Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

Biện pháp tu từ ẩn dụ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (419.58 KB, 18 trang )

I. Ẩn dụ chức năng
1.1 Ẩn dụ chức năng trong trường các từ chỉ con
người nói chung
Ẩn dụ chức năng chỉ hành động: bù nhìn d (ông
vua bù nhìn, chính phủ bù nhìn), cha d (cha cố d, cha xứ
d, cha đẻ của bom nguyên tử, Hồ Chủ tịch là người cha
của Quân đội Nhân dân Việt Nam (sáng lập), tổ d (ông tổ
của nghề mộc), v.v.
1.2. Ẩn dụ chức năng trong trường các từ chỉ bộ phận cơ thể
người
(lá) phổi d (Rừng Cần Giờ là lá phổi của TP Hồ Chí Minh).
Số lượng các từ mang nghĩa ẩn dụ chức năng trong
trường từ vựng này ít, hầu hết là những từ mang nghĩa hoán
dụ, chẳng hạn: gan dạ t, thương tâm t, nóng gáy t, ngậm miệng
đg, bẻn mép t, v.v. [4].
1.3. Ẩn dụ chức năng trong trường các từ chỉ động vật


(1) Ẩn dụ chức năng chỉ hành động: cò mồi d (Đám cò
mồi chèo kéo người bệnh trước cửa bệnh viện), mọt d (Đám
quan chức tham nhũng mọt dân), vây cánh d (Giám đốc và vây
cánh của ông ta....), trâu d (Vua là tượng gỗ, dân là thân trâu),
trâu ngựa d(Kiếp trâu ngựa), chó săn d (Lũ chó săn làm tay sai
cho giặc), con bài d (con bài chính trị), con cờ d (con cờ chính
trị), con đội d (Hai nhịp cầu gối trên một con đội), con lắc d, con
lăn d, con rối d, con số d, con tính d, con xỏ d, v.v.
(2) Ẩn dụ chức năng chỉ sự vận động: con chạy d (con
chạy của thước), con nước d, v.v.
Trường thực vật không có loại ẩn dụ chức năng.
II.chức năng của ngôn ngữ
1. Chức năng của ẩn dụ đối với ngôn ngữ


Ngay từ thời Aristotle người ta đã đề cập tới chức năng của ẩn
dụ. Trong cuốn “Thi pháp học”. Aristottle đã viết rằng ẩn dụ có
nhiều loại quan trọng trong cả thơ lẫn văn xuôi, nhưng trong
thơ nhiều hơn. Ẩn dụ có tính sáng sủa, dễ yêu và tác động
mạnh… Rải rác trong các công trình nghiên cứu, các tác giả đã
đề cập đến chức năng của ẩn dụ đối với ngôn ngữ. Đại để, ẩn
dụ có những chức năng cơ bản đối với ngôn ngữ như sau.


a. Ẩn dụ làm phong phú thêm cho vốn từ của một ngôn ngữ
Trong vốn từ vựng của một ngôn ngữ có rất nhiều từ được tạo
ra nhờ phương thức ẩn dụ. Các từ như đầu sông, ngọn suối,
mũi súng, chân núi…được tạo ra từ phương thức này. Trong
phương trình nghiên cứu của mình. Nguyễn Thiện Giáp đã có
nhận xét các từ da trời, da cam, cánh sen, cỏ úa, cứt ngựa… làm
cho các từ chỉ màu sắc của tiếng Việt trở nên phong phú,
b. Ẩn dụ làm tăng thêm ý nghĩ cho một từ
Nhờ phương thức ẩn dụ từ có thêm nhiều nghĩa mới. Từ ốc lẽ
ra chỉ có nghĩa là động vật, thân mềm có vỏ cứng và xoắn, sống
ở dưới nước. Nhờ chuyển nghĩa theo phương thức ẩn dụ, từ ốc
còn có nghĩa là đinh ốc. Đó là từ ốc trong cách nói “Hộp ốc vít
của tôi đâu?” hay “Bộ phạn này có năm con ốc”. Từ cá ngoài
nghĩa là động vật có xương sống sống ở dưới nước, thở bằng
mang, bơi bằng vây, còn để chỉ miếng gỗ khi giữ chặt mộng để
giữ miếng ghép, như cách nói: cá áo quan; hay để chỉ miếng
cứng cài vào cạnh đứng của răng trong bộ bánh cóc, làm cho
bánh răng chỉ quay được một chiều, như trong cách nói: xe bị
sập cá; và từ cá cũng còn để chỉ: miếng sắt đóng vào đế giầy da
cho đỡ mòn, như trong cách nói: cá giày bong mất rồi!. Từ
bươm bướm ngoài nghiã chỉ: bọ có cánh mỏng, phủ một vẩy



nhỏ như phấn, thường có nhièu màu, có vòi để hút mật hoa.
Còn để chỉ một loại truyền đơn, như trong cách nói: giải bươm
bướm giữa chợ.
Theo Từ điển tiếng Việt (Hoàng Phê chủ biên), từ có thêm nhiều
nghĩa nhất nhờ phương thức ẩn dụ là từ đánh: ngoài nghĩa
chính, từ đánh có thêm 26 nghĩa sinh ra từ nghĩa chính và nghĩa
phụ của từ này. Đây là minh chứng điển hình cho nhận xét “ẩn
dụ làm giàu thêm ý nghĩa cho một từ”
Hàng loạt các từ khác như đầu, mũi, đường, đi…cũng có thêm
rất nhiều nghĩa mới nhờ phương thức ẩn dụ.
Trong Từ điển phong cách học, tác giả Weles viết: bằng cách
trung hoà hoá sự lệnh chuẩn về mặt ngữ nghĩa và sự sử dụng
liên tục với một nghĩa mới thông qua cách dùng lặp đi lặp lại các
ẩn dụ sẽ là một phương thức để gia tăng hàng nghìn nghĩa mới
cho ý nghĩa của từ. (tr.117)
Theo Đỗ Hữu Châu, ẩn dụ không chỉ là “kết quả của những qui
luật điều khiển sự tạo nghĩa cho từ”, mà nó còn là cách thức tạo
từ mới và tạo nghĩa mới cho từ.


Thông qua việc tạo từ mới và nghiã mới, ẩn dụ giúp ngôn ngữ
mau chóng đáp ứng được đòi hỏi phải kịp thời sáng tạo ra
những phương tiện mới để biểu thị sự vật, hiện tượng và
những nhận thức mới xuất hiện trong xã hội, để thay thế những
cách diễn đạt, những tên gọi cũ đã mòn, không còn khả năng
gợi tả, bộc lộ cảm xúc và gây ấn tượng sâu sắc ở người nghe
nữa… Đó cũng là cách khai thác và phát huy tiềm năng của ngôn
ngữ” (Đỗ Hữu Châu, Từ vựng ngữ nghĩa tiếng Việt, trang 152).

c. Ẩn dụ tạo ra những cách nói mới làm cho cách diễn đạt trở
nên phong phú
Tác giả Xi-xi-rô nói rằng: ẩn dụ lúc đầu xuất hiện cho sự hạn chế,
sự nghèo nàn từ vựng của một ngôn ngữ nào đó. Nhưng khi
ngôn ngữ đó là trưởng thành, đã có một số vốn từ vựng phong
phú thì ẩn dụ sẽ làm giàu thêm cho ngôn ngữ đó bằng cách
cung cấp cho người nói những cách nói hấp dẫn hơn để diễn
đạt, để biểu thị, để bộc lộ chính mình. Bectle thì coi ẩn dụ có
tác dụng trang trí, giúp cho người viết phương tiện để quyến rũ
lí trí. Tác giả Đỗ hữu Châu đã dẫn ra ví dụ: lẽ ra cần nói em rất
đẹp thì có thể nói em là một bông hoa. Hay một chút hi vọng thì
gọi là hạt mầm hi vọng; Muốn nói con đáng yêu quá thì nói con
chó con của mẹ, muốn nói ông thật xảo quyệt thì nói đồ cáo già.
d. Ẩn dụ làm cho cách nói trở nên hàm súc.


Nhờ ẩn dụ người ta có thể diễn đạt ngắn gọn nhưng rất cô
đọng, súc tích ý mình. Lẽ ra phải nói “bộ phận nhọn của vũ khí”
thì cần nói mũi dao, mũi súng; “bộ phận trước của thuyền” thì
chỉ cần nói mũi thuyền; phần đất nhô ra ở ngoài biển thì nói
mũi đất;…Nếu không có ẩn dụ thì đầu làng sẽ phải gọi là “vị trí
đầu tiên của đầu làng tính từ chỗ người nói”; chân núi sẽ phải
gọi là “phần cuối cùng tiếp giáp với mặt đất của núi”; tài năng
chín sẽ phải gọi là “ tài năng đã trải qua quá trình nung nấu kĩ,
quá trình rèn luyện chu đáo, phải đem ra thi thố với đời nếu
không cái chín sẽ trở thành trì trệ”. Cách diễn đạt “ tình thế của
những kẻ hèn kém bị dồn vào thế đường cùng, không lối thoát,
mặc dù đã xoay sở hết cách” có thể xoay bằng cụm từ cố định
ngắn gọn “chuột chạy cùng sào”.
Những cách gọi tên không dùng phương thức ẩn dụ nói trên

nhiều khi rất dài, khó nhớ và tai hại hơn là không thể diễn tả hết
các sắc thái ý nghĩa tinh tế trong đó. Chẳng hạn cách gọi đầu
làng ngoài tác dụng chỉ vị trí của đầu làng còn gợi cho ta sắc thái
nghĩa: đây là một bộ phận của cái gì sống động chứ hoàn toàn
không phải là một vật vô tri vô giác như cách gọi “vị trí đầu tiên
…” vừa phân tích ở trên.
Cách gọi chi trên, chi dưới trong dòng họ cho ta thấy được tính
chất gắn bó, ràng buộc như các bộ phận của một cơ thể, điều


đó đã vừa diễn đạt tính chất cội nguồn, vừa diễn tả một cách
sinh động cụ thể mối quan hệ của những tổ chức gia đình, họ
hàng này.
Đỗ Hữu Châu đã phân tích ẩn dụ chịu tang trong câu thơ: “Rặng
liễu dìu hiu đứng chịu tang” của Xuân Diệu. Theo ông, khó lòng
tường minh hoá nghĩa của từ chịu tang bằng trường ngữ hoá
như “ những rặng liễu đìu hiu giống như người đàn bà đang
khóc than trong một đám tang” hoặc “những rặng liễu đìu hiu
giống như người đàn bà đang xoã tóc khóc than trong một đám
tang”.
Có rất nhiều trường hợp không thể trường nghĩa hoá được các
ẩn dụ vì đó là cách nói chuẩn xác nhất, hàm súc nhất, hàm súc
nhất, cách nói mà “ngôn ngữ thường ngày không đủ khả năng
diễn đạt chúng”.
Đối với ngôn ngữ, ẩn dụ là một bộ phận hợp thành của sự sáng
tạo ra ngôn ngữ. Và có thể nói rằng thật khó tưởng tượng về sự
tồn tại của một ngôn ngữ nếu không có ẩn dụ.
e. Ẩn dụ giúp cho người nói diễn đạt được mọi cung bậc tình
cảm, thái độ của mình



Đầu tiên phải nói đến ưu thế đặc biệt của ẩn dụ trong lối nói
kiêng tránh. Chẳng hạn khi nói về cái chết có thể và nên dùng từ
đi như cách nói: Ông cụ đi tối hôm qua.
Nhiều trường hợp để tránh lối mòn trần tục, thô thiển, làm
người nói ngượng mồm và người nghe xấu hổ thì cách nói ẩn
dụ là cách nói rất hiệu quả. Người xưa đã rất khéo léo dùng ẩn
dụ khi diễn tả tình huống sau đây:
Trách người quân tử vô tình.
Chơi hoa rồi lại bẻ cành bán rao.
Và ngày nay chúng ta vẫn phát huy thế mạnh của phương thức
chuyển nghĩa này. Chẳng hạn như cách nói “Híc, híc, dạo này
đèn dầu của tớ cứ hay …dựng đứng bất tử lắm! hay nó bị…
hỏng”? (trích Hoa học trò số 589). Hoặc “Đỉnh núi đôi của tớ bé
tẹo à. Tớ lo sau này, cục cưng của tớ sẽ phải bú bình mất”? (Hoa
học trò số 609) và “Đèn dầu của tớ bình thường, nhưng dầu của
nó thì hầu như có vấn đề. Trong veo. Hay là mình không sản
xuất được tinh binh” (Trích hoa học trò, số 613).


Ẩn dụ giúp người nói thể hiện được những tình cảm hết sức
tinh tế như tình yêu chẳng hạn. Cách tỏ tình sau đây trong ca
dao là một minh chứng:
Bây giờ mận mới hỏi đào
Vườn hồng đã có ai vào hay chưa?
Mận hỏi thì đào xin thưa
Vườn hồng có lối nhưng chưa ai vào.
Khi muốn nhấn mạnh sắc thái biểu cảm trong lời nói, ẩn dụ
cũng tỏ ra là một trợ thủ rất đắc lực. khi muốn nói em thật đáng
yêu và có sức mạnh tuyệt đối với anh thì có thể nói là: “Em là

thiên thần bé nhỏ của anh”. Đó là những tình cảm tích cực. Còn
muốn thể hiện những tình cảm tiêu cực cũng có thể dùng cách
này. Chẳng hạn để nói: đồ nhỏ nhen ghê tởm thì chỉ cần nói đồ
sâu bọ.
2. Chức năng của ẩn dụ đối với nhận thức


a. Theo G. Lakoff, ẩn dụ có ở khắp nơi trong cuộc sống thường
ngày của chúng ta, không chỉ ở trong ngôn ngữ mà trong cả tư
duy và hành động. Hệ thống khái niệm của chúng ta suy nghĩ và
hành động, về cơ bản, về bản chất có tính chất ẩn dụ… Các khái
niệm của chúng ta tri giác được. Nó cấu trúc lại cách chúng ta
ứng xử trong đời sống và cấu trúc cả cách chúng ta quan hệ với
những người khác. Ông đã dùng các ẩn dụ so sự tranh luận
(argument), theo đó thì tranh luận là chiến tranh, để chứng
minh cho nhận xét trên. Theo ông, ẩn dụ này chi phối cách
chúng ta nhận thức về tranh luận và người tranh luận với chúng
ta. Chúng ta xem người tranh luận với chúng ta là đối phương
của mình. Chúng ta tấn công quan điểm của anh ta vào bảo vệ
trận địa của mình. Chúng ta dựng lên và dùng những chiến
lược. Nếu chúng ta thấy luận điểm của chúng ta không bảo vệ
được thì chúng ta có thể bỏ luận điểm đó và chọn một chiến
tuyến tấn công khác. Một khái niệm khác mà G. Lakoff dẫn ra để
chứng minh rằng ẩn dụ không chỉ có vai trò đối với ngôn ngữ
mà nó còn chi phối nhận thức của con người và từ đó chi phối
hành động của con người là ẩn dụ thời gian là tiền bạc. Vì nhận
thức về thời gian như là tiền bạc. Đó là thói quen trả lương cho
người theo giờ, theo tháng, theo năm…Các cuộc nói nói chuyện
bằng điện thoại, tiền thuê khách sạn tính theo thời gian, rồi tiền
lời, tiền trả nợ cho xã hội tính theo thời gian…Người ta hiểu và

thể nghiệm thời gian như một loại sự vật mà người ta có thể
tiêu, có thể lãng phí, có thể lập thành quỹ, có thể đầu tư một
cách khôn khéo hoặc dại dột, có thể tiết kiệm hay phung phí.
Toàn bộ những cái đó đều bị chi phối bởi cái ẩn dụ trên.


Cũng trong công trình nghiên cứu của mình, G. Lakoff đã khẳng
định rằng: chức năng đầu tiên của ẩn dụ là cung cấp cho chúng
ta một cách hiểu bộ phận về một loại kinh nghiệm khác và chức
năng này có thể vận dụng vào việc hiểu những sự giống nhau đã
tồn tại từ trước ngoài ẩn dụ, bao gồm cả sự sáng tạo ra những
sự giống nhau mới, nghĩa là việc lý giải, hiểu biết những sự
giống nhau từ trước, những sự sáng tạo ra những cái giống
nhau mới cũng là theo nguyên tắc chúng ta hiểu sự giống nhau
này dựa trên sự giống nhau khác.
Như vậy, G. Lakoff không những khẳng định ẩn dụ không chỉ là
những vấn đề của ngôn ngữ mà còn là vấn đề tư duy, nhận
thức: đó là có thể nhận thức sự vật này qua qua kinh nghiệm
hiểu biết vè sự vật khác nếu chúng giống nhau.
b. Cùng với sự phát triển của đời sống xã hội, nhận thức của con
người ngày càng được nâng cao. Con người ngày càng phát hiện
ra nhiều sự vật, hiện tượng xung quanh mình và các sự vật hiện
tượng đó ngày càng được nhận thức toàn diện, sâu sắc hơn.
Nhưng số lượng từ ngữ để biểu hiện những nhận thức đó thì
còn có hạn. Do đó, buộc phải có những cách thức khác nhau để
dùng số lượng hữu hạn các từ để thoả mãn nhu cầu ngày càng
tăng của nhận thức. Như vậy, ẩn dụ đã góp phàn làm cho ngôn


ngữ đáp ứng được sự phát triển ngày càng cao của nhận thức

con người.
c. Có rất nhiều sự vật, hiện tượng hay những phương diện, khía
cạnh khác nhau của các sự vật, hiện tượng nhận thức bằng
phương thức ẩn dụ. Trong khoa học tự nhiên có rất nhiều ví dụ
chứng tỏ điều này. Có thể dẫn ra đây một hiện tượng như sau:
Để tìm ra những quy luật của dòng điện, người ta ví dòng điện
như dòng nước. Đây là một ẩn dụ. Trên cơ sở đó những quy
luật của dòng điện đi qua dây dẫn có thiết diện nhỏ thì điện trở
lớn, ngược lại dòng điện đi qua dây dẫn lớn tức là thiết diện lớn
thì điện tích nhỏ. Điều đó giồng như dòng nước khi đi qua ống
dẫn có thiết diện lớn thì sức cản đối với dòng nước sẽ nhỏ và
ngược lại. Như vậy, để nhận thức về dòng điện là cái mắt
thường không nhìn thấy được, người ta so sánh với dòng nước
là cái có thể nhìn thấy được.
Hay hai khái niệm trường hấp dẫn, trường điện từ cũng được
nhận thức trên cơ sở ẩn dụ. Trường “là một khoảng đất rộng,
bằng phẳng dùng làm nơi tiến hành một loại hoạt động nhất
định, có đông người tham gia, thường là thi đấu hoặc tập luyện
như trường đua, trường bắn”. (Theo Từ điển tiếng Việt, Hoàng
Phê chủ biên, Nxb Khoa học xã hội, 1994). Trường hấp dẫn,
trường điện từ là hai khái niệm trừu tượng, nhưng giống
trường ở chỗ đều là một khoảng không gian nhất định và trong
đó tồn tại một cái gì đó nhất định. Do đó, để hiểu hai khái niệm


này người ta đã dùng hai khái niệm trường để nhận thức chúng.
Và trường hấp dẫn, trường điện từ được hiểu như sau: “Dạng
vật chất tồn tại trong một khoảng không gian mà vật nào trong
đó cũng chịu tác động của một lực” (dẫn theo từ điển trên, tr.
1057).

Tương tự như vậy hai hiện tượng sóng điện từ và sóng âm cũng
được nhận thức qua khái niệm sóng. Nhờ phương thức ẩn dụ
người ta coi sóng điện từ và sóng âm như dòng nước. Sóng điện
từ “là sự lan truyền trong không gian của điện từ với tốc độ hữu
hạn”. Sóng âm “là giao động cơ học truyền đi trong môi trường
đàn hồi kích thích được thần kinh thính giác”. Hai loại sóng này
không thể nhận biết bằng các giác quan của con người, mà phải
nhờ các thiết bị đặc biệt ghi lại hình ảnh sự tồn tại của nó. Nó
giống nước ở sự giao động dâng lên, hạ xuống và đều ở trong
một môi trường, một không gian. Khi được ví với sóng nước,
hai khái niệm trên được nhận thức một cách dễ dàng hơn.
Phần trung tâm của nguyên tử, nơi tập trung hầu hết các khối
lượng mang điện tích dương được gọi là hạt nhân. Nhờ ẩn dụ
này (coi phần nói trên là hạt nhân giống như hạt quả, mà sự vật
trừu tượng trên dễ được nhận thức hơn. Sở dĩ được gọi là hạt
nhân vì nó giống nhân của hạt ở vị trí bên trong và vì chức năng
quan trọng của nhân đối với hạt.


Tương tự như vậy, khái niệm nhân tế bào cũng được nhận thức
rõ hơn qua phương thức ẩn dụ. Đây là bộ phận ở giữa tế bào,
thường hình cầu, có chức năng quan trọng trong hoạt động
sống, sinh sản và di truyền của tế bào. Bộ phận này không thể
quan sát bằng mắt thường. Như vậy, khi được gọi là nhân bộ
phận này sẽ dễ dàng nhận thức hơn.
Những thí dụ phân tích trên cho thấy chức năng quan trọng của
ẩn dụ đối với nhận thức. Nhờ ẩn dụ, người ta có thể hiểu, có
thể nhận thức những hiện tượng, sự vật chưa biết qua các hiện
tượng, sự vật đã biết bằng cách so sánh ngầm giữa chúng. Vì
bản chất của ẩn dụ là so sánh, do đó chức năng nhận thức của

so sánh chính là chức năng nhận thức của ẩn dụ.
Ẩn dụ là một cách thức để con người nhận thức thế giới. Tìm
hiểu chức năng của ẩn dụ đối với nhận thức sẽ giúp cho việc
hiểu rõ hơn chức năng của ẩn dụ đối với ngôn ngữ.
Tóm lại, rất nhiều kinh nghiệm và hoạt động của chúng ta có
bản chất là ẩn dụ. Phần lớn hệ thống khái niệm của chúng ta
được hệ thống trong các ẩn dụ, bởi vì chúng ta phát hiện ra
những sự giống nhau theo các phạm trù của hệ thống khái
niệm. Ẩn dụ là nét độc đáo của ngôn ngữ tự nhiên. Năng lực
hiểu các ẩn dụ và dùng được các ẩn dụ là dấu hiệu về khả năng
ngôn ngữ của con người. Do đó ẩn dụ không chỉ là vấn đề của


ngôn ngữ mà còn là vấn đề của tư duy, của nhận thức của con
người.
III. ẩn dụ chuyển đổi cảm giác






Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×