghệ thuật, một khoa học diễn đạt, nâng ngôn ngữ tự nhiên
phuc vụ đời sống hằng ngày thành một phương pháp trình bày tư tưởng một cách có hệ thống
trên một quy mô lớn với một phạm vi rộng (buổi diễn thuyết trước công chúng; cuộc tranh
luận về tư tưởng, học thuật; tranh cãi pháp lý trước toà án; tranh luận trong nghị viện).
Theo tu từ học cổ điển, nghệ thuật trình bày tư tưởng (nói hay viết) đòi hỏi người phát
ngôn phải tuân theo 4 bước sau đây:
(1) Cấu tứ (Invention)
Tìm ra những luận cứ, luận điểm và luận chứng xung quanh một vấn đề trình bày.
(Phát minh ý tưởng)
(2) Bố cục (Disposition)
Sắp xếp ý tứ, luận điểm thành một hệ thống có trật tự trước sau.
Có 2 loại trật tự:
+ trật tự lôgic (văn nghị luận)

12


+ trật tự cảm xúc (thơ trữ tình)
(3) Diễn ngôn (Elocution)
Là cách diễn đạt bằng lời nói trước cử toạ sao cho rõ ràng, hấp dẫn, thuyết phục.

(4) Hành vi (Action)
Gồm ngữ điệu (mạnh yếu, lên giọng, xuống giọng, …) cử chỉ, điệu bộ, vẻ mặt, … sao
cho phù hợp với nội dung và thể hiện được tình cảm của người trình bày.
Cơ cấu của bài văn:
Tu từ học cổ điển yêu cầu một bài văn đầy đủ phải có 5 phần:
+ Nhập đề
+ Phân tích
+ Khẳng định
+ Phản bác
+ Kết luận
1.2.2. Sự phân chia các thể loại văn học
Lý thuyết phân chia thể loại dựa vào mẫu mực trong cuốn Tu từ học của Aristote và
Nghệ thuật thơ ca của Horace.
Kết quả phân loại:
+ Thơ (5 thể loại): thơ trữ tình, anh hùng ca, kịch thơ, giáo huấn ca, thơ mục đồng (thơ
đồng quê)
+ Văn xuôi (4 thể loại): thể hùng biện (diễn văn, điếu văn), thể lịch sử (biên niên sử,
hồi ký, dã sử), thể giáo huấn văn xuôi (văn triết học, văn phê bình, …), thể lãng mạn (truyện
phiêu lưu, truyện hoang đường, truyện phong tục, …)
1.2.3. Danh mục các phương thức tu từ
Tu từ học cổ điển để lại một kho tàng phong phú về các phương thức tu từ (figures)
với hàng trăm phương thức mà tên gọi rối rắm, lẫn lộn thuật ngữ Hy Lạp với Latinh.
Phương thức tu từ Phương thức tu từ
ngữ âm
từ vựng

đảo âm, thêm từ vĩ,
lược âm, phiên âm,
hợp âm, đoạn vĩ, lược
xuyết, đoản súc, …


Phương thức tu từ Phương thức tu từ
ngữ pháp
tư duy

(tập trung vào phép
chuyển nghĩa Tropes)

(figures de pensée)

a/ nhóm ẩn dụ: ẩn dụ,
phúng dụ, nhân hoá,
hoạt dụ, hoán trạng,


nghi vấn tu từ, cảm
thám, thông báo, dự
báo,
cầu
khiến,
nhượng bộ, liệt kê,
tăng cấp, phép treo,
nói lửng, ngắt câu,
nói ngoa, nói giảm,
nói vòng (uyển ngữ),
nhược hoá, ẩn ý, cảm
hoán ngữ, đối ngẫu,


đảo trí (đảo ngữ), ẩn

ngữ, trùng cú, liên
tục, chiếu ứng, đối
cú, phân nghĩa giới
b/ nhóm hoán dụ: từ, …
hoán dụ, cải danh, cải
dung, cải số
*) điệp ngữ, đảo ngữ,
phản ngữ, phản cú

13


1.2.4. Phân loại các phong cách ngôn ngữ
Người La Mã không tách rời hai khái niệm phong cách (style) và giọng cơ bản (tone).
Các nhà tu từ học cổ điển căn cứ vào các tác phẩm của Virgile phân chia ngôn ngữ
thành 3 phong cách:
+ phong cách giản dị (simple)
+ phong cách trung bình (tempéré)
+ phong cách cao quý (noble)
Mô hình phân chia phong cách (“bánh xe Virgile - Wheel of Virgil”):
Sơ đồ 1: Bánh xe phong cách Virgil

Gravis Stylus (Phong cách cao quý)

Himilus Stylus
(Phong cách vừa)
Mediocrus Stylus (phong cách trung bình)
Gravis Stylus: Ngôn từ dùng trong anh hùng ca để ca ngợi các tướng soái.
Mediocrus Stylus: Ngôn từ dùng trong miêu tả nông nghiệp.
Humilus Stylus: Ngôn từ dùng trong đời sống hằng ngày.

1.3. Phong cách học hiện đại
Phong cách học hiện đại được bắt đầu với nhà ngôn ngữ học người Pháp, Charles
Bally (Sác-lơ Ba-ly), đầu thế kỷ XX, với quyền “Dẫn luận Phong cách học tiếng Pháp”
(1909). Charles Bally tập trung nghiên cứu tính biểu cảm của ngôn ngữ, và ông cho đó là vấn
đề nền tảng của việc nghiên cứu phong cách học.
Thời kỳ Hiện đại được đánh dấu với những thành tựu rực rỡ của trường phái Phong
cách học chức năng của các nhà ngôn ngữ học Nga Xô viết, một trường phái có nguồn gốc từ
trường phái Ngôn ngữ học chức năng Praha (Tiệp Khắc). Những đại diện tiêu biểu của trường
phái Phong cách học chức năng Nga Xô viết là Secba (Séc-ba), Vinogradov (Vi-nô-gra-đốp),
Rozental (Rô-den-tô), Xtepanov (Xtê-pa-nốp), . . .
Trong khoảng vài chục năm lại đây, Phong cách học gần như được thay thế bởi một
phân ngành ngôn ngữ học mới là Ngữ dụng học (Pragmatics).
Ngữ dụng học cũng nghiên cứu các vấn đề sử dụng, nhưng tập trung vào việc sử dụng
ngôn ngữ như thế nào cho đúng, cho chính xác.
Còn Phong cách học, đặc biệt là Phong cách học truyền thống, chủ yếu nghiên cứu sử
dụng ngôn ngữ như thế nào cho hay, cho biểu cảm.

14


Nhìn chung, Phong cách học và Ngữ dụng học rất gần gũi với nhau và chúng bổ sung
cho nhau, giúp cho việc sử dụng ngôn ngữ của con người được tốt hơn.
Theo Nguyễn Thái Hoà: “Vị trí của phong cách học cũng không cần thiết phải đặt ra
… vì trong tương lai không xa nó sẽ quy tụ trong ngôi nhà ngữ dụng học” [Nguyễn Thái Hoà
1997, 128]
Như vậy cho đến nay, Phong cách học đã trải qua chặng đường 25 thế kỷ, trong đó:
+ Tu từ học cổ điển (Classical Rhetoric) là 24 thế kỷ,
+ Phong cách học hiện đại (Modern Stylistics) là 1 thế kỷ.
2. LỊCH SỬ PHONG CÁCH HỌC Ở VIỆT NAM
2.1. Trước 1957

Ở Việt Nam, trước Cách mạng tháng Tám thực sự chưa có môn tu từ học cổ điển
(Classical Rhetoric) đúng nghĩa, chỉ có một vài cuốn sách:
Bàn về phép làm thơ, viết văn, luyện văn, luyện câu, luyện chữ và sách ghi lại luật thơ
như:
+ Vân đài loại ngữ, Kiến văn tiểu lục của Lê Quý Đôn (XVIII)
+ Hoàng Đức Lương (thế kỷ XV)
+ Phùng Khắc Khoan (thế kỷ XVI)
+ Lê Hữu Kiều (thế kỷ XVIII).
+ Việt Hán văn khảo của Phan Kế Bính, 1918.
+ Văn đàn bảo giám, Trần Trung Viên sưu tập, 3 tập, xuất bản từ 1926 - 1938.
+ Việt Nam văn phạm, Trần Trọng Kim, bản in lần 1, NXB Lê Thăng 1940.
Chương Mỹ từ pháp, 14 phép hành văn lam cho lời văn hoa mỹ:
Dùng điển
Tỉ lệ
Ám tỉ
Hoán dụ
Tá âm
Miêu tả
Hội ý
Hợp loại
Ngoa ngữ
Thậm xưng
Tiểu đối
Đảo ngữ
Ngụ ngữ
Điệp ngữ
+ Việt Nam văn học sử yếu của Dương Quảng Hàm, 1941.
(Quyển sách biên soạn đầy đủ, công phu nhất về lĩnh vực này là cuốn “Thi ca Việt
Nam – Hình thức và thể loại” của Bùi Văn Nguyên và Hà Minh Đức, 1971)
+ Luyện văn I (1953); Luyện văn II và III (1957), Nguyễn Hiến Lê, NXB Phạm Văn

Tươi.
Những chương liên quan trực tiếp tới Phong cách học như:

15


Thứ tự trong câu
Điệp tự
Văn khí
Giá trị của thanh âm
Vài lối hành văn
v.v.
Tuy từ thời cận đại về trước, Việt Nam chưa có tác giả nào nghiên cứu về Phong cách
học (Tu từ học), nhưng chúng ta đã có những thành tựu rất đáng trân trọng về “Mỹ từ pháp
thực hành” [Cù Đình Tú 2001, 15] thể hiện trong ca dao, dân ca, tục ngữ, . . .
Cho đến ngày nay, những cách nói thuần nhị, tinh tế, nghệ thuật của các thế hệ người
Việt để lại trong kho tàng văn chương dân gian vẫn là bài học quý giá cho những nghiên cứu
và ứng dụng của Phong cách học.
2.2. Sau 1957
Những nghiên cứu lý thuyết chính thức về Phong cách ngôn ngữ học ở Việt Nam bắt
đầu có từ khoảng những năm 60 của thế kỷ XX, dưới sự ảnh hưởng của trường phái Phong
cách học chức năng Nga Xô viết và những di sản truyền thống về Tu từ học phương Đông.
Phong cách học tiếng Việt (Tên gọi lúc đó: Tu từ học tiếng Việt) được bắt đầu dạy từ
năm 1957 ở Khoa Ngữ văn trường Đại học Tổng hợp và Đại học Sư phạm.
Một số tác giả đặt nền móng cho ngành Phong cách ngôn ngữ học ở Việt Nam:
+ Đinh Trọng Lạc (Giáo trình Việt ngữ tập III – Tu từ học, 1964); “Phong cách ngôn
ngữ học tiếng Việt, 1994 (Soạn chung với Nguyễn Thái Hoà)” , “99 phương tiện và biện pháp
tu từ tiếng Việt”, 1995)
+ Cù Đình Tú (Phong cách học và đặc điểm tu từ tiếng Việt, 1983)
+ Nguyễn Nguyên Trứ (Đề cương bài giảng về Phong cách học, 1988)

+ Nguyễn Thái Hoà (Dẫn luận Phong cách học, 1997; Từ điển Tu từ – Thi pháp và
Phong cách học, 2004).
2.3. Những công trình Phong cách học đánh dấu những chặng đường nghiên cứu
+ Giáo trình Việt ngữ tập III – Tu từ học, Đinh Trọng Lạc, 1964
Tuy mang tên gọi Tu từ học nhưng nó không phải là Tu từ học cổ điển (Classical
Rhetoric) nữa.
Tác phẩm này đặt nền tảng lý thuyết cho bộ môn Phong cách học như: đối tượng,
phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu (phương pháp đối lập), các khái niệm cơ bản
(màu sắc tu từ, phong cách, phong cách chức năng).
Phần đáng quý nhất của giáo trình: phần miêu tả, phân tích giá trị biểu đạt của các
phương tiện ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp tiếng Việt với tư liệu dồi dào, phong phú.
Giáo trình là tài liệu giảng dạy quan trọng về phong cách học ở miền Bắc và có tiếng
vang (“vượt tuyến”) cả ở các trường đại học miền Nam Việt Nam.
+ Các giáo trình, sách lưu hành nội bộ ở các trường Đại học: Giáo trình phong cách
học tiếng Việt hiện đại, Cù Đình Tú – Lê Anh Hiền – Nguyên Nguyên Trứ, ĐHSP Việt Bắc;
Mấy bài giảng về Phong cách học, Nguyễn Thái Hoà, ĐHSP Vinh, Tư liệu Phong cách học,
Đinh Xuân Hiền, ĐHSP Vinh; Phong cách học tiếng Việt hiện đại, Hoàng Trọng Phiến,
ĐHTH Hà Nội; …

16


+ Phong cách học tiếng Việt, Cù Đình Tú – Lê Anh Hiền – Võ Bình – Nguyễn Thái
Hoà, Nxb Giáo dục 1982
Giáo trình bổ sung những vấn đề về phong cách chức năng, phân loại phong cách chức
năng.
Những phần khác chủ yếu dựa vào các cuốn giáo trình cũ, có hiệu đính.
Giáo trình tham khảo ý kiến của các nhà nghiên cứu Nga Xô viết như Viktor
Vinogradov, Rozental, sử dụng tiêu chí chức năng xã hội để phân loại các phong cách chức
năng tiếng Việt. Bộ tiêu chí phân loại:

+ tiêu chí chính: chức năng xã hội của ngôn ngữ (trong phạm vi giao tiếp đặc thù)
+ tiêu chí bổ sung (tiêu chí phụ): tiêu chí đặc trưng.
Nhược điểm: Nhiều người viết nên giữa Dẫn luận và nội dung chính không khớp
nhau, thuật ngữ nhiều chỗ không thống nhất.
+ Phong cách học và đặc điểm tu từ tiếng Việt, Cù Đình Tú, Nxb ĐH&THCN, 1983
Giáo trình được biên soạn hết sức công phu, tư liệu minh hoạ phong phú.
Xác định rõ ràng đối tượng nghiên cứu của phong cách học: “là một bộ phận của ngôn
ngữ học nghiên cứu các nguyên tắc và quy luật lựa chọn và hiệu quả lựa chọn, sử dụng toàn
bộ các phương tiện ngôn ngữ nhằm biểu hiện một nội dung tư tưởng và tình cảm nhất định
trong những phong cách chức năng ngôn ngữ nhất định” [Cù Đình Tú 2001, 21-22]
Giáo trình phân biệt các lớp từ vựng chuyên dùng (đơn phong cách – monostylistic
word) trong các phong cách khác nhau, đối lập với lớp từ đa phong cách (trung hoà về phong
cách – polystylistic word).
Miêu tả khá công phu các phương tiện diễn đạt của tiếng Việt.
Nhược diểm: tiêu chí phân loại phong cách chức năng không triệt để; thuật ngữ muốn
dân tộc hoá nhưng lại mắc lỗi lôgic (khẩu ngữ tự nhiên, ngôn ngữ chính thức, ngôn ngữ
không chính thức, phong cách gọt giũa).
+ Phong cách học tiếng Việt, Đinh Trọng Lạc (chủ biên) – Nguyễn Thái Hoà, Nxb
Giáo dục 1994.
Những điểm mới:
Vận dụng lý thuyết giao tiếp bổ sung vào lý thuyết phpng cách học.
Phân biệt “phương tiện tu từ” và “biện pháp tu từ”.
Đưa phần các phương tiện tu từ và biện pháp tu từ văn bản vào giáo trình.
Nhược điểm:
Khái niệm “phương tiện tu từ” không chuẩn xác. Phân biệt rối rắm giữa “phương tiện
tu từ” và “biện pháp tu từ”
+ 99 phương tiện tu từ và biện pháp tu từ tiếng Việt, Đinh Trọng Lạc, Nxb Giáo dục
1995.
Sách được tái bản nhiều lần, là tư liệu quý về tu từ cho giáo viên PTTH.
Nhược: tư liệu thiếu chọn lọc; phân loại “phương tiện tu từ” và “biện pháp tu từ” nhập

nhằng.
+ Những công trình Phong cách học dạng sách chuyên đề: Từ ngôn ngữ chung đến
ngôn ngữ nghệ thuật, Đào Thản, Nxb KHXH, 1988; Thơ và bình thơ, Nguyễn Nguyên Trứ,
Nxb Giáo dục, 1991; Ngôn ngữ thơ, Nguyễn Phan Cảnh, Nxb ĐH&THCN, 1987; Phong cách

17


học văn bản, Đinh Trọng Lạc, Nxb Giáo dục, 1994; Ngôn ngữ thơ Việt Nam, Hữu Đạt, Nxb
Giáo dục 1996.
2.4. Thành tựu của ngành Phong cách học tiếng Việt
Cho đến nay, qua gần nửa thế kỷ nghiên cứu, ngành phong cách học Việt Nam đã giải
quyết được 3 nhiệm vụ:
+ phân loại và miêu tả các phong cách chức năng ngôn ngữ (ở dạng khái quát)
+ Khảo sát giá trị, tiềm năng biểu đạt của các phương tiên ngôn ngữ tiếng Việt (chưa
sâu, còn chồng chéo với ngữ âm học, từ vựng học, ngữ pháp học)
+ phân loại và miêu tả các phép tu từ (ở dạng bước đầu chi tiết)
Bàng 2: Số liệu so sánh bảng phân loại các phép tu từ
của các tác giả Việt Nam với các tác giả Trung Quốc và Anh Mỹ

Tác giả, tác phẩm
Cù Đình Tú 2001
Đinh Trọng Lạc 1995
Nguyễn Nguyên Trứ 1988
Nguyễn Thái Hoà 2004
Hoàng Kiến Lâm 1995
“The Garden of Eloquence” (1577)

Tổng số các phép tu từ
có trong bảng phân loại

17
62
35
53
162
184

2.5. Hướng nghiên cứu hiện nay của phong cách học tiếng Việt
Hiện nay, ngành Phong cách học Việt Nam đang chuyển qua giai đoạn thứ hai với các
mục tiêu sau:
(a) Về phong cách ngôn ngữ, tập trung nghiên cứu các vấn đề:
+ Phong cách học thể loại (tin, quảng cáo, phóng sự, tiểu luận, tiểu thuyết, tuỳ bút, …)
+ Phong cách học tâm lý – xã hội: phong cách giới tính, phong cách lứa tuổi, phong
cách vùng miền, phong cách nghề nghiệp, phong cách thời đại, …
+ Phong cách học lời nói (phong cách ngôn ngữ cá nhân): phong cách ngôn ngữ của
nhà văn, nhà thơ, danh nhân văn hoá, nhà hoạt động chính trị – xã hội, …
(b) Vê tu từ, tập trung nghiên cứu các vấn đề sau đây:
+ Hệ thống hoá một cách đầy đủ bảng phân loại các phép tu từ tiếng Việt
+ Phân tích, khảo sát một cách chuyên sâu các phép tu từ theo hướng liên ngành (Ngữ
văn học), hoặc theo hướng nhìn nhận lại từ quan điểm của Ngữ dụng học (Pragmatics), Ngôn
ngữ học tri nhận (Cognitive Linguistics)
+ So sánh – đối chiếu các phép tu từ của tiếng Việt với phép tu từ của các ngôn ngữ
khác.
III. ĐỐI TƯỢNG VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU CỦA PHONG CÁCH HỌC
1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Phong cách học với tư cách là một khoa học về những quy luật biểu đạt của ngôn ngữ
đang có nhiều ý kiến khác nhau, thậm chí loại trừ nhau, về các vấn đề cơ bản: Đối tượng, nội
dung và phương pháp nghiên cứu. “Đã có người ví đối tượng của phong cách học giống như

18



chiếc phao bập bềnh, ở đấy nhà nghiên cứu vừa cố ghìm lại thì đã lập tức bị làn sóng cuốn
trôi đi.” [Nguyễn Nguyên Trứ 1988, 9]
1.1. Cách hiểu Đối tượng nghiên cứu của phong cách học là tính biểu cảm của ngôn ngữ
Đây là cách hiểu về Phong cách học của Sác-lơ Ba-ly (Charles Bally).
“Trong cuốn “Khảo luận về phong cách” xuất bản vào năm 1902 và sau đó chẳng
bao lâu, trong cuốn “Giản yếu về phong cách”, Sác-lơ Ba-ly – nhà phong cách nổi tiếng
người Thụy Sĩ, người có công lao đáng trân trọng trong việc đặt nền móng cho khoa phong
cách học hiện đại, đã xác định đối tượng của phong cách học như sau:
“Phong cách nghiên cứu những sự kiện biểu đạt của hoạt động ngôn ngữ (tiếng Pháp:
Le langage) theo quan điểm của nội dung biểu cảm của chúng; nghĩa là sự biểu đạt những sự
kiện của cảm xúc bằng hoạt động ngôn ngữ và tác động của những sự kiện của hoạt động
ngôn ngữ đối với sự cảm xúc”.
Trong giới hạn ấy, S. Ba-ly đã trình bày lập luận của mình một cách hấp dẫn, cứng
rắn và chặt chẽ.
Ông cho rằng trong hoạt động ngôn ngữ mọi ý tưởng được thể hiện trong môi trường
biểu cảm dưới một dáng vẻ nhất định. Chẳng hạn, khi đưa ra một câu cầu khiến, ta có thể nói
“Làm cái này” (Tiếng Pháp Faites cela !) không mang chút gì ngữ điệu đặc biệt, hoàn toàn
đứng trên bình diện thông báo thuần túy.
Song cũng có thể nói: “Này! Làm cái này” (T.P : Oh, faites cela !), “Ồ ! Giá mà anh
làm cái này !” (T.P: Ah ! sivous vouliez faire cela) “Ừ ! làm được đấy !” (Oh ! oui, faites le)
... để biểu thị lòng mong muốn, niềm hy vọng hoặc nỗi sốt ruột của ta.
Cuối cùng, hình thức của câu còn có khả năng mang dấu ấn những quan hệ xã hội
giữa người phát ngôn và người tiếp nhận. Chẳng hạn “Làm cái này” (T.P: Faites cela), “Anh
vui lòng làm cho cái này!” (T.P : Voudries – vous faire cela), “Này! Làm cho tao cái này !”
(T.P : Alles faites – moi cela) v.v. . .
Chính cái nội dung xã hội – biểu cảm được nhìn nhận trong mối quan hệ biện chứng
với hoạt động ngôn ngữ đã trở thành đối tượng nghiên cứu của phong cách học S. Ba-ly.
Nhưng đáng lưu ý là cái nội dung xã hội – biểu cảm ấy lại chỉ được khảo sát trong

hoạt động ngôn ngữ nói tự do (khẩu ngữ) mà thôi.
Hãy theo dõi cách làm việc của ông qua một ví dụ tiêu biểu:
“Bô này! Bô cầm cương như thế nào cái thằng trời đánh thánh vật kia? Bô có luôn
luôn nổi khùng với thứ chàng rể rá thủng của bô không?” (Chàng rể của ngài Poa-ri-ê).
S. Ba-ly trước hết, đồng nhất (tiếng Pháp: identifier) thành ngữ “rá thủng” (TP:
Panièr percé) với nghĩa cơ bản là “tiêu xài hoang phí” – cái tạo thành giá trị thông báo của
thành ngữ.
Sau đó, trên bình diện phong cách học, ông nhận xét :
a) Đó là một ẩn dụ có nội dung cụ thể, dễ cảm và sinh động
b) Về bản chất, ẩn dụ này tạo nên một ấn tượng khôi hài.
c) Cách nói này thuộc về hoạt động ngôn ngữ thân mật và phản ánh một quan hệ xã
hội nhất định giữa hai người đối thoại.
S. Ba-ly chỉ dừng ở đấy. Ông từ chối việc trả lời nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ mà tác
giả đã sáng tạo, từ chối việc đánh giá xem cách nói ấy có phù hợp với tính cách nhân vật hay
có thích hợp tình thế và màu sắc của phiến đoạn hay không? Những điều này S. Ba-ly nhìn

19


nhận như những vấn đề của mỹ học, của phong cách (tiếng Pháp: Le style) chứ không phải
của phong cách học (T.P : La stylistique) theo thuật ngữ của ông.
Thật khó mà tìm ra một kiến giải độc đáo hơn! Nếu dựa vào nhận định của C. Mác
“Con người là tổng hòa những mối quan hệ xã hội” và dựa vào tính phức tạp của thái độ tình
cảm của con người chúng ta có thể hình dung tính phong phú và hấp dẫn của phong cách học
S. Ba-ly.
Song việc giới hạn nghiên cứu những biện pháp biểu cảm trong khẩu ngữ đã chứng tỏ
phong cách học mà ông quan niệm có nhiều hạn chế. Những hạn chế ấy đã bộc lộ thái độ cực
đoan và cách nhìn phiến diện của ông.
[…] Trên bình diện phong cách, S. Ba-ly nhấn mạnh mặt nội dung biểu cảm. Điều này
mang ý nghĩa phát hiện quan trọng. Song, từ đấy nhà nghiên cứu đã tỏ ra cực đoan khi gạt ra

khỏi khoa phong cách của mình tất cả phần nội dung không biểu cảm. Hoạt động biểu cảm
của con người vô cùng đa dạng. Có trường hợp phần cảm xúc được đẩy lên tới mức tối đa;
lại có trường hợp phần cảm xúc được rút xuống mức tối thiểu. Là khoa học về sự biểu đạt tư
tưởng bằng ngôn ngữ, phong cách không thể chỉ thu mình trong việc nghiên cứu phần nội
dung ngoài – khái niệm
Vả lại, phần nội dung ngoài – khái niệm (nội dung biểu cảm) này chỉ có thể được
nghiên cứu đầy đủ trong thế đối lập phong cách học đối với phần nội dung khái niệm của
hiện tượng biểu đạt.
[…] Việc coi trọng miêu tả những khả năng biểu đạt của khẩu ngữ là đúng. Song việc
khước từ nghiên cứu những khả năng biểu đạt trong ngôn ngữ văn chương và trong các
phong cách ngôn ngữ văn hóa khác là không thể chấp nhận được.
[…] Trong cấu trúc ngôn ngữ, những khả năng biểu đạt đang nói tồn tại như những
tiềm năng. Những tiềm năng này chỉ đem lại hiệu quả thực tế qua quá trình phát đi và tiếp
nhận thông báo (trong mô hình giao tiếp). Vì thế, phong cách học không thể bỏ qua sự nghiên
cứu ngôn từ, nghiên cứu những lời nói, bài viết cá nhân. [Nguyễn Nguyên Trứ 1988, 11-13]
1.2. Cách hiểu Đối tượng nghiên cứu của phong cách học là các phong cách chức năng ngôn
ngữ
Quan điểm của các nhà ngôn ngữ học Tiệp Khắc: B. Havranek, A. Jedlicka, J.
Dolezel.
“Phong cách học là khoa học về các phong cách chức năng ngôn ngữ” [Rozental]
1.3. Cách hiểu Đối tượng nghiên cứu của phong cách học là quy luật lựa chọn các phương
tiện ngôn ngữ
Quan điểm của J. Marouzeau (Pháp), M.K. Moren, R.G. Piotrovxki (Nga), Cù Đình
Tú (Việt).
“Phong cách học là một ngành ngữ văn độc lập nghiên cứu những nguyên tắc lựa
chọn và sử dụng các phương tiện ngôn ngữ nhằm biểu đạt một nội dung nhất định trong
những điều kiện giao tiếp nhất định” [R.G. Piotrovxki]
Giáo trình này theo quan điểm thứ 3.
2. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
Cho đến nay, các nhà phong cách học Việt Nam đã tương đối thống nhất về 3 nội

dung nghiên cứu của Phong cách học tiếng Việt như sau:
(1). Nghiên cứu hệ thống các phong cách ngôn ngữ

20


(2). Nghiên cứu giá trị biểu đạt của các phương tiện ngôn ngữ (phương tiện ngữ âm,
phương tiện từ vựng, phương tiện ngữ pháp)
(3). Nghiên cứu giá trị biểu đạt của các cách thức tu từ (các biện pháp tu từ, phép tu
từ).
2.1. Nghiên cứu hệ thống các phong cách ngôn ngữ
Đây là một nội dung hết sức quan trọng mà phong cách học cần phải đi sâu.
Phong cách thường được nhận diện trước hết trên những yếu tố hình thức và những
yếu tố này, sở dĩ được lựa chọn và kết hợp như vậy đều do sự chi phối của các nhân tố nội
dung.
Từ cách hiểu chung nhất về phong cách chúng ta nhận thức phong cách ngôn ngữ
chính là những dạng vẻ riêng biệt của ngôn ngữ toàn dân. Nói một cách khác, đó là những
biến thể của ngôn ngữ toàn dân.
Những dạng vẻ riêng biệt này được nhận diện trước hết, ở sự lựa chọn và kết hợp các
phương tiện biểu đạt của ngôn ngữ được quan niệm như những yếu tố hình thức. Và sở dĩ
những yếu tố trên được sử dụng theo quy luật như vậy là do sự quy định của những nhân tố
mang tính nội dung nằm bên ngoài ngôn ngữ.
Những nhân tố mang tính nội dung đang nói có thể quy về hai loại lớn
Một là những nhân tố thuộc về bản chất tâm sinh lý và bản chất xã hội của người
dùng.
Hai là những nhân tố thuộc về chức năng xã hội của ngôn ngữ.
Từ những nhân tố thứ nhất, sẽ hình thành các phong cách ngôn ngữ lứa tuổi, phong
cách ngôn ngữ giới tính, phong cách ngôn ngữ cá tính, phong cách ngôn ngữ xã hội, v.v.
Từ những nhân tố thứ hai, sẽ hình thành các phong cách chức năng ngôn ngữ.
Ngành phong cách học tiếng Việt hiện nay mới tự hạn chế trong việc nghiên cứu các

phong cách chức năng ngôn ngữ.
2.2. Nghiên cứu giá trị biểu đạt của các phương tiện ngôn ngữ
Phương tiện ngôn ngữ bao gồm các phương tiện ngữ âm, phương tiện từ vựng,
phương tiện ngữ pháp.
Trong cấu trúc của những phương tiện trên, chứa đựng những tiềm năng biểu đạt.
Những tiềm năng ấy sẽ bộc lộ thành những khả năng khi đặt trong hoạt động ngôn ngữ, và
nếu được lựa chọn, kết hợp tốt trong ngôn từ, tiềm năng ấy sẽ đạt được hiệu quả thực tế cao.
Trong các sách phong cách học, phần nội dung đang nói thường được viết thành 3
chương lớn :
– Phong cách học ngữ âm
– Phong cách học từ ngữ
– Phong cách học ngữ pháp
2.2.1. Phong cách học ngữ âm
Phong cách học ngữ âm còn được mang một cách gọi hình ảnh: phong cách học âm
vang
Phong cách học ngữ âm có nhiệm vụ miêu tả những tiềm năng, những giá trị biểu đạt
về phương diện ngữ âm của hệ thống một ngôn ngữ nhất định.

21


Nội dung miêu tả như thế nào hoàn toàn phụ thuộc vào bản thân cấu trúc ngữ âm của
ngôn ngữ ấy.
Đương nhiên có những vấn đế chung cho mọi ngôn ngữ như:
+ những giá trị biểu cảm của hình tượng ngữ âm,
+ những biến thể đơn phong cách và đa phong cách của các phương tiện ngữ âm,
+ những nét khác nhau giữa mặt âm thanh trong thơ và trong văn xuôi nghệ thuật.
Song quan trọng hơn vẫn là sự thể hiện cụ thể của những vấn đế thực tế được nảy sinh
từ cấu trúc ngữ âm của ngôn ngữ nghiên cứu.
Phong cách học ngữ âm luôn luôn là một lĩnh vực hấp dẫn và bổ ích đối với các nhà

hùng biện, nhà thơ, nhà văn, nhà giáo. . . đối với các diễn viên, phát thanh viên. . .
Phong cách học ngữ âm đang được nghiên cứu ngày càng sâu sắc và triệt để nhờ sự hỗ
trợ của những phương tiện kỹ thuật hiện đại.
2.2.2. Phong cách học từ vựng
Phong cách học từ vựng có nhiệm vụ miêu tả những tiềm năng, những giá trị biểu đạt
của các phương tiện từ ngữ (bao gồm từ và thành ngữ) của hệ thống một ngôn ngữ nhất định.
Nội dung miêu tả như thế nào hoàn toàn phụ thuộc vào bản thân cấu trúc từ vựng của
ngôn ngữ ấy.
Đương nhiên có những vấn đề chung cho mọi ngôn ngữ như:
+ những giá trị biểu cảm của từ ngữ,
+ những biến thể đơn phong cách và đa phong cách của các phương tiện từ ngữ,
+ nhưng lớp từ ngữ mang chức năng đặc biệt . . .
Song quan trọng hơn vẫn là sự thể hiện cụ thể của những vấn đề thực tế nảy sinh từ
cấu trúc từ vựng của ngôn ngữ nghiên cứu.
Phong cách học từ ngữ đã có một lịch sử lâu đời và có nhiều thành tựu. Trong các
sách về phong cách học, chương nghiên cứu này thường được viết rất dài.
Mặc dù vậy những lĩnh vực mà phong cách học từ ngữ cần đi sâu phát hiện không
phải là không có.
Đó là các vấn đề riêng biệt về mặt từ ngữ của từng dân tộc. Đó là những vấn đề riêng
biệt về mặt từ ngữ trong các phong cách ngôn ngữ bộc lộ bản chất tâm sinh lý và bản chất xã
hội của người dùng.
Những công trình có giá trị của phong cách học từ ngữ đáp ứng tích cực sự đòi hỏi của
những người sáng tác, những nhà phê bình, những người làm công tác giáo dục. . .
2.2.3. Phong cách học ngữ pháp
Phong cách học ngữ pháp có nhiệm vụ miêu tả những tiềm năng, những giá trị biểu
đạt về phương diện ngữ pháp của hệ thống một ngôn ngữ nhất định.
Ngữ pháp bao gồm hai bộ phận: Hình thái và cú pháp
Đối với những ngôn ngữ biến hoá hình thái, phong cách học ngữ pháp sẽ được nghiên
cứu thành hai phần: phong cách học hình thái và phong cách học cú pháp.
Đối với những ngôn ngữ không có biến hòa hình thái, phong cách học ngữ pháp tập

trung vào những vấn đề cú pháp.

22


Trong lĩnh vực phong cách học cú pháp tồn tại những vấn đề chung cho mọi ngôn ngữ
như:
+ giá trị biểu cảm của các kiểu câu và các loại câu,
+ những biến thể đơn phong cách và đa phong cách của các phương tiện cú pháp,
+ sự khác nhau giữa cú pháp thi ca và cú pháp văn xuôi.
Song trong từng thứ tiếng, những vấn đề trên lại có những nét thể hiện riêng biệt.
Phong cách học cú pháp là một lĩnh vực rất khó. Phong cách học chưa đạt được nhiều
thành tựu trong lĩnh vực này. Có không ít điểm nhà phong cách học đã làm công việc của nhà
ngữ pháp học. Điều này có thể được giải thích bằng tính trừu tượng cao của cấu trúc ngữ
pháp.
2.3. Nghiên cứu giá trị biểu đạt của các phép tu từ
Các phép tu từ được xem là các phương tiện biểu đạt bổ sung của ngôn ngữ.
Phép tu từ (tiếng La-tinh: Figura) còn được gọi là cách tu từ, phương thức tu từ, biện
pháp tu từ, phép mỹ từ,. . .
Có thể hiểu theo cách giải thích của mỹ từ pháp cổ đại. Đó là những hình thức diễn đạt
bóng bẩy, gợi cảm, có sức hấp dẫn trong khi trình bày.
Cũng có thể hiểu theo cách giải thích của phong cách học hiên đại: Đó là những
phương tiện biểu đạt bổ sung nhằm tăng cường năng lực và hiệu quả biểu đạt của các phương
tiện biểu đạt ngữ âm, từ ngữ, ngữ pháp.
Thông qua các phép tu từ, những phương tiện hữu hạn của ngôn ngữ bỗng trở thành
vô hạn.
Là một ngành khoa học lấy phong cách ngôn ngữ làm đối tượng chủ yếu, phong cách
học hiện đại không thể xem xét chức năng phong cách của các phép tu từ.
Các phép tu từ có cơ cở ở những quy luật tâm lý và được thực hiện trong một ngôn
ngữ nhất định vào những thời kỳ nhất định.

Do dựa trên cơ sở những quy luật tâm lý chung nên đã xuất hiện những phép tu từ
chung cho mọi ngôn ngữ (thí dụ: Phép tu từ điệp ngữ mà tất cả các ngôn ngữ đều sử dụng
dựa trên quy luật tâm lý về tác dụng lưu ý của vật kích thích được xuất hiện nhiều lần).
Do được thực hiện trong một ngôn ngữ nhất định nên tồn tại những phép tu từ quen
dùng đối với ngôn ngữ này nhưng lại có phần xa lạ đối với ngôn ngữ khác. (Thí dụ: Phép đối
rất dễ thực hiện trong tiếng Việt, tiếng Hán, . . . nhưng lại rất khó áp dụng trong tiếng Pháp,
tiếng Nga, ...)
Tính dân tộc của các biên pháp tu từ cần được quan tâm đúng mức.
Cũng cần lưu ý thêm rằng : Ngay trong một ngôn ngữ, các phép tu từ cũng có thể
được biến đổi theo thời gian.
Sự nghiên cứu các phép tu từ đã được tiến hành từ thời cổ đại. Song cho đến nay, khó
có thể tìm thấy một cách phân loại được mọi người chấp nhận
Có thể kể ra những cách phân loại tiêu biểu sau đây.
+ Sự phân loại chọn chất liệu ngôn ngữ làm căn cứ. Từ đó, chia ra:
– Các phép tu từ ngữ âm
– Các phép tu từ từ vựng

23


– Các phép tu từ ngữ pháp
+ Sự phân loại chọn hiệu quả ngữ nghĩa làm căn cứ. Từ đó, chia ra :
– Các phép tu từ chuyển nghĩa
– Các phép tu từ phối hợp nghĩa
– Các phép tu từ biến hóa nghĩa
+ Sự phân loại chọn các quan hệ cơ bản xảy ra trong các đơn vị ngôn ngữ làm căn cứ
– Các phép tu từ cấu tạo theo quan hệ liên tưởng (quan hệ theo trục dọc trong ngôn
ngữ)
– Các phép tu từ cấu tạo theo quan hệ tổ hợp (theo tuyến ngang trên dòng ngôn từ)
Đây là những quan hệ đặc biệt quan trọng đã được khẳng định trong ngôn ngữ học đại

cương. Vì vậy cách phân loại đang nói có chiều sâu về phương diện lý thuyết.
Các phép tu từ thường được sử dụng trong phong cách khẩu ngữ, phong cách ngôn
ngữ chính luận, phong cách ngôn ngữ báo chí và đặc biệt trong phong cách ngôn ngữ văn
chương.
Người ta thường nhấn mạnh tới chức năng biểu cảm bên cạnh chức năng nhận thức
của các phép tu từ.
Phong cách học ngữ âm, phong cách học từ ngữ, phong cách học ngữ pháp và các
phép tu từ là những vấn đề cụ thể. Bao trùm lên tất cả là những nét quan trọng thuộc về đặc
điểm dân tộc của ngôn ngữ được nhìn nhận theo quan điểm biểu đạt.
Đặc điểm dân tộc của ngôn ngữ có mối liên hệ sâu xa với những nét thuộc về tính dân
tộc.
Các đặc điểm dân tộc của ngôn ngữ là một dấu hiệu đáng lưu ý của dân tộc tiêu biểu
cho chủ thể cộng đồng ngôn ngữ, trạng thái tâm lý đời sống vật chất và truyền thống văn hóa
trong những điều kiện xã hội và tự nhiên nhất định.
Về điểm này, Stê-pa-nốp trong cuốn “Phong cách học tiếng Pháp” (Nxb Trường Cao
đẳng, M. 1965) đã tập hợp được nhiều tài liệu bổ ích.
Ông đã dẫn ra nhiều nhận định nổi tiếng về đặc điểm dân tộc ở trong ngôn ngữ và
trong trạng thái tình cảm.
Ví như Lô-mô-nô-xốp nhận xét:
“Các-lơ thứ 5, vua La Mã thường nói người ta nên dùng tiếng Tây Ban Nha để nói với
thần linh, dùng tiếng Đức để nói với quân thù, dùng tiếng Pháp để nói với bạn, dùng tiếng Ý
để nói với đàn bà và dùng tiếng Nga để nói với tất cả”.
Trong “Những linh hồn chết”, Gô-gôn cũng nêu lên: “Nhân dân Nga nói năng mạnh
mẽ quá và nếu như người ta khen ngợi ai bằng những lời lẽ thì phải khen ngợi cả tổ tiên họ và
hậu duệ của họ, . . .”.
Người đương thời với Pút-skin là Vi-a-jem-xki phát biểu: “Sự sắc sảo của người Pháp
bông đùa bằng những lời nói và nổi bật bằng sự lựa chọn những từ thích đáng. Sự sắc sảo
của người Nga biểu hiện bằng cách dẫn thú vị những khái niệm trái ngược nhau.
Người Pháp bông đùa để cho lỗ tai nghe; người Nga bông đùa để cho con mắt thấy.
Ta có thể chuyển hầu hết những lời bông đùa của người Nga thành tranh biếm họa. Những

lời bông đùa của chúng ta đều thành những con người”.
Và có lẽ tiêu biểu nhất là ý kiến của Pút-skin “Có những hình tượng của tư duy và của
cảm xúc, có những điều mập mờ của những tập quán, những tín ngưỡng và những thói quen

24


×